Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:13:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20825 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:02:35 pm »


        TỘI PHẠM ẨN, tội phạm đã được thực hiện mà chưa bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện, xử lí hình sự hoặc chưa có trong thống kê hình sự. TPÂ có ba loại: tự nhiên, nhân tạo và thống kê. TPÂ tự nhiên là những tội phạm đã xảy ra nhưng các cơ quan chức năng không nắm được hoặc không có thông tin về chúng. TPÂ nhân tạo là tội phạm đã xẩy ra, các cơ quan chức năng đã nắm được nhưng những hành vi tội phạm ấy chưa bị xử lí bằng chế tài hình sự. TPÂ thống kê là những tội phạm đã bị xử lí bằng chế tài hình sự, nhưng bị sót khi thống kê hình sự. TPÂ hợp với tội phạm rõ tạo thành tình trạng phạm tội. Đấu tranh làm giảm TPÂ sẽ góp phần chống và ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả.

        TỘI PHẠM CHIẾN TRANH, người phạm một trong các tội: tội ác trong chiến tranh, tội phá hoại hòa bình, tội gây chiến tranh xâm lược hoặc tội chống loài người (trong chiến tranh). TPCT được chia làm hai loại: tội phạm chính (do tòa án quốc tế đặc biệt xét xử) và không phải tội phạm chính (do tòa án từng nước, nơi TPCT gây ra tội ác xét xử). Sau CTTG- II, các TPCT chính đã bị tòa án quân sự quốc tế xét xử ở Nurembe và Tôkiô (x. Phiên tòa Nurembe và Phiên tòa Tôkiô; những người không phải TPCT chính do tòa án từng nước (LX, Ba Lan. Bungari, Rumani, Hunggari, Tiệp Khắc, Italia, Nam Tư. Pháp, Hà Lan, Áo) xét xử. 26.11.1968, Đại hội đồng LHQ đã thông qua công ước về việc không áp dụng thời hiệu đối với TPCT, nhưng hiện nay một số nước đã vi phạm quy ước quốc tế vẫn cố tình chứa chấp một số TPCT. Điều 343 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999) về TPCT đã quy định: “người nào trong thời kì chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế theo các công ước mà VN tham gia hoặc công nhận thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

        TỘI PHẠM QUỐC TẾ, người phạm tội hoạt động có tổ chức trên lãnh thổ nhiều quốc gia. Hoạt động của TPQT thường là: sản xuất, buôn .lậu ma túy; buôn lậu các chất phóng xạ; buôn lậu vũ khí; buôn bán người; khủng bó quốc tế; bắt cóc con tin; lừa đảo quốc tế; cướp biển, cướp máy bay; sản xuất và lưu hành tiền giả, séc giả... TPQT mang các quốc tịch khác nhau, liên kết tiến hành các hành vi phạm tội bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại, kể cả vũ khí, mua chuộc các quan chức chính phủ, các cơ quan quyền lực nhà nước, hoặc giết người mang tính chất khủng bố, bắt cóc người để tống tiền... Đấu tranh chống lại các tổ chức TPQT đang là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol ) là cơ quan phối hợp hành động chống TPQT hoạt động trên lãnh thổ các nước thành viên, vì lợi ích của mỗi nước và lợi ích chung các quốc gia thành viên.

        TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC, tội phạm mà người phạm tội có hành vi chống phá XHCN, gây nguy hại tới lực lượng quốc phòng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, được quy định tại chương XI, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999). Theo điều 78, người phạm TPBTQ, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm, bị phạt tù từ 7 năm đến tử hình; ngoài ra còn có thể bị hình phạt bổ sung theo điều 92.

        TỘI QUẤY NHIỄU NHÂN DÂN, tội phạm mà người phạm tội có hành vi quấy nhiễu đối với nhân dân, vi phạm Mười lời thề danh dự quân nhân và Mười hai điều kỉ luật quan hệ quân dân, thuộc các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, được quy định tại chương XXIII, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999). Theo điều 338, người phạm TQNND tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.

        TỘI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, tội phạm mà người phạm tội có hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ của công dân phải phục vụ trong QĐ theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự, thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính được quy định tại chương XX, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999). Theo điều 259, người phạm TTTNVQS tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:03:58 pm »


        TỘI TRỐN TRÁNH NHIỆM VỤ, tội phạm mà người phạm tội có hành vi tự gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ; thuộc các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, được quy định tại chương XXIII, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999). Theo điều 326, người phạm TTTNV tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm, bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm.

        TỘI VI PHẠM CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, TỬ SĨ TRONG CHIẾN ĐẤU, tội phạm mà người phạm tội có hành vi vi phạm chính sách đối với thương binh, từ sĩ trong chiến đấu; thuộc các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại chương XXIII, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999). Theo điều 336, người phạm TVPCSĐVTB,TSTCĐ. tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm.

        TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA, tội phạm mà người phạm tội có hành vi gây nguy hại tới an ninh quốc gia; thuộc loại tội phạm mang tính nguy hiểm cao cho xã hội; luật pháp các nước đều quy định xử phạt nghiêm khác. ở VN, TXPANQG gồm toàn bộ những tội danh quy định tại các điều 78-91, chương XI, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999); tội phản bội tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội gián điệp, tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ, tội khủng bố, tội phá hoại cơ sở vật chất - kĩ thuật của nước CHXHCN VN, tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, tội phá hoại chính sách đoàn kết, tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN, tội phá rối an ninh, tội chống phá trại giam, tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Người phạm tội TXPANQG tùy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội có thể bị phạt tù có thời hạn (2-20 năm), tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, tại điều 92 còn quy định các hình phạt bổ sung: tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; trường hợp người phạm tội là công dân VN còn bị tước một số quyền công dân, bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.

        TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM QUÂN NHÂN, tội phạm mà người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm phục vụ LLVT; do quân nhân tại ngũ. quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong QĐ, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với QĐ, những người khác được quy định thuộc LLVT thực hiện và những người không thuộc diện trên nhưng đồng phạm. Ở VN, TXPNV,TNQN gồm toàn bộ những tội danh ghi trong chương XXIII, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999): chống mệnh lệnh; chấp hành không nghiêm mệnh lệnh; cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; làm nhục, hành hung chỉ huy hoặc cấp trên; làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; làm nhục, hành hung đồng đội; đầu hàng địch; khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch; bỏ vị trí chiến đấu; đào ngũ; trốn tránh nhiệm vụ; vắng mặt trái phép; cố ý làm lộ bí mật QS, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật QS; vô ý làm lộ bí mật QS, làm mất tài liệu bí mật QS; cố ý báo cáo sai; vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, về bảo vệ, về bảo đảm an toàn, về sử dụng vũ khí; hủy hoại vũ khí, phương tiện KTQS; làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí, phương tiện KTQS; vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu; chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm; quấy nhiễu nhân dân; lạm dụng nhu cầu QS trong khi thực hiện nhiệm vụ; ngược đãi tù binh, hàng binh. Mức hình phạt quy định cho TXPNV,TNQN là phạt tù từ 3 tháng đến chung thân hoặc tử hình.

        TÔGIÔ HIĐÊKI (Nhật: Tôjô Hideki; 1884-1948), tội phạm chiến tranh trong CTTG-II, đại tướng QĐ Nhật hoàng, thủ tướng Nhật Bản (1941-44). Sinh tại Tôkiô. 1905-15 tốt nghiệp Trường sĩ quan lục quân và đại học lục quân, trở thành nhân vật quan trọng trong lục quân Nhật Bán. 1935-38 tư lệnh đội hiến binh Quan Đông, rồi tham mưu trưởng đạo quân Quan Đông, chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Hoa Bắc (TQ), phó quan lục quân. 10.1941 thủ tướng chính phủ kiêm đại thần: lục quân kiêm tổng tham mưu trưởng, quân nhu, ngoại vụ, công thương. Đề xướng thuyết Đại Đông Á, chủ mưu và điều khiển chính tất cả các kế hoạch chiến tranh của phát xít Nhật trong CTTG-II: tập kích Trân Châu Cảng (x. trận Trân Cháu Cảng, 7.12.1941), chiến tranh Thái Bình Dương, xâm lược các nước Đông Nam Á... Bị thất bại trên chiến trường, buộc phái từ chức thủ tướng (7.1944). Sau CTTG-II, Tòa án quân sự quốc tế Viễn Đông xử tử hình (23.12.1948).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:06:07 pm »


        TÔMAHÔC (A. Tomahawk), tên lửa có cánh chiến lược và chiến thuật của hải quân Mĩ. Kí hiệu BGM-109. Dài 5,55- 6,24m, đường kính 0,51-0,53m, sải cánh 2,62-2,65m, khối lượng 1.203-1.453kg, tốc độ bay 885-1.407 km/h, mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, động cơ hành trình loại phản lực - không khí kiểu tuabin cánh quạt, hệ dẫn bằng quân tính kết hợp với hệ thống TERCOM, rađa chủ động hoặc DSMAC (thích ứng theo ảnh địa hình được số hóa), sai số trúng đích nhỏ (khoảng 10m). Được phóng từ tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Có bốn loại: BGM-109A (diệt mục tiêu trên mặt đất, cự li phóng 2.500km, đầu đạn hạt nhân 200kt); BGM-109B (diệt tàu. cự li phóng 450km); BGM-109C (diệt mục tiêu trên mặt đất. cự li phóng 900km từ tàu ngầm. 1.300km từ tàu mặt nước, đầu đạn kiểu nổ phá, khối lượng 454kg); BGM-109D (diệt mục tiêu trên mặt đất, cự li phóng 900km từ tàu ngầm và 1.300km từ tàu mặt nước, chứa 166 bom con BLU-97B); ngoài ra trên cơ sở của T còn chế tạo loại BGM-109G (phóng từ thiết bị phóng mặt đất). T do hãng Generơn Đainamic và Mac Đônen Đuglat (Mĩ) nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 70 tk 20, đưa vào trang bị cho hải quân từ 1982 đến 1989 và sử dụng hàng trăm quả trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999), Apganixtan (2001), Irắc (2003).



        TOMXƠN (A. Robert Thompson: S. 1916), chuyên viên chống nổi dậy (thực chất là chống du kích). Những năm 30 tk 20 làm việc tại Malaixia. Trong CTTG-II, phục vụ 6 năm trong không quân Anh. Sau chiến tranh, trở lại Malaixia làm thứ trưởng rồi bộ trưởng quốc phòng Malaixia (1957-61), trở thành chuyên gia chống nổi dậy ở đây. 1961-65 được Mĩ mời làm cố vấn chống hoạt động du kích ở miền Nam VN. T cố gắng áp dụng ở VN những bài học đã tích lũy được tại Malaixia, đưa ra chương trình ấp chiến lược, nhưng thất bại. Đầu những năm 70 tk 20 khi làm tư vấn cho chính quyền Nichxơn, T đã ủng hộ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ. Tác giả sách “Chống nổi dậy”, “Chiến tranh cách mạng trong chiến lược thế giới 1945-69”, “Không có đường rút ra khỏi Việt Nam”...

        TÔN DẬT TIÊN nh TÔN TRUNG SƠN

        TÔN ĐỨC THẮNG (1888-1980), chủ tịch nước VN DCCH (CHXHCN VN; 1969-80). Quê xã Mĩ Hòa Hưng, tx Long Xuyên, t. An Giang; tham gia CM 1920; đv ĐCS VN (1930). Năm 1910 làm công nhân trong xưởng máy của hải quân Pháp tại Sài Gòn. 1912 tổ chức bãi công ở Nhà máy sửa chữa tàu thủy Ba Son, bị địch lùng bắt phải trốn sang Pháp, làm thợ máy trên tàu của hải quân Pháp. 24.4.1919 tham gia cuộc binh biến của công nhân và thủy thủ Pháp tại Biển Đen, chống chiến tranh can thiệp của các đế quốc vào nước Nga Xô viết (x. binh biến ở Biển Đen, 4.1919), cuối 1919 bị trục xuất khỏi Pháp. 1920 về nước, xây dựng công hội bí mật tại Sài Gòn - Chợ Lớn. 1925 lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son. 1926-29 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), ủy viên BCH Kì bộ Nam Kì. Cuối 1929 bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo. Sau CM tháng Tám (1945), trở về đất liền, tham gia Xứ ủy Nam Bộ. 1947 ủy viên BCHTƯ ĐCS Đông Dương, chủ tịch Mặt trận Liên Việt. 1955 chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN, trưởng ban Ban thường trực quốc hội. 1960-69 phó chủ tịch nước VN DCCH. 1969-76 chủ tịch nước VN DCCH. 1976-80 chủ tịch nước CHXHCN VN. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (1947) và khóa II-IV. Đại biểu Quốc hội khóa I-VI. Huân chương: Sao vàng...



        TÔN GIÁO, hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng phù hợp với tâm lí và hành vi của con người trong sự phản ánh đó; hình thức cao nhất của văn hóa tâm linh; một hiện tượng xã hội - lịch sử nảy sinh do sự bất lực của con người trước sức mạnh của thiên nhiên và sự áp bức xã hội. Đậc trưng của quan niệm TG là lòng tin của con người vào lực lượng siêu tự nhiên. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp cầm quyền phản động sử dụng TG như một công cụ để duy trì sự thống trị. CNĐQ và các thế lực phản động lợi dụng mâu thuẫn TG, gây ra những cuộc xung đột tôn giáo gắn với xung đột sắc tộc khốc liệt, làm mất ổn định ở nhiều khu vực trên thể giới. Chính sách TG của nhà nước CHXHCN VN là tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, mọi TG đều bình đảng trước pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng TG.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:08:11 pm »


        TÔN MINH LAI (1903-92), Ah LLVTND (1978). Quê tx Thú Dầu Một, t. Bình Dương; nhập ngũ 1947, đại úy (1978); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là thượng úy tình báo thuộc Đoàn 22, Bộ tham mưu Quân khu 7. Năm 1947-75 hoạt động tình báo tại tx Châu Đốc, Rạch Giá và tp Sài Gòn - Chợ Lớn, đạp xích lô. bán hàng rong,... để che mắt địch. Xây dựng được nhiều cơ sở, tuyến giao liên, tổ chức đưa đón cán bộ, chuyển công văn tài liệu bảo đảm bí mật, an toàn. Nhiều lần cải trang lọt vào nơi địch kiểm soát nghiêm ngặt để nắm tình hình, lấy được nhiều thông tin của địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        TÔN SĨ NGHỊ (Sun Shiyi; ?-?), tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây, TQ). 1788 được vua Càn Long phong chinh man đại tướng quân, thống lĩnh khoảng 29 vạn quân thuộc 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu xâm lược Đại Việt dưới chiêu bài “phò Lê, diệt Tây Sơn". 25.11.1788 thúc quân từ các hướng vượt biên giới Trung - Việt, TSN trực tiếp chỉ huy đạo quân chủ lực đánh theo hướng Lạng Sơn - Thăng Long. Sau khi chiếm thành Thăng Long (17.12.1788) do quân Tây Sơn bỏ trống, được vua Càn Long phong tước mưu dũng công, TSN càng chủ quan, coi thường quân Tây Sơn, tuyên bố “giặc gầy mà ta đang béo, hãy để chúng tự đến nộp thịt” và cho quân dừng lại ăn tết. 30.1.1789 khi quân Tây Sơn tràn vào Thăng Long (x. trận Đống Đa - Thăng Long, 30.1.1789), TSN vội vàng lên ngựa bỏ chạy, mặc cho đám quân lính đi theo bị tiêu diệt hoặc chết đuối. Trên đường rút chạy, bị quân Tây Sơn chặn đánh ở Phượng Nhãn (Bắc Giang), TSN phải bỏ cả ấn tín, cờ hiệu trốn về TQ.

        TÔN THẤT THUYẾT (1839-1913), đại thần triều Nguyễn, người đứng đầu phe chủ chiến chống Pháp. Quê xã Hương Long, tp Huế, t. Thừa Thiên - Huế. 1873 cùng Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở Cầu Giấy (Hà Nội), giết thiếu tá Pháp Gacniê. 1875 chỉ huy đánh thắng quân Cờ Vàng ở làng Châu Thượng, phủ Vĩnh Tường, bắt sống tướng địch là Hoàng Sùng Anh. 1881 thượng thư bộ binh, 1883 phụ chính đại thần. Khi vua Kiến Phúc mất (31.7.1884), TTT đưa Hàm Nghi lên thay. 5.1885   TTT đề nghị chính phủ Pháp rút hết quân về nước, mặt khác lệnh gấp rút chuẩn bị lực lượng xây dựng khu căn cứ kháng chiến tại Tân Sở (Quảng Trị) phòng khi bất trắc. 7.1885   hạ lệnh tấn công doanh trại quân Phấp tại Huế. Bị thất bại, TTT đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở và phát động phong trào Cần Vương đánh Pháp cứu nước. Sau đó lại đưa Hàm Nghi ra Hương Khê (Hà Tĩnh). 8.1886 TTT sang TQ cầu viện nhưng không thành và mất tại đó.

        TÔN TRUNG SƠN (Sun Zhongshan, Tôn Dật Tiên; 1866- 1925), lãnh tụ Quổc dân đảng (TQ), lãnh đạo cách mạng Tân Hợi (1911-13) lật đổ triều Thanh, thiết lập Trung Hoa dân quốc. Người h. Hương Sơn (nay là h. Trung Sơn), t. Quảng Đông (TQ). 1878-92 học ở Honolulu (Mĩ), rồi học Trường y Nam Hoa (Quảng Châu) và Trường tây y ở Hồng Công và làm nghề y tại Ma Cao, Quảng Châu. 11.1894 thành lập Hưng trung hội, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở Quảng Châu, bị lộ phải trốn sang Nhật. 1900 phát động khởi nghĩa tại Tam Châu Điền, Huệ Châu (nay là Huệ Dương), t. Quảng Đông, bị thất bại. 1903-05 mở Trường QS CM Thanh Sơn tại Tòkiô (Nhật), hợp nhất Hưng trung hội với một số tổ chức CM trong nước thành TQ Đồng minh hội (tổ chức CM của giai cấp tư sản TQ), công bố chủ nghĩa tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Nhiều lần binh biến bị thất bại. 10.10.1911 khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi, mở đầu CM Tân Hợi. 29.12.1911 được đại biểu 17 tỉnh họp tại Nam Kinh bầu làm đại tổng thống lâm thời. 1.1.1912 TTS nhậm chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc, xây dựng hiến pháp lâm thời, cải tổ TQ Đồng minh hội thành Quốc dân đảng. 13.2.1912 TTS từ chức để Viên Thế Khải làm đại tổng thống chính thức, vua Phổ Nghi thoái vị. Sau do Viên Thế Khải phản bội, TTS tập hợp lực lượng CM ở các tỉnh miền nam chống lại Viên Thế Khải và lực lượng quân phiệt Bắc Dương. 1914 thành lập Trung Hoa CM đảng. 1916 tổ chức chính phủ QS ở Quảng Châu, đại nguyên soái. 1919 cải tổ Trung Hoa CM đảng thành TQ Quốc dân đảng. 1920 đại tổng thống ở Quảng Đông. TTS chủ trương "liên Nga, liên cộng, phủ trợ công nông”, đã thúc đẩy sự hợp tác Quốc - Cộng (Quốc dân đảng - ĐCS TQ) để chống đế quốc và phong kiến, quân phiệt. Các tác phẩm chính được in trong: ‘Tôn Trung Sơn tuyển tập”, “Tôn Trung Sơn toàn tập”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:09:30 pm »


        TÔN TỬ nh TÔN VŨ

        TÔN VŨ (Sun Wu; ?-?), nhà tư tưởng QS kiệt xuất thời cổ, tướng nước Ngô cuối thời Xuân Thu (TQ). Người t. Sơn Đông nước Tề chạy loạn sang cư trú ở nước Ngô. 512tcn được đại thần Ngũ Tử Tư tiến cử, dâng lên vua Ngô 13 thiên binh pháp, được phong tướng. Cùng với Ngũ Tử Tư phò tá vua Ngô, đề xuất mưu lược làm cho nước mạnh, chia quân quấy nhiễu, nước Sở phải thường xuyên lo đối phó, mệt mỏi. 506tcn bày mưu cho vua Ngô đem 3 vạn quân đánh bại 20 vạn quân Sở bằng cách cho quân Ngô vu hồi kì tập vào vùng đông bắc (nơi bố phòng yếu nhất của Sở), rồi tiến đánh chiếm kinh đô nước Sở. Từ đó Sở không còn khả năng tranh bá với Ngô. Trong 30 năm phục vụ nước Ngô, TV đã làm cho Ngô từ một nước nhỏ phá được nước Sở lớn mạnh, uy hiếp các nước Tề, Tấn và bắt nước Việt thần phục. Tác phẩm nổi tiếng “Binh pháp Tôn Tử”. Được tôn là “Người thầy của binh gia muôn đời”.

        TỔN THẤT CHIẾN TRANH, sự mất mát, thiệt hại về người, của cải vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái do chiến tranh gây nên; thường để lại hậu quả lâu dài đối với các bên tham chiến. Có TTCT không thể khôi phục (người chết, mất tích, tàn phế; môi trường sinh thái, phương tiện vật chất kĩ thuật bị tiêu hủy) và TTCT có thể khôi phục được (người bị thương, vũ khí bị hỏng). Trong CTTG-II (1939- 45) gần 55 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị tàn phế, hàng chục vạn làng mạc bị thiêu cháy, hàng ngàn thành phố bị phá hủy,... là TTCT lớn chưa từng có trong lịch sử loài người.

        TỔN THƯƠNG HỖN HỢP, tổn thương do hai hoặc nhiều yếu tố sát thương khác nhau (cơ học, nhiệt học, lí học, sinh học) của vũ khí, gây ra trên cơ thể người bị thương. Theo nghĩa hẹp, là tổn thương do vũ khí hạt nhân như: chấn thương do sóng xung kích, bỏng do bức xạ nhiệt và tổn thương do chất phóng xạ (tia gamma, bêta, anpha, nơtrôn...).

        TÔNG ĐẢN (?-?), danh tướng thời Lí Nhân Tông, tù trưởng, có công lớn trong kháng chiến chống quân Tống. Dân tộc Tày. 10.1075 phó tướng cho Lí Thường Kiệt, trực tiếp chỉ huy 60 ngàn quân bộ tiến sang đất TQ, bất ngờ đánh chiếm các đồn trai địch dọc biên giới rồi vây chặt thành Ung Châu (trong thành có khoảng 60 ngàn quân Tống, do tướng Tô Giám chỉ huy). 1.3.1076 phối hợp với đạo quân chủ lực của Lí Thường Kiệt đánh chiếm Ung Châu, triệt phá các căn cứ xuất phát xâm lược Đại Việt của nhà Tống. 4.1076 chỉ huy quân phòng thủ biên giới (xt trận Ung Khâm Liêm, 10.1075-3.1076).

        TỔNG BINH SỨ (cổ), chức quan võ đảm nhiệm việc binh trong một đạo thừa tuyên (tương tự tỉnh ngày nay) thời Hậu Lê. Được đặt ra từ đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận (1460-69). TBS thường kiêm chức thừa tuyên sứ nên ngoài việc binh còn kiêm việc hộ tịch, thuê má, kiện tụng. Đến niên hiệu Hồng Đức (1470-97), khi định lại quan chế, đặt thêm các chức đô tổng binh, tổng binh thiêm sự, tổng binh đồng tri, phẩm trật ở hàng tam, tứ phẩm. Đời Lê Trung Hưng (1533-1788), TBS không kiêm các việc dân sự. Riêng Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An là những nơi quan trọng thì TBS được gọi là đốc trấn và Thanh Hóa là nơi căn bản quan trọng được gọi là lưu thủ.

        TỔNG CHỈ HUY, chức danh chỉ huy cao nhất của LLVT một số nước. Ở VN, TCH có từ 11.1946 (khi thống nhất BQP và QS ủy viên hội thành BQP-TCH), gọi là TCH QĐ quốc gia VN. Sau đổi là TCH QĐ quốc gia và dân quân tự vệ VN (sắc lệnh 47-SL ngày 1.5.1947), TCH QĐ quốc gia và dân quân VN (sắc lệnh 165-SL ngày 14.4.1948), tổng tư lệnh QĐ quốc gia và dân quân VN theo sắc lệnh 11-SL ngày 12.3.1949 (có hiệu lực từ 22.12.1948). TCH QĐ quốc gia và dân quân VN: Võ Nguyên Giáp.

        TỔNG CÔNG KÍCH, tiến công đồng loạt, dồn dập và mãnh liệt trên toàn bộ mặt trận hoặc địa bàn tác chiến (chiến trường) do tất cả (đại bộ phận) lực lượng tham chiến tiến hành nhằm nhanh chóng giành thắng lợi. Thường là giai đoạn cuối cùng quyết định của một cuộc tổng tiến công, trận quyết chiến chiến lược, chiến dịch, ở VN, để kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ, TCK được tiến hành từ 2 giờ 6.5.1954; để kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh, TCK được tiến hành từ sáng 29.4.1975.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:11:13 pm »


        TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ, cơ quan đảm nhiệm CTĐ.CTCT trong toàn quân (QĐND VN), hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban bí thư và sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy quân sự trung ương (Quân ủy trung ương). TCCT căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị của BCHTƯ Đảng, BCT, Ban bí thư để nghiên cứu và đề nghị Đảng ủy QS trung ương quyết định những chủ trương, biện pháp lớn về CTĐ.CTCT trong QĐ; căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy QS trung ương, mệnh lệnh của bộ trưởng BQP đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện. Thành lập 9.1945 với tên gọi Cục chính trị (cục trưởng: Văn Tiến Dũng)-, từ 11.7.1950 đổi thành TCCT. Tổ chức biên chế TCCT phát triển theo từng giai đoạn CM của đất nước và nhiệm vụ chính trị của LLVT. Tổ chức hiện nay gồm có: Văn phòng TCCT, Cục tổ chức, Cục tư tưởng - văn hóa, Cục cán bộ, Cục chính sách, Cục bảo vệ an ninh QĐ, Cục dân vận và tuyên truyền đặc biệt, Cục chính trị, Cục hậu cần - kinh tế, Ban thanh niên QĐ. Ban phụ nữ QĐ, Ban công đoàn quốc phòng và một số cơ sở trực thuộc (Báo “Quân đội nhân dân”, Tạp chí “Quốc phòng toàn dân”, Tạp chí “Văn nghệ quân đội”, Thư viện QĐ, Bảo tàng lịch sử QS VN. Điện ảnh QĐ, Truyền hình QĐ, Phát thanh QĐ, Nhà xuất bản QĐND, Nhà máy in QĐ, Trường nghiệp vụ, Trường cao dẳng văn hóa - nghệ thuật QĐ, Đoàn ca múa QĐ, Đoàn kịch nói QĐ...). Chủ nhiệm TCCT qua các thời kì: Nguyễn Chí Thanh (1950-61), Song Hào (1961-76), Chu Huy Mân (1977-87), Nguyên Quyết (1987-91), Lê Khả Phiêu (1991-98), Phạm Thanh Ngân (1998-2001), Lê Văn Dũng (từ 5.2001).

        TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, cơ quan đầu ngành về công nghiệp quốc phòng trong QĐND VN, trực thuộc BQP; có chức năng quản lí các cơ sở sản xuất quốc phòng của QĐ. Thành lập 3.3.1989 theo nghị định 22- HĐBT của HĐBT nước CHXHCN VN, mang tên Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế, đổi thành TCCNQP theo quyết định số 249/1998-QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN. Tổ chức hiện nay gồm: Văn phòng tổng cục, Cục tham mưu-kế hoạch, Cục chính trị, Cục quản lí công nghệ, một số phòng ban trực thuộc và các công ti, nhà máy, xí nghiệp... Chủ nhiệm TCCNQP qua các thời kì: Phan Thu (1989-97), Trần Đức Việt (1997-2000), Phạm Tuân (từ 2000).

        TỔNG CỤC HẬU CẨN, cơ quan đầu ngành về hậu cần của QĐND VN, trực thuộc BQP, có chức năng bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải cho QĐ. Thành lập 11.7.1950 với tên gọi Tổng cục cung cấp (sắc lệnh 121-SL của chủ tịch nước VN DCCH; đến 13.1.1955 đổi thành TCHC (quyết định 211/QĐ-TM của BTTM). Tổ chức hiện nay gồm: Văn phòng TCHC, Bộ tham mưu, Cục chính trị, Cục hậu cần, Cục quân nhu, Cục quân y, Cục vận tải, Cục xăng dầu, Cục xây dựng - quản lí nhà đất, Binh đoàn 11 và một số cơ quan, cơ sở, đơn vị trực thuộc khác. Chủ nhiệm TCHC qua các thời kì: Trần Đăng Ninh (1950-55), Trần Hữu Dực (1955-56), Hoàng Anh (1956-58), Trần Quý Hai (1961- 62), Trần Sâm (1963-65), Đinh Đức Thiện (1965-5.1969 và 11.1969-76), Nguyễn Đôn (6-11.1969), Vũ Xuân Chiêm (1976-77), Bùi Phùng (1977-81), Đinh Thiện (1982-83), Nguyễn Chánh** (1984-86), Nguyễn Trọng Xuyên (1988- 93), Nguyễn Phúc Thanh (1994-97), Nguyên Văn Đà (1997- 2001), Trần Phước (từ 2001).

        TỔNG CỤC KĨ THUẬT, cơ quan đầu ngành về kĩ thuật của QĐND VN, trực thuộc BQP, có chức năng chỉ đạo công tác bảo đảm kĩ thuật trong QĐ, nghiên cứu KTQS và quản lí các xí nghiệp quốc phòng. Thành lập 10.9.1974 theo nghị định 221/CP của chính phủ nước VN DCCH. Từ 3.3.1989, chức năng quản lí các xí nghiệp quốc phòng được chuyển cho TCCNQPVKT (nay là Tổng cục công nghiệp quốc phòng). Tổ chức hiện nay gồm có: Văn phòng TCKT, Bộ tham mưu, Cục chính trị, Cục hậu cần, Cục quân khí, Cục quản lí xe -  máy, Cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, Cục kĩ thuật binh chủng, Tạp chí “kĩ thuật và trang bị” và một số cơ quan trực thuộc khác. Chủ nhiệm TCKT qua các thời kì: Đinh Đức Thiện (1974-75), Lê Văn Tri (1977-87), Đào Đình Luyện (1989-92), Trương Khánh Châu (1992-97), Nguyễn Hoa Thịnh (4997-2001), Đỗ Đức Pháp (từ 2001).

        TỔNG ĐÀI THÔNG TIN LIÊN LẠC, tổ hợp các thiết bị kĩ thuật để chuyển tiếp, kết nối các dịch vụ liên lạc (thoại, báo, truyền số liệu, fax, truyền hình...). Theo phương tiện truyền dẫn tín hiệu, có TĐTTLL: hữu tuyến điện và vô tuyến điện; theo phương thức thực hiện chuyển tiếp (kết nối), có: tổng đài thông tin liên lạc tự động và tổng đài thông tin liên lạc nhân công: theo dung lượng, có TĐTTLL: loại nhỏ (hàng chục số), loại vừa (hàng trăm số) và loại lớn (hàng nghìn số). Trong QĐ, TĐTTLL thường được trang bị cho cấp tiểu đoàn trở lên.

        TỔNG ĐÀI THÔNG TIN LIÊN LẠC NHÂN CÔNG. tổng đài thông tin liên lạc để chuyển tiếp, kết nối liên lạc thoại qua đường truyền thông tin hữu tuyến điện, thông qua thao tác bằng tay của nhân viên khai thác. Thường có dung lượng nhỏ, nhiều nhất là 100 số (loại mang xách cơ động 10- 20 số, loại đặt cố định trên xe tổng trạm hoặc trong trạm tổng đài 40-100 số). Chỉ thực hiện việc chuyển mạch đối với tín hiệu tương tự (annalog). TĐTTLLNC gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ triển khai, thu hồi. Thường trang bị cho cấp chiến thuật (tiểu đoàn - sư đoàn).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:12:37 pm »


        TỔNG ĐÀI THÔNG TIN LIÊN LẠC TỰ ĐỘNG, tổng đài thông tin liên lạc để chuyển tiếp, kết nối các kênh thông tin qua đường truyền dẫn bằng phương tiện kĩ thuật, không dùng các thao tác bằng tay của nhân viên khai thác. Theo cấu tạo và phương thức chuyển kênh, TĐTTLLTĐ được chia thành các loại: cơ khí (dùng rơle, tiếp điểm,... để cắt, nối), điện tử (dùng mạch điện tử), bán điện tử (cơ khí - điện tử), điều khiển theo chương trình lưu giữ, tọa độ... Theo dạng tín hiệu, có: tổng đài kĩ thuật số và tổng đài tương tự. TĐTTLLTĐ được sử dụng rộng rãi trong QS và dân sự.

        TỔNG ĐỐC (cổ), chức quan đúng đầu một tỉnh lớn từ triều Nguyễn đến thời Pháp thuộc ở VN và từ triều Minh đến triều Nguyên ((TQ). Ở VN, thời Pháp thuộc, TĐ dưới quyền điều hành mọi mặt của một viên công sứ người Pháp. Ở TQ, bắt đầu từ 1469 đặt TĐ Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), sau trở thành một thể chế quy định. Bắt đầu từ triều Thanh chính thức lấy TĐ làm quan đứng đầu cao nhất của một địa phương.

        TỔNG ĐỘNG VIÊN, động viên được tiến hành trên phạm vi cả nước, thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên. TĐV thường diễn ra khi đất nước bị xâm lược quy mô lớn hoặc nổ ra chiến tranh toàn diện và được thông báo công khai: khi đó QĐ được bổ sung quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân với số lượng lớn nhất để nhanh chóng kiện toàn tổ chức biên chế thời chiến; mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội tập trung bảo đảm cho nhu cầu QĐ một cách nhanh chóng với khối lượng nhân lực, vật lực lớn nhất; đồng thời phải bảo đảm nhu cầu tối thiểu, cần thiết cho nhân dân.

        “TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (TỪ NGÀY THÀNH LẬP ĐẾN 1959)”, công trình nghiên cứu tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập (22.12.1944) đến 1959 (chủ yếu trong KCCP), do TCCT biên soạn và xuất bản 1960. Nội dung tổng kết gồm các mặt công tác: giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng; xây dựng đảng; cán bộ; bảo vệ; dân vận; địch vận và CTĐ.CTCT trong chiến dịch, chiến đấu. Qua đó đã rút ra những bài học kinh nghiệm; kết luận những vấn đề cơ bản và những nguyên tắc chỉ đạo tiến hành CTĐ.CTCT; góp phần đưa CTĐ.CTCT đi vào nề nếp, đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng QĐ tiến lên chính quy, hiên đại.

        “TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1954-75)”, công trình nghiên cứu tổng kết công tác đảng - công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong KCCM (1954-75), do TCCT biên soạn, Nhà xuất bản QĐND xuất bản 1990. Gồm ba phần: đặc điểm tình hình thế giới, đất nước, QĐ và đối tượng tác chiến chiến lược, những hoạt động chủ yếu của CTĐ.CTCT qua các giai đoạn của cuộc KCCM; ưu điểm, khuyết điểm và những bước phát triển trên các lĩnh vực hoạt động của CTĐ,CTCT; những bài học về xây dựng quyết tâm chiến đấu, đánh giá kẻ thù, nắm vững và thực hiện sáng tạo đường lối QS của ĐCS VN. xây dựng hệ thống tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ trong QĐ, thực hiện đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, xây dựng hậu phương và chính sách hậu phương QĐ... Với những kết luận khoa học về các vấn đề có tính bản chất và nguyên tắc của CTĐ,CTCT. công trình góp phần phát triển và hoàn thiện lí luận CTĐ.CTCT trong QĐND VN thời kì CM mới.

        “TỔNG KẾT CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC - THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC”, công trình nghiên cứu tổng kết sự lãnh đạo của ĐCS VN trong KCCM (1954-75), do Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT BCHTƯ ĐCS VN biên soạn, xuất bản 1995. Nội dung cơ bản: trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử, nguyên nhân chiến tranh, tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến, tác phẩm trình bày tổng quát quá trình KCCM trải qua 5 giai đoạn chiến lược, mỗi giai đoạn đánh thắng một chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới (x. kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam, 1954-75)-, đánh giá khách quan, toàn diện sự lãnh đạo chiến tranh của ĐCS VN về ưu điểm, thành công cũng như khuyết điểm, sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, sách lược; đúc kết 8 bài học kinh nghiệm lớn đồng thời là những nhân tố giành thắng lợi của cuộc kháng chiến, trong đó nổi bật, xuyên suốt là vai trò lãnh đạo của ĐCS VN. Công trình được soạn thảo công phu, có ý nghĩa lớn trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận về chiến tranh giải phóng, chiến tranh giữ nước của dân tộc VN, góp phần bồi dưỡng kinh nghiệm, giáo dục truyền thống cho các thế hệ VN hiện nay và mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:13:55 pm »

   
        “TỔNG KẾT CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP - THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC”, công trình nghiên cứu tổng kết sự lãnh đạo của ĐCS VN trong KCCP (1945-54), do Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT BCHTƯ ĐCS VN biên soạn xuất bản 1996. Nội dung cơ bản: phân tích bối cảnh lịch sử, nguồn gốc chiến tranh, tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến; trình bày khái quát quá trình KCCP trải qua 3 giai đoạn chiến lược, bằng sức mạnh toàn dân vượt qua khó khăn, thử thách từ những năm đầu bảo vệ chính quyền CM, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng và cục diện chiến tranh, tiến lên phản công và tiến công, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. đưa kháng chiến đến thắng lợi (x. kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, 1945-54)-, phân tích, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN, đúc kết 6 bài học kinh nghiệm lớn và khẳng định con đường đi lên của CM VN trong giai đoạn mới. Công trình được soạn thảo công phu, có ý nghĩa lớn trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận về chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước của dân tộc VN, góp phần bồi dưỡng kinh nghiệm, giáo dục truyền thống CM cho các thế hệ VN hiện nay và mai sau tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

        TỔNG KHỞI NGHĨA, khởi nghĩa diễn ra trên phạm vi cả nước, trong một thời gian tương đối ngắn, theo một kế hoạch và sự chỉ đạo tập trung thông nhất nhằm giành chính quyền trong cả nước. Cuộc TKN tháng Tám 1945 ở VN diễn ra trong 12 ngày (13-25.8.1945) đã giành thắng lợi hoàn toàn, đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật và chính quyền tay sai, thiết lập chính quyền CM của nhân dân trong cả nước (x. tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945).

        TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945, tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước của nhân dân VN do ĐCS Đông Dương lãnh đạo, đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật và chính quyền tay sai. Giữa lúc cao trào kháng Nhật dâng cao trên cả nước, 13-15.8.1945 hội nghị toàn quốc ĐCS Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyền Quang). Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, hội nghị nhận định tình thế trực tiếp CM đã chín muồi và quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. Đêm 13.8 ủy ban khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1. Ngày 16.8 cũng tại Tân Trào. quốc dân đại hội thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quy định quốc kì, quốc ca, các chính sách lớn của Việt Minh và cử ra ủy ban dân tộc giải phóng (tức chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Nhiều đại biểu ở xa trên đường đến đại hội, được lệnh trở về địa phương lãnh đạo khởi nghĩa. Nhiều tỉnh tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa, đã dựa theo tinh thần chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12.3.1945), đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, kịp thời và chủ động lãnh dạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. 14-18.8, nhân dân nhiều địa phương được sự hỗ trợ của các tổ, đội vũ trang nhanh chóng giành chính quyền ở xã, huyện và tiến lên giải phóng thị xã. 16- 20.8 các đơn vị chủ lực của VN giải phóng quân đánh bại quân Nhật ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, giải phóng tỉnh lị. Đặc biệt, với thắng lợi giành được chính quyền ở Hà Nội (19.Cool, Huế (23.Cool, Sài Gòn (25.Cool, sức kháng cự của quân Nhật và tay sai hầu như bị đập tan, chế độ quân chủ chuyên chế ở VN cơ bản bị xoá bỏ. Đến 28.8 trừ một số ít thị xã phía bắc có quân Tưởng và tay sai vào chiếm trái phép, TKNTT1945 thành công trên phạm vi cả nước, dẫn tới sự ra đời của nước VN DCCH, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc VN, góp phần làm thất bại một bước âm mưu xâm lược trở lại của thực dân Pháp. TKNTIT945 thắng lợi là kết quả của quá trình tổ chức và lãnh đạo của ĐCS Đông Dương, qua ba thời kì Vận động CM (1930-31, 1936-39, 1941-45), tích cực chuẩn bị lực lượng, nắm bắt thời cơ, động viên được sức mạnh của toàn dân nổi dậy giành chính quyền nhanh gọn trong thời gian ngắn.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:15:40 pm »


        TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM Ở HÀ NỘI, tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân tp Hà Nội, do Xứ ủy Bắc Kì và Thành ủy Hà Nội ĐCS Đông Dương lãnh đạo trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 theo lời hiệu triệu của ĐCS Đông Dương và lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh. 17.8 Thành ủy Hà Nội lãnh đạo quần chúng đấu tranh, biến cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim (do Tổng hội công chức của ngụy quyền tiến hành) thành diễn đàn tuyên truyền 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, thông báo việc phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh và kêu gọi nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa. Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình tuần hành của quần chúng trên đường phố Hà Nội, lôi cuốn một số lính bảo an, cảnh sát tham gia. Nhận định thời cơ đã chín muồi, 18.8 ủy ban QS CM (ủy ban khởi nghĩa) của Thành ủy chuyển vào nội thành để trực tiếp chỉ đạo. Sáng 19.8 hơn 100.000 đồng bào nội ngoại thành và các huyện lân cận mang cờ, khẩu hiệu và các loại vũ khí thô sơ tập trung tại quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Sau mít tinh, quần chúng CM có các đội tự vệ dẫn đầu tỏa đi chiếm Phủ khâm sai, trại bảo an binh, sở cảnh sát và các công sở của chính quyền dịch với khí thế áp đảo, khiến quân Nhật không dám chống lại. TKNTTƠHN thắng lợi nhanh chóng đã cổ vũ và thúc đẩy các địa phương trong cả nước nổi dậy giành chính quyền.

        TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM Ở HUẾ (23.8.1945), tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân tp Huế, do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương và ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên lãnh dạo trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 theo lời hiệu triệu của ĐCS Đông Dương và lòi kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội (19.8.1945) thắng lợi, nhân dân một số xã, huyện quanh tp Huế đã nổi dậy giành được chính quyền. Được tin chính phủ Trần Trọng Kim định tổ chức biểu tình vào 23.8 để mừng “Nhật trả Nam Kì cho VN” hòng đánh lạc hướng phong trào quần chúng, Tỉnh ủy và ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên lập tức phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trước sức mạnh của hơn 150.000 nhân dân nội ngoại thành, chính phủ Trần Trọng Kim hoàn toàn tê liệt, lực lượng khởi nghĩa lần lượt chiếm các công sở và làm chủ thành phố. Đêm 23.8 ủy ban dân tộc giải phóng VN (tức chính phủ lâm thời) gửi điện, yêu cầu vua Bào Đại thoái vị. Chiều 30.8 trong cuộc mít tinh của hàng vạn quần chúng ở cửa Ngọ Môn (Huế), cờ vàng của nhà vua bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên, vua Bảo Đại đọc lời thoái vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn chính phủ lâm thời (gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận), đánh dấu sự cáo chung của chính thể quân chủ đã tồn tại hàng nghìn năm ở VN.

        TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM Ở SÀI GÒN (25.8.1945), tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân tp Sài Gòn do Xứ ủy Nam Kì lãnh đạo trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 theo lời hiệu triệu của ĐCS Đông Dương và lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh. 20.8 trên đường phố Sài Gòn đã xuất hiện cờ đỏ sao vàng và truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Ngày 23 dược tin khởi nghĩa đã thắng lợi ở Hà Nội và nhiều địa phương khác trong đó có Tân An (nơi Xử ủy chọn làm thí điểm khởi nghĩa), Xứ ủy Nam Ki quyết định lãnh đạo nhân dân  Sài Gòn và các tinh giành chính quyền vào 25.8. Đêm 24 hàng trăm nghìn nhân dân mang theo băng, cờ, khẩu hiệu. giáo mác, gậy tầm vông,... từ ngoại ô thành phố và các tỉnh lân cận kéo về Sài Gòn. Sáng 25 diễn ra cuộc biểu tình tuần hành của hơn một triệu quần chúng trên các đường phố. Lực lượng khởi nghĩa, với nòng cốt là các đội xung phong công đoàn lần lượt chiếm sở cảnh sát, nhà ga, nhà bưu điện, nhà máy điện, sở mật thám,... đến trưa đã làm chủ toàn thành phố. Quân Nhật và bộ máy chính quyền bù nhìn hoàn toàn tê liệt, không dám kháng cự. TKNTTƠSG đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các tình Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và trong cả nước.

        TỔNG QUẢN (cổ), chức quan coi việc binh trong toàn quốc hoặc trong một lộ (đạo) dưới thời Tiền Lê, Lí, Trần, Hậu Lê. Thời Tiền Lê (980-1009), TQ kiêm chức tể tướng, trên chức thái úy. Thời Lí (1010-1225), TQ chỉ coi việc binh. Thời Trần (1225-1400), chức TQ chỉ có từ đời vua Trần Thuận Tông (1388-98), là chức quan đảm nhiệm việc phòng thủ một địa phương. Thời Hậu Lê (1428-1788), trong những năm đầu, chức TQ có phân biệt: đại TQ, đô TQ, đồng TQ coi việc quân ở triều đình; TQ coi việc quân ở các đạo. Đến 1471 (đòi vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2) chức TQ bị bãi bỏ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:17:38 pm »

    
        TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG, chức vụ đứng đầu Bộ tổng tham mưu, có chức trách tổ chức lực lượng, chỉ huy QĐ và điều hành các hoạt động QS phòng thủ đất nước trong thời bình, thời chiến. Trong QĐND VN, TTMT có nhiệm vụ giúp Quân ủy trung ương, bộ trưởng BQP quản lí nhà nước về lĩnh vục quốc phòng, chỉ huy QĐ, dân quân tự vệ, Lực lượng cảnh sát biển; chỉ đạo cơ quan tham mưu cấp dưới, hiệp đồng với cơ quan chính trị, hậu cần, kĩ thuật chuẩn bị các kế hoạch ngắn hạn. dài hạn...; triển khai tổ chức hiệp đồng, chỉ huy, bảo đảm,... phối hợp với các ngành có liên quan của nhà nước để thống nhất kế hoạch thực hiện; điều hành các hoạt động QS, phòng thủ đất nước và các nhiệm vụ khác. TTMT đầu tiên của QĐND VN: Hoàng Văn Thái*.

        TỔNG THANH TRA QUÂN ĐỘI, chức vụ đứng đầu cơ quan thanh tra cao nhất của QĐND VN. TTTQĐ chịu trách nhiệm trước Đảng ủy quân sự trung ương và bộ trường BQP về tổ chức, xây dựng cơ quan thanh tra cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra trong LLVT; giữ mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan thanh tra nhà nước để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quốc phòng; thanh tra tình hình mọi mặt của LLVT. đánh giá việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu và việc hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm khác trong từng thời kì của các đơn vị trọng điếm và ở hướng trọng điểm. TTTQĐ được đặt ra từ 20.1.1948 theo sắc lệnh 107-SL của chủ tịch nước VN DCCH. Tên gọi thay đổi qua các thời kì: 1948-59 TTTQĐ, 1971-76 chủ nhiệm ủy ban thanh tra QĐ (1.1959-7.1971, giải thể cơ quan tổng thanh tra), 1976-92 TTTQĐ, từ 9.1992 chánh thanh tra BQP. TTTQĐ đầu tiên: Lê Thiết Hùng.

        TỔNG TIẾN CÔNG, tiến công ở quy mô toàn cục của chiến tranh, có ý nghĩa quyết đinh kết thúc thắng lợi chiến tranh hoặc làm thay đổi cục diện chiến tranh, thực hiện những mục đích chính trị, QS đã đề ra. Được thực hiện bằng hầu hết các lực lượng chiến lược trên phần lớn hay toàn bộ các chiến trường tác chiến chiến lược bằng một hoặc nhiều chiến dịch chiến lược và các chiến dịch khác tiến hành đồng thời hoặc kế tiếp nhau, nhằm tiêu diệt và đập tan các lực lượng chủ yếu của quân địch, đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, giành thắng lợi quyết định cho chiến tranh. Trong chiến tranh nhân dân VN, TTC được kết hợp chặt chẽ với nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ, là bước quyết định của giai đoạn tiến công chiến lược, do cơ quan lãnh dạo chính trị - QS cao nhất của đất nước tổ chức và chỉ đạo thực hiện.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2019, 09:23:51 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM