Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:41:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:39:46 pm »

.
        PHÙ HIỆU KẾT HỢP CẤP HIỆU, dấu hiệu phân biệt quân hàm, quân chúng, binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành nghiệp vụ đeo ở ve áo quân phục. Trên nền phủ hiệu có sao kim loại màu bạc (sao cấp tướng kim loại màu vàng) theo từng cấp (binh nhì, hạ sĩ, thiếu úy, thiếu tá, thiếu tướng, chuẩn đô đốc 1 sao; binh nhất, trung sĩ, trung úy, trung tá, trung tướng, phó đô đốc 2 sao; thượng sĩ, thượng úy, thượng tá, thượng tướng, đô đốc 3 sao; đại úy, đại tá, đại tướng 4 sao) và thêm: hai vạch kim loại màu bạc (cấp tá), một vạch kim loại màu bạc (cấp úy), một vạch dọc bằng vải màu vàng (hạ sĩ quan), không có vạch (binh sĩ). PHKHCH của học viên các trường đào tạo sĩ quan sơ cấp có một vạch dọc màu vàng rộng 6mm, học viên đào tạo hạ sĩ quan có một vạch dọc màu vàng rộng 3mm, ở giữa có hình quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành nghiệp vụ; không có sao. Khi đeo PHKHCH không được mang cấp hiệu trên vai áo. Từ 11.1994 PHKHCH chỉ mang trên quân phục dã chiến





Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:43:09 pm »


        PHÙ BINH CHẾ. chế độ binh dịch có từ 535 thời Tây Ngụy (TQ). Phù binh lúc đầu không biên chế thành hộ quân, chưa phân biệt nông, binh, được cấp vũ khí, còn tư trang tự lo. Thời bình luân phiên phục dịch, mỗi năm huấn luyện nửa tháng, canh phòng nửa tháng; khi có chiến sự phải đi đánh giặc. Phù binh được nhận ruộng và không phải nộp thuế. Đời Đường chia ra thượng phủ 1.200 người, trung phủ 1.000 người và hạ phủ 800 người. Mỗi phù hạt có 4-6 đoàn, mỗi đoàn 200 người do hiệu úy chỉ huy. Mỗi đoàn hạt có 2 lữ, mỗi lữ 100 người do lữ soái chỉ huy, mỗi lữ có 2 đội, mỗi đội 50 người do đội chính chỉ huy. Mỗi đội chia ra 5 hỏa, mỗi hỏa 10 người do hỏa trưởng chỉ huy. Nguồn binh lấy ở các châu (huyện). Tuổi phục vụ binh dịch 20-60. Đến đời Cao Tông do đất đai khan hiếm, đời sống nông dân và quân sĩ khó khăn, phủ binh giảm dần. Đến đời Huyền Tông (749) PBC bị bãi bỏ.

        PHÚ KHÁNH, tỉnh cũ ở duyên hải Nam Trung Bộ. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tình Phú Yên và Khánh Hoà. 6.1989 chia lại thành hai tỉnh.

        PHÚ QUỐC, huyện đảo thuộc t. Kiên Giang. Gồm 27 đảo, chia thành 8 xã, 1 thị trấn. Dt 593,lkm2; ds 70.200 người (2001). Đảo lớn nhất: Phú Quốc, cách Hà Tiên 70km về phía tây. Chiều dài đảo 50km (hướng bắc - nam), chỗ rộng nhất 25km. Dãy núi Hàm Ninh ở phía đông bắc và sát biển, núi Hàm Rồng. Sông suối ngắn, bắt nguồn từ đông bắc, chảy hướng tây. Khí hậu nhiệt đới, lượng mưa trung bình 2.900mm/năm. Hai sân bay: Dương Đông, An Thới; cảng biển: Dương Đông. Đường ô tô chạy dọc bờ tây và đường ngang Dương Đông - Hàm Ninh. 35.000ha rừng, 30.000ha đất canh tác, sản phẩm chủ yếu: hồ tiêu, cà phê và cao su; đánh bắt hải sản. PQ từng là căn cứ chống Pháp của Nguyễn Trung Trực.

        PHÚ QUÝ, huyện đảo thuộc t. Bình Thuận, đông nam tx Phan Thiết l00km. Quần đảo trải dài khoảng 80km từ bắc xuống nam. Dt 32km2; ds 20.000 người. Đảo lớn nhất: Phú Quý (Cù Lao Thu), dt 16km2; dài 6km, rộng trên 3km. Địa hình đồi núi thấp, phía bắc có các đỉnh cao 108m và 91 m, bờ biển dốc thoải. Cư dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Trên đảo có sân bay dã chiến 800x600m, cảng cá Triều Dương, đường đất rộng nối liền các xã và tuyến đường bao quanh đảo, xe cơ giới đi lại được. Nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Các đảo nhỏ xung quanh có nhiều cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển.

        PHÚ THỌ, tỉnh trung du Bắc Bộ; bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái, nam giáp Hoà Bình, đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Tây, tây giáp Sơn La, Yên Bái. Dt 3.518,58km2; ds 1,3 triệu người (2003); các dân tộc; Kinh. Mường, Dao, Cao Lan, Tày, Nùng... Nguyên là t. Hưng Hóa, thành lập 6.1891 (sau khi đã cắt phần lớn diện tích để thành lập các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình và sáp nhập thêm phần đất t. Sơn Tây giữa Sông Thao và sông Lô), 1903 đổi thành PT. 1968 hợp nhất với Vĩnh Phúc thành t. Vĩnh Phú; 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện (3 huyện miền núi). 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Việt Trì. Địa hình: các huyện ven Sông Thao và Sông Lô chủ yếu là trung du, còn lại là miền núi; các đỉnh cao: Núi cẩm (1.402m), Núi Vải (1.360m). Lưỡi Hái (1.058m). Các sông lớn: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà, Sông Chảy... Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 21°C, lượng mưa 1.500mm/năm. Kinh tế đồi rừng phát triển với các loại cây đặc sản: chè, cọ... Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 400,6 nghìn tấn (lúa 345,6 nghìn tấn); khai thác gỗ 50,6 nghìn m3. Công nghiệp: giấy (Bãi Bằng, Lửa Việt), supe phốt phát và hóa chất (Lâm Thao, Việt Trì), xi măng (Thanh Ba). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 3.873,2 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Việt Trì, Phú Thọ; đường bộ: QL 2, 32, 21,24,70; cảng sông: Việt Trì. Di tích lịch sử - văn hóa: Phong Châu*, kinh đô nước Văn Lang cổ với đền thờ các vua Hùng; các di chỉ văn hóa Gò Mun, Đồng Đậu... Sự kiện lịch sử QS: trận Sông Lô (23-24.10 và 10.11.1947)...



        PHÚ XUÂN, thành do Nguyễn Phúc Trăn xây dựng tại làng Phú Xuân 1687, ở tả ngạn Sông Hương (thuộc tp Huế ngày nay). 1788 tại PX Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. 1802 Gia Long lên ngôi, chính thức lấy PX làm kinh đô, xây dựng lại kinh thành và đổi tên là thành Huế..
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:44:11 pm »


        PHÚ YÊN, tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; bắc giáp Bình Định, tây và tây nam giáp Gia Lai, Đắk Lắk. nam giáp Khánh Hoà, đông giáp Biển Đông. Dt 5.045,3km2; ds 0,836 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Chàm, Êđê; Bana. Giarai... Thành lập 1832. Năm 1853 đổi thành đạo 1876 tái lập tỉnh. 2.1976 sáp nhập với Khánh Hoà thành t, Phú Khánh. 6.1989 tái lập. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 1 thị xã; tinh lị: tx Tuy Hoà. Địa hình: tây và một phần sườn đông của dãy Trường Sơn là đổi núi, đinh Vọng Phu cao nhất (2.064m); đồng bằng phân bố ở các huyện Tuy Hoà, Tuy An, Sông Cầu. Bờ biến dài 189 km, nhiều chỗ lồi lõm tạo nên các vịnh, vũng và hải cảng (vũng Xuân Đài, đầm ô Loan, Vũng Rô). Ngoài khơi gần bờ có nhiều đảo. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 26,5°C, lượng mưa 1.600-1.800mm/năm. Các sông lớn: Sông Ba (Đà Rằng), Kì Lộ, Bàn Thạch. Tỉnh nông, lâm, ngư nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 298,7 nghìn tấn (lúa 294,5 nghìn tấn); thủy sản 33 nghìn tấn. Công nghiệp: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, hải sản; nhà máy đường Tuy Hoà, thủy điện Sông Hinh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 966,5 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, đường sắt Bắc - Nam, tình lộ 25. Cảng và sân bay Tuy Hoà. Chiến thắng Đèo Cả, sự kiện Vũng Rô (15-19.2.1965). Di tích lịch sử  văn hóa: Thành Hồ, chùa Đá Trắng, đền thờ Lương Văn Chánh... Tháng 10.2000, LLVTND Phú Yên được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        PHỤ LỰC QUÂN, LLVT người VN gồm những người có xu hướng chính trị chống CM, thanh niên giáo phái bị lừa bịp, do Pháp tổ chức trong chiến tranh xâm lược VN (1945-54) để bảo vệ an ninh địa phương, bổ sung quân số cho các đơn vị thuộc QĐ liên hiệp Pháp. Có thể phối hợp tác chiến với lực lượng khác. Thành lập 10.1946, tổ chức thành những đại đội nhẹ 120 người. Quân số PLQ (1952) khoảng 112.370 người (Pháp trực tiếp quản lí 53.090; chuyển cho QĐ quốc gia VN 59.280, gồm: Bấc Kì 11.040, Trung Kì 10.080, Nam Kì 38.160. biên chế thành 494 đại đội). PLQ thuộc QĐ quốc gia VN (do Pháp xây dựng cho chính quyền Bảo Đại) gồm: PLQ thường, PLQ giáo phái và PLQ bảo vệ Thiên chúa giáo. PLQ thường có khoảng 41.740 người (1952), biên chế thành 180 đại đội nhẹ và 267 đại đội Commàngđô; cuối 1954 Pháp giải thể bớt và tổ chức lại thành các đơn vị bộ binh và thủy quân lục chiến để trao lại cho chính quyền Ngô Đình Diệm. PLQ giáo phái gồm các đơn vị giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo về theo Pháp (1947-48); Pháp trang bị, trả lương nhưng vẫn do các lãnh tụ giáo phái chi phối; đầu 1952 có trên 4.800 người, biên chế thành 40 đại đội (20 thuộc Cao Đài. 20 thuộc Hoà Hảo; không chịu giải thể theo quyết định của Pháp (cuối 1954) và bị chính quyền Ngô Đình Diệm đánh dẹp (1955- 56). PLQ bảo vệ Thiên chúa giáo có từ 7.1947, chủ yếu ở Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Sa Đéc...; tới 1952 có khoảng 840 người, biên chế thành 7 đại đội; tan rã sau 11.1954.

        PHỤ TỬ CHI BINH. môi quan hệ nội bộ của những đội quân mà quan và quân đối xử với nhau như cha con, anh em một nhà, trên dưới một lòng. Thường chi có ở những đội quân có mục đích chiến đấu chính nghĩa, vì lợi ích căn bản của dân tộc, tổ quốc, nhân dân và quảng đại binh sĩ; có chính sách đúng đắn và có người chỉ huy, lãnh đạo tài giỏi, đức độ, thu phục được lòng người. Lịch sử VN có những đội quân được coi là PTCB như: đội quân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi, đội quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:45:34 pm »


        PHỤC KÍCH, bí mật bố trí lực lượng ở đường (hướng, khu vực) địch có thể qua, bất ngờ tiến công tiêu diệt; một hình thức chiến thuật. Có: PK tại chỗ, PK vận động; PK đường bộ, PK đường thủy, PK đường không, PK phòng không, PK chống tăng, PK của xe tăng... PK đường bộ, bí mật bố trí các lực lượng: chặn đầu, khóa đuôi, tiến công chủ yếu... bất ngờ tiến công tiêu diệt địch đi qua... PK đường không, sử dụng từng chiếc hoặc từng tốp máy bay, bay ở khu vực mà địch khó phát hiện ở bên đường (hướng) máy bay địch sẽ bay qua, bất ngờ công kích tiêu diệt. PK phòng không, bí mật bố trí từng vũ khí hoặc từng phân đội phòng không trên đường (hướng) bay của máy bay địch để bất ngờ tiêu diệt. PK của xe tăng, bí mật bố trí các phân đội xe tăng trên đường xe tăng địch có thể qua. bất ngờ tiêu diệt. PK chống tãng, bí mật bố trí các phân đội và phương tiện chống tăng trên đường xe tăng địch có thể qua. bất ngờ tiêu diệt.

        PHỤC KÍCH ĐÓN LÕNG, phục kích của súng máy phòng không và pháo phòng không ở khu vực địch thường lợi dụng các điểm đặc biệt của địa hình làm điểm kiểm tra trước khi bay vào mục tiêu đánh phá. nhằm bất ngờ tiêu diệt các tốp máy bay nhỏ lẻ, đánh lên, đánh đêm, trinh sát của địch; một hình thức chiến thuật pháo phòng không. Lực lượng PKĐL thường từ đại đội đến tiểu đoàn pháo phòng không, hoặc từng trung đội súng máy phòng không.

        PHỤC KÍCH HÓA TRANG đặc công, phương pháp tác chiến đặc công của đặc công biệt động được tiến hành bằng cách cải trang chờ sẵn hoặc cơ động theo mục tiêu di động đến vị trí định trước, bất ngờ tiến công rồi nhanh chóng rời khỏi khu vực chiến đấu. Có PKHT cố định và PKHT di động, do một người đến một đội thực hiện.

        PHỤC KÍCH TRÊN BIỂN, bố trí lực lượng hải quân (các phân đội tàu. đặc công nước) bí mật, bất ngờ tiến công tàu địch ở nơi dự kiến. PKTB thường lợi dụng địa hình để che giấu lực lượng, có thể phục kích tại chỗ hoặc phục kích vận động. Để nâng cao hiệu quả khi PKTB. cần nắm chắc quy luật hoạt động của địch và kết hợp với các hoạt động khác như nghi binh, thả thủy lôi, bố trí vật cản dưới nước... PKTB được vận dụng rộng rãi trong KCCM.

        PHỤC VIÊN, việc quân nhân rời khỏi lực lượng thường trực của QĐ, sau chiến tranh hoặc trong thời bình theo quy định của pháp luật. Ở VN, theo Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tiêu chuẩn pv là quân nhân phục vụ tại ngũ nam tròn 5 năm, nữ tròn 3 năm trở lên; quân nhân bị thương được xếp hạng thương tật từ hạng 1-4, quân nhân có tròn 3 năm hoạt động ở chiến trường K, C. Người PV được hưởng các quyền lợi theo chế độ, chính sách của nhà nước.   

        PHỤC VỤ QUÂN SỰ, phục vụ của công dân với tư cách là quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị của QĐ. Thường được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Bản chất của PVQS do tính chất của chính quyền nắm QĐ (LLVT) quyết định. Tùy theo phương pháp tuyển quân, có: PVQS tình nguyện (x. chế độ tình nguyện) và PVQS theo chế độ nghĩa vụ quân sự. Ở nhiều nước, PVQS thường gồm: phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐ. Trong QĐND VN, PVQS được thực hiện trên cơ sở chế độ tình nguyện (trong KCCP và ở miền Nam trong KCCM) và chế độ nghĩa vụ QS (ở miền Bắc từ 1960 và trong cả nước từ 1975). Ở VN. PVQS được hiểu là làm nghĩa vụ quân sự. Ở một số nước là binh dịch hoặc quân dịch.

        PHỤC VỤ TẠI NGŨ. phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng thường trực của QĐ theo luật định. Ở VN, quân nhân PVTN theo Luật nghĩa vụ quán sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời bình, thời hạn PVTN đối với hạ sĩ quan, binh sĩ 2- 3 năm: đối với quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan tới hạn tuổi do luật định; phụ nữ có chuyên môn cần cho QĐ nếu tự nguyện có thể được PVTN. Trong thời chiến, PVTN của quân nhân được kéo dài cho đến khi có lệnh phục viên.

        PHỤC VỤ THEO NIÊN HẠN. thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ theo luật định. Ở VN, PVTNH thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự: thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 2 năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; 3 năm đối với hạ sĩ quan chỉ huy; hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kĩ thuật do QĐ đào tạo; hạ sĩ quan, binh sĩ trên tàu hải quân.

        PHỤC VỤ TRÊN HẠN ĐỊNH, phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ quá thời hạn luật định. Ở VN, PVTHĐ thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự: hạ sĩ quan và binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ có thể tình nguyện ở lại PVTHĐ thêm một thời gian và phải được cấp có thẩm quyền đồng ý; chế độ PVTHĐ của hạ sĩ quan và binh sĩ do bộ trưởng BQP quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:46:58 pm »


        PHUNBRAI (A. James William Fulbright; 1905-95), chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng nghị viện Mĩ (1959-74), người công khai chống lại chủ trương leo thang chiến tranh ở VN của hai tổng thống Mĩ Giônxơn và Nichxơn. 1925 và 1934 tốt nghiệp hai trường đại học. 1939 hiệu trưởng Trường đại học Acanxat. 1945 thượng nghị sĩ Mĩ. Khi Giônxơn lên làm tổng thống, lúc đầu P đã ủng hộ chính sách của tổng thống đối với VN, giúp Giônxơn đưa ra thượng nghị viện thông qua nghị quyết “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (1964). Từ 1965 P nghi ngờ chính sách của Mĩ đối với VN và chống đối cuộc chiến tranh xâm lược VN. 1966-68 liên tục tổ chức các cuộc điều trần để xác minh sự thật về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, vạch trần sự lừa dối của chính quyền, lên án “nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” là sai trái, kiên quyết chống lại chủ trương của tổng thống leo thang chiến tranh xâm lược VN, đánh phá Lào và Campuchia. 1973 đưa ra đạo luật quyền hạn đối với chiến tranh để hạn chế quyền của tổng thống. 1974 mất chức thượng nghị sĩ, về làm nghề luật sư.

        PHÙNG CHÍ KIÊN (Nguyễn Vĩ; 1901-41), tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, chỉ huy trường đội Cứu quốc quân 1 (1941). Quê xã Diễn Yên, h. Diễn Châu, t. Nghệ An; đv ĐCS VN (1930). Năm 1926 sang Quảng Châu (TQ). tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi vào học Trường QS Hoàng Phố (TQ). 12.1927 tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. 1933- 34 học Trường đại học Phương Đông (Maxcơva)/1934 tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của ĐCS Đông Dương, cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập chuẩn bị triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc ĐCS Đông Dương lần thứ nhất tại Ma Cao (TQ, 1935); được đại hội bầu vào thường vụ BCHTƯ phụ trách công tác đảng ở nước ngoài. 1936 về Sài Gòn hoạt động. 1938 tham gia củng cố ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài và xuất bản báo “Đồng thanh" ở Côn Minh (TQ). Cuối 1940 tham gia huấn luyện 40 cán bộ cốt cán của VN tại Quảng Tây (TQ). 5.1941 tham dự hội nghị trung ương lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào BCHTƯ; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn. thành lập và chỉ huy trường Đội cứu quốc quân 1. Ba lần bị bắt (1931, 1937 và 7.1941). Ngày 22.8.1941 hi sinh trong chiến đấu.



        PHÙNG HƯNG (?-?). lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường tk 8 (x. khởi nghĩa Phùng Hưng, 766-79). Quê Đường Lâm. Châu Giao (nay là xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, t. Hà Tây). Khoảng 766-79, do chính sách hà khắc của quan đô hộ nhà Đường, được em là Phùng Hải và mưu sĩ Đỗ Anh Hàn giúp sức, PH đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống nhà Đường, được tôn là đô quân. Quan đô hộ Cao Chính Bình bị thua, rồi lâm bệnh chết. Sau chiến thắng PH vào phủ thành Tống Bình, thiết lập chính quyền tự chủ nhưng chưa được bao lâu thì mất. Nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương và lập đền thờ tại quê và ở nhiều nơi.

        PHÙNG QUANG THANH (s. 1949), thứ trưởng BQP. tổng tham mưu trưởng QĐND VN (từ 5.2001), Ah LLVTND (1971). Quê xã Thạch Đà, h. Mê Linh. t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ 1967. thượng tướng (2003): đv ĐCS VN (1968). Trong KCCM, 1967-71 trưởng thành từ chiến sĩ đến đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320A. chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Nam Lào. 6.1971 học viên Trường sĩ quan lục quân. 1972 tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9. Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B. Quân đoàn 1. Tháng 8.1974 học viên Học viện QS (Học viện lục quân). 1977 tham mưu trưởng trung đoàn, trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng Trung đoàn 64. Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Tháng 12.1983 phó sư đoàn trường phụ trách sư đoàn trưởng Sư đoàn 390 rồi sư đoàn trường Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Năm 1989 học viên Học viện Vôlôxilôp (LX). 1990 học viên Học viện quân sự cấp cao. 1991 sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Tháng 9.1993 phó cục trưởng, 6.1995 cục trưởng Cục tác chiến BTTM. 8.1997 học viên Học viện chính trị QS. 12.1997 tư lệnh Quân khu 1. Tháng 5.2001 thứ trưởng BQP, tổng tham mưu trưởng QĐND VN, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IX. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), Kháng chiến hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:48:57 pm »


        PHÙNG THÊ TÀI (Phùng Văn Thụ; s. 1920), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1967-87). Quê xã Văn Nhân, h. Phú Xuyên, t. Hà Tây; tham gia CM 1936. nhập ngũ 1945, thượng tướng (1986): đv ĐCS VN (1939). Năm 1942 xây dựng cơ sở CM ở Cao Bằng. 4.1944 tổ chức chuyên vũ khí từ TQ về VN và làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 4-8.1945 tiểu đội trường Giải phóng quân, cán bộ QS. tham gia tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền ở Thất Khê (Lạng Sơn). 9.1945- 53 chi đội phó Chi đội Lạng Sơn, trung đoàn trưởng, đại đoàn phó Đại đoàn 320. Tháng 9.1954 đại đoàn trưởng Đại đoàn pháo binh 349. Tháng 11.1960-62 hiệu trưởng Trường sĩ quan pháo binh, tham mưu trường Binh chúng pháo binh. 12.1962 tư lệnh bộ đội phòng không. 1963-67 tư lệnh đầu tiên Quân chung phòng không - không quân. 8.1967-87 phó tổng tham mưu trường QĐND VN. kiêm tổng cục trường Tổng cục hàng không dân dụng VN (1976-78). Huân chương: Hồ Chí Minh. Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng nhất. Chiến thắng hạng nhất...



        PHÙNG VĂN KHẦU (s. 1929), Ah LLVTND (1955). Dân tộc Nùng, quê xã Đức Hồng. h. Trùng Khánh, t. Cao Bằng: nhập ngũ 1949, đại tá (1983); đv ĐCS VN (1950): khi tuyên dương Ah là trung đội trường pháo binh, Đại đội 755 thuộc Đại đoàn 351. Tham gia 7 chiến dịch lớn: trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). chỉ huy khẩu đội sơn pháo 75mm bố trí trên đồi E khống chế khu trung tâm Mường Thanh, chi viện cho bộ binh chiến đấu ở các điểm cao 203, 207, 507 và đồi C dưới bom đạn ác liệt của quân Pháp, trụ vững 36 ngày đêm. có lúc bị sức ép ngất đi, tỉnh dậy tiếp tục chiến đấu, cùng khẩu đội diệt 5 khẩu pháo 105mm, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt và làm bị thương hàng trăm địch. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (1 hạng nhì. 2 hạng ba).



        PHỤNG THIÊN, thủ phủ tinh Phụng Thiên ở đông bắc TQ. nay là tp Thẩm Dương, tỉnh lị t. Liêu Ninh. 22.2-10.3.1905. trong giai đoạn kết thúc chiến tranh Nga - Nhật (1904-05), tại khu vực phía nam PT diễn ra trận quyết chiến giữa 320.000 quân Nga và 250.000 quân Nhật (x. trận Phụng Thiên, 2-3.1905).

        PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN, dự kiến ý định, quyết tâm tiến hành trận chiến đấu (chiến dịch) hoặc xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình tác chiến. Để tiến hành trận chiến đấu (chiến dịch) hoặc xử lí mỗi tinh huống, có thể có một số PATC.

        PHƯƠNG CHÂM CHIẾN LƯỢC, phương hướng cơ bản chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong toàn bộ cuộc chiến tranh hoặc từng giai đoạn của chiến tranh, thường được nêu ngán gọn, rõ ràng. Ở VN, trong KCCP và KCCM, ĐCS VN đã nắm vững các quy luật chiến tranh, phân tích khoa học những điều kiện khách quan và chủ quan của từng cuộc chiến tranh đó, đề ra những PCCL làm phương hướng hành động đúng đắn cho quân và dân ta nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của chiến tranh nhân dân VN đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp, Mĩ. Một số PCCL cơ bản là: chiến tranh toàn dân, toàn diện; tư tưởng chiến lược tiến công; đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế; đấu tranh QS kết hợp với đấu tranh chính trị; kết hợp đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị...

        PHƯƠNG CHÂM HUẤN LUYỆN, phương hướng và mục tiêu cơ bản chỉ đạo công tác huấn luyện quân sự trong nhà trường và đơn vị LLVT, thường nêu ngắn gọn, rõ ràng. PCHL ở nhà trường thường là: cơ bản. hệ thống, thiết thực, chuyên sâu: ở đơn vị: cơ bản, thiết thực, vững chắc. PCHL có thể thay đổi để phù hợp với phương châm chiến lược, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng LLVT.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:50:58 pm »


        PHƯƠNG CHÂM TÁC CHIẾN, phương hướng cơ bản chỉ đạo hoạt động tác chiến của LLVT trong từng trận chiến đấu, chiến dịch và hoạt động tác chiến chiến lược phù hợp với điều kiện tác chiến cụ thể nhằm thực hiện ý định tác chiến. PCTC nêu bật những tư tưởng, nguyên tắc, phương pháp tác chiến cần nắm vững và được diễn đạt bằng những câu ngắn gọn, như: “đánh chắc, tiến chắc” (chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954); “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” (chiến dịch Hồ Chí Minh 1975).

        PHƯƠNG DIỆN QUÂN (ngoại), liên binh đoàn chiến dịch - chiến lược dùng để tác chiến trên một hướng chiến lược hoặc một số hướng chiến dịch của chiến trường trên bộ; đơn vị tổ chức lớn nhất, có trong QĐ một số nước (LX, TQ, Nhật Bản). PDQ không có biên chế cố định. Thành phần chiến đấu của PDQ được xác định tuỳ theo yêu cầu và tính chất nhiệm vụ, chiến trường và nhiều điều kiện khác. Có thể có từ 3-4 đến 8-9 tập đoàn quân binh chủng hợp thành. 1-2 tập đoàn quân không quân, 1 tập đoàn quân phòng không, 1-3 tập đoàn quân xe tăng, một số quân đoàn cơ giới, kị binh và nhiều binh đoàn, binh đội các binh chủng, bộ đội chuyên môn và ngành nghiệp vụ. PDQ có thể hoạt động phối hợp với các PDQ khác trong chiến dịch chiến lược, hoặc độc lập chuẩn bị và thực hành các chiến dịch tiến công hoặc phòng ngự. Các PDQ LX đã đóng vai trở cơ bản trong việc tiêu diệt LLVT của phật xít Đức, Nhật trong CTTG-II.

        PHƯƠNG ĐÔNG (N. BOCTOK), 1) loạt tàu vũ trụ một chỗ ngồi đầu tiên của LX để bay trên qũy đạo gần Trái Đất. Đường kính 2,3m, khối lượng 4,3t, gồm: khoang hạ xuống (2,4t) và khoang thiết bị có động cơ hãm. Nhờ động cơ hãm, tàu rời khỏi quỹ đạo, khoang hạ xuống tách khỏi tàu và rơi xuống theo quỹ đạo đường đạn. Ở độ cao gần 7km nhà du hành vũ trụ phóng ghế và tiếp đất bằng dù, khoang hạ xuống tiếp đất bằng dù riêng; 2) tên lửa đẩy của LX, 3 tầng, nhiên liệu lỏng, dùng phóng các tàu vũ trụ; 3) chương trình nghiên cứu khả năng thực hiện chuyến bay tàu vũ trụ có người lái, các thử nghiệm khoa học, y - sinh học và kĩ thuật. Từ 1961 đến 1963, đã thực hiện 6 chuyến bay bằng tàu PĐ (x. bảng).



        PHƯƠNG HƯỚNG BÀN, khí tài quang học pháo binh, dùng đo góc hướng, góc phương vị từ, góc tà và xác định cự li (khi kết hợp với cọc tiêu). Sử dụng trong chỉ huy bắn, quan sát địa hình và mục tiêu, đo nối đội hình chiến đấu pháo binh... Các bộ phận chủ yếu: ống kính, kim nam châm quay, các cơ cấu định hướng và đo góc, đặt trên giá ba chân. Bội số phóng đại 4-8 lần. thị giới 5-10°. Giới hạn đo góc hướng và góc phương vị 360° (6.000 li giác); đo góc tà: -400 đến +800 li giác. Độ chính xác thường đến 1 li giác. PHB có thể có kính tiềm vọng để quan sát từ trong công sự. PHB xuất hiện từ cuối tkl9, trở thành một trong những khí tài quang học chủ yếu của pháo binh. Từ những năm 60 của tk 20 xuất hiện loại PHB con quay có độ chính xác đạt tới 0,5 li giác.



        PHƯƠNG PHÁP BẮN PHÁO của pháo binh, cách thức tiến hành bắn từ một hoặc một số pháo (cối, xe chiến đấu) khi thực hiện nhiệm vụ bắn được giao. PPBP có: bắn gấp, bắn (phóng) loạt, bắn tốc độ đều, bắn phát một. PPBP phụ thuộc vào tính chất mục tiêu và điều kiện thực hiện nhiệm vụ hỏa lực; khi cần có thể kết hợp bắn gấp, bắn tốc độ đều và bắn loạt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:52:12 pm »


        PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG, cách thức tiến hành CM. gồm hệ thống những nguyên tắc xuất phát từ các quy luật khách quan của CM trong những điều kiện lịch sử cụ thể, nhằm huy động tối đa lực lượng quần chúng tham gia cách mạng xã hội. PPCM là sự kết hợp hài hòa giữa tính khoa học vớiVỚI tính nghệ thuật. PPCM của giai cấp vô sản được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin và các quy luật của CM vô sản, mang tính chất quần chúng sâu sắc, tính thực tiễn phong phú và tính lịch sử cụ thể; được thể hiện bằng những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để thực hiện mục tiêu của CM XHCN. Những hình thức đấu tranh: khởi nghĩa từng phần; kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng; đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược; giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn,... là những nét nổi bật về PPCM của ĐCS VN.

        PHƯƠNG PHÁP ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, cách thức, biện pháp, vận chuyển bộ đội cùng với vũ khí, trang bị vượt biển và đổ bộ lên bờ biển đối phương. Có ba PPĐBĐB: từ bờ tới bờ (bờ - bờ), từ tàu tới bờ (tàu - bờ), và kết hợp. PPĐBĐB từ bờ tới bờ là quân đổ bộ và các trang bị chiến đấu xuống tàu và phương tiện đổ bộ từ bờ biển của mình rồi vượt biển và đổ bộ thẳng vào bờ biển do đối phương chiếm giữ, không phải dừng lại để chuyển tải (phương pháp này sử dụng khi thời gian vượt biển ngắn và có đủ phương tiện đổ bộ chuyên dụng). PPĐBĐB từ tàu tới bờ (tàu - bờ): quân đổ bộ và trang bị chiến đấu vượt biển bằng tàu vận tải hoặc tàu đổ bộ lớn. khi đến gần bờ biển do đối phương chiếm giữ phải dừng lại. chuyển sang các phương tiện đổ bộ chuyên dụng (kể cả máy bay trực thăng) rồi tiến vào bờ để đổ bộ (phương pháp này sử dụng khi thời gian vượt biển dài và khi không đủ phương tiện chuyên dụng). PPĐBĐB kết hợp: một bộ phận quân đổ bộ dùng phương pháp bờ - bờ, một bộ phận dùng phương pháp tàu - bờ. Ngày nay quân đổ bộ được đưa từ tàu vào bờ theo hai chiều: chiểu ngang, bàng các phương tiện dãn nước và lướt trên mặt nước (tàu đệm khí); chiều thẳng đứng, bằng máy bay trực thăng. Đổ bộ thẳng đứng trở thành bộ phận hữu cơ của đổ bộ đường biển hiện đại.

        PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN, cách thức, biện pháp truyền đạt và tiếp thu tri thức QS, rèn luyện năng lực thực hành, giáo dục bản lĩnh chính trị cho quân nhân và đơn vị để thực hiện mục đích, yêu cầu và nội dung huấn luyện. Tùy đối tượng, mục đích, nội dung huấn luyện mà vận dụng phương pháp thích hợp: giảng thuật, giảng giải; trao đổi, thảo luận, tự học; làm mẫu (trình bày trực quan), làm bài tập, luyện tập, diễn tập...

        PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUÂN SỰ, hệ thống cách thức, biện pháp, thủ pháp được áp dụng để tiến hành công tác nghiên cứu khoa học QS. Trong LLVTND VN, PPNCKHQS phải có tính đảng (tính giai cấp), tính khách quan khoa học, có chứng minh chặt chẽ, có quan điểm lịch sử và tính dự báo khoa học cao, thống nhất lí luận với thực tiễn, cách tiếp cận cụ thể và sáng tạo. Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong khoa học QS thường được chia thành các nhóm: phương pháp triết học (phép biện chứng duy vật) là cơ sở  của toàn bộ hệ thống các phương pháp áp dụng trong công tác nghiên cứu QS; phương pháp khoa học chung như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp tự nhiên và mô hình, quan sát, điều tra, thực nghiệm, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch...; phương pháp chuyên ngành khoa học QS như trinh sát, thăm dò, hỏi cung, tập bài (chiến thuật, chiến dịch, chiến lược), diễn tập, thử nghiệm vũ khí và KTQS tại bãi thử... Tùy theo tính chất và yêu cầu của từng đề tài hoặc công trình nghiên cứu cụ thể mà áp dụng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Để không ngừng hoàn thiện PPNCKHQS phải kịp thời ứng dụng những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học.

        PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC QUÂN SỰ, hệ thống cách thức, thù pháp để tìm hiểu, nhận biết những hiện tượng, sự kiện, hoạt động QS. Trong LLVTND VN, PPNTQS lấy phép biện chứng duy vật làm nền tảng. Để giúp cho việc nhận thức QS được đúng đắn, phải sử dụng các phương pháp khoa học chung và những phương pháp đặc thù của khoa học QS, trong đó, thực nghiệm ở thao trường, diễn tập cơ quan chỉ huy, diễn tập bộ đội, tính toán chiến thuật, chiến dịch và chiến lược được coi trọng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:53:27 pm »


        PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN, tổng thể các cách thức, biện pháp, thủ đoạn sử dụng lực lượng đánh địch để thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Có PPTC chiến lược, PPTC chiến dịch, phương pháp chiến đấu. PPTC phụ thuộc vào: sức mạnh chiến đấu  của LLVT, mục đích chính trị QS của chiến tranh (tác chiến), nhân tố chính trị tinh thần và truyền thống đấu tranh của quân dân mỗi bên, so sánh lực lượng, thế trận chiến tranh chung, bố trí lực lượng cụ thể và tính chất hoạt động của đối phương, điều kiện địa lí chiến trường và các điều kiện khác. Trong từng cuộc chiến tranh và từng giai đoạn của nó, trong từng loại tác chiến và hình thức tác chiến, từng loại LLVT, mỗi quân chủng, binh chủng, có thể vận dụng các PPTC không giống nhau. PPTC chủ yếu của LLVTND VN là tích cực và chủ động tiến công, đánh địch ở mọi nơi có địch, phối hợp tác chiến với đấu tranh chính trị và địch vận. kết hợp tác chiến các quy mô, tiêu diệt, tiêu hao địch rộng khắp kết hợp với tiêu diệt lớn từng bộ phận quân địch, đánh nơi địch yếu, lúc địch yếu; đánh trận ở thế lợi và thế mạnh, nhất là ở địa điểm và thời gian có lợi. đánh bất ngờ, đánh nhanh giải quyết nhanh với các hình thức chiến thuật: phục kích, tập kích, vận động tiến công, đánh điểm (vây điểm) diệt viện,... trong những điều kiện phát huy được cái mạnh của lực lượng ta và hạn chế được cái mạnh của địch. Trong từng chiến dịch (trận chiến đấu), xác định PPTC thường gồm: hướng chủ yếu và các hướng khác, bố trí chiến dịch (đội hình chiến đấu), tổ chức hỏa lực sát thương, trình tự thực hiện các đòn đánh, các trận then chốt và trận then chốt quyết định, vận dụng mưu kế, thế trận, các biện pháp, thủ đoạn tác chiến đưa tiến trình chiến dịch (trận chiến đấu) đến kết cục đã dự kiến. Trong các tài liệu QS VN, PPTC cg cách đánh và phương thức tác chiến.

        PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH, phương pháp tác chiến thể hiện ở việc lập thế ta, phá thế địch, tổ chức sử dụng, bố trí lực lượng, vận dụng các biện pháp chiến dịch và các thủ đoạn chiến đấu, các hình thức chiến thuật để đánh địch, hoàn thành nhiệm vụ từng đợt và toàn chiến dịch. Có PPTCCD: tiến công, phản công, phòng ngự... Mỗi loại chiến dịch có phương pháp tác chiến phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm địch, ta, địa hình, thời tiết. Nội dung chủ yếu: dựa vào khu vực phòng thủ địa phương để lập thế, chuyển thế chiến dịch; chọn khu vực (hướng), mục tiêu, đối tượng tác chiến; vận dụng kết hợp các biện pháp chiến dịch, các thủ đoạn tác chiến, các hình thức chiến thuật, chia đợt (bước) chiến dịch, xác định các trận then chốt; tổ chức sử dụng, bố trí lực lượng...

        PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN CHIẾN LƯỢC X. PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN

        PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN ĐẶC CÔNG, phương pháp tác chiến thể hiện ở việc tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng đặc công; cơ động và tiếp cận mục tiêu; vận dụng các thủ đoạn tác chiến; trình tự sát thương mục tiêu, rời khỏi chiến đấu hoặc chuyển sang tiến hành nhiệm vụ khác. Có PPTC chung cho các loại đặc công: tập kích bí mật, phá hủy bí mật; có PPTC cho từng loại đặc công như: đặc công biệt động có tập kích hóa trang, phục kích hóa trang, đánh nổ hẹn giờ hóa trang; đặc công nước còn có tập kích đảo bằng tàu thuyền; đặc công cơ động có tập kích bằng máy bay trực thăng. Theo cách vận dụng, có PPTC hỗn hợp như tập kích bí mật kết hợp với phá hủy bí mật...

        PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN KHÔNG QUÂN, phương pháp tác chiến thể hiện ở việc tổ chức, sử dụng lực lượng không quân thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao, khả năng và lực lượng thời gian cho phép, khu vực mục tiêu, vị trí xuất phát ban đầu, yêu cầu vế mức độ khẩn trương trong chiến đấu để chọn PPTC phù hợp. PPTC trên không có: đánh chặn từ vị trí trực ban trên sân bay, đánh chặn từ vị trí trực ban trên không, tự tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu trên không. Khi bảo đảm hoạt động chiến đấu cho đơn vị không quân khác, PPTC gồm: yểm hộ trực tiếp trong đội hình (hộ tống), yểm hộ khu vực, quét sạch vùng trời, không chế sân bay địch. Khi đánh các mục tiêu trên mặt đất (mặt nước), PPTC gồm: đánh mục tiêu cho trước trong thời gian quy định, đánh theo lệnh gọi, tự tìm và tiêu diệt mục tiêu, cơ động phục kích.

        PHƯƠNG THỨC BÁO ĐẢM HẬU CẦN. tổng thể các phương pháp, hình thức về tổ chức và bảo đảm hậu cần. Có ba PTBĐHC cơ bàn: bảo đảm tại chỗ; cơ động từ nơi khác đến: kết hợp bảo đảm tại chỗ với cơ động từ nơi khác đến hình thành bảo đảm hậu cần theo khu vực. Ngoài ra. xét về mặt cung cấp còn có các PTBĐHC: bảo đảm bằng tiền; bảo đảm bằng hiện vật: kết hợp bảo đảm bằng tiền với bảo đảm bằng hiện vật theo phân cấp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:54:56 pm »


        PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, tổng thể cách thức, biện pháp hoạt động của bộ đội biên phòng để quản lí. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia. PTHĐCBĐBP bao gồm: hoạt động vũ trang biên phòng, kiểm soát biên phòng, trinh sát biên phòng, vận động quần chúng, làm tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương... thực hiện trong các hình thức bảo vệ biên giới thường xuyên, bảo vệ biên giới tăng cường, bảo vệ biên giới khi có chiến tranh và trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng tuyến biên giới, mối quan hệ với nước tiếp giáp, tình hình hoạt động của địch và các loại đối tượng, tình hình nhân dân và các lực lượng hiệp đồng, đường lối chính sách của Đáng, pháp luật của Nhà nước... bộ đội biên phòng dề ra phương thức hoạt động phù hợp.

        PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT, cách thức con người tạo ra của cải cho xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định: sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; bộ phận cấu thành hình thái kinh tế - xã hội. PTSX quyết định kết cấu xã hội và bộ mặt chính trị. tinh thần của xã hội. Khi PTSX thay đổi, kiến trúc thượng tầng thay đổi tương ứng. Lịch sử phát triển xã hội là sự thay thế nhau của các PTSX theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xã hội loài người đã trải qua các PTSX cơ bản: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ. phong kiến. TBCN và XHCN.

        PHƯƠNG THỨC TÁC CHIẾN X. PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN

        PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH, cách tiến hành chiến tranh nhằm đạt tới mục đích chính trị của nó. PTTHCT phụ thuộc vào tính chất, mục đích của chiến tranh, vào các điều kiện QS, chính trị, kinh tế, địa lí, văn hóa, xã hội. lịch sử truyền thống dân tộc, bối cảnh quốc tế, đồng thời có tính đến PTTHCT của đối phương. PTTHCT ngày càng mang tính chất đa dạng, tổng hợp. nhưng đấu tranh vũ trang vẫn giữ vai trò chủ yếu. Trong KCCP và KCCM của nhân dân VN, PTTHCT của chiến tranh nhân dân Việt Nam là sự thể hiện của phương pháp CM trong chiến tranh với nội dung rất phong phú và sáng tạo. Đó là PTTHCT toàn dân, toàn diện, kết hợp tiến công QS với nổi dậy của quần chúng, kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, đánh địch bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực... PTTHCT đó đã góp phần đưa hai cuộc KCCP và KCCM của nhân dân VN tới thắng lợi hoàn toàn.

        PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI. cách thức tổ chức và biện pháp sử dụng lực lượng, phương tiện vận tải. Theo loại phương tiện có các phương thức: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, đường ống...; theo tính chất kĩ thuật phương tiện, có các phương thức: thô sơ, cơ giới. Đẽ thực hiện nhiệm vụ vận tải có thể vận dụng kết hợp các phương thức.

        PHƯƠNG TIỆN nh PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT

        PHƯƠNG TIỆN BÁO ĐẢM CHIẾN ĐÂU, phương tiện kĩ thuật quân sự được dùng để bảo đảm tác chiến. Gồm: phương tiện trinh sát, phương tiện tác chiến diện tử, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện ngụy trang, phương tiện bảo đảm công trình, phương tiện bảo đảm hóa học...

        PHƯƠNG TIỆN CHIẾN ĐẤU, phương tiện kĩ thuật quân sự cơ bản dùng để trực tiếp tiêu diệt sinh lực, phương tiện KTQS và những mục tiêu khác của đối phương. Bao gồm: phương tiện sát thương (đạn, tên lửa, bom. mìn...), phương tiện bắn phóng (súng, pháo, bệ phóng tên lửa...), khí tài điều khiến vũ khí, phương tiện mang (máy bay, xe tăng, tàu chiến...) và các tổ hợp vũ khí (tổ hợp tên lửa phòng không, tổ hợp tên lửa chống tăng...).

        PHƯƠNG TIỆN CỨU KÉO. gọi chung những phương tiện dùng để mang, chờ người (thương binh, tù binh, dân thường...) hoặc quân trang, đạn dược, lương thực, thuốc men,... kéo dắt trang bị KTQS hóng hóc, sa lầy, kẹt trong khu vực chiến sự. khu vực nguy hiểm, đến địa điểm quy định. Thường gồm những phương tiện cơ giới đặc chủng như xe kéo (xe tăng, xe xích, đầu kéo bánh lốp...), xe vận tải có lắp tời, cẩu, xe cẩu, xe cứu thương, tàu, máy bay... và nhiều loại phương tiện cơ động khác (của cả QS và dân sự) được huy động khi cần thiết. PTCK có thể được biên chế trong đội hình bảo đảm kĩ thuật (thành các phân đội cứu kéo) hoặc nằm trong đội hình tác chiến (trong phân đội. binh đội...) hay phục vụ tác chiến (phân đội, binh đội vận tải).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM