Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:23:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Q  (Đọc 4806 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


Q
« vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:49:46 pm »


        Q-5 (H. Qiang-5), máy bay tiêm kích - bom do Tổ hợp công nghiệp hàng không Hồng Đô (Nam Xương, TQ) nghiên cứu chế tạo từ 1960 theo mẫu máy bay MiG-19 của Nga. Bay thử lần đầu 4.6.1965. Đưa vào trang bị 1970. Dài 15,56m; cao 4,33m; sải cánh 9,68m. Khối lượng cất cánh lớn nhất 11.830kg. Kíp bay 1 người. Hai động cơ phản lực, lực đẩy mỗi động cơ 3.750kG. Tốc độ lớn nhất khi bay ở độ cao ll.000m: 1.190km/h, khi bay thấp gần mặt đất: 1.210km/h. Trần bay thực tế 15.850m. Tầm bay 2.000km. Bán kính hoạt động khi mang đủ tải chiến đấu 400km. Vũ khí: 2 pháo 23mm, có thể mang tên lửa không đối không, lượng bom mang nhiều nhất: 2.000kg. Một số máy bay có thể mang bom hạt nhân. Có thể làm nhiệm vụ tiêm kích để bảo đảm tác chiến cho lực lượng phòng không hoặc tiêm kích - bom trực tiếp yểm trợ cho tác chiến binh chủng hợp thành. Được xuất khẩu với tên A-5. Hiện có trên 1.000 Q-5 và các biến thể của nó đang sử dụng ở TQ, Bắc Triều Tiên, Pakixtan, Bănglađet. Từ 1986 TQ hợp tác với hãng Aeritalia (Italia) cải tiến hệ thống điện tử, chế tạo biến thể mới mang kí hiệu A-5M, bay thử 8.1988, sản xuất hàng loạt từ 1991.



        QUẢ MÙ nh YÊN CẦU

        QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ, bộ phận chủ yếu của quá trình sản xuất, trong đó con người thông qua công cụ lao động trực tiếp làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất cơ lí hóa của vật liệu, vị trí hoặc trạng thái, làm cho nó trở thành sản phẩm định trước. Kết quả thực hiện QTCN làm thay đổi chất lượng sản phẩm chế tạo. QTCN gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi làm thay đổi kích thước, hình dáng của nó. QTCN nhiệt luyện là quá trình làm thay đổi tính chất cơ, lí và hóa của vật liệu chi tiết bằng các giải pháp xử lí nhiệt (tôi, ủ, ram...). QTCN sửa chữa là quá trình biến những sản phẩm bị hư hỏng phục hồi khả năng làm việc và tính hoàn thiện mà chúng đã bị mất đi trong quá trình sử dụng. QTCN lắp ráp là quá trình tạo mối tương quan giữa các chi tiết thông qua các liên kết lắp ghép. Chỉ số đặc trưng hiệu quả kĩ thuật - kinh tế QTCN là: tỉ lệ tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

        QUAN HỆ BIÊN GIỚI, quan hệ giữa các nhà nước có chung biên giới trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới giữa hai nước như: bảo vệ đường biên giới quốc gia và các móc biên giới, lưu thông biên giới, mậu dịch biên giới, việc cư trú, sản xuất, đi lại của dân cư biên giới; khai thác và sử dụng sông, suối biên giới, bảo vệ rừng, săn bắn, khai khoáng và những vấn đề khác có liên quan đến an ninh, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới, phối hợp chống tội phạm, dịch bệnh, mời trường, giải quyết nhập cư trái phép, vượt biên trái phép... QHBG được chế định bằng các điều ước quốc tế, hiệp ước biên giới, hiệp nghị về quy chế biên giới quốc gia... Chính quyển địa phương ở hai bên biên giới hoặc lực lượng bảo vệ biên giới hai nước trực tiếp giải quyết QHBG theo nhiệm vụ và quyền hạn được chính phủ mỗi nước quy định trên cơ sở các điều ước về biên giới đã kí kết giữa hai nước. Việc giải quyết vấn đề đường biên giới quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan nhà nước cao nhất.

        QUAN HỆ SẢN XUẤT, hình thức xã hội của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải xã hội; một yếu tố cấu thành phương thức sản xuất và có hệ thống cấu trúc phức tạp gồm ba quan hệ cơ bản (sở hữu, quản lí, phân phối) có mối liên hệ thống nhất, biện chứng với nhau, trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định bản chất các quan hệ khác. QHSX có tác động trực tiếp thúc đẩy (nếu phù hợp) hoặc kìm hãm (nếu không phù hợp) sự phát triển của lực lượng sán xuất. Kiểu QHSX do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quyết định; khi QHSX lạc hậu không còn phù hợp  với lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới cách mạng xã hội. Việc huy động các nguồn lực của đất nước cho quốc phòng, an ninh và chiến tranh chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố QHSX.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:50:54 pm »


        QUAN SÁT, phương pháp trinh sát tình hình đối phương, địa hình, khí tượng - thủy văn, đồng thời theo dõi vị trí. hoạt động của bộ đội và các tình hình khác trong dải quan sát. Được tiến hành bàng mắt, bằng mắt kết hợp khí tài quang học. quang điện tử, bang phương tiện kĩ thuật: rađa, thủy âm. vô tuyến truyền hình và các phương tiện khác. QS do người chỉ huy, sĩ quan tham mưu, trinh sát viên tiến hành. Khi tổ chức QS. phải xác định dải quan sát, mục tiêu quan sát cụ thể. Kết quả QS được phản ánh lên bản đồ và ghi vào nhật kí.

        QUAN SÁT HÓA HỌC. phương pháp trinh sát hóa học - phóng xạ được tiến hành bằng mắt hoặc bằng mắt kết hợp khí tài quan sát nhằm phát hiện đối phương chuẩn bị và tập kích vũ khí hủy diệt lớn, cung cấp các yếu tố cần thiết cho cơ quan tham mưu và người chỉ huy tính toán xử trí các tình huống hóa học. hạt nhân. QSHH do phân đội trinh sát hóa học -  phóng xạ và các đài quan sát kiêm nhiệm đảm nhiệm. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, bộ phận QSHH có thể được trang bị một số khí tài quan sát và khí tài thông tin thích hợp. QSHH được tiến hành ở đài quan sát, vị trí chỉ huy, trên xe cơ giới, máy bay, tàu hải quân...

        QUẢN CƠ (cổ), chức quan võ chỉ huy một cơ trong quân đội Nguyễn. Tùy theo quan chế dưới từng triều vua, phẩm trật của QC từ chánh tứ phẩm đến tòng nhị phẩm. Giúp việc cho QC là phó QC (tòng tứ phẩm). Cg chưởng cơ, chưởng quân cơ hoặc chánh quân cơ.

        QUẢN LÍ DOANH TRẠI, mặt công tác quản lí hậu cần, gồm: quân lí nhà đất. doanh cụ; bảo quản, bảo dưỡng công trình doanh trại; cải tạo môi trường theo tiêu chuẩn, chế độ chính sách của nhà nước và QĐ.

        QUẢN LÍ HẬU CẨN, tổng thể các biện pháp tổ chức, điều hành, kiểm tra phối hợp các mặt hoạt động và các lực lượng hậu cần theo phương hướng, mục tiêu, kế hoạch thống nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ hậu cần với chất lượng và hiệu quả cao nhất; một nội dung của công tác hậu cần. Gồm quản lí chuyên môn nghiệp vụ hậu cần (quản lí các hoạt động hậu cần, cơ sở hậu cần. vật chất hậu cần. cán bộ. nhân viên hậu cần) và các nội dung thuộc về chức năng quản lí nhà nước như quân lí về y tế, đất đai và xây dựng cơ bản trong QĐ. QLHC là một nội dung quan trọng của công tác quản lí trong QĐ. một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngành hậu cần.

        QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, tổ chức, điều hành các hoạt động nghiên cứu khoa học. công nghệ nhằm làm cho các hoạt động này được tiến hành đúng luật, đúng hướng, đúng kế hoạch, đạt kết quá cao. Bao gồm: xác định đề tài nghiên cứu. lựa chọn người (đơn vị) thực hiện, đầu tư kinh phí: hướng dẫn, kiểm tra. đôn đốc quá trình thực hiện, tổ chức nghiệm thu, công bỏ kết qua nghiên cứu; đề xuất hướng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

        QUẢN LÍ KĨ THUẬT, tổng thể các biện pháp quản lí của các cấp, các ngành, các đơn vị, tập thể và cá nhân trong QĐ nhằm duy trì hoạt động công tác kĩ thuật bảo đảm cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện và diễn tập: một mặt của công tác kĩ thuật. Bao gồm: quản lí vũ khí, trang bị kĩ thuật (quản lí số lượng, chất lượng và đồng bộ); quản lí cơ sở kĩ thuật (kho tàng, khu kĩ thuật, phân đội sửa chữa, trạm, xưởng, nhà máy sửa chữa, cơ sở huấn luyện kĩ thuật...); quản lí cán bộ, nhân viên kĩ thuật (số lượng, chất lượng, cơ cấu, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ nhân viên kĩ thuật). Việc tổ chức QLKT cụ thể thực hiện theo quy định của Điều lệ cống tác kĩ thuật và Điều lệnh quản lí bộ đội QĐND VN.

        QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỂ BIÊN GIỚI QUỐC GIA. tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước dôi với các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì các mối quan hệ chính trị, kinh tế - xâ hội và trật tự pháp luật, nhằm bảo vệ chủ quyền nhà nước, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới. QLNNVBGQG thuộc quyền lực tối cao và quyết định của chính phủ. Nội dung QLNNVBGQG: phê chuẩn và kí hiệp ước biên giới, hiệp định về quy chế biên giới: ban hành văn bản pháp luật quy định về quản lí biên giới, quản lí đối ngoại và hợp tác với các nước về vấn đề biên giới; ban hành quy chế phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ biên giới: ban hành chế độ chính sách về biên giới; xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ biên giới và cơ quan quản lí nhà nước về biên giới; tổ chức cơ quan xét xử, xử lí các vi phạm pháp luật về biên giới, thanh tra kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng biên giới, thực thi pháp luật, chính sách về biên giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:52:06 pm »


        QUẢN LÍ QUÂN TRANG, tổng thể các biện pháp tổ chức và nghiệp vụ nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ. kịp thời, đúng tiêu chuẩn chế độ với chất lượng cao nhất và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích các loại quân trang cho bộ đội. Gồm: quản lí xây dựng kế hoạch, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất, quản lí thành phẩm từ ở xí nghiệp, kho tàng đến người sử dụng. Để làm tốt công tác QLQT cần phối hợp chặt chẽ các khâu quản lí kế hoạch, tổ chức tạo nguồn, xây dựng định mức tiêu chuẩn kĩ thuật, vật tư, tài chính, số lượng và chất lượng hàng hóa,... với đối tượng quản lí bao gồm cơ quan quân nhu các cấp, các cơ sở sản xuất, cung ứng, bảo quản (xí nghiệp, kho tàng), các đơn vị và cá nhân sử dụng quân trang. Trong mỗi khâu đều có nội dung, nguyên tắc và biện pháp quản lí riêng.

        QUẢN LÍ SỨC KHỎE, nắm tình hình sức khỏe của mọi quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng thường xuyén và trong suốt thời gian phục vụ QĐ để có biện pháp điều trị dự phòng. Gồm: theo dõi thường xuyên, kiểm tra, khám sức khỏe định kì, quản lí người mắc bệnh mạn tính. Do quân y thực hiện, chỉ huy các cấp chỉ đạo chặt chẽ, mọi quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng phải tự giác chấp hành. QLSK có tầm quan trọng bậc nhất trong công tác điểu trị dự phòng. Căn cứ vào mức độ phát triển thể lực, bệnh tật và kết quả luyện tập, sức khỏe chiến sĩ chia làm ba loại. Căn cứ vào tình trạng bệnh tật, sức khỏe sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhãn, viên chức quốc phòng chia làm bốn loại.

        QUẢN LÍ VŨ KHÍ, TRANG BỊ KĨ THUẬT, mặt công tác quân lí kĩ thuật, gồm: quản lí số lượng, quản lí chất lượng và quản lí đồng bộ. Quản lí số lượng, đăng kí, thống kê theo sổ sách, mẫu biểu quy định của TCKT nhằm nắm chắc số lượng từng chủng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật. Quản lí chất lượng, theo dõi thường xuyên, kiểm tra, kiểm kẽ định kì hoặc đột xuất tình trạng vũ khí, trang bị kĩ thuật so với tiêu chuẩn chất lượng. Quản lí đồng bộ, bảo đảm sự đồng bộ theo trang bị và đồng bộ theo đơn vị; có phương án bổ sung, thay thế, sửa chữa kịp thời để duy trì sự đồng bộ. Cơ quan kĩ thuật các cấp báo cáo thực lực vũ khí trang bị kĩ thuật với người chỉ huy đơn vị và cơ quan kĩ thuật cấp trên (báo cáo định kì, báo cáo bất thường), sổ sách ghi chép và mẫu biểu dùng để quản lí, báo cáo do TCKT ban hành thống nhất trong toàn quân và phải được quản lí chặt chẽ, lưu trữ ở các cấp theo quy định bảo mật.

        QUẢN LÍ VÙNG TRỜI, tổng thể các hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng trời của đất nước. Bao gồm phát hiện, theo dõi và quản lí các phương tiện bay trên không theo quy tắc bay của nhà nước ban hành; phân biệt địch, ta; điều hành và duy trì trật tự bay trên không, đề phòng tai nạn của các phương tiện bay; ngăn chặn mọi vi phạm, xâm nhập trái phép vùng trời của các phương tiện bay. đặc biệt phương tiện bay mà lai lịch không rõ ràng. Các trung tâm quản lí điều hành bay do đại diện của quân chủng phòng không - không quân và tổng cục hàng không dân dụng cùng phối hợp thực hiện QLVT. Hệ thống phương tiện quản lí gồm: mạng rađa trinh sát trên không, hệ thống thu và thông báo tình báo rađa thể hiện tình hình trên không; hệ thống  nhận biết máy bay; hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy  hiệp đóng giữa phòng không - không quân và hàng không dân dụng.

        QUẢN VIÊN (cổ), gọi chung những chức quan võ trong quân đội Nguyễn chỉ huy lực lượng phòng thủ các đồn binh đóng giữ nơi xung yếu (cửa ải, cửa sông, cảng biển, đảo...). Được đặt ra dưới triều vua Gia Long (1802-20). Tùy theo tính chất, tầm quan trọng của khu vực (hoặc mục tiêu) cần phòng thủ và lực lượng bố trí, QV có thể là phòng thủ úy hoặc phòng ngự sứ (phẩm trật ở hàng chánh ngũ phẩm), tấn thủ (tòng ngũ phẩm), thủ ngữ (chánh lục phẩm).

        QUÁN TRIỆT NHIỆM VỤ, nghiên cứu để hiểu đúng và nắm vững ý định tác chiến của cấp trên và nội dung nhiệm vụ tác chiến được giao. Khi QTNV cần hiểu rõ mục đích (nhiệm vụ) chiến dịch (trận chiến đấu); ý định cấp trên và nội dung nhiệm vụ được giao; vai trò vị trí của đơn vị trong việc hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên; nhiệm vụ đơn vị bạn có liên quan và điều kiện hiệp đồng tác chiến; các mốc thời gian quy định. Trên cơ sở QTNV, người chỉ huy xác định nội dung, thứ tự các bước tiếp theo của chuẩn bị tác chiến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:53:02 pm »


        QUANG HỌC. phần vật lí học nghiên cứu tính chất của ánh sáng, quy luật lan truyền của nó trong các môi trường khác nhau cũng như sự tác động tương hỗ với vật chất (các quy luật bức xạ, lan truyền, phản xạ, tán xạ, hấp thụ, các tác động nhiệt, điện, cơ, hóa với môi trường xung quanh trong dải phổ rộng của sóng điện từ gồm bức xạ thấy được, hồng ngoại, từ ngoại). QH được phân ra: quang hình học (quang hình), quang lí học (quang lí) và quang sinh lí. Quang hình giải thích các hiện tượng QH dựa trên khái niệm gần đúng về tia sáng, các định luật về phản xạ và khúc xạ của các tia sáng. Quang lí giải thích bản chất của ánh sáng và các quy luật lan truyền, tương tác của nó trong môi trường vật chất xung quanh. Quang lí gồm: QH sóng (dựa trên tính chất sóng của ánh sáng, giải thích các hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa và phân cực ánh sáng); QH phân tử (nghiên cứu các định luật lan truyền ánh sáng trong các chất tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử của chúng; các hiện tượng hấp thụ, tán sắc, tán xạ, khúc xạ và phân xạ ánh sáng trong những môi trường khác nhau, độ quang hoạt và những hiện tượng QH liên quan đến tác dụng của điện trường và từ trường bên ngoài lên môi trường,... được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và tính chất phân tử); QH phi tuyến (nghiên cứu những hiệu ứng phi tuyến của ánh sáng phụ thuộc vào môi trường truyền nó, những hiệu ứng này trở nên hết sức quan trọng khi mật độ quang năng rất lớn, vd: với bức xạ của lade; sự trong suốt của một số môi trường hấp thụ khi tăng cường độ ánh sáng...); QH quang phổ (quang phổ học, nghiên cứu bản chất vật chất và phản ứng bằng quang phổ). Quang sinh lí nghiên cứu sự cảm thụ ánh sáng của màu sắc và mắt người, liên quan chặt chẽ với quang lí, quang hình và tâm sinh lí. QH được ứng dụng rất rộng rãi trong kĩ thuật nên đã xuất hiện một số môn QH kĩ thuật như: QH điện từ và ion (nghiên cứu sự hình thành, lan truyền và hội tụ của các chùm hạt tích điện, được dùng trong sản xuất máy biến đổi điện từ quang, máy gia tốc hạt cơ bản); quang điện tử học (nghiên cứu phương pháp biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện và ngược lại trong các hệ thống khí tài nhìn đêm. khí tài khuếch đại ánh sáng mờ, hệ thống xử lí, bảo quản và truyền tin); QH tinh thể (nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong tinh thể, tính chất dị hướng, các hiện tượng lưỡng chiết, lưỡng sắc, quang hoạt,... của chúng, được dùng trong tinh thể học, khoáng vật học, vật lí học plasma); QH sợi (nghiên cứu thực hiện sự truyền ánh sáng và ảnh theo dây dẫn sáng - là ống kim loại rỗng, mặt trong nhẩn bóng hoặc sợi điện môi trong suốt - nhờ sự phản xạ hoàn toàn bên trong của dây dẫn; được sử dụng trong liên lạc viễn thông để mã hóa hoặc giải mã các tin tức và trong các phương tiện trinh sát điện tử quang, thiết bị tự động hóa nhận dạng mục tiêu, thiết bị thủy âm...); QH chất lỏng (nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong môi trường lỏng; được ứng dụng để phát hiện tàu ngầm, tàu đắm, các loại thủy lôi neo, thủy lôi chìm và các mục tiêu ngầm khác dưới nước hoặc trong thiết kế, chế tạo các phương tiện, vũ khí này). QH là một trong các môn khoa học ra đời sớm nhất (vài nghìn năm trước công nguyên), không ngừng phát triển, là nền tảng của nhiều ngành kĩ thuật, trong đó có các ngành mũi nhọn như vật lí plazma, lade, vũ trụ học... và gắn liền với tên tuổi của các nhà bác học vĩ đại Pitago, Platon, Galilê, Keple, Pheơna, Niutơn, Pharađây...

        QUANG THỌ (Quang Sơn; 1929-2001), họa sĩ, ủy viên BCH Hội mĩ thuật khóa II, kiêm ủy viên Hội đồng nghệ thuật (1968-84). Quê xã Phượng Cách, h. Quốc Oai, t. Hà Tây; tham gia CM 3.1945, nhập ngũ 1946, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1948). QT vẽ chủ yếu về đề tài chiến tranh CM và người lính. Tác phẩm tiêu biểu: “Đứa con đầu lòng” (sơn dầu, giải thưởng triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1960), “Từ nhân dân mà ra” (sơn mài, giải ba triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1980), “Trò chơi của ông cháu” (giải ba triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1990), “Nắng xuân 1975”, “Hà Nội những nãm đánh Mĩ”, "Tiếng hát trên đảo”, “Nuôi giấu thương binh”, “Một cung đường Trường Sơn”... QT còn có công xây dựng xưởng mĩ thuật QĐ và bồi dưỡng những thế hộ họa sĩ trẻ cho các đơn vị. Giải thưởng nhà nước (9.2001). Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng nhì...



        QUANG TRUNG nh NGUYỄN HUỆ
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:54:14 pm »


        QUẢNG BÌNH, tỉnh ở Trung Bộ; bắc giáp Hà Tĩnh, đông giáp Vịnh Bắc Bộ, nam giáp Quảng Trị, tây giáp Lào (đường biên giới khoảng 190km, cửa khẩu Cha Lo). Dt 8.051,86km2; ds 0,818 triệu người (2003); phần lớn là người Kinh, còn lại là Mường, Vân Kiều, Rục... Thành lập 1831. Từ 1890 đến 1.1896 sáp nhập với Quảng Trị thành t. Bình Trị. 2.1976 sáp nhập với Quảng Trị, Thừa Thiên thành t. Bình Trị Thiên. Tái lập 30.6.1989. Tổ chức hành chính: 6 huyện. 1 thành phố; tỉnh lị: tp Đồng Hới. Địa hình: rừng núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, núi vây ba bề; nhiều núi cao: Phu Ác (2.017m), Cô Ta Rum (1.624m),... núi đá vôi, nhiều hang động. Đồng bằng nhỏ hẹp ở hai bờ Sông Gianh và Nhật Lẹ. Chỗ hẹp nhất 40,3km. Bờ biển 116km, thoải, ven biển nhiều cồn cát. Ngoài khơi có một số đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Ông... Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 26°C, lượng mưa 2.000-2.500mm/năm. Mạng sông ngòi dày đặc, ngắn, dốc. Các sông: Sông Ròn, Sông Gianh, sông Lí Hoà, Sòng Dinh, sông Nhật Lệ. Tỉnh nông, lâm, ngư nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 217,4 nghìn tấn (lúa 206,1 nghìn tấn); khai thác gỗ 30 nghìn m3, thủy sản 24,3 nghìn tấn. Công nghiệp: vật liệu xây dựng, sành sứ, chế biến gỗ... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 747,4 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 12A, QL 15, tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 4; đường sắt Bắc -  Nam; cảng biển: Cảng Gianh, Nhật Lệ. Di tích lịch sử: Quảng Bình Quan, công trình kiến trúc của chúa Nguyễn (1630), Lũy Thầy, lũy Trường Dực, lũy Trường Sa, Đèo Ngang, đèo Lí Hoà... 6.11.1978, LLVTND Quảng Bình được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        QUẢNG CHÂU, thành phố, thủ phủ t. Quảng Đông (TQ). Nằm ở bắc châu thổ sông Châu Giang; dt 7.434km2 (nội thành 1.444km2); ds 6,66 triệu người (2003, nội thành 3,95 triệu). Tại QC có cảng lâu đời nhất của TQ, là đầu mối của ba tuyến đường sắt. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, dệt, thực phẩm, hóa chất, cao su, giấy, in, đóng giày... Có trường đại học tổng hợp, đại học công nghiệp, phân viện hàn lâm khoa học TQ, bảo tàng, thư viện, cung văn hóa. QC được xây dựng từ thời nhà Chu (cách đây trên 2.000 năm), từ dầu công nguyên đã là cửa ngõ buôn bán với nước ngoài, nơi diễn ra những sự kiện lớn: chiến tranh nha phiến, khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương (27.4.1911), chiến tranh Bắc Phạt, Công xã Quảng Châu.

        QUẢNG NAM, tỉnh duyên hài Trung Trung Bộ; bắc giáp Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, nam giáp Quảng Ngãi, Kon Tum, đông giáp Biển Đông, tây giáp Lào. Dt 10.407,47km2; ds 1,438 triệu người (2003); dân tộc: Kinh. Xơđăng, Co, Cơ Tu, Giẻ Triêng... Thành lập 1832. Năm 1962 chính quyền  Sài Gòn chia thành hai tinh Quảng Nam, Quảng Tín; 1963 Chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN chia thành hai tinh QN, Quảng Đà. 2.1976 hợp nhất QN, Quảng Đà thành t. Quảng Nam - Đà Nẵng, đầu 1997 tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính là tp Đà Nẵng và t. QN. Tổ chức hành chính: 14 huyện (3 huyện miền núi, 6 huyện vùng cao), 2 thị xã; tỉnh lị: tx Tam Kì. Địa hình phần lớn là rừng núi (3/4 diện tích tự nhiên); các đỉnh cao: A Tuất (2.500m), Boi Kinh (1.644m), Boi Tao (1.227m). Các sông: Thu Bồn, Vu Gia, Tam Kì, Trường Giang, Sông Côn, Vĩnh Điện. Các hồ: Phú Ninh, Vĩnh Trinh, Thạch Bàn... Bờ biển dài trên 50km, với các cửa: Cửa Đại, An Hoà (Kì Hà), An Tân (Chu Lai). Đảo Cù Lao Chàm cách Hội An 15km. Khí hậu hai mùa, nhiệt độ trung bình hàng nàm 25°C, lượng mưa trung bình 2.057mm/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 378,4 nghìn tấn (lúa 343,8 nghìn tấn); khai thác gỗ 64,2 nghìn m2, thủy sản 46,7 nghìn tấn. Công nghiệp: gốm, sứ, đường, dệt chiếu, dệt lụa, xi măng, khai thác đá, chế biến gỗ. Giàu khoáng sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.351 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Bắc - Nam; đường bộ: QL 1, đường 14. Sân bay: Chu Lai, Ái Nghĩa, Tam Kì. Di tích thắng cảnh: Trà Kiệu (kinh đô Vương quốc Chãmpa cổ), thánh địa Mĩ Sơn, phố cổ Hội An... Sự kiện lịch sử QS: khởi nghĩa Nguyễn Duy Hiệu, trận Núi Thành (mở đầu phong trào diệt Mĩ trên chiến trường miền Nam trong KCCM)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:55:35 pm »


        QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG, tỉnh cũ ở duyên hải Trung Trung Bộ. Tỉnh lị: tp Đà Nẵng. Thành lập 2.1976 do hợp nhất hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. 1996 tách thành t. Quảng Nam và tp Đà Nẵng trực thuộc trung ương. 6.11.1978, LLVT- ND Quảng Nam - Đà Nẵng được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        QUẢNG NGÃI, tỉnh duyên hải Trung Trung Bộ; bắc và tây bắc giáp Quảng Nam. tây giáp Kon Tum, nam và tây nam giáp Gia Lai, Bình Định, đông giáp Biển Đông. Dt 5.135,2km2; ds 1,25 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh (chiếm phần lớn), Chàm, Hrẽ. Co, Cà Dong, Tày... Thành lập 1832 từ dinh Quảng Nghĩa thuộc xứ Quảng Nam. 2.1976 sáp nhập với Bình Định thành t. Nghĩa Bình. 6.1989 tái lập. Tổ chức hành chính: 13 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: fx Quảng Ngãi. Địa hình: rừng núi, trung du, đồng bằng ven biển. Rừng núi ở phía tây, giáp sườn đông của dãy Trường Sơn, nhiều gỗ và lâm sản quý. Khoáng sản: sắt, đồng, chỉ, graphit. Bờ biển dài 130km, nhiều cửa sông, vũng, vịnh. Ngoài khơi có các đảo: Lí Sơn, Hòn Bé... Các sông lớn: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ. Khí hậu nhiệt đới; nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5°C, lượng mưa 1.700mm/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 362,2 nghìn tấn (lúa 329,5 nghìn tấn); khai thác gỗ 77,5 nghìn m3, thủy sản 79,4 nghìn tấn. Có 4 khu công nghiệp tập trung: Dung Quất, Tịnh Phong, Quảng Phú và khu công nghiệp tây tx Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.092,9 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 24; đường sắt Bắc - Nam. Cảng biển: Dung Quất, Tịnh Phong. Sự kiện lịch sử: du kích Ba Tơ (1945), khởi nghĩa Trà Bồng (1959), chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường... 6.11.1978, LLVTND Quảng Ngãi được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        QUẢNG NINH, tỉnh ở đông bắc Bắc Bộ; bắc giáp TQ (đường biên giới dài 132,8 km, cửa khẩu Bắc Luân, Hoành Mô, Quảng Đức), đông giáp Vịnh Bắc Bộ, tây và tây nam giáp Bắc Giang, Hải Dương, nam giáp Hải Phòng, tây bắc giáp Lạng Sơn. Dt 5.899,57km2; ds 1,055 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa... Thành lập 10.1963 do hợp nhất t. Hải Ninh và khu Hồng Quảng. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thành phố, 3 thị xã; tỉnh lị: tp Hạ Long; một trong những trung tâm công nghiệp lớn của VN. Địa hình phần lớn là đồi núi, đỉnh cao nhất 1.506m. Bờ biển dài 250km, bị chia cắt mạnh, nhiều cửa sông: Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân, Mũi Chùa; các vịnh: Hạ Long, Bái Tử Long. Có trên 3.000 đảo lớn nhỏ; đảo Cái Bàu lớn nhất (dt 251km2). Nhiều sông: Bạch Đằng, Đá Bạc, Tiên Yên. Ba Chẽ, Hà Cối, Ca Long, Đầm Hà... Khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình trong năm 25,5°C, lượng mưa 2.000mm/năm. Giàu tài nguyên, than chiếm 90% trữ lượng than của VN. Công nghiệp: khai khoáng, năng lượng, đóng tàu... Các nhà máy, xí nghiệp lớn: nhiệt điện Uông Bí, cơ khí cẩm Phả, đóng tàu Tiên Yên, Hạ Long... Giá trị sản xuất cống nghiệp năm 2002 đạt 5.038,2 tì đồng. Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ. Rừng chiếm dt 268.000ha, nhiều gỗ, dược liệu quý. Đất nông nghiệp ít. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 213,7 nghìn tấn (lúa 199.5 nghìn tấn); khai thác gỗ 16 nghìn m3, thủy sản 43,8 nghìn tấn. Giao thông thuận tiện, nhiều cảng: Cửa Ông, cẩm Phá, Hòn Gai. Cái Lân...; đường bộ: QL 10, QL 18, QL 4B. QN là tiền đồn phía đông bắc của VN, nơi diễn ra nhiều trận đánh lịch sử chống ngoại xâm: 3 trận thủy chiến lớn trên sông Bạch Đằng (938, 981 và 1288), phong trào đấu tranh của công nhân vùng mỏ (1936-39), Chiến khu Đông Triều (1945), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1951). Ngày 20.12.1979, LLVTND Quảng Ninh được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:56:58 pm »


        QUẢNG TRỊ. tỉnh ở Trung Trung Bộ, nam Hà Nội 582km: bắc giáp Quảng Bình, nam giáp Thừa Thiên- Huế, tây giáp Lào (đường biên giới dài 208km. cửa khẩu quốc tế: Lao Bảo, La Hay), đông giáp Biển Đông. Dt 4.745,73km2; ds 0.608 triệu người (2003); dân tộc: Kinh. Vân Kiều, Tà Ôi (Pa Cô), Cơ Tu. Thành lập 1832. Năm 1853 đổi làm đạo thuộc phủ Thừa Thiên. 1876 tách thành tỉnh. Sau hiệp định Giơnevơ QT bị chia cắt thành hai phần thuộc hai miền Nam và Bắc. Phần h. Vĩnh Linh thuộc miền Bắc được tách thành đơn vị hành chính độc lập là khu vực Vĩnh Linh. 2.1976 hợp nhất với Quảng Bình và Thừa Thiên thành t. Bình Trị Thiên. Tái lập 6.1989. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Đông Hà. Địa hình: rừng núi, đồi và đồng bằng ven biển. Nhiều núi cao trên l.000m: động Voi Rệp (1.739m), động Ba Lê (1.102m), núi Động Chấn (1.257m)... Bờ biển dài 68km, các cửa biển: Cửa Tùng, Cửa Việt, cửa Mĩ Thúy, ngoài khơi có đảo Cồn cỏ. Hệ thống sông ngòi dày đặc, dốc, có tiềm năng thủy điện. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè bị ảnh hưởng của gió Lào, thường có bão. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 207,2 nghìn tấn (lúa 203,9 nghìn tấn); khai thác gỗ 19,5 nghìn m3, Công nghiệp: vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 342.5 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 9; đường sắt Bắc - Nam. Cảng biển: Cửa Tùng, Cửa Việt. Địa danh lịch sử: sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam -  Bắc trong gần 20 năm. Vĩnh Linh. Khe Sanh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cồn Cỏ, đường 9, thành cổ Quảng Trị, nhà tù Lao Bào... 6.11.1978. LLVTND Quảng Trị được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        QUẢNG YÊN, tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Địa bàn tương đương với t. Quảng Ninh ngày nay. Cuối tk 19 Pháp chia thành hai tinh QY và Hải Ninh. Trong KCCP, đặc khu Hồng Gai tách khỏi t. QY thành đơn vị hành chính độc lập: 2.1955 sáp nhập lại thành khu Hồng Quảng. 3.1963 sáp nhập với t. Hải Ninh thành t. Quảng Ninh.

        QUÂN (cổ), đơn vị tổ chức của QĐ một số triều đại phong kiến VN, đơn vị biên chế lớn nhất của QĐ phong kiến TQ. Thời Đinh, Q gồm 10 lữ (mỗi lữ có 1.000 người); 10 Q hợp thành 1 đạo. Thời Lí. Q liền trên đỏ hoặc giáp, do viên chỉ huy  sứ chỉ huy và có quân số khác nhau, tùy thuộc vào số lượng Q được tổ chức ra: đời Lí Thái Tông (1010-28), có 500 người, đời Lí Thánh Tông (1054-72), có 200 người. Thời Trần, trong quân các lộ, Q là đơn vị tổ chức cao nhất, liền trên đô (mỗi Q có 30 đô, mỗi đô có 80 người); trong quân túc vệ, Q liền trên vệ (các Q Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, mỗi Q có 4 vệ). Thời Lê Sơ (1428-1527), giai đoạn 1428-69, Q là đơn vị tổ chức cao nhất của bộ phận lực lượng đóng ở kinh đô (có 6 quân ngự tiền, 5 quân thiết đột). Ở TQ thời Xuân Thu tổ chức tam quân: thượng, trung, hạ. Nước Tề tổ chức 3 người thành 1 ngũ, 10 người thành 1 nhung, 4 nhung thành 1 tốt, 10 tốt thành 1 lữ, 5 lữ thành 1 Q (hơn 1 vạn người).

        QUÂN BÁO NHÂN DÂN, trinh sát do cơ quan quản sự địa phương tổ chức ở các cơ sở trong nhân dân để thu thập tin tức về địch, về địa hình,... trong khu vực, phục vụ chủ yếu cho tác chiến của LLVT địa phương và bộ đội chủ lực hoạt động tại địa phương. QBND thường dùng các phương pháp quan sát, nghe ngóng, hỏi tin, lấy tài liệu, bắt tù binh...

        QUÂN BƯU, ngành bưu chính QĐ, có nhiệm vụ: nhận chuyển các văn kiện quân sự. thư, báo, bưu kiện, bưu phẩm, di vật liệt sĩ, ... bằng các hình thức và phương tiện (đi bộ, xe đạp. mô tô, ô tô, máy bay, tàu hỏa...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 01:58:22 pm »


        QUÂN CẢNG, khu vực bờ biển (sông, hồ) và vùng nước tiếp giáp, dược che chắn sóng bời địa hình tự nhiên hoặc công trình nhân tạo, được phòng thủ vững chắc và thiết bị bến bãi cần thiết cho việc neo đậu tàu, có trạm sửa chữa tàu và trang bị, các cơ sở vật chất - kĩ thuật bảo đảm chiến đấu và hoạt động của các tàu hải quân trú đậu trong vùng. Những QC lớn ở VN: Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn. Thuật ngữ QC không còn dùng ở các nước đã thiết lập hệ thống hậu cần hạm đội và căn cứ hài quân.

        QUÂN CẢNH, lực lượng cảnh sát QS trong QĐ nhiều nước, được trang bị và huấn luyện đặc biệt để duy trì kỉ luật QĐ (bất giữ quân nhân đào ngũ. phạm tội; thu dung quân nhân lạc ngũ; kiểm soát giao thông QS...), duy trì pháp luật nhà nước đối với dân chúng (chống tội phạm, bạo loạn, nổi dậy...) và một số nhiệm vụ đặc biệt khác. QC hoạt động chủ yếu ở trong nước; một số QĐ có QC hoạt động ở nước ngoài (nơi có lực lượng của QĐ đó).

        QUÂN CẤM VỆ (cổ), quân bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đỏ dưới các triều đại phong kiến VN, có chức năng cơ bản giống nhau với tên gọi và cơ cấu tổ chức khác nhau dưới các triều đại. Thời Đinh (968-80), Tiền Lê (980- 1009). Lí (1010-1225), QCV được gọi là quân điện tiền và có sự phân chia khác nhau về tổ chức. Từ thời Trần (từ 1226). QCV được xây dựng theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, cơ động, với chức năng vừa bảo vệ vua và kinh đô, vừa cơ động chiến đấu. Thời Trần, trong QCV có du quân (tổ chức thành quân), chuyên cơ động chiến đấu và quân túc vệ (ban đầu có Thượng chân túc vệ và 12 vệ thuộc Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, sau có Chân Thượng đô, Chân Kim đô, Thủy Dạ Xoa đô, Toàn Kim Cương đô, Phù Liễn đô), trực tiếp bảo vệ hoàng thành và một bộ phận ở lộ Thiên Trường (Nam Định ngày nay) bảo vệ thái thượng hoàng và hoàng gia. Thời Lê Sơ (1428-1527), QCV ban đầu có 6 quân ngự tiền (bảo vệ hoàng thành), 5 quân thiết đột (bảo vệ kinh đô và cơ động chiến đấu); sau có 6 vệ điện tiền, vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô... (xt quân đội Hậu Lê). Thời Lê - Trịnh (1533-1786), QCV gồm binh thị hậu (được gọi là quân túc vệ) chuyên hầu hạ. bảo vệ chúa và quân nội điện chuyên bảo vệ vua. Thời Nguyễn (từ đời Gia Long, 1802), QCV gồm hai bộ phận riêng biệt: thân binh (quân hầu cận. bảo vệ vua) và cấm binh (quân bảo vệ trong kinh thành). QCV thường được tuyển trong số những người khỏe, giỏi võ nghệ và tin cậy về chính trị (thường là đồng hương, thân thuộc,... của hoàng gia; binh lính thuộc QCV thời Tiền Lê. Lí thích trên trán ba chữ “Thiên Tử quân”; thời Trần thích trên trán tên hiệu các đô túc vệ (Chân Thượng, Toàn Kim Cương...). Cg thán quân.

        QUÂN CẬN VỆ, 1) quân thiện chiến, tin cậy. được tuyển lựa chặt chẽ, được tổ chức và huấn luyện chu đáo, để trực tiếp bảo vệ vua chúa và tướng lĩnh hoặc thực hiện những nhiệm vụ phức tạp. QCV xuất hiện từ thời cổ đại. ở mỗi nước có các tên gọi khác nhau; 2) danh hiệu vinh dự nhà nước Liên xỏ phong tặng cho các đơn vị LLVT ưu tú, lập được nhiều chiến công, thể hiện một tập thể trung thành, kiên định, bất khuất, ngoan cường chiến đấu.

        QUÂN CHỦNG, bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định (trên bộ, trên không, trên biển); được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Mỗi QC có các binh chủng, bộ đội chuyên môn, các đơn vị phục vụ phù hợp với đặc điểm của QC. QĐND VN có các QC: lục quân, hải quân và phòng không - không quân.

        QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN X. HẢI QUÂN

        QUÂN CHÙNG HẢI QUÂN Quân đội nhân dân Việt Nam. đơn vị Ah LLVTND (1989). Tiền thân là Cục phòng thủ bờ biên (thành lập 7.5.1955); Cục hải quân (24.1.1959); BTL hải quân từ 3.1.1964. Tổ chức hiện nay gồm : BTL, cơ quan BTL, các vùng hải quân, hải đoàn, hải đội tàu, binh đoàn hải quân đánh bộ, các binh đoàn bộ đội chuyên môn. học viện hải quân, cơ sở sửa chữa tàu và các đơn vị bảo đảm phục vụ. Ngày truyền thống 5.8.1964 (chiến thắng trận đầu, cùng bộ đội phòng không và LLVT địa phương bắn rơi 2 máy bay Mĩ, bắt sống 1 phi công). Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Tạ Xuân Thu.

        QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN X. KHÔNG QUÂN

        QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị Ah LLVTND (3.6.1976). Thành lập 16.5.1977 (tách ra từ Quân chùng phòng không - không quân), 3.3.1999 lại hợp nhất với Quân chủng phòng không thành Quân chủng phòng không - không quân. QCKQ có các binh chủng: không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân vận tải, không quân trinh sát... Tiền thân của QCKQ là: Ban nghiên cứu không quân (1949); Bàn nghiên cứu sân bay (3.3.1955), Cục không quân thuộc BTTM (24.1.1959), Binh chủng không quân trong Quân chùng phòng không - không quân (22.10.1963). Lập nhiều thành tích trong KCCM. Ngày truyền thống 3.4.1965 (ngày không quân tiêm kích đánh thắng trận đầu, bấn rơi 2 máy bay F-8 của Mĩ). Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên (1977): Đào Đình Luyện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:00:10 pm »


        QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG X. BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG

        QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị Ah LLVTND (1982). Thành lập 16.5.1977 (tách từ Quân chủng phòng không - không quân), 3.3.1999 hợp nhất với Quân chủng không quân thành Quân chủng phòng không - không quân. QCPK có các binh chủng pháo phòng không, rađa phòng không, tên lửa phòng không; lực lượng chủ yếu đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, cụm LLVT, căn cứ QS và khu dân cư... Cùng với Quân chủng không quân và lực lượng khác quản lí chặt chẽ vùng trời quốc gia; thông báo về tình hình địch trên không cho LLVT và nhân dân. Tham gia tác chiến phòng không trong các chiến dịch hiệp đồng quân chủng, binh chủng. Ngày truyền thống: 1.4.1953 (ngày thành lập Trung đoàn 367- trung đoàn pháo phòng không đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Văn Khánh, Nguyễn Xuân Mậu.

        QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN Quân đội nhân dân Việt Nam. thành lập 22.10.1963 trên cơ sở hợp nhất BTL phòng không và Cục không quân. Từ 16.5.1977 được tách thành hai quân chủng: phòng không và không quân. 3.3.1999 hợp nhất thành QCPK-KQ. Chức năng chủ yếu: đánh trả các cuộc tiến công đường không của địch, bảo vệ các mục tiêu được giao, quản lí vùng trời quốc gia; thông báo tình hình địch trên không cho LLVT và nhân dân; tiến công các mục tiêu trọng yếu trong hậu phương địch; chi viện trong tác chiến hiệp đồng quân chủng, binh chủng; chống đổ bộ đường không của địch, thực hành đổ bộ đường không, vận chuyển tiếp tế, tải thương bằng đường không và các hoạt động khác. QCPK-KQ có các binh chủng: tên lửa phòng không, pháo phòng không, rađa phòng không, không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân vận tải, trinh sát. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Phùng Thế Tài, Đặng Tính.

        QUÂN CHƯ HẦU, quân của các lãnh chúa phong kiến được hoàng đế phong tước vị cao, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của lãnh chúa mà mình phụ thuộc, đồng thời chịu sự điều động và chỉ huy của hoàng đế. Ngày nay, thuật ngữ QCH còn được dùng để chỉ đội quân của một nước lệ thuộc, chịu sự chi phối của một nước lớn, được huy động tham chiến phục vụ cho lợi ích của nước lớn đó. Trong chiến tranh xâm lược VN (1954-75), đế quốc Mĩ đã huy động được QĐ một số nước phụ thuộc Mĩ tham chiến dưới danh nghĩa “thực hiện nghĩa vụ với liên minh”.

        QUÂN CỜ ĐEN, bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở TQ chạy sang VN (1-863), lấy cờ đen làm biểu tượng (x. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, 1851-64). Do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu, đầu hàng triều đình Nguyễn và được dùng đánh dẹp quân Cờ Trắng (2.1868); phối hợp với QĐ Nguyễn đánh quân Cờ Vàng (1869-75) và quân Pháp (1873-85) mà tiêu biểu là: trận Cầu Giấy (21.12.1873), trận Cầu Giây (19.5.1883), trận cầu Quan Âm và trận Bắc Lệ (24 và 26.6.1884), trận Lạng Sơn (28.3.1885). QCĐ chấm dứt hoat động sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II (1882-84).

        QUÂN CỜ TRẮNG, bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở TQ chạy sang VN (1863), lấy cờ trắng làm biểu tượng (x. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, 1851-64). Do Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi, Triệu Tiến Đông, Triệu Hữu Điền cầm đầu, hoạt động chủ yếu ở châu Lục Yên - Tuyên Quang. Bị triều đình Huế dùng quân Cờ Đen đánh dẹp (2.1868) và chấm dứt hoạt động từ đó.

        QUÂN CỜ VÀNG, bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở TQ chạy sang VN (1863), lấy cờ vàng làm biểu tượng (x. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, 1851-64). Do Ngô Côn, Hoàng Sùng Anh cầm đầu; thổ phỉ hóa và hoạt động chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Bị quân đội Nguyễn phối hợp với quân nhà Thanh (hai lần sang VN 1869 và 1871) tiễu trừ, phải chuyển hướng hoạt động xuống vùng trung du Bắc VN. Sau khi Ngô Côn chết (sau trận đánh thành Bắc Ninh, 1869), QCV do Hoàng Sùng Anh cầm dầu. Do mâu thuẫn với quân Cờ Đen (sau vụ hợp tác đánh chiếm Bảo Thắng (Lào Cai), quân Cờ Đen độc chiếm thành) và bị triều đình Nguyễn dùng QĐ và quân Cờ Đen đánh dẹp. QCV chuyển sang hợp tác với Pháp chống lại triều đình Nguyễn và quân Cờ Đen. Tan rã sau khi Hoàng Sùng Anh bị bắt và bị giết (1875).

        QUÂN DỊCH nh PHỤC VỤ QUÂN SỰ

        QUÂN DU KÍCH NAM KÌ, quân du kích trong khởi nghĩa Nam Kì (11.1940)-, một trong những LLVT CM đầu tiên của VN. Được hình thành và phát triển nhanh từ 1939 ở phần lớn các xã thuộc nông thôn Nam Bộ (mỗi xã có 1 tiểu đội đến 1 trung đội) và nhiều công xưởng, xí nghiệp,... ở Sài Gòn (mỏi nơi có 1 tổ đến 1 tiểu đội). Đội viên được lựa chọn từ các tổ chức quần chúng (nông hội, công hội, thanh niên phản dế...) do Xứ ủy Nam Kì lãnh đạo. Biên chế thành tổ, tiểu đội và trung đội; trang bị chủ yếu bằng vũ khí tự tạo (giáo, mác, bom và lựu đạn xi măng...) và một số súng thô sơ. QDKNK đã cùng nhân dân đánh chiếm nhiều đồn bốt địch, diệt tề. trù gian, lập và bảo vệ chính quyền CM ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn và ngay cả ở vùng sát đô thị. Khi thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến công, đàn áp, QDKNK rút về Đồng Tháp Mười, Tây Ninh,... để bảo tồn lực lượng, xây dựng căn cứ. hoạt động phân tán (từ 1941). Tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Được tặng thưởng huân chương: Quân công hạng nhất (sắc lệnh 163-SL ngày 14.4.1948 của chủ tịch nước VN DCCH).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:02:04 pm »


        QUÂN DŨNG HÃN (cổ), lực lượng đặc biệt gồm những binh sĩ được tuyển mộ từ những người gọi là “vong mạng” (quên thân mình). Được tổ chức từ 1406 dưới triều Hồ. QDH được sử dụng như cám tử quân. Cai quản QDH là các quan thiên hộ, hách hộ.

        QUÂN ĐỊCH nh ĐỊCH

        QUÂN ĐIỆN TlỂN (cổ), quân cấm vệ dưới các triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê, Lí. Thời Tiền Lê (980-1009), QĐT gồm quân tùy long và quân tứ sương. Thời Lí (1010- 1225), trong QĐT có quân ngự tiên. Binh lính thuộc QĐT thích trên trán 3 chữ “Thiên Tử quân”. Chỉ huy QĐT là điện tiền chỉ huy sứ (chức vụ này còn có dưới thời Trần, Hậu Lê, chỉ huy chung quân cấm vệ).

        QUÂN ĐOÀN, liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật (trong LLVT một số nước), thường gồm 3-4 sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn,... trực thuộc, có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên. Có QĐ lục quân, QĐ không quân. QĐ phòng không... Trong QĐND VN, QĐ là liên binh đoàn chiến dịch binh chủng hợp thành của lục quân, trực thuộc BQP hoặc quân khu. Được định hướng về tổ chức lần đầu tiên (gọi là liên đoàn) theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Hình thành trong giai đoạn cuối cuộc KCCM. QĐ đầu tiên (Quân đoàn 1) được thành lập 1973, các QĐ khác (Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4) thành lập 1974-75.

        QUÂN ĐOÀN 1, quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1985). Thành lập 24.10.1973 tại Ninh Bình, mang tên Binh đoàn Quyết Thắng. Gồm: Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Sư đoàn 320B. Sư đoàn phòng không 367, Lữ đoàn xe tăng 202, Lữ đoàn pháo binh 45 (Lữ đoàn pháo binh 368 từ 1984), Lữ đoàn công binh 299, Trung đoàn thông tin 140 và một số đơn vị trực thuộc. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh chiếm BTTM QĐ Sài Gòn (30.4.1975). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Trọng Tấn, Lê Quang Hoà.

        QUÂN ĐOÀN 1 - QUAN KHU 1 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐOÀN 2, quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1985). Thành lập 17.5.1974 tại Trị - Thiên, mang tên Binh đoàn Hương Giang, gồm: Sư đoàn 304, Sư đoàn 324, Sư đoàn 325, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc. Lập nhiều chiến công trong các chiến dịch: Thượng Đức, tây nam Thừa Thiên (1974), Huế - Đà Nẵng; tham gia giải phóng Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy (Xuân 1975). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), các đơn vị của QĐ2 đã đánh chiếm và cắm cờ trên dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (30.4.1975). Làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1976-78), chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1978) và tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Văn Thái**, Lê Linh.

        QUÂN ĐOÀN 2 - QUÂN KHU 2 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐOÀN 3, quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1979). Thành lập 26.3.1975 tại Tây Nguyên, mang tên Binh đoàn Tây Nguyên, gồm: Sư đoàn 10, Sư đoàn 316, Sư đoàn 320, 2 trung đoàn pháo binh (40 và 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234 và 593), Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn công binh 7, Trung đoàn thông tin 29 và một số đơn vị trực thuộc. Xuân 1975 tham gia giải phóng Phú Yên, Khánh Hoà; đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, BTTM QĐ Sài Gòn và nhiều mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn - Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Sau 1975 chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam (1977-78) và tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt (1979). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Vũ Lăng, Đặng Vũ Hiệp.

        QUÂN ĐOÀN 3 - QUÂN KHU 3 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐOÀN 4, quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1980). Thành lập 20.7.1974 tại miền Đông Nam Bộ, mang tên Binh đoàn cửu Long, gồm: Sư đoàn 9, Sư đoàn 7, Trung đoàn pháo binh 24, Trung đoàn phòng không 71, Trung đoàn đặc công 429 và một số đơn vị trực thuộc. Tiến hành chiến dịch Đường 14 - Phước Long, giải phóng t. Phước Long (1.1975); cùng LLVT địa phương giải phóng Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc; giải phóng Biên Hoà, đánh chiếm biệt khu Thủ Đô và một số mục tiêu quan trọng ở nội thành Sài Gòn (trong chiến dịch Hồ Chí Minh, 26-30.4.1975); làm nhiệm vụ quân quản tp Sài Gòn - Gia Định; chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1977-79). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Cầm, Hoàng Thế Thiện.

        QUÂN ĐOÀN 4 - QUÂN KHU 4 X. VÙNG CHIẾN THUẬT

        QUÂN ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, lực lượng được huấn luyện đặc biệt để từ biển đánh chiếm các đoạn bờ biển (đảo) đối phương và tiến hành các hoạt động tác chiến tiếp theo. Thường bao gồm các đơn vị của lục quân và hải quân đánh bộ. QĐBĐB được đưa từ biển lên bờ biển (đảo) đối phương bàng các tàu và các phương tiện đổ bố (kể cả máy bay trực thăng).
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM