Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:23:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20816 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 12:02:17 pm »


        TRẦN MINH THIỆT (Trần Quang Diệu; 1946-98), Ah LLVTND (1976). Quê phường Hòa Quý, q. Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nắng; nhập ngũ 1965, thiếu tướng, phó tư lệnh Quân khu 5 (1998); đv ĐCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là thượng úy, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh 8, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2. Từ 1965-75 chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, Khu 5, miền Đông Nam Bộ; chỉ huy trung đội, đại đội rồi tiểu đoàn đánh 64 trận, diệt 7 tiểu đoàn và nhiều đại đội địch (riêng TMT diệt 86 địch, bắn cháy 1 xe tăng). 5.2.1967 trong trận Đồi Tranh (Quảng Ngãi), chỉ huy trung đội đánh chiếm lô cốt đầu cầu và SCH địch, tạo thuận lợi cho đơn vị đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). 30.10.1972 trong trận chốt giữ khu vực Ái Tử (Quảng Trị), địch phản kích, bắn hàng nghìn đạn pháo, dùng 5 lần chiếc B-52 ném bom xuống trận địa, TMT chỉ huy đại đội diệt 1 tiểu đoàn địch, giữ vững trận địa. 1975 trong chiến dịch Đà Nẵng, chỉ huy tiểu đoàn đánh chiếm quân cảng Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, diệt 3 tiểu đoàn địch; trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), chỉ huy tiểu đoàn đánh chiếm Bình Sơn (Bà Rịa) diệt 1 tiểu đoàn địch, tạo thế cho trung đoàn tiến công vào Sài Gòn. Hi sinh 25.5.1998 do tai nạn máy bay tại Xiêng Khoảng (Lào). Huân chương: chiến công (hạng nhất, hạng ba), 2 lần Dũng sĩ.



        TRẦN MINH VÂN (S. 1922), trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 trong KCCP (1953-54). Quê xã Xuân Trung, h. Xuân Trường, t. Nam Định; nhập ngũ 8.1945, đại tá (1966); dv ĐCS VN (1945). Tháng 3.1945, đội trưởng Đội vũ trang tuyên truyền tỉnh Nam Định, trong cách mạng tháng Tám 1945, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện miền nam t. Nam Định. 10.1945 chính trị viên trung đội, Chi đội Thu Sơn {Bộ đội Nam tiến). 1946-48 chính trị viên dại đội rồi tiểu đoàn phó. chỉ huy trường Mặt trận Nam Định, ủy viên ủy ban kháng chiến t. Nam Định. 1950-52 tiểu đoàn trướng rồi trung đoàn phó Trung đoàn 66. Năm 1953-54 trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 chiến đấu ở chiến trường Trung - Hạ Lào. Tháng 8.1954-56 tham mưu phó, rồi sư đoàn phó Sư đoàn 304. tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn. 7.1956-59, học tại Học viện BTTM QĐ LX. 1960 hiệu phó Trường trung cao QS. 1963 chủ nhiệm Hệ QS Học viện quân chính. 1966 phó giám đốc Học viện QS. 1967 phó tư lệnh chiến dịch Nậm Bạc. 1968 phó tư lệnh Mạt trận Quảng Đà. 1969-79 cục phó Cục tác chiến BTTM. Huân chương: Độc lập hạng ba. Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì), Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhì...



        TRẦN NAM TRUNG (Trần Lương; S. 1912), bộ trưởng BQP Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN (1969- 75). Quê xã Đức Thạnh, h. Mộ Đức, t. Quảng Ngãi; tham gia CM 1927, nhập ngũ 1945; dv ĐCS VN (1931). Năm 1930 hoạt động trong nhóm Đông Dương cộng sản liên đoàn. 1931-43 bí thư huyện ủy, rồi bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1944-8.1945 tham gia thành lập ủy ban vận động cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi và tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ, bí thư Tỉnh úy Quảng Ngãi và Bình Định. 9.1945-46 ủy viên Xứ ủy Trung Bộ phụ trách QS; chính úy, thường vụ Khu ủy Khu 5, chính ủy Mặt trận Buôn Hồ - An Khê. Tháng 4.1952-54 phó chủ nhiệm TCCT, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ trách công tác chính trị hậu cần. 1955 bí thư Liên khu ủy Liên khu 5. Năm 1964 phó chủ tịch ủy ban trung ương MTDTGPMN VN. Năm 1969-75 bộ trưởng BQP Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN. 1976-82 chủ nhiệm ủy ban thanh tra chính phủ nước CHXHCN VN, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa III, IV (dự khuyết 1955-60). Đại biểu Quốc hội khóa VI. Huân chương: Hồ Chí Minh.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 12:03:17 pm »


        TRẨN NGHỊ (Chen Yi; 1901-72), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955). tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Lạc Trí t Tứ Xuyên (TQ); đv ĐCS TQ (1923). Năm 1919 sang học tại Pháp. 1926-28 tham gia chiến tranh Bắc Phạt, khởi nghĩa Nam Xương; lãnh đạo khởi nghĩa Tương Nam; tư lệnh Quân đoàn 22, tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Giang Tây... Tham gia Vạn li trường chinh (1934-36). Năm 1936-39 trưởng ban cán sự chính phủ trung ương nước Cộng hòa xô viết Trung Hoa; lãnh đạo chiến tranh du kích ở Giang Tây, Quảng Đông. Trong chiến tranh chống Nhật, tư lệnh Chi đội 1 Tân tứ quân; tổng chỉ huy Bộ tổng tư lệnh Hoa Trung, cùng Lưu Thiếu Kì chỉ huy Bát lộ quân và Tân tứ quân. 1941-48 chỉ huy Tân tứ quân kiêm tư lệnh quân khu: Sơn Đông, Hoa Đông, tư lệnh kiêm chính ủy Dã chiến quân Hoa Đông; tham gia chỉ huy chiến dịch Hoài Hải. 1949 tư lệnh Dã chiến quân 3, đưa quân vượt Trường Giang giải phóng Nam Kinh, Thượng Hải... 1954-66 phó thủ tướng Quốc vụ viện kiêm bộ trưởng Bộ ngoại giao; phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng khóa I-III; phó chủ tịch Quân ủy trung ương ĐCS TQ khóa VIII, IX. ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII-IX, ủy viên BCT khóa VIII. Trong “đại CM văn hóa” bị bức hại, mất tại Bắc Kinh. Tác phẩm chính: “Tuyển tập thu từ Trần Nghị”.

        TRẦN NGỖI (Giản Định Đế; ?-?), lãnh tụ khởi nghĩa chống Minh (1407-09). Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). Con thứ vua Trần Nghệ Tông. 1407 khi quân Minh (TQ) xâm lược, TN dựng cờ khởi nghĩa để giành độc lập và khôi phục triều Trần, lên ngôi ở châu Trường Yên (nay thuộc Ninh Bình), xưng là Giản Định Đế, tập hợp được một số tướng dưới triều Trần, Hồ như Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân... Sau khi đánh tan quân Minh ở cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), nghĩa quân chiếm cứ từ Thanh Hóa trở vào Nam. 12.1408 cùng Đặng Tất chỉ huy trận Bô Cô (Ý Yên, Nam Định), gây tổn thất lớn cho quân Minh, tướng Minh là Mộc Thạnh phải chạy về thành Cổ Lộng (Ý Yên, Nam Định). Thừa thắng, nghĩa quân bao vây thành Đông Quan (Hà Nội). Nghe lời dèm của nịnh thần, TN đã giết hai tướng tài Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, làm nội bộ li tán, dẫn đến tan rã. 1409 cuộc khởi nghĩa bị thất bại, TN bị quân Minh bắt giải về Kim Lăng (Nam Kinh, TQ).

        TRẦN NGUYÊN HÃN (Lê Hăn; 7-1429). danh tướng nghĩa quân Lam Sơn. Quê xã Sơn Đông, h. Lập Thạch, t. Vĩnh Phúc, vốn dòng dõi tư đồ Trần Nguyên Đán; người có học thức, giỏi binh pháp, tham gia kháng chiến chống Minh, được Lê Lợi tin dùng, phong tư đổ, cho dự bàn mưu kín. 1425 góp công lớn trong trận vây hãm Nghệ An và giải phóng Thuận Hóa. 1426 chỉ huy hơn 100 thuyền đánh thẳng thủy quân của Vương Thông ở bến Đông Bộ Đầu, thu hơn 100 thuyền. 1427 chỉ huy đánh trận Xương Giang (9.1427), được phong thái úy. 1428 sau thắng lợi được bình công đầu và được thăng tả tướng quốc, được ban quốc tính (mang họ vua). 1429 bị nghi oan và bị bắt; chết trên đường giải về kinh. 1455 được Lê Nhân Tông minh oan.

        TRẦN NHÂN TÔNG (Trần Khâm; 1258-1308), vua thứ ba nhà Trần (1278-93). Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). Con trưởng Trần Thánh Tông, năm 16 tuổi được lập làm thái tử, lên ngồi 1278, lấy niên hiệu Thiệu Bảo (1279-84), Trùng Hưng (1285-93). Năm 1282 trước nguy cơ xâm lược của quân Nguyên - Mông (TQ), TNT triệu tập hội nghị Bình Than (10.1282), cùng thượng hoàng Trần Thánh Tông mở hội nghị Diên Hồng (1285) tại kinh đô Thăng Long để bàn kế sách chuẩn bị kháng chiến và thống nhất ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Nhờ đoàn kết được lực lượng, dựa vào sức mạnh cả nước, biết sử dụng nhân tài, TNT đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại quân Nguyên - Mông xâm lược (1285 và 1288), thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo với nhà Nguyên - Mông và các nước láng giềng, tạo cơ sở giữ gìn toàn vẹn bờ cõi quốc gia, phát triển đất nước. 1293 truyền ngôi vua cho con là Trần Anh Tông để làm thái thượng hoàng. TNT sùng đạo Phật. 1299 xuất gia đi tu ở núi Yên Tử (h. Đông Triều, t. Quảng Ninh) và mất tại đó, được tôn là đệ nhất tổ giáo phái Trúc Lâm.

        TRẦN NHẬT DUẬT (1255-1330), danh tướng thời Trần. Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). Con thứ 6 của vua Trần Thái Tông. TND học rộng biết nhiều, am hiểu phong tục tập quán và biết nhiều thứ tiếng của các dân tộc trong và ngoài nước. 1280 dẹp loạn Trịnh Giác Mật (tù trưởng đạo Đà Giang) bằng cách thuyết phục quy hàng. 1285 chỉ huy quân Trần với sự tham gia của gia tướng Triệu Trung cùng một số binh sĩ người Tống, đánh bại quân Nguyên - Mông trong trận Hàm Tử (5.1285), góp phần đánh bại cuộc xâm lược lần II của quân Nguyên - Mông. 1297 TND chỉ huy dẹp loạn cát cứ ở sách A Lộc. TND soạn thảo văn thư triều đình ở các thời: Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Được nhà Trần phong thái úy quốc công và tá thánh thái sư. 1329 được phong Đại Vương. TND còn là nhà văn, nhà soạn nhạc. Tác giả sách: “Lĩnh Nam dật sử”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 12:04:33 pm »


        TRẦN PHÚ (Lí Quý; 1904-31), tổng bí thư ĐCS Đông Dương (10.1930-4.1931). Quê xã Tùng Anh, h. Đức Thọ, t. Hà Tình. 1922 dạy học ở Vinh (Nghệ An), bắt đầu liên lạc với các chí sĩ yêu nước. 1925 gia nhập hội Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt CM đảng), tích cực tham gia phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu và tổ chức truy điệu Phan Chu Trinh. 1926 được cử sang Quảng Châu (TQ) bàn việc hợp nhất các tổ chức CM VN. dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. 1927-29 học Trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản ở Maxcơva (LX), đại biểu cho những người cộng sản VN dự đại hội VI Quốc tế cộng sản. 4.1930 về nước hoạt động. 7.1930 được bổ sung vào BCHTƯ lâm thời của ĐCS VN, trực tiếp soạn thảo Luận cương chính trị 1930 của Đảng (tại nhà số 90 phố Thợ Nhuộm. Hà Nội). 10.1930 chủ trì hội nghị BCHTƯ lần thứ nhất, thông qua luận cương chính trị, quyết định đổi tên Đảng thành ĐCS Đông Dương, được bầu làm tổng bí thư. 3.1931 hoạt động tại Sài Gòn (nay là tp Hồ Chí Minh), chủ trì hội nghị BCHTƯ lần thứ hai bàn việc chấn chỉnh tổ chức, đẩy mạnh cao trào CM. 18.4.1931 bị thực dân Pháp bắt; 6.9.1931 hi sinh tại nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn).



        TRẦN PHƯỚC YÊN (1947-72), Ah LLVTND (1972). Quê xã Thạch Hóa, h. Tuyên Hóa, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1963, trung úy (1972); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là tiểu đội phó súng máy phòng không 12,7mm, Đại đội 42, Tiểu đoàn 30, Trung đoàn 40, BTL Mặt trận Tây Nguyên. 1965-72 chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, cùng tiểu đội bắn roi 35 máy bay Mĩ (mỗi trận bắn rơi 4 chiếc). 1969 làm nhiệm vụ chiến đấu chi viện cho bộ binh vây ép địch tại Plây Cần, TPY bị thương vẫn chiến đấu, bắn rơi 9 máy bay địch. Trận Đắc Song (2.11.1969), cùng tiểu đội tạo thế bất ngờ, bắn rơi và bắn cháy 2 máy bay, đánh trả quyết liệt hơn 30 lần máy bay đến cứu phi công, bắn rơi 5 (TPY bắn rơi 4 chiếc). Chiến dịch Đắc Siêng (4.1970), chỉ huy tiểu đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu (TPY bắn rơi 2 chiếc). Huân chương: Chiến công (2 hạng nhì, 1 hạng ba), 7 lần Dũng sĩ diệt Mĩ.



        TRẦN QUANG DIỆU (7-1802), danh tướng, trọng thần triều Tây Sơn, chồng đô dốc Bùi Thị Xuân. Quê xã Ấn Tín, h. Hoài Ấn, t. Bình Định. Tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu, tham gia trận đại phá quân Thanh đầu Xuân Kỉ Dậu (1789), được cử làm đốc trấn Nghệ An. 1790-91 chỉ huy đánh bại quân nhà Lê do Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) chỉ huy. 1792 thái phó, hết lòng giúp vua Cảnh Thịnh, chống lại thế lực Nguyễn Ánh, giữ phần đất phía Nam. 1801 chỉ huy đánh chiếm lại thành Quy Nhơn, bắt và phóng thích nhiều tướng sĩ của Nguyễn Ảnh. 1802 cùng Vũ Văn Dũng kéo quân ra cứu viện Nghệ An, bị bắt cùng vợ con ở Thanh Chương. Nguyễn Ánh nhiều lần chiêu dụ nhưng TQD không chịu khuất phục. Bị hành hình ở Phú Xuân.

        TRẦN QUANG KHẢI (1241-94), danh tướng thời Trần. Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). Con thứ ba của vua Trần Thái Tông, em trai Trần Thánh Tông. Vốn thông minh, giỏi văn võ, được phong tước Chiêu Minh Đại Vương (1258), cùng với Trần Quốc Tuấn là trụ cột của triều Trần trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II và III. Năm 1285 chỉ huy đánh chặn quân Toa Đô ở Nghệ An, phá kế hoạch hội quân của Thoát Hoan và đánh bại hàng vạn quân Nguyên - Mông ở bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây), góp phần đánh bại cuộc xầm lược lần II của địch. Được vua Trần phong thượng tướng thái sư. Tác giả tập thơ: “Lạc Đạo”. Hiện còn đền thờ tại thôn Độc Lập, xã Mĩ Thành, h. Bình Lục, t. Hà Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 12:05:44 pm »


        TRẦN QUỐC TOẢN (1267-85), danh tướng trẻ tuổi thời Trần, tước Hoài Văn Hầu thuộc tôn thất nhà Trần. Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). 1282 mới 15 tuổi không được dự hội nghị Bình Than, hổ thẹn và phẫn khích, TQT bóp nát quả cam vua ban mà không hay biết. Trở về Võ Ninh (nay là vùng Quế Võ, Từ Sơn, Bắc Ninh) tự chiêu tập hơn 1.000 gia nô, thân thuộc, lập thành đội quân dưới cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá địch mạnh báo ơn vua). 1285 đội quân của TQT tham gia đánh thắng quân Nguyên - Mông ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Như Nguyệt (Sông Cầu). Khi đối trận với địch, TQT luôn xông lên trước quân sĩ. Hi sinh trong trận chặn quân Thoát Hoan rút chạy ở sông Như Nguyệt. Thương tiếc TQT, Trần Nhân Tông làm bài văn tế và truy tặng TQT tước Hoài Văn Vương

        TRẦN QUỐC TUẤN (Trần Hưng Đạo; 7-1300), Ah dân tộc, quốc công tiết chế (1283), nhà QS thiên tài. Quê phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). Cháu vua Trần Thái Tông, TQT học rộng, có tài văn võ, đặt lợi ích dân tộc trên lợi ích của gia tộc và bản thân, dẹp hiềm khích với vua Trần, nêu gương trung quân, trọng dụng và đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước (Phạm Ngũ Lão, DãTượng, Yết Kiêu, Trương Hán Siêu...). 1258 chỉ huy đánh chặn quân Mông cổ ở Hưng Hóa. 1284 khi quân Nguyên - Mòng chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần thứ II, TQT tổ chức duyệt quân ở Đông Bộ Đầu, đọc “Hịch tướng sĩ”, tổ chức rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng. Cuối 2.1285 quân Nguyên - Mông vào Thăng Long, vua Trần lo ngại ướm hỏi, TQT khẳng khái thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu thần”. 5.1285 TQT cho quân Trần tổng phản công và trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận đầu ở A Lỗ; liên tiếp thắng lớn trong các trận: Hàm Tử, Chương Dương và Vạn Kiếp, đánh bại cuộc xâm lược lần II của Nguyên - Mông. 1287 trước tình thế quân Nguyên - Mông chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần III, vua Trần hỏi về thế địch, TQT thưa: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Khi triều Trần muốn tuyển mộ thềm quân, TQT nêu nguyên tắc “Quân cần tinh, không cần nhiều” và chính mình rèn quân theo nguyên tắc đó. 1.1288 quân Trần đánh thắng trận Vân Đồn; 4.1288 thắng lớn trong trận Bạch Đằng và trận phục kích ở ải Nội Bàng (Bắc Giang), tiêu diệt hàng vạn quân địch, đánh bại ý đồ xâm lược của triều Nguyên. Được vua Trần phong: thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Tác giả của: “Hịch tướng sĩ”, "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", “Di chúc tâu trình vua”. Hiện có đền thờ TQT ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) và nhiều nơi trong cả nước.

        TRẦN QUÝ CÁP (Trần Nghị; 1870-1908), người tham gia sáng lập phong trào Duy Tân (1906-08). Quê làng Bất Nhị, h. Điện Bàn, t. Quảng Nam. 1904 đỗ tiến sĩ, cùng Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và một số sĩ phu yêu nước chủ trương vận động cải cách dân chủ, mở trường học dạy chữ quốc ngữ, nâng cao dân trí, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, chống đế quốc phong kiến. 1906 làm giáo thụ phủ Thăng Bình (t, Quảng Nam) sau chuyển vào phủ Diên Khánh (t. Khánh Hòa); TQC sử dụng các trường này thành trung tâm truyền bá tư tưởng duy tân. 1908 phong trào chống thuế bùng nổ và phát triển mạnh ở Quảng Nam, thực dân Pháp lấy cớ bắt TQC, khép vào tội mưu phản và xử chém tại Khánh Hòa (5.5.1908).

        TRẦN QUÝ HAI (Bùi Chấn; 1913-85), thứ trướng BQP nước CHXHCN VN (1961-85). Quê xã Tịnh Thiện, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; tham gia CM 1930, nhập ngũ 3.1945, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1930). Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1944 trong thời kì bị an trí ở Ba Tơ, tham gia thành lập ban vận động cứu quốc ở t. Quảng Ngãi và lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ (3.1945). Năm 1945 tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở t. Quảng Ngãi, bí thư tỉnh ủy, ủy viên thường trực UBND tỉnh. 1946 ủy viên dự khuyết Xứ ủy Trung Bộ, phụ trách ba tỉnh Bình Định. Phú Yên, Khánh Hòa. 1947-52 chính trị viên Trung đoàn 101, chính ủy rồi tư lệnh Mặt trận Bình - Trị - Thiên. 1953-54 đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên Đại đoàn 325; chính ủy Mặt trận Trung Lào; chỉ huy chiến dịch Hạ Lào. 1955-78 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, sau kiêm thứ trướng BQP (1961-85). Năm 1961-62 thứ trưởng BQP kiêm chủ nhiệm TCHC. 1973-80 thứ trưởng BQP, phó tổng tham mưu trưởng kiêm chủ nhiệm ủy ban thanh tra QĐ. 1975-85 thứ trưởng BQP kiêm trưởng ban cơ yếu trung ương, ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa III. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 12:07:25 pm »


        TRẦN QUÝ KHOÁNG (Trùng Quang Đế; 7-1414), vua thời Hậu Trần, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (TQ) (1409-14). Quê làng Tức Mặc, phú Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định); cháu nội vua Trần Nghệ Tông. 1409 khi lực lượng khởi nghĩa của Trần Ngỗi suy yếu, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị suy tôn TQK làm vua (tại Nghệ An), đưa Trần Ngỗi làm thái thượng hoàng nhằm tập hợp và thống nhất lực lượng tiếp tục đẩy mạnh khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của TQK, 1409-12 nghĩa quân giành nhiều thắng lợi và làm chủ nhiều vùng rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào, có lúc mở rộng hoạt động tới sát thành Đông Quan (Hà Nội), nhà Minh phải đưa viện binh sang đối phó. Do lực lượng yếu hơn và sau thất bại tại Mộ Độ (Yên Mô, Ninh Bình), Ái Tử (Quảng Trị), đầu 1414 TQK và các tướng lĩnh bị quân Minh bắt và giải sang TQ, trên đường đi TQK nhảy xuống biển tự vẫn.

        TRẦN SÂM (S. 1918), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1963-76 và 1982-90). Quê xã Hải Xuân, h. Hải Lăng, t. Quảng Trị; tham gia CM 1938, nhập ngũ 1946, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1939). Cuối 1939 bị thực dân Pháp bắt giam. 8.1945 tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hải Lăng (Quảng Trị). 9.1945-50 ủy viên ủy ban hành chính tỉnh Quảng Trị; chính trị viên Chi đội Thiện Thuật; trung đoàn trưỏng Trung đoàn 101. Tháng 6.1950-52 chỉ huy phó Phân khu Bình - Trị - Thiên; tư lệnh kiêm chính ủy Khu 4. Năm 1953-57 cục trưởng Cục quán lực BTTM. 1957-60 phó chủ nhiệm TCHC. 1960-63 phó tổng tham mưu trưởng. 1963 thứ trưởng BQP kiêm: chủ nhiệm TCHC (1963-65), phó tổng tham mưu trưởng (1965-74 và 1975-76), phó chủ nhiệm TCKT (1974-75). Năm 1976-82 bộ trưởng Bộ vật tư. Thứ trưởng BQP kiêm chu nhiệm Tổng cục kinh tế(1982-86). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa IV. Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất...



        TRẦN TÂN (7-1874), người lãnh đạo chú chốt khởi nghĩa Giáp Tuất (1874). Quê Chi Nè (nay là xã Thanh Chi), h. Thanh Chương, t. Nghệ An. Sau khi đỗ tú tài, làm bang biện ở Thanh Chương. Đầu 1874 TT cùng Đặng Như Mai tập hợp các văn thân yêu nước trong vùng, truyền hịch “bình Tây, sát Tả”, dấy binh khởi nghĩa ở vùng Thanh Chương, Quỳnh Lưu. Quân khởi nghĩa đã chiếm được thành Hà Tĩnh, bao vây phú Diễn Châu. 9.1874 triều đình Nguyễn đem quân dàn áp, nghĩa quân phải rút về vùng Cam Môn (nay thuộc t. Khâm Muộn, Lào), TT chết bệnh tại đó.

        TRẦN THÁI TÔNG (Trần Cảnh; 1218-77), vua đẩu tiên và dũng tướng nhà Trần (1225-58). Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Đinh). 1225 lên ngôi vua do sự sắp đặt của chú họ là thái sư Trần Thủ Độ. 1241 cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình thuộc Châu Khâm và Châu Ung nhà Tống để dẹp nạn cướp ở phía bắc. 1252 cầm quân chống Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi phía nam của tổ quốc. 1258 chỉ huy trận đánh lớn chống quân Mông cổ ở Binh Lệ Nguyên (nay thuộc h. Bình Xuyên, t. Vĩnh Phúc) và trận đánh bại quân Mông cổ ở Đông Bộ Đầu (khu vực gần cầu Long Biên. Hà Nội), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần I (1258). Dưới thời TTT (1225-58), các lĩnh vực QS, chính trị, văn hóa, tôn giáo, hành chính đều được củng cố và phát triển. TTT còn đặc biệt quan tâm đến việc đắp để Sông Hồng và những đê sông thuộc Thanh Hóa. Tác giả “Khóa hư lục”.

        TRẦN THANH HẢI (S. 1953), Ah LLVTND (1973). Quê xã Thọ Dân, h. Triệu Sơn, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1971, đại tá (1997); đv ĐCS VN (1972); khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, trung đội trưởng tên lửa chống tăng (B72). Đại đội 6, Tiểu đoàn 371, BTL pháo binh. 1972-73 là khẩu đội trưởng tham gia chiến đấu tại Quảng Trị, đánh 8 trận, điều khiển 26 quả B72, diệt 17 xe tăng, xe bọc thép, 1 xe ủi đất và 1 xe ở tô, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận Cầu Nhi (24 và 27.7.1972), bản 7 quả B72 diệt 5 xe tăng, giữ vững trận địa. 19.1.1973 ở Long Quang (Triệu Phong), bắn 2 quả B72, diệt 2 xe tăng. 27.1.1973 dùng quả đạn cuối cùng bắn cháy chiếc xe đi đầu chở lính, những chiếc còn lại hoảng hốt bỏ chạy. 29-30.1.1973 tại Cửa Việt, bắn 9 quả đạn diệt 7 xe tăng, cùng đơn vị đánh bại nhiều đợt phản kích của địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 12:09:03 pm »


        TRẦN THANH HÙNG (S. 1951), Ah LLVTND (1976). Quê xã Long Hưng A, h. Lấp Vò, t. Đồng Tháp; nhập ngũ 1968, đại úy (1986); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là trung sĩ, y tá Huyện đội Lấp Vò. 1968-75 y tá bộ đội địa phương tỉnh Đồng Tháp, cứu chữa và nuôi dưỡng 667 thương binh, bệnh binh trong điều kiện thuốc men, lương thực thiếu thốn, địch đánh phá ác liệt, chiến đấu nhiều trận để bảo vệ thương binh (bị thương 6 lần), diệt 137 địch. 12.1970 cùng một chiến sĩ chặn đánh 1 đại đội địch, cả hai đều bị thương, đơn vị đã kịp cất giấu thương binh an toàn. 9.1971 cùng một chiến sĩ đánh lui 1 đại đội địch, diệt 12, bảo vệ được thương binh. 3.1973 cài 2 quả đạn 106mm ở cổng đồn, diệt 9 dịch, phá kế hoạch càn quét của dịch. Huân chương: Chiến công hạng ba, 4 lần Dũng sĩ.



        TRẦN THANH TỪ (Trần Thanh Hùng; S. 1922), phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn (1968 vả 1970). Quê xã Vinh Xuân, h. Hương Phú, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia CM 1939, nhập ngũ 1946, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1945). Năm 1939-45 thường vụ Việt Minh tỉnh Thừa Thiên. 11.1945 phụ trách binh công xưởng và công tác công vận tỉnh Khánh Hòa. Trong KCCP, 1946-54 giữ các chức vụ từ chính trị viên đại đội đến trung đoàn trưởng Trung đoàn 9. Trong KCCM, 3.1955 tham mưu trưởng Sư đoàn 351. Tháng 4.1961 tham mưu trưởng Cục hải quân. 1967 phó tư lệnh BTL hải quân, kiêm Quân khu Đông Bắc. 9.1968 phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, phó tư lệnh Mặt trận Quảng Đà, Quân khu 5. Tháng 10.1970 phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, rồi phó tư lệnh Quân khu 3. Tháng 1.1981-89 phó chủ nhiệm TCKT. Huân chương: Quân công hạng nhất...



        TRẦN THÁNH TÔNG (Trần Hoảng; 1240-90), vua thứ 2 nhà Trần (1258-78), người tham gia chỉ đạo kháng chiến chông Nguyên - Mông lần II (1285) và kháng chiến chống Nguyên - Mông lấn III (1287-88). Quê làng Tức Mặc, phù Thiên Trường (nay là xã Lộc Vượng, tp Nam Định, t. Nam Định). Lên ngôi vua sau khi quân dân Đại Việt giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần I (1258). Trong thời gian trị vì đã chú trọng việc học hành, khuyến khích khẩn hoang, lập điền trang, tích trữ lương thực, quan tâm xây dựng QĐ, nhất là thủy quân (X. quân đội nhà Trần), thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo..., đất nước bình yên, thịnh vượng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu xâm lược. 1278 nhường ngôi cho con là Trần NhânTông, lên làm thái thượng hoàng. Khi quân Nguyên - Mông lại sang xâm lược Đại Việt, đã cùng vua Trần Nhân Tông triệu tập hội nghị Diên Hồng (1285) và tổ chức kháng chiến thắng lợi, đánh bại hai cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông. Cuối đời chuyên tâm soạn kinh phật, tác phẩm chính: “Di hậu lục”, “Cơ cừu lục”, “Thiền tông liễu ngộ ca”...

        TRẦN THẾ MÔN (Trần Đình Thìn; S. 1915), chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu Tây Bắc (1963-66). Quê xã Nhân Đạo, h. Lí Nhân. t. Hà Nam; tham gia CM (1936); nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1944). Năm 1936-40 hoạt động CM ở Hải Phòng. 11.1940 bị địch bắt giam ở Thái Nguyên. 10.1944 vượt ngục, đại đội trưởng cứu quốc quân ở khu giải phóng (Sơn Dương, Đại Từ). 8.1945-47 trung đoàn trưởng, chính ủy các trung đoàn: Phú Yên, Bắc Bắc, 115; trưởng phòng kinh tế khu úy Khu 10. Từ 1948-53 phái viên thanh tra thuộc Tổng thanh tra QĐ, trưởng phòng tham mưu Cục dân quân. 1954-56 học tại Trường đảng Bắc Kinh (TQ). 7.1956 chính ủy, bí thư đảng ủy Cục công binh BTTM. 1962 học tại Học viện QS cao cấp (TQ). 1963 chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu Tây Bắc. 8.1966 chính ủy, bí thư đảng ủy Mặt trận B5 (Trị - Thiên), phó chính ủy Quân khu 4. Tháng 7.1967 chính ủy, bí thư đảng ủy Mặt trận B3 (Tây Nguyên). 1974-76 chính ủy, bí thư đảng ủy Binh chủng công binh. 1977-79 chánh án, bí thư đảng ủy Tòa án quân sự trung ương, phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quàn công hạng nhất. Chiến công hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 02:24:24 pm »


        TRẦN THỊ LÍ (Trần Thị Nhâm; 1933-92), Ah LLVTND (1992). Quê xã Điện Quang, h. Điện Bàn. t. Quảng Nam; tham gia CM 1945; đv ĐCS VN (1950). Trong KCCP. 12 tuổi đã tham gia Đội thiếu niên cứu quốc. 1946- 53 chánh văn phòng Huyện hội phụ nữ Điện Bàn; ủy viên thường vụ BCH thanh niên cứu quốc huyện. 1954-55 cán bộ thanh niên tỉnh Quảng Nam, phụ trách đường dây bí mật của tỉnh tại tp Đà Nẵng, TTL đã kiên trì, khôn khéo liên lạc, tập hợp được nhiều cán bộ ở các địa phương đang bị địch truy lùng, khủng bố tìm cách lánh ra Đà Nẵng, tránh được tổn thất cho CM. Ba lần bị địch bắt giam (1952. 1953 và 1957) và dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man (tra điện, đóng đinh vào mười ngón tay, dùng dùi nung đỏ đâm vào da thịt...), vẫn kiên trung, bất khuất. 10.1958 sau tra tấn địch tưởng chết đem vứt ra ngoài nhà lao. Được cơ sở cứu và đưa ra miền Bắc chữa trị vết thương. Mặc dù là thương binh hạng 1/4, trên người mang gần 50 vết thương, TTL vẫn tích cực tham gia công tác xã hội. 1961-79 ủy viên BCH trung ương Hội thanh niên VN. Mất 20.11.1992 do vết thương cũ tái phát. Huân chương: Kháng chiến hạng nhất.



        TRẦN THỦ ĐỘ (1194-1264), thái sư, người chủ đạo sáng lập nhà Trần. Quê làng Lưu Xá, h. Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là xã Canh Tân, h. Hưng Hà, t. Thái Bình). Cuối thời Lí, làm điện tiền chỉ huy sứ. 1225 TTĐ ép Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần cảnh (cháu TTĐ), lên ngôi hoàng đế hiệu là Trần Thái Tông, lập ra triều Trần. Có công lớn giúp vua (còn nhỏ tuổi), trấn áp các lực lượng chống đối, ổn định triều chính. 1257 trước sức mạnh của khoảng 3 vạn quân xâm lược Mông Cổ, TTĐ khẳng khái tâu vua: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” đã cúng cố quyết tâm kháng chiến của vua tôi nhà Trần. 1258 ra sức đôn đốc quân dân đẩy mạnh kháng chiến, lập chiến công thắng quân Mông cổ lần I (X. kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 1,1258).

        TRẦN TRỌNG KIM (Lệ Thuần; 1882-1953), thủ tướng chính phủ do Nhật dựng lên ở VN (1945). Quê xã Đan Phổ, h. Nghi Xuân, t. Hà Tĩnh. 1903 tốt nghiệp trường thông ngôn, làm việc tại tỉnh lị Ninh Bình. 1904 sang Pháp học ở Liông. 1911 về nước, làm việc ở Nha học chính, thanh tra các trường tiểu học, tham gia Hội đồng biên soạn sách giáo khoa, dạy học ở Trường sư phạm thực hành Hà Nội, giám đốc các trường nam Hà Nội. 1943 về hưu. 17.4.1945 TTK thành lập chính phủ thân Nhật và làm thủ tướng (tổng lí đại thần), đi ngược lại CM giải phóng dân tộc của nhân dân VN. Chính phú TTK bị sụp đổ trong CM tháng Tám (1945). Tháng 9.1953 tham gia chính phủ Bảo Đại, làm chủ tịch Hội đồng quốc gia. Bị chết đột ngột (12.1953). Có một số tác phẩm viết về lịch sử, tiếng Việt và tôn giáo.

        TRẦN TỬ BÌNH (Phạm Văn Phú; 1907-67), phó tổng thanh tra QĐ (1950). Quê xã Tiêu Động, h. Bình Lục, t. Hà Nam; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1948); đv ĐCS VN (1931). Năm 1929 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 2.1942 ủy viên Xứ ủy dự bị Bắc Kì, bí thư Khu ủy Khu D (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang), rồi bí thư Khu ủy Khu B (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần. 3-8.1945 vượt ngục, ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kì, bí thư Chiến khu Hòa - Ninh - Thanh, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Bắc Bộ. 10.1945 chính ủy Trường quân chính. 3.1947 phó bí thư Quán ủy trung ương phụ trách công tác cán bộ và kiểm tra Đảng. 10.1950 chính ủy Trường lục quân, kiêm phó tổng thanh tra QĐ. 1957 đại sứ VN tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa III, đại biểu Quốc hội khóa n, m. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 02:26:10 pm »


        TRẦN VĂN CHUÔNG (1929-54), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Quê xã Cát Lại, h. Bình Lục, t. Hà Nam; nhập ngũ 1948; đv ĐCS VN (1949); khi hi sinh là đại đội phó, bộ đội địa phương tỉnh Hà Nam. Trong KCCP, 1948-54 đánh trên 200 trận, diệt 392 địch, làm bị thương 99 và bắt sống 19, phá hủy 57 xe QS (có 4 xe tăng). Có nhiều sáng kiến đánh địch bằng bom, mìn, được tôn là “vua mìn”, huấn luyện 193 cán bộ, chiến sĩ sử dụng bom mìn đánh hàng trăm trận, gây cho dịch nhiều tổn thất. 7 lần bị địch bắt tra tấn dã man, 7 lần vượt ngục, tiếp tục chiến đấu. Địch khiếp sợ, treo giải lấy đầu TVC. Đầu 1949 đặt mìn gần bốt Bương (trên để Át Lợi), phá 1 xe gíp, diệt 5 sĩ quan tham mưu. phá vỡ trận càn của dịch vào Hà Đông. 10.1949 đột nhập giết chánh mật thám Nam Định tại nhà riêng, thu nhiều tài liệu. Trận Quyển Sơn (1950), dùng kiếm giết 4 lính gác, mở đường cho đơn vị tiến công, bị thương vẫn chiến đấu, diệt thêm 8 địch, cùng đơn vị diệt 1 đại đội. Trận trên Sông Hồng (đoạn ven thôn Từ Đài, xã Chuyên Ngoại, h. Duy Tiên; 2.1954) TVC chỉ huy đơn vị bắn cháy 1 tàu chiến địch và hi sinh. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba), Chiến công hạng nhát.



        TRẦN VĂN DƯỢC (1929-89), Ah lao động (1989). Quê xã Tuyên Thạnh, h. Mộc Hóa, t. Long An; nhập ngũ 1948; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là đại tá, bác sĩ chuyên khoa cấp I, giấm đốc Xí nghiệp nuôi trồng dược liệu 408 (Quân khu 9). Thầy thuốc nhân dân. Trong KCCP và KCCM, 1948- 75 tham gia điều trị cho nhiéu thương binh, bệnh binh và nhân dân ở chiến trường Khu 8 (Trung Nam Bộ). 1975-89 phụ trách xây dựng đội sản xuất nuôi trồng dược liệu (sau trở thành Xí nghiệp 408). TVD nghiên cứu và đã thành công trong chương trình nuôi rắn quy mô lớn, có sinh sản trong điều kiện tự nhiên, bán tự nhiên và nuôi lồng; nuôi trân, kì đà, cá sấu, rùa, báo, nai; trồng nhiều cây thuốc quý. Chế biến 19 loại sản phẩm dược phục vụ bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh có hiệu quả. Nghiên cứu thành công thuốc điều trị rắn cắn, cùng nhân viên trong xí nghiệp cấp cứu, điều trị được trên 4.000 người bị rắn cắn, lập phác đồ cấp cứu, điều trị rắn cắn, phổ biến áp dụng cho toàn quân, hạn chế được nhiều trường hợp tử vong. Huân chương: Quân công hạng ba, 3 Chiến công...



        TRẦN VĂN ĐÔN (S. 1917), tổng trưởng quốc phòng VN cộng hòa (1963 và 1974-75), thủ lĩnh ĐDC, trung tướng. Quê t. Quảng Ngãi, xuất thân từ gia đình đại địa chủ, mang quốc tịch Pháp. 1939 vào QĐ Pháp. 1940 bị Đức bắt, trốn về VN, được phong thiếu úy, đồn phó đồn Phố Lu (1942), phụ tá cho tướng Lơclec* (1945-46). Sau đó phục vụ trong QĐ Báo Đại do Pháp thành lập. 1950-51 học chỉ huy tham mưu tại Pháp. 1954 tổng tham mưu trướng QĐ Sài Gòn, chuyên sang phục vụ Mĩ, được Mĩ đồng tình, tham gia đảo chính lật Ngô Đình Diệm (1963). Năm 1964 bị Nguyền Khánh bắt giam. Ra khỏi QĐ. thượng nghị sĩ (1967-70), chủ tịch Mặt trận cứu nguy dân tộc (1968), chủ tịch ủy ban quốc phòng của thượng viện (1969), hạ viện (1971-72). Sống lưu vong tại Mĩ (từ 29.4.1975).

        TRẦN VĂN NGHIÊM (1923-85), tư lệnh Quân khu 9 (1979- 85). Quê xã Ninh Sơn, h. Hoa Lư, t. Ninh Bình; nhập ngũ 1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường. Trong KCCM, 1955-63 phó phòng, trưởng phòng, cục phó Cục tác chiến BTTM. 9.1964 trưởng phòng tác chiến, rồi tham mưu phó Bộ tham mưu QGPMN VN. 10.1972 phó tư lệnh Quán khu 2 (T2) thuộc chiến trường B2 (x. Quản khu Cool. Tháng 2.1975 phó tư lệnh Đoàn 232, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 8.1977 phó tư lệnh, rồi tư lệnh Quân khu 9 (1979-85). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 02:28:22 pm »


        TRẦN VĂN NHỎ (S. 1929), Ah LLVTND (1967). Quê xã Sơn Long, h. Hương Sơn. t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1948; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là trung úy, trung đội trưởng thuộc Đại đội 2, Trung đoàn 600, BTL công an vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng). 1948-54, tham gia 11 trận chiến đấu. Trong trận Ba Lay, xung phong bơi vượt Sông Đà, kéo 7 chuyến vũ khí kịp thời bảo đảm cho trận đánh giành thắng lợi. Sau KCCP (1954), công tác tại đơn vị bảo vệ các cơ quan trung ương. 1959 đơn vị chuyển sang lực lượng công an nhân dân vũ trang. Là cán bộ trực tiếp phụ trách đơn vị cơ sở, chiến sĩ thi dua, chiến sĩ quyết thắng 12 năm liên tục, 2 lần được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Huân chương: Chiến công hạng ba.



        TRẦN VĂN PHÁC (Trần Hương Nam; S. 1926), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1977-82). Quê xã Lí Thường Kiệt, h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945. thiếu tướng (1977); đv ĐCS VN (1945). Tháng 1- 8.1945 tham gia Việt Minh, đội trưởng Đội tự vệ chiến đấu xã; tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Yên ML Trong KCCP, 1.1946-54 giữ các chức vụ từ chính trị viên đại đội đến phó chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 312, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954). Trong KCCM, 6.1955 trường phòng văn nghệ Cục tuyên huấn TCCT. 1957-62 chủ nhiệm tạp chí “Văn nghệ quân đội”. 1963 phó tổng biên tập báo “Quân đội nhân dân”. 9.1964 chánh văn phòng Quân ủy Miền, kiêm bí thư cho chính ủy Nguyễn Chí Thanh. 1967 phó chủ nhiệm chính trị QGPMN, chủ nhiệm chính trị Đoàn 301 (Tiền phương của QGPMN). 2.1975 chính ủy Đoàn 232 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Tháng 7.1976 hiệu trưởng Trường sĩ quan chính trị. 2.1977-82 cục trưởng Cục tuyên huấn TCCT, rồi phó chủ nhiệm TCCT. 4.1982 chuyển ngành, thứ trưởng rồi bộ trưởng Bộ văn hóa. 1990 ủy viên Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN. ủy viên BCHTƯĐCS VN khoa V, VI. Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhì. Kháng chiến hạng nhất...



        TRẤN VĂN QUANG (Trần Thúc Kính; S. 1917), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1977-78 và 1981-92). Quê xã Nghi Hoa, h. Nghi Lộc, t. Nghệ An; tham gia CM 1935, nhập ngũ 1945, thượng tướng (1984); đv ĐCS VN (1936). Năm 1938-39 thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn, hoạt động trong phong trào công nhân xe lửa và thợ thủ công; bị thực dân Pháp bắt giam. 10.1940 vượt ngục, được giao tổ chức lại Đảng bộ tỉnh Nghệ An. 4.1941 bị bắt lần thứ hai, bị kết án tù chung thân và đày đi Buôn Ma Thuật. 6.1945 được trả tự do, tham gia ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An, tính ủy viên, phụ trách QS. Trong KCCP, 12.1945-49 tham mưu chủ nhiệm, chính úy Bộ chỉ huy tiếp phòng quân trung ương; chính úy Khu 4; chỉ huy trưởng kiêm chính ủy Phân khu Bình - Trị - Thiên. 1950-58 chính ủy đầu tiên của Đại đoàn 304; cục trưởng: Cục địch vận, Cục tác chiến BTTM. 1959-61 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 1961-64 ủy viên Trung ương cục miền Nam phụ trách QS. 1965 tư lệnh Quân khu 4, bí thư khu ủy kiêm tư lệnh Quân khu Trị - Thiên (1966-73), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1974- 77), thứ trưởng BQP (11.1977-78), tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện VN ở Lào (6.1978-81). Tháng 2.1981-92 thứ trưởng BQP. 11.1992-2002 chủ tịch Hội cựu chiến binh VN, ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa III. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 02:30:06 pm »


        TRẦN VĂN THỌ (1935-61), Ah LLVTND (truy tặng 1967). Quê xã Nỗ Lực, h. cẩm Khê, t. Phú Thọ; nhập ngũ 1952; đv ĐCS VN (1956); khi hi sinh là thiếu úy, đồn biên phòng Lèng Xu Xìn, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. 1952 chiến sĩ Trung đoàn 148. bộ đội Tây Bắc. 1954 làm nhiệm vụ tiễu phỉ trừ gian ở Bát Sát, Sa Pa, Dào San và Mường Hun. Cuối 1958 chuyển sang công an nhân dân vũ trang, hoạt động, chiến đấu tại đồn biên phòng Lèng Xu Xìn xã Xin Phần, h. Mường Tè, t. Lai Châu. TVT sử dụng được 7 thứ tiếng dân tộc, để tuyên truyền vận động nhân dân; cùng đồng đội và địa phương gọi được 5 người theo phỉ về với gia đình, bắt 6 đặc vụ Tưởng Giới Thạch, thu một số vũ khí và tài liệu. Cùng với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương, giới thiệu 13 người kết nạp vào ĐCS VN, được huyện ủy cho thành lập chi bộ đầu tiên ở đây. Vận động nhân dân định canh, định cư, xây dựng tổ đổi cổng và hợp tác xã, đưa giống mới vào sản xuất, học chữ, bỏ tập tục lạc hậu, giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Được coi là “người con của dân tộc Hà Nhì”. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến thắng hạng nhì.



        TRẦN VĂN TRÀ (Nguyễn Chấn; 1919-96), thứ trường BQP nước CHXHCN VN (1978-82). Quê xã Tịnh Long, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; tham gia CM 1936, nhập ngũ 1945, thượng tướng (1974); đv ĐCS VN (1938). Trước CM tháng Tám (1945), hai lần bị thực dàn Pháp bắt giam. Trong KCCP, 1945-46 ủy viên Kì bộ Việt Minh Nam Bộ, chính trị viên Giải phóng quân Liên quân Hóc Môn - Đức Hòa - Bà Điểm. 3.1946-48 chi đội trưởng Chi đội 14, khu trưởng Khu 8, xứ ủy viên Nam Bộ. 1949-50 tư lệnh kiêm chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Khu 7. Năm 1951-54 phó tư lệnh Nam Bộ, tư lệnh Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Trong KCCM, 1955-62 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, kiêm: phó chủ nhiệm Tổng cục quân huấn, giám đốc Học viện quân chính và chánh án Tòa án QS trung ương. 1963-67 tư lệnh, phó bí thư Quân ủy QGPMN VN, ủy viên Trung ương cục miền Nam. 1968-72 phó tư lệnh QGPMN. 1-3.1973 trưởng đoàn đại biểu QS Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tại Ban liên hợp QS bốn bên ở Sài Gòn, phó bí thư Quân ủy QGPMN. 1973-75 tư lệnh QGPMN; phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. 5-12.1975 chủ tịch ủy ban quàn quản thành phô Sài Gòn - Gia Định. 1976-78 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 7. Tháng 5.1978-82 thứ trướng BQP, ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương, ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa III, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV. Đại biểu Quốc hội khóa VI. Huân chương: 2 huân chương Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        TRẨN VĂN TRÂN (1927-97)/tham mưu trưởng BTL Mặt trận 719 (1987). Quê tp Huế, t. Thừa Thiên - Huế: nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1985); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn phó. Trong KCCM, 10.1963 chiến đáu ở Mặt trận Tây Nguyên, giữ các chức vụ: sư đoàn phó, sư đoàn trưởng Sư đoàn 1. Tháng 2.1970 bị địch bắt. 2.1973 được trao trả theo hiệp định đình chiến. 9.1973 sư đoàn trưởng Sư đoàn 341, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Tháng 4.1976 phó tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 12.1978 phó giám đốc Học viện lục quân. 9.1984-87 tham mưu phó, tham mưu trưởng BTL Mặt trận 719. Tháng 5.1988 thành viên đoàn công tác của BQP VN (Đoàn 890) giúp BQP Campuchia. Huân chương: Quân công (3 hạng nhất, 2 hạng nhì), 3 chiến công hạng nhất, Ăng Co (Nhà nước Campuchia tặng).


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM