Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:55:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: S  (Đọc 3306 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:50:32 am »


        SÓNG XUNG KÍCH, lớp chuyển tiếp mỏng (đặc trưng bới sự tăng đột biến áp suất, mật độ. nhiệt độ) lan truyền với tốc độ vượt âm trong môi trường (khí, lỏng, rắn) tới vùng chưa bị kích động. Mặt phân cách hai vùng đó gọi là mặt đầu sóng. SXK được hình thành trong các vụ nổ, khi các vật thể bay với tốc độ vượt âm. khi phóng điện cực mạnh... SXK của các vụ nổ lan truyền về mọi phía từ tâm nổ. SXK là nhân tố sát thương chính của đạn dược kiểu nổ phá hoặc hạt nhân. Trong môi trường khí, các tham số chủ yếu xác định cường độ và tác dụng phá hoại của SXK là: áp suất dư, áp suất động và thời gian tác động. Trong môi trường lỏng, SXK có áp suất dư và tốc độ lan truyền lớn hơn nhiều so với trong không khí, nhưng thời gian tác động ngắn hơn. Trong môi trường rắn. SXK chỉ xuất hiện trong vùng gần tâm nổ, sau đó biến thành sóng âm trong môi trường đó. Trong vụ nổ hạt nhân, khoảng 50% năng lượng nổ được dùng vào việc hình thành SXK và các tham số của nó lớn hơn rất nhiều so với vụ nổ thuốc nổ thường. SXK tác động vào tất cả các đối tượng (sinh lực, phương tiện kĩ thuật, công trình...) mà nó gặp trên đường đi và sát thương (hay phá hủy) chúng với mức độ khác nhau tùy theo cự li từ tâm nổ tới đối tượng. Để giảm tác động của SXK. phải sử dụng công sự, hầm, hào hay lợi dụng địa hình, rừng cày che đỡ... Cg sóng va đập.

        SOS nh TÍN HIỆU SOS

        SỔ KẾ TOÁN, hệ thống sổ sách được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau để ghi chép, hệ thống hóa thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theo đúng phương pháp kế toán, nhằm cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo  và quản lí các hoạt động kinh tê tài chính của đơn vị. Gồm hai loại: SKT tổng hợp và SKT chi tiết. SKT tổng hợp gồm: sổ nhật kí (ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian); sổ cái (ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế). SKT chi tiết gồm sổ, thẻ kế toán chi tiết (ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lí). Phù hợp với nội dung, tính chất của các hoạt động kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị QĐ có hệ thống SKT doanh nghiệp và hệ thống SKT đơn vị dự toán. Trong QĐND VN. mỗi đơn vị kế toán chi có một hệ thống SKT chính thức theo chế độ kế toán quy định, phù hợp với hệ thống tài khoản kế toán và yêu cầu quản lí của đơn vị. Việc lập, sử dụng và quản lí SKT phải tuân thủ các quy định của “Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ”,

        SỐ HIỆU CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ, số hiệu riêng bằng nhóm số (thường là 3-4 chữ số) để chỉ chuyên nghiệp quân sự của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng. SHCNQS do BTTM quy định thống nhất trong toàn quân nhằm đăng kí, thông kê chính xác quân số theo từng loại chuyên nghiệp QS để có kế hoạch bảo đảm và sử dụng quân số đúng biểu biên chế.

        SỐ HIỆU QUÂN NHÂN, số hiệu riêng, không trùng nhau, ghi bằng nhóm số hoặc kết hợp chữ cái và số, quy định cho từng quân nhân từ khi nhập ngũ để phục vụ cống tác quản lí. Trong QĐND VN, SHQN có từ 1977, được coi là tên gọi thứ hai của quân nhân và là cơ sở pháp lí để quản lí quân số, thể hiện bằng nhóm 8 chữ số, được ghi trong hồ sơ và giấy tờ khác của quân nhân. 

        SỐ HIỆU SĨ QUAN, số hiệu riêng, không trùng nhau, bằng nhóm số hoặc kết hợp chữ cái và số, quy định cho từng sĩ quan QĐ từ lần phong quân hàm sĩ quan đầu tiên để phục vụ công tác quản lí. Trong QĐND VN, được áp dụng lần đầu tiên 1958 (gồm 5 chữ số) và quy định thống nhất (gồm 8 chữ số) theo quyết định số 43/QĐ-QP ngày 6.1.1980 của BQP.

        SỐ M nh CHỈ SỐ M

        SÔMAN (O-Pinacolin metylphotphonofloridat), chất độc thần kinh, công thức cấu tạo:



Có dạng lỏng không màu (S công nghiệp có màu nâu vàng), mùi long não. Nhiệt độ phân hủy 150°c, nhiệt độ sôi 190°c, nồng độ hơi bão hòa 3mg/l (ở 20°C), ít tan trong nước (1,5%), tan trong các dung môi hữu cơ (rượu, ête, axêtòn) hoặc một số chất độc khác (vd: ypêrit). S độc và bền hơn sarin, khi bị nhiễm rất khó chữa. Tác động vào cơ thể qua đường hô hấp. tiêu hóa, da, có thể gây trúng độc toàn thân (nếu nồng độ cao); dễ thấm vào các vật liệu xốp. Liều độc tử vong trung bình qua đường hô hấp LQ50 = 0,05mg.ph/l, qua da LD50=l,4mg/kg, qua đường tiêu hóa LD50=l,14mg/kg. S được sử dụng ở dạng lỏng hay xon khí, được nạp vào đạn dược hóa học hay thiết bị tạo xon khí. Để phòng tránh, dùng mật nạ phòng dộc và khí tài phòng da, để tiêu độc S dụng chất tiêu độc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:52:01 am »


        SÔNA (SONAR, vt từ A. Sound Navigation and Ranging - định hướng và xác định khoảng cách bằng âm thanh), 1) khí tài thủy âm dùng để tìm kiếm, phát hiện, nhận biết, xác định tọa độ và các tham số chuyển động của những đối tượng trong môi trường nước (tàu mặt nước, tàu ngầm, thủy lôi, đàn cá...) và truyền dữ liệu thu được tới nơi yêu cầu. Gồm: anten thủy âm, các thiết bị chuyển mạch, phát, thu, khuếch đại, xử lí và hiển thị tín hiệu phản xạ từ mục tiêu, S được phân loại: theo phương pháp quan sát (theo bước, theo hình quạt, nhìn vòng, kết hợp); theo dạng tín hiệu phát (xung, liên tục điều tần...); theo chế độ làm việc (chủ động, thụ động, hai chế độ); theo cách bố trí anten thủy âm (cố định - dưới bờ, dưới sống mũi hay hai mạn tàu nổi, trên lan can buồng chỉ huy tàu ngầm, và di động - nhấc lên hạ xuống hoặc lai kéo đối với một số tàu và máy bay trực thăng chống ngầm), S hiện đại có cự li phát hiện mục tiêu loại lớn tới vài chục kilômét. S được dùng rộng rãi trong việc phát hiện mục tiêu (đặc biệt đối với tàu ngầm), đo vẽ đáy biên, phát hiện tàu thuyền đắm, cứu hộ, làm phao tiêu thủy âm... Cg rada thủy âm 2) lĩnh vực âm học ứng dụng, nghiên cứu lí thuyết và thực hành thiết kế khí tài thủy âm.

        SÔNG ẤN, sông ở Nam Á; dài 3.050km, diện tích lưu vực 980.000km2, bắt nguồn từ những sườn núi tây nam cao nguyên Tây Tạng, chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan, đổ ra biển Arập. Những nhánh sông chính: Ghinghit, Cabun, XatleL Lưu lượng nước trung bình 3.850m3/s, lớn nhất 30.000m3/S. Nước được tưới cho 11 triệu ha đất. Từ tháng 3 đến tháng 9 thường có lũ do băng tan, mực nước ở vùng núi lên cao 10-15m, đồng bằng 5-7m. Tàu có thể đi lại đến tp Đeraixmây Khan (cách cửa sông 1.200km). Thành phố lớn trên SÂ: Haiđarabat. Ở châu thổ có thành phố cảng Carasi.

        SÔNG BA, sông ở Nam Trung Bộ, bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên đổ ra Biển Đông tại cừa sông cách tx Tuy Hoà 2km về phía đông nam. Dài hơn 300km, chỗ rộng nhất 1.600m (mùa lũ), hẹp nhất 24m (mùa khô). Từ đập Đồng Cam trở xuống gọi là Đà Rằng, đoạn của sông còn có tên gọi Đại Giang. Sông nông, có nhiều bãi bồi ở giữa dòng, ít có giá trị về giao thông.

        SÔNG BÉ*, nhánh của sông Đồng Nai. Dài gần 250km. Bắt nguồn từ biên giới VN - Campuchia, chảy qua các tỉnh Bình Phước (ranh giới tự nhiên giữa các huyện Phước Long, Đồng Phú ở phía đông và Lộc Ninh, Bình Long ở phía tây), Bình Dương (h. Phú Giáo, một số đoạn trên ranh giới với các huyện Bên Cát, Tân Uyên), đổ vào sông Đổng Nai tại ngã ba Hiếu Liêm trên ranh giới Bình Dương, Đồng Nai, tây bấc thác Trị An 3,5km. Các sông nhánh: Đắc Quýt, Đắc Láp, Nước Trong, Mã Đà.

        SÔNG BÉ**, tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tỉnh Bỉnh Dương và Bình Phước. 11.1996 chia lại thành hai tỉnh. 6.11.1978, LLVTND Sông Bé được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        SÔNG CẢ nh SÔNG LAM

        SÔNG CÁI nh SÔNG HỔNG

        SỒNG CẨU, sông bắt nguồn từ h. Chợ Đồn (t. Bắc Kạn), chảy qua các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, hợp với Sông Thương ở Phả Lại thành sông Thái Bình. Dài 290km. Tàu thuyền nhỏ đi lại được đến Thái Nguyên. Nơi Lí Thường Kiệt lập phòng tuyến Như Nguyệt chống quân Tống (1076-77) (x. kháng chiến chống Tống lần II). Một số đoạn của sc, cg sông Như Nguyệt, sông Phú Lương.

        SÔNG CHU, phụ lưu chính của Sông Mã. Dài 325km, bắt nguồn từ Pupan, tây bắc Sầm Nưa (Lào); đoạn trên đất VN 160km chảy qua các huyện Quế Phong (t. Nghệ An), Thường Xuân, Thọ Xuân (t. Thanh Hóa), đổ vào Sông Mã từ phía nam tại Ngã Ba Đầu (Ngã Ba Bông). Khả nâng khai thác vận tải thủy (đoạn Ngã Ba Đầu - Bản Don) 96km. Đoạn trên nhiều thác ghềnh, đá ngầm, đá nổi, giao thông thủy khó khăn. 1926 Pháp xây dựng đập Bái Thượng dài 160m, cao 17m, cấp nước tưới cho 50.000ha ruộng 2 vụ. Từ 1993 đến 1998, đã tu tạo, nâng cấp toàn bộ công trình thủy nông này.

        SÔNG ĐÀ, sông nhánh của Sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam (TQ) chảy qua Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, đổ vào Sông Hồng ở gần Trung Hà. Dài 1.143km, diện tích lưu vực 52.700km2, nhiều thác ghềnh (lớn nhất là Tà Pú, Hoà Bình). Tiềm năng thủy điện lớn (khoảng 25 tỉ kWh/năm), Nhà máy thủy điện Hoà Bình sản lượng 8 ti kWh/năm. Tàu thuyền có thể ngược tới Hoà Bình. Trong chiến dịch Hoà Bình (10.12.1951-25.2.1952) đã diễn ra những trận đánh lớn trên dải SĐ (1952) giữa các đơn vị ỌĐND VN và QĐ Pháp.

        SÔNG ĐÀO NHÀ LÊ, hệ thống sông đào nối giữa các sông tự nhiên, thuộc các tinh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và Ninh Bình. Đào từ đời Lê Hoàn (tk 11) tới thời Hậu Lê (tk 15), vừa là đường thủy, vừa là hệ thống tưới tiêu từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến Kì Anh (Hà Tĩnh). Có nhiều đoạn hẹp, nông, chỉ thuyền vận tải cỡ nhỏ đi lại được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:53:38 am »


        SÔNG ĐÁY (Hát Giang), chi lưu hữu ngạn Sông Hồng. Dài 237km, từ Thanh Điểm (xã Hát Môn, h. Phúc Thọ, Hà Tây) chảy qua 4 tỉnh: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, đổ ra Vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy. Dòng sông nhỏ. khúc khuỷu. Mớn nước trung bình 0,5-2m. Giao thông đường thủy thuận lợi. đồng thời là tuyến phân lũ quan trọng của Sông Hồng và bảo đảm tưới tiêu cho đất nông nghiệp của hai tinh Hà Tây và Hà Nam (đặc biệt từ khi xây dựng đập Phùng, 1937).

        SÔNG ĐÔNG, sông ở phần châu Âu nước Nga, dài 1.870km, diện tích lưu vực 422.000km2, bất nguồn từ cao nguyên miền trung nước Nga, đổ ra vịnh Taganrôc biển Adôp. tạo thành châu thổ dt 340.000km2. Nước sông đóng băng vào tháng 11-12, tan băng vào tháng 3-4. Tàu có thể đi lại cách cửa sông 1.604km. SĐ được nối liền với sông Vônga bởi kênh đào Vônga - Đông. Các thành phố trên SĐ: Vôngađônxcơ, Rôxtôp-na-Đônu.

        SÔNG ĐUỐNG, sông nối Sông Hồng (ở Gia Lâm, Hà Nội) với sông Thái Bình* (ở Phả Lại), dài 64km, rộng 200-250m (mùa khô), 600-800m (mùa lũ), sâu 6-12m.

        SÔNG GÂM. nhánh Sông Lô, bắt nguồn từ phía nam h. Đồng Văn, t. Hà Giang, chảy qua các tinh Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang, đổ vào Sông Lô ở Khe Lau (km 8 đường Tuyên Quang đi Hà Giang). Dài 168km. chảy xiết, nhiều thác ghểnh. Đoạn Khe Lau - Na Hang đi lại khó khăn. Một nhánh của SG là Sông Năng, có nhiều cảnh đẹp: Động Pông (đoạn sông dài 300m, rộng 30-40m, chảy ngầm trong núi đá vôi), thác Đầu Đảng, Hồ Ba Bể...

        SÔNG GIANH, sông ở t. Quảng Bình, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua h. Tuyên Hóa, thị trấn Ba Đồn, đổ ra Biển Đông ở Cửa Gianh. Dài khoảng 90km, cắt qua QL 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5km. Từ cuối tk 17 đến cuối tk 18, SG là ranh giới Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ở thượng lưu có tên Rào Nậy. Có cảng biển: Cảng Gianh.

        SÔNG HẰNG, sông lớn ở bắc Ấn Độ và Bănglađet, dài 2.510km, diện tích lưu vực 1.120.000km2, bắt nguồn từ dãy Himalaya, chày qua đồng bằng đông bắc Ấn Độ và Bănglađet đổ ra vịnh Bengan, cùng với sông Bramaputra tạo thành châu thổ chung. Các nhánh sông chính: Yamura, Xon, Gômati, Gagara, Gandăc, Gugơri. Mùa hè thường gây ra lụt. Vùng hạ lưu chịu ảnh hường mạnh của thủy triều. Tàu thuyền có thể ngược đến chân dãy Himalaya (cách cửa sông 1.450km). Những thành phố lớn dọc theo SH: Anlakhabat, Varanaxi, Patna. Ở châu thổ có thành phố cảng, căn cứ hải quân Cancutta.

        SÔNG HẬU, sổng nhánh của sông Mé Công, từ phía nam tp Phnôm Pênh (Campuchia) theo hướng tây bấc - đông nam chảy vào VN qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, đổ ra Biển Đông bằng các cửa sông Ba Thắc, Tranh Đề. Định An. Trên đất VN sông dài 220km. Đoạn ở Campuchia gọi là Bát sắc. SH có lòng sông rộng (tới 3km), dòng chảy chậm, nhiều đảo và cồn cát. Nhiều kênh rạch nối với Sông Tiền và các sông nhỏ khác. Tàu thuyền đi lại thuận tiện. Là tuyến giao thông quan trọng miền Tây Nam Bộ. Bờ sông thấp, dễ đổ bộ.

        SÔNG HỒNG, sông lớn nhất Bắc VN; dài 1.165km, bắt nguồn từ Vân Nam (TQ), chảy vào VN ở Hà Khẩu (Lào Cai), qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, đổ ra biển theo nhiều cửa (lớn nhất là cửa Ba Lạt). Các sông nhánh: Sông Đà, Sông Lô, Sông Đuống, Sông Đáy, Sông Luộc... Đoạn chảy qua Phú Thọ thường gọi Sông Thao. Diện tích lưu vực 143.600km2. Hàng năm đưa ra biên 160.000.000m? phủ sa. Tàu thuyền đi lại thuận tiện đến Việt Trì. Tàu biển loại nhỏ theo SH đến được Hà Nội. Có hệ thống để chống lụt dài 1.660km, hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, trên SH đã diễn ra nhiều trận thủy chiến lớn (x. trận Chương Dương, 6.1285; trận Hàm Tử, 5.1285; trận Táy Kết 5 và 6.1285; trận Đông Bộ Đầu, 29.1.1258). Cg Sông Cái.

        SÔNG HƯƠNG, sông ở Thừa Thiên - Huế, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra Biển Đông ở cửa Thuận An. Dài 42km, có các sông nhánh: Tả Trạch, Hữu Trạch, Sông Bồ... SH chảy qua Huế chia thành phố thành hai phần bắc - nam nối nhau bởi ba cầu lớn: Tràng Tiền, Phú Xuân (Cầu Mới), Bạch Hổ (cầu đường sắt). Tàu dưới 1 .000t đến được Huế (Ngã Ba Bình).

        SÔNG LAM, sông ở Nghệ An. Dài hơn 500km, bắt nguồn từ cao nguyên Trấn Ninh (Lào) đổ ra Biển Đông tại Cửa Hội. Các sông nhánh: Nậm Mô, Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Sông Con. Từ thượng nguồn đến Cửa Rào sông hẹp, nhiều thác ghénh; từ Cửa Rào về xuôi thuyền bè đi lại dễ dàng. Đập nước Đô Lương, cống Nam Đàn cùng với hệ thống nông giang tưới nước cho đồng ruộng bốn huyện: Diễn Châu, Nam Đàn. Yên Thành, Hưng Nguyên. Ở hạ lưu có cầu Bên Thủy (đông nam Vinh 4km), nơi QL 1 đi qua, là bến phà anh hùng trong KCCM. Cg Sông Cá.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:55:39 am »


        SÔNG LÔ. sông bắt nguồn từ Vân Nam (TQ) chảy vào VN ở Thanh Thủy (t. Hà Giang), qua các thị xã Hà Giang, Tuyên Quang đổ vào Sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ). Dài 264km. có các sông nhánh: Sông Gâm bên trái, Sông Chảy bên phải. Tàu thuyên có thể đi lại đến Bắc Mục và Chiêm Hóa. Trong KCCP, trên đoạn SL ở Đoan Hùng đã diễn ra trận Sông Lô (24.10 và 10.11.1947).

        SÔNG LỤC NAM (Minh Đức), một trong ba nhánh của hệ thống sông Thái Bình. Dài khoảng 170km, bắt nguồn từ vùng núi các huyện Đình Lập, Cao Lộc (t. Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn Động. Lục Ngạn, Lục Nam. Yên Dũng (t. Bắc Giang), đổ vào Sông Thương ở Ngã Ba Nhãn (xã Đức Giang, h. Yên Dũng). Có 33 nhánh, trong đó 4 nhánh lớn là các Sông Ràng, Thanh Luân, Cẩm Đàn và Sông Bồ; diện tích lưu vực 3.050km2. Từ đầu nguồn đến Chũ lòng sông hẹp, uốn khúc, nhiều thác ghềnh. Từ Chũ đến Lục Nam rộng trung bình 80- l00m. sâu trung bình 4-5m. Từ Lục Nam đến Ngã Ba Nhãn lòng sông rộng và sâu. Lượng nước mùa lũ (tháng 6-9) chiếm khoảng 70% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn có thủy triều đến Chũ. Khả năng khai thác vận tải thủy 157km, trong đó 56km (Ngã Ba Nhãn - Chũ) do trung ương quản lí.

        SÔNG LUỘC, nhánh của Sông Hồng, nối liền Sông Hồng (ở dỏng nam Hưng Yên 9km) với sông Thái Bình (ở phà Quý Cao), dài khoảng 68km. SL là tuyến giao thông đường thủy thuận tiện cho các loại tàu thuyền chuyển từ hệ thống Sông Hồng sang hệ thống sông Thái Bình.

        SÔNG MÃ. bắt nguồn từ Lai Châu chảy qua các tỉnh Sơn La, Hủa Phãn (Lào), Thanh Hóa, đổ ra Biển Đỏng ở Cửa Hới; là đường giao thông thủy chính của Thanh Hóa. Dài 580km. có các sông nhánh: Sông Bưởi, Sông Luông. Sông Chu. Từ Cẩm Thủy lên thượng nguồn nhiều thác ghềnh, vực sâu. Từ Cẩm Thủy về xuôi tàu thuyền đi lại thuận tiện. Có cầu Hàm Rồng (cầu 19.5), bắc tp Thanh Hóa 5km, nơi quân và dân địa phương bắn rơi nhiều máy bay Mì trong KCCM.

        SÔNG NHẬT LỆ, sông ở t. Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ, dài 85km. Có hai nhánh: Long Đại (Đại Giang) và Kiên Giang, gặp nhau ở Trung Quán. Đường sắt Bắc - Nam. QL 1 qua SNL bằng cầu Long Đại và cầu Quán Hầu, là những trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN.

        SÔNG NIN. sông ở châu Phi, dài nhất thế giới (6.595km), bắt nguồn từ cao nguyên Đông Phi chảy qua Uganda. Xuđăng. Ai Cập đổ ra Địa Trung Hải tạo thành châu thổ dài 160km. rộng 230km. dt 23.000km2, diện tích lưu vực 2.849.000km2, phủ toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ Ruanda. Kênia, Tandania, Uganda. Êtiôpia, Xuđăng. Ai Cập. Các sông nhánh chính: Xobat, Nin Xanh, Baengadan. Atbara. Sông đầy nước vào tháng 7-9. Dòng chảy được điều chỉnh bằng các đập nước Axuan. Giêben. Aulia... Nhiều nhà máy thủy điện, trong đó lớn nhất là Axuan. Những thành phố lớn ở dọc bờ: Cairo, Khactum. Axuan. Alêcxanđri. Hầu hết dân cư tập trung ở đồng bằng và thung lũng. Thung lũng Sông Nin là một trong những trung tâm văn minh cổ.

        SÔNG QUỐC TẾ. sông chảy qua (hoặc tiếp giáp) lãnh thổ quốc gia của hai hay nhiều nước. Theo luật pháp quốc tế, đoạn SQT chảy qua lãnh thổ quốc gia nào thì thuộc chủ quyền toàn vẹn của quốc gia đó; nhưng khi sử dụng, khai thác, bảo vệ các nguồn tài nguyên (nước, rừng đầu nguồn, thủy điện...) của sông, cần quan tâm đến lợi ích của các nước liên quan trực tiếp và các nước trong vùng. Để hạn chế những tranh chấp có thể dẫn đến xung đột vũ trang, các nước hữu quan cần kí những điều ước quốc tế, quy định một chế độ pháp lí quốc tế trong sử dùng, bảo vệ nguồn lợi SQT và giải quyết các mối quan hệ bất đồng khi có tranh chấp. Các SQT điển hình trên thế giới như: Mê Công, Sông Nin, sông Cônggô, Sông Ranh, sông Amadôn...

        SÔNG RANH, sông lớn ở Tây Âu. Dài 1.320km, bắt nguồn từ dãy núi Anpơ, chảy qua các nước Áo, Thụy Sĩ, Đức, Pháp. Hà Lan, đổ ra Biển Bắc ở Rôttecđam. Diện tích lưu vực 224.000km2, lưu lượng nước 2.500m3/s. Có nhiều sông nhánh, quanh năm đầy nước. Là tuyến đường thủy quan trọng, hầu như không bị đóng băng. Tàu thuyền tấp nập, có thể ngược đến thượng lưu. Dọc sông có nhiều thành phố, cảng lớn: Baden (Thụy Sĩ), Xtraxbuôc (Pháp), Mahem, Bon (Đức), Rôttecđam (Hà Lan); các nhà máy thủy điện, nhiều tổ hợp công nghiệp. Nước sông bị ô nhiễm nặng.

        SÔNG SÀI GÒN, sông ở Đông Nam Bộ. Dài 260km, bắt nguồn từ biên giới VN - Campuchia, chảy dọc theo ranh giới hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh, qua tp Hồ Chí Minh, đổ vào sông Nhà Bè. Đoạn thượng lưu có tên Rạch Chàm. Có cảng Sài Gòn (Nhà Rồng), tàu 20 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tàu thuyền đi lại thuận tiện đến Dầu Tiếng.

        SÔNG THÁI BÌNH nh THÁI BÌNH*
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:57:00 am »


        SÔNG THƯƠNG, sông nhánh của sông Thái Bình, bắt nguồn từ núi Cai Kinh (Lạng Sơn), đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại, dài hơn 150km. Thuyền bè đi lại dễ dàng từ Bố Hạ đến hạ lưu.

        SÔNG TIỀN, sông nhánh của sông Mê Công, từ biên giới VN - Campuchia theo hướng tây bác - đông nam chảy vào VN qua các tinh An Giang. Đổng Tháp. Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, đổ ra Biên Đông bằng các cửa sông: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Trên đất VN sông dài 230km, lòng sông rộng, dòng chảy chậm, nhiều đảo và cồn cát. nhiều kênh rạch nối ST với Sông Hậu và giữa các sông nhánh với nhau. Tàu thuyền đi lại thuận tiện. Bờ sông thấp, dễ đổ bộ.

        SƠ ĐỒ ẢNH. sơ đồ gồm một hoặc nhiều tấm ảnh hàng không có tỉ lệ gần bằng nhau, được ghép khớp nhau theo những địa vật chung. SĐA được lập cho những khu vực cần thiết, vd: khu vực bố trí các công trình và thiết bị QS ở vùng của đối phương, để nghiên cứu chi tiết về đối phương và địa hình. Độ chính xác cua SĐA có thể thấp, nhưng thường cập nhật (có nhiều chi tiết mới và sát thực tế).

        SƠ TÁN, tạm di chuyển nhân dân, trường học. bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp ra khỏi vùng (khu vực) đã, đang hoặc sẽ bị địch đánh phá để tránh thiệt hại và để tiếp tục hoạt động; một nội dung quan trọng của tổ chức phòng thủ dân sự. Để thực hiện ST có kết quả, cần dự đoán đúng tình hình, có kế hoạch tỉ mỉ và đảm bảo chu đáo các mặt, chú trọng chuẩn bị trước ở cơ sở tiếp nhận. Trong KCCP và KCCM ở VN. ST đã được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả.

        SƠ TỐC ĐẠN. tốc độ chuyển động tịnh tiến của đạn tính quy đổi ở mặt cắt miệng nòng. STĐ đo bầng mét/giây (m/s), được xác định bằng thực nghiệm (bắn qua hai bia đặt cách miệng nòng một khoảng xác định, đo thời gian đạn đi qua hai bia và tính toán quy đổi về mặt cắt miệng nòng theo công thức của thuật phóng ngoài, bằng máy đo sơ tốc đạn hoặc trạm đường đạn pháo binh). Giá trị của STĐ phụ thuộc vào các tham số kết cấu của vũ khí. các điều kiện nhồi, đặc tính của thuốc phóng.... nhỏ hơn tốc độ thực của đạn ở cuối thời kì tác động sau cùng của khí thuốc phóng và lớn hơn tốc độ thực ở miệng nòng khoảng 1-2%. Việc đưa ra khái niệm STĐ cho phép tiến hành tính toán đường đạn chỉ theo các công thức của thuật phóng ngoài làm cho tính toán chính xác hơn, vì vậy STĐ được sử dụng rộng rãi trong tính toán thuật phóng. STĐ là một trong những tính năng chiến - kĩ thuật quan trọng nhất của vũ khí và được ghi trong bảng bắn (vd: STĐ của súng bộ binh từ 500-900m/s, STĐ của pháo lựu từ 300- 800m/s, STĐ của pháo nòng dài từ 700-1.100m/s...). Sai lệch STĐ so với giá trị ghi trong bảng được xác định khi chuẩn bị đường đạn. STĐ càng lớn thì tấm bắn, tầm bắn thẳng và tác dụng va xuyên của đạn càng lớn, thời gian đạn bay tới mục tiêu càng nhỏ... Vì vậv nghiên cứu để tăng STĐ là một trong những hướng phát triển vũ khí. Các phương pháp để nâng cao STĐ là tăng mật độ nhồi, giảm khối lượng đạn, tăng chiều dài nòng, dùng thuốc phóng có năng lượng lớn... Vd: khi nghiên cứu thử nghiệm dùng thuốc phóng lỏng cho pháo trên xe tăng, thí nghiệm thuật phóng với pháo 120mm của lục quân Mĩ đã đạt được STĐ tới 2.700m/s.

        SỞ (cổ), đơn vị tổ chức liền dưới vệ của quân các đạo trong quân đội Hậu Lê, thời Lê Sơ (1428-1527) và ở TQ (từ 1393). ở VN thời kì 1428-70, S gồm khoảng 20 đội, mỗi đội 20 người. Từ đời Hồng Đức (1470), có: S thiên hộ (2.120 người), do quan thiên hộ chỉ huy và S bách hộ (120 người), do quan bách hộ chỉ huy; 1 vệ gồm một số S thiên hộ và S bách hộ. Giữa S thiên hộ và S bách hộ không có quan hệ thống thuộc. Ở TQ tổ chức 5.600 người gọi là một vệ, 1.120 người gọi là S thiên hộ. 112 người gọi là S bách hộ.

        SỞ BÁCH HỘ (cổ) X. SỞ
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:58:05 am »


        SỞ CHÌ HUY. nơi người chỉ huy cùng cơ quan chỉ huy tiến hành chuẩn bị và thực hành tác chiến, hoặc làm các nhiệm vụ khác, được thiết bị đặc biệt, có trang bị các phương tiện chỉ huy. Có SCH cơ bản, SCH phía sau. SCH phía trước. SCH bổ trợ. SCH dự bị, SCH lực lượng. Tùy theo tính chất và nhiệm vụ của từng cấp mà tổ chức các SCH cần thiết. Cấp phân đội lục quân chỉ có vị trí chỉ huy; hải quân có SCH của tàu, kì hạm, của hạm đội (phân hạm đội). SCH có thể bố trí có định trong công sự hay trên các phương tiện cơ động như xe chỉ huy, tàu hỏa, máy bay... SCH phải được chọn ở nơi tiện triển khai và chỉ huy bộ đội, tiện cơ động và bí mật. SCH cơ bản là SCH chính, ở đó thường có người chỉ huy, tham mưu trường, cán bộ cơ quan chỉ huy, chủ nhiệm và một số cán bộ chủ chốt của các binh chủng, các phân đội bảo đảm, phục vụ cần thiết, có khi có cả cán bộ của cơ quan chỉ huy QS địa phương. SCH cơ bản phải luôn luôn giữ thông tin liên lạc với cấp trên, với các đơn vị thuộc quyền, đơn vị hiệp đồng và các SCH khác. Vị trí, thời gian triển khai và di chuyển SCH cơ bản thường do cấp trên xác định. SCH phía trước được tổ chức ở cấp binh đoàn trở lên khi cần thiết tăng cường chỉ huy bộ đội thê đội một trên hướng chủ yếu. Ở SCH phía trước thường là người chỉ huy (có khi người phó chỉ huy) cùng một số cán bộ thuộc cơ quan chỉ huy. SCH phía trước phải thường xuyên giữ liên lạc với SCH cơ bản, với bộ đội cũng như các SCH khác. SCH bổ trợ thường được tổ chức trên hướng biệt lập của chiến dịch mà việc chỉ huy hướng đó từ SCH cơ bản của chiến dịch bị hạn chế hoặc không thực hiện được. Thường do người phó phụ trách và có một số cán bộ cần thiết của cơ quan chỉ huy. SCH dự bị được bố trí trước để khi SCH cơ bản bị uy hiếp hoặc không thể thực hiện việc chỉ huy được nữa thì di chuyển đến. Thường có một số cán bộ tham mưu cùng với phương tiện thông tin và bộ phận phục vụ cần thiết. SCH phía sau, được bố trí ở phía sau đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch), gần khu vực hậu cần kĩ thuật để điều hành công tác bảo đảm hậu cần. kĩ thuật, điều động bổ sung lực lượng, phương tiện vật chất, giải quyết chính sách và chỉ huy các lực lượng phía sau. Được tổ chức ở cấp sư đoàn trở lên thường do phó chỉ huy hoặc chủ nhiệm hậu cần (kĩ thuật) phụ trách. SCH hậu phương. SCH được bố trí trong căn cứ hậu phương của khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), huyện (quận) để điều hành công tác bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, sản xuất vũ khí, trang bị, điều động bổ sung lực lượng, phương tiện vật chất; giải quyết chính sách và chỉ huy các lực lượng phía sau. Thường do phó chỉ huy khu vực phòng thủ hoặc chủ nhiệm hậu cần (kĩ thuật) phụ trách. SCH hậu phương phải giữ vững liên lạc với SCH cơ bản cấp mình, SCH phía sau cấp trên với cấp ủy đảng, UBND và các đơn vị bộ đội chủ lực trên địa bàn.

        SỞ CHỈ HUY ĐỘNG VIÊN, bộ phận chỉ huy việc thực hiện kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên trong SCH (thường xuyên, cơ bản hoặc dự bị) của đơn vị QĐ, cơ quan QS địa phương. Được chuẩn bị từ thời bình (địa điểm, thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc...) đảm bảo bí mật, an toàn. Nội dung tổ chức chỉ huy điều hành trong SCHĐV (những công việc chính, người chỉ huy, thời gian thực hiện, thành phần trong SCH, chế độ báo cáo...) được quy định trong kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên của từng cấp. Bất đầu triển khai SCHĐV từ khi nhận được lệnh động viên, kết thúc khi hoàn thành nhiệm vụ động viên được giao đối với từng cấp.

        SỞ CHỈ HUY HẠM ĐỘI (QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN), sở chỉ huy được thiết lập để tư lệnh và các cơ quan chỉ huy hạm đội (quân chúng hải quân) chỉ huy các lực lượng dưới quyền chuẩn bị và thực hành tác chiến. Thành phần của SCHHĐ(QCHQ) có: tư lệnh, bộ phận chủ yếu của cơ quan tham mưu, chính trị, chủ nhiệm các ngành và các binh chủng của hạm đội (hải quân). SCHHĐ(QCHQ) có thể là SCH cơ bản. SCH dự bị, SCH tiền phương. Trong SCHHĐ(QCHQ) còn có thể có các tổ tham mưu (hoặc đại diện) của các lực lượng hiệp đồng.

        SỞ CHỈ HUY KHÔNG QUÂN, sở chỉ huy để tiến hành chỉ huy các lực lượng không quân thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện, các nhiệm vụ đặc biệt và duy trì trực ban sẵn sàng chiến đấu. Có: SCH cơ bản. SCH dự bị, SCH phía trước. SCH trên không và các đài (trạm) chỉ huy bay khác. SCHKQ được tổ chức từ cấp tiểu đoàn đến cấp quân chủng; SCHKQ cấp quân chủng là một bộ phận của SCH Quân chủng phòng không - không quân. Thành phần làm việc tại SCH được tổ chức thành kíp trực ban SCH.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 10:59:01 am »


        SỞ CHÍ HƯY PHÁO BINH, sở chỉ huy được tổ chức từ cấp tiểu đoàn pháo binh trở lên, do tham mưu trưởng hoặc phó chỉ huy về QS phụ trách, có một bộ phận cơ quan tham mưu, chính trị và phân đội chỉ huy giúp việc; thường bố trí gần khu vực trận địa bắn hay ở một vị trí do người chỉ huy quy định. SCH của chủ nhiệm pháo binh từ cấp sư đoàn (và tương đương) trở lên là một bộ phận của SCH đơn vị binh chủng hợp thành cùng cấp. SCH di chuyên theo lệnh người chỉ huy cấp trên.

        SỞ CHỈ HUY PHÒNG KHÔNG, sở chỉ huy được tổ chức từ cấp phân đội (pháo phòng không), cấp tiểu đoàn (tên lửa phòng không), cấp đại đội (rađa). SCHPK được trang bị các phương tiện kĩ thuật thông tin và chỉ huy như: hệ thống thu và xử lí tình báo rađa và thể hiện tình hình trên không; nhận biết và hiệp đồng với máy bay ta; thông tin chỉ huy hiệp đồng: mật ngữ chỉ huy; chỉ huy hỏa lực phòng không; thể hiện thực lực. hoạt động chiến đấu và kết quả bắn của các đơn vị. Để chỉ huy tác chiến có SCH cơ bản, SCH dự bị của cấp tiểu đoàn, trung (lữ) đoàn pháo phòng không, rađa phòng không và trung đoàn tên lửa phòng không. Đại đội pháo phòng không chỉ huy ở vị trí chỉ huy tại trận địa. Tiểu đoàn tên lửa phòng không chỉ huy ở xe điều khiển. SCH của sư đoàn phòng không thường có SCH của trung đoàn (tiểu đoàn) rađa phòng không. SCH của quân chủng có trung tâm rađa phòng không. Trong SCH sư đoàn phòng không còn có vị trí và phương tiện làm việc của tổ sĩ quan hiệp đồng của không quân. Khi cần, từ cấp sư đoàn trở lên có thể tổ chức SCH phía trước (SCH tiền phương).

        SỞ CHỈ HUY TRÊN KHÔNG, sở chỉ huy được đặt trên máy bay đang bay trên không để chỉ huy bộ đội trong quá trình tác chiến. SCHTK thường dùng làm SCH bổ trợ.

        SỞ CỬ (cổ), bậc thi khởi đầu trong võ cử. Được chuẩn định từ 1724 dưới triều vua Lê Dụ Tổng. Đối tượng được dự thi là các binh sĩ ngoại binh, quân thị vệ, những người tài giỏi võ nghệ. Nội dung thi gồm: kiểm tra hiểu biết đại thể về “Binh pháp Tôn Tử” (trong 13 thiên sách), người nào đạt được yêu cầu mới được thi tiếp; thi võ nghệ: đấu giáo trên ngựa, đấu gươm và mộc, múa đao; người nào đạt yêu cầu được công nhận là sinh viên, riêng con cháu người có quan tước gọi là biền sinh; thi về phương lược (hiểu biết về nghệ thuật QS), nếu đỗ được công nhận là học sinh, riêng con cháu người có quan tước gọi là biền sinh hợp thức. Học sinh và biền sinh hợp thức mới được dự thi bác cử vào năm sau. Đến 1731 (đời vua Lê Duy Phường, dưới niên hiệu Vĩnh Khánh), việc thi sc có sửa đổi: từ chức đội trường binh thị hậu và chánh đội trưởng ngoại binh trở xuống, sinh viên và những người tài giỏi võ nghệ mới được dự thi.

        SỞ THIÊN HỘ (cổ) X. SỞ

        SƠCSIN (A. Winston Leonard Spencer Churchill; 1874- 1965), thủ tướng Anh (1940-45 và 1951-55), người giữ vai trò chính của nước Anh trong CTTG-II. Sinh tại Blenheim Pelit. 1895 tốt nghiệp trường QS, tham gia các cuộc chiến tranh thuộc địa của Anh ở Ấn Độ, Xuđăng, Nam Phi. 1900 được bầu vào quốc hội. 1908-15 bộ trưởng các bộ: thương mại, nội vụ, hải quân. Trong CTTG-I, tham gia trận Galipôli (19.2.1915-9.1.1916), bị thất bại phải nghỉ hưu. 1917-29 trở lại chính trường, bộ trưởng các bộ: hậu cần, lục quân, không quân, thuộc địa và tài chính; tham gia tổ chức hoạt động can thiệp vũ trang vào LX sau CM tháng Mười, tích cực ủng hộ và giúp đỡ lực lượng Bạch vệ chống chính quyền Xô viết. 1930-39 viết báo. Trong CTTG-II, bộ trưởng Bộ hải quân, rồi thủ tướng (5.1940), đã thi hành chính sách hai mặt: liên minh với LX chống phát xít Đức, nhưng trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai ở châu Âu. 1945-51 đứng đầu Đảng bảo thủ đối lập trong quốc hội. Tham gia khởi xướng chiến tranh lạnh. 1955 nghĩ hưu. Tác giả một số sách hồi kí lịch sử.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:00:21 am »


        SƠN LA. tỉnh miền núi ở tây bắc Bắc Bộ; bắc giáp Lai Châu, Lào Cai. Yên Bái, đông giáp Phú Thọ và Hòa Bình, nam giáp Thanh Hóa và Lào (đường biên giới dài 250km). Dt 14.055km2; ds 0,955 triệu người (2003); gồm 12 dân tộc: Thái (61,4%), Kinh (17,2%), Mông (10%)... Thành lập 1895 với tên gọi t. Vạn Bú, tách từ t. Hưng Hóa. 1904 đổi thành SL. Từ 4.1955 thuộc Khu tự trị Thái Mèo (10.1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). 12.1975 trở lại đơn vị hành chính độc lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Sơn La. Địa hình: núi và cao nguyên chiếm 80% diện tích, núi cao tập trung chủ yếu ở đông bắc (dãy Hoàng Liên Sơn) và tây nam, nhiều đỉnh cao trên 1.800m. Cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Hệ thống sông ngòi dày đặc, có tiềm năng thủy điện. Các sông lớn: Sông Đà, Sông Mỡ. Khí hậu nhiệt đới ôn hòa; nhiệt độ trung bình hàng năm 21°C, lượng mưa 2.100 mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp. Nhiều nông trường, lâm trường: Mộc Châu, Tô Hiệu, Chiềng Ve. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 315,3 nghìn tấn (lúa 119,2 nghìn tấn); khai thác gỗ 47,6 nghìn m3. Khoáng sản: than, thiếc, vàng, đồng... Công nghiệp: khai thác chế biến làm sản, khai khoáng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 174,2 tỉ đồng. Giao thông kém phát triển; đường bộ: QL 6, 279, 379 và một số tỉnh lộ, đường nhiều cua gấp và dốc; đường thủy theo tuyến Sông Đà; sân bay: Sơn La. Truyền thống lịch sử QS: Nguyễn Quang Bích đánh Pháp (1886-88), khởi nghĩa Lương Sâm, Cai Khạt. Cầm Văn Tứ, căn cứ kháng chiến Mộc Hạ, nhà tù Sơn La... 6.11.1978, LLVTND Sơn La được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        SƠN MĨ, xã do chính quyền Sài Gòn thành lập 6.1958, thuộc q. Sơn Tịnh, nay là xã Tịnh Khê, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi. Nằm ở ven biển, phía bắc cửa sông Trà Khúc; gồm các thôn Mĩ Lại (Mĩ Lai), Mĩ Khê, Cổ Lũy, Tư Cung; nơi diễn ra vụ thảm sát Sơn Mĩ (16.3.1968). Hiện nay tại xã Tịnh Khê có Bảo tàng vụ thảm sát SM.

        SƠN NGỌC MINH (Acha Miên; ?-?), chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng trung ương lâm thời (chính phủ kháng chiến) Campuchia (1950-54), người lãnh đạo nhân dân Campuchia KCCP thắng lợi. Đv ĐCS Đông Dương từ những năm 30; học Trường cao đẳng Phật giáo tại Phnôm Pênh. 1943 tham gia cuộc biểu tình của 2.000 sư sãi phản đối thực dân Pháp bắt giam các nhà sư yêu nước. 1945 Pháp trở lại xâm lược Campuchia, SNM về nông thôn vận động nhân dân lập chiến khu chống Pháp. 1947 vận động nhân dân bốn tỉnh Ta Keo, Campốt, Côngpông Xpư, Côngpông Chơnăng xây dựng Quân khu Tây Nam. 3.1948 thành lập ủy ban dân tộc giải phóng tây nam Campuchia. 1950 chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng trung ương. 19.4.1950 đọc bản Tuyên ngôn độc lập của Campuchia, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập cho Campuchia. 1950-54 cùng Chính phủ kháng chiến lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Sau hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21-7.1954), kêu gọi nhân dân thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc, chấp hành việc phục viên tại chỗ các đơn vị vũ trang của lực lượng kháng chiến Campuchia.

        SƠN PHÁO, pháo lựu nhỏ, cấu tạo gọn nhẹ, tiện chiến đấu ở địa hình đồi núi. Thường có cỡ 70- 75mm. Có thể tháo thành một số bộ phận để khiêng vác hoặc dùng súc vật thồ. Ở VN, SP được sử dụng rất hiệu quả từ KCCP trên mọi địa hình (vd: trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu đội SP 75 do Phùng Văn Khầu chỉ huy  trong vòng 10 phút diệt 4 pháo 105mm của quân Pháp).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:01:30 am »


        SƠN TÂY, tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gồm phần lớn địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, phần phía bắc t. Phú Thọ, một phần t. Tuyên Quang và tp Hà Nội ngày nay. Cuối tk 19 đầu tk 20, cắt dần phần lớn đất đai để lập các tình Hưng Hóa (sau đổi thành Phú Thọ), Vĩnh Yên, Phù Lỗ (sau đổi thành Phúc Yên). 6.1965 sáp nhập với t. Hà Đông thành t. Hà Tây.

        SƠN TRÀ. bán đảo thuộc q. Sơn Trà, tp Đà Nẵng. Nằm ở phía đông, vịnh Đà Nẵng, đông bắc trung tâm tp 5km. dt 40km2. Địa hình rừng núi, độ cao trung bình 300m, đỉnh cao nhất 696m, có 30km2 rừng, nhiều suối nhỏ. Có vườn quốc gia với nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Phía tây bán đảo có đường ô tô rải nhựa nối với trung tâm quận. Trong cuộc chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã xây dựng ở ST nhiều công trình QS: trạm truyền tin viễn thông, trạm rađa cảnh giới, cảng QS Tiên Sa...

        SƠRAI (A. Shrike), họ tên lừa chống rađa tự dẫn không đối đất tầm trung, do Mĩ sản xuất, có kí hiệu AGM-45. Gồm hai kiểu AGM-45A và AGM-45B, thiết kế dựa trẽn hình dáng khí động của tên lửa Xperâu A1M-7. Có 4 phần chính: đầu tự dẫn rađa thụ động (có 12 kiểu, hoạt động ở các dải sóng hẹp khác nhau), đầu nổ, hệ thống điều khiển và động cơ tên lừa. Có 4 cánh lái tam giác ở phần giữa thân và 4 cánh hình thang ở phần đuôi. Các thông số kĩ thuật chính: dài 3,05m, đường kính thân 0,203m, sải cánh đuôi 0,9 lm, khối lượng phóng 177kg, khối lượng đầu nổ 66kg (kiểu mảnh - phà), động cơ nhiên liệu rắn, tầm phóng 30km. S được nghiên cứu từ 1962 ở trung tâm vũ khí hãi quân Mĩ, đưa vào trang bị cho không quân và hải quân Mĩ 1964, đã xuất khẩu sang Anh và Ixraen. Dùng trong chiến tranh chống VN (lần đầu 1965), chiến tranh Trung Đỏng và chống Libi (1986). S lắp trên các máy bay F-105, F-4, A-4, A-6, A-7... Ngừng sản xuất từ 1981.

        SPAGHIN (N. Георгий Семёнович Шпагин; 1897-1952), công trình sư. nhà chế tạo vũ khí bộ binh LX, Ah lao động XHCN (1945). Đv DCS LX (1944). Năm 1920 làm thợ nguội trong nhà máy sản xuất vũ khí. 1922 tham gia thiết kế súng máy hai nòng 6,5mm. súng máy ĐT 7,62mm trên xe tăng. 1938 cải tiến trọng liên ĐK-12,7mm thành trọng liên ĐSK- 12,7mm, sau đó chế tạo súng máy nòng ngắn PPS-41 có tính năng chiến đấu cao và được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh. 1943 chế tạo súng tín hiệu (súng bắn pháo sáng.) OPS 26mm. 1946-50 đại biểu Xô viết tối cao LX. 3 huân chương Lênin; huân chương: Xuvôrốp, Sao đỏ; giải thường nhà nước LX (1941).

        SR-71, máv bay trinh sát chiến lược của không quân Mĩ do hãng Lôchit chế tạo. Mẫu đầu tiên kí hiệu A-ll, bay thử lần đầu 26.4.1962 (mẫu này sau chuyển thành máy bay đánh chặn YF-12A mang 4 tên lửa không đối không AIM-47 có đầu đạn hạt nhân). Đổi kí hiệu là SR-71 (1964). Có các mẫu SR-71A, В, C. Dài 32.74m, cao 5,64m, sải cánh 16,95m, 2 động cơ phản lực, 2 người lái, khối lượng rỗng 27,215t, khối lượng cất cánh lớn nhất 77,11t, tốc độ bay lớn nhất M 3 (3.240km/h), trần bay thực tế 24.400m, tầm bay 4.800km (ở độ cao 24.000m với tốc độ M 3). Được trang bị khí tài trinh sát quang học,. điện tử, hồng ngoại (KA-5, KA-18, KA-15), thiết bị thông tin liên lạc và dẫn đường, mỗi giờ có thể chụp ảnh một diện tích khoảng 260.000 km2. SR-71 chỉ trang bị cho không quân Mĩ, từ 1967 đã dùng để trinh sát miền Bắc VN và Cuba. Từ cuối 1989 tạm thời ngừng trang bị. Hiện đang được phục hồi để trang bị trở lại.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:02:23 am »


        SS (Đ. Schutzs Staffeln - Đội bảo vệ), tổ chức khủng bố QS hóa, công cụ để thực hiện chính sách thù địch con người của phát xít Đức; chỗ dựa chủ yếu của Đảng quốc xã Đức. Thành lập 1925 trên cơ sở SA, để bảo vệ những người cầm đầu phát xít; do Himle chỉ huy; có sắc phục và hệ thống quân hàm riêng. Trở thành cơ quan tình báo nội bộ của Đảng quốc xã (1929; đến 1931 giao lại chức năng tình báo cho SD). Là lực lượng tin cậy và quan trọng đưa Hitle lên cầm quyền (1933) và loại trừ nhóm lãnh đạo SA định tranh quyền lực (1934); có liên hệ chặt chẽ với giới tư bản độc quyền nhà nước Đức. SS phát triển nhanh: từ những đội bảo vệ (1925), có bộ máy hoàn chỉnh gồm 12 tổng cục (1939), trong đó quan trọng nhất là Tổng cục an ninh đế chế (gồm SD, Gextapô; quân số khoảng 72.000 người); có các đơn vị đặc biệt (1934) và phát triển thành đội quân chiến đấu (1939); tới cuối CTTG-II (1944) đội quân chiến đấu (khoảng 950.000 người) gồm 38 sư đoàn, trong đó có 8 sư đoàn xe tăng và 8 sư đoàn mô tô hóa. SS nổi tiếng tàn bạo và cuồng tín. Trong CTTG-II, đã tiến hành khủng bố những người chống phát xít ở Đức; đàn áp phong trào kháng chiến, phong trào du kích, sát hại tù binh chiến tranh và tàn sát hàng loạt dân thường trên lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. BỊ Toà án quân sự quốc tế ở Nurembe kết án là tổ chức tội phạm chiến tranh.

        STRELA-10 (kí hiệu NATO: SA-13, “Gopher”; VN: A-89), tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp, kiểu 9K35 của LX. Thành phần chính: xe chiến đấu 9A35M, thiết bị phóng 9V835M gắn 4 thanh dẫn hướng; tên lửa 9M37M (9M333), xe kiểm tra 9V839; xe bảo dưỡng và kiểm tra MTO-9V915, máy hỏi 1RL-246, thiết bị nguồn, rađa trinh sát 9S-86, rađa thụ động 9S-16. Tên lửa 9M37M (9M333) được thiết kế theo sơ đồ “con vịt”, chứa trong hòm kín, mỗi xe chiến đấu chở 8 quả; dài 1.200mm (2.200mm), đường kính thân 120mm, khối lượng 42,5kg (55kg), đầu đạn kiểu nổ mảnh, khối lượng 6kg; động cơ nhiên liệu rắn, có 2 kênh tự dẫn quang ảnh và hồng ngoại. Diệt mục tiêu có tốc độ dưới 417m/s ở cự li tà 800-5.000m (10.000m), độ cao 25- 3.500m (5.000m). Thời gian chuẩn bị đạn 5s. Thời gian nạp 4 tên lửa 3 phút. Thời gian thu hồi 3 phút, thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu 20s. Strela-10 được phát triển từ những năm 70 tk 20, đưa vào sử dụng 1980, được xuất sang hơn 10 nước trên thế giới.

        Strv 103 (Stridsvagn 103, xe tăng S), xe tăng chủ lực do hãng Bopho (Thụy Điển) chế tạo. Sản xuất hàng loạt (Strv 103A) từ 1966. Mẫu tiêu chuẩn Strv 103B (sản xuất từ 1971) có lắp lưỡi gạt và thiết bị giữ nổi dạng khung bọc tấm mềm cố định trên thân xe khi bơi vượt chướng ngại nước (các xe sản xuất từ trước cũng được thiết bị lại theo mẫu này). Khối lượng chiến đấu 39,7t, kíp xe 3 người. Xe dài 8,99m (pháo phía trước), rộng 3,63m, cao 2,14m (đến nóc tháp trưởng xe), khoảng sáng gầm xe 0,5m. Không có tháp pháo. Trang bị 1 pháo rãnh xoắn 105mm L74 lắp cố định với thân xe (có hệ thống nạp đạn tự động), 1 súng máy song song 7,62mm, 1 súng phòng không 12,7mm, 8 ống phóng đạn khói. Hướng pháo thay đổi bằng cách quay xe. Góc tầm pháo thay đổi (từ + 12 đến -10°) nhờ sử dụng hệ thống treo điều chỉnh làm thay đổi góc thân xe so với mặt phẳng ngang. Động cơ chính điêzen 2 kì, đa nhiên liệu kiểu K-60, công suất 175,2kW (240cv); động cơ dự phòng tuabin khí Bôing 553, công suất 358kW (490cv). Tốc độ lớn nhất 50km/h, tốc độ bơi lớn nhất 6km/h. Thời gian lắp thiết bị giữ nổi lên thân xe 15-20 phút. Vượt dốc cao 31°, vách đứng 0,90m, hào rộng 2,30m. Hộp số thủy cơ tự động, có 3 số tiến. 1 số lùi, hệ thống treo thủy khí tự động điều chỉnh, có thể hạ thấp thân xe và thực hiện việc thay đổi góc tầm pháo. Từ 1984 chế tạo biến thể mới Strv 103C lắp động cơđiêzen 6V-53T công suất 212,5kW (290cv) thay cho động cơ K-60. hệ thống truyền lực tự động, máy đo xa lade, hệ thống thông tin hiện đại.


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM