Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:17:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: S  (Đọc 3350 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:28:06 am »


        SƯ ĐOÀN DÙ 101, sư đoàn cơ động đường không của QĐ Mĩ. Nguyên là sư đoàn bộ binh thành lập trong CTTG-I. nhưng không có hoạt động đáng kể. Trong CTTG-II, chuyển thành sư đoàn dù (1942), tham gia đổ bộ lên Noocmandi (1944) và một số cuộc hành binh khác của Đồng minh. Tham gia chiến tranh xâm lược VN từ 19.11.1967 (riêng Lữ đoàn 1 từ 29.7.1965), với lực lượng: 10 tiểu đoàn bộ binh. 1 tiểu đoàn trinh sát đường không, 5 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn trực thăng mang rôckét), 3 tiểu đoàn trực thăng vũ trang. Cuối 1967, sư đoàn hoàn thành việc chuyên từ chiến thuật nhảy dù sang chiến thuật cơ động đường không. Hoạt động chủ yếu ở Vùng chiến thuật 1 mà trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị. Riêng Lữ đoàn 1 có thời gian hoạt động ờ Phú Yên, Kon Tum thuộc Vùng chiến thuật 2 (7.1965- 2.1966). Sau thất bại trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 (1971), phần lớn lực lượng SĐD 101 rút khỏi VN (11.1971), bộ phận cuối cùng rời VN 10.3.1972, về Mĩ đóng tại Phooc Kemben, bang Kentơcki. Thương vong trong chiến tranh VN khoảng 20.000, gấp hơn hai lần thương vong trong CTTG-II: 9.328.

        SƯ ĐOÀN KHÔNG QUÂN, sư đoàn được trang bị một hay nhiều loại máy bay, có khả năng cơ động nhanh, uy lực mạnh. Nhiệm vụ: bảo đảm chiến đấu trên một vùng lãnh thổ (mỗi trung đoàn đảm nhiệm một hay hai hướng); bảo vệ các yếu địa, vùng trời, vùng biển, hải đảo, biên giới, độc lập hoặc hiệp đóng tổ chức chiến dịch tập kích đường không hay chiến dịch phòng không. Có SĐKQ: hỗn hợp, chuyên dụng. Trong QĐND VN. SĐKQ thường gồm 3 trung đoàn, đóng trên 3 sân bay chính và quản lí 2-3 sân bay dự bị.

        SƯ ĐOÀN KỊ BINH BAY 1, sư đoàn cơ động đường không đầu tiên, tinh nhuệ nhất và có đầy đủ quân số, trang bị đầu tiên của QĐ Mĩ tham gia chiến tranh xâm lược VN. Thành lập 1.7.1965 trên cơ sở Sư đoàn kị binh 1 (thành lập 1921 gồm những trung đoàn chiến mã; đến CTTG-II tổ chức thành sư đoàn bộ binh, chiến đấu ở khu vực tây và tây nam Thái Bình Dương: tham gia chiến tranh Triều Tiên 1950-53...). SĐKBB1 có 16.000 người, hơn 400 máy bay trực thăng, hơn 1.600 xe các loại được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc coi là “niềm hi vọng lớn nhất của lục quân Mĩ”. Tham gia chiến tranh xâm lược VN từ 11.9.1965 với 9 tiểu đoàn bộ binh. 1 tiểu đoàn trinh sát đường không, 5 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn trực thăng rôckét, 3 tiểu đoàn trực thăng (có 11 đại đội trực thăng công kích, chi viện công kích). Đến VN, SĐKBB1 mở ngay cuộc hành quân “Lưỡi lê bạc” ở thung lũng la Đrăng (x.trận laĐrăng, 17.11.1965), sau đó tham chiến ở nhiều nơi trên cả bốn vùng chiến thuật (1967-69) và ở Campuchia (1970). Thương vong trong chiến tranh VN khoảng 30.000, gấp 1,5 lần thương vong trong CTTG-II (4.055) và chiến tranh Triều Tiên (16.498) cộng lại. 26.4.1970 phần lớn lực lượng SĐKBB1 rút khỏi VN (riêng Lữ đoàn 3 rời VN 26.6.1972). Nay là sư đoàn bộ binh cơ giới, đóng ở Phooc Hut, bang Têchdat (Mĩ).

        SƯ ĐOÀN LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ 1, sư đoàn ưu tú nhất và lâu đời nhất trong lịch sử lính thúy đánh bộ Mĩ, có biệt hiệu “Hạt giống dày đạn”. Thành lập 1.2.1941. Tham gia đổ bộ lên Ôkinaoa và Goađancanan ở tây Thái Bình Dương trong CTTG-II (1939-45); đổ bộ lên Nhân Xuyên trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Tham gia chiến tranh xâm lược VN 8.11.1965 (1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn), và từ 23.2.1966 (toàn sư đoàn) với lực lượng 4 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn của sư đoàn 5 phối thuộc), 6 tiểu đoàn pháo (105, 155 và 203mm), 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn chống tăng, 1 tiểu đoàn trinh sát và nhiều đơn vị khác. Quân số trên 17.000 người: trực thuộc BTL Lực lượng thủy bộ 3 (MAF-III). SCH đóng ở Chu Lai. 11.1966 về đóng ở Đà Nẵng. Hoạt động chủ yếu ở 3 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) phía nam Vùng chiến thuật 1 và bảo vệ QL 1 qua khu vực này. Ngoài những cuộc hành binh vừa và lớn, SĐLTĐB1 thường xuyên phải đối phó với một cuộc chiến tranh du kích mạnh mẽ, rộng khắp và đã chịu nhiều tổn thất. Rút khỏi VN đầu 1971, về đóng tại Penđơntơn, Caliphoocnia (Mĩ). Đầu 1991, SĐLTĐB1 tham gia chiến tranh Vùng Vịnh, đánh chiếm sân bay quốc tế ở tp Côoet (27.2.1991) trong chiến dịch Thanh gươm sa mạc. Hiện đóng quân tại Mĩ.

        SƯ ĐOÀN LÍNH THÚY ĐÁNH BỘ 3, sư đoàn Mĩ đầu tiên tham chiến công khai ở VN (3.1965). Thành lập 1942. Đã tham gia đổ bộ đường biển lên Buganvilơ. Guam, Ivô Gima trong CTTG-II ở chiến trường Thái Bình Dương. Từ 3.1965, 2 tiểu đoàn của sư đoàn nàv được điều từ Ôkinaoa đến bào vệ căn cứ không quân Đà Nắng. 5.1965 toàn sư đoàn được triển khai ở VN; gồm các trung đoàn 3, 4, 9 và được tăng cường thêm Trung đoàn 26 của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 5 trực thuộc BTL Lực lượng thủy bộ 3 (MAF-III); lúc đầu để phòng thủ tỉnh Quảng Nam và căn cứ liên hợp Đà Nẵng. Từ 10.1966, chuyển sang phòng thủ Quảng Trị - Thừa Thiên -  Huế, trọng điểm từ Khe Sanh đến Cửa Việt như một sư đoàn bộ binh. Tại đây sư đoàn đã tham dự nhiều cuộc hành binh, nhiều trận chiến đấu và bị tổn thất nặng nề, đặc biệt ở Khe Sanh trong Tết Mậu Thân (1968). Tháng 11.1969 rời khỏi VN về Ôkinaoa. 1975 một số đơn vị của sư đoàn trở lại VN bảo vệ quân Mĩ và QĐ Sài Gòn rút khỏi Đà Nẵng, Sài Gòn. Phnôm Pênh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:29:45 am »


        SƯ ĐOÀN MÃNH HỔ, sư đoàn bộ binh Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) tham chiến cùng QĐ Mĩ ở Nam VN. Thành lập trên cơ sở 2 trung đoàn: Hổ Trắng (bộ binh) và bộ đội Tia Chớp (cơ giới thiết giáp) của Sư đoàn Thủ Đô. 9.1965 vào Nam VN. Gồm: 2 trung đoàn bộ binh 1, 26 và Trung đoàn kị binh 1, Trung đoàn pháo binh 61 (105mm), Tiểu đoàn pháo binh 60 (155mm), Tiểu đoàn pháo binh 10 và 28 (105mm), 2 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn công binh. Trong thời gian ở Nam VN, hoạt động chủ yếu là bảo vệ các căn cứ của Mĩ dọc bờ biển ở Vùng chiến thuật 2 và bào đám tuyến đường vận tải giữa các căn cứ này với các căn cứ không quân của Mĩ ở Phù Cát và Phan Rang. SCH sư đoàn đóng ở Quy Nhơn, Bình Định. Rút khỏi Nam VN cuối 1972.

        SƯ ĐOÀN NGỰA TRẮNG, Sư đoàn bộ binh 9 Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), tham chiến cùng QĐ Mĩ ở miền Nam VN (1966) trong chiến tranh xàm lược VN. Tổ chức gồm: 3 trung đoàn bộ binh (28, 29 và 30), 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 3 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn công binh. 1 đại đội tăng thiết giáp, 1 đại đội thông tin, 1 đại đội vận tải, đơn vị hậu cần và bệnh viện dã chiến. SĐNT hoạt động chủ yếu ở Vùng chiến thuật 2, SCH đóng ở Ninh Hoà. Cuối 1972 rút khỏi Nam VN.

        SƯ ĐOÀN PHÒNG KHỔNG, sư đoàn được trang bị tên lửa và pháo phòng không để tiêu diệt phương tiện tiến công đường không của địch, bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế. QS của đất nước; thực hiện nhiệm vụ độc lập hoặc trong đội hình binh chủng hợp thành. Thường gồm các trung đoàn: tên lửa phòng không, pháo phòng không, rađa phòng không, các phân đội chuyên môn và bảo đảm. SĐPK đầu tiên của QĐND VN thành lập 21.9.1954 mang tên Đại đoàn pháo cao xạ 367.

        SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HÀ NỘI nh SƯ ĐOÀN 361

        SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HẢI PHÒNG nh SƯ ĐOÀN 363

        SƯ ĐOÀN SAO VÀNG nh sư ĐOÀN 3

        SƯ ĐOÀN TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI (Sư đoàn bộ binh 25 Mĩ), sư đoàn tham gia chiến tranh xâm lược VN 4.1966- 4.1971. Thành lập 10.1941 tại Haoai. Tham gia CTTG-II ở chiến trường tây nam Thái Bình Dương (Goađancanan. bắc Xôlômông, Ludông) và chiếm đóng Nhật. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53), phòng thủ Pusan, vượt vĩ tuyến 38 tiến công CHDC nhân dân Triều Tiên. Từ 4.1966 tham gia chiến tranh xâm lược VN; riêng Lữ đoàn 3 vào VN 12.1965, tác chiến ở Tây Nguyên, sau đó phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 4 cho đến 8.1967. Từ 4.1966 đến 8.1967. SĐTCNĐ được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 4. Phần lớn thời gian ở VN, SĐTCNĐ hoạt động ở tây bắc Sài Gòn và biên giới VN - Campuchia ở Tây Ninh, với lực lượng: 7 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 2 thiết đoàn kị binh, 2 tiểu đoàn pháo binh (105mm và 155mm). Chiến đấu nhiều trận ở ngoại vi Sài Gòn, tham gia cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (1967); từ 1968 đến 1969 tác chiến chủ yếu ở Củ Chi, và tại đây bị tổn thất nhiều nhất. 1970 tham gia chiến dịch Bình Tây đánh sang Campuchia. Phần lớn lực lượng SĐTCNĐ rút khỏi VN 8.12.1970. riêng Lữ đoàn 2 rời VN 30.4.1971, về đóng tại Phooc Xcôphin ở Haoai. Là một trong những sư đoàn chịu thương vong lớn nhất trong chiến tranh VN (34.484) gấp gần hai lần thương vong trong CTTG-II (5.432) và chiến tranh Triều Tiên (13.685) cộng lại.

        “SƯ TỬ BIỂN”, kế hoạch của QĐ phát xít Đức xâm nhập Anh qua eo biển Măngxơ trong CTTG-II. Dự kiến kế hoạch ban đầu: 15.8.1940 Đức sẽ sử dụng 38 sư đoàn (có 6 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn cơ giới và 2 tập đoàn không quân) đổ bộ đường biển và đường không vào Anh (x. chiến dịch oanh tạc Anh, 8.1940-5.1941). Việc đổ bộ được tiến hành theo thê đội. Sau khi chiếm các sân bay chiến thuật ở bờ biển phía nam Anh, sẽ đổ bộ đường không xuống các vùng Phônxtôn và tây Gaxtinca. Thời gian tiến hành kế hoạch bị hoãn nhiều lần, lực lượng rút xuống còn 10-13 sư đoàn, nhưng từ 10.1940 do phải chuẩn bị cho cuộc tiến công LX, nên bộ chỉ huy phát xít Đức hầu như bỏ kế hoạch “STB”, chi dùng làm biện pháp nghi binh cho việc chuẩn bị chiến tranh ở phía Đông.

        SỬ HỌC CHIẾN TRANH, bộ phận hợp thành của khoa học lịch sử quân sự (nghĩa 2), nghiên cứu bản chất xã hội, mục đích chính trị, tính chất, đặc điểm, loại hình từng cuộc chiến tranh cũng như những nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội làm bùng nổ chiến tranh, các lực lượng và giai cấp tham gia chiến tranh theo niên đại trong quá khứ. SHCT làm sáng tỏ tương quan lực lượng các bên tham chiến, quá trình diễn biến hoạt động QS trên các chiến trường, kết quả chính trị, QS và những nguyên nhân thắng lợi hoặc thất bại, phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của lịch sử xã hội.

        SỪ HỌC QUÂN SỰ x. LỊCH SỬ QUÂN SỰ
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:30:47 am »


        SỬ LIỆU HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của khoa học sử liệu đồng thời là chuyên ngành của khoa học lịch sử quân sự (nghĩa 2), nghiên cứu những tư liệu trong quá khứ, phản ánh các hoạt động QS trong lịch sử loài người, bao gồm: truyền thuyết dân gian, di tích môi trường địa lí, hiện vật lịch sử, tư liệu thành văn và truyền miệng, nhân chứng, phim ảnh, băng từ... SLHQS có tầm quan trọng giúp tìm ra các quy luật được phản ánh qua các sự kiện và quá trình lịch sử QS.

        SỨ QUÂN, người đứng đầu một lực lượng cát cứ trong những năm cuối triều Ngô ở VN. Có 12 SQ: Ngô Xương Xí, Kiều Công Hãn (xưng là Kiều Tam Chế), Nguyễn Khoan (xưng là Nguyễn Thái Bình), Ngô Nhật Khánh (xưng là Ngô Lãm Công), Đỗ Cảnh Thạc (xưng là Đỗ Cảnh Công), Lí Khuê (xưng là Lí Lãng Công), Nguyễn Thủ Tiệp (xưng là Nguyễn Lệnh Công). Lữ Đường (xưng là Lữ Tá Công), Nguyễn Siêu (xưng là Nguyễn Hữu Công), Kiều Thuận (xưng là Kiều Lệnh Công), Phạm Bạch Hổ (xưng là Phạm Phòng Át), Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công), mỗi người hùng cứ một phương. Các SQ chống nhau quyết liệt để tranh giành quyền lực, gây nên nội chiến mười hai sứ quản (965-67), dẫn đến việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.

        SỰ BIẾN 12.1989 Ở RUMANI, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Rumani. Bắt đầu từ cuộc biểu tình (16.12.1989) của hàng nghìn dân thị trấn Timixôara phản dối chính quyền bắt giam mục sư đạo Tin Lành L. Tôeket (người đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho những người gốc Hunggari ở Rumani). Sau khi bị đàn áp, cuộc biểu tình bùng nổ thành các cuộc bạo động chống chính quyền, nhanh chóng lan rộng ra nhiều thành phố. đặc biệt ở thủ đô Bucaret, buộc chính phủ phải từ chức (22.12). Lực lượng nổi dậy lập ra “Hội đồng mật trận cứu nước Rumani” đảm nhiệm điều hành, quản lí đất nước, tuyên bố giải tán bộ máy quyền lực và thể chế XHCN ở Rumani. bắt giam các thành viên của chính phủ, kết án tử hình chủ tịch nước N. Xêauxêxcu (25.12). Ngày 26.12 chính phủ lâm thời được thành lập do I. Iliêxcu làm chủ tịch và P. Rôman làm thủ tướng, 29.12 quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Rumani.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở BA LAN, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Ba Lan. Diễn ra từ đầu 1989 do tình hình chính trị - xã hội bất ổn định, đời sống kinh tế khó khăn, các cuộc bãi công của công nhân nổ ra thường xuyên... ĐCNTN Ba Lan mất dần vai trò lãnh đạo đất nước, trong khi Công đoàn đoàn kết là lực lượng chính trị đang thu hút được sự ủng hộ của quần chúng và các đảng phái khác trong xã hội. 8.1989 T. Mađôvexki (thành viên của Công đoàn đoàn kết) lên làm thủ tướng, thành lập chính phủ mới và cống bố chủ trương tư nhân hóa tài sản quốc gia, thực hiện cơ chế thị trường, bãi bỏ các hạn chế về sở hữu đất đai và quyền sở hữu bất động sản... 29.12.1989 quốc hội thông qua luật sửa đổi hiến pháp, quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Ba Lan. Sau đó trong cuộc bầu cử 12.1990, chủ tịch Công đoàn đoàn kết L. Vaoenxa trúng cử tổng thống. ĐCNTN Ba Lan chấm dứt hoạt động để lập ra ĐXHDC đại diện cho lực lượng cánh tả.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở BUNGARI. khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Bungari. Từ cuối 1989, tình trạng khủng hoảng ở Bungari xuất hiện và diễn biến nhanh chóng làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và vai trò lãnh đạo của ĐCS. 10.11.1989 hội nghị trung ương Đảng bầu P. Mlađênôp làm tổng bí thư thay cho T. Gipcôp, tiếp đó 6 người khác xin thôi chức ủy viên BCT và bí thư trung ương Đảng. 22.1.1990 quốc hội quyết định hủy bỏ các khoản 2 và 3 của điều 1 hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của ĐCS; 26.1.1990   HĐNN ra sắc lệnh cấm thành lập các tổ chức chính trị - xã hội trong LLVT và công an... 4.1990 ĐCS Bungari đổi tên thành Đảng XHCN Bungari, sau đó tuy vẫn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vòng 2, nhưng các vị trí lãnh đạo chính quyền dần rơi vào tay lực lượng đối lập. 8.1990 G. Giêlep - chủ tịch Hội đồng điều phối liên minh các lực lượng dân chủ lên làm tổng thống. 15.11.1990 quốc hội thông qua quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Bungari. 30.11.1990 trước sức ép của các phái đối lập, chính phủ Lucanôp gồm đa số thành viên là những người cộng sản phải từ chức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:31:41 am »


        SỰ BIẾN 1989-90 Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở CHDC Đức. Từ 10.1989 tình trạng khủng hoảng bắt đầu diễn ra nghiêm trọng, hàng trăm ngàn người tìm cách chạy ra nước ngoài bất hợp pháp, một số tổ chức chính trị ra đời (“Diễn đàn mới”, “Phong trào phục hồi dân chủ”...), đồng thời nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Beclin và nhiều thành phố lớn khác đòi cải cách chính trị và xã hội, thay đổi chính phủ và công nhận các nhóm đối lập. Trước sức ép nhiều phía, 18.10.1989 tổng bí thư ĐXHCNTN Đức E. Hônêchcơ phải từ chức, tiếp theo là hàng loạt vụ từ chức tập thể tại các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước: HĐBT (7.11), BCT (8.11) và ủy ban trung ương (3.12) ĐXHCNTN. Ban lãnh đạo Bộ an ninh (5.12)... Vai trò lãnh đạo đất nước dần chuyển vào tay lực lượng đối lập. 5.4.1990 lãnh tụ Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo L. Đơmedierơ được quốc hội bầu làm thủ tướng. 6.1990 hiệp ước nhà nước về thiết lập liên minh tiền tệ, kinh tế - xã hội giữa CHDC Đức và CHLB Đức được kí kết (trước đó, 9.11.1989 chính phủ CHDC Đức đã quyết định phá bỏ bức tường Beclin, khai thông hơn 100 cửa khẩu giữa 2 nước Đức). Đêm 22.8.1990 quốc hội CHDC Đức thông qua quyết định gia nhập CHLB Đức. 31.8.1990 hiệp ước thống nhất nước Đức được kí kết (có hiệu lực từ 0 giờ 3.10.1990), chính thức đánh dấu sự chấm dứt tồn tại của CHDC Đức.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở HUNGGARI, khủng hoảng chính trị -  xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Hunggari. Từ cuối thập kỉ 80 Hunggari lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng. 5.1988 hội nghị toàn quốc Đảng công nhân XHCN đã phải thay đổi cơ bản ban lãnh đạo cấp cao và bước đầu đưa ra chủ trương cải cách nhưng không giải quyết được tình hình; uy tín và vai trò lãnh đạo của đảng bị giảm sút nghiêm trọng. Hàng loạt các đảng phái và tổ chức chính trị được thành lập, gây sức ép buộc chính phủ phải thay đổi chính sách theo hướng “tự do hóa” như mở cửa biên giới (với Áo), cho phép công dân tự do ra nước ngoài... 7.10.1989 Đảng công nhân XHCN Hunggari tổ chức đại hội, quyết định tự giải tán, để thành lập ĐXH (không cộng sản). Sau cuộc biểu tình lớn nổ ra 18.10.1989 tại Quảng trường Cộng Hoà (thủ đô Buđapet) ki niệm “sự kiện 1956”, chính phủ tuyên bố chấm dứt thể chế “Cộng hòa XHCN”, đổi tên nước thành Cộng hòa Hunggari: 1.3.1990 quốc hội thông qua sửa đổi hiến pháp, luật bầu cử tổng thống.

        SỰ BIẾN 1989-90 Ở TIỆP KHẮC, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Tiệp Khắc. Bắt đầu từ cuộc biểu tình của sinh viên thủ đô Praha (17.11.1989) tưởng niệm 50 năm ngày các nạn nhân bị phát xít Đức giết hại, biến thành cuộc đấu tranh chống chính phủ với sự tham gia của hàng triệu người đòi thay đổi chế độ cộng sản, thành lập “Diễn đàn nhân dân” (nhóm “Hiến chương 77”). Tinh trạng khủng hoảng cùng với những sai lầm nghiêm trọng về đường lối đã làm cho ĐCS Tiệp Khắc mất dần các vị trí lãnh đạo trong cơ quan quyền lực nhà nước, số người xin ra khỏi đảng ngày một tăng. 12.1989 quốc hội tuyên bố xóa bỏ điều 4 và điều 6 của hiến pháp (thực chất là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS) bầu Vaxlap Hayen (người sáng lập nhóm “Hiến chương 77”) làm tổng thống; quyết định đổi tên nước là CHLB Tiệp Khắc (3.1990) sau là CHLB Sec và Xlôvakia (20.4.1990). Tháng 6.1990 tại cuộc bầu cử quốc hội liên bang, ĐCS Tiệp Khắc mất vai trò lãnh đạo, trở thành đảng đối lập trong chính phủ và quốc hội, chính thức đánh dấu sự thay đổi thể chế chính trị ở Tiệp Khắc.

        SỰ BIẾN 1989-91 Ở NAM TƯ. khủng hoảng chính trị - xã hội và phong trào li khai của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư. Sau khi Titô qua đời (1980), quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Đoàn chủ tịch quản lí tập thể gồm 8 đại biểu của các nước cộng hòa và khu tự trị. Từ cuối thập kỉ 80. cuộc khủng hoảng ở Nam Tư xuất hiện và diễn ra phức tạp do những khó khăn về kinh tế xã hội, mức sống nhân dân giảm sút, lạm phát cao (1989: 125%, 1990: 700%), chính quyền liên bang không đủ khả năng và uy tín giải quyết, nội bộ ban lãnh đạo bất đồng ý kiến... Tinh trạng khùng hoảng càng trầm trọng khi chính quyền cộng hòa Xecbia tuyên bố xóa bỏ quyền tự trị của người gốc Anbani ở Côxôvô và Vôivêđin (1989), nêu yêu sách về “nước Đại Xecbia” và công khai đàn áp các dân tộc ít người, dẫn tới sự li khai của hai nước cộng hòa Croatia và Alôvenia (25.6.1991), tiếp theo là Makéđônia (8.9.1991), sau đó nhiều nước cộng hòa khác cũng theo xu hướng tách khỏi Liên bang. Cùng với phong trào li khai, những mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo bùng nổ, gây ra các cuộc xung đột đẫm máu (x. xung đột nội bộ Nam Tư, 1991- 92) đã làm tan vỡ Liên bang Nam Tư.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:32:47 am »


        SỰ BIẾN 1991 Ở LIÊN XÔ, khủng hoảng chính trị - xã hội và sự tan rã của Liên bang CHXHCN Xô viết (LX). Bắt đầu từ cuộc chính biến 19.8.1991 tại thủ đô Maxcơva, những người làm chính biến tuyên bố truất quyền tổng thống của Goocbachôp. thành lập “ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp” và ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước. Cuộc chính biến thất bại (21.Cool, trở thành nguyên cớ để các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc và các thế lực thù địch với CNXH đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của LX. 24.8 Goocbachôp tuyên bố từ chức tổng bí thư và yêu cầu giải tán ủy ban trung ương đảng, tiếp đó ĐCS LX bị đình chi hoạt động (29.Cool, chính quyền Liên bang bị giải thể, các nước cộng hòa lần lượt tuyên bố độc lập (trừ Nga và Cadăcxtan). 6.9 quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang 1922, trao quyền cho cơ quan lâm thời. 8.12 các nước Nga, Bêlarut và Ucraina thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), đến 21.12 hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được kí kết tại Axtana (thủ đô Cadăcxtan) gồm 11 nước thành viên, chính thức chấm dứt sự tồn tại của Liên bang CHXHCN Xô viết.

        SỰ BIẾN 1991-92 Ỏ ANBANI. khùng hoảng chính trị - xã hội và sự tan vỡ chế độ XHCN ở Anbani. Bắt đầu từ cuộc bầu cử quốc hội (đầu 1991) với sự tham gia của nhiều đảng phái và tổ chức chính trị, trong đó ĐLĐ Anbani vẫn giành đa số. 4.1991 quốc hội thông qua dự thảo hiến pháp mới, đổi tên nước thành Cộng hòa Anbani (theo chế độ dân chủ lập hiến), bầu R. Alia (bí thư thứ nhất ĐLĐ Anbani) làm tổng thống. Chương trình hành động của chính phủ mới do F. Nanô (thuộc ĐLĐ) làm thủ tướng đã không giải quyết được tình trạng khùng hoảng đang ngày càng căng thảng dẫn đến cuộc tổng bãi công trên cả nước do Liên đoàn các công đoàn độc lập tổ chức, buộc chính phủ Nanô phải từ chức (3.6.1991), thay bằng chính phủ liên hiệp lâm thời gồm đại diện các lực lượng chính trị. 12.6.1991 ĐLĐ Anbani quyết định đổi tên thành Đảng XHCN Anbani. tuyên bố từ bỏ CNXH; thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội (22.3.1992), trở thành đảng đối lập. ĐDC chiếm đa số và giành quyền lãnh đạo, đánh dấu sự thay đổi cơ bản chế độ chính trị ở Anbani.

        SỰ BIẾN NAM AN HUY (6-13.1.1941), sự biến do Tưởng Giới Thạch gây ra chống ĐCS TQ. bằng trận phục kích của 7 sư đoàn Ọuốc dân đảng (khoảng 80.000 quân) ở miền Nam An Huy đánh vào Tân tứ quân (khoảng 9.000 quân) trên đường di chuyển từ bờ nam lên bờ bắc Hoàng Hà. Mục đích: tiêu diệt LLVT của ĐCS TQ, loại bỏ lực lượng chống Nhật ở Hoa Trung, làm điều kiện thỏa hiệp với Nhật: gây cao trào chống Cộng lần hai, phá vỡ hợp tác Quốc - Cộng. 6.1.1941 Tân tứ quân bị đánh chặn, vây hãm bất ngờ, đã huyết chiến liên tục 7 ngày đêm; hết đạn, hết lương, 7.000 quân bị giết hại, trong đó tư lệnh Diệp Đĩnh bị bắt, phó tư lệnh Hạng Anh bị giết. Sau SBNAH, âm mưu của Quốc dán đảng đẩy mạnh cao trào chống Cộng không đạt kết quả; Tân tứ quân được nhanh chóng xãy dựng lại mạnh hơn, gồm 7 sư đoàn, 1 lữ đoàn (khoảng 90.000 người).

        SỰ BIẾN TÂY AN (12.12.1936), đấu tranh trong nội bộ Quốc dân đảng TQ do Trương Học Lương (tư lệnh quân Đông Bắc), Dương Hổ Thành (tư lệnh quân Tây Bắc), cùng những người tán thành đường lối chống Nhật của ĐCS TQ. đưa quân bao vây và bất giữ Tưởng Giới Thạch ở Tây An. Trước áp lực nội bộ Quốc dân đảng và sự dàn xếp của ĐCS TQ, buộc Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận những điều kiện liên hiệp với ĐCS TQ thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Kết quả đã phá được âm mưu của Nhật và các thể lực phản động thúc đẩy nội chiến ở TQ.

        SỰ CỐ HẠT NHÂN, hiện tượng bất thường và nguy hại xảy ra ngoài ý muốn đối với các thiết bị hạt nhân trong ngành công nghiệp hạt nhân, khi vận hành các nhà máy điện nguyên tử, trong khai thác, sử dụng vũ khí hạt nhân và các phương tiện sử dụng năng lượng hạt nhân khác,... làm rò rỉ các chất phóng xạ, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và nguy hiếm cho tính mạng con người. Trong 20 năm gần đây đã ghi nhận được trên 630 SCHN lớn nhỏ ở các nước Mĩ, Anh, LX (trước đây)... Đặc biệt SCHN Trecnôbưn (1986) đã làm nhiéu người chết do mắc bệnh ung thư tuyến giáp và hàng trăm ngàn kilômét vuông bị nhiễm xạ. Bộ đội phòng chống phóng xạ. hóa học và sinh học của LX là lực lượng chủ yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong khắc phục SCHN Trecnôbưn.

        SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC, hiện tượng bất thường và nguy hại xảy ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hóa chất độc hoặc do đối phương gây ra. SCHCĐ thường gây cháy nổ, làm nhiễm độc, uy hiếp tính mạng và tài sản của nhân dân. Khi có SCHCĐ, lực lượng tại chỗ phải kịp thời xử lí và cùng lực lượng hóa học chuyên môn tiến hành các biện pháp khắc phục. Trên thế giới dã xảy ra các SCHCĐ như Nhà máy sản xuất hóa chất Bơhôpan (Ấn Độ) bị dò rỉ (12.12.1984), gây hậu quả nghiêm trọng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:33:42 am »


        SỰ CỐ PHÓNG XẠ, hiện tượng bất thường và nguy hại xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng các thiết bị hạt nhân hoặc do đối phương gây ra. SCPX thường gây cháy nổ, làm nhiễm xạ, uy hiếp tính mạng và tài sản của nhân dân. Khi có SCPX, lực lượng tại chỗ phải kịp thời xử lí và cùng lực lượng hóa học chuyên môn tiến hành các biện pháp khắc phục. Trên thế giới đã xảy ra các SCPX như Nhà máy điện nguyên tư Trecnôbưn (LX) 26.4.1986, gây hậu quả cực kì nghiêm trọng.

        SỰ KIỆN BIÊN GIỚI, sự việc quan trọng về chính trị, QS, an ninh, ngoại giao.... xảy ra trong quá trình lịch sử biên giới quốc gia. Ở VN, trong tk 20 đã diễn ra một số SKBG nổi bật: sự kiện Lạng Sơn 1946. chiến tranh biên giới VN - Campuchia (30.4.1977-7.1.1979), sự kiện người Hoa ở biên giới Việt - Trung (1978), chiến tranh biên giới Việt - Trung (17.2-16.3.1979), hiệp ước hoạch định biên giới VN - Lào (1977) và hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới (1982), hiệp ước hoạch định biên giới VN - Campuchia (1985), hiệp ước về biên giới trên đất liền VN-TQ (30.12.1999)...

        SỰ KIỆN CHÙA XÁ LỢI (20.8.1963), vụ đàn áp của chính quyền Ngố Đinh Diệm đối với Phật giáo ở chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đầu 8.1963 sau vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức (11.6.1963), cùng với phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, phong trào Phật giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ với các cuộc biểu tình quy mô lớn, đặc biệt là các vụ tự thiêu phản đối chính quyền liên tiếp diễn ra ở nhiều nơi. Đối phó với phong trào, đêm 20 rạng 21.8.1963, chính quyền Diệm ban bố lệnh thiết quân luật, đồng thời ưiển khai lực lượng cảnh sát, QĐ tiến công, đốt phá chùa Xá Lợi, bao vây hầu hết các chùa ở Sài Gòn - Chợ Lớn và nhiều thành phố, thị xã khác, bắt giữ những người lãnh đạo Phật giáo và hơn 1.000 sư sãi... Với SKCXL chính quyền Ngô Đình Diệm càng bộc lộ rõ bản chất độc tài, phát xít. đồng thời làm tàng thêm sự chống đối của nhân dân và các lực lượng chính trị đối lập, dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1.11.1963).

        SỰ KIỆN HẢI PHÒNG (20.11.1946), vụ gây hấn của Pháp ở tp Hải Phòng nhằm chiếm cửa ngõ phía đông trong kế hoạch mở rộng chiến tranh ra miền Bắc VN. 20.11.1946 cùng với việc tăng cường lực lượng ở Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà, theo lệnh của tướng Valuy từ Sài Gòn. quân Pháp ở Hái Phòng liên tiếp gây ra các vụ xâm phạm chủ quyền VN như kiểm soát thuế quan, nổ súng vào công an. nhân viên hải quan VN đang làm nhiệm vụ. Bất chấp mọi sự dàn xếp, sáng 23.11 bộ binh và xe tăng Pháp mở cuộc tiến công lớn vào nhiều vị trí trong nội thành, nhất là khu vực quanh nhà hát thành phố, nhà ga. Các đơn vị vệ quốc đoàn, tự vệ, công an xung phong và nhân dân Hải Phòng dựa vào chiến luỹ, đánh lui nhiều đợt tiến công, gây cho quân Pháp nhiều thương vong; 25.11 đánh sân bay Cát Bi. phá hủy kho xăng, kho đạn của địch. 26.11 các LLVT Hải Phòng rút khỏi thành phố, lập tuyến phòng ngự Cầu Niệm - Cầu Rào - An Dương, tiếp tục bao vây quân Pháp (x. đợt tác chiến Hải Phòng, 20-26.11.1946). Cùng với sự kiện Lạng Sơn (20.11 .1946), SKHP đánh dấu sự mở đầu chiến tranh xâm lược của Pháp ở miền Bắc VN.

        SỰ KIỆN HOÀNG SA (15-20.1.1974), hành động QS của TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (t. Quảng Nam, nay thuộc tp Đà Nẵng) của VN. Từ 1956 TQ đã chiếm đóng bất hợp pháp hai đảo Phú Lâm, Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, sau đó tìm cách tạo dựng chứng cứ và tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền của TQ ở quần đảo này. 11.1.1974 lợi dụng việc chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Trường Sa vào q. Đất Đỏ (t. Phước Tuy, nay thuộc t. Khánh Hoà), TQ ra tuyên bố phản đối đồng thời tăng cường lực lượng thực hiện đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sau khi cho quân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Quang Anh, Quang Hoà, Duy Mộng và tiến hành khiêu khích, uy hiếp, sáng 19.1 phía TQ sử dụng hàng chục tàu chiến và hàng trăm lần chiếc máy bay tiến công đánh chiếm quần đảo. Do lực lượng ít hơn (53 quân đồn trú, 4 tàu chiến). QĐ Sài Gòn chống trả yếu ớt và buộc phải rút lui. Với SKHS, TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, gây tình hình bất ổn định trong khu vực.

        SỰ KIỆN HỔ KHAXAN (29.7-11.8.1938), xung đột vũ trang giữa Nhật và LX tại vùng hồ Khaxan giáp biên giới LX - TQ - Triều Tiên. Sau khi tập trung 3 sư đoàn bộ binh. 1 lữ đoàn cơ giới, 1 trung đoàn kị binh tại khu vực hồ Khaxan. 29.7 Nhật bất ngờ tiến công bộ đội biên phòng LX; đến 31.7 chiếm được hai điểm cao chiến thuật không tên. Quân đoàn 39 LX với 2 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn cơ giới, tổ chức phản kích (6-9.Cool đánh đuổi quân Nhật ra khỏi lãnh thổ LX. 11.8 chiến sự chấm dứt theo đề nghị của chính phủ Nhật. Thắng lợi của QĐ LX ở vùng hồ Khaxan là một đòn nặng đánh vào âm mưu của Nhật định xâm lược Viễn Đông của LX.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:34:46 am »


        SỰ KIỆN KHANKHIN GÔN (28.5-16.9.1939), xung đột vũ trang giữa QĐ Nhật và QĐ LX - Mông cổ ở khu vực sông Khankhin Gôn, gần biên giới Mông cổ - TQ. Thực hiện chính sách xâm lược, 11 và 15.5.1939 Bộ chỉ huy Nhật cho các nhóm quân Nhật - Mãn Châu khiêu khích vũ trang trên biên giới Mông cổ - TQ; 28.5 sử dụng 25.000 quân có pháo binh và không quân yểm trợ gây xung đột. Cuối tháng 6 Bộ chỉ huy Nhật tiếp tục đưa lực lượng lớn (38.000 quân, 310 pháo, 135 xe tăng, 225 máy bay) tới biên giới Mông cổ - TQ nhằm bao vây tiêu diệt quân LX - Mông cổ ở bờ đông, đồng thời chiếm bờ tây sông Khankhin Gôn làm bàn đạp xâm lược Mông Cổ. QĐ LX - Mông cổ (12.500 người, 109 pháo, 186 xe tăng, 266 xe thiết giáp, 82 máy bay) đã bẻ gẫy các cuộc tiến công của Nhật. Đầu tháng 8 Nhật chuẩn bị cuộc tiến công mới bằng Tập đoàn quân 6 do tướng Orippô chỉ huy, tổng cộng 75.000 người, 500 pháo, 182 xe tăng, hơn 300 máy bay. QĐ LX - Mông cổ có Tập đoàn quân 1 do Giucôp chỉ huy  với tổng quân số gần 57.000 người, 498 xe tăng, 385 xe thiết giáp, 542 pháo, 512 máy bay tiến hành chiến dịch bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch ở khu vực giữa sông và biên giới, đến 31.8 giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Mông cổ. Sau đó Bộ chỉ huy Nhật đưa sư đoàn bộ binh và không quân đến đánh phá nhưng thất bại. 16.9 chiến sự chấm dứt. Trong SKKG, quân Nhật thiệt hại gần 61.000 người, 660 máy bay và nhiều vũ khí, trang bị kĩ thuật khác; phía LX - Mông cổ thiệt hại 18.500 người, 207 máy bay. Thắng lợi của QĐ LX - Mông cổ tại Khankhin Gôn đã làm thất bại âm mưu xâm lược của Nhật, rút được kinh nghiệm tổ chức chiến dịch tập đoàn quân bao vây tiêu diệt địch trên địa hình thảo nguyên - sa mạc.

        SỰ KIỆN LẠNG SƠN (20.11.1946). vụ gây hấn của Pháp ở tx Lạng Sơn nhằm chiếm cửa ngõ đường bộ quan trọng phía bắc, thực hiện kế hoạch mở rộng chiến tranh ra Bắc Bộ. 20.11.1946 lấy cớ tìm kiếm hài cốt lính Pháp bị Nhật giết 3.1945, Pháp đem quân chiếm các điểm cao xung quanh tx Lạng Sơn và nổ súng khi bị VN phản kháng. Với lực lượng lớn, có xe tăng, máy bay, đại bác yểm trợ, quân Pháp tiến công vào thị xã, đánh chiếm nhà ga, bưu điện. Trung đoàn 125 cùng dân quân tự vệ và nhân dân Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, đánh lui quân Pháp ở nhiều vị trí, gây cho địch nhiều tổn thất. 27.11 các LLVT Lạng Sơn rút khỏi thị xã, lập phòng tuyến chiến đấu trên QL 1 và QL 4A, tiếp tục bao vây, khiến Pháp phải dùng máy bay tiếp tế cho quân đóng trong thị xã. Cùng với sự kiện Hải Phòng (20.11.1946), với việc đánh chiếm Lạng Sơn. thực dân Pháp đã thực sự bắt đầu chiến tranh xâm lược ở Bắc Bộ.

        SỰ KIỆN MÃN CHÂU (1931), hành động QS của Nhật xâm chiếm vùng đông bắc TQ. Mượn cớ TQ phá hoại đường sắt nam Mãn Châu đã cho Nhật thuê, 19.9.1931 Nhật chiếm tp Thẩm Dương và tước vũ khí các LLVT TQ. Tưởng Giới Thạch hạ lệnh không chống cự nên trong mấy tháng cuối 1931 Nhật chiếm cả vùng đông bắc TQ. đến đầu 1932 chiếm toàn bộ Mãn Châu, làm căn cứ xâm lược TQ sau này.

        SỰ KIỆN QUÂN SỰ, sự việc quan trọng liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và QĐ (LLVT), có tác động lớn tới đời sống xã hội đã xảy ra ở một nước, một số nước hoặc trên phạm vi thế giới. Ở VN, trong tk 19 và tk 20 có một số SKQS: Pháp chiếm ba tỉnh Tây Nam Kì (6.1867), Pháp đánh chiếm Bắc Kì lẩn I (1873), Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 11 (1882-84), sự kiện Hải Phòng (20.11.1946), sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964)... Trên thế giới, có: CTTG-I (1914-18), CTTG-II (1939-45)...

        SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN (17.4-4.6.1989), cuộc biểu tình của sinh viên TQ bị các phần tứ phản động lôi kéo nhằm lợi dụng chống đối chính quyền. Bắt đầu từ 17.4, hàng nghìn sinh viên tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, TQ) với lí do để tang tổng bí thư ĐCS TQ Hồ Diệu Bang, sau đó phát triển thành cuộc biểu tình ủng hộ phong trào cải cách, chống tham những, đòi tự do dân chủ, đòi thay đổi chế độ xã hội và ĐCS... Đình cao là ngày 4.5, nhân kỉ niệm 70 năm phong trào Ngũ Tứ(19I9), số người tham gia biểu tình lên tới hơn 1 triệu. Chính phủ TQ kêu gọi sinh viên lập lại trật tự, chấm dứt biểu tình, nhưng không đạt kết quả, do đó đêm 3 rạng 4.6, nhiều đơn vị QĐ được điều đến giải tỏa, chấm dứt biểu tinh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:36:00 am »


        SỰ KIỆN TRƯỜNG SA (14.3.1988), hành động QScủaTQ đánh chiếm một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (h. Trường Sa. t. Khánh Hoà) của VN. Từ đầu 1.1988, TQ cho khoảng 20 tàu chiến tới quần đảo Trường Sa hoạt động do thám, khiêu khích và chiếm các bãi đá Chữ Thập (20.1), Châu Viên (18.2). Ngày 14.3 TQ sử dụng một hải đội gồm 6 tàu chiến vô cớ tiến công, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của hải quân VN ở khu vực bãi đá Len Đao. Cô Lin, Gạc Ma thuộc nhóm đảo Sinh Tồn do VN kiểm soát, sau đó tiếp tục ngăn cản, khiêu khích các tàu của VN đến cứu hộ. Dựa vào sức mạnh QS với chiêu bài “phản kích để tự vệ”, đến 6.4 TQ đã chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập. Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Gạc Ma, Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Cùng với sự kiện Hoàng Sa (15-20.1.1974), TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, gây tình trạng căng thảng và bất ổn định trong khu vực.

        SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ (8.1964), sự kiện do chính quyền Mĩ dàn dựng theo kế hoạch chuẩn bị sẵn nhằm tạo cớ hợp pháp hóa việc dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN. Trong các ngày 31.7 và 1.8.1964, các tàu khu trục Mĩ, tàu biệt kích QĐ Sài Gòn xầm phạm vùng biển miền Bấc và hoạt động khiêu khích hòng tạo ra sự phản ứng của phía VN. 2.8 tàu Mađôc tiến sâu vào vùng biển miền Bắc bị hải quân VN đánh đuổi (x. trận đánh tàu Mađốc, 2.8.1964). Ngày 4.8, các tàu Tơcnơ Gioi, Mađôc tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Bắc; mặc dù khống có bằng chứng nào về một cuộc dụng độ đã xảy ra, chính quyền Giônxơn vẫn dựng lên chuyện tàu chiến Mĩ bị hải quân VN tiến công ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để lừa bịp dư luận Mĩ và thế giới, lấy cớ trả đũa; sau đó sử dụng máy bay của hải quân đánh phá nhiều nơi ở miền Bắc trong hành quân Mũi tên xuyên (5.8.1964). Ngày 7.8 Quốc hội Mĩ thông qua “nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”, mở đường cho chính quyền Giônxơn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc và đưa QĐ Mĩ ồ ạt vào tham chiến ở miền Nam VN. Đầu 1966 sự thật về SKVBB bị phanh phui càng khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ và thúc đẩy phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

        SỰ KIỆN VỊNH CON LỢN X. TRẬN HIRÔN (17- 19.4.1961)

        SỰ KIỆN VŨNG RÔ (15-19.2.1965), trận đánh của tàu 143 (Đoàn 125) Quân chủng hải quân chống lại cuộc tiến công của QĐ Sài Gòn tại Vũng Rô (xã Hoà Hiệp, h. Tuy Hoà, t. Phú Yên) khi tàu làm nhiệm vụ, vận chuyển, tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam trên Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đêm 15.2 tàu 143 chở vũ khí vào bến Vũng Rô; sau khi bốc dỡ hàng xong thì gần sáng, phải đậu lại bến, tổ chức ngụy trang, bảo vệ tàu. Trưa 16.2 địch phát hiện, dùng máy bay bấn phá; từ 17.2 đưa nhiều tiểu đoàn bộ binh và tàu chiến đến bao vây, càn quét. Được sự phối hợp chiến đấu của các đơn vị bảo vệ bến (gồm Đại đội K60 và Trung đội miền Đông Tuy Hoà 1), thủy thủ tàu 143 phá hủy tàu, chặn đánh địch quyết liệt suốt 3 ngày rồi rút về căn cứ. Sau SKVR, Mĩ và QĐ Sài Gòn ráo riết phong tỏa đường biển nhưng không ngăn chặn được tuyến đường vận chuyển trên biển của hải quân nhân dân VN.

        SỬA CHỮA trang bị kĩ thuật quân sự, gọi chung những hoạt động kĩ thuật có tổ chức nhằm phục hồi và duy trì khả năng làm việc tin cậy của trang bị KTQS. Theo khối lượng và độ phức tạp của công việc, có: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ. Theo nơi tiến hành, có: sửa chữa tại nhà máy, tại xưởng, tại đơn vị và dã ngoại. Theo quy định, có: định kì và bất thường. Ngoài ra còn có sửa chữa thực tế (theo tình trạng kĩ thuật của trang bị).

        SỬA CHỮA DOANH TRẠI, gọi chung những hoạt động kĩ thuật có tổ chức nhằm phục hồi và duy trì độ bền của cơ sở vật chất doanh ưại. Theo tính chất và mức độ hư hỏng, có: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa nhỏ. Theo quy định, có: sửa chữa định kì và sửa chữa bất thường. Ngoài ra còn có sừa chữa theo thực tế (tình trạng kĩ thuật của cơ sở vật chất doanh trại). Hiện nay SCDT thường được tiến hành tại đơn vị theo phương thức thuê khoán (đấu thầu, chỉ định thầu).

        SỬA CHỬA DỒN LẮP, phương pháp sửa chữa trong đó các cơ cấu, cụm, chi tiết hư hỏng của vũ khí, trang bị kĩ thuật được thay thế bằng các cơ cấu, cụm, chi tiết tương ứng còn tốt lấy từ các vũ khí, trang bị hư hỏng khác không còn khả năng sửa chữa. Khi dồn lắp phải tiến hành kiểm tra, điều chỉnh tham số của các cơ cấu, cụm, chi tiết nhằm bảo đảm hoạt động tin cậy của vũ khí, trang bị được sửa chữa. SCDL là phương pháp tổ chức sửa chữa trong chiến đấu, thường do lực lượng sửa chữa cơ động kết hợp với lực lượng sử dụng thực hiện tiến hành tại nơi xảy ra hư hỏng và chỉ được tiến hành khi có lệnh của người chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:36:54 am »


        SỬA CHỬA ĐỊNH KÌ, sửa chữa theo kế hoạch được lập trước trên cơ sở tiêu hao một phần hoặc toàn bộ dự trữ kĩ thuật quy định của vũ khí, trang bị kĩ thuật, nhằm khôi phục tính năng chiến thuật, kĩ thuật, độ bền và độ tin cậy của chúng bằng cách sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng hoặc quá thời hạn sử dụng và làm các công việc hiệu chỉnh, thử nghiệm. Đối với phần lớn các phương tiện kĩ thuật quân sự, SCĐK chia thành hai mức: sửa chữa vừa (trung tu) và sửa chữa lớn (đại tu).

        SỬA CHỮA GẤP. sửa chữa trong khoảng thời gian ngắn nhất để khắc phục những hư hỏng chính quyết định tính năng chiến - kĩ thuật của vũ khí, trang bị kĩ thuật, nhanh chóng khôi phục khả năng làm việc của chúng. Nội dung chủ yếu: sửa chữa các cơ cấu, chi tiết, bộ phận chính, điều chỉnh sai lệch. Khi có điều kiện phải tiến hành sửa chữa tất cả các hư hỏng khác và thực hiện đầy đủ các nội dung sửa chữa theo phân cấp. SCG chỉ tiến hành khi có nhu cầu sử dụng vũ khí. trang bị kĩ thuật gấp (lớn), thường áp dụng trong điều kiện chiến đấu. Ưu tiên sửa chữa trang bị có hỏa lực mạnh, quý hiếm, hư hỏng nhỏ và ngay tại nơi sử dụng (trận địa). Cho phép sửa chữa vượt cấp, vượt tuyến, bảo đảm nhanh chóng trả vũ khí, trang bị kĩ thuật cho bộ đội sử dụng hoặc được phép làm phân đoạn, từng phần, rút gọn bảo đảm không anh hưởng đến sức chiến đấu. Do người sử dụng và lực lượng kĩ thuật tại chỗ thực hiện.

        SỬA CHỬA KĨ THUẬT DỰ PHÒNG, sửa chữa được tiến hành trước thời hạn (giữa những lần sửa chữa) nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện hư hỏng; mức sửa chữa có kế hoạch. Có: sửa chữa vừa dự phòng và sửa chữa lớn dự phòng. Quy trình, vị trí và lực lượng SCKTDP như sửa chữa định kì. SCKTDP được thực hiện trên cơ sở quy định về thời gian làm việc của vũ khí, trang bị kĩ thuật (các loại xe chiến đấu, xe vận tải, trạm nguồn, trang bị kĩ thuật vô tuyến...); theo lịch (đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật không có quy định dự trữ kĩ thuật như pháo, vũ khí bộ binh, khí tài quang học) và theo tiêu hao lượng dự trữ kĩ thuật (đối với phần lớn vũ khí và tên lửa). Được áp dụng trong trường hợp, lần sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật gần nhất nằm trong thời hạn sửa chữa định kì; thời hạn sửa chữa định kì chưa đến nhưng yêu cầu sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật cường độ lớn (hành quân, chiến đấu...) hoặc trước khi đưa vũ khí, trang bị kĩ thuật vào niêm cất.

        SỬA CHỮA LỚN, mức sửa chữa theo kế hoạch hay sửa chữa định kì, trên cơ sở tiêu hao hết lượng dự trữ kĩ thuật quy định, nhằm khắc phục toàn bộ hư hỏng, khôi phục lại tính năng chiến thuật, kĩ thuật ban đầu của vũ khí, trang bị kĩ thuật. Nội dung chủ yếu: tháo rời toàn bộ phương tiện, kiểm tra  phân loại, sửa chữa hoặc thay thế mới hầu hết các cụm, cơ cấu, chi tiết riêng biệt, phục hồi các kích thước lắp ghép ban đầu, lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh tổng hợp và thử nghiệm theo điều kiện kĩ thuật quy định. Do các cục nghiệp vụ TCKT quyết định. Được tổ chức thành dây chuyền công nghệ hoàn chinh tại các nhà máy. Cg đại tu.

        SỬA CHỮA NHỎ, mức sửa chữa ngoài kế hoạch hoặc sửa chữa thường xuyên, thực hiện ngay sau khi xảy ra hỏng hóc, nhằm khắc phục các hư hỏng thông thường, khối lượng công việc nhỏ ít phức tạp. Thông thường thực hiện bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, bố phận, cơ cấu riêng biệt, đồng thời xiết chặt, kiểm tra, điều chỉnh các tham số của vũ khí, trang bị kĩ thuật. Được tiến hành bằng lực lượng sử dụng và lực lượng của phân đội sửa chữa tại nơi sử dụng.

        SỬA CHỬA TẠI CHỖ, sửa chữa vũ khí trang bị hư hỏng và đưa trở lại đội hình ngay tại nơi xảy ra hư hỏng. SCTC trong chiến đấu thường được thực hiện đối với các vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng nhỏ hoặc có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết đối với việc trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, hoặc trong trường hợp vừa sửa chữa, vừa bảo đảm sẵn sàng chiến đấu  (thường trong chiến đấu phòng ngự). Do lực lượng sử dụng và lực lượng kĩ thuật tại chỗ thực hiện nhằm nhanh chóng, kịp thời bảo đảm nhu cầu chiến đấu. SCTC có thể dược tiến hành sau một ngày chiến đấu, giữa các đợt chiến đấu hoặc ngay khi đang diễn ra các hoạt động chiến đấu; có thể làm phân đoạn, từng phần, rút gọn để đảm bảo không làm ảnh hường đến sức chiến đấu của bộ đội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:38:00 am »


        SỬA CHỬA THAY CỤM. phương pháp sửa chữa trong đó các cụm, bộ phận hư hỏng của vũ khí. trang bị kĩ thuật được thay thế bằng các cụm, bộ phận mới hoặc đã được sửa chữa từ trước. Là phương pháp tổ chức sửa chữa được áp dụng trong cả thời bình và thời chiến. Trong thời bình. SCTC được tiến hành khi sửa chữa vừa và sửa chữa lớn vũ khí, trang bị kĩ thuật theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trong chiến đấu, SCTC có thể áp dụng cho cả vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng ở mức sửa chữa nhỏ và thường được tiến hành ngay tại trận địa, cho phép sửa chữa vượt cấp, vượt tuyến, bảo đảm nhanh chóng đưa vũ khí. trang bị trở lại đội hình.

        SỬA CHỮA VỪA, mức sửa chữa theo kế hoạch hay sửa chữa định kì, trên cơ sở tiêu hao lượng dự trữ kĩ thuật quy định, nhằm khắc phục hư hỏng một số cụm cơ bản, chi tiết, cơ cấu, linh kiện có tham số kĩ thuật vượt quá giới hạn quy định. Thông thường thực hiện bằng cách thay thế mới. sửa chữa một vài cụm chính; các cơ cấu, cụm và bộ phận còn lại được kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa tại chỗ, khôi phục tính năng chiến - kĩ thuật vũ khí, trang bị kĩ thuật. scv do chủ nhiệm kĩ thuật quân khu, quân đoàn, quân chúng, binh chủng quyết định, được thực hiện bằng lực lượng sửa chữa tĩnh tại hoặc cơ động có sự tham gia của lực lượng sử dụng. Cg trung tu.

        SỨC CHIẾN ĐẤU, khả năng của từng đơn vị LLVT thực hiện nhiệm vụ tác chiến được giao; một yếu tố quyết định khả năng sẵn sàng chiến đấu. SCĐ phụ thuộc vào mức độ biên chế, số lượng, chất lượng trang bị vũ khí. bản lĩnh chiến đấu và tinh thần chiến đấu, mức độ tổn thất và khả năng bổ sung (khôi phục), tính chất và mức độ căng thẳng của tác chiến, khả năng bảo đảm hậu cần. kĩ thuật, khả năng chỉ huy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng chiến đấu của bộ đội... Trong tác chiến, SCĐ có thể được tăng cường và có thể mất một phần, hoặc hoàn toàn, tùy theo mức độ tổn thất.

        SỨC CHỐNG ĐỠ CỦA CÔNG SỰ, khả năng công sự chịu được sức phá hủy của bom đạn. SCĐCCS được chia làm nhiều cấp: cấp một là phòng mảnh, chịu được áp lực 0,5- 1kg/cm2; cấp hai là loại nhẹ, chịu được đạn súng cối 81mm và bom nổ cách 1 bán kính phá hoại 1-3kg/cm2; cấp ba là loại vừa, chịu được đạn pháo 130mm và bom nổ cách 0,75 bán kính phá hoại 3-5kg/cm2; cấp bốn là loại nặng, chịu được bom 250 bảng 6-10kg/cm2; cấp đặc biệt: theo yêu cầu riêng.

        SỨC ĐI LIÊN TỤC CỦA TÀU, khoảng thời gian nhất định mà tàu có thể hoạt động độc lập trên biển và thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện bình thường mà không cần bổ sung lượng dự trữ và thay người, được tính bằng ngày đêm; một đặc tính trong tính năng kĩ - chiện thuật của tàu. Được xác lập khi thiết kế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lượng choán nước, các điều kiện đi biển của tàu. SĐLTCT có động lực thông thường là 7-90 ngày đêm. Cg khả năng hoạt động độc lập của tàu.

        SỨC ĐỘT KÍCH, sức mạnh của lực lượng tiến công đảm bảo đánh đòn dột kích hiệu quả vào đối phương. SĐK phụ thuộc vào: sức mạnh hỏa lực, tính cơ động và khả năng chịu đựng các đòn đánh trả của đối phương. SĐK được thể hiện ở mật độ lực lượng so với quân địch trên toàn bộ chính diện tiến công và khu vực (đoạn) đột phá; khả năng sát thương mục tiêu và đánh chiếm tuyến (khu vực) địa hình được giao. Trong QĐ nước ngoài, bộ đội xe tăng được coi là binh chủng có SĐK mạnh nhất của lục quân, tàu ngầm là binh chủng có SĐK mạnh của hải quân.

        SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU, tổng thể nhân tố vật chất, tinh thần quyết định trạng thái và khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến của LLVT; bộ phận quan trọng nhất của sức mạnh quân sự. SMCĐ được xác định bằng những yếu tố: số lượng, trạng thái chính trị - tinh thần, trình độ huấn luyện của bộ đội; số lượng và chất lượng vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện vật chất khác, trình độ phát triển khoa học QS, cơ cấu tổ chức LLVT. trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chỉ huy.

        SỨC MẠNH QUÂN SỰ, tổng thể lực lượng vật chất, tinh thần của một nhà nước (liên minh các nước) và khả năng huy động những lực lượng đó để đạt mục đích chiến tranh, hoặc thực hiện nhiệm vụ khác. SMQS được tạo thành bởi các tiềm lực QS (thành phần chủ yếu), kinh tế, khoa học kĩ thuật, xã hội, chính trị - tinh thần và thể hiện trực tiếp ở khả năng của LLVT thực hiện nhiệm vụ được giao. SMQS của VN là sức mạnh của toàn dân đánh giặc, có LLVT làm nòng cốt, dựa trên sức mạnh toàn diện của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM