Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:02:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6389 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:06:18 pm »


        PHẨN MỀM máy tính, gọi chung các chương trình hoạt động trên máy vi tính. Mọi hoạt động của máy tính và các thiết bị ngoại vi đều do các chương trình điểu khiển. Trong suốt thời gian làm việc, máy tính luôn ở trong quá trình thực hiện các lệnh của chương trình. Do vậy PM là trí tuệ của máy tính. PM dược chia thành 4 loại chính: hé điều hành, PM ứng dụng (phục vụ cho các ứng dụng cụ thể như các chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, đồ họa, giải các bài toán khoa học kĩ thuật và quản lí...), PM tiện ích (bổ trợ thêm cho hệ điều hành bằng cách cung cấp một số dịch vụ mà hệ điểu hành chưa có hoặc làm chưa tốt như các chương trình điều khiên thiết bị ngoại vi, tối ưu hóa đĩa cứng, khôi phục các thông tin bị xóa hay bị lỗi, tạo khuôn dạng cho thiết bị nhớ ngoài: đĩa mềm, đĩa cứng), PM lập trình (công cụ giúp người sử dụng tạo ra các PM khác).

        PHẦN TỬ BẤN, các phần tử lấy trên thiết bị ngắm và của đạn dùng để bắn pháo, phóng tên lửa. Căn cứ số liệu về mục tiêu (tính chất, kích thước, tọa độ, độ cao...) và điểu kiện bắn (khí tượng, đường đạn) để xác định PTB. Các phần tử trên thiết bị ngắm, pháo mặt đất: thước (góc) tầm, độ tà, độ hướng; pháo phòng không: phương vị p, góc tà e, cự li tà D của mục tiêu. Các phần tử về đạn: số liệu lô liều thuốc, loại đạn, vị trí (vạch) ngòi nổ. Phần tử phóng tên lửa, mặt đất: góc phương vị ô vuông hướng phóng, số xung cuối cùng bộ phận tích gia tốc dọc, số xung hệ thống nổ khẩn cấp; tên lửa phòng không: tham số đường bay p, độ cao H, tốc độ V của mục tiêu. Có: PTB đầu tiên, PTB đón, PTB thử, PTB chuyển di, PTB kết quả và PTB hiệu lực.

        PHE TRỤC X. TRỤC PHÁT XÍT

        PHÉP BIỆN CHỨNG QUÂN SỰ, sự mở rộng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản sự, tìm ra những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, những phạm trù và quy luật đặc thù của đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội, khẳng định những nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động QS. Quan hệ giữa biện chứng QS với PBCQS là quan hệ giữa biện chứng khách quan với biện chứng chủ quan, giữa quá trình vận động, phát triển của các hiện tượng QS theo những quy luật vốn có với tư duy biện chứng về các hiện tượng QS. PBCQS góp phần bồi dưỡng và phát triển tư duy QS.

        PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ. phương pháp toán học biểu diễn bề mặt Trái Đất (toàn bộ hoặc một phần) lên mặt phẳng để lập các loại bản đồ. PCBĐ được phân ra: theo đặc điểm sai lệch (giữ góc, giữ khoảng cách, giữ diện tích và tự do), theo cách biểu thị kinh tuyến, vĩ tuyến (hình trụ, hình nón...). Ở VN, bản đồ địa hình thường dùng phép chiếu giữ góc Gauss và UTM.

        PHI CÂU nh MÓC CÂU CHÙM

        PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI, âm mưu và thủ đoạn chính trị trong chiến lược diễn biến hòa bình của CNĐQ và các thế lực chống CNXH nhằm tách QĐ ra khỏi sự lãnh đạo của ĐCS. đối lập QĐ với Đảng và nhân dân, làm cho QĐ biến chất về chính trị, xa rời hệ tư tưởng CM, tạo khoảng trống về ý thức hệ, tiến tới vô hiệu hóa và sử dụng QĐ vào mục đích lật đổ CNXH. Xuất hiện cuối thập ki 80 (tk 20) ở các nước XHCN Đông Âu và LX. Nội dung: QĐ chỉ thuộc về nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với QĐ, QĐ đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị của các chính đảng, trung lập trước những biến động chính trị - xã hội.

        PHI CÔNG, người đã được đào tạo lái máy bay hoặc các khí cụ bay khác (tàu lượn, khinh khí cầu...). Thường dược phân thành PC cấp 1 (cao nhất), cấp 2, cấp 3 hoặc không cấp tùy theo trình độ chuyên môn và thời gian công tác trên không (giờ bay). PC còn được gọi theo chủng loại và chức năng của phương tiện bay: PC tiêm kích, PC ném bom, PC trinh sát, PC vận tải, PC thứ nghiệm, PC vũ trụ...

        PHI ĐỘI, phân đội chiến thuật cơ bản của không quân, gồm một số biên đội, để giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật. Hoạt động độc lập hoặc trong đội hình của trung đoàn không quân, có thể hiệp đồng chiến đấu với các binh chủng khác. Tùy theo binh chủng, công dụng và cơ cấu tổ chức, PĐ có 10-24 máy bay cùng chủng loại và được gọi tên theo chùng loại đó (PĐ tiêm kích, PĐ trinh sát...).

        PHI ĐỘI QUYẾT THẮNG, phi đội của Không quân nhân dân VN lập chiến công xuất sắc trong trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất (28.4.1975). Gồm 5 máy bay A-37 chiến lợi phẩm, do các phi công: Lục (phi đội trưởng), Đễ (phi đội phó), Nguyễn Thành Trung (dẫn đầu) và Quảng, Vượng, On điều khiển, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        PHI MĨ HÓA CHIẾN TRANH nh CHIẾN LƯỢC PHI MĨ HÓA CHIẾN TRANH

        PHÌ THỦY, đoạn sông cổ, nay là vùng hổ Ngõa Phụ ở nam Sông Hoài, giữa h. Thọ và h. Trường Phong, t. An Huy, TQ. Năm 383 tại đây diễn ra trận tập kích của quân Đông Tấn đánh bại quân Tiền Tần có ưu thế lực lượng gấp nhiều lần; một trận đánh nổi tiếng, điển hình về lấy ít thắng nhiều trong lịch sử chiến tranh ở TQ (x. trận Phì Thủy, 383).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:07:20 pm »


        PHỈ, gọi chung các nhóm vũ trang và bán vũ trang chuyên hoạt động lên lút, quấy phá, cướp bóc ở địa bàn rừng núi, đặc biệt là ven các trục giao thông, gây mất an ninh, ổn định nhằm chống chính quyền, chống nhân dân. Phương thức hoạt động chủ yếu: tập kích, đột kích, pháo kích, bẫy mìn... Quân P thường dùng lực lượng nhỏ đánh nhanh, rút nhanh; lúc bình thường thì tỏa ra hoạt động rộng, lúc bị đánh thì co cụm vào sâu trong rừng núi. Ở Lào, lực lượng P do Vàng Pao chỉ huy (x. Lực lượng đặc biệt Vàng Pao), được Mĩ trực tiếp tổ chức, xây dựng, trang bị, huấn luyện, hoạt động ở Thượng Lào (Xiêng Khoảng, Viêng Chăn) nhằm chống phá lâu dài CM Lào và khu vực biên giới VN và Lào.

        PHIĐEN CAXTRÔ (TBN. Fidel Castro Ruz; s. 1926), nhà hoạt động của phong trào cộng sản Cuba và quốc tế, bí thư thứ nhất ủy ban trung ương ĐCS Cuba (1965), chủ tịch HĐNN, HĐBT, tổng tư lệnh LLVT CM Cộng hòa Cuba (1976), Ah LX (1963). Năm 1949 tốt nghiệp khoa luật Trường đại học Habana. 1952-53 lên án chế độ độc tài Batixta tại tòa án tối cao Cuba; thành lập tổ chức “Thanh niên thế hệ 100 năm”, sau đổi thành “Phong trào CM” và chỉ huy cuộc tiến công pháo đài Môncađa ở Xantiagô để Cuba (26.7.1953), bị nhà cầm quyền kết án 15 năm tù. Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, nhà cầm quyền buộc phải ân xá PC. 1955 sang Mêhicô xây dựng lực lượng, chỉ huy 82 chiến sĩ trở về Cuba (12.1956), lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh du kích cho tới khi giành được chính quyền trong cả nước (1.1.1959). PC có cảm tình đặc biệt với nhân dân VN và cuộc đấu tranh chống đế quốc MT. tuyên bố “Vì VN, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, kêu gọi các nước ủng hộ và giúp đỡ VN. 1973 dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và nhà nước Cộng hòa Cuba sang thăm VN, đến vùng giải phóng do Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN kiểm soát. Giải thưởng Lênin (1961), huân chương Sao vàng của VN (1982), huy chương vàng “Vì những cống hiến to lớn cho nhân dân lao động” của Liên hiệp công đoàn thế giới (1982). Tác phẩm viết trong tù “Lịch sử sẽ xóa án cho tôi”.

        PHIÊN BAN CHIẾN ĐẤU PHÒNG KHÔNG, bộ phận của kíp chiến đấu phòng không luân phiên nhau trực ban trong một ngày đêm nhằm bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao, đồng thời duy trì mọi hoạt động bình thường của bộ đội trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Theo số lượng nhân viên, tính chất công tác, kíp chiến đấu có thể chia thành hai hoặc nhiều PBCĐPK. Có phiên ban đủ, phiên ban gọn và phiên ban tăng cường.

        PHIÊN TOÀ NUREMBE. phiên tòa đặc biệt do Toà án quân sự quốc tế lổ chức xét xử các tội phạm chiến tranh là công dân của nước Đức phát xít phạm tội trong CTTG-II; tiến hành (20.11.1945-1.10.1946) tại tp Nurembe (Đức). Tham gia hội đồng xét xử gồm đại diện của bốn nước: LX, Mĩ, Anh, Pháp với số lượng người ngang nhau. Xét xử 22 bị can, gồm các thành viên chính phủ Hit le, các nhân vật lãnh đạo Đảng quốc xã, cơ quan Gextapô, BTTM và Bộ tổng tư lệnh LLVT Đức. PTN đã tuyên: 12 án tử hình (bằng treo cổ), 3 án chung thân, 4 án tù từ 10-20 năm, 3 án tha bổng: giải tán và cấm hoạt động đối với Đảng quốc xã, các tổ chức cảnh sát. mật vụ của nhà nước phát xít. Lần đầu tiên trong lịch sử, tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược được PTN phán quyết là tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất.

        PHIÊN TOÀ TÔKIÔ, phiên tòa đặc biệt do Toà án quân sự quốc tế tổ chức xét xử các tội phạm chiến tranh là công dân của nước Nhật quân phiệt phạm tội trong CTTG-II. tiến hành (3.5.1946-12.11.1948) tại tp Tôkiô (Nhật Bản). Tham gia Hội đồng xét xử gồm đại diện của 11 nước: LX, Mĩ, Anh, Pháp, TQ, Ấn Độ, Áo, Canada, Niu Dilân, Hà Lan và Philippin. Xét xử 28 bị can về tội khới xướng và tổ chức chiến tranh xâm lược. Trừ 2 bị can ốm chết trong thời gian xét xử, PTT đã tuyên: 7 án tử hình (bằng treo cổ), 16 án tù chung thân, 1 án tù 7 năm, 1 án tha bổng. PTT khẳng định lại những điều đã được phiên tòa Nurembe kết luận, một lần nữa đánh dấu bước tiến bộ của công pháp quốc tế về pháp luật và tập tục chiến tranh.

        PHIẾU THƯƠNG BINH, tài liệu đăng kí theo dõi tình hình điều trị thương binh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc quá trình điều trị. Hồ sơ cơ bản nhất, bắt buộc phải làm cho tất cả thương binh để bảo đảm tính liên tục và thống nhất trong công tác cứu chữa điều trị thương binh, bệnh binh và làm căn cứ để nhanh chóng phân loại, chuyển thương binh đến các tuyến (cơ sở) điều trị thích hợp. Nội dung chủ yếu: vị trí, phân loại, tình trạng, tính chất vết thương và nội dung xử trí qua các tuyến... PTB được lập ở tuyến cứu chữa bước đầu (trạm quân y trung đoàn hoặc tương đương...). Khi thương binh không qua tuyến cứu chữa bước đầu hoặc tuyến cứu chữa bước đầu chưa kịp làm, tuyến sau có nhiệm vụ làm. PTB được chuyển theo thương binh và tiếp tục ghi bổ sung trong quá trình điều trị, vận chuyển qua các tuyến. Tuyến (cơ sở) điều trị cuối cùng (ra viện, đi an dưỡng, chết...) phải ghi tổng hợp kết quả điều trị và gửi về cơ quan tuyến trên theo quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:08:46 pm »


        PHIGI (Cộng hòa quần đảo Phigi; A. Republic of The Fiji Islands), quốc gia trên quần đảo Phigi ở tây nam Thái Bình Dương. Dt 18.376km2; ds 868 nghìn người (2003); phần lớn người Phigi và gốc Ấn Độ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: Thiên chúa giáo (51%). Ấn Độ giáo (40%). Thủ đô: Xuya. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm hơn 300 đảo; các đảo lớn có nguồn gốc núi lửa, đảo nhỏ chủ yếu là các vỉa san hô, xung quanh là đá ngầm. Núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, đỉnh cao nhất 1.322m. Thường xuyên có bão. Rừng nhiệt đới. Nước nông nghiệp, trồng mía và chăn nuôi. Khai thác lâm thổ sản, vàng, mănggan... GDP 1,684 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.060 USD. Thành viên LHQ (13.10.1970), Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 14.5.1993. LLVT: lực lượng thường trực 3.500 người (lục quân 3.200, hải quân 300), lực lượng dự bị 6.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 4 pháo mặt đất, 12 súng cối 81mm, 9 tàu tuần tiễu loại nhỏ, 2 tàu hộ tống... Ngân sách quốc phòng 30 triệu USD (2002).



        PHILIPPIN (Cộng hòa Philippin: Republika fig Pilipinas, A. Republic of The Philippines), quốc gia ở Đông Nam Á, ở tây Thái Bình Dương. Dt 300.000km2; ds 84,619 triệu người (2003); 80% người Philippin (các tộc người Tagala, Vixaia. Ilôca...). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Philippin gốc Tagala. tiếng Anh. Tôn giáo: 84% đạo Thiên Chúa, 5-8% đạo Hồi... Thủ đô: Manila. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Lãnh thổ gồm 7.107 hòn đảo, các đảo lớn: Ludông, Mindanao, Xama, Nêgrôt, Palaoan. Panai, Minđôrô, Lâytê. Dân cư tập trung chủ yếu trên các đảo Ludông và Mindanao (2/3 diện tích). Phần lớn lãnh thổ là núi, độ cao trung bình 1.500-2.000m, đinh cao nhất (núi lửa Apô trên đảo Mindanao) 2.954m. Nhiều núi lửa. thường xuyên động đất. Đồng bằng ven biển hẹp. Khí hậu xích đạo, cận xích đạo ở phía bắc, nhiệt độ cao, lượng mưa 2.000-4.500mm/năm, thường xuyên có bão. Nước nông nghiệp (50% lao động nông nghiệp), cung cấp 60% hàng xuất khẩu; trồng: lúa, ngô, mía, chăn nuôi gia súc... Công nghiệp: khai khoáng, xây dựng, năng lượng, hóa chất, khí điện... GDP 71,438 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 910 USD. Cảng biển: Manila, Xêbu, Ilôilô, Damboanga, Batangat...; sân bay quốc tế: Manila. Thành viên LHQ (24.10.1945), ASEAN, lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 12.7.1976. LLVT: lực lượng thường trực 106.000 người (lục quân 66.000, hải quân 24.000, không quân 16.000), lực lượng dự bị 131.000, lực lượng bán vũ trang 44.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 40 xe tăng hạng nhẹ, 85 xe chiến đấu bộ binh, 370 xe thiết giáp chờ quân, 242 pháo mặt đất, 1 tàu frigat, 58 tàu tuần tiễu, 7 tàu đổ bộ, 11 tàu hộ tống, 49 máy bay chiến đấu, 67 máy bay trực thăng vũ trang... Căn cứ hải quân: Cavit, Damboanga, Xêbu. Ngân sách quốc phòng 1,4 tỉ USD (2002).



        PHO (A. Gerald Rudolph Ford; s. 1913), tổng thống Mĩ thứ 38 (8.1974-77). Sinh tại Omaha, bang Nibraxcơ; thành viên ĐCH Mĩ. 1935 tốt nghiệp Trường đại học Michigan, 1940 tốt nghiệp Trường đại học luật Ialơ. CTTG-II phục vụ trong hải quân. 1948-73 nghị sĩ quốc hội, lãnh đạo phe thiểu số trong quốc hội, từng chi trích tổng thống Giônxơn kìm hãm sức mạnh của Mĩ ở VN. 1973-74 phó tổng thống (thay Agniu). 1974-77 trở thành tổng thống (thay Nichxơn buộc phải từ chức vì vụ Oatơghêt). Đã cố gắng cứu nguy cho QĐ Sài Gòn, tiếp tục vi phạm hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. đề nghị quốc hội viện trợ khẩn cấp cho chính quyền miền Nam VN. P chứng kiến sự bất lực của Mĩ và sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân VN (1975).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:10:31 pm »


        PHÒ CÀ ĐUỘT (7-1903), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Trung Lào (x. khởi nghĩa Phò Cà Đuột, 1901-03). Sinh tại bản Khănthachan. h. Khănthaburi, t. Xavannakhẹt (Lào). PCD chỉ huy khoảng 1.000 nghĩa quân với vũ khí thô sơ đánh chiếm Khêmarạt (4.1902), tiến công tòa công sứ Pháp và bao vây đồn lính ở tx Xayannakhẹt (19.4.1902), buộc Pháp phải điều thêm quân từ Trung và Nam Bộ VN sang tăng cường để đàn áp. PCD phải rút lực lượng về Sê Pôn, sau lập căn cứ ở Keeng Coọc, Huội Loòng Coòng. Tại đây PCD bị Pháp bao vây, bắt và sát hại cùng hơn trăm nghĩa quân (1903).

        PHÓ ĐÔ ĐỐC, bậc quân hàm của sĩ quan hải quân trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, PĐĐ tương đương trung tướng, được quy định lần đầu tại luật về sĩ quan QĐND VN (1981). Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) PĐĐ là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ tư lệnh quân chủng hải quân.

        PHÓ ĐỨC CHÍNH (1908-30), người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (9-18.2.1930). Quê làng Đa Ngưu, tổng Đa Ngưu. h. Văn Giang, t. Bắc Ninh (nay thuộc xã Tân Tiến, h. Văn Giang, t. Hưng Yên). Sau khi tốt nghiệp Trường cao đảng công chính (Hà Nội), làm việc tại Xavannakhẹt (Lào). Tham gia VN Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học sáng lập (từ những ngày đầu), phụ trách công tác tổ chức và an ninh nội bộ. Sau vụ ám sát Badanh (9.2.1929), bị thực dân Pháp bắt đưa về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), sau được tha do thiếu chứng cớ. Đầu 1930 ban lãnh đạo VN Quốc dàn đảng quyết định khởi nghĩa. PĐC được phân công trực tiếp chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm tx Yên Bái nhưng thất bại. sau đó định tập kích tx Sơn Tây cũng không thành. 15.2.1930 bị Pháp bắt tại làng Nam An, tổng Cam Thượng, h. Tùng Thiện, t. Sơn Tây (nay thuộc xã Cam Thượng, h. Ba Vì. t. Hà Tây), bị xử chém tại Yên Bái (17.6.1930).

        PHONG CHÂU*, kinh đô nước Văn Lang thời các vua Hùng, nằm trên vùng ngã ba Sông Hồng, Sông Lô thuộc khu vực Bạch Hạc (Vĩnh Phúc), Việt Trì, Lâm Thao (Phú Thọ) ngày nay. Tên PC được đật cho huyện thành lập 7.1977 (tồn tại đến 1999) do sáp nhập hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh, t. Vĩnh Phú (nay thuộc Phú Thọ).

        PHONG CHÂU**, châu thuộc quận Giao Chỉ và An Nam đô hộ phủ thời thuộc Tùy Đường. Do nhà Tùy đặt năm Khai Hoàng thứ 18 (598); năm Đại Nghiệp thứ 3 (607) sáp nhập vào Giao Châu. Tái lập năm Vũ Đức thứ 4 nhà Đường (621). Năm Thiên Bảo thứ 1 (742) đổi thành q. Thừa Hóa; năm Càn Nguyên thứ 1 (758) đổi lại là PC. Địa bàn tương đương phần tây bắc t. Hà Tây, đông t. Phú Thọ và tây t. Vĩnh Phúc hiện nay.

        PHONG TỎA. hành động của một nước hoặc liên minh các nước sử dụng các biện pháp (kinh tế, chính trị, QS...) để cô lập, cắt đứt những mối liên hệ của đối phương hoặc một phần lãnh thổ của đối phương với bên ngoài trong một thời gian nhất định, buộc đối phương phải khuất phục, đầu hàng hoặc thực hiện những yêu cầu nhất định. Có: PT chính trị, PT kinh tế, phong tỏa tin tức, phong tỏa quân sự... Sự khác biệt giữa PT với bao váy ở chỗ: bao vây có thể vừa thực hiện cô lập vừa thực hiện tiêu diệt đối phương, còn PT chủ yếu gây áp lực bắt đối phương khuất phục.

        PHONG TỎA BIỂN CARIBÊ (1962), phong tỏa đường biển của Mĩ đối với hòn đảo (đất nước) Cuba, lấy cớ LX triển khai căn cứ tên lửa và máy bay chiến lược trên đất Cuba. 22.10.1962 Mĩ huy động 183 tàu chiến (có 8 tàu sân bay), 1.600 máy bay (có máy bay chiến lược mang vũ khí hạt nhân), 5 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn lính thủy đánh bộ... đến vùng biển Caribê, tiến hành bao vây, cô lập và đe dọa mở cuộc tiến công tiêu diệt CM Cuba. Đồng thời QĐ NATO, các hạm đội 6 và 7 của Mĩ cũng được đặt trong trạng thái báo động, sẵn sàng chiến đấu khi chiến tranh nổ ra. Chính phủ và nhân dân Cuba tích cực chuẩn bị phòng thủ, kiên quyết đánh trả và kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới, yêu cầu Mĩ rút quân. Để giải quyết tình trạng căng thẳng, tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh, 25.10 chính phủ LX tuyên bố sẽ rút hết tên lửa khỏi Cuba với điều kiện Mĩ phải chấm dứt mọi hành động xâm lược Cuba. 27.10 Mĩ tuyên bố chấp thuận, 20.11 chấm dứt phong tỏa. PTBC là hành động xâm lược trắng trợn của Mĩ đối với nhân dân Cuba, đồng thời đánh dấu bước leo thang mới của Mĩ trong quá trình chạy đua vũ trang thời kì chiến tranh lạnh, bị các lực lượng hòa bình và dư luận tiến bộ trên thế giới phản đôi.

        PHONG TỎA BIỂN QUẢNG TRỊ (29-30.5.1972), phong tỏa giao thông bằng thủy lôi do Phân đội 23 (Quân chúng hải quân) tiến hành nhằm ngăn chặn hoạt động của hải quân Mĩ tại vùng biển t. Quảng Trị, phối hợp với chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6. J972). Đêm 29 rạng 30.5, Phân đội 23 sử dụng 2 thuyền máy (C42 và C43) xuất phát từ Cửa Tùng, bí mật cải trang, tiếp cận khu vực đông Cửa Việt - đông nam Gia Đảng, tiến hành thả 2 bãi thủy lôi cách bờ 4-7 hải lí (mỗi bãi có 4 thủy lôi loại AM-2 và APS). Kết quả đánh chìm 1 tàu vận tải, đánh bị thương tàu khu trục tên lửa DDG-6 và tàu tuần dương CA 148, góp phần hạn chế hoạt động trên biển của địch, làm phong phú thêm cách đánh của bộ đội hải quân VN trong KCCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:11:45 pm »


        PHONG TỎA ĐƯỜNG BIỂN, phong tỏa quân sự được tiến hành trên biển nhằm cô lập một phần hoặc toàn bộ căn cứ, hải cảng, vịnh, eo biển, bờ biển, đảo đối phương chiếm giữ, cắt đứt sự liên hệ với bên ngoài bằng đường biển và không cho lực lượng đối phương ra khỏi khu vực phong tỏa, để phá hoại tiềm lực kinh tế QS và làm kiệt quệ khả năng tác chiến của đối phương; một trong những biện pháp chủ yếu để giành quyền làm chủ trên biển. Để PTĐB thường sử dụng các tàu mặt nước, tàu ngầm và không quân, vũ khí thúy lôi. Theo điều lệ LHQ, PTĐB được coi là hợp pháp khi nó được tiến hành theo quyết định của Hội đồng bảo an để chống xâm lược, phục hồi và duy trì hòa bình và an ninh. PTĐB do Mĩ tiến hành chống Cuba (1962) và chống VN (1965-68 và 1972-73) là không hợp pháp và là hành động xâm lược.

        PHONG TỎA ĐƯỜNG KHÔNG, phong tỏa quân sự do lực lượng phòng không và không quân tiến hành nhằm cô lập một khu vực, cụm lực lượng đối phương bị bao vây, cắt đường tiếp tế, tăng viện và tháo chạy bằng đường không của đối phương

        PHONG TỎA GIAO THÔNG, phong tỏa quân sự nhằm cô lập một phần hoặc toàn bộ các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, làm suy yếu tiềm lực kinh tế, QS và khả năng tác chiến của đối phương. Có phong tỏa hoàn toàn hoặc bộ phận (một phần). Phong tỏa hoàn toàn là cắt đứt toàn bộ giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, làm mất khả năng liên hệ vận chuyển với bên ngoài; phong tỏa bộ phận là cắt đứt hoặc ngăn chặn phương tiện giao thông cơ bản của đối phương với bên ngoài. PTGT được tiến hành khi chưa cần thiết hoặc chưa đủ điều kiện tiêu diệt, mà chỉ cần gây sức ép làm cho đối phương suy yếu phải khuất phục.

        PHONG TỎA QUÂN SỰ, phong tỏa sử dụng lực lượng QS và biện pháp QS tạo sức ép, buộc đối phương khuất phục hoặc làm suy yếu sức mạnh quân sự của đối phương, tạo điều kiện tiến công tiêu diệt. PTQS theo vị trí địa lí, đối tượng và phương tiện huy động, có: phong tỏa giao thông, phong tỏa đường biển, phong tỏa đường không, phong tỏa hỗn hợp...; theo quy mô và nhiệm vụ, có PTQS: toàn bố, cục bộ, chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; theo thủ đoạn, có: bằng binh lực, bằng binh khí, bằng điện tử... PTQS thường được sử dụng kết hợp với phong tỏa kinh tế, phong tỏa tin tức... Trong KCCM, QĐ và nhân dân VN đã chiến đấu kiên cường, trong điều kiện không ngang sức, chống lại có hiệu quả những cuộc phong tỏa đường bộ, phong tỏa đường biển của một lực lượng lớn không quân, hải quân và các phương tiện KTQS của Mĩ.

        PHONG TỎA SÔNG CỬA VIỆT (19-29.1.1968). phong tỏa giao thông bằng thủy lôi do các đội đặc công 1, 2, 3 và 4 (Đoàn 126 Quân chủng hải quân) tiến hành nhằm ngăn chặn hoạt động giao thông vận chuyển của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trên sông Cửa Việt (đoạn Đông Hà - Cửa Việt, t. Quảng Trị), phối hợp với chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20.1-15.7.1968). Được sự hỗ trợ tích cực của Sư đoàn bộ binh 320, Trung đoàn bộ binh 270 cùng du kích và nhân dân địa phương, lực lượng đặc công bí mật luồn sâu vượt qua hệ thống bảo vệ của địch, trong các đêm 19, 23, 25 và 29.1 tiến hành thả 12 thủy lôi (loại HAT-2) tại các khu vực Xóm Vùng, Xuân Khánh, ngã ba Duy Phiên, Mai Xá. Kết quả đánh chìm 11 tàu, làm tê liệt hoạt động vận chuyển tiếp tế của địch trên sông Cửa Việt trong nhiều ngày, tạo điều kiện cho hoạt động tác chiến của ta tiến triển thuận lợi.

        PHONG TỎA TIN TỨC, phong tỏa bằng cách sử dụng các biện pháp kĩ thuật, phương tiện thông tin và vũ khí công nghệ cao nhằm phá hoại, gây nhiễu, khống chế, làm mất hiệu lực lâu dài hệ thống thông tin của đối phương hoặc cắt đứt mọi liên lạc nhằm cô lập hoàn toàn đối phương, giành quyền làm chủ thông tin. Trong chiến tranh hiện đại, phải tích cực phòng, chống PTTT, đồng thời tăng cường bảo vệ tin tức, quản lí chật chẽ tin tức trên mạng, chống đối phương xâm nhập, đánh cắp, chống vi rút máy tính, ngăn chặn các hình thức trinh sát của đối phương.

        PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885-95), phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân VN do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo hưởng ứng “Chiếu Cần Vương" của vua Hàm Nghi. Sau cuộc nổi dậy ở Huế (5.7.1885) không thành, Tôn Thất Thuyết cùng lực lượng chủ chiến trong triều đình đưa vua Hàm Nghi về vùng núi Quảng Trị, hạ “Chiếu Cần Vương” (13.7.1885), kêu gọi “phò vua, cứu nước”. Dưới cờ Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa do sĩ phu yêu nước lãnh đạo nổ ra Khắp Trung Kì, Bắc Kì, được đông đào nhân dân tham gia, sôi động nhất ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hương Khê (1885- 95), Hùng Lĩnh (1886-92). Ba Đình (1886-87), Bãi Sậy (1883- 92), Nguyễn Quang Bích (1885-89), Nguyễn Xuân Ôn (1885- 87), Lê Ninh (1885-87)... Pháp phải tập trung nhiều binh đoàn lớn để đối phó. 1.11.1888 vua Hàm Nghi bị Pháp bắt tại Quảng Bình nhưng PTCV vẫn tiếp tục tồn tại đến cuối 1895 mới chấm dứt. PTCV phát triển rầm rộ, phản ánh tinh thần yêu nước của một bộ phận sĩ phu phong kiến và nhân dân Trung Kì, Bắc Kì, song thất bại do không có sự chỉ đạo thống nhất và liên hệ chặt chẽ giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:12:45 pm »


        PHONG TRÀO DUY TÂN (1906-08), phong trào yêu nước của bộ phận sĩ phu VN theo khuynh hướng DTDC tư sản do Phan Chu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,... khởi xướng và chủ trì, nhằm vận động cải cách văn hóa xã hội gắn với động viên lòng yêu nước của nhân dân chống ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến. Phát triển mạnh ở Trung Kì, dưới các hình thức lập thương hội. phát triển công thương nghiệp, cổ động dùng hàng nội hóa, đặc biệt là vận động mở trường học, dạy chữ quốc ngữ để mở mang dân trí, giáo dục lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cho nhân dân (riêng Phan Chu Trinh đã lập được 48 trường; Trung Kì có 333 trường, lớp có giáo viên tham gia phong trào). Trong PTDT còn có xu hướng bạo động vũ trang theo chủ trương của Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Đình Kiên, Lê Văn Huân... Sự phát triển của PTDT là tiền đề dẫn tới cuộc đấu tranh chống di phu, chống sưu thuế sôi nổi ở Trung Kì (1908). Để đối phó, thực dân Pháp đã theo dõi, đàn áp, bắt những người cầm đầu, xử tử hoặc đưa đi đầy. PTDT tuy thất bại và có nhiều hạn chế, nhưng kết hợp với phong trào Đông Du (1905-09) và Đông Kinh nghĩa thục (1907) đã có tác dụng khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân VN đầu tk 20, đặt cơ sở cho thế hộ sau của CM VN tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

        PHONG TRÀO ĐẤU TRANH PATRANG LUÔNG (1914-15), phong trào nổi dậy chống thực dân Pháp của nhân dân các bộ lạc thiểu số miền Đông tình Crachiê (Campuchia) do Patrang Luông lãnh đạo. Mở đầu bằng cuộc nổi dậy tiêu diệt và đốt đồn binh Pháp ở bản Puxra. Tiếp đến, thành lập các đội nghĩa binh, đứng đầu là tù trưởng các bộ lạc, buộc Pháp phải đưa lực lượng lớn đến càn quét nhưng vẫn bị nghĩa quân tập kích tiêu diệt (15.1.1915). Chính sách của thực dân Pháp bao vây kinh tế kết hợp với đàn áp nhân dân, cô lập nghĩa quân dẫn đến sự chia rẽ, đầu hàng của một số tù trưởng, nhưng không thể dập tắt hẳn phong trào Patrang Luông.

        PHONG TRÀO ĐÔNG DU (1905-09), phong trào vận động thanh niên VN sang Nhật học tập, theo chủ trương “xuất dương cầu viện” của Duy Tân hội, do Phan Bội Châu đề xướng và tổ chức. Sau khi tiếp cận tư tưởng dân chủ tư sản của Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn và tạo được sự giúp đỡ của một số lực lượng tiến bộ ở Nhật, Phan Bội Châu về nước mở cuộc vận động Đông du. Từ 6.1905 đến 6.1908, khoảng 200 thanh niên VN, phần lớn là con cháu các sĩ phu, các nhà công thương có xu hướng yêu nước, được bí mật đưa sang Nhật đào tạo tại trường võ bị Chấn Vũ và Đông Á đồng văn thư viện. Cùng với việc đưa thanh niên du học, Phan Bội Châu viết sách, báo tố cáo chính sách thống trị của Pháp, kêu gọi các tầng lớp nhân dân VN đoàn kết, cách tân đất nước, phát triển kinh tế, đóng góp tài chính cho Đông du; lập ra Công hiến hội ở Nhật để giáo dục, giúp đỡ lưu học sinh VN. Đối phó với phong trào, Pháp ráo riết tiến hành khủng bố các cơ sở CM ở VN, đồng thời thỏa hiệp với chính phủ Nhật giải tán Đông Á đồng văn thư viện và Công hiến hội (9.1908), trục xuất học sinh VN về nước, 2.1909 trục xuất Phan Bội Châu. Tuy thất bại do hạn chế về chính trị và bế tắc về đường lối, PTĐD đã có tác dụng khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc, góp phần tạo thêm lực lượng cho phong trào giải phóng dân tộc VN đầu tk 20.

        PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ẤN ĐỘ (1939- 50), phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ do Đảng quốc đại lãnh đạo chống thực dân Anh, thiết lập nhà nước Ấn Độ độc lập. Cương lĩnh của Đảng quốc đại (9.1939) đòi Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ được giai cấp tư sản dân tộc, giới trí thức, công nhàn và đa số nông dân ủng hộ. Mở đầu bằng cuộc đấu tranh phản đối chính phủ Anh bắt giam Ganđi, Nêru và các lãnh tụ khác của Đảng quốc đại. Tiếp đến các cuộc bạo động của sinh viên, công nhân ở Cancutta, Bênaret, Bombay, Niu Đêli..., chống việc Anh xử án các sĩ quan “QĐ dân tộc Ấn Độ”. 1946 phong trào chống sự thống trị của Anh phát triển mạnh với cuộc khởi nghĩa của thủy binh ở Bombay, Carasi, Cancutta, Mađơrat (19.2), cuộc bãi công của 2 vạn công nhân ở Bombay (22.2) và nhiều thành phố khác do ĐCS phát động buộc chính phủ Anh phải đàm phán với Đảng quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo. 25.8.1946 chính phủ lâm thời Ấn Độ  được thành lập do cao ủy Anh làm thủ tướng và Nêru -  lãnh tụ Đảng quốc đại làm phó thủ tướng. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ của công nhân, nông dân Ấn Độ đầu 1947 lên cao cùng với sự suy yếu của Anh sau CTTG-II buộc Anh phải tuyên bố chuyển giao chính quyền cho người Ấn Độ (6.1947) . Mâu thuẫn giữa Đảng quốc đại với Liên đoàn Hồi giáo và âm mưu chia rẽ của Anh với kế hoạch Maobattơn (8.1947) dẫn đến việc phân chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ  và Pakixtan. 26.1.1950 Ấn Độ tuyên bố là một nước cộng hòa có chủ quyền trong Khối liên hiệp Anh, đánh dấu bước thắng lợi quan trọng của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh lâu dài giành độc lập dân tộc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:13:57 pm »


        PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ở BĂNGLAĐET (1971), phong trào đấu tranh đòi quyền tự trị và thành lập nhà nước độc lập của nhân dân Bănglađet, chống chính quyền Pakixtan. Từ 1947 Bănglađet (cư dân chủ yếu là người Bengan) bị sáp nhập vào Pakixtan, gọi là Đông Pakixtan. Do bị lệ thuộc và phân biệt đối xử, người Bengan đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh đòi độc lập. 12.1970 trong cuộc bầu cử quốc hội, Đảng liên minh nhân dân do M. Ratman lãnh đạo, với chương trình tranh cử đòi tự trị hoàn toàn cho Đông Pakixtan giành thắng lợi, nhưng chính quyền Pakixtan không thừa nhận, đem quân đàn áp và ra lệnh bắt giam M. Ratman (23.3.1971). Được sự giúp đỡ của Ấn Độ, 26.3.1971 những người ủng hộ Đảng liên minh nhân dân tuyên bố thành lập nhà nước độc lập Đông Pakixtan (Cộng hòa nhân dân Bănglađet), tiếp tục đấu tranh chống chính quyền Pakixtan. 12.1971 khi xảy ra chiến tranh Ấn Độ - Pakixtan lấn III (1971), lực lượng của Đảng liên minh nhân dân phối hợp với QĐ Ấn Độ đánh chiếm Dacca, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Đông Pakixtan, chính thức giành quyền độc lập.

        PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ở MALAIXIA (1945-57), phong trào đấu tranh của nhân dân Malaixia chống ách thống trị của thực dân Anh. 5.9.1945 lợi dụng danh nghĩa vào tước vũ khí quân Nhật, Anh đưa quân chiếm đóng Malaixia, thi hành chế độ quân quản hà khắc. Để thực hiện quyền thống trị. Anh xây dựng quy chế bảo hộ, thủ tiêu các ủy ban kháng chiến, tước vũ khí và giải tán các đội quân kháng Nhật (MPAJA), đàn áp những người kháng chiến, nhất là các đv ĐCS. Nhân dân Malaixia dưới sự lãnh đạo của các tổ chức yêu nước (trong đó có ĐCS Mã Lai) đã nổi dậy tiến hành đấu tranh vũ trang, thành lập QĐ giải phóng dân tộc, gây cho lực lượng chiếm đóng nhiều tổn thất. Chính phủ Anh đã huy động hàng chục vạn quân cùng nhiều vũ khí. phương tiện QS mở các cuộc càn quét quy mô lớn, đồng thời dùng thủ đoạn dồn dân vào ấp chiến lược nhằm cô lập và tiêu diệt lực lượng kháng chiến nhưng không đạt kết quả. 2.1956 chính phủ Anh buộc phải đàm phán với lực lượng kháng chiến và công nhận nền độc lập của Malaixia. 31.8.1957 Malaixia chính thức tuyên bố độc lập.

        PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ở MIẾN ĐIỆN (1945-48), phong trào đấu tranh của nhân dân Miến Điện chống lại ách thống trị của thực dân Anh. Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (9.1945), Anh tìm cách lập lại chế độ thống trị ở Miến Điện. Nhân dân Miến Điện kiên quyết đấu tranh giành độc lập, đặc biệt từ 2.1946 dưới sự lãnh đạo của Liên minh nhân dân tự do chống phát xít (AFPFL) và các tổ chức yêu nước khác, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công liên tiếp nổ ra trên cả nước. 17.10.1947 chính quyền Anh buộc phai kí hiệp ước công nhận nền độc lập của Miến Điện. 4.1.1948 Liên bang Miến Điện chính thức thành lập (6.1989 là Liên bang Mianma).

        PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ở PHILIPPIN (1944- 46), phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin chống ách thống trị của Mĩ. Sau khi đánh bại quân Nhật trong chiến dịch Philippin (20.10.1944-5.7.1945), Mĩ đem quân chiếm đóng và khôi phục ách thống trị đối với Philippin. Âm mưu của Mĩ bị các lực lượng yêu nước và nhân dân Philippin phản đối quyết liệt. Các đội quân kháng Nhật trước đó (phong trào HUK) cùng các phong trào quần chúng do ĐCS Philippin lãnh đạo đã tổ chức kháng chiến, tiến hành đấu tranh vũ trang chống hành động đàn áp của QĐ Mĩ; buộc Mĩ phải nhượng bộ và công nhận Philippin là quốc gia độc lập (4.7.1946).

        PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ở XINGAPO (1945- 59), .phong trào đấu tranh của nhân dân và các lực lượng yêu nước Xingapo chống ách thống trị của thực dân Anh. Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (9.1945), Anh tái lập chế độ thống trị ở Xingapo. Chính sách thống trị và khủng bố gắt gao của Anh đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh của nhân dân Xingapo. Từ 1948 nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân do các nghiệp đoàn cánh tả tổ chức biên thành đấu tranh vũ trang và lan rộng trên cả nước, buộc chính quyền Anh phải nhượng bộ, chấp nhận việc bầu cừ hội đồng lập pháp ở Xingapo (1955). Trong cuộc tổng tuyển cử 5.1959, Đảng hành động nhân dân (PAP) của giai cấp tư sản Xingapo giành thắng lợi, đưa Lí Quang Diệu lên làm thủ tướng. 3.6.1959 Xingapo tuyên bố độc lập, nhưng thực tế vẫn bị Anh chi phối.

        PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP Ỏ XRI LANCA (1945-48), phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Xri Lanca chống ách thống trị của thực dân Anh. Trong hơn một thế ki dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Anh, nhân dân Xri Lanca liên tục nổi dậy đấu tranh. Đặc biệt từ sau CTTG-II, do tác động của các phong trào giải phóng dân tộc thế giới và khu vực châu Á, những người theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa ở Xri Lanca đã thống nhất lực lượng, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh quyết liệt đòi Anh trao trả độc lập. ĐCS Xri Lanca (thành lập 7.1943) đóng vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh. 4.2.1948 Anh buộc phải tuyên bố Xri Lanca là một nước độc lập trong Khối liên hiệp Anh. nhưng trên thực tế Anh vẫn nắm quyển chi phối về kinh tế và chính trị ở đây.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:14:51 pm »


        PHONG TRÀO HÒA BÌNH CHỐNG CHIẾN TRANH. phong trào chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân thế giới gồm những người thuộc các dân tộc, quốc gia và tín ngưỡng khác nhau cùng chống chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt vì hòa bình và an ninh thế giới. Hình thành tại đại hội của các chiến sĩ hòa bình toàn thế giới họp đồng thời ở Pari (Pháp) và Praha (Tiệp Khắc) 20-25.4.1949, với sự tham gia của trên 2.000 đại biểu từ 72 nước. Đại hội đã thông qua “Tuyên ngôn bảo vệ hòa binh” và bầu ra ủy ban thường trực Hội đồng hòa bình thế giới. PTHBCCT đã tổ chức nhiều đợt hoạt động thiết thực: chiến dịch lấy chữ kí ủng hộ bản hiệu triệu Xtôckhôm đòi cấm vũ khí nguyên tử (1950), ra lời kêu gọi các chính phủ kí công ước hòa bình (1951), các chiến dịch có tính chất quần chúng phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN, đòi QĐ Ixraen rút khỏi các vùng chúng chiếm đóng của các nước, chống sự khùng bố tàn bạo của chế độ Pinôchê ở Chilê, kêu gọi các nước ngừng chạy đua vũ trang (1975-79), hợp nhất mọi nỗ lực và đoàn kết các phong trào chống chiến tranh trên thế giới thành một sức mạnh lớn ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân... PTHBCCT có tác dụng tập hợp đông đảo lực lượng đấu tranh cho hòa bình, đồng thời cô lập các lực lượng hiếu chiến của CNĐQ, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình và an ninh quốc tế.

        PHONG TRÀO HÒA BÌNH SÀI GÒN - CHỢ LỚN, tổ chức quần chúng đấu tranh hợp pháp đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thi thành hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. Thành lập 5.9.1954 tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Về tổ chức có: ban lãnh đạo chung gồm: chủ tịch Trần Kim Quang, phó chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, tổng thư kí Phạm Huy Thông và 32 ủy ban ở cơ sở do quần chúng bầu; một tập san công khai mang tên “Hoà Bình”. PTHBSG-CL đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, đảng phái chính trị, tôn giáo tham gia. nhanh chóng lan ra Huế và nhiều thành phố, thị xã ở miền Nam VN. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt giam một số nhà lãnh đạo phong trào và 4 lần đưa họ ra tòa, nhưng trước làn sóng phản đối cua nhân dân và không có cơ sở để kết tội, tòa án không xét xử được, buộc phải trục xuất họ khỏi Sài Gòn và lưu đày ra vùng rừng núi tỉnh Phú Yên (15.11.1954). PTHBSG-CL tuy tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng có tiếng vang lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân miền Nam VN.

        PHONG TRÀO HỌC SINH, SINH VIÊN MlỀN NAM TRONG KHÁNG CHIÊN CHỐNG MĨ, phong trào chính trị - xã hội của tuổi trẻ học đường miền Nam VN chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn (1954-75). Nội dung: phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình, chống đàn áp, chống bắt lính, đòi cải cách giáo dục và dân chủ học đường, phân đối xét xử trái phép những người yêu nước, tẩy chay bầu cử, lên án chính quyền độc tài, tham những... Hình thức: bãi khóa, biểu tình, tuần hành, đưa kiến nghị tập thể... mở hội thảo “dân Việt học bằng tiếng Việt”, tổ chức “những đêm không ngủ”, đợt hoạt động “nói với đồng bào ta”, “hát cho đồng bào tôi nghe”... Những cuộc đấu tranh có tiếng vang lớn: mít tinh phản đối vụ xét xử trái phép các giáo sư Lê Quang Vịnh. Lê Hồng Tư... của 50.000 học sinh, sinh viên Tân An. Chợ Lớn (8.6.1962); tổng bãi khóa của học sinh, sinh viên Sài Gòn chống Mĩ - Nguyễn Khánh (24 và 25.8.1964); đấu tranh của sinh viên học sinh Huế chống quân dịch (21-24.8.1965); đặc biệt đợt dấu tranh có quy mô và mức độ quyết liệt chưa từng có của học sinh, sinh viên Sài Gòn và toàn miền Nam (23.3- 5.4.1970), lúc cao nhất tới 60.000 người tổng bãi khóa... lên án chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đàn áp, khủng bố sinh viên, đòi trả tự do cho Huỳnh Tấn Mẫm. Các cuộc đấu tranh thường được sự hưởng ứng, phối hợp của đông đảo đồng bào các giới. Phong trào đã góp phần tích cực vào cuộc KCCM.

        PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁT XÍT CỦA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU (1939-45), phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Âu chống xâm lược của phát xít Đức, Ý trong CTTG-II. Bắt đầu từ các cuộc vận động dân chủ của các lực lượng DTDC chống phát xít ở các nước bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau khi phát xít Đức tiến công LX (6.1941), phong trào kháng chiến phát triển rộng rãi, mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các lực lượng chống phát xít ở ngay nước Đức và các nước khác trong khối phát xít. Lực lượng chính của phong trào kháng chiến là giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của các ĐCS, ngoài ra còn có nông dân, trí thức, tiểu tư sản và tư sản hạng trung, một bộ phận tín đồ tôn giáo. Quốc tế cộng sản giữ vai trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa phát xít. Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức: tuyên truyền chống chủ nghĩa phát xít, chống phá chính quyền chiếm đóng và tay sai, đánh du kích và khởi nghĩa vũ trang... Ở các nước Ba Lan. Tiệp Khắc, Bungari, Anbani, Hi Lạp, Nam Tư,... dưới sự lãnh đạo của các ĐCS, phong trào kháng chiến đã phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Ở Pháp, Ý, Hunggari, Rumani, Đức,... phong trào cũng do các ĐCS lãnh đạo hoặc phát động. PTKCCPXCCNCÂ đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít, ảnh hướng lớn đến sự phát triển của thế giới sau CTTG-II.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:15:56 pm »


        PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT, tổ chức chính trị quốc tế rộng lớn gồm những nước có chính sách đối ngoại không tham gia bất cứ khối QS - chính trị nào. Hình thành 9.1961 tại Hội nghị cấp cao các nước không liên kết lần thứ nhất ở Béôgrat (Nam Tư). Đến 1998 đã có 114 nước thành viên ở khắp các châu lục, chiếm 2/3 dân số thế giới và hơn 2/3 số hội viên Liên hợp quốc (phần lớn là các nước mới giành được độc lập và các nước đang phát triển); CHXHCN VN là thành viên chính thức của PTKLK từ 3.1976. Mục tiêu chung của PTKLK: chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bành trướng..., bảo vệ chủ quyền dân tộc, quyền tự lựa chọn con đường phát triển; hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng, hợp lí; chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội nghị cấp cao, họp thường kì 3 năm một lần (đến 1998 đã có 12 hội nghị cấp cao). Hội nghị bộ trưởng ngoại giao mỗi năm họp một lần (những năm có hội nghị cấp cao thì họp hai lần). Ngoài ra còn có ủy ban phối hợp (thành lập 1973), gồm đại diện 25 nước thành viên do hội nghị cấp cao bầu ra, có nhiệm vụ chuẩn bị các kì họp cấp cao và phối hợp hoạt động của các nước trong các tổ chức và hội nghị quốc tế. Trụ sở đặt tại Niu Ooc (Mĩ). Trong đời sống chính trị quốc tế, PTKLK có vai trở tích cực trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

        PHONG TRÀO NAM TIẾN, phong trào tình nguyện vào Nam chiến đấu chống Pháp của quân và dân các tinh Bắc Bộ, Trung Bộ VN, ngay sau Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945). Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào ủng hộ kháng chiến miền Nam diễn ra sôi nổi; nhân dân khắp nơi tổ chức mít tinh, biểu tình, lập “quỹ Nam Bộ” để quyên góp tiền của, mua vũ khí, quần áo, thuốc men,... gửi vào miền Nam; các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ đều lập “Phòng Nam Bộ”, đăng kí những người tình nguyện vào Nam đánh giặc. Trong thời gian ngắn, mỗi tỉnh đã tổ chức được 1- 2 chi đội Nam tiến, gồm những chiến sĩ đã qua huấn luyện QS, được trang bị tốt nhất. Từ 26.9.1945 các chi đội Nam tiến lần lượt lên đường và tham gia chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ. PTNT góp phần tăng thêm sức mạnh cho miền Nam kháng chiến, là hình ảnh của dân tộc VN cả nước ra trận, cả nước đoàn kết chống xâm lược.

        PHONG TRÀO NGŨ TỨ (1919), cuộc vận động chính trị - xã hội, văn hóa, chống đế quốc - phong kiến của học sinh, sinh viên và nhân dân TQ, do tầng lớp trí thức yêu nước lãnh đạo. Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 4.5 của hàng nghìn học sinh, sinh viên thủ đô Bắc Kinh chống âm mưu can thiệp của CNĐQ, phản đối sự bất lực của chính quyền, đòi trừng ưị các phần từ thân Nhật, tẩy chay hàng hóa Nhật... Cuộc biểu tình bị đàn áp gây nên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ, từ 3.6 trở thành phong trào đấu tranh rộng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó trung tâm là Thượng Hải. Các cuộc bãi công, bãi khóa, bãi thị liên tiếp bùng nổ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lượng chủ lực. Trên lĩnh vực văn hóa diễn ra các hoạt động tuyên truyền, cổ động cho tư tưởng, đạo đức, văn hóa mới, đặc biệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường CM XHCN tháng Mười Nga, được lực lượng trí thức tiến bộ (Lí Đại Chiêu, Mao Trạch Đóng, Lưu Thiếu Kì, Chu Ấn Lai...) truyền bá vào TQ, tạo nên sức mạnh mới cho phong trào. Trước áp lực đấu tranh, chính phủ TQ buộc phải thả những người bị bắt, bãi nhiệm các phần tử thân Nhật và sau đó không tham gia kí hiệp ước hòa bình Vecxáy (1919). PTNT thắng lợi đánh dấu bước phát triển mới của phong trào yêu nước ở TQ, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, mở rộng truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS TQ.

        PHONG TRÀO NHÂN DÂN MĨ CHỐNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM, phong trào phối hợp hành động chống đế quốc Mĩ xâm lược VN của 200 tổ chức quần chúng thuộc hầu hết các bang ở Mĩ dưới sự lãnh đạo của ủy ban phối hợp hành động đấu tranh đòi Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược VN. Hàng trăm thành phố, hàng chục vạn người đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú, quyết liệt như: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, đốt thẻ quân dịch, trốn lính, tự thiêu,... trong đó nổi lên một số cuộc đấu tranh có tiếng vang lớn: “tuần lễ chống chiến tranh xâm lược VN” của 200.000 người ở khắp nước Mĩ tập trung về Oasinhtơn với sự phối hợp đấu tranh của nhân dân các nước Anh, Canada, CHLB Đức, Pháp, Bỉ, Italia, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Nhật, Ôxtrâylia (10.1967); 16 vụ tự thiêu trong đó có Noman Morixơn (2.11.1965) ngay trước Lầu Năm Góc và Lapotơ trước trụ sở LHQ; cuộc bạo động chống chiến tranh của người Mĩ da đen (7.8.1966) nổ ra quyết liệt tại 100 thành phố, gây thiệt hại hàng chục tỉ USD; 5.000 thanh niên trốn lính chạy sang Canada (1968)... PTNDMCCTXLVN góp phần cổ vũ, động viên nhân dân VN trong cuộc KCCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:17:29 pm »


        PHONG TRÀO NHÂN DÂN PHÁP CHỐNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM. phong trào đấu tranh của các tổ chức quần chúng lao động và trí thức, của nhiều tôn giáo, đảng phái và binh sĩ Pháp do ĐCS Pháp phát động (1946) nhằm phản đối thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược VN. Được tiến hành với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và xuất hiện nhiều sự kiện có tiếng vang lớn ở Pháp và trên thế giới như: 600 phụ nữ đại diện cho những người mẹ và vợ binh sĩ Pháp chết trận ở VN từ các tỉnh kéo về Pari đòi đưa xác chồng con về nước và phản đối chiến tranh; Raymông Điêng dẫn đầu đoàn người nằm chặn ngang đường sắt (ga Tua) không cho tàu chuyển vũ khí sang VN; hàng triệu người xuống đường đòi trả tự do cho Hăngri Mactanh (người lính thủy Pháp bị tòa án thực dân bỏ tù vì có nhiều hoạt động phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN gây chấn động cả nước Pháp) và đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược VN... Trong tình thế thực dân Pháp liên tục thất bại ở VN, PTNDPCCTXLVN đã cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân VN, đồng thời ảnh hưởng lớn đến tinh thần chiến đấu của binh lính Pháp trên chiến trường, gây cho chính phủ Pháp nhiều khó khăn nghiêm trọng.

        PHONG TRÀO NỮ DU KÍCH HOÀNG NGÂN, phong trào thi đua giết giặc lập công của nữ du kích tỉnh Hưng Yên trong KCCP. Từ những hoạt động tuyên truyền, địch vận, giao liên, phục vụ chiến đấu và một bộ phận trực tiếp đánh địch trên đường 5 trong phạm vi của tỉnh, đến 1949 phong trào đã phát triển ra toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận, hướng hoạt động chính vào việc đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch tạm chiếm. Đầu 1951 được mang tên Hoàng Ngân (nữ liệt sĩ bí thư BCHTƯ lâm thời Hội phụ nữ cứu quốc VN). PTNDKHN có nhiều thành tích xuất sắc trong KCCP tại địa phương, đã làm nảy sinh nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu (Đội nữ du kích Trưng Trắc, nữ Ah Bùi Thị Cúc...).

        PHONG TRÀO PHẬT TỬ MlỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn đòi lập lại hòa bình, chống đàn áp nhân dân và tôn giáo, đòi bình đẳng giữa các tôn giáo,... của những người theo đạo Phật ở miền Nam VN (1954-75). Được tiến hành dưới nhiều hình thức: mít tinh, tuần hành, biểu tình ngồi, lấy chữ kí của tăng ni, tín đồ, tuyệt thực, tự thiêu, cầu siêu, cầu nguyện... Những cuộc đấu tranh có ảnh hưởng lớn như: mít tinh của 20.000 phật tử ở Huế phản đối Ngô Đình Diệm cấm tổ chức lễ Phật Đản (8.5.1963); hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trước 1.000 sư sãi ở Sài Gòn để phản đối Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo (11.6.1963), sau đó 700.000 phật tử và nhân dân Sài Gòn đến chùa Xá Lợi (nơi đặt thi hài hòa thượng Thích Quảng Đức) phản đối chính quyền đàn áp các cuộc biểu tình (16.6.1963); khoảng 3.000 nhà sư mặc áo vàng đi bộ từ chùa An Quang đến dinh Độc Lập đòi Nguyễn Văn Thiệu hủy bỏ “Hiến chương Phật giáo” mới ban hành (28.9.1967); hàng triệu phật tử và nhân dân Sài Gòn và các vùng xung quanh, 20.000 phật tử ở Huế đến các chùa cầu nguyện hòa bình (9.5.1971); cuộc đấu tranh quyết liệt của hàng vạn nhà sư và đồng bào tỉnh Trà Vinh chống Nguyễn Văn Thiệu khủng bố, bất lính (26.2- 1.3.1975)... PTPTMNTKCCM có tác dụng tập hợp và mở rộng lực lượng nhân dân chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, góp phần vào thắng lợi của cuộc KCCM.

        PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN MỐC GIỚI, hoạt động tự giác của đông đảo nhân dân khu vực biên giới phối hợp cùng bộ đội biên phòng quản lí, bảo vệ từng đoạn biên giới quốc gia, từng cột mốc biên giới; đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân. Khởi đầu từ sáng kiến của bộ đội biên phòng t. Cao Bằng dưới sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, xây dựng mô hình “phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc giới” (1995). Sau được BTL bộ đội biên phòng nhân ra trong toàn lực lượng, thực hiện trên toàn tuyến biên giới, trở thành phong trào sâu rộng. PTQCBVĐBMG có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyển quốc gia, an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

        PHÒNG BỆNH ĐẶC HIỆU, biện pháp dự phòng bằng cách đưa vacxin hoặc kháng huyết thanh hay globulin vào cơ thể người, tạo trạng thái miễn dịch đặc hiệu ngắn hạn hoặc lâu dài, nhằm ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm hoặc giảm nhẹ mức độ trầm trọng. PBĐH được áp dụng trong QĐ theo kế hoạch tiêm chủng định kì hoặc khi có chỉ định phòng bệnh khẩn cấp.

        PHÒNG BỆNH KHẨN CẤP. biện pháp dự phòng đặc hiệu hoặc không đặc hiệu được áp dụng tức thì, nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan rộng hoặc làm giảm nhẹ sự tiến triển của chúng ở những người nghi đã bị lây nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh hay với người bệnh. PBKC được tiến hành trong QĐ khi có nguy cơ bệnh dịch nguy hiểm và đặc biệt khi có dấu hiệu địch tập kích vũ khí vi trùng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM