Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:19:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20554 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:02:28 am »


        THĂNG LONG, kinh đô Đại Việt thời Lí, Trần, Lê. Do Lí Thái Tổ đặt 1010 khi dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Tại đây nhà Lí đã xây dựng thành Thăng Long gồm hai lớp vòng thành: vòng ngoài là La Thành được tu bổ lại (dấu vết hiện nay vẫn còn khá rõ), vòng trong bao quanh cung điện nhà vua gọi là Hoàng Thành (các di tích khảo cổ đang được khai quật). 1397 Hồ Quý Li đổi tên TL thành Đông Đô. 1430 nhà Lê đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh, song tên TL đã đi vào lịch sử, vẫn tồn tại tới 1831, khi trở thành tỉnh lị t. Hà Nội**.

        THẨM DƯƠNG, thành phố, thủ phủ t. Liêu Ninh, đông bắc TQ. Nằm trên đoạn tiếp giáp giữa bán đảo Liêu Đông với đại lục. Dt 13.008km2 (nội thành 3.555km2); ds 6,73 triệu người (2003, nội thành 4,76 triệu). Trung tâm công nghiệp lớn, đầu mối giao thông quan trọng. Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim mầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, điện lực. Trường đại học tổng hợp. TD hình thành từ tk 2tcn, 1625-44 là kinh đô của Mãn Châu, 1644-1911 được coi là kinh đô thứ hai của nhà Thanh. 1931-45 Nhật chiếm. Hiện còn nhiều di tích lịch sử: Cố Cung, Đông Lăng, Bắc Lăng...

        THẨM PHÁN TÒA ÁN QUÂN SỰ, chức danh trong ngành tòa án quân sự do chủ tịch nước CHXHCN VN bổ nhiệm (miễn nhiệm, cách chức) theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật cho sĩ quan QĐND VN tại ngũ, làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án QS. TPTAQS làm việc theo sự phân công của chánh án tòa án quân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình: có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng. TPTAQS có ba cấp: TPTAQS trung ương (đồng thời là thẩm phán Toà án nhân dân tối cao); TPTAQS quân khu và tương đương; TPTAQS khu vực.

        THÂN BINH (cổ), 1) binh lính trong đội quân riêng của các vương hầu thời Lí, Trần; 2) lực lượng chuyên hầu cận nhà vua và bảo vệ cấm thành thời Nguyễn (xt lính khố vàng).

        THÂN CẢNH PHÚC (?-?), danh tướng thời Lí Nhân Tông, có công lớn trong kháng chiến chống quân Tống. Dân tộc Tày, tù trưởng châu Quang Lang (Châu Ôn, Lạng Sơn). Được vua Lí gả công chúa và phong chức tri châu. 1075 cùng các tù trường Tông Đản, Vi Thủ An, Hoàng Kim Mãn.... chỉ huy 60 nghìn quân bộ tiến sang đất TQ. bất ngờ đánh phá các đồn trại của quân Tống dọc biên giới rồi vây thành Ưng Châu. 3.1076 phối hợp với đạo quân chủ lực của Lí Thường Kiệt đánh chiếm thành Ung Châu và các căn cứ xuất phát xâm lược Đại Việt của nhà Tống. 1077 chỉ huy quân bảo vệ biên giới tại Chi Lăng (Lạng Sơn), chống lại 30 vạn quân Tống sang xâm lược; TCP rút quân vào rừng, tổ chức đánh du kích tiêu hao sinh lực địch. Sau khi chết được dân địa phương tôn là Thần.

        THÂN QUẦN (cổ) nh QUÂN CẤM VỆ

        THẦN SẤM X. F-105 THẢNĐƠCHIP

        THẨN TỐC, TÁO BẠO, BẤT NGỜ, CHẮC THẮNG, phương châm tác chiến của QGPMN VN trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975) với tư tưởng cốt lõi là chớp thời cơ, giành quyền chủ động chiến tranh để kết thúc chiến tranh. Trước tình hình phát triển đột biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dàn miền Nam sau chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), chiến dịch Trị Thiên - Huê (5- 26.3.1975) và chiến dịch Đà Nẵng (28-29.3.1975), ngày 31.3.1975, BCT BCHTƯ ĐLĐ VN (ĐCS VN) chủ trương “thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa” với quyết tâm TT.TB.BN.CT. Thực hiện quyết tâm của BCT, 7.4.1975 đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị tham gia chiến dịch: “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút; xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam; quyết chiến và quyết thắng”. TT.TB.BN.CT thể hiện sự nhạy cảm và mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN, góp phần giành thắng lợi hoàn toàn của chiến dịch, kết thúc cuộc KCCM của nhân dân VN.

        THẬP (cổ), đơn vị tổ chức của bộ binh, liền trên ngũ, dưới đội trong quân đội TQ từ nhà Tần và trong quân đội Nguyễn, gồm 10 người do một chánh đội trường chỉ huy.

        THẬP ĐẠO TƯỚNG QUÂN (cổ), chức quan võ tống chỉ huy  QĐ. thông lĩnh mười đạo quân dưới triều Đinh (968-80), do Đinh Tiên Hoàng đặt từ năm Thái Bình thứ 2 (971) và phong cho Lê Hoàn. TĐTQ kiêm luôn việc chỉ huy quân điện tiền nên là TĐTQ diện tiền đô chỉ huy sứ (xt đạo và quân đội Đinh).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:03:51 am »


        THẬP TỰ CHINH (1096-1270), các cuộc chiến tranh xâm lược được ngụy trang bằng khấu hiệu chống tà giáo (đạo Hồi), giải phóng đất Thánh, do các quốc gia phong kiến Tây Âu tiến hành ở Cận Đông (Xiri, Palextin, Bắc Phi) dưới lá cờ của giáo hội Cơ Đốc. Gồm 8 cuộc. Trong cuộc thứ nhất (1096-99), quân thập tự chiến thắng lập ra Vương quốc Giêruxalem và thiết lập chế độ linh mục kiêm QS tại các lãnh địa chiếm được; cuộc thứ hai (1147-49) và thứ ba (1189-92) không thành công; trong cuộc thứ tư (1202-04) chiếm được Cônxtantinôpôn của đế chê Bidăngtin (nay là lxtămbun, Thổ Nhĩ Kì) và lập ra đế chế Latinh; các cuộc còn lại không có kết quả đáng kể. TTC dẫn đến việc thành lập các quốc gia Latinh ở phương Đông (khu vực Địa Trung Hải), tuy gây tàn phá, nhưng cũng góp phán mở mang giao lưu buôn bán và văn hóa Đóng - Tây. Trong TTC đã áp dụng chiến thuật của đội quân hiệp sĩ trang bị nặng, sử dụng rộng rãi các phương tiện vây hãm thành; hạm đội thuyền buồm thay thế cho thuyền chèo; vai trò của kị binh và bộ binh nhẹ được nâng cao; thuốc súng, hỏa khí, la bàn được phổ biến sang phương Tây. Cg chiến tranh Thập Tự.

        THÊ ĐỘI, thành phần của đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch, thế bố trí chiến lược). Có thể có một hoặc nhiều TĐ. Trong tác chiến, bố trí và sử dụng TĐ này sau TĐ kia một thời gian nhất định và được gọi tên theo thứ tự trước sau (TĐ một, TĐ hai...). Thành phần và nhiệm vụ của từng TĐ được xác định trong quyết tâm tác chiến của người chỉ huy (tư lệnh). TĐ một, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của trận chiến đấu (chiến dịch). TĐ một chiến lược gồm các tập đoàn lực lượng chiến lược đã triển khai trên chiến trường trước khi chiến tranh xảy ra và thường dùng để tiến hành những chiến dịch, hoạt động tác chiến chiến lược thời kì đầu chiến tranh. Trong tiến công, TĐ một có nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận TĐ một của địch, phát triển tiến công vào chiều sâu phòng ngự của chúng; trong phòng ngự là lực lượng phòng ngự tuyến (dải phòng ngự) một, có nhiệm vụ ngăn chặn và đánh thiệt hại nặng tiến công của TĐ một địch giữ vững khu vực phòng ngự chủ yếu. TĐ hai, dùng để tăng cường lực lượng trong quá trình tác chiến và thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Trong tiến công dùng để hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo hoặc phát huy kết quả tác chiến của TĐ một (đánh chiếm trận địa phòng ngự TĐ hai của địch, tiêu diệt lực lượng phản kích, phản đột kích của địch). Trong phòng ngự là lực lượng giữ các mục tiêu phòng ngự phía sau (tuyến, dải phòng ngự hai). TĐ hai chiến lược gồm những tập đoàn lực lượng chiến lược ở hậu phương chiến lược hoặc đang xây dựng trong quá trình chiến tranh. TĐ hai có thể thay thế toàn bộ hoặc một phần TĐ một, khi TĐ một bị tổn thất.


Sơ đồ bố trí đội hình chiến đấu theo thể đội

        THỂ CHẾ QUÀN ĐỘI, những quy định pháp lí về nguyên tắc tổ chức, chế độ hoạt động,... của QĐ. TCQĐ của QĐND VN dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Đáng, gồm: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ về QĐ; quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trường BQP và các văn bản ban hành kèm theo quyết định của bộ trưởng BQP như: điểu lệnh, điều lệ.... nhằm cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng đối với QĐ. đáp ứng yêu cầu quản lí, chỉ huy chiến đấu, xây dựng QĐ CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

        THỂ CÔNG, đoàn thể dục thể thao của QĐ, thành lập 23.9.1954; trực thuộc Cục tuyên huấn, TCCT. Từ 1959 trực thuộc Cục quân huấn, BTTM. Nhiệm vụ: quản lí, huấn luyện, đào tạo các đội thể thao thành tích cao của QĐ để thi đấu quốc gia và quốc tế. Tổ chức ban đầu gồm các đội: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ. 1955-60 thành lập thêm các đội: điền kinh, bộ phận tập huấn cán bộ thể dục thể thao QĐ, đội bắn súng thể thao, xe đạp thể thao, thể dục dụng cụ. TC đã có nhiều đóng góp vào phong trào thể dục thể thao trong nước và thi đấu quốc tế; nhiều đội lập thành tích cao như: đội bóng đá 7 lần vô địch miền Bắc và toàn quốc (1975-90), tham gia nhiều lần đại hội thể thao QĐ các nước hữu nghị (SKĐA); đội bắn súng (1975- 95 đã 13 lần dự giải vô địch quốc gia va cúp quốc gia, 11 lần xếp thứ nhất với 141 huy chương vàng). TC đã đóng góp nhiều vận động viên tiêu biểu cho đất nước như: Trần Oanh, Đặng Thị Đông, Nguyễn Quốc Cường... 10.12.1996 TC hợp nhất với Câu lạc bộ QĐ thành Trung tâm thể dục thể thao quân đội. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất. Đoàn trưởng đầu tiên: Nguyễn Văn Bưởi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:13:20 am »


        THỂ THAO QUỐC PHÒNG, bộ phận của giáo dục quốc phòng, gồm: những hoạt động rèn luyện trí lực, thể lực, kì năng thể thao, kĩ năng QS, góp phần nâng cao sức chiến đấu, phục vụ chiến đấu của các LLVT và nhân dân. TTQP được thực hiện phù hợp với yêu cầu hoạt động QS, tâm sinh lí của từng đối tượng, nhằm phát triển thể lực bền bỉ dẻo dai, lòng dũng cảm. tính sáng tạo và mưu trí... TTQP có các môn: bắn súng, võ thuật, vượt vật cản, chạy vũ trang, ném lựu đạn, nhảy dù, bắn cung nỏ...

        THẾ, tổng thể các hoàn cảnh, điều kiện cùng với xu thế vận động và khả năng phát triển của bên tham chiến dựa vào để phát huy sức mạnh trong chiến tranh. Những yếu tố cơ bản của T: địa hình, trận địa, điểm đứng, khí hậu - thủy văn, địa bàn (khu vực) tác chiến; số lượng, chất lượng của các lực lượng tham gia; hình thái bố trí, cách đánh.... cùng với diễn biến, kết quả tác chiến và sự chuyển biến so sánh lực lượng, trạng thái tinh thần - tâm lí giữa các bên tham chiến, tình hình chính trị trong nước, khu vực và quốc tế. T lợi thì lực nhỏ trở thành mạnh, T không lợi thì lực lớn trở nên yếu. Nghệ thuật QS VN coi T là nhân tố rất quan trọng, T lợi kết hợp với lực tạo thành sức mạnh đánh bại kẻ thù.

        THẾ BINH CHẾ (chế độ thế tập; cổ), chế độ binh dịch cổ TQ lấy gia đình binh sĩ làm quân hộ, cha chết con thay, anh chết em thay làm binh dịch. Người chỉ huy các cấp cũng thực hiện chế độ cha truyền con nối. Các thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều, Nguyên, Minh, Thanh (đối với bát kì binh) đều thực hiện TBC.

        THẾ BỐ TRÍ CHIẾN LƯỢC, tổ chức và bố trí các tập đoàn chiến lược của LLVT và các lực lượng khác trên lãnh thổ của quốc gia (liên minh các quốc gia) và trên các hướng, địa bàn chiến lược, tạo thế có lợi để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến chiến lược. Căn cứ để xác định TBTCL: tính chất cuộc chiến tranh có thể xảy ra, mục đích chính trị QS của chiến tranh, âm mưu và biện pháp tác chiến chiến lược của địch, tình hình so sánh thế và lực, điều kiện chiến trường, quyết tâm chiến lược, nghệ thuật QS và truyền thống đánh giặc của QĐ và nhân dân. TBTCL phải phù hợp với ý định chiến lược; bảo đảm chủ động trong các tình huống chiến tranh và các tình huống khác; phát huy hết khả năng của các lực lượng; kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với các mặt đấu tranh khác trong chiến tranh; đảm bảo thực hành cơ động chiến lược kịp thời và linh hoạt, đồng thời đảm bảo khả năng độc lập tác chiến của LLVT trên từng địa bàn (chiến trường) chiến lược; đảm bảo chỉ huy và hiệp đồng chiến lược thông suốt.

        THẾ CHIẾN LƯỢC X. THÊ BỐ TRÍ CHIẾN LƯỢC

        THẾ TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC, trạng thái của một bên tham chiến đang (hoặc có đủ điều kiện) chủ động thực hiện các đòn tiến công liên tiếp, đẩy đối phương vào thế bị động trên toàn bộ chiến trường. Được hình thành bởi lực lượng chiến lược mạnh, tổ chức và bố trí hợp lí các LLVT, chỉ đạo chiến lược đúng. Trong KCCM, TTCCL của ta thể hiện ở các lực lượng chính trị và LLVT địa phương rộng khắp; các liên binh đoàn, binh đoàn chủ lực mạnh bố trí ở thế có lợi trên các địa bàn chiến lược, có căn cứ vững chắc; linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo  chiến tranh và chỉ huy tác chiến ưén các chiến trường.

        THẾ TRẬN, tổ chức, bố trí, triển khai lực lượng và thiết bị chiến trường nhằm tạo thế có lợi và phát huy cao nhất sức mạnh chiến đấu của các lực lượng tham chiến để giành thắng lợi trong tác chiến. TT phải phù hợp với ý định tác chiến. TT luôn vận động và phát triển theo các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của việc đối chọi mưu kế và cách đánh giữa hai bên đối địch. TT trong phạm vi chiến thuật là đội hình chiến đấu, trong phạm vi chiến dịch là bố trí chiến dịch, trong phạm vi cả cuộc chiến tranh là thế bố trí chiến lược. TT càng hiểm với mưu kế càng hay thì sức mạnh của lực lượng càng lớn. Trong chiến tranh nhân dân ở VN, TT rất phong phú đa dạng như: TT xen kẽ cài răng lược, TT bao vây chia cắt...

        THẾ TRẬN HẬU CẦN, thế trận để thực hiện việc bảo đảm hậu cần cho các LLVT trong quá trình chuẩn bị và tiến hành các hoạt động tác chiến; một bộ phận của thế trận QS. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, TTHC bao gồm thế bố trí các lực lượng hậu cần trong và ngoài QĐ, được xây dựng hợp lí, liên kết chặt chẽ với nhau, gắn liền với mạng lưới giao thông vận tải, với thế bố trí kinh tế - xã hội chung của cả nước. TTHC được triển khai sẵn trên những địa bàn nhất định, có tổ chức chỉ huy chặt chẽ, thống nhất do hậu cần QĐ làm nòng cốt, được chuẩn bị từ thời bình và duy trì sự bảo đảm vững chắc, liên tục trong thời chiến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:14:52 am »


        THẾ TRẬN LÀNG, XÃ, thế trận được xây dựng theo địa hình, địa vật tự nhiên và tình hình an ninh, chính trị ở địa phương (làng, xã), tạo nên thế hiểm hóc, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng chính trị, LLVT và nhân dân bám trụ đánh giặc. Xây dựng TTLX phải kết hợp với củng cố, kiện toàn nàng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền; đẩy mạnh các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội, xây dựng lực lượng dân quân du kích đủ sức để giữ vững làng, xã... Trong KCCM, TTL,X được phát huy lên một trình độ mới.

        THỀM LỤC ĐỊA. phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển, hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lí (khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách dưới 200 hải lí và không quá 350 hải lí, hay cách đường đẳng sâu 2.500m không quá 100 hải lí (khi bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở hơn 200 hải lí. Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn về: thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật thuộc loài định cư dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của TLĐ. có quyền cho phép và quy định việc khoan ở TLĐ vào bất cứ mục đích gì. Tất cả các quốc gia có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở TLĐ nhưng cần được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có quyền đặt ra các điều kiện đối với các đường dây cáp hoặc ống dẫn đi vào lãnh thổ đất liền hay lãnh hải của mình. 12.5.1977 Chính phủ CHXHCN VN đã tuyên bố: “TLĐ của nước CHXHCN VN bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa VN mở rộng ra ngoài lãnh hải VN cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN không đến 200 hải lí thì nơi ấy mở rộng ra 200 hải lí kể từ đường cơ sở”; “Nước CHXHCN VN có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở TLĐ VN”.

        THI ĐUA GIẾT GIẶC LẬP CÔNG, phong trào thi đua giết giặc lập chiến công của LLVTND VN để đáp lại lời huấn thị “về chiến dịch Cao - Bắc - Lạng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (2.9.1950); do bộ chỉ huy chiến dịch phát động (15.9.1950). TĐGGLC đã phát triển sôi nổi trong các đơn vị tham gia chiến dịch và nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc, cổ vũ tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của cán bộ và chiến sĩ, góp phần vào thắng lợi to lớn của chiến dịch.

        THI ĐUA QUYẾT THẮNG, phong trào thi đua trong LLVTND VN (ba thứ quân), được phát động từ 1973 theo quyết định của BQP, kế tục phong trào thi đua Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. TĐQT đã động viên đông đảo cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và công nhân, viên chức quốc phòng thi đua lập công, đạt thành tích cao nhất trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, học tập, công tác, lao động sản xuất, xây dựng kinh tế... Trung đoàn 102, Sư đoàn 308 là đơn vị đầu tiên được nhận cờ thưởng luân lưu “Đơn vị dẫn đầu thi đua quyết thắng” của chủ tịch nước tặng (1975).

        THỊ NGHÈ, khu vực phía nam q. Bình Thạnh (các phường 17, 19, 21...), Thành phố Hồ Chí Minh; gọi theo tên cầu bắc qua rạch Thị Nghè (phụ lưu sông Sài Gòn, chảy theo hướng tây đông qua các q. 3, q. 1, Phú Nhuận và Bình Thạnh, đổ ra sông Sài Gòn tại Tân Cảng), nối đường Nguyễn Thị Minh Khai thuộc q. 1 với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thuộc q. Bình Thạnh. Thời kì đầu KCCP, tại đây diễn ra nhiều sự kiện QS: trận biệt động thành Sài Gòn đánh kho đạn Pirotechnic 8.4.1945, làm nổ 4.000t đạn, sập đài phát thanh, trụ sở Bộ chỉ huy của tướng Lơclec*,... ở gần đó; trận Thị Nghè (18.10.1945) của các đơn vị Vệ quốc đoàn trong đoàn quân Nam tiến cùng LLVT và nhân dân Sài Gòn chiến đấu chống lại cuộc tiến công quy mô lớn của quân Pháp được quân Anh, Nhật hỗ trợ; vụ kho xăng dầu TN bị cháy do Lê Văn Tám tẩm xăng vào người lao vào đốt (17.10.1945)...

        THIÊN CẦU, mặt cầu ước lệ với bán kính bất kì và tâm là điểm quan sát, trên đó hình chiếu của các thiên thể được xác định nhờ hệ tọa độ thiên văn. Sự phụ thuộc toán học giữa các yếu tố của thiên thể trên TC được xác định bằng các công thức của lượng giác cầu. Trong thiên văn học, TC được dùng để nghiên cứu vị trí và sự chuyển động tương đối của các thiên thể; sử dụng trong thiên văn trắc địa, thiên văn hàng hái và thiên văn hàng không để xác định mục tiêu, tính toán quỹ đạo các vật thể bay, dẫn đường cho máy bay, tàu thuyền, dẫn tên lửa...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:16:23 am »


        THIÊN CỰC, giao điểm giữa mặt thiên cầu địa tâm với trục của nó (đường thẳng kéo dài trục tự quay của Trái Đất về hai phía). Ứng với Bán Cầu Bắc là TC Bắc, với Bán Cầu Nam là TC Nam. Do hiện tượng tiến động và chương động trong chuyển động quay của Trái Đất (trong đó có ảnh hưởng của Mặt Trăng nhưng ở mức độ yếu), các TC dịch chuyển trên nền trời sao quanh Hoàng cực theo một đường cong phức tạp gần với dạng hình sin quanh một quỹ đạo tròn với bán kính góc 23°27’ và chu kì khoảng 26 nghìn năm. Hiện nay TC Bắc nằm gần Sao Bắc Cực.

        THIÊN ĐỂ, giao điểm phía dưới của thiên cầu địa phương với đường thẳng đứng đi qua tâm của nó (điểm đứng). TĐ đối xứng với thiên đỉnh qua tâm thiên cầu và là điểm không nhìn thấy đối với người quan sát trên mặt đất.

        THIÊN ĐỈNH, giao điểm phía trên của thiên cẩu địa phương với đường thẳng đứng đi qua tâm của nó (điểm đứng). TĐ đối xứng với thiên để qua tâm của thiên cầu. Độ cao của TĐ trên đường chân trời bằng 90°.

        THIÊN NGA, tổ chức nữ gián điệp thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt của chính quyền Sài Gòn, được lập ra để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình Phượng Hoàng. Thành lập 9.8.1968, gồm các biệt đội từ trung ương đến quận, trực thuộc chỉ huy cảnh sát cấp đó. Nhiệm vụ chính: thu thập tình báo, phát hiện cơ sở CM; thâm nhập vào các tổ chức của lực lượng trung lập (lực lượng thứ ba) và những tổ chức chính trị - xã hội khác (học sinh, sinh viên, nghiệp đoàn phụ nữ, tôn giáo...) để tìm hiểu khuynh hướng chính trị, nội dung, phương pháp hoạt động, phát hiện bộ phận nòng cốt có tính đối lập chống chính quyền, thực hiện các thủ đoạn chia rẽ, làm tan rã phong trào; thực hiện chiêu hồi. Thủ đoạn hoạt động: thường là giả danh nhà tu hành, nhà kinh doanh, sinh viên, học sinh,... có tư tưởng cấp tiến để dễ thâm nhập vào từng tổ chức, từng phong trào. Đến 1971 Biệt đội TN ở trung ương đổi tên thành Đoàn đặc nhiệm TN, mang biệt hiệu “Đoàn đặc nhiệm G423”. Tan rã sau 30.4.1975.

        THIÊN SƠN, hệ thống núi ở Trung Á, dài 2.500km, phần phía tây thuộc Cưrơgưxtan, Cadăcxtan; phía đông thuộc TQ. Phần tây TS dài 1.200km, gồm các dãy núi cao trên 4.500m. xòe thành hình quạt về hướng tây, có đỉnh cao 7.439m (đinh Chiến Thắng). Phần đông TS là hai dãy núi song song, cao 4.000-5.000m, chạy từ tây sang đông. Nhiều sông băng, diện tích đóng băng: 10.200km2, đường ranh giới tuyết ở độ cao 3.600-4.450m. Khí hậu lục địa rõ rệt, lượng mưa 150- 800mm/năm, phía tây 1.600mm/năm. Phần lớn diện tích TS là núi đá. thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc. Sườn phía bắc là rừng cây lá nhọn. Có 5 khu rừng cấm. Các mỏ dầu khí, than, thủy ngân, ăngtimoan, vôníram.

        THIÊN TÂN, thành phố cảng, trung tâm công nghiệp ở vùng đông bắc TQ, đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Nằm trên bờ vịnh Bột Hải; dt 11.000km2; ds 10 triệu người (2003). Công nghiệp luyện kim, hóa chất, dệt, thực phẩm, cao su, giấy, chế tạo máy, công nghiệp nhẹ... Thành phố cảng lớn thứ hai TQ (trong đó cảng mới Thiên Tân là cảng nhân tạo lớn nhất TQ, có thể tiếp nhận tàu biển trên l0.000t), tổng lượng vận chuyển hàng hóa khoảng 40 triệu tấn/năm. Có tàu điện ngầm. trường đại học tổng hợp, học viên âm nhạc, cung văn hóa, cung thể thao. TT hình thành từ tk 13 từ một làng đánh cá. 1860 QĐ Anh - Pháp chiếm, 1900-01 tám cường quốc chiếm, 1937-45 Nhật chiếm.

        THIÊN THỂ, gọi chung các vật thể tồn tại tự nhiên trong vũ trụ, bao gồm các sao (cg hằng tinh hay định tinh): hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, tinh vân...; đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và vũ trụ học. Thuật ngữ TT được xác định và sử dụng trong các hiệp ước và văn bản luật quốc tế về vũ trụ. Đôi khi các vật thể nhân tạo (vệ tinh, hành tinh nhân tạo, trạm vũ trụ, tàu vũ trụ...) cũng được gọi là các TT nhân tạo.

        THIÊN VĂN HÀNG HẢI, môn khoa học ứng dụng, sử dụng các quy luật và phương pháp của thiên văn học để giải quyết các bài toán thực tế trong hàng hải, phục vụ cho hoạt động dẫn đường trên biển, xác định lượng sửa cho khí tài dẫn đường, xác định và duy trì thời gian chính xác trên tàu, nghiên cứu các phương pháp tính độ cao thiên thể so với đường chân trời mặt biển và giải các bài toán hàng hải bổ trợ khác.

        THIÊN VĂN HÀNG KHÔNG, môn khoa học ứng dụng, sử dụng các quy luật và phương pháp của thiên văn học để giải các bài toán hàng không như xác định tọa độ và đường bay của khí cụ bay.

        THIÊN VĂN HỌC, khoa học về cấu tạo và tiến hóa của các thiên thể, các hệ thiên thể và toàn vũ trụ nói chung. TVH nghiên cứu sự chuyển động nhìn thấy được và vị trí của các thiên thể trong vũ trụ, cấu tạo, tác động tương hỗ, sự hình thành và tiến hóa của các thiên thể đó, vật chất trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh. TVH là một trong những môn khoa học cổ xưa nhất, ra đời do những yêu cầu thực tế của con người (dự đoán về hiện tượng các mùa trong năm, tính thời gian, xác định vị trí trên mặt đất...). Bao gồm: thiên văn cầu, thiên văn ứng dụng, thiên văn vật lí... Thiên văn ứng dụng được sử dụng trong ngành hàng không (thiên văn hàng không), hàng hải (thiên văn hàng hải), đo đạc (trắc địa thiên văn).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:19:17 am »


        THIẾT BỊ BẾN VƯỢT, 1) tổng thể các hoạt động làm công trình để đưa bộ đội, binh khí kĩ thuật tiếp cận và vượt sông. TBBV gồm: trinh sát khu vực bến vượt, chuẩn bị khu tập kết, mạng đường sá (đường tới và thoát bến, đường lên xuống bên, đường nhánh...), các biển báo và chi dẫn giao thông; chuẩn bị các bãi ghép phà, bắc cầu; tổ chức các trạm điều chỉnh  giao thông, đài quan sát, cảnh giới; trạm quân y, làm công sự. hào giao thông phòng tránh...; 2) gọi chung các vật thể. thiết bị được bố trí, lắp đặt trong công trình bên vượt.

        THIẾT BỊ CÔNG SỰ, 1) tổng hợp các hoạt động bố trí, xây dựng hệ thống công sự trên địa hình, phù hợp với ý định tác chiến, một nhiệm vụ bảo đảm công binh. TBCS nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hiệu quả cao nhất của trang bị vũ khí, các phương tiện kĩ thuật, bảo đảm cho bộ đội hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu với tổn thất ít nhất do các phương tiện sát thương của địch gây ra. Quy mô tính chất của TBCS do yêu cầu chiến đấu quy định, thường tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu và được hoàn chỉnh trong quá trình chiến đấu do các lực lượng chiến đấu thực hiện, lực lượng công binh là nòng cốt về kĩ thuật. Tùy điều kiện chiến trường, TBCS có thể xây dựng từng phần theo quy hoạch các công sự kiên cố vững chắc làm nòng cốt (TBCS làm sẵn) cho các điểm tựa, chốt...; 2) vật thể, thiết bị được bố trí, lấp đặt trong công sự hoặc trên địa hình.

        THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH, 1) tổng thể hoạt động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm công binh như đường sá, bến vượt, SCH... Nội dung và quy mô TBCT tuỳ thuộc vào yêu cầu và hình thức tác chiến, điều kiện địa hình, thời gian, thời tiết,... trên cơ sở đó mà huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, xác định thứ tự ưu tiên để sớm hoàn thành nhiệm vụ kịp thời, đáp ứng yêu cầu chiến đấu; 2) vật thể. thiết bị được bố trí, lắp đặt trong công trình hoặc trên địa hình.

        THIẾT BỊ LỌC ĐỘC KHÔNG KHÍ X. THIẾT BỊ THÔNG GIÓ - LỌC ĐỘC

        THIẾT BỊ MÔ PHỎNG, thiết bị dùng để tái hiện hình ảnh và mô tả hoạt động của trang bị KTQS, tạo ra các khu vực nhiễm xạ, nhiễm độc, ngụy trang bộ đội... TBMP bao gồm: các công trình giả (phỏng tạo một đoạn đường, cây cầu, trận địa...) nhằm đánh lừa đối phương; các mô hình trang bị (xe tăng, súng, pháo...); các loại đạn không đầu (chỉ có ống liều, thuốc phóng); các phương tiện mô phỏng ánh sáng, âm thanh, các phương tiện xả khói mù, vô tuyến điện... Thời bình, TBMP phục vụ cho diễn tập, cơ động lực lượng, bắn đạn thật...; thời chiến dùng làm mục tiêu giả để nghi binh đối phương.

        THIẾT BỊ NGOẠI VI. thiết bị được điều khiển và liên kết với một máy tính riêng biệt đảm nhận việc cung cấp tài nguyên để xử lí và biểu diễn thông tin máy tính. Gồm: các đĩa, thiết bị hiển thị (màn hình), thiết bị đầu cuối (bàn phím, con chuột, máy in). TBNV dược nối với máy tính thông qua các vi mạch vào - ra. Mỗi vi mạch có chứa các thanh ghi làm nhiệm vụ trung gian trao đổi dữ liệu giữa bộ xử lí trung tâm với TBNV tương ứng.

        THIẾT BỊ PHÓNG TÊN LỬA, 1) phương tiện của tổ hợp tên lửa dùng để chứa, đưa tên lửa vào vị trí phóng, lấy phần tử, chuẩn bị và phóng tên lửa. TBPTL gồm: bệ phóng (hoặc bộ dẫn hướng); cơ cấu lấy đường ngắm; các thiết bị điện, cơ - điện, lấy thăng bằng; kiểm tra phóng, nguồn điện cơ cấu chắn luồng phụt và cơ cấu khác... Theo hình thức phóng, có: TBPTL đứng. TBPTL nghiêng. Theo tính cơ động, có: TBPTL cố định. TBPTL bán cố định, TBPTL cơ động; 2) bệ phóng hoặc ống phóng của tên lửa phòng không vác vai.

        THIẾT BỊ TẬP. thiết bị giúp người học trau dồi kiến thức và thành thạo kĩ năng điều khiển một loại trang bị, vũ khí, khí tài,... trong những điều kiện sử dụng khác nhau. TBT thường dùng: xe chiến đấu - huấn luyện hoặc xe tập luyện (xe tăng, pháo tự hành, xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp chở quân, ô tô...); máy bay chiến đấu - huấn luyện hoặc máy bay huấn luyện (có thêm một buồng lái dùng cho phi công hướng dẫn bay); vũ khí huấn luyện (chế tạo riêng hoặc sử dụng loại không dùng cho chiến đấu được nữa) và thiết bị tập lái (các loại cabin tập lái ô tô, xe tăng, máy bay, tàu chiến...), ngoài ra còn có: các loại thiết bị trực quan, bia bắn, các thiết bị ánh sáng và âm thanh (thiết bị mô phỏng, đèn pha chiếu sáng...).

        THIẾT BỊ THÔNG GIÓ LỌC ĐỘC, phương tiện lọc không khí bị nhiễm (bụi phóng xạ, chất độc, vi sinh vật,... có hại) thành không khí sạch và cung cấp cho nơi sử dụng. Gồm: bộ phận hút gió, bộ lọc bụi, bộ lọc sơ bộ, bầu lọc hấp phụ, quạt gió, hệ thống dẫn, hệ thống van làm kín và điều chỉnh, thiết bị sưởi ấm (hoặc làm lạnh) không khí. dụng cụ kiểm tra đo lường. Có hai loại chính: TBTGLĐ cho hầm lớn, hầm dã chiến, vd: FVU 100/50, FVU 50/25 (LX); M10, Mil, M12 (Mĩ) và TBTGLĐ cho các phương tiện di động, vd: FVA (LX); E36, M8A2. M13 (Mĩ). Có thể dùng bộ phận lọc bằng hòm lọc tự tạo (vỏ gỗ. trong là các lớp than hoạt tính, sỏi, cát...); hố lọc đơn giản (chứa các lớp than, cát, sỏi...) và quạt gió thủ công (quay tay dẫn động cánh quạt hoặc pittông hút, nén). Cg thiết bị lọc độc không khí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:20:23 am »


        THIẾT ĐOÀN, đơn vị chiến thuật cơ bản của binh chủng thiết giáp trong QĐ Sài Gòn. Được tổ chức từ 1963. Có TĐ chiến xa (xe tăng) và TĐ kị binh (cg thiết kị hay kị binh thiết giáp). TĐ chiến xa gồm 4 chi đoàn (1 chi đoàn chỉ huy - công vụ, 3 chi đoàn chiến xa) và 3 trung đội thiết kị; biên chế: 54 xe tăng M48. 15 xe chiến đấu bộ binh M113, khoảng 680 người. TĐ kị binh có hai loại. Loại 1 gồm 4 chi đoàn (1 chi đoàn chỉ huy - công vụ, 2 chi đoàn thiết kị. 1 chi đoàn chiến xa) biên chế: 42 xe M113, 17 xe tăng M41 và 700 người. Loại 2 gồm 4 chi đoàn (1 chi đoàn chỉ huy - công vụ, 3 chi đoàn thiết kị), biên chế: 58 xe M113 và 750 người. Tới đầu 1975, trong QĐ Sài Gòn có 3 TĐ chiến xa và 18 TĐ kị binh (trong đó 11 TĐ nằm trong thành phấn các sư đoàn bộ binh). Các TĐ thuộc BTL thiết giáp (gồm 3 TĐ chiến xa và 7 TĐ kị binh) hợp thành 4 lữ đoàn kị binh (1,2, 3 và 4) đóng tại 4 quân khu.

        THIẾT GIÁP HẠM (tàu thiết giáp, tàu bọc thép), tàu chiến nổi, được trang bị pháo mạnh và có vỏ thép dày dùng để tiến hành các trận chiến đấu trên biển. Lượng giãn nước 10-65 nghìn tấn: tốc độ 16-35 hải lí/h (30-64km/h); cự li hành trình 6-8 nghìn hải lí (11,1-14,8 nghìn kilômét), vỏ thép dày 40- 450mm. pháo lớn đến 406-460mm. TGH đầu tiên “Gloire” do hãng Dupuy de Lôme (Pháp) đóng 1859. Trong CTTG-I, các nước Nga, Anh, Pháp, Đức, Áo - Hung đã đóng và sử dụng 130 TGH: trước CTTG-II, Mĩ. Đức, Nhật,... tiếp tục đóng và giảm dần sau chiến tranh. Đầu những năm 70 tk 20, phần lớn TGH bị loại bỏ dần. một số ít được sửa chữa, nâng cấp, trang bị lại, vd lớp Iowa (Mĩ); Kirop (Nga); Misore (Ấn Độ)... TGH Niu Giơxi (lớp Iowa của Mĩ) trang bị pháo 406mm đã tham gia chiến tranh xâm lược VN (1964-72) và 2 lần bị thương do thủy lôi.

        THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DOANH TRẠI, lập tài liệu kĩ thuật toàn bộ của dự án, bao gồm: các chi tiêu kinh tế - kĩ thuật, các bản tính toán, bản vẽ, dự toán, thuyết minh và những tài liệu khác, cần thiết cho việc xây dựng công trình doanh trại QĐ. Gồm các thiết kế: định hình, vận dụng và kĩ thuật. Thiết kế định hình: lập bản thiết kế nhà, công trình và kết cấu áp dụng nhiều lần trong xây dựng; bản thiết kế này, có những giải pháp kĩ thuật bảo đảm khả năng đưa vào thực tiền xây dựng doanh trại QĐ hoàn chinh về chức năng, chất lượng kĩ thuật và kinh tế, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư; được phát triển mạnh trong xây dựng nhà ở, các khu kho, khu kĩ thuật của các đơn vị QĐ hiện nay. Thiết kế vận dụng: đưa các điều chỉnh cần thiết vào các bản thiết kế định hình hoặc các bản thiết kế sử dụng lại của nhà, doanh trại, căn cứ vào điều kiện cụ thể của các khu vực địa bàn đóng quân và khả năng của đơn vị cơ sở về chế tạo các kết cấu, vật liệu xây dựng. Thiết kế kĩ thuật: lập thiết kế nhà, doanh trại với khối lượng đầy đủ để xác minh các số liệu của nhiệm vụ thiết kế cần phải đáp ứng khi thực hiện các bản vẽ thi công. Hiện nay TKKT- DT đã ứng dụng ngày càng rộng rãi các hệ thống thiết kế tự động hóa, cho phép nâng cao độ chính xác của các tính toán và chất lượng của tài liệu thiết kế, rút ngắn một cách căn bàn thời gian lập tài liệu thiết kế.

        THIẾT QUÂN LUẬT, thiết lập sự quản lí bằng quy chế đặc biệt do nhà nước ban hành trong tình trạng khẩn cấp. Quy mô khu vực thực hiện TQL (cả nước hay từng địa phương) tùy thuộc tình trạng khẩn cấp. Khi thực hiện TQL, quyền hạn của các tổ chức QS được mở rộng sang một số lĩnh vực dân sự, khi đó cơ quan QS có quyền: thực hiện chức năng quản lí nhà nước về mặt quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia, quy định những nghĩa vụ bổ sung cho công dân (lao động, dân công vận chuyển, trưng dụng phương tiện giao thông vận tải...): ban hành những quy tắc về trật tự an toàn xã hội (tụ họp, đi lại, giờ làm việc, sử dụng ánh sáng, năng lượng...); tòa án QS được quyền xét xứ các tội hình sự có liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia...

        THIẾT XA VẬN, chiến thuật tác chiến của QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược VN (1954-75), theo đó dùng tăng thiết giáp cơ động lực lượng, tiến hành các hoạt động tác chiến, càn quét, đánh phá vùng giải phóng, giải vây, ứng cứu...

        THIẾU TÁ, bậc quân hàm khởi đầu của sĩ quan cấp tá, dưới trung tá trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN. được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33/SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), TT là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ tiểu đoàn trường và tương đương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 11:21:37 am »


        THIẾU TƯỚNG. bậc quản hàm khởi đầu của sĩ quan cấp tướng trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, TT được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33/sL ngày 22.3.1946. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), TT là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ tư lệnh quân đoàn và tương đương. Các quân nhân được trao quân hàm TT đầu tiên trong QĐND VN: Hoàng Văn Thái*, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tứ Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Lê Thiết Hùng.

        THIỂU ÚY*. bậc quân hàm khởi đầu của sĩ quan trong LLVT nhiều nước, dưới trung úy. Trong QĐND VN, TU được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33/sL ngày"22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH.

        THIẾU ÚY** (cổ), chức quan võ cấp cao trong QĐ một số triều đại phong kiến VN. Được đặt ra từ thời Lí (1010-1225), dưới thái úy. Thời Trần (1225-1400) TU chi là hư hàm. Thời Hậu Lê đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471), định lại quan chế, TU có phẩm trật ở hàng chánh nhị phẩm; từ 1578 (đời vua Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 1), TU chi dùng làm hàm gia thêm cho võ tướng và thân thần.

        THỎA HIỆP, sự thỏa thuận về một vấn để nào đó giữa hai bên hoặc nhiều bên (lực lượng) bằng cách nhượng bộ. dàn xếp với nhau; sách lược để đạt mục đích của mỗi bên. Kết quả TH có lợi hoặc bất lợi tùy thuộc vào mục đích, vị thế, so sánh lực lượng và sự khôn khéo của mỗi bên. Có: thỏa hiệp vô nguyên tắc và TH có nguyên tắc. Để giải quyết đúng đắn TH cần có phương pháp lịch sử cụ thể đối với mỗi vấn đề TH, phải xuất phát từ lợi ích toàn cục, so sánh lực lượng và mục đích TH. TH chỉ cần thiết khi giữ đúng nguyên tắc, báo toàn lợi ích cơ bản của giai cấp, dân tộc và mục tiêu cuối cùng.

        THỎA HIỆP VÔ NGUYÊN TẮC, thỏa hiệp trái với quan điểm, chủ trương, nguyên tắc đã được xác định làm tổn hại đến lợi ích cơ bản và lâu dài của giai cấp, dân tộc. THVNT phản ánh lập trường hữu khuynh, thiếu kiên định, một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội.

        THỎA ƯỚC, văn kiện có giá trị pháp lí quốc tế được kí kết trên cơ sở những thỏa thuận đạt được giữa hai hoặc nhiều nước, xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong các lĩnh vực cùng quan tâm hoặc để thực hiện các điều khoản mà hiệp ước chung đã kí kết. Nội dung TƯ có thể chỉ đề cập các chủ trương và nguyên tắc chung cho các giải pháp, hoặc xác định những điểu khoản cụ thể mà các bên phải thực hiện. TƯ có nhiều loại: song phương hoặc đa phương, công khai hoặc không công khai. Thỏa ước Trại Đêvit được kí kết 9.1978 giữa Ai Cập với Ixraen và Mĩ là sự xác định khuôn khổ để kí kết hòa ước Ai Cập - Ixraen và thương lượng về hòa bình ở Trung Đông theo quan điểm của Mĩ và Ixraen. TƯ QS Nhật - Pháp kí kết 22.9.1940, xác định các điểu khoản cụ thể buộc Pháp phải nhường Đông Dương cho Nhật sử dụng trong chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương nhằm thực hiện hiệp ước Pháp - Nhật kí (1940).

        THỎA ƯỚC QUÂN SỰ PHÁP - NHẬT (1940), thỏa ước kí 22.9.1940 giữa đại diện của hai Bộ chỉ huy QĐ Pháp và Nhật ở Đông Dương nhằm thực hiện hiệp ước Pháp - Nhật (1940). Nội dung chủ yếu: Pháp nhường cho Nhật sử dụng 3 sản bay (Gia Lâm, Lào Cai, phủ Lạng Thương) và cảng Hải Phòng để làm căn cứ vận chuyển: Nhật có quyền đồn trú dưới 6.000 lính ở phía bắc Sông Hồng; QĐ Nhật có thể đi qua Bắc Việt để tham chiến ở Vân Nam (TQ), nhưng tổng quân số có mặt ở Đông Dương không được quá 25.000 người và những sư đoàn chiến đấu của QĐ Nhật ở Quảng Đông (TQ) có thể rút về nước qua đường Bắc Việt (khi được sự thỏa thuận cụ thể của Pháp). TƯQSP-N mở đầu cho sự thỏa hiệp và đầu hàng của Pháp đối với Nhật trên lãnh thổ Đông Dương. Tiếp đó Nhật thúc ép Pháp kí thêm nhiều hiệp định QS (29.7.1941; 7.12.1941...) buộc Pháp hợp tác với Nhật phòng thủ Đông Dương và giúp QĐ Nhật về nhiều mặt để tiến hành chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương như: cung cấp lương thực, thực phẩm; cho sử dụng các căn cứ QS, phương tiện giao thông; không hạn chế quân số và phạm vi địa bàn chuyển quân thuộc lãnh thổ Đông Dương...

        THỎA ƯỚC TRẠI ĐÊVIT, hai hiệp định mang tính chất thỏa hiệp, kí 9.1978 tại Trại Đêvit (Mĩ) giữa Ixraen. Ai Cập và Mĩ. Hiệp định 1: “khuôn khổ để kí hòa ước giữa Ai Cập và Ixraen”, tạo cơ sở pháp lí để Ixraen và Ai Cập kí hòa ước 26.3.1979 (Ixraen rút quân khỏi Xinai của Ai Cập, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao; Mĩ được xây dựng căn cứ QS trên lãnh thổ Ai Cập). Hiệp định 2: “Khuôn khổ của các cuộc đàm phán hòa bình ở Trung Đông, căn cứ theo hiệp định Trại Đêvit”, phủ nhận quyền tự quyết và quyền lập quốc gia độc lập của nhân dân Palextin, chủ trương thực hiện “chế độ tự trị hành chính" ở bờ Tây sông Gioócđan và khu vực Gada của Palextin do Ixraen chiếm đóng. Nhân dân Arập phản đối và dư luận thế giới lên án TƯTĐ, đòi giải quyết vấn đề Trung Đông một cách toàn diện, tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Palextin, thiết lập nền hòa bình lâu dài và công bằng tại khu vực này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 12:00:39 am »


        THOÁT HOAN (H. Tuohuan. Togan; ?-?), hai lần thống soái quân Nguyên - Mông xâm lược Đại Việt (1285 và 1287- 88). Con trai Hốt Tất Liệt. 7.1284 được Hốt Tất Liệt cho làm trấn nam vương, lấy cớ đánh Chiêm Thành, mang quân xâm lược Đại Việt (1285). Lần thứ hai đem quân sang trả thù cho thất bại lần trước và quyết chiếm Đại Việt. Hai lần vào được Tháng Long, nhưng bị quân nhà Trần đánh bại, phải chạy về Tư Minh (TQ). Có lần (1285) TH phải chui vào ống đồng cho lính khiêng chạy mới thoát chết. Sau lần thất bại thứ hai, Hốt Tất Liệt không cho TH gặp và đày đi trấn thủ Dương Châu (TQ) (xt kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II và kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III).

        THOÁT VÂY, tác chiến do lực lượng bị bao vây thực hiện (có thể có sự phối hợp với tác chiến của lực lượng bên ngoài) để ra khỏi vòng vây của đối phương. TV có thể thực hiện bàng phá vây hoặc bằng cách tìm và tạo sơ hở trong vòng vây để bí mật đưa lực lượng bị bao vây ra ngoài.

        THÓC KHAO QUÂN BÁC HỒ. thóc gạo do nhân dân bán theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (20.8.1949) để khao thưởng QĐ nhân dịp quốc khánh 1949. TKQBH đã giải quyết được phần lớn khó khăn về lương thực cho bộ đội thời gian cuối 1949 đầu 1950.

        THÓC KHÔNG THIÊU MỘT CÂN, QUÂN KHỔNG THIẾU MỘT NGƯỜI, phong trào hành động CM của nhân dân miền Bắc VN hưởng ứng lệnh động viên cục bộ của chủ tịch Hồ Chí Minh (5.5.1965). Nội dung: huy động sức người, sức của với số lượng đủ, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc KCCM. Hưởng ứng phong trào TKTMC.QKTMN, đã có hàng triệu người tình nguyện nhập ngũ. gia nhập thanh niên xung phong, hàng trăm ngàn tấn lương thực, thực phẩm được huy động cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc KCCM.

        THỌC SÂU, thủ đoạn tác chiến lợi dụng kết quả đột phá phòng ngự, cơ động nhanh một bộ phận lực lượng vào sâu trong đội hình của đối phương nhằm tiêu diệt (sát thương) và đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng, tạo điểu kiện cho lực lượng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ; hành động TS phải táo bạo, kiên quyết và nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu quy định; khi quyết định TS, người chỉ huy phải xác định; hướng (đường) TS, mục tiêu đánh chiếm, lực lượng, thời cơ TS, hiệp đồng, chi viện và bảo đảm cho lực lượng TS.

        THỔ CHU, quần đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc, t. Kiên Giang, tây nam đảo Phú Quốc khoảng l00km, gồm 9 đảo (TC, Cái Bàn, Cao Cát, Hòn Sanh, Hòn Khỏ, Hòn Nhạn, Hòn Ngựa...). Dt 50km2; ds khoảng 1.000 người. Đảo lớn nhất là TC, dt 16km2. Đỉnh núi cao nhất 168m. Rừng rậm nhiều gỗ quý. Khí hậu ôn hòa, mùa khô (tháng 12-5), mùa mưa (tháng 6-11). Có nguồn nước ngọt quanh năm. Đánh bắt hải sản, sản xuất yến sào, đồi mồi, hải sâm... Trên đảo có trạm khí tượng. Tại Bãi Ngự, Bãi Linh, tàu thuyền cỡ nhỏ có thể neo đậu. 5.1975 quân Khơme Đỏ lên đảo bắt dân đưa đi thủ tiêu. Số còn sống sót sau được chuyển về Phú Quốc. Sau chiến tranh, nhân dân được đưa trở lại đảo và tái lập xã Thổ Châu.

        THỔ NHĨ KÌ (Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì; Tiirkiye Cumhuriyeti, A. Republic of Turkey), quốc gia ở Tây Á, đông nam châu Âu. Dt 779.452km^; ds 68,1 triệu người (2003); 87% người Thổ Nhĩ Kì. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Thổ Nhĩ Kì. Tôn giáo: 98% đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Ancara. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tổng tư lệnh tối cao các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. 95% lãnh thổ nằm trên bán đảo Tiểu Á, ngăn cách với phần còn lại thuộc châu Âu bằng các eo biển Bôxpho và Đacđanen. Trung tâm là cao nguyên Anatôlia; phía bắc, nam và đông là các dãy núi Pôntich, Tavra..., đỉnh cao nhất: Ararat Lớn 5.165m. Khí hậu nhiệt đới Địa Trung Hải; hầu hết các sông bắt nguồn từ núi cao, ít nước. Các hồ lớn: Van, Tudơ. Các sông chính: Ơphrat, Tigrit. Nước nông - công nghiệp (hơn 50% lao động nông nghiệp). Nông nghiệp: lúa mì, gạo, bông... Công nghiệp: khai thác mỏ, sản xuất ô tô, hàng dệt (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu). Du lịch mang lại nguồn ngoại tệ lớn. GDP 147,683 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.230 USD. Thành viên LHQ (24.10.1955), NATO, CENTO. Lập quan hộ ngoại giao với VN cấp đại sứ 7.6.1978. LLVT: lực lượng thường trực 514.850 người (lục quân 402.000, hải quân 52.750, không quân 60.100), lực lượng dự bị 378.700. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 4.205 xe tăng, 650 xe chiến đấu bộ binh, 250 xe thiết giáp trinh sát, 3.643 xe thiết giáp chở quân, 2.990 pháo mặt đất, 2.021 súng cối, 1.283 tên lửa chống tăng, 1.664 súng máy và pháo phòng không, 897 tên lửa phòng không, 13tàu ngầm, 19 tàu frigat, 49 tàu tuần tiễu (trong đó 21 tàu tên lửa), 24 tàu quét mìn, 8 tàu đổ bộ, 27 tàu hộ tống, 485 máy bay chiến đấu... Căn cứ hải quân: Genđgiuc, Ixtambun. Idơmia, Ixkenđrôn. Ngân sách quốc phòng 5,8 tỉ USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 12:01:58 am »


        THỔ trước binh (cổ), quân địa phương được tuyển từ dân bản địa, dùng để canh sác thành trì và đóng đồn ở vùng rừng núi và biên giới (trừ Thanh Hóa, Nghệ An, nơi có quân chính quy của triều đình đóng giữ). Được đặt ra từ cuối tk 16, sau khi nhà Mạc bị đánh đổ (1592). Từ 1721 TTB còn được dùng để đóng giữ vùng Cao Bằng (thay thế thú binh).

        THÔN TÍNH, hành động cưỡng bức của một nước (liên minh các nước) nhằm sáp nhập một phần hay toàn bộ lãnh thổ của nước khác hoặc chiếm dụng những khoảng không gian thuộc sở hữu chung của cộng đồng quốc tế (biển, đáy biển...) vào lãnh thổ của nước (liên minh) mình; một chính sách của các đế chế, các thể lực bành trướng và CNĐQ. Luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc cấm TT. Ngày nay, TT thường được thực hiện dưới danh nghĩa “thu hồi lãnh thổ lịch sử” hoặc lợi dụng “quyền bảo vệ lợi ích quốc gia”... VN kiên quyết chống lại mọi biểu hiện của TT, chủ trương giải quyết những vấn đề mâu thuẫn bằng con đường hòa bình, tôn trọng quyển bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

        THÔNG BÁO, văn kiện quân sự phổ biến cho cơ quan, đơn vị cấp dưới và đơn vị bạn có liên quan về tình hình, kết quả. kinh nghiệm tác chiến, huấn luyện và các mặt công tác khác. Có các loại TB: tình hình, giới thiệu kinh nghiệm, kết quả thi đua. TB tình hình dùng để cung cấp tình hình chung hoặc quá trình tiến triển của một loại công tác nào đó nhầm thúc đẩy công việc. TB giới thiệu kinh nghiệm dùng để phổ biến những kinh nghiệm thành công, thất bại trong công tác nhằm trao đổi kinh nghiệm. TB kết quả thi đua dùng để biểu dương, học tập cá nhân, đơn vị tiên tiến.

        THÔNG BÁO - BÁO ĐỘNG CHIÊN ĐÂU PHÒNG KHÔNG, báo tình hình địch trên không cho các lực lượng phòng không, khống quân tiêm kích và phòng không nhân dân sẵn sàng đánh trả không quân địch và tổ chức sơ tán, phòng tránh, hạn chế thiệt hại khi bị địch tiến công đường không. Tổ chức TB-BĐCĐPK gồm: thông báo cho SCH các đơn vị thuộc quyền, SCH cấp trên, cho các đơn vị hiệp đồng và phòng không nhân dân theo ba chiều: trên xuống, dưới lên, ngang với nhau. Nội dung TB-BĐCĐPK được ghi chép đầy đủ vào sổ sách ở SCH.

        THÔNG BÁO KHÍ TƯỢNG, tài liệu thông tin về các yếu tố khí tượng (áp suất không khí, nhiệt độ và độ ẩm không khí, tốc độ và hướng gió, mây, mưa, tầm nhìn...), gồm phần dự báo thời tiết chung, số liệu về khí hậu, thời tiết,... ở dạng văn bản, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu.

        THÔNG BÁO LỆNH ĐỘNG VIÊN, chuyển lệnh động viên, quyết định huy động, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch tới các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện. Việc thông báo được tiến hành đồng thời theo hệ thống hành chính từ trung ương tới cơ sở và từ BQP tới cơ quan QS địa phương các cấp, các đơn vị QĐ. Có hình thức thông báo công khai và thông báo bí mật. Với BQP thường kết hợp thông báo lệnh động viên với lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Thông báo phải đúng thời hạn, chính xác, bí mật; tận dụng mọi phương tiện thông tin, giao thông; chú trọng thông báo chéo giữa đơn vị QĐ và địa phương có liên quan.

        THÔNG BÁO TÁC CHIẾN, văn kiện tác chiến thông tin cho cấp dưới, đơn vị bạn và địa phương có liên quan về tình hình tác chiến; thuộc văn kiện thông báo, báo cáo. Có: TBTC định kì và theo yêu cầu. Nội dung TBTC gồm: tình hình địch; tình hình ta (kết quả tác chiến, kinh nghiệm tác chiến...); tình hình đơn vị bạn. LLVT địa phương trong khu vực tác chiến; dự kiến khả năng và phương hướng hoạt động tiếp theo. TBTC phải kịp thời, chính xác, ngắn gọn; tùy tính chất, nội dung để xác định nơi nhận, độ mật và thứ tự ưu tiên khi chuyên gửi. TBTC có thể bằng văn bản hoặc các phương tiện thòng tin khác.

        THÔNG BÁO TÌNH HÌNH ĐỊCH TRÊN KHÔNG, báo cho người chỉ huy và các đối tượng liên quan về sự xuất hiện mục tiêu địch trên không; tọa độ, các tham số vận động, số lượng, kiểu loại, tính chất hoạt động của chúng thu được từ các mạng trinh sát để người chỉ huy và đơn vị kịp thời đưa các lực lượng thuộc quyển vào cấp sẵn sàng chiến đấu cần thiết, hạ quyết tâm tác chiến và có biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng tránh, sơ tán, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. hạn chế thiệt hại khi bị địch đánh. Có TBTHĐTK: tập trung, phân tán hoặc khu vực.

        THÔNG BÁO VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, báo cho người chỉ huy, bộ đội và nhân dân biết những tin tức về địch chuẩn bị hoặc thực hành tập kích vũ khí hủy diệt lớn, để thực hiện các biện pháp phòng chống. Nội dung gồm: tình hình chuẩn bị và sử dụng vũ khí hủy diệt lớn của địch; các khu vực (mục tiêu) dã bị tập kích và có nguy cơ bị tập kích (về loại vũ khí và phương tiện sử dụng, đương lượng nổ, thời gian, mức độ nhiễm, hướng truyền lan...); các biện pháp phòng chống cần thiết. TBVKHDL được phát đi bằng văn bản, bàng miệng, kí hiệu, tín hiệu quy ước truyền qua các phương tiện thông tin liên lạc nhanh nhất.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM