Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:37:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Q  (Đọc 4815 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:03:06 pm »


        QUÂN ĐỘI, lực lượng vũ trang chuyên nghiệp (tập trung, thường trực) của một giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội, làm công cụ bạo lực để tiến hành dấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội tổ chức ra QĐ; sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng và nhà nước. Bản chất giai cấp, mục tiêu chiến đấu và chức năng, nhiệm vụ của QĐ phụ thuộc bản chất giai cấp, mục đích chính trị của giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội tổ chức ra QĐ; không có QĐ phi giai cấp, đứng ngoài chính trị. Sức mạnh chiến đấu của QĐ phụ thuộc sức mạnh tổng hợp của chế độ chính trị, trình độ kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa xã hội... của đất nước; số lượng, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, nghệ thuật QS, vũ khí, phương tiện KTQS, trình độ tổ chức, chỉ huy... Quy mô tổ chức của QĐ phụ thuộc nhiệm vụ chính trị, điểu kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì lịch sử cụ thể.

        “QUÂN ĐỘI”, tác phẩm của Ăngghen viết 1857. Nội dung bao gồm các vấn đề: định nghĩa QĐ (tổ chức hợp nhất những người có vũ trang được nhà nước duy trì nhằm tiến hành chiến tranh); điều kiện lịch sử hình thành QĐ (khi nảy sinh bất bình đẳng kinh tế - xã hội giữa người với người, xuất hiện nhà nước); bản chất xã hội của QĐ (do bản chất giai cấp của nhà nước tổ chức ra QĐ quyết định); sự phát triển của QĐ (suy đến cùng phụ thuộc sự phát triển của phương thức sản xuất vật chất) và nhiều vấn đề khác như chế độ tuyển mộ, kiểu loại QĐ, nghệ thuật QS, lịch sử chiến tranh từ thời cổ đại đến giữa tk 19... “QĐ” là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lí luận QS và góp phần làm sáng tỏ quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa phương thức sản xuất vật chất của xã hội, cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, đặc biệt kiến trúc thượng tầng chính trị; về lịch sử phát triển của xã hội loài người.

        QUÂN ĐỘI CÁCH MẠNG, quân đội do các giai cấp, lực lượng và nhà nước CM tổ chức để tiến hành đấu tranh CM, xóa bỏ chế độ xã hội cũ lỗi thời, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới tiến bộ. Quân đội nhân dân Việt Nam... là QĐCM.

        QUÂN ĐỘI CHÍNH QUY. quân đội được xây dựng theo những tiêu chuẩn thống nhất được pháp luật nhà nước quy định về: tổ chức, biên chế, trang bị; hệ thống chỉ huy; điều lệnh: chế độ huấn luyện, giáo dục; các chế độ công tác và sinh hoạt trên cơ sở xây dựng vững chắc tính tổ chức, tính ki luật, tính tập trung và tính khoa học. Xây dựng QĐCQ trở thành một xu hướng tất yếu của mọi QĐ. đặc biệt đối với những QĐ ra đời và trưởng thành từ chiến tranh du kích nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh chính quy. Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

        QUÂN ĐỘI ĐINH. LLVT của Đinh Bộ Lĩnh và sau đó của nhà nước phong kiến VN triều đại Đinh (968-80). Hình thành khoảng 944 tại Hoa Lư (h. Hoàng Long, t. Ninh Bình ngày nay), do Đinh Bộ Lĩnh đứng đầu. Lực lượng phát triển nhanh (tới 951 đã đánh bại cuộc hành quân đánh dẹp suốt một tháng của triều đình Ngô do Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập chỉ huy), đặc biệt sau khi liên kết với LLVT của sứ quân Trần Lãm ở Bô Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình ngày nay). Với lực lượng mới này, trong hai năm (966-67) Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt liên kết và thần phục được LLVT của các sứ quân Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây), Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa), Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Kim Động, Hưng Yên); đánh dẹp LLVT của các sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động (Thanh Oai. Hà Tây), Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội), Kiều Công Hãn ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ), Nguyễn Thù Tiệp ở Tiên Du (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Kiều Thuận ở Hồi Hổ (Cẩm Khé, Phú Thọ), Lí Khuê ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) và làm tan rã LLVT của hai sứ quân Lã Đường ở Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên), Nguyễn Khoan ở Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), chấm dứt nạn cát cứ của 12 sứ quân (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965-67), thống nhất đất nước (968), mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc VN. Dưới triều Đinh, QĐ được tổ chức thành 10 đạo tương ứng với 10 đạo hành chính. Mỗi đạo gồm 10 quân, mỗi quân gồm 10 lữ, mỗi lữ gồm 10 tốt, mỗi tốt gồm 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Có quân diện tiền (khoảng 2.000 người) để trực tiếp bảo vệ triều đình. Trang bị chủ yếu là gươm, giáo, cung, nò; có trang phục thống nhất cho quân sĩ (áo giáp, mũ “tứ phương bình đính”). Tổng chỉ huy QĐĐ là thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Tới 7.980 chuyên hóa trực tiếp và gần như hoàn toàn thành quân đội Tiền Lê.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:03:34 pm »


        QUÂN ĐỘI HẬU LÊ, LLVT của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn và sau đó của nhà nước phong kiến VN triều đại Hậu Lê. Trải qua ba thời kì xây dựng và tồn tại: thời kì khới nghĩa, tiến hành chiến tranh giải phóng (1418-27); thời kì các vua Lê trị vì đất nước (thời Lê Sơ, 1428-1527) và thời kì Lê - Trịnh (Lê Trung Hưng, 1533-1788). Trong thời kì thứ nhất (1418-27), lực lượng khi mới khởi nghĩa khoảng 2.000 người, trang bị thô sơ. Được nhân dân ủng hộ và phát triển nhanh chóng trong chiến tranh. Tới 1426 quân số đã lên tới 250.000 người, tổ chức thành các vệ (trong đó có 14 vệ quân thiết dột), các đội tượng binh, thủy binh và kị binh. Đã chiến đấu và giải phóng đất nước (x. khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh, 1418-27). Thời kì thứ hai (1428- 1527), LLVT được tổ chức lại thành QĐ của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, có cơ cấu phù hợp với bộ máy hành chính: cả nước chia thành năm đạo, ở mỗi đạo, quyền điều hành về các mặt quân, dân, chính đều tập trung ở quan hành khiển. Dưới đạo (theo từng cấp) là trấn (lộ), phủ, huyện (châu), xã. QĐHL gồm quân ở kinh đô (quân cấm vệ) và quân ở năm dạo. Quân ở kinh đô tổ chức thành quân, có: 6 quân ngự tiền (bảo vệ vua, triều đình), 5 quân thiết đột (bảo vệ kinh thành và cơ động chiến đấu), một số vệ, đội thúy binh, tượng binh, kị binh và pháo binh. Quân ở năm đạo tổ chức thành vệ; mỗi đạo có 5-6 vệ (1 vệ gồm 5 sớ, 20 đội; mỗi đội 20 người), dưới quyển chỉ huy trực tiếp của tổng quân. Quân số (đời Lê Thái Tổ, 1428-33) khoảng 100 nghìn người: quân ở năm đạo chia thành năm phiên, thay nhau một phiên thường trực, bốn phiên về sản xuất. Dưới đời Lê Thánh Tông (1460-96), có nhiều thay đổi về tổ chức hành chính nhà nước và QS: đặt ngũ phủ quân (1466) để thống xuất việc quân ở năm đạo; từ 1470 đất nước chia thành mười ba đạo; quyển hành ở đạo trước tập trung vào hành khiển, nay phân chia cho ba ti: ti thừa (phụ trách hành chính, tài chính và tư pháp), ti hiến (giám sát công việc trong đạo) và ti đô (trông coi việc quân). Đơn vị tổ chức thống nhất của QĐHL giai đoạn này là vệ. Trong quân ở kinh đô, vệ gồm một số ti; có: vệ Kim Ngô. vệ Cẩm Y, 4 vệ Thần Vũ. 4 vệ Hiệu Lực, 6 vệ Điện Tiền, 4 vệ Mã Nhân (kị binh), 4 vệ Tuần Tượng (tượng binh), 4 vệ thủy binh, 6 pháo đội... ở 13 đạo thừa tuyên (mỗi đạo thường có 1 vệ), vệ gồm một số sở thiên hộ và sà bách hộ, quân sỏ khoảng 5.600 người. Ỏ một số dạo có tổ chức lực lượng giang hài tuần kiểm. Quân ở đạo thuộc ti đô, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tổng binh sứ. Thời kì này, tuy đã hình thành khá rõ nét các loại quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh...) nhưng QĐHL vẫn quy thành quân bộ và quân thủy. Quân thủy có sự phát triển về tổ chức, số lượng chiến thuyền, nhưng vẫn chưa có hệ thống chỉ huy riêng và chủ yếu dùng để tuần tra sông, ven biển và chở quân, lương thực. Vd: trong cuộc hành binh xuống phía nam 1470, đã huy động khoảng 5.000 thuyền, chở 250.000 quân, chia thành hai đạo và đều hành quân bằng đường biển. Quân thủy thời bình tổ chức thành các vệ; mỗi vệ có 10 hỏa chiến thuyền và 2 tiêu thuyền nhỏ (thuyền tuần tra, cảnh giới) và được trang bị 1 hỏa đồng đại tướng quân (cực lớn), 10 hỏa đồng lớn, 12 hỏa đồng hạng trung và 80 hỏa đồng hạng nhỏ; quân trên thuyền được phân chia nhiệm vụ đến từng người. Pháo binh, tượng binh, kị binh chỉ có trong quân ở kinh đô. Điều lệnh huấn luyện và chiến đấu cho bộ binh (bộ trận, 42 điều), thủy binh (thủy trận, 31 điều), tượng binh (tượng trận, 22 điều), kị binh (mã trận, 27 điều) được ban hành. Quân số thời bình khoảng 160.000 người, chia thành hai phiên thay nhau về sản xuất. Chế độ tuyển quân dựa trên việc kiểm kê dân số và lập sổ hộ tịch (3 năm một lần, gọi là tiểu điển; 6 năm một lần, gọi là đại điển). Dân dinh từ 18 tuổi trở lên được chia làm sáu hạng: tráng hạng (người khoẻ mạnh, để bổ sung vào quân thường trực ở kinh đô), quân hạng (để làm quân dự bị), dân hạng, lão hạng (trên 50 tuổi), cố hạng (có bệnh tật), cùng hạng (nghèo khổ nhất). Thời kì thứ ba (1533-1788), việc xây dựng LLVT phụ thuộc vào tình hình chính trị - xã hội (x. nội chiến Lê - Mạc, 1527-92: nội chiến Trịnh - Nguyễn, 1627-72). QĐHL thời kì này, về thực chất, là QĐ của các chúa Trịnh. Lực lượng thường trực có quân số khoảng 120.000 người, chia thành: binh thị hậu (lực lượng tin cậy của chúa, đóng giữ kinh đố) và ngoại binh (lực lượng cơ động, đóng ngoài kinh đô và các nơi hiểm yếu). Binh thị hậu gồm bộ binh thị hậu, thủy binh thị hậu. Ở kinh đô còn có: quân nội điện (chuyên bảo vệ, phục dịch vua Lê) và một số đội binh ngoại phủ. Ngoại binh gồm thủy binh ngoại binh và bộ binh ngoại binh. Đơn vị tổ chức của quân bộ là dinh (doanh), cơ, đội (dinh, cơ, đội không có quan hệ thống thuộc về tổ chức); số lượng quân được biên chế tùy theo loại quân, vd: dinh có 160-800 người; cơ có 200-500 người; đội có 15-275 người. Đơn vị tổ chức cơ sở  của quân thủy là thuyền (tùy loại thuyền, có biên chế 20- 86 người); một số thuyền hợp lại thành cơ, đội thuyền. Có khoảng 500-600 chiến thuyền, mỗi chiến thuyền lớn gắn 3-5 pháo. Ngoài lực lượng chính quy (chủ yếu gồm ưu binh, nhất binh) đóng ở kinh đô và các nơi hiểm yếu (Thanh Hóa, Nghệ An. Bỏ Chính, Thái Nguyên), còn có: hương binh (ở đồng bằng) và thổ trước binh (ở vùng rừng núi). Hương binh được tổ chức thành tổng đoàn (gồm 4-6 xã, mỗi xã 10 người), do một huyện lại chỉ huy để canh phòng tại địa phương. Từ 1742 đặt thêm vệ binh ở các phủ trong bốn trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương); mỗi phủ một vệ gồm một số cơ (400 người), đội (300 người), do tuần thủ chỉ huy, dùng để bào vệ địa phương và đi đánh dẹp cùng với quân chính quy. Từ 1753 vệ binh được cho về làm ruộng và chỉ gọi ra khi cần thiết. Để bổ sung quân số, ngoài chế độ binh dịch theo nghĩa vụ, từ 1727 QĐHL áp dụng chế độ tuyển mộ (có trả lương; phục vụ tại ngũ lâu dài) vào lực lượng chính quy. Trong thời kì này, do có quan hệ với một số nước phương Tây (Hà Lan. Bồ Đào Nha...), đã sản xuất và đưa vào trang bị mới súng quá sơn, đạn hồ điệp tử, quả nổ... QĐHL cuối tk 18 chiến đấu kém. tan rã trước sức mạnh tiến công của quân đội Tây Sơn (x. trận Phú Xuân, 6.1786: hành quân ra Bắc lần 1 của Nguyễn Huệ, 1786).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:04:30 pm »


        QUÂN ĐỘI HIỆN ĐẠI, quân đội được xây dựng trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, khoa học quân sự, kĩ thuật quân sự với phương thức tác chiến chủ yếu là hiệp đồng quân chủng, binh chủng. Ngày nay QĐHĐ được trang bị vũ khí công nghệ cao: tổ chức lực lượng tối ưu hóa; hệ thống chỉ huy tự động hóa: hệ thống thông tin QS hiện đại; khả năng tác chiến rộng, nhiều chiều (trên bộ, trên biển, trên không, trong vũ trụ, dưới đáy đại dương...); con người có sức khỏe và tri thức toàn diện. Trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân là cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng QĐHĐ. QĐND VN được xây dựng theo hướng CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

        QUÂN ĐỘI HOÀNG GIA CAMPUCHIA. QĐ của Chính phủ hoàng gia Campuchia. Thành lập 7.1993, được tổ chức trên cơ sở hợp nhất QĐ nhà nước Campuchia (Quân đội nhân dân Campuchia) với LLVT phái FUNCINPEC, phái Son San và Khơnte Đỏ li khai. Nhiệm vụ: bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, tham gia tái thiết đất nước. Cơ cấu chỉ huy QĐ có tổng tư lệnh, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân (thay tổng tham mưu trưởng). Nhà vua là tư lệnh tối cao. QĐHGC gồm: quân chính quy, quân địa phương, quân dự bị; tổ chức thành các quân chủng: lục quân, không quân và hải quân. Quân số 125 nghìn người (2003), trong đó quân thường trực: 80.000 (lục quân 75.000, không quân 2.000, hải quân 3.000), các lực lượng khác 45.000. Lục quân gồm: 6 quân khu, 22 sư đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn, 9 trung đoàn độc lập, 1 lữ đoàn bảo vệ, 4 trung đoàn công binh và một số tiểu đoàn trinh sát, pháo binh, phòng không độc lập. Không quân gồm: một phi đội máy bay chiến đấu (19 chiếc), 2 tiểu đoàn máy bay vận tải (7 chiếc), một tiểu đoàn máy bay trực thăng (15 chiếc) và 10 máy bay trinh sát, huấn luyện. Hải quân gồm: 2 tàu cao tốc tuần tra bờ biển, 2 tàu tuần tra trên sông, 7 tiểu đoàn hải quân đánh bộ, một tiểu đoàn pháo bờ biển. Thực hiện chế độ tuyển quân bắt buộc.

        QUÂN ĐỔI HỒ, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Hồ (1400-07). Thực chất là quân đội Trần (đã được cải cách khá mạnh mẽ trong khoảng 30 năm cuối thời Trần theo ý định của Hồ Quý Li - người nắm hầu hết quyền bính thời kì đó) chuyển thuộc một cách tự nhiên khi Hồ Quý Li bức vua Trần Thiếu Đế nhường ngôi để lập nên nhà Hồ (3.1400). Cùng với những cải cách mạnh bạo về kinh tế (hạn điển, phát hành tiền giấy...), xã hội (hạn nô, đặt cơ quan y tế...), văn hóa (chấn chỉnh chế độ thi cử, phát triển chữ nôm...), nhà Hồ tăng cường khả năng phòng thủ đất nước (cho đóng cọc gỗ ở một số cửa biển và những nơi xung yếu trên Sông Hồng, xây dựng thành Đa Bang...), chủ trương xây dựng QĐ vững mạnh (Hồ Quý Li mong “có 100 vạn quân để chống giặc Bắc”) nhằm đề phòng nạn ngoại xâm và nội chiến. QĐH bao gồm quân triều đình và hương quân (không tổ chức quân vương hầu như các thời Trần, Lí, Tiền Lê). Quân triều đình đóng ở kinh đô và các lộ, được biên chế thành quân, vệ. đội. Tùy theo tính chất nhiệm vụ, mỗi quân có thể gồm 4 vệ (như quân Điện hậu đòng, quân Điện hậu tây), 6 vệ (như quân Nam ban. quân Bắc ban), mỗi vệ gồm 18 đội. mỗi đội 18 người; hoặc gồm 20 đội (như Trung quân), 30 đội (như Đại quân). Sau khi đăng kí nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và phân loại số dân đinh 15-£0 tuổi trong cả nước (1401), quân triều đình được bổ sung, đưa tổng quân số lên tới trên 200.000 người (1402). Quân triều đình được chia thành quân bộ và quân thủy. Đã từng bước chuyên hóa chức năng hai loại quân (đặt các chức thủy quân đô tướng, bộ quân đô tướng), nhưng nhìn chung QĐH vẫn là QĐ hỗn hợp thủy - bộ, trong đó quân thủy là lực lượng vừa bảo đảm cơ động (chủ yếu bằng thuyền) vừa tác chiến thủy - bộ. Hương quân, còn gọi hương binh, đóng ở các làng xã, do điều kiện thực tế có nhiều trở ngại nên việc tổ chức chưa được chạt chẽ (triều đình lấy người có quan tước tạm trông coi). QĐH được trang bị cung nỏ, gươm, giáo...; riêng quân thủy được trang bị một số thuyền chiến lớn lấy danh nghĩa là tàu chở lương thực, như “trung tàu tải lương”, “cổ lâu thuyền tải lương” (hai loại thuyền này được liên kết các bộ phận bằng đinh sắt, cg thuyền đinh; tầng trên có đường sàn để đi lại và chiến đấu, tầng dưới có khoảng vài chục mái chèo, mỗi mái có hai người chèo). Một số thuyền có gắn súng thần cơ. Nhà nước lập bốn kho vũ khí, kén chọn thợ giỏi để sản xuất chiến cụ cung cấp cho QĐ. QĐH giành thắng lợi trong hoạt động QS ở phía nam (1402). Từ 1406 suy yếu nhanh, sau đó thất bại và tan rã trước sức tiến công của quân xâm lược Minh (TQ) 5.1407.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:05:07 pm »

   
        QUÂN ĐỘI KIỂU MỚI, quân đội do chính đảng của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, bảo vệ tổ quốc XHCN. QĐKM mang bản chất của giai cấp công nhân; được xây dựng theo nguyên tắc: đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS và sự quản lí của nhà nước XHCN, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, thực hiện dân chủ nội bộ, kỉ luật tự giác nghiêm minh, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế....

        QUÂN ĐỘI LÍ, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Lí (1009-1226). Thực chất ban đầu là quân đội Tiền Lê chuyển thuộc một cách tự nhiên khi điện tiền chỉ huy sứ Lí Công Uẩn được tôn lập làm vua (lập nên nhà Lí) sau khi vua Lê Ngọa Triều chết (10.1009). Thời Lí, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực quan trọng: tổ chức bộ máy hành chính, hoạt động lập pháp, chính sách đối với các dân tộc thiếu số, chính sách ruộng đất, phát triển kinh tế, văn hóa...; việc xây dựng LLVT được coi trọng để chống ngoại xâm là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên. QĐL thuộc quyền sai khiến của nhà vua; được tổ chức theo nguyên tắc thân quân (với lực lượng thường trực chuyên nghiệp) và sương quân (với lực lượng bán chuyên nghiệp). Lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm quân cấm vệ của triều đình và quân vương hầu của các hoàng tử, thân vương, đại thần ở các lộ, phủ, châu. Quân cấm vệ được tổ chức, biên chế khác nhau tùy theo từng triều vua: dưới triều Lí Thái Tổ (1010-28), khoảng 3.000 người, gồm 6 quân (vệ), mỗi quân (vệ) 500 người; dưới triều Lí Thái Tống (1028-54), khoảng 2.000 người, gồm 10 vệ (Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Trừng Hải; đểu chia tả, hữu), mỏi vệ 200 người; dưới triều Lí Thánh Tông (1054-72), khoảng 3.200 người, gồm 16 quân (vệ) (Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bống Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp; đều chia tả, hữu); mỗi vệ 200 người... Đứng đầu quân cấm vệ là điện tiền chỉ huy sứ. Tùy theo mức độ tin cậy và tài nghệ, quân cấm vệ lại chia ra quân ngự tiền (bảo vệ nơi vua ở) và quân điện tiền (bảo vệ cấm thành). Các đơn vị quân ngự tiền thường tổ chức thành đô, hỏa; các quân (vệ) khác được chia thành giáp (mỗi giáp 15 người). Binh sĩ thuộc quân cấm vệ đều thích trên trán ba chữ “thiên tử quân”. Quân vương hầu được tổ chức theo quy định của triều đình (mỗi nơi khoảng 500 quân), khi có việc chinh chiến hoặc chiến tranh, được phát triển nhanh về số lượng, theo nguyên tắc thuộc quyền sai khiến của nhà vua. Lực lượng bán chuyên nghiệp trong ỌĐL là sương quân (cg quân tứ sương), được tổ chức ở kinh đô và các địa phương, chủ yếu phục dịch và canh gác vòng ngoài các cổng thành. Loại quân này được luân phiên nhau về làm ruộng để tự túc sau mỗi kì hạn phục dịch, canh gác (thường 1- 2 tháng). Nhà Lí xây dựng LLVT theo chính sách ngụ binh ư nông, trong thời bình chỉ duy trì lực lượng thường trực ở mức cần thiết, chú trọng đăng kí, phân hạng dân đinh trong nước (x. hoàng nam); khi cần thiết có thể huy động nhanh một số lượng lớn đinh tráng vào QĐ. QĐL có trên 10 vạn quân (1075), đã có xu hướng chuyên hóa dần quân thủy và quân bộ. Quân thủy, quân số trên 5 vạn người (1075), được trang bị nhiều loại thuyền chiến cỡ lớn (thuyền mông đồng, lâu thuyên, thuyền lưỡng phúc) và thuyền vận tải, có khả năng cơ động dài ngày trên biển và thực hiện những trận đánh thủy - bộ lớn. Quân bộ được xây dựng dần theo hướng chính quy, cơ động để đối phó với những đối tượng tác chiến vốn thạo bộ chiến. Việc huấn luyện QĐ cũng được quan tâm (lập Xạ đình - 1170 -  để tập bắn cung, cưỡi ngựa, luyện tập ưận pháp). QĐL được trang bị gươm, giáo, cung nỏ, lao, mộc, và tới 1075 có thêm máy bắn dá. Đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1075-77), bảo vệ vững chắc tổ quốc trong gần 200 năm. Từ triều vua Lí Cao Tông (1176-1210), QĐL suy yếu dần, tới 1.1226 chuyên thuộc nhà Trần.

        QUÂN ĐỘI MẠC, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Mạc và Hậu Mạc (1527-1667). Thực chất là quân đội Hậu Lê (thời Lê Sơ) chuyển sang sau khi Mạc Đăng Dung (người nắm binh quyền của nhà Hậu Lê) phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Cơ cấu, thành phần lực lượng và đơn vị tổ chức hầu hết vẫn được giữ nguyên. Nhà Mạc chỉ thay thế các tướng chỉ huy và bộ phận bảo vệ hoàng thành để tăng độ tin cậy, làm chỗ dựa cho vương triều. QĐM vẫn gồm: quân cấm vệ ở kinh đô và quân các đạo. Trong quân cấm vệ, 1528 tổ chức riêng bốn vệ mới, chuyên bảo vệ hoàng thành, gồm: vệ Hùng Quốc (lấy quân ở Hải Dương, quê của Mạc Đăng Dung), vệ Chiêu Vũ (lấy quân ở Sơn Nam), vệ Cẩm Y (lấy quân ở Sơn Tây) và vệ Kim Ngô (lấy quân ở Kinh Bắc); ở kinh đô, ngũ phủ quân vần coi sóc việc quân trong kinh và ngoài các đạo. Trong vệ quản các đạo, ở ti đô thuộc mỗi đạo đặt ba chức quan võ: chỉ huy sứ. chỉ huy đồng tri, chỉ huy thiêm sự, cùng trông coi việc quân (thay tổng binh sứ thời Lê Sơ). Để đối phó với nội chiến (x. nội chiến Lê - Mạc, 1527-92) và sự chống đối của quan lại cũ của nhà Lê, QĐM thường xuyên duy trì quân số trên 100.000 người; tuyển quân chủ yếu ở bốn trấn (Hải Dương, Sơn Nam. Sơn Tây, Kinh Bắc). Từ giữa tk 16, do địa bàn cai quản bị thu hẹp, chủ yếu còn lại bốn trấn (xung quanh Thăng Long), QĐM bị thu hẹp về tổ chức, còn: quân cấm vệ, gồm các vệ thuộc ngũ phủ quân và 4 vệ (tổ chức 1528); quân các đạo chia thành bốn đạo Đông, Tây, Nam, Bắc (theo khu vực địa lí bốn trấn). Bị QĐ Hậu Lê đánh tan 1592: lực lượng còn lại của nhà Mạc rút lên cát cứ ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, buộc nhà Hậu Lê phải tổ chức thú binh để chống giữ. Tàn quân nhà Mạc bị đánh dẹp hoàn toàn 1667.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:06:11 pm »


        QUÂN ĐỘI NGUYỄN, LLVT của tập đoàn phong kiến các chúa Nguyễn cát cứ ở phương Nam và sau đó của nhà nước phong kiến triều đại Nguyễn. Trải qua hai thời kì tổ chức xây dựng: thời kì 1 (1558-1777), từ khi Nguyễn Hoàng đem quân đi trấn thủ Thuận Hóa tới khi chúa Nguyễn cuối cùng (Nguyễn Phúc Thuần) bị giết; thời kì 2 (1778-1945), từ lúc Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng đánh lại nhà Tây Sơn đến hết triều vua Nguyễn cuối cùng (Bảo Đại). Trong thời kì 1 (1558-1777), LLVT ban đầu khoảng 3.000 người, gồm quân bản dinh do Nguyễn Hoàng (con của Nguyễn Kim, đi Thuận Hóa tránh sự sát hại của Trịnh Kiểm) đem theo và quân hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ 1600 (khi Nguyễn Hoàng rời Thăng Long và bị quân chúa Trịnh truy đuổi) được xây dựng theo hướng trở thành QĐ của một vương triều, phục vụ cho mưu đồ cát cứ của chúa Nguyễn; gồm: bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh. Thủy binh và bộ binh được coi như quân thủy - bộ, trong đó bộ binh là lực lượng tác chiến, thủy binh là lực lượng bảo đảm cơ động với trên 200 chiến thuyền và nhiều thuyền vận tải. Quân số thường trực khoảng 40.000 người và tăng lên tới 100.000 người trong thời chiến; tổ chức thành dinh, cơ, đội, thuyền. Trang bị, ngoài vũ khí lạnh, còn có một số vũ khí mới như hỏa pháo, súng hóa mai, quả nổ ném (tạc đạn)... tự sản xuất được (có sự giúp đỡ của người Bồ Đào Nha). 1627- 72 bảy lần đánh nhau lớn với quân của chúa Trịnh (x. nội chiến Trịnh - Nguyễn, 1627-72) ở vùng Bô Chính (Quảng Bình ngày nay), Nghệ An. 1772-77 phần lớn tan rã trước sức mạnh tiến công của quân đội Tây Sơn (xt khởi nghĩa Tây Sơn, 1771-89). Thời kì 2 (1778-1945), những năm đầu QĐN chi còn lại một bộ phận ở đồng bằng sông Cửu Long; bị Nguyễn Huệ bốn lần đem quân tiến đánh, truy đuổi Nguyễn Ánh. Sau khi quân Xiêm thua tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút (19.1.1785), được sự giúp đỡ của giám mục Bá Đa Lộc và người Pháp, Nguyễn Ánh tổ chức được một đội quân (có cả lính đánh thuê), đánh lại nhà Tây Sơn (xt chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn, 1790-1802). Từ 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu Gia Long. QĐN được xây dựng lại theo mẫu hình QĐ của nhà nước phong kiến; trải qua hai giai đoạn xây dựng và tồn tại: giai đoạn 1 (1802-83), QĐ của vương triều, quốc gia độc lập; giai đoạn 2 (1884-1945), QĐ của nhà nước phong kiến mất chủ quyền. Trong giai đoạn 1, QĐN gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, pháo thủ binh và kị binh. Các loại quân này đã có cơ cấu tổ chức, chỉ huy khá hoàn chỉnh và chia thành hai lực lượng chính quy: vệ binh và cơ binh. Vệ binh là lực lượng đóng ở kinh đô (Phú Xuân), có khoảng 40.000 người, tổ chức thành doanh (gồm 5 vệ), vệ (gồm 10 đội, do vệ úy chỉ huy), đội (gồm 5 thập, do suất đội chỉ huy), thập (10 người, do chánh đội trưởng chỉ huy), ngũ (5 người, ngũ trướng chỉ huy). Vệ binh chia thành: thân binh (quân hầu cận vua, bảo vệ cấm thành), gồm doanh Vũ Lãm và 4 vệ (Cẩm Y, Kim Ngô, Loan Giá và Tuyển Phong); cấm binh (quân cơ động, bảo vệ kinh thành) gồm: 6 doanh (Thần Cơ, Long Vũ. Hổ Uy. Hùng Nhuệ, Tuyển Phong, Kì Vũ), 2 vệ tượng binh, 2 vệ kị binh, vệ Long Thuyền, vệ Võng Thành và một số đội; giản binh (cg tinh binh), gồm ngũ bảo (10 vệ) trong ngũ quân. 3 doanh thủy binh và một sô vệ. đội thuộc các phủ, viện, nha,... vệ binh thường tuyển người Đàng Trong (x. linh vệ). Cơ binh là lực lượng đóng giữ các tinh, trấn (ở các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... còn có các vệ thuộc ngạch cấm binh, lệ thuộc các doanh ở kinh đô, nhưng do quan tinh trực tiếp chỉ huy), tổ chức thành doanh (gồm một số liên cơ, do đề đốc chỉ huy), liên cơ (gồm một số cơ, do lãnh binh chỉ huy), cơ (tương đương vệ, do chưởng cơ hay quản cơ chỉ huy), đội, thập, ngũ. Dưới đời Gia Long, cơ binh có quân số đông (ước khoảng trên 150.000 người), sau giảm dần; tới 1880, ở miền Bắc có khoảng 60.000 người. Ngoài vệ binh và cơ binh, còn có lính trạm, lính lệ... (ở miền Bắc, 1880 có khoảng 5.000 lính trạm, 5.000 lính lệ). Trong giai đoạn này, thủy binh, tượng binh, pháo thủ binh được xây dựng như những binh chủng chiến đấu. Thủy binh có trên 20.000 người; số chiến thuyền (không kể thuyền vận tải) khoảng 800 chiếc, trong đó có một số chiếc kiểu châu Âu (có tới 36 pháo), 200 pháo thuyền (16-22 pháo), 100 đại chiến thuyền (50-70 mái chèo; có pháo và cự thạch pháo), 500 chiến thuyền khác (khoảng 40 mái chèo, 1 súng thần công). Đơn vị tổ chức của thủy binh là doanh (3 doanh ở kinh đô), vệ (hoặc cơ), đội. thuyên; thuyền là đơn vị chiến đấu cơ sở, có 50-60 người. Chỉ huy toàn bộ thủy binh thường là thủy sư đô thông. Tượng binh ban đầu có tới 500 thớt voi, tổ chức thành 5 vệ (1 doanh) ở kinh đô và 7 cơ ở các tỉnh quan trọng; sau số lượng voi giảm dần nên tổ chức lại thành 2 vệ ở kinh đô và các đội tượng thuộc cơ binh các tinh. Pháo thủ binh tổ chức thành doanh (có doanh Thần Cơ ở kinh đô), vệ (hoặc cơ, ở các tỉnh), đội. Vệ pháo binh gồm 500 người, có 10 khẩu thần công, 200 súng điểu sang; đội gồm 50 người, có 1 khẩu thần công. Các cơ, đội pháo thuộc cơ binh các tinh lệ thuộc doanh Thần Cơ (về huấn luyện và cung cấp súng đạn). Trang bị trong QĐN khá phát triển, có nhiều loại hỏa khí như ống phun lửa, quả nổ, súng điểu sang (thần cơ điểu sang, thạch cơ điểu sang, bắc cơ điểu sang), pháo (súng thần cơ, thần công thiết bác...). Quân số dưới đời Minh Mạng đến Tự Đức khoảng 120.000 người. Binh lính được tuyển trong đinh tráng, tại ngũ theo hạn (mỗi hạn là 10 năm đối với lính tuyển ở Nam Kì và các tinh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc; mỗi hạn là 15 năm đối với lính tuyển ở các tình từ Quảng Bình đến Khánh Hoà) và ở quân ngũ đến 50 tuổi (theo quy định từ 1868). Quan võ được tuyển qua các kì thi võ. Binh lính được cấp ruộng làng, lương ăn và một ít tiền. QĐN (trước 1858) sức chiến đấu kém (do trang bị lạc hậu: binh lính ít được tập luyện; triều đình xem thường việc quân...), không chống nổi quân Pháp (có số lượng ít hơn). Giai đoạn 2 (1884-1945), Pháp thống trị VN, chia VN thành ba kì (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì) với tính chất và hình thức cai trị khác nhau ở mỗi kì. QĐN vẫn gồm hai thành phần: vệ binh và cơ binh. Vệ binh chỉ còn lại thân binh, gồm trên 2.000 người, chia thành 4 vệ, mỗi vệ khoảng 500 người và đội quân nhạc 50 người (xt lính khố vàng). Cơ binh chủ yếu là bộ binh, chỉ còn lại ở Bắc Kì, do quan đầu tình người VN sử dụng dưới sự giám sát của công sứ Pháp; gồm trên 27.000 người (1886), chia thành 4 đạo: đạo Hà Nội và phần Sơn Tây (thời Nguyễn) hữu ngạn Sông Hồng, Mĩ Đức (6.260 người); đạo Bắc Ninh và phần Sơn Tây tà ngạn Sông Hồng (7.500 người); đạo Hải Dương. Hưng Yên (6.860 người); đạo Nam Định, Ninh Bình (6.900 người). Cơ binh được thành lập lại (do Pháp tổ chức, trang bị, trả lương) theo nghị định của toàn quyền Đông Dương (1891) với số lượng 4.000 người (sau giảm dần, X. lính cơ) để phục vụ quan lại người VN ở tình, huyện và canh gác công sở. Từ đây QĐN không còn là LLVT của một nhà nước phong kiến độc lập. Chấm dứt tồn tại cùng sự tiêu vong của nhà Nguyễn (Bảo Đại thoái vị) trong CM tháng Tám (1945).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:07:10 pm »


        QUÂN ĐỘI NHÀ NGHỂ. quân đội mà các thành viên của nó lấy hoạt động QS làm nghề nghiệp, được tuyển mộ và được trả lương; chiến đấu theo yêu cầu của những người hoặc những tổ chức lập ra (lãnh chúa phong kiến, chính quyền nhà nước trung ương hoặc thành phố). QĐNN xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại (3.000 năm tcn), lúc đầu chủ yếu dùng người nước ngoài, cho đến tk 17, 18 mới dùng người trong nước. Bản chất chính trị của QĐNN phụ thuộc bản chất giai cấp. mục tiêu chính trị của nhà nước và tổ chức lập ra.

        QUÂN ĐỘI NHẢN DÂN, quân đội của nhà nước dân chú nhân dân, nhà nước XHCN hoặc phong trào chính trị do chính đảng của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo; một loại quân đội kiểu mới. QĐ nước CHDC nhân dân Lào. QĐ nước CHXHCN VN... là QDND (x. Quân đội nhân dân Lào; Quân đội nhân dân Việt Nam).

        QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CAMPUCHIA, LLVT của nhà nước và nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân CM Campuchia. Thành lập 19.6.1951 tại Cpông Toro Mông (h. Xrây Ompin, t. Cam Pốt) trên cơ sở hợp nhất các LLVT CM trong cả nước theo nghị quyết hội nghị toàn quốc Khơme Itxarăc (họp 17-19.4.1950). Tên gọi ban đầu là QĐ Itxarăc của chi bộ ĐCS Đông Dương ở Bátđombong. do Sơn Ngọc Minh (Acha Miên) chỉ huy (đã tiến công chiếm tx Xiêm Riệp 3 ngày, cuối 1946). Tới đóng xuân 1953-54, QĐNDC có hàng nghìn người thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cùng với hàng vạn dân quân du kích ở cơ sở, đã chiến đấu cùng Quân tình nguyện VN diệt hàng nghìn quân địch, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn và một số thị xã ở miền Đông, góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược, buộc Pháp phải kí hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954), rút quân Pháp ra khỏi Đông Dương. KCCP thắng lợi. QĐNDC và các lực lượng kháng chiến khác trở về sống hòa hợp trong cộng đồng dân tộc. Sau khi Mĩ can thiệp, lật đổ chính phú Xihanuc (x. đảo chính của Lon Non - Xìrích Matắc, 18.3.1970) và đưa quân xâm lược Campuchia, QĐNDC được quân tình nguyện VN giúp đỡ, phối hợp chiến đấu. đánh bại nhiều cuộc hành binh của địch (Chenla I, 9.1970; Toàn Thắng 1-71, 1.1971; Chenla II, 8.1971...), giải phóng 90% lãnh thổ với 5 triệu dân (cuối 1973) và 17.4.1975 giải phóng đất nước. Ngay sau đó, phái Khơme phản động (Pôn Pốt, Iêng Xari cầm đầu) tiếm quyền lãnh đạo đảng và QĐ. thi hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia, gây chiến chống VN (1975-78). Nhiều đơn vị QĐ, tiêu biểu là bộ đội thuộc Quân khu Đông đã cùng nhân dân nổi dậy, thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (2.12.1978). Được sự chi viện tích cực của quân tình nguyện VN, QĐNDC đã góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng (7.1.1979). Từ đó QĐNDC được xây dựng, phát triển nhanh chóng, có các sư đoàn bộ binh và những đơn vị binh chủng chiến đấu và bảo đảm; sát cánh chiến đấu với quân tình nguyện VN. giành nhiều thắng lợi (1979-89). Sau khi quân tình nguyện và chuyên gia VN rút hết về nước (9.1989). QĐNDC tự đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Thực hiện hiệp định Pari về Campuchia (1991), chính phủ dân tộc lâm thời Campuchia được thành lập; QĐNDC hợp nhất với LLVT các phái tham gia chính phủ thành Quân đội hoàng gia Campuchia (7.1993).

        QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO, LLVT của nhà nước và nhân dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân CM Lào. Ra đời 20.1.1949 tại chiến khu Xiềng Khọ (t. Sầm Nưa) với Đội Latxayông - đơn vị vũ trang chính quy đầu tiên, do Cayxỏn Phômvihản chỉ huy. Sau đó, lần lượt hợp nhất với các đội vũ trang khác trong cả nước: Xet Thathirat. Xulinha Vôngxa (ở Thượng Lào); Xayxét Thathilạt (ở Trung Lào); Xaychắc Capác, Chãmpa Xắc (ở Hạ Lào); Phà Ngừm (ở Viêng Chăn)... thành QĐ Lào Itxala (QĐ Lào tự do). Khi thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, còn gọi là lực lượng Pathét Lào (1957). Đổi thành QGP nhân dân Lào (20.1.1966), QĐNDL (từ 1975). Trong KCCP ở Lào. QĐNDL gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương (thuần tuý bộ binh); đơn vị tổ chức cao nhất là tiểu đoàn, trang bị chủ yếu bằng những vũ khí lấy được của địch; cùng với quân tình nguyện VN mở nhiều chiến dịch: Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Đông Xuân 1952-53), Thà Khẹt, Attapư. Phongxalì (Đóng Xuân 1953-54), góp phần quan trọng buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Lào (1954). Thi hành hiệp định này, các đơn vị QĐNDL chuyển quân về hai tỉnh tập kết (Sầm Nưa. Phôngxalì), riêng Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 sáp nhập vào QĐ vương quốc Lào. Nhưng ngay sau đó, Mĩ đã dùng áp lực thay thế thực dân Pháp, thành lập chính phủ thân Mĩ để thông qua đó can thiệp và xâm lược Lào mà mục tiêu trước tiên là đánh chiếm hai tỉnh tập kết, tiêu diệt LLVT CM. QĐNDL đã chiến đấu bảo vệ vững chắc hai tinh tập kết, loại khỏi chiến đấu hàng nghìn quân địch, buộc đối phương phai kí hiệp định Viêng Chăn, thành lập chính phủ liên hiệp (lán thứ nhất, 19.11.1957) có Neo Lào Hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước) tham gia. 1959 Mĩ và chính phủ phái hữu (thành lập 8.1958) phản bội chính sách hòa hợp dân tộc, bắt giam các thành viên thuộc Neo Lào Hắcxạt, cố ý đánh lừa để tiêu diệt Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2,... đã gây bất bình trong nhân dân và QĐ vương quốc, dẫn đến cuộc đảo chính của Coong Le lật đổ phái hữu (9.8.1960). Lợi dụng thời cơ, QĐNDL mờ rộng vùng giải phóng, tạo thế liên hoàn từ bắc đến nam và phối hợp với Quân tình nguyện VN tiến hành nhiều đợt hoạt động tác chiến và chiến dịch thắng lợi: Cánh Đồng Chum. Mường Sủi (1961), Nậm Thà (1962)... buộc Mĩ và tay sai phải kí hiệp định Giơnevơ về Lào. thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (lần thứ hai, 12.6.1962). Không từ bỏ âm mưu xâm lược, từ 1964, Mĩ không ngừng mở rộng và leo thang chiến tranh ở Lào. Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN, QĐNDL đã lần lượt đánh bại các cuộc hành quân của địch, giữ vững vùng giải phóng rộng lớn. tiêu biểu là thắng lợi trong các chiến dịch: Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (2.1970), Đường 9-Nam Lào (1971), loại khỏi chiến đấu hàng vạn quân địch, buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn, lập lại hòa bình, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (lần thứ ba, 21.2.1973), rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Lào. QĐNDL đã nhanh chóng triển khai lực lượng trên các chiến trường, chiếm lĩnh các vị trí xung yếu, làm hậu thuẫn vững chắc cho nhân dân nổi dậy giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn nước Lào 1975. Ngày nay, QĐNDL có các quân chủng: lục quân, phòng không, không quân và bộ đội giang thuyền, được trang bị ngày càng hiện đại: bổ sung quân số bằng tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ QS (trong KCCP, KCCM thực hiện chế độ tình nguyện). QĐNDL luôn thể hiện bản chất CM, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:07:57 pm »


        QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, QĐ của nước CHXHCN VN (VN DCCH) đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐCS VN. thuộc quyền thống lĩnh của chủ tịch nước CHXHCN VN và chỉ huy điều hành của bộ trường BQP; một QĐ kiểu mới. QĐ của nhân dân do chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện; lực lượng nòng cốt của LLVTND VN trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc và báo vệ tổ quốc. QĐNDVN mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, có mục tiêu chiến đấu nhất quân “vì độc lập tự do của tổ quốc, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân”. QĐNDVN gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; các quân chủng: lục quân, hải quân, phòng không - không quân; lục quân không tổ chức thành quân chủng độc lập mà gồm các quân đoàn binh chủng hợp thành, các binh chủng: pháo binh, công binh, thông tin, hóa học, tăng thiết giáp, đặc công; trên các hướng chiến lược tổ chức các quân khu có các binh đoàn chủ lực trực thuộc quân khu và các đơn vị bộ đội địa phương (tinh, huyện) trên địa bàn quân khu; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kĩ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo sĩ quan, trường nghiệp vụ các cấp; các xí nghiệp quốc phòng; các binh đoàn làm kinh tế. Giúp bộ trường BQP có các cơ quan: BTTM. TCCT, TCHC, TCKT, TCCNQP. Tổng cục II và các tổ chức trực thuộc khác... ỌĐNDVN ra đời và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang CM của ĐCS Đông Dương trước CM tháng Tám 1945 (các đội tự vệ công nông, du kích trong khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, các trung đội Cífu quốc quân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân...), đã có các tên gọi: Việt Nam giải phóng quân (5.1945-11.1945), Vệ quốc đoàn (11.1945- 5.1946), QĐ quốc gia VN (5.1946-50), QĐNDVN (từ 1950 đến nay); trong KCCM, bộ phận QĐNDVN chiến đấu ở chiến trường miền Nam còn có tên gọi: Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên (22.12.1944) được lấy là ngày thành lập QĐNDVN. Từ 1945 đến 1989, QĐNDVN liên tục chiến đấu, cùng toàn dân tiến hành thắng lợi liên tiếp hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-54) và kháng chiến chống Mĩ (1954-75), chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới tây nam và biên giới phía bắc của tổ quốc (1976- 79); thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Lào (1945-54, 1960-75) và nhân dân Campuchia (1945-54, 1970-75, 1979- 89). Dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN, kế thừa và phát huy truyền thống QS của dân tộc, dựa vào sức mạnh của nhân dân và chiến tranh nhân dân Việt Nam, sự đoàn kết, giúp đỡ quốc tế, vừa chiến đấu vừa xây dựng, QĐNDVN đã phát triển đi từ nhỏ đến lớn, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn. Những chiến thắng: Biên Giới (1950). Điện Biên Phủ (1954), tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), Điện Biên Phủ trên không (1972), đại thắng mùa Xuân (1975), là những mốc lịch sử đánh dấu bước đường lớn mạnh và trưởng thành nhanh chóng của QĐNDVN. Trong giai đoạn mới của CM, QĐNDVN đang tập trung xây dựng về mọi mặt theo hướng CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, khó khăn chống lại những đội quân xâm lược lớn và hiện đại của CNĐQ. QĐND VN đã phát huy bản chất của QĐ CM: trung thành vô hạn với tổ quốc, với nhân dân. với ĐCS VN và CNXH; vừa là đội quân chiến đấu vừa là đội quân công tác và sản xuất; đoàn kết nội bộ. đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế; dân chủ rộng rãi, ki luật tự giác nghiêm minh. Bản chất đó được phát huy trong thực tế chiến đấu và xây dựng đã tạo nên truyền thống “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cùng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nhân dân VN đã ghi nhận và khen ngợi bản chất, truyền thống tốt đẹp của QĐNDVN bằng danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ.

        QUÂN ĐỘI PHẢN CÁCH MẠNG, quân đội được dùng làm công cụ đàn áp. chống phá phong trào CM hoặc lật đổ chính quyền CM.

        QUÂN ĐỘI SÀI GÒN X. QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:08:32 pm »


        QUÂN ĐỘI TÂY SƠN, LLVT của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ trong khởi nghĩa Tây Sơ/1 (1771-89) và sau đó của nhà nước phong kiến VN triều đại Tây Sơn. Lực lượng ban đầu (1771) khoảng 3.000 người thuộc nhiều dân tộc (Việt, Chàm. Khơme, Hoa...) và nhiều tầng lớp xã hội (nông dân. thợ thủ công, quan lại cấp thấp...). Được nhân dân ủng hộ và phát triển nhanh trong chiến đấu. Đến 1773 đã có tới 26.000 người, hàng trăm chiến thuyền, voi chiến, làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Từ 1775, đại bộ phận QĐTS đặt dưới quyền chỉ huy  của Nguyễn Huệ. được xây dựng theo hướng thủy - bộ hóa, có tổ chức chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu tác chiến tiến công, gồm quân thủy và quân bộ. Quân thủy là loại quân tác chiến thực sự và có sự phân chia theo chức năng, thành bốn loại lực lượng: tác chiến trên biển (gồm các thuyền đại hiệu mang nhiều đại bác, chở nhiều quân), tác chiến sông - biển (gồm các chiến thuyền vừa, gắn đại bác), tuần tiễu (trang bị các du thuyền, chuyên tuần phòng, đánh cắt giao thông đường thủy), tiên phong (có các thuyền tuyển phong (thuyền buồm nhẹ), chuyên đi đầu trong thủy chiến). Số lượng chiến thuyền rất lớn; chỉ riêng quân thủy ở Thị Nại (Quy Nhơn. 1801), đã có: 9 thuyền đại hiệu, loại có 66 đại bác (bắn đạn 12kg) và 700 quân: 5 thuyền đại hiệu, loại 50 đại bác (bắn đạn 12kg). khoảng 600 quân; 40 thuyền đại hiệu, loại 16 đại bác (bắn đạn 6kg), 200 quân; 93 chiến thuyền, loại vừa, mỗi thuyền có 1 đại bác (bắn đạn 18kg), 150 quân; 300 thuyền loại nhỏ, mỗi thuyền có 1 đại bác, 50/quân và nhiều thuyền vận tải các loại. Mỗi chiến thuyền lớn (thuyền đại hiệu) và vừa được xem như pháo thuyền, là đơn vị chiến thuật cơ bản của quân thủy (tương đương cơ bộ binh). Quân bộ gồm: bộ binh, tượng binh, kị binh và pháo binh; được tổ chức theo nguyên tắc “ngũ ngũ chê” thành đội (60-100 người), cơ (gồm 5 đội, 300-500 người), đạo (gồm 5 cơ và một số đội, 1.500-2.500 người), doanh (gồm 5 đạo và một số cơ, khoảng 15.000 người). Doanh và đạo là loại đơn vị hỗn hợp (có các thành phần bộ binh, pháo binh, tượng binh và kị binh), có khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và sức đột kích lớn; có sự phối hợp chặt chẽ giữa pháo binh (dã chiến) và tượng binh (voi thường mang hoặc kéo theo đại bác khi hành quân). Ngoài vũ khí lạnh, QĐTS được trang bị nhiều loại hỏa khí, như đại bác, súng hỏa mai, hỏa cầu, hỏa hổ,... với số lượng lớn. Đặc biệt, đại bác của QĐTS có nhiều loại, vd: đại bác gắn trên thuyền đại hiệu cỡ nòng 14cm, dài 250cm, nặng 2.700kg, do 11 pháo thủ sử dụng, đại bác gắn trên thuyền vừa và nhỏ (có 1 khẩu) cỡ nòng 16cm, dài gần 300cm, nặng 3.700kg, do 14 pháo thủ sử dụng; đại bác trang bị cho quân bộ (pháo dã chiến) nhỏ hơn và có tới 1.000 khẩu. QĐTS có quân số khoảng 100.000, được bổ sung và phát triển nhanh khi cần thiết. Vd: đội quân của Nguyễn Huệ (cuối 1788, khi xuất quân đánh quân Thanh) từ 60.000 người, sau 10 ngày tuyển quân ở Thanh Hóa, Nghệ An, đã lên tới 100.000 người. Binh lính được huấn luyện tốt, có kỉ luật và tinh thần chiến đấu; có nhiều tướng giỏi chỉ huy. QĐTS dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ luôn chiến thắng, đã đánh tan tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn và quân xâm lược nước ngoài (xt trận Phú Yên, 1775, trận Rạch Gầm - Xoài Mút, 19.1.1785, trận Phú Xuân, 1786 hành quân ra Bác lần I của Nguyên Huệ, 1786, kháng chiến chống Thanh, 1788-89). Từ 1789 QĐTS được củng cố lại để đóng giữ, đối phó với các lực lượng thù địch trong nước và với âm mưu phục thù của nhà Thanh. Ngoài 5 doanh (tả, hữu, tiền, hậu, trung), thành lập thêm 11 đạo quân (với tên hiệu: Tả Bật, Hữu Bật, Ngũ Chế, Thiên Cán, Thiên Trường, Thiên Sách, Kiến Thành, Hổ Bôn, Hổ Hầu, Thị Lân, Thị Loan) để cơ động đánh dẹp khi chưa cần dùng tới doanh lớn; tổ chức lực lượng quân địa phương (chia thành đạo, cơ, đội) để đóng giữ các trấn, phủ, huyện (châu). Từ 1790 lập lại sổ đinh, chia dân đinh thành bốn hạng: vi cập cách (9-17 tuổi), tráng hạng (18-55 tuổi), lão hạng (56-60 tuổi), lão nhiêu (61 tuổi trở lên) và phát thẻ “Thiên hạ đại tín” (tín bài) để tiện kiểm tra và tuyển quân. Sau khi vua Quang Trung mất (1792), nhiều dự kiến trong xây dựng LLVT, hoạt động QS và các lĩnh vực khác không thực hiện được. QĐTS dần bị phân hóa, chia rẽ nội bộ và tan rã 1802 (xt chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn, 1790-1802).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:08:56 pm »

   
        QUÂN ĐỘI THUỘC ĐỊA PHÁP ở Đông Dương, đội quân do Pháp tổ chức để xâm lược và bảo vệ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương; bộ phận của QĐ thuộc địa Pháp. Hình thành từ 1857; ban đầu là lực lượng hải quân do Rigô Đờ Giơnui làm tư lệnh, đến VN (1858) để tiếp tục chính sách “ngoại giao pháo hạm" (những năm 1817, 1821, 1824, 1830 và 1836... Pháp đưa tàu chiến tới VN để gây áp lực và khiêu khích; đặc biệt 15.4.1847 tàu chiến Pháp nổ súng bắn chìm 5 tàu của QĐ Nguyễn ở Đà Nẵng). Tới 31.8.1858, lực lượng xâm lược Pháp gồm 2.350 quân (trong đó có 850 quân của Tây Ban Nha và trên 200 quân (2 đại đội) người VN), 13 tàu chiến (10 tàu của Pháp; 3 tàu của Tây Ban Nha); mở đầu xâm lược VN 1.9.1858 ở Sơn Trà - Đà Nẵng. Ngay từ những năm đầu chiến tranh xâm lược VN, thực hiện âm mưu “dùng người bản xứ đánh người bản xứ”, Pháp đã tổ chức những đơn vị người VN: 2 đại đội đầu tiên ở Đà Nẵng (1858), 4 đại đội ở Nam Kì (1861). Cấp tổ chức đơn vị người bản xứ được nâng dần theo phạm vi chiếm đóng và yêu cầu chiến tranh: ở Nam Kì: 4 tiểu đoàn (1862), 1 trung đoàn (1879); ở Bắc Kì: 4 trung đoàn (1884-86), mỗi trung đoàn (1.800-2.250 người) gồm 9 đại đội (mỗi đại đội 200-250 người), chia thành hai tiểu đoàn (sau này mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn; mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội); ở Trung Kì (tới 1886) có 4 tiểu đoàn. Các đơn vị này đều do sĩ quan người Pháp chỉ huy. Lính người VN phục vụ trong QĐ thuộc địa Pháp được gọi là lính khố đỏ. QĐTĐPơĐD, tới 1884 (chỉ tính riêng ở Bắc Kì) có trên 20.000 người (trong đó có khoảng 7.300 người VN) gồm: Lữ đoàn 1 (gồm: Trung đoàn bộ binh dã chiến 1 Angiêri; Trung đoàn thủy quân lục chiến 2; Trung đoàn lính khố đỏ 2 Bắc Kì), Lữ đoàn 2 (gồm: Trung đoàn 3 Pháp; Trung đoàn lính khố đỏ 1 Bắc Kì), hải đội (26 tàu chiến), 8 pháo đội và một số đơn vị công binh, hậu cần,... trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa (1857-84); từ 1884 trực thuộc Bộ chiến tranh để thống nhất chỉ huy. Thường bố trí lực lượng theo khu vực để mở rộng chiến tranh và chiếm đóng thuộc địa. Riêng ở VN, Pháp chia các tỉnh Bắc Kì thành 2 quân khu (1885), thành 14 quân khu (gồm cả Thanh Hóa; 1887) và đến 1891 giải thể các quân khu để thành lập đạo quan binh nhằm tăng thêm quyền hạn cho giới QS, đối phó có hiệu quả hơn với các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân VN trong thời kì này. Theo luật tổ chức QĐ thuộc địa 7.7.1900, QĐTĐPơĐD là lực lượng chính quy, bao gồm quân người Pháp và người các nước thuộc địa của Pháp; trực thuộc Bộ chiến tranh, có nhiệm vụ chiếm đóng, bảo vệ các xứ thuộc địa và bảo hộ của Pháp: khi cần có thể bị điều động đến bất kì chiến trường nào (x. lính khố đỏ), có ngân sách riêng. Để bổ sung quân số cho QĐTĐP, 1.11.1904 Pháp ra sắc lệnh tổ chức lực lượng dự bị người bản xứ ở Đông Dương (lực lượng này mỗi năm phải dự huấn luyện QS tập trung tối đa 15 ngày, khi cần sẽ được huy động từng phần hoặc toàn bộ theo lệnh toàn quyền Đông Dương) và ra sắc lệnh bắt thanh niên Bắc Kì, Trung Kì gia nhập QĐ thuộc địa (tất cả dân đinh độ tuổi 22-28, khỏe mạnh, không can án đều trong diện phải đăng lính; số lượng cần tuyển chung và của từng tỉnh do toàn quyền Đông Dương quyết định; thời hạn tại ngũ bắt buộc là 5 năm, tối đa không quá 20 năm). Để hỗ trợ QĐTĐPơĐD, Pháp thành lập Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương và Quảng Châu Loan (xứ bảo hộ của Pháp ở TQ). Lực lượng này thuộc quyền chính quyền dân sự, nhưng khi cần thiết có thể chuyển một phần hoặc toàn bộ cho QĐTĐPơĐD. Đến 3.1945, QĐTĐPơĐD có khoảng 38.000 người (không kể 22.000 lính khố xanh), trong đó có khoảng 12.000 người Pháp; gồm ở Bắc Việt (miền Bắc VN): 6 trung đoàn bộ binh (có 4 trung đoàn lính khố đỏ), 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn pháo binh độc lập, 3 pháo đội phòng không và một sô pháo đội bờ biển; ở Trung Việt (miền Trung VN) và Lào: 2 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn lính khố đỏ), 1 tiểu đoàn người thiểu số), 1 tiểu đoàn thám kích Lào, 1 tiểu đoàn pháo dã chiến và một số pháo đội bờ biển; ở Nam Việt (miền Nam VN) và Campuchia: 4 trung đoàn bộ binh (có 1 trung đoàn Campuchia) và một số đơn VỊ pháo binh. Trang bị có: 5 tàu chiến; 60 máy bay; 30 xe tăng (sản xuất 1918); pháo cỡ nhỏ (25mm, 27mm và 75mm) và vũ khí bộ binh. Tan rã khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945).

        QUÂN ĐỘI TlỀN LÊ, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Tiền Lê (980-1009). Nguyên là quân đội Đinh chuyển thuộc một cách tự nhiên (7.980) khi thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tôn lập làm vua (Lê Đại Hành lập nên nhà Tiền Lê) thay Đinh Toàn để đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Tống (TQ). Dưới các triều vua Tiền Lê, đặc biệt dưới triều Lê Đại Hành (980-1005), QĐTL được quan tâm xây dựng, gồm hai lực lượng chính: quân cấm vệ và quân vương hầu. Quân cấm vệ (cg quân điện tiền, quản túc vệ) là lực lượng thường trực của triều đình, nòng cốt của QĐTL, quân số khoảng 3.000 người, được tổ chức khá hoàn chỉnh từ 986 trên cơ sở quân điện tiền thời Đinh, được lựa chọn, bổ sung thêm những đinh tráng khỏe mạnh nhất trong nước: gồm hai bộ phận: quân tùy long (canh gác nơi vua ở và làm việc) và quân tứ sương (canh gác bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư). Chi huy lực lượng quân cấm vệ là điện tiền chỉ huy sứ, có phó chỉ huy sứ giúp chỉ huy quân tứ sương. Binh sĩ cấm quân đều được thích trên trán ba chữ “thiên tử quân”. Quân vương hầu (cg quân vương phủ) là đội quân riêng của những người được phong tước vương, được tổ chức khoảng 991-95 (sau khi vua Lê Đại Hành phong tước vương cho thái tử, mười hoàng tứ, một con nuôi rồi cho bảy hoàng tử, một con nuôi đi trấn trị các địa phương), là lực lượng nòng cốt ở các đạo (đổi thành lộ, phủ, châu. 1002) nhưng về nguyên tắc vẫn thuộc quyền sai khiến của nhà vua. Khi có việc chinh chiến, triều đình huy động đinh tráng bổ sung cho QĐ. QĐTL được xây dựng theo hướng thủy - bộ hóa (cơ động chủ yếu bằng thuyền, có thể tác chiến trên sông, ven biển và trên bộ), trang bị gươm, giáo, cung nỏ, mộc gỗ, lao tre. Khả năng cơ động khá do nhà nước chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông thủy - bộ, đặc biệt là đào thêm một số sông ngòi nối liền các sông từ phía bấc đến Thanh Hóa, Nghệ An (x. sông đào nhà Lê). QĐTL đã đánh thắng quân xâm lược của nhà Tống đầu 981 (x. kháng chiến chống Tống lần I, 981), bảo vệ vững chắc tổ quốc, nhất là ở biên giới phía bắc (giáp nước Tống) và phía nam (giáp Chămpa), đánh bại lực lượng của một số thế lực phong kiến và tù trường định cát cứ một số khu vực ở miền xuôi và miền núi. Tới 10.1009 chuyển hóa trực tiếp và gần như hoàn toàn thành quân đội Lí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:10:06 pm »


        QUÂN ĐỘI TRẦN, LLVT của nhà nước phong kiến VN triều đại Trần (1226-1400). Ban đầu là QĐ Lí chuyển thuộc một cách tự nhiên khi Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi vua cho chồng là Trần Cảnh lập nên nhà Trần (1.1226). Để đối phó với tình hình nhiễu loạn trong nước (có từ cuối thời Lí) và mối đe dọa xâm lược của đế quốc Mông cổ (từ 1271 đổi quốc hiệu là Nguyên), nhà Trần đặc biệt quan tâm xây dựng LLVT. QĐT được cải cách nhanh chóng và kiên quyết: hầu hết tướng lĩnh thời Lí bị loại bỏ. thay bằng các tướng lĩnh là tôn thất nhà Trần: hầu hết binh sĩ cấm quân thời Lí được thay thế bằng những đinh tráng đồng hương, thân thuộc nhà Trần; tăng số lượng quân thường trực và khả năng huy động khi có chiến tranh: từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, biên chế, nâng cao chất lượng; chú trọng nghiên cứu phát triển lí luận QS và KTQS. Cũng như thời Lí, QĐT tổ chức theo nguyên tấc thân quân (đối với lực lượng thường trực chuyên nghiệp) và sương quân (đối với lực lượng bán chuyên nghiệp), nhưng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm: quân cấm vệ, quân các lộ quân vương hầu. Quân cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình, kinh thành (ở Thăng Long) và thái thượng hoàng (ở Thiên Trường, Long Hưng), vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Bộ phận trực tiếp bảo vệ vua, triều đình, kinh đô và thái thượng hoàng được tuyển chọn rất chặt chẽ từ những đinh tráng khỏe mạnh nhất, biết võ nghệ ở quê hương họ Trần (lộ Thiên Trường) và một số địa phương có công giúp họ Trần (các lộ Long Hưng, Hồng, Khoái, Trường Yên, Kiến Xương). Bộ phận còn lại gọi là du quân, đóng ở ngoài thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương khác. Trong những năm đầu, quân cấm vệ được biên chế thành 6 quân (Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh. Thánh Dực, Thần Sách, Củng Thần), mỗi quân gồm 2 vệ (tả, hữu). Từ 1267 biên chế thành quân và đô (mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 người). Tới đời Phế Đế (1377-88) quân cấm vệ được biên chế thành khoảng 20 quân (Thiên Đinh, Thiên Uy, Thiên Trường, Thánh Dực, Thị Vệ, Thần Dực, Thần Sách. Thần Vũ, Thần Khỏi, Thần Dũng. Bảo Tiệp, Long Tiệp, Hoa Ngạch, Thiết Sang, Thiết Giáp, Thiết Liêm, Thiết Hổ, ô Đổ...) và 5 đô độc lập (Chân Thượng, Chân Kim, Toàn Kim Cương, Thủy Dạ Xoa, Phù Liễn). Quân cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của thượng thư sảnh do đại hành khiển đứng đầu, từ 1342 về sau thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do hành khiển tri khu mật viện sự đứng đầu. Chì huy mỗi quân, vệ là một võ tướng, mỗi đô là một chánh (phó) đại đội. Ở quân và đô còn có một số chức quan nhỏ giúp việc sổ sách, cấp phát lương, lộc và chữa bệnh. Quân cấm vệ giữ lệ cũ, thích trên trán ba chữ “Thiên tử quân”, từ 1323 bỏ lệ này, chỉ riêng binh sĩ các đô cấm vệ độc lập thích trên trán quân hiệu của mình (Chân Thượng, Chân Kim...). Quân các lộ là bước phát triển mới trong QĐT (QĐ Lí không có), có nhiệm vụ bảo vệ địa phương và là công cụ quyền lực của bộ máy nhà nước ở lộ (cả nước có 12 lộ). Mỗi lộ tổ chức 1 quân và 20 đô phong đoàn để giữ gìn an ninh và bắt trộm cướp. Riêng lộ Sơn Nam có 4 quân, lộ Hải Đông có 2 quân (do vị trí địa lí quan trọng). Chỉ huy quân một lộ là tổng quân. Quân vương hầu phát triển mạnh, chiếm tỉ lệ cao trong QĐT. Nếu như thời Lí, mỗi vương hầu chỉ được phép tổ chức một đội quân riêng khoảng 500 người thì thời Trần, mỗi vương hầu được phép tuyển mộ đến 1.000 quân (theo quy chế của triều đình 1254). Lực lượng bán chuyên nghiệp trong QĐT là sương quân (cg quân tứ sương), được tổ chức ở kinh đô và địa phương, biên chế thành đô (đô 10 ngũ, ngũ 5-8 người). Loại quân này cứ sau mỗi kì hạn phục dịch và canh gác vòng ngoài các cổng thành được luân phiên về gia đình làm ruộng để tự túc. Nhà Trần xây dựng LLVT theo chính sách ngụ binh ư nông (kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau về sản xuất của sương quân). Để có thể bổ sung quân số cho QĐ được nhanh, việc đăng kí đinh tráng được mở rộng đến Thanh Hóa, Nghệ An và một số vùng ngoại vi đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia thành ba hạng: thượng (nhất), trung (nhì), hạ (ba) và tùy tính chất quan trọng của đơn vị và loại quân mà bổ sung (hạng nhất là người quê hương, thân thuộc nhà Trần, để bổ sung cho các đơn vị có quân hiệu Thiên, Thánh, Thần; hạng nhì sung vào quân các lộ; hạng ba sung vào quân chèo thuyền, khiêng vác...). QĐT được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (quân ít nhưng tinh nhuệ). 1253 lập Giảng Võ đường để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, luyện tập võ nghệ và thường xuyên duyệt đội ngũ. Trước khi có chiến sự, các loại quân được triệu tập về một nơi quy định (thường là bãi phủ sa ngã ba Bạch Hạc và khúc Sông Hồng nơi bên Đông Bộ Đầu) để tổng duyệt và để thống nhất quân lệnh, cách đánh, hiệp đồng... Lí luận QS cũng được coi trọng, binh thư dược phổ biến rộng rãi và có hệ thống trong toàn quân: về KTQS, QĐT đã chế tạo và đưa vào trang bị hàng nghìn thuyền chiến, phổ biến là loại thuyền 30 tay chèo và 25 lính chiến đấu. dài khoảng 20m, rộng khoảng 3m. Thuyền chiến được phân thành ba loại: đại chiến thuyền (như thuyền lầu, thuyền chở quân đổ bộ...), trung thuyền (như thuyên đối thủy), khinh thuyền (như thuyền liên lạc). Đặc biệt, 1390 đã xuất hiện loại hỏa khí hình ống (tương tự hỏa đồng, hòa tiễn các thời sau) với tư cách là vũ khí trên thuyền. Do phát triển về KTQS, do yêu cầu và đối tượng tác chiến, đã có xu hướng chuyên hóa quân bộ, quân thủy. Một số đơn vị chuyên đánh bộ ở miền Tây (như các đơn vị do Phạm Ngũ Lão chỉ huy), một vài đơn vị quân thủy độc lập hình thành (1349 lập quân Bình Hải ở trấn Vân Đồn. do Trần Khánh Dư chỉ huy), nhưng nhìn chung QĐT vẫn là một QĐ hỗn hợp thủy - bộ, việc cơ động chủ yếu bằng thuyền. Quân số cao nhất khoảng 300.000 người (1284), trang bị chủ yếu là cung nỏ, gươm, giáo, lao, mộc. QĐT ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông (x. kháng chiến chống Nguyên - Mông lấn 1, 1258; kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II, 1285; kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III, 1287-88), bảo vệ vững chắc tổ quốc. Từ đời vua Trần Nghệ Tông (1370-72) suy yếu dần và chuyển thuộc nhà Hồ (3.1400).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM