Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:38:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20558 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #330 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:40:51 pm »


        TRƯỜNG CHINH**, tên lửa đẩy nhiều tầng của TQ, được nghiên cứu chế tạo từ 1965. TC có nhiều biến thể khác nhau, sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn và lỏng, sức đẩy lớn (1.100-5.800 kN), khối lượng tải có ích đưa lên quỹ đạo quanh Trái Đất từ 300-9.200kg. TC-1 (3 tầng, dài 29,46m, nặng 81,5t) phóng thành công 24.4.1970 (đưa vệ tinh đầu tiên của TQ nặng 173kg vào vũ trụ). TC-2 (2 tầng, dài 32m, nặng 190t) phóng 11.1975 và TC-3 (3 tầng, dài 44,56m, nặng 240t) phóng 4.1984. Từ 1990 TQ đã dùng TC phóng nhiều vệ tinh thương mại của nước ngoài vào vũ trụ. 15.10.2003 TC đã phóng thành công tàu vũ trụ có người lái đầu tiên Thần Châu - 5 của TQ.



        TRƯỜNG CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT, trường đào tạo cán bộ trung cấp kĩ thuật và chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật sơ cấp trong QĐND VN. Được tổ chức ở quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và các ngành trong quản đội. Có: TCMKT trung cấp, TCMKT sơ cấp, trường kĩ thuật (đào tạo cả trình độ trung cấp, sơ cấp). Từ 1991, ở một số quân khu, quân đoàn, TCMKT được sáp nhập với trường quân chính và trường hạ sĩ quan chỉ huy thành trường QS quân khu (quân đoàn).

        TRƯỜNG GIANG, sông ở TQ, dài 5.800km (dài nhất lục địa Á - Âu); diện tích lưu vực 1.808.500km2, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua lòng chảo Tứ Xuyên và miền Hoa Trung, đổ ra biển Hoa Đông tạo thành châu thố dt 80.000km2. ở thượng lưu lòng sông rộng 300-500m, sâu 2-5m, tốc độ nước 2-7m/s. Ở hạ lưu rộng 2km, sâu 7-12m, tốc độ nước 1 m/s. Lưu lượng nước 34.000m3/s. Nước sông được tưới cho nhiều đồng bằng lớn. Có nhiều tiềm nâng thủy điện. Mùa hèthường gây ra lụt. Hệ thống đê dài 2.700km. Là con đường thủy thuận lợi, tàu có thể đi lại được trên tuyến dài 2.850km. tàu biển đến được Vũ Hán. Các nhánh sông chính: Nhã Long Giang, Mân Giang, Gia Lăng, Hán Thủy, ô Giang... Dọc TG có các thành phố lớn: Vũ Hán, Nam Kinh. Gần cửa sông là thành phố cảng lớn: Thượng Hải. Cg Dương Tử.

        TRƯỜNG HẠ SĨ QUAN CHỈ HUY, trường đào tạo cán bộ chỉ huy tiểu đội (kíp xe, khẩu đội, đài điện báo...). Được tổ chức ở quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng. Từ 1991 ở một số quân khu, quân đoàn, THSQCH được sáp nhập với trường quân chính, trường chuyên môn kĩ thuật thành trường QS quân khu (quân đoàn).

        TRƯỜNG LỤC QUÂN TRUNG HỌC QUẢNG NGÃI, trường đào tạo cán bộ QS sơ cấp; một trong những trường QS đầu tiên của QĐND VN. Do ủy ban kháng chiến miền Nam VN tổ chức 6.1946 tại tỉnh lị Quảng Ngãi và ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ trực tiếp quản lí, tỉnh Quảng Ngãi giúp đỡ. Học viên được tuyển chọn từ cán bộ, chiến sĩ Vệ quốc đoàn (kể cả các đơn vị Nam tiến) và cán bộ, thanh niên, học sinh,... do đảng bộ. đoàn thể, chính quyền CM các địa phương cử. Tổ chức thành tổng đội, gồm 3 ban và 4 đại đội huấn luyện. Đến 11.1946 TLQTHQN đào tạo được 1 khóa (khoảng 400 người) và chấm dứt hoạt động vào cuối 1946. Cán bộ, giáo viên và học viên tốt nghiệp được bổ sung về các cơ quan và đơn vị trong toàn quân vào thời kì đầu KCCP. Hiệu trưởng: Nguyễn Sơn; tổng đội trưởng, chính trị viên tổng đội đầu tiên: Trần Thùy, Nguyễn Chính Cầu.

        TRƯỜNG LỤC QUẢN TRUNG HỌC TRẲN QUỐC TUẤN X. TRƯỜNG Sĩ QUAN LỤC QUÂN 1, TRƯỜNG VÒ BỊ TRẦN QUỐC TUẤN

        TRƯỜNG QUÂN CHÍNH, trường đào tạo ngắn hạn và bổ túc cán bộ chỉ huy phân đội của QĐND VN. Được tổ chức ở trung ương (trước CM tháng Tám, X. Trường quân chính kháng Nhật); ở các liên khu, mặt trận và một số đại đoàn, trung đoàn (trong KCCP); ở quân khu, quân đoàn (trong KCCM và sau 1975). Từ 1991 TQC sáp nhập với trường đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy, trường đào tạo nhân viên chuyên môn kĩ thuật sơ cấp (ở cùng cấp tổ chức) và thống nhất gọi là: trường QS quân khu, trường QS quân đoàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #331 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:42:05 pm »


        TRƯỜNG QUÂN CHÍNH BẮC SƠN, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QS tiểu đội, trung đội, đại đội và chính trị viên trung đội, đại đội; một trong những trường QS đầu tiên của QĐND VN. Do Khu 1 tổ chức 3.1946 dưới sự chỉ đạo của BTTM. Học viên gồm cán bộ, chiến sĩ Vệ quốc đoàn và đảng viên, hội viên cứu quốc do đảng bộ, chính quyền CM địa phương chọn, cử đi học. Đến 12.1946 đào tạo được 2 khóa và chấm dứt hoạt động.

        TRƯỜNG QUÂN CHÍNH KHÁNG NHẬT, trường đào tạo cán bộ trung đội (trung đội trưởng, chính trị viên trung đội) đầu tiên của Việt Nam giải phóng quân. Thành lập theo nghị quyết Hội nghị QS CM Bắc Kì (15-20.4.1945), tại xã Tân Trào, châu Tự Do (nay là h. Sơn Dương, t. Tuyên Quang). Khóa học đầu tiên (82 người), khai giảng 25.6.1945. Đổi tên thành: Trường quân chính VN (9.1945), Trường cán bộ VN (10.1945), Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (4.1946), Trường lục quân trung học Trần Quốc Tuấn (2.1948), Trường lục quân VN (12.1950), Trường sĩ quan lục quân VN (1.1956), Trường sĩ quan lục quân 1 (từ 1976). Giám đốc đầu tiên: Hoàng Văn Thái*.

        TRƯỜNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, trường đào tạo, bổ túc cán bộ làm công tác quân sự địa phương: cán bộ cơ quan QS địa phương (tỉnh, huyện, xã), giáo viên QS ở các trường dân sự và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ thuộc ban. ngành, đoàn thể của địa phương và sĩ quan dự bị; có thời kì còn đào tạo hạ sĩ quan cho bộ đội địa phương. Được tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), do BQP, BTLquân khu lãnh đạo, chỉ đạo; tỉnh (thành) ủy, UBND và bộ chỉ huy QS tinh (thành phố) chỉ huy trực tiếp. TQSĐP hoạt động theo quy chế trường sĩ quan; trong KCCP với tên gọi: trường đào tạo cán bộ dân quân (trường Lê Bình thành lập 2.1949 theo nghị định 590/ NĐ của BQP, 1950 sáp nhập vào Trường lục quân VN); trường du kích chiến tranh (thành lập 1952 thuộc BQP. từ 1953 tổ chức ở các liên khu). Trong KCCM. tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương với tên gọi: trường QS, trường quân chính tỉnh (thành phố), từ 1982 là TQSĐP. Tổ chức hiện nay gồm: ban giám hiệu, khối cơ quan nhà trường, các bộ môn giáo viên, các đơn vị quản lí học viên.

        TRƯỜNG RAĐA. khoảng không gian trong đó các đài rađa của một hoặc nhiều binh đội rađa phòng không phát hiện, bám sát, xác định tọa độ và tính chất mục tiêu trên không với xác suất không nhỏ hơn xác suất cho hước (thường là 0,5). TR có thể liên tục hoặc đứt đoạn, một tầng hoặc nhiều tầng. Kích thước và cấu trúc của TR phụ thuộc trận địa, tính năng chiến - kĩ thuật của các đài rađa và cách thức bố trí đội hình. Có TR tích cực và TR thụ động. Ở VN, TR được thiết lập từ 1.3.1959.

        TRƯỜNG SA, huyện đảo thuộc t. Khánh Hòa, đông nam Cam Ranh khoảng 460km. Là một quần đảo lớn, gồm trên 100 đảo, bãi đá ngầm, bãi san hô,... nằm rải rác trên một vùng biển rộng, từ tây sang đông dài khoảng 650km, từ bắc xuống nam khoảng 620km. Tổng diện tích phần nổi của các đảo khoảng 10km2. Độ cao trung bình các đảo 3- 5m. Các đảo đều có một vành đai san hô bao quanh; khí hậu hai mùa gió: gió tây nam từ tháng 5 đến 10, gió đông bắc từ tháng 11 đến 4, là vùng có nhiều bão, nên có tên “Quần đảo bão tố”. Có nhiều phốt phát canxi, dầu mỏ, khí đốt; hải sản: hải sâm, đồi mồi, cá, chim... Trước 1956 thuộc t. Bà Rịa, từ 1956 thuộc t. Phước Tuy, từ 9.12.1982 là huyện đảo thuộc t. Đồng Nai, từ 28.12.1982 thuộc t. Phú Khánh, nay thuộc t. Khánh Hòa.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #332 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:43:21 pm »


        TRƯỜNG SĨ QUAN, trường đào tạo, bổ túc sĩ quan cấp phân đội (và tương đương) của QĐND VN. Theo chuyên ngành đào tạo, có: TSQ chỉ huy (TSQ lục quân, TSQ chính trị - QS, TSQ phòng hóa, TSQ pháo binh. TSQ đặc công...), TSQ chỉ huy - kĩ thuật (TSQ chỉ huy - kĩ thuật không quân. TSQ chỉ huy - kĩ thuật hải quân, TSQ chỉ huy - kĩ thuật tên lửa  - rađa, TSQ chỉ huy - kĩ thuật xe tăng...), TSQ kĩ thuật (TSQ vũ khí đạn...), TSQ chuyên môn nghiệp vụ (TSQ HC, TSQ bản đồ...). Một số TSQ còn có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy và nhân viên chuyên món kĩ thuật sơ cấp. trung cấp (TSQ phòng hóa, TSQHC...). Từ 1994 theo quy hoạch hệ thống nhà trường, một số TSQ sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác cùng chuyên ngành thành các học viện (Học viện hải quân, Học viện phòng không - không quân...).

        TRƯỜNG SĨ QUAN CHỈ HUY KĨ THUẬT THÔNG TIN. trường đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội thông tin; đào tạo cán bộ trung, lữ đoàn thông tin; nhân viên kĩ thuật sơ cấp, trung cấp và các nhiệm vụ khác: trực thuộc thuộc BTL binh chủng thông tin liên lạc; đơn vị Ah LLVTND (11.2001). Thành lập 21.5.1965, tiền thân là Trường thông tin (11.1951- 7.1958), Khoa thông tin Trường sĩ quan lục quân (7.1958- 5.1965), Trường sĩ quan thông tin thuộc Cục thông tin liên lạc (5.1965-1.1968); ngày 24.3.1967, tách hệ đào tạo nhân viên kĩ thuật thông tin thành Trường kĩ thuật thông tin. Trường sĩ quan thông tin tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy tham mưu thông tin, thuộc BTL binh chủng thông tin liên lạc (1.1968-82); TSQCHKTTT thuộc BTL binh chủng thông tin liên lạc (1982 đến nay); 14.10.1997, Trường kĩ thuật thông tin sáp nhập với TSQCHKTTT thành TSQCHKTTT. 21.9.1998 TSQCHKTTT được giao nhiệm vụ đào tạo sĩ quan thông tin bậc đại học. Ngày truyền thống 11.11.1951. Hiệu trưởng và chính úy đầu tiên: Hoàng Niệm, Nguyễn Hằng.

        TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ, trường đào tạo cán bộ chính trị cấp đại đội, bồi dưỡng giáo viên chính trị và biên soạn tài liệu giáo khoa về CTĐ,CTCT cho cán bộ sơ cấp trong QĐND VN. Thành lập 14.1.1976 trên cơ sở hệ chính trị sơ cấp của Học viện chính trị tách ra, với tên gọi Trường sĩ quan chính trị. Đổi thành TSQCT-QS 16.12.1981. Từ 1995 sáp nhập vào Học viện chính trị - quân sự. Ngày truyền thống 14.1.1976. Hiệu trưởng đầu tiên: Lê Văn Nhiêu.

        TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội công binh có trình độ đại học, bổ túc cán bộ tiểu đoàn, đào tạo hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kĩ thuật công binh, trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành công binh; trực thuộc BTL công binh. Tiền thân là các lớp đào tạo cán bộ công binh của Cục công binh và Trường sĩ quan lục quân (1947-54), phát triển thành TSQCB 27.6.1955. Từ 9.1998 đào tạo sĩ quan bậc đại học. Huân chương: 3 Chiến công hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Bảo vệ tổ quốc hạng nhì (Campuchia). Ngày truyền thống 26.12.1955. Hiệu trưởng và chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đình Năm, Phạm Ngọc Lê.

        TRƯỜNG SĨ QUAN ĐẶC CÔNG, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu, bổ túc cán bộ cấp phân đội và nghiên cứu khoa học chuyên ngành đặc công, trực thuộc BTL đặc công. Tiền thân là Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 426 thuộc Cục nghiên cứu, BTTM. Phát triển qua các giai đoạn: Trường bổ túc cán bộ đặc công (20.7.1967), TSQĐC (13.2.1974), được công nhận đào tạo chương trình cao đẳng (11.9.1995) và đào tạo bậc đại học (21.9.1998). Đã đào tạo được hàng trăm cán bộ đặc công cho toàn quân và một số nước anh em. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học QS đặc công. Ngày truyền thống 20.7.1967. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba); Chiến công hạng nhất; Itxala (CHDCND Lào); Antonio Maceo (Cộng hòa Cuba). Hiệu trưởng và chính ủy đầu tiên: Nguyễn Chí Dũng, Phạm Huy.

        TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội binh chủng hợp thành (trình độ đại học) và huấn luyện một số nội dung QS cơ bản của sĩ quan cấp phân đội cho học viên các học viện và trường sĩ quan khác; đơn vị Ah LLVTND (1985). Thành lập 15.4.1945, trực thuộc BQR với tên gọi Trường quân chính kháng Nhật (giám đốc: Hoàng Văn Thái*), đổi thành Trường quân chính VN (7.9.1945), Trường huấn luyện cán bộ VN (15.10.1945), Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (17.4.1946), Trường lục quân trung học Trần Quốc Tuấn (2.1948), Trường lục quân VN (12.1950), Trường sĩ quan lục quân VN (1.1956). Từ 1976 là TSQLQ1 (hiệu trướng: Thái Dũng). Ngày truyền thống 15.4.1945.

        TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội binh chủng hợp thành, cán bộ chính trị - QS cấp phân đội, trình độ đại học (từ 9.1998) và huấn luyện một số nội dung QS cơ bản của sĩ quan cấp phân đội cho học viên Trường sĩ quan công binh, Trường sĩ quan chỉ huy kĩ thuật thông tin; đơn vị Ah LLVTND (1996). Thành lập 10.10.1975 theo quyết định số 218/QĐ-QP của BQP, trực thuộc BQP. Tiền thân là Trường quân chính sơ cấp QGPMN (thành lập 27.8.1961, hiệu trưởng: Đỗ Phong); Trường lục quân tổng hợp (5.3.1975); từ 10.10.1975 làTSQLQ2 (hiệu trưởng: Tăng Thiên Kim). Ngày truyền thống 27.8.1961.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #333 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:44:29 pm »


        TRƯỜNG SĨ QUAN PHÁO BINH, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội pháo binh có trình độ đại học, đào tạo ngắn hạn sĩ quan chỉ huy tham mưu trung (lữ) đoàn pháo binh; chuyển loại sĩ quan chính trị, đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kĩ thuật pháo binh và đào tạo sĩ quan dự bị cho BTL pháo binh; trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành pháo binh; trực thuộc BTL pháo binh. Thành lập 18.2.1957. Tiền thân là Phân khoa pháo binh Trường sĩ quan lục quân VN và lớp tập huấn pháo binh của BTL pháo binh. Thời kì đầu đào tạo trung đội trưởng pháo binh mặt đất và cao xạ. 1964 tách hệ cao xạ ra khỏi TSQPB. Từ 1961 thêm nhiệm vụ bổ túc, đào tạo sĩ quan trung cấp chỉ huy, chính trị pháo binh; bổ túc văn hóa, đào tạo sĩ quan dự bị cho một số trường đại học ngoài QĐ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháo binh QĐ Lào, Campuchia; đào tạo hạ sĩ quan pháo binh (1991), đào tạo lái xe, thợ xe. pháo, thợ quang học (1996), đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kĩ thuật tên lửa (2000). Từ 1984 đào tạo sĩ quan bậc cao đẳng; 9.1998 đào tạo sĩ quan bậc đại học. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), 6 Chiến công (2 hạng nhất, 3 hạng nhì, 1 hạrtg ba), Tự do hạng nhất (Lào), Bảo vệ tổ quốc hạng nhất (Campuchia). Hiệu trường đầu tiên: Lê Thiết Hùng.

        TRƯỜNG SĨ QUAN PHÒNG HÓA, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội hóa học; đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn, kĩ thuật hóa học sơ cấp và trung cấp; đào tạo ngắn hạn sĩ quan chỉ huy tham mưu; trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành hóa học; trực thuộc BTL hóa học. Thành lập 21.9.1976 theo quyết định số 213/QĐ-TM trên cơ sở Đoàn huấn luyện 902, với tên gọi Trường sĩ quan hóa học; đổi thành TSQPH 10.1979. Được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận đào tạo bậc cao đẳng (10.1994); thủ tướng chính phủ kí quyết định giao nhiệm vụ đào tạo sĩ quan bậc đại học (9.1998). Hiệu trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Xuân Tấn, Ngô Văn Quyền.

        TRƯỜNG SĨ QUAN TĂNG THIẾT GIÁP, trường đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu, kĩ thuật cấp phân đội tảng thiết giáp có trình độ đại học, đào tạo ngắn hạn sĩ quan chỉ huy tham mưu trung (lữ) đoàn tăng; chuyển loại sĩ quan chính trị; đào tạo nhân viên chuyên môn kĩ thuật tăng thiết giáp, đào tạo sĩ quan dự bị tăng thiết giáp; trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành tăng thiết giáp; trực thuộc BTL tăng thiết giáp. Thành lập 10.4.1973 với tên gọi Trường sĩ quan thiết giáp. Tiền thân là Đoàn huấn luyện 10 (thành lập 74.1972); đổi thành Trường sĩ quan chỉ huy kĩ thuật tăng (23.10.1980); TSQTTG (1.1.1997). Từ 1993 đào tạo sĩ quan bậc cao đẳng; 9.1998 đào tạo sĩ quan bậc đại học. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng ba), Độc lập hạng nhất (Lào). Ngày truyền thống 10.4.1973. Hiệu trưởng đầu tiên: Dương Đằng Giang.

        TRƯỜNG SƠN. dãy núi ở phía tây Trung Bộ VN, dài 1.200km từ tây bắc tỉnh Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ, theo hình vòng cung lồi về phía Biển Đông. Chia làm hai phần: bắc TS và nam TS, ranh giới là núi Bạch Mã. Bắc TS có các đỉnh cao: Phulaileng 2.711m, A Tuất 2.500m, Rào Cỏ 2.235m... sườn phía đông dốc hẹp, có nhiều nhánh núi ngang chạy ra sát biển (Hoành Sơn, Bạch Mã...), sườn phía tây thoai thoải. Nam TS là các núi cao xen kẽ với nhiều cao nguyên có các đỉnh cao: Ngọc Lĩnh 2.598m, Ngọc Phan 2.25 lm, Chư Yang Sin 2.405m, phía tây các núi cao này là những cao nguyên ở độ cao 1.000m, độ cao giảm dần thành từng bậc, tạo thành vùng Tây Nguyên màu mỡ. TS là nơi bắt nguồn của nhiều sông suối ở Trung Bộ, Đông Nam Bộ, và một số nhánh của sông Mê Công. Cắt ngang các tuyến đường bộ: 7, 8, 9, 14, 19, 20, 26... Hai bên sườn TS phủ rừng cây nhiệt đới, cây lá nhọn, cây bụi. Có các khu rừng nguyên sinh rất phong phú về động thực vật; nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc: Giarai, Êđê, Xơđăng, Mơ Nông, Cơ Tu, Bana. Tà Ôi, Bru. Thái, Mường, Thổ... Trong KCCM. đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh), chạy dọc dãy TS, con đương tiếp tế chủ yếu cho chiến trường miền Nam VN.

        TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN, trường dạy văn hóa, rèn luyện sức khỏe, bồi dưỡng kiến thức QS và hướng nghiệp QS cho thiếu niên chuẩn bị vào học tập trong các trường QS. Có trong QĐ một số nước; thường thu nhận học viên theo quy định (về lứa tuổi, trình độ văn hóa, sức khỏe...). Ở VN. TTSQ co trong KCCP: TTSQ VN (1949-53). TTSQ Liên khu 4 (1948-52)... Từ 1991 được thành lập ở Quân khu 1 (TTSQ Việt Bắc), Binh chủng đặc công (hệ thiếu sinh quân thuộc Trường sĩ quan đặc công)...

        TRƯỜNG VÕ BỊ TRẦN QUỐC TUẤN, trường đào tạo cán bộ chỉ huy QS sơ cấp của Vệ quốc đoàn. Thành lập 17.4.1946; khai giảng khóa 1 (có 288 học viên) 25.5.1946; giám đốc: Hoàng Đạo Thúy, chính trị ủy viên: Trấn Tử Bình. Tiền thân là Trường quân chính kháng Nhật. 2.1948 đổi tên thành Trường lục quân trung học Trần Quốc Tuấn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #334 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:46:00 pm »


        TRƯỞNG ĐÀI ĐIỆN BÁO, người chỉ huy trực tiếp, đồng thời là thành viên của một đài điện báo, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đài điện báo trong huấn luyện, chiến đấu và bảo đảm thông tin liên lạc. TĐĐB tốt nghiệp trường đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy, sử dụng thành thạo trang thiết bị của đài, thành thạo việc chỉ huy, biết tổ chức khai thác, triển khai thực hiện các chế độ: công tác, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo mật tin tức...

        TRƯỞNG PHÒNG, chức vụ đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp phòng, chịu trách nhiệm trước người chỉ huy, cấp ủy cấp mình và thủ trưởng ngành chuyên môn cấp trên về quản lí, điều hành công việc của phòng. Trong QĐND VN cấp phòng được tổ chức, biên chế từ cấp lữ đoàn, tinh (thành) đội và tương đương trở lên; các nhà trường, học viện, viện nghiên cứu, cơ quan cấp cục, tổng cục; các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng. Chức trách TP được quy định trong tiêu chuẩn chức vụ cán bộ QĐ. TP một số ngành nghiệp vụ còn gọi là chú nhiệm (vd: chủ nhiệm quân y).

        TRƯỞNG XE TĂNG (THIẾT GIÁP), chức vụ đứng đầu một kíp xe tăng (thiết giáp)-, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của kíp xe trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. TXT(TG) tốt nghiệp trường đào tạo kíp xe tăng (thiết giáp), sử dụng thành thạo thiết bị thông tin, vũ khí trên xe, biết lái xe, thành thạo việc chỉ huy một xe chiến đấu, biết tổ chức bảo quản, bảo dưỡng kĩ thuật theo chức trách. Khi thực hành chiến đấu, TXT(TG) tự quan sát địch, ra lệnh bắn hoặc trực tiếp bắn, sửa bắn cho chiến sĩ, giữ vững liên lạc, hướng và vị trí của xe trong đội hình.

        TRƯƠNG (cổ), vũ khí lạnh cầm tay có dạng một cái gậy thẳng, đường kính xác định, để sát thương đối phương bằng đập (vụt), cũng dùng đỡ khi bị đối phương công kích. T có nhiều dạng, đường kính và chiều dài khác nhau, thường được làm từ kim loại hoặc gỗ (tre).

        Tu, họ máy bay của LX do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên tổng công trình sư hàng không A. N. Tupôlep thiết kế và chế tạo. Tu gồm nhiều loại với hơn 100 kiểu (70 kiểu được sản xuất hàng loạt) được dùng cả trong QS và hàng không dân dụng. Vd: trong QS có Tu-2 (máy bay chiến đấu. CTTG-II). Tu-12, 16 (ném bom phản lực, từ 1947), Tu-95 (ném bom - trinh sát, từ 1954), Tu-114 (chỉ huy báo động sớm, từ 1957), Tu-22 (ném bom - trinh sát, từ 1961), Tu-160 (bay thử lần đầu 1981), trong dân sự có các máy bay chở khách Tu 104 (từ 1952), Tu-124 (từ 1960), Tu-134-(từ 1960), Tu-154 (từ 1966), Tu-144 (phản lực đường dài, từ 1968), Tu-204 (từ 1981). Dự kiến sẽ nghiên cứu thiết kế kiểu Tu-334 vào những năm tới. T đã lập 78 kỉ lục thế giới. VN đã và đang sử dụng máy bay chở khách Tu-134.

        Tu-160. máy bay ném bom chiến lược siêu âm có góc cánh thay đổi, họ Tu do Tổ hợp khoa học - kĩ thuật hàng không mang tên Tupôlep (Nga) thiết kế và chế tạo. Nguyên mẫu ra đời 1980. Bay thử lần dầu 1981. Sản xuất hàng loạt từ 1986. Trang bị cho không quân LX từ 1987 (40 chiếc). Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 54,1m; cao 13,lm; sải cánh lớn nhất 55,7m, nhỏ nhất 35,6m; khối lượng rỗng 118.000kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 275.000kg. Lắp 4 động cơ HK- 32; tốc độ bay lớn nhất 2.367km/h; tầm bay 14.600km; bán kính hoạt động 7.300km. Kíp bay 4 người. Có thể mang 45t bom, hoặc 12 tên lửa có cánh (tên lửa hành trình), hoặc 24 tên lửa  tầm gần. Về kết cấu, Tu-160 gần giống máy bay ném bom chiến lược B-l của Mĩ, nhưng bom, đạn,... đều được chứa bên trong máy bay để giảm diện tích phản xạ hiệu dụng. Được trang bị tổ hợp dẫn đường hiện đại bao gồm hệ thống dẫn đường thiên văn, hệ thống dẫn đường quân tính; tổ hợp ngắm bắn - dẫn đường; đài rađa phát hiện các mục tiêu trên biển, đất liền từ cự li xa; hệ thống máy ngắm ném bom quang - điện tử; hệ thống tác chiến điện tử... Tu-160 trang bị trên 100 máy tính điện tử để tự động hóa quá trình điều khiển máy bay và vũ khí; hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #335 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:47:36 pm »


        TU VŨ, xã thuộc h. Thanh Thủy, t. Phú Thọ. Nằm ở chán điểm cao 209, bên tả ngạn Sông Đà, bắc tx Hòa Bình 20km. Cuối 11.1951 quân Pháp xây dựng tại đây một cứ điểm phòng ngự vững chắc do một tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ, được tăng cường xe tăng và một đại đội ngụy quân người Mường đóng giữ. Đêm 10 rạng 11.12.1951 Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) đã tiến công cứ điểm, mở đầu chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951- 25.2.1952), cắt đứt đường giao thông thủy của quân Pháp trên Sông Đà (xt trận Tu Vũ, 10-11.12.1951). Sau trận TV, Trung đoàn 88 được mang danh hiệu “Trung đoàn Tu Vũ”.

        TÙ BINH, người của một bên tham chiến bị đối phương bắt giữ, bao gồm: người thuộc LLVT, tình nguyện quân, dân quân, người tham gia phong trào kháng chiến có tổ chức, dân chúng tự cầm súng, người không phải là quân nhân nhưng được phép đi theo LLVT (phóng viên, nhân viên dân sự...). Nhân viên y tế dân sự và người hoạt động tôn giáo bị lưu giữ để giúp đỡ TB, không bị coi là TB nhưng được hưởng mọi quyền lợi và sự bảo vệ của công ước về đối xử với TB. Chế độ đối xử với TB được công ước Giơnevơ 1949 về tù binh và các điều ước quốc tế khác quy định (xt chính sách tù binh và hàng binh).

        TUẦN DƯƠNG HẠM nh TÀU TUẦN DƯƠNG

        TUẦN LÊ VÀNG, tuần lễ nhân dân cả nước tự nguyện đóng góp tiền, của để phụng sự đất nước, bảo đảm nhu cầu chi tiêu của nhà nước (17- 24.9.1945). Do chính phủ lâm thời VN DCCH phát động với thư kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình nền tài chính đang gặp nhiều khó khăn (ngân khố trung ương do Nhật, Pháp để lại chỉ còn hơn 1 triệu đồng Đông Dương trong đó một nửa là tiền rách sắp hủy). TLV được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng, đã quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng cho Quỹ độc lập.

        TUẦN TIỄU, hoạt động lưu động của tổ, phân đội nhỏ bộ binh, bộ binh cơ giới, tàu hải quân, máy bay quanh một khu vực, mục tiêu (ở cự li quy định) nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu hoạt động của đối phương và xử lí khi chúng xâm nhập, tập kích. Có TT trên bộ, TT trên không và TT trên biển.

        TUẦN TIỄU TRÊN BIỂN, tuần tiễu thực hiện bằng hoạt động của tàu mặt nước, tàu ngẩm hoặc máy bay (máy bay trực thăng) trên tuyến hoặc vùng biển xác định; một hình thức cảnh giới trên biển. Được tổ chức theo cự li (gần hay xa), theo nhiệm vụ phòng thủ (chống ngầm, chống tàu mặt nước, chống thủy lôi, phòng không), bảo vệ các lực lượng khi trú đậu và hoạt động trên biển, trong thời chiến và thời bình. Ngoài lực lượng tuần tiễu cần có lực lượng chi viện tuần tiễu để xử lí những tình huống vượt quá khả năng của lực lượng tuần tiễu.

        TUẦN TIỄU TRÊN KHÔNG, tuần tiểu được tiến hành bằng các chuyến bay theo các đường bay, trong các khu vực nhất định, vào các thời gian quy định, nhằm phát hiện những dấu hiệu hoạt động của địch, những hiện tượng khác thường cần quan tâm để kịp thời ngăn chặn, đối phó. Khi bay tuần tiễu phải bí mật, phát hiện mục tiêu phải báo cáo ngay về SCH không quân.

        TUẦN TRA, hoạt động lưu động của tổ, phân đội nhỏ được trang bị vũ khí bộ binh để kiểm tra việc giữ gìn trật tự, kỉ luật của các quân nhân ở nơi trú quân và ở nơi công cộng.

        TUẦN TRA BIÊN GIỚI, tuần tra do cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng thực hiện để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Nhiệm vụ TTBG: kiểm tra. bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới, công trình kĩ thuật bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, phát hiện, xác minh dấu vết, hiện tượng, vụ việc xâm phạm, vi phạm quy chế biên giới quốc gia; duy trì, kiểm tra việc thực hiện quy chế khu vực biên giới, vành đai biên giới và chấp hành pháp luật; ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng vượt biên, vượt biển, các bọn tội phạm qua lại biên giới; chiến đấu đánh địch xâm nhập và những hành động phá hoại an ninh biên giới. Có hình thức TTBG công khai và bí mật. TTBG công khai thường áp dụng khi kiểm tra, bảo vệ mốc quốc giới, duy trì, kiểm tra việc thực hiện hiệp định về quy chế biên giới và quy chế khu vực biên giới quốc gia, vành đai biên giới. TTBG thường áp dụng khi: truy bắt bọn vượt biên, xâm nhập và các loại tội phạm khác. Khi TTBG có thể kết hợp với các lực lượng khác như: công an, hải quan, kiểm lâm, dân quân tự vệ...

        TÚI HỎA LỰC, khu vực địa hình ở trước tiền duyên hoặc trong chiều sâu phòng ngự, ở đó phân đội (binh đội) dùng toàn bộ hoặc phần lớn phương tiện hỏa lực của mình từ chính diện và hai bên sườn, tạo ra hỏa lực có mật độ cao, nhầm gây cho quân địch nhiều tổn thất. THL được tổ chức trong phòng ngự của các phân đội và binh đội bộ binh (bộ binh cơ giới, xe tăng) phải căn cứ vào ý định sử dụng hỏa lực sát thương địch và lợi dụng hình thái bố trí các trận địa phòng ngự, địa hình, chướng ngại thiên nhiên, vật cản. Trong quá trình chiến đấu THL có thể được tạo ra bằng cách cơ động hỏa lực và hỏa khí. THL phải đảm bảo thực hiện được hỏa lực lướt sườn, hỏa lực chéo và hỏa lực chính diện của tất cả vũ khí bộ binh, vũ khí trên xe tăng, các phương tiện chống tăng, và hỏa lực của pháo binh, kết họp với các loại vật cản.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #336 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:48:54 pm »


        TULÔNG, thành phố cảng, trung tâm đóng tàu, căn cứ hải quân của Pháp trên bờ Địa Trung Hải. Là căn cứ thường xuyên của các tàu chiến, tàu ngầm thuộc Hải đoàn Địa Trung Hải của Pháp. Tổng chiều dài các cầu cảng gần 14km, sâu 12m. Có các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, có 10 đốc cạn bảo đảm đóng và sửa chữa dược các loại tàu chiến. Nam T 17km là trung tâm huấn luyện hải quân Pháp. Từ thời cổ, T là thuộc địa của Hi Lạp, sau đó của La Mã. Từ cuối tk 17 đến đầu tk 18, là pháo đài bờ biển. 11.1942 ở T các thủy thủ Pháp đã đánh chìm phần lớn hạm đội Pháp để quân phát xít Đức không chiếm dược.   

        TUÔCMÊNIXTAN (Cộng hòa Tuôcmênixtan; TypMemtCTOH Pecrr6yjiHKacbi, A. Republic of Turkmenistan), quốc gia ở Trung Á, tây giáp biển Caxpi. bắc và đông bắc giáp Cadắcxtan, Udơbêkixtan, nam và đông nam giáp Iran, Apganixtan. Dt 488.100km2; ds 4,78 triệu người (2003); 69% người Tuôcmen, 13% người Nga, 9% người Udơbêch... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tuôcmen. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Askhabat. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: Megiơlit (quốc hội). Phần lớn lãnh thổ là bình nguyên thấp, thuộc sa mạc Caracum. Nam và tây nam là các dãy núi Côpetđaga và Parônamiđa. Khí hậu lục địa khô. Nước công - nông nghiệp. Công nghiệp chế tạo máy, điện nàng, hóa chất, khai thác dầu khí... GDP 5,962 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.100 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 29.7.1992. LLVT: lực lượng thường trực 17.500 người (lục quân 14.500, không quân 3.000). Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS. Trang bị: 702 xe tăng, 930 xe chiến đấu bộ binh, 170 xe thiết giáp chở quân, 829 xe thiết giáp chở quân, 269 pháo mặt đất xe kéo, 40 pháo tự hành, 64 pháo phản lực, 97 súng cối, 100 tên lửa chống tăng, 70 pháo phòng không, 289 máy bay chiến đấu các loại, tên lửa phòng không SA-7, 40 SA-8, 13 SA-13, 50 SA-2/-3/-5. Ngân sách quốc phòng 163 triệu USD (2001).



        TUỔI QUÂN, thời gian quân nhân phục vụ tại ngũ trong QĐND VN, tính từ ngày được công nhận là quân nhân và chịu sự quản lí về mọi mặt của QĐ, đến ngày thôi phục vụ tại ngũ hoặc bị hi sinh, từ trần. TQ cao nhất tính từ 22.12.1944.

        TUỔI THỌ KĨ THUẬT, đại lượng đặc trưng cho độ bền lâu của trang bị (hoặc bộ phận chủ yếu của nó) từ thời điểm xuất xưởng (bắt đầu đưa vào khai thác) tới thời điểm đạt trạng thái tới hạn (không đảm bảo chất lượng hoặc loại bỏ), theo quy định trong tài liệu kĩ thuật. Được tính bằng: số giờ hoạt động (đèn điện tử, động cơ đốt trong...), số lần làm việc (vd: số phát bắn của nòng pháo, nòng súng...), số kilômét chạy (phương tiện cơ động)... Phân biệt TTKT toàn bộ (từ thời điểm sử dụng đầu tiên đến thời điểm loại bỏ) và TTKT giữa hai kì bảo dưỡng hoặc sửa chữa. TTKT phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng trang bị, điều kiện và chế độ làm việc của trang bị, khả năng bảo dưỡng, sửa chữa trang bị...

        TUỔI TRẺ GIỮ NƯỚC, phong trào hành động CM của thanh niên VN trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, do BCHTƯ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động 2.1993 với nội dung: giáo dục, động viên tuổi trẻ VN kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, đi đầu trong nhiệm vụ báo vệ tổ quốc, công tác quốc phòng và an ninh, làm tốt nghĩa vụ QS và chính sách hậu phương QĐ. Hàng triệu thanh niên đã hăng hái tham gia phong trào TTGN thông qua các chương trình hành động với chủ để: “vì các chiến sĩ biên giới, hái đảo”, “vì Trường Sa thân yêu”, “vì người bạn tòng quân”, “kết nghĩa quân dân”, “đoàn kết ba lực lượng”, “xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, “đền CM đáp nghĩa”... Cùng với phong trào “thanh niên lập nghiệp”, TTGN đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #337 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:50:08 pm »


        TUVALU (Tuvalu; A. Tuvalu), quốc gia trong quần đảo Pôlinêdi ở tây Thái Bình Dương. Dt 26km2: ds 11,3 nghìn người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tuvalu, tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Tin Lành. Thủ đô: Phunaphuti. Chính thể quân chủ nghị viện trong Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ phần lớn là các đảo đá và đảo san hô cao 4-5m so với mực nước biển, trải dài 676km theo hướng tây bắc - đông nam. Khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình trong năm 30°C, lượng mưa lớn. Nứớc nông nghiệp, nhập khẩu lương thực. Xuất khẩu: cùi dừa, chuối. Có ngành đánh cá và chế biến hải sản. GDP 14 triệu USD (2000). Thành viên LHQ (5.9.2000). Không có LLVT.



        TÙY VIÊN QUÂN SỰ, người đại diện BQP trong đại sứ quân của một nước ở nước ngoài, giữ mối quan hệ đối ngoại về QS với BQP nước sở tại, hoạt động dưới sự chỉ đạo của BQP và đại sứ quân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn ngoại giao quốc tế. Có: TVQS lục quân, TVQS hải quân, TVQS khống quân. TVQS có cấp hàm ngoại giao tương dương tham tán sứ quân và được hưởng quyền ngoại giao và miễn trừ theo luật pháp quốc tế. Ở VN, theo Cịuyết định số 2522/2000/QĐ - BQP, từ 2000 TVQS gọi là tuỳ viên quốc phòng.

        TÙY VIÊN QUỐC PHÒNG nh TÙY VIÊN QUÂN SỰ

        TỤY ĐỘNG X. TỐT ĐỘNG

        TUYÊN CHIẾN, tuyên bố tiến hành chiến tranh của một nước (một tổ chức hay một liên minh) chống một nước (một tổ chức hay một liên minh) khác. Việc TC thường do cơ quan quyển lực tối cao của nhà nước quyết định và do người đứng đầu nhà nước công bố. Ngày nay do ràng buộc của luật pháp quốc tế, của phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình, sự phát triển của khoa học công nghệ và KTQS, các cuộc chiến tranh nổ ra thường không có TC. Các thế lực đế quốc, bành trướng thường phải lợi dụng danh nghĩa “thực hiện nghĩa vụ với liên minh”, “phản ứng tự vệ”... để tiến hành chiến tranh xâm lược.

        “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”, văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trình bày những nguyên lí cơ bản nhất của CNXH khoa học, do Các Mác và Ăngghen viết, được công bố 2.1848. Gồm 4 chương. Chương 1, “Tư sản và vô sản”: luận giải về sự diệt vong của CNTB và thắng lợi của CNXH đều là tất yếu lịch sử; giai cấp có sứ mệnh lịch sử thực hiện quá trình đó là giai cấp công nhân hiện đại. Chương 2, “Những người vô sản và những người cộng sản” luận giải: về vai trò của ĐCS, tư tưởng về chuyên chính vô sản và thái độ của những người cộng sản trong tiến trình đấu tranh giai cấp để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Chương 3, “Văn học XHCN và CSCN”: phê phán sâu sắc các trào lưu XHCN phi vô sản và bày tỏ thái độ đối với chủ nghĩa xã hội không tường. Chương 4, “Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập”: trình bày những vấn đề chiến lược, sách lược của những người cộng sản đối với các đảng đối lập khác. “TNCĐCS” kết thúc bằng khẩu hiệu “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Những luận điểm của “TNCĐCS” đến nay vẫn còn nguyên giá trị, tinh thần của nó vẫn đang cổ vũ và thúc đẩy cuộc đấu tranh CM của giai cấp công nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #338 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:51:10 pm »


        “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” (2.9.1945), bản tuyên ngôn của nước VN chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể DCCH trước toàn thế giới, do chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và thay mặt Chính phủ lâm thời của nước VN DCCH tuyên đọc trong buổi lễ trọng thể tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, 2.9.1945. “TNĐL” nêu rõ: mọi người, mọi dân tộc đều sinh ra bình đẳng, đều có những quyền cơ bản không ai được xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Song thực dân Pháp (sau lại thêm phát xít Nhật) đã chiếm VN thành thuộc địa, chà đạp và tước bỏ những quyền cơ bản ấy của nhân dân VN, gây nên biết bao tội ác. Trải qua hơn 80 năm đấu tranh gan góc, bền bì, nhân dân  VN đã giành lại được tự do, độc lập cho Tổ quốc mình, chấm dứt chế độ thực dân gần 100 năm, chấm dứt chế độ quân chủ hàng nghìn năm, lập nên chế độ DCCH, thực hiện quyền cơ bản của dân tộc một cách xứng đáng. "TNĐL” kết thúc bằng lời tuyên bố trịnh trọng của Chính phủ lâm thời nước VN DCCH với thế giới: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

        TUYÊN PHỦ SỨ, chức quan được triều đình phái đến giám sát một khu vực (địa phương) mới được bình định hoặc mới thành lập sau những xáo động chính trị, chức quan cai trị một lộ (tương đương tỉnh ngày nay). Ở TQ, TPS có từ đời Đường Huyền Tông, năm Khai Nguyên 16 (728), duy trì trong các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Ở VN, có ở thời Trần, Nguyễn.

        TUYÊN QUANG, tỉnh miền núi ở đông bắc Bắc Bộ: bác giáp Hà Giang, Cao Bằng, đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên, nam giáp Vĩnh Phúc, tây và tây nam giáp Yên Bái, Phú Thọ. Dt 7.868km2; ds 0,7 triệu người (2003); dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Mông... Thành lập 1831. Năm 1891 tách các hạt Hà Giang và Bắc Quang thành lập t. Hà Giang. Từ 7.1956 thuộc Khu tự trị Việt Bắc. 12.1975 hợp nhất với Hà Giang thành t. Hà Tuyên. 8.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 5 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Tuyên Quang. Địa hình: rừng núi tập trung chủ yếu ở phía bắc, thuộc các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, các núi cao: Cao Quang (1.587m), Núi Lịch (933m), Núi Phân (65 lm). Núi Láng (533m); ở giữa và phía nam là đồi núi thấp. Đất lâm nghiệp chiếm 73% diện tích tự nhiên. Khoáng sản: vàng, bạc. chỉ, thiếc... Các sông chính: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Chảy... Khí hậu nhiệt đới; nhiệt độ trung bình hàng năm 21,5°C, lượng mưa 1.600mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 270,4 nghìn tấn (lúa 220,5 nghìn tấn); khai thác gỗ 89,9 nghìn m3. Công nghiệp: vặt liệu xây dựng, thủy tinh, chế biến lâm sản, thực phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 431,5 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 2, 176, 279, 379. Là ưung tâm của Chiến khu Việt Bác, nơi Trung ương Đảng và chính phủ lãnh đạo cuộc KCCP (1941-45). Các địa danh lịch sử: đình Hồng Thái; An toàn khu Kim Quan, Yên Son: đình Tân Trào, nơi họp Quốc dân đại hội (13-16.8.1945) thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (chính phủ lâm thời); khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của QĐND VN...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #339 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:52:15 pm »


        TUYÊN TRUYỀN QUA BIÊN GIỚI, tuyên truyền được thực hiện trên lãnh thổ một nước nhưng gây tác động tới nước láng giềng; thường diễn ra trên biên giới đối địch, với nội dung thù địch. TTQBG là vi phạm hiệp định về quy chế biên giới và phá hoại an ninh biên giới quốc gia của nước láng giềng. Được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp, bí mật hoặc công khai tác động qua nghe, nhìn hoặc bằng phương tiện vật chất; sử dụng các hình thức như: nói qua biên giới, thả truyền đơn, tranh ảnh (bằng máy bay, thả nổi trên sông suối), viết (vẽ) tranh (ảnh, khấu hiệu) sát đường biên giới quốc gia, thả hàng tâm lí chiến...

        TUYỂN QUÂN, lựa chọn những công dân trong diện được gọi nhập ngũ, có đủ tiêu chuẩn (về chính trị, đạo đức, sức khỏe, trình độ văn hóa...) vào phục vụ tại ngũ theo luật định. Thời bình, TQ định kì (mỗi năm 1-2 đợt) theo quyết định của chính phủ; thời chiến, kết hợp TQ với gọi nhập ngũ theo lệnh động viên. Khi TQ cần hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa địa phương giao quân với đơn vị nhận quân; kết hợp nghiên cứu trên hồ sơ với gặp gỡ gia đình, chính quyền địa phương và trực tiếp từng người đổ đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đúng thời gian và đúng pháp lệnh.

        “TUYỂN TẬP LUẬN VĂN QUÂN SỰ”, sách (gồm 6 tập) tập họp những bài viết và đoạn trích bàn về QS từ các tác phẩm của Ăngghen, do Nhà xuất bản BQP LX tuyển chọn và xuất bản lần đầu 1936, bản Trung văn của Nhà xuất bản nhân dân Bắc Kinh phát hành 1957, Nhà xuất bản QĐND dịch ra tiếng Việt và xuất bản 1961, 1974, 1978. Nội dung trình bày những vấn đề lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác về chiến tranh và QĐ theo quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử như: nguồn gốc, bản chất của chiến tranh và QĐ; mối quan hệ và sự phụ thuộc của chiến tranh. QĐ vào kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, giữa chiến tranh, QĐ và chính trị; vai trò của quần chúng nhân dân và tướng lĩnh, của chế độ chính trị -  xã hội, tinh thần binh lính và trình độ trang bị kĩ thuật của QĐ. Trên cơ sở tổng kết lịch sử tư tưởng quân sự và kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh, Ăngghen đã vạch ra các nguyên tắc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản và bàn về nhiều vấn đề QS quan trọng khác như cơ cấu tổ chức, trang bị, huấn luyện và giáo dục của QĐ... “TTLVQS” đã trang bị cho giai cấp vô sản lí luận nghệ thuật QS sắc bén trong cuộc đấu tranh giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng, đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của khoa học QS Mác - Lênin.

        TUYẾN BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG, giới hạn quy ước, khi mục tiêu địch bay tới đó, bắt đầu báo động (thông báo) cho bộ đội (nhân dân) và các mục tiêu phải bảo vệ, kịp thời đánh trả và phòng tránh tiến công đường không của địch. Khoảng cách từ TBĐPK đến chỗ bộ đội (nhân dân) và các mục tiêu phải bảo vệ, phụ thuộc vào cự li phát hiện mục tiêu trên không, thời gian giữ chậm tình báo rađa, hướng bay, tốc độ bay của mục tiêu và cách truyền đạt báo động (thông báo), thời gian cần để thực hiện các biện pháp chuẩn bị chiến đấu và phòng tránh.

        TUYẾN BẮN của pháo binh. dải địa hình triển khai các phân đội (binh đội) pháo binh làm nhiệm vụ bắn ngắm trực tiếp tiêu diệt xe tăng (bộ binh) địch công kích (phản kích). Trẽn TB có thể chuẩn bị sẵn các trận địa bắn, SCH, vị trí quan sát (thông báo)... TB được chọn trên hướng dự kiến địch có thể công kích (phản kích) ở nơi các phân đội nhanh chóng và bí mật triển khai đội hình chiến đấu. TB được chiếm lĩnh theo lệnh của người chỉ huy.

        TUYẾN BẮT ĐẦU BẮN của xe tăng, 1) đường quy ước trên địa hình triển khai xe (phân đội) tăng để bắt đầu bắn... TBĐB thường chọn trên các hướng, mũi tiến công hoặc hướng địch có thể phản kích; nơi xe (phân đội) tăng có thể cơ động bí mật, nhanh chóng chiếm lĩnh và triển khai đội hình chiến đấu, đồng thời đảm bảo phạm vi quan sát và bắn cần thiết. Bề rộng, chiều sâu TBĐB phụ thuộc vào nhiệm vụ bắn và quy mô lực lượng phân đội bắn. Trên TBĐB có thể chuẩn bị sẵn các hầm bắn, phát quang xạ giới, tổ chức đài (tổ) quan sát, chỉ thị mục tiêu. Chiếm lĩnh TBĐB theo lệnh của người chỉ huy xe tăng (binh chủng hợp thành); 2) đường quy ước trên trường bắn (bãi tập) khi xe tăng tới đó mới được bắn để đảm bảo an toàn.

        TUYẾN CHUYỂN SANG CÔNG KÍCH của bộ đội binh chủng hợp thành, tuyến (dải) địa hình từ đó bộ đội binh chủng hợp thành chuyển sang đội hình chiến đấu để công kích địch. Có TCSCK của bộ binh, bộ binh cơ giới, xe tăng. TCSCK do người chỉ huy cao nhất trong chiến đấu xác định, căn cứ vào ý định chiến đấu, địa hình, thời tiết, trạng thái hoạt động của địch và trang bị của bộ đội.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM