Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:00:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20538 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:35:42 pm »


        TÀI SẢN QUÂN ĐỘI, bộ phận tài sản nhà nước giao cho QĐ quân lí thường xuyên hoặc tạm thời trưng dụng, điều động cho QĐ sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống khác nhau. Gồm tất cả phương tiện vật chất, phương tiện kĩ thuật quân sự, đất quốc phòng, hạ tầng quân sự (phần do QĐ trực tiếp quản lí), mạng lưới và cơ sở vật chất kĩ thuật của dịch vụ quân sự, hệ thống các trạm, xưởng, nhà máy sản xuất, sửa chữa QS... Ngoài ra. TSQĐ còn bao gồm các nguồn vốn và tài sản kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nói trên. Theo tính chất sử dụng, TSQĐ được chia thành: tài sản cố định, sử dụng lâu dài (hạ tầng QS, trang bị QS, doanh nghiệp quốc phòng...) và tài sản tiêu hao, tiêu phí trong khai thác, sử dụng (đạn dược, nguyên liệu, nhiên liệu...). TSQĐ được quản lí theo pháp luật nhà nước đối với công sản và quy định riêng trong các điều lệnh, điều lệ... của QĐ; được phân cấp quản lí theo đối tượng sử dụng (quân khu, quân chủng, binh chủng, các đơn vị...). TSQĐ không được phép sử dụng làm quà tặng, đồ thế chấp, cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán trên thị trường và chi được thanh lí, xử lí theo quyết định của cấp chỉ huy có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật...

        TÁI NGŨ, trở lại phục vụ tại ngũ trong QĐ khi có lệnh động viên (nói về quân nhân đã xuất ngũ).

        TÁI QUÂN SỰ HÓA, hoạt động khôi phục thực lực quân sự và tiềm lực quân sự của một nước hoặc một khu vực mà trước đó đã buộc phải phi quân sự hóa (thường là các nước bại trận trong CTTG-I và CTTG-II bị ràng buộc bởi các hiệp định quốc tế về phi QS hóa), nhằm phục vụ lợi ích của CNĐQ. TQSH di ngược lại xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế. Đức, Nhật Bàn là những quốc gia điển hình về TQSH.

        TAICƠNĐƠRÔGƠ (A. Ticonderoga), tàu sân bay MT, số hiệu CVA-14 (từ 1969 đổi thành CVS-14), đã tham gia chiến tranh xâm lược VN. Thuộc lớp Ixêch, hạ thủy 7.2.1944. đưa vào trang bị 10.9.1945. Lượng choán nước 32.800t (chở đầy 42.000t). Kích thước 272,6x30,8x9,4m (đường băng 272,6x58,5m). Có 4 tổ hợp tuabin, tổng công suất 112,5MW (150.000cv). Tốc độ 30 hải lí/h (56km/h). Quân số 2.415 (1.615 của tàu, có 115 sĩ quan; 800 của không đoàn). Trang bị: khoảng 45 máy bay (F-4H, A-4, F-8U, A-3D2, AD-6...), 4 pháo 127mm. Sau khi tham gia chiến tranh với Nhật ở Thái Bình Dương. T bị loại khỏi trang bị 9.1.1947. Đến 11.9.1954 dược cải tạo và trang bị lại. 1964-69 hoạt động tại Vịnh Bấc Bộ. tham gia sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Theo số liệu của Mĩ từ 11.1965 đến 8.1969, các máy bay của T đã xuất kích 35.000 lần chiếc, đánh phá các mục tiêu ở Bắc và Nam VN. 1.9.1973 T bị loại khỏi trang bị (bán làm phế liệu).

        TAIPHUN, lớp tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa  chiến lược của LX, gồm 6 tàu (đưa vào trang bị 1982, 83, 84, 85, 87, 89). Lượng choán nước: 23.200t (nổi), 48.000t (ngầm). Kích thước: 171,5x24,6x13m. Hai lò phản ứng hạt nhân, tổng công suất 380MW, 2 tuabin tổng công suất 60MW, 2 chân vịt, tốc độ bơi nổi 19 hải lí/h (35km/h), di ngầm 26 hải lí/h (48km/h), lặn sâu tối da 500m. Quân số 175 (55 sĩ quan). Trang bị vũ khí: 20 tên lửa đường đạn 3 tầng SS- N-20 (tầm phóng 10.000km. đầu đạn hạt nhân chứa 10 đầu đạn con. mỗi đầu đạn con có đương lượng nổ l00kt, có thể tự tìm mục tiêu, sai số trúng đích 500m); 36 tên lửa chống ngầm và ngư lôi, gồm các loại: SS-N-15 phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm (tầm phóng 37km, đầu đạn hạt nhân 200kt), SS- N-16 phóng từ ống phóng ngư lôi 650mm (tầm phóng 120km, phần chiến đấu là ngư lối kiểu 45. tự dẫn, có tầm hoạt động 15km với tốc độ 31 hải lí/h (57km/h), đầu nổ 100kg; loại SS-N-16B có đầu đạn hạt nhân), ngư lối 533mm (tầm hoạt động 20km, tốc độ 45 hài lí/h (83km/h), đầu nổ 400kg hoặc hạt nhân công suất nhỏ), ngư lôi 650mm (tầm hoạt động 50km, tốc độ 50 hải lí/h (92km/h), đầu nổ 900kg hoặc hạt nhân công suất nhỏ). T thuộc biên chế Hạm đội Biên Bắc. Hiện còn 5 chiếc trong trang bị Hải quân Nga (2001).

        TAM ĐẢO, dãy núi ở tây bắc Hà Nội 70km, nằm giữa các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Dài 50km, từ h. Sơn Dương (Tuyên Quang) đến Mê Linh (Vĩnh Phúc), rộng 8-12km. Ba đỉnh cao nhất: Phù Nghĩa (1.400m), Thạch Bàn (1.388m). Thiên Trị (1.375m). Có vườn quốc gia Tam Đảo với hệ động thực vật phong phú (trên 600 loài thực vật, 160 loài động vật). Nhiệt độ thường thấp hơn đồng bằng 6°C. Khu nghỉ mát (thị trấn Tam Đảo trực thuộc tx Vĩnh Yên) được xây dựng từ 1904 ở sườn núi phía nam. trên độ cao 900m. nối với tx Vĩnh Yên bằng QL 2B (25km). Qua TĐ có các đèo: Đèo Khế. Đèo Nhe, Kháng Nhật... TĐ từng là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa (Nguyễn Danh Phương, 1740-51. Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn đầu tk 20...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:37:07 pm »


        TAM ĐIỆP, dãy núi ở nam tx Tam Điệp, nằm giữa hai tinh Ninh Bình, Thanh Hóa. QL 1 vượt qua TĐ bằng ba đèo liên tiếp (cg đèo Ba Dội). TĐ có vị trí hiểm yếu; các mạch núi đá vôi khép kín như bức trường thành án ngữ con đường ra Bắc vào Nam. Là địa danh lịch sử. Tại đây 15.1.1789 quân Tây Sơn đã tập kết để tiến ra Thăng Long đánh tan khoảng 29 vạn quân Thanh xâm lược (30.1.1789). Hiện vẫn còn một số di tích: Đồn Dân, Bến Quân, lũy Ông Ninh, núi Vương Ngự, Thung Voi...

        TAM GIÁC SẮT, vùng chiến sự ác liệt ở bắc Sài Gòn 30km. nằm giữa Củ Chi - Trảng Bàng - Chơn Thành, có nhiều rừng cây xen lẫn đồn điền cao su. TGS là tên gọi theo cách của nước ngoài. Trong thời kì KCCM, nơi này Mĩ cho là có các cơ quan chỉ đạo kháng chiến của MTDTGPMN VN, nên đã tập trung nhiều lực lượng, phương tiện chiến tranh đánh phá ác liệt, để lập vành đai bảo vệ Sài Gòn. 1967 mờ cuộc hành quân Xìda Phôn 8-26.1.1967 nhưng bị thất bại. Sau Tết Mậu Thân (1968), mở hai cuộc càn quét lớn “Union Tooen”, “Toàn Thắng”, nhưng vẫn thất bại.

        “TAM LƯỢC” (“Hoàng Thạch Công kí” hay “Hoàng Thạch Công tam lược”), binh thư nổi tiếng TQ thời cổ. một trong “V77 kinh thất thứ" ra đời khoáng cuối Đông Hán tới Ngụy Tấn, do Hoàng Thạch Công soạn. Gồm ba phần: thượng lược, trung lược, hạ lược. Nội dung chủ yếu bàn về mưu quyền chính trị, ít bàn trực tiếp về mưu lược QS, trong đó coi trọng việc “đặt lễ thường, phân biệt gian hùng, làm rõ hiệu quả”, nêu cao vai trò của minh quân, “phân biệt đức hạnh, xem xét quyền biến” để giành thắng lợi, làm rõ mối quan hệ giữa nội chính và chinh phạt, yêu cầu người thống trị phải có đức, có uy... “TL” thể hiện quan điểm của Nho gia (nhân, nghĩa, lễ), Pháp gia (quyền, thuật, thể), Mặc gia (thượng hiền), Đạo gia (trọng nhu) và thuyết Sấm vĩ, có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng đời sau.

        TAM QUANG, chính sách khủng bố “giết sạch, đốt sạch, phá sạch” của các tập đoàn thống trị phản động và CNĐQ thường sử dụng để đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân, các lực lượng đối lập trong nước hoặc trong chiến tranh xâm lược. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã áp dụng chính sách TQ để đàn áp phong trào CM và kháng chiến của nhân dân VN như: đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-31), đàn áp khởi nghĩa Bắc Sơn (27.9-28.10.1941), vụ thảm sát Sơn Mĩ (16.3.1968)...

        TẠM GIAM, biện pháp do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội mà khung hình phạt trên 1 năm tù giam cách li khỏi xã hội trong một thời gian nhất định nhằm: ngăn chặn hành vi phạm tội; gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc bảo đảm thi hành án phạt tù, án tử hình. Người có quyền bắt thì có quyền ra lệnh TG. Trong QĐND VN, cấp quân khu, quân đoàn và tương đương được tổ chức một hoặc hai trại TG. Thời hạn. quyển hạn và điều kiện TG theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

        TẠM ƯỚC, điều ước quốc tế có hiệu lực tạm thời nhằm giải quyết những bất đồng hoặc tranh chấp, sẽ được thay thế bằng điều ước quốc tế chính thức khi có đủ các điều kiện sau đó. Nội dung TƯ phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế. Ở VN, sau khi kí tạm ước Việt - Pháp, 14.9.1946, do phía Pháp không có thiện chí hòa bình, nên VN và Pháp không kí được hòa ước chính thức như đã dự kiến.

        TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP (14.9.1946), tạm ước do chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện chính phủ VN DCCH và bộ trưởng Mutê đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp kí 14.9.1946 tại Pari (Pháp). Gồm 11 điều, với các nội dung chính: đình chỉ xung đột; Pháp thi hành các quyền tự do dân chủ ở miền Nam VN, thả những người yêu nước bị giam; VN bảo đảm cho Pháp mọi quyển lợi kinh tế, văn hóa; hai bên tiếp tục đàm phán vào 1.1947. TƯV-P phản ánh kết quả đấu tranh ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của chủ tịch Hồ Chí Minh sau cuộc hòa đàm ở hội nghị Phôngtennơhlô (6.7-13.9.1946) không thành công; có tác dụng kéo dài thêm thời kì hòa hoãn để VN tiếp tục chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Sau khi kí TƯV-P. quân Pháp ngày càng tăng cường hành động gây chiến, buộc nhân dân VN phải tiến hành kháng chiến trong cả nước (từ đêm 19.12.1946).

        TÀN BINH, binh sĩ của bên bại trận trốn chạy sau trận đánh hoặc kết thúc chiến tranh. TB có thể gồm: nhóm nhỏ hoặc lực lượng lớn (khi thế trận tan vỡ); có bộ phận lẩn trốn hoặc hoạt động chống phá; có bộ phận ra đầu hàng, đầu thú hoặc tìm cách trở về đơn vị cũ. Việc truy quét và kêu gọi TB ra trình diện là nhiệm vụ quan trọng của bên chiến thắng. Cg tàn quân.

        TẢN MÁT của đạn, sự phân tán các điểm rơi (nổ) của đạn (bom, tên lửa...) trên một diện tích (khoảng không gian), khi bắn (phóng, ném...) từ một vũ khí nhất định trong những điều kiện bắn (đạn, phần tử bắn, khí tượng...) giống nhau. TMcđ phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên và tuân theo quy luật phân bố chuẩn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:38:27 pm »


        TÁN LÍ (cổ), chức quan phụ tá cho tướng cầm quân tác chiến hoặc quan cai trị trấn (lộ) thời Hậu Lê (1428-1788). Được đặt ra từ 1467 (đời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ Cool, do võ quan đảm nhiệm. Từ 1533 (đời vua Lê Trang Tông, năm Nguyên Hòa thứ 1) về sau, TL được trao cho quan văn. Đến 1636 (đời vua Lê Thần Tông, năm Đức Long thứ Cool, TL được đặt ở các trấn để giúp quan cai trị trấn (thường là con chúa Trịnh) việc quân và nhiều việc khác. ít lâu sau, do bỏ việc cho con chúa ra các trấn, nên TL ở trấn cũng bị bãi, chỉ còn là chức vụ lâm thời trong các cuộc hành binh lớn.

        TANDANIA (Cộng hòa thống nhất Tandania; Jamhuri ya Muungano wa Tanzania, A. United Republic of Tanzania), quốc gia ở Đông Phi, gồm phần đất liền Tanganica và một số đảo ở Ấn Độ Dương; bắc giáp Uganda, Kênia, tây giáp Ruanda, Burundi và Cộng hòa Cônggô, tây nam giáp Dămbia và Malauy, nam giáp Môdămbich, đông giáp Ấn Độ Dương. Dt 945.100km2; ds 35,96 triệu người (2003); phần lớn người gổc Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xoahili, tiếng Anh. Tôn giáo: Bái vật giáo, Cơ Đốc giáo, đạo Hồi. Thú đô: Đôđôma (thủ đô cũ: Đa-et-Xalam). Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, cao 1.000-1.500m (đỉnh Calimandarò cao 5.895m), phía đông có dải đồng bằng ven biển. Khí hậu xích đạo và cận xích đạo gió mùa. ít sông ngòi. Hồ lớn: Vichtoria, Tanganica, Niaxa. Nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Khai thác dầu khí. GDP 9,341 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 270 USD. Thành viên LHQ (13.5.1964), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi, Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 14.2.1965. LLVT: lực lượng thường trực 27.000 người (lục quân 23.000, không quân 3.000, hải quân 1.000), lực lượng dự bị 80.000, lực lượng bán vũ trang 1.400. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 100 xe tăng. 10 xe thiết giáp trinh sát, 35 xe thiết giáp chở quân, 245 pháo mặt đất, 58 pháo phân lực BM-21, 15 súng cối, 2 tàu phóng lôi, 6 tàu tuần tiễu... Căn cứ quân sự: Đa-et-Xalam, Dandiba. Ngân sách quốc phòng 141 triệu USD (2002).



        TÀO MẠT (Nguyễn Duy Thục; 1930-93), nhà viết kịch, chèo kiêm đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân. Quê xã Hữu Bằng, h. Thạch Thất. t. Hà Tây; nhập ngũ 1950, đại tá (1992); đv ĐCS VN (1946). Đã viết và đạo diễn hàng chục vở kịch, chèo hấp dẫn, giàu tính dân gian, tính hiện thực và xây dựng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Tiêu biểu là các vở chèo “Anh Giang đi bộ đội” (1958), “Chị Tâm bến Cốc” (1960), “Đường về trận địa” (cùng viết với Hoài Giao, 1965), “Câu thơ thêu dở” (1965), “Anh lái xe và cô chống lầy”, “Dọc đường chiến thắng” (1967), “Sông Trà Khúc” (1968), “Nguyễn Viết Xuân” (cùng viết với Nguyễn Đức Thuyết, 1970), bộ ba vờ chèo “Bài ca giữ nước” (1979-82). TM là hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu và Hội nhà văn VN, ủy viên chấp hành Hội nghệ sĩ sân khấu VN khóa II, III. Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Huân chương: Quân công hạng ba. Lao động hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:39:56 pm »


        TẠO LỰC, tạo ra những khả năng mới để tăng sức mạnh chiến đấu. Được thực hiện bằng xây dựng các lực lượng mới, nâng cao chất lượng chính trị, tổ chức, vũ khí, trang bị và huấn luyện của các lực lượng. Trong tác chiến, TL được hiểu là tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất mà một lực lượng (đơn vị) có thể đạt được trong những điều kiện, tình hình cụ thể. TL thường gắn liền với tạo thế, tạo thời cơ.

        TẠO NGUỔN BẢO ĐẢM HẬU CẦN, tổng thể các hoạt động khai thác, sản xuất, mua sắm, tiếp nhận các phương tiện vật chất hậu cần để bảo đảm cho LLVT trong thời bình cũng như thời chiến; một nội dung của tổ chức bảo đảm hậu cần. Thường đi đôi với tổ chức dự trữ vật chất hậu cần. Trong TNBĐHC cần kết hợp chặt chẽ giữa các nguồn bảo đảm để tổ chức bảo đảm hậu cần được thường xuyên, liên tục, chủ động và vững chắc.

        TẠO NGUỔN VẬT CHẤT QUÂN NHU, tổng thể các hoạt động nhằm phát hiện, tổ chức khai thác các loại vật phẩm phục vụ cho việc nuôi dưỡng, bào vệ và nâng cao sức khỏe bộ đội, giữ vững quân số lao động, huấn luyện học tập và chiến đấu của LLVT trong mọi tình huống; một nội dung của công tác quân nhu và là một mặt của hoạt động bảo đảm quân nhu. Bao gồm các biện pháp xây dựng nguồn, xây dựng kế hoạch, hợp đồng sản xuất, gia công, mua sắm, tiếp nhận, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, dụng cụ cấp dưỡng, chất đốt, quân trang và các trang thiết bị quân nhu khác cho bộ đội. Một trong những biện pháp TNVCQN có hiệu quả là tổ chức các hoạt động tăng gia sản xuất ở đơn vị.

        TẠO NGUỒN VẬT TƯ DOANH TRẠI, tổng thể các hoạt động sản xuất, khai thác, mua sắm, tiếp nhận nguyên vật liệu xây dựng, phương tiện dụng cụ doanh trại phục vụ huấn luyện, làm việc, sinh hoạt, học tập, giải trí của bộ đội; một nội dung của tạo nguồn bảo đảm hậu cần.

        TẠO SỈ (cổ), học vị cao nhất trong ngạch võ, tương đương tiến sĩ trong ngạch văn dưới thời Hậu Lê (1428-1788). Được đặt ra từ 1724 dưới triều vua Lê Dụ Tông, để trao cho những người đỗ trong kì thi đình sau khi đỗ tam trường (x. bác cử). Từ 1731 (đời vua Lê Duy Phường dưới niên hiệu Vĩnh Khánh), những người đỗ tam trường trong kì thi bác cử được công nhận là TS; nếu không đỗ ở trường ba nhưng kĩ thuật và sức khỏe hạng ưu thì mỗi khoa thi chọn lấy 10 người, cho bổ dụng như TS. TS được nhà vua ban mũ áo, yết tên trên bảng và dự yến tiệc theo nghi thức của triều đình.

        TẠO THẾ, tạo ra. hoàn thiện, tranh thù các hoàn cảnh, điều kiện, thế trận,... có lợi cho ta và đấu tranh ngăn chặn không cho đối phương làm được như vậy, để đánh thắng chúng. Có TT về chiến lược, chiến dịch, chiến đấu. Là cuộc đấu tranh của hai bên tham chiến diễn ra liên tục trong giai đoạn chuẩn bị và suốt cả quá trình chiến tranh (tác chiến), nhằm giành, giữ và phát triển thế lợi cho ta, đẩy địch vào thế bất lợi.

        TẠO THỜI CƠ, tạo ra những yếu tố và điều kiện có lợi cho ta, không lợi cho địch ở thời điểm nhất định trong chiến tranh và trong tác chiến. Tạo được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, hành động đúng thời cơ mới giành được thắng lợi. TTC, tạo lực, tạo thế quan hệ mật thiết với nhau và là những vấn đề cốt lõi của nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc VN.

        TẠP CHÍ “LỊCH SỬ QUÂN SỰ", tạp chí chuyên ngành lịch sử QS, do Viện lịch sử QS VN trực tiếp quân lí, chỉ đạo. Chức năng, nhiệm vụ: thông tin, trao đổi ý kiến, giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học lịch sử QS: tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc. Ra số đầu 9.1982 mang tên Nghiên cứu lịch sử QS, 1.1986 đổi thành TC“LSQS”, đến 1990 gọi là Thông tin lịch sử QS và từ 1993 là TC“LSQS”. Xuất bản 2 tháng 1 kì, số lượng hơn 3.000 cuốn; từ số 4/2001 được phát hành rộng rãi trên cả nước (giấy phép số 266 của Bộ văn hóa thông tin, kí 24.4.2001). Địa chỉ tòa soạn: 3B đường Hoàng Diệu, Hà Nội; cơ quan liên lạc tại tp Hồ Chí Minh: 161-163 đường Trần Quốc Thảo.

        TẠP CHÍ “QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN”, cơ quan lí luận QS và chính trị của Đảng ủy QS trung ương và BQP nước CHXHCN VN, do TCCT chỉ đạo, quản lí; đơn vị Ah LLVT- ND VN (2002). Ra số đầu tiên 4.1948. khi đó lưu hành nội bộ; từ 12.1964 được phát hành rộng rãi trong nước và quốc tế; từ 4.1988 ra hàng tháng, số lượng 10.000 cuốn. Đã qua các tên gọi: “Quân sự tập san” (4.1948), “Quân chính tập san” (10.1948), tạp chí “Quân đội nhân dân” (8.1957), TC‘QPTD” (4.1988). Đối tượng phục vụ chính là cán bộ cao cấp, trung cấp trong QĐ và cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, địa phương đến cấp huyện. Huân chương: Hồ Chí Minh (1993), Quân công hạng nhất... Trụ sở tòa soạn: 57 Cửa Đông, Hà Nội; cơ quan thường trực phía Nam: số 1 Kì Đồng, q.3, tp Hồ Chí Minh. Tổng biên tập đầu tiên: Lê Liêm (1948).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:41:07 pm »


        TẠP CHÍ “VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI”, tạp chí sáng tác văn học, lí luận và phê bình văn nghệ (chủ yếu về đề tài chiến tranh CM. LLVTND và quốc phòng toàn dân) của QĐND VN. do TCCT chỉ đạo, quản lí. Ra số đầu tiên 1.1957, phát hành mỗi tháng một số; từ 1998-2001 có thêm Phụ san “VNQĐ"; từ 2002 phát hành hai số một tháng. TC “VNQĐ" đã được đông đảo bạn đọc mến mộ, nơi rèn luyện và trưởng thành của nhiều thế hệ nhà văn QĐ, nơi phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng văn học trẻ. Huân chương: Quân công hạng nhất... Trụ sở tòa soạn: số 4 Lí Nam Đế. Hà Nội; cơ quan thường trực phía Nam: số 1 Kì Đồng, q.3, tp Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm tạp chí đầu tiên: Trần Văn Phác (1957-62).

        TARANTÔ. thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn, căn cứ hài quân chính của Italia trên bờ vịnh Tarantô, biển Yôniô (thuộc Địa Trung Hải). Cảng T gồm cảng trong và cảng ngoài nối liền với nhau bằng kênh dào. Tổng chiều dài các cầu cảng 11,2km, sâu 6-25m. Có thể cập bên được tàu chiến các hạng. Có âu tàu 1 đốc nổi, 2 đốc cạn, bảo đảm đóng và sửa chữa được các loại tàu đến cỡ tàu sân bay chống ngầm... Có xưởng đóng tàu ngầm. Nơi đặt trụ sở bộ chỉ huy các lực lượng hải quân Italia vùng biển Yôniô và eo biên Tarantô. Trong CTTG- II, rạng sáng 12.11.1940. không quân từ tàu sân bay của Anh đã tiến công tàu chiến của Italia ở T. loại khỏi chiến đấu 6 tàu. Lần đầu tiên không quân tàu sân bay được sử dụng làm lực lượng tiến công chủ yếu của hạm đội.

        TATGIKIXTAN (Cộng hòa Tatgikixtan: a. Republic of Tajikistan), quốc gia ở Trung Á; tây giáp Udơbêkixtan. bắc giáp Udơbêkixtan và Cưrơgưxtan, đông giáp Trung Quốc, nam giáp Apganixtan. Dt 143.100km2; ds 6,86 triệu người (2003); 59% người Tatgich, 23% người Udơbêch, 11% người Nga và Ucraina. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tatgich. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni. Thù đô: Đusanbe. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình núi, phía bắc và tây nam là vùng thấp. Khí hậu lục địa. Nước công - nông nghiệp. Công nghiệp: dầu khí, than, kim loại màu, hóa chất, chế tạo máy... GDP 1.056 tỉ USD (2002), bình quân dầu người 170 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập. Lập quan hệ ngoại giao với VN 14.7.1992. LLVT: lực lượng thường trực (lục quân) 6.000 người. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS. thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 35 xe tăng T-72, 34 xe chiến đấu bộ binh, 29 xe thiết giáp chờ quân. 12 pháo mặt đất (122mm D-30), 10 pháo phản lực BM-21,9 súng cối, 20 tên lửa phòng không, 5 máy bay trực thăng vũ trang. Ngân sách quốc phòng 14,8 triệu USD (2002).



        TATXINHI (P. Jean Marie Gabriel de Lattre de Tassigny; 1889-1952), cao úy kiêm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương (1950-52), thống chế Pháp (truy phong 1952). Tham gia kháng chiến chống phát xít Đức, chỉ huy tập đoàn quân (1944), thay mặt nước Pháp kí hiệp ước đầu hàng của phát xít Đức (1945). Sau CTTG-II: tổng thanh tra QĐ Pháp (1945- 46), tư lệnh lục quân khối Tây Âu (1948). Tại Đông Dương (1950-51), T đã chủ trương cố thủ miền Bắc VN, đề ra kế hoạch Đờ Lát Đờ Tatxinhi và lập phòng tuyến Đờ Lát nhằm giành thắng lợi trong 15 tháng; thành công trong việc thuyết phục Mĩ viện trợ QS và tài chính cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, cùng cố QĐ của chính quyền Bảo Đại để giảm bớt gánh nặng chiến tranh cho Pháp. Thất bại ở VN và cái chết của con trai độc nhất (trung úy Becna đờ Lát) tại Ninh Bình chấm dứt sự nghiệp của T.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:43:13 pm »


        TÀU BỆNH VIỆN, tàu mặt nước chuyên dùng để cấp cứu. vận chuyển và điều trị thương binh, bệnh binh trên biển. TBV có thể được trang bị lại từ tàu chở khách hoặc tàu vận tải. Thời bình các tàu này được sử dụng để phục vụ các binh đoàn tàu hoạt động ở xa căn cứ, đảo xa bờ. TBV được sơn màu trắng, hai bên mạn và mặt boong sơn chữ thập màu đỏ. không được trang bị vũ khí. Theo công ước quốc tế (1949), các bên tham chiến không được tấn công hoặc bắt giữ TBV.



        TÀU BIA. tàu QS hoặc tàu thường, kích thước nhỏ, được trang bị đặc biệt, mô phỏng tàu mặt nước để làm bia huấn luyện tập bắn (phóng) hoặc thử nghiệm pháo, tên lửa. ngư lôi và ném bom. Hệ thống máy móc, thiết bị bảo đảm cơ động và thông tin liên lạc của TB dược điều khiển xa từ tàu (máy bay) dẫn bia. Khi không thể sử dụng hệ thống điều khiển từ xa. TB có thể được kéo bằng một tàu khác.

        TÀU BIÊN PHÒNG, tàu chiến mặt nước dùng để tuần tra, kiểm soát, bảo vệ và chống xâm phạm biên giới quốc gia trên biển (sông, hồ); bảo vệ tàu dân sự. tài nguyên biển; giám sát việc chấp hành quy chế đi biển (sông, hồ) của tàu thuyền; cấp cứu tàu thuyền bị nạn. TBP có quyền ra lệnh kéo quốc kì (của nước mà tàu mang quốc tịch hoặc của VN), bắt dừng lại, truy đuổi, kiểm tra. khám xét hoặc bắt giữ các tàu xâm phạm chủ quyền và các quyền trong vùng lãnh hái, nội thủy của VN. TBP có tính năng chiến - kĩ thuật; trang bị vũ khí và các phương tiện chiến đấu tương tự như tàu tuần tiễu.

        TÀU CẢNH GIỚI RAĐA, tàu mặt nước chuyên dụng được tăng cường trang bị khí tài rađa. nhằm phát hiện kịp thời các lực lượng và phương tiện tiến công đường không của đối phương, xác định các phần tử mục tiêu cho vũ khí phòng không, điều khiển và dẫn đường cho máy bay. Được bố trí phía trước (hướng nguy hiểm) các cụm lực lượng trong hành trình trên biển và trên hướng tiến công từ xa của đối phương vào các vị trí triển khai lực lượng.

        TÀU CÁNH NGẦM, tàu có cánh ở dưới đáy, khi đạt tốc độ nhất định sẽ tạo ra lực nâng, đẩy một phần hoặc toàn bộ thân tàu lên khỏi mặt nước, sức cản của nước giảm đi cho phép tàu đạt tốc độ cao với hao phí nhiên liệu không lớn. Theo vị trí đặt cánh, có: cánh ngầm mũi. cánh ngầm lái; theo độ ngập nước, có: cánh ngầm ngập ít, cánh ngầm ngập nhiều: theo khả năng điều khiển cánh, có: cánh ngầm cố định, cánh ngầm có điều khiển. TCN hiện đại sử dụng chân vịt hoặc động cơ phụt nước, đạt tốc độ hơn 60 hải lí/h (111 km/h), thường có hệ thống tự động điều khiển cánh ngầm theo diện tích, độ sâu, góc tấn,... để bám sóng, ổn định chuyển động của tàu. TCN đầu tiên được S. A. Lambectơ (người Nga) thiết kế từ 1891. Đầu tk 20, TCN xuất hiện ở Italia, Canada. Mĩ,... tốc độ đạt 90km/h. 1954 LX mới đóng được TCN đầu tiên, đạt tốc độ trên 100km/h. TCN được dùng rộng rãi trong QS và dân sự (làm tàu tốc hành chờ khách, chở hàng trên sông hay ven biển). Trong hải quân nhiều nước, TCN được sử dụng làm tàu phóng lôi, tàu tên lửa, tàu tuần tiễu, tàu thông tin liên lạc... (vd: TCN Pegac của Mĩ có lượng choán nước 220t, trang bị tên lửa hải đối hải và pháo 76mm, tốc độ trên 93km/h).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:44:58 pm »


        TÀU CHỈ HUY, tàu chiến chuyên dùng hoặc được trang bị bổ sung để bảo đảm chỉ huy lực lượng hải quân trong chiến dịch (trận chiến đấu) trên biển. Tàu có khả năng đi biển cao, cự li hoạt động xa. TCH bảo đảm cho người chỉ huy (binh đoàn, lữ đoàn tàu, cụm tàu) và các sĩ quan tham mưu tác chiến thực hiện chỉ huy điều hành thuận lợi, thông báo và nhận mệnh lệnh kịp thời, bảo đảm hiệu quả thông tin liên lạc với cấp trên và các cấp thuộc quyền. Tàu được trang bị các loại phương tiện kĩ thuật hiện đại có khả năng thu thập, phân tích tình hình, tổng hợp báo cáo, truyền mệnh lệnh, chỉ thị; được trang bị các loại hỏa khí mạnh. Các thiết bị bảo đảm điều khiển tàu và trang bị kĩ thuật khác của TCH về cơ bản giống các tàu chiến khác.

        TÀU CHIẾN, tàu được trang bị vũ khí, tổ hợp vũ khí và phương tiện KTQS khác để tác chiến và phục vụ tác chiến ở các vùng nước (biển, sông, hồ...). Theo công dụng, có: tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu quét mìn, tàu sân bay, tàu đổ bộ. tàu săn ngầm... Theo trang bị vũ khí chính, có: tàu pháo, tàu tên lửa, tàu phóng lôi... Theo môi trường hoạt động, có: tàu mặt nước (tàu nổi), tàu ngầm. Theo dạng năng lượng của động cơ, có: tàu (tàu ngầm) nguyên tử (hạt nhân), tàu chạy nhiên liệu thường (điêzen), tàu chạy bằng hơi nước, tàu tuabin khí. Theo kết cấu dẫn động, có: tàu chân vịt, tàu chạy bằng bơm thủy lực (phản lực)... Ngoài ra, TC còn được phân loại theo các dấu hiệu chiến thuật, vd: tàu chủ lực, tàu phụ (của hạm đội), tàu có mục đích chiến lược (mang vũ khí và tạo các đòn đánh chiến lược) và tàu có mục đích chiến thuật (mang vũ khí và thực hiện nhiệm vụ chiến thuật)... Các TC (cả tàu mặt nước và tàu ngầm) được chế tạo theo cùng một thiết kế gọi là lớp (kiểu) vd: Ôhaiô, Taiphun. Đenta....



        TÀU CHỦ LỰC, tàu chiến lớn, trang bị hỏa lực mạnh để thực hiện các nhiệm vụ chính của hạm đội. Trong các hạm đội thuyền buồm cuối tk 17 đầu tk 19, TCL là những tàu chiến lớn nhất, có 4 cột buồm. Tùy theo số tầng (boong) đặt pháo, TCL được chia thành tàu 2 tầng và tàu 3 tầng. Tk 19 TCL chạy bằng máy hơi nước có lượng choán nước đến 5.000t. là một trong những lớp tàu chủ yếu trong hạm đội tàu thiết giáp dùng để tiêu diệt các loại tàu. cũng như phá hủy các mục tiêu ven bờ của đối phương. Nửa đầu tk 20, đội TCL trong hạm đội hải quân các nước lớn gồm các tàu tuần dương, tàu thiết giáp trang bị pháo lớn cỡ 280mm-381mm. Trước CTTG-II, các nước Mĩ, Anh, Nhật, Đức. Italia, Pháp có khoảng 55 TCL đang hoạt động và 30 chiếc đang đóng, TCL lớn nhất thế giới là tàu thiết giáp Iamato của Nhật Bản đóng năm 1940, dài 240m, rộng 39m. lượng giãn nước 64.170t, tốc độ 27,5 hải lí /h, bọc thép dày 406-650mm; trang bị 9 pháo cỡ 456mm.

        TÀU CON THOI, tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần; khí cụ bay có cánh, có hoặc không người lái, có thể hạ cánh xuống mặt đất như máy bay sau khi rời khỏi quỹ đạo. Chuyến bay có người đầu tiên của TCT do Mĩ thực hiện (12.4.1981). Những TCT đã được sử dụng gồm: Columbia, Chalengiơ, Đixcayơri, Atlantic, Enđivơ (Mĩ), Buran (LX). Từ 1981 tới nay đã có hơn 100 chuyến bay của các TCT được thực hiện.


1. Cánh lái và hãm; 2. Cánh đuôi; 3. Động cơ điều khiển cơ động;
4. Cửa khoang hàng; 5. Buồng lái; 6. Cánh; 7. Cánh tà; 8. Động cơ chính.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:46:33 pm »


        TÀU ĐỔ BỘ, tàu chiến mặt nước, chuyên dùng để chở và đổ quân cùng trang bị kĩ thuật lên bờ. Kết cấu thuận lợi cho việc xếp, đổ quân và trang bị kĩ thuật (mớn nước nông, khoang chứa rộng, cầu lên bờ đóng mở ngay ở mũi tàu...), có phương tiện bốc dỡ hàng, thiết bị hàng hải (máy quan sát, máy định vị thủy âm...), thiết bị thông tin (rađa, liên lạc vô tuyến...) và được trang bị vũ khí (tên lửa tàu đối đất, tàu đối không, giàn phóng đạn phản lực, pháo, súng máy...), thiết bị khử từ chống mìn, để chi viện hỏa lực cho quân đổ bộ và để tự vệ. Tốc độ TĐB thường khoảng 20-25 hải lí/h (37-46km/h) và hành trình có thể tới 10.000 hải lí (18.000km). Tùy theo lượng choán nước và tải trọng, có: TĐB lớn, vừa, nhỏ. Theo chức năng, có: tàu chở máy bay lên thẳng đổ bộ, TĐB chở xe tăng, TĐB vạn năng, TĐB vận tải. Theo kết cấu đặc biệt, còn có TĐB đệm khí. Thông thường, TĐB chở gọn một hoặc một số phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) với trang bị được biên chế hoặc một đơn vị trang bị KTQS (đại đội xe tăng, xe bọc thép...). Tùy theo địa hình, việc đổ bộ có thể tiến hành trực tiếp từ TĐB (tàu mẹ) hoặc phải qua các phương tiện bổ trợ (xuồng, xe lội nước...) đem theo tàu.



        TÀU FRIGAT (A. Frigate), 1) (cổ) tàu chiến loại nhỏ, hoạt động ở những vùng biển gần bờ. Xuất hiện vào tk 13 ở châu Âu, di chuyên dưới tác động của chèo, buồm ở Địa Trung Hải. Những năm 1756-63, TF được tiêu chuẩn hóa như một loại tàu có 3 cột buồm với các cánh buồm vuông, trang bị 24- 50 pháo. Đến tk 19, phát triển TF chạy bằng động cơ hơi nước được, tiếp đó là TF bọc thép, có chân vịt; 2) tàu khu trục nhẹ, được trang bị các vũ khí tổ hợp tên lửa đối hải chống ngầm và đối không để tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay của đối phương. TF hiện đại có lượng giãn nước tới 4.000t (hải quân Mĩ và NATO có TF tới 8.000t). TF hiện đại còn có thể được trang bị máy bay trực thăng và thiết bị tàng hình, giảm thiểu khả năng phát hiện của đối phương như TF kiểu La Phayê (La Fayette) của hải quân Pháp. Xt tàu hộ vệ.

        TÀU HỘ TỐNG nh TÀU HỘ VỆ

        TÀU HỘ VỆ, tàu chiến mặt nước có nhiệm vụ trinh sát hộ tống, bảo vệ các tàu chiến (hoặc đoàn tàu chiến) khác trong tác chiến, hành quân, ra vào căn cứ. Có thể dùng để bảo vệ cảng, bảo vệ căn cứ và tuần tiễu ven biển, trên sông. Được chia ra: THV hạng nặng và THV hạng nhẹ. THV hạng nặng có lượng choán nước từ 600-3.000t (cá biệt đến 5.000t), tốc độ tới 35 hải lí/h (65km/h), trang bị pháo 76-127mm. pháo phòng không 20- 40mm, súng phóng bom chìm phân lực chống ngầm, tên lửa chống ngầm, tên lửa phòng không và có thể có máy bay trực thăng chống ngầm. THV hạng nhẹ có lượng choán nước dưới 150t, tốc độ tới 40 hải lí/h. ị trang bị pháo 40mm. súng máy phòng khống... Trên THV có thiết bị thủy âm và thiết bị vô tuyến. Trong lực lượng hải quân nhiều nước, THV được gọi phân biệt thành tàu frigat và tàu covet (A. corvette. THV hạng nhẹ). Cg tàu hộ tống.



        TÀU KÉO, tàu mặt nước dùng để kéo các phương tiện nổi không tự hành (xà lan, phà, đốc nổi, cần cẩu nổi, bia, bè, mảng...) và cứu kéo các tàu bị nạn. TK có động cơ công suất lớn, khả năng cơ động tốt có các thiết bị cứu kéo, các phương tiện dập lửa và hút nước. Theo khu vực hoạt động, có: TK đại dương (trọng tải >1.000t), TK biển (trọng tải <1.000t). TK vịnh (trọng tải <600t), TK cảng (trọng tải <300t), TK sông (công suất có thể đến 733 kW (1 .000cv). Theo chức năng, có: TK dây cáp, tàu ủi mạn, tàu đẩy và tàu cứu kéo. Theo thiết bị động lực, có: TK hơi nước, TK diezen, TK điêzen-điện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:48:16 pm »


        TÀU KHU TRỤC, tàu chiến mặt nước đa năng, dùng để tiến công (hoặc đánh chặn) các tàu mặt nước, tàu ngầm của đối phương. Còn làm các nhiệm vụ: trinh sát, cảnh giới, bảo vệ (tàu, đoàn tàu và căn cứ), chi viện hỏa lực, pháo kích lên bờ, thả thủy lôi, rải mìn... Có lượng choán nước từ 3.000-8.000t, tốc độ trên 35 hải lí/h (65km/h), tầm hoạt động trên 6.000 hải lí. Được trang bị tên lửa, pháo, thủy lôi, ngư lôi, các tổ hợp vũ khí - khí tài chống ngầm, rađa, sôna và có thể có 1-2 máy bay trực thăng. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã dùng các TKT Mađôc, TơcnơGioi... Cg khu trục hạm.



        TÀU LƯỚT, tàu loại nhỏ, trượt trên mặt nước nhờ phần mũi được nâng lên, lực cản của nước giảm đi và đạt tốc độ cao (93km/h), chuyển động ổn định nhờ lực thủy động của dòng chảy và lực nâng Acximet. TL được lắp đặt động cơ đốt trong loại nhẹ kiêu pittông hoặc tuabin khí. Bộ dẫn tiến là chân vịt, cánh quạt hoặc kiểu phụt nước. Trong CTTG-II, TL trang bị các loại súng máy, được nhiều nước sử dụng làm nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực ven biển, hải đảo và trên sông. Khi xuất hiện tàu cánh ngầm và tàu đệm khí, việc chế tạo TL giảm đáng kể, nhưng vẫn được biên chế cho các hạm đội, trong đó có hạm đội Xô Viết. Ngoài mục đích QS, TL còn được dùng để chuyên chở hành khách hoặc dùng cho thể thao.

        TÀU MẬT NƯỚC, tàu chỉ hoạt động được ở trạng thái nổi. Có thiết bị động lực là động cơ hơi nước, điêzen, tuabin khí hay nguyên tử. TMN QS được trang bị tên lửa, pháo, ngư lôi, thủy lôi, các thiết bị liên lạc, trinh sát, dẫn đường và tổ hợp thiết bị chuyên dùng cho bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra kĩ thuật, vận chuyển và cung cấp nhiên liệu... Thuật ngữ TMN xuất hiện vào đầu tk 20 do sự ra đời của tàu ngầm. Từ những năm 60 và 70 tk 20 có TMN cánh ngầm và TMN chạy trên đệm khí. Cg tàu nổi.



        TÀU NGẦM, tàu có khả năng lặn và hoạt động dưới mặt nước trong một thời gian dài. TN QS dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên và dưới mặt nước, trên đất liền của đối phương. TN còn được dùng để trinh sát, vận tải, đổ bộ các lực lượng dặc nhiệm... Theo nguồn động lực, có: TN điêzen, tàu ngầm nguyên tử. Theo loại vũ khí được trang bị, có: tàu ngầm tên lửa, tàu ngầm phóng lôi, TN tên lửa - ngư lôi... TN đầu tiên do C. Van Đrepben (người Hà Lan) thiết kế và chế tạo tại Anh 1620. Hiện nay. TN phát triển theo hướng: tăng khả năng lặn sâu, tăng tốc độ; tăng tầm và tính độc lập hoạt động, giảm tiếng ổn và dấu vết để lại trên đường đi, hoàn thiện hệ thống vũ khí và các phương tiện liên lạc vô tuyến.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:50:33 pm »


        TÀU NGẦM chống ngẩm, tàu ngầm chuyên dụng để tìm và diệt tàu ngầm của đối phương. Được trang bị sôna, vũ khí chống tàu ngầm (ngư lôi, thủy lôi, tên lửa - ngư lôi...), các thiết bị dò tìm khác (có khả năng ghi được các trường vật lí của tàu ngầm, tên lửa - ngư lôi, thủy lôi của đối phương, để cung cấp số liệu cho các máy, bắn và hệ thống điều khiển bắn). TNCN nguyên tử xuất hiện từ những năm 50 của tk 20, có tốc độ đi ngầm tới trên 30 hài lí/h, lặn sâu 500-600m (vd: TNCN nguyên tử lớp V của Nga đóng 1958, có: lượng giãn nước 3.600t (nổi) và 4.200t (ngầm); TNCN nguyên tử lớp F của Nga, đóng 1969, lượng giãn nước nổi 2.000t và lượng giãn nước ngầm 2.300t. Nhiệm vụ chủ yếu của TNCN: tiêu diệt, đánh chặn tàu ngầm đối phương, bám sát, theo dõi săn ngầm; cảnh giới bảo vệ giao thông trên biển: hiệp đồng cùng các lực lượng chống ngầm khác (không quân chống ngầm, tàu mặt nước chống ngầm...), bố trí khu vục thủy lôi chống tàu ngầm đối phương...

        TẦU NGẦM LỚP ĐENTA X. ĐENTA

        TÀU NGẦM LỚP HẠ X. HẠ

        TÀU NGẨM LỚP HÁN X. HÁN

        TÀU NGẨM LỚP LÔT ANGIƠLET X. LÔT ANGIƠLET**

        TẦU NGẦM LỚP TAIPHƯN X. TAIPHUN

        TÀU NGẦM MINI, tàu ngầm cực nhỏ (lượng giãn nước 20- 400t). chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát hoặc tác chiến đặc biệt. Các TNM cỡ vài chục tấn có thể được chứa trong tàu mẹ để chở đến khu vực tác chiến. Trong trận Trân Châu Cảng (CTTG-II), các TNM 1-16 của Nhật Bản đã lọt qua các lưới chống ngầm vào cảng (do quân Mĩ đóng) để trinh sát, 5 TNM 1-16 bị đánh chìm. Hiện nay, hải quân Mĩ đang sử dụng loại tàu ngầm biệt kích mini chế tạo trong những năm 70 của tk 20. Tàu dài 6,6m, chở 4-6 người nhái, có thể được đặt trên lưng tàu ngầm mẹ khi hành quân. Hải quân Mĩ cũng sắp đưa vào sử dụng một kiểu TNM kí hiệu ASDS, (loại TNM chiến đấu làm nhiệm vụ đổ bộ bí mật lực lượng biệt kích lên bờ biển đối phương). Tàu do hãng Nothrop Grumman chế tạo, có hình dạng giống điếu xì gà khổng lồ dài 19,5m, rộng 2,4m, lượng giãn nước 55t, có thể được chở đến khu vực hoạt động bằng máy bay C-5, C-17 hoặc được đặt trên lưng tàu ngầm mẹ hay trên boong tàu đổ bộ.

        TÀU NGẨM nguyên Tử, tàu ngầm có động cơ dùng năng lượng hạt nhân. TNNT ra đời vào những năm 50 của tk 20, đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng của kĩ thuật tàu ngầm. TNNT hiện đại có lượng choán nước ngầm đến 26.500t, lặn sâu 750m, tốc độ đi ngầm 35 hải lí/h, lượng nhiên liệu nạp một lần có thể dùng trong 30 năm hoặc chỉ nạp một lần trong cả quá trình hoạt động; được trang bị tên lửa đường đạn hoặc tên lửa có cánh mang đầu đạn hạt nhân, là một trong ba loại vũ khí tiến công chiến lược chủ yếu của các cường quốc QS. Trong những năm gần đây, TNNT phát triển theo hướng: tăng khả năng lặn sâu, tăng tốc độ; giảm tiếng ồn và dấu vết để lại trên đường đi. hoàn thiện hệ thống vũ khí và các phương tiện liên lạc vô tuyến.



        TÀU NGẦM PHÓNG LÔI, tàu ngầm được trang bị ngư lôi tự dẫn tầm xa mang đầu đạn thường hoặc hạt nhân và các loại ngư lôi khác. Lượng choán nước tới 8.000t, tốc độ đi ngầm 35 hải lí/h (65km/h), lặn sâu hơn 300m, trang bị tới 40 ống phóng lôi để có thể phóng ngư lôi, tên lửa có cánh, tên lửa - ngư lôi hoặc rải (thả) thủy lôi. Theo dạng nhiên liệu, có: TNPL điêzen và TNPL nguyên tử.

        TÀU NGẨM TÊN LỬA, tàu ngầm được trang bị tên lửa đường đạn để giáng đòn hạt nhân vào những mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương hoặc tên lửa có cánh để diệt những mục tiêu trên bộ, trên biển. Tên lừa đường đạn được đặt trong giếng phóng thẳng đứng, tên lửa có cánh đặt trong những thùng (ống) phóng chuyên dụng hoặc ống phóng ngư lôi. Tên lửa có thể được phóng khi tàu ở tư thế nổi hay ngầm. TNTL hiện đại thường là tàu ngầm nguyên từ, lượng choán nước tới 28.500t, tốc độ đi ngầm trên 30 hải lí/h (56km/h), lặn sâu 1.000-1.250m, mang tới 24 tên lửa (chủ yếu là loại phóng từ dưới mặt nước), có ngư lôi để tự vệ chống tàu chiến đối phương.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM