Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:46:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6320 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:10:44 pm »


        PHẠM NGỌC HƯNG (s. 1918), phó tư lệnh Quân khu 9 (1976). Quẻ xã Quới An, h. Vũng Liêm, t. Vĩnh Long; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tỉnh đội trường Vĩnh Long. 1957-60 tham mưu phó Sư đoàn 338, sư đoàn phó Sư đoàn 330. Năm 1961 tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn. 1963 lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 338. Năm 1964 phó tư lệnh Quân khu 9. Tháng 7.1969 tham mưu phó, kiêm trưởng phòng dân quân Bộ tham mưu ỌGPMN. 9.1971 phó tư lệnh, rồi tư lệnh Quân khu 9. Tháng 5.1976 phó tư lệnh Quân khu 9 (khi sáp nhập Quân khu 8 và Quân khu 9). Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công hạng nhất...



        PHẠM NGỌC MẬU (Phạm Ngọc Quyết; 1919-93), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1961-88). Quê xã Thượng Hién, h. Kiến Xương, t. Thái Bình: tham gia CM 1938, nhập ngũ 1945, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1939). Tháng 9.1940 bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù khổ sai, đày đi Sơn La. 3.1945 vượt ngục, hoạt động ở Sơn Tây, được chỉ định vào ban cán sự tỉnh. 8.1945 tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Sơn Tây; phó chủ tịch kiêm ủy viên QS tỉnh Sơn Tây; khu phó Khu 2. Tháng 12.1946-49 chính ủy: Khu 1, Trung đoàn 121, Trung đoàn 246 bảo vệ căn cứ địa trung ương. 5.1951-53 phó chính ủy rồi chính ủy Đại đoàn 351. Tháng 7.1954 chính ủy, bí thư đảng ủy Đại đoàn 305. Năm 1955 chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy rồi chính ủy BTL pháo binh. 4.1956-57 cục trưởng: Cục cán bộ BTTM, Cục điều động - đề bạt Tổng cục cán bộ. 1959 cục trưởng Cục tổ chức TCCT. 1961-88 phó chủ nhiệm TCCT. Đại biểu Quốc hội khóa III, V. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba), Chiến thắng hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất...



        PHẠM NGŨ LÃO (1255-1320), danh tướng thời Trần. Quê làng Phù Ủng (nay thuộc xã Phù Ủng, h. Ân Thi. t. Hưng Yên), xuất thân nông dân, có chí lớn. tài văn võ. Được Trần Quốc Tuấn tiến cử và được vua Trần Thánh Tông tin dùng, cho quản quân cấm vệ. Là người chỉ huy quân có kỉ luật, đồng cam cộng khổ với quân sĩ, đánh đâu thắng đó, lập công lớn trong trận Chương Dương (6.1285). Năm 1288 tiêu diệt cánh quân Thoát Hoan rút chạy ở ải Nội Bàng trong cuộc kháng chiến chống Nguvén - Mông lần III (1287-88). Năm 1294-1318 chỉ huy quân Trần ba lần đánh bại quân Ai Lao và một lần đánh bại quân Chiêm Thành vào quấy phá Đại Việt. 1302 PNL dẹp yên loạn nghịch thần Biếm. Được vua Trần phong: thân vệ đại tướng quân, điện súy thượng tướng quân, tước Nội Hầu. Khi PNL mất, vua nghỉ chầu 5 ngày. Hiện có đền thờ (gọi là Đền Phù) tại quê.

        PHẠM NHÂN CHIẾN TRANH, tội phạm chiến tranh đã bị tòa án QS (trong nước hoặc quốc tế) kết án (có mặt hoặc vắng mặt). Điều ước quốc tế do đại diện chính phủ các nước LX, Mĩ. Anh. Pháp thỏa thuận tại Luân Đôn (8.8.1945) quy định: PNCT nếu còn trốn chạy, phải bị phát hiện, bắt giữ và trừng trị đích đáng, không áp dụng thời hiệu.

        PHẠM SƯ ÔN (Thiên Nhiên; 7-1390), nhà sư. thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Trần. 1389 nhà Trần đến giai đoạn suy tàn, PSÔ tập hợp nông dân nghèo nổi dậy ở Quốc Oai (Hà Tây) chống lại triều đình và địa chủ. Lấy Nguyễn Tông Mại và Nguyễn Khả Hành làm hành khiển, lập ba đạo quân: Thần Kì, Dũng Đấu và Vô Hạn, đánh chiếm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày, khiến triều đình hoảng sợ, phải điều tướng Hoàng Phụng Thế đem quân Tả Thánh Dực đến
mới đánh bại được nghĩa quân. Bị bắt và bị giết cùng Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Khả Hành.

        PHẠM THANH NGÂN (s. 1939), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1998-2001), Ah LLVTND (1969). Quê xã Lương Phú, h. Phú Bình, t. Thái Nguyên; nhập ngũ 1959, thượng tướng (1999); đv ĐCS VN (1963). Trong KCCM, 1959-70 trưởng thành từ chiến sĩ đến phi đội trưởng máy bay chiến đấu MiG-21, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chúng phòng không - không quân. 1971 học viên Học viện không quân (LX). 1977 sư đoàn phó Sư đoàn 371, Quân chủng không quân. 1978 học viên Trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 1979 sư đoàn trường Sư đoàn 371. Quân chủng không quân. 1982 học viên Học viện QS BTTM (LX). 1983 phó tham mưu trường Quân chùng không quân. 1987 phó tư lệnh về chính trị kiêm chủ nhiệm chính trị Quân chủng không quân. 4.1989 tư lệnh Quân chủng không quân. 5.1996 phó chủ nhiệm TCCT. 1998-2001 chủ nhiệm TCCT, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VII-VIII. 12.1997 ủy viên BCT khóa VIII. Đại biểu Quốc hội khóa IX. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng nhì, 2 hạng ba), Kháng chiến hạng nhì.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:25:32 pm »

   
        PHẠM THANH TÂM (s. 1952), Ah LLVTND (1973). Qué xã Nghi Tân, h. Nghi Lộc, t. Nghệ An; nhập ngũ 1968, trung tá (1991); đv ĐCS VN (1971); khi tuyên dương Ah là thượng sĩ  trung đội phó đặc công thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 305, Đoàn 35, BTL đặc công. 1971-72 chiến đấu ở mặt trận Trị Thiên,  hơn 20 lần đột nhập vào căn cứ Ái Tử, bắc Quảng Trị (nơi địch canh phòng nghiêm ngặt), phá hủy 18 kho vũ khí, 3 máy bay, đốt cháy 15 bể xăng (chứa 1,5 triệu lít xăng dầu), diệt nhiều địch; chỉ huy  tổ đặc công phá hủy 20 kho vũ khí và nhiều phương tiện chiến tranh. Trận 22.6.1971 bị thương vẫn dẫn đầu tổ chiến đấu phá hủy 20 kho, 7 xe QS, diệt 50 địch (PTT phá hủy 10 kho). Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba).



        PHẠM THỊ NGƯ (s. 1912), Ah LLVTND (1978). Quê xã Hàm Hiệp, h. Hàm Thuận Bắc, t. Bình Thuận: khi tuyên dương Ah là du kích xã Hàm Hiệp. Là cơ sở CM trong hai cuộc KCCP và KCCM; PTN vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến, giúp đỡ bộ đội, nuôi giấu cán bộ trong hai hầm bí mật của gia đình. 1960-75, PTN và nhân dân trong ấp chiến lược liên tục tiếp tế hàng chục tấn gạo cho bộ đội và du kích. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), dẫn đường cho bộ đội, tiếp tế và phục vụ thương binh. PTN có 7 con là liệt sĩ. 1994 được phong Bà mẹ VN Ah. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Chiến công hạng nhất.



        PHẠM TỘI CHIẾN TRANH X. TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

        PHẠM TRƯƠNG UY (s. 1936), Ah LLVTND (1973). Quê xã Vũ Lạc, h. Kiến Xương, t. Thái Bình: nhập ngũ 1954, đại tá (1983); đv ĐCS VN (1960); khi tuyên dương Ah là đại úy, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa phòng không 64, Trung đoàn 236, Sư đoàn 367, Quân chùng phòng không -  không quân. 1965-72 tham gia chiến đấu gần 100 trận, điều khiển tên lửa bắn rơi 22 máy bay Mĩ, chỉ huy tiểu đoàn bắn rơi 9 chiếc (có 2 B-52). Ngày 15.10.1965 tại Phù Ninh (Vĩnh Phúc), điều khiển 2 tên lửa bắn rơi 2 F-105. Tháng 2.1967 điều khiển 2 tên lửa bắn rơi 2 F-4 tại Yên Nghĩa (Hà Đông). 3-8.1972 chỉ huy tiểu đoàn bắn 11 quả tên lửa rơi 6 máy bay (có 2 B-52, 1 F-4) tại Vĩnh Linh (Quảng Trị). Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        PHẠM TƯ (476-545), danh tướng của Lí Bí. Quê xã Thanh Liệt, h. Thanh Trì, tp Hà Nội. 541 tham gia cuộc khởi nghĩa Lí Bí (541-44). Năm 543 đánh bại quân Chămpa do vua Ruđravarman I chỉ huy ở Cửu Đức (Hà Tĩnh). Có công lớn đánh đuổi quân Lương, dẹp quân Chămpa. giúp Lí Bí gây dựng nhà Tiền Lí. 544 được Lí Nam Đế phong chức thái úy, đứng đầu hàng quan võ trông coi việc quân. 545 chết trận tại cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), trong chiến đấu chống quân Lương xâm lược do Trần Bá Tiên chỉ huy. Hiện có đền thờ ở xã Thanh Liệt, h. Thanh Trì, tp Hà Nội.

        PHẠM TUÂN (s. 1947), Ah LLVTND (1973). Quê xã Quốc Tuấn, h. Kiến Xương, t. Thái Bình; nhập ngũ 1965; trung tướng, chủ nhiệm TCCNQP (1999); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là thượng úy, biên đội trưởng không quân thuộc Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng phòng không - không quân; phi công vũ trụ đầu tiên của VN; Ah lao động VN và Ah LX (1980). Đêm 27.12.1972 tại vùng trời phía tây Hà Nội, PT lái máy bay MiG-21 vượt qua đội hình dày đặc máy bay F-4 của Mĩ, xông vào tốp B-52 bắn rơi một chiếc, trở về hạ cánh an toàn. 1980 tham gia chuyến bay lên vũ trụ cùng với phi công LX Gorơbatcô trên tổ hợp quỹ đạo Chào Mừng-6, Liên Hợp-36, Liên Hợp-37; phó tư lệnh Quân chủng không quân (1989). Huân chương: Hồ Chí Minh, Lênin, 2 Quân công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:10:27 pm »


        PHẠM VĂN CỘI (1940-66), Ah LLVTND (truy tặng 1967). Quê xã Nhuận Đức, h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh; tham gia du kích 1960; đv ĐCS VN (1963); khi hi sinh là xã đội trưởng xã Nhuận Đức. Trong KCCM, xây dựng và chỉ huy du kích xã Nhuận Đức, kiên trì bám trụ vùng Củ Chi, tự làm vũ khí thô sơ, vận dụng sáng tạo “địa đạo chiến”, liên tục bẻ gãy nhiều trận càn, diệt hàng nghìn địch, riêng PVC diệt 120 Mĩ, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, phá hủy 8 xe QS. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba; nhiều lần Dũng sĩ diệt Mĩ, diệt xe cơ giới...



        PHẠM VĂN ĐỒNG (Tô; 1906-2000), thủ tướng Chính phủ (chủ tịch HĐBT) nước CHXHCN VN (VN DCCH) (1955-87). Quê xã Đức Tân, h. Mộ Đức, t. Quảng Ngãi; tham gia CM 1925; đv ĐCS VN (1940). Năm 1925 tham gia phong trào học sinh bãi khóa để tang Phan Chu Trinh. 1926 dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Quảng Châu (TQ); tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). Cuối 1927 về nước, hoạt động CM tại Sài Gòn. 5-7.1929 tham gia Kì bộ thanh niên Nam Kì và Tổng bộ Hội VN CM thanh niên; bị địch bắt, kết án 10 năm tù, đày ra Côn Đào. 1936 được trả tự do, hoạt động tại Hà Nội. 5.1940 đi Côn Minh (TQ) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được kết nạp vào ĐCS Đỏng Dương, sau đó hoạt động CM tại miền nam TQ. Đầu 1942 về nước, tham gia xây dụng căn cứ địa CM Cao Bắc Lạng. 8.1945 dự đại hội quốc dân ở Tân Trào, được bầu vào ủy ban giải phóng dân tộc. Sau CM tháng Tám (1945), bộ trưởng Bộ tài chính Chính phủ VN DCCH. 6.1946 trưởng phái đoàn Chính phủ VN DCCH tại hội nghị Phôngtennơblô (6.7-13.9.1946). Tháng 12.1946 đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. 8.1949-54 phó thủ tướng chính phủ, kiêm bộ trường Bộ ngoại giao, trường đoàn đại biểu Chính phù VN DCCH tại hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5- 21.7.1954). Năm 1955-87 thủ tướng Chính phủ nước VN DCCH (1955-76), CHXHCN VN (1976-81); chủ tịch HĐBT (1981-87). Năm 1960-87 phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Ủy viên BCHTƯ ĐCS VN từ 1949, khóa II-V (dự khuyết 1947- 48), ủy viên BCT khóa II-V. Cố vấn BCHTƯ Đảng (1987-97). Đại biểu quốc hội khóa I-VII. Huân chương: Sao vàng...



        PHẠM VĂN HAI (Lam Sơn; 1931-66), Ah LLVTND (1965). Quê xã Vĩnh Lộc B, h. Bình Chánh, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1947; đv ĐCS VN (1950). Trong KCCP, đánh 30 trận, nhiều trận đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đêm 31.5.1954 chỉ huy 1 trong 2 tổ đặc công bí mật đột nhập vào kho Phú Thọ Hoà (q. Tân Bình, tp Hồ Chí Minh), cùng tổ bạn phá hủy l0.000t bom đạn, 2 triệu lít xăng dầu, diệt và làm bị thương 1 đại đội lính Âu - Phi bảo vệ kho và gần 400 binh lính đến cứu. Trận đánh đồn Gò Đen (7.1954), PVH diệt 30 địch, thu 11 súng. Trong KCCM, đánh trên 30 trận, xây dựng cơ sở quần chúng, tổ chức đường dây từ chiến khu vào nội thành. 21.9.1963 chỉ huy đơn vị đánh rạp Kinh Đô, diệt 32 Mĩ, làm bị thương nhiều địch. Đội biệt động do PVH xây dựng đã đánh nhiều trận xuất sắc, phá hủy 73 xe QS Mĩ, kho súng Gò Vấp, đánh chìm tàu Cađơ (x. trận đánh tàu Cađơ, 2.5.1964). Hi sinh tại Củ Chi. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        PHẠM VĂN RI (s. 1933), Ah LLVTND (1956). Quê xã Đông Thạnh, h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1945, thiếu tá (1982); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng bộ binh Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Trong KCCP, chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. 1946-47 nhiều lần vào đồn địch lấy được 18 súng và 9 lựu đạn: vận động người chú họ là trung úy trong hàng ngũ địch mang 17 súng và 1 vạn viên đạn ra hàng. 2.1948 bị địch bắt, tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất, nhân lúc địch sơ hở, PVR cướp súng của lính gác chạy thoát khỏi đồn Bà Chiểu. 1948-49 chỉ huy tổ đánh mìn phá hủy 7 đầu máy xe lửa (riêng PVR phá hủy 5).  Năm 1950-51 phụ trách giao liên trên đoạn đường địch thường xuyên phục kích tại miền Đông Nam Bộ, mưu trí đưa đón cán bộ, chuyển nhận công văn tài liệu an toàn. 1953-54 xây dựng được một số cơ sở trong lòng địch, phát động nhân dân làm công tác binh vận, địch vận, làm tan rã 3 đại đội địch và 166 binh lính bỏ ngũ, phá hủy 1 xe bọc thép, diệt 41 địch, thu 29 súng. Huân chương: Quân công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:12:53 pm »


        PHẠM VĂN SINH (1941-72), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh; tham gia du kích 1960; đv ĐCS VN; khi hi sinh là xã đội trưởng xã An Tịnh. 1960-72 địch đóng nhiều đồn bốt trong xã, thường xuyên càn quét, đánh phá địa phương, PVS kiên trì bám địa bàn, vận động thanh niên tham gia du kích, gia nhập QGP; phát động quần chúng đấu tranh chống địch bắt lính, gom dân; chỉ huy du kích đánh nhiều trận, diệt hàng trăm địch và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh (PVS diệt 129 địch, phá hủy 39 xe tăng và xe ủi đất). Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì), 15 lần Dũng sĩ diệt Mĩ.



        PHẠM VĂN TRÀ (s. 1935), bộ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 1997), Ah LLVTND (1976). Quê xã Phù Lãng, h. Quế Võ, t. Bắc Ninh; nhập ngũ 1953. đại tướng (2003); đv ĐCS VN (1956). Trong KCCM, 1964-75 chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ, giữ các chức vụ từ tham mưu trưởng tiểu đoàn đến trung đoàn trưởng. 12.1975-77 tham mưu trưởng Sư đoàn 4; sư đoàn phó, kiêm tham mưu trường Sư đoàn 330, Quân khu 9. Tháng 9.1978 học tại Học viện QS cấp cao. 8.1980 sư đoàn trưởng Sư đoàn 330 Quân khu 9, chỉ huy sư đoàn làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. 3.1983 phó tư lệnh Mặt trận 979. Năm 1985-88 phó tư lệnh tham mưu trưởng Quân khu 9. Tháng 6.1988 phó tư lệnh Quân khu 3. Năm 1989-93 tư lệnh Quân khu 3. Tháng 12.1993 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 12.1995 thứ trưởng BQP, tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 1997 bộ trưởng BQP, phó bí thư Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VII-IX, ủy viên BCT khóa VIII, IX. Đại biểu Quốc hội khóa IX-XI. Huân chương: Quàn công hạng nhất, Chiến công (hạng nhì, hạng ba)...



        PHẠM VĂN XẢO (Lê Văn Xảo; 7-1431), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. Quê Kinh Lộ (vùng Thăng Long, nay thuộc Hà Nội). Nổi tiếng thơ văn ở vùng kinh đô, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. 1426 cùng Lí Triện, Đỗ Bí và Trịnh Khả, chỉ huy 3.000 quân đánh thắng quân Minh do Trần Trí chỉ huy ở Ninh Kiều (Chương Mĩ. Hà Tây), cùng Trịnh Khả chỉ huy đánh bại đạo quân của Vương An Lão từ Vân Nam (TQ) kéo sang, phá kế tăng viện cho thành Đông Quan. 1427 cùng Trịnh Khả chỉ huy đánh quân Minh do Mộc Thạnh chỉ huy trên đường tháo chạy về nước, diệt hơn 10.000 và bắt sống hơn 1.000 quân ở Lãnh Cầu, Đan Xá (gần ải Lê Hoa, Hà Giang). 1429 được thăng Huyện Thượng Hầu, trước đó được ban quốc tính (mang họ vua). 1431 PVX bị bọn nịnh thần vu oan nên bị giết. Đến đời Lê Thánh Tông được minh oan.

        PHẠM VĂN XUYÊN (1944-70), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Thái Bình. h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1961; đv ĐCS VN (1962); khi hi sinh là thiếu úy chỉ huy trưởng QS thị xã Tây Ninh. 1961-70 chỉ huy du kích và lực lượng biệt động đánh nhiều trận tập kích vào các cơ quan của ngụy quyền Sài Gòn tại thị xã (trung tâm chiêu hồi, trung tâm tuyển mộ binh lính, trường kĩ thuật), 9 lần bị thương, diệt 170 địch, bắn rơi 2 máy bay. Hi sinh trong chiến đấu. Huân chương: Chiến công hạng nhất, 8 lần Dũng sĩ.



        PHẠM VI BẮN của xe tăng, dải địa hình trước xe (phân đội) tăng được giới hạn bởi 2 đường quy ước từ xe (phân đội) tăng đến 2 vật chuẩn hoặc địa vật phía trước, trong giới hạn đó từng xe (phân đội) tăng phải tập trung quan sát, phát hiện và dùng hỏa lực tiêu diệt mục tiêu. Căn cứ vào số lượng xe tăng và chính diện bố trí, PVB do người chỉ huy cấp trên xác định khi tổ chức hệ thống hỏa lực. Có PVB: chính, phụ (bổ trợ). Các PVB của 2 xe (2 phân đội) bố trí cạnh nhau thường có một phần chồng lên nhau, tạo thành hỏa lực đan chéo, khi kết hợp với hỏa lực pháo binh, bộ binh và vật cản tạo thành hệ thống hỏa lực mạnh, dày đặc phía trước xe tăng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:14:37 pm »


        PHẠM VI CỨU CHỮA, giới hạn những thể loại cứu chữa và biện pháp kĩ thuật mà một tuyến quân y phải thực hiện trong hệ thống điều trị. Trên bậc thang điều trị, mỗi tuyến có những nhiệm vụ nhất định và thường tiến hành một thể loại cứu chữa: quân y đại đội thực hiện cấp cứu đầu tiên, quân y tiểu đoàn - bổ sung cấp cứu, quân y trung đoàn - cứu chữa bước đấu, quân y sư đoàn, quân đoàn - cứu chữa cơ bản, quân y quân khu về sau - cứu chữa chuyên khoa. PVCC có thể làm đầy đủ, thu hẹp hay mở rộng phụ thuộc vào tình huống chiến đấu cụ thể, khả năng chuyên môn và số lượng thương binh, bệnh binh, do cấp trên quy định.

        PHẠM VI HỎA LỰC PHÁO PHÒNG KHÔNG, khoảng không gian giới hạn được tạo ra bởi các đơn vị hỏa lực, nếu mục tiêu trên không xuất hiện trong phạm vi đó sẽ bị tiêu diệt với xác suất nhất định. PVHLPPK của trung đoàn (lữ, cụm) pháo phòng không được tạo bởi vùng hỏa lực của các phân đội hỏa lực của trung đoàn (lữ, cụm) pháo phòng không khi bố trí tập trung. PVHLPPK phụ thuộc số phân đội hỏa lực hiện có khi bố trí tập trung; tính năng vũ khí, khí tài trang bị; cách thức bố trí đội hình chiến đấu.

        PHẠM VI QUAN SÁT CỦA XE TẢNG, khu vực địa hình và không gian xung quanh xe tăng, có khả năng quan sát bằng mắt thường và các khí tài quan sát trên xe tăng, nhằm quan sát phát hiện mọi hoạt động của mục tiêu (mặt đất, trên không) để báo cáo cấp trên hoặc tiêu diệt. Khi tổ chức quan sát trưởng xe quy định rõ phạm vi quan sát cho từng thành viên trong kíp xe, tạo thành một khu vực quan sát khép kín xung quanh xe tăng. Các thành viên trong kíp xe phải nhớ kí hiệu, tín hiệu, quan sát liên tục, kịp thời các tin tức quan sát được cho nhau và báo cáo cho trường xe.

        PHẠM XUÂN ẨN (Hai Trung; s. 1927), Ah LLVTND (1976). Quê tp Biên Hoà, t. Đồng Nai; nhập ngũ 1952, thiếu tướng (1990); đv ĐCS VN (1953); khi tuyên dương Ah là trung tá, cán bộ tình báo thuộc Cục II, BTTM (nay là Tổng cục II, BQP). Suốt 23 năm (1952-75), PXẨ hoạt động trong lòng địch, thường xuyên tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Mĩ và chính quyền Sài Gòn; lấy được nhiều tài liệu tình báo có giá trị chiến lược phục vụ kịp thời trong từng giai đoạn cuộc KCCM của nhân dân ta. Huân chương: Chiến cõng (1 hạng nhất. 2 hạng nhì, 1 hạng ba).



        PHAN ANH (1912-90), bộ trường BQP Chính phủ liên hiệp kháng chiến VN DCCH (3-11.1946). Quê xã Tùng Ảnh. h. Đức Thọ. t. Hà Tĩnh. Trước 1945 chủ tịch Tổng hội sinh viên Đông Dương, luật sư, giáo sư Trường Thăng Long (Hà Nội), tham gia phong trào bình dân và truyền bá quốc ngữ. Sau CM tháng Tám (1945), chủ tịch ủy ban kiến thiết quốc gia. bộ trường BQP Chính phủ liên hiệp kháng chiến, tổng thư kí phái đoàn Chính phủ lâm thời VN DCCH dự hội nghị Phôngtennơbơlô, (6.7 13.9.1946). Năm 1947-76 bộ trưởng: Bộ kinh tế, Bộ công thương, Bộ thương nghiệp, Bộ ngoại thương, ủy viên Đoàn chủ tịch rồi phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN (1977-90); chủ tịch Hội luật gia VN và ủy viên thường vụ Hội luật gia dân chủ quốc tế (1955-90); chủ tịch ủy ban bảo vệ hòa bình VN (1976-86); phó chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới (1978-90). Đại biểu Quốc hội khóa II-VIII. phó chủ tịch Quốc hội khóa VII. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Ki niệm chương “Bảo vệ hòa bình” của LHQ, huy chương vàng Giôliô Quyri của Hội đồng hòa bình thế giới.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:16:08 pm »


        PHAN BÁ VÀNH (Đỗ Hiển Vinh; 7-1827), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-27). Quê làng Minh Giám, h. Vũ Tiên, phú Kiến Xương (nay là xã Vũ Bình. h. Kiến Xương, t. Thái Bình). Xuất thân nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ. 1821 PBV phát động khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn; lực lượng tham gia hàng ngàn người (có cả nho sĩ, thổ hào), hoạt động chủ yếu ở Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, có lúc mờ rộng đến các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hóa. Quảng Yên. Khởi đầu PBV chỉ huy đánh chiếm các huyện Tiên Minh và Nghi Dương (nay là Nam Sách, Kinh Môn, t. Hải Dương) để làm căn cứ, sau đó liên kết với thù ngự sứ Vũ Đức Cát ở cửa Ba Lạt (cửa Sông Hồng) đánh chiếm đồn quân Trà Lí và Lân Hải (thuộc kiến Xương, Thái Bình). Nghĩa quân PBV đánh úp đoàn thuyền binh 12 chiếc của triều đình ở Cồn Tiền, Bác Trạch (Trực Ninh, Nam Định), thu toàn bộ lương thảo, khí giới. 1826 tiến công phủ Thiên Trường (Nam Định) và phủ Kiến Xương (cg Phù Bo, Thái Bình). 1827 bị lực lượng lớn của triều đình do Trương Văn Minh, Nguyền Hữu Thân và một số tướng khác chỉ huy, kết hợp với kế mĩ nhân đánh bại ở căn cứ Trà Lũ (Nam Định). Bị thương và bị bắt giải về kinh, đến xã Đồng Phù. h. Thượng Nguyên (nay thuộc Bình Lục, Hà Nam), PBV tự sát.

        PHAN BỘI CHÂU (Sào Nam; 1867-1940), người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đông Du (1905-09). Quê xã Xuân Hoà, h. Nam Đàn, t. Nghệ An. 1885 lập đội Sĩ tử Cần Vương hưởng ứng “Chiếu Cần Vương’’. 1900 đỗ giải nguyên, dạy học tại quê, liên lạc với những người cùng chí hướng lập Duy Tân hội (1904), chủ trương dùng vũ lực và dựa vào nước ngoài để giành độc lập. 1905 sang Nhật, tiếp xúc với một SỐ nhà yêu nước Nhật Bản, TQ, vận động đưa thanh niên VN du học ở Nhật (Phong trào Đông du), viết sách báo bí mật gửi về nước kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống Pháp. 1908 bị trục xuất khỏi Nhật, về hoạt động tại TQ và Xiêm (Thái Lan). 1912 thành lập VN quang phục hội, cử người về nước tiến hành một số cuộc bạo động và ám sát cá nhân. 1913-17 bị lực lượng quân phiệt bắt giam tại Quảng Châu (TQ). 1917 được trả tự do, PBC tìm hiểu CM tháng Mười Nga. 1924 cải tổ VN quang phục hội thành VN quốc dân đảng. 6.1925 bị mật thám Pháp bắt cóc đưa về VN xét xử, kết án khổ sai chung thân. Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và các tổ chức yêu nước tiến bộ, PBC được ân xá nhưng buộc phải an trí ở Huế đến lúc mất.

        PHAN CHU TRINH (Tây Hồ; 1872-1926), người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Duy Tân (1906-08). Quê thị trấn Tiên Kì. h. Tiên Phước, t. Quảng Nam. 1901 đỗ phó bảng, làm quan thừa biện Bộ lễ. 1905 từ quan về quê hoạt động chính trị, chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách. 1906 cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp và một số sĩ phu yêu nước vận động cải cách dân chủ. mở trường dạy học để nâng cao dân trí, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, chống đế quốc phong kiến... Cuối 1906 bí mật sang Nhật gặp Phan Bội Châu, trở về nước tiếp tục chủ trương cải cách, đẩy mạnh duy tân. 1908-11 bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. 1911 được trả tự do, sang sống tại Pháp, liên hệ mật thiết với Nguyễn Ái Quốc. 1914 bị chính quyền Pháp bắt giam 9 tháng tại ngục Xăngtê. 1925 về nước, tiếp tục hoạt động tuyên truyền, đấu tranh đề cao dân quyền và cải cách dân chủ. Mất 24.3.1926. Đám tang PCT trở thành cuộc biểu dương tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân VN.

        PHAN ĐĂNG LƯU (1901-41), người lãnh đạo phong trào CM ở Nam Kì thời kì chuẩn bị khởi nghĩa Nam Kì (11.1940). Quê xã Hoa Thành, h. Yên Thành, t. Nghệ An. 1924 tốt nghiệp Trường canh nông thực hành Bắo Kì, làm việc ở Sờ canh nống Phú Thọ. 1925 về Nghệ An, tham gia Hội phục Việt (Hưng Nam). 1928 tham gia thành lập Tân Việt CM đảng, ủy viên thường vụ tổng bộ, sang Quảng Châu (TQ) liên lạc với Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội) để thống nhất kế hoạch hành động. Cuối 1929 bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, kết án 7 nãm tù, đày đi Buôn Ma Thuột. 1936 được trả tự do nhưng bị quản thúc tại Huế, hoạt động viết sách, báo tuyên truyền CM, phụ trách xuất bản các báo “Sông Hương tục bản”, “Dân”... Cuối 1938 ủy viên BCHTƯ ĐCS Đông Dương, hoạt động tại Sài Gòn - Gia Định. 7.1940 Xứ ủy Nam Kì chủ trương phát động khởi nghĩa. PĐL ra Bác dự hội nghị BCHTƯ 7 và xin ý kiến chi dạo. Trên đường trở về Sài Gòn, chưa kịp truyền lệnh hoãn, thì khởi nghĩa đã nổ ra. 22.11.1940 PĐL bị thực dân Pháp bắt. 26.8.1941 bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn. tp Hồ Chí Minh).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:18:07 pm »


        PHAN ĐÌNH GIÓT (1922-54), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Quê xã Cam Quan, h. Câm Xuyên, t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1950: đv ĐCS VN (1952); khi hi sinh là tiểu đội phó thuộc Đại đội 58, Tiểu đoàn 428. Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. Trong trận Him Lam 13.3.1954 (chiến dịch Điện Biên Phủ), khi PĐG phá hàng rào cuối cùng thì bị thương, lực lượng xung kích của Tiểu đoàn 428 xung phong vào cứ điểm, bị địch trong lô cốt bắn cản dữ đội. PĐG nhanh chóng trườn lên dùng tiểu liên, lựu đạn diệt hỏa điểm địch, đạn hết, hỏa điểm thứ 3 vẫn chưa bị diệt, PĐG liền lao cả thân mình lấp lỗ châu mai. tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Huân chương: Quân công hạng nhì.



        PHAN ĐÌNH PHÙNG (1847-95), người lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê (1885-95). Quê làng Đông Thái, h. Đức Thọ, t. Hà Tĩnh. 1877 đỗ tiến sĩ, làm quan dưới triều Tự Đức. 1885 hưởng ứng “Chiếu cần Vương”, PĐP tập hợp các văn thân chống Pháp, chiêu mộ lực lượng, gửi người sang TQ. Thái Lan học nghề đúc súng, xây dựng vùng núi Hương Sơn (t. Hà Tĩnh) làm căn cứ chống Pháp. Nghĩa quân có tới 1.000 người và 500 súng, hoạt động ở các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An. Quảng Bình. Thanh Hóa. Có thêm tướng trẻ tài giỏi là Cao Thắng, nghĩa quân bền bỉ chiến đấu trong 10 năm, đánh thắng nhiều trận oanh liệt, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Thực dân Pháp dùng Hoàng Cao Khái dụ hàng và Nguyễn Thân đem quân đàn áp. PĐP vẫn quyết tâm lãnh dạo nghĩa quân, không nao núng trước sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù. 28.12.1895 PĐP mất sau khi bị trọng thương trong trận đánh bảo vệ căn cứ Vụ Quang (Hương Sơn, Hà Tĩnh).

        PHAN NGỌC HIỂN (1910-41), người lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp (1940) tại đảo Hòn Khoai (t. Cà Mau). Quê xã Thới Bình. h. Cái Khế (nay thuộc phường Thới Bình, tp Cần Thơ), t. Cần Thơ; đv ĐCS Đông Dương (1936). Năm 1931 sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Sài Gòn, về dạy học ở Rạch Gốc, h. Tân An (nay là h. Ngọc Hiển), t. Cà Mau. 6.1940 trước diễn biến sôi động của phong trào CM ở Nam Kì. theo chỉ thị của cấp trên. PNH tích cực tập hợp lực lượng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa đánh chiếm đào Hòn Khoai. Cuộc khới nghĩa nổ ra đêm 13 rạng 14.12.1940 đã nhanh chóng giành thắng lợi. diệt chủ đảo (Ôliviê), thu toàn bộ vũ
khí. Sau khi quân Pháp huy động lực lượng phản kích chiếm lại đảo, PNH cùng nghĩa quân rút về Rạch Gốc tiếp tục chiến đấu. 23.12.1940 PNH và hầu hết nghĩa quân bị Pháp bắt. 12.7.1941 PNH và 9 nghĩa quân bị xử bắn tại sân vận động Cà Mau.

        PHAN NHƯ CẨN (1933-68), Ah LLVTND (truy tặng 1970). Quê xã Quang Lộc, h. Can Lộc. t. Hà Tĩnh: nhập ngũ 1951; đv ĐCS VN (1952); khi hi sinh là đại úy, phi đội trường thuộc Trung đoàn 919, Quân chùng phòng không - không quàn. Trong KCCM, là phi công có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy bay An-2 (loại máy bay chủ yếu dùng trong nông - lâm nghiệp) trong chiến đấu và phục vụ kinh tế. 8.3.1966 và 14.6.1966 dùng An-2 đánh chìm 2 và bắn cháy 1 tàu biệt kích địch tại vùng biển Thanh Hóa. 12.1.1968 trận đầu tiên của không quân nhân dân VN đánh mục tiêu mặt đất, PNC chỉ huy biên đội (4 máy bay An-2) phá hủy toàn bộ căn cứ rađa quan trọng của địch trên đất Lào (đánh trúng đài rađa, thông tin, kho xăng, kho đạn, bắn cháy 2 máy bay trực thăng, diệt hàng trăm Mĩ và quân Viêng Chăn), làm gián đoạn việc dẫn đường từ mặt đất cho máy bay Mĩ vào đánh phá miền Bắc VN. Hi sinh trên đường về do tai nạn máy bay. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).



        PHAN RANG X NINH THUẬN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:21:27 pm »


        PHAN THƯ (s. 1931), thứ trường BQP nước CHXHCN VN (1993-96), Ah LLVTND (1970). Quê xã Sài Sơn, h. Quốc Oai, t. Hà Tây; nhập ngũ 1950, trung tướng (1990); giáo sư (1984); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCM. kĩ sư vô tuyến điện, tiểu đoàn trướng Tiểu đoàn trinh sát nhiễu, Quân chủng phòng không - không quân. 1974-76 cục phó rồi cục trường Cục kĩ thuật, Quân chủng phòng không -  không quân. 1979 viện trưởng Viện KTQS. 1987 đồng chủ tịch ủy ban phối hợp Trung tâm nhiệt đới Việt - Xô (Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga; 1993). Năm 1989 chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp quốc phòng - kinh tế. 1993-96 thứ trưởng BQP, kiêm chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp quốc phòng - kinh tế. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khoa VII (dự khuyết khóa VI). Đại biểu Quốc hội khóa VUI, IX, ủy viên ủy ban khoa học kĩ thuật của Quốc hội khóa VIII; phó chủ nhiệm ủy ban khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa IX. Huân chương: Quân công hạng nhì. Chiến công (hạng nhất, hạng ba)...



        PHAN TRỌNG ĐƯỜNG (s. 1925). Ah LLVTND (1956). Quê xã Xuân Long, h. Đổng Xuân, t. Phú Yên; nhập ngũ 1950, trung tá (1983); đv ĐCS VN (1949); khi tuyên dương Ah là trung đội phó quân tình nguyện VN tại Lào. Trong KCCP, 1950-54 xây dựng cơ sở CM ở một số vùng dân tộc ít người của Lào, trong điều kiện địch ra sức lùng sục, treo giải lấy đầu cán bộ người VN. PTĐ cùng tổ công tác có lúc phải sống trong rừng, bất chấp khó khăn nguy hiểm. Để che mắt địch. PTĐ hòa vào dân hoạt động, học thêm ba thứ tiếng địa phương, để tóc dài, đóng khố, phơi nắng cho da đen, xâu tai đeo vòng, cưa răng sát lợi giống như người địa phương. Trong 4 năm. PTĐ đã xây dựng được cơ sở kháng chiến ở 77 bản (30 bản có lực lượng du kích bảo vệ), xây dựng được chính quyền CM trong vùng địch kiểm soát và tổ chức nhân dân đánh địch giữ làng, phá sập 10 cầu gỗ trên đường 23, gây cho địch nhiều khó khăn. PTĐ được nhân dân và QĐ Lào tin yêu, được bộ đội Lào khen thưởng hai lần. Huân chương: Quân công hạng ba.



        PHAN TRỌNG TUỆ (1917-91), tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên Cóng an nhân dân vũ trang. Quê xã Sài Sơn, h. Quốc Oai. t. Hà Tây; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1955); đv ĐCS VN (1934). Năm 1939-40 bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây và Hà Đông; phụ trách liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây. 1943 bị thực dân Pháp bắt, kết án 27 năm tù và đày đi Côn Đảo. 8.1945 được trả tự do, công tác trong ban trật tự Côn Đảo; thanh tra kháng chiến Hậu Giang, ủy viên liên tỉnh ủy (gồm 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ); chính ủy Khu 9. Tháng 12.1948-50 chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn; chính ủy Khu 7; thanh tra BTL Nam Bộ. 1952-53 tư lệnh, sau đó phó tư lệnh kiêm phó chính ủy Phán liên khu Miền Táy. 8.1954- 56 phó trường đoàn liên hiệp đình chiến Nam Bộ, rồi phó trường đoàn liên hiệp đình chiến trung ương. 3.1957 phó tổng thanh ưa BQP. 1958 thứ trường Bộ công an, tư lệnh kiêm chính ủy Lực lượng công an nhân dân vũ trang. 1961 bộ trường Bộ giao thông vận tải. 1965 tư lệnh kiêm chính ủy Đoàn 559. Năm 1968 tư lệnh BTL đảm bảo giao thông vận tải Quân khu 4. Cuối 1974-75 phó thủ tướng, kiêm thường trực Hội đồng chi viện giải phóng miền Nam. 1976 bộ trưởng, bí thư đảng ủy Bộ giao thông vận tải. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III, VI. Đại biểu Quốc hội khóa II-VI. Huân chương: Hồ Chí Minh...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:23:02 pm »


        PHAN TRUNG KIÊN (Huỳnh Tri Ân; s. 1946). thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 2002), Ah LLVTND (1978). Quê xã Tân Phú Trung, h. Cù Chi. tp Hồ Chí Minh: nhập ngũ 1965, trung tướng (1999); đv ĐCS VN (1966). Trong KCCM, 1965-69 chiến đấu ở chiến trường Sài Gòn - Gia Định, trưởng thành từ chiến sĩ đến đội trưởng Đội biệt động Vùng 3 (Gò Môn), đội phó Đội biệt động 67A. 1969-73 huyện đội phó Tây Môn, chính trị viên Vùng 2, rồi huyện đội phó Hóc Môn. 1974 học viên Trường trung cấp chính trị Miền (H14). Tháng 4.1975 tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, tham mưu phó, rồi trung đoàn phó Trung đoàn 4 (Gia Định), Quân khu 7. Tháng 9.1980 học viên Học viện QS cao cấp. 8.1982 sư đoàn phó tham mưu trường, 8.1986 sư đoàn trưởng Sư đoàn 317, Quân khu 7. Tháng 12.1988 phó tham mưu trưởng, trường phòng tác chiến Bộ tham mưu Quân khu 7. Tháng 6.1990 phó chỉ huy trưởng tham mưu trưởng, 6.1995 chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy QS tp Hồ Chí Minh. 12.1997 tư lệnh Quân khu 7. Tháng 10.2002 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX. Huân chương: Độc lập hạng ba, Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì), Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất.



        PHAN VĂN KHẢI (s. 1933), thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN VN (từ 1997). Quê xã Tân Thông Hội, h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh; tham gia CM 1947; đv ĐCS VN (1959). Trong KCCP, 1947-52 hoạt động trong các tổ chức thiếu nhi và thanh niên địa phương tỉnh Gia Định. 1952-54 công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tình, tỉnh ủy, ủy ban kháng chiến hành chính t. Gia Định Ninh. 10.1954 tập kết ra miền Bắc, tham gia công tác giảm tô, cải cách ruộng đất. 1960-65 học Đại học kinh tế quốc dân Maxcơva (LX). 6.1965-71 cống tác tại ủy ban kế hoạch nhà nước. 1972-78 cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam; phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch tp Hồ Chí Minh. 1981-89 phó bí thư thành ủy, phó chủ tịch thường trực, rồi chủ tịch UBND tp Hồ Chí Minh. 4.1989-91 chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước; phó chủ tịch thường trực HĐBT (nay là chính phủ). 9.1992 phó thủ tướng thường trực Chính phủ nước CHXHCN VN. 9.1997 thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN, phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. 1998 ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI-IX (dự khuyết khóa V), ủy viên BCT khóa VII-IX, ủy viên thường vụ BCT khóa VIII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII-XI.



        PHAN VĂN LÂN (?-?), danh tướng, tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu. 1787 cùng Vũ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở chỉ huy quân Tây Sơn ra Bắc dẹp loạn Nguyễn Hữu Chỉnh. 1788 được Nguyễn Huệ giao cùng Ngô Văn sở và các danh tướng khác cai quản Bắc Hà. Cuối 1788 khi quân Thanh xâm lược, chỉ huy đội quân tinh nhuệ đánh chặn địch ở bờ bắc sông Thị Cầu, nửa đêm vượt sông tập kích đại bản doanh Tôn Sĩ Nghị ở núi Tam Tằng (Việt Yên, Bắc Giang), nhằm thăm dò lực lượng địch và tạo điều kiện để đại quân rút về phòng giữ Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình - Thanh Hóa). 1789 trong cuộc đại phá quân Thanh, làm tướng tiên phong trong đạo quân chủ lực do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy (x. trận Hà Hồi, 28.1.1789', trận Ngọc Hổi - Đầm Mực, 30.1.1789). Sau thắng lợi được Nguyễn Huệ giao binh quyền cùng các danh tướng khác cai quản Bắc Hà. Được phong chức đô đốc, tước Nội Hầu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 07:24:15 pm »


        PHAN VĂN NHỜ (Tư Mâu; 1925-92), Ah LLVTND (1985). Quê xã Long Điền, h. Giá Rai, t. Bạc Liêu; nhập ngũ 1946, đại tá đoàn trưởng Đoàn 962. Quân khu 9 (1975); đv ĐCS VN (1947); khi tuyên dương Ah là phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Trong KCCP, tham gia xây dựng và chỉ huy LLVT huyện Giá Rai (t. Bạc Liêu). Jrong KCCM, 1955-59 xây dựng nhiều cơ sở CM ở tỉnh Bến Tre, chuẩn bị cho phong trào đồng khởi. 1960-72 tổ chức công tác vận chuyển vũ khí, thuốc men từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển, tổ chức bến bãi. kho tàng ở Nam Bộ, tiếp nhận hàng ngàn tấn vũ khí, hàng hóa từ miền Bắc chuyển vào và vận chuyển kịp thời cho các chiến trường đồng bằng sông Cứu Long và Sài Gòn - Gia Định. 1972-75 tổ chức và chỉ huy vận chuyển 37 chuyến tàu biển (bằng phương thức bán công khai), đưa được hơn 600t vũ khí, thuốc men từ miền Bắc vào chiến trường Nam Bộ. PVN 6 lần bị địch bắt và tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất, tình nguyện lột da đầu cải trang che mắt địch. 1975- 92 chỉ huy phó Bộ chỉ huy QS tỉnh Kiên Giang, thường vụ tỉnh ủy; phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm giám đốc Sở thủy sản. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất, Chiên thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...



        PHÀN TIẾP (Fan Ji; 7-1288), tướng người Hán trong đạo quân Nguyên - Mông hai lần xâm lược Đại Việt (1285, 1287- 88). Người Quan Châu (TQ). 1285 sang đánh Đại Việt nhưng thất bại. 1286 được thăng tham tri chính sự và được cử làm phó cho Ô Mã Nhi. 12.1287 cùng Ô Mã Nhi chỉ huy quân thủy theo đường biển vào xâm lược Đại Việt (x. kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III, 1287-88). Vào dược kinh thành Thảng Long, nhưng bị đánh khắp nơi và thiếu lương thực, Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân. 30.3.1288 PT cùng Ô Mã Nhi dẫn quân thủy rút chạy về nước. 9.4.1288 tới Bạch Đằng, lọt vào trận địa mai phục của Trần Quốc Tuấn, PT vội dẫn một số quân đổ bộ lên bờ phía Tràng Kênh để yểm hộ cho đoàn thuyền rút chạy, nhưng bị chặn đánh. PT bị thương, nhảy xuống sông và bị bắt.

        PHẢN CHIỂN, hành động chống chiến tranh của cá nhân hoặc tập thể quân nhân vì những lí do chính trị, xã hội... Diễn ra lẻ tẻ hoặc thành phong trào, bằng nhiều hình thức: công khai từ chối tham gia chiến tranh, đốt thẻ quân dịch, tự thương, đào ngũ, chống thi hành mệnh lệnh, chạy sang hàng ngũ đối phương... PC thường xảy ra ở phía tiến hành chiến tranh phi nghĩa. Trong chiến tranh xâm lược VN, PC diễn ra thường xuyên và có lúc thành phong trào trong QĐ Pháp. QĐ Mĩ trên chiến trường và ở chính quốc.

        PHẢN CHUẨN BỊ, đòn đột kích của bộ đội pháo binh, tên lửa, không quân và các phương tiện hỏa lực khác đánh vào cụm lực lượng chủ yếu của quân địch đang chuẩn bị tiến công ở khu vực tập kết hoặc ở vị trí xuất phát tiến công nhằm đập tan cuộc tiến công hoặc làm suy yếu sức mạnh tiến công ngay trước khi chúng bắt đầu chuẩn bị hỏa lực tiến công; bộ phận của hỏa lực sát thương địch trong phòng ngự. Thường được tổ chức và tiến hành theo quyết tâm của tư lệnh chiến trường (quân khu, chiến dịch). Kế hoạch PCB được lập ra trên cơ sở dự đoán hành động của địch. Việc tiến hành trinh sát để xác minh mục tiêu đánh phá và thời điểm địch chuyển sang tiến công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thời gian kéo dài của PCB phụ thuộc vào mục đích PCB, số lượng và tính chất mục tiêu phải sát thương, lực lượng tiến hành PCB... Yêu cầu chủ yếu của PCB là phải tiến hành bất ngờ, đánh trước hỏa lực chuẩn bị tiến công của địch; sử dụng lực lượng để PCB không được làm giảm sức đánh trả của bộ đội phòng ngự khi đối phương  chuyển sang tiến công. Trong PCB, nhiệm vụ chủ yếu là đánh phá vũ khí tên lửa chiến thuật, pháo binh, xe tăng và bộ binh (bộ binh cơ giới), khí tài điện tử và SCH của quân địch ở thể đội 1; khi có điều kiện, đánh phá các mục tiêu ngoài tầm hỏa lực của pháo binh như tên lửa chiến thuật - chiến dịch, máy bay trên sân bay, SCH và lực lượng dự bị gần. PCB xuất hiện lần đầu trong CTTG-I do QĐ nhiều nước tiến hành bằng hỏa lực của pháo binh, nên có thuật ngữ “PCB bằng pháo binh”. Trong CTTG-II, không quân được sử dụng rộng rãi với quy mô lớn trong PCB nên có thuật ngữ “PCB bằng không quân”. Trong điều kiện hiện đại, với việc phát triển mạnh uy lực của các phương tiện sát thương, nhất là vũ khí hủy diệt lớn, PCB vẫn giữ vai trò là một trong những biện pháp tích cực của phòng ngự, có khả năng đạt mục đích của phòng ngự.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM