Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:48:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: S  (Đọc 3309 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:03:31 am »


        Su. họ máy bay của LX do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên R. O. Xukhôi (1895-1975) thiết kế và chế tạo. Su gồm nhiều loại với 50 kiểu, có tính năng chiến - kĩ thuật cao, được sử dụng chủ yếu vào mục đích QS. Đã có: Su- 2, 6 (khu trục, trong CTTG-II), Su-9, 10 (sau 1945), Su-17, 20, 22 (bay thử 8.1966), Su-11, 15, 24 (1967), Su 25, 28 (2.1975), SU-25T, 26 34 (1984), Su-35 (5.1985), Su-29 (1991). Đặc biệt Su-7b phản lực vượt âm (sản xuất đầu tiên vào 1955-56) đã lập kỉ lục thế giới về tốc độ bay (1960 và 1962), và độ cao bay (1959 và 1962); Su-27 (bay thử lần đầu 5.1977) là máy bay tiêm kích hiện đại được thế giới đánh giá cao. VN đã và đang sử dụng máy bày tiêm kích - bom Su- 22M, 22M4.

        Su-27, máy bay tiêm kích họ Su được nghiên cứu chế tạo từ 1969. Bay thử lần đầu 20.5.1977. Sản xuất hàng loạt 1981. Trang bị cho không quân LX từ 1985. Tính năng chiến – kĩ thuật chính: dài 21,94m; cao 5,93m; cánh hình tam giác, sải cánh 14,7m; có hai đuôi đứng; khối lượng rỗng 16.000kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 30.000kg; hai động cơ tuabin phản lực hai luồng AL-31F; tốc độ bay lớn nhất 2.500km/h; tầm bay 4.000km; trần bay thực tế 18.500m; kíp bay 1 người. Trang bị 1 pháo 30mm với 150 viên đạn; có thể mang 6.000kg bom và 10 tên lửa không đối không. Hệ thống điều khiển vũ khí gồm: đài rađa kết hợp xung - Đôple có thể phát hiện mục tiêu trên mặt đất; hệ thống ngắm bắn quang điện tử và hệ thống chi thị mục tiêu trên mũ bay của phi công. Su-27 là loại máy bay “không ổn định dọc” đầu tiên của LX, sử dụng hệ thống điện điều khiển từ xa thay cho hệ thống điều khiển cơ học cổ điển, cho phép đảm bảo mức độ “không ổn định” tối ưu nhất của máy bay; là máy bay đầu tiên trên thế giới thực hiện được thuật bay cao cấp mới “rắn hổ mang” (máy bay chuyển động về phía trước với góc tấn 120°, thực tế là các động cơ của máy bay quay về phía trước và lực đẩy của động cơ hướng theo chiều chuyển động). Kết cấu máy bay bền, nhẹ nhờ sử dụng hợp kim titan. 1986-88, Su-27 đã lập 27 kỉ lục thế giới và được xuất khẩu sang nhiều nước. Các biến thể chính: SU-27UB (máy bay huấn luyện), Su-27K (máy bay tiêm kích trên tàu sân bay); một số biến thể mang tên mới: Su-33, Su-35 (Su-27M ).



        Su-37, máy bay tiêm kích đa năng họ Su, cơ động cao và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên P. O. Xukhôi (Nga) thiết kế và chế tạo. Bay thử lần đầu 2.4.1996. Su-37 được lắp 2 động cơ phản lực AL-31FU (có thể điều khiển được vectơ lực đẩy (TVC) bằng cách dùng hệ thống thủy lực xoay loa phụt của động cơ một góc ±15° so với trục dọc của máy bay). Đặc tính vectơ lực đẩy kết hợp với hệ điểu khiển đảm bảo cho máy bay có thể giảm tốc độ bay và thực hiện các thuật bay nhào lộn khi tốc độ đạt gần tới 0 mà không hạn chế về góc tấn. Có thể bay theo luồng khí - đuôi máy bay hướng về phía trước (bay với góc tấn 90°, hoặc tới 180°). Hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc và điều khiển vũ khí của máy bay được trang bị các thiết bị, khí tài hiện đại. Đài rađa mạng pha quan sát phía trước có thể theo dõi đồng thời 15 mục tiêu, chi thị và dẫn nhiều loại tên lửa đến các mục tiêu khác nhau. Kích thước bên ngoài và các tính năng tương tự như máy bay Su-35. Kíp bay 1 người: dài 21.935m; cao 5,932m; sải cánh 14,7m; khối lượng rỗng 17.000kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 34.000kg; tốc độ bay lớn nhất 2.550km/h: trần bay thực tế 18.800m: tầm bay (không tiếp dầu) 3.300km. Trang bị vũ khí: 1 pháo 30mm với 150 viên đạn; có thể mang 8.000kg bom, rôckét và 14 tên lửa có điều khiển không đối không và không đối đất ở 12 điểm treo trên máy bay. Su-37 tiêu biểu cho máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ thứ 4 và 5 của Nga.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:05:08 am »


        SUẤT ĐÔI (cổ), chức quan võ chỉ huy một đội trong quân đội Nguyễn. Tùy theo quan chế dưới từng triều vua, phẩm trật của SĐ từ tòng ngũ phẩm đến tòng tứ phẩm (chỉ huy các đội thân binh); chánh (tòng) lục phẩm (chỉ huy các đội khác). Giúp việc cho SĐ thường có 1-2 đội trưởng và 1-2 ngoại ủy đội trưởng (tòng thất phẩm).

        SUẤT LlỂU LƯỢNG BỨC XẠ. liều lượng bức xạ trong một đơn vị thời gian và là một đại lượng đặc trưng cho mức độ tác động của bức xạ lên môi trường. Được chia ra: suất liều lượng chiếu xạ (hay suất liều chiếu xạ) X, đơn vị tính C/kg. S (theo hệ SI), R/s, R/h. mR/s. mR/h... (ngoài hệ SI); suất liều hấp thụ D, đơn vị tính Gy/s (theo hệ SI), rad/s (ngoài hệ SI); suất liều tương đương H. đơn vị tính Sv/s (theo hệ SI), R/h hoặc mR/h (ngoài hệ SI). Biết SLLBX có thể tính được thời gian cho phép tiếp xúc với nguồn bức xạ hoặc hoạt động trong môi trường nhiễm xạ. SLLBX tối đa cho phép được quy định cụ thể cho từng đối tượng (người, sinh vật, trang thiết bị...) hoặc từng bộ phận của từng đối tượng.

        SỤC SẠO MỤC TIÊU TRÊN BIỂN, quan sát môi trường biển của tàu (máy bay, rađa), biên đội, binh đoàn hải quân nhằm phát hiện và làm rõ mục tiêu (địch) để tiêu diệt trong thời chiến hoặc theo dõi bám sát mục tiêu trong thời bình, phát hiện tàu và máy bay ta bị tai nạn để cứu hộ, cứu nạn. Có thể sục sạo theo tuyến (dải) hoặc theo khu vực chi định.

        SỤC SẠO TRÊN KHONG, quan sát, phát hiện mục tiêu trên không bằng các phương tiện trinh sát như: rađa, đài điều khiển tên lửa phòng không, rađa pháo phòng không, máy chỉ huy, máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích nhằm thực hiện nhiệm vụ quân lí vùng trời và bảo đảm tác chiến phòng không. Các phương pháp SSTK: vòng tròn, theo dải quạt, theo độ cao (nhờ chúc, ngẩng anten...).

        SÚNG, vũ khí có nòng cỡ dưới 20mm, hoặc cỡ trên 20mm nhưng kết cấu gọn nhẹ, bắn ở các tư thể cầm tay, tì, vác vai. Theo nguồn năng lượng sinh công khi bắn, có: S hỏa khí, S hơi, S cơ và S điện từ; theo đặc điểm kết cấu và tính năng hoạt động, có: súng ngắn, súng trường, cacbin, tiêu liên, súng máy (bao gồm trung liên, trọng liên, đại liên), súng phóng lựu...; theo kết cấu lòng nòng, có: S nòng trơn và S nòng có rãnh xoắn; theo đối tượng trang bị, có: súng bộ binh, S trên máy bay, S trên xe chiến đấu...; theo biên chế sử dụng, có: S cá nhân và S tập thể; theo phương pháp sử dụng, có: S cầm tay và S có giá; theo đối tượng tác chiến, có: S chống bộ binh, súng chống tăng, S máy phòng không...: theo mức độ tự động hóa, có: S không tự động, S bán tự động (tự động nạp đạn) và S tự động; theo số nòng, có: S một nòng, S hai nòng và S nhiều nòng... S có thể bắn bằng các loại đạn (đạn súng, đạn chì, đạn ghém, đạn lựu phóng, đạn chống tăng...) hoặc phương tiện sát thương khác (như chất cháy, mũi tên...). Đạn có thể nạp từ đuôi hay đầu nòng, từng viên hay nhiều viên chứa trong các hộp, băng... Các kiểu S đầu tiên xuất hiện từ tk 13-14 ở nhiều nước, trong đó có VN. Từ giữa tk 16 về trước chủ yếu sử dụng súng hỏa mai. Súng kíp ra đời cuối tk 15 và được dùng rộng rãi đến giữa tk 19. Sau đó xuất hiện S có rãnh xoắn, phát hỏa bằng kim hỏa. Cuối tk 19 đầu tk 20 xuất hiện súng tự động - loại S phổ biến nhất hiện nay.

        SÚNG BẮN ĐẠN CHÁY PHẢN LỰC, vũ khí phản lực bắn đạn cháy (đạn lửa) của bộ binh, dùng để tiêu diệt các hỏa điểm trong công sự, phá hủy xe thiết giáp hạng nhẹ, tạo các đám cháy và màn khói mù che khuất tầm quan sát của đối phương. Cấu tạo tương tự ống phóng cầm tay của súng phóng lựu chống tăng; đạn chứa chất cháy, chất tạo khói thể lỏng hoặc rắn. Súng do một người sử dụng, tầm bắn l.000m, tầm bắn hiệu quả 400-600m. QĐ Nga có SBĐCPL RPO với 3 loại đạn: RPO-A (áp nhiệt), RPO-Z (chất cháy), RPO-D (chất tạo khói); Mĩ có M72 bắn đạn XM-202. SBĐCPL đã được sử dụng ở Apganixtan, Chesnia và trong chiến tranh VN. QĐND VN có trang bị SBĐCPL M72 cải tiến và đã sử dụng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới.

        SÚNG BẮN TỈA nh SÚNG TRƯỜNG THIỆN XẠ

        SÚNG BỘ BINH, súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh, như: súng ngắn, súng trường, cacbin, tiểu liên, súng máy,... là loại vũ khí bộ binh chủ yếu. SBB hiện đại thường là các loại súng tự động và bán tự động, nòng có rãnh xoắn, bắn đạn cỡ 5,45-14,5mm; cỡ thông dụng nhất: 5,45mm; 5,56mm: 7,62mm: 9mm; 12,7mm và 14,5mm (hai cỡ sau chỉ dùng cho súng máy cỡ lớn, súng máy phòng không). Phần lớn SBB hiện dùng được nghiên cứu, chế tạo vào những năm 50-60 của tk 20 với những cải tiến tiếp theo. Ở nhiều nước ngày càng có xu hướng tiêu chuẩn hóa và nhất thể hóa các chi tiết, bộ phận của súng cũng như đạn dùng cho nhiều kiểu loại SBB khác nhau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:08:28 am »


        SÚNG CHỐNG TĂNG, súng chủ yếu dùng để diệt xe tăng, xe thiết giáp. Theo kết cấu súng và loại đạn sử dụng, có: SCT bắn đạn xuyên bằng động năng, SCT bắn đạn lõm (súng phóng lựu chống tăng); theo số lần sử dụng, có: SCT dùng một lần. SCT dùng nhiều lần; theo số người sử dụng, có: SCT cá nhàn, SCT nhóm... SCT xuất hiện vào cuối CTTG-I, trong CTTG-II loại SCT bắn đạn xuyên được dùng rất rộng rãi (vd: loại PTRĐ và PTRS của LX có cỡ 14,5mm, sơ tốc đạn 1.012m/s, độ xuyên thép 35mm ở cự li 300m). Sau CTTG-II chủ yếu dùng súng phóng lựu chống tăng, bắn đạn lõm (B-40, B-41, M72, badôca...).


 
        SÚNG CỐI nh cối

        SÚNG GIẢM THANH, súng có bộ phận đặc biệt lắp ở phía đầu nòng làm giảm hoặc mất hẳn tiếng nổ khi bắn. Thường có súng ngắn giảm thanh, tiểu liên giảm thanh. Được chế tạo riêng hoặc bằng cách lắp thêm bộ phận giảm thanh vào nòng súng thông thường. Sơ tốc đạn, năng lượng đầu nòng, sức xuyên của đạn và cự li bắn bị giảm do tác dụng cản của bộ phận giảm thanh. Dùng trong các hoạt động đặc biệt để giữ bí mật, bất ngờ.



        SÚNG HỎA MAI. súng cá nhân cổ, gồm: nòng trơn bằng kim loại (đồng, sắt); bầu nòng phình to và dày hơn để nhồi thuốc phóng, có lỗ luồn dây ngòi (dây cháy chậm) và nắp đậy cho thuốc khỏi ẩm; chuôi nòng đúc liền khối với bầu nòng để lắp báng gỗ. Khi bắn nhồi thuốc, nạp đạn (bằng đá, sắt, chì, đồng) từ miệng nòng và dùng mồi lửa để châm ngòi. SHM được dùng phổ biến ở VN vào tk 17.



        SÚNG KHAI HẬU (cổ), súng cá nhân cổ, nòng trơn hoặc có rãnh xoắn, phát hỏa bằng kim hỏa. vỏ đạn hình trụ, có lỗ để lắp hạt nổ, nhồi chặt thuốc súng, ghép với đầu đạn thành viên đạn. Hạt nổ được chế tạo nhờ tìm ra chất phuminat thủy ngân và thay thế dây cháy chậm của các loại đạn trước đó. Khi bắn nạp đạn từ đuôi nòng, kim hỏa đập vào hạt nổ, bắn từng viên một. SKH có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa và độ chính xác cao hơn hản các loại súng trước đó. Xuất hiện vào cuối tk 18, có ở VN khoảng giữa tk 19.

        SÚNG KÍP. súng trường loại cũ, nòng nhẵn, chế tạo theo phương pháp thủ công, thường dùng trong săn bắn của đồng bào miền núi. SK có nhiều cỡ khác nhau tùy thuộc vào vật liệu làm nòng súng. Không có đạn chế sẵn. Thuốc súng và đạn (đúc từ gang, chỉ, đồng...) được nạp từng phát từ miệng nòng, phát hỏa bằng cơ cấu va đập vào hạt nổ lắp rời ở đuôi nòng. Trong CM tháng Tám 1945 và thời kì đầu KCCP, SK được dùng làm vũ khí tự vệ.



        SÚNG LỤC X. SÚNG NGẮN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:10:40 am »


        SÚNG MÁY, súng tự động bắn loạt dài liên tục, có giá hoặc chân chống, dùng đạn cỡ 5,56- 15mm để diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không. Nguyên lí tự động của SM chủ yếu là lùi nòng hoặc trích khí. Tiếp đạn từ hộp hoặc băng. Có thể bắn loạt ngắn (tới 10 phát), loạt dài (tới 30 phát) hoàc bắn liên tục. Nòng được làm nguội bằng không khí hoặc nước. SM được phân loại theo cấu tạo: trung liên, đại liên, trọng liên; theo công dụng: SM phòng không, SM trên xe tăng, xe thiết giáp, SM trên tàu, SM hàng không. SM đầu tiên do Macxim (Mĩ) chế tạo (1883) và được sử dụng lần đầu 1899. Đáu tk 20 xuất hiện trung liên, 1918 xuất hiện trọng liên.
 
       
        SÚNG MÁY CAO XẠ nh SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG

        SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG, súng máy có một, hai, bốn. hoặc sáu nòng được lắp trên giá chuyên dụng, chủ yếu đề diệt mục tiêu trên không ở độ cao dưới 2.000m. Cũng có thể dùng diệt mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt nước. Góc bắn phương vị là 360°. góc tà từ -25 đến +90°, có khả năng di chuyển hỏa lực và cơ động cao. Được lấp kính ngắm cao xạ (vòng ưòn đồng tâm, kính chuẩn). Cỡ từ 12,7 đến 14,5mm; tốc độ bắn lí thuyết 500-1.000 phát/ph; tóc độ bán chiến đấu 70- 150 phát/phút mỗi nòng. Những SMPK hiện đại: KPV 14,5mm của LX, M2NB 12,7mm của Mĩ... VN sử dụng phổ biến các SMPK 12,7mm ĐSK và 14,5mm DPU-1, -2, -4 của LX, đạt hiệu quả cao trong việc diệt máy bay bay thấp. Cg súng máy cao xạ.



        SÚNG NGẮN, súng cá nhân, nòng ngắn, nhỏ, nhẹ, thường bắn bằng một tay, để diệt sinh lực ở cự li gần (đến 70m). Có hai dạng SN: ổ quay (xuất hiện sớm hơn) và SN tự động nạp đạn. Theo mục đích sử dụng, có: SN quân dụng, SN thể thao. SN tín hiệu. SN quân dụng hiện đại có khối lượng khoảng lkg, cỡ nòng 7,62-11,5mm, chủ yếu là loại tự động nạp đạn, hộp đạn (nằm trong tay cầm) thường chứa 6-12 viên, sơ tốc đạn 315-420m/s, tốc độ bắn 25-40 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50-70m. Một số loại SN có hộp đạn chứa đến 20 viên và có thể bắn liên thanh. SN xuất hiện vào tk 16. Những SN điển hình là: Tôcarep. Macarôp (LX), Côn (Mĩ), Braoninh (Anh và Bỉ), Vante (Đức)... Cg súng lục.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:13:19 am »


        SÚNG NGỰA TRỜI, hỏa khí thô sơ tự tạo (có hình giống con bộ ngựa) dùng phóng các mảnh kim loại, thủy tinh, đá vụn,... để sát thương sinh lực. Gồm: nòng bằng kim loại (ống nước, ống tôn) đường kính 35-70mm, dài 0,4-0,8m, đáy nòng bịt kín (hàn hay đập bẹt), đặt trên 2-4 chân chống; gần đáy nòng khoan một lỗ để lắp cơ cấu cò hay bộ phận phát hỏa đơn giản. Trong nòng nhồi thuốc phóng (thường dùng thuốc đen), tấm đệm bằng gỗ và các mảnh (gang, sắt, sành, thùy tinh, đá, bi xe đạp,... có thể được ngâm nọc rắn độc, nước tiểu). Cự li phóng mảnh tới 150m, sát thương sinh lực tới l00m. SNT xuất hiện lần đầu tiên trong đồng khởi Bến Tre (17.1- 20.4.I960) ở ba xã Định Thúy, Bình Khánh, Phước Hiệp và trong một số trận chống càn. Được dùng rộng rãi ở Nam Bộ đầu những năm 60 tk 20. Cg súng phóng mành đạn.


        SÚNG (PHÁO) LỆNH (cổ), hỏa khí cổ phát hiệu lệnh bằng phát nổ, ánh sáng hoặc khói, thường trang bị cho tướng trận. Được chế tạo bằng đồng (có số ít bằng thép), gồm ba phần: nòng trơn, bầu nhồi thuốc súng (có lỗ để luồn dây cháy chậm) và đế. Khi sử dụng, nhồi thuốc súng vào bầu nhồi từ miệng nòng, luồn dây cháy chậm qua lỗ ở bầu nhồi và mồi lửa. thuốc cháy gây tiếng nổ. Có thể bắn (đạn nạp từ miệng nòng) đạn cháy tạo ánh sáng (ban đêm) hoặc đạn khói tạo khói (ban ngày). S(P)L có nhiều cỡ (chiều dài khoảng từ 100 đến 400mm). Sau này, S(P)L được thay thế bằng súng tín hiệu có kết cấu như súng ngắn nhưng nòng trơn, dùng cả trong QS và dân sự (thể thao, hàng hải...).

        SÚNG PHÓNG BOM, 1) hòa khí do quân giới VN chế tạo từ đầu KCCP có cấu tạo tương tự cối 51mm (hay 60mm) nhưng chắc và nặng hơn để bắn bom phóng. Cũng có thể dùng cối 60mm làm SPB: 2) thiết bị đặt trên tàu chiến mặt nước để phóng bom chìm. Có các loại: SPB khí động và SPB phản lực. Có thể gồm một hoặc nhiều nòng.

        SÚNG PHÓNG HƠI ĐỘC, vũ khí có dạng súng cối dùng tiêu diệt sinh lực bằng chất độc hóa học và rải độc trên địa hình. Nòng ngắn, cỡ 180-200mm. đặt trên bệ tì. Đạn chứa 9- 27kg chất độc hóa học (phôtgen, điphôtgen, clopicrin, ypérit...). Cự li bắn đến l,2km. Sử dụng trong CTTG-I (QĐ Anh sử dụng đầu tiên 1917).

        SÚNG PHÓNG LỰU, hỏa khí bộ binh cỡ 30-90mm, dùng diệt sinh lực và phương tiện KTQS ở cự li tương đối gần bằng lựu phóng. SPL được phân loại theo nguyên lí hoạt động: động học phản lực, tích cực, phản lực và phản lực - tích cực; theo số lần sử dụng, có: một hoặc nhiều lần; theo kết cấu nòng, có: rãnh xoắn, nòng nhẵn, tháo rời được, gấp được, kết hợp với súng bộ binh khác; theo công dụng có Súng phóng lựu chống tăng, chống bộ binh, đa năng; theo cách bắn. có: phát một, liên thanh và theo những dấu hiệu khác. SPL xuất hiện đầu tiên trong CTTG-II (vd: badôca - Mĩ 1942. Phaustơpatrôn - Đức 1943). Ở VN, trong KCCP và KCCM nhiều loại SPL đã được sử dụng (badôca. B-40, B-41, M79, M72...).



        SÚNG PHÓNG MẢNH ĐẠN nh SÚNG NGỰA TRỜI

        SÚNG PHUN LỬA, hòa khí sát thương bằng luồng lừa phụt ra do nhiên liệu bị khí nén (hoặc khí thuốc phóng) đẩy ra và tự bốc cháy (hoặc được mồi cháy nhờ bộ phận đánh lửa ở
miệng vòi phun). Tùy theo loại súng và hỗn hợp cháy được sử dụng, chiều dài luồng lửa có thể đạt 30- 300m. Có các loại SPL: mang vác, đặt trên phương tiện cơ động (canô, tàu chiến, xe tăng...). SPL đầu tiên xuất hiện trong QĐ Đức (1915), phát triển mạnh trong CTTG-II. Quân Pháp và Mĩ đã dùng trong chiến tranh xâm lược VN.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:15:56 am »


        SÚNG QUÁ SƠN (cổ), pháo cổ, nòng ngắn, bắn cầu vồng, đặt trên thuyên ở cuối tk 17. Có trong trang bị của QĐ Tây Sơn, QĐ chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Chế tạo theo kiểu pháo Carônađơ của hải quân Hà Lan.

        SÚNG SKZ nh SKZ

        SÚNG THẨN CÔNG X. SÚNG THẦN co

        SÚNG THẨN CƠ, pháo (súng) cổ đầu tiên ở VN do Hồ Nguyên Trừng chế tạo (1405). Được đúc bàng đồng hoặc sắt; có nhiều cỡ: cỡ lớn đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe (gọi là súng thần công), cỡ nhỏ dùng giá gỗ hay vác vai (súng hỏa mai). Đạn của STC hình cầu bằng đồng, gang đúc hoặc đá. được nạp từ miệng nòng. STC có uy lực lớn vì đạn có sức xuyên, sức công phá lớn, hiệu quả sát thương cao. Tầm bắn hơn 50 trượng (trên 200m).



        SÚNG TÍN HIỆU, súng ngắn chuyên dụng, nòng trơn, bán đạn tín hiệu hoặc đạn chiếu sáng; một trong các phương tiện thông tin liên lạc tín hiệu. Nội dung thông tin được quy ước trước theo số lượng và màu sắc đạn bắn. Dùng để phát (truyền) lệnh, báo cáo, thông báo, hiệp đồng... Cũng dùng đế phát tín hiệu cấp cứu trên biển hoặc chiếu sáng khu vực nhỏ địa hình trong thời gian ngắn. STH có loại một nòng và nhiều nòng.

        SÚNG TRUỜNG, súng cá nhân nòng dài, thường có rãnh xoắn, bán đạn cỡ nhỏ (5,56-7,62mm) để diệt sinh lực và mục tiêu có vỏ giáp mỏng. Theo mức độ tự động, có: ST không tự động. ST bán tự động (tự động nạp đạn) và ST tự động; theo công dụng, có: ST kị binh, súng trường thiện xạ... ST hiện đại có khối lượng khoảng 4kg, tầm bắn hiệu quả 300-800m. tầm ngắm tới 2.000m, hộp (ổ) đạn chứa 10- 20 viên, tốc độ bắn 10-12 phát/phút. Có loại có thể bắn lựu phóng, có thể dùng lưỡi lê và báng súng để đánh giáp lá cà. ST có rãnh xoắn xuất hiện đầu tiên vào tk 16, phổ biến rộng ở tk 19. ST hiện nay thường là loại tự động, bán tự động, thiện xạ. Các loại ST dùng phổ biến ở VN là K-44, CKC (LX), M16A1 (Mĩ).

        SÚNG TRƯỜNG CKC nh CKC

        SÚNG TRƯỜNG THIỆN XẠ. súng trường có lắp kính ngắm quang học, độ chính xác bắn cao, bắn đạn chuyên dụng để diệt các mục tiêu đơn lẻ quan trọng. Tầm bắn hiệu quá có thể tới 700-800m. Được lắp kính nhìn đêm hoặc bộ chiếu sáng vạch khắc kính ngắm quang học (khi bắn đêm). STTX có thể là loại không tự động (vd: PR-F1 cỡ 7,5mm của Pháp. SSG-69 cỡ 7,62mm của Áo) hoặc tự động nạp đạn (vd: CBĐ cỡ 7,62mm của LX, XM-21 cỡ 7,62mm của Mĩ. G3A2F cỡ 7,62mm của Đức). Đã có trong trang bị QĐND VN. Cg súng bắn tia.



        SÚNG TỰ ĐỘNG, súng thực hiện nạp đạn lại và bắn phát tiếp sau một cách tự động nhờ năng lượng khí thuốc hoặc nguồn năng lượng khác. Tốc độ bắn nhanh, có thể bắn phát một hoặc liên thanh. Đạn được tiếp vào từ hộp hay băng nhờ cơ cấu tiếp đạn. Theo nguyên lí hoạt động của máy tự động, STĐ có các loại: sử dụng nâng lượng lùi của nòng có khoá nòng liên kết với nó (vd: đại liên Macxim); sử dụng năng lượng lùi của khóa nòng khi nòng cố định (vd: tiểu liên Tômsơn của Anh); sử dụng nâng lượng khí thuốc được trích ra từ lòng nòng (vd: AK của Nga), sử dụng nguồn nâng lượng bên ngoài (vd: súng máy minigân của Mĩ dùng động cơ điện). STĐ xuất hiện vào nửa sau tk 19. STĐ hiện đại gồm; súng ngắn tự động, súng trường tự động, cacbin, tiểu liên, trung liên, đại liên, súng phóng lựu tự động...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:23:11 am »


        SƯ ĐOÀN, binh đoàn chiến thuật cao nhất, thường gồm 3- 4 trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng, bộ đội chuyên môn, hoặc được tổ chức độc lập, có thể hành động độc lập hoặc trong đội hình cấp trên. Có SĐ chiến đấu (SĐ bộ binh. SĐ bộ binh cơ giới, SĐ hải quân đánh bộ, SĐ xe tăng. SĐ pháo binh, SĐ phòng không, SĐ không quân...), SĐ bảo đảm (SĐ công binh, SĐ vận tải, SĐ rađa...)... Trong QĐND VN, SĐ được quy định lần đầu tiên về tổ chức theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; có từ 1955. trên cơ sở đại đoàn được tăng cường biên chế.

        SƯ ĐOÀN 2, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 20.10.1965 tại xã Phước Hà (h. Tiên Phước, t. Quảng Nam), thuộc Quân khu 5. Trong KCCM. hoạt động trên chiến trường Quảng Nam. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, có các trận đánh nổi tiếng: Hiệp Đức (11.1965), Đồng Dương (12.1965). Khâm Đức (1968), Đắc Tô - Tân Cảnh (1972). Tham gia cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (30.1-23.3.1971), Huế - Đà Nẵng (Xuân 1975, cùng đơn vị bạn giải phóng Đà Nẵng). Sau 1975. tham gia chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia (1979). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Năng, Nguyễn Minh Đức.

        SƯ ĐOÀN 3, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, một trong những sư đoàn đầu tiên ở Trung Bộ trong KCCM; đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 2.9.1965, tại xã Ấn Nghĩa (h. Hoài Ấn. t. Bình Định); thuộc Quân khu 5 (1965-76), Quân khu 3 (1976-78), Quản khu 1 (từ 1978). Trong KCCM, hoạt động chủ yếu trên chiến trường Bình Định. Quảng Ngãi, có các trận đánh nổi tiếng: Thuận Ninh (9.1965), Xuân Sơn (1966), Mĩ Lộc, Mĩ Trinh (1968), giải phóng Hoài Ấn (1972), góp phần làm thất bại các cuộc phản công mùa khô 1965-66 và 1966-67 của Mĩ và QĐ Sài Gòn ở Quân khu 5. Trong cuộc tổng tiến công Xuân 1975, tham gia đánh cắt đường 19; giải phóng Phan Rang, bắt hai tướng của QĐ Sài Gòn (Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang); giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau 1975, SĐ3 chiến đấu ở mặt trận biên giới phía bắc (1979). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Giáp Văn Cương, Đặng Hoà. Cg Sư đoàn Sao Vàng.

        SƯ ĐOÀN 5, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, một trong những sư đoàn đầu tiên ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong KCCM; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1976 và 1979). Thành lập 23.11.1965 tại căn cứ Mây Tàu (t. Bà Rịa, nay là t. Bà Rịa - Vũng Tàu). Trực thuộc BTL Miền (1965-75), Đoàn 232 (1975-76), Quân khu 7 (từ 1976). Tham gia tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), đánh bại cuộc hành quân Toàn Tháng 1-71 của quân Mĩ, QĐ Sài Gòn (1971); tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ (1.4.1972 19.1.1973), chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975, chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam (1977-78) và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979-89). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hoà, Lê Xuân Lựu.

        SƯ ĐOÀN 7, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 13.6.1966 tại vùng căn cứ t. Phước Long (nay thuộc t. Bình Phước, miền Đông Nam Bộ). Thuộc biên chế Quân đoàn 4 (từ 7.1974). Tham gia tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), cùng LLVT miền Đông Nam Bộ đánh bại các cuộc hành quân Gianxơn Xiti, Toàn Thắng 1-71 của Mĩ và QĐ Sài Gòn; tham gia các chiến dịch: Nguyễn Huệ (1972), Đường 14 - Phước Long (1.1975), giải phóng Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc (Xuân 1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hòa, Dương Cự Tẩm.

        SƯ ĐOÀN 9, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; một trong những sư đoàn đầu tiên ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong KCCM; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1989). Thành lập 2.9.1965 tại Suối Nhung (h. Phước Thành, t. Bình Long, nay thuộc t.Bình Phước). Thuộc biên chế Quân đoàn 4 (từ 7.1974). Tham gia các chiến dịch: Dầu Tiếng (1965), tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Nguyễn Huệ (1972), Đường 14-Phước Long (1.1975); cùng LLVT miền Đông Nam Bộ đánh thắng các cuộc hành quân của quân Mĩ, QĐ Sài Gòn: Attơnborơ (1966), Xêđa Phôn. Gianxơn Xiti (1967), Toàn Thắng 1-71... đánh chiếm BTL biệt khu Thủ Đô, bắt tư lệnh biệt khu (tướng Lâm Văn Phát) trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Sư đoàn trướng, chính ủy đầu tiên: Hoàng Cầm, Lê Văn Tưởng.

        SƯ ĐOÀN 10. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 20.9.1972; thuộc biên chế Quân đoàn 3 (từ 3.1975). Hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên, đánh nhiều trận, góp phần làm thất bại âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch (1973-74). Tham gia chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), đánh Buôn Ma Thuật; giải phóng Nha Trang, Cam Ranh; trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), cùng đơn vị bạn đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. BTTM QĐ Sài Gòn. Sau 1975 tham gia chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quóc tế ở Campuchia (1977-79). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Mạnh Quân, Đặng Vũ Hiệp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:24:27 am »


        SƯ ĐOÀN 304. sư đoàn bộ binh cơ giới của QĐND VN (từ 1979). nguyên là Đại đoàn 304, đại đoàn bộ binh chủ lực (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVTND (1975). Thành lập 10.3.1950 tại Thọ Xuân (Thanh Hóa), thuộc Quàn đoàn 2 (từ 5.1974). Tham gia các chiến dịch: Hà - Nam -  Ninh, Hoà Bình, Thượng Lào, Điện Biên Phủ (trong KCCP), Đường 9 - Khe Sanh. Đường 9 - Nam Lào, Trị Thiên, Thượng Đức, Huế - Đà Nẩng, Hồ Chí Minh (trong KCCM). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), cùng Lữ đoàn 203 đánh chiếm và cắm cờ trên dinh Độc Lập. Tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Khởi xướng phong trào thi đua Ba nhất (1955-64). Sư đoàn trường, chính úy đầu tiên: Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Quang. Cg Đoàn Vinh Quang.

        SƯ ĐOÀN 305. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN. Hình thành 9.1954 tại Bình Định, gồm các đơn vị của Liên khu 5 hoạt động trên chiến trường bắc Tây Nguyên và Trung Trung Bộ trong KCCP. Tập kết ra miền Bắc và chính thức thành lập 20.11.1954 (quyết định 47/NĐA của BQP). Trực thuộc Bộ tổng tư lệnh (1954-67). SĐ305 chuyển thành Lữ đoàn 305 bộ binh (1958), làm nhiệm vụ huấn luyện bộ đội nhảy dù. Cùng Trung đoàn 425 (thuộc BTTM) và Trung đoàn 126 (thuộc BTL hải quần) tổ chức thành bộ đội đặc công (3.1967). Sư đoàn trưởng đầu tiên: Nguyễn Đôn.

        SƯ ĐOÀN 308. sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của QĐND VN (từ 28.8.1979), nguyên là Đại đoàn 308, đại đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVT- ND (1976). Thành lập 28.8.1949 tại thị trấn Đồn Đu (h. Đồng Hỉ, t. Thái Nguyên), thuộc Quân đoàn 1 (từ 24.10.1973). Tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Trung Du. Đường 18, Hà -  Nam - Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ (trong KCCP), Đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Trị Thiên (trong KCCM): là lực lượng dự bị chiến lược trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Tên gọi truyền thống: Đại đoàn quân tiên phong. Được trao tặng ba báu vật (1949): lá cờ “Chiến thắng” (của Bộ tổng tư lệnh), thanh gươm “Dân tộc” (của Tổng bộ Việt Minh), thanh kiếm “Mã đáo thành công” (của Quốc hội nước VN DCCH). Sư đoàn trướng kiêm chính ủy đầu tiên: Vương Thừa Vũ.

        SƯ ĐOÀN 312, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, nguyên là Đại đoàn 312 (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 27.12.1950 tại Kim Lãng (Phú Thọ), thuộc Quân đoàn 1 (từ 10.1973). Trong KCCP, tham gia các chiến dịch: Nghĩa Lộ, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ (đơn vị đánh chiếm SCH Mường Thanh, cắm cờ chiến thắng, bắt sống tướng Đờ Catxtơri và Bộ tham mưu Pháp, 7.5.1954). Trong KCCM. hoạt động ở chiến trường Lào. tham gia chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Lẻ Trọng Tấn. Cg Đại đoàn Chiến Thắng.

        SƯ ĐOÀN 316, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, nguyên là Đại đoàn 316 (trực thuộc Bộ tổng tư lệnh): đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 1.5.1951 tại Cốc Lùng (h. Thoát Lãng, nay là h. Văn Lãng, t. Lạng Sơn); thuộc Quân đoàn 3 từ 1975. Trong KCCP tham gia các chiến dịch: Hoà Bình. Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ; 1961-73, chiến đấu ở Nậm Thà, Nậm Bạc, 139, Cánh Đồng Chum (Lào). Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tham gia giải phóng Buôn Ma Thuột, mờ đầu chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30.4.1975). Sư đoàn trường, chính ủy đầu tiên: Lê Quảng Ba, Chu Huy Mân. Cg Đoàn Bông Lau.

        SƯ ĐOÀN 320. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN, nguyên là Đại đoàn 320; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 1979). Thành lập 16.1-1951 tại đình Mống Lá (h. Nho Quan, t. Ninh Bình). Thuộc biên chế Quân đoàn 3 (26.3.1975). Trong KCCP, hoạt động trong vùng địch hậu. góp phần giải phóng nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong KCCM, tham gia các cuộc tổng tiến công 1968, 1972, 1975, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (30.1-23.3.1971), chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30.4.1975). Sau đó, chiến đấu tại mặt trận biên giới Tây Nam (1977-78), tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Ngày truyền thống 16.1.1951. Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Văn Tiến Dũng. Cg Đợi đoàn Đồng Bằng.

        SƯ ĐOÀN 324. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1976 và 1983). Thành lập tại xã Triều Dương (h. Tĩnh Gia, t. Thanh Hóa); thuộc biên chế Quân khu 4 (1956-68 và từ cuối 1987), Quân khu  Trị - Thiên (1969-74), Quân đoàn 2 (1974-76), Binh đoàn 678 (1977-87). Trong KCCM, SĐ324 hoạt động chủ yếu trên chiến trường Trị Thiên - Huế, tham gia chiến đấu ở mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966) và các chiến dịch: tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Trị Thiên - Huế (Xuân 1975); đánh nhiều trận nổi tiếng: Đầu Mầu (1966), Abia (1969), điểm cao 935, Coóc Bai (1970). Động Tranh (1972). Sau 1975, SĐ324 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1977-87). Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:25:34 am »


        SƯ ĐOÀN 325, sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN (nguyên là Đại đoàn 325); đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 5.12.1952 tại Bình - Trị - Thiên, thuộc Quân đoàn 2 (từ 5.1974). Trong KCCP, chiến đấu ở Bình - Trị - Thiên, Trung, Hạ Lào, đông và đông bắc Campuchia. Được tặng cờ “Quyết chiến quyết thắng” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong KCCM, tham gia chiến dịch Trị Thiên (1972), Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam. tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt. Ngày truyền thống 11.3.1951 (chiến thắng Thanh Hương - Mĩ Xuyên, diệt hơn 1.500 quân Pháp tại mặt trận Bình - Trị - Thiên). Sư đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Trần Quý Hai.

        SƯ ĐOÀN 330. sư đoàn bộ binh chủ lực của QĐND VN: đơn vị Ah LLVTND (1979). Thành lập 1.1955. hoạt động trên chiến trường miền Đông và Trung Nam Bộ trong KCCP; trực thuộc Bộ tổng tư lệnh (1955-60). Quân khu 3 (1961-67, trong đó giai đoạn 1961-65 là Lữ đoàn 330). Giải thế 1969. Thành lập lại 1976, trực thuộc Quân khu 9. Tham gia chiến dịch Nậm Thà (Lào, 1962); chuyên huấn luyện tân binh bổ sung cho chiến trường B (1967-68); làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979-89). Sư đoàn trưởng đầu tiên: Đồng Văn Cống.

        SƯ ĐOÀN 361, sư đoàn phòng không thuộc Quân chủng phòng không - không quân, đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 19.5.1965, mang tên BTL phòng không Hà Nội (5.1965-3.1967), SĐ361 (từ 3.1967). Trong KCCM. chiến đấu bảo vệ Hà Nội và những mục tiêu quan trọng ở một số tinh, thành phố miền Bấc. bắn rơi 591 máy bay Mĩ (có 35 B-52), gồm 31 kiểu, loại (220 chiếc rơi tại chỗ); 12.1965 bắn rơi 20 máy bay; 24.4-20.5.1967 bắn rơi 35 máy bay (riêng 15.5 bắn rơi 10 chiếc); 10.1967 bắn rơi 65 chiếc; 1969 bắn rơi hàng chục máy bay trinh sát không người lái bay thấp. Trong chiến dịch phòng không Hà Nội - Hái Phòng (18- 29.12.1972) bắn rơi 25 B-52 (15 chiếc rơi tại chỗ). Một số trận điển hình: đêm 18.12 bắn rơi 3 B-52 (1 rơi tại chỗ); 20.12 bắn rơi 7 B-52 (3 rơi tại chỗ); 26.12 bắn rơi 8 B-52 (4 rơi tại chỗ). Là lực lượng nòng cốt đập tan cuộc tiến công đường không chiến lược của Mĩ vào Hà Nội. Có 7 đơn vị, 6 cá nhân Ah LLVTND. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), nhiều Chiến công. Ngày truyền thống 19.5.1965. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Dương Hán, Trần Văn Giang. Cg Sư đoàn phòng không Hà Nội.

        SƯ ĐOÀN 363, sư đoàn phòng không thuộc Quân chủng phòng không - không quân; đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 19.5.1965, mang tên: BTL phòng không Hải Phòng (5.1965-6.1966), BTL phòng không Hải Phòng - Đường 5 (6.1966-3.1967), SĐ363 (3.1967). Trong KCCM. chiến đấu bảo vệ Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố miền Bắc, bắn rơi 381 máy bay Mĩ (có 12 B-52 và 19 máy bay trinh sát bay thấp), gồm 21 kiểu, loại, 82 chiếc rơi tại chỗ. Có 3 trung đoàn, 2 tiểu đoàn, 1 đại đội và 5 cá nhân Ah LLVTND. Huân chương: Quân công, Chiến công. Ngày truyền thống 19.5.1965. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hữu ích. Lương Tí. Cg Sư đoàn phòng không Hải Phòng.

        SƯ ĐOÀN 367, sư đoàn phòng không đầu tiên của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1976). Tiền thân là Trung đoàn 367 (thành lập 1.4.1953; trung đoàn trưởng và chính ủy đầu tiên: Lê Văn Tri, Đoàn Phụng), phát triển thành Đại đoàn 367 (21.9.1954), Sư đoàn 367 (21.6.1966). Thuộc biên chế BTL pháo binh (1953-57); tách khỏi BTL pháo binh khi thành lập BTL phòng không (1958); thuộc Quản chủng phòng không -  không quân (1966-73; 1975-77; từ 1999), Quản đoàn 1 (1973-75), Quân chủng phòng không (1977-99). Trong KCCP, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong KCCM, chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội (1966-67), các tuyến đường giao thông ở Quân khu 4; tham gia các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972) và chiến dịch Hồ Chí Minh (Xuân 1975). Chiến đấu trên 9.000 trận, bắn rơi 687 máy bay địch (có 8 chiếc B-52). Ngày truyền thống 1.4.1953. Sư đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên (1954): Hoàng Kiện, Đoàn Phụng. Cg Đoàn Quyết Thắng.

        SƯ ĐOÀN AMÊRICON (Sư đoàn bộ binh 23 Mĩ), sư đoàn đã gây vụ thảm sát Sơn Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN. Thành lập trong CTTG-II, mang tên “Người Mĩ ở Niu Caledonia” (A. Americans in New Caledonia), chiến đấu ở Goađancanan (1942). Được tổ chức lại và hoạt động ở VN từ 9.1967 trên cơ sở Lữ đoàn 196- trước đó thuộc lực lượng xung kích Orêgơn (một đơn vị cỡ sư đoàn, thành lập 2.1967 để tãng cường cho các đơn vị lính thủy đánh bộ ở Vùng chiến thuật 1) và 2 lữ đoàn độc lập (198, 11). Lực lượng gồm: 11 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 1 thiết đoàn kị binh, 6 tiểu đoàn pháo binh (cỡ 105, 155, 175, 203mm), 3 tiểu đoàn trực thăng công kích, 2 đại đội máy bay trực thăng chi viện công kích... Tác chiến ở miền Trung VN (từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi). Trong một cuộc càn quét kéo dài 11.1967-11.1968 với tên gọi Uylơ Oalooa, Lữ đoàn 11 (đại tá Henđơsơn chỉ huy) thuộc SĐA đã gây nên tội ác man rợ ở Sơn Mĩ 1-6.3.1968. Giải thể 20.11.1971. Thương vong trong chiến tranh VN: 17.565, gấp 4 lần thương vong trong CTTG-II: 4.209.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2019, 11:26:53 am »


        SƯ ĐOÀN ANH CẢ ĐÓ (Sư đoàn bộ binh 1 Mĩ), một trong những sư đoàn nổi tiếng nhất của lục quân Mĩ. Thành lập 5.1917, đơn vị đầu tiên của lực lượng viễn chinh Mĩ đổ bộ lên đất Pháp (6.1917) trong CTTG-I (1914-18), tham gia chiến đấu ở Xantiguy và Aixơn-Man, Xanh Misen, Meyxơ, Acgon và Môntiđơ-Noiơn... và mang biệt hiệu SĐACĐ. Trong CTTG-II, tham gia tác chiến ở Bắc Phi, Xixin và tham gia đổ bộ lên vụng Omaha trong chiến dịch Noocmanđi (6.6-24.7.1944). đột phá tuyến Siphrit. Trong chiến tranh VN, là sư đoàn bộ binh đầu tiên của Mĩ đến VN (10.1965), triển khai ở vùng bắc Sài Gòn. gồm 7 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 5 tiểu đoàn pháo binh (3 tiểu đoàn pháo 105mm. 2 tiểu đoàn pháo 155mm) và nhiều đơn vị chiến đấu khác. Từ 1966 đến 1968, SĐACĐ tham gia các cuộc hành quân Attơnborơ, Gianxơn Xiti, phản công Tết Mậu Thân... Phần lớn thời gian hoạt động trong 1969 của sư đoàn là hỗ trợ cho kế hoạch bình định. Rút về Mĩ 4.1970 (đóng tại Phooc Rili - bang Kendơt), sau chuyển thành Sư đoàn bộ binh cơ giới 1 đóng ở Đức. Thương vong trong chiến tranh VN: 20.770 (gần bằng thương vong trong CTTG-I: 22.320 và nhiều hơn CTTG-II: 20.659).

        SƯ ĐOÀN BÁO ĐEN (Sư đoàn bộ binh nhẹ 9), sư đoàn bộ binh của QĐ Thái Lan có tên “Sư đoàn tình nguyện lục quân Thái Lan”, tham chiến cùng QĐ Mĩ ở miền Nam VN (1968) trong chiến tranh xâm lược VN. Tổ chức gồm: 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh (3 tiểu đoàn), 1 tiểu đoàn kị binh thiết giáp, 1 tiểu đoàn thông tin và một số đơn vị khác. SĐBĐ hoạt động chủ yếu ở Vùng chiến thuật 3. SCH ở Long Thành. 7.1971 rút khỏi miền Nam VN.

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH, sư đoàn thuộc lục quân, thường gồm 3-4 trung đoàn (lữ đoàn) bộ binh, và một số đơn vị trực thuộc. Được trang bị gọn nhẹ, có thể cơ động và tác chiến trên nhiều loại địa hình khác nhau (rừng núi, đồng bằng, trung du...). Có khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong đội hình cấp trên hoặc độc lập. Thuộc biên chế của quân khu, quân đoàn hoặc trực thuộc BQP. Trong QĐ một số nước SĐBB được chia thành: SĐBB nhẹ và SĐBB nặng. Trong QĐND VN, SĐBB đầu tiên có từ 1955, trước đó gọi là đại đoàn (xt Sư đoàn 304, Sư đoàn 308...).

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 1 MĨ nh SƯ ĐOÀN ANH CẢ ĐỎ

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 4. sư đoàn Mĩ có biệt danh “Dây thường xuân”. Thành lập 1917, tham gia chiến đấu ở Pháp trong CTTG-I (1914-18), chiến dịch Noocmanđi (6.6-24.7.1944), tham gia giải phóng Pari (Pháp) và nhiều chiến dịch ở Bỉ trong CTTG-II (1939-45). Vào VN 9.1966; riêng Lữ đoàn 3 vào VN trước đó, chiến đấu ở tây bắc Sài Gòn (Vùng chiến thuật 3) và được phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 25 (x. Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới). Để bù lại sự thiếu hụt, SĐBB4 được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 25 đang chiến đấu ở Tây Nguyên. Đến 8.1967, hai Bộ chỉ huy lữ đoàn trên được trả về sư đoàn sở thuộc. Thời gian ở VN. SĐBB4 hoạt động chủ yếu tại vùng biên giới VN - Campuchia ở tây bắc Tây Nguyên, liên tục mở các cuộc hành quân “tìm diệt” đánh phá hành lang căn cứ CM ở Kon Tum. Plây Cu (Vùng chiến thuật 2) với lực lượng: 8 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 2 thiết đoàn kị binh. 4 tiểu đoàn pháo binh (105mm và 155mm). Rút khỏi VN 7.12.1970, đóng tại Phooc Cacxơn, bang Colorado, trở thành sư đoàn bộ binh cơ giới. Thương vong trong chiến tranh VN: 16.844, bằng khoảng 75% thương vong trong CTTG-II: 22.660.

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 9, sư đoàn Mĩ có biệt danh “Những người dày đạn đáng tin cậy”. Thành lập 1.8.1940, là một trong những sư đoàn đầu tiên của Mĩ tham gia CTTG-II. Đã chiến đấu ở Bác Phi (1942), tham gia đổ bộ lên Noocmandi (1944), đột phá tuyến Siphrit và hội quân với các đơn vị QĐ LX ở Remagen, bên sông Ranh. Tham gia chiến tranh xâm lược VN từ 16.12.1966 với 3 lữ đoàn bộ binh (1, 2 và 3), gồm 10 tiểu đoàn chiến đấu (trong đó có 2 tiểu đoàn cơ giới. 4 tiểu đoàn cơ động đường không bằng máy bay trực thăng) và nhiều đơn vị khác. Riêng Lữ đoàn 2 được xây dựng thành một bộ phận của Lực lượng cơ động đường sông. Căn cứ chính: Đồng Tâm (Mĩ Tho). Do đặc điểm địa hình ở đồng bằng sông Cửu Long và để đối phó với tác chiến du kích cỡ phân đội. SĐBB 9 thường áp dụng chiến thuật phục kích ban đêm bằng các phân đội nhỏ (cỡ trung đội), mỗi đêm có từ 30-40 trung đội được phái ra hoạt động, hạn chế phần nào hoạt động của du kích. Rút khỏi VN 10.1970. Thương vong trong chiến tranh VN khoảng 20.000, gần bằng thương vong trong CTTG-II: 23.277.

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 23 MĨ nh SƯ ĐOÀN AMÊRICƠN

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH 25 MĨ nh SƯ ĐOÀN TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI

        SƯ ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI, sư đoàn bộ binh được trang bị xe chiến đấu bộ binh, vũ khí và phương tiện KTQS hiện đại (xe thiết giáp, xe tăng, pháo tự hành...), có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, sức đột kích lớn. Thường gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới, trung đoàn pháo binh, trung đoàn pháo phòng không và một số tiểu đoàn trực thuộc (pháo hỏa tiễn, pháo chống tăng, công binh, thông tin, trinh sát, sửa chữa, quân y, vận tải...). Thuộc biên chế của quân đoàn và có khả năng tác chiến độc lập hoặc trong đội hình cấp trên. Sư đoàn 308 là SĐBBCG đầu tiên của QĐND VN.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM