Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:46:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Q  (Đọc 4797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:33:23 pm »


        QUÂN SỰ, 1) lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội (lực lượng vũ trang); 2) một trong những hoạt động cơ bàn trong QĐ cùng các hoạt động khác (chính trị, hậu cần, kĩ thuật...) tạo nên sức mạnh chiến đấu của QĐ.

        QUÂN SỰ HÓA, áp đặt cơ chế của hoạt động quân sự vào hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. tư tưởng...). Mục đích và tính chất QSH phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị - xã hội và nhà nước chủ trương QSH. QSH thường được sử dụng khi chuẩn bị hoặc tiến hành chiến tranh. Các nhà nước ĐQCN lợi dụng QSH để tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh và xâm lược nước khác.

        QUÂN THIỆN TRẠO (cổ), quân chèo thuyền trong biên chế các thuyền hoặc đội thuyền của thủy quân thời Trần, Hậu Lê, Thời Hậu Lê, thuyền lớn có biên chế 86 người, thuyền nhỏ 20 người. Theo lệ chọn, QTT có thể tuyển người thấp hơn lính bộ binh 5 phân (khoảng 2cm); cao 4 thước (khoảng 1.6m) trở lên và cho hưởng lương theo tầm vóc người, từ 8- 13 quan. Cg trạo nhi đội (đoàn).

        QUÂN THIẾT ĐỘT (cổ), lực lượng chủ lực cơ động của nghĩa quân Lam Sơn và quân đội Hậu Lê dưới thời Lê Sơ (1428-1527). Có từ khi bắt đầu khởi nghĩa (1418). Tới 1426 quân sô lên đến 200.000 người, chia làm 14 vệ. Giai đoạn 1428-48. tổ chức thành 5 quân, đóng giữ ở kinh đỏ và cơ động chiến đấu.

        QUÂN THỦY (cổ) nh THỦY QUÂN

        QUÂN TỊCH, quan hệ pháp lí xác nhận công dân là quân nhân tại ngũ và có quyền lợi. nghĩa vụ được luật pháp, điều lệnh, điều lệ QĐ và các văn bản pháp quy khác của nhà nước quy định.

        QUÂN TIẾP PHÒNG, lực lượng làm nhiệm vụ thay thế bộ phận QĐ Tưởng Giới Thạch ở VN 1946, gồm 15.000 quân Pháp và 10.000 quân của QĐND VN. Tổ chức ra theo tinh thần hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946): được cụ thể hóa tại hiệp định QS 3.4.1946 giữa VN và Pháp, theo đó số quân Pháp đóng tại Hà Nội: 5.000; Hải Phòng: 1.750; Hòn Gai: 1.025; Nam Định: 825; Huế: 825; Đà Nẵng: 225; Hải Dương: 650: Điện Biên Phủ: 825; các vùng biên giới: 2.755; số quân VN đóng tại Hà Nội: 952; Hài Dương: 904: Huế: 500: Phủ Lí: 500; Thái Bình: 500; Nam Định: 500: Thanh Hóa: 684; Đông Hà: 684; Đồng Hới: 220: Vinh: 904: Đà Nẵng: 904: Ninh Bình: 904. QTP của mỗi bên có bộ chỉ huy riêng. QTP VN thuộc quyền điều khiển của Cục tổng chỉ huy  QTP (tổng chỉ huy: Lê Thiết Hùng). Hoạt động của QTP có sự theo dõi, kiểm soát của các ủy ban liên lạc và kiểm soát Việt - Pháp (ủy ban này, ở trung ương gọi tắt là Ban liên kiểm trung ương: ở những địa phương có QTP đóng gọi tắt là ti liên kiểm).

        QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM, bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ CM Lào và Campuchia theo yêu cầu của nhân dân và chính quyền CM hai nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc (Lào: 1945-54 và 1960-75; Campuchia: 1945-54, 1970-75 và 1979-89). Nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ QTNVN (với hang triệu lượt người) đã sát cánh chiến đấu cùng các lực lượng kháng chiến của Lào và Campuchia, không ngại gian khổ. khó khăn, thiếu thốn, đới rét, bệnh tật, sẵn sàng làm mọi việc, chấp nhận mọi hi sinh, giúp bạn từ việc tuyên truyền giác ngộ, phát động quần chúng đấu tranh, xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng chính trị và LLVT CM, củng cố và mở rộng các căn cứ kháng chiến và vùng giải phóng... đến việc chiến đấu chống địch khùng bố, càn quét, lấn chiếm, bảo vệ nhân dân  và chính quyền CM, bảo vệ các thành quả CM. Được sự đùm bọc, chăm sóc của nhân dân và sự đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu của các LLVT CM hai nước Lào và Campuchia. QTNVN đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. QTNVN đã nêu một tấm gương tiêu biểu về bản chất CM và tinh thần quốc tế trong sáng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh chung vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân Lào và Campuchia.

        QUÂN TRANG. 1) gọi chung các loại trang phục được sử dụng  trong QĐ. gồm: quần áo, chăn màn, giày, dép, phủ hiệu, cấp hiệu,... được sản xuất theo quy định (quy cách, kiểu dáng, màu sắc) thống nhất của BQP. Có: QT dùng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp; QT dùng trong ngày lễ. QT thường dùng, QT dã ngoại và QT nghiệp vụ, QT hè, QT đông (xt minh họa giữa trang 832 và 833); 2) ngành chuyên môn phụ trách việc bảo đảm quân trang.

        QUÂN TRANG CHIẾN ĐẤU. gọi chung các loại quân trang được thiết kế, sản xuất phù hợp với điều kiện tác chiến, dã ngoại (như tăng, võng, mũ sắt...) và chỉ cấp phát cho quân nhân khi trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc huấn luyện, diễn tập, hành quân dã ngoại,... khi có lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:35:04 pm »


        “QUẢN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”, tác phẩm tập hợp các bài viết của Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi gửi quân Minh và một số chi dụ gửi tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Nguyên bản bằng chữ Hán. Theo sự sưu tập chưa thật đầy đủ đến nay gồm 69 bài. Tác phẩm mang tính chiến đấu cao, nêu rõ sự nghiệp chính nghĩa, thế tất thắng của quân dân Đại Việt; vạch trần tính chất tàn bạo, gian xảo, thế thất bại không tránh khỏi của quân Minh. Bằng lập luận chặt chẽ, thấm đượm tinh thần nhân đạo, tác phẩm thể hiện chủ trương “tám công” (đánh vào lòng người) của nghĩa quân, góp phần làm tan rã ý chí chiến đấu của quân xâm lược.

        QUÂN TÚC VỆ nh QUÂN CẤM VỆ

        QUÂN TÙY LONG (cổ), bộ phận của quân điện tiến (quân cấm vệ). Được tổ chức trong quân đội Tiền Lê (980-1009), chuyên canh gác nơi vua ở, thiết triều và theo xa giá khi vua rời khỏi cấm thành.

        QUÂN TỨ SƯƠNG (cổ), lực lượng canh gác, bảo vệ bốn cửa, mặt thành và ngoại vi thành dưới các triều đại phong kiến VN. Ở kinh đô, QTS thường canh gác, tuần phòng từ hoàng thành tới kinh thành và cả khu vực ngoài kinh thành. Có trong tổ chức QĐ Tiền Lê, Lí, Trần và Hậu Lê (riêng thời Tiền Lê. QTS là bộ phận của quân điện tiền). Binh lính thuộc QTS thường được tuyển trong đinh tráng ngay tại địa phương (nơi có thành), chia phiên canh gác, luyện tập và sản xuất; khi cần thiết được huy động vào QĐ thường trực (x. ngụ binh ư nông). Chỉ huy QTS dưới thời Tiền Lê. Lí là viên tứ sương quân chỉ huy sứ; thời Hậu Lê là viên để lĩnh.

        QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG X. ĐẢNG ỦY QUẢN SỰ TRUNG ƯƠNG

        QUÂN Y, tổ chức y tế trong QĐ có chức năng sử dụng các biện pháp y học để phòng bệnh, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe, nàng cao thể lực bộ đội; cứu chữa thương binh, bệnh binh, khôi phục ở mức cao nhất khả năng chiến đấu và lao động của thương binh, bệnh binh. Trong QĐND VN hệ thống QY gồm; QY trực thuộc BQP (cục QY); QY quân khu. quân chủng, binh chủng, quân đoàn (phòng QY); QY sư đoàn và tương đương (ban QY); hệ thống tổ chức bảo đảm chuyên môn, cấp cứu, điều trị (bệnh viện, đội điều trị, bệnh xá, vệ sinh phòng dịch, cơ sở sản xuất thuốc và dụng cụ y tế, các nhà trường, học viện...).

        QUÂN Y SĨ, người thầy thuốc có trình độ trung học y khoa. phục vụ tại ngũ trong QĐ. Thường có: QYS chung (chưa đi sâu vào chuyên khoa nào), QYS chuyên khoa (được đào tạo sâu về một chuyên khoa, như QYS tai - mũi - họng, QYS mắt, QYS y học cổ truyền...). QYS được đào tạo tại trường trung học quân y hoặc trường trung học y khoa của nhà nước.

        QUÂN Y VIỆN nh BỆNH VIỆN QUÂN Y

        QUẦN ÁO PHÒNG ĐỘC, khí tài phòng da chuyên dùng để phòng ngừa chất độc, bụi phóng xạ và tác nhân sinh học rơi lên da, từ đó xâm nhập vào cơ thể gây tác hại cho người. QAPĐ còn có tác dụng giảm thiểu tác hại của bức xạ quang của vụ nổ hạt nhân. Theo kết cấu, có; QAPĐ loại kín. QAPĐ loại hờ. Theo tác dụng bảo vệ có các loại QAPĐ: kiểu cách li (vải tráng cao su), kiểu lọc (vải sợi bông tẩm than hoạt) và kiểu tẩm (quần áo thường tẩm hóa chất). Một số loại QAPĐ trong trang bị của QĐ các nước: L-l, OZK, OKZK (Nga); K66. M82 (TQ); T-202 (Đài Loan); LI, K66 (VN).

        QUẦN ĐẢO, tập hợp các đảo cùng với các thành phần tự nhiên có liên quan khác, phân bố tương đối tập trung trong một khu vực nhất định hoặc liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thực thể thống nhất về lịch sử, địa lí, kinh tế và chính trị. Mỗi QĐ có thể gồm nhiều QĐ nhỏ hơn, thuộc phạm vi lãnh thổ nhiều quốc gia, (như QĐ Mã Lai lớn nhất thế giới, gồm trên 20.000 đảo lớn nhỏ với tổng 2.475.000 km2. thuộc các nước Inđônêxia. Malaixia, Philippin), chiếm toàn bộ lãnh thổ một quốc gia (Xâysen...) hoặc lập thành những đơn vị hành chính các cấp khác nhau trong một quốc gia (các huyện đảo Trường Sa. Hoàng Sa của VN).„
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:36:45 pm »


        QUẦN ĐẢO MACSAN (Cộng hòa Quần đảo Macsan; Marshallese Majol, A. Republic of the Marshall Islands), quốc gia trong quần đảo cùng tên thuộc quần đảo Micrônêxia ở tây Thái Bình Dương. Dt 181km2; ds 56 nghìn người (2003). Tôn giáo: đạo Tin Lành. Ngôn ngữ chính thức: thổ ngữ Macsan, tiếng Anh. Thủ đô: Magiurô. Chính thế cộng hòa lập hiến trong liên minh tự do với Mĩ, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Lãnh thổ gồm 34 đảo, chủ yếu đảo đá san hô, có các dải đá ngầm bao quanh, trải dài bắc - nam khoáng 800 hải lí. Khí hậu đại dương, ẩm, mưa nhiều. Ngành đánh cá, du lịch đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ. GDP 96 triệu USD (2002), bình quân đầu người 1.830 USD. Thành viên LHQ (17.9.1991).



        QUẦN ĐẢO XÔLƠMƠNG (A. Solomon Islands), quốc gia quần đảo ở tây nam Thái Bình Dương. Dt 27.556km2; ds 509 nghìn người (2003); chủ yếu người Mêlanêdi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô Honiara. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp tối cao: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm các đảo núi lứa thuộc phần đông nam QĐX và quần đảo phụ cận Xanta Crudơ. Núi lửa Pôpômanaxiu cao 2.33lm. Khí hậu cận xích đạo. Nước nông nghiệp (90% lực lượng lao động). Sản phẩm xuất khẩu: cùi dừa, ca cao. Cảng biển và cảng hàng không quốc tế Honiara. GDP 264 triệu USD (2002), bình quân đầu người 610 USD. Thành viên LHQ (19.9.1978), Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 30.10.1996. Không có LLVT.



        QUẬN TRƯỞNG, chức vụ đứng đầu cơ quan chính quyền quận ở miền Nam VN dưới chế độ Sài Gòn 1954-75. Thuộc quyền chỉ huy của tỉnh trưởng, chịu trách nhiệm điều hành các cơ quan, chỉ huy lực lượng (QS và bán QS) thuộc quyền, bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh trên địa bàn quận... Do nhu cầu QS, QT thường là sĩ quan QĐ Sài Gòn và kiêm nhiệm chức vụ chi khu trưởng.

        QUẤY RỐI, hoạt động tác chiến nhằm làm cho đối phương luôn ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, giảm sút tinh thần chiến đấu và tiêu hao sức chiến đấu. Thường được thực hiện bằng các biện pháp: bắn tỉa, tập kích hỏa lực, tiến công nghi binh...

        QUÉT VÀ GIỮ, chiến lược quân sự thay thế chiến lược tìm diệt và bình định của Mĩ trên chiến trường miền Nam VN, do Abram đề xướng sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tăng cường củng cố QĐ Sài Gòn, cải thiện thế phòng ngự, tìm kiếm lợi thế cho Mĩ trong đàm phán tại hội nghị Pari (1968-73), từng bước thực hiện chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh, tiến tới rút QĐ Mĩ ra khỏi miền Nam VN. Nội dung: sử dụng QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn làm hai lực lượng chiến lược vừa tổ chức phòng ngự chiều sâu vừa tiến hành càn quét, bình định giành lại những địa bàn đã mất, giữ các căn cứ QS, vùng đông dân nhiều của, giữ cho QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn khỏi bị thiệt hại nặng và thất bại lớn hơn. Thực hiện QVG, Abram sử dụng tới 50% QĐ Mĩ và chư hầu, 60% QĐ Sài Gòn để đẩy mạnh kế hoạch “bình định cấp tốc” (cuối 1968 đầu 1969), “bình định đặc biệt” (1969-70); lập được 2.000 ấp chiến lược, củng cố vùng ven đô, kiểm soát một số địa bàn xung yếu ở nông thôn đồng bằng, đẩy bộ đội chủ lực của QGPMN VN ra xa các đô thị và vùng đông dân, gây khó khăn cho lực lượng CM miền Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:38:09 pm »


        QUẾ LĂNG, địa danh cổ ở phía bắc kinh đô Đại Lương nước Ngụy thời Chiến Quốc, nay thuộc bắc h. Trường Viên, tp Tân Hương, t. Hà Nam, TQ. 353tcn diễn ra trận phục kích của 80 nghìn quân Tề do Điền Kị chỉ huy chặn đánh và làm thất bại nặng quân Ngụy do Bàng Quyên chỉ huy đang rút về giải vây kinh đô Đại Lương (nay là tp Khai Phong, t. Hà Nam) đang bị vây hãm theo kế vây Ngụy cứu Triệu của Tôn Tẫn (x. trận Quế Lăng, 353tcn).

        QUỐC DÂN ĐẠI HỘI (16.8.1945), đại hội đại biểu nhân dân cả nước quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ tọa, họp tại Tân Trào (t. Tuyên Quang). 60 đại biểu thay mặt cho các đoàn thể, đảng phái, dân tộc, tôn giáo cả nước và đại biểu Việt kiều ở Thái Lan, Lào đã về dự. QDĐH tán thành chủ trương của ĐCS Đông Dương: tranh thủ thời cơ thuận lợi, phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; thông qua lệnh tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, quy định quốc kì, quốc ca; cử ủy ban dân tộc giải phóng VN (tức Chính phủ lâm thời nước VN DCCH) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. QDĐH biểu thị sự đoàn kết, nhất trí của toàn dân trong thời điểm quyết định vận mệnh của dân tộc.

        QUỐC GIA QUẦN ĐẢO, quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đào và có khi còn gồm một số đảo khác nữa. Theo công ước của Liên hợp quốc về luật biến (1982), đường cơ sở của QGQĐ (gọi là đường cơ sở quân đảo) có thể được vạch bằng các đường nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi cạn của quần đảo. Chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của QGQĐ được tính từ đường cơ sở quần đảo. Nhật Bản, Philippin, Inđônêxia là những QGQĐ.

        QUỐC LỘ 1, quốc lộ chạy dọc lãnh thổ VN. từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan (biên giới Việt - Trung, thuộc t. Lạng Sơn) đến Năm Căn (t. Minh Hải), qua 31 tỉnh và thành phố: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Dài 2.300,5km. mặt đường rộng 10-12m. rải bê tông nhựa Đoạn Hữu Nghị Quan - Bắc Giang qua vùng đồi núi, mật độ dân cư thấp. Từ Bắc Giang đến Hà Tĩnh đường bằng, thẳng, dân cư đông đúc. Đoạn Hà Tĩnh - Khánh Hoà chạy sát ven biển miền Trung, nhiều đèo lớn (Đèo Ngang, Phước Tượng. Phú Gia, Hải Vân, Cù Mông, Đèo Cả...). Đoạn Khánh Hoà -  tp Hồ Chí Minh qua vùng đất đỏ, đông dân cư. Từ tp Hồ Chí Minh đến Cà Mau qua vùng đồng bằng sông Cừu Long, nhiều sông ngòi, dân cư đông đúc. Toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng phổ biến 25-30t. Có các đường rẽ nối liền với hầu hết các tỉnh trong cả nước. Trước 1985 đoạn từ tp Hồ Chí Minh đến Cà Mau là QL 4. Đoạn QL1 cũ từ tp Hồ Chí Minh đến Tây Ninh nay đổi thành QL 22. Hiện nay QL1 đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số đoạn đường tránh thành phố, thị xã. Đường hầm xuyên qua dãy Bạch Mã đã được mở thông, đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng, thay cho đèo Hải Ván.

        QUỐC LỘ 1B. quốc lộ từ thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cầu Gia Bẩy (Thái Nguyên), qua các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Đồng Hi, Võ Nhãi. Dài 148,5km. Đường cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5-7m. rải đá nhựa. Qua 50 cầu (tải trọng 10-30t), 2 ngầm, một số đèo dốc (Kéo Sình. Lũng La, Tam Canh. Nậm Dù. Bò Đái). Đoạn km 0 - km 42 chạy theo triền núi đất và hồ đập, mưa lớn có thế gây ngập: km 42 - km 126 theo triền núi đá, xen kẽ các thung lũng; km 126 - km 148+500 qua vùng đồi thấp, đông dân cư.

        QUỐC LỘ 2, quốc lộ từ Phủ Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) đến Thanh Thủy (Hà Giang) qua tp Việt Trì, tx Tuyên Quang, tx Hà Giang. Dài 313,5km, mặt đường trải nhựa hoặc bê tông. Độ dốc toàn tuyến nhỏ, không có đèo dốc lớn. Qua 98 cầu. tải trọng các cầu tối thiểu H10. Đoạn Phủ Lỗ - Việt Trì dài 136km. rộng 6-1 lm (riêng đoạn qua tp Việt Trì rộng 18m), qua các trọng điểm kinh tế và khu vực đông dân cư. Đoạn Việt Trì - Hà Giang rộng 5,5-9m, đường phẳng. Trong KCCP. dọc QL2 diễn ra nhiều trận đánh nổi tiếng, điển hình là trận Chân Mộng - Trạm Thản (17.11.1952).

        QUỐC LỘ 3, quốc lộ từ Cầu Đuống (Hà Nội), qua các tình Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng). Dài 350,44km. qua nhiều khu công nghiệp và vùng dân cư tập trung; 84 cầu, một số đèo dốc lớn (Đèo Giang, Đèo Gió, Mã Phục, Cao Bắc). Đoạn Cầu Đuống - Nà Pạc (192km) rộng phổ biến 5,5-7,5m. rải đá nhựa hoặc bê tông nhựa, đường bằng phẳng. Đoạn Nà Pạc - Tà Lùng (158km) rộng 3,5-5.5m. chủ yếu rãi đá nhựa, qua vùng núi cao. đường quanh co, vách tà luy cao, vực sâu; riêng đoạn Cao Bằng - Tà Lùng qua các thung lũng, dân cư thưa thớt, dễ bị ngập nước vào mùa mưa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:39:29 pm »


        QUỐC LỘ 4A. quốc lộ từ thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến tx Cao Bằng, qua Na Sầm, Thất Khê, Đông Khê. Dài 118km. mặt đường rộng 3,5-6,9m, chủ yếu rải đá nhựa hoặc đá răm, đi qua vùng đồi, núi, rừng, nhiều đèo quanh co (Bố Củng, Lũng Phầy, Ngườm Kim, Khản Khoang, Bàn Cờ), hai hầm với tổng chiều dài 65m, hai bên đường dân cư thưa thớt. Trong KCCP, trên QL4A các đơn vị QĐND VN tiến hành nhiều trận phục kích các đoàn xe QS Pháp, tiêu biểu là trận Bố Cùng - Lũng Vài (8.1.1948), trận Bông Lau - Lũng Phầy (25.9.1949).

        QUỐC LỘ 5, quốc lộ từ ngã ba Cầu Chui (Gia Lâm, Hà Nội). đến cảng Chùa Vẽ (tp Hải Phòng), qua tx Hải Dương. Dài 106km. phần lớn chạy song song với đường sắt qua vùng đồng băng dân cư đông đúc. Nền đường rộng 23-34m. mặt đường trải bê tông nhựa. Đường hai chiều, giữa có dải phân cách; mỗi chiều có 2 đến 3 làn xe cơ giới và một làn dành cho xe thô sơ. Toàn tuyến có 20 cầu, trong đó có các cầu lớn: Đồng Niên (176,6m), Phú Lương (509,5m), Lai Vu (172m), Quán Toan (184m). An Dương II (222m), Lạch Tray (23 lm); tải trọng các cầu H30. Trong KCCP. trên QL5 diễn ra nhiều trận đánh giao thông, làm hao tổn nặng nề sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân viễn chinh Pháp.

        QUỐC LỘ 6. quốc lộ từ Hà Nội đến tx Lai Châu (t. Điện Biên), qua tx Hà Đông, tx Hoà Bình, Mộc Châu, tx Sơn La. Tuần Giáo. Dài 494km. Đoạn Hà Nội - Hoà Bình qua vùng đồng bằng đòng dân cư, từ Xuân Mai đến Hoà Bình có đồi núi thấp: mặt đường rộng 12,5-33m. trải bê tông nhựa. Đoạn Hoà Bình - Lai Châu mặt đường rộng 5,5-6m. qua vùng núi hiểm trở. nhiều đèo cao (Trung Khe, Hứa Tát, Mộc Châu, Chiềng Đông, Sơn La. Chiềng Bắc, Pha Đin...), dốc lớn, nhiều cua gấp, vực sâu, mùa mưa đi lại khó khăn, nguy hiểm, đang được cải tạo, nâng cấp. Toàn truyến có 97 cầu. Trên QL6. trong chiến dịch Hoà Bình (10.12.1951-25.2 1952) đã diễn ra những trận đánh lớn giữa các đơn vị QĐND VN và QĐ Pháp.

        QUỐC LỘ 7, quốc lộ từ thị trấn Diễn Châu (Nghệ An) đến của khẩu Nậm cắn (biên giới Việt - Lào), qua các thị trấn Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Hoà Bình (t. Nghệ An). Dài 225km. có 164.5km rải đá nhựa. 59,5km cấp phối; mặt đường rộng 3,5-7m: qua 74 cầu. Đoạn Diễn Châu - Đô Lương đường bằng phẳng, qua khu vực đông dân cư. Đoạn Đô Lương -  Nậm Cắn (192km) chạy dọc Sông Cả. gần Nậm Cắn đường qua đèo Báctêlêmi (dài 20km. độ dốc 10-12%), đường hẹp, xe tránh nhau khó khăn, nhiều đoạn có vách taluy cao hay bị sạt lở vào mùa mưa.

        QUỐC LÔ 8. quốc lộ từ tx Hồng Lĩnh (km 842 QL 1) qua Đò Trai, Linh Cảm. Lạc Sao đến cửa khẩu Cầu Treo (biên giới Việt-Lào). Dài 85.3km. mặt đường rộng 6-16m, trải bê tông nhựa. Qua 36 cầu, trong đó có hai cầu lớn: Linh Cảm (228.8m), Hà Tân (171,7m). Đoạn Kim Sơn - biên giới Việt - Lào đường dốc, vách taluy cao, nhiều vực sâu hay bị sụt lở.

        QUỐC LỘ 9. quốc lộ từ tx Đông Hà qua thị trấn Cam Lộ, Hướng Hoá đến cửa khẩu Lao Bảo (t. Quảng Trị). Dài 83,5km. mặt đường rộng 6-2lm, trải bê tông nhựa; phần lớn chạy trên địa hình bằng phẳng, riêng đoạn Cà Tu - Khe Sanh men theo sườn núi cao. vực sâu, nhiều đèo dốc, dân cư thưa thớt. Qua 40 cầu, tải trọng trên 18t. Trong KCCM. trên QL9 diễn ra các chiến dịch lớn: chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20.1-15.7.1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (31.1- 3.3.1971).

        QUỐC LỘ 10. quốc lộ từ ngã ba Bí Chợ (t. Quảng Ninh) đến cầu Tào Xuyên (t. Thanh Hóa), qua tp Hài Phòng, tp Thái Bình, tp Nam Định, tx Ninh Bình, tp Thanh Hóa. Dài 230km. Đoạn Quảng Ninh - Hải Phòng trải bê tông nhựa, mặt đường rộng 11m. Đoạn Hải Phòng - Ninh Bình đang sửa chữa, nâng cấp. Đoạn qua t. Thanh Hóa đường hẹp. mặt đường rộng 3,5- 7m, trải đá nhựa, cấp phối và đất. Qua 34 cầu (trên QL10 mới), 42 cầu (trên QL10 cũ), qua các cầu lớn: Đá Bạc (505m), Cầu Kiền (1.186m), cầu vượt Quán Toan (640m), Tiên Cựu (2.196m), Quý Cao (504m), Tân Đệ (1.064,8nri). Trong KCCM là tuyến đường vận tải QS quan trọng từ cảng Hải Phòng vào miền Nam.

        QUỐC LỘ 13, quốc lộ từ ngã ba Vĩnh Bình (tp Hồ Chí Minh) qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Chơn Thành, Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (biên giới VN - Campuchia). Dài 142km, mặt đường rộng 5-7m, gồm các đoạn trải bê tông nhựa (99.6km), đá nhựa (14km) và đường đất (28.57km). Qua 9 cầu, tải trọng đến 25t.

        QUỐC LỘ 15, quốc lộ từ Tòng Đậu (km 118, QL 6, t. Hoà Bình) đến thị trấn Cam Lộ (t. Quảng Trị), qua các t. Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh. Quảng Bình. Dài 706km. mặt đường rộng 3,5-5m, chủ yếu là đường cấp phối. Chạy qua vùng rừng núi, nhiều đèo, dân cư thưa thớt. Qua 107 cầu (tải trọng 8- 30t), 33 ngầm và đập tràn. Là nền móng của đường Hồ Chí Minh, đang được nâng cấp giai đoạn 1.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:40:39 pm »


        QUỐC LỘ 18. quốc lộ từ tx Bắc Ninh qua Phả Lại, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, Hòn Gai, Hà Tu, Tiên Yên, đến cửa khẩu Móng Cái (tx Móng Cái). Chiều dài toàn tuyến 310km. mặt đường rộng 11-14m, rải bê tông nhựa; qua 130 cầu, tải trọng các cầu chủ yếu 30t. Cùng với đường Nội Bài - Bắc Ninh mới xây dựng, QL18 trở thành tuyến đường quan trọng nối sân bay quốc tế Nội Bài với cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đảm bảo giao thông cho tam giác kinh tế trọng điểm các tỉnh phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đoạn Bắc Ninh - Uông Bí (83km) qua vùng đồng bằng, Uông Bí - Tiên Yên (123km), qua vùng đồi thấp, ven biển, đông dân cư. Đoạn Tiên Yên - Móng Cái (103km), qua vùng đồi núi cao, sườn dốc quanh co, nhiều suối cắt ngang.

        QUỐC LÔ 19, quốc lộ từ cảng Quy Nhơn (t. Bình Định) đến cửa khẩu Lệ Thanh trên biên giới VN - Campuchia, qua Phú Tài. An Khê, Mang Yang, Plây Cu. Dài 248km, gồm các đoạn trải bê tông nhựa (156,9km), đá nhựa (52km), đường cấp phối (39.1km), mặt đường rộng 3,5-14m. Đoạn Quy Nhơn - An Khê đường bằng phảng, qua khu vực đông dân cư; đoạn An Khê - Mang Yang qua vùng núi, có hai đèo An Khê và Mang Yang; đoạn Mang Yang - biên giới chạy trên cao nguyên, đường bằng phẳng, dân cư thưa thớt. Toàn tuyến qua 51 cầu, tải trọng 18-25t.

        QUỐC LỘ 20. quốc lộ từ ngã ba Dầu Giây (km 1.832, QL 1, t. Đồng Nai) đến thị trấn Đran (km 200, QL 27, h. Đơn Dương, t. Lâm Đổng), qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Dạ Huoai, tx Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, tp Đà Lạt. Dài 268km, mặt đường rộng 5-8m, trải bê tông nhựa (235,6km), đá nhựa (32,4km); qua 29 cầu, tải trọng 18-25t. Đoạn qua t. Lâm Đồng chạy trên vùng núi, qua các đèo Đèo Chuối, Bảo Lộc, Đran, Pren). Trong KCCP, trên QL20 diễn ra nhiều trận đánh giao thông, điển hình là trận La Ngà (1.3.1948) của Chi đội 10 Vệ quốc đoàn và các LLVT địa phương.

        QUỐC LỘ 21, quốc lộ từ tx Sơn Tây đến cảng Hải Thịnh (t. Nam Định), qua Tùng Thiện, Hoà Lạc, Xuân Mai, Chi Nê, Phủ Lí. Dài 210 km, mặt đường rộng 3,5-14m, trải bê tông nhựa, đá nhựa, đá dăm; qua 80 cầu, 3 dốc, 1 bến phà. Đoạn Sơn Tây - Xuân Mai qua vùng đồi núi thấp, đường bằng phẳng; đoạn Xuân Mai - Phủ Lí qua vùng núi đá vôi, dân cư thưa; đoạn Phủ Lí - cảng Hải Thịnh qua vùng đồng bằng, đông dân cư.

        QUỐC LỘ 26. quốc lộ từ thị trấn Ninh Hoà (km 1420, QL 1, t. Khánh Hoà) đến tp Buôn Ma Thuột (t. Đắc Lắc), qua Dục Mĩ, đèo Phượng Hoàng, Crông Pách. Dài 151 km, mặt đường rộng 5-7m, trải bê tông nhựa; qua 48 cầu, tải trọng các cầu 25t. Đoạn thị trấn Ninh Hoà - đèo Phượng Hoàng (25km) đường bằng phẳng, qua vùng đông dân cư; đoạn đèo Phượng Hoàng - M'đranh (38km) qua vùng núi, vách taluy cao, vực sâu; đoạn M'đranh - tp Buôn Ma Thuột (88km) qua vùng đồi núi, đông dân cư.

        QUỐC LỘ 32, quốc lộ từ Hà Nội qua các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ. Yên Bái, Lào Cai đến Bình Lư (Lai Châu). Dài 404km, mặt đường rộng phổ biến 5-7m, riêng đoạn trên địa bàn Hà Nội rộng 9-15m, đoạn qua t. Yên Bái (km 147-332) rộng 3,5- 6,9m; mặt đường trải bê tông nhựa, đá nhựa, đá dăm; qua 101 cầu, tải trọng H13-H30. Đoạn Cầu Giấy - Ngọc Tháp (km 0- 91) đường bằng phảng, qua vùng đông dân cư; đoạn Ngọc Tháp - Bản Lùn (km 91-257) qua vùng đồi núi, thưa dân cư; đoạn Bản Lùn - Mường Kim qua vùng núi hiểm trở, vách taluy cao, vực sâu, mùa mưa để bị sụt lở, trơn lầy, qua hai đèo lớn (Khâu Pha, Vách Kim).

        QUỐC LỘ 51, quốc lộ từ Biên Hoà đến Vũng Tàu qua Long Bình, Long Thành, Bà Rịa. Đường cấp I đồng bằng, qua vùng đông dân cư (riêng đoạn Long Thành - Bà Rịa đi qua vùng rừng rậm và đầm lầy), dài 85,6km, mặt đường rộng 15-23m. trải bê tông nhựa. Qua 15 cầu, tải trọng 13-25t.

        QUỐC PHÒNG, công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về QS, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,... của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh QS là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. QP trở thành hoạt động của cả nước, trong đó LLVT làm nòng cốt. QP phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ. QP, an ninh phải kết hợp chặt chẽ với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ chức QP của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã hội. truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhiều nước quan niệm QP là một bộ phận của an ninh quốc gia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:41:41 pm »


        QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng: toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và phản động, bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN. Xây dựng nền QPTD là quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nền quốc phòng của nước CHXHCN VN, thuộc trách nhiệm của toàn dân. của cả hệ thống chính trị, trong đó LLVTND là nòng cốt.

        QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919-43), tổ chức chính trị quốc tế, trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới thời kì 1919-43. Thành lập 3.1919 tại Maxcơva (Nga), do Lênin sáng lập. QTCS ra đời kế tục Quốc tế I về mặt lịch sử và kế thừa những truyền thống tốt đẹp của Quốc tế II xuất phát từ yêu cầu đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong thời gian hoạt động, QTCS đã bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, góp phần giáo dục, đào tạo cán bộ lãnh đạo, xây dựng các chính đảng của giai cấp công nhân trường thành về tư tưởng, tổ chức và củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. ĐCS Đông Dương được công nhận là một chi bộ độc lập (1931) và chính thức (1935) của QTCS, Lê Hồng Phong được bầu là ủy viên BCH QTCS tại đại hội 7 (1935). Tháng 5.1943 trước tình hình CTTG-II lan rộng, hoạt động của tổ chức không còn phù hợp, đoàn chủ tịch BCH QTCS đã thông qua nghị quyết tự giải tán. Cg Quốc tế III.

        QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI QUỐC GIA, quy định của nhà nước về hoạt động ở khu vực biên giới, bao gồm: cư trú, đi lại, du lịch, sản xuất, kinh doanh đầu tư, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác; trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, các ngành, các lực lượng trong quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia. QCKVBGQG nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc đang có ý định vi phạm biên giới quốc gia; cơ sở pháp lí cho các lực lượng quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia hoạt động có hiệu quả. QCKVBGQG do chính phủ ban hành, chính quyền các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng chỉ đạo, kiểm tra thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn (bộ đội biên phòng, công an, QĐ, hải quân, kiểm dịch và chính quyền các cấp).

        QUY CHẾ LƯU THÔNG BIÊN GIỚI, quy định cụ thể của nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu,... buộc mọi đối tượng phái chấp hành trong hoạt động lưu thông biên giới. Nội dung của QCLTBG dược quy định trong: hiệp định biên giới, hiệp nghị miễn thị thực, hiệp định thương mại, du lịch, giao thông vận tải đã kí giữa các nước, phù hợp luật pháp quốc tế, pháp luật của các nước có chung biên giới và các quy định của chính quyền địa phương về quản lí đi lại qua cửa khẩu. QCLTBG thể hiện chủ quyền và quan hệ đối ngoại của quốc gia có chủ quyền, đáp ứng nhiệm vụ chính trị, giao lưu kinh tế, hoạt động du lịch ương từng thời kì.

        QUY HOẠCH QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG, bộ phận trong quy hoạch tổng thể xây dựng địa phương (tỉnh, huyện), bảo đảm kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế. Gồm: xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật bảo đảm tác chiến; xây dựng lực lượng chính trị, LLVTND địa phương và sử dụng LLVTND địa phương làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. QHQPĐP dựa trên cơ sở kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản của tỉnh, huyện, các quy hoạch kinh tế - xã hội có liên quan ở địa phương, chi thị của người chỉ huy và cơ quan cấp trên. QHQPĐP do chỉ huy trường và một bộ phận hạn chế cơ quan QS địa phương tiến hành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của bí thư, cấp ủy đảng và chủ tịch UBND tỉnh, huyện; chỉ huy trưởng cơ quan QS cấp trên phê chuẩn.

        QUY HOẠCH TOÁN HỌC, môn toán học ứng dụng nghiên cứu phương pháp giải các bài toán tìm cực trị (giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất) của một hàm số nào đó (gọi là hàm mục tiêu) trên một tập các biến thỏa mãn những điều kiện ràng buộc cho trước. Tùy theo dạng của hàm mục tiêu và các hàm ràng buộc mà người ta chia các bài toán QHTH thành các bài toán quy hoạch phi tuyến, quy hoạch tuyến tính, quy hoạch toàn phương, quy hoạch lồi, quy hoạch lõm... Mục đích của QHTH là tìm lời giải tối ưu cho các bài toán (chương trình, kế hoạch) hành động. Trong QS, nó được ứng dụng trong việc chọn phương án và lập kế hoạch các hoạt động tác chiến, bố trí lực lượng, tổ chức hành quân...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:44:19 pm »


        QUY LUẬT CHIẾN TRANH, môi liên hệ bản chất, ổn định, tất yếu, khách quan giữa các mặt, các yếu tố cơ bản của chiến tranh quy định quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc chiến tranh. Có quy luật chung, phổ biến cho mọi cuộc chiến tranh (vd: chiến tranh là kế tục của chính trị; mạnh được yếu thua; hậu phương là nhân tố cơ bản thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh...) và quy luật đặc thù của mỗi loại hình chiến tranh. Hệ thống QLCT được chia thành: nhóm quy luật về nguồn gốc chiến tranh: nhóm quy luật về đấu tranh vũ trang và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh: nhóm quy luật về những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Trong chiến tranh, nhận thức và vận dụng đúng QLCT trở thành điều kiện cơ bản để giành thắng lợi. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng ở VN. ĐCS VN đã nhận thức đúng các QLCT. vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh VN, đề ra đường lối và nghệ thuật chỉ đạo  chiến tranh nhân dân trong thời đại mới, đánh thắng những cuộc chiến tranh xám lược của các nước đế quốc lớn và đang được phát triển trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân để bảo vệ vững chác tổ quốc VN XHCN.

        QUY LUẬT PHÂN BỐ CHUẨN, một trong những quy luật phân bố thường gặp nhất của lí thuyết xác suất, được đặc trưng bởi mật độ xác suất:



        (a là kì vọng toán học, ơ: là phương sai của đại lượng ngẫu nhiên x). Họ các đường cong của QLPBC đối xứng qua trục song song với trục tung cắt trục hoành tại x=a và ở tại điểm này có giá trị lớn nhất P(a) = 1/(2*pi*ơ2)1/2 Diện tích bị giới hạn bởi các đường cong này và trục hoành luôn bằng một đơn vị. Nhiều đại lượng ngẫu nhiên thường gặp trong thực tế (vd: phân bố của sai số ngẫu nhiên của các phép đo, phép quan trắc...) có phân bố gần giống QLPBC. QLPBC được ứng dụng trong thống kê QS, KTQS, bắn pháo binh...

        QUY MÔ CHIẾN TRANH, mức độ lớn nhỏ về không gian, thời gian, lực lượng tham chiến của một cuộc chiến tranh. QMCT tùy thuộc vào mục đích của chiến tranh, lực lượng và phương tiện sử dụng, phương thức tiến hành. Trong lịch sử chiến tranh thế giới đến nay, CTTG-I và CTTG-II là những cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất.

        QUY MÔ TÁC CHIẾN, mức độ lớn nhỏ của tác chiến, được thể hiện bằng các chỉ số cơ bản: số lượng lực lượng tham chiến, chiều rộng và chiều sâu khu vực (dải) tác chiến, thời gian tiến hành tác chiến dài, ngắn, tốc độ tiến công. QMTC phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ và ý định tác chiến, đối tượng tác chiến; thành phần và khả năng tác chiến của bộ đội; khả năng bảo đảm hoạt động tác chiến và các điều kiện khác như địa hình, khí tượng, thủy văn... Có: QMTC chiến lược, QMTC chiến dịch, QMTC chiến thuật. Ở VN, QMTC còn được thể hiện bằng thuật ngữ: “đánh nhỏ”, “đánh vừa”, “đánh lớn".

        QUY PHẠM KĨ THUẬT, văn bản pháp quy xác định những điểu kiện, yêu cầu, quy định bắt buộc trong quá trình sản xuất và khai thác loại hoặc tổ hợp sản phẩm; một phần tài liệu thiết kế và là văn bản pháp lí chủ yếu, một nhân tố quyết định chất lượng của sản phẩm. Có QPKT chung và QPKT từng nguyên công hoặc công đoạn kiểm tra, sử dụng thiết bị, bao gói, vận chuyển...

        QUY TẮC AN TOÀN TRONG KHU NHIỄM. những quy định nghiêm ngặt bộ đội phái thực hiện khi hoạt động trong khu nhiễm nhằm hạn chế tác hại của vũ khí hủy diệt lớn, giữ vững sức chiến đấu. Nội dung chu yếu gồm: sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân và tập thể; sử dụng thuốc phòng và cấp cứu cho người; không tiếp xúc với các vật thể bị nhiễm, khi cần tiếp xúc phải có khí tài phòng da; tránh làm tung bụi và vận động ở nơi cỏ cao, bụi rậm; làm vệ sinh cho người và tiêu tẩy cho vũ khí, trang bị, khí tài; chấp hành nghiêm các quy định an toàn khác.

        QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, quá trình công nghệ chế tạo, lắp ráp hay sửa chữa sản phẩm được thể hiện dưới dạng tài liệu (vẽ hoặc viết), căn cứ chính để tổ chức sản xuất và tiến hành các thao tác sản xuất của người lao động. Theo hình thức thể hiện, có: QTCN sơ bộ (thể hiện dưới dạng tài liệu sơ bộ), QTCN chính thức (thể hiện dưới dạng tài liệu công nghệ và thiết kế chính thức). Theo đối tượng còng nghệ, có: QTCN đơn lẻ (cho các sản phẩm cùng tên, cùng kiểu cách và cùng kích thước), QTCN điển hình (thống nhất cho một nhóm sản phẩm có đặc điểm chung về kết cấu và chế tạo). Theo phạm vi sử dụng, có: QTCN nguyên công (nội dung từng công việc ghi rõ các bước công nghệ và chế tạo gia công). QTCN tạm thời (dùng tại xí nghiệp trong một thời hạn nhất định). QTCN tương lai (tương ứng với thành tựu tiên tiến của khoa học kĩ thuật).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:46:13 pm »


        QƯY TRÌNH KĨ THUẬT, tập hợp các nguyên công theo một trình tự nhất định trong quá trình sản xuất, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, niêm cất, bao gói, vận chuyển, hủy,... một hoặc một tổ hợp sản phẩm nhằm đạt hiệu quả về kinh tế, kĩ thuật, QS... QTKT bao gồm các nội dung: yêu cầu kĩ thuật; định mức thời gian, trình độ và số lượng người thực hiện; thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu sử dụng... và được trình bày trong tài liệu kĩ thuật của sản phẩm hoặc tổ hợp sản phẩm cụ thể. vd: QTKT sản xuất tiểu liên AK47, QTKT sửa chữa lớn xe tăng T55... Có thể lập QTKT điển hình cho các dạng hoặc nhóm sản phẩm nhất định.

        QUY ƯỚC LIÊN LẠC VÔ TUYẾN ĐIỆN, văn kiện mật thể hiện những quy định về nghiệp vụ vô tuyến điện, nhằm đảm bảo và giữ bí mật liên lạc. QƯLLVTĐ gồm: tên đài, tần số, thời gian liên lạc. bảng chữ mật nghiệp vụ và các quy định liên lạc vượt cấp, liên lạc qua đài (trạm) trung gian, các yếu tố để triển khai tên đài, các khóa mật, các quy định kiểm tra thông tin vô tuyến điện, thời gian thay đổi quy ước, khóa mật... QƯLLVTĐ phải chính xác, dễ nhớ và được quản lí theo chế độ bảo mật.

        QUỸ CÔNG LƯƠNG, quỹ lương thực để nuôi quân theo sắc lệnh 3/SL ngày 15.1.1950 của chính phủ VN DCCH trong KCCP, thay thế quỹ “tham gia kháng chiến”. Kết quả nhân dân đã góp được 30.997t thóc.

        QUỸ ĐẠO ĐẠN nh ĐƯỜNG ĐẠN

        QUỸ ĐẠO ĐỊA TĨNH, quỹ đạo mà khi chuyển động theo nó, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất luôn nằm phía trên một điểm xác định của xích đạo Trái Đất. Trong trường hợp lí tướng, QĐĐT là tròn, tâm sai và độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo so với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất bằng 0 và tốc độ góc của vệ tinh nhân tạo đối với tâm Trái Đất bằng tốc đ góc tự quay của Trái Đất. Bán kính a của nó được xác địn theo công thức:

a=(b/n2)1/3

trong đó b là tích của hằng số hấp dẫn với tổng khối lượng của Trái Đất và vệ tinh nhân tạo, n là tốc độ góc trung bình của vệ tinh nhân tạo; (a= 42.160km và khoảng cách từ QĐĐT đến bề mặt Trái Đất là 35.800km). QĐĐT được sử dụng cho các vệ tinh địa tĩnh để thực hiện thông tin liên lạc. truyền hình, nghiên cứu khí tượng, trinh sát QS... Trong điều kiện thực tế không tồn tại QĐĐT lí tưởng mà chỉ có các quỹ đạc gần với QĐĐT. Do nhiều yếu tố tác động, các vệ tinh nhân tạo bay trên QĐĐT thường bị lệch khỏi nó, vì vậy phải định kì hiệu chỉnh quỹ đạo của chúng.

        QUỸ ĐỘC LẬP. quỹ thu nhận tiền và đồ vật do nhân dân quyên giúp chính phủ VN DCCH xây dựng và bảo vệ nền độc lập sau CM tháng Tám 1945. Thành lập theo sắc lệnh 4-SL ngày 4.9.1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo quy định, ở Hà Nội do chính phủ tổ chức gọi là QĐL trung ương; ở các tỉnh, do UBND tỉnh tổ chức; đặt dưới sự kiểm soát của Bộ tài chính. QĐL được nhân dân cả nước hường ứng nên chỉ trong thời gian rất ngắn với Tuấn lễ vàng đã thu nhận hơn 20 triệu đồng tiền Đông Dương và 370kg vàng; góp phần quan trong giúp chính phủ giải quyết khó khăn về tài chính, ổn định tình hình và chuẩn bị thực lực cho cuộc KCCP.

        QUỸ ĐƠN VỊ, các khoản tiền của đơn vị thuộc lực lượng thường trực được hình thành từ kết quả lao động sản xuất, kinh doanh và các khoản thu khác theo chế độ quy định. QĐV dược sử dụng cho các mục đích: bổ sung vốn sản xuất, chi phúc lợi, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích. QĐV thuộc quyền quản lí và sử dụng của đơn vị trên nguyên tắc “có thu mới có chi” và theo đúng chế độ quân lí tài chính: thu, chi phải rõ ràng, rành mạch; có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ và phản ánh chính xác, kịp thời trên sổ kế toán, công khai trong toàn đơn vị và báo cáo với cấp trên tình hình thu, chi hàng năm. QĐV không sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

        QUYỂN CHỦ ĐỘNG CHIẾN TRANH, ưu thế cho phép một bên tham chiến có thể chủ động tiến hành chiến tranh, buộc đối phương bị động đối phó toàn diện, làm thất bại hoặc vô hiệu hóa mọi cố gắng của đối phương để thực hiện mục tiêu chiến tranh. Để giành QCĐCT phải tạo được sức mạnh tổng hợp vượt trội đối phương, trong đó sức mạnh quân sự, tiềm lực chiến tranh, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh,... là những nhân tố cơ bản, quyết định nhất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:47:06 pm »


        QUYỀN CHỦ QUYỀN, quyền cụ thể của một quốc gia xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, cho phép quốc gia đó áp dụng quyền lực của mình đối với các đối tượng và hành động của thể nhân hoặc pháp nhân cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia. QCQ quốc gia bên ngoài lãnh thổ quốc gia được quy định trong các điều ước quốc tế. Quốc gia ven biển thực hiện các QCQ đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của mình trong việc thăm dò, khai thác, bào vệ và quân lí tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác.

        QUYỂN TÀI PHÁN, quyền của các cơ quan hành pháp và tư pháp của một quốc gia xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. quốc gia thực hiện QTP đầy đủ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đó kí kết hoặc gia nhập có quy định khác. Quốc gia còn thực hiện QTP đối với: một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia (vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa...), các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình.

        QUYẾT TÂM BẢO VỆ BIÊN GIỚI, quyết định của chỉ huy  trường bộ đội biên phòng các cấp (tỉnh, tiểu khu, đồn biên phòng) về tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia; thuộc văn kiện tác chiến. Nội dung gồm: kết luận đánh giá tình hình, nhiệm vụ và ý định bảo vệ biên giới, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc quyền, những nội dung chính về tổ chức chỉ huy, tổ chức hiệp đồng, đảm bảo và các kiến nghị. QTBVBG được trình bày trên bản đồ, có thuyết minh. Tỉ lệ bản đồ quy định: bộ đội biên phòng tỉnh (thành) 1:100.000 hoặc 1:50.000: tiểu khu, đồn 1:25.000 hoặc 1:50.000. Kèm theo QTBVBG có các kế hoạch bảo đảm theo chuyên ngành. Thời gian thực hiện QTBVBG là một năm (từ 1.1 đến 31.12 hàng năm), thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh  từng mùa cho sát với tình hình thực tế ở địa bàn. QTB- VBG được chia làm hai loại: QTBVBG thường xuyên và QTBVBG tăng cường do chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng các cấp soạn thảo và cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

        QUYẾT TÂM TÁC CHIẾN, quyết định của người chỉ huy về chủ trương và phương pháp thực hiện nhiệm vụ tác chiến; thuộc văn kiện tác chiến. Nội dung gồm: ý định tác chiến (từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên có tư tưởng, phương châm chỉ đạo tác chiến), nhiệm vụ các đơn vị, những nội dung chính về hiệp đồng và bảo đảm tổ chức chỉ huy, thời gian hoàn thành chuẩn bị. Người chỉ huy hạ QTTC trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ, đánh giá mọi mặt tình hình. Cấp binh đội, binh đoàn trở lên thường hạ QTTC trên bản đồ và được bổ sung, hoàn chỉnh khi trinh sát thực địa; cấp phân đội hạ QTTC chủ yếu ở thực địa. QTTC phải được cấp trên phê chuẩn. Khi không có điều kiện báo cáo cấp trên, người chỉ huy hạ quyết tâm, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm.

        QUYẾT TỬ QUÂN nh CẢM TỬ QUÂN
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM