Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:29:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6386 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:18:48 pm »


        PHÒNG CHỐNG TÀU CAO TỐC, tổng thể các hoạt động tác chiến được tiến hành để phòng tránh và đánh trả các cuộc tiến công bằng tên lửa, ngư lôi, pháo tự động của các tàu cao tốc đối phương, dạng bảo đảm tác chiến của hải quân: nhằm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền ta khi đi biển, khi trú đậu tại căn cứ, ở khu vực hoạt động tác chiến và các mục tiêu bờ; đồng thời ngăn chặn không cho chúng tiến hành trinh sát, thả thủy lôi và đổ bộ biệt kích, người nhái phá hoại tàu thuyền và các mục tiêu khác của ta.

        PHÒNG CHỔNG TÀU NGẦM, tổng thể các hoạt động tác chiến được tiến hành nhằm ngăn chặn, không cho tàu ngầm đối phương tiến công tàu thuyền của ta, khi đi biển cũng như khi trú đậu tại căn cứ; một dạng bảo đảm tác chiến của hải quân. PCTN bao gồm: tổ chức trinh sát và cảnh giới chống ngầm, đặt chướng ngại chống ngầm, tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt kịp thời các tàu ngầm đối phương trên các hướng có nguy cơ, ngụy trang chống ngầm, gây nhiễu các phương tiện trinh sát và điều khiển vũ khí của tàu ngầm đối phương.

        PHÒNG CHỐNG THỦY LÔI, tổng thể các hoạt động tác chiến nhằm tránh cho tàu thuyền không bị tổn hại do thủy lôi đối phương gây ra; dạng bảo đảm tác chiến của hải quân. PCTL bao gồm: tổ chức hệ thống quan sát và trinh sát thủy lôi, thông báo về nguy cơ thủy lôi; chỉ dẫn hệ thống luồng và tuyến đi tránh thủy lôi cho tàu thuyền; rà phá thủy lôi, mở luồng và dần dắt tàu thuyền vượt qua khu vực có thủy lôi; thực hiện các biện pháp kiểm tra và làm giảm trường vật lí của tàu, phá hủy thủy lôi trôi và tiêu diệt các phương tiện rải thả thủy lôi (tàu thuyền, máy bay...) của địch.

        PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN, bộ phận của phòng chống vũ khí hủy diệt lớn nhằm loại trừ hoặc làm giảm đến mức thấp nhất tác hại của vũ khí hạt nhân, duy trì sức chiến đấu của bộ đội và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Bao gồm: trinh sát, quan sát, dự đoán, thông báo, báo động, phân tán lực lượng, diệt phá các lực lượng tập kích vũ khí hạt nhân của đối phương, bảo đảm khí tài phòng hóa, đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả khi đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân.

        PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HÓA HỌC, bộ phận của phòng chống vũ khí hủy diệt lớn nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của vũ khí hóa học duy trì sức chiến đấu của bộ đội và an toàn cho nhân dân. Gồm: trinh sát, quan sát, dự đoán khả năng sử dụng vũ khí hóa học; tiến hành tiêu diệt các phương tiện tập kích vũ khí hóa học của địch; thông báo, báo động, bảo đảm phương tiện và khí tài phòng hóa; đánh giá thiệt hại, từng bước khắc phục hậu quả, khôi phục sức chiến đấu cho bộ đội và hoạt động của nhân dân. PCVKHH được thể hiện trong kế hoạch tác chiến, kế hoạch phòng thủ dân sự và kế hoạch sử dụng lực lượng.

        PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, loại bảo đảm  tác chiến gồm tổng thể các hoạt động nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của vũ khí hủy diệt lớn, duy trì sức chiến đấu của bộ đội và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Gồm phòng chống vũ khí hạt nhân, phòng chống vũ khí sinh học, phòng chống vũ khí hóa học. Các biện pháp chủ yếu: dự đoán khả năng đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn; tổ chức trinh sát, phát hiện, thông báo, báo động về đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn; phá hủy vũ khí hủy diệt lớn và các phương tiện sử dụng chúng; bố trí phân tán lực lượng, thường xuyên thay đổi vị trí, ngụy trang, nghi binh, giữ bí mật, làm công sự phòng tránh: trang bị cho bộ đội phương tiện PCVKHDL, bảo đảm an toàn cho bộ đội khi hoạt động trong vùng nhiễm; khắc phục hậu quả khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn.

        PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ SINH HỌC, bộ phận của phòng chống vũ khí hủy diệt lớn nhằm loại trừ hoặc giảm đến mức thấp nhất tác hại của vũ khí sinh học, duy trì sức chiến đấu của bộ đội và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Bao gồm: trinh sát, quan sát, dự đoán, thông báo, báo động, bảo đảm khí tài phòng hóa, diệt phá lực lượng tập kích vũ khí sinh học, khoanh vùng cách li khu nhiễm, diệt trùng, vệ sinh phòng dịch, cứu chữa kịp thời cho người bị nhiễm bệnh.

        PHÒNG HÓA KIÊM NHIỆM, lực lượng của từng đơn vị bộ đội (ngoài bộ đội hóa học) được huấn luyện và giao nhiệm vụ phòng hóa nhằm bảo đảm an toàn cho đơn vị mình khi địch sử dụng Vũ khí hủy diệt lớn. PHKN được tổ chức ở cấp đại đội, tiểu đoàn bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương từ một tổ đến một tiểu đội. Lực lượng PHKN cùng với lực lượng hóa học chuyên môn làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Trong KCCM, lực lượng PHKN đã phát huy vai trở trong xử trí, khắc phục các tình huống hóa học xảy ra trong các trận chiến đấu, chiến dịch như ở Quảng Trị, Quân khu 5...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:20:43 pm »


        PHÒNG HÓA NHÂN DÂN, hoạt động do toàn dân tiến hành, bộ đội hóa học và các tổ, đội PHND làm nòng cốt, nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn; bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ dân sự, thể hiện quan điểm chiến tranh nhân dân trong điều kiện chiến tranh hiện đại. PHND gồm các biện pháp phòng chống cho người, trang bị kĩ thuật, cơ sở kinh tế, gia súc, lương thực, thực phẩm, hoa màu,... làm giảm thiệt hại do địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn hoặc sự cố phóng xạ, sự cố hóa chất độc gây ra.

        PHÒNG HỒ CHÍ MINH, hình thức tổ chức hoạt động, sinh hoạt văn hóa tinh thần của quân nhân ở đơn vị cấp tiểu đoàn (và tương đương) trong QĐND VN, giúp người chỉ huy tiến hành các hoạt động bổ trợ cho công tác tư tưởng - văn hóa. Nội dung hoạt động: giáo dục truyền thống, học tập chính trị, tuyên truyền thời sự, chính sách, bồi dưỡng kiến thức, sinh hoạt văn nghệ, vui chơi, giải trí có văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa mới. con người mới trong QĐ. Hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và người chỉ huy, lấy Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và tổ công tác PHCM (do ban chỉ huy tiểu đoàn cử ra) quản lí, điều hành. Được thực hiện trong toàn quân từ 1984 và từ 2.2.1993 hoạt động thống nhất theo quy chế PHCM số 26/QC-CT của TCCT.

        PHÒNG KHÔNG, 1) tổng thể các hoạt động nhằm quản lí, bảo vệ an toàn vùng trời tổ quốc, phát hiện và kịp thời đánh trả tiến công đường không của địch; phòng tránh và bảo vệ các mục tiêu quan trọng; bảo đảm hoạt động tác chiến của các LLVT và bảo vệ an toàn cho nhân dân. Trên thế giới hoạt động PK xuất hiện vào cuối CTTG-I. Trong CTTG-II và sau chiến tranh, PK trở thành bộ phận quan trọng của phòng thủ chung đất nước và của hành động tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành của nhiều nước. Ở VN trong KCCP, PK được coi trọng từ những ngày đầu kháng chiến; nhưng từ 1951 mới dần tổ chức thành lực lượng PK chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành và góp phần xứng đáng vào chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Trong KCCM, PK VN đã đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch bảo vệ miền Bắc; bảo vệ giao thông chiến lược; bảo vệ bộ đội, góp phần giải phóng miền Nam. thống nhất tổ quốc. Trong tương lai. PK phải đối phó với các cuộc tiến công (tập kích) đường không từ vũ trụ và từ trên không bằng các phương tiện vũ khí hiện đại luôn được cải tiến và hoàn thiện với các thủ đoạn mới, quy mô rộng, tính bất ngờ cao; 2) nh lực lượng phòng không.

        PHÒNG KHÔNG BẢO VỆ KHU VỰC, phòng không được tiến hành bằng cách tổ chức lực lượng thành cụm phòng không để bảo vệ khu vực mục tiêu, kết hợp chặt chẽ giữa phòng không địa phương và phòng không nhân dân. PKBVKV được vận dụng trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở Bắc VN (1965-72).

        PHÒNG KHÔNG BẢO VỆ KHU VỰC VÀ MỤC TIÊU ĐIỂM, phòng không được tiến hành bằng cách dùng một phần lực lượng phòng không để bảo vệ khu vực mục tiêu, một phần lực lượng để bảo vệ từng mục tiêu quan trọng. PKB- VKVVMTĐ được vận dụng để bảo vệ các yếu địa lớn như Hà Nội, Hải Phòng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mĩ ở Bắc VN (1965-72).

        PHÒNG KHÔNG BẢO VỆ MỤC TIÊU ĐIỂM, phòng không được tiến hành bằng cách tổ chức lực lượng để bảo vệ từng mục tiêu quan trọng. PKBVMTĐ được vận dụng phổ biến để bảo vệ các yếu địa chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở Bắc VN (1965-72).

        PHÒNG KHÔNG ĐỊA PHƯƠNG, lực lượng phòng không để bảo vệ các mục tiêu kinh tế, chính trị, QS, đầu mối giao thông quan trọng và tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương. Do LLVT địa phương mà nòng cốt là bộ đội phòng không của tỉnh, thành, quận, huyện,... đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, sự chỉ huy, chỉ đạo cua cơ quan QS địa phương, phối hợp với các lực lượng phòng không khác tiến hành.

        PHÒNG KHÔNG HẢI QUÂN, lực lượng phòng không để đánh trả và phòng tránh các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ lực lượng hải quân hoạt động trên biển và ở các điểm trú đậu, các tuyến giao thông trên biển và các mục tiêu quan trọng khác của hải quân. Trong tác chiến trên biển, PKHQ chủ yếu sử dụng lực lượng phòng không trên tàu. ở căn cứ và ở gần bờ, hiệp đồng với các lực lượng phòng không của các quân chủng khác và LLVT địa phương.

        PHÒNG KHÔNG LỤC QUÂN, lực lượng phòng không để bảo đảm an toàn cho hoạt động tác chiến của bộ đội trên mặt đất do lực lượng phòng không trong biên chế của bộ đội lục quân tiến hành độc lập hoặc có phối hợp với các lực lượng phòng không khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:21:57 pm »


        PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN. phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu của PKND là giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác, chuẩn bị dề phòng tiến công đường không của địch, nâng cao kiến thức phòng không; xây dựng các loại công sự phòng tránh; ngụy trang, nghi binh, xây dựng hệ thống quan sát thông tin báo động, thực hành báo động phòng không; lập kế hoạch và tổ chức phòng tránh, sơ tán người, khấc phục hậu quả; giúp các ngành có liên quan bảo vệ các mục tiêu quan trọng. PKND cũng có nhiệm vụ động viên, tổ chức lực lượng dân quân, tự vệ và quần chúng nhân dân tích cực đánh trả tiến công (tập kích) đường không của địch ở địa phương. Tiến hành tổ chức và thực hiện PKND với sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp theo chức năng của mình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

        PHÒNG KHÔNG QUỐC GIA, lực lượng phòng không có nhiệm vụ bảo vệ an toàn lãnh thổ và những mục tiêu quan trọng của quốc gia. Trong PKQG, lực lượng bảo vệ những khu vực có tầm quan trọng chiến lược như trung tâm hành chính - chính trị, khu công nghiệp, vùng dân cư, khu căn cứ,... gọi là phòng không yếu địa. PKQG thường hoạt động có hiệp đồng với không quân tiêm kích và các lực lượng phòng không khác. Tuỳ theo từng nước, lực lượng PKQG có thể thuộc thành phần các quân chủng lục quân (Mĩ, Anh, Inđônêxia, Cuba...), phòng không - không quân (VN. Ănggôla...), không quân (Nga, TQ...), hoặc tổ chức thành quân chủng riêng (LX trước đây, VN 1977-99...).

        PHÒNG KHÔNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954), hoạt động tác chiến của bộ đội phòng không (nòng cốt là Trung đoàn pháo phòng không 367) hiệp đồng với bộ binh tiến công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bằng cách đánh áp sát, cơ động, lần đầu hình thành mặt trận đất đối không đánh trả các hoạt động đánh phá, tiếp tế đường không của không quân Pháp trên địa bàn chiến dịch, bắn rơi 62 máy bay (Trung đoàn pháo phòng không 367 bắn rơi 52 chiếc), gồm 9 kiểu loại. Có nhiều trận đánh xuất sắc như: 14.3 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay trinh sát Moran (chiếc đầu tiên rơi ở Điện Biên Phủ); 12.4 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay ném bom hạng nặng B-24 Libêratơ (chiếc thứ 50 bị bắn rơi ở Điện Biên Phủ), 7.5 bắn rơi tại chỗ 2 máy bay F-4U... Hoạt động PKTCDĐBP đã bảo vệ hiệu quả đội hình chiến đấu của bộ binh, pháo binh, góp phần quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức, sử dụng lực lượng, cách đánh phòng không chiến dịch và tác chiến hiệp đồng binh chủng, được vận dụng trong KCCM.

        PHÒNG KHÔNG TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH (26-30.4.1975), hoạt động tác chiến của lực lượng phòng không trong đội hình chiến dịch cụm quân đoàn binh chủng  hợp thành, tiến công chiến lược vào đầu não chính quyền và QĐ Sài Gòn tại khu vực Sài Gòn - Gia Định và các vùng phụ cận trong giai đoạn cuối cuộc KCCM. Lực lượng phòng không tham gia chiến dịch gồm: 15 trung đoàn và 10 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm trung, 1 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm thấp A-72 (thuộc tác sư đoàn phòng không 367,377,673, Lữ đoàn phòng không 71 của Quân chủng phòng không - không quân) và lực lượng phòng không trong biên chế của các quân đoàn 1,2,3, 4 và Đoàn 232. Vận dụng cách đánh linh hoạt, cơ động, thần tốc. bám sát đội hình chiến dịch, các lực lượng phòng không đã triển khai có hiệu quà hoạt động tác chiến đất đối không, không chế sân bay, bến càng, đánh tàu trên sông, tiêu diệt hỏa điểm mặt đất,... bắn rơi 43 máy bay (có 14 chiếc rơi tại chỗ), góp phần bào vệ an toàn hậu phương chiến dịch và đội hình tác chiến binh chủng hợp thành quy mô lớn trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        PHÒNG KHÔNG TRONG CHIẾN DỊCH TRỊ THIÊN (30.3-27.6.1972), hoạt động tác chiến của lực lượng phòng không trong đội hình binh chủng hợp thành, đánh trả các đợt phản kích, đánh phá và đổ bộ đường không của không quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trên chiến trường Trị - Thiên. Lực lượng phòng không tham gia chiến dịch có 4 sư đoàn phòng không (365, 367, 377 và 363B). bao gồm 13 trung đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 đại đội tên lửa phòng không tầm thấp A-72 thuộc Quân chủng phòng không -  không quân; 4 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm. 5 tiểu đoàn và 15 đại đội súng máy phòng không 12,7mm thuộc lực lượng phòng không đi cùng bộ binh, pháo binh. Kết quả bắn rơi 752 máy bay (có B-52 Xtratơphotri), trực tiếp tiêu diệt hàng trăm địch, góp phần bảo vệ đội hình binh chủng hợp thành và hậu phương chiến dịch. Kinh nghiệm tổ chức. PKTCDTT được vận dụng có hiệu quả trong chiến dịch Hồ Chí  Minh (26.4-30.4 1975).

        PHÒNG KHÔNG YẾU ĐỊA X. PHÒNG KHÔNG QUỐC GIA
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:23:00 pm »


        PHÒNG NGỰ, loại tác chiến cơ bản dùng để ngăn chặn, làm chậm bước tiến, sát thương lớn, đánh bại tiến công của địch ưu thế về lực lượng, giữ vững các khu vực phòng ngự. tạo điều kiện chuyển sang phản công, tiến công hoặc các hoạt động tác chiến khác. PN có thể tiến hành ở quy mô: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. Có PN trận địa, PN cơ động... Yêu cầu cơ bản của PN là: tích cực, vững chắc, kiên cường. Để PN phải: tổ chức và bố trí lực lượng; tổ chức các khu vực PN: hệ thống hỏa lực; hệ thống phòng không; hệ thống chống tăng: hệ thống chống đổ bộ; hệ thống vật cản. Bộ đội có thể chuyển vào PN trong điều kiện có chuẩn bị, hoặc trong điều kiện PN gấp (không chuẩn bị hoặc chuẩn bị chưa đầy đủ), không trực tiếp tiếp xúc hoặc trực tiếp tiếp xúc với địch. Cách đánh PN thường là dựa vào hệ thống trận địa, vật cản, đánh dịch từ xa đến gần, sát thương địch khi chúng vận động tiếp cận, triển khai chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công, khi công kích tiền duyên PN; giữ các trận địa, các khu vực PN; kiên quyết phán kích (phán đột kích) tiêu diệt địch đột nhập khu vực PN; tiêu diệt quân địch đổ bộ đường không, vu hồi, luồn sâu... đánh bại các thủ đoạn tiến công của chúng. Khi có điều kiện thuận lợi có thể tiến hành phản chuẩn bị để phá tiến công của địch. PN ra đời đồng thời với tiến công. Thời cổ đại và trung đại PN dựa vào các thành trì, pháo đài, lâu đài: khi QĐ được trang bị hỏa khí thì bắt đầu sử dụng các thiết bị PN dã chiến. Ở tk 19, cùng với sự ra đời của hỏa khí nòng rãnh xoắn cũng xuất hiện PN trận địa (PN Xêvaxtôpôn ở Nga 1854-55). PN được phát triển trong CTTG-I, CTTG-II, nhất là từ khi có vũ khí hạt nhân và các phương tiện sát thương thông thường được cải tiến. Ở VN, PN xuất hiện từ tk 2tcn với hình thức “thành lũy” như thành cổ Loa,... hình thức “tuyến” như phòng tuyến sông Như Nguyệt tk 11... Trong KCCP, KCCM, PN thường ở quy mô nhỏ nhằm kiềm giữ địch trong các thành phố, thị xã, căn cứ, ngăn chặn địch hành quân càn quét hoặc để kiềm chế tiến công của địch, tạo điều kiện cho các lực lượng khác của ta tiến công; cuối KCCM, PN quy mô lớn xuất hiện như ở Quảng Trị (1972) hoặc chiến dịch PN Cánh Đồng Chum (1972). Nghệ thuật QS VN coi trọng PN với tư tướng tiến công, dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, dùng phòng ngự kiên cường vững chắc của một bộ phận lực lượng, trực tiếp giữ mục tiêu (khu vực), kết hợp với tiến công rộng rãi của các lực lượng khác để thực hiện nhiệm vụ PN.

        PHÒNG NGỰ BỜ BIỂN, phòng ngự nhằm đánh lui quân địch đổ bộ đường biển (có thể kết hợp với đổ bộ đường không), giữ vững khu vực phòng ngự bờ biển, hải đảo. PNBB do các đơn vị của bộ đội binh chủng hợp thành (chủ lực hoặc địa phương) tiến hành, thường có sự phối hợp của hải quân, bộ đội phòng không và không quân.

        PHÒNG NGỰ CHIẾN LƯỢC, phòng ngự do các tập đoàn lực lượng chiến lược tiến hành nhằm đánh bại cuộc tiến công của tập đoàn lực lượng chiến lược đối phương và gây cho chúng những tổn thất lớn, giữ vững những vùng chiến lược của quốc gia (liên minh các quốc gia), tạo điều kiện để giành chủ động chiến lược, chuyển sang tiến công (phản công) chiến lược hoặc tranh thú thời gian để hoàn thành triển khai chiến lược LLVT, khôi phục khả năng chiến đấu của tập đoàn chiến lược bị nhiều tổn thất. Loại tác chiến chiến lược PNCL có thể được tiến hành ngay từ đầu hoặc trong quá trình chiến tranh trên hầu hết chiến trường chiến tranh hoặc trên một chiến trường tác chiến chiến lược (hướng chiến lược). Có thể chuyên sang PNCL trong điều kiện bắt buộc, không đủ khả năng để tiến hành tiến công, cũng có thể theo ý định trước một cách chủ động.

        PHÒNG NGỰ CÓ CHUẨN BỊ. phòng ngự mà mọi biện pháp chuẩn bị tác chiến về cơ bản được hoàn thành trước khi quân địch tiến công. Đặc trưng chủ yếu của PNCCB: bộ đội đã chiếm lĩnh khu vực (trận địa) phòng ngự; kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh; hệ thống trận địa được xây dựng vững chắc; hệ thống vật cản được hoàn chỉnh; hệ thống hỏa lực được tổ chức; các mặt bảo đảm triển khai chu đáo; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ; hệ thống chỉ huy vững chắc...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:24:34 pm »


        PHÒNG NGỰ CƠ ĐỘNG, 1) phòng ngự tiến hành bằng cách cơ động lực lượng trực tiếp phòng ngự trên các hướng, khu vực, tuyến,... kết hợp phòng ngự vững chắc ở một số điểm, trận địa với tích cực tiến công tiêu diệt từng bộ phận quân địch, giữ gìn lực lượng ta, tạm thời chịu mất một bộ phận vùng đất phải bảo vệ, chặn địch từng bước, làm thất bại cuộc tiến công của chúng. PNCĐ có quy mô: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. Để PNCĐ có kết quả, phải lựa chọn, xác định đúng và chuẩn bị các khu vực, tuyến, trận địa phòng ngự ở những nơi cần thiết trong toàn bộ khu vực phòng ngự theo một ý định thống nhất, chuẩn bị lực lượng tiến công theo các phương án tác chiến định sẵn; 2) (ngoại) phòng ngự theo phương pháp “phòng ngự mà tiến công” của QĐ Mĩ, Anh và một số nước áp dụng từ giữa những năm 50 của tk 20. Tiến hành bằng cách dùng một bộ phận lực lượng (khoảng 1/3) ở thể đội 1 tiến hành tác chiến dụ lực lượng tiến công chủ yếu của quân địch tiến vào khu vực đã chuẩn bị sẵn như một cái “túi” trong chiều sâu phòng ngự, buộc chúng ở vào thế bất lợi để dùng đột kích hạt nhân, hỏa lực không quân, pháo binh sát thương mạnh mẽ, dùng lực lượng của bên phòng ngự, chủ yếu là bộ đội tăng thiết giáp, tiến công (phản kích, phản đột kích) tiêu diệt quân địch lọt vào “túi”. Để tiến hành PNCĐ loại này phái có hỏa lực và lực lượng cơ động mạnh, địa hình thuận lợi cho việc thực hiện ý định, có ưu thế trên không... Thường do cấp binh đoàn trở lên tiến hành trong điều kiện được phép tạm thời để mất một phần vùng đất phải giữ.

        PHÒNG NGỰ ĐIỆN TỬ nh BẢO VỆ ĐIỆN TỬ

        PHÒNG NGỰ GẤP, phòng ngự được tiến hành trong điều kiện không có thời gian hoặc có thời gian rất ngắn để chuẩn bị. Thường tiến hành trong quá trình tác chiến, trong trường hợp khẩn cấp. Đặc điểm của PNG: lúc đầu hệ thống công sự, trận địa chưa vững chắc, hệ thống hỏa lực chưa hoàn chình, chỉ huy và hiệp đồng chưa chặt chẽ, hệ thống vật cản yếu, vừa đánh vừa tiến hành chuẩn bị.

        PHÒNG NGỰ HẢI ĐẢO, phòng ngự được tiến hành do các lực lượng phòng thủ đảo (bộ đội binh chủng hợp thành, hải quân đánh bộ, dân quân tự vệ...) hiệp đồng với lực lượng hải quân, không quân, nhằm giữ vững đảo, bảo vệ vùng biển quốc gia, tạo thuận lợi cho các hoạt động khác. Tùy theo tính chất, đặc điểm của đào, có thể tiến hành phòng ngự ở quy mô chiến thuật hoặc chiến dịch, phòng ngự hình tròn hoặc theo hướng.

        PHÒNG NGỰ HÌNH TRÒN, phòng ngự được chuẩn bị để đánh địch từ mọi hướng, giữ vững trận địa. Để tiến hành PNHT phải cấu trúc trận địa phòng ngự trên các hướng mà địch có thể tiến công, bố trí lực lượng có trọng điểm, có kế hoạch cơ động lực lượng đi các hướng trong quá trình phòng ngự.

        PHÒNG NGỰ KHU VỰC, phòng ngự do các binh đội, binh đoàn binh chủng hợp thành hiệp đồng với lực lượng khác tiến hành, dựa vào các khu vực phòng thủ địa phương đã chuẩn bị trước, giữ vững khu vực lựa chọn phòng ngự. Khi PNKV phải xây dựng hệ thống công sự trận địa, hỏa lực và vật cản liên hoàn, vững chắc; kết hợp giữa lực lượng giữ trận địa với lực lượng cơ động, tạo thành thế trận đánh địch tiến công từ nhiều hướng bằng đường bộ, đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển (PNKV ở vùng ven biển).

        PHÒNG NGỰ THÀNH PHỐ, phòng ngự do bộ đội binh chủng hợp thành hiệp đồng với các lực lượng khác tiến hành bằng cách dựa vào khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) đã Jược chuẩn bị trước. Khi PNTP phải kết hợp chiến đấu phòng ngự với tiến công để giữ vững các khu vực địa hình có giá trị ở ven đô và trong thành phố, đánh bại từng hướng, từng thủ đoạn tiến công của địch. PNTP thường được lực lượng phòng không, không quân chi viện, thành phố ven biển, sông lớn có thể có lực lượng hải quân chi viện. Tùy tình hình cụ thể, có thể tiến hành ở quy mô chiến thuật hoặc chiến dịch.

        PHÒNG NGỰ TÍCH CỰC, phòng ngự kết hợp giữ vững trận địa với hành động tác chiến tiến công tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công hoặc tiến công, thể hiện tính tích cực của phòng ngự. Được thực hiện ở các quy mô: chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Ở quy mô chiến lược, khi PNTC phải: không ngừng tiêu hao, tiêu diệt địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta - địch, tạo thế, tạo thời cơ chuyển sang phán công và tiến công. Trong chiến dịch và chiến đấu: dùng lực lượng hoạt động ở khu vực tác chiến (trận địa chiến đấu) vòng ngoài ngăn chặn, tiêu hao, buộc địch phân tán lực lượng đối phó, sớm bộc lộ ý định và hành động tiến công; dùng lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ tiêu diệt lực lượng địch uy hiếp phòng ngự hoặc lực lượng địch sơ hở; thực hành đánh địch đột nhập phòng ngự và khôi phục trận địa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:25:49 pm »


        PHÒNG NGỰ TRẬN ĐỊA, phòng ngự dựa vào hệ thống trận địa có công sự vững chắc nhằm giữ vững khu vực (mục tiêu) trong một thời gian dài. Ỏ nhiều nước châu Âu, PNTĐ được cấu trúc và thiết bị hệ thống công trình, các trận địa, các dải (khu vực) phòng ngự thành tuyến với chiều sâu gồm nhiều dải. Xuất hiện trong chiến tranh Crưm (Nga) 1853-56, phát triển mạnh và hoàn thiện trong CTTG-I và CTTG-II. Tổ chức PNTĐ theo điều lệnh dã chiến của QĐ LX 1943 gồm: dải bảo đảm với chiều sâu 10-15km, dải phòng ngự chủ yếu sâu 5-6km, dải phòng ngự hai cách tiền duyên 10-12km, dài phòng ngự ba cách tiền duyên dải hai 10-15km. Từ sau CTTG-II vũ khí, trang bị phát triển mạnh, sức cơ động của QĐ tiến bộ vượt bậc, chiến tranh mang tính cơ động rất cao. PNTĐ được cải tiến theo phương hướng xây dựng trận địa thành tuyến đứt đoạn, chỉ bố trí trên các hướng (khu vực) địch có nhiều khả năng tiến công, lấy điểm tựa trung đội, đại đội làm cơ sở của trận địa phòng ngự. Ở VN, PNTĐ tổ chức theo kiểu điểm tựa, cụm điểm tựa, liên kết với nhau thành khu vực (dải, tuyến) phòng ngự.

        PHÒNG (NHÀ) TRUYỀN THỐNG, hình thức tổ chức bảo tàng ở cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương. Có nhiệm vụ trưng bày, lưu giữ những tư liệu, hiện vật có giá trị tiêu biểu cho lịch sử, truyền thống và những thành tích, chiến công trên mọi lĩnh vực trong quá trình xây dựng và chiến đấu của đơn vị nhằm tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống tốt đẹp của đơn vị và QĐ cho mọi quân nhân. Do cư quan chính trị cùng cấp quản lí, chỉ đạo và sự hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan bảo tàng cấp trên.

        PHÒNG THỦ, tổng thể các hoạt động về tổ chức, chuẩn bị và thực hành mọi mặt cả QS, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... để bảo vệ từng khu vực hoặc toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Ở VN, PT thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân theo đường lối QS của ĐCS VN. Trong PT, sử dụng tổng hợp mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt tất cả các hình thức và phương pháp đấu tranh, các loại tác chiến, các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn tác chiến,... với tư tưởng tích cực tiến công, làm chủ để tiến công, tiến công để làm chủ, đánh bại kẻ thù.

        PHÒNG THỦ CĂN CỨ HẢI QUÂN, phòng thủ nhằm bảo vệ cản cứ hải quân, các mục tiêu và lực lượng trú đậu trong căn cứ. Bao gồm: phòng chống tàu ngấm, phòng chống thủy lôi, phòng chống tàu cao tốc, phòng chống biệt kích người nhái, chống đổ bộ đường biển, phòng không, phòng chống địch tiến công từ đất liền, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. PTCCHQ tiến hành trong sự hiệp đồng giữa các lực lượng hải quân, phòng không, không quân, quân khu ven biển, LLVT và nhân dân địa phương, tạo thành hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh, có khả năng ngăn chặn và đánh trả các đòn tiến công của dịch từ trên biển, trên không và trong đất liền.

        PHÒNG THỦ DÂN SỰ, biện pháp phòng thủ quốc gia được tiến hành trong thời bình và thời chiến để bảo vệ dân chúng và nền kinh tế quốc dân, hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại về người và của do các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của địch gây ra, cũng như để thực hiện công tác cấp cứu và sửa chữa, phục hồi khẩn cấp, hoặc chống thiên tai (cháy rùng, bão lụt...). Căn cứ vào khả năng thực tế của đất nước và dự đoán về quy mô, cường độ đánh phá của đối phương khi xảy ra chiến tranh, nhà nước đề ra nhiệm vụ, nội dung, biện pháp và cách thức thực hiện PTDS cho phù hợp và có hiệu quả (nhiều nước có đạo luật PTDS, tổ chức bộ máy và lực lượng PTDS từ trung ương đến cơ sở). Ngày nay, với vũ khí và phương tiện chiến tranh có sức hủy diệt lớn, diễn ra chớp nhoáng trên một không gian rộng thì nhiệm vụ PTDS càng phức tạp: phải bảo đảm cho nhân dân phòng tránh tốt (huấn luyện dân chúng về PTDS, xây dựng các công trình phòng tránh, trang bị các phương tiện phòng tránh, có kế hoạch sơ tán nhân dân...); bảo vệ và bảo đảm sức sống của nền kinh tế quốc dân trong thời chiến (áp dụng các biện pháp bảo vệ, dự trữ thiết bị và nguyên vật liệu, sửa chữa phục hồi...); khắc phục kịp thời các hậu quả do địch gây ra. Ở VN, trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc (1964-72), đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp sơ tán. phòng tránh, cấp cứu, phục hồi,... giảm được sự thiệt hại về người và của, bảo đảm vừa chiến đấu, vừa sản xuất.

        PHÒNG THỦ KHU VỰC, phòng thủ thực hiện bằng hệ thống các khu vực phòng thủ, liên kết với nhau thành thế trận của từng địa bàn tác chiến, từng khu vực chiến trường, hoặc cả nước. Hệ thống đó thường gồm các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), huyện (quận), làng xã chiến đấu và các khu vực phòng ngự của LLVT ở các điểm địa hình quan trọng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:27:55 pm »


        PHÒNG TRÁNH TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG, toàn bỏ các hoạt động và biện pháp nhằm giảm hiệu quả tập kích đường không và kịp thời khắc phục hậu quả tập kích đường không của địch. Như thông báo, báo động phòng không; xây dựng công sự để ẩn nấp cho người, bảo vệ tài sản; sơ tán người và vật tư, kho tàng; tổ chức cứu thương, cứu sập hầm, chữa cháy; tổ chức ngụy trang, nghi binh...

        PHÒNG TUYẾN, dải địa hình có xây dựng các công trình chiến đấu và và bố trí lực lượng thành hệ thống phòng ngự.

        PHÒNG TUYẾN ĐỜ LÁT, phòng tuyến của QĐ Pháp ở chiến trường Bắc Bộ (VN) do Tatxinhi vạch ra và được xây dựng 1951, một trong những biện pháp chiến lược phong tỏa nguồn tiếp tế từ châu thổ Sông Hồng lên phía bắc. nhằm ngăn chặn hoạt động tiến công của (quân và dân VN từ rừng núi xuống trung du, đồng bằng, giành lại quyền chủ động chiến lược, thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho Pháp. Phòng tuyến gồm khoảng 800 lô cốt bê tông nừa chìm nửa nổi, bố trí ở 80 vị trí lớn án ngữ những địa bàn quan trọng từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh qua Phúc Yên, Vĩnh Phúc, sang Sơn Tây, Hà Đông xuống Ninh Bình. Phát Diệm; với lực lượng chốt giữ gồm 25 tiểu đoàn lính Âu-Phi tinh nhuệ, 500 khẩu pháo, 1.200 súng cối và 10.000 súng máy các loại (chiếm 16% binh lực của Pháp ở Đông Dương). PTĐL là cố gắng QS lớn của Pháp nhưng càng chứng tỏ thế bị động phòng ngự về chiến lược, không khắc phục được mâu thuẫn giữa tàp trung và phân tán lực lượng; bị chiến tranh nhân dân VN đánh bại.

        PHÒNG TUYẾN MAC NAMARA nh HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MAC NAMARA

        PHÒNG TUYẾN MAGINÔ (P. Ligne Maginot), phòng tuyến của Pháp dọc biên giới với Đức. Luyxembua và Bì, được xây dựng trong những năm 1927-36 theo đề xuất của bộ trưởng chiến tranh Pháp Ăngđrê Maginô. Tổng chiều dài 465km. chiều sâu 6-8km, gồm 40 pháo đài lớn cho bộ binh và pháo binh (mỗi cái có 400-1.200 quân) cách nhau 7-8km. 70 pháo đài nhỏ cho bộ binh (mỗi cái 60-200 quân) cách nhau 2-3km, gần 400 lô cốt (mỗi cái 20-50 quân) cách nhau 800-2.000rn; các khoảng trống được bảo vệ bằng vật cản chống tăng, chống bộ binh và hồ nước nhân tạo; ngoài ra còn 150km đường hầm; chi phí xây dựng 8-9 tỉ phrăng. PTM thể hiện chiến lược phòng ngự thụ động, không thực hiện được vai trò ngăn phòng và bị phá vỡ khi QĐ phát xít Đức vượt biên giới Bỉ, thọc sâu và vu hồi vào phía sau phòng tuyến trong chiến cục Pháp (10.5-24.6.1940) với khoảng 22.000 quân Pháp bị Đức bắt làm tù binh. Sau chiến tranh, phần lớn các công trình của PTM được chuyển thành kho tàng QS hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Cg chiến lũy Maginô.



        PHÒNG TUYẾN MANNECHEM. phòng tuyến ở eo đất Caren (Phần Lan) dọc biên giới LX - Phần Lan, cách Lêningrat (LX) 32km, dài 135km, sâu 90km, gồm trên 2.000 công sự bắn dã chiến và lâu bền. Công trình được thống chế Phần Lan Mannechem xây dựng trong 12 năm (1927-39) với sự tham gia của các chuyên gia QS Đức, Anh, Pháp, Bỉ. QĐ LX đã hai lần chọc thủng PTM trong chiến tranh Xô - Phần (1939- 40 vá 1941 -44). Sau CTTG-II hệ thống côns trình này đã bị phá hủy.

        PHÒNG VỆ DÂN SỰ X. NHÂN DÂN TỰ VỆ

        PHÒNG VỆ HẬU CẦN, tổng thể các biện pháp phòng tránh và chống lại các hoạt động phá hoại của địch đối với lực lượng hậu cần, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện vật chất. Bao gồm: làm công sự, ngụy trang, nghi binh, giữ bí mật. cảnh giới, tuần tra, canh gác, chiến đấu bảo vệ hậu cần... PVHC phải kết hợp với bảo vệ khu vực hậu phương, là trách nhiệm chủ yếu của lực lượng hậu cần, khi cần thiết có sự hỗ trợ của các lực lượng khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:29:21 pm »


        PHỎNG SINH HỌC, bộ môn khoa học nghiên cứu cấu trúc các bộ phận và hoạt động sống của sinh vật để tạo ra những cơ cấu, máy móc, những hệ thống kĩ thuật có đặc trưng gần với đặc trưng của cơ thể sống. Các hướng quan trọng nhất của PSH: nghiên cứu các hệ thụ cảm của cơ thể sống để lập nên những bộ cảm biến có kích thước nhỏ, độ nhạy cao, độ tin cậy lớn đối với những đại lượng vật lí khác nhau; nghiên cứu bộ não và hệ thần kinh để chế tạo những thiết bị lôgic, thiết bị nhận dạng và tính toán có khả năng huấn luyện, tự tổ chức và có những đặc tính ưu việt của hệ thần kinh; thiết lập những máy móc, thiết bị, hệ thống kĩ thuật có kích thước nhỏ. độ tin cậy cao, trên cơ sở mô phỏng theo sự định hướng, định vị của động vật; nghiên cứu các đặc điểm cơ học sinh vật, năng lượng học sinh vật và những đặc tính của cơ thể sống để sử dụng những nguồn năng lượng sinh vật cũng như hoàn thiện đặc trưng khí động, thủy động của các hệ kĩ thuật.

        PHÓNG LOẠT X BẮN (PHÓNG) LOẠT

        PHÓNG THÍCH TÙ BINH, đơn phương trả lại tự do cho tù binh đối phương vì lí do nhân đạo hoặc mục đích khác. PTTB thường được thực hiện ngay tại mặt trận khi chiến tranh đang tiếp diễn hoặc khi ngừng bắn, có thể trực tiếp hoặc qua một nước trung gian. Trong KCCP và KCCM, vì lí do nhân đạo, QĐND VN đã nhiều lần PTTB, cả tù binh là người nước ngoài và người VN thuộc LLVT đối phương.

        PHOOCLEN (A. Falkland Islands), quần đảo ở phía nam Đại Tây Dương, đông nam lục địa Nam Mĩ. Dt 12.200km2. Gồm hai đảo lớn: Đông P (Xôlêđat, 6.610km2), Tây P (Gran Manvinat, 4.530km2) và nhiều đảo nhỏ. Trung tâm hành chính: Xtanli. Địa hình P chủ yếu là núi (đỉnh cao nhất 706m), đồng cỏ, đầm lầy, bờ biển chia cắt. Thềm lực địa dự đoán có trữ lượng lớn dầu mỏ. Quần đảo P được phát hiện 1591-92. Bắt đầu thuộc địa hóa 1764. Từ 1820 do Achentina kiểm soát. 1833 Anh giành lại và thiết lập chế độ thuộc địa. Achentina không công nhận chủ quyền của Anh ở quần đảo này và cho rằng đó là một phần lãnh thổ của mình. Sau chiến tranh Manvinat (1982), Anh đã thiết lập lại quy chế thuộc địa của mình tại P. Cg Manvinat.

        PHOREXTƠN (A. Foưestal), 1) tàu sân bay Mĩ. số hiệu CV-59, đã tham gia chiến tranh xâm lược VN. Hạ thủy 11.12.1954, đưa vào trang bị 1.10.1955. Lượng choán nước 59.060t (chở đầy 78.000t). Kích thước: 301,8x38,5x11,3m (đường băng rộng 76,8m). Có 4 tổ hợp tuabin, tổng công suất 195MW (260.000cv). Tốc độ 33 hải lí/h (61km/h), tầm hoạt động 8.000 hải lí (15.000km) với tốc độ 20 hải lí/h (37km/h). Quân số: 4.700 (2.700 của tàu, có 120 sĩ quan, 2.000 của không đoàn). Trong chiến tranh VN, p được trang bị: 70-90 máy bay (F-4, F-8, A-4, A-l, A-3D2...), 3 bệ tên lửa phòng không Xi Xperâu. 4 pháo 127mm. Tháng 6.1975 chuyển thành tàu sân bay đa năng, trang bị các máy bay hiện đại (F- 14, F/A-18, A-6E, E-2C...), 3 bệ pháo Vuncan Phalanxơ 6 nòng 20mm. tên lửa phòng không và các khí tài hiện đại khác. 2.1992 thay thế tàu sân bay Lexingtơn làm tàu sân bay huấn luyện (số hiệu đổi là AVT-59); 2) lớp tàu sân bay đa năng Mĩ, gồm: Phorextơn (CV-59), Saratoga (CV-60), Rengiơ (CV-61) và Indipenđơn (CV-62).

        PHỔ (Đ. Preussen, A. Prussia), quốc gia ở Trung Âu tk 17 - cuối tk 19. Hình thành từ 1618 do hợp nhất cống quốc p với Branđenbuôc. 1701 trở thành Vương quốc P. lãnh thổ trải rộng từ Sòng Ranh đến sông Nieman, thủ đô: Beclin. Từ giữa tk 19, P liên tục giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh với Đan Mạch (1864), Áo (1866) và Pháp (1870-71), mờ rộng lãnh thổ dọc theo bờ biển từ Bantich và biển Bắc đến Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luyxembua ở phía tây, đế quốc Nga ở phía đông, Áo - Hung ở phía đông - đông nam và Thụy Sĩ ở phía nam, lập ra đế quốc Đức thống nhất với P là trung tâm, đưa vua p Phrêđêric I lên ngôi hoàng đế (18.1.1871). Chế độ quân chủ P bị CM tháng 11.1918 ở Đức lật đổ. Sau thất bại của Đức trong CTTG-I, theo hiệp ước Vecxây, một phần tây P bị sáp nhập vào Ba Lan. Sau CTTG-II, một phần đông P bị sáp nhập vào LX. trở thành t. Caliningrat của Nga.

        PHỐ LU, thị trấn, huyện lị h. Bào Thắng, t. Lào Cai. Nằm trên tả ngạn Sông Hồng, tại điểm giao nhau giữa QL 4E và đường sắt Hà Nội - Lào Cai. 8-12.2.1950, Trung đoàn 102 và Tiểu đoàn sơn pháo 40, Đại đoàn 308 tiến công vị trí phòng ngự vững chắc của Pháp ở đây, mở dầu chiến dịch Lê Hồng Phong I.

        PHỐI HỢP TÁC CHIẾN, hoạt động tác chiến phối hợp chặt chẽ với tác chiến của đơn vị khác, chiến trường khác hoặc với QĐ các nước cùng chung một kẻ thù. Vd: trong KCCM (1954-75), LLVT ở chiến trường miền Nam VN và LLVT ở chiến trường miền Bắc đã PHTC. từng bước làm thay đổi cục diện chiến tranh, buộc Mĩ thay đổi chiến lược, chấm dứt chiến tranh xâm lược VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:31:28 pm »


        PHỐI THUỘC, lâm thời giao một bộ phận lực lượng cho người chỉ huy thuộc quyền để tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của đơn vị đó. Người chỉ huy đơn vị được PT không được quyền thay đổi cơ cấu tổ chức, cán bộ và không sử dụng đơn vị PT ngoài chức năng, nhiệm vụ của nó. Thời hạn PT do cấp trên quyết định.

        PHỒN XƯƠNG, xã thuộc tòng Hữu Thượng, phủ Yên Thế, nay là xã PX và thị trấn Cầu Gồ, h. Yên Thế, t. Bắc Giang; căn cứ chủ yếu của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng nhiều công trình phòng thủ vững chắc, tiêu biểu là các đồn Phồn Xương (nay thuộc thị trấn Cầu Gồ) và Hố Chuối (nay thuộc xã PX), được Bộ văn hóa -  thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa (29.4.1979). Tại trung tâm di tích PX (thị trấn Cầu Gồ) có tượng đài Hoàng Hoa Thám và nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế. Từ 1984 lễ hội ki niệm khởi nghĩa Yên Thế dược tổ chức tại xã PX 15-17.3 hàng năm.

        PHÔNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN, mức bức xạ môi trường được hình thành bởi các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ trong tự nhiên. Dưới tác động của tia bức xạ từ vũ trụ, các đồng vị phóng xạ tương tác lên một số nguyên tố hóa học trong không khí; các chất phóng xạ phân rã tự nhiên tác động làm cho các phân tử và nguyên tử môi trường biến đổi, tạo nên nguồn bức xạ môi trường. Các nguồn bức xạ tự nhiên không đồng nhất, tuỳ thuộc vào vị trí địa lí, ít thay đổi và mức độ thấp nếu không có sự tác động của con người. Trong QS, khi tiến hành kiêm tra nhiễm xạ phải trừ giá trị PPXTN tại vị trí đo.

        PHÔTGEN (cacbonyl diclorua), chất độc ngạt thở điển hình, có công thức cấu tạo:



        Là chất khí không màu, mùi hoa quả thối, nhiệt độ sôi 8°C, nhiệt độ đông đặc -118°C, độ bay hơi 6.370mg/l (ở 20°C), nặng hơn không khí 3,48 lần, hòa tan tốt trong các dung môi hữu cơ; tự thủy phân gây phù phổi, ngoài ra còn kích thích mắt, niêm mạc mũi, họng và có tính tích luỹ. Nồng độ tử vong 0,05mg/l (trong 10ph), nồng độ nguy hiểm 0,005mg/l (trong 60-90ph). Thời gian ủ bệnh 2-8 giờ tùy mức nhiễm độc. Để phòng tránh, dùng mặt nạ phòng độc. P do Đêvi (Anh) tìm ra 1812. Lần đầu tiên (12.1915) quân Đức đã sử dụng P chống quân Anh, Pháp. Trong CTTG-I đã sử dụng 40.000t P (trong tổng số 150.000t chất độc quân sự được dùng), nhưng gây nên 80% số tử vong vì vũ khí hóa học.

        PHRĂNGCÔ (TBN. Francisco Franco Bahamonde; 1892-1975). nhà độc tài QS, người đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha (1939-75), thủ lĩnh Đảng Phalanga (1937-75). Năm 1921 chỉ huy đội quân lê dương của Tây Ban Nha trong chiến tranh xâm lược châu Phi. 1935 tham mưu trưởng lục quân. 1936 dược phát xít Đức và Ý giúp đỡ, P cầm đầu cuộc binh biến và gây nội chiến nhằm xóa bỏ nền cộng hòa mới được thiết lập ở Tây Ban Nha. 3.1939 thiết lập và đứng đầu chế độ độc tài ở Tây Ban Nha. Trong CTTG-II, đứng về phía Đức, góp một sư đoàn cho mặt trận Đức - Xô. Sau chiến tranh, P dựa vào Mĩ để giữ vững chế độ độc tài, cho Mĩ xây dựng căn cứ QS ở Tây Ban Nha.

        PHRÔNG (phong diện), lớp đệm chuyển tiếp giữa hai khối không khí có tính chất vật lí (chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm) khác nhau rõ rệt trong khí quyển. Trong nghiên cứu lí thuyết,P thường được coi như một mặt hình học, được biểu diễn trên biểu đồ khí tượng bằng một đường cong do có độ dày (từ vài trăm đến vài nghìn mét) rất nhỏ so với chiều dài (từ hàng trăm đến hàng nghìn kilômét). P có góc nghiêng không lớn (thay đổi trong khoáng 1:70 đến 1:300 so với mặt đất), nên vết của P trên mặt đất tạo thành dải P với độ rộng hàng chục kilômét, chênh lệch nhiệt độ có thể đến trên 10°C. Độ cao đỉnh P đến hàng nghìn mét, có khi tới giới hạn trên của tầng đối lưu, thậm chí tới lớp dưới của tầng bình lưu. P được phân loại theo sự dịch chuyển tùy theo áp lực giữa các khối khí. P dịch chuyên từ phía không khí lạnh về phía không khí nóng được gọi là P lạnh; ngược lại là P nóng. Khi áp lực giữa hai khối khí tương đối cân bằng, P dao động quanh một vị trí nhất định, gọi là P tĩnh. Đói khi một P lạnh di chuyển đuổi theo một P nóng hoặc xuất hiện hai P lạnh từ các hướng đối ngược di chuyên lại gần nhau, hình thành các P kẹp. Sự xuất hiện các P thường kéo theo những biến đổi phức tạp của các yếu tố khí hậu (gió, hệ mây, khí ẩm...) và gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường, nguy hiểm như mưa, giông tố, lốc...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:33:49 pm »

     
        PHRUNDE (1885- 1925), danh tướng, nhà lí luận QS LX. Tham gia tổ chức và xây dựng LLVT LX, lãnh đạo cuộc cải cách QS (1924-25). Sinh tại Biskêc, Kiêcghidia (nay là Cưrơgicxtan); đv ĐCS LX (1904). Năm 1905 lãnh đạo cuộc bãi công ở vùng Ivanovo - Vôdơnêxenxcơ. 1909-10 hai lần bị kết án tử hình, sau giảm xuống án tù chung thân ở Xibêri. 1915 vượt ngục, hoạt động CM trong QĐ. Trong CM tháng Mười (1917), lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang ở Maxcơva. Đầu 1918 bí thư tỉnh ủy, chủ tịch ủy ban Xô viết và ủy ban QS tinh Ivanôvô - Vôdơnẽxenxcơ. 7.1918 tham gia trấn áp các vụ bạo loạn ở Maxcơva và Iarôxlap. 8.1918-19 chính ủy quân khu, tư lệnh tập đoàn quân, tư lệnh Cụm quân Nam; chỉ huy Phương diện quân Miền Đông đánh bại tập đoàn quân của Cônsăc; chỉ huy Phương diện quân Turơkextan. 1920 chỉ huy Phương diện quân Miền Nam đánh bại quân của Vranghen, giải phóng Crưm. 1920-24 làm công tác đảng, chính quyền và chỉ huy LLVT Ucraina. 1924-25 phó chủ tịch, rồi chủ tịch Hội đồng QS CM LX, thứ trưởng rồi bộ trưởng Bộ lục quân và hải quân kiêm tham mưu trưởng Hồng quân công nông, viện trưởng Học viện QS (sau này mang tên Phrunde). 1921 ủy viên ủy ban trung ương ĐCS(b) Nga, 1924 ủy viên BCT. Đại biểu Xô viết tối cao Nga và LX. Tác giả một số tác phẩm QS.

        PHÙ HIỆU, dấu hiệu phân biệt các quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên mòn. ngành nghiệp vụ,... đeo ở ve áo quân phục (QĐ một số nước đính PH trên mũ, tay áo). PH được đặc trưng bởi: hình dáng, màu nền và biểu tượng các quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành nghiệp vụ. Trong QĐND VN, nền PH của lục quân màu đỏ tươi có đính biểu tượng thanh gươm và khấu súng đặt chéo (binh chủng hợp thành), hải quản màu tím than, có đính biểu tượng mỏ neo, phòng không - không quân màu xanh hòa bình có đính biểu tượng hình sao trên hai cánh chim, bộ đội biên phòng màu xanh lá cây có đính biểu tượng thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín. Biểu tượng của các binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành nghiệp vụ đặt trên nền phủ hiệu quân chủng (xem minh họa). PH cấp tướng có ba cạnh viền màu vàng, cấp tá trở xuống không có viền. Khi đeo PH phải đeo cấp hiệu ở hai vai áo. PH quy định lần đầu trong sắc lệnh 33- SLngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM