Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:22:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: P  (Đọc 6412 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


P
« vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 05:52:42 pm »


        P-12, đài rađa cảnh giới trên không, tự hành, sóng mét do LX chế tạo dùng để phát hiện, nhận biết, xác định và chỉ thị tọa độ mục tiêu (phương vị, cự li, độ cao) cho tên lửa phòng không và pháo phòng không, bổ trợ dẫn đường cho máy bay. Các bộ phận chính: hệ thống an ten, xe an ten, xe đài, máy hỏi NRZ-12, nguồn điện. Tính năng chính: vùng phát hiện theo phương vị 360°, theo góc tà 1,5-30°; cự li phát hiện (khi diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu lm2) 45.000m với mục tiêu ở độ cao 500m và 165.000m với mục tiêu ở độ cao l0.000m; khả năng phân biệt: phương vị 11°, cự li 2.000m; độ rộng cánh sóng: ngang 11°, đứng 30°; góc che khuất (hướng chính) <=30’. Có 4 tần số làm việc để chống nhiễu tích cực; chống nhiễu tiêu cực theo nguyên lí hiệu ứng Đôple và tách mục tiêu di động trên đèn tích nhớ...; thời gian mở máy 6ph; thu hồi, triển khai lh30ph; tốc độ quay anten 0,5-6 vg/ph. P-12 thường làm việc cùng các đài P-35. đài đo cao ở các trạm rađa và trang bị cho các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa  phòng không. Các biến thể: P-12NA, P-12NP.



        P-14, đài rađa cành giới trên không tầm xa. sóng mét do LX chế tạo dùng để phát hiện, nhận biết, xác định phương vị, cự li mục tiêu ở cả ba tầng: thấp, trung, cao. Các bộ phận chính: hệ thống anten, moóc đài, máy tăng tần, máy hỏi NRZ-14, nguồn điện. Tính năng chính: vùng phát hiện: theo phương vị 360°, theo góc tà 12°40’; cự li phát hiện (khi diện tích phân xạ hiệu dụng của mục tiêu lm2): 80.000m với mục tiêu ở độ cao 500m, 320.000m với mục tiêu ở độ cao 10.000m; khả năng phân biệt: phương vị 8°, cự li 3.500m; độ rộng cánh sóng: ngang 6-8°, đứng 15-17°; góc che khuất (hướng chính) <15’. Có 4 tần số làm việc để chống nhiễu tích cực; chống nhiễu tiêu cực và địa vật bằng phương pháp chọn mục tiêu di động trên thiết bị trừ; chống tên lửa tự dẫn bằng ngắt xung khởi động của hệ thống phát. Thời gian mở máy 4ph, triển khai 24h; tốc độ quay anten: 2, 4, 6 vg/ph. P-14 thường cùng làm việc với đài rađa đo cao ở các trạm rađa.



        P-15, đài rađa cảnh giới trên không, tự hành, sóng đềximét do LX chê tạo dùng để phát hiện, nhận biết, xác định phương vị, cự li, độ cao mục tiêu ở tầng thấp và tầng trung; chỉ thị mục tiêu cho phân đội hỏa lực tên lửa phòng không, bổ trợ dẫn đường cho máy bay... Các bộ phận chính: hệ thống anten, xe đài, máy hỏi NRZ-15, nguồn điện. Tính năng chính: vùng phát hiện theo phương vị 360°, góc tà 20°; cự li phát hiện (khi diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu lm2): 26.000m với mục tiêu ở độ cao 50m. 170.000m với mục tiêu ở độ cao 4.000m; khả năng phân biệt: phương vị 8°, cự li 2.500m; độ rộng cánh sóng ngang 4°30, đứng 20°; góc che khuất (hướng chính) <10’. Có 3 chương trình, mỗi chương trình có 3 tần số làm việc để chống nhiễu tích cực; chống nhiễu tiêu cực theo nguyên lí hiệu ứng Đôple. Thời gian mở máy khẩn cấp 2ph. Có 4 chế độ thu: biên độ, tích lũy, kết hợp, hỗn hợp. Chống tên lửa tự dẫn bằng cách phát sóng ngắt quãng, phát sóng trong dải quạt. Thời gian triển khai, thu hồi l0ph: tốc độ quay anten 6 vg/ph. P-15 có khả năng cơ động cao, phát hiện tốt các mục tiêu bay thấp, thường cùng làm việc với các đài rađa sóng mét ở các trạm rađa hoặc trang bị cho tiểu đoàn hỏa lực tên lửa phòng không.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 05:54:19 pm »


        P-18. đài rađa cánh giới trên không, tự hành, sóng mét do LX chế tạo dùng để phát hiện, nhận biết, xác định phương vị, cự li và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa và pháo phòng không, bổ trợ dẫn đường cho máy bay... Các bộ phận chính: hệ thống anten. xe anten, xe đài, máy hỏi NRZ-18, nguồn điện. Tính năng chính: vùng phát hiện: theo phương vị 360°, theo góc tà cự li phát hiện (khi diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu lm2): 44.000m với mục tiêu ở độ cao 500m, 170.000m với mục tiêu ở độ cao l0.000m: khả năng phân biệt: phương vị 6°, cự li 2.000m; độ rộng cánh sóng: ngang 6°, đứng 0,5°; : góc che khuất (hướng chính) <= 15'. Có 4 tần số làm việc để chống nhiễu tích cực; chống nhiễu địa vật và chống nhiễu tiêu cực bằng phương pháp chọn mục tiêu di động; chống tên lửa tự dẫn bằng cách phát sóng ngắt quãng hoặc trong dải quạt; thời gian mở máy 3ph. thu hồi lh30ph: tốc độ quay anten: 2,4, 6 vg/ph. P-18 thường làm việc cùng các đài P-35, đài rađa đo cao ở các trạm rađa. P-18 còn được trang bị cho các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa phòng không.

        P-35, đài rađa cảnh giới trên không, sóng centimét do LX chế tạo dùng để phát hiện, nhận biết, xác định phương vị, cự li và chỉ thị tọa độ mục tiêu cho tên lửa và pháo phòng không, dẫn đường cho máy bay... Các bộ phận chính: hệ thống anten, moóc thu phát, xe hiện sóng, máy tăng tần, máy hỏi NRZ-20, nguồn điện. Tính năng chính: vùng phát hiện theo phương vị 360°, theo góc tà 0,5-30°; cự li phát hiện (khi diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu lm2): 50.000m với mục tiêu ở độ cao 500m. 180.000m với mục tiêu ở độ cao 10.000m; khả năng phân biệt phương vị 1°, cự li 500m; độ rộng cánh sóng ngang 0,7-1,7°, đứng 30°; góc che khuất (hướng chính) <= 15°. Có 6 máy phát, 6 máy thu làm việc ở các tần số khác nhau, chống iu tích cực bằng cách chúc ngẩng anten, phát hiện, tắt máy thu bị nhiễu và cơ động cánh sóng để bù lấp khe hở. Chống nhiễu không đồng bộ bằng phương pháp lọc theo chu kì bằng đèn tích nhớ. Chống nhiễu địa vật ở cự li gần bằng phương pháp chắn tín hiệu... Thời gian mở máy 5ph, triển khai 6h, thu hồi 5h. Tốc độ quay anten 3 và 6 vg/ph. P-35 thường làm việc cùng đài rađa sóng mét P-12 (P-18) và đài rađa đo cao PRV-11 (PRV- 16). Trong KCCM, bộ đội rađa dùng P-35 phát hiện máy bay Mĩ và dẫn đường cho máy bay ta đạt hiệu quả cao.



        PAKIXTAN (Cộng hòa hồi giáo Pakixtan; Islam-i Jamhuriya-e Pakistan, A. Islamic Republic of Pakistan), quốc gia ở Nam Á. Dt 796.095km2; ds 150,694 triệu người (2003); 44% người Pungiáp, còn lại là người Xinh, Pastu, Baluchi, Muhagia. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Uốcđu, Anh. Tôn giáo: 92% đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô Ixlamabat. Chính thể cộng hòa hồi giáo liên bang, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hội đồng dân tộc). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Đông và đông nam là đồng bằng châu thổ Sông Ấn; bắc và tây bắc là triền núi của dãy Himalaya, Hindu Cúc, đỉnh cao nhất 7.690m; tây và tây nam là núi và cao nguyên; một phần lãnh thổ ở đông nam thuộc sa mạc Tarơ. Khí hậu cận nhiệt đới lục địa. Sông chính: Sông Ấn. Nước nông nghiệp (52% lao động). Bông xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ chính. Giàu khoáng sản than, đồng, vàng và dầu khí. Công nghiệp luyện kim, hóa chất, thực phẩm, dệt, xi măng... GDP 58,668 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 410 USD. Thành viên LHQ (30.9.1947). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 11.1972. LLVT: lực lượng thường trực 620.000 (lục quân 510.000, hải quân 25.000, không quân 45.000...), lực lượng dự bị 513.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 2.357 xe tăng, 1.181 xe thiết giáp chở quân, 1.467 pháo mặt đất, 240 pháo tự hành, 800 tên lửa chống tăng, 725 súng cối, 2.000 pháo phòng không, 1.400 tên lửa phòng không, 122 tên lửa đất đối đất, 10 tàu ngầm, 8 tàu frigat, 5 tàu tên lửa, 3 tàu tuần tiễu, 3 tàu quét mìn, 9 tàu hộ tống, 342 máy bay chiến đấu, 5 máy bay trực thăng vũ trang... Có vũ khí hạt nhân. Căn cứ QS: cảng biển và sân bay quốc tế Carachi. Ngân sách quốc phòng 2,6 tỉ USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 05:56:06 pm »


        PALAO (Cộng hòa Palao; Belu’u er a Belau, A. Republic of Palau), quốc gia thuộc quần đảo Micrônêxia ở tây Thái Bình Dương; đông Philippin 885km, bắc Niu Ghinê 720km. Dt 488 km2; ds 20 nghìn người (2003). Ngôn ngữ: tiếng Palau, tiếng Anh. Tôn giáo: Thiên chúa giáo. Thủ đô: Côro. Chính thể cộng hòa liên minh tự do với Mĩ, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Lãnh thổ gồm khoảng 340 đảo đá san hô và đảo núi lừa. xung quanh có đá ngầm, trai dài bắc - nam 160km, rộng đông - tây 30km. Khí hậu đại dương ẩm, chịu tác động của dòng hải lưu bắc xích đạo, lượng mưa lớn. Sản xuất nông nghiệp và đánh cá là ngành kinh tế chính. Du lịch đang phát triển. Buôn bán thương mại chủ yếu với Mĩ. Xuất khẩu: sản phẩm biển, cùi dừa, hàng thủ công mĩ nghệ. GDP 122 triệu USD (2002), bình quân đầu người 6.280 USD. Thành viên LHQ (15.12.1994).



        PALEXTIN (Falastin; A. Palestine), vùng đất lịch sử ở Tây Á, thuộc khu vực Trung Đông; nằm trên bờ đông nam Địa Trung Hải. giữa Libăng, Xiri, Gioocđani và Ai Cập. Dt 26.000km2. Địa hình chủ yếu là cao nguyên. Ven Địa Trung Hải là dải đồng bằng hẹp, vùng núi trọc Giuđa ở trung tâm, thung lũng sông Gioocđan ở đông bắc, phía nam là sa mạc Nêgêp. Đầu tkl6- 1919 bị đế quốc Ottoman thống trị. 1920-47 là đất ủy trị của Anh. 20.11.1947 Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết chấm dứt quyền ủy trị của Anh, thành lập hai quốc gia độc lập: một của người Arập Palextin, một của người Ixraen; tách Giêruxalem thành đơn vị hành chính do LHQ kiểm soát. Sau khi nhà nước Ixraen thành lập (14.5.1948), nổ ra các cuộc chiến tranh Ixraen - Arập. 1948- 49 Ixraen chiếm hơn 1/2 diện tích lãnh thổ của người Arập Palextin và phần tây Giêruxalem; đuổi hơn 900.000 người P (2 triệu người, 1985) ra khỏi vùng chiếm đóng, nảy sinh vấn đề người tị nạn P. 1967 Ixraen chiếm toàn bộ phần lãnh thổ của người P, phần tây Giêruxalem. bờ tây sông Gioocđan, dải Gada, bán đảo Xinai của Aicập, cao nguyên Gôlan của Xiri. 28.5.1964 Tổ chức giải phóng P (PLO) được thành lập, liên tục đấu tranh giành lại chủ quyền lãnh thổ, được hơn 100 nước công nhận là đại diện của nhân dân P, có cơ quan đại diện ở nhiều nước và tổ chức quốc tế. 15.11.1988 Hội đồng dân tộc P quyết định thành lập Nhà nước P độc lập, lấy Giêruxalem làm thủ đô. Chủ tịch PLO Y. Araphat được bầu làm tổng thống đầu tiên. Lập quan hệ ngoại giao với VN 19.11.1988. Chính quyền Phiện quản lí các vùng tự trị ở dải Gada và tp Giêricô thuộc khu vực bờ tây sông Gioocđan; dt 6.240km2; ds 2,9 triệu người (2000). LLVT: QD giải phóng P (PNLA) gồm 8.000 người, có căn cứ ở các nước Angiêri, Ai Cập, Libăng, Libi, Gioocđani, Xiri, Xuđăng, Yêmen; lực lượng bán vũ trang ở các khu vực tự trị 35.000 người. Trang bị: vũ khí nhẹ, 45 xe thiết giáp chờ quân. 4 máy bay trực thăng. 9.1993 PLO và Ixraen kí tuyên bố chung thỏa thuận các nguyên tắc giải quyết vấn đề P nhưng các cuộc xung đột P - Ixraen vẫn tiếp diễn.



        PAMIA. hệ thống núi và cao nguyên ở Trung Á, phần lớn thuộc Tatgikixtan, một phần thuộc TQ và Apganixtan. Ngọn núi cao nhất 7.597m (ngọn Cônggua ở TQ). Phần phía đông P là hoang mạc và núi cao, các dãy núi đều cao trên 6.000m. Phần phía tây là thảo nguyên, dọc theo các sông là những rừng cây lớn. Khí hậu lục địa núi cao khắc nghiệt, lượng mưa 60-250mm/năm. Đường ranh giới tuyết ở độ cao 4.000- 5.200m. Gần 3.000 sông băng, diện tích đóng băng khoảng 8.400km2; hầu hết sông suối ở P là nguồn của sông Amuađaria. Các hồ: Caracum. Răngcum, Soccum, Dooccum. P là trung tâm du lịch leo núi. Có tuyến đường ô tô Đông P.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 05:57:40 pm »


        PANAMA (Cộng hòa Panama; República de Panamá, A. Republic of Panama), quốc gia ở Trung Mĩ. Dt 75.517km2; ds 2,96 triệu người (2003); chủ yếu người lai. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: 90% đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Panama. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh tối cao các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Lãnh thổ nằm trên eo đất hẹp nối Trung Mĩ với Nam Mĩ. Gần 1/2 diện tích là núi, đỉnh cao nhất 3.475m. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Kênh đào Panama cắt ngang lãnh thổ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Phía bắc và đông là rừng nhiệt đới. Ven biển là các dải đất thấp. Nước nông nghiệp; trồng chuối, cà phê, cam... Nhiều khoáng sản (vàng, sắt, thủy ngân...). Công nghiệp thực phẩm, dệt, đóng giày... GDP 10,171 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.510 USD. Thành viên LHQ (13.11.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 28.5.1975. Không có LLVT, lực lượng bán vũ trang: 11.800 người (11.000 cảnh sát quốc gia, 400 cảnh sát biển, 400 cảnh sát hàng không). Trang bị: 7 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ, 6 máy bay, 21 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 135 triệu USD (2000).



        PAOOEN (A. Colin Luther Powell; s. 1937), chỉ huy lực lượng đa quốc gia trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91). Đại tướng (1989). Năm 1958 tốt nghiệp trường sĩ quan, qua nhiều cấp tham mưu, chỉ huy. Đã hai lần sang VN: lần thứ nhất (1962-63) cố vấn QS cho Quân lực Việt Nam cộng hòa (QĐ Sài Gòn), lần thứ hai (1968-69) sĩ quan tham mưu tiểu đoàn rồi sĩ quan tác chiến Sư đoàn Amêricơn. 1972-89 liên tục làm việc trong các cơ quan chiến lược: nhân viên của Nhà Trắng, trợ lí phân tích tác chiến rồi phụ tá đặc biệt của bộ trưởng BQP, phó cố vấn rồi cố vấn an ninh quốc gia; chủ tịch Hội đồng tham mưu trường liên quân Mĩ hai nhiệm kì (1989-93). Tháng 12.1989 chỉ huy 25.000 quân xâm lược Panama. 1991 chỉ huy lực lượng đa quốc gia trong chiến tranh vùng Vịnh, P được coi như một huyền thoại về QS và Ah của nước Mĩ. Được thưởng 11 huy chương (có 2 huy chương trong thời gian tham chiến ở VN). 1993 nghỉ hưu; 1.2001 bộ trưởng Bộ ngoại giao Mĩ.

        PAPUA NIU GHINÊ (Nhà nước độc lập Papua Niu Ghinê; A. Independent State of Papua New Guinea), quốc gia ở tây nam Thái Bình Dương, thuộc châu Đại Dương. Lãnh thổ gồm: phần đòng đảo Niu Ghinê, quần đảo Bixmắc và phần bắc quần đảo Xôlômông. Dt 462.840km2; ds 5,295 triệu người (2001); phần lớn người Papua, có khoảng 700 bộ tộc khác nhau. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: phần lớn theo tôn giáo cổ truyền. Thủ đô: Pot-Môrixbi. Quốc gia độc lập trong Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: nghị viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Núi cao chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, phía nam lãnh thổ giáp Niu Ghinê là đồng bằng, xung quanh các đảo có nhiều đá ngầm và đảo ngầm san hô. Khí hậu cận xích đạo, lượng mưa 4.000-6.500mm/năm. Thành viên LHQ (10.10.1975). Nước nông nghiệp chậm phát triển, kinh tế phụ thuộc ôxtrâylia. GDP 2,9 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 560 USD. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 30.11.1989. LLVT: lực lượng thường trực 3.100 người (lục quân 2.500, không quân 200, hải quân 400). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 3 súng cối 81 và 120mm. 9 máy bay chiến đấu. 4 tàu tuần tiễu, 2 tàu đổ bộ, 6 máy bay vận tải, 4 máy bay trực thăng... Căn cứ hải quân: Pot Môrixbi. Ngân sách quốc phòng 13 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 05:59:27 pm »


        PARAGOAY (Cộng hòa Paragoay; República del Paraguay, A. Republic of Paraguay), quốc gia ở Nam Mĩ; bắc giáp Bolivia, đông giáp Braxin, tây và nam giáp Achentina. Dt 406.752km2: ds 6,036 triệu người (2003); 74% người lai, 26% người da đỏ, da trắng. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Axunxiôn. Đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, tây và đông bắc là cao nguyên. Khí hậu nhiệt đới. Mạng sông ngòi dày đặc. Các sông chính: Parana, Paragoay, tàu thuyền đi lại được. Rừng chiếm 50% diện tích. Nước nông nghiệp, kinh tế phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. GDP 7,206 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.280 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN 30.5.1995. LLVT: lực lượng thường trực 18.600 người (lục quân 14.900, không quân 1.700, hải quân 2.000), lực lượng dự bị 164.500, lực lượng bán vũ trang 14.800. Tuyển quân theo chế độ động viên. Thời hạn phục vụ 12-24 tháng. Trang bị: 12 xe tăng, 43 xe thiết giáp trinh sát 10 xe thiết giáp chở quân, 41 pháo mặt đất, 80 súng cối 81mm, 60 pháo phòng không, 28 máy bay chiến đấu, 17 máy bay trực thăng, 10 tàu tuần tiễu đường sông, 5 tàu hộ tống... Ngân sách quốc phòng 64 triệu USD (2001).



        PATRIOT (A. Patriot), tổ hợp tên lửa phòng không của Mĩ. Mỗi hệ thống gồm 8 bệ phóng M901, rađa AN/MPQ-53, đài điều khiển hỏa lực AN/MSQ-104, trạm nguồn AN/MSQ-24 có liên hệ chức năng với nhau. Tên lửa P kí hiệu MIM-104, là loại một tầng, nhiên liệu rắn, dài 5,18m, đường kính 0,41 m, sải cánh 0,92m, khối lượng khoảng 700kg, đầu đạn kiểu nổ mảnh (khối lượng 73kg, lắp ngòi nổ vô tuyến M818E1), tốc độ bay lớn nhất M=5, diệt mục tiêu ở cự li tà 3- 160km. độ cao 0,06-24,24km. điều khiển bằng vô tuyến kết hợp tự dẫn rađa bán chủ động. AN/MPQ-53 là rađa mạng pha, đa năng để quan sát, phát hiện, bám mục tiêu và dẫn tên lửa (cùng lúc có thể theo dõi 90-125 mục tiêu và dẫn 9 tên lửa tới các mục tiêu khác nhau). AN/MSQ-104 là máy tính số, tốc độ cao, cùng lúc có thể điều khiển được 16- 32 tên lửa. Thiết bị phóng M901 dạng hòm dài 6,lm, rộng 1,09m, cao 0,99m chứa 4 tên lửa, có góc phương vị 360° và thường phóng với góc tà 38°. Trạm nguồn AN/MSQ-24 có 2 tổ máy phát điện điêzen, công suất mỗi máy 150kW. Hệ thống p có thể bố trí trên 5 xe bánh hơi hoặc trên tàu chiến, P do hãng Raytheon (Mĩ) thiết kế chế tạo từ 1965, bắn thử lần đầu 1970, bắn thử tổng hợp 1975, được đặt tên và cho sản xuất hàng loạt 1976, trang bị 6.1982. Từ 1986 được phát triển để đánh chặn tên lửa đường đạn (chương trình PAC-1 nghiên cứu từ 1988-98). Đến 1994 đã sản xuất 858 bệ phóng với hơn 7.700 tên lừa P; từ 10.1994 đến 1999, sản xuất 1.500 tên lửa. cải tiến 180 bệ phóng. Sừ dụng lần đầu trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991), đạt hiệu quả cao trong việc cản phá các tên lửa Scut của Irắc. P được xuất khẩu và triển khai ở Italia, Tây Đức, Niu Dilân, Nhật, Hàn Quốc...



        PÁC BÓ (Pác Bó), bản thuộc xã Trường Hà, h. Hà Quảng, t. Cao Bằng, tây bắc tx Cao Bằng 60km, cách biên giới Việt - Trung lkm; nơi Nguyễn Ái Quốc (Hố Chí Minh) sống và hoạt động từ khi về nước (28.1.1941) đến 2.1942 và từ 9.1944 đến khi chuyển về Tân Trào (5.1945). Riêng tại hang Cốc Bó (cg hang Pắc Bó), Hồ Chí Minh sống và làm việc từ 8.2.1941 đến cuối 3.1941. Gần hang có núi Nà Táng và Suối Giàng được Hồ Chí Minh đặt tên là núi Các Mác, suối Lênin. Tại lán Khuổi Nậm, cách hang Cốc Bó khoảng lkm, đã diễn ra hội nghị Trung ương VIII (10-19.5.1941) do Hồ Chí Minh chủ trì. 8.2.1970, PB được công nhận là khu di tích lịch sử CM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:00:33 pm »


        PẮC CHUNG HI (1917-79), tổng thống Hàn Quốc (1963- 79). Sinh ở gần Taegu, Hàn Quốc; trung tướng. 16.5.1961 cầm đầu cuộc đảo chính QS lật đổ chính phủ dân sự của tổng thống Yun Posun và thủ tướng Chang Mion. 1963 được bầu làm tổng thống và cầm quyền đến 1979, thời kì Hàn Quốc có những bước phát triển nhanh về kinh tế. Trong thời gian cầm quyền, PCH đã thi hành chế độ độc tài, cầm tù và tra tấn hàng trăm nhân vật đối lập, theo dõi hàng ngàn người khác, kiểm duyệt báo chí, cấm bãi công, đàn áp các cuộc biểu tình của sinh viên, đưa QĐ tham gia chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam VN. 26.10.1979 bị Kim Jae Kĩu, người đứng đầu cơ quan tình báo Hàn Quốc bắn chết do bất đồng về chính trị.

        PERU (Cộng hòa Pêru; República del Peru, A. Republic of Pern), quốc gia ở Nam Mĩ; bắc giáp Êcuađo, Côlômbia, đông giáp Braxin và Bolivia, nam giáp Chile, tây giáp Thái Bình Dương. Dt 1.285.216km2; ds 28.490 triệu người (2003); 50% người lai, 46% người da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Kêchoa. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Lima. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình núi cao, đỉnh cao nhất Oaxcaran 6.768m. Dãy Anđet chạy theo hướng đông bắc - tây nam. chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ; sườn phía đông và lưu vực sông Amadôn là rừng rậm nhiệt đới; ven biển Thái Bình Dương là dải đồng bằng hẹp. Mạng sông ngòi dày đặc. Sông lớn: Amadôn. Hồ lớn: Titicaca. Nước nông nghiệp, có ngành công nghiệp khai khoáng và đánh cá phát triển, kinh tế phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. GDP 54,047 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.050 USD. Thành viên LHQ (31.10.1945). Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN 14.11.1994. LLVT: lực lượng thường trực 110.000 người (lục quân 70.000, không quân 15.000, hải quân 25.000), lực lượng dự bị 188.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 385 xe tăng, 165 xe thiết giáp trinh sát, 276 xe thiết giáp chở quân, 264 pháo mặt đất xe kéo, 24 pháo tự hành, 14 pháo phản lực BM-21, 400 tên lửa chống tăng, 250 pháo phòng không, 450 tên lửa phòng không, 100 máy bay chiến đấu, 6 tàu ngầm, 1 tàu khu trục, 4 tàu frigat, 6 tàu tên lửa, 4 tàu tuần tiễu đường sông, 3 tàu đổ bộ, 9 tàu hộ tống, 123 máy bay chiến đấu, 32 máy bay trực thăng vũ trang, 110 máy bay trực thăng vận tải. Ngân sách quốc phòng 762 triệu USD (2002).



        PÊTANH (P. Philippe Pétain; 1856-1951), thống chế(1918), người đứng đầu chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức trong CTTG-II. Sinh tại miền Đông Bắc nước Pháp. 1878 tốt nghiệp Trường võ bị Xanh Xia. CTTG-I chỉ huy các quân đoàn Pháp đánh thắng quân Đức trong trận Vécđoong (1916), được tặng danh hiệu Ah. 1917-18 đại tướng, tổng tư lệnh QĐ Pháp giành thắng lợi trong chiến tranh. 1934-39 bộ trường Bộ chiến tranh, đại sứ Pháp tại Tây Ban Nha. 6.1940 phát xít Đức tấn công nước Pháp, tiến về Pari, chính phủ Râynô hoảng hốt bỏ chạy về Tua, P được bổ sung vào chính phủ. 16.6.1940 Râynô từ chức, P lên nắm quyền, thành lập chính phủ Visi (chính phủ đóng ở Visi), đã kí hiệp ước đầu hàng phát xít Đức, hợp tác tiến hành chiến tranh chống lại các nước Đồng minh. 8.1945 nước Pháp được giải phóng khỏi phát xít Đức, P bị kết án tử hình, nhưng vì tuổi cao được hạ xuống án tù chung thân, cấm cố trên một đảo nhỏ ở Đại Tây Dương.

        PÊTRÔRA X. S-125 PÊTRÔRA
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:02:21 pm »


        PFIB (perfloizobutin), chất độc ngạt thở có độc tính gấp 10 lần phôtgen. Công thức cấu tạo:



        Ở nhiệt độ thấp là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, nhiệt độ sôi 6,4°c. Sử dụng ở trạng thái khí, gây (trúng) độc qua đường hô hấp. Triệu chứng trúng độc nhẹ: ho, tức ngực, khó thở và sốt cao; trúng độc nặng có thể gây tử vong do phù phổi. PFIB dễ lọt qua tầng hấp phụ của hộp lọc độc (cg chất độc xuyên thấu mặt nạ), nên nhiều loại mặt nạ phòng độc không có khả năng phòng chống. Để chống PFIB phải có tầng hấp phụ tẩm chất xúc tác thích hợp để phân hủy nó thành chất không độc. như ở hộp lọc của mật nạ kiểu lọc E2 (Canada).

        PHA ĐIN, đèo giữa hai tỉnh Sơn La - Lai Châu trên đường 6, tây tx Sơn La 66km, dài 32km (từ km 360 đến km 392), ở độ cao trên l.000m, độ dốc 10%, quanh co, vách taluy cao, vực sâu, nhiều cua hiểm trở, mùa mưa đi lại khó khăn nguy hiểm. Trong KCCP. một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3- 7.5.1954) qua đèo này.

        PHA LŨY X. HỮU NGHỊ QUAN

        PHÀ GIANH, bến phà qua Sông Gianh (địa giới tự nhiên giữa hai huyện Quảng Trạch và Bố Trạch, t. Quảng Bình) ở km 625 QL 1, tây Cảng Gianh 4km. Bến rộng 700-800m, lòng sông sâu, đáy nhiều cát sỏi, mùa mưa nước chảy xiết, khó neo đậu tàu, phà. Bên đậu bằng bê tông rộng 20m. Trong KCCM là trọng điểm giao thông thuộc tứ giác Xuân Sơn, Gianh. Quán Hầu, Long Đại. có 4 phà thường xuyên hoạt động. Bị không quân Mĩ đánh phá ác liệt từ 1965 đến 1972. Nhiều trung đoàn pháo phòng không và tên lửa phòng không của Quân chủng phòng không - không quân và Quân khu 4 đã tham gia chiến đấu bảo vệ PG. Tiêu biểu là Trung đoàn 214 (thời kì Mĩ ném bom hạn chế miền Bắc 31.3-31.10.1968) đã liên tục chiến đấu, bắn rơi trên 60 máy bay Mĩ, được phong tặng danh hiệu đơn vị Ah LLVTND và mang tên “Đoàn Sông Gianh”. 1998 cầu bê tông vĩnh cửu bắc qua Sông Gianh đã hoàn thành, thay thế bến phà cũ.

        PHÀ LONG ĐẠI, bến phà qua sông Long Đại (một nhánh của sông Nhật Lệ) tại km 619 QL 15, thuộc địa phận xã Hiền Ninh, h. Lệ Ninh, t. Quảng Bình, cạnh vị trí cầu Long Đại bị không quân Mĩ đánh sập trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN. Bén rộng khoảng 250m, lòng sông sâu, nhiều cát sỏi, mùa mưa nước chảy xiết. Trong KCCM, PLĐ là một trọng điểm giao thông trên tuyến vận tải QS chiến lược, bị không quân Mĩ thường xuyên đánh phá ác liệt. Lực lượng bảo đảm giao thông bến phà ngày đêm bám phà, bám đường, đảm bảo giao thông Bắc - Nam thông suốt.

        PHÀ TỰ HÀNH, phương tiện vượt sông tự hành gồm xe cơ sở (xe xích hoặc xe bánh lốp) ghép sẵn với các khoang phao, khi vượt chướng ngại nước được triển khai thành phà để chở người và vũ khí. phương tiện kĩ thuật. Mỗi bộ phà có thể gồm một hoặc hai chiếc ghép lại. Bộ đội công binh hiện đang sử dụng PTH bánh xích GSP do LX chế tạo.

        PHÁ GỠ MÌN. tổng thể các biện pháp nhằm làm mất tác dụng hoặc hủy mìn, lượng nổ, đạn hay các vật nổ khác. PGM có thể thực hiện bằng các phương tiện thô sơ, cơ giới (con lăn quét mìn), hoặc phương tiện kích nổ (ống bộc phá. lượng nổ dài...).

        PHÁ HỦY, hoạt động tác chiến dùng hỏa lực, binh lực, các phương tiện khác để làm hư hỏng nặng hoặc hoàn toàn các công trình và các phương tiện kĩ thuật như : đường sá, cầu cống, sân bay, bến cảng, công sự trận địa, SCH, phương tiện thông tin chỉ huy, thông tin dữ liệu, vũ khí, đạn dược, nhiên liệu...

        PHÁ HỦY BÍ MẬT của đặc công, bí mật khắc phục vật cản và hệ thống bảo vệ của địch, đặt mìn (lượng nổ) có ngòi nổ hẹn giờ đánh vào nơi hiểm yếu của mục tiêu; phương pháp tác chiến đặc công cơ bản do tổ, mũi đặc công thực hiện. PHBMcđc có thể kết hợp với tập kích bí mật hoặc tập kích hỏa lực. Được vận dụng rộng rãi và có hiệu quả trong KCCP và KCCM, riêng trong trận Nhà Bè (3.12.1973) đã đốt cháy 140 triệu lít xăng của quân Mĩ.

        PHÁ KHÁM LỚN SÀI GÒN (15.2.1916), biểu tình vũ trang của các tổ chức “hội kín” Nam Kì tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nhằm phá trại giam, giải phóng tù nhân (trong đó có Phan Xích Long, cầm đầu một “hội kín”), thực hiện mục đích “phản Pháp, phục Nam”. 3 giờ ngày 15.2 đoàn biểu tình khoảng 300 người mặc đồng phục có bùa hộ mệnh, mang cờ, giáo, mác, gươm... tập trung ở những nơi quy định, chia thành ba cánh đột nhập vào trung tâm thành phố, tiến công xe ô tô Pháp và xung đột với cảnh sát làm bị thương một quan chức Pháp và 2 cảnh sát. Những người biểu tình vừa tiến vừa hô khẩu hiệu chống Pháp, sau đó theo đường lớn tập trung về cửa khám lớn Sài Gòn và tách một bộ phận (khoảng 60 người) tiến đánh dinh thống đốc Nam Kì. Do có phòng bị từ trước, Pháp huy động QĐ, cảnh sát tới đàn áp, kết hợp với lực lượng canh phòng tại chỗ từ các chòi gác bắn xả vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương, bắt giữ nhiều người khác, buộc số còn lại phải rút lui. PKLSG là đinh cao của phong trào “hội kín” Nam Kì, một trong những phong trào đấu tranh vũ trang rộng lớn của nông dân Nam Bộ chống ách đô hộ của Pháp đầu tk 20.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:03:50 pm »


        PHÁ TỂ TRỪ GIAN, phương thức hoạt động của các LLVT- ND VN phối hợp với các tổ chức bí mật của Đảng, chính quyền, đoàn thể quân chúng và nhân dân địa phương thực hiện ở vùng địch tạm chiếm trong KCCP, bằng cách dùng sức mạnh tổng hợp làm tan rã, sụp đổ bộ máy chính quyền cơ sở nông thôn của địch. Các hình thức PTTG: giáo dục thuyết phục; tổ chức diệt trù các phần tử tề, điệp đầu sỏ gian ác; vũ trang tuyên truyền, tiến công địch ở các làng có tề phản động; phát động quẩn chúng nổi dậy giải tán các ban hội tề, thiết lập chính quyền kháng chiến...; thực hiện những đợt PTTG tập trung đồng loạt ở toàn huyện, toàn tỉnh hoặc toàn miền (đợt tổng PTTG trên 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 12.1948-1.1949, riêng Hà Nội đã phá 631 ban hội tề, bắt 1.429, diệt 64 tề gian ác, bức rút một số đồn bốt). Trong KCCM, hoạt động PTTG được quân dân miền Nam VN kế thừa, phát triển ở trình độ cao hơn với những hình thức, biện pháp phong phú, thúc đẩy phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam VN.

        PHÁ VÂY, hoạt động tác chiến của lực lượng bị vây nhằm phá và thoát khỏi vòng vây của đối phương. Lực lượng PV có thể độc lập đột phá vòng vây hoặc phối hợp với lực lượng đánh từ ngoài vào. Để PV phải xác định hướng PV (chọn nơi bất ngờ đối với quân địch và bảo đảm nhanh chóng hội quân với lực lượng chủ yếu ở bên ngoài), hướng (khu vực) nghi binh; phương pháp và thứ tự PV; lực lượng PV và lực lượng yểm trợ, tổ chức hỏa lực PV; thứ tự đưa bộ đội ra khỏi vòng vây và hiệp đồng với bộ đội đánh từ ngoài vào. PV có thể được pháo binh, không quân và các lực lượng khác chi viện.

        PHAI KHẮT, bản thuộc tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình (nay thuộc xã Tam Kim, h. Nguyên Bình, t. Cao Bằng; nơi có đồn lính Pháp đóng. 25.12.1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lập chiến công đầu tiên, đánh chiếm đồn, bắt hàng 17 lính, bắn chết viên chỉ huy Pháp, thu 17 súng (xt trận Phai Khắt, 25.12.1944).

        PHALĂNG (cổ), đội hình khối của bộ binh nặng cầm giáo (x. hôplit), đứng sát nhau thành hàng ngang và dọc trong QĐ cổ đại (Hi Lạp, La Mã...). Mỗi P có khoảng 8.000-16.000 quân. Khi chiến đấu thường triển khai thành 8-16 hàng ngang, cũng có khi tới 25 hàng ngang; mỗi hàng từ 800-1,000. Đội hình tiến lên cả khối, thường chạy đều lao vào đối phương, P có sức đột kích lớn nhưng kém cơ động. Được áp dụng đầu tiên ở tk 6tcn trong QĐ Hi Lạp cổ đại. Đến tk 4tcn. trước P có bố trí khối bộ binh nhẹ (gọi là pentaxtơ) trên 8.000 quân và hai sườn có kị binh trên 4.000 quân để yểm hộ. P là đội hình chiến đấu đầu tiên được biết đến trong lịch sử.



        PHẠM BÀNH (1825-87), người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-87). Quê làng Tương Xá (nay thuộc xã Hòa Lộc, h. Hậu Lộc. t. Thanh Hóa). 1864 đỗ cử nhân, làm án sát rồi đốc học tỉnh Nghệ An. 1885 khi vua Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương ”, PB bỏ quan về quê mộ binh chống Pháp. 1886 cùng Đinh Công Tráng và các thủ lĩnh khác thống nhất lực lượng và tổ chức kháng chiến ở Thanh Hóa, xây dựng Ba Đình thành căn cứ chính nhằm mưu việc phòng thủ lâu dài. Sau khi căn cứ Ba Đình thất thủ (x. trận Ba Đình, 18.12.1886- 20.1.1887), tiếp đến là căn cứ Mã Cao (2.2.1887), lực lượng khởi nghĩa bị tổn thất nặng và phải phân tán hoạt động. Quân Pháp tăng cường càn quét và dùng mọi thủ đoạn lùng bắt các thù lĩnh còn lại của nghĩa quân, PB tuẫn tiết (11.4.1887).

        PHẠM BINH, quân nhân phạm tội, bị kết án tù và đang thụ án ở trại giam QĐ. PB thường chủ yếu phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân. Khi bị khởi tố, quân nhân bị đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt đảng (nếu là đv ĐCS VN) và tùy theo tính chất, mức độ phạm tội, tòa án QS ngoài việc áp dụng khung hình phạt tương ứng theo luật định còn có thể áp dụng hình phạt tước quyền được phục vụ trong LLVT. Quá trình cải tạo trong trại giam, nếu phấn đấu rèn luyện tốt, PB được giảm án theo chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:06:13 pm »


        PHẠM CỰ LẠNG (Phạm Cự Lượng; ?-?), danh tướng thời Đinh - Tiền Lê. Quê h. Chí Linh, t. Hải Dương, xuất thân từ gia đình quan võ, cùng với anh là Phạm Hạp theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965-67). Năm 980 được cử làm đại tướng trước khi cùng Lê Hoàn đem đại binh đi chống quân xâm lược Tống. PCL suy tôn Lê Hoàn lên ngôi, có công giúp Lê Hoàn đánh thắng quân Tống. Về sau PCL được phong thái úy.

        PHẠM GIA TRIỆU (1918-90), Ah LLVTND (1967). Quê xã Xuân Hồng, h. Xuân Trường, t. Nam Định; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1985), giáo sư, Thầy thuốc nhân dân, chuyên viên đầu ngành về ngoại khoa QĐ; đv ĐCS VN (1950); khi tuyên dương Ah là thượng tá, viện phó Viện quân y 108. Trong KCCP. tham gia cứu chữa nhiều thương binh, bệnh binh trong các chiến dịch Biên Giới, Đường 18, Điện Biên Phủ. 1954-88 viện phó Viện quân y 108. Bảo vệ xuất săc luận án phó tiến sĩ về “lâm sàng và điều trị thần kinh u não thất 4” tại LX (1960). Năm 1961- 66 tổ chức xây dựng khoa phẫu thuật thần kinh và chỉ đạo liên khoa ngoại Viện quân y 108 mổ và điều trị hơn 400 trường hợp (vết thương sọ não, chấn thương sọ, u não, bỏng buốt nặng), cứu sống 80-90% trường hợp; nghiên cứu có kết quả các công trình khoa học về u gai, não thất 4, u huyết quản não, chấn thương sọ não nặng, phương pháp mới về mổ vết thương sọ não, cải tiến phương pháp mổ sọ não mở, chữa viêm mủ não... Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công (hạng nhì. hạng ba)...



        PHẠM HOÀNG (1911-79), tư lệnh đầu tiên Binh chùng công binh. Quê xã Hoàng Diệu, h. Gia Lộc, t. Hải Dương. Nhập ngũ 1948, đại tá (1973); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, 1949-54 cục phó Cục công binh; trung đoàn trường Trung đoàn 151; chủ nhiệm Phòng công binh BTTM. 1955-65 tham mưu trưởng, cục phó rồi cục trưởng Cục công binh BTTM. 5.1965-70 tư lệnh Binh chủng công binh. 4.1970 hiệu trưởng Trường đại học KTQS. 3.1974 làm công tác tổng kết ở BTTM. 12.1977 phụ trách công tác thiết kế xây dựng sân bay Nội Bài. Huân chương: Chiến công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhất...



        PHẠM HỔNG CƯ (Lê Đỗ Nguyên; s. 1926), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1986-90). Quê xã Đông Cương, tp Thanh Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 9.1945, trung tướng (1988); đv ĐCS VN (1947). Năm 1945- 54 trường thành từ đội viên tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu (Hà Nội) đến phó chính ủy Trung đoàn 36; tham gia nhiều chiến dịch trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Năm 1954-56 chính trị viên tiểu đoàn, trường ban tuyên huấn Sư đoàn 308. Năm 1956-59 chính ủy Trung đoàn 36. Năm 1959-70 trưởng phòng tuyên truyền, cục phó Cục tuyên huấn TCCT. 1970-75 phái viên TCCT tại chiến trường B5, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Năm 1974-78 cục trường Cục văn hóa TCCT. 1978-85 phó chính ủy, phó tư lệnh về chính trị, kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 2. Năm 1986-90 phó chú nhiệm TCCT. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba), Chiến thắng hạng nhì...



        PHẠM HỔNG SƠN (Phạm Thành Chính; s. 1923), phó tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Quảng Trị (1972-73). Quê xã Hưng Khánh, h. Hưng Nguyên, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945, trung tướng (1982), giáo sư, tiến sĩ QS; đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng. 1955- 59 tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn. 1964 cục phó Cục khoa học QS, cục trưởng Cục quân huấn BTTM. 1967 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mật trận Tây Nguyên. 1970 cục trưởng Cục quân huấn BTTM; phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận B70. Năm 1971 viện phó Viện khoa học QS. 1972 phó tư lệnh kiêm tham mưu trường Mặt trận Đường 9 - Quảng Trị (B5). Năm 1973-75 viện phó Viện khoa học QS. 1978 viện phó Học viện QS cấp cao. 1.1990 phó viện trưởng Viện chiến lược QS BQP. Huân chương: Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba), Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, 2 Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 06:08:34 pm »


        PHẠM HỒNG THÁI (Phạm Cao Đài; 1893-1924), người thực hiện vụ nổ ở Sa Diện (19.6.1924). Quê xã Hưng Nhân, h. Hưng Nguyên, t. Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình có truyền thông yêu nước (cha tham gia phong trào Văn Thân chống Pháp, 1874), PHT từng làm công nhân (phụ xe, phu mỏ...) ở Vinh, Hải Phòng, Hòn Gai, sớm tiếp cận với tư tưởng CM. Cuối 1923 PHT cùng một số thanh niên yêu nước (Lê Hổng Phong, Lẻ Thiết Hùng...) sang Xiêm (Thái Lan), sau đó qua Quảng Châu (TQ) gia nhập Tâm tâm xã (tổ chức CM của thanh niên VN tại TQ lúc bấy giờ), làm công tác tuyên truyền cổ động tại Thượng Hải, Hương Cảng rồi Đông Kinh (Nhật Bản). Giữa 1924 được Tâm tâm xã giao nhiệm vụ cùng Lê Hồng Sơn ám sát toàn quyền Đông Dương Meclanh khi Meclanh thăm Nhật về dừng tại Quảng Châu (TQ). Đêm 19.6.1924 tại khách sạn Vichtoria (bắc Sa Diện, giáp Quảng Châu, TQ), PHT giả làm phóng viên, ném bom vào bàn tiệc làm 6 quan chức Pháp chết và bị thương nhưng không giết được Meclanh. Bị cảnh binh Pháp truy đuổi ráo riết, PHT nhảy xuống sông Châu Giang hi sinh, thi hài được chính quyền Quảng Châu đưa an táng ở núi Hoàng Hoa Cương, bên cạnh mộ 72 liệt sĩ Trung Hoa trong CM Tân Hợi.

        PHẠM HÙNG (Phạm Văn Thiện; 1912-88), chủ tịch HĐBT nước CHXHCN VN (1987-88). Quê xã Long Phước, h. Long Hồ, t. Vĩnh Long; tham gia CM 1928; đv ĐCS VN (1930). Năm 1928-29 hoạt động trong tổ chức Nam Kì học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. 1930-31 chi ủy xã, huyện ủy, tỉnh ủy viên tỉnh Mĩ Tho, bị thực dân Pháp bắt kết án tử hình, sau hạ xuống chung thân khổ sai, đày ra Côn Đào. Sau CM tháng Tám (1945), ủy viên Xứ ủy Nam Bộ. 1946 ủy viên Xứ ủy lâm thời Nam Bộ. 1951-52 ủy viên BCHTƯ ĐLĐ VN; ủy viên rồi phó bí thư Trung ương cục miền Nam, kiêm bí thư và chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. 1954-55 trưởng đoàn QĐND VN trong Ban liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ; trường phái đoàn QĐND VN bên cạnh ủy ban quốc tế giám sát thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam tại Sài Gòn. 1956-58 trường ban thống nhất trung ương; bộ trưởng Phủ thủ tướng; phó thủ tướng chính phủ VN DCCH. 1967-75 bí thư Trung ương cục miền Nam; chính ủy các LLVT giải phóng miền Nam VN; chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. 1976-80 phó chủ tịch HĐBT nước CHXHCN VN, kiêm bộ trường Bộ nội vụ (nay là Bộ công an). 1987-88 chủ tịch HĐBT nước CHXHCN VN, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa II-VI, bí thư Trung ương Đảng (1958-60), úy viên BCT từ 1956, khóa III-VI. Đại biểu Quốc hội khóa II- III và VI-VIII. Huân chương: Sao vàng...



        PHẠM HỮU THOAN (1941-94), Ah LLVTND (1967). Quê xã Tân Thịnh, h. Nam Trực, t. Nam Định; nhập ngũ 1961, trung tá (1989); đv ĐCS VN từ 1965; khi tuyên dương Ah là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc Đại đội thông tin quân bưu 10. Tiểu đoàn 78, Cục thông tin liên lạc. 1961-66 công tác liên tục ở vùng rừng núi hiểm trở, phục vụ chiến trường miền Tây, đi bộ hàng trăm nghìn kilómét, có tháng đi bộ liên tục 24 ngày qua những vùng địch đánh phá, suối lũ, chuyển công văn tài liệu kịp thời, an toàn; được đồng đội tặng danh hiệu “kiện tướng đi bộ”; có lần bị thương chưa khỏi hẳn đã xung phong làm nhiệm vụ. Trong 5 năm luôn giữ vững đường dây liên lạc giữa hậu phương và tiền tuyến. PHT còn làm tốt công tác dân vận, nói được tiếng địa phương, giúp dân cải tiến canh tác đồng ruộng, cùng tổ quân bưu tăng gia sản xuất, có năm tự túc lương thực được 6 tháng. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba). 1967 được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu và chiếc đồng hồ đeo tay.



        PHẠM KIỆT (Phạm Quang Khanh; 1912-75), đội trưởng đầu tiên Đội du kích Ba Tơ, tư lệnh kiêm chính ủy Lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng, 1961). Quê xã An Phú, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1946, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1931). Năm 1929 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 6.1931 bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, đày đi Buôn Ma Thuột. 1943 được trả tự do, lãnh đạo xây dựng và là đội trưởng đầu tiên Đội du kích Ba Tơ; tham gia lãnh đạo khỏi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945), chỉ huy đánh chiếm đồn Ba Tơ, đồn Ghilăngsơ, khu Nước Lá. 8.1945 ủy viên ủy ban khởi nghĩa, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Ngãi. 1946 đại đoàn trưởng Đại đoàn 31, thuộc Khu 5. Năm 1953-60 cục phó, rồi cục trưởng Cục bảo vệ TCCT. 1961 tư lệnh kiêm chính ủy, bí thư đảng ủy lực lượng công an nhân dân vũ trang. 1971 ủy viên đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN. Đại biểu Quốc hội khóa III. IV. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất...


Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM