Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:03:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20539 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


T
« vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:20:16 pm »


        T1 X. QUÂN KHU 7

        T2 X. QUÂN KHU 8

        T3 X. QUÂN KHU 9

        T4 nh QUÂN KHU SÀI GÒN ■ GIA ĐỊNH

        T6 nh QUÂN KHU 6 T7 X. QUÂN KHU 7

        T-34. xe tăng hạng trung của LX, chế tạo từ 1939, được cải tiến nhiều lần. Lúc đầu trang bị pháo 76,2mm. Từ cuối 1943 trang bị pháo 85mm và mang mác hiệu T-34-85, khối lượng chiến đấu 32t, kíp xe 5 người. Động cơ điêzen công suất năng leo dốc 17°, đi dốc nghiêng 30°, vượt hào rộng 2,7m. vách đứng 0,8m, lội nước sâu 1,4m. đi ngầm sâu 5m với độ dài 700m (khi có thiết bị). Vũ khí: pháo rãnh xoắn cỡ l00mm (đạn 34 viên), tầm bắn trực tiếp 6,9km. gián tiếp 14.6km: súng máy song song và súng máy phía trước 7,62mm (đạn 3.000-3.500 viên); súng máy phòng không 12,7mm (đạn 200-300 viên). Các biến thể chính: T-54A (pháo ổn định trong mặt phẳng đứng và có bầu hút khói đầu nòng). T-54B (pháo ổn định trong hai mặt phẳng, có thiết bị nhìn đêm hồng ngoại), T-54K (T-54AK, T-54BK), xe chỉ huy, có thêm thiết bị thông tin chỉ huy; T-54M. cải tiến T-54 qua đại tu, có kết cấu và tính năng cơ bản giống xe tăng T-55. TQ có xe tăng kiểu T-59 (chế tạo từ cuối 1958) phỏng theo mẫu T-54. Trên cơ sở T-54, đã chế tạo pháo phòng khống tự hành ZSU-57-2 368kW (500cvl. tốc độ lớn nhất 55km/h. T-34 (T-34-85) là xe tăng chủ yếu của LX trong CTTG-II; là xe gốc để chế tạo các kiểu pháo tự hành SU-122, SU-85, SU-100, xe tăng phun lửa OT-34, OT-34-85 và nhiều loại xe chuyên dùng khác. T-34-85 có trong trang bị của QĐND VN, được sử dụng trong KCCM.



        T-54, xe tăng hạng trung của LX; chế thử 1946, sản xuất hàng loạt tại Khaccôp và trang bị cho QĐ LX từ 1947. Khối lượng chiến đấu 36-36,5t. Kíp xe 4 người. Thân dài 6,04m (cả pháo quay phía trước 9,0m); rộng 3,27m; cao 2,4m (không kể súng máy phòng không), vỏ giáp dày nhất 203mm (phía trước tháp pháo), l00mm (mũi xe). Động cơ điêzen công suất 382kW (520cv). Tốc độ lớn nhất 50km/h. Hành trình dự trữ 270-290km (đường đất), 420-440km (đường nhựa). Khả và nhiều loại xe đặc chủng khác. T-54 và các biến thể có trong trang bị của QĐ nhiều nước. Ở VN, T-54 đã được sử dụng trong các chiến dịch của cuộc KCCM. đặc biệt trong cuộc tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh.



        T-55. xe tăng hạng trung do LX chế tạo trên cơ sở cải tiến, hoàn thiện mẫu T-54 và đưa vào trang bị cho QĐ LX từ cuối những năm 50 của tk 20. Khối lượng chiến đấu 36-37t, kíp xe 4 người. Thân xe dài 6,2m (cả pháo quay phía trước 9,0m); rộng 3,27m; cao 2,35m (đến nóc tháp pháo), vỏ giáp dày nhất 203mm (tháp pháo), l00mm (mũi xe). Động cơ điêzen công suất 426kW (580cv); khả năng leo dốc 32°, đi dốc nghiêng 17°; vượt hào rộng 2,7m. vách đứng 0,8m; lội nước sâu l,4m; đi ngầm sâu 5m (khi có thiết bị). Tốc độ lớn nhất 50km/h. hành trình dự trữ 290-320km (đường đất), 485- 500km (đường nhựa). Vũ khí: pháo rãnh xoắn cỡ l00mm có ổn định trong hai mặt phẳng (đạn 43 viên), tầm bắn trực tiếp 6.9km. gián tiếp 14.6km; súng máy song song và súng máy phía trước 7.62mm (ở các xe sản xuất trước 5.1963. đạn 3.500 viên); súng máy phòng không 12,7mm (có từ mẫu T-55AM). Các biến thể của T 55 nhưT-55M, T-55A (T-55AD, T-55AM. T-55AMD T-55AM2B. T-55K, T-55AK, T-62...) sản xuất ở LX hoặc các kiểu khác ở Tiệp Khắc. Ba Lan. cải tiến ở Phần Lan. Ai Cập, Ixraen,... chủ yếu là tăng cường hỏa lực pháo, tăng công suất động cơ, hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống truyền lực, hệ thống bảo vệ (chống vũ khí NBC, có giáp phản ứng nổ...). Trên cơ sở T-55 đã chế tạo nhiều loại xe chuyên dụng: xe kéo tăng BTS (LX). MT-55 (Tiệp Khắc), KAN4-1 (Phần Lan), WZT (Ba Lan); xe bắc cầu MTU-20 (LX); xe tăng phun lửa TO-55, xe diệt tăng SU-122 (LX), tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 (LX), xe quét mìn BMR (LX). T-55 có trong trang bị của QĐ hơn 40 nước, trong đó có QĐND VN. Đã được sử dụng trong chiến tranh Trung Đông và chiến tranh Vùng Vịnh.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:22:41 pm »


        T-59. xe tăng hạng trung kiểu 59 của TQ do Tổ hợp công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) chế tạo từ 1957 đến 1960 theo mẫu T-54 của LX. Khối lượng chiến đấu 36t, kíp xe 4 người, công suất đơn vị 14,44 CV/t, áp suất trên nền 0.80kg/cm2. Xe dài 6.04m (cả pháo phía trước 9,0m), rộng 3,27m. Cao 2,59m, khoảng sáng gầm xe 0.425m, chiều dài xích chạm đất 3,84m. Động cơđiêzen 12150 4 kì, LV-12, làm mát bằng nước, công suất 380kW (520cv), dung tích hệ thống nhiên liệu 815 lít. Tốc độ lớn nhất 50km/h, hành trình dự trữ 420-440km (600km nếu mang thêm 2 thùng nhiên liệu phụ 400 lít). Vượt dốc cao 31 °, dốc nghiêng 17°, vách đứng cao 0,79m, hào rộng 2.7m; lội nước sâu l,4m (có thiết bị lội ngầm: 5,5m). Trang bị 1 pháo rãnh xoắn kiểu 59 cỡ l00mm. cơ số đạn 34 viên; 2 súng máy 7.62mm (song song và phía trước), đạn 3.500 viên; 1 súng phòng không 12,7mm. đạn 200 viên. Góc quay tháp pháo 360°, góc tầm pháo +17°/-4°. Có hệ thống ổn định vũ khí trong mặt phẳng thẳng đứng, hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, thiết bị nhìn đêm hồng ngoại chủ động, hệ thống chữa cháy bán tự động. Ngoài QĐ TQ. T-59 còn trang bị cho QĐ Pakixtan, Băngladet, Campuchia, Anbani. CHDC nhân dân Triều Tiên, Iran, Irắc, Tandania, Dimbabuê... Xuất hiện ở VN trong những năm 60 tk 20, được sử dụng trong KCCM và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Các biến thể: T-59-II trang bị pháo 105mm L7 (U2) của Mĩ, T-59 Retrophit Package lắp động cơ 533kW (730cv).



        T-62, xe tăng hạng trung do LX sản xuất từ 1961 trên cơ sở cải tiến và hiện đại hóa T-55. Khối lượng chiến đấu 37t và 37,5t (tùy theo loại xích); kíp xe 4 người. Thân xe dài 6,63m (cả pháo quay phía trước 9,335m), rộng 3,3m; cao 2,395m: vỏ giáp dày 20-102mm (thân xe) và 40-242mm (tháp pháo). Động cơ điêzen còng suất 425kW (580cv); tốc độ lớn nhất 50km/h; hành trình dự trữ 450km (đường nhựa), 320km (đường đất); khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 17°, vượt vách đứng 0,8m và hào rộng 2,85m; lội nước sâu 1.4m: đi ngầm sâu 5m (khi có thiết bị). Vũ khí: pháo nòng trơn 115mm, có hệ thống ổn định trong hai mặt phẳng... cơ số đạn 40 viên, tầm bắn gián tiếp 5.800m, trực tiếp 4.000m hoặc 3.000m (tùy theo loại đạn), súng máy song song 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm. Có thiết bị chữa cháy tự động, thiết bị nhìn đêm hồng ngoại. T-62 có trong trang bị của QĐ LX và gần 20 nước khác, trong đó có QĐND VN.



        T-69, xe tăng hạng trung của TQ do Tổ hợp công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) sản xuất từ 1969 trên cơ sở cải tiến kiểu T-59. Có hai mẫu: T-69-I và T-69-II. Khối lượng chiến đấu 36.5- 37t, kíp xe 4 người. Thân xe dài 6,24m (cả pháo: T69-I: 8,66m, T-69-II: 8,59m), rộng 3,3m (3,31m), cao 2,81m (súng phòng không 12,7mm ở thế hành quân). Động cơ điêzen công suất 425kW (580cv); khả năng leo dốc 31°. đi dốc nghiêng 21°: vượt vách đứng 0,8m, hào rộng 2,7m. Tốc độ lớn nhất 50km/h, hành trình dự trữ 440km (đường nhựa), 320km (đường đất). Vũ khí: pháo nòng trơn (hoặc rãnh xoắn) l00mm, đạn pháo 34 (44) viên, 1 súng máy phòng không 12,7mm với 500 viên đạn. 2(1) súng máy 7,62mm với 3.400 (3.000) viên đạn. Hệ thống điều khiển hỏa lực ISFCS có máy tính đường đạn; khí tài nhìn đêm hồng ngoại chủ động; máy do xa lade... T-69 có trong trang bị của QĐ TQ, Irắc, Iran, Pakixtan, Thái Lan... Trên cơ sở T-69 đã chế tạo các loại xe cứu kéo, bắc cầu, pháo phòng không tự hành... Các mẫu cải tiến tiếp theo là T-79 và T-80, trang bị pháo rãnh xoắn 105mm.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:24:53 pm »


        T-72. xe tăng chủ lực của LX sản xuất từ 1971. Khối lượng chiến đấu 41-41.5t, kíp xe 3 người. Thân xe dài 6,67m (cả pháo quay phía trước: 9,53m với pháo D81GM hoặc 9,24m với pháo 2A46), rộng 3,46m, cao 2,19m (đến nóc tháp pháo). Động cơđiêzen đa nhiên liệu, công suất 581kW (780cv); khả năng  leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 21°; vượt vách đứng 0,82m, hào rộng 2,8m; lội nước sâu l,3m. Tốc độ lớn nhất 60km/h; hành trình dự trữ 480-500km. vỏ giáp dày nhất 200mm (thân xe), 280mm (tháp pháo). Vũ khí: pháo nòng trơn 125mm có ổn định trong hai mặt phẳng, cơ số đạn 39 viên, tầm bắn trực tiếp 5km, gián tiếp 9,4km; súng máy song song 7,62mm (đạn 2.000 viên), súng máy phòng không 12,7mm (đạn 300 viên). Các mẫu cải tiến như T-72A, T-72B. T-72B1, T-72M (T-72M1), T-72G... khác nhau chủ yếu ở hệ thống điều khiển hỏa lực và một số chi tiết vỏ giáp. Các xe sản xuất gần đây có lắp giáp phản ứng nổ, công suất động cơ đến 617kW (840cv), cơ số đạn pháo 46 viên. Trên cơ sở T-72 đã chế tạo xe sửa chữa cứu kéo BREM-1, xe bắc cầu MTU-20, xe tăng công binh IMR-2... Tất cả các xe họ T-72 (trừ xe chỉ huy mang kí hiệu “K”) đều có thể lắp thiết bị quét mìn ở phía trước. T-72 còn được sản xuất ở Ấn Độ, Ba Lan, Sec- Xlôvakia, Nam Tư (xe tăng M-84). Rumani (TR-125) và lắp ráp ở Irắc. Được trang bị cho QĐ các nước thuộc Hiệp ước Vacsava trước đây và một số nước thế giới thứ ba. Đã sử dụng trong các cuộc chiến tranh Trung Đông và Vùng Vịnh.



        T-74. xe tăng chủ lực kiểu 74 do hãng Mitxubisi (Nhật Bản) chế tạo. Thử nghiệm (các mẫu STB-1 đến STB-6) từ 1969 đến 1973. Đưa vào trang bị cho lục quân Nhật 1974. Sản xuất hàng loạt 1975-91. Khối lượng chiến đấu 38,0t, kíp xe 4 người. Xe dài 6.7m (cả pháo phía trước 9,41m), rộng 3,18m, cao tới nóc tháp pháo 2,48m (tới súng phòng không 2,67m). Chiều dài xích chạm đất 4m, áp suất trung bình trên nền 0,80kG/cm2. Động cơ diezen 10ZF, 4 kì, V-10, đa nhiên liệu, làm mát bằng không khí, tăng áp bằng 2 máy nén khí, công suất 522,6kW (716cv). Tốc độ lớn nhất 60km/h. Cơ số nhiên liệu 950 lít, hành trình dự trữ 400km. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 22°, vách đứng cao 1m, hào rộng 2,7m; lội nước sâu 1m (có thiết bị lội ngầm: 4m). Hộp số thủy cơ MT-75A, 6 số tiến, 1 số lùi, lắp liền 1 khối với động cơ. Hệ thống treo thủy khí điều chỉnh được, cho phép mở rộng phạm vi thay đổi góc tầm của pháo, khoáng sáng gầm xe từ 0,25 đến 0,65m và giữ thăng bằng thân xe khi chạy trên dốc nghiêng. Trang bị 1 pháo rãnh xoắn 105mm L7A1, đạn 55 viên, góc hướng pháo 360°, góc tầm +15% 12° và 1 súng máy song song 7,62mm. 1 súng máy phòng không 12,7mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm: máy đo xa lade, kính ngắm chính pháo thủ, kính ngắm bổ trợ, hệ thống ổn định pháo, máy tính đường đạn kĩ thuật số, bàn điều khiển của trưởng xe và pháo thủ. Xe có hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, thiết bị hồng ngoại chủ động, hệ thống chữa cháy tự động.



        T-80. xe tăng chủ lực do LX sản xuất từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của tk 20. Khối lượng chiến đấu 39,7-43t, kíp xe 3 người. Thân xe dài 7,4m (cả pháo quay phía trước 9,9m); rộng 3,4m, cao 2,2m (đến nóc tháp pháo). Động cơ tuabin khí, công suất 735kW (l.000cv); khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 21°; vượt vách đứng 0,8m, hào rộng 2,95m; lội nước sâu l,4m. đi ngầm sâu 5m (khi có thiết bị). Tốc độ lớn nhất 70km/h. Vũ khí: pháo 125mm nòng trơn (cơ số đạn 45 viên), tên lửa chống tăng điều khiển bằng lade (9M119), súng máy song song 7,62mm (đạn 2.000 viên), súng máy phòng không 12,7mm (đạn 500 viên). Các mẫu cải tiến như T-80B (1978), T-80BV (1985), T-80U (1985), T-80UĐ (1987), T-80UK,... khác nhau chủ yếu ở hệ vũ khí, hệ thống điều khiển hỏa lực và một số chi tiết vỏ giáp (vỏ giáp phức hợp, sau lắp thêm giáp phản ứng nổ). T-80 chỉ trang bị cho QĐ LX trước đây và SNG ngày nay.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:26:35 pm »


        T-85. xe tăng chủ lực kiểu 85 TQ do Tổ hợp công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) chế tạo trên cơ sở cải tiến xe tăng chủ lực kiểu 80. Các biến thể chính: 85-11. 85-IIA (1989), T-85-IIM (1992). Khối lượng chiến đấu 41t, kíp xe 3 người. Xe dài 9.508m (cả pháo quay phía trước 10.28m), rộng 3,45m, cao 2,3m, khoảng sáng gầm xe 0,48m. Động cơ điêzen tăng áp 4 kì, V-12, công suất 533kW (730cv), công suất đơn vị 18,5cv/t. Tốc độ lớn nhất 57,25 km/h. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 22°. vách đứng cao 0,80m, hào rộng 2,7m; lội nước sâu l,4m (có thiết bị lội ngầm: 5m). Trang bị 1 pháo nòng trơn 125mm và 1 súng máy song song 7,62mm. 1 súng máy phòng không 12,7mm. Góc hướng pháo 360°, góc tầm +14°/-6°. Có hệ thống ổn định vũ khí trong hai mặt phẳng, máy đo xa lade. hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, chữa cháy tự động, thiết bị nhìn đêm tiên tiến. Biến thể mới kiểu 85-III (1995): khối lượng chiến đấu 41,7t; dài (cả pháo) 10.428m, cao 2,2m; công suất động cơ 733kW (l.000cv), công suất đơn vị 23,98cv/t; vận tốc lớn nhất 65km/h. Ngoài trang bị cho QĐ TQ, T-85 còn được xuất khẩu sang Pakixtan (từ 1991).



        T-90*, xe tăng chủ lực do Nga sản xuất trên cơ sở các xe tăng họ T-72. Đưa vào trang bị 1994. Khối lượng chiến đấu 46.5t, kíp xe 3 người. Xe dài 9,53m (pháo phía trước), 6,86m (pháo phía sau), rộng 3,37m, cao (đến nóc tháp pháo) 2,23m. khoảng sáng gầm xe 0.49m. Động cơ điêzen 4 kì, V-84 làm mát bằng nước, công suất 613.2kW (840cv). Dung tích hệ thống nhiên liệu trong xe 1.200 lít, dự trữ 400lít. Hộp số thủy cơ 7 số tiến, 1 số lùi. Hành trình dự trữ lớn nhất trên đường cứng 550km, đường đất 450-470km. Tốc độ lớn nhất 60km/h. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 22°, vách đứng cao 0,85m. hào rộng 2,8m: lội nước sâu l,8m (có thiết bị lội ngầm: 5m). Trang bị pháo nòng trơn 125mm 2A46A1 và 1 súng máy song song 7,62mm, 1 súng máy phòng không 12,7mm. 8 ống phóng đạn khói. Góc hướng pháo 360°, góc tầm +14°/-8°. Có hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, hệ thống chữa cháy tự động. Ngoài lớp giáp phản ứng nổ, còn trang bị hệ thống bảo vệ tự động “Stora-1”. Được đánh giá là một trong những kiểu xe có khả năng bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay.



        T-90**, xe tăng chủ lực của TQ do Tổ hợp công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) chế tạo từ 1991. Khối lượng chiến đấu 48t, kíp xe 3 người. Xe dài 7m, rộng 3.4m, cao 2m (tới nóc tháp pháo), khoảng sáng gầm xe 0,48m. công suất đơn vị 25cv/t. Tốc độ lớn nhất 60km/h. Vượt dốc cao 31°, vách đứng cao 0,85m. hào rộng 3m, đi dốc nghiêng 17°, lội nước sâu 1.4m. Động cơ điêzen 4 kì, V-8, làm mát bằng nước có tăng áp, công suất 876kW (1,200cv). Hộp số thủy cơ SESM 500 (Pháp) 4 số tiến, 2 số lùi. Động cơ và hộp số lắp thành một khối, có thể thay thế trong 30 phút. Trang bị 1 pháo nòng trơn 125mm và 1 súng máy song song 7,62mm. 1 súng máy phòng không 12,7mm, mỗi bên tháp pháo lắp 4 ống phóng đạn khói. Hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực được máy tính hóa kết hợp với kính ngắm ổn định lắp trên nóc xe. Xe có hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, thiết bị nhìn đêm khuếch đại ánh sáng mờ thế hệ 2, hệ thống chữa cháy tự động. Phía trước xe lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ kiểu môđun, có thể thay thế dễ dàng khi bị bắn hỏng. Xe được sơn bằng loại sơn phản xạ tia hồng ngoại. T-90 trang bị cho QĐ TQ gọi là kiểu 90-11. Được chế tạo theo giấy phép tại Pakixtan, sau phát triển thành xe tăng chủ lực kiểu 2000 hay AI Khalid.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:28:24 pm »


        T-VI TAIGƠ (xe tăng Con Cọp, A. Tiger), xe tăng hạng nặng do hãng Hen Sen (Hen Schel. Đức) chế tạo 4.1942. Từ 8.1942 đến 8.1944 đã xuất xưởng 1.350 xe. Khối lượng chiến đấu 56t, kíp xe 5 người, áp suất trên nền l,03kG/cm2. Động cơ điêzen 4 kì, V-12, làm mát bằng nước, công suất 440kW (600cv). Hệ thống truyền lực cơ khí. Hành trình dự trữ 120km. tốc độ lớn nhất 38km/h, lội nước sâu l,30m (495 xe loạt đầu có thiết bị lội ngầm tới 4m). Trang bị 1 pháo cỡ 88mm, nòng dài 4,92m, đạn 92 viên, góc quay hướng 360°. điều khiển bằng thủy lực; 2 súng máy 7,62mm. đạn 5.700 viên. Độ dày vỏ giáp mũi xe và phía trước tháp pháo l00mm. thành xe 80mm. Từ 1.1944 đến hết CTTG-II. Đức đã xuất xưởng 489 xe tăng cải tiến kiểu T-VIB “Cọp chúa”, khối lượng 68t, công suất động cơ 511 kW (700cv); trang bị 1 pháo 88mm. nòng dài 6,25m; vỏ giáp mũi xe dày 150mm. phía trước tháp pháo 180mm; tốc độ lớn nhất 35km/h.

        TẢ ĐỊNH (đồn Bắc), pháo đài ở tả ngạn sông Sài Gòn. xây dựng 1790 trên địa phận tổng Bình An, h. Phước Long, phủ Gia Định (nay thuộc phường Thủ Thiêm, q. 2, tp Hồ Chí Minh). Lúc đầu gọi là đồn Dốc Ngư, 1863 đổi là TĐ. Cùng với pháo đài Hữu Bình trên bờ đối diện tạo thành tiền đồn bảo vệ cửa ngõ đông nam thành Gia Định. 16.2.1859 khi tiến đánh chiếm Gia Định lần thứ nhất, tàu chiến của liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến công hai pháo đài này. Quân ta chống trả quyết liệt nhưng không bảo vệ được. Cà hai đồn bị pháo địch san bằng.

        TẠ HIỆN (Tạ Quang Hiện; 1841-?), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tạ Hiện (1883-87). Quê tổng Hổ Đội, h. Thụy Anh, phủ Thái Bình. t. Nam Định (nay thuộc h. Thái Thụy, t. Thái Bình). Sau khi đỗ tú tài võ, làm đốc binh Tuyên Quang, cùng Lưu Vĩnh Phúc đánh dẹp quân Cờ Vàng. 1882 làm đề đốc Nam Định, khi Pháp chiếm Nam Định (27.3.1883), đã tổ chức lực lượng đánh lại quân Pháp, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. Sau khi triều Nguyễn đầu hàng, thỏa hiệp kí hiệp ước Quý Mùi (1883), TH treo ấn từ quan, về quê chiêu tập nghĩa binh dựng cờ khởi nghĩa, phối hợp với các lực lượng nghĩa quân trong vùng tổ chức hoạt động chống Pháp, tiến hành nhiều trận tập kích thắng lợi ở Trà Lí, Diêm Điền. Quỳnh Côi... 2.1887 bị bắt trong trận đánh quyết liệt ở Phả Lại, sau đó trốn thoát lên vùng Đỏng Triều tiếp tục hoạt động chống Pháp.

        TẠ QUANG BẠO (S. 1941), nhà điêu khắc, họa sĩ trưởng Viện bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Quê xã Hà Lâm, h. Hà Trung, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1971, trung tá (1992); đv ĐCS VN (1974). Từ 1964 TQB đã có nhiều công trình tượng đài với quy mô lớn và tác phẩm điêu khắc, tiêu biểu là: “Mẹ Trường Sơn” (giải nhì triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1976), “Đảo tiền tiêu” (1980, giải nhất triển lãm mĩ thuật toàn quốc), “Nguyễn Trãi làng Nhị Khê” (1982), “Dòng sông Mê Công”, “Mẹ lá chắn I”, “Đêm mùa hạ” (giải nhất triển lãm điêu khắc 10 năm, 1983), “Mẹ lá chắn II” (giải nhất triển lãm toàn quốc về đề tài QĐ. 1984), “Sông Lô” (1987), “Chiến thắng Quế Sơn” (1988), “Kháng chiến chống Pháp”, “Kháng chiến chống Mĩ” (giải nhất triển lãm toàn quốc về đề tài chiến tranh CM 1990)... Huân chương: Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng ba...



        TẠ QUANG BỬU (1910-86), bộ trưởng BQP chính phủ VN DCCH (1947-48). Què xã Nam Hoành, h. Nam Đàn, t. Nghệ An. Tốt nghiệp cử nhân tại Trường Xoocbon (Pháp) và Trường Ôxphơt (Anh). 1936 về nước làm nghề dạy học, nghiên cứu khoa học tự nhiên, tham gia phong trào Hướng đạo sinh và truyền bá chữ quốc ngữ tại Huế. Sau CM tháng Tám (1945), giữ nhiều trọng trách trong chính phủ VN DCCH: tham nghị trưởng Bộ ngoại giao (1945-46), thành viên phái đoàn chính phủ tại hội nghị Phôngtennơblô (6.7-13.9.1946), thứ trưởng BQP (1946-47). Năm 1947-48 bộ trưởng BQP; ủy viên Hội đồng quốc phòng tối cao, thành viên phái đoàn chính phủ tại hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954). thay mặt BQP kí các văn bản QS với Pháp. 1955-58 thứ trưởng BQP. 1956 giám đốc đầu tiên Trường đại học bách khoa Hà Nội. 1965-76 bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, phó chủ tịch ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của VN, phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô... Đại biểu quốc hội khóa I-IV. Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) về công trình “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong KCCM cứu nước”.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:30:26 pm »


        TẠ THỊ KIỂU (Mười Lí; S. 1938), Ah LLVTND (1965). Quê xã An Thạnh, h. Mỏ Cày, t. Bên Tre; nhập ngũ 1963. đại tá (1993), phó giám đốc Bảo tàng Quân khu 7 (1984-99; đv ĐCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là cán bộ Ban chỉ huy  QS huyện Mỏ Cày. 1958 tham gia hoạt động trong vùng địch tạm chiếm. Kiên trì xây dựng và tổ chức phong trào quần chúng làm cơ sở cho đấu tranh chính trị và QS, kết hợp ba mũi giáp công, tổ chức và tham gia lãnh đạo hơn một trăm cuộc đấu tranh chính trị, vận động được 13 gia đình binh sĩ và 6 binh sĩ QĐ Sài Gòn theo CM. Tổ chức tiểu đội du kích liên tục hoạt động, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị. Lập mưu lừa địch đánh chiếm hai bốt An Bình và Kinh Quang. Trận phục kích trên đường Mỏ Cày (10.1961), bắn cháy một xe nhưng địch đông hơn đã đánh vào trận địa, TTK một mình ở lại chặn địch cho đồng đội rút. TTK đã chiến đấu 33 trận, diệt 7, bắn bị thương 11, bắt sống 13 địch, thu 24 súng. 12.1973 cán bộ Cục chính trị Quân khu 7. Từ 1984 đến 1999 phó giám đốc Bảo tàng Quân khu 7. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì...



        TẠ VĂN THIỂU nh MAI NĂNG

        TẠ XUÂN THU (Tạ Tiến; 1916-71), tư lệnh đầu tiên Quân chủng hải quân. Quê xã Tây Giang, h. Tiền Hải, t. Thái Bình; tham gia CM 1937. nhập ngũ 12.1944, thiếu tướng (1961); đv ĐCS VN (1938). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt giam. 9.1944 vượt ngục, tham gia Cứu quốc quân ở Chiến khu Việt Bắc. 3.1945 chỉ huy một đội của giải phóng quân đánh chiếm các đồn Chợ Chu, Chiêm Hóa, Sơn Dương và tham gia ủy ban giải phóng Hà Tuyên, trực tiếp chỉ huy chiến đấu giải phóng Tuyên Quang. 10.1945-50 chính trị viên Khu 1, chính ủy Khu 10, phụ trách mặt trận Tây tiến, kiêm ủy viên kiểm tra của Quân ủy trung ương và thanh tra QĐ. 1950-53 phái viên QS của chính phủ VN sang giúp chính phủ Lào, trực tiếp chỉ huy  bộ đội tình nguyện VN ở Thượng Lào. 1954-55 tư lệnh kiêm chính ủy Bộ đội biên phòng; chính ủy Sư đoàn 335. Tháng 11.1955-63 chính ủy kiêm cục trưởng Cục phòng thủ bờ biển. 1964 tư lệnh Quân chủng hải quân. 1965-71 chính ủy: Quân chủng hải quân. Binh chủng pháo binh, Học viện QS. Đại biểu Quốc hội khóa I, II. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        TABUN (O- Etyl - N, N - dimetyl photphoami- doxyanidat), chất độc thần kinh, công thức cấu tạo:


       
T tinh khiết là chất lỏng sánh không màu (T công nghiệp màu nâu thoảng mùi hoa quả chín, nồng độ lớn mùi tanh cá), nhiệt độ đông đặc -50°c, nhiệt độ sôi 230°c, độ bay hơi 0,6mg/l ở 20°c, tỉ trọng 1,082 ở 20°c (tỉ trọng hơi T so với không khí 5,6); tan ít trong nước (12%), dễ tan trong các dung môi hữu cơ và một số chất độc khác; thấm sâu vào gỗ, cao su, màng sơn dầu. T thường sử dụng ở trạng thái hơi, giọt lỏng hay xon khí, gây nhiễm độc qua đường hô hấp, da, niêm mạc mắt,... với các triệu chứng điển hình như: co hẹp đồng tử, nôn mửa, tiêu chảy. gây cảm giác sợ hãi, co giật, có thể dẫn tới tử vong. Liều độc tử vong trung bình qua đường hô hấp LQ50 = 0,4mg ph/1, qua da LD50 = 14mg/kg và hầu như không có thời gian ủ bệnh. Để phòng tránh T, dùng mặt nạ phòng độc và khí tài phòng da, để tiêu độc T, dùng các dung dịch kiềm, vôi clorua, canxi hypôclorit, amôniac, xôđa, phenolat. T do phát xít Đức chế tạo đầu tiên từ trước CTTG-II, thường nhồi nạp vào đạn pháo, cối, tên lửa, bom, mìn. thiết bị phun...

        TÁC CHIẾN, hành động đánh địch có tổ chức của các đơn vị LLVT để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tiến hành ở các quy mô: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật ở trên bộ, trên biển, trên không. TC có các loại cơ bản: tiến công (dạng đặc biệt là phản công) và phòng ngự. TC được tiến hành bằng các hình thức: trận chiến đấu. chiến dịch, đợt TC tập trung, hoạt động TC thường xuyên... Đặc điểm TC hiện đại: mục đích kiên quyết, không gian lớn, nhiều lực lượng tham gia, sử dụng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, kể cả vũ khí hủy diệt lớn, rất cơ động và linh hoạt, tình huống diễn biến khẩn trương, phức tạp, tiêu thụ phương tiện vật chất lớn. Đê tiến hành TC hiệu quả, phải huy động và sử dụng kết hợp nhiều lực lượng, hiệp đồng chặt chẽ, vận dụng phương pháp tác chiến phù hợp, tạo thế, lập thế có lợi, công tác bảo đảm TC chu đáo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:31:22 pm »


        TÁC CHIẾN ĐẶC CÔNG, tác chiến của các đơn vị đặc công để thực hiện nhiệm vụ được giao. Có hình thức TCĐC: trận chiến đấu, đòn dột kích, đợt tác chiến; được tiến hành ở mọi địa hình, trên mặt đất và dưới nước. Đặc điểm của TCĐC: lấy ít địch nhiều, đánh hiểm, tiêu diệt sinh lực đặc biệt và phá hủy phương tiện vật chất quan trọng của đối phương.

        TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ, loại bảo đảm tác chiến gồm tổng thể các hoạt động của bộ đội được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ hoàn toàn hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy bộ đội, điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động hệ thống đó của ta. TCĐT gồm: trinh sát điện tử, chế áp điện tử, bảo vệ điện tử. Thực hành kết hợp với tiêu diệt các phương tiện điện tử của đối phương. TCĐT xuất hiện vào đầu tk 20. Năm 1904 (chiến tranh Nga - Nhật), 2 tàu chiến của Nga đã dùng điện đài để trinh sát và phá thông tin liên lạc của tàu Nhật. Trong CTTG-I, TCĐT chỉ gây nhiễu vô tuyến điện từng phần, được phát triển cao hơn trong CTTG-II theo hướng phá hoạt động của rađa phòng không, hệ thống đạo hàng và thông tin vô tuyến điện. Trong thời gian này đã xuất hiện nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực. Thành công hơn cả là trong chiến dịch đổ bộ ở Noocmandi (1944), QĐ Mĩ - Anh đã sử dụng gần 700 máy phát nhiễu vô tuyến điện đật trên mặt đất, trên tàu biển và trên máy bay, đã đánh lừa được BTL Đức. Sau đó TCĐT được tiếp tục phát triển trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Trong cuộc chiến tranh xâm lược VN (1955-75), QĐ Mĩ đã sử dụng các biện pháp và phương tiện trinh sát điện tử, kể cả trinh sát vũ trụ, các phương tiện nhiễu điện tử, chủ yếu đặt trên máy bay. Để tiến hành TCĐT. QĐ Mĩ đã dùng tổ hợp các phương tiện nhiễu vô tuyến điện, các mục tiêu giả (tên lửa giả mục tiêu, dây kim loại...), tên lửa tự dẫn chống rađa, thiết bị phát hiện và điều khiển phương tiện TCĐT, ngoài ra còn sử dụng máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu vào TCĐT. LLVTND VN đã tiến hành TCĐT có hiệu quả trên lĩnh vực chống trinh sát điện tử, chống nhiễu và chống sát thương các phương tiện TCĐT. Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến tranh Côxôvô 1999 và chiến tranh Apganixtan (2001) QĐ Mĩ và liên quân đã sử dụng các phương tiện hiện đại nhất để tiến hành TCĐT. Hiện nay, trong QĐ nhiều nước xuất hiện những tổ hợp nhiều chức năng với mức độ tự động hóa cao, gồm thiết bị trinh sát điện tử, nhiễu điện tử, các mục tiêu giả, các phương tiện sát thương khí tài điện tử.

        TÁC CHIẾN ĐỘC LẬP PHÁO BINH, tác chiến trong đó hỏa lực pháo binh giữ vai trò quyết định trong việc sát thương sinh lực, phá hoại phương tiện vật chất của đối phương, thực hiện mục đích trận chiến đấu (chiến dịch). Được tiến hành trong trận chiến đấu độc lập hay đợt tác chiến tập trung theo ý định và kế hoạch chung của chiến dịch (chiến lược) và có phối hợp với các lực lượng khác về mặt bảo đảm tác chiến. Các mục tiêu của TCĐLPB thường là: sân bay, bên cảng, kho tàng, căn cứ QS... Ở VN, xuất hiện lần đầu từ trận pháo kích sân bay Gia Lâm (25.1.1947) trong KCCP và được phát triển trong KCCM từ trận pháo kích sân bay Biên Hòa (31.10.1964) bằng pháo mang vác loại nhỏ. Trong TCĐLPB, pháo binh VN đã sử dụng từ cối, ĐKZ, sơn pháo đến đạn hỏa tiễn bắn ứng dụng; từ các phân đội pháo binh luồn sâu chuyển sang xây dựng và sử dụng các phân đội, binh đội pháo binh chuyên trách. TCĐLPB là một bước phát triển mới của nghệ thuật sử dụng chiến đấu pháo binh.

        TÁC CHIẾN HIỆP ĐỔNG BINH CHỦNG, gọi chung tác chiến có lực lượng của nhiều binh chủng được phối hợp chật chẽ với nhau, theo một ý định và kế hoạch tác chiến thống nhất nhằm tạo sức mạnh tổng hợp tiêu diệt địch. Thường do người chỉ huy binh chủng hợp thành tổ chức, chỉ huy. Ngày nay, TCHĐBC trở thành phổ biến trong mọi loại, hình thức, quy mô và môi trường tác chiến.

        TÁC CHIẾN HIỆP ĐỔNG QUÂN BINH CHỦNG, tác chiến được tiến hành bằng sự phối hợp chặt chẽ các đơn vị LLVT thuộc các binh chủng của một quân chủng hoặc giữa các quân chủng, nhằm thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo một ý định và kế hoạch thống nhất. TCHĐQBC xuất hiện lần đầu tiên trong CTTG-I dưới hình thức trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng, thời gian này các binh chủng chiến đấu mới ra đời như pháo binh, xe tăng, máy bay... Từ CTTG-II, các quân chủng không quân, phòng không được thành lập, trang bị kĩ thuật chiến đấu của lục quân, hải quân được cải tiến. TCHĐQBC được tiến hành với sự phối hợp của nhiều binh chủng, quân chủng cả quy mô chiến dịch và chiến lược. Trong điều kiện hiện đại, TCHĐQBC giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:32:35 pm »


        TÁC CHIẾN PHẢN KÍCH MÙA THU 1952, các đợt phản kích của quân chí nguyện TQ (7 quân đoàn: 7,12,15, 38,40. 65 và 68) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên (2 quân đoàn: 1 và 3) đập tan kế hoạch tiến công của lực lượng QĐ LHQ do Mĩ cầm đầu (4 sư đoàn) trên tuyến Văn Đăng Lí - hạ lưu sông Lâm Tân và tuyến nam Bình Khang - bắc Kim Hóa, trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Diễn ra từ 18.9 đến 31.10, gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (18.9-5.10), sử dụng 7 quân đoàn (5 quân đoàn quân chí nguyện TQ. 2 quân đoàn Bắc Triều Tiên) tiến hành phản kích chiến thuật vào 20 vị trí xung yếu; giai đoạn 2 (6-31.10). quân chí nguyện TQ tãng cường lực lượng thêm 2 quân đoàn 7 và 15. mở rộng phản kích trên toàn tuyến. Sau 44 ngày đêm chiến đấu. tiến hành 74 lần phản kích vào 60 mục tiêu, chiếm được 17 điểm chốt, đẩy lui hơn 480 đợt tiến công của QĐ LHQ. loại khỏi chiến đấu hơn 27 nghìn địch, thu hơn 2.300 súng các loại, phá hủy 57 khẩu pháo, 141 xe QS (có 67 xe tăng), bắn rơi 183 máy bay. Trong TCPKMT 1952 quân chí nguyện TQ và QĐ Bắc Triều Tiên đã tập trung được ưu thế về binh lực, hỏa lực, vận dụng linh hoạt phương thức tác chiến để giành thắng lợi.

        TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG, hoạt động tác chiến có tổ chức của lực lượng phòng không đánh trả các cuộc tiến công đường không, đổ bộ đường không, xâm phạm vùng trời của đối phương để bảo vệ mục tiêu và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Theo quy mô, có TCPK: chiến thuật và chiến dịch. TCPK được tiến hành dưới các hình thức: trận chiến đấu phòng không, trận chiến đàu phòng không then chốt (then chốt quyết định), hoạt động TCPK thường xuyên, đợt hoạt động TCPK tập trung, chiến dịch phòng không.

        TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG CƠ ĐỘNG, hình thức chiến thuật sử dụng lực lượng pháo, tên lửa phòng không cơ động để phục kích, đón lõng đánh địch trên không. TCPKCĐ thường được tiến hành ở vòng ngoài các yếu địa lớn. bảo vệ giao thông vận chuyển trên các tuyến đường quan trọng, bảo vệ các kho hàng, nơi tập kết phương tiện vật chất, bảo vệ các mục tiêu dự kiến địch sẽ đánh phá, đánh các loại mục tiêu đặc biệt ở những hướng (khu vực) chúng có thể đột nhập hoặc hoạt động (máy bay không người lái, máy bay bay thấp, máy bay trinh sát, gây nhiễu, tên lửa hành trình...). TCPKCĐ đã được vận dụng để chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mĩ ở Bắc VN (1965-72).

        TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG TRỰC TIẾP BẢO VỆ MỤC TIÊU, hình thức chiến thuật sử dụng pháo phòng không, tên lửa phòng không bố trí thường xuyên ở những vị trí then chốt, cách mục tiêu bảo vệ một khoảng thích hợp; đánh địch trước khi chúng cắt bom, bắn phá, để bảo vệ mục tiêu an toàn, dài ngày. TCPKTTBVMT thường tiến hành đánh địch ở khu vực trận địa chốt và kết hợp với cơ động đánh địch ở vòng ngoài. Vận dụng hỗn hợp hai cách này thường để bào vệ các yếu địa lớn và trung bình: trường hợp này thường có nhiều lực lượng (tên lửa, pháo phòng không) tham gia để hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống hỏa lực có chiều sâu, nhất là ở hướng chủ yếu, đánh địch từ xa đến gần, trực tiếp bảo vệ vững chắc mục tiêu. TCPKTTBVMT được vận dụng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mĩ ở Bắc VN (1965-72).

        TÁC CHIẾN PHÒNG NGỰ HÈ THU 1951. đợt tác chiến phòng ngự của quân chí nguyện TQ (7 quân đoàn: 12, 26, 42, 47, 64, 67 và 68) và QĐ Bắc Triều Tiên (3 quân đoàn: 2, 3, 5), chống lại các cuộc tiến công của lực lượng QĐ LHQ do Mĩ cầm đầu (Mĩ 4 sư đoàn, Anh 1 sư đoàn và 2 lữ đoàn, Thái Lan 1 trung đoàn) và QĐ Nam Triều Tiên (5 sư đoàn) trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Diễn ra từ 18.8 đến đầu tháng 11, tại khu vực sông Bắc Hán - bờ Biển Đông (khoảng 80km) và các khu vực núi Dạ Nguyệt, Thiện Đức, Tây Thiết Nguyên, Liên Xuyên, núi Phong Hóa, núi Kiều Nham ở phía nam Kim Thành, Văn Đăng Lí, Sa Thức Lí, các điểm cao 1211, 1052, 851... Trong TCPNHT1951 quân chí nguyện TQ và QĐ Bắc Triều Tiên đã thực hiện có hiệu quả và rút được nhiều kinh nghiệm về cách đánh phòng ngự trận địa (có đường hầm) kết hợp phản kích, loại khỏi chiến đấu hơn 79 nghìn địch, buộc lực lượng QĐ LHQ phải chấp nhận lấy tuyến tiếp xúc thực tế làm giới tuyến QS giữa hai bên.

        TÁC CHIẾN TRÌ HOÃN, tác chiến ngăn cản, làm chậm tiến công của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chủ yếu tranh thủ thời gian thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng TCTH được xác định nhiệm vụ, yêu cầu, địa điểm, thời gian và cách kìm giữ địch. TCTH diễn ra chủ yếu khi rút lui hoặc phòng ngự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:33:40 pm »


        TÁC CHIẾN VÒNG NGOÀI, tác chiến được tiến hành trong phòng ngự (phòng thủ) chủ yếu do LLVT địa phương tiến hành bên ngoài khu vực phòng ngự (phòng thủ) nhằm phát hiện, tiêu hao, ngăn chặn làm chậm bước tiến công, buộc địch phải phân tán đối phó và triển khai đội hình sớm, kéo dài thời gian, sớm bộc lộ ý định hành động. Phương pháp TCVN: trụ bám quần lộn. đánh bên sườn, đánh phía sau đội hình địch khi chúng vượt qua, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng phòng ngự (phòng thủ)... và lực lượng cơ động tiến công đánh địch. Trên những hướng quan trọng có thể có bộ đội chủ lực, lực lượng tinh nhuệ, chuyên trách và bộ phận lực lượng dự bị cơ động bố trí sẵn để đánh địch. Tuỳ tình hình TCVN có thể tổ chức các chốt, cụm chốt (điểm tựa, cụm điểm tựa), cụm xã chiến đấu. căn cứ chiến đấu. Trên hướng chiến dịch chiến lược quan trọng có thể tổ chức khu vực TCVN. Trong TCVN thường vận dụng cách đánh linh hoạt như tập kích, phục kích, phá cầu cống, bắn tỉa...

        TÁC NGHIỆP BẢN ĐỒ, hình thức huấn luyện QS nhằm rèn luyện cho người học kĩ năng thao tác (viết, vẽ) trên bản đồ, sơ đồ hoặc phương tiện kĩ thuật theo một tưởng định nhất định. TNBĐ được tiến hành dưới sự hướng dẫn của người chỉ huy  (giáo viên); thường vận dụng trong huấn luyện cán bộ, học viên các học viện, nhà trường và nhân viên chuyên môn.

        TÁC PHONG QUÂN NHÂN, phong cách sống, làm việc và sinh hoạt của quân nhân trong công tác và trong quan hệ với cấp trên, cấp dưới, với nhân dân, được quy định trong Điều lệnh quân lí bộ đội. TPQN được biểu hiện bằng việc chấp hành điều lệnh, giữ vững phẩm chất, đạo đức CM, có ý thức tổ chức ki luật, tinh thần đoàn kết, tương trợ, nếp sống văn minh, thái độ khiêm tốn, biết tự chủ và tự trọng. Thực hiện đúng TPQN là góp phần xây dựng QĐ CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

        TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG, toàn bộ các quỹ tiền tệ và các quan hệ tài chính do các doanh nghiệp quốc phòng quản lí và sử dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoặc sửa chữa vũ khí, trang bị đồ dùng QS và tham gia sản xuất kinh doanh các mặt hàng kinh tế. Nhiệm vụ chủ yếu: quân lí, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao; huy động và đầu tư tiền vốn vào các cơ hội kinh doanh vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán cao và phát triển bển vững; quản lí, sử dụng mọi khoản thu. chi tài chính một cách hợp lí, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất; quản lí, sử dụng các quỹ chuyên dùng, các khoản kinh phí sự nghiệp, các khoản hỗ trợ của nhà nước đúng mục đích; chấp hành nghiêm pháp luật về thu nộp ngân sách... TCDNQP phải giải quyết những mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước và BQP thông qua hệ thống pháp luật và chính sách tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động công ích của nhà nước, của QĐ; giữa doanh nghiệp với thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính; giữa doanh nghiệp với bạn hàng, với đối tác kinh doanh... Thông qua các mối quan hệ này, doanh nghiệp xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào, khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ đầu ra; huy động đầy đủ, kịp thời nguồn vốn sản xuất - kinh doanh, sử dụng linh hoạt các công cự huy động vốn; xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp trên thị trường, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện phương thức sản xuất - kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn.

        TÀI CHÍNH QUÂN ĐỘI, 1) bộ phận của kinh tế quân sự bao gồm những hoạt động quản lí và bảo đảm tài chính cho các đơn vị QĐ. Nhiệm vụ chủ yếu: lập dự toán ngân sách; cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán ngân sách; quản lí vốn và tài sản QĐ: tổ chức công tác kế toán, thống kê và thực hiện một số nghiệp vụ về kho bạc, ngân hàng; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tài chính của các ngành, các đơn vị và tổ chức kinh tế trong QĐ. Hệ thống TCQĐ được xây dựng theo hệ thống tổ chức của QĐ. từ BQP đến đơn vị cơ sở; 2) toàn bộ của cải được tính bằng tiền do QĐ quản lí và sử dụng (theo nghĩa rộng); 3) toàn bộ các quan hệ tài chính và vốn bằng tiền do QĐ quản lí và sử dụng, chủ yếu bao gồm: kinh phí thuộc ngân sách nhà nước cấp, tài chính doanh nghiệp quốc phỏng, các nguồn lực tự huy động tại các cơ quan, đơn vị...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 08:34:38 pm »


        TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ, tài liệu kĩ thuật cho sản phẩm KTQS dưới dạng bản vẽ và văn bản, xác định quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm, kể cả những số liệu để tổ chức dây chuyền sản xuất. TLCN bao gồm: phiếu công nghệ, phiếu tiến trình, bản vẽ phác thảo và chi tiết láp ráp, các bản hướng dẫn công nghệ; bản thống kê phân xưởng, trang thiết bị gia công và vật liệu. Phiếu tiến trình, văn bản công nghệ chính (cơ bản), có ở tất cả các giai đoạn khi lập hồ sơ gia công (sản xuất), bao gồm: thuyết minh quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cho tất cả các nguyên công theo một thứ tự nhất định: chi dẫn trang thiết bị gia công, vật liệu và chi phí nhân công... Trong bản vẽ phác thảo, công nghệ chế tạo sản phẩm được biểu thị bằng bản vẽ (ở dạng phác thảo). Trong phiếu chi tiết lắp ráp. ghi các số liệu về chi tiết, đơn vị lắp ráp và vật liệu. Trong hướng dẫn công nghệ có thuyết minh biện pháp làm việc hoặc phương pháp kiểm tra quy trình công nghệ, quy tắc sử dụng trang thiết bị và dụng cụ, các biện pháp an toàn. Trong bản thống kê phân xưởng nêu số liệu về tiến trình phải đi qua của sản phẩm theo các phân xưởng của xí nghiệp (nhà máy). Bản thống kê thiết bị gia công liệt kê dụng cụ và phụ tùng cần thiết để chế tạo sản phẩm. Bản thống kê vật liệu, liệt kê chi tiết định mức tiêu hao vật tư. Ngoài ra TLCN còn có tài liệu chuyên sâu: phiếu nguyên công (chia quy trình công nghệ ra các nguyên công) và phiếu công nghệ theo các loại công việc (tạo vật đúc, ướm vật liệu, lấy dấu...). TLCN được thể chế hóa bằng các tiêu chuẩn thống nhất của nhà nước.

        TÀI LIỆU KĨ THUẬT, hệ thống tài liệu chứa các thông tin về một (hoặc một tổ hợp) sản phẩm từ lúc thiết kế đến khi hủy. Gồm: tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, tiêu chuẩn kĩ thuật, tài liệu khai thác (hướng dẫn sử dụng, lí lịch, bảng thống kê đồng bộ phụ tùng...) và một số loại tài liệu khác.

        “TÀI LIỆU MẬT LẦU NĂM GÓC”, công trình nghiên cứu về chính sách của Mĩ đối với VN trong những năm 1945- 68, do tập thể các nhà khoa học (36 người) tham gia nghiên cứu, biên soạn dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mac Namara, tên gọi chính thức: “Lịch sử quá trình ra quyết định của Mĩ đối với Việt Nam”. Công trình bắt đầu 6.1967, hoàn thành đầu 1969, gồm 47 tập với 3.000 trang tường thuật, phân tích và 4.000 trang tư liệu. Nội dung phản ánh chính sách của Mĩ về vấn đề VN dưới thời các tổng thống Truman. Aixenhao, Kennơdi, Giônxơn; phân tích những sai lầm của chính phủ Mĩ khi quyết định leo thang can thiệp vào VN... 6.1971 do sự tiết lộ của Đanien Enxbec (thành viên trong nhóm biên soạn), phần lớn nội dung của “TLMLNG” lần lượt được đăng tải trên tờ “Thời báo Niu Ooc” và một số báo khác ở Mĩ (mặc dù chính quyền Nichxơn lúc đó tìm cách ngăn chặn). Công trình có giá trị sử liệu về cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra ở VN, góp phần thúc đẩy phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

        TÀI LIỆU THIẾT KẾ, tài liệu kĩ thuật cho sản phẩm KTQS. xác định thành phần, cấu tạo và nguyên lí làm việc của sản phẩm, các số liệu cần thiết cho việc thiết kế, chế tạo, kiểm tra, nghiệm thu, thử nghiệm, sử dụng và sửa chữa sản phẩm. TLTK bao gồm: các bản vẽ, bản thống kê các chi tiết lắp ráp, bản tính toán, bản thuyết minh, các tiêu chuẩn kĩ thuật, sơ đồ, biểu đồ, các bảng biểu, phương pháp thử nghiệm... Dựa vào giai đoạn công nghệ, TLTK chia ra: các văn bản thiết kế nguyên lí, kĩ thuật (thiết kế sơ đồ, thiết kế kĩ thuật) và các văn bản gia công sản xuất (sản phẩm thử nghiệm, sản xuất loạt đầu, sản xuất đơn chiếc và hàng loạt). Ngoài ra TLTK còn có tài liệu hướng dẫn sử dụng và sửa chữa sản phẩm. TLTK dược thể chế hóa bằng các tiêu chuẩn thống nhất của nhà nước.

        TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, nguồn lực vật chất của mỏi trường tự nhiên (đất đai, khoáng sản, động thực vật, nguồn nước, không khí, bức xạ Mặt Trời, các nguồn năng lượng tự nhiên như dòng chảy, thủy triều, địa nhiệt, gió...) được con người khai thác, sử dụng phục vụ các nhu cầu đa dạng của quá trình sản xuất và đời sống. Danh mục TNTN luôn được mở rộng theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật và tiến bộ xã hội. Theo mức độ thay đổi về lượng trong quá trình khai thác, có: tài nguyên vô tận, tài nguyên phục hồi được, tài nguyên không thể phục hồi. Tài nguyên vô tận là những TNTN có trữ lượng rất lớn hoặc thường xuyên được phục hồi, tái tạo theo các quy luật tự nhiên (nước, không khí. bức xạ Mặt Trời, các nguồn năng lượng tự nhiên...). Tài nguyên phục hồi được là những TNTN có thể tái tạo trong quá trình sử dụng sau một thời gian nhất định (nước ngầm, độ phì của đất, các loài động vật, thực vật...), tuy nhiên sự phục hồi có thể bị cạn kiệt nếu mức độ khai thác vượt quá khả năng phục hổi. Tài nguyên không thể phục hổi là những TNTN (chủ yếu là khoáng sản) được hình thành trong quá trình dài lâu (hàng triệu năm) hoặc trong những điều kiện địa chất, khí hậu hết sức đặc biệt, khó lặp lại. Do nhu cầu sử dụng vật chất tự nhiên và năng lượng ngày càng tăng, việc sử dụng hợp lí và giữ gìn, bảo vệ các nguồn TNTN là một trong những vấn đề sống còn, có ý nghĩa toàn cầu.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM