Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:25:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6315 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:25:06 pm »


        PHẢN CÔNG, dạng đặc biệt của tiến công được tiến hành để đánh lại cuộc tiến công của quân địch. Mục đích của PC: đập tan tập đoàn lực lượng tiến công của quân địch, phá cuốc tiến công của chúng, đánh chiếm khu vực (tuyến) chiến lược quan trọng, giành chủ động chiến lược, đôi khi kết thúc chiến tranh. PC được tiến hành ở quy mô chiến lược, đôi khi ở quy mô chiến dịch. Thường chuyển sang PC khi lực lượng tiến công chủ yếu của quân địch đã bị tổn thất nặng, lực lượng dự bị của chúng đã sử dụng, cuộc tiến công đã bị chặn lại nhưng quân tiến công chưa kịp chuyển sang phòng ngự. Tuỳ điểu kiện và tình huống cụ thể PC có thể được tiến hành trong thời kì đầu hoặc trong quá trình chiến tranh. Đặc điểm của PC là công tác tổ chức và chuẩn bị được tiến hành trong điểu kiện rất khó khăn, phức tạp trong quá trình đánh lui cuộc tiến công của quân địch có lực lượng ưu thế. Việc tiến hành các đòn đột kích mãnh liệt đầu tiên vào quân địch của không quân, bộ đội tên lửa, pháo binh và của bộ binh, đặc biệt là bộ đội tăng thiết giáp là yếu tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của PC. Những hiện tượng PC xuất hiện trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Điển hình là PC ở Carơ do quân của nhà nước Paphia tiêu diệt các lêgiông của La Mã vào năm 53tcn. 1812 quân Nga tiến hành PC đã đánh bại quân của Napôlêông I xâm lược. PC được phát triển lên mức cao trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở LX (1941-45). Trong chiến tranh Triều Tiên (1950- 51) chí nguyện quân TQ tiến hành PC đã đẩy lùi quân tiến công của Mĩ từ biên giới Trung - Triều đến vĩ tuyến 38. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, quân và dân VN đã tiến hành nhiều cuộc PC thắng lợi. Điển hình: trận Bạch Đằng (938), trận Như Nguyệt (1077) trong chiến tranh chống quân Tông xâm lược; trận Đông Bộ Đầu (1258), Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long (1285), trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông; trận Nguyền Huệ tiến quân ra Bắc, tiêu diệt đạo quân của Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long 1789. Trong KCCP và KCCM, có cuộc PC ở Việt Bắc Thu Đồng 1947, cuộc PC ở Đường 9 - Nam Lào 1971.

        PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC, phản công ở quy mô chiến lược do tập đoàn chiến lược của LLVT tiến hành trên một hoặc vài chiến trường tác chiến (hướng chiến lược), nhằm đánh bại tập đoàn chiến lược của đối phương đang trong quá trình tiến công, giành thế chủ động chiến lược, tạo điều kiện để chuyển sang tiến công chiến lược, hoặc kết thúc thắng lợi chiến tranh. PCCL có thể được tiến hành ngay tiếp sau phòng ngự chiến lược, rút lui chiến lược hoặc ngay trong thời kì đầu chiến tranh. Ở VN. PCCL được tiến hành sau rút lui chiến lược như ba cuộc PCCL trong ba cuộc kháng chiến thời Trần chống Nguyên - Mông (tk 13), cuộc PCCL trong cuộc kháng chiến thời Nguyễn Huệ chống quân Thanh (tk 18)...; có trường hợp tiến hành sau phòng ngự chiến lược như cuộc PCCL trong kháng chiến thời Lí chống Tống (tk 11); khi bắt đầu chiến tranh quân địch còn đang tiến hành tiến công chiến lược như cuộc PCCL của quân và dân ta ở Việt Bắc Thu Đông 1947.

        PHẢN ĐỘT KÍCH, công kích của liên binh đoàn được tiến hành trong chiến dịch phòng ngự nhầm tiêu diệt, tiêu hao quân địch đột nhập trận địa, khôi phục một phần hoặc toàn bộ khu vực phòng ngự đã mất, tạo điều kiện chuyển sang tiến công, phản công hoặc cho các hoạt động tác chiến tiếp theo. Đối tượng của PĐK thường là lực lượng tiến công chủ yếu của địch, đang uy hiếp thế phòng ngự chiến dịch. PĐK được tiến hành bằng lực lượng cơ động tiến công (thể đội 2), lực lượng dự bị binh chủng hợp thành, một bộ phận lực lượng phòng ngự tại chỗ và có thể một bộ phận lực lượng rút từ hướng khác tới...; PĐK thường diễn ra bằng một số trận đánh đồng thời, kế tiếp hoặc bằng một trận đánh lớn, tốt nhất là tiến công vào bên sườn quân địch đột nhập, ở thời điểm quân địch tiến công đã bị chặn lại. bị sát thương nặng, chưa kịp củng cố khu vực đã chiếm, lực lượng dự bị của chúng chưa kịp vào chiến đấu hoặc bị ngăn chặn, lực lượng phản đột kích của ta đã sẵn sàng.

        PHẢN KÍCH, công kích của binh đoàn (binh đội, phân đội) được tiến hành trong trận chiến đấu phòng ngự, nhằm tiêu diệt, tiêu hao quân địch đột nhập trận địa. đang uy hiếp phòng ngự. khôi phục hoàn toàn hoặc một phần trận địa đã mất. PK chủ yếu do lực lượng cơ động tiến công, lực lượng dự bị (thể đội 2) tiến hành, có thể có một bộ phận lực lượng phòng ngự tại chỗ tham gia. Điều kiện PK: khi quân địch đột nhập phòng ngự đã bị chặn, chưa kịp củng cố trận địa đã chiếm, hoặc tốc độ tiến công chậm, lực lượng dự bị đã sử dụng hoặc chưa có khả năng bước vào chiến đấu; ta giữ được các trận địa còn lại, bảo đảm triển khai lực lượng để PK, lực lượng PK đã sẵn sàng. Khi tiến hành PK phải tập trung hỏa lực sát thương quân địch đột nhập, chia cắt lực lượng đột nhập với lực lượng phía sau. kết hợp tiến công từ chính diện, bên sườn, phía sau để tiêu diệt quân địch đột nhập.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:26:41 pm »


        PHẢN ÚNG HẠT NHÂN, sự biến đổi của hạt nhân nguyên từ khi tương tác với các hạt cơ bản, lượng tử y hoặc giữa các hạt nhân với nhau. Thông thường, tham gia vào PƯHN có 4 hạt: hai hạt ban đầu và hai hạt sinh ra do phán ứng. Kí hiệu quy ước PƯHN: a+A —> b+B hay A(a, b) B (trong đó A là hạt nhân bia ban đầu, a là hạt (hạt nhân) bay đến. B là hạt nhân cuối, b là hạt (hạt nhân) bay ra). Tùy theo loại hạt, chia thành PƯHN dưới tác dụng của nơtrôn, protôn, hạt anpha, ion nhiều điện tích (ion nặng), phôtón gamma. Đặc trưng quan trọng của PƯHN là giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng rất lớn. PƯHN được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hạt nhân nguyên tử, tạo năng lượng hạt nhân, sản xuất chất đồng vị phóng xạ...

        PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH nh PHẢN ÚNG TỔNG HỢP HẠT NHẢN

        PHẢN ÚNG PHÂN CHIA HẠT NHẢN, quá trình hạt nhân nguyên tử loại rất nặng hấp thụ một nơtrôn rồi vỡ thành hai hạt nhân nguyên tử loại trung bình. PƯPCHN giải phóng một năng lượng rất lớn, vd: lkg u235 phân hạch hoàn toàn tỏa ra năng lượng 8,4.1013J tương đương với năng lượng cung cấp bởi 2 triệu kilôgam xăng. Khi một hạt nhân nặng bị vỡ nó giải phóng ra từ 2 đến 3 nơtrôn, các nơtron này lại tiếp tục bắn phá các hạt nhân ở bên cạnh làm cho phân ứng tiếp diễn thành một dây chuyền (cg phản ứng dây chuyền). PƯPCHN được đặc trưng bởi hệ số nhân nơtrôn k (ti số giữa số nơtrôn ở khâu đang xét và số nơtrôn ở khâu liền trước đó của dây chuyển). Nếu k<l phản ứng dây chuyền không thể xảy ra: k=l phân ứng dây chuyền xảy ra với tốc độ không đổi (phản ứng dây chuyền điều khiển được trong các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, tàu ngầm nguyên từ...); k>l tốc độ phân ứng tăng rất nhanh không điều khiển được dẫn tới các vụ nổ (trong bom nguyên tử, đạn dược hạt nhân). PƯPCHN được sử dụng  đầu tiên trong vụ ném bom nguyên tử của Mĩ (1945) xuống hai thành phố Hirôsima và Nagaxaki (Nhật). Những người có công đầu tiên trong việc đặt nền móng lí thuyết và phát hiện ra PƯPCHN là A. Anhxtanh. M. Quyri (phát hiện phóng xạ 1896), Rudơpho (phát hiện phản ứng hạt nhân 1919). Han và Xtratxman (phát hiện sự phân rã hạt nhân 1937), G. Quyri và Sayitxơ (phát hiện phản ứng dây chuyền 1938), Phơlêrôp và Pêtrêac (phát hiện sự phân hạch tự phát của hạt nhân nguyên tử uran). Cg phản ứng phân hạch.

        PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH nh PHẢN ÚNG PHÂN CHIA HẠT NHÂN

        PHẢN ỨNG TỔNG HỢP HẠT NHÂN, sự kết hợp của các hạt nhân nguyên tử nhẹ tạo thành hạt nhân nguyên tử nặng hơn ở nhiệt độ rất cao (khoảng 107oK trở lên), đồng thời giải phóng một năng lượng rất lớn. Nhiệt độ cao tạo ra động năng lớn (trong chuyển động nhiệt) của các hạt mang điện của hạt nhân nhằm khắc phục lực đẩy tĩnh điện rất lớn của chúng. Tuy nhiên điều kiện này chi cần ở thời điểm bắt đầu phản ứng, còn trong suốt quá trình phân ứng, nhiệt độ rất cao tạo bời năng lượng được giải phóng. Năng lượng do PƯTHHN tạo ra gấp 10 lần năng lượng giải phóng từ phản ứtìg phán chia hạt nhân và 20 triệu lần năng lượng cháy của xăng, vd: tổng hợp 4 hạt nhân nguyên tử hiđrô tạo thành 1 hạt nhân nguyên từ hêli thì năng lượng tỏa ra là 26 MeV, tức là cứ tổng hợp được 4g hêli sẽ nhận được 700.103KWh. Trong tự nhiên PƯTHHN xảy ra trên Mặt Trời, các vì sao và là nguồn năng lượng chủ yếu của chúng. Do chưa có biện pháp, hệ thống thiết bị để điều khiển và đảm bảo cách nhiệt trong một thời gian dài với môi trường xung quanh nên hiện nay mới chi thực hiện PƯTHHN dạng không kiểm soát được trong bom khinh khí. Điều khiển chủ động PƯTHHN là một hướng nghiên cứu mũi nhọn của ngành năng lượng hạt nhân hiện nay. Cg phản ứng nhiệt hạch. ,

        PHAO DẪN (CHỈ) ĐƯỜNG nh PHAO HÀNG HẢI

        PHAO HÀNG HẢI. phao tiêu cảnh báo được dùng để dẫn đường hoặc đánh dấu những vị trí nguy hiểm về hàng hải trên các tuyến nội thủy và ở các vùng nước khác nhau. PHH có hình dáng khác nhau, có thể là các phao tiêu lớn, trung bình và nhỏ; phao tiêu có chiếu sáng, không chiếu sáng hoặc có phản xạ ánh sáng; được trang bị các đèn pha. đèn hải đăng, thiết bị phản xạ rađa thụ động, hải đăng vô tuyến, tín hiệu âm thanh. Tùy theo mục đích sử dụng, PHH được sơn màu và đánh số khác nhau. PHH được bố trí ở vùng biển quốc tế và các khu vực biên gần bờ, trong các vịnh, vụng kín và trên các tuyến đường nội thúy. PHH được sử dụng đầu tiên ở Mĩ (1767). Cg phao dẫn (chỉ) đường.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:28:07 pm »


        PHÁO. 1) hòa khí tập thể có nòng cỡ từ 20mm trở lên để diệt sinh lực và phương tiện của đối phương hoặc làm những nhiệm vụ khác (tạo khói, chiếu sáng...); vũ khí đặc thù của binh chủng pháo binh. Tính năng chiến đấu: tầm bắn, uy lực của đạn, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, khả năng cơ động (về hỏa lực và di chuyển pháo)... Theo nơi đặt và mục tiêu bắn, có: P mặt đất, P trên máy bay. P trên xe tăng, P trên tàu (tàu chiến, tàu hỏa), pháo phòng không, pháo chống tăng, P đa năng...; theo kết cấu nòng, có: P rãnh xoắn, P nòng trơn; theo cỡ nòng, có: P cỡ nhỏ (20-75mm), P cỡ trung (76-155mm), P cỡ lớn (>155mm); theo khà năng cơ động, có: P cố định, P xe kéo, P tự hành, P tự di chuyển, P mang vác...; theo kết cấu, có: pháo nòng dài, pháo lựu, P không giật, cối...: theo thao tác bắn. có: P tự động, P bán tự động, P không tự động... P xuất hiện ở châu Âu (tk 13), ở VN (tk 15, X. súng thần cơ), được phát triển mạnh từ đầu tk 20, đặc biệt trong và sau CTTG-II; 2) pháo không nòng, X. pháo phản lực.

        PHÁO BẮN ĐẠN RIA nh PHÁO RIA

        PHÁO BINH, lực lượng tác chiến của QĐ (LLVT) nhiều nước; lực lượng hỏa lực mặt đất chủ yếu của lục quân, thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập. PB thường được tổ chức thành binh chủng thuộc lục quân (xt Binh chủng pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam). Ở VN PB có cả trong ba thứ quân.

        PHÁO BINH CHỦ LỰC, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh trong biên chế của bộ đội chủ lực; lực lượng nòng cốt của pháo binh VN. Gồm pháo binh dự bị của Bộ, pháo binh trong biên chế của quân khu, quân đoàn. Có nhiệm vụ cơ động tác chiến trên địa bàn đảm nhiệm và theo mệnh lệnh của Bộ. Đơn vị PBCL đầu tiên của QĐND VN là 3 trung đội pháo binh thủ đô (Pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh) thành lập 29.6.1946 theo quyết định của BTTM. Đêm 19.12.1946 pháo binh Pháo đài Láng được lệnh nổ súng đầu tiên bắn vào quân Pháp trong thành Hà Nội, mở dầu cuộc KCCP.

        PHÁO BINH CHUYÊN TRÁCH, gọi chung các phân đội pháo binh chuyên bám đánh mục tiêu tác chiến quan trọng trong một thời gian nhất định; hình thức tổ chức lực lượng trong tác chiến độc lập của pháo binh. PBCT thường được trang bị gọn nhẹ (cối 82mm, ĐKZ, hỏa tiễn) và được xây dựng theo hướng tinh nhuệ, đa năng (trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau). PBCT dựa vào nhân dân địa phương để nắm vững tình hình địch và địa hình. Trong KCCM ở miền Nam VN từ 1969 đã tổ chức nhiều phân đội PBCT. Vd: ở xã Bình Đức (Mĩ Tho) 3 đại đội cối 82mm. 120mm. ĐKZ chuyên trách đánh căn cứ Đồng Tâm của Sư đoàn bộ binh 9 Mĩ. Tại Khu 5, Tiểu đoàn pháo binh 99 chuyên trách đánh sân bay Đà Nẵng, PBCT của Tiểu đoàn bộ binh 33 đánh căn cứ Đồng Lâm. Vận dụng kinh nghiệm của PBCT. trong một số trận chiến đấu (chiến dịch) đã phái ra các phân đội cối, ĐKZ chuyên làm một nhiệm vụ như bám đánh các căn cứ hỏa lực nguy hại của đối phương trong một thời gian.

        PHÁO BINH DỰ BỊ, gọi chung các binh đội, binh đoàn pháo binh trong biên chế của BTL pháo binh, do BTTM sử dụng , tư lệnh binh chủng pháo binh trực tiếp quản lí chỉ huy. Thường gồm các trung đoàn, lữ đoàn pháo binh, được trang bị pháo xe kéo cỡ lớn, tầm xa. pháo tự hành, pháo phản lực, tên lửa tầm gần và tầm trung... PBDB thường dùng để tăng cường cho các binh đoàn, liên binh đoàn hoạt động trên hướng chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ tác chiến chủ yếu.

        PHÁO BINH ĐI CÙNG, gọi chung các phân đội pháo binh biên chế hoặc phối thuộc, bố trí và di chuyển theo đội hình chiến đấu của phân đội (binh đội) binh chủng hợp thành để kịp thời tiêu diệt sinh lực, hỏa khí đối phương cản trở phát triển tiến công. PBĐC thường là các khẩu đội, trung đội, đại đội pháo mang vác (cối, ĐKZ, tên lửa chống tăng), đôi khi có cả pháo xe kéo loại nhẹ.

        PHÁO BINH ĐỊA PHƯƠNG, gọi chung các phân đội pháo binh trong biên chế của bộ đội địa phương và dân quản tự vệ. Bao gồm: pháo binh của các tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh huyện, tỉnh (thành phố); các tiểu đoàn (đại đội) pháo binh trực thuộc bộ chỉ huy QS tỉnh (huyện); các khẩu đội. trung đội, đại đội pháo của dân quân tự vệ trong các bản (làng), xã (phường), xí nghiệp, lâm (nông) trường... PBĐP được trang bị gọn nhẹ (các loại cối, ĐKZ và pháo xe kéo 76, 85, 105mm), thông thạo địa hình, hoạt động rộng khắp và có hiệu quả; có thể đứng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tác chiến của pháo binh chủ lực.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:29:41 pm »


        PHÁO BINH LUỒN SÂU, gọi chung các phân đội. binh đội pháo binh bí mật lọt vào chiều sâu đội hình chiến đấu hay hậu phương địch để tập kích hỏa lực các mục tiêu quan trọng; hình thức tổ chức lực lượng trong tác chiến độc lập của pháo binh. PBLS được tổ chức trong pháo binh ba thứ quân với quy mô khẩu đội, trung đội - trong dân quân, du kích; trung đội, đại đội - trong bộ đội địa phương tỉnh, quân khu; đại đội, tiểu đoàn - trong bộ đội chủ lực; có trường hợp tới quy mô trung đoàn (như hai trận tập kích hỏa lực vào sân bay Biên Hoà của Trung đoàn 724 ngày 12.5.1967 và 31.1.1968)... PBLS thường trang bị gọn nhẹ bàng pháo mang vác như súng cối 82mm. ĐKZ hay các loại đạn phản lực phóng ứng dụng. Thủ đoạn tác chiến của PBLS là dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, bí mặt luồn qua chỗ sơ hở của địch để tiếp cận mục tiêu, chuẩn bị chu đáo, tập kích hỏa lực bất ngờ; sau đó rút ngay hay có thể bám trụ lại tại các cơ sở bí mật, chờ thời cơ có lợi sẽ tiếp tục cơ động đánh địch. PBLS có thể tập kích từng mục tiêu, trong từng trận đánh, trên từng khu vực (hướng) với thời gian khác nhau; hoặc đánh đồng loạt vào nhiều mục tiêu, trên nhiều hướng rộng khắp, trong cùng một thời gian (như đợt tập kích hỏa lực có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược trong tổng tiến công mùa Xuân 1968). PBLS đã giúp cho tác chiến độc lập của pháo binh đạt hiệu suất cao, đánh sâu vào các mục tiêu có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược của đối phương. PBLS xuất hiện từ trong KCCP (tập kích tx Bắc Giang 1951) và đã nhanh chóng phát triển trong KCCM.

        PHÁO BINH MẶT ĐẤT nh PHÁO BINH

        PHÁO BINH QUÂN ĐOÀN, gọi chung các phân đội, binh đội pháo binh trong biên chế của quân đoàn, trực tiếp thuộc quyền chỉ huy của tư lệnh quân đoàn. Thường được trang bị pháo tầm xa, pháo phản lực có uy lực lớn và tên lửa chống tăng. Trong tác chiến, được tổ chức thành các cụm PBQĐ, hoặc tăng cường, phối thuộc cho các sư đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới) của quân đoàn hoạt động trên các hướng.

        PHÁO BINH QUÂN KHU, gọi chung các binh đội, binh đoàn pháo binh trong biên chế của quân khu, trực tiếp thuộc quyển chỉ huy của tư lệnh quân khu. Thường được trang bị pháo tầm xa, pháo phản lực có uy lực lớn và tên lửa chống tàng. Trong tác chiến, được tổ chức thành các cụm PBQK, hoặc tăng cường, phối thuộc cho sư đoàn bộ binh, quân đoàn của quân khu hoạt động trên các hướng.

        PHÁO BINH SƯ ĐOÀN, gọi chung các phân đội, binh đội pháo binh trong biên chế của sư đoàn (bộ binh, bố binh cơ giới...), trực tiếp thuộc quyền chỉ huy của sư đoàn trưởng. Thường được trang bị pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo phản lực, cối. ĐKZ. Trong tác chiến. PBSĐ được tổ chức thành cụm PBSĐ, đội dự bị chống tăng, hoặc tăng cường, phối thuộc cho các trung đoàn trên các hướng. Có thể tập kích hỏa lực. bắn chế áp, tiêu diệt mục tiêu được phân công trong tầm bắn thích hợp.

        PHÁO BINH TẠI CHỖ, gọi chung lực lượng pháo binh được tổ chức và bố trí sẵn trên từng khu vực (địa bàn) tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường)... để tác chiến; hỏa lực chủ yếu của chiến tranh nhân dân địa phương, một bộ phận của lực lượng tại chỗ. Gồm: pháo binh của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và pháo binh của bộ đội chủ lực đang hoạt động tác chiến thường xuyên hay phòng ngự tại địa bàn. Đặc điểm PBTC: thông thuộc địa hình, nấm chắc tình hình địch, có cơ sở vững chắc trong nhân dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp, có khả năng đánh địch liên tục, rộng khắp. Kết hợp chặt chẽ giữa PBTC với pháo binh cơ động là một nghệ thuật sử dụng pháo binh trong chiến tranh nhân dân VN.

        PHÁO BINH TIỂU ĐOÀN, gọi chung các phân đội pháo binh trong biên chế của tiêu đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới), trực tiếp thuộc quyền chỉ huy tiểu đoàn trưởng. Trong chiến đấu, trực tiếp chi viện hỏa lực cho bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp; tiêu diệt sinh lực, hỏa khí, xe tăng, xe thiết giáp của địch. PBTĐ được trang bị cối, ĐKZ... nhỏ, dễ mang vác.

        PHÁO BINH TRUNG ĐOÀN, gọi chung các phân đội pháo binh trong biên chế của trung đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới, xe tăng...), trực tiếp thuộc quyền chỉ huy của trung đoàn trưởng. Thường được trang bị các loại cối, ĐKZ và thường bố trí (đi cùng) trong đội hình chiến đấu của trung đoàn. Trong chiến đấu, PBTĐ có thể tăng cường, phối thuộc một phần cho các tiểu đoàn; tổ chức đội cơ động diệt tăng, một phần do trung đoàn trưởng nắm.

        PHÁO BINH VÀNH ĐAI, phân đội pháo binh dân quân du kích, bộ đội địa phương ở các vành đai du kích. Hình thức tổ chức đánh Mĩ sớm nhất của pháo binh VN trong chiến tranh nhân dân địa phương, có nhiệm vụ bắn phá các sân bay, kho tàng, khu nhà ở của quân Mĩ... PBVĐ đã tồn tại, phát triển với quy mô khẩu đội và trung đội là chính; liên tục chiến đấu trong nhiều năm, gây cho đối phương nhiều thiệt hại, điển hình là pháo binh xã Bình Đức, h. Châu Thành, tp Mĩ Tho, t. Tiền Giang. Các chiến sĩ PBVĐ sống phân tán, cùng lao động sản xuất với nhân dân tại vành đai; pháo, đạn thường cất giấu kín, khi chiến đấu mới lấy ra sử dụng. PBVĐ ra đời từ 1965 trong các “vành đai diệt MT’ như Hoà Vang. Chu Lai ở đồng bằng Khu 5; An Khê. Plây Cu ở Tây Nguyên; Củ Chi, Lái Thiêu, Bến Cát ở miền Đông Nam Bộ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:33:04 pm »


        PHÁO BỜ BIỂN, pháo của hải quân được bố trí trên bờ biển (hải đảo) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển, chi viện tàu thuyền và LLVT ta hoạt động ở các khu vực gần bờ biển (hải đảo). Trong trang bị của đa số các nước, có: PBB cỡ lớn (180mm và lớn hơn), PBB cỡ trung (100-155mm) và PBB cỡ nhỏ (dưới lOOmm). Theo kiểu thiết bị pháo, có: PBB cố định (có tháp hoặc không có tháp pháo) và PBB cơ động (bằng đường ray hoặc xe kéo cơ giới). Hỏa lực PBB được bảo đảm nhờ sử dụng các khí tài chỉ huy khác nhau, trạm rađa, máy đo xa... Ở VN, sử dụng một số loại pháo mặt đất của lục quân làm nhiệm vụ phòng ngự bờ biển (hải đảo).


Pháo bờ biển 130mm (Nga)

        PHÁO CANÔNG nh PHÁO NÒNG DÀI

        PHÁO CAO XẠ nh PHÁO PHÒNG KHÔNG

        PHÁO CĂN CỨ, gọi chung các khẩu đội (đại đội, tiểu đoàn, cụm pháo) được bố trí thành trận địa hỏa lực trong các căn cứ QS (căn cứ hỏa lực, căn cứ hành quân...) để thực hiện nhiệm vụ hỏa lực. Trong chiến tranh xâm lược VN, PCC được tổ chức phổ biến trong QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn. Vd: căn cứ 241 (Quảng Trị) diện tích gần lkm2, bố trí tới 30 khẩu pháo cỡ 105-175mm; căn cứ Bình Đức (t. Mĩ Tho, nay là t. Tiền Giang) diện tích gần 6km2, bố trí tới 60 khẩu pháo (cối) các loại...

        PHÁO CHỐNG TẢNG, gọi chung các loại pháo mặt đất chủ yếu dùng để diệt xe tăng và các mục tiêu bọc giáp khác. Gồm pháo nòng dài chống tăng (xe kéo hoặc tự hành), pháo không giật. Có cỡ nòng 57-120mm, tầm bắn thẳng 200- 1.500m; khả nàng xuyên thép 100-300mm; sử dụng đạn xuyên, đạn lõm hoặc đạn mảnh - phá. PCT thường bắn ngắm trực tiếp từ trận địa lộ; khi cần một số loại pháo có thể bấn ngắm gián tiếp sát thương sinh lực, hỏa khí và các công trình QS loại nhẹ của địch. Đặc điểm cơ bản của PCT: tính cơ động cao, tốc độ bắn nhanh, đường đạn căng và đạn có sức xuyên lớn. Được sử dụng rộng rãi từ CTTG-II. Các loại PCT đã dùng phổ biến ở VN: 76mm ZiS-3 và 85mm Đ44 (LX); ĐKZ: 75mm K56-2 và 82mm K-65 (TQ); ĐKZ 82mm B-10 (LX).

        PHÁO CỐI nh CỐI

        PHÁO ĐÀI, 1) công trình phòng thủ lâu bền chuyên đặt pháo để chiến đấu phòng thủ. Được xây dựng ở góc thành luỹ hoặc riêng biệt ở những vị trí quan trọng gần cửa sông, cửa biển, những khu yếu địa trên biên giới quốc gia; 2) trận địa pháo xây dựng vững chắc, như các PĐ Láng, PĐ Xuân Tảo ở Hà Nội (do QĐ Pháp xây dựng trong CTTG-II), PĐ Xuân Canh ở Hà Nội (do QĐND VN xây dựng 1946).

        PHÁO ĐÀI BAY nh B-52 XTRATƠPHOTRI

        PHÁO ĐÀI BREXT, pháo đài ở tp Brext (Bêlarut). Xây dựng 1833-38, đến trước CTTG-I mới hoàn chỉnh. Trong CTTG-II, từ 22.6 đến 20.7.1941 các chiến sĩ Xô viết bảo vệ pháo đài đã anh dũng chiến đấu trong vòng vây, chống lại quân Đức có ưu thế vượt trội về lực lượng, có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ. Phần lớn những người phòng thủ ở đây đã hi sinh. 8.5.1965, PĐB được nhà nước LX tặng danh hiệu pháo đài Ah. Tại đây, 1971 xây dựng tổ hợp tượng đài “Pháo đài anh hùng”.

        PHÁO ĐÀI LÁNG, trận địa pháo do Pháp xây dựng 1941 trên một khu đất giữa hai thôn Láng Thượng và Láng Trung, nay thuộc q. Đông Đa, tp Hà Nội. Tại đây có 4 khẩu pháo cao xạ 75mm được đặt trên bệ bê tông, bố trí ở bốn góc, giữa là SCH và các hào chiến đấu. Sau Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945, quân Nhật chiếm PĐL. Từ 6.1946, PĐL trở thành trận địa pháo của Trung đội pháo binh Thủ Đô. 20 giờ 3ph ngày 19.12.1946, từ PĐL Trung đội pháo binh Thủ Đô đã bắn những loạt đạn đầu tiên vào vị trí đóng quân của Pháp, mở đầu cuộc KCCP ở Hà Nội. 21.12.1946 bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp (chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi sau ngày toàn quốc kháng chiến). PĐL là di tích lịch sử đã được xếp hạng (1986).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:35:20 pm »


        PHÁO ĐIỆN TỪ. pháo siêu tốc sử dụng năng lượng trường điện từ để đẩy đạn đi. Hai dạng PĐT đang được nghiên cứu nhiều nhất là pháo từ ray và pháo từ cảm. Pháo từ ray gồm hai thanh ray song song và một viên đạn đặt giữa chúng. Một dòng điện mạnh đi qua thanh ray thứ nhất, qua viên đạn, qua thanh ray thứ hai, tạo ra từ trường, tác động với lực Lorentz trên đoạn mạch chạy trong vỏ đạn, tăng tốc cho đạn (có thể đạt 10km/s hoặc hơn). Pháo từ cảm gồm những vòng dây, được cung cấp một dòng điện liên tục, đầu đạn có một cuộn cảm cuốn quanh để tạo từ trường. Kết quả là lực Lorentz được sinh ra nhờ từ trường biến thiên sẽ tăng tốc cho đầu đạn... PĐT được nghiên cứu trong chương trình vũ khí vũ trụ và vũ khí mặt đất.


1. lớp plasma; 2. đường dẫn; 3. lớp cách điện

        PHÁO ĐỘI KÍNH, khí tài  quang học gồm hai ống kính nhìn ngầm liên kết với nhau bằng khớp bản lề, các cơ cấu đo góc, đặt trên bệ đỡ và giá ba chân dùng để quan sát chiến trường, trinh sát mục tiêu, phục vụ bắn, đo góc và cự li. Góc giữa hai ống kính điều chỉnh  được từ 0 đến 180° theo yêu cầu thay đổi cảm giác nổi (lập thể) hay độ nhìn ngầm. Độ phóng đại 8-16 lần (khi lắp thêm ống kính phóng đại đến 20 lần), thị giới 4,5-7°. Phạm vi đo góc hướng 360° (6.000 li giác), góc tà từ -300 đến +1.000 li giác, độ phân biệt thường đến 1 li giác, độ chính xác đo góc 1,8’. PĐK xuất hiện từ tk 19. Sau CTTG-I được sử dụng rộng rãi và trở thành một trong những khí tài quang học chủ yếu của pháo binh.



        PHÁO HẠM nh TÀU PHÁO

        PHÁO HẠM TÀU, pháo trang bị trên tàu chiến dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển, đất liền và trên không. PHT có lá chắn hoặc không có lá chắn, khối quay lắp đặt cố định trên boong tàu; cỡ lớn thông thường có một nòng, cỡ trung bình có từ một đến hai nòng, cỡ nhỏ có nhiều nòng. PHT được chia ra: pháo chủ lực, pháo phòng không và pháo đa năng. Tiền thân của PHT là pháo thuyền có từ tk 14. Đến tk 15, tàu chiến ra đời, số lượng pháo trên tàu được tăng lên, điển hình là tàu “Chúa Biển” của hải quân Anh (năm 1637) có tới 132 khẩu pháo các cỡ. Đến nay PHT không ngừng được hiện đại hóa các phương tiện trinh sát xác định mục tiêu, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động... và dùng đầu đạn lắp ngòi nổ không tiếp xúc để nâng cao hiệu quả sử dụng. PHT là một trong những thành phần hỏa khí chủ yếu của hải quân VN. Cg pháo trên tàu.

        PHÁO HÀNG KHÔNG, pháo được lắp đặt trên máy bay, có hệ thống điều khiển hỏa lực, nạp đạn và ngắm bắn tự động hóa cao, chủ yếu dùng để diệt khí cụ bay ở cự li gần và mục tiêu mặt đất (nước). PHK có một hoặc nhiều nòng, thường có cỡ nòng 20-45mm, cũng có thể dùng pháo cỡ 105mm (tùy theo loại máy bay), tốc độ bắn chiến đấu đến 300 phát/ph hoặc hơn, sơ tốc 500-1.100 m/s, tầm bắn hiệu quà 2.000m. Hiện nay PHK được trang bị cho hầu hết các loại máy bay chiến đấu. trực thăng vũ trang và không ngừng được hiện đại hóa nhờ kĩ thuật bắt mục tiêu, ngắm bắn tự động bằng hồng ngoại, lade..., cho phép tác chiến hiệu quả cả ban đêm.

        PHÁO HỎA TIỄN nh PHÁO PHẢN LỰC

        PHÁO HỎA TIỄN H-12 nh H-12
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:37:27 pm »


        PHÁO KHÔNG GIẬT, pháo có kết cấu cho phép khi bắn một phần khí thuốc phóng phụt về phía sau qua loa phụt ở đáy nòng để tạo ra phản lực cân bằng với lực giật lùi (triệt tiêu sự giật). PKG có cỡ 57-120mm, nòng trơn hoặc có rãnh, tầm bắn hiệu quả tới 1.500m, tầm bắn thẳng 400-800m, khối lượng 50-310kg, tốc độ bắn 5-6 phát/ph, bắn đạn lõm (độ xuyên giáp tới 400mm) và đạn mảnh-phá, chủ yếu để diệt mục tiêu bọc giáp, sinh lực và hỏa điểm. Được dùng rộng rãi từ CTTG-II, được sản xuất ở VN từ 1949 (x. SKZ) tạo điều kiện phát triển chiến thuật công kiên trong KCCP. Cg ĐKZ.



        PHÁO NÒNG DÀI, pháo có chiều dài nòng gấp 40-80 lần cỡ nòng. PND có đường đạn căng, tầm bắn xa, dùng diệt mục tiêu mặt đất (nước), trên không. PND hiện đại có cỡ 20-2l0mm. khối lượng đạn 0,l-130kg, tầm bắn thẳng (vào mục tiêu xe tăng) đến 2.000m, bắn các loại đạn mảnh, phá, xuyên, lõm. cháy, khói, chiếu sáng... Tính năng chính của PND xe kéo: 

        PHÁO LỆNH X. SÚNG (PHÁO) LỆNH

        PHÁO LỰU, pháo có chiều dài nòng gấp 15-40 lần cỡ. PL có đường đạn cong, dùng diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước (kể cả mục tiêu bị che khuất hay trong công sự). Có: PL xe kéo, PL tự hành, PL tự chuyển. PL hiện đại có cỡ 105-203mm, có thể bắn dưới góc bắn lớn (tới 70°) và góc hướng tròn (360°), tốc độ bắn lớn nhất 10 phát/ph, bắn các loại đạn phá, mảnh, cháy,... có liều phóng thay đổi được (có loại bắn được đạn hạt nhân), tầm bắn ll-24km. PL đầu tiên xuất hiện vào tk 15 (ở châu Âu). LLVT VN được trang bị phổ biến PL 122mm M30, Đ30 (LX), 105mm M101 (thu dược của đối phương). Loại pháo kết hợp các tính chất của PL và pháo nòng dài, trong đó tính chất của PL trội hơn gọi là pháo lựu - nòng dài hay pháo lựu - canông (thường cỡ 90-152mm, nòng dài 25-40 lần cỡ, tầm bắn đến 20km). Cg pháo nòng ngắn.

        PHÁO MANG VÁC, pháo mặt đất có kết cấu gọn nhẹ, có thể tháo rời, cơ động bằng sức người (mang vác), tác chiến trên mọi địa hình, hiệu suất chiến đấu cao, hỏa lực bất ngờ. PMV gồm: sơn pháo, cối, ĐKZ, pháo phản lực... Trong KCCP, pháo binh VN chủ yếu trang bị và sử dụng PMV. Từ 1954 số lượng pháo xe kéo tăng nhanh, nhưng PMV vẫn chiếm tỉ trọng lớn (54% tổng số pháo đến cuối 1958). Trong KCCM, từ 1960 đến 1971 chủ yếu sử dụng PMV, 1971-75 do yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng và điều kiện chiến trường cho phép, thường sử dụng pháo xe kéo, nhưng PMV vẫn được coi trọng. PMV chủ yếu trang bị cho các sư đoàn bộ binh, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

        PHÁO MẶT ĐẤT. gọi chung pháo của lục quân bố trí trên mặt đất dùng để sát thương (phá hủy) các mục tiêu mặt đất. PMĐ có: phản lực, có nòng, rãnh xoắn, nòng trơn, xe kéo, tự hành; pháo nòng dài, pháo lựu, pháo (tên lửa) chống tăng, ĐKZ, cối...

        PHÁO NÒNG DÀI, pháo có chiều dài nòng gấp 40-80 lần cỡ nòng. PND có đường đạn căng, tầm bắn xa, dùng diệt mục tiêu mặt đất (nước), trên không. PND hiện đại có cỡ 20-2l0mm. khối lượng đạn 0,l-130kg, tầm bắn thẳng (vào mục tiêu xe tăng) đến 2.000m, bắn các loại đạn mảnh, phá, xuyên, lõm. cháy, khói, chiếu sáng... Tính năng chính của PND xe kéo:



Trong chiến tranh VN. Mĩ đã dùng PND tự hành hiện đại “Vua chiến trường ”. LLVT VN được trang bị phổ biến các PND: 76mm ZiS-3, 85mm Đ44, 122mm Đ74, 130mm M46. 57mm cao xạ C60... Loại pháo kết hợp các tính chất của PND và pháo lựu, trong đó tính chất của PND trội hơn gọi là PND- lựu hay pháo canông - lựu (thường cỡ 152-155mm, tầm bắn 17-25km). Cg pháo canông.

        PHÁO NÒNG NGẮN X. PHÁO LỰU
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:39:27 pm »

     
        PHÁO PHẢN LỰC, hỏa khí dùng để phóng đạn phản lực. Bộ phận chính là thiết bị phóng (giá, ống, bệ, giàn phóng...) để dẫn hướng cho đạn; trên đó có một hoặc nhiều ống (thanh) phóng. Có: PPL mặt đất (xe kéo, tự hành, mang vác...), PPL hàng không (trên máy bay. máy bay trực thăng), PPL trên tàu chiến. PPL kết cấu đơn gián, thường có nhiều nòng, nhiều cỡ, có thể phóng một hoặc nhiều quả đạn trong khoảng thời gian ngắn, tốc độ bắn nhanh, mật độ hỏa lực cao, uy lực sát thương lớn; thường dùng tiêu diệt mục tiêu diện, phá bãi mìn... nhưng độ tản mát lớn. Xuất hiện lần đầu vào những năm 30 tk 20. hiện có trong trang bị QĐ nhiều nước. Ở VN, PPL được sử dụng lán đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phù (13.3-7.5.1954) với loại H-6 (6 nòng). Trong KCCM, PPL mang vác (ĐKB, A-12, H-12...) được dùng rộng rãi và đạt hiệu quả chiến đấu cao. Cg pháo hỏa tiễn.


Pháo phản lực 128mm. M-77, Nam Tư

        PHÁO PHẢN LỰC BẮN LOẠT, pháo phán lực nhiều nòng, được cấu tạo thành giàn dùng để phóng liên tiếp nhiều quả đạn phản lực trong khoảng thời gian ngắn (thường tính theo giây). Gồm: giàn phóng (nhiều ống hoặc thanh trượt nối ghép thành giàn phóng, cơ cấu tầm, cơ cấu hướng...), đạn phản lực và các trang thiết bị khác. Giàn phóng lắp đặt trên xe tự hành, xe kéo gọi là xe chiến đấu pháo phản lực; lắp đặt trên tàu chiến - giàn phóng bom phản lực; láp đặt trên máy bay (máy bay trực thăng) thiết bị phóng. PPLBL hiện có cỡ 70-375mm. tầm bắn đến 45km hoặc hơn, có 2-50 ống phóng (thanh trượt); thường dùng đạn phá, mảnh, mảnh-phá, lõm. cháy, khói... đế diệt các mục tiêu diện. Xuất hiện đầu tiên 1941 ở LX (Cachiusa), hiện có trong trang bị QĐ nhiều nước. Các loại PPLBL đã được trang bị và sử dụng ở VN: H-6, H 12, BM-13, BM-14, BM-21...



        PHÁO PHÒNG KHÔNG, pháo nòng dài có rãnh xoắn, chủ yếu sử dụng đoạn căng của đường đạn để bắn mục tiêu trên không, cũng có thể dùng bắn mục tiêu mặt đất (nước). PPK có góc bắn phương vị 360°, góc tà đến 90°, tốc độ bắn nhanh, bắn đạn mảnh, mảnh - phá, lắp ngòi nổ (chạm nổ, hẹn giờ, không tiếp xúc) hay đạn xuyên - cháy. PPK chia ra: theo cỡ nòng (nhỏ 20-60mm, trung 60-100mm. lớn hơn l00mm); theo nơi đặt (mặt đất: xe kéo, tự hành.... và trên tàu chiến); theo số nòng (1, 2, 4, 6 và 7 nòng); theo đặc điểm kết cấu (tự động, bán tự động). PPK hiện đại chủ yếu là loại tự hành, cỡ nhỏ, tự động, có 2-6 nòng, tốc độ bắn tới 1.000 phát/ph mỗi nòng, được trang bị máy tính, rađa, khí tài nhìn đêm, lade, hồng ngoại... để đối phó với mục tiêu bay đêm. bay thấp, tàng hình, sử dụng nhiễu vô tuyến điện tử... PPK xuất hiện đầu tiên ở Đức. Pháp, Italia đầu CTTG-I, ở Nga (từ 1915); được dùng rộng rãi trong CTTG-II. Từ những năm 50 tk 20 vai trò của PPK cỡ lớn và trung giảm đi do xuất hiện các tổ hợp tên lửa  phòng không. Các PPK cỡ 37mm, 57mm C60, l00mm KC-19 (LX) được dùng phổ biến trong chiến tranh VN. Cg pháo cao xạ (tương ứng có: tiểu cao - cỡ nhỏ, trung cao - cỡ trung, đại cao - cỡ lớn (xt tổ hợp pháo phòng không).



        PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ HÀNH, pháo phòng không cỡ nhỏ 20-57mm có 2-7 nòng; lắp trên xe tăng, xe xích, xe bọc thép,... tốc độ bắn nhanh, dùng chủ yếu diệt khí cụ bay ở độ cao thấp và mục tiêu mặt đất (mặt nước), thường đi kèm với xe tăng, bộ binh trong chiến đấu binh chủng hợp thành... PPKTH điển hình: VDAA, M3VDA cỡ 20mm, 2 nòng (Pháp); M52/59 cỡ 30mm, 2 nòng (Tiệp Khắc); BOV-3 cỡ 20mm, 3 nòng và BOV-30 cỡ 30mm, 2 nòng (Nam Tư); ZSU- 57-2 cỡ 57mm, 2 nòng và ZSU-23-4 cỡ 23mm, 4 nòng (LX)... Ngày nay, nhiều nước trang bị máy tính, máy đo xa lade, thiết bị nhìn đêm... cho PPKTH để tãng khả năng chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:41:49 pm »


        PHÁO RIA (cổ), pháo bắn đạn gồm nhiều mảnh kim loại nhỏ, điểm hỏa bằng tay, do người Arập sử dụng đầu tiên từ tk 12, 13. Cấu tạo gồm: một nòng kim loại ngắn có đáy, phần đuôi nòng nối với thanh gỗ dài, toàn bộ pháo tì trên một giá đỡ. Các thao tác bắn như sau: từ miệng nòng nhồi thuốc đẩy và nạp các viên sắt thép nhỏ (hoặc đạn ria), điểm hỏa bằng một thanh (thỏi) thép đã được nung đỏ hoặc dây đốt (cháy) do người chiến binh thực hiện. Mỗi lần bắn phải nhồi thuốc và nạp đạn 5-6ph, vật nhồi của đạn toả rộng 30m, văng xa 60m với sức sát thương lớn. PR tồn tại qua nhiều thế kỉ. Trong KCCP, nhân dân Nam Bộ đã sử dụng PR trong trận chống càn tại An Phú Đổng (1946). Cg pháo bắn đạn ria.



        PHÁO SÁNG, gọi chung bom, đạn chuyên dùng để chiếu sáng địa hình khu vực mục tiêu về ban đêm. PS thường gồm: Ống kim loại chứa chất phát sáng, ngòi cháy hẹn giờ, dù để rơi từ từ (tốc độ 2-8m/s). Có: bom chiếu sáng, đạn chiếu sáng, đạn tín hiệu. Bom chiếu sáng được thả từ khí cụ bay, có độ sáng lớn, phạm vi chiếu sáng rộng, thời gian chiếu sáng 5- 7ph. Đạn chiếu sáng được bắn từ pháo (có nòng, phản lực, cối) hoặc súng phóng lựu, phạm vi chiếu sáng hẹp (vd: đạn 122mm chiếu sáng khu vực đường kính l.000m), thời gian chiếu sáng 40-120S. Đạn tín hiệu được bắn từ súng tín hiệu vừa làm tín hiệu, vừa để chiếu sáng trong thời gian khoảng vài giây.

        PHÁO SIÊU TỐC, pháo có sơ tốc đạn lớn hơn rất nhiều so với pháo thường, nhờ sử dụng năng lượng trường điện từ hoặc kết hợp một số dạng nàng lượng như: điện, nhiệt, hóa,... Các loại PST đang được nghiên cứu gồm: pháo diện từ, pháo điện -  nhiệt, pháo điện - nhiệt - hóa,... hoặc kết hợp các loại trên. PST dự định sử dụng trên mặt đất để phòng không, chống tăng, chống tàu, chống tên lửa,... hoặc trong vũ trụ (khi hoạt động trong chân không có thể đạt sơ tốc hơn 10km/s và tầm bắn hơn 1.000km). PST được nghiên cứu từ đầu tk 20, nhưng tới thập kỉ 80 mới đạt được những tiến bộ đáng kể, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.

        PHÁO THỦ, chiến sĩ trong biên chế của khẩu đội pháo, súng cối hoặc kíp xe tăng (thiết giáp), cùng tập thể khẩu đội, kíp xe sử dụng khẩu pháo, súng cối bắn vào mục tiêu để thực hiện nhiệm vụ hỏa lực. Thường được quy định theo số. Chức trách và nhiệm vụ của PT được xác định tùy thuộc vào loại pháo (súng cối). PT hành động dưới quyền chỉ huy của khẩu đội trưởng, trường xe tăng (thiết giáp).

        PHÁO THUỐC PHÓNG LỎNG, pháo có nòng dùng thuốc phóng lỏng để đẩy đạn đi. PTPL có nhiều ưu việt: nâng cao tốc độ bắn và tuổi thọ nòng pháo, tăng sơ tốc đạn từ 10% trở lên (năm 1990 hãng Generơn Electric Mĩ đã thử nghiệm đạt sơ tốc đạn 3.100m/s với PTPL cỡ 30mm), giảm khối lượng pháo, tiết kiệm và hạ giá thành liều phóng (tới 80%), giảm thể tích chứa đạn trong xe chiến đấu, có khả năng thay đổi lượng thuốc phóng để đạt những tầm bắn khác nhau, ít bị nổ cháy hơn thuốc phóng rắn khi bị đối phương bắn trúng, giảm ánh lửa miệng nòng... Nhược điểm chính: cơ chế nạp đạn, thuốc phóng và phát hỏa phức tạp. PTPL được nghiên cứu đầu tiên ở Mĩ từ những năm 40, sau đó ở Anh, CHLB Đức, Pháp,... nhưng tới những năm 70-80 tk 20 mới có kết quả khá quan. Đã thử nghiệm với các pháo cỡ 20-203mm. Đang ở giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu, tập trung vào PTPL tự hành 155mm và pháo xe tăng 120mm. Có thể đưa vào trang bị trong thời gian tới.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:44:58 pm »


        PHÁO TỰ DI CHUYỂN, pháo mặt đất có lắp động cơ và các cơ cấu bảo đảm cho pháo tự di chuyển trong chiến đấu ở khoảng cách ngắn: 3-4km, tốc độ 5-10 km/h (không cần xe kéo và sức người). Thiết bị di chuyển pháo gồm: động cơ có cơ cấu truyền lực và cơ cấu lái. Khả năng tự di chuyển cho phép pháo luôn nằm trong đội hình chiến đấu của bộ binh và tiêu diệt sinh lực, hỏa khí, xe tăng, xe bọc thép,... bằng bắn ngắm trực tiếp. PTDC xuất hiện sau CTTG-II, trong đó có pháo nòng dài 85-CĐ44; 57-CĐ57 (Nga); pháo nòng dài 90mm (CHLB Đức); pháo 155mm (Thụy Điển)...



        PHÁO TỰ ĐỘNG, pháo có quá trình nạp đạn và thực hiện các phát bắn tiếp theo nhờ năng lượng khí thuốc hoặc năng lượng khác (điện...), không cần thao tác của con người. PTĐ có tốc độ bắn lớn, chủ yếu sử dụng để sát thương các mục tiêu có tính cơ động cao trên mặt đất, mặt nước và trên không.

        PHÁO TỰ HÀNH, pháo có giá lắp trên khung bệ xe (thường là xe xích) để tự cơ động. PTH được phân loại: theo loại pháo (lựu, nòng dài,...); theo khối lượng (nhẹ <20t, trung <40t, nặng >40t); theo mức độ bọc giáp (toàn phần một phần, không bọc). PTH có khả năng bảo vệ và cơ động cao hơn pháo xe kéo, thường dùng đi kèm với xe tăng và bộ binh, để chống xe tăng và yểm trợ hỏa lực. Tính năng một số PTH hiện đại ghi trong bảng. PTH xuất hiện trong CTTG-I, được dùng rộng rãi trong CTTG-II (vd: SU-76M. SU-85, SU-100, ISU 122, ISU-152 (LX), Phecđinan 88mm (Đức)...). PTH hiện là thành phần chủ yếu của pháo binh QĐ các nước phát triển.



        PHÁO TỰ HÀNH 2S3, pháo lựu nòng dài tự hành 152mm do LX chế tạo. Khối lượng chiến đấu 27,5t. Kíp xe 4 người. Xe dài 7,8m (cả pháo ở thế hành quân 8,4m), rộng 3,25m, cao 2,8m, khoảng cách tâm hai dải xích 2,75m, khoảng sáng gầm xe 0,45m. Áp suất trên nền 0,6 kG/cm2. Trang bị: pháo cỡ 152,4mm, tầm bắn 17,3km, cơ số đạn 20 viên, khối lượng đầu đạn 43,56kg, tốc độ bắn khoảng 2 phát/ph; súng máy phòng không 7,62mm. Động cơ điêzen 4 kì V-59, công suất 382,5kw (520cv). Tốc độ hành quân lớn nhất 60km/h, hành trình dự trữ 500km. Khả năng leo dốc 30°, đi nghiêng 25°, vượt vách đứng 0,7m, vượt hào rộng 2,5m, lội nước sâu lm. PTH2S3 (mẫu cải tiến 2S3M) có trong trang bị QĐ nhiều nước, trong đó có QĐND VN.



        PHÁO XE KÉO, pháo mặt đất, di chuyển bằng xe cơ giới (bánh xích, bánh hơi) hoặc xe chuyên dụng. PXK có khả năng cơ động cao, tầm bắn lớn, hỏa lực mạnh, thường được trang bị cho các đơn vị pháo binh chủ lực. Có trong trang bị của pháo binh VN từ 1952, đến cuối 1958 chiếm 46% tổng số pháo trang bị. Trung đoàn PXK đầu tiên của QĐND VN là Trung đoàn pháo binh 45, thành lập 4.1953 (nay là Đoàn pháo binh Tất Thắng). Trong KCCM, thời kì đầu do điều kiện địa hình, PXK ít được sử dụng. Sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971) do yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng, PXK được huy động sử dụng với số lượng lớn (nhất là giai đoạn cuối KCCM).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM