Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 07:49:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20915 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:42:13 am »


        TÊN LỬA TẦM TRUNG, tên lửa có điều khiển tầm phóng 1.000-5.500km, dùng để tiêu diệt mục tiêu chiến dịch, chiến lược. TLTT xuất hiện từ những năm 50 tk 20, được phát triển mạnh và trang bị cho QĐ nhiều nước trên thế giới. Có một hoặc nhiều đầu đạn. chứa lượng nổ hạt nhân hoặc thông thường. Một số loại TLTT: SS-1, SS-2, SS-12 (LX), Pơsing (Mĩ), Plutôn (Pháp), DF-21 (TQ)

        TÊN LỬA TẦM XA, tên lửa có điều khiển với tầm phóng trên 5.500km, mang đầu đạn hạt nhân công suất lớn, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Theo đặc điểm khí động, có: tên lửa đường đạn, tên lửa có cánh; theo nơi phóng, có: tên lửa phóng từ mặt đất (bệ phóng cố định hoặc cơ động), tên lứa phóng từ tàu chiến (tàu ngầm hạt nhân, tàu mặt nước lớn). TLTX được các nước lớn nghiên cứu phát triển từ sau CTTG-II và trang bị cho QĐ vào đầu những năm 60 tk 20. TLTX hiện đại có tầm phóng tới 16.000km, mang đầu đạn hạt nhân 20-25Mt (một hoặc nhiéu đầu), tốc độ tới 25.000km/h. Một số loại TLTX: Titan. Minitmen, MX Pôlarit, Pôseiđơn, Traiđơn (Mĩ), SS-9, ss-ll, SS-13, SS-17, SS-18, SS-19, SS-20. SS-24, SS-25, SS-27 (LX), DF-31, DF-41 (TQ), MSBS (Pháp)...

        TÊN LỬA TUẦN KÍCH X. TÊN LỬA CÓ CÁNH

        TÊN LỬA TỰ DẪN, tên lửa có điều khiển theo chế độ tự dẫn trong cả hoặc ở đoạn cuối quỹ đạo bay. Các bộ phận chính: đầu tự dẫn, bộ khuếch đại, cơ cấu lái tự động, đầu đạn. động cơ... Đầu tự dẫn gồm máy tọa độ (thực hiện tìm kiếm, bắt và bám mục tiêu) và thiết bị tính toán điện từ (thực hiện xử lí thông tin nhận từ máy tọa độ và phát tín hiệu điều khiển tới máy lái tự động để lái tên lửa tới mục tiêu). Theo nguyên lí hoạt động, có: TLTD thụ động (nhận năng lượng bức xạ do mục tiêu phát ra), TLTD bán chủ động (nhận năng lượng phản xạ từ mục tiêu do nguồn phát không đặt trên tên lửa chiếu vào nó), TLTD chủ động (nhận năng lượng phản xạ từ mục tiêu do chính đầu tự dẫn phát ra); theo dạng năng lượng thu nhận, có: TLTD rađa, TLTD hồng ngoại, TLTD lade, TLTD vô tuyến truyền hình, TLTD theo ảnh hồng ngoại, TLTD kết hợp vô tuyến và hồng ngoại...: theo công dụng, có: TLTD chống rađa, TLTD chống tăng, TLTD phòng không, TLTD chống tàu, TLTD hàng không... TLTD được sử dụng rộng rãi trong các tổ hợp tên lửa phòng không, tổ hợp tên lửa hàng không (không đối không và không đối đất) và tên lửa có cánh của hải quân. TLTD hiện đại có tốc độ bay nhanh, tầm hoạt động xa, có các thiết bị vi điện tử, vi xử lí, vi tính nhiều chức năng, cho phép “phóng và quên” mà vẫn bảo đảm hiệu quả diệt mục tiêu cao (xt tên lửa chống rađa, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống tăng).

        TÊN LỬA VŨ TRỤ, tên lửa đường đạn có điều khiển, dùng để phóng các tải trọng có ích (vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, tàu vũ trụ, trạm quỹ đạo, trạm tự động giữa các hành tinh...) vào vũ trụ theo quỹ đạo đã định. TLVT truyền cho tải trọng (khí cụ vũ trụ) tốc độ bằng hoặc lớn hơn tốc độ vũ trụ. TLVT thường nhiều tầng (2-5 tầng), bố trí nối tiếp hoặc song song (thành bó), dài 30- 110m, khối lượng 10-3.000t. có thể đưa lên quỹ đạo gần Trái Đất tải trọng có khối lượng đến 140t. Tầng một của TLVT thường dùng động cơ nhiên liệu rắn, những tầng khác thường dùng động cơ nhiên liệu lỏng (có loại dùng toàn động cơ nhiên liệu rắn), tầng cuối của một số TLVT có khả năng tắt mờ động cơ nhiều lần, cho phép thực hiện cơ động, thay đổi độ cao và độ nghiêng quỹ đạo hoặc để phóng khí cụ vũ trụ từ quỹ đạo gần Trái Đất. Lượng nhiên liệu thường chiếm 85-90% khối lượng khởi hành của TLVT, thời gian bay trên đoạn tích cực của quỹ đạo tới 17 phút. Theo khối lượng tải trọng (mt) mà tên lửa có thể đưa lên quỹ đạo gần Trái Đất. TLVT được chia ra: loại nhẹ (mt<5t) như: Coxmot, Điaman...; loại trung (mt=5-20t): Phương Đông. Liên Hợp, Titan-3C, Titan-3E...; loại nặng (mt=20-100t): Prôton; loại siêu nặng (mt>100t): Satơn-5. TLVT của LX đã dùng để phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (4.10.1957) là loại Sputnic có 2 tầng, dài 29,167m, khối lượng 267t. đưa được tải trọng có ích đến l,35t lên quỹ đạo gần Trái Đất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:43:41 am »


        TÊN LỬA VƯỢT ĐẠI CHÂU, tên lửa đường đạn có tầm bay trên 5.500km. TLVĐC thường là loại 2-3 tầng, động cơ nhiên liệu lỏng hoặc rắn, mang đầu đạn hạt nhân đơn khối hoặc nhiều khối (2-10 đầu đạn) công suất tới vài chục Mt. có thể phóng từ thiết bị phóng mặt đất tĩnh tại (kiểu hầm hay giếng phóng) và cơ động hoặc từ tàu ngầm (cả khi đang lặn). TLVĐC hiện đại có tầm bay lớn, tốc độ bay nhanh (có thể vượt quãng đường 10.000km trong 30 phút), độ cao quỹ đạo trên l.000km. độ chính xác cao. Là vũ khí chiến lược, có trong trang bị của QĐ Mĩ, Nga, TQ, Anh, Pháp... Vd: TLVĐC Satan SS-18 của Nga dài 36,5m, đường kính 3m, khối lượng phóng 217t, mang đầu đạn hạt nhân đơn khối 20-25Mt hoặc 8-10 đầu đạn (mỗi đầu 500-750kt), tầm bắn 10.000- 16.000km. sai số trúng đích 430m. Cg tên lửa xuyên lục địa.

        TÊN LỬA XUYÊN LỤC ĐỊA nh TÊN LỬA VƯỢT ĐẠI CHÂU

        TÊN TẨM CHẤT ĐỘC. tên được ngâm (tẩm) thuốc độc, bắn đi bằng cung, nỏ, sát thương đối phương bằng sức xuyên của mũi nhọn và chất độc. Xuất hiện từ thời cổ và hiện nay vẫn được dùng để săn thú lớn ở một số bộ lạc thổ dân ở châu Phi. châu Mĩ... TTCĐ được sử dụng có hiệu quả trong các cuộc chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng của nhân dân VN. Thành phần các chất độc mà quân và dân VN dùng tẩm tên thường có: điểm tiêu, lưu huỳnh, nhựa thông, vôi, bộ đỗ đầu đỏ, quả ngón vàng, lá ngải, cà độc dược, mủ cây xương rồng, mủ cóc, phân súc vật...

        TÊROCHI (A. Terauchi Count Seiki; 1879-1946), thống chế, bá tước Hisaichi, tư lệnh đạo quân Nam của Nhật trong CTTG-II (1941-45). T là con bá tước Masataki, thủ tướng Nhật (1919). Tốt nghiệp Trường cao đẳng QS ở Đức (1897), Học viện QS hoàng gia Nhật (1900), thiếu tướng (1924). Năm 1932 chỉ huy quân Nhật ở Triều Tiên. Mãn Châu Lí và Đài Loan. Đại tướng (1935), bộ trưởng lục quân, tư lệnh QĐ Nhật ở Bắc TQ. 1936-38 ủy viên Hội đồng chiến tranh tối cao. Trong CTTG-II chỉ huy 4 tập đoàn quân thuộc đạo quân Nam đánh Mĩ trên các đảo ở tây nam Thái Bình Dương, đánh TQ ở Hoa Nam và đánh Anh ở Mianma (1941 và 1944-45): đặt SCH tại Sài Gòn. 9.3.1945 đảo chính Pháp ở Đông Dương. 13.8.1945 kiến nghị với vua Nhật tiếp tục chiến đấu đến cùng. 9.1945 đầu hàng Đồng minh.

        THẢ KHÓI NGHI BINH, tạo màn khói đánh lừa đối phương về ý định tác chiến, khu vực bố trí lực lượng, các trận địa hỏa lực, cầu phà, bên vượt,... làm cho đối phương phán đoán sai và mắc sai lầm trong tác chiến. TKNB do lực lượng chuyên môn hoặc các lực lượng khác đảm nhiệm, kết hợp với Ị các thủ đoạn nghi binh khác như: ánh sáng, tiếng động... 7.1967 tiểu đội hóa học Quân khu 4 đã TKNB bảo đảm cho trung đoàn bộ binh vận động tiến công Gio An. Bến Hải.

        THẢ KHÓI NGỤY TRANG, tạo màn khói để che mắt địch, ngụy trang hoạt động của bộ đội và các mục tiêu bảo vệ; một biện pháp bảo đảm hóa học do các phân đội khói thực hiện. TKNT có thể tiến hành ban ngày, ban đêm khi địch sử dụng khí tài chiếu sáng. Theo tác dụng (mục đích), thả khói được chia thành: thả khói làm mờ mắt và TKNT. Thả khói làm mờ mất được tạo tại vị trí bố trí của địch bằng các phương tiện khói của pháo binh, không quân, nhằm che mắt hỏa điểm, đài quan sát của địch, làm giảm khả năng quan sát của chúng. TKNT được tạo tại vị trí bố trí và mục tiêu cần bảo vệ nhằm che giấu các mục tiêu và hoạt động của bộ đội.

        THẢ KHÓI THEO DIỆN, tạo màn khói dày đặc trên một diện tích nhất định, che kín mục tiêu theo yêu cầu chiến đấu. TKTD được bố trí, triển khai khí tài phát khói ở khu vực mục tiêu bảo vệ. TKTD thường dùng để ngụy trang các mục tiêu cố định như: SCH, trận địa pháo, trận địa tên lửa, cầu phà, bến vượt, sân bay, bên cảng, nhà máy... Trong chiến tranh phá hoại miền Bác VN của không quân Mĩ, bộ đội hóa học đã tiến hành TKTD bảo vệ thành công Nhà máy điện Yên Phụ, Hà Nội, trạm biến thế Ba La Bông Đỏ, Hà Tây...

        THẢ THỦY LÔI BẰNG MÁY BAY, gọi chung việc sử dụng máy bay để bố trí các chướng ngại thủy lôi tiến công và phòng ngự, hoặc thả thủy lôi cơ động (theo yêu cầu đột xuất). Ưu điểm của TTLBMB: nhanh chóng tạo ra chướng ngại thủy lôi ở xa căn cứ, sâu trong hậu phương địch; không bị các thủy lôi đã thả uy hiếp. Nhược điểm: có sai số lớn hơn về vị trí và giãn cách giữa các quả thủy lôi so với thả thủy lôi bằng tàu mặt nước. Trong chiến tranh xâm lược VN, hải quân Mĩ đã sử dụng máy bay cường kích thả thủy lôi để phong tỏa các cảng ở miền Bấc VN.

        THẠCH HÃN, sông ở t. Quảng Trị, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua đồng bằng hẹp, đổ ra Biển Đỏng tại Cửa Việt. Dài 150km. Tàu nhỏ đi lại từ Cửa Việt đến tx Quảng Trị. Có cảng biển Cửa Việt. Thượng lưu có tên Đacrông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:46:20 am »


        THẠCH KHÍ (cổ), gọi chung các loại vũ khí lạnh được làm bằng đá. Các loại TK thường được sử dụng: lao. giáo, rìu, qua. Ở VN, TK xuất hiện ở giai đoạn đầu thời kì Hùng Vương, thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ ở Phùng Nguyên, Văn Điển, Đồng Vông, Lũng Hòa, Chùa Gio.


1-5: Mũi tên đá; 6-7 Mũi giáo đá: 8 MŨI lao đá

        THẠCH THIA (1948-72), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Khơme, quê xã Loan Mĩ, h. Tam Bình, t. Vĩnh Long; dv ĐCS VN; khi hi sinh là xã đội trưởng xã Loan Mĩ. Trong KCCM, 1962-72 hoạt động trong vùng địch kiểm soát, chỉ huy du kích xã đánh hàng trăm trận, diệt nhiều địch (TT diệt và làm bị thương 168, thu 25 súng các loại). 1963 có lần cải trang vào đồn địch, diệt trung đội trưởng ác ôn, làm cho địch hoang mang, giảm lùng sục gây tội ác. 1.1968 chỉ huy đội du kích phôi hợp với bộ đội đánh bại cuộc càn của địch vào xã, TT diệt 29 địch làm bị thương một số khác. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba).



        THẢI BÌNH*, sông lớn thứ hai ở Bắc Bộ, sau Sông Hồng, là hơp lưu của ba sông: Sông cầu, Sông Thương, sông Lục Nam. Dài 85km, từ Phả Lại chảy qua các tinh Bấc Ninh, Hải Dương, Hài Phòng, Thái Bình. Nhánh sông chính tiếp nhận nước từ Sông Hồng qua Sông Đuống, Sông Luộc (với khối lượng nước lớn gấp hơn 2 lần của chính 3 nhánh sông TB), đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại các cửa Thái Bình, Văn Úc và Lạch Tray. Cách Phả Lại 5km tách ra hai chi lưu: sông Kinh Thày chảy ra sông Bạch Đằng, sông Kinh Môn chảy ra Sông Cấm. Lượng nước mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10) chiếm khoảng 70% tổng lượng nước cả năm. Giao thông đường thủy thuận tiện.

        THẢI BÌNH**, tinh duyên hải đồng bằng Bắc Bộ; bắc giáp Hưng Yên. Hải Dương, Hài Phòng, dòng giáp Biển Đông, tây và tây nam giáp Hà Nam, Nam Định. Dt 1.541,89km2; ds 1,83 triệu người (2003). Thành lập 3.1890 từ các phủ Kiến Xương, Thái Bình của t. Nam Định và Tiên Hưng của Hưng Yên. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 1 thành phố; tình lị: tp Thái Bình. Địa hình bằng phẳng. Các sông lớn: Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Hóa là địa giới tự nhiên giữa TB với các tình xung quanh; sông Trà Lí chảy qua giữa tỉnh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình trong năm 23,5°C, lượng mưa 1.400- 1.800mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 1,1 triệu tấn (lúa 1,08 triệu tấn); thủy sản 47,8 nghìn tấn. Ba khu công nghiệp tập trung: Diêm Điền, tp Thái Bình, Tiền Hải. Các ngành công nghiệp chính: cơ khí. đóng tàu, chế biến hải sản, dệt. may mặc... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.796,7 tỉ đồng. Bờ biển dài khoảng 50km, các cửa sông: Ba Lạt, Trà Lí, Thái Bình, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, làm muối. Giao thông đường bộ: QL 10, QL 39 và các tinh lộ, đường thủy theo các tuyến đường sông, biển. Sự kiện lịch sử: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1811-27), phong trào CM 1930 ở Tiền Hải; làng chiến đấu: Nguyên Xá. Khuốc (h. Đông Hưng), Thần Đầu, Thần Huống (h. Thái Thụy)... 6.11.1978, LLVTND Thái Bình được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:48:35 am »


        THÁI BÌNH DƯƠNG, đại dương lớn nhất của Trái Đất; tây giáp châu Á và Ôxtrâylia, đông giáp châu Mĩ, nam giáp châu Nam Cực, phía bắc thông với Bắc Băng Dương qua eo Bêrinh. Dt 178.680.000km2 (không tính các đảo), sâu trung bình 3.976m, sâu nhất 11.022m (khu vực quần đảo Mariana). Các biển của TBD: Bêrinh. Ôkhôt (phía bắc), Nhật Bản, Hoa Đông, Biển Đông, Hoàng Hải, Philippin. San Hô, Taxman (phía tây)... Các đảo và quần đảo: Aliusân (phía bắc) Curin, Xakhalin, Nhật Bản. Philippin, Mã Lai. Niu Ghinê, Niu Dilân (phía táy).... Nhiều quân đảo ở vùng trung tâm là lãnh thổ của nhiều quốc gia, thuộc châu Đại Dương. Đáy TBD có địa hình phức tạp, nhiều dãy núi ngầm và núi lửa hoạt động, nhiều vực sâu. Thềm lục địa rộng từ vài chục kilômét ở bờ biển nước Mĩ đến 700-800km (biển Bêrinh, Hoa Đông). Khí hậu á nhiệt đới, nhiệt đới, xích đạo. Vùng trung tâm TBD thường xuyên có bão lớn. Nhiệt độ mặt nước ven xích đạo 26°-29°C. gần 2 địa cực mặt nước đóng băng, độ mặn 30-35%o. Qua TBD có nhiều đường hàng hải và đường hàng không quốc tế nối liền bốn lục địa. Các cảng chính: Vlađivôxtôc, Nakhôtca, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Tôkiô, Xan Phranxixcô, Lôt Angiơlet, Vanparaixô. Trong CTTG-I và CTTG-II. TBD là chiến trường lớn, tại đây các hạm đội Nhật Bản, Nga, Mĩ, Anh. Đức, Pháp,... đã có nhiều hoạt động tác chiến. Sau chiến tranh, TBD giữ vị trí quan trọng trong các kế hoạch QS của Mĩ và Đồng minh.

        THÁI DŨNG (Nguyễn Hữu Thái; 1919-93), phó tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn (1968). Quê tx Cao Bằng, t. Cao Bằng; nhập ngũ 8.1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Năm 1946-53 giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến trung đoàn trường. Cuối 1953-63 trường phòng, cục phó Cục tác chiến BTTM. 11.1964 sư đoàn trưởng Sư đoàn 308. Năm 1966 chiến đấu ở chiến trường B3; sư đoàn trưởng Sư đoàn 325. Tháng 6.1967 sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. 1968 phó tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. 1.1969 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân. 11.1977 công tác ở Viện khoa học QS BQP. 5.1979-81 công tác ở Học viện QS cao cấp. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công hạng ba...



        THÁI LAN (Vương quốc Thái Lan: Prathet (Prades) Thai, Rajanajak Thai, Muang-Thai. A. Kingdom of Thailand), quốc gia ở Đông Nam Á. Dt 513.115km-; ds 64,265 triệu người (2003); 75% người Thái. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Thái. Tôn giáo: 95% đạo Phật. Thủ đô: Băng Cốc (Crung Thep). Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương, tổng tư lệnh tối cao LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Trên 1/2 diện tích lãnh thổ là đồng bằng. Bắc và tây nhiều núi, đình Inthanon cao 2.576m; đòng là cao nguyên Còrạt; đông nam giáp Campuchia là các dãy núi Crayan và Đãngrêch. Eo đất Cra nối Thái Lan với Malaixia ở phía nam. Khí hậu cận nhiệt đới, ẩm; nhiệt độ ở đồng bằng và trung du cao, ở vùng núi mát mẻ; lượng mưa 1.000- 3.000mm/năm. Hệ thống sông ngòi dày đặc; sông chính: Mê Công, Chao Phraya. Rừng nhiệt đới chiếm gần 60% diện tích. Kinh tế đang phát triển, xuất khẩu gạo (đứng dầu thế giới), cao su. Công nghiệp: dệt, may mặc, thực phẩm, công nghiệp nhẹ, khai thác đá quý... Ngành du lịch phát triển. GDP 114,681 ti USD (2002), bình quân đầu người 1.870 USD. Thành viên LHQ (14.12.1946), ASEAN. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 6.8.1976. LLVT: lực lượng thường trực 360.000 người (lục quân 184.000, hải quân 64.000, không quân 40.000. quân địa phương 72.000), lực lượng dự bị 200.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 793 xe tăng, 1.002 xe thiết giáp, 610 pháo mặt đất, 720 súng cối, 318 tên lửa chống tăng, 322 pháo phòng không, 271 máy bay trang bị cho lục quân, 1 tàu sân bay, 12 tàu frigat, 88 tàu tuần tiễu, 7 quét mìn, 9 tàu đổ bộ, 44 máy bay chiến đấu hải quân, 8 máy bay trực thăng vũ trang hải quân, 194 máy bay chiến đấu không quân... Ngân sách quốc phòng 1,9 tỉ USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:50:02 am »


        THÁI NGUYÊN, tỉnh trung du Bắc Bộ; bắc giáp Bấc Kạn, nam giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, đông giáp Lạng Sơn. tây giáp Tuyên Quang. Dt 3.541,lkm2; ds-1,08 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao. Sán Dìu... Nguyên là trấn Thái Nguyên, 1831 đổi thành tỉnh, 4.1900 tách phần phía bắc thành lập t. Bắc Kạn. Từ 7.1956 thuộc Khu tự trị Việt Bắc. 1965 hợp nhất với Bắc Kạn thành t. Bắc Thái, 11.1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 7 huyện (5 huyện miền núi), 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Thái Nguyên. Địa hình phần lớn là rừng núi. Rừng và đất rừng chiếm hơn 70% diện tích ở các huyện Định Hóa, Võ Nhãi. Dãy Tam Đảo ngăn cách giữa TN và Vĩnh Phúc; các đỉnh cao khác: Núi Giữa (1.592m), Khao Ruôn Pu (l.0l0m), Nam Long (890m)... Các sông lớn: Sông Cầu, Sông Công...; hồ lớn: Núi Cốc, Bảo Linh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 21°C, lượng mưa 1.400- 1.800mm/năm. Kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 80% GDP. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 348,9 nghìn tấn (lúa 310,9 nghìn tấn). Tp Thái Nguyên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn: Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên, các nhà máy điêzen Sông Công, chế tạo máy công cụ... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 2.865,3 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt TN - Hà Nội, TN - Kép; đường bộ: QL 3, QL 1B. QL 37 (QL 13A cũ)... Sự kiện lịch sử QS: khởi nghĩa Thái Nguyên (1917); địa danh lịch sử QS: Đại Từ, Phổ Yên, vùng hoạt động của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám; rừng Khuôn Mánh (Võ Nhãi), nơi thành lập Đội cứu quốc quân 2. Trong KCCP, TN là trung tâm căn cứ địa Việt Bắc; Đại Từ, Định Hóa là ATK, nơi làm việc của BCHTƯ Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.10.2000, LLVTND Thái Nguyên được phong tặng danh hiệu Ah.



        THÁI PHIÊN (1882-1916), người lãnh đạo cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam quang phục hội (5.1916). Quê làng Nghi An. h. Hòa Vang, t. Quảng Nam (nay là h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng). Tích cực hoạt động trong các phong trào yêu nước: phong trào Đông Du (1905-09), phong trào Duy Tán (1906-08), phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908). Năm 1915 cùng với Lê Ngung, Trần Cao Vân lập cơ sở VN quang phục hội tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bình Định... chủ trương khởi nghĩa vũ trang ở Huế, chủ tịch ủy ban khởi nghĩa. 1916 bí mật liên lạc với vua Duy Tân để thống nhất kế hoạch khởi nghĩa, dự định vào đêm 3.5.1916. Khởi nghĩa không thành do kế hoạch bị lộ, TP và những người lãnh đạo khởi nghĩa bị thực dân Pháp bắt trên đường đưa vua Duy Tân rời kinh thành Huế lên căn cứ. 17.5.1916 bị xử chém tại An Hòa (Huế). 

        THÁI ÚY (cổ), chức quan võ cao nhất trong QĐ một số triều đại phong kiến. Ở VN được đặt ra từ thời Tiền Lê (980-1009). Thời Lí (1010-1225), đặt thêm phụ quốc TU (tương đương tể tướng). Thời Trần (1225-1400), TU là chức gia thêm cho các thân vương trong tôn thất. Đến thời Hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471), phẩm trật của TU là chánh nhát phẩm. Từ 1578 (đời vua Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 1), TU chỉ là chức gia thêm cho võ tướng và thân thần. Ở TQ, TU có từ thời Tần đến Tây Hán, cùng với thừa tướng, ngự sử đại phu đứng đầu về QS, chính trị toàn quốc. Thời Hán Vũ Đế đổi thành Đại tư mã. Đến thời Nguyên bỏ chức này.

        THÁI VĂN A (1942-2001), Ah LLVTND (1967). Quê xã Trung Hóa. h. Minh Hóa. t. Quảng Bình; nhập ngũ 1962. đại tá (1988); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, trinh sát phòng không đảo Cồn Cỏ. Trong KCCM, là chiến sĩ trinh sát ở đảo Cồn Cỏ, nơi hàng trăm lần máy bay và tàu chiến địch đánh phá ác liệt. Có lần chân đài quan sát bị đánh gãy, đài đu đưa nghiêng ngả. TVA bị thương vẫn không rời vị trí quan sát, liên tục thông báo mục tiêu cho đơn vị đánh trả địch. 3 năm làm nhiệm vụ chiến đấu và bảo đảm chiến đấu trên đảo, TVA đã cùng đơn vị bắn rơi hơn 20 máy bay Mĩ (1 chiếc do tổ trinh sát của TVA bắn rơi), thông báo cho công binh trên đảo vị trí chính xác của từng quả bom chưa nổ. Huân chương: Chiến công hạng nhì.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:51:34 am »


        THAM MƯU TRƯỞNG, 1) chức vụ đứng đầu cơ quan tham mưu của các đơn vị từ cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên trong QĐND VN; cấp trên của cán bộ cơ quan tham mưu cấp dưới thuộc quyền. Chức trách TMT được quy định trong Điều lệnh quản lí bộ đội của QĐND VN, bao gồm: giúp người chỉ huy  về chỉ huy QS; được quyền ra chỉ lệnh, chi thị về công tác tham mưu để thực hiện ý định, quyết tâm của người chỉ huy và phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về những chỉ lệnh, chi thị đó; 2) chức vụ chỉ huy cao nhất của quân chủng  lục quân, hải quân, không quân trong QĐ một số nước (Mĩ, Anh...).

        THAM SỐ CHUYỂN ĐỘNG của mục tiêu. đại lượng xác định hướng và tốc độ chuyển động của mục tiêu. TSCĐcmt được tính toán tự động (thông qua hệ thống chỉ huy chiến đấu, hệ thống điều khiển vũ khí và hệ thống rađa) và được xác định liên tục trong quá trình chiến đấu. Dùng để tính toán phần tử bắn cho các loại vũ khí (súng, pháo, tên lửa) hoặc chỉ thị mục tiêu, dẫn đường...

        THAM KỊCH HIRÔSIMA VÀ NAGAXAKl nh VỤ NÉM BOM HIRÔSIMA VÀ NAGAXAKI (6 và 9.8.1945)

        THÁM BÁO, gọi chung lực lượng trinh sát chiến thuật thuộc các đơn vị chiến đấu trong QĐ (LLVT) đối phương. TB được huấn luyện đặc biệt để tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tin tức về tinh hình ta (lực lượng, bố trí, hoạt động,...), về địa hình, thời tiết, dân cư và các yếu tố liên quan phục vụ cho hoạt động tác chiến của đối phương. Khi hoạt động, TB thường vận dụng các thủ đoạn: quan sát, tiềm nhập, phục kích, tập kích, bắt cóc cán bộ (bộ đội)...

        THANH DÃ X. VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG

        THANH ĐẢO, thành phố cảng, căn cứ hải quân TQ, ở nam bán đảo Sơn Đông. Ds 3,1 triệu người (1995). Công nghiệp thực phẩm, dệt, hóa chất, đánh cá. Chiều dài toàn bộ các cầu cảng 15km, sâu 10-40m. Có xưởng đóng tàu, sửa chữa tàu. Căn cứ hải quân trong khu vực cảng, là căn cứ cho tàu ngầm, tàu khu trục của Hạm đội Bắc Hải. 1897 Đức chiếm TĐ làm căn cứ cho hải quân. Trong CTTG-I, QĐ Anh - Nhật chiếm TĐ. sau đó Nhật chiếm giữ đến hết CTTG-II. Từ 1945 đến 1947, Mĩ sử dụng TĐ làm căn cứ cho Hạm đội Thái Bình Dương.

        THANH HÓA, tỉnh ở bắc Trung Bộ; bắc giáp Sơn La, Hòa Bình. Ninh Bình, tây giáp Lào, đường biên giới dài 192 km. nam và tây nam giáp Nghệ An, đông giáp Biển Đông. Dt 11.106,09km2; ds 3,62 triệu người (2003); dân tộc: Kinh (70,5%), Mường, Thái, Mông... Nguyên là trấn Thanh Hóa, 1831 đổi thành tỉnh. Tổ chức hành chính: 24 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã; tỉnh lị: tp Thanh Hóa. Địa hình đa dạng, rừng núi chiếm 50% diện tích tự nhiên. Phía tây có nhiều núi cao: Bù Cho (1.563m), Mường La (1.360m), Bù Rinh (1.291m); phía bắc có dãy Tam Điệp ngăn cách TH với Ninh Bình; phía nam là Núi Xước giáp Nghệ An; ven biển là đồng bằng (chiếm 20% diện tích). Bờ biển dài 102km; các cửa sông: Lạch Ghép. Cửa Hới, Lạch Trường. Cảng biển nước sâu: Nghi Sơn. Ngoài khơi có các đảo nhỏ: Hòn Nẹ, Hòn Mê, Nghi Sơn, Hòn Vát... Khoáng sản: crôm, niken, côban, sắt, đồng, chỉ, kẽm, vàng... Khí hậu nhiệt đới; nhiệt độ trung bình trong năm 24°C, lượng mưa 1.500-2.000mm/năm. Hộ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống Sông Mã. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 1.408 triệu tấn (lúa 1,252 triệu tấn); khai thác gỗ 35,5 nghìn m3, thủy sản 57,7 nghìn tấn. Công nghiệp: cơ khí, khai khoáng, vật liệu xây dựng (Nhà máy xi măng Bỉm Sơn). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 5.125 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, 15, 217; đường sắt Bắc-Nam. Di tích lịch sử: thành Nhà Hồ, khu di tích Lam Kinh, chiến khu Ngọc Trạo (h. Thạch Thành), Hàm Rồng... 6.11.1978, LLVTND Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:52:50 am »


        THANH KIẾM VÀ LÁ CHẮN, lực lượng ngăn chặn (lá chắn) và lực lượng tiến công (thanh kiếm) trong chiến lược QS Mĩ. Trong chiến lược trả đũa ồ ạt, Mĩ coi lực lượng hạt nhân chiến lược là thanh kiếm tiến công, còn LLVT thông thường của Mĩ và NATO là lá chắn ngăn chặn sự “bành trướng cộng sản” ngay sát biên giới các nước XHCN. Đến chiến lược phân ứng linh hoạt, vai trò của hai lực lượng đó có sự đảo ngược, lực lượng thông thường thích ứng với các kiểu chiến tranh hạn chế của Mĩ và NATO là thanh kiếm tiến công linh hoạt và có hiệu quả, còn lực lượng hạt nhân chiến lược của Mĩ lại đảm nhiệm vai trò lá chắn ngân đe, chống lại các cuộc tiến công hạt nhân của đối phương.

        THANH NIÊN XUNG PHONG, lực lượng thanh niên VN tự nguyện, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và một số nhiệm vụ khác (mở đường, sửa chữa đường, điều chỉnh giao thông, vận chuyển hàng QS, tải thương, quan sát và đánh dấu vị trí bom nổ chậm, thủy lôi của địch...). Hình thành 1950 trước yêu cầu gấp rút sửa chữa và mở đường phục vụ chiến dịch Biên Giới; phát triển nhanh trong những năm cuối cuộc KCCP (với tên gọi: “TNXP công tác”) và từ 1965- 75 trong cuộc KCCM (TNXP chống Mĩ cứu nước). TNXP công tác tổ chức thành đội, liên đội, gồm những đội viên thuộc diện dân công làm nghĩa vụ kháng chiến (sắc lệnh 93- SL ngày 22.5.1950 của chủ tịch nước), hoạt động chủ yếu ở những địa bàn chiến dịch. TNXP chống Mĩ cứu nước tổ chức thành trung đội, đại đội, tổng đội, gồm những đội viên hầu hết quê ở các tỉnh miền Bắc (quyết định của thủ tướng chính phủ 6.1965), hoạt động chủ yếu trên đường mòn Hồ Chí Minh, điều chỉnh và bảo đảm giao thông thời chiến ở các trọng điểm địch đánh phá và trên những tuyến đường chiến lược từ Quân khu 4 vào Nam. TNXP được QS hóa về tổ chức và sinh hoạt, hoạt động độc lập hoặc phối hợp với bộ đội (công binh, vận tải, quân y...). Sau 1975 một số địa phương (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh...) tổ chức Tổng đội TNXP làm nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng.

        THANH TRA BỘ QUỐC PHÒNG, cơ quan của BQP nước CHXHCN VN, đồng thời thuộc hệ thống thanh tra nhà nước, làm chức năng thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị LLVT- ND và các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội và công dần trong lĩnh vực quốc phòng; quản lí công tác thanh tra trong các cơ quan, đơn vị thuộc BQP. TTBQP do chánh TTBQP đứng đầu; trong cơ cấu tổ chức có: thanh tra lục quân, thanh tra hải quân, thanh tra không quân, thanh tra phòng không, thanh tra ngành (hậu cần, kĩ thuật, kinh tế, tài chính), thanh tra xét khiếu tố và văn phòng. Tổ chức thanh tra đầu tiên là Phòng kiểm tra thuộc Bộ tổng chỉ huy (Lê Thiết Hùng phụ trách); sau đổi thành: Cục tổng thanh ưa QĐND VN (theo sắc lệnh 119/SL ngày 25.1.1948), Đoàn thanh tra BQP - Bộ tổng tư lệnh (1949), Ban thanh tra QĐND VN (1956; giải thể từ 1959). Đến 1971 thành lập ủy ban thanh tra QĐ; đổi thành: Ban thanh tra QĐ (1976), cơ quan Tổng thanh tra QĐ (1980), TTBQP (1992). Ngày truyền thống (ngành) 25.1.1948. Chánh TTBQP (1992-98): Nguyễn Kiệm.

        THANH TRA TÀI CHÍNH, hình thức đặc biệt của kiểm tra tài chính nhằm kiểm tra tình hình tuân thủ các chế độ và kỉ luật tài chính của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của TTTC: kiểm tra tình hình chấp hành các chế độ và kỉ luật tài chính; kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; phát hiện và động viên các nhân tố tích cực, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ; đề xuất những kiến nghị để góp phần hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thiện cơ chế quản lí tài chính. TTTC tiến hành tại nơi nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh; quá trình kiểm tra, xem xét phải căn cứ vào các chứng từ, tài liệu pháp lí; mọi kết luận phải có bằng chứng xác thực. TTTC QĐ do Cục tài chính BQP tiến hành định kì hoặc đột xuất tại các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Trong trường hợp cần thiết, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quyết định tiến hành TTTC các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.

        THÀNH, công trình kiên cố để phòng thủ những trung tâm chính trị, kinh tế và yếu địa QS thời cổ. Tường T xây đắp bằng đất, gạch, đá, tương đối cao và dày. Ở phía ngoài tường T có hào nước là một loại vật chướng ngại để bảo vệ T (từ đó có từ ghép “thành trì”, trong đó trì chỉ hào nước), trên tường T có các thiết bị để chỉ huy, quan sát, bắn,... ở vòng ngoài còn có thể có các vọng gác làm trận địa tiền tiêu của thành. T có thể có hai lớp tường, lớp trong là T, lớp ngoài là quách (từ đó có từ “thành quách”). Ở VN, T có lịch sử lâu đời, như T Cổ Loa thời vua An Dương Vương (tk 3tcn) và các T đời sau này. Hiện nay còn di tích một số thành nằm rải rác trong cả nước.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:54:03 am »

         
        THÀNH BẤU, gọi chung các thành lũy do Vũ Văn Mật cho xây dựng ở vùng Tuyên Quang (tk 16) để chống nhà Mạc. Thành lũy chính xây trên gò Bầu. Di tích các thành lũy này hiện còn ở nhiều nơi trong khu vực từ ngã ba Đoan Hùng đến Lục Yên (t. Yên Bái). Một trong những thành lớn là thành Việt Tĩnh, xây dựng ven bờ Sông Chảy, gần Thác Bà, tường thành bằng đất, nay vẫn còn, chu vi 1.385m. cao 2,3m. mặt tường thành rộng 3m, chân thành rộng 9m, các cửa có xây ốp vách bằng gạch hoặc đá tảng, các mặt có hào.

       THÀNH CÁT TƯ HÃN (A. Genghis Khan. H. Chengjisihan; Tẽmughin: 11557-1227), người sáng lập đế quốc Mông cổ, nhà QS nổi tiếng thế giới đầu tk 13 về tài cầm quân. 1206 được đại hội giới quý tộc thị tộc Curuntai của liên bộ lạc Tacta (Thát Đát) bầu làm đại hãn của tất cả các bộ lạc. TCTH xây dựng đội quân thiện chiến gồm 100.000 người (chủ yếu là kị binh) vừa để đi chinh phục các nước, vừa để trấn áp các đối thủ trong nước. 1207-11 chinh phục các dân tộc vùng Xibêri, Đóng Tuôckextan, đánh Tây Hạ, Kim. 1219 đánh sang phía Tây, chiếm thêm một số nước. 1223 đánh vào nước Nga. 1227 ốm chết tại Thanh Thủy, t. Cam Túc (TQ) trong khi đang chinh phục nước Kim. TCTH gây ra nhiều tai họa cho các dân tộc trên thế giới trong các cuộc chinh phục tàn bạo; có nhiều đóng góp cho nghệ thuật QS: vận dụng tối đa khả năng cơ động của kị binh, trinh sát kĩ đối phương, tiến công bất ngờ áp đảo, chia cắt lực lượng đối phương để tiêu diệt từng bộ phận...

        THÀNH CHÀM, gọi chung các thành cổ của vương quốc Chămpa, được xây dựng từ những thế kỉ đầu công nguyên đến tk 17, nay vẫn còn dấu vết ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

        THÀNH ĐÔ. thành phố, tỉnh lị t. Tứ Xuyên (TQ), ở thung lũng sông Mân Giang, tây bắc lòng chảo Tứ Xuyên, ds khoảng 4.3 triệu người. Công nghiệp: chế tạo máy, luyện kim, hóa chất, thực phẩm... Trường đại học tổng hợp. TĐ được xây dụng cách đây trên 2000 năm (thời Xuân Thu), thù phủ của nhà Thục Hán (221-263) thời Tam Quốc, Tiền Thục (907-960) thời Ngũ Đại, Hiện còn những di tích văn hóa: nhà Đỗ Phủ, đền thờ Gia Cát Lượng, Vọng Giang Lâu, Thanh Dương Cung.

        THÀNH ĐỔNG TỔ QUỐC, danh hiệu tôn vinh nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã anh dũng, kiên cường chiến đầu, đi đầu trong KCCP. Do chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ VN DCCH tặng (2.1946). Trong KCCM, TĐTQ được tặng cho toàn thể nhân dân miền Nam.

        THÀNH GIA ĐỊNH, thành do Nguyễn Ánh cho xây dựng 1790 tại thôn Tân Khai, h. Bình Dương cũ (tp Hồ Chí Minh). Hình vuông, mỗi cạnh gần 650m, có 8 cửa (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài), tạo thành hình 8 góc, cg thành Bát Quái hay Thành Quý. Thành nằm giữa các phố: Đinh Tiên Hoàng và Tôn Đức Thắng (phía đông), Nam Kì Khởi Nghĩa (phía tây), Lê Thánh Tông (phía nam) và Nguyễn Đình Chiểu (phía bắc) ngày nay. Thành có hai lớp bảo vệ (riêng phía nam chỉ có một lớp trong), lớp trong xây bằng đá ong Biên Hoà, chu vi gần 2.600m tường cao hơn 6m, chân tường rộng 30m; lớp ngoài là lũy bằng đất, dài hơn 3.800m. Trước mỗi lớp thành đều có hào rộng tới 70m, sâu hơn 6m. Tháng 7.1835 sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa chiếm TGĐ của Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái, xây thành mới nhỏ hơn (vuông, mỗi cạnh gần 500m) ở đông bắc thành cũ. Sau khi chiếm được TGĐ (17.2.1859), quân Pháp dùng thuốc nổ phá thành (8.3.1859). Cg thành Phiên An.

        THÀNH HÀ NỘI, thành do nhà Nguyễn xây dựng 1803, sau khi phá bỏ Hoàng Thành của thành Thăng Long cũ. THN hình vuông chu vi 5.000m. tường thành cao 4,5m, dày 16m. Phía dưới xây bằng đá xanh, đá ong. Phía trên xây bằng gạch hộp. Mỗi mặt tường thành bố trí hai pháo đài. Các góc đều có pháo đài góc. Thành mở năm cửa, mỗi mặt bắc, đông và tây mở một cửa ở chính giữa. Riêng mặt nam mở hai cửa đông nam và tây nam là mặt chính của THN. Chung quanh thành có hào nước rộng lớn. Bên trong thành ở chính giữa có điện Kính Thiên, phía trước điện Kính Thiên là cửa Đoan Môn, nhìn thẳng ra là Kì Đài (Cột Cờ) cao 60m (xây 1812). Hai bên đông và tây là công đường, dinh thự, kho tàng và trại lính. 1835 Minh Mạng cho hạ bớt THN 0,72m còn cao hơn 3,8m. Ngày 25.4.1882, quân Pháp đánh chiếm THN, Hoàng Diệu tổng đốc THN tự vẫn. 1896-97 quân Pháp san bằng THN, chỉ để lại Kì Đài và Cửa Bắc.

        THÀNH HOÀNG ĐẾ. thành Chà Bàn cũ của Chiêm Thành đã bỏ, được Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và mở rộng để làm kinh đô và đổi tên là THĐ (1778). Thành ở địa phận hai thôn Nam Tân, Bắc Thuận thuộc xã Nhơn Hậu, và thôn Bá Canh thuộc xã Đập Đá, h. An Nhơn, t. Bình Định. Thành gồm ba lớp lũy: lớp ngoài có chu vi 4.500m; Hoàng Thành hình chữ nhật 430x370m nằm gọn trong thôn Nam Tân; Tử Cấm Thành hình chữ nhật 174xl25m. Lũy xây bằng đất bọc đá ong. 1799 Nguyễn Ánh chiếm được THĐ, nhưng bị quân các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bao vây, buộc tướng Võ Tánh của Nguyễn Ánh phải tự sát. Về sau thành bị nhà Nguyễn phá, lấy vật liệu xây dựng thành Bình Định cách đó 5km.

        THÀNH HUẾ, thành do Gia Long cho xây dựng 1802 ở kinh đô Huế. Thành xây dựng trong gần 40 năm. gồm ba lớp vòng thành bao bọc nhau: vòng thành ngoài, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Vòng thành ngoài xây dựng theo kiểu thành Vôbăng. Hoàng Thành, Tử Cấm Thành theo kiểu VN. Vòng thành ngoài hình vuông mỗi cạnh dài 2.235m, bốn góc có bốn pháo đài, mỗi mặt tường thành có 5 pháo đài nhố ra phía ngoài. Số pháo trang bị cho thành ngoài là 404 khẩu. Tường thành cao 6,6m dày 21m, xây ốp toàn bộ bằng gạch. Thành có 13 cửa (4 cửa mặt trước, 2 cửa mặt sau, 2 cửa bên phải, 2 cửa bên trái, là những cửa chính có xây lầu cửa ở trên, và 3 cửa phụ khác). Bên ngoài tường thành có hệ thống vật chướng ngại, gồm đường hào ngoài rộng 40-60m, sâu 4m (nước sâu l,5m), có kè đá, một bức tường cao l,3m song song với mép ngoài của hào, có tác dụng như một lần luỹ vây bọc thành, và sông Hộ Thành (sông đào) bao bọc ba mặt thành: phải, trái và phía sau, đổ ra sông Hương chảy ngang mặt trước của thành. Các kiến trúc của TH hiện còn là điểm du lịch của VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:56:57 am »


        THÀNH NHÀ HỒ. thành cổ thuộc địa phận hai xã vĩnh Long, Vĩnh Tiến h. Vĩnh Lộc, t. Thanh Hóa. Dài 900m, rộng 700m, cao trung bình 5-6m, đắp bằng đất, ốp những khối đá lớn gọt đẽo công phu (có khối nặng tới 16t, dài 5,lm rộng 1,2m cao 1,2m), có 4 cửa: đông, tây, nam, bấc. Thành do Hồ Quý Li cho xây 1397. Ngày nay bốn mặt tường thành và các cửa thành vẫn còn. Cg thành Tây Giai, thành Tây Đô.

        THÀNH NHÀ MẠC, gọi chung các thành lũy do nhà Mạc đắp vào những thời kì khác nhau (cuối tk 16, nừa đầu tk 17) ở các tỉnh phía bắc để chống nhà Lê: ở xã Xích Thổ, h. Hoành Bồ, t. Quảng Ninh (chu vi 1.220m; cao 3-4m, dựa theo thế tự nhiên của địa hình để xây, lợi dụng khe núi để mở cửa, đào ngòi thông với vịnh làm đường giao thông); ở tây nam tx Cẩm Phả 3km (chu vi 1.252m, cao 2,5m có hào bao quanh); ở núi Võ Tướng, xã Đông Linh. h. Yên Hưng, t. Quảng Ninh; ở động Thiêm Sơn, h. Thủy Nguyên, Hải Phòng; ở Núi Voi, h. Đồng Hi, t. Thái Nguyên; ở phố Cao Bình, h. Thạch An và xã Vũ Thủy, h. Thạch Lâm, t. Cao Bằng...

        THÀNH PHẨN BAY, thành phần quân số của không quân được đào tạo chuyên ngành về bay, thực hiện nhiệm vụ theo chức năng: lái máy bay, dẫn đường, vận hành các hệ thống, thiết bị trên máy bay. TPB gồm: người lái máy bay, người dẫn đường trên không (trên máy bay), nhân viên cơ giới, điểu khiển vũ khí, thông tin và những nhân viên chuyên ngành khác.

        THÀNH PHIÊN AN nh THÀNH GIA ĐỊNH

        THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH, thành phố ở Đông Nam Bộ. trực thuộc trung ương; trung tâm kinh tế lớn nhất VN; trung tâm văn hóa. khoa học kĩ thuật của các tỉnh phía nam. Đông bắc giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, tây bắc giáp Tây Ninh, tây và tây nam giáp Long An, Tiền Giang, nam giáp Biển Đông. Dt 2.095,02km2; ds 5,554 triệu người (2003); gồm 36 dân tộc (Kinh 80%, Hoa 10%...). Được xây dựng từ cuối tk 17. Nguyên là dinh Phiên Trấn, thuộc phủ Gia Định. Đầu thời Nguyễn là lị sở trấn Gia Định (sau đổi là Gia Định Thành), đồng thời là thủ phủ Gia Định thành tổng trấn (Nam Bộ ngày nay). Từ 1832 là tỉnh lị t. Phiên An (1836 đổi thành t. Gia Định). 4.1861 sau khi chiếm Nam Kì và triệt phá thành Gia Định. Pháp cho xây dựng tp Sài Gòn; 3.1874 tách thành đơn vị hành chính riêng và trở thành thủ phủ của Nam Kì thời kì thuộc Pháp. Từ 1954 Sài Gòn là trung tâm chính trị, hành chính của chính quyền Sài Gòn. 7.1976 tp Sài Gòn - Gia Định được chính thức đặt tên là TPHCM. Tổ chức hành chính: 19 quận, 5 huyện. Địa hình đồng bằng châu thổ, hệ thống sông ngòi dày đặc; các sông lớn: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, lượng mưa 1.935mm/năm. Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước. Các ngành công nghiệp chính: cơ khí. luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, dệt, giày, cao su, vật liệu xây dựng... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 66.320 tỉ đồng, đứng đầu cả nước. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 180,6 nghìn tấn (lúa 176,8 nghìn tấn); thủy sản 53,4 nghìn tấn. Đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía nam, một trong những đầu mối giao thông lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 13. QL 22, xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà. Cảng biển: Sài Gòn, Nhà Bè. Sàn bay Tân Sơn Nhất. Di tích lịch sử: địa đạo Củ Chi, dinh Thống Nhất, bến Cảng Nhà Rồng, Vườn Thơm, Láng Le, Trảng Bàng, Bến Cát, Rừng Sác, Tam Giác sắt. Sự kiện lịch sử: phong trào chống Pháp của nghĩa quân Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Văn Đạt, Nguyễn Hữu Huân: 30.4.1975 kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2019, 10:58:27 am »


        THÀNH QUẢNG TRỊ, thành ở thôn Thạch Hân, h. Hải Lăng, đông bắc tx Quảng Trị. Thành hình vuông chu vi gần 2.000m, bốn góc có pháo đài nhô ra, tường cao 4m. dày 12m. xung quanh có hào nước rộng hơn 18m, sâu 3m. Có 4 của: đông, tây, nam, bắc. Thành đắp bằng đất 1824, xây bằng gạch 1827. Trong đợt tác chiến phòng ngự Quàng Trị (28.6.1972- 31.1.1973), QGPMN VN đã kiên cường bảo vệ thành trong suốt 81 ngày đêm. TQT đã bị bom đạn Mĩ phá hoại hoàn toàn.

        THÀNH THỦ ÚY (cổ), chức quan võ chỉ huy lực lượng tuần thành và chuyên giữ việc thời, khóa, đóng, mở cửa thành của một tỉnh trong quân đội Nguyễn. Được đặt ra từ 1826 dưới triều vua Minh Mạng. TTU thuộc quyền chức quan đầu tỉnh. Ngoài nhiệm vụ chính, có thể được giao kiêm quản cả cơ, đội để canh giữ thành. Phẩm trật của TTU là tòng tứ phẩm.

        THÀNH TRIỀU KHẨU nh LAM THÀNH

        THAO LƯỢC (cổ), mưu kế, tài năng QS. Có nguồn gốc từ tên gọi các binh thư cổ TQ “Lục thao” (gồm 6 tập) và “Tam lược" (3 chương), về sau gọi tài dùng binh là tài TL.

        THAO TRƯỜNG, khu vực địa hình được cấu trúc và thiết bị để huấn luyện kĩ thuật, chiến thuật cho người học. TT thường bố trí gần nơi trú quân. TT có thể là một bộ phận của trung tâm huấn luyện.

        THAO TRƯỜNG XE TẢNG, thao trường luyện tập của bộ đội tăng thiết giáp, gồm bãi tập lái, tập bắn, tập chiến thuật... TTXT được cấu trúc, thiết bị phù hợp với yêu cầu luyện tập kĩ thuật và chiến thuật sát với thực tế chiến đấu.

        THÁP CANH, 1) chòi cao để canh gác; 2) công sự của quân Pháp dùng trong chiến tranh ở VN (1946-47) dưới dạng nhà gạch nhỏ, thường hình bốn cạnh, tầng dưới để ăn ngủ, tầng trên là chòi canh, quan sát và chiến đấu (bắn qua các khe hoặc lỗ châu mai). Cg tháp Đờ Latua (tên tác giả đề xuất), (xt kế hoạch Đờ Latua).

        THÁP PHÁO, kết cấu bọc giáp kín đặt trên xe chiến đấu, xe tăng, tàu hỏa bọc giáp, tàu chiến và các công trình kiên cố bằng bê tông cốt thép để bố trí, lắp đặt pháo và bảo vệ kíp chiến đấu, vũ khí, đạn dược và các hệ thống điều khiển hỏa lực. Thông thường TP được đặt trên một ổ đỡ lớn và có thể quay 360°. Được chế tạo bằng phương pháp đúc hoặc hàn từ các tấm thép cán, có dạng hình nón cụt, hình bán cầu hoặc hình dạng phức tạp. Thường là kết cấu liền khối, song cũng có trường hợp TP gồm hai phần: phần dưới có thể quay trên thân xe trong mặt phẳng nằm ngang; phần trên cố định với pháo và quay trong mặt phẳng đứng, liên kết với phần dưới qua một trục ngang (như trên xe tăng AMX-13 của Pháp). Vũ khí lắp trong TP được quay hướng bằng cơ cấu quay TP, quay tầm bằng cơ cấu tầm.

        THAY ĐỔI BỐ TRÍ. tổ chức, điều chỉnh, sắp xếp lại lực lượng trên địa bàn tác chiến cho phù hợp với tình hình, quyết tâm. kế hoạch mới. TĐBT thường để thành lập lực lượng mới; tăng cường cho lực lượng hiện có; tổ chức lại đội hình, chuyển nỗ lực tác chiến sang hướng mới... Được thực hiện bằng cơ động trong giai đoạn chuẩn bị và thực hành tác chiến. TĐBT có các loại: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

        THAY PHIÊN BỘ ĐỘI trong chiến đấu, giao và nhận khu vục chiến đấu giữa đơn vị đang làm nhiệm vụ và đơn vị đến thay thế. Khi có lệnh thay phiên, người chỉ huy và cơ quan của các đơn vị giao và nhận phải cùng trinh sát thực địa, lập kế hoạch thay phiên cụ thể. Nội dung giao nhận gồm: các khu vục, tuyến, đoạn, dải, trận địa đang chiếm lĩnh; tình hình địch, địa hình, các thiết bị công trình và vật cản, các số liệu do đạc địa hình và bắn hiệu chính pháo, tổ chức và chỉ huy hỏa lực... TPBĐ phải bảo đảm bí mật, an toàn, khẩn trương, sẵn sàng chiến đấu cao. Trước khi bắt đầu thay phiên, đơn vị đến thay phiên phải triển khai SCH để chỉ huy bộ đội tiến vào chiếm lĩnh vị trí chiến đấu. Trong quá trình TPBĐ, nếu quân dịch chuyển sang tiến công thì người chỉ huy bộ đội giao phiên đàm nhiệm chỉ huy chung việc đánh địch.

        THĂNG CẤP BẬC QUÂN HÀM, trao cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại cho quân nhân, do cấp có thầm quyền quyết định. Đối với quân nhân trong QĐND VN, TCBQH được quy định lần đầu tại sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; quy định tiếp theo tại Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999). Quyền TCBQH theo quy định hiện hành: chủ tịch nước thăng cấp đại tướng, thượng tướng, đô dốc hài quân: thủ tướng chính phủ thăng cấp trung tướng, phó đô dốc hải quân, thiếu tướng, chuẩn dô đốc hải quân: bộ trường BQP thăng quân hàm sĩ quan cấp tá và cấp úy; việc thăng quân hàm hạ sĩ quan và binh sĩ do BQP quy định. Xét, quyết định TCBQH căn cứ vào cấp bậc quy định cho từng chức vụ, phẩm chất, năng lực và thời gian giữ cấp bậc hiện tại của quân nhân...; thường mỗi lần thăng một bậc kế tiếp; trường hợp quân nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc mới thăng nhiều bậc (vượt cấp) hoặc trước niên hạn (hình thức khen thưởng).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM