Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:05:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20804 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #290 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:41:04 pm »


        TRẬN THUẦN MẪN (8.3.1975), trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 48 (Sư đoàn 320, Mặt trận Tây Nguyên) vào căn cứ  chi khu QS, quận lị Thuần Mẫn (Cẩm Ga, nay là huyện lị Ea HTeo, t. Đắk Lắk), do Tiểu đoàn bảo an 257 QĐ Sài Gòn chiếm giữ, nhằm cô lập Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975). Được 5 khẩu đội pháo binh (2 pháo 105mm, 3 pháo 85mm) chi viện bằng phương pháp bắn ngắm trực tiếp, trung đoàn bất ngờ tiến công; sau 1 giờ 15 phút chiến đấu, chiếm được quận lị, bắt sống 121 địch (do ta vây không chặt, quận trưởng và một số chạy thoát), thu 200 súng (có 2 pháo 105mm, 1 cối 106,7mm). Thắng lợi của TTM tạo thuận lợi cho ta tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột.

        TRẬN THỨ 11 (6.11.1969), trận tập kích của 2 trung đoàn bộ binh (1,2), Tiểu đoàn pháo binh 2311 và 1 đại đội công binh (Quân khu 9) vào cụm phòng ngự hỗn hợp của QĐ Sài Gòn tại khu vực Thứ 11 (h. An Biên, t. Rạch Giá, nay là t. Kiên Giang). Lực lượng địch khoảng 750 quân (có cố vấn Mĩ), gồm: SCH và Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn thủy quân lục chiến B, Giang đoàn 74 (hơn 10 tàu chiến), Pháo đội C (6 pháo 105 và 155mm) thuộc lực lượng tổng dự bị và chủ lực Vùng chiến thuật 4, làm nhiệm vụ cắm chốt và càn quét căn cứ U Minh. Ta triển khai lực lượng bí mật luồn sâu, áp sát và thực hiện tốt việc nghi binh, rạng sáng 6.11 đồng loạt nổ súng đánh chiếm các mục tiêu, diệt SCH làm đội hình địch rối loạn, bị động không chi viện được cho nhau. Sau 2 giờ chiến đấu, ta làm chủ trận địa, diệt và bắt hơn 700 địch (có 4 cố vấn Mĩ), phá hủy 8 tàu chiến, 6 pháo và hàng chục súng cối... Trận thắng lớn của LLVT Quân khu 9 mở màn đợt hoạt động tác chiến Đông Xuân 1969-70, đánh bại kế hoạch bình định vùng căn cứ U Minh lần thứ nhất của địch.

        TRẬN THUỜNG THỚI HẬU (11.9.1967), trận phục kích của 2 tiểu đội bộ đội địa phương huyện Hồng Ngự và du kích các xã Thường Thới Tiền, Thường Thới Hậu, Thường Phước, Thường Lạc (h. Hồng Ngự, t. Đồng Tháp), đánh đại đội thuyền bay (xuồng vũ trang tốc độ cao) của QĐ Sài Gòn tại Thường Thới Hậu. 8 giờ ngày 11.9 địch chia hai mũi tiến vào vùng căn cứ của ta: mũi 1 (8 xuồng) vào hướng rạch Cái Sách (hướng chủ yếu), mũi 2 (4 xuồng) vào hướng rạch xẻo Gáo. Tại rạch Cái Sách ta bố trí chướng ngại vật không cho địch vào, sau đó tổ chức chặn đánh quyết liệt ở Rạch Vọp và vàm Bầu Gáo, buộc địch phải rút chạy và bỏ lại 2 xuồng. Trong khi đó lực lượng địch ở rạch xẻo Gáo cũng bị chặn đánh, phải bỏ lại 1 xuồng, không thực hiện được ý đồ hợp điểm ở vàm Xẻo Gáo. Sau 8 phút chiến đấu, ta diệt và bắt 16 địch, thu 3 xuồng cùng nhiều vũ khí, bắn hỏng 5 chiếc khác... Trận đánh đạt hiệu quả cao, lần đầu tiên LLVT địa phương đánh bại chiến thuật “thuyền bay” của địch trên địa bàn sông nước ở Khu 9.

        TRẬN THƯỢNG ĐỨC (28.7-7.8.1974), trân tiến công của Sư đoàn bộ binh 304 (thiếu) và các lực lượng tăng cường đánh chi khu QS quận lị Thượng Đức (nay thuộc xã Đại Lãnh, h. Đại Lộc, t. Quảng Nam), do Tiểu đoàn biệt động quân 79 và 1 đại đội bảo an, 1 đại đội cảnh sát dã chiến, 16 trung đội dân vệ QĐ Sài Gòn đóng giữ, trong đợt 2 chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức (17.7-25.8.1974). Thực hiện phương châm “vây chặt, đánh mạnh, đánh dứt điểm trong thời gian ngắn”, sư đoàn sử dụng Trung đoàn bộ binh 66 được tăng cường đại đội tên lửa B72 (thiếu), trung đội tên lửa A-72, đại đội súng máy 12,7mm và một lực lượng pháo binh của Trung đoàn 68, tiến công tiêu diệt đồn chính; đồng thời sử dụng Trung đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 324) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương đánh chiếm các điểm ngoại vi, bao vây và sẵn sàng đánh địch tăng viện. Từ 28 đến 31.7 các đơn vị nổ súng tiến công, chiếm phần lớn tiền đồn ngoại vi, hình thành thế bao vây, chốt chặn, nhưng nhiêu lần tổ chức đột phá vào trung tâm quận lị không thành công, phải dừng lại phòng ngự, giữ vững bàn đạp đã chiếm và đánh lui các đợt phản kích của 3 tiểu đoàn địch ở Ba Khe. 5 giờ ngày 6.8 ta tiếp tục tổ chức tiến công, dùng cách đánh áp sát không cho địch phân tuyến, kịp thời chuyển hướng đột phá chủ yếu từ hướng tây bắc sang tây nam, tập trung hỏa lực chi viện, đưa pháo vào gần bắn ngắm trực tiếp, đến 8 giờ 30 phút ngày 7.8 làm chủ toàn bộ khu vực Thượng Đức. Kết quả diệt và bắt hơn 1.300 địch, bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 xe M113, thu 562 súng các loại (có 13 khẩu pháo và cối), giải phóng 13.000 dân. Trận then chốt chiến dịch thắng lợi, góp phần phá vỡ tuyến phòng thủ tây nam Đà Nẵng và buộc địch phải căng kéo lực lượng đối phó trong thế bị động, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta trên Mặt trận Quảng Đà.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #291 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:43:31 pm »


        TRẬN TIÊN YÊN (4.1.1952), trận chống càn của Tiểu đoàn 884, Đại đội 85 (Trung đoàn 48, Đại đoàn 320) và Đại đội 29 bộ đội địa phương tỉnh Ninh Bình, đánh quân Pháp tại xã Tiên Yên (h. Yên Khánh, t. Ninh Bình). Sáng 4.1 địch huy động 1 tiểu đoàn và 2 đại đội bộ binh, có máy bay, tàu chiến, pháo binh yểm trợ, mở cuộc càn quét vào xã Tiên Yên. Từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, ta đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, kết hợp phản kích đánh địch đột nhập, diệt và làm bị thương 130 địch, phá hủy 3 xe bọc thép, thu hơn 100 súng các loại. Sau TTY, Tiểu đoàn 884 được mang tên “Tiểu đoàn Tiên Yên”.

        TRẬN TỈNH HÌNH nh TRẬN BỐi THỦY (204tcn)

        TRẬN TỈNH LỊ HÒA BÌNH (2.8.1909), trận tiến công của nghĩa quân người Mường do Tổng Kiêm chỉ huy đánh quân Pháp ở tình lị Hòa Bình. Đêm 2 rạng 3.8 từng toán nhỏ nghĩa quân bất ngờ đánh chiếm trại lính khố xanh, ti thương chính, kho bạc và các công sở, phá nhà lao, đốt các kho tàng... Kết quả diệt 1 giám binh Pháp và 7 lính khố xanh, thu 150 súng và 35.000 viên đạn, giải thoát 40 tù nhân và làm chủ tỉnh lị một ngày. Chính quyền Pháp ở Hòa Bình trong khi chờ viện binh, phải đặt vấn đề thương lượng nhưng nghĩa quân không nhượng bộ. TTLHB thắng lợi đã cổ vũ tinh thần chống Pháp của nhân dân, tạo điều kiện phát triển lực lượng nghĩa quân.

        TRẬN TỔNG KHO AN ĐỒN (23.2.1969), trận tập kích hỏa lực của Đại đội pháo binh 3 (Tiểu đoàn pháo binh 577 Quảng Đà) vào tổng kho An Đồn ở tp Đà Nẵng. An Đồn là tổng kho dự trữ chiến lược Vùng chiến thuật 1, trực tiếp cung cấp vũ khí, trang bị cho lực lượng không quân Mĩ và QĐ Sài Gòn ở các sân bay Nước Mặn, Đà Nẵng; gồm 60 dãy nhà kho kiên cố, được bảo vệ nghiêm ngặt với lực lượng khoảng 600 quân (chủ yếu là nhân viên kĩ thuật Mĩ). Trận đánh diễn ra lúc 2 giờ 15 phút. Bằng cách đánh táo bạo, bí mật luồn sâu đặt pháo sát mục tiêu, bắn chính xác 16 viên đạn pháo phản lực ĐKB, gây cháy nổ trong 36 giờ, phá hủy phần lớn các dãy kho và hàng nghìn tấn vũ khí, làm chết và bị thương nhiều địch. Là một trong những trận đánh tiêu biểu, hiệu suất cao của lực lượng pháo binh Quảng Đà, gây khó khăn lớn cho hoạt động của địch ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

        TRẬN TỐT ĐỘNG - CHÚC ĐỘNG (5-7.11.1426), trận phục kích lớn của nghĩa quân Lam Sơn (Đại Việt) diệt quân Minh (TQ) trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Cuối 10.1426, sau khi tập trung hơn 100.000 quân về Đông Quan (nay là Hà Nội), tướng Minh là Vương Thông chủ trương mở cuộc hành quân lớn nhằm giải vây thành Đông Quan, giành lại thế chủ động trên chiến trường. 5.11 quân Minh chia thành ba hướng đánh vào cánh quân Lam Sơn (khoảng 10.000 quân do Phạm Văn Xảo, Lí Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy) ở phía tây nam Đông Quan. Biết trước ý định đối phương, nghĩa quân thực hiện một số trận phục kích, tập kích nhỏ để tiêu hao sinh lực, làm rối loạn kế hoạch của Vương Thông rồi rút về Cao Bộ (nay thuộc Hà Tây) và bố trí hai trận địa phục kích ở Tốt Động, Chúc Động (nay thuộc Chương Mĩ, t. Hà Tây). Rạng sáng 7.11 dựa vào binh lực lớn, Vương Thông tổ chức hai cánh quân phối hợp tiến công Cao Bộ: cánh chính binh đánh trực diện, cánh là binh vòng đánh phía sau. Quân Lam Sơn dùng mưu dụ cánh chính binh vào trận địa mai phục ở Tốt Động, diệt bộ phận tiền quân, buộc cả hai cánh quân Minh phải tháo chạy và bị đánh tan tại Chúc Động. Kết quả khoảng 60.000 quân Minh bị diệt; các tướng Minh: Trần Hiệp, Lí Lượng, Lí Đằng bị giết, Vương Thông bị thương cùng tàn quân rút về Đông Quan cố thủ. Nghệ thuật khéo dùng mưu lôi kéo đối phương hành động theo kế hoạch của ta và lối đánh mai phục rất lợi hại là nét nổi bật của TTĐ-CĐ.

        TRẬN TRÀ PHÍ (18 và 22.8.1968), trận tập kích của Trung đoàn bộ binh 3 (thiếu 1 tiểu đoàn) thuộc Sư đoàn 9 bộ đội chủ lực Miền vào căn cứ SCH Lữ đoàn bố binh cơ giới 1 (Sư đoàn 25) QĐ Mĩ tại khu vực Trà Phí (xã Ninh Sơn, h. Hòa Thành, t. Tây Ninh). Lực lượng địch ở căn cứ có Tiểu đoàn 3 (thiếu 2 đại đội), 1 đại đội cơ giới và 1 đại đội pháo, tổ chức phòng ngự vũng chắc, xung quanh có 2 lớp rào thép gai và mìn bảo vệ. 0 giờ 35 phút ngày 18.8, trung đoàn được tăng cường 1 tiểu đoàn hỏa tiễn H-12 và 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm tiến hành tập kích hỏa lực, chi viện cho các mũi bộ binh đột kích vào căn cứ, sau gần 2 giờ chiến đấu diệt và làm bị thương 400 địch, phá hủy 33 xe tăng và xe bọc thép, 6 pháo 105 và 155mm, 2 cổi 106,7mm. Địch tăng cường phòng ngự bổ sung thêm 3 đại đội bộ binh cơ giới, 2 đại đội pháo và số lượng lớn xe tăng, thiết giáp. 0 giờ 15 phút ngày 22.8 ta tiếp tục tập kích lần hai, sau gần 3 giờ loại khỏi chiến đấu 600 địch, phá hủy 82 xe tăng và xe bọc thép, 14 pháo và súng cối, bắn rơi 4 máy bay. Trận đánh mở màn chiến dịch Tây Ninh (17.8 - 28.9.1968) đạt hiệu quả cao, làm phong phú thêm nghệ thuật tập kích “đánh bồi, đánh nhồi” vào căn cứ địch trong KCCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #292 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:44:43 pm »


        TRẬN TRẠI BE (10.9.1957), trận tập kích của Đại đội bộ binh 250 QGP miền Đông Nam Bộ cùng LLVT “Bình Xuyên”, đánh 1 tiểu đoàn bộ binh và lực lượng cảnh sát dã chiến QĐ Sài Gòn tại Trại Be (Biên Hoà, nay thuộc t. Đồng Nai). Trại Be là cơ sở khai thác gỗ, án ngữ phía nam Chiến khu Đ, được địch sử dụng phục vụ mục đích QS và tổ chức mạng lưới bảo vệ chật chẽ, nơi tiến hành các hoạt động đánh phá, chia cắt vùng căn cứ của ta. Dựa vào cơ sở CM địa phương, sau khi điều tra, nắm chắc lực lượng, cách bố phòng của dịch, bộ đội ta cải trang làm công nhân khai thác gỗ, bí mật đột nhập, tiến công bất ngờ diệt 1 đại đội, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch, thu và phá hủy 80 xe vận tải cùng nhiều vũ khí, phương tiện QS. Trận đánh giành thắng lợi lớn, góp phần phá âm mưu địch chia cắt vùng căn cứ của ta.

        TRẬN TRẠI THÁN (22.8.1948), trận tập kích của Tiểu đoàn 215 (Trung đoàn 98) và 1 đại đội độc lập thuộc Mặt trận Đông Bắc, đánh đồn Trại Thán là sào huyệt của khoảng 200 quân phỉ do Pháp lập ra ở khu vực An Châu (t. Quảng Yên, nay thuộc h. Yên Hưng, t. Quảng Ninh). Sáng 22.8 ta bí mật tiếp cận, đột nhập vào đồn, ngay từ đầu giết được đổn trưởng, sau đó tỏa ra đánh chiếm các mục tiêu, kết hợp gọi hàng đồng thời tổ chức lực lượng đón lõng đánh địch rút chạy. Kết quả diệt và gọi hàng hơn 100 địch, thu lại 70 ha đất chia cho dân, góp phần làm thất bại âm mưu của Pháp tổ chức quân phỉ chống phá CM ở vùng Đông Bắc.

        TRẬN TRẢNG A LẤN (26.2.1967), trận vận động tập kích của Tiểu đoàn bộ binh 2 (Trung đoàn 1, Sư đoàn 9) bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ vào cụm quân Mĩ ở trảng A Lấn (nay thuộc xã Tân Lập, h. Tân Biên, t. Tây Ninh), trong đợt 1 chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti (22.2-15.4.1967). Phối hợp với du kích, bộ đội địa phương và các đơn vị bạn, Tiểu đoàn 2 đã vận động tập kích vào bên sườn và phía sau đội hình hành quân của địch, làm thương vong 150 quân Mĩ, phá hủy 8 xe thiết giáp, bắn rơi 1 máy bay trực thăng. TTAL góp phần làm thất bại cuộc hành quân và ý đồ chiến thuật “bủa lưới phóng lao” của địch, buộc địch phải co về chốt giữ trục đường 22.

        TRẬN TRẢNG BÀ ĐIẾT (29.3.1970), trận tập kích của Tiểu đoàn bộ binh 9 (Trung đoàn 3, Sư đoàn 9) vào căn cứ yểm trợ hành quân của Sư đoàn kị binh không vận 1 Mĩ ở trảng Bà Điết (xã Phước An, h. Tân Biên, t. Tây Ninh). Thực hiện kế hoạch càn quét vùng giải phóng Tây Ninh, từ 23.3 Sư đoàn kị binh không vận 1 Mĩ dùng máy bay trực thăng đổ bộ 1 đại đội và 2 trung đội bộ binh, 1 đại đội chỉ huy, 2 đại đội pháo, 1 đại đội cơ giới thuộc Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 7) xuống trảng Bà Điết lập căn cứ yểm trợ hành quân và tổ chức phòng ngự trên khu vực dài 350m, rộng 250m, có công sự dã chiến, hàng rào thép gai bảo vệ. Tiểu đoàn 9 được tăng cường 1 đại đội bộ binh. 1 đại đội ĐB20, 1 đại đội ĐKZ 75mm và hỏa lực cấp trên chi viện, 3 giờ 5 phút chia bốn mũi đột kích vào trận địa địch; sau hơn 1 giờ loại khỏi chiến đấu hàng trăm quân Mĩ, phá hủy 15 pháo, cối, 21 xe QS (có 14 xe bọc thép), bắn cháy 9 máy bay trực thăng. Trận đánh góp phần phá vỡ kế hoạch tiến công của địch, giữ vững vùng giải phóng bắc Tây Ninh.

        TRẬN TRẢNG BOM (20.7.1951), trận tập kích của Tiểu đoàn 303 (bộ đội chủ lực Khu 7), phối hợp với đội biệt động t. Thủ Biên và du kích địa phương, đánh đồn Trảng Bom (đông tx Biên Hòa 20km, nay thuộc thị trấn Trảng Bom, h. Thống Nhất, t. Đồng Nai), do 1 đại đội Âu - Phi và 1 trung đội lính ngụy của Pháp đóng giữ. Chiều 20.7 ta sử dụng 2 xe ô tô vận tải, chở 75 chiến sĩ cải trang làm công nhân đồn điền cao su từ Bàu Cá về Trảng Bom, đến cổng đồn bất ngờ nổ súng diệt lính gác, phối hợp với bộ phận ém sẵn cách đồn 500m, xung phong đánh chiếm mục tiêu. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, ta làm chủ trận địa, diệt và bắt toàn bộ địch (khoảng 200 quân), phá 1 xe thiết giáp, thu 200 súng và hàng chục tấn đạn, lương thực chở về căn cứ an toàn. Trận đánh đạt hiệu quả cao, lần đầu tiên ta sử dụng ô tô hành quân đánh dịch trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.

        TRẬN TRAPDÔN (5.2-18.4.1916), trận chiến đấu giữa quân Nga với quân Thổ Nhĩ Kì trong CTTG-I tại khu vực Trapdôn (Thổ Nhĩ Kì) bên bờ Biển Đen. Với lực lượng hơn 30.000 quân được hải quân yểm hộ, sau gần hai tháng rưỡi, quân Nga chiếm được Trapdôn, tạo thuận lợi cho việc bảo đảm hậu cần ở mặt trận Capca.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #293 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:45:39 pm »


        TRẬN TRAPHANGA (21.10.1805), trận đánh lớn trên biển Đại Tây Dương giữa hải quân Anh (27 tàu chủ lực) do G. Nenxơn chỉ huy với hải quân Pháp - Tây Ban Nha (33 tàu chủ lực ) do P. Vinnhôp chỉ huy, trong thời gian đầu chiến tranh Napôlêông (1799-1815) xảy ra giữa Pháp với liên minh chống Pháp thứ ba tại mũi Traphanga, nam Tây Ban Nha. Bằng chiến thuật cơ động, hải quân Anh đã giành thắng lợi, diệt 1 và bắt 17 tàu đối phương, trong khi Anh bị hỏng 7 tàu. Đô đốc Nenxơn bị tử thương. TT đem lại quyền khống chế trên biển cho hải quân Anh.

        TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG (7.12.1941), trận tập kích của hải quân Nhật vào căn cứ chính Hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ ở Trân Châu cảng thuộc quần đảo Haoai, mở đầu chiến tranh Nhật - Mĩ trong CTTG-II. Hải quân Mĩ đóng tại cảng có 93 hạm tàu (trong đó 8 tàu thiết giáp, 8 tàu tuần dương, 29 tàu khu trục, 5 tàu ngầm, 9 tàu rải mìn, 10 tàu quét mìn), 394 máy bay, 42.959 quân. Đường vào cảng được phòng thủ bằng các loại chướng ngại nước, có tổ chức cảnh giới bằng hạm tàu ở phía nam, và máy bay trinh sát theo định kì. Kế hoạch tập kích của Nhật vào Trân Châu cảng được chuẩn bị kĩ, do dô đốc Iamamôtô hoạch định, sử dụng binh đoàn tàu sân bay (6 tàu sân bay chờ 353 máy bay, 2 tàu thiết giáp, 3 tàu tuần dương, 11 tàu khu trục) và 27 tàu ngẩm (đã triển khai từ trước ở vùng đảo Haoai) do phó đô đốc Nagumô Chuichi trực tiếp chỉ huy. 26.11 binh đoàn tàu sân bay Nhật rời căn cứ tập kết ở đảo Iturup (quần đảo Curin), giữ bí mật tuyệt đối về thông tin liên lạc, trao đổi bằng vô tuyến giả, như đang đi lại trên lãnh hải Nhật; đến 6 giờ ngày 7.12 đã vượt chặng đường biển dài 6.300km tới khu vực triển khai (bắc Trân Châu Cảng 300-500km). Để đánh lạc hướng đối phương, đêm 6 rạng 7.12 Nhật cho 2 tàu khu trục bắn vào đảo Mituây và 5 tàu ngầm loại nhỏ bắt dầu hoạt động ở cảng. Đợt 1 bắt đầu lúc 7 giờ 55 phút, Nhật sử dụng 183 máy bay bất ngờ bắn phá các hạm tàu lớn và máy bay Mĩ đậu trên sân bay, sau gần 1 giờ bản chìm 3 tàu thiết giáp, diệt một số lớn máy bay Mĩ. Đợt 2 diễn ra từ 8 giờ 40 phút đến 9 giờ 15 phút, Nhật sử dụng 167 máy bay tiếp tục đánh phá; Mĩ chống trả mạnh. Kết quả hải quân Mĩ bị mất toàn bó tàu thiết giáp (4 bị đắm. 4 bị hư hỏng nặng), 6 tàu tuần dương và khu trục, 270 máy bay, bị thương vong 4.498 quân (theo số liệu Mĩ); Hạm đội Thái Bình Dương bị tê liệt cả năm sau. Thất bại của Mĩ, nguyên nhân trước hết do kém cảnh giác, tiến hành trinh sát và phòng thủ không hợp lí. Thắng lợi TTCC tạo điều kiện cho Nhật giành quyền khống chế trên biển, mở rộng bành trướng tới Philippin, Malaixia và Inđônêxia (thuộc Hà Lan), buộc Mĩ tham gia chiến tranh chống trục phát xít.

        TRẬN TRENTINÔ (15.5-25.6.1916), trận đánh giữa quân Áo - Hung và quân Italia trong CTTG-I tại vùng Trentinô (đông bắc Italia), trên mặt trận Italia. Cuộc tiến công của phía Áo - Hung được chuẩn bị kĩ, tiến hành bất ngờ, nhưng do địa hình phức tạp và đối phương đã kịp tăng cường lực lượng, nên sau 25 ngày quân Áo - Hung chỉ tiến dược 12-20km. Sau đó quân Italia phản công, chiếm lại được phần đất đã mất.

        TRẬN TRÍ PHẢI (29.10.1963), trận vận động phục kích của Tiểu đoàn bộ binh T70 (Quân khu 9) và đại đội bộ đội địa phương huyện Thới Bình, đánh trả cuộc hành quân càn quét của tiểu đoàn học viên hạ sĩ quan biệt kích thuộc trại huấn luyện biệt kích Tân Phú (Huyện Sử) và đại đội dân vệ chi khu Thới Bình QĐ Sài Gòn (có cố vấn Mĩ chỉ huy) tại xã Trí Phải (h. Thói Bình, t. Cà Mau). 2 giờ ngày 29.10, địch chia 2 hướng tiến công, với ý đồ bí mật luồn sâu vào kênh Sáu La Cua và hợp điểm ở khu vực kênh Ba Mươi - kênh Bảy - kênh Tám. Ta kịp thời chặn đánh làm chậm tốc độ hành quân của địch ở đoạn kênh Năm, kênh Sáu La Cua, đồng thời triển khai lực lượng vu hồi, khóa đuôi dồn ép địch ra hướng kênh Ba Mươi để tiêu diệt. 9 giờ 30 phút trận đánh bắt đầu bằng các loại hỏa lực cối, đại liên bắn chính xác vào đội hình địch, sau đó các mũi bộ binh từ nhiều hướng đồng loạt xung phong, đột phá, bao vây chia cắt, truy kích tiêu diệt phần lớn quân địch. Số địch sống sót bỏ chạy bị sa vào hầm chông hoặc vấp lựu đạn gài, đạp lôi của du kích. Kết quả sau gần một ngày chiến đấu, ta diệt, bắt và làm bị thương hơn 400 địch, thu gần 30 súng cùng nhiều đạn dược, đổ dùng QS. Trận đánh lớn đầu tiên đạt hiệu quả cao của Tiểu đoàn T70 kể từ khi thành lập, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương chống lại chương trình bình định của địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #294 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:46:51 pm »


        TRẬN TRIỆU PHONG - HẢI LĂNG (24.4-1.5.1972), trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 27 (Quân khu Trị - Thiên) được sự phối hợp của các tiểu đoàn 3 và 47 (Vĩnh Linh), Tiểu đoàn xe tăng 66 (Trung đoàn bộ binh cơ giới 202) cùng LLVT và nhân dân địa phương giải phóng hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng (t. Quảng Trị), trong đợt 2 chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972). Lực lượng địch có các đơn vị của Sư đoàn bộ binh 3 (vừa được củng cố) và lực lượng địa phương quân, tổ chức phòng ngự ở hàng trăm vị trí. 24.4 ta vượt sông Cửa Việt, đánh chiếm bàn đạp ở Long Quang, Thanh Hội, Vĩnh Hổ, Cầm Phố; ngày 27 chia ba mũi tiến công địch ở Linh Chiểu, Gia Đẳng, cảng Mĩ Thủy, Ngô Xá Đông, quận lị Triệu Phong,... hỗ trợ nhân dân nổi dậy bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt bảo an, dân vệ; 10 giờ 1.5 đánh chiếm quận lị Hải Lăng, giải phóng hoàn toàn hai huyện. Trận đánh thực hiện tốt nhiệm vụ của mũi thọc sâu, vu hồi phía đông, phối hợp với hướng chủ yếu của chiến dịch giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.

        TRẬN TRƯNG AN (8-9.1.1967), trận chống càn của du kích xã Trung An (h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh) đánh 1 tiểu đoàn quân Mĩ (có 20 xe tăng, xe ủi) càn vào xã. Lực lượng ta có 1 tiểu đội du kích xã và các tổ du kích ấp (40 người). 7 giờ 30 phút ngày 8.1 địch dùng máy bay, pháo binh đánh phá ác liệt, triển khai tiến công từ nhiều hướng, kết hợp tiến công đường bộ và đổ bộ đường không, mục tiêu chủ yếu là các ấp Ần Hoà, An Bình và khu vực nam ấp Bổn Phú. Dựa vào hệ thống công sự, địa đạo và các ổ chiến đấu bí mật, ta dùng lực lượng nhỏ, cơ động đánh nhử địch vào các bãi chông, mìn, diệt xe tăng, kết hợp bắn tỉa và đánh máy bay ở các bãi đổ quân, bẻ gãy các mũi tiến công của địch, đến 17 giờ buộc địch phải rút quân. 9.1 địch ở đồn Bầu Giang tiếp tục đi lùng sục cũng bị ta chặn đánh, đẩy lùi. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 100 địch, bắn cháy 12 máy bay trực thăng, phá hủy 4 xe tăng, góp phần đánh bại cuộc hành quân Xđa Phân (8- 26.1.1967) và chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của địch đánh phá vùng giải phóng ven đô của ta. Cg trận ấp An Bình, An Hòa (8-9.1.1967).



        TRẬN TRUNG HƯNG - RÀNG (17.12.1946), trận chống càn của các chi đội 6, 11 và 12 đánh quân Pháp càn quét ở khu vực Trung Hưng - Ràng (nay là xã Trung Hưng Tây, h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh). Sáng 17.12 Pháp huy động Lữ đoàn lê dương 13 (13è DBLE) và lực lượng chiếm đóng ở sở Mây Sắc, bốt Cầu Trắng, chia ba mũi có pháo binh yểm trợ đánh vào 2 xã Trung Lập và An Nhơn Tây, dự định hợp điểm ở xóm Ràng nhằm tiêu diệt các chi đội 6 và 12 đang đứng chân tại đây. Trên hướng xóm Trại, Ba Sòng, Chi đội 12 tổ chức chặn đánh, đẩy lùi cánh quân địch từ sở Mây sắc và bốt Cầu Trắng; Chi đội 6 kiên cường bám trụ, đánh trả quyết liệt 4 tiểu đoàn địch tại xóm Ràng; Đại đội B (Chi đội 11) từ An Tịnh, cơ động 8km, kịp thời hỗ trợ đánh vào bên sườn và phía sau đội hình địch, buộc địch phải rút chạy. Kết quả ta diệt gần 300 địch, phá hủy 14 xe, thu nhiều vũ khí. Trận đánh đầu tiên diệt nhiều địch ở vùng ven Sài Gòn thời kì đầu KCCP; thể hiện tinh thần chủ động hiệp đồng chiến đấu của bộ đội ta, bước đầu làm thất bại kế hoạch mở rộng tiến công của địch ở mặt trận phía bắc Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #295 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:47:54 pm »


        TRẬN TRƯƠNG ĐỊNH (18.5.1965), trận chống càn của du kích và nhân dân xã Sơn Mĩ (h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi) đánh 2 tiểu đoàn QĐ Sài Gòn càn quét tại thôn Trương Định. 5 giờ 40 phút ngày 18.5 địch có pháo binh yểm trợ định bất ngờ đánh chiếm xóm Bắc, bị ta phát hiện đẩy lùi. Từ 7 giờ địch tập trung lực lượng, chia thành nhiều mũi tiến công trên cả ba hướng vào xóm Giữa, xóm Bắc và xóm Nam. Ta tổ chức thành các tổ nhỏ, dựa vào hệ thống công sự, địa đạo, chông mìn và các ổ chiến đấu bí mật, bất ngờ đánh địch ở mọi ngõ xóm. kết hợp đánh phía trước, phía sau, tạt sườn, tập kích, bẻ gãy nhiều đợt tiến công và gây cho địch nhiều thiệt hại, đến 12 giờ buộc địch phải rút lui. Trận chống càn thắng lợi (diệt 74 địch, thu 3 súng), phát huy tốt thế trận làng xã chiến đấu và cách đánh du kích, góp phần giữ vững địa bàn giải phóng, làm thất bại âm mưu càn quét, dồn dân lập ấp chiến lược của địch trong KCCM.

        TRẬN TRƯỜNG KE (7.2.1947), trận phòng ngự của Đại đội 16 (Tiểu đoàn 103, Trung đoàn Thủ Đô) chặn đánh quân Pháp tại khu vực Trường Ke (ở phố Ke Clémăngxô, nay là Trường tiểu học Trần Nhật Duật. phố Trần Nhật Duật, q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong đợt tác chiến Hà Nội (19.12.1946-18.2.1947). Sau thất bại trận nhà Xôva (6.2.1947) Pháp tập trung lực lượng tiến đánh Trường Ke nhằm cắt đứt đường liên lạc từ phía bắc thành phố vào Liên khu 1; dùng xe tăng, thiết giáp chặn các ngả đường ta có thể tiếp viện rồi tổ chức tiến công. Bộ đội ta kiên cường chiến đấu đánh lui 8 đợt xung phong của địch, giữ vững trận địa suốt ngày 7.2. TTK góp phần ngăn chặn cuộc tiến công của địch vào Liên khu 1, tạo điều kiện cho Trung đoàn Thủ Đô hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu giam chân địch ở thủ đó Hà Nội trong những ngày đầu KCCP.

        TRẬN TRƯỜNG XUÂN (2.5.1972), trận chiến đấu của trung đội tên lửa phòng không A-72 thuộc Đại đội 2 (Tiểu đoàn 24, Trung đoàn 241), bảo vệ đội hình chiến đấu của Tiểu đoàn bộ binh 3 (Trung đoàn 2, Sư đoàn 324) ở khu vực Trường Xuân (h. Hải Lăng, t. Quảng Trị) trong chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972). Từ 6 giờ đến 13 giờ ngày 2.5, trung đội sử dụng 4 quả đạn liên tiếp bắn rơi tại chỗ 4 máy bay địch (1 F-4, 2 AD-6. 1 UH-1A). Trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần bảo đảm cho bộ binh truy kích tiêu diệt địch, giải phóng tỉnh Quảng Trị.

        TRẬN TU VŨ (10-11.12.1951), trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 88 (Đại đoàn 308) được tăng cường 1 tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 36 và 8 khẩu sơn pháo 75mm, 1 đại đội trọng liên 12,7mm, diệt cứ điểm Tu Vũ (bắc tx Hòa Bình 20km, nay thuộc h. Thanh Thủy, t. Phú Thọ), một trong những cứ điểm quan trọng trên tuyến phòng ngự Sông Đà của Pháp, trong đợt 1 chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951- 25.2.1952). Cứ điểm do 1 tiểu đoàn Âu - Phi, 1 đại đội người Mường đóng giữ, tổ chức thành 3 khu (A, B, C) với 3 xe tăng, có công sự gỗ đất, 4 hàng rào kẽm gai, được lực lượng pháo binh ở Chẹ, Đá Chông, Thủ Pháp yểm trợ. Tối 10.12 các đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa bị địch phát hiện và dùng pháo binh bắn chặn dữ dội, đến 23 giờ chỉ có 1 tiểu đoàn ở hướng nam nổ súng đúng kế hoạch, sau 2 giờ chiến đấu chiếm được khu c. 1 giờ 45 phút ngày 11.12 ta tập trung hỏa lực pháo binh chế áp, đồng thời tổ chức các mũi đột phá mãnh liệt vào khu A và B, đến 4 giờ làm chủ trận địa. Kết quả diệt và bắt 170 địch, phá hủy 3 xe tăng, thu nhiều vũ khí, trang bị, làm rạn vỡ tuyến phòng ngự Sông Đà của địch, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thắng lợi. Sau trận đánh, Trung đoàn 88 được tặng danh hiệu “Trung đoàn Tu Vũ”.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #296 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:48:56 pm »


        TRẬN TUA HAI (26.1.1960), trận tập kích của 3 đại đội bộ binh (59, 70 và 80), Đại đội đặc công 60 thuộc Ban QS Miền và 3 tiểu đội vũ trang tỉnh Tây Ninh đánh căn cứ Tua Hai của Trung đoàn 32 (Sư đoàn 21) QĐ Sài Gòn (tây bác tx Tây Ninh 7km, nay thuộc xã Thái Bình, h. (Thâu Thành, t. Tây Ninh). Căn cứ gồm 4 khu do 3 tiểu đoàn bộ binh đóng giữ, xung quanh có 14 tháp canh và hệ thống phòng thủ cẩn mật, là bàn đạp mở các cuộc hành quân của địch. Đêm 25 rạng 26.1 (tức 28 Tết âm lịch), dưới sự chỉ huy của trưởng ban QS Đông Nam Bộ, các đơn vị bí mật tiếp cận phối hợp với lực lượng nội ứng bên trong, bất ngờ tập kích đánh SCH, kho vũ khí, nhà để xe và khu nhà lính. Sau 20 phút chiến đấu, ta làm chủ hoàn toàn căn cứ, diệt 76, bắt giáo dục và thả tại chỗ 400 địch, thu 1.500 súng các loại. Một trong những trận đánh tiêu diệt lớn đầu tiên của LLVT CM miền Nam, mở đầu thời kì đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang ở miền Đông Nam Bộ trong KCCM; góp phần hỗ trợ cho phong trào đồng khởi ở Tây Ninh, giải phóng 2/3 số xã trong tỉnh.



        TRẬN TUMƠRÔNG 25.6.1965, trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 101A (Sư đoàn 325) đánh chi khu QS Tumơrông (bắc tx Kon Tum 55km, nay thuộc h. Đắc T6, t. Kon Tum), do Đại đội bảo an 746 và 2 đại đội dân vệ, 1 trung đội pháo 105mm QĐ Sài Gòn đóng giữ và tổ chức phòng ngự công sự vững chắc. 20 giờ 30 phút ta triển khai lực lượng đột phá từ hướng đông nam (hướng chủ yếu) và nam; sau gần 4 giờ chiến đấu, làm chủ trận địa. Kết quả diệt và bắt 50 địch, thu hơn 100 súng, phá hủy 2 pháo 105mm, 13 xe QS, buộc địch phải rút chạy khỏi căn cứ. Trận đánh gây tác động mạnh đến tinh thần binh lính địch ở Kon Tum, góp phần thúc đẩy phong trào du kích, mở rộng vùng giải phóng.

        TRẬN TUMƠRÔNG 21.5-10.6.1966, trận vây điểm diệt viện của Trung đoàn bộ binh 24 Mặt trận Tây Nguyên tại khu vực Tumơrông (bắc tx Kon Tum 55km, nay thuộc h. Đắc Tô, t. Kon Tum). 21.5 Trung đoàn 24 sử dụng 1 tiểu đoàn được tăng cường hỏa lực bao vây cứ điểm Tumơrông, buộc địch phải điều Trung đoàn bộ binh 42, Tiểu đoàn biệt động quân 21 QĐ Sài Gòn và Lữ đoàn dù 1 Mĩ từ Cam Ranh lên ứng cứu. Dựa vào trận địa chuẩn bị trước, 3-10.6 lực lượng chính của Trung đoàn 24 tổ chức chạn đánh quân viện, kết hợp tập kích, phục kích, loại khỏi chiến đấu hon 1.000 địch, trong đó đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn quân Mĩ. TT thực hiện được nhiệm vụ thu hút một bộ phận lực lượng địch lên bắc Kon Tum, phối hợp chiến trường với đồng bằng Khu 5, tạo điều kiện đẩy mạnh chiến tranh du kích.

        TRẬN TUY HÒA (1.4.1975), trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 320 (Quán đoàn 3) được tăng cường Trung đoàn pháo phòng không 593 (thiếu), Tiểu đoàn xe tăng 1 (Trung đoàn 203), 1 đại đội pháo lựu 122mm thuộc Trung đoàn pháo binh 675, 8 cơ cấu phóng A72 đánh 11 tiểu đoàn bảo an, biệt động cùng tàn binh Quân đoàn 2 - Quân khu 2 QĐ Sài Gòn, nhân viên chính quyền, cảnh sát tinh Phú Yên rút về phòng thủ tx Tuy Hòa và vùng phụ cận. Trận đánh diễn ra từ 5 giờ 30 phút đến 11 giờ. Sư đoàn 320 phối hợp với LLVT tỉnh và nhân dân địa phương tiến hành ngăn chặn, bao vây, chia cắt, kết hợp với thọc sâu diệt mục tiêu then chốt, làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực và địa phương QĐ Sài Gòn ở Phú Yên, làm chủ thị xã, quận Tuy Hòa 1, Tuy An và từ quận Hiếu Xương đến Đèo Cả; loại khỏi chiến đấu 3.490 dịch. TTH là trận tiêu biểu về trình độ tổ chức chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn trong điều kiện gấp rút, phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lục cơ động và lực lượng tại chỗ, kết hợp tiến công và nổi dậy, góp phần tạo thế cho chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #297 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:49:52 pm »


        TRẬN TỪ HẠ (6.4.1967), trận tập kích của 3 đại đội đặc công phối hợp với 2 đại đội và 1 trung đội bộ binh thuộc Trung đoàn 6 (Mặt trận Trị Thiên) vào căn cứ của Trung đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 1) QĐ Sài Gòn tại Từ Hạ (tây bắc tp Huế 12km, nay thuộc h. Hương Trà, t. Thừa Thiên - Huế). Tại căn cứ, địch có hơn 780 quân, 18 xe tăng, 120 ô tô, 4 khẩu pháo, cối. 23 giờ 55 phút ngày 6.4 trận đánh bắt dầu. Lực lượng đặc công chia làm nhiều mũi đánh chiếm các mục tiêu bên trong, bộ binh chặn viện ở bên ngoài, sau gần 3 giờ chiến đấu, làm chủ căn cứ, tiêu diệt phần lớn quân địch. Chiến thắng Từ Hạ góp phần làm thất bại kế hoạch bình định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn năm 1967 ở Trị Thiên.

        TRẬN TỨC MẶC (279tcn), trận quyết chiến của quân Tề chống quân Yên thời Chiến Quốc (TQ) tiến tới giải phóng toàn bộ nước Tề. 284tcn, danh tướng Nhạc Nghị chỉ huy quân Yên chiếm hơn 70 thành của nước Tề (x. trận Nhạc Nghị đánh Tề, 284tcn). Hai thành còn lại là cứ và Tức Mặc bị bao vây hơn một năm. Điền Đan chỉ huy phòng thủ Tức Mặc (nay thuộc t. Sơn Đông), nắm được mâu thuẫn nội bộ nước Yên, dùng kế li gián làm cho vua Yên triệt hổi Nhạc Nghị và cử Kị Khiếp, một tướng bất tài sang thay; sau lại dùng cách xúi Kị Khiếp cắt mũi tù binh, đào mả người Tề khiến dân Tề căm giận, thề quyết tử chiến. Điền Đan động viên binh lính và nhân dân tăng cường phòng thủ, đồng thời bí mật chuẩn bị phản công. 279tcn, khi thời cơ chín muồi, Điền Đan cho chuẩn bị 1.000 con trâu, buộc giáo nhọn vào sừng, buộc bó lau tẩm dầu vào đuôi, đưa xuống các đường hầm ở chân thành; đang đêm châm lửa các bó lau ở đuôi trâu, thúc đàn trâu xông vào trại quân Yên, có 5.000 dũng sĩ theo sau. Dân trong thành nhất tề đánh chiêng trông, hò reo trợ chiến. Quân Yên kinh hoàng tan chạy, Kị Khiếp chết trong đám loạn quân. Quân Tề thừa thắng truy .kích, nhân dân các thành khác cũng nổi dậy, thu lại toàn bộ hơn 70 thành. Trận nổi tiếng trong lịch sử QS cổ đại TQ về biết xoay chuyển tình thế, đoàn kết nhân dân, dùng kê li gián và mê hoặc địch, sáng tạo cách đánh có hiệu quả.

        TRẬN UM (1805), trận quân Pháp của Napôlêông I (220.000 người) bao vây quân Áo của nguyên soái C. Macơ (trên 80.000 người) gần tp Um bên sông Đanuyp (nay là một thành phố ở Đức), trong thời gian đầu chiến tranh Napôlêông (1799-1815) giữa Pháp với liên minh chống Pháp thứ ba. Trong khi đóng quân ở thượng lưu sông Đanuyp để chờ quân Nga của Cutudôp ở hạ lưu kéo lên cùng phối hợp hai mũi đánh Bayaria (Muynich ở Đức ngày nay), quân Áo bị quân Pháp cơ động khôn khéo bao vây từ phía sau, cắt đứt liên lạc với nước Áo và bị ngăn cách với quân Nga. 7-20.10 quân Áo một mình chống đỡ với quân Pháp trong vòng vây, nhiều quân lính bỏ chạy, nguyên soái C. Macơ buộc phải đầu hàng với 20.000 quân trong tay. Thất bại của quân Áo trong TU khiến quân Nga lâm vào tình trạng khó khăn, bị quân Pháp đón đánh ở vùng Sông In.

        TRẬN UNG KHÂM LIÊM (10.1075-3.1076), trận tiến công của quân Đại Việt vào các căn cứ QS của nhà Tống (TQ) ở các châu Ung (Quảng Tây), Khâm, Liêm (Quảng Đông) và các đồn trại sát biên giới đông bắc Đại Việt, trong kháng chiến chống Tống lần II (1075-77). Thực hiện chủ trương tiến công trước để tự vệ (tiên phát chế nhân), 27.10.1075 Lí Thường Kiệt huy động hơn 100.000 quân, chia thành hai đạo tiến công sang đất Tống: đạo quân bộ do các tù trưởng Tông Đản, Lưu Kỉ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy đánh các trại biên giới; đạo quân thủy do Lí Thường Kiệt chỉ huy, vượt biển đánh Khâm Châu, Liêm Châu rồi cùng phối hợp tiến đánh Ung Châu. Trên đường tiến quân, Lí Thường Kiệt cho phân phát "Phạt Tông lộ bố văn”, kể tội vua quan nhà Tống, kêu gọi nhân dân TQ ủng hộ hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Bằng cách đánh táo bạo, bất ngờ, quân Đại Việt lần lượt đánh chiếm Khâm Cháu (31.12.1075), Liêm Châu (2.1.1076), Ung Châu (1.3.1076), phá hủy toàn bộ căn cứ kho tàng, diệt và bắt hàng trăm nghìn quân Tống, sau đó chủ động rút quân về nước, gấp rút chuẩn bị kháng chiến. TUKL thắng lợi, góp phần đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống.

        TRẬN UÔNG BÍ - BÍ CHỢ (1.7.1945), trận tập kích của 2 tiểu đội giải phóng quân và du kích Chiến khu Trần Hưng Đạo đánh đồn Uông Bí và trại huấn luyện Bí Chợ của quân Nhật trên đường 18, tây bắc t. Quảng Yên (nay thuộc tx Uông Bí, t. Quảng Ninh), thời kì chuẩn bị tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Lực lượng địch: đồn Uông Bí có 80 lính bảo an; trại huấn luyện Bí Chợ thường có khoảng 70 học viên do sĩ quan Nhật chỉ huy. Được sự phối hợp của lực lượng tự vệ công nhân và binh lính giác ngộ, rạng sáng 1.7 ta bí mật đột nhập diệt chỉ huy và nhanh chóng làm chủ các vị trí. Kết quả diệt 6 địch, giải tán hơn 100 lính bảo an và học viên, thu gần 200 súng các loại và nhiều quân trang, lương thực, thuốc men, tạo điều kiện cho chiến khu phát triển thêm LLVT tập trung, mở rộng địa bàn hoạt động vùng duyên hải Đông Bắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #298 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:51:11 pm »


        TRẬN VAGRAM (5-6.7.1809), trận quân Pháp (170.000 người, 584 pháo) của Napôlêông I diệt tan quân Áo (110.000 người, 452 pháo) của công tước Saclơ tại khu vực làng Vagram, đóng bắc Viên (Áo) 16km, trong thời gian đầu chiến tranh Napôlêông (1799-1815). Bị thất bại trong TY, Áo phải ngừng bắn, kí hòa ước Sônbrun (hòa ước Viên) 14.10.1809, buộc phải giảm quân số, cắt nhiều đất đai cho Pháp và bồi thường chiến phí.

        TRẬN VÀM CỎ ĐÔNG nh TRẬN NHẬT TẢO (10 12.1861)

        TRẬN VẠN KIẾP (2.1285), trận phòng ngự của quân Trần (Đại Việt) do Trần Quốc Tuấn chỉ huy chống quân Nguyên - Mông (TQ), trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 11 (1285). Ngày 11.2 hơn 300.000 quân Nguyên - Mông do Thoát Hoan chỉ huy (có cả đội binh thuyền của ô Mã Nhi), từ nhiều hướng tiến công Vạn Kiếp (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), nhằm diệt chủ lực quân Trần. Với khoảng 200.000 quân và hơn 1.000 chiến thuyền, quân Trần sử dụng ưu thế thủy binh, tác chiến cơ động trên địa hình sông nước, gây nhiều tổn thất cho quân Nguyên - Móng, bảo toàn được lực lượng. 14.2 Trần Quốc Tuấn rút quân khỏi Vạn Kiếp về bắc Sông Hồng tiếp tục tổ chức phòng ngự.

        TRẬN VẠN TƯỜNG (18-19.8.1965), trận chống càn của Trung đoàn bộ binh 1 (Quân khu 5) phối hợp với Đại đội 21 tinh Quảng Ngãi và dân quân du kích địa phương đánh trả cuộc hành quân Ánh sáng sao (18-19.8.1965) của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn tại thôn Vạn Tường (xã Bình Hải, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi, đông nam căn cứ QS Chu Lai 17km). Sau khi dùng pháo hạm bắn phá ác liệt, sáng 18.8 địch huy động khoảng 8.000 quân, gồm 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn bộ binh QĐ Sài Gòn, được sự chi viện của 170 máy bay, từ bốn hướng tiến công vào Vạn Tường. Dựa vào thế trận làng xã chiến đấu, bộ đội và du kích Vạn Tương nhanh chóng giành quyền chủ động, phối hợp đánh địch trên các hướng: hướng đổ bộ từ tàu chiến vào bãi biển An Cường, hướng đổ bộ đường không xuống cánh đồng Lộc An, phục kích cánh quân bộ từ Chu Lai sang... Sau hơn một ngày kiên cường bám đánh gây cho địch nhiều thiệt hại, rạng sáng 19.8 ta rút khỏi Vạn Tường an toàn. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 900 địch, bắn rơi 13 máy bay trực thăng, phá hủy 22 xe tăng, xe thiết giáp. Trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa lực lượng chủ lực QGPMN VN với quân viễn chinh Mĩ, chỉ ra khả năng đánh thắng Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ.



        TRẬN VANMI (1792), trận đánh giữa quân CM Pháp với quân Áo - Phổ của liên minh chống Pháp lần thứ nhất tại địa phận vùng Vanmi, phía đông Pari 100km. Ngày 20.9 sau nhiều giờ đấu pháo giữa hai bên ở cự li trên 1 km trong sương mù, mỗi bên thiệt hại vài trăm người, quân liên minh phải ngừng tác chiến và 10 ngày sau rút về bên kia biên giới. Đây là lần đầu tiên quân CM Pháp đánh đuổi được quân can thiệp nước ngoài. Chiến thắng trong TV đã bảo vệ được CM Pháp, góp phần cho sự ra đời của nền cộng hòa đệ nhất (22.9.1792), thành quả của Đại CM Pháp 1789.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #299 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 03:52:06 pm »


        TRẬN VÀN LAI (20.12.1952), trận tiến công của Tiểu đoàn bộ binh 418 (Trung đoàn 57, Đại đoàn 304) đánh đồn Văn Lai do 1 đại đội quân Pháp đóng giữ tại xã Yên Vân, h. Yên Mô (nay là xã Khánh Vân, h. Yên Khánh), t. Ninh Bình. Đồn được cấu trúc vững chắc, gồm hệ thống lô cốt 2 tầng, có 5 lớp rào thép gai xen kẽ chông mìn bảo vệ. Tiểu đoàn được hỏa lực chi viện triển khai tiến công từ ba hướng, 0 giờ 15 phút tiến hành mở cửa và đánh các mục tiêu, đến 1 giờ 40 phút chiếm được nửa đồn, sau đó tổ chức bao vây, kết hợp tiến công và dùng tù binh kêu gọi địch ra hàng, đến 2 giờ 45 phút chiếm toàn bộ đồn. Kết quả diệt 28, bắt 64 địch, thu 49 súng các loại, góp phần thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở địa phương.

        TRẬN VĂN LÍ - XƯƠNG ĐIỂN (18.10.1953), trận tập kích của Trung đoàn bộ binh 46 (thiếu 1 tiểu đoàn) bộ đội chủ lực Liên khu 3 và LLVT địa phương tỉnh Nam Định (Tiểu đoàn 66 tỉnh, 2 trung đội h. Hải Hậu, 2 trung đội h. Nghĩa Hưng, 200 du kích) đánh 2 tiểu đoàn 703 và 707 (khoảng 800 quân) thuộc Trung đoàn 2 của Pháp đóng ở 2 làng Văn Lí - Xương Điền (xã Hải Lí, h. Hải Hậu, t. Nam Định). Dựa vào luỹ tre, hào giao thông xung quanh làng làm vị trí trú quân, 21 giờ 30 phút bộ đội ta bí mật tiếp cận từ nhiều hướng, mũi, bất ngờ đột kích thọc sâu, nhanh chóng hình thành thế bao vây chia cắt đánh chiếm mục tiêu. Sau 2 giờ tiến công kết hợp với địch vận, ta đã loại khỏi chiến đấu 664 địch (bắt 564), thu 333 súng các loại, giải phóng cơ sở làm muối lớn nhất Bắc Bộ, tạo thế trận liên hoàn cho bộ đội địa phương và dân quân du kích hoạt động, góp phần đánh bại một bước chính sách bình định của địch ở đồng bằng Bắc Bô.

        TRẬN VÂN ĐỒN - CỬA LỤC (1.1288), trận phục kích đường biển của quân Trần (Đại Việt), do Trần Khánh Dư chỉ huy diệt thuyền lương quân Nguyên - Mông (TQ) trong kháng chiến chống Nguyên - \Ịông lần III (1287-88). Đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy (gồm 70 chiếc thuyền chở 170.000 thạch lương), được đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi trước hộ tống, từ Khâm Châu (Quảng Đông, TQ) theo ven biển đông bắc tiến vào Đại Việt. Nắm thời cơ đoàn thuyền chiến ô Mã Nhi sau khi đánh thắng quân Trần ở cửa An Bang (Quảng Yên) đã chủ quan vượt trước vào sông Bạch Đằng về Vạn Kiếp (Hải Dương) hội quân với Thoát Hoan, Trần Khánh Dư kịp thời tổ chức trận địa phục kích tại Vân Đồn (Cẩm Phả) và Cửa Lục (Hòn Gai). Bằng cách bố trí lực lượng mạnh dần về phía Cửa Lục, chặn đánh bất ngờ, kết hợp dùng thủy binh truy kích mãnh liệt, quân Trần đã nhanh chóng tiêu diệt và bắt hầu hết đoàn thuyền lương của địch. Trương Văn Hổ cùng số ít tàn quân chạy thoát về đảo Quỳnh Châu (Hải Nam, TQ). TVĐ-CL góp phần quan trọng làm thất bại cuộc xâm lược của nhà Nguyên.

        TRẬN VECĐOONG (21.2-18.12.1916), trận tiến công của quân Đức vào khu vực phòng ngự kiên cố sâu 15-18km của Pháp ở Vecđoong (Bắc Pháp) trong CTTG-I. Với lực lượng ưu thế gấp 3-4 lần, nhưng vấp phải sự kháng cự ngoan cường, sau sáu tháng rưỡi quân Đức cũng chỉ tiến được 7-10km, đến đầu 9.1916 phải lui về phòng ngự. Quân Pháp chuyển sang phản công, đến 12.1916 về cơ bản khôi phục dược hình thái cũ. Kế hoạch chiến lược của Đức định loại Pháp ra khỏi vòng chiến bị phá sản. Cả hai phía đều bị tổn thất nặng (Đức mất 600.000 người, Pháp 358.000) nên TV còn được gọi là “cối xay thịt Vecđoong”. Trong TV, lần đầu tiên các phương tiện ô tô được sử dụng rộng rãi để vận chuyển binh lực.

        TRẬN VĨNH THUẬN (12.4.1964), trận tập kích của Tiểu đoàn bộ binh 96 (Trung đoàn 1, Quân khu 9) phối hợp với bộ đội và du kích địa phương diệt chi khu QS Vĩnh Thuận (t. Rạch Giá, nay là thị trấn Vĩnh Thuận, h. Vĩnh Thuận, t. Kiên Giang), do QĐ Sài Gòn đóng giữ. 0 giờ ngày 12.4 ta đồng loạt nổ súng, sau 30 phút chiến đấu làm chủ chi khu, diệt hơn 100 địch (có trung tá quận trưởng), phá hủy 2 pháo 105mm, thu nhiều vũ khí. Trận đánh diễn ra nhanh gọn, đạt hiệu quả cao, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn phối hợp diệt lực lượng ứng cứu của địch, góp phần đánh bại ý đồ tập trung lực lượng phòng ngự thành cụm lớn của QĐ Sài Gòn.

        TRẬN VŨ DƯƠNG (17.6.1950), trận chống càn của trung đội du kích thôn Vũ Dương (xã Yên Dương, h. Ý Yên, t. Nam Định) và 1 tiểu đội của Đại đội 61 bộ đội địa phương huyện Ý Yên đánh trả cuộc càn của một tiểu đoàn quân Pháp. Du kích và nhân dân thôn Vũ Dương đã huy động gần 100 nghìn cây tre, đào hàng chục nghìn mét hào và hầm giao thông, xây dựng làng chiến đấu liên hoàn, vũng chắc. Sáng 17.6 địch huy động quân cơ động và lực lượng từ các bốt Cầu Tào, Cát Đằng, Phố Cháy,... tiến hành càn quét xã Yên Dương. Khi địch vào lùng sục thôn Vũ Dương, du kích và bộ đội ta dựa vào hệ thống trận địa và chông mìn, cạm bẫy, kiên quyết đánh trả, sau 2 giờ loại khỏi chiến đấu hơn 100 quân, buộc địch phải rút chạy. Thắng lợi của TVD gây tiếng vang lớn, cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân trong vùng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM