Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:05:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20550 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 07:25:23 am »


        THƯỢNG SĨ. bậc quân hàm cao nhất của hạ sĩ quan, liền trên trung sĩ, trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, TS được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33/SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ tiểu đội trướng và tương đương.

        THƯỢNG TÁ, bậc quân hàm sĩ quan liền trên trung tá, dưới đại tá trong LLVT một số nước. Trong QĐND VN, được quy định lần đầu tại luật về chế độ phục vụ của sĩ quan QĐND VN (1958); luật về sĩ quan QĐND VN (1981) bỏ cấpTT; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật về sĩ quan QĐND VN (1991) khôi phục lại cấp TT. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), TT là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ lữ đoàn trưởng và tương đương.

        THƯỢNG THƯ BỘ BINH (cổ), chức vụ đứng đầu Bộ binh (tương tự bộ trưởng BQP ngày nay) theo quan chế cổ, hàm tòng nhị phẩm. Chức vụ thượng thư có từ triều Lí (1010- 1225), nhưng mãi đến đời Trần Thuận Tông (1388-98) mới có TTBB. Nhiệm vụ của TTBB: ban đầu là lo việc trang bị vũ khí và phương tiện cho QĐ; bảo đảm an ninh biên giới và các khu vực hiểm yếu; tổ chức giao thông liên lạc bằng trạm dịch và những công việc khẩn cấp khác. Đến cuối thời Hậu Lê, nhiệm vụ được mở rộng thêm: tổ chức các khoa thi bác cử, sở cử, tuyển bổ các viên chỉ huy để trình nhà vua duyệt; tổ chức việc sản xuất, sửa chữa và cấp phát binh khí; quản lí cấp phát quân điền và lương lộc, tiền tuất. Cuối triều Nguyễn, TTBB và Bộ binh chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

        THƯỢNG TƯỚNG, bậc quân hàm liền trên trung tướng trong LLVT một số nước. Trong QĐND VN, được quy định lần đầu tiên tại sắc lệnh 33/sL ngày 22.3.1946. Các quân nhân được trao TT đầu tiên (1958) trong QĐND VN: Văn Tiến Dũng, Chu Văn Tấn.

        THƯỢNG ÚY, bậc quân hàm sĩ quan liền trên trung úy, dưới đại úy, trong LLVT một số nước. Trong QĐND VN, TU được quy định lần đầu 29.4.1958 tại luật về chế độ phục vụ của sĩ quan QĐND VN. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), TU là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ trung đội trưởng và tương đương.

        TỈ LỆ BẢN ĐỔ, tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ và khoảng cách nằm ngang tương ứng trên thực địa. Được biểu thị dưới dạng một phân số có từ số bằng 1, mẫu số là số lần thu nhỏ khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách nằm ngang tương ứng trên thực địa. TLBĐ còn được biểu thị bằng thước tỉ lệ.

        TỈ LỆ BỆNH BINH, tỉ lệ phần trăm giữa số người ốm phải nghỉ việc tại đơn vị và điều trị tại các tuyến quân y với quân số của đơn vị, tính theo số trung bình/ngày (cg là tỉ lệ ốm nghỉ việc trung bình/ngày). Bao gồm: tỉ lộ ốm nghỉ việc tại đơn vị; tỉ lệ ốm nghỉ việc tại bệnh xá trung đoàn, sư đoàn; tỉ lệ ốm điều trị tại bệnh viện; tỉ lệ nghỉ dưỡng bệnh... Cơ sở để đánh giá tình hình sức khoẻ của bộ đội và khả năng bảo đảm quân số khỏe cho chiến đấu. TLBB trong chiến đấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện lao động và chiến đấu, điều kiện bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tình hình bệnh tật tại khu vực... Trong KCCM ở nhiều chiến trường miền Nam VN, do ảnh hường của các loại dịch bệnh, chủ yếu là bệnh sốt rét, TLBB cao hơn tỉ lệ thương binh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức chiến đấu của bộ đội.

        TỈ LỆ QUÂN SỐ KHỎE, tỉ lệ phần trăm giữa quân số khỏe có khả năng chiến đấu, công tác, lao động và học tập với tổng quân số của một đơn vị trong một khoảng thời gian (tháng, quý, năm). Được tính gián tiếp thông qua tỉ lệ bệnh binh theo công thức: TLQSK = 100% - tỉ lệ bệnh binh.

        TỈ LỆ THƯƠNG BINH, tỉ lệ phần trăm giữa số người bị thương trong chiến đấu được chuyển về tuyến quân y trung đoàn (hoặc tương đương) với quân số tham gia chiến đấu. Thường được tính theo trận chiến đấu, chiến dịch, hoặc thời gian chiến đấu (ngày, tháng, năm)... TLTB cao hoặc thấp tùy thuộc vào tính chất ác liệt của chiến đấu, so sánh lực lượng giữa ta và địch, trình độ kĩ thuật của bộ đội, trình độ chỉ huy tác chiến, ảnh hưởng của những yếu tô địa hình, thời tiết... Dự báo TLTB là một trong các yếu tố quan trọng đối với việc lập kế hoạch tác chiến cũng như kế hoạch bảo đảm cho các trận đánh, chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 07:26:46 am »


        TỈ LỆ TỬ VONG, tỉ lệ phần trăm giữa số bị chết trong chiến đấu với tổng số thương vong hoặc với quân số tham gia chiến đấu. Các TLTV: TLTV hỏa tuyến so với tổng số thương vong là ti lệ phần trăm giữa số chết trong chiến đấu ở hỏa tuyến chưa kịp đưa tới tuyến quân y trung đoàn với tổng số thương vong trong chiến đấu của đơn vị trong cùng thời gian. TLTV hỏa tuyến so với quân số tham chiến là tỉ lệ phần tràm giữa số chết trong chiến đấu ở hỏa tuyến chưa kịp đưa tới tuyến quân y trung đoàn với tổng quân số tham chiến của đơn vị, bao gồm các lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng tăng cường và các lực lượng phục vụ chiến đấu. TLTV ở từng tuyến quân y là tỉ lệ phần trăm giữa số thương binh chết ở từng tuyến quân y (tuyến quân y trung đoàn, tuyến quân y sư đoàn...) với tổng quân số tham chiến của đơn vị, hoặc với tổng số thương binh được tuyến đó thu dung trong cùng thời gian. Có TLTV: ở trạm quân y trung đoàn, ở trạm quân y sư đoàn, ở bệnh viện dã chiến. TLTV trên đường vận chuyển là tỉ lệ phần trăm giữa số thương binh chết trên đường vận chuyển giữa các tuyến quân y với tổng quân số tham chiến của đơn vị, hoặc với số thương binh được vận chuyển. Có TLTV trên đường vận chuyển từ trạm quân y trung đoàn về trạm quân y sư đoàn và từ trạm quân y sư đoàn về bệnh viện dã chiến...

        TỊ NẠN CHIẾN TRANH, sự lánh nạn của công dân nước đang có xung đột quân sự hoặc chiến tranh sang một nước khác để thoát khỏi sự nguy hiểm đe dọa tính mạng và cuộc sống. Người TNCT thường ra đi ồ ạt, không có tổ chức, không có khả năng đảm bảo đời sống, phải trông cậy vào chính sách nhân đạo của chính quyền nơi đến và các tổ chức quốc tế. TNCT trở thành vấn đề nan giải cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế (làm suy giảm nển kinh tế, gây hậu quả xấu về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái...). Nguyên nhân của TNCT thường do: xung đột (quyền lực. chủng tộc, dân tộc, tôn giáo), nội chiến, chiến tranh xâm lược, âm mưu của các thế lực thù địch. 1949 LHQ đã thành lập Cơ quan cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR hoặc HCR), bắt đầu hoạt động 1.1.1951 nhằm giúp đỡ người tị nạn toàn thế giới. Để có thể chấm dứt TNCT, cần tiến hành các giải pháp chính trị trên cơ sở thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, tôn trọng chủ quyền của các dân tộc, đoàn kết để phát triển đất nước và đấu tranh loại trừ chiến tranh xâm lược.

        TỊ THỰC KÍCH HƯ (cổ), tránh lực lượng mạnh và chỗ mạnh (tị thực), đánh lực lượng yếu và chỗ yếu (kích hư) của đối phương. TTKH thường được vận dụng khi chọn hướng và mục tiêu tiến công, nhất là trong trường hợp lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.

        TlỀM LỰC, khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh hiện thực nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định. TL được phân ra: tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực khoa học và công nghệ... Mỗi loại TL có chỉ số về số lượng và chất lượng khác nhau, nhưng có mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố của mỗi loại TL và giữa các loại TL. TL muốn trở thành sức mạnh hiện thực phải thông qua yếu tố hoạt động chủ quan của con người.

        TIỀM LỰC CHIẾN TRANH. khả năng về các nguồn lực của một quốc gia hoặc; một bên tham chiến có thể huy động để tiến hành chiến tranh, Được thể hiện: trước hết ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực chiến đấu của các LLVT và của toàn dân trước sự phát triển và yêu cầu của chiến tranh; nguồn dự trữ về sức người, sức của của đất nước, sức sống của nền kinh tế trong chiến tranh... TLCT được xây dựng trên nền tảng tổng thể các tiềm lực của đất nước, trong đó tiềm lực quân sự và tiềm lực kinh tế quân sự có ảnh hưởng trực tiếp. Các nước đều coi trọng tích lũy và phát triển TLCT. Trong chiến tranh hiện đại, bên nào trội hơn đối phương về TLCT sẽ có lợi thế về lực lượng để giành thắng lợi.

        TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ - TINH THẦN, khả năng về chính trị - tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh vật chất hiện thực nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Được biểu hiện trước hết ở hệ tư tưởng, chế độ chính trị - xã hội, hệ thống các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước; trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm. trạng thái tâm lí... của các thành viên trong xã hội trước những nhiệm vụ đặt ra đối với họ. TLCT-TT có mối liên hệ hữu cơ với các loại tiềm lực khác và ở một mức độ đáng kể, quyết định hiệu quả sử dụng các tiềm lực đó. Trong QS. TLCT-TT được biểu hiện ở ý chí, quyết tâm của quần chúng nhân dân và LLVT sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để thực hiệp nhiệm vụ. Trong mỗi cuộc chiến tranh, mỗi nhiệm vụ QS, việc động viên TLCT-TT nhằm tạo thành một yếu tố của sức mạnh QS hiện thực phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh và nhiệm vụ QS được tiến hành, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội, quan niệm về giá trị đạo đức, trình độ văn hóa của dân tộc, năng lực lãnh dạo. quản lí của nhà nước...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 07:27:48 am »


        TIỀM LỰC KHOA HỌC, khả năng về khoa học (xã hội và nhân văn. tự nhiên, kĩ thuật) có thể huy động nhằm giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội. Được biểu hiện ở trình độ và khả năng phát triển khoa học; ở số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học; ở cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biện và ứng dụng khoa học... TLKH có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của khoa học QS, nghệ thuật QS, khoa học KTQS, các môn khoa học xã hội và nhân văn khác trong lĩnh vực QS, cơ cấu tổ chức LLVT, công tác chỉ huy và quản lí bộ đội... Mức độ động viên TLKH phục vụ cho nhiệm vụ QS và chiến tranh phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của nhiệm vụ QS và của cuộc chiến tranh, vào bàn chất chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển lực lượng sàn xuất của mỗi nước.

        TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, khả năng về khoa học và công nghệ có thể huy động để giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội. Được biểu hiện ở: trình độ phát triển khoa học và công nghệ; số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ... TLKHVCN của đất nước có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực QS, quốc phòng, cơ cấu tổ chức LLVT, công tác chỉ huy và quản lí bộ đội... Mức độ động viên TLKHVCN của đất nước phục vụ nhiệm vụ QS, quốc phòng và chiến tranh phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh và nhiệm vụ QS. quốc phòng, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất của mỗi nước.

        TlỀM LỰC KINH TẾ. khả năng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh; cơ sở vật chất của các tiềm lực khác. Được biểu hiện ở; trình độ và khối lượng sản xuất xã hội; nhịp độ tăng trường của nền kinh tế; nguồn dự trữ tài nguyên và lao động... Trong lĩnh vực QS. TLKT được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như: khối lượng và chất lượng các nguồn lực có thể động viên đáp ứng nhu cầu QS, quốc phòng và chiến tranh; tính cơ động và sức sống của nền kinh tế trước sự thử thách ác liệt của chiến tranh. Mức độ động viên TLKT cho QS, quốc phòng và chiến tranh phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh và nhiệm vụ QS, quốc phòng cụ thể, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sán xuất.

        TIỀM LỰC KINH TẾ QUÂN SỰ, bộ phận đặc thù trong tiềm lực kinh tế, thể hiện khả năng tiềm tàng về kinh tế quân sự mà một quốc gia có thể huy động để đáp ứng các nhu cầu đối phó với chiến tranh và các nguy cơ khác đe dọa quốc phòng -  an ninh của đất nước; một bộ phận của những ngành kinh tế cơ bản và dịch vụ xã hội khác (bưu chính - viễn thông, giao thông vận tải, y tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục và văn hóa...); cơ cấu TLKTQS bao gồm các ngành công nghiệp quốc phòng, có nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp đảm bảo các nhu cầu hoạt động của LLVT và tư liệu sản xuất cho công nghiệp quốc phòng. Đặc trưng nổi bật nhất của TLKTQS là không trực tiếp tham gia vào quá trình tái sản xuất mở rộng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trên phạm vi toàn xã hội. TLKTQS phải được chuẩn bị trong thời bình đề sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra. Chuẩn bị TLKTQS bao gồm việc chuẩn bị các nguồn lực dự trữ chiến lược quốc gia và khả năng huy động để kịp thời bổ sung cho nhu cầu đột biến về các nguồn nhân lực, vật lực khi có chiến tranh (xt động viên kinh tê). Quá trình xây dựng và phát triển TLKTQS không chỉ dựa vào các khả năng về nhân lực, vật lực mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức, quản lí và huy động các nguồn lực đó, trong đó các quan điểm, đường lối, cơ chế, chính sách và các hoạt động thực tiễn liên quan của nhà nước có vai trò quyết định.

        TlỀM LỰC QUÂN SỰ, khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh hiện thực phục vụ nhiệm vụ QS và tiến hành chiến tranh. Được biểu hiện trước hết ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các LLVT (cả về nhân lực, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất bảo đảm, khoa học QS, nghệ thuật QS...); nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ nhiệm vụ QS và tiến hành chiến tranh. TLQS được xây dựng dựa trên nền tàng của các tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực khoa học và công nghệ... theo những định hướng do nhà nước vạch ra. Mức độ động viên TLQS phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh và nhiệm vụ QS cụ thể, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống QS của dân tộc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 07:29:31 am »


        TlỀM LỰC QUỐC PHÒNG, khả năng về vật chất và tinh thần ở trong nước và ngoài nước mà mỗi quốc gia, dân tộc có thể huy động nhằm mục tiêu bảo vệ đất nước, giữ vững hòa bình, ngăn ngừa mọi âm mưu và hành động gây chiến của các thế lực thù địch, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược mọi quy mô có thể xảy ra. TLQP của mỗi quốc gia, dân tộc dựa trên nền tảng của tiềm lực quân sự, tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực khoa học và công nghệ... mà tiềm lực QS là tiêu biểu và là kết quả tổng hợp của các tiềm lực đó; được xây dựng, tổ chức và quản lí vì lợi ích phòng thủ quốc gia. (CNĐQ và các thế lực hiếu chiến còn sử dụng TLQP để bành trướng và xâm lược dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia). Mức độ huy động TLQP phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của sự nghiệp phòng thủ đất nước, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sàn xuất.

        TIỀM LỰC XÃ HỘI, khả năng của đất nước trong việc giải quyết những nhiệm vụ xã hội. Gồm tổng hòa các mối quân hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các tập đoàn xã hội, các tổ chức chính trị xã hội; tính ưu việt của chế độ chính trị - xã hội, trình độ nhận thức và tính tích cực của cộng đồng... hợp thành kết cấu xã hội bền vững dựa trên nền tảng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. TLXH là một trong các nhân tố tạo ra những thuận lợi hoặc trở ngại cho việc phát huy tiềm lực mọi mặt của đất nước, kể cả tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng.

        TIỀM NHẬP, bí mật tiếp cận mục tiêu bằng cách vận dụng tổng hợp các biện pháp, động tác kĩ thuật đặc công (đi khom, lê, trườn, bò xổm, leo trèo, bơi thả, lặn...) và ngụy trang, khắc phục vật cản. Trong chiến đấu tuỳ theo tình hình địch, điều kiện địa hình, thời tiết và trình độ của bộ đội mà vận dụng kĩ thuật TN phù hợp. Có thể tổ chức TN vào mục tiêu từ một hoặc nhiều hướng.

        TIÊN PHÁT CHẾ NHÂN (cổ), tiến công trước giành quyền chủ động để chiến thắng đối phương; một phương pháp tác chiến cổ. Khi thực hiện TPCN thường vận dụng tập kích bất ngờ trong lúc đối phương đang chuẩn bị tác chiến hoặc chiến tranh. Trong lịch sử VN, Lí Thường Kiệt đã vận dụng TPCN, đánh phá các kho dự trữ chiến tranh ngay trên đất Tống, làm suy yếu tiềm lực QS, giành được thế chủ động đánh đuổi quân Tông xâm lược. 

        TlỀN DUYÊN PHÒNG NGỰ, đường quy ước nối liền các hố bắn, các đoạn chiến hào ở mép trước trận địa cơ bản của khu vực (dải) phòng ngự. TDPN do cấp trên chỉ định hoặc người chỉ huy tự chọn.

        TIỀN GIANG, tình ở đồng bằng sông Cửu Long; bắc giáp Long An, tây giáp Đồng Tháp, nam giáp Vĩnh Long. Bến Tre, đông giáp Biển Đông, bờ biển dài 32km, với ba cửa biển: cửa Tiểu, Cửa Đại, cửa Soài Rạp. Dt 2.366.63 km2; ds 1,66 triệu người (2003); 99% là người Kinh, còn lại là người Chàm, Khơme, Hoa, Êđê... Thành lập 2.1976 do hợp nhất hai tỉnh Gò Công và Mĩ Tho. Tổ chức hành chính: 7 huyện. 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Mĩ Tho. Địa hình đồng bằng, nhiều sông ngòi, kênh rạch; các sông lớn: Sông Tiền, sông Gò Công, sông Bảo Định; các kênh: Chợ Gạo, Nguyễn Văn Tiếp, Mười Bưng... Ven sống, biển có rừng dừa nước, rừng chà là. Khí hậu nhiệt đới; nhiệt độ trung bình trong năm 27°C, lượng mưa 1.230mm/năm. Tỉnh nông nghiệp, có thế mạnh trồng các loại cây ăn quả ở các huyện: Châu Thành, Cái Bè, nam Cai Lậy. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 1,29 triệu tấn (lúa 1,28 triệu tấn); sản lượng thủy sản 110,6 nghìn tấn; khai thác gỗ 61,7 nghìn m3. Các ngành công nghiệp: cơ khí, sửa chữa ô tò, máy kéo, chế biến nông sản xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.371 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1; các tỉnh lộ: 5, 12, 20, 24... Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), Trương Định, Nguyễn Hữu Huân chống Pháp (1861-64), chiến thắng Ấp Bắc (1963), vành đai diệt Mĩ Bình Đức (1967), chiến thắng kênh Nguyễn Văn Tiếp... 6.11.1978, LLVTND Tiền Giang được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 03:30:07 pm »


        TIỀN GỬI, 1) tiền của cơ quan, đơn vị, cá nhân gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) nhằm tiết kiệm, thanh toán, đầu tư lấy lãi, cất trữ... Theo phương thức gửi và rút tiền, TG được chia làm hai loại: có kì hạn và không kì hạn. TG có kì hạn là loại được kí thác vào tổ chức tín dụng trên cơ sở thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. TG không kì hạn là loại TG của các thể nhân và pháp nhân tại các ngân hàng (theo luật pháp VN, chỉ các ngân hàng mới được nhận TG không kì hạn) nhằm mục đích thanh toán, cất trữ và không quy định kì hạn rút tiền. Người gửi có thể rút hoặc sử dụng để thanh toán toàn bộ hoặc từng phần TG vào bất kì lúc nào. TG không kì hạn có thể có hoặc không có lãi. Các doanh nghiệp thuộc BQP được gửi tiền tại các tổ chức tín dụng nhằm các mục đích và theo các phương thức nêu trên; 2) khoản kinh phí mà các đơn vị dự toán ngân sách được cơ quan tài chính hoặc đơn vị cấp trên cấp và đưa vào “tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán” mở tại kho bạc nhà nước, chỉ dược rút ra để sử dụng cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo dự toán đã được duyệt; trường hợp không sử dụng hết phải trả lại cho ngân sách và không được hưởng lãi. Số tiền thu được từ các hoạt động có thu của các đơn vị dự toán được gửi vào “tài khoản tiền gửi khác” mở tại kho bạc nhà nước, được sử dụng như TG của các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

        TIỀN TRẠM. bộ phận được phái đi trước để chuẩn bị cho bộ đội hành quân và trú quân (đóng quân). Nhiệm vụ của TT: nắm tình hình, quan hệ với chính quyền, nhân dân địa phương, chuẩn bị các khu vực dừng nghỉ trên dọc đường hành quân và nơi trú quân; đón các đơn vị hành quân; tiếp nhận lương thực, thực phẩm... Thành phần TT do người chỉ huy quyết định.

        TIỀN TUYẾN, nơi diễn ra hoạt động tác chiến chủ yếu của các bên tham chiến; cùng với hậu phương hợp thành không gian chiến tranh. Trong chiến tranh hiện đại, sự phân chia TT, hậu phương chỉ là tương đối. Ở VN, trong KCCP và KCCM, với hình thái cài răng lược của thế trận chiến tranh nhân dân, TT và hậu phương thường đan xen nhau.

        TIỀN TUYẾN LỚN, chỉ chiến trường miền Nam VN trong KCCM. BCHTU ĐLĐ VN xác định miền Nam là chiến trường chính, nơi trực tiếp đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của đế quốc Mĩ. Thắng lợi của TTL có tác dụng bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc và quyết định trực tiếp thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.

        TIỀN VỆ. thành phần của đội hình hành quân chiến đấu, làm nhiệm vụ cảnh giới và bảo đảm phía trước cho lực lượng chủ yếu. Nhiệm vụ của TV: bảo đảm cho lực lượng chủ yếu di chuyển thuận lợi; phát hiện, ngăn chặn không cho quân địch tiến công bất ngờ vào lực lượng chủ yếu, trinh sát mặt đất của chúng lọt vào đội hình, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng chủ yếu triển khai và bước vào chiến đấu. TV cơ động trước lực lượng chủ yếu một khoảng cách bảo đảm thời gian và không gian cần thiết cho lực lượng chủ yếu triển khai và bước vào tác chiến có tổ chức. Thành phần của lực lượng TV được xác định trên cơ sở quy mô, tính chất và điều kiện của cuộc hành quân.

        TIẾN BỘ (N. Tlporpecc), loạt tàu vũ trụ vận tải tự động, sử dụng một lần của LX để chuyên chở hàng hóa lên các trạm vũ trụ bay quanh Trái Đất. Được chế tạo trên cơ sở tàu vũ trụ Liên Hợp. Khối lượng cất cánh 7t, tải trọng có ích 2,3t; gồm 3 khoang chính: khoang hàng hóa (có bộ phận lắp ghép với trạm vũ trụ), khoang nhiên liệu và khoang máy móc. Thời gian bay độc lập tới 4 ngày, bay cùng trạm vũ trụ 60 ngày. Tàu TB-1 phóng 20.1.1978, nối với tổ hợp vũ trụ Chào Mừng 6 - Liên Hợp 27. Năm 1986 đã có chuyến bay của tổ hợp vũ trụ Chào Mừng 7 - Liên Hợp T13 - Tiến Bộ 24.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 03:31:27 pm »


        “TIẾN BƯỚC DƯỚI QUÂN KÌ”, hành khúc của nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác 1958. “TBDQK” nói lên niềm tin tưởng  tự hào của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam', cổ vũ, động viên cán bộ. chiến sĩ phát huy truyền thống anh hùng của QĐ trong nhiệm vụ xây dựng QĐND CM, chính quy, hiện đại. Một trong những bài hát truyền thống của QĐND VN, được phổ biến rộng rãi và thường được sử dụng trong các cuộc diễu binh, các ngày kỉ niệm lớn của QĐ và đất nước.



        TIẾN CÔNG, loại tác chiến cơ bản, được thực hiện bằng cách dùng hỏa lực sát thương quân địch, công kích mãnh liệt, nhanh chóng tiến vào chiều sâu bố trí của đối phương, tiêu diệt chúng, chiếm các khu vực (mục tiêu) quy định. TC có quy mô chiến lược, chiến dịch, chiến thuật: được thực hiện bằng các chiến dịch, trận chiến đấu và các hình thức tác chiến khác. Ở trên bộ, TC có thể đánh vào quân địch phòng ngự hoặc đang cơ động. Dạng đặc biệt của TC là phản công. Có thể chuyển vào TC từ vị trí trực tiếp tiếp xúc với quân địch hoặc TC trong hành tiến... Trong TC, để sát thương quân địch bằng hỏa lực tuỳ điều kiện có thể tiến hành hỏa lực yểm trợ (cho bộ đội vận động từ khu vực chờ đợi (tập kết) ra để TC), hỏa lực chuẩn bị công kích, hỏa lực chi viện công kích và hỏa lực hộ tống. Trong các cuộc chiến tranh của nhà nước chiếm hữu nô lệ, với vũ khí lạnh. TC được triển khai và tiến hành trên những khu vực không lớn, địa hình tương đối bằng phẳng và trong đội hình chiến đấu (chiến dịch) dày đặc. Kết cục của TC được quyết định bằng các trận đánh giáp lá cà. Trong thời gian này đã xuất hiện các yếu tố của nguyên tắc TC, như: tập trung nỗ lực chủ yếu trên hướng chủ yếu. bất ngờ, hiệp đồng, cơ động... Với việc xuất hiện và hoàn thiện hỏa khí bộ binh, xuất hiện QĐ đánh thuê. TC được tiến hành bằng vây thành, phong tỏa các trục đường giao thông quan trọng và cắt đứt tiếp tế,... buộc đối phương phải rút bỏ các khu vực (mục tiêu) quan trọng. Vào nửa sau của cuộc CTTG-I, do việc sử dụng mật tập pháo binh, việc sử dụng xe tăng và máy bay trong tác chiến, phòng ngự trận địa với chiến tuyến liên tục là phổ biến, nên đột phá phòng ngự trở thành vấn dề quan trọng trong TC. Trong CTTG-II. TC được tiến hành bằng các chiến dịch tập đoàn quân, phương diện quân, cụm phương diện quân, không gian TC mở rộng, tốc độ TC cao. TC được tiến hành liên tục ngày đêm. sử dụng rộng rãi bao vây, vu hồi, đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển. QĐ các nước Mĩ, Anh, Đức coi TC là phương thức cơ bản hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. QĐ TQ coi TC là thủ đoạn chủ yếu tiêu diệt quân địch, triệt để lợi dụng yếu tố bất ngờ, thực hiện táo bạo bao vây, vu hồi. nghệ thuật QS VN quán triệt tư tưởng tích cực TC địch,... chủ trương có TC, có phòng ngự, nhưng TC là chủ yếu. Trong các cuộc chiến do LLVT và nhân dân VN tiến hành. TC được thực hiện trên các quy mô chiến thuật, chiến dịch và chiến lược, bằng tất cả các lực lượng với tất cả các phương tiện tác chiến hiện đại và thô sơ, lấy TC quân địch ngoài công sự làm phổ biến, như các trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938 và 1288), trận phục kích tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng ở Chi Lăng (10.10.1427), tiêu diệt đạo quân của Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long (1789); đồng thời đã tiến hành thắng lợi TC vào quân địch trong công sự vững chắc, như trận vây hạ thành Đông Quan (1426-27), chiếm thành Xương Giang (1427), tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp (1954) và tiêu diệt lực lượng chủ yếu của QĐ Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 03:32:21 pm »


        TIẾN CÔNG BIÊN HÒA XUÂN MẬU THÂN 1968. tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ kết hợp với nổi dậy của quần chúng nhằm giành quyền làm chủ, tiêu diệt lực lượng và cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn tại tp Biên Hòa (nay thuộc t. Đồng Nai), trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thận (1968). Lực lượng ta có: Sư đoàn bộ binh 5 (thiếu 1 trung đoàn), Tiểu đoàn pháo binh 1 (Trung đoàn pháo binh 274), Tiểu đoàn đặc công 1 (Phân khu 4) và đại đội biệt động thành. 0 giờ 31.1, ta dùng hỏa lực pháo binh bắn vào trung tâm chỉ huy địch ở sân bay Biên Hòa làm hiệu lệnh cho bộ binh, đặc công và lực lượng biệt động đồng loạt tiến công các vị trí trọng yếu trong thành phố: sân bay Biên Hòa, khu kho Long Bình, SCH Dã chiến 2 Mĩ, BTL Quân đoàn 3 QĐ Sài Gòn, ti cảnh sát... Các đơn vị của ta thọc sâu vào các căn cứ địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch; nhưng lực lượng quần chúng nổi dậy chưa mạnh và không đều do tổ chức hiệp đồng thiếu chặt chẽ. Địch tập trung lực lượng lớn bộ binh, xe tăng và máy bay phân kích quyết liệt. Từ 2.2 lực lượng tác chiến của ta được lệnh rút khỏi thành phố, tiếp tục đánh địch ở vòng ngoài. Cuộc tiến công  tuy không dứt điểm được các mục tiêu đã định, nhưng đã gây tổn thất và ghìm chân một bộ phận quan trọng lực lượng địch, góp phần hỗ trợ tích cực cho quân và dân ta tiến công  Sài Gòn - Gia Định Xuân Mậu Thán 1968.

        TIẾN CÔNG CẦN THƠ XUÂN MẬU THÂN 1968. tiến công của LLVT Quân khu 9 kết hợp với nổi dây của quần chúng nhầm giành quyển làm chủ, tiêu diệt lực lượng và cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn tại tp Cần Thơ trong cuộc tổng tiến công và nói dậy Xuân Mậu Thân (1968). Lực lượng ta có: 4 tiểu đoàn bộ binh (307, 303, 309, Tây Đô), Tiểu đoàn pháo binh 2311, một số đơn vị đặc công và du kích địa phương. Lực lượng địch có: SCH Quân đoàn 4 - Vùng chiến thuật 4, tiểu khu Phong Dinh, trung tâm chỉ huy địa phương quân Vùng 4. trung tâm nhập ngũ Vùng 4 (thường xuyên có 1.000-1.500 tân binh), cư xá tình báo và lãnh sự quân Mĩ, 2 không đoàn (73 và 74), 2 liên đoàn biệt động quân (42 và 44) cùng nhiều tiểu đoàn, đại đội bảo an, dân vệ... Diễn ra 2 đợt. Đợt 1 (31.1-25.2), sáng 31.1 ta đồng loạt tiến công các khu vực: SCH Quân đoàn 4, dinh tỉnh trưởng, đài phát thanh, khu hậu cần và trung tâm nhập ngũ Vùng 4, các sân bay Lộ Tẻ và Trà Nóc, lãnh sự quân Mĩ...; phối hợp với tiến công QS, quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược và làm binh vận. Từ 1.2 địch phản kích quyết liệt; sau 4 ngày đêm chiến đấu, lực lượng ta bị tiêu hao, phải chuyển hướng đánh địch ở vùng ven. Đợt 2 (5.5-16.6), chủ yếu sử dụng đặc công đánh một số mục tiêu ở nội đô, các đơn vị bộ binh rút ra đánh địch ở vòng ngoài. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 3.000 địch, bắn rơi và phá hủy hơn 100 máy bay, bắn chìm 6 tàu chiến, bắn cháy 3 xe M113, phá hủy 10 khẩu pháo... Cuộc tiến công không đạt mục tiêu đề ra, nhưng đã giáng đòn bất ngờ và tiêu hao một phần sinh lực địch, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam đầu Xuân 1968.

        TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC, loại hình cơ bản của hoạt động tác chiến chiến lược của LLVT, được sử dụng nhằm đạt những mục đích chính trị - QS có ý nghĩa chiến lược trong chiến tranh. Được thực hiện bằng cách tiến hành các chiến dịch chiến lược và các hình thức hoạt động tác chiến khác, diễn ra trên một hoặc một số chiến trường tác chiến (hướng chiến lược) theo một ý định và kế hoạch thống nhất của Bộ tổng tư lệnh. Để đạt được mục đích, TCCL phải đập tan được các tập đoàn chiến lược của LLVT đối phương, đôi khi còn loại khỏi vòng chiến một hoặc một số quốc gia và chiếm các vùng xung yếu chiến lược của đối phương, làm thay đổi cục diện chiến tranh hoặc kết thúc chiến tranh. TCCL có thể diễn ra thành giai đoạn quyết định của tiến trình chiến tranh và có thể kết thúc bằng cuộc tổng tiến công. Trong chiến tranh nhân dân ở VN, TCCL thường được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ trên quy mô lớn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 03:33:14 pm »


        TIẾN CÔNG ĐÀ LẠT XUÂN MẬU THÂN 1968. tiến công của LLVT Quân khu 6 kết hợp với nổi dậy của quần chúng nhằm giành quyền làm chủ, tiêu diệt lực lượng và cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn t. Tuyên Đức tại tp Đà Lạt (nay thuộc t. Lâm Đồng) trong cuộc tổng tiến công và nổi dậ\ Xuân Mậu Thản (1968). Lực lượng ta có: 2 tiểu đoàn bộ binh (186 và 145) của Quân khu 6. Đại đội 810 bộ đội địa phương tỉnh. 1 đại đội trợ chiến, 1 đại đội đặc công, 2 đội biệt động (850 và 852), 3 đại đội (870, 816 và 815) của các huyện Lạc Dương. Đức Trọng, Đơn Dương. Lực lượng địch (khoảng 10.000 quân) gồm: 2 đại đội bảo an, 2 đại đội cảnh sát, 2 đại đội quân cảnh. 4 trung đội pháo 105mm, 3 chi đội thiết giáp, 28 đoàn bình định, hơn 2.000 học viên QS (các trường võ bị quốc gia, chiến tranh chính trị, cảnh sát) thuộc QĐ Sài Gòn và 2 đại đội quân Mĩ ở 2 trạm rađa - truyền tin. Đêm 30 rạng 31.1. ta đồng loạt tiến công vào tiểu khu Tuyên Đức, dinh tình trưởng, tỉnh đoàn bảo an, tòa thị chính, ti cảnh sát, trường chiến tranh chính trị, sân bay Cam Li,... tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy làm chủ các khu phố 3, 5 và một số phường thuộc các khu phố 2,4, 7, 9; bám trụ và đánh địch phân kích trong hơn 10 ngày. 17-19.2 tiếp tục tiến công địch ở các khu vực Vạn Kiếp, Quang Trung, Trại Mát,... sau đó chuyển ra chiến đấu ở vùng ven đô. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 2.700 địch, bắn rơi 14 máy bay, phá hủy 80 xe QS, 3 pháo 105mm. 2 kho xăng...; góp phần vào thắng lợi chung cuộc tổng tiên công và nổi dậy của quân và dân miền Nam đầu Xuân 1968.

        TIẾN CÔNG ĐÀ NẰNG XUÂN MẬU THÂN 1968. tiến công của LLVT Quân khu 5 kết hợp với nổi dậy của quần chúng (là chính) nhầm giành quyền làm chủ. tiêu diệt lực lượng và cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn tại tp Đà Nẩng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Lực lượng ta, chủ yếu là lực lượng của Mặt trận 4 (thành lập 7.1967) gồm Trung đoàn bộ binh 31 (thiếu 1 tiểu đoàn), 2 trung đoàn pháo binh (575 và 577), 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn đặc công, các đơn vị biệt động, tự vệ thành, phối hợp với Sư đoàn bộ binh 2 (Quân khu 5) tiến công từ hướng nam. Do không kịp nhận lệnh hoãn (lùi 1 ngày so với kế hoạch), 2 giờ 30 phút 30.1, pháo binh ta đồng loạt bắn phá khu vực sân bay và các vị trí địch trong thành phố, nhưng nhiều mũi bộ binh vào chiếm lĩnh bàn đạp xuất phát tiến công chưa tốt, bị địch phát hiện và chặn đánh ngay trên đường hành quân. Mũi luồn sâu của ta (1 tiểu đoàn) định đánh chiếm SCH Quân đoàn 1 của địch bị chặn lại bên bờ sông Cẩm Lệ, các lực lượng tiến công ở Phước Tường, Non Nước bị địch phản kích quyết liệt. Địch tập trung lực lượng phản kích, dùng hỏa lực không quân, pháo binh khóa chặt mọi ngả đường vào thành phố làm cho hàng chục nghìn nhân dân vùng ven vào tham gia khởi nghĩa bị chặn lại. Do thiếu sự hỗ trợ và phối hợp hành động, lực lượng quần chúng ở nội đô cũng không nổi dậy được. Cuộc TCĐNXMT1968 không thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

        TIẾN CÔNG ĐỊCH CƠ ĐỘNG, hình thức chiến thuật tiến công nhằm tiêu diệt lực lượng địch đang cơ động, tạo thế và thời cơ cho các hoạt động tiếp theo của cấp trên và địa phương. Địch cơ động có thể để tăng viện, ứng cứu, giải tỏa; vu hồi; thọc sâu; hành quân càn quét; cơ động lực lượng chiến đấu hoặc vận chuyển vật chất. Phương pháp TCDCĐ dựa vào thế trận của lực lượng tại chỗ, dụ địch vào khu vực dự kiến, tạo thế và thời cơ cho lực lượng chủ yếu tiến công; nắm vững thời cơ, bí mật cơ động, triển khai lực lượng kịp thời hình thành thể bao vây, chia cắt, căng địch ra ngay từ đầu và trong quá trình tiến công; tập trung lực lượng đủ mạnh vào hướng, khu vực, mục tiêu, trận đánh chủ yếu, tiến công liên tục bằng nhiều hướng, nhiều mũi vào bên sườn, phía sau quân địch, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, quy mô và thủ đoạn chiến đấu, đánh liên tục ngày đêm. đánh gần, cài xen kẽ kết hợp với tiến công rộng khắp của LLVT địa phương tiêu diệt địch; sẵn sàng đánh bại các lực lượng ứng cứu, giải tỏa.

        TIẾN CÔNG ĐỊCH MỚI CHUYỂN VÀO PHÒNG NGỰ, hình thức chiến thuật tiến công nhằm tiêu diệt quân địch phòng ngự trong hệ thống công sự trận địa chưa vững chắc, vật cản sơ sài. hệ thống hỏa lực chưa hoàn chỉnh, chỉ huy  hiệp đồng chưa chặt chẽ. Trường hợp địch mới chuyển vào phòng ngự: bị tổn thất trong quá trình tiến công, phản công, chuyển vào phòng ngự để chờ lực lượng phía sau lên tiến công tiếp; khi cần phải bảo vệ sườn cho đội hình cấp trên tiến công. TCĐMCVPN có thể tiến hành bằng các hình thức chiến thuật: tiên công trong hành tiến, tập kích... Căn cứ vào tình hình cụ thể mà vận dụng cách đánh TCĐMCVPN cho phù hợp, thông thường tiến hành hỏa lực chế áp ngắn, bất ngờ, mãnh liệt tiêu diệt các hỏa điểm, xe tăng, xe thiết giáp của địch trên các hướng tiến công: chế áp các SCH và các trận địa pháo cối của địch; bất ngờ tiến công nhiều hướng, nhiều mũi, đồng loạt xung phong vào đội hình địch, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt mục tiêu hiểm yếu, chia cắt tiêu diệt từng bộ phận địch, không để dịch co cụm đối phó, chủ động kết thúc trận đánh trong điều kiện có lợi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 03:35:09 pm »


        TIẾN CÔNG ĐỊCH TẠM DỪNG, hình thức chiến thuật tiến công nhằm tiêu diệt quân địch tạm dừng trong thời gian ngắn, tạo điều kiện cho hoạt động tác chiến tiếp theo của cấp trên. Trường hợp địch tạm dừng: quá trình cơ động bị ngăn chặn, khi tiến công không thành, tăng viện, phản kích, ứng cứu giải toả bị sát thương lớn: khi đánh chiếm được mục tiêu hoặc sau một ngày, đêm càn quét... Khi tạm dừng, địch thường chọn địa hình có giá trị chiến thuật để bố trí đội hình, tổ chức quan sát, lùng sục, cảnh giới từ xa, dùng hỏa lực đánh phá ngăn chận. Cách đánh TCĐTD: dựa vào thế trận của cấp trên, khu vực phòng thủ địa phương, bí mật vận động tiếp cận triển khai đội hình thành thế bao vây sát địch; bất ngờ tiến công từ nhiều hướng, nhiều mũi; vận dụng các thủ đoạn thọc sâu, chia cắt, nghi binh, kiềm chế, phát triển chiến đấu nhanh vào mục tiêu chủ yếu, tiêu diệt toàn bộ quân địch, nhanh chóng kết thúc trận đánh.

        TIẾN CÔNG ĐUỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC, tiến công đường không quy mô lớn, sử dụng tối đa máy bay ném bom chiến lược. tên lửa hành trình,... tập trung đánh vào các mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, gây thiệt hại nặng cho đối phương ở một khu vực hoặc cùng lúc ở nhiều khu vực. nhằm thực hiện ý đồ chiến lược và làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho bên tiến công. TCĐKCL có thể tiến hành ngay thời kì đầu và trong quá trình chiến tranh.

        TIẾN CÔNG HUẾ XUÂN MẬU THÂN 1968. tiến công của LLVT Quân khu Trị-Thiên kết hợp với nổi dậy của quân chúng nhằm giành quyền làm chủ, tiêu diệt lực lượng và cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn tại Thừa Thiên - Huế (trọng điểm là tp Huế) trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Lực lượng ta có: 2 trung đoàn (6 và 9) cùng 4 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo phản lực ĐKB, các đội biệt động thành, bộ đội địa phương huyện và du kích xã..., sau được tăng cường 3 trung đoàn bộ binh của các sư đoàn 324, 325. Lực lượng địch có: 14 tiểu đoàn bộ binh (6 tiểu đoàn Mĩ, nòng cốt là Sư đoàn bộ binh 1 QĐ Sài Gòn), 4 chi đoàn thiết giáp, 3 tiểu đoàn và 3 đại đội pháo binh. 2 tiểu đoàn công binh, các đơn vị cảnh sát, bình định, bảo an, dân vệ..., sau tăng lên 23 tiểu đoàn (15 tiểu đoàn Mĩ) và được sự chi viện mạnh của không quân, pháo hạm. Giai đoạn chuẩn bị tiến công: từ 7.1 LLVT quân khu đẩy mạnh hoạt động ở khu vực nam Quảng Trị. Phú Lộc. phối hợp với mặt trận đường 9 mở chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20.1-15.7.1968) nhằm nghi binh phân tán chủ lực địch, tạo thuận lợi cho hướng tiến công chủ yếu đánh chiếm tp Huế. Giai đoạn tiến công: 2 giờ 33 phút 31.1, với cách đánh bất ngờ, đồng loạt, kết hợp chặt chẽ tiến công và khởi nghĩa, đến 3.2 lực lượng CM đánh chiếm phần lớn mục tiêu quan trọng trong thành phố (trừ SCH Sư đoàn bộ binh 1 của địch ở Mang Cá), giành quyền làm chủ ở nhiều xã thuộc các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền...; từ 7.2 tập trung đánh địch phản kích, giữ vững quyền làm chủ. đến 23.2 được lệnh rút ra khỏi thành phố, tiếp tục đánh địch ở vòng ngoài. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 20.000 địch, bắn cháy và phá hủy 50 máy bay, hàng trăm xe QS, thu và phá hủy hơn 2.500 súng, pháo các loại cùng nhiều kho tàng, phương tiện QS khác; đập tan phần lớn bộ máy chính quyền địch ở cấp tỉnh, huyện tới xã, thôn, giải phóng hàng nghìn tù chính trị và hàng trăm nghìn dân, thành lập chính quyền CM ở nhiều nơi. Thắng lợi của TCHXMT 1968 (trong đó việc giành và giữ vững quyền làm chủ ở nội thành Huế 25 ngày đêm) có ý nghĩa lớn về chính trị, QS, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 03:36:50 pm »


        TIẾN CÔNG QUA BIÊN GIỚI, hoạt động quân sự của một nước đối với nước khác, do LLVT thực hiện với quy mô tương đối lớn nhằm tiêu diệt sinh lực, đánh chiếm và làm chủ khu vực địa hình quan trọng ở vùng biên giới thuộc lãnh thổ đối phương, phục vụ ý đồ chính trị QS của một nước hoặc một tổ chức chính trị. TCQBG được tiến hành bằng các trận chiến đấu, các trận tập kích qua biên giới của bộ binh (bộ binh cơ giới), máy bay, hóa lực pháo binh, tên lửa,... và cả lực lượng phi vũ trang với phương thức đánh nhanh rút nhanh hoặc phương thức tiến công QS kết hợp chính trị qua biên giới đối phương nhằm hỗ trợ bạo loạn lật đổ, li khai tự trị, tranh thủ phân hóa, li gián và bắt đối phương phải khuất phục.

        TIẾN CÔNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH XUÂN MẬU THÂN 1968, tiến công chiến lược của các LLVT giải phóng miền Nam VN vào Sài Gòn - Gia Định, hướng tiến công chủ yếu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Theo kế hoạch đã định, đêm 30 rạng 31.1 các đội biệt động, đặc công và các tiểu đoàn mũi nhọn từ 5 hướng thọc sâu vào nội thành Sài Gòn, cùng lúc bất ngờ tiến công tòa đại sứ Mĩ, dinh Độc Lập, đài phát thanh, BTL hải quân. BTTM QĐ Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều mục tiêu trọng yếu khác. Ở hầu hết các mục tiêu, ta đột nhập đánh chiếm được một phần, nhưng do lực lượng tiếp ứng không đến kịp, địch điều lực lượng tổng dự bị đến phản kích nên ta phải rút ra đánh địch ở vùng ven. Ở vòng ngoài, các sư đoàn bộ đội chủ lực Miền (5, 7 và 9) tiến công nhiều căn cứ, ngăn chặn và kiềm chế hoạt động của các sư đoàn Mĩ và QĐ Sài Gòn. Từ 19
đến 28.2 ta tiếp tục tiến công, pháo kích nhiều mục tiêu trong nội thành (đài rađa Phú Lâm. sân bay Tân Sơn Nhất, Nha cảnh sát Đô Thành...), đồng thời đánh địch càn quét giải tỏa ở vùng ven. TCSG-GĐXMT1968 giành thắng lợi to lớn (tuy chưa đạt yêu cầu cao nhất), đưa chiến tranh CM vào trung tâm đầu não, làm rối loạn hậu phương địch, góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ; để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tiến công địch trong thành phố.



        TIẾN CÔNG SẨM NƯA (4-30.9.1960), đợt tiến công của LLVT Pathét Lào, sau khi chính phủ liên hiệp lần thứ nhất tan vỡ (8.1958), nhằm khôi phục vùng giải phóng ở Thượng Lào, xây dựng căn cứ địa KCCM. Nhân lúc lực lượng phái hữu Lào phải đối phó với cuộc đảo chính Coong Le (9.8.1960) ở Viêng Chăn, Tiểu đoàn 1 Pathét Lào và bộ đội địa phương Hủa Phăn, phối hợp với một bộ phận quân tình nguyện VN, tập kích các cứ điểm Sốp San (4.9), Xiềng Khọ (6.9), Mường Liệt, Noọng Khang, Mường Pua (11.9), chiếm điểm cao Huổi Thầu, pháo kích sân bay Sầm Nưa; tiếp đó sử dụng lực lượng nhỏ thọc sâu hướng Bản Ngựu, còn đại bộ phận tiến công địch ở tx Sầm Nưa. Bị đánh bất ngờ, địch tháo chạy, LLVT Pathét Lào truy kích đến Mường Pồn (28.9), buộc địch ở Mường Hâm đầu hàng (30.9). Kết quả loại khỏi chiến đấu 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội dù, 25 đại đội dân vệ, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng, giải phóng t. Sầm Nưa rộng 5 000km2 với 110.000 dân.

        TIẾN CÔNG TRẬN ĐỊA, tiến công quân địch phòng ngự trong công sự vững chắc (kiên cố). TCTĐ thường phải đột phá trận địa phòng ngự của địch, phát triển tiến công vào chiều sâu và sang hai bên, tiêu diệt địch và đánh chiếm khu vực, mục tiêu quy định.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM