Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:45:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6312 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:46:06 pm »


        PHÁP (Cộng hòa Pháp; France, République Franẹaise, A. France, French Republic), quốc gia ở Tây Âu. Dt 543.965km2; ds 60,18 triệu người (2003); 90% người Pháp. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (90%). Thủ đô: Pari. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phía tây và bắc là đồng bằng rộng lớn, đồi núi thấp; trung tâm và phía đông là cao nguyên và núi, cao tới 2.000m; tây nam là dãy Pirênê, biên giới tự nhiên với Tây Ban Nha; dãy Anpơ ở phía nam, là biên giới tự nhiên với Italia, đỉnh Blăng cao nhất Pháp và Tây Âu (4.807m). Các sông chính: Ranh 1.320km. Loa 1.020km, Rôn 812km, Xen 780km. Nước công nghiệp phát triển cao, đứng thứ 4 thế giới. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, xe hơi, máy bay, điện tử, năng lượng nguyên tử... Công nghiệp QS phát triển, nước xuất khẩu vũ khí và KTQS lớn. Nông nghiệp phát triển. GDP 1.309,810 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 22.130 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945, ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ), Liên minh châu Âu (EU), NATo... Đặt cơ quan tổng đại diện tại VN 1954, lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ 12.4.1973. LLVT: lực lượng thường trực 260.400 người (lực lượng hạt nhân chiến lược 7.000, lục quân 137.000, hải quân 45.600, không quân 64.000...), lực lượng dự bị 100.000. Tuyển quân kết hợp giữa chế độ tình nguyện và động viên. Trang bị: 1.572 xe tăng, 384 xe chiến đấu bộ binh, 1.680 xe thiết giáp trinh sát, 3.700 xe thiết giáp chở quân, 794 pháo mặt đất, 2.048 tên lửa chống tăng, 328 pháo phòng không, 455 tên lửa phòng không, 10 tàu ngầm (4 tàu ngầm chiến lược), 1 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương, 4 tàu khu trục, 30 tàu frigat, 35 tàu tuần tiễu, 21 tàu quét mìn, 9 tàu đổ bộ, 26 tàu hộ tống, 507 máy bay chiến đấu, 448 máy bay trực thăng vũ trang, 64 tên lửa đạn đạo trên 4 tàu ngầm chiến lược... Ngân sách quốc phòng 29,5 tỉ USD (2002).



        PHÁP CHIẾM BA TỈNH ĐÔNG NAM KÌ (1861), các cuộc tiến công của quân Pháp vào Gia Định. Định Tường, Biên Hoà, mở đầu kế hoạch đánh chiếm Nam Kì trong chiến tranh xám lược VN thời Nguyễn. Sau khi buộc nhà Thanh (TQ) kí hiệp ước đình chiến (25.10.1860), Pháp đưa lực lượng trở lại xâm lược VN, trước hết đánh chiếm Nam Kì. 7.2.1861 Pháp tập trung gần 4.000 quân cùng 50 chiến thuyền tại Bến Nghé. Bắt đầu bằng trận hạ đồn Chí Hoà (x. trận Chí Hoà, 24-25.2.1861), sau đó chiếm phủ Tân Bình (28.2) và làm chủ Gia Định, buộc quân Nguyễn rút về Biên Hoà. Cuối 3.1861 quân Pháp tiếp tục tiến công các đồn Tân Hương, Tĩnh Giang, Cai Lộc thuộc t. Định Tường, 12.4 chiếm thành Mĩ Tho (tỉnh lị Định Tường nay thuộc t. Tiền Giang). Quân Nguyễn rút chạy, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ khiến Pháp phải dừng lại củng cố các vùng mới chiếm đóng. Đến giữa 12.1861 trong lúc triều Nguyễn đang tìm cách thương lượng cầu hòa, quân Pháp mở cuộc tiến công lớn vào Biên Hoà. đánh bại quân Nguyễn ở căn cứ Gò Công, Mĩ Hoà rồi chiếm thành Biên Hoà (18.12.1861). Tuy giành thắng lợi, nhưng Pháp không mở rộng được phạm vi chiếm đóng ra các vùng nòng thôn và bị nhiều tổn thất trước cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân và các lực lượng nghĩa quân Nam Kì. Do sự thỏa hiệp của triều Nguyễn đã dẫn tới việc kí hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862), thừa nhận Pháp chiếm đóng ba tỉnh Đông Nam Kì.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:47:04 pm »


        PHÁP CHIẾM BA TỈNH TÂY NAM KÌ (6.1867), các cuộc tiến công của quân Pháp vào Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (nay thuộc t. Kiên Giang), hoàn thành việc đánh chiếm Nam Kì trong chiến tranh xâm lược VN thời Nguyễn. 2.1867 Pháp tiếp tục gây sức ép với triều Nguyễn, đồng thời lập xong kế hoạch chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Trong khi đó, triều Nguyễn vẫn chủ trương thương lượng cầu hòa, ra chỉ dụ cho nhân dân và nghĩa quân Nam Kì ngừng binh chống Pháp. Nắm được thời cơ thuận lợi, 18.6 Pháp bắt đầu tập trung lực lượng về Mĩ Tho (khoảng 1.000 lính cùng 16 tàu chiến và tàu chờ quân) chuẩn bị tiến công. 7 giờ 20.6 quân Pháp uy hiếp thành Vĩnh Long, gửi thư cho Phan Thanh Giản (bấy giờ là đại thần kinh lược của triều đình ở Nam Kì) yêu cầu phải nộp thành trong vòng 2 giờ, đồng thời buộc Phan Thanh Giản viết thư ra lệnh cho tổng đốc An Giang và tổng đốc Hà Tiên đầu hàng. Do sự nhu nhược của quan lại triều đình, trong 5 ngày không cần giao chiến. Pháp đã dễ dàng chiếm Vĩnh Long (20.6). An Giang (22.6), Hà Tiên (24.6), cơ bản thực hiện được âm mưu biến Nam Kì thành thuộc địa của Pháp. Nhưng nhân dân và các nghĩa binh Nam Kì không chịu đầu hàng, vẫn tiếp tục chiến đấu chống Pháp.

        PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẨN I (1873), cuộc tiến công đầu tiên của Pháp ra Bắc Kì trong quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược VN thời Nguyễn. Để chuẩn bị kế hoạch tiến công, tháng 1 và 10.1872 Pháp nhiều lần đưa tàu vào thám sát khu vực Vịnh Hạ Long (nay thuộc Quảng Ninh) và cho người dò xét tình hình các vùng Hải Dương, Bắc Ninh. Quảng Yên. 11.10.1873 lấy cớ giải quyết vụ Giăng Đuypuy (4-10.1873) theo yêu cầu thương lượng của triều đình Nguyễn, thống đốc Nam Kì cử Gacniê đưa quân ra Hà Nội, sau đó điều thêm 5 tàu chiến đến đóng ở Đồ Sơn (Hải Phòng) để hỗ trợ. Bắt đầu bằng tiến công thành Hà Nội (x. Pháp đánh chiếm Hà Nội tấn I, 20.11.1873), tiếp đó quân Pháp nhanh chóng chiếm được hầu hết các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ: Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên (28.11.1873), Hải Dương (4.12.1873), Ninh Bình (5.12.1873), Nam Định (10.12.1873). Mặc dù quan quân triều đình thua chạy, nhưng nhân dân và các lực lượng kháng chiến ở Bắc Kì kiên cường chiến đấu gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại, đặc biệt trong trận Cấu Giấy 21.12.1873, tổng chỉ huy quân Pháp là Gacniê tử trận. Pháp phải rút quân khỏi các tỉnh thành đã chiếm ở Bắc Kì, nhưng dưới danh nghĩa trao trả cho triều Nguyễn để buộc triều Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874).

        PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN II (1882-84), cuộc tiến công của Pháp ra Bác Kì, kết thúc chiến tranh xâm lược VN thời Nguyễn. 12.1881 chính phủ Pháp quyết định tăng cường lực lượng ở Bắc Kì nhằm độc chiếm VN, ngăn chặn ảnh hường của tư bản Anh, Đức và nhà Thanh (TQ). 25.3.1882 thống đốc Nam Kì cử Hăngri Rivie đem 300 quân cùng 2 tàu chiến từ Sài Gòn ra Hà Nội phối hợp với lực lượng tại chỗ tổ chức tiến công. Bắt đầu bằng trận hạ thành Hà Nội (x. Pháp đánh chiếm Hà Nội lấn II, 25.4.1882). Triều Nguyễn bất lực, thỏa thuận cho quân Thanh chiếm đóng một số tỉnh phía Bắc giúp chống Pháp. Trước tình hình đó. Pháp thương lượng với nhà Thanh, đồng thời điều thêm viện binh khẩn trương đánh chiếm Hòn Gai (12.3.1883), Nam Định (27.3.1883), Hải Dương (13.8.1883), Quảng Yên (16.8.1883). Nắm được bản chất bạc nhược của triểu Nguyễn và thái đổ do dự của nhà Thanh, Pháp tiến công kinh đô Huế, chiếm Thuận An (20.8.1883), buộc triều Nguyễn đầu hàng bằng hiệp ước Quý Mùi (1883). Cuối 1883 đầu 1884, Pháp tiếp tục đánh chiếm Sơn Tây, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa (Phú Thọ), Tuyên Quang, buộc nhà Thanh phải chấp nhận rút quân khỏi Bắc Kì, đồng thời ép triều Nguyễn kí hiệp ước Giáp Thân <6.6.1884), thừa nhận quyền thống trị của Pháp ở VN.

        PHÁP ĐÁNH CHIẾM GIA ĐỊNH (17.2.1859), trận tiến công của quân Pháp vào thành Gia Định (nay thuộc tp Hồ Chí Minh) do QĐ triều Nguyễn đóng giữ, mở đầu hành động xâm lược của Pháp ở Nam Kì. Sau thất bại trận Sơn Trà - Đà Nẵng (1.9.1858-2.1859). Pháp rút phần lớn lực lượng từ Đà Nẵng (khoảng 2.000 quân, 14 tàu chiến) do Ri gô Đờ Giơnui chỉ huy vào đánh Gia Định. Sau khi phá vỡ hệ thống đồn, pháo đài bảo vệ vòng ngoài, rạng sáng 17.2 quân Pháp bắt đầu tiến công, dùng pháo từ các tàu chiến trên sông Sài Gòn bắn dữ đội, gây nhiều thương vong cho quân Nguyễn, phá hủy nhiều đoạn tường thành, nhất là phía đỏng nam; đến 10 giờ, chia quân đổ bộ vào thành đánh giáp lá cà. QĐ triều Nguyễn (hơn 2.000) do đồ đốc Võ Duy Ninh chỉ huy không chống cự nổi, phải bỏ thành rút chạy (Võ Duy Ninh và án sát Lê Từ tự vẫn), để lại 200 đại bác, nhiều chiến thuyền, súng đạn, lương thực. Chiều 17.2 triều Nguyễn cho viện binh tới ứng cứu, thấy thành bị hạ, phải rút lui. Quân Pháp chiếm Gia Định nhưng không ổn định được tình hình, sau đó phải phá hủy thành, rút ra đóng giữ đồn Hữu Bình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:48:08 pm »


        PHÁP ĐÁNH CHIẾM HÀ NỘI LẦN I (20.11.1873), cuộc tiến công vũ trang lần thứ nhất của quân Pháp vào thành Hà Nội mở đầu kế hoạch Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873). Tháng 1 và 10.1872, Pháp đưa chiến hạm từ Gia Định ra trinh sát khu vực Vịnh Hạ Long, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Yên. 4.1873 Pháp sử dụng lái buôn Giăng Đuypuy quấy rối nhiều nơi và chiếm khu vực bến Sông Hồng ở Hà Nội, đem quân vây chợ, cướp hàng, đánh bắt người, khiêu khích quân triều đình. Lấy cớ giải quyết vụ Giăng Đuypuy (4-10.1873) theo đề nghị của triều Nguyễn, 11.10.1873 thống đốc Nam Kì cử Gacniê đem 180 quân cùng tàu chiến ra Hà Nội, hội quân với Đuypuy, tập hợp các lực lượng phản động gây sức ép. Sau hai lần gửi tối hậu thư (12 và 19.11.1873), khoảng 6 giờ 20.11 Gacniê tổ chức lực lượng đột phá từ hai hướng tây nam, đông nam vào thành Hà Nội kết hợp với pháo hạm từ Sông Hồng bắn phá mãnh liệt vào thành, đồng thời Đuypuy đem quân đánh chiếm các khu buôn bán ngoại thành. Quân triều đình (khoảng 7.000 người) phòng giữ thành dưới sự chỉ huy của tổng đốc Nguyễn Tri Phương chống trả quyết liệt, nhưng nhanh chóng bị thất bại trước sức tiến công và hỏa lực mạnh của quân Pháp. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và bị bắt. Chiếm thành Hà Nội, Pháp mở rộng việc đánh chiếm các phủ Hoài Đức, Lí Nhân, Phú Thượng, Phú Bình, Hoài Yên và nhiều tỉnh đồng bằng Bác Bộ.

        PHÁP ĐÁNH CHIẾM HÀ NỘI LẨN II (25.4.1882), cuộc tiến công vũ trang lần thứ 2 của quân Pháp vào thành Hà Nội mở đầu kế hoạch Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 11 (1882-84). Thực hiện chủ trương mở rộng tiến công bằng QS ra Bắc Kì, 3.1882 thống đốc Nam Kì cử Hăngri Rivie đem 300 quân cùng 2 tàu chiến từ Sài Gòn ra phối hợp với lực lượng ở Hải Phòng (tổng cộng khoảng 600 quân, 3 tàu chiến), theo Sông Hồng lên Hà Nội, 3.4.1882 tới Đồn Thủy (Hà Nội) đóng quân, gây áp lực. Trước hành động trắng trợn của Pháp và thái độ thỏa hiệp của triều Nguyễn, quân và dân Hà Nội dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu, chủ động đối phó bằng việc củng cố thành luỹ, dựng chướng ngại vật, sơ tán dàn ra ngoài thành; nhân dân ven Sông Hồng tự đốt nhà chặn đường quân Pháp. Sau khi gửi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu đầu hàng, 8 giờ 15ph 25.4 Rivie ra lệnh pháo kích vào thành, yểm trợ cho các cánh quân tiến đánh hướng Cửa Bắc, Cửa Đông và các pháo đài phía tây và đông bắc. đồng thời dùng nội ứng đốt kho đạn, gây rối loạn trong thành. Sau gần 4 giờ tiến công, quân Pháp tràn vào thành. Quân triều đình yếu thế rút chạy, một số bỏ trốn hoặc đầu hàng; Hoàng Diệu tuẫn tiết sau khi để lại di biểu tạ tội triều đình. Trưa 26.4 Rivie vào thành đóng quân và treo cờ Pháp tại hành cung. Chiếm được Hà Nội, Pháp mở rộng đánh chiếm vùng đồng bằng Sông Hồng và buộc triều Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi (1883).

        PHÁP LỆNH, văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống các văn bản dưới luật, nhằm điều chỉnh  các quan hộ xã hội cơ bản nhưng chưa thật ổn định (khi ổn định sẽ thay thế bằng luật). Điều 91 và 93 Hiến pháp nước CHXHCN VN 1992 quy định việc ban hành PL thuộc thẩm quyền ủy ban thường vụ quốc hội, phải được quá nửa tổng số thành viên ủy ban thường vụ quốc hội biểu quyết tán thành và được chủ tịch nước kí lệnh công bỏ chậm nhất sau 15 ngày, trừ trường hợp chủ tịch nước phải trình Quốc hội xem xét lại.

        PHÁP LỆNH DÂN QUÂN TỰ VỆ, pháp lệnh quy định về dán quân tự vệ nhằm tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị LLVTND và mọi công dân trong việc xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, góp phần cùng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; được ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN VN thông qua 29.4.2004, chủ tịch nước kí lệnh công bố 12.5.2004. Gồm 4 chương, 31 điều về: những quy định chung (vai trò, nhiệm vụ,... của dân quân tự vệ, nghĩa vụ của công dân và trách nhiệm của xã hội đối với dân quân tự vệ); tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ; chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ; điểu khoản thi hành.

        PHÁP LỆNH LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM. pháp lệnh quy định các vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của lực lượng cảnh sát biển VN nhằm tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước đối với chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và an ninh, trật tự trên các vùng biển và thêm lục địa VN; được ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN VN thông qua 28.3.1998, chủ tịch nước kí lệnh công bố 7.4.1998, có hiệu lực 1.9.1998. Gồm 7 chương, 27 điều về: những quy định chung; trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức của Lực lượng cảnh sát biển VN; quản lí nhà nước, chế độ, chính sách đối với Lực lượng cảnh sát biển VN; khen thưởng và xử lí vi phạm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:50:02 pm »


        PHÁP LỆNH TỔ CHỨC TOÀ ÁN QUÂN SỰ, pháp lệnh quy định về tổ chức và hoạt động của toà án quân sự, do ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN VN thông qua 19.4.1993, chủ tịch nước kí lệnh công bố 26.4.1993 (sửa đổi điểm 18, ngày 25.7.2000). Gồm 5 chương, 40 điều, quy định cụ thể vị trí. chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyển xét xử chung, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án QS; tổ chức, nhiệm vụ, quyển hạn của tòa án QS các cấp; cơ chế bảo đảm hoạt động của tòa án QS.

        PHÁP LỆNH TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ, pháp lệnh quy định về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát quân sự các cấp, do ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN VN thông qua 19.4.1993, chủ tịch nước kí lệnh công bố 26.4.1993. Gồm 4 chương, 37 điều. Chương 1: những quy định chung; chương 2: các mặt công tác của viện kiểm sát QS; chương 3: tổ chức của Viện kiểm sát QS; chương 4: điều khoản thi hành.

        PHÁP LỆNH VỂ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, pháp lệnh quy định các vấn đề cơ bản để xây dựng bộ đội biên phòng VN vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; được ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN VN thông qua 28.3.1997, chủ tịch nước kí lệnh công bố 7.4.1997; gồm 7 chương, 33 điểu. Nội dung cơ bản: xác định Bộ đội biên phòng là thành phần của QĐND VN, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy quân sự trung ương, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự thống nhất quản lí nhà nước của chính phủ và sự quản lí, chỉ huy của BQP; hoạt động theo pháp luật của nhà nước và điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức; chế độ chính sách; khen thưởng, xử lí vi phạm; nội dung quản lí nhà nước đối với Bộ đội biên phòng. PLVBĐBP có giá trị pháp lí cao nhất về quản lí nhà nước đối với Bộ đội biên phòng, góp phần xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, cùng các lực lượng khác bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.

        PHÁP LỆNH VỂ LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN, pháp lệnh quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên nhằm tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, bảo đảm sức mạnh của QĐ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN; được ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN VN thống qua 27.8.1996, chủ tịch nước kí lệnh công bố 9.9.1996; gồm 7 chương, 37 điều. Nội dung quy định: lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ) và phương tiện kĩ thuật (danh mục do chính phủ quy định) trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của QĐ; xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lí và điều hành của chính phủ; nội dung, phương thức xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ chính sách, kinh phí trong quá trình thực hiện; quy định nội dung và trách nhiệm quản lí nhà nước, việc khen thường và xử lí vi phạm ở các cấp, các ngành, các địa phương. PLVLLDBĐV trở thành cơ sở pháp lí để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. đơn vị LLVTND và mọi công dân trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

        PHÁP XÂM LƯỢC CAMPUCHIA (1863-84), quá trình gây sức ép QS, chính trị, ngoại giao nhằm thiết lập sự thống trị của Pháp tại Campuchia. Từ 1855 Pháp đã có ý đồ xâm nhập vào Campuchia. nhưng bị triều đình Xiêm (Thái Lan) ngăn cản (lúc đó Campuchia phụ thuộc Xiêm). Sau thời gian chuẩn bị, cùng với việc mở rộng đánh chiếm VN và xâm nhập Lào, 11.8.1863 Pháp ép quốc vương Campuchia kí hiệp ước Pháp - Campuchia (1863) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Trong khi đó Campuchia vẫn dựa vào Xiêm bằng hiệp ước Campuchia - Xiêm (1863), nên Pháp tăng cường uy hiếp hoàng cung Campuchia và tiến hành các thủ đoạn thương lượng với Xiêm để Xiêm công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia bằng hiệp ước Pháp - Xiêm (1867). Ngày 17.5.1884 sau khi cơ bản thôn tính VN, Pháp dùng vũ lực buộc quốc vương Campuchia kí hiệp ước Pháp - Campuchia (1884), chính thức biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp.

        PHÁP XÂM LƯỢC LÀO (1893), quá trình gây sức ép QS, chính trị và ngoại giao nhằm thiết lập sự thống trị của Pháp tại Lào. Từ 1861 cùng với kế hoạch thôn tính VN và Campuchia, Pháp đã tiến hành hoạt động do thám, điều tra tình hình nội bộ Lào thông qua các đoàn thám hiểm khoa học hoặc truyền giáo. Trong những năm 1891-92, quan hệ Pháp - Xiêm (Thái Lan) xảy ra nhiều vụ rắc rối, tạo cớ cho Pháp can thiệp sâu hơn vào Lào (lúc đó thuộc Xiêm). Đầu 1893 Pháp đưa lực lượng hải quân phong toả bờ biển và uy hiếp kinh đô Băng Cốc của Xiêm, đồng thời đem quân chiếm đóng một số địa điểm ở Lào. Bằng áp lực QS và ngoại giao, Pháp buộc triều đình Xiêm phải kí hiệp định 3.10.1893, theo đó chính phủ Xiêm tuyên bỏ từ bỏ mọi quyền lực đối với lãnh thổ Lào ở tả ngạn sông Mê Cổng và các đảo trên sông, nhường quyền thống trị cho Pháp. Với việc thôn tính Lào, Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược toàn bộ bán đảo Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:56:07 pm »


        PHÁP Y QUÂN SỰ, lĩnh vực của y học tư pháp nghiên cứu và giải quyết những ván đề y học, sinh học liên quan đến việc thi hành pháp luật trong QĐ và những nội dung của pháp y hình sự, pháp y dân sự trong xã hội. Những vấn đề PYQS thường gặp là: giả thương, giả bệnh, tăng thương, tăng bệnh, giấu thương, giấu bệnh, tự thương, tự sát, án mạng do các loại hỏa khí. tai nạn trong huấn luyện và chiến đấu, đột tử ở người trẻ tuổi, loạn thần chiến tranh, nhận dạng người mất tích...

        PHARABUNĐÔ MACTI (TBN. Agustín Farabundo Marti; 1890-1932), nhà hoạt động CM nổi tiếng của phong trào cộng sản và công nhân Xanvađo, tổng bí thư ĐCS Xanvađo (1932). Tham gia hoạt động CM trước 1920, bị nhà cầm quyền trục xuất ra nước ngoài (1920-25). Năm 1926 về nước tiếp tục hoạt động. 1928 sang Nicaragoa chiến đấu trong QĐ của tướng Aanđinô, được phong đại tá. 1929 về nước, tham gia thành lập ĐCS Xanvađo (1930). Năm 1932 tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền độc tài, nhưng thất bại, bị bắt và bị xử bắn. 10.1980 Mặt trận giải phóng dân tộc Xanvađo được thành lập, mang tên PM.

        PHÁT HIỆN MỤC TIÊU BAY THẤP, phương pháp chiến đấu của bộ đội rađa, vọng quan sát mắt phòng khống tiến hành quan sát, sục sạo, phát hiện, bám sát, nhằm thông báo kịp thời, chính xác tình báo rađa cho lực lượng phòng không và không quân tiêm kích tiêu diệt mục tiêu. Trong KCCM, bộ đội rađa đã sáng tạo quy trình PHMTBT, đặc biệt trên nền sóng về địa vật và địch gây nhiễu, phát hiện, bám sát liên tục :ác loại mục tiêu bay thấp.

        PHÁT HIỆN MỤC TIÊU TẦNG CAO. phương pháp chiến đấu của bộ đội rađa tiến hành sục sạo, phát hiện, bám sát, nhằm thông báo kịp thời, chính xác tình báo rađa cho tên lửa phòng không, không quân tiêm kích tiêu diệt mục tiêu ở tầng cao. PHMTTC phải sử dụng đài rađa có tính năng phát hiện mục tiêu bay cao và vận dụng linh hoạt các thao tác kĩ - chiến thuật. Trong KCCM, bộ đội rađa phòng không VN đã sáng tạo quy trình thao tác PHMTTC, phát hiện, bám sát có hiệu quả các loại máy bay tầng cao như SR-71, U-2...

        PHÁT HIỆN MỤC TIÊU TẦNG TRUNG, phương pháp chiến đấu chủ yếu của bộ đội rađa tiến hành sục sạo, phát hiện, bám sát, nhằm cung cấp đầy đủ phần tử mục tiêu trên không ở độ cao trung bình (số lượng, kiểu, loại, độ cao, tính chất hoạt động) phục vụ cho lực lượng phòng không ba thứ quân đánh trả và phòng không nhân dân thực hiện sơ tán, phòng tránh. Trong KCCM, bộ đội rađa phòng không VN đã sáng tạo quy trình PHMTTT, phát hiện, bám sát có hiệu quả các mục tiêu tầng trung, trong cả trường hợp địch gây nhiễu.

        PHÁT HUY KẾT QUẢ TÁC CHIẾN, hoạt động tác chiến tích cực, chủ động của bộ đội trong tiến công, trên cơ sở đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản. thừa thắng tiếp tục phát triển tiến công, không cho địch kịp củng cố, biến thắng nhỏ thành thắng lớn. Thời cơ PHKQTC thường là: sau khi tiến công thuận lợi (sau thắng lợi của trận thời chốt quyết định), địch đang suy yếu hoặc tan rã, hoặc sau khi tiêu diệt một số cứ điểm quan trọng đầu tiên, xuất hiện thế có lợi phát triển tiến công. Bộ đội tiến công kịp thời nắm thời cơ tổ chức, điều chỉnh , cơ động lực lượng, hỏa lực, đưa lực lượng dự bị hoặc thể đội 2 vào tác chiến, tiến hành công kích, truy kích, bao vây, vu hồi và đổ bộ đường không tiêu diệt địch.

        PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ LỚN, những khám phá, phát hiện địa lí của các nhà hàng hải châu Âu giữa tk 15 đến giữa tk 17 trong quá trình khai phá các tuyến đường hàng hải mới. Một số PKĐLL: C. Côlômbô (Italia: Cristoforo Colombo, TBN. Cristobal Colon) vượt Đại Tây Dương đến châu Mĩ (1492); nhà hàng hải Bồ Đào Nha V. Đa Gama (Vasco da Gama) tìm ra đường hàng hải từ châu Âu vòng qua Mũi Hảo Vọng (nam châu Phi) đến Ất Độ (1497-98); F. Magienlãng (Femão de Magalhães) cùng đội thuyền của mình thực hiện chuyến đi biển đầu tiên vòng quanh thế giới (1519-22); nhà hàng hải Hà Lan A. Taxman (Abel Janszoon Tasman) đến Ôxtrâylia và Niu Dilân (1642-43); các nhà thám hiểm Nga phát hiện ra eo biển Bêrinh giữa châu Á và Bắc Mĩ (1648)... Kết quả của những PKĐLL góp phần đặt cơ sở cho địa lí học hiện đại, khẳng định quan niệm khoa học mới về Trái Đất (thuyết Trái Đất hình cầu), xác định kích thước của Trái Đất và các đại dương, vẽ được bản đồ các châu lục có người ở (trừ bờ bắc và tây bắc châu Mĩ và vùng ven bờ phía đông châu úc). Về phương diện kinh tế - xã hội và chính trị - QS, những PKĐLL đã thúc đẩy quá trình phát triển các quan hệ TBCN ở Tây Âu, thiết lập các đường hàng hải quan trọng giữa các đại lục, mở đầu thời kì thực dân hóa, hình thành hệ thống thuộc địa và mở rộng thị trường thế giới và môi trường hoạt động của hải quân trong chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:57:36 pm »


        PHÁT THANH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, chương trình phát thanh của QĐND VN, trên sóng của Đài tiếng nói VN, do ban biên tập của QĐ thực hiện, TCCT chỉ đạo, quản lí (trực tiếp là Cục tư tưởng văn hóa); được sự giúp đỡ về nghiệp vụ của Đài tiếng nói VN. 16.3.1959 phát thanh buổi đầu tiên. Thời gian đầu phát sóng ngày một lần, từ 1994 phát sóng ngày hai lần, mỗi lần 30ph vào 6 giờ 30 và 21 giờ. Huân chương: Quân công hạng nhì, 3 Chiến công hạng nhất, Lao động hạng nhì. Trụ sở: số 2 Lí Nam Đế, Hà Nội. Trường ban biên tập đầu tiên: Phạm Chí Nhân.

        “PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN”, bài hịch của Lí Thường Kiệt về cuộc xuất quân của Đại Việt đánh dẹp quân Tống (TQ) trong trận Ung Khâm Liêm (10.1075-3.1076). Nội dung tố cáo tội ác của vua quan nhà Tống áp bức, bóc lột nhân dân TQ, âm mưu gây chiến tranh xâm lược và nô dịch nhân dân Đại Việt; nêu rõ hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt khi phải đánh trả quân Tống. “PTLBV” được Lí Thường Kiệt cho niêm yết rộng rãi trên đường tiến quân, tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân TQ, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1075-77).

        PHÂN CẤP BẢO ĐẢM HẬU CẦN, quy định nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho từng cấp trong LLVT nhằm xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp. Có hai hình thức PCBĐHC: bảo đảm hậu cần theo thứ tự từng cấp và bảo đảm hậu cần vượt cấp. Yếu tố cơ bản để PCBĐHC hợp lí là phải dựa vào khả năng tự bảo đảm của từng cấp.

        PHÂN CẤP DỰ TRỮ VẬT CHẤT HẬU CẦN, phân chia dự trữ phương tiện vật chất hậu cần theo từng cấp trong LLVT nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc kịp thời đáp ứng các nhu cầu vật chất cho bộ đội, bảo quản tốt các vật chát dự trữ và phòng chống địch đánh phá. PCDTVCHC do cấp trên quy định căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất của từng cấp, số lượng các phương tiện vật chất dùng để bảo đảm cho bộ đội, khả năng vận chuyển và các điều kiện khác.

        PHÂN CẤP VẬN TẢI, quy định trách nhiệm và ranh giới vận tải cho từng cấp, để thực hiện vận tải có hiệu quả. Nguyên tắc của PCVT là cấp trên vận chuyển cho cấp dưới (giao hàng tại kho của cấp dưới trực tiếp). Đồng thời để sử dụng hợp lí các phương tiện vận tải và trong các trường hợp cần thiết, theo quyết định của cấp trên, có thể vận tải vượt cấp và vận tải kết hợp “trên dưới cùng làm”.

        PHÂN CHI KHU, tổ chức QS địa phương cấp xã, phường, đơn vị tổ chức cơ bản trong hệ thống tổ chức lãnh thổ QS của Quân lực Việt Nam cộng hòa. Ban chỉ huy PCK thường gồm 6 người (2 sĩ quan và 4 hạ sĩ quan). Có nhiệm vụ: bảo vệ, duy trì an ninh, thiết lập kế hoạch phòng thủ, chỉ huy phối hợp LLVT của cấp xã và các lực lượng tăng cường; đặt kế hoạch huấn luyện yểm trợ tiếp liệu và bảo toàn vũ khí cho lực lượng nhân dân tự vệ, tham gia và yểm trợ công tác phát triển và tái thiết cấp xã, phường. Được tổ chức từ 1.3.1974, trực thuộc chi khu. đặc khu hay tiểu khu tùy theo tổ chức lãnh thổ địa phương. PCK trưởng do một sĩ quan QĐ đảm nhiệm.

        PHÂN CHI KHU TRƯỞNG, chức vụ chỉ huy phân chi khu trong Quân lực VN cộng hòa; do một sĩ quan QĐ đảm nhiệm. Thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của chi khu trường hoặc đặc khu trưởng, tiểu khu trường: có thể tạm thời đặt dưới sự chỉ huy, điểu động của chỉ huy trưởng lực lượng hành quân cấp cao hơn khi khu vực hành quân bao trùm lãnh thổ xã, phường. PCKT có thể giữ một chức vụ trong cơ quan chính quyền xã, phường do thủ tướng chính phủ ấn định.

        PHÂN CHIA LỰC LƯỢNG, chia lực lượng trực thuộc và tăng cường thành các bộ phận và quy định mối quan hệ để thực hiện quyết tâm tác chiến. Căn cứ vào ý định cấp trên. nhiệm vụ được giao và tình hình của chiến dịch (trận chiến đấu) để PCLL cho phù hợp. PCLL trong tiến công: tập trung vào hướng, khu vực, mục tiêu tiến công chủ yếu, trận then chốt; có lực lượng nghi binh, tạo thế, lực lượng đánh địch trong công sự, lực lượng tiến công địch ngoài công sự, lực lượng dự bị... PCLL trong phòng ngự (phòng thủ): tập trung vào hướng, khu vực phòng ngự (phòng thủ) chủ yếu, mục tiêu phòng ngự then chốt; có lực lượng tác chiến vòng ngoài, lực lượng phòng ngự, lực lượng cơ động tiến công, lực lượng dự bị...

        PHÂN ĐỘI, gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang từ cấp tiểu đội đến tiểu đoàn và tương đương; thường có tổ chức ổn định, biên chế đồng nhất trong mỗi quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn và thường nằm trong đơn vị lớn hơn. Cơ cấu tổ chức, quân số. trang bị của PĐ phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ và quy định trong hiểu biên chế. Thời kì đầu KCCP. PĐ là đơn vị tương đương trung đội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:59:31 pm »


        PHÂN ĐỘI CHỈ HUY của pháo binh, phân đội làm nhiệm vụ trinh sát, đo đạc, tính toán phần tử bắn, quan sát, thông tin liên lạc,... để phục vụ chỉ huy tác chiến của pháo binh. Được trang bị khí tài chuyên dụng (phương hướng bàn, pháo đội kính, máy kinh vĩ, thước tính toán, bàn đạc, máy vô tuyến điện, máy điện thoại...). PĐCH có thể là: trung đội chỉ huy của đại đội, tiểu đoàn pháo; đại đội chỉ huy của trung đoàn, lữ đoàn pháo; tiểu đoàn chỉ huy của quân đoàn, quân khu. Thường có các bộ phận: trinh sát, đo đạc, kế toán, thông tin.

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH CẤP NƯỚC, phân đội công binh làm nhiệm vụ khai thác, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội trong điều kiện dã chiến; được trang bị các máy móc, thiết bị chuyên dùng như thiết bị khoan, trạm lọc nước, bộ thiết bị chứa và vận chuyển nước...; thường biên chế trong các đơn vị công binh cấp chiến dịch và công binh dự bị chiến lược. PĐCBCN được tổ chức ở quy mô tiểu đội đến đại đội với các bộ phận: khoan, lọc nước...

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH CẦU PHÀ. phân đội công binh làm nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội, phương tiện KTQS vượt sông và các chướng ngại nước khác bằng cách bắc cầu nổi hoặc phà ghép từ các khoang thuyền; thành phần của công binh vượt sông. Được trang bị các bộ cầu nổi chế thức (PMP, TPP, CN-01...), PĐCBCP thường được tổ chức từ cấp đại đội đến tiểu đoàn, độc lập hoặc trong biên chế của phân đội, binh đội, binh đoàn công binh, thuộc quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng công binh và binh đoàn binh chủng hợp thành. PĐCBCP còn có một số bộ phận chuyên môn khác như trinh sát, bến...

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH CỨU KÉO, phân đội công binh làm nhiệm vụ cứu kéo các xe máy, phương tiện kĩ thuật bị sa lầy hoặc đưa các xe máy bị hư hòng nặng về khu tập trung sửa chữa; tổ chức lâm thời của bộ đội công binh. PĐCBCK thường được trang bị các loại xe máy có sức kéo lớn (ATS, ATT, cần cẩu, xe dắt, xe kéo tăng...); được tổ chức trong các đại đội, tiểu đoàn sửa chữa thuộc các binh đội, binh đoàn công binh với quy mô tiêu đội, trung đội.

        PHÂN ĐỘI CỒNG BINH ĐÁNH PHÁ GIAO THÔNG, phân đội công binh làm nhiệm vụ bí mật phá hoại đường sá hoặc các công trình giao thông bằng mìn, thuốc nổ nhằm ngăn cản, tiêu diệt sinh lực và các phương tiện cơ động của đối phương trên trục giao thông; tổ chức lâm thời hoặc chính thức của bộ đội. PĐCBĐPGT được tổ chức từ tổ, nhóm đến cấp trung đội, đại đội (trang bị chủ yếu là mìn, thuốc nổ và các thiết bị điều khiển nổ); có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các phân đội đặc công, trinh sát luồn sâu...

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH LÀM SỞ CHỈ HUY. phân đội công binh làm nhiệm vụ xây dựng, thiết bị các công trình và bảo đảm cho hoạt động của SCH (trừ các SCH trên xe, trên tàu biển, máy bay...) trong biên chế của các đơn vị công binh chiến dịch và dự bị chiến lược, gồm các phân đội (bộ phận) xe máy, sản xuất vật liệu, cấp nước... PĐCBLSCH được trang bị các loại thiết bị, khí tài chuyên dùng (máy húc, máy xúc, máy đào hào, đào hố...) và các loại phương tiện kĩ thuật khác (phương tiện cấp điện, nước, thông hơi. lọc độc...) để thực hiện nhiệm vụ. Ở các đơn vị công binh chiến thuật thường sử dụng các phân đội công binh công trình làm nhiệm vụ thiết bị và bảo đảm SCH.

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH NGỤY TRANG, phân đội công binh làm nhiệm vụ ngụy trang chống lại các thủ đoạn trinh sát của địch; được trang bị các loại khí tài chuyên dụng như: lưới, tấm phủ ngụy trang, mô hình giả, các bộ phản xạ góc, các loại mồi bẫy vô tuyến, hồng ngoại, các thiết bị sơn phủ...; biên chế trong các binh đội, binh đoàn công binh của quân khu, quân đoàn, quân chủng và binh chủng công binh, thường được tổ chức thành các phân đội: ngụy trang, chống trinh sát điện tử, kĩ thuật... Trong tác chiến PĐCBNT thường phối hợp với các đơn vị chuyên môn kĩ thuật khác như: thông tin. hóa học, tác chiến điện tử để thực hiện nhiệm vụ.

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH SÂN BAY, phân đội công binh làm nhiệm vụ xây dựng, duy tu, bảo dưỡng sân bay QS, bảo đảm đường băng, đường cơ động cho máy bay và công sự, trận địa cho các sân bay QS. PĐCBSB được trang bị các máy móc thi công sân bay, đường bay, các thiết bị lắp đặt sân bay dã chiến (bằng tấm lát kim loại) và các thiết bị rải bê tông xi măng, bê tông átphan... Được tổ chức thành đại đội thuộc căn cứ không quân; tiểu đoàn thuộc lữ đoàn công binh quân chủng phòng không - không quân.

        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH TRINH SÁT, phân đội công binh làm nhiệm vụ trinh sát công trình, đo đạc và thu thập các thông tin có liên quan đến hào đảm công binh (như địa hình thời tiết, thủ đoạn công binh địch...); được huấn luyện đặc biệt và trang bị các khí tài chuyên dùng như máy trắc đạc,. máy đo xa, máy đo lưu tốc, thiết bị định vị vệ tinh, máy dò bom mìn, bộ đồ lặn... PĐCBTS thường được tổ chức thành: tiểu đội (trong các tiểu đoàn công binh), trung đội (trong các lữ đoàn, trung đoàn công binh) và đại đội (trực thuộc cơ quan công binh cấp chiến lược).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:01:13 pm »


        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH VẬT CẢN, phân đội công binh làm nhiệm vụ bố trí và khắc phục vật cản nổ (bom, mìn. khối nổ...) và không nổ (cự mã, hàng rào, hầm, hố chống tăng...); phá hoại giao thông và các công trình của đối phương trên đất liền, ven biển; được trang bị các loại xe, máy, thiết bị dò, gỡ mìn. các thiết bị (bộ) phóng phá rào, xe và rơmoóc rải mìn nhanh... PĐCBVC thường được tổ chức từ cấp tiểu đội đến đại đội. trong biên chế các binh đội, binh đoàn công binh. Trong tác chiến, PĐCBVC có thể hoạt động độc lập hoặc làm nòng cốt để tổ chức các đội cơ động vật cản, phân đội đánh phá giao thông...

        PHÂN ĐỘI HỎA LỰC của pháo binh, bộ phận của đại đội pháo binh, trực tiếp sử dụng pháo (cối, giàn phóng...). Tùy theo từng loại pháo, cối, xe chiến đấu hay tên lửa, PĐHL có thể gồm từ một khẩu đội đến hai, ba trung đội pháo. PĐHL có thể hoạt động độc lập hoặc trong đội hình chiến đấu của đại đội pháo binh. Khi hoạt động độc lập, thường hắn ngắm trực tiếp từ trận địa lộ.

        PHÂN ĐỘI KHÓI, phân đội phòng hóa có nhiệm vụ tạo màn khói ngụy trang để che giấu, bảo vệ đội hình các đơn vị binh chủng hợp thành, bên vượt, các mục tiêu quan trọng ở hậu phương; tạo khói nghi binh đánh lừa địch hoặc tạo màn khói độc để tạm thời làm cho địch mất sức chiến đấu. PĐK được trang bị phương tiện chuyên dùng: lựu đạn khói, thùng khói, hộp khói, xe, máy thả khói, súng, pháo phóng đạn khói...

        PHÂN ĐỘI KIỂM TRA PHÓNG XẠ. thành phần của phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ có nhiệm vụ kiểm tra, kết luận mức độ chiếu xạ đối với người và nhiễm xạ đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật, lương thực, thực phẩm, nguồn nước,... trước và sau khi tiêu tẩy. PĐKTPX thường thực hành nhiệm vụ tại các trạm tiêu tẩy hoặc tại đơn vị bị nhiễm.

        PHÂN ĐỘI LỬA, phân đội phòng hóa có nhiệm vụ chiến đấu sát thương sinh lực, chế áp hỏa điểm, thiêu hủy vũ khí, trang bị kĩ thuật, kho tàng của địch bằng vũ khí lửa. PĐL được trang bị súng phun lửa, súng phóng đạn lửa, mìn lửa...; thường chiến đấu hiệp đồng với các đơn vị binh chủng hợp thành, hoặc chiến đấu độc lập.

        PHÂN ĐỘI PHÒNG HÓA, phân đội hóa học có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho bộ đội (thực hành quan sát, trinh sát hóa học - phóng xạ; kiểm tra, phát hiện nhiễm xạ, nhiễm độc; kiểm tra liều chiếu xạ; tiêu độc, tẩy xạ vũ khí, khí tài. trang bị; tiêu độc mặt đất...). PĐPH được tổ chức trong đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên, thường là trung đội (của trung đoàn, lữ đoàn), đại đội (của sư đoàn, một số binh chủng), tiểu đoàn (của quân đoàn, quân khu, quân chủng), bao gồm một hoặc nhiều thành phần: trinh sát hóa học - phóng xạ, tiêu tẩy, tiêu độc trang dụng...

        PHÂN ĐỘI TIÊU ĐỘC TRANG DỤNG, phân đội phòng hóa có nhiệm vụ tiêu độc cho các loại quần áo, giày, mũ. khí tài phòng hóa cá nhàn... bị nhiễm. Đê thực hiện nhiệm vụ, PĐTĐTD thường triển khai trạm tiêu độc trang dụng tại nơi tập trung vật chất bị nhiễm hoặc ở gần kho quân trang của đơn vị từ cấp binh đoàn trở lên.

        PHÂN ĐỘI TIÊU TẨY. phân đội phòng hóa có nhiệm vụ tiêu độc, tẩy xạ cho vũ khí, trang bị kĩ thuật, đoạn đường, khu vực, mục tiêu quan trọng bị nhiễm; xử lí vệ sinh cho các phân đội phòng hóa khác sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. PĐTT có thể tổ chức trạm tiêu tẩy ở vị trí quy định để các đơn vị đưa vũ khí, trang bị kĩ thuật bị nhiễm đến tiêu tẩy, hoặc thực hành nhiệm vụ tại đơn vị bị nhiễm.

        PHÂN ĐỘI TRINH SÁT HÓA HỌC - PHÓNG XẠ. phân đội phòng hóa có nhiệm vụ phát hiện, thông báo về vũ khí hủy diệt lớn do địch sử dụng; đánh dấu giới hạn nhiễm độc, nhiễm xạ; xác định mức bức xạ, loại chất độc; tìm đường vòng, vượt qua khu nhiễm; kiểm tra nhiễm xạ. nhiễm độc cho các đối tượng; lấy mẫu vật nhiễm; quan sát khí tượng... để có biện pháp phòng tránh thích hợp cho bộ đội. PĐTSHH-PX thường tổ chức các đài quan sát và các toán trinh sát hóa học - phóng xạ.

        PHÂN ĐỘI TRỰC BAN CHIẾN ĐẤU PHÒNG KHÔNG, phân đội phòng không có đủ quân số và trang bị vũ khí (khí tài) quy định được cử ra để thay phiên nhau làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong thời gian nhất định. PĐTBCĐPK thường là đại đội pháo phòng không; tiểu đoàn tên lửa phòng không; trạm rađa phòng không; biên đội không quân tiêm kích. Số lượng PĐTBCĐPK tuỳ thuộc trạng thái sẵn sàng chiến đấu và tình huống trên không.

        PHÂN ĐỘI XÁC ĐỊNH VỤ NỔ HẠT NHÂN, phân đội chuyên môn của binh chủng hóa học, có nhiệm vụ phát hiện, thu thập, xử lí và thông báo các số liệu ban đầu về vụ nổ hạt nhân (tâm nổ hạt nhân, tính toán sự thiệt hại tại đó; dự báo những vùng bị nhiễm xạ và sự thiệt hại do chiếu xạ, nhiễm xạ...) để có biện pháp phòng tránh thích hợp. PĐXĐVNHN thường được tổ chức ở cấp chiến dịch, thực hiện nhiệm vụ bằng cách triển khai trạm phát hiện và trạm tính toán, phân tích số liệu về vụ nổ hạt nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:02:19 pm »


        PHÂN HẠM ĐỘI. liên binh đoàn chiến dịch hoặc binh đoàn chiến dịch - chiến thuật của hải quân một số nước, có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng trên một hướng chiến dịch của chiến trường biển (đại dương) hoặc trên biển kín. sông, hồ. PHD có các loại: biển, sông hoặc hồ (PHD sông hoặc hồ thường chỉ thành lập trong thời kì chiến tranh). PHD có thể tổ chức độc lập hoặc nằm trong biên chế hạm đội, thường gồm một số binh đoàn tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, các binh đội hải quân đánh bộ, tên lửa - pháo bờ biển, phòng không và các lực lượng bảo đảm khác.

        PHÂN KHU, tổ chức QS theo khu vực địa lí, thường gồm một số tỉnh hoặc quận (huyện) tiếp giáp nhau, được thành lập trong thời chiến để thực hiện nhiệm vụ QS trong thời gian nhất định. Thường có cơ quan chỉ huy và một số binh đội, phân đội trực thuộc. Trong KCCP, có PK Bình - Trị - Thiên (1948-54). Trong KCCM. PK đươc tổ chức nhiều. 10.1967 để phục vụ cho tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), Quân khu Miền Đông, Quân khu Sài Gòn - Gia Định được giải thể, cùng t. Long An (tách ra từ Quân khu Cool để thành lập khu trọng điểm gồm 7 PK và 2 tỉnh độc lập. thuộc BTL Miền (B2): PK1 gồm: Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Gò Môn (Gò Vấp, Hóc Môn sáp nhập lại), Củ Chi; PK2 gồm: Đức Hoà. Đức Huệ, Bến Lức. Thủ Thừa, Bình Chánh, Bình Tân: PK3 gồm: Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ, Nhà Bè và q. 6, q. 8; PK4 gồm: nam Thủ Đức, Nhơn Trạch, Duyên Hải (thuộc Bà Rịa) và q. 1, q. 9; PK5 gồm: bắc Thủ Đức, Dĩ An, Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Phú Giáo; PK 6 gồm các quận nội thành Sài Gòn; PK 7 gồm tx Biên Hoà, Trảng Bom và Vĩnh Cửu. Từ 1968-72, các PK này lần lượt giải thể hoặc sáp nhập lại thành các tổ chức QS lãnh thổ khác (xt Quân khu 7).

        PHÂN LIÊN KHU, đơn vị hành chính - QS ở Nam Bộ trong KCCP: gồm một số tinh, đặc khu có liên quan về địa lí - QS hợp nhất theo yêu cầu chỉ huy, chỉ đạo tác chiến, xây dựng LLVT và xây dựng chính quyền nhân dân. Thành lập đầu 1951 (theo quyết định của Xứ ủy Nam Bộ), có PLK Miền Đông và PLK Miền Tây (giải thể Khu 7, Khu 8, Khu 9; nhập 17 tỉnh Nam Bộ thành 11 tình và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn). PLK Miền Đông gồm các tỉnh: Bà Chợ, Thủ Biên, Gia Ninh. Mĩ Tho, Long Châu Sa và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. PLK Miền Tày gồm các tỉnh: Vĩnh Trà, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng. Bạc Liêu và Long Châu Hà. 10.1954 đổi thành liên tỉnh ủy, có điều chỉnh địa giới và nhiệm vụ.

        PHÂN LIÊN KHU MlỂN ĐÔNG, phân liên khu ở miền Đông Nam Bộ. Thành lập 5.1951 trên cơ sở giải thể Khu 7, Khu 8, Khu 9 và phân chia lại chiến trường Nam Bộ (thành 2 phân liên khu); gồm các tỉnh: Gia Ninh (Gia Định, Tây Ninh, h. Đức Hoà, Trung Huyện, khu Đông Thành thuộc Chợ Lớn), Thủ Biên (Thủ Dầu Một. Biên Hoà và h. Thù Đức thuộc Gia Định), Bà Chợ (Bà Rịa, Chợ Lớn và h. Long Thành thuộc Biên Hoà, h. Nhà Bè thuộc Gia Định), Mĩ Tàn Gò (Mĩ Tho, Tân An, Gò Công), Long Châu Sa (phần Long Xuyên, Châu Đốc ở tả ngạn Sông Hậu và Sa Đéc) và Đặc khu Sài Gòn -  Chợ Lớn, trực thuộc BTL Nam Bộ. 1951 có 1 tiểu đoàn chủ lực cơ động, 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và Tiểu đoàn vận tải 320 (thành lập 1.5.1952): đến 4.1954 có: 3 tiểu đoàn chủ lực cơ động, 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh, 26 đại đội và 35 trung đội bộ đội địa phương quận (huyện). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Trần Văn Trà, Phạm Hùng.

        PHÂN LIÊN KHU MlỂN TÂY, phân liên khu ở miền Tây Nam Bộ. Thành lập 5.1951 trên cơ sở giải thể Khu 7, Khu 8, Khu 9 và phân chia lại chiến trường Nam Bộ (thành 2 phân liên khu); gồm các tinh: Vĩnh Long, Trà Vinh. Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long Châu Hà (gồm phần tỉnh Long Xuyén, Châu Đốc ở hữu ngạn Sòng Hậu và Hà Tiên). Trực thuộc BTL Nam Bộ. 1952 có 3 tiểu đoàn chủ lực cơ động và các đại đội bộ đội địa phương tỉnh; đến 4.1954 có: 1 tiểu đoàn chủ lực cơ động, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh. 8 đại đội và 28 trung đội bộ đội địa phương quận (huyện). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Vịnh.

        PHÂN LOẠI SỨC KHỎE, biện pháp quản lí sức khỏe đối với các đối tượng đang phục vụ trong QĐ hoặc chuẩn bị gọi nhập ngũ căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại; căn cứ để để xuất biện pháp chăm sóc và xử lí phù hợp. Việc phân loại được xác định theo kết luận cuối cùng của hội đồng khám sức khỏe, dựa trên cơ sở đánh giá thể lực, tình hình bệnh tật và kết quả luyện tập, công tác của người được khám. Theo quy định hiện hành, sức khỏe của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng được chia thành 4 loại: loại 1 - khỏe, loại 2 - thực tế khỏe, loại 3 - cần được theo dõi có hệ thống và loại 4 - cần được theo dõi đặc biệt và điều trị. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ có 3 loại: tốt, trung bình và kém. Đôi với người chuẩn bị gọi nhập ngũ có 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém và rất kém; tuỳ tình hình có thể tuyển vào QĐ những người có sức khỏe từ loại 1 đến loại 5, trong thời bình thường lấy đến loại 3.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 08:03:39 pm »


        PHÂN LOẠI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, chia thương binh, bệnh binh thành từng nhóm có yêu cầu giống nhau về mặt cứu chữa và vận chuyển, phù hợp với chi định y học và nhiệm vụ cứu chữa của trạm quân y. Mục đích chủ yếu của PLTB.BB là nhanh chóng xác định thứ tự ưu tiên để cứu chữa, vận chuyển. Công tác phân loại hết sức quan trọng khi có nhiều thương binh, bệnh binh cùng một lúc ở một tuyến quân y. Có hai hình thức phân loại: phân loại để cứu chữa trong nội bộ trạm quân y nhằm xác định thứ tự ưu tiên cứu chữa và chuyển đến các bộ phận của trạm; phân loại để vận chuyển về tuyến sau nhằm xác định nơi đến, thứ tự ưu tiên, phương tiện và tư thế vận chuyển...

        PHÂN NHÓM TRANG BỊ KĨ THUẬT, phân loại theo chức năng chính của một hệ vũ khí, trang bị kĩ thuật. Theo tính chất bảo đảm kĩ thuật, có: trang bị chính - trang bị trực tiếp tạo nên hỏa lực, bảo đảm cơ động, bảo đảm chiến đấu; trang bị bổ trợ - trang bị đồng bộ theo trang bị chính để phục vụ trang bị chính hoạt động; trang bị bảo đảm - trang bị phục vụ cho việc kiểm tra, chuẩn bị sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng kĩ thuật, sửa chữa, niêm cất trang bị chính và trang bị bổ trợ. Theo tính chất quản lí, có: trang bị nhóm I (trang bị chính, trang bị bổ trợ và trang bị bảo đảm); trang bị nhóm II (trang bị phục vụ cho các hoạt động chiến đấu, bảo đảm hoạt động của các loại trang bị). Theo chức năng, TCKT BQP chỉ đạo các chuyên ngành kĩ thuật PNTBKT theo tính chất bảo đảm kĩ thuật; Cục quân lực chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân PNTBKT theo tính chất quản lí.

        PHÂN PHỐI HỎA LỰC PHÁO BINH, phân chia hỏa lực theo bề rộng, chiều sâu của mục tiêu để đạt mức sát thương theo yêu cầu. PPHLPB của tiểu đoàn (cụm) pháo binh bằng cách dùng các đại đội (tiểu đoàn) bắn chồng, bắn phân đoạn hay bắn bậc thang. PPHLPB của đại đội pháo binh bằng cách dùng một số phần tử tầm (với độ chênh thước tầm, vạch khắc ngòi nổ tương ứng chiều sáu mục tiêu), số phần tử độ hướng (tương ứng độ lớn giãn cách hướng bắn) và lượng đạn tiêu thụ cho một phần tử của mỗi pháo.

        PHẦN CỨNG máy tính, gọi chung các thành phần vật lí tạo nên máy vi tính. Gồm ba phần chính: bộ hệ thống (bộ xử lí trung tâm, bảng mạch chính, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, nguồn điện và các ổ đĩa...), bộ hiển thị (màn hình), thiết bị đầu cuối (bàn phím, chuột, modem, máy in...). Bộ phận quan trọng nhất quyết định chất lượng và tốc độ hoạt động của máy tính là bộ xử lí trung tâm (CPU vt từ Central Processing Unit).

        PHẦN LAN (Cộng hòa Phần Lan; Suomi, Suomen Tasayalta, Republike Finland, A. Republic of Finland), quốc gia ở Bắc Âu. Dt 338.145km2; ds 5,19 triệu người (2003); 92% người PL, 8% người Thụy Điển. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Phần Lan. Tôn giáo: 90% đạo Luthơ dòng Phúc âm. Thú đô: Henxinki. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là vùng đất thấp, phía bắc là cao nguyên Manxenkia, tây bắc là các nhánh của hệ thống núi Xcăngđinayơ, đỉnh cao nhất 1.365m. 1/3 diện tích lãnh thổ nằm ở phía bắc vành đai Bắc Cực. Nhiều hồ (khoảng 60.000), chiếm 8% diện tích lãnh thổ; lớn nhất là hồ Saima rộng 4.400km2. Mạng sông ngòi dày đặc. Đầm lầy chiếm 33% diện tích. Nước công - nông nghiệp phát triển, tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là rừng (72% diện tích). Công nghiệp chế tạo máy, gia công kim loại, giấy, chế biến gỗ, đóng tàu... Chăn nuôi lấy sữa chiếm 70% sản lượng nòng nghiệp. Công nghiệp đánh cá có quy mô lớn. GDP 120,855 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 23.300 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Liên minh châu Âu (EU). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 25.1.1973. LLVT: lực lượng thường trực 31.850 (lục quân 24.550, hải quân 4.600, khổng quân 2.700), lực lượng dự bị 485.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 268 xe tăng, 274 xe chiến đấu bộ binh, 1.101 xe thiết giáp chở quân, 1.035 pháo mặt đất, 90 pháo tự hành, 60 pháo phản lực, 2.316 súng cối, 100 tên lửa chống tăng, 1.175 pháo phòng không, 307 tên lửa phòng khống, 9 tàu tên lửa, 4 tàu tuần tiễu, 6 tàu rải mìn, 13 tàu quét mìn, 6 tàu đổ bộ, 35 tàu hộ tống, 63 máy bay chiến đấu (MiG-21, J-35, F-18), 9 máy bay trực thăng... Cãn cứ hải quân: Henxinki. Tuacu. Ngân sách quốc phòng 1,7 tỉ USD (2002).


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM