Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:53:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: O Ô  (Đọc 1417 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:44:03 am »


        O-1A, máy bay trinh sát và liên lạc tầm gần được trang bị cho lục quân Mĩ từ 1950, sau đó được dùng cho không quân. Đã sản xuất hơn 3.000 chiếc và xuất khẩu sang các nước Áo, Pháp, Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản... Các biến thể của O-1A: O-1B. O-1 C, O-1E, O-1F, O-1G. Một số tính năng của O-1A: kíp bay 2 người; 1 động cơ pittông; dài 7,86m; cao 2,23m; sải cánh 10,97m; khối lượng rỗng 754kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 1.089kg; tốc độ bay lớn nhất 185km/h; trần bay 5.640m; tầm bay 850km. bán kính hoạt động 150km. Vũ khí trang bị: súng máy 12,7mm, súng phóng đạn khói hoặc đạn cối. Trong chiến tranh VN, Mĩ dùng O-1A để quan sát và chỉ điểm cho các loại máy bay khác đánh phá mục tiêu, khi cần thiết dùng súng máy 12,7mm hoặc đạn cối để trực tiếp đánh phá. Cg L-19.

        OA KHOÁT ĐÀI (H. Wokuotai, Ogodei, Nguyên Thái Tông; 1186-1241), đại hãn thứ hai đế quốc Mông cổ (1229-41), con ưai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn. 1211 cùng anh trai là Sa Khơ Đài đánh nước Kim (miền Bắc TQ), chiếm hơn 20 châu huyện thuộc Vân Nội, vùng đông và tây Thái Hàng. 1219 theo Thành Cát Tư Hãn tiến đánh Caniaônxki (nay thuộc nước Cộng hòa Tuôcmênixtan), đánh tới sông Inđu mới quay trở về; được thụ phong ở vùng phía đông hồ Baican, đặt thủ phủ ở h. Ngạch Mẫn (Tân Cương). 1227 theo Thành Cát Tư Hãn đi đánh nhà Tây Hạ. 1229 được hội nghị quý tộc thị tộc Curuntai bầu làm đại hãn, đặt kinh đô ở Hòa Lâm (tây nam thủ đô Ulan Bato ngày nay), tiếp tục những cuộc chiến tranh chinh phục các nước. 1230-34 diệt nước Kim, xâm chiếm Cao Li (Triều Tiên) và đánh chiếm Nam Tống. Tiếp đó chuyển quân sang phía tây, đánh phá các thành thị miền Trung và Nam nước Nga, tiến sâu vào Trung Âu tới Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, rồi rút quân về chiếm đóng vùng thảo nguyên miền Nam nước Nga. Xây dựng kinh đỏ mới ở Caracôrum (Trung Á), tích cực xây dựng thành lũy, củng cố đế chế. 1241 chết đột ngột.

        OALAI (A. Walleye), bom có điêu khiển kiểu liệng đầu tiên của Mĩ. Gồm: thân, phần chiến đấu loại mảnh - phá, cánh nâng, cánh lái khí động, hệ thống điều khiển, đầu tự dẫn, ngòi nổ. Có hai thế hệ: Oalai-1 kí hiệu Mk-1 Mod O dài 3,44m, đường kính 0,38m, sải cánh 1,14m, khối lượng 500kg, phần chiến đấu 385kg (chứa 182kg thuốc nổ), đầu tự dẫn vô tuyến truyền hình hoặc lade bán chủ động, tầm liệng 25km, độ cao ném 2.000-9.000m, sai số ưúng đích 5m. Oalai-2 có hai kiểu: Mk-5 Mod 4 và Mk-13 Mod 0. Dài 4,04m, đường kính 0,45m, sải cánh l,3m (Mk-5) và l,73m (Mk-l-3), khối lượng 1.100kg, phần chiến đấu 907kg (chứa 430kg thuốc nổ), hệ dẫn bằng lệnh - vô tuyến truyền hình, tầm liệng 40km (Mk-5) và 65km (Mk-13), độ cao ném dưới 9.000m, sai số trúng đích 5m. O được Mĩ nghiên cứu, chế tạo từ những năm 60 tk 20, đưa vào trang bị từ 1966 (Mk-1), 1973 (Mk-5), 1975 (Mk-13). Oalai-1 đã được không quân Mĩ dùng đánh cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) VN (1972) và sử dụng phổ biến trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91).

        OASINHTƠN (A. George Washington; 1732-99), tổng thống đầu tiên của nước Mĩ (1789-97), tổng tư lệnh và trực tiếp chỉ huy QĐ thuộc địa chiến đấu chống quân Anh (1775- 83), người có tư tưởng tiến bộ trong chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1775-83). Sinh ở bang Vơginia. 1756 chỉ huy QĐ thuộc địa vùng Vơginia, đại biểu vùng Vơginia tại Đại hội lục địa Bắc Mĩ lần thứ nhất (1774) và lần thứ hai (1775), được bầu làm tổng tư lệnh, O đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn và kết thúc chiến tranh bằng trận Iooctao (1781). Năm 1787 chủ tọa hội nghị soạn thảo hiến pháp liên bang. 1789 thành lập chính phủ đầu tiên của Mĩ. Thủ đô Mĩ mang tên O.

        OATECLÔ. thị trấn ở phía bắc q. Oalôn (Wallonne, Bì); nam trung tâm Brucxen 15km. 18.6.1815 tại O diễn ra trận đánh lớn giữa 72.000 quân Pháp của Napôlêông 1 với 130.000 quân của liên minh Anh - Phổ - Hà Lan, dẫn đến kết thúc các cuộc chiến tranh Napôléông (1799-1815), (xt trận Oateclô, 18.6.1815).

        OATƠGHÊT (A. Watergate), vụ đặt thiết bị nghe trộm bí mật tại trụ sở ĐDC trong tòa nhà Oatơghêt ở thủ đô Oasinhtơn (Mĩ) do ĐCH tiến hành, liên quan đến chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của Nichxơn 1972 (dẫn tới việc Nichxơn bị mất chức tổng thống 1974). Vụ việc bắt đầu từ 17.6.1972 khi 5 người đột nhập vào trụ sở ĐDC bị bắt và phát hiện họ có liên quan đến ủy ban vận động tái cử tổng thống (CREEP). Các phóng viên báo “Bưu điện Oasinhtơn” tiến hành điều tra và từng bước tìm ra mối liên hệ của Nichxơn với vụ O. 17.5.1973 ủy ban đặc biệt của Thượng viện Mĩ mở phiên điều trần đầu tiên. 24-30.7.1974, ủy ban pháp luật Hạ viện Mĩ ba lần biểu quyết đòi truy tố và yêu cầu Nichxơn phải nộp các băng ghi âm bí mật. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, 9.8.1974 Nichxơn buộc phải từ chức (trước đó, nhiều quan chức Nhà Trắng có liên quan đã xin từ chức), phó tổng thống Giêron Pho lên thay. 8.9.1974 Pho ra lệnh ân xá cho Nichxơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:45:20 am »


        OETMOLEN (A. William Childs Westmoreland; s. 1914), tư lệnh quân Mĩ ở miền Nam VN (1964-68). Đại tướng. Tham gia CTTG-II, chiến tranh xâm lược Triều Tiên; 1953 thiếu tướng. 1960 viện trưởng Học viện QS Oet Pointơ. 1963 phó tư lệnh quân Mĩ ở miền Nam VN. 1964 o tích cực thực hiện chủ trương chuyển từ chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến lược chiến tranh cục bộ, đưa lính Mĩ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam VN. O đề xướng kế hoạch chiến lược (x. kế hoạch Oetmolen). 1966-67 O đã chỉ huy hàng loạt chiến dịch đánh vào Chiến khu C (Tây Ninh), Chiến khu D (Đóng Nam Bộ), khu tam giác sắt (bắc Sài Gòn), tuyên bố “đến giữa 1967 Việt cộng sẽ bị đánh gẫy xương sống”. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam VN, O đã đề nghị tổng thống Mĩ cho dùng bom nguyên tử chiến thuật ở Khe Sanh. 3.1968 bị cách chức và phải ra điều trần trước quốc hội Mĩ. Là viên tướng chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc chỉ huy quân Mĩ xâm lược VN và về những thất bại của Mĩ ở VN. 1968-72 tham mưu trường lục quân Mĩ. Nghỉ hưu (1972). Tác giả hồi kí: "Tường trình của một quân nhân” (1976).

        OOCMUT (P. Ormuz), eo biển nối vịnh Pecxich với vịnh Oman của biển Arập. Dài 195km, rộng 54-116km, sâu 27- 229m. Cảng và căn cứ hải quân của Iran; Banđa Apbaxơ. Eo biển O có tầm quan trọng quốc tế, các nước Vùng Vịnh xuất khẩu hàng năm hơn 1 tỉ tấn dầu qua O.

        OV-1O. máy bay trinh sát vũ trang nhiều tác dụng, hai động cơ tuabin cánh quạt, do hãng Rôcoen Intơnâysơnơn Bròncô cua Mĩ chế tạo. Mẫu đầu tiên bay thử 16.7.1965. Có các mẫu OV- 10A, OV-IOB. OV-IOC. OV-10D, OV-IOE. OV-10F. Dài 12,67m. cao 4,62m, sải cánh 12,20m, khối lượng rỗng 3.161kg, khối lượng lớn nhất 6.563kg, tốc độ lớn nhất 452km/h (trung bình 260km/h), kíp bay 2 người, trần bay thực tế 4.000m, tầm hoạt động (tùy theo trọng tải) 960-2.300km. Có thể mang pháo 20mm M97, súng máy 7,62mm M60, tên lửa Xaiuyndơ, bom CBU-55, rôckét, đạn khói, cháy, pháo sáng,... với khối lượng vũ khí tối đa 1.633kg. OV-1O có trong trang bị QĐ Mĩ, Thái Lan. Inđônêxia... Đã dùng ở chiến trường VN, Lào (từ 1966) để trinh sát, chỉ điểm, bán phá, vận tải...; chiếc đầu tiên bị bắn rơi trên miền Bắc VN là OV-1OA tại Vĩnh Linh (3.11.1967). Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991) được trang bị rađa APR-39 (hoặc APR-39A). bộ rải nhiễu thụ động ALE- 39, máy chiếu xạ mục tiêu bằng lade... dùng để trinh sát và kiểm soát hỏa lực pháo binh trong mọi thời tiết.



        Ô DIÊN, nơi Lí Phật Tử đóng đô (557-571) (nay thuộc xã Đại Mỗ, h. Từ Liêm, Hà Nội). Khi từ động Dã Nãng (Lào) kéo quân về đánh nhau với Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) không phân thắng bại, Lí Phật Tử xin giảng hòa, đóng đô ở Ô D. Nhưng sau đó bội ước, đánh úp Triệu Việt Vương, cướp quyền, tự lập làm vua, xưng Hậu Lí Nam Đế.

        Ô ĐANIEN (A. John w. O’Daniel; 1894-1975), tướng Mĩ thứ ba làm trưởng đoàn cố vấn và viện ượ QS Mĩ (MAAG) ở Đông Dương (1954-55). Từng tham gia CTTG-II và chiến tranh Triều Tiên. 1952-53 nhiều lần sang Đông Dương nắm tình hình để vừa giúp Pháp, vừa chuẩn bị cho sự can thiệp QS của Mĩ vào VN sau này; người đặc trách theo dõi và báo cáo cho tổng thống Mĩ về tình hình và triển vọng cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Trước khi đứng đầu MAAG (12.4.1954), ÔĐ là trung tướng tư lệnh lục quân Mĩ ở Thái Bình Dương. Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, ÔĐ là một trong những nhân vật chủ chốt ép Pháp chuyển giao cho Mĩ việc huấn luyện và ủng hộ QS cho miền Nam VN. ÔĐ tìm cách gạt ảnh hưởng của Pháp ở VN (loại dần các tướng thân Pháp). Sau khi về nước (11.1955), tham gia sáng lập “Hội những người bạn Mĩ của VN” để ủng hộ Ngô Đình Diệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:46:17 am »


        Ô MÃ NHI (H. Wumar, Omar; 7-1289), tướng Nguyên -  Mông hai lần xâm lược Đại Việt (1285 và 1287-88). Lần đầu chỉ huy quân thủy đánh thắng quân Trần ở Bình Than, hỗ trợ cho đại quân của Thoát Hoan đánh chiếm Vạn Kiếp, các tuyến phòng thủ Sông Đuống, Sông Hồng, vào kinh thành Thăng Long, truy đuổi vua Trần. Sau được Thoát Hoan điều vào tăng viện cho cánh quân Toa Đô ở Thanh Hóa. 24.6.1285 cùng Toa Đô đưa binh thuyền từ Thanh Hóa ra sống Thiên Mạc (khúc Sông Hồng ở Khoái Châu, t. Hưng Yên). Thất bại ở Tây Kết, Toa Đô bị giết, ÔMN trốn thoát ra biển. Hai năm sau lại theo Thoát Hoan xâm lược Đại Việt. 12.1287 chỉ huy quân thủy đánh vào Vạn Ninh, An Bang theo sông Bạch Đằng phối hợp cùng đại quân của Thoát Hoan đánh chiếm Vạn Kiếp. 1.1288 đánh phủ Long Hưng (Đỏng Hưng, Thái Binh), đào bới lăng mộ nhà Trần để trả thù cho thất bại lần trước. 2.1288 đánh Yên Hưng (Quảng Ninh). 3.1288 đem quân thủy đi đón đội thuyền lương, bị đánh thiệt hại nặng ở Đại Bàng (Hải Phòng). Trên đường rút chạy về nước, bị đánh bại trong trận Bạch Đằng 9.4.1288 và bị bắt sống cùng với phó đô đốc Phàn Tiếp.

        Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, quá trình biến đổi các nhân tố sinh thái (đặc tính vật lí, nhiệt, sinh học...) của môi trường tự nhiên, trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những yếu tố có hại cho sự tồn tại an toàn và phát triển của con người và thế giới sinh vật nói chung. Nguyên nhàn chủ yếu của ÔNMT là việc tạo ra các chất thải, đặc biệt là chất thải độc hại, trong các hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tái. khai thác tài nguyên thiên nhiên...) và đời sống của con người (đặc biệt là ở các khu dân cư tập trung). Do sự tuần hoàn của môi trường nước và khí quyển cũng như sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng rãi. ÔNMT không chi tác hại trực tiếp tại nơi có các yếu tố phát sinh, mà còn gây ảnh hường trong những phạm vi không gian rộng lớn. Việc kiểm soát và xử lí ÔNMT là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt mang tính toàn cầu.

        Ô TÔ BỌC GIÁP. xe thiết giáp chiến đấu bánh lốp. chế tạo trên cơ sở toàn bộ hệ khung gầm hoặc các cụm, hệ thống chủ yếu của ô tô. ÔTBG chế tạo theo phương pháp ghép các tấm giáp có độ dày không lớn (thường cỡ 10-12mm) lên một kết cấu ô tô thông dụng có sẵn. Được chế tạo từ đầu tk 20 và sử dụng rộng rãi trong CTTG-I và CTTG-II. thường dùng làm nhiệm vụ vận chuyển bộ binh, trinh sát, cảnh giới chiến đấu, thông tin liên lạc, lắp đặt các hệ thống vũ khí khác nhau. ÔTBG hiện đại có thể được trang bị pháo 20-90mm và một số súng máy, có vỏ giáp chống được đạn súng bộ binh, tốc độ lớn nhất 90-100km/h. kíp xe 3-4 người, dùng làm phương tiện chống tăng. Hiện nay thuật ngữ ÔTBG rất ít dùng, người ta thường dùng các tên gọi riêng để chi từng loại xe cụ thể (như xe thiết giáp vận tải, xe trinh sát - tuần tiễu...), cg ô tô bọc thép.

        Ô TÔ QUÂN SỰ, ô tô có khả năng thông qua cao, được chế tạo theo các yêu cầu chiến thuật, kĩ thuật và kinh tế của LLVT, dùng để chuyên chở bộ đội, vũ khí, trang bị QS, các loại hàng hóa quân dụng, kéo rơmoóc và sơ mi rơmoóc. Theo công dụng, có: ô tô vận tải và ô tô chuyên dùng. Tất cả các cầu của ÔTQS thường là chủ động. ÔTQS chủ yếu dùng động cơ đốt trong kiểu pittông. đặc biệt là động cơ điêzen bốn kì; có hệ thống tự động điều chỉnh áp suất hơi lốp. hệ thống trợ lực tay lái bằng thủy lực và phanh thủy lực hoặc khí nén đến tất cả các bánh xe, trang bị tời kéo, các hộp trích công suất cho các thiết bị chuyên dùng.

        ÔĐETXA, thành phố cảng của Ucraina trên bờ tây bắc Biển Đen, ds khoảng 1 triệu người. Công nghiệp chế tạo máy (máy cái, cần trục, thiết bị điện lạnh, máy nông nghiệp...), lọc dầu, hóa dầu, thực phẩm, công nghiệp nhẹ. 14 trường đại học. Ô được xây dựng 1793 tại địa điểm của một pháo đài. Tên gọi Ô chính thức có từ 1795. Trong CTTG-II, từ 5.8 đến 16.10.1941 QĐ LX và nhân dân ô đã đánh trả quyết liệt cuộc tiến công của quân Đức xâm lược. 10.1941-4.1944, Ô bị quân Đức chiếm đóng. 10.4.1944 các đơn vị của Phương diện quân Ucraina 3 đã giải phóng Ô. Thành phố Ah (1965).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:48:16 am »


        ÔHAIÔ, lớp tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược của Mĩ gồm 18 chiếc mang số hiệu từ SSBN 726 đến 743. Có 14 chiếc hạ thủy 1979-92 và 4 chiếc hạ thủy 1996; hiện 18 chiếc đang hoạt động trong lực lượng hải quân Mĩ (2001). Lượng choán nước: 16.600t (nổi), 18.750t (ngầm). Kích thước: 170,7xl2,8xll,lm. Một lò phản ứng hạt nhân (có lượng nhiên liệu nạp một lần dùng được 9 năm), 2 tuabin tổng công suất 44,8MW (60.000cv), 1 động cơ phụ 242kW (325cv), 1 chân vịt, tốc độ đi ngầm: hơn 20 hải lí/h (37km/h), lặn sâu: 300m. Quân số 155 (có 14-15 sĩ quan). Trang bị vũ khí: 8 tàu SSBN 726-733 có 24 tên lửa đường đạn Traiđơn-1 (tầm phóng 7.400km, sai số trúng đích 450m, mang 6-8 đầu đạn nhiệt hạch có thể tự tìm mục tiêu, mỗi đầu l00kt), từ tàu SSBN 734 trở đi có 24 tên lửa đường đạn Traiđơn-II (tầm phóng 12.000km, sai số trúng đích 90m, mang 12 đầu đạn nhiệt hạch tự tìm mục tiêu, mỗi đầu 150kt hoặc 7 đầu đạn nhiệt hạch, mỗi đầu 300-475kt); 4 ống phóng ngư lôi 533mm kiểu Mk48, dẫn bằng dây hoặc tự dẫn, có tầm hoạt động 50km với tốc độ 40 hải lí/h (74km/h) hoặc 38km với tốc độ 55 hải lí/h (102km/h), đầu nổ 267kg, độ sâu sử dụng tới 900m; 8 ống phóng ngư lôi mỗi bẫy. Các tàu SSBN 726-733 thuộc biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương, SSBN 734-737 thuộc biên chế của Hạm đội Đại Táy Dương.



        ÔKINAOA, đảo lớn nhất trong quần đào Riukiu ở Nhật Bản; dt 1.254km2; ds 1,1 triệu người (2001). Trung tâm hành chính: Naha. Địa hình phần lớn bằng phẳng, ở trung tâm có núi Ionaha cao 1.998m. Bờ biển chia cắt. Khí hậu á nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa 1.300-2.000mm/năm, thường xuyên có bão lớn. 1945-72 Ô do Mĩ quản lí, là căn cứ QS chủ yếu của Mĩ ở tây Thái Bình Dương. Gồm 54 căn cứ QS, kho vũ khí, trường bắn, chiếm hơn 12% diện tích Ô. Các căn cứ QS chính: Cadena, Naha, Kempơ Batlơ, Kempơ Hansơn.

        ÔLIMPIA (Hi Lạp: Olympia), thành phố cổ, trung tâm tôn giáo của Hi Lạp cổ đại ở phía tây bán đảo Pelôpônnexơ, miền Nam Hi Lạp. Ở đây có đền thờ Thần Dớt, sân vận động thi đấu thể thao (chạy, quyền anh, đấu vật) và trường đua ngựa, xe ngựa, nơi diễn ra đại hội thể thao Ôlimpic đầu tiên; đồng thời là trung tâm nghệ thuật quan trọng nhất của Hi Lạp cổ đại. Quần thể kiến trúc được xây dựng từ tk 7 đến tk 4tcn. Năm 426 bị đốt cháy theo lệnh của hoàng đế La Mã Phêôđôxia II. Các công trình kiến trúc và tượng đài còn sót lại bị các trận động đất năm 522 và 551 phá hủy toàn bộ. Sau này khi khai quật tìm thấy 130 pho tượng, 13 nghìn hiện vật bằng đồng, 10 nghìn văn bia.

        ÔMAN (Vương quốc hồi giáo Ôman; Saltanat Uman, A. Sultanate of Oman), quốc gia ở Trung Cận Đông, đông nam bán đảo Arập; tây giáp Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Arập Xêut, tây nam giáp Yemen. Dt 309.500km2; ds 2,81 triệu người (2003); 90% người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Maxcat. Chính thể quân chú chuyên chế, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là quốc vương, không có đảng phái chính trị. Phần lớn lãnh thổ là núi, đỉnh cao nhất 3.353m. Khí hậu nhiệt đới. Sông thường xuyên không có nước. Ngành kinh tế chủ yếu: khai thác dầu mỏ và khí đốt (chiếm 80% GDP). GDP 19,826 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 8.230 USD. Thành viên LHQ (7.10.1971), Phong trào không liên kết, Liên minh các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN 9.6.1992. LLVT: lực lượng thường trực 41.700 người (lục quân 25.000, không quân 4.200, hải quân 4.200, cảnh vệ hoàng gia 6.400...), lực lượng bán vũ trang 4.400. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 154 xe tăng, 50 xe thiết giáp trinh sát, 189 xe thiết giáp chở quân, 182 pháo mặt đất, 89 súng cối, 48 tên lửa chống tăng, 26 pháo phòng không, 48 tên lửa phòng không, 40 máy bay chiến đấu, 4 tàu tên lửa, 7 tàu tuần tiễu loại nhỏ, 1 tàu đổ bộ, 4 tàu hộ tống... Ngân sách quốc phòng 2,4 tỉ USD (2001).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:49:22 am »


        ÔMINATÔ, hải cảng, căn cứ hải quân Nhật Bản trên bán đảo Simôkita ở phía bắc đảo Hônsu, trên bờ bắc vịnh Ôminatô (phần đông bắc vịnh Mutxu). Vị trí: 41°15’ vĩ bắc, 141°10’ kinh đông. Là căn cứ trọng yếu khống chế eo biển Tsuganu giữa đảo Hônsu và đảo Hôccaiđô, đảm bảo chi viện cho các hoạt động tác chiến tại khu vực phía bắc biển Nhật Bản. Phần lớn vùng nước tự nhiên của vịnh có độ sâu 6-8m, đảm bảo cho các loại tàu đến cỡ tàu khu trục ra vào. Bến ngoài có độ sâu 10-30m, cho phép mọi loại tàu chiến vào neo đậu. ở Ô có bộ chỉ huy căn cứ, BTL hạm đội địa phương Ô, xưởng sửa chữa tàu với 3 triền đá, đốc cạn, đốc nổi. Cảng ô nằm ở phía bắc căn cứ hải quân, chiều dài chính diện l,5km, sâu l,5-8m.

        ÔNG ÍCH KHIÊM (Mục Chi; 1831-84), võ tướng triều Nguyễn, đời vua Tự Đức. Quê làng Phong Lệ, h. Diên Phước (nay thuộc xã Hòa Xuân, h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng). 15 tuổi đỗ cử nhân, 16 tuổi làm huấn đạo ở Thanh Hóa. 1852 tri huyện Kim Thành (t. Hải Dương), sau bị cách chức do tính khí khẳng khái, cương trực, rồi được thu dụng làm võ quan tới chức tiễu phủ sứ, có công dẹp yên giặc cướp và nhiều cuộc nổi loạn chống triều đình ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn. Khi Pháp tiến công cửa biển Thuận An (1883), ÔIK được giao việc phòng giữ kinh thành Huế. Là người có tinh thần kháng Pháp và chống lại tư tưởng đầu hàng của triều đình nên bị buộc tội và đày vào Bình Thuận rồi mất tại đó.

        ÔNG KẸO (Ông Ngọc; 7-1907), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa của người Lào Thơng (Nam Lào) chống thực dân Pháp (1901- 07). Dân tộc Nghé, quê Chà Bản, h. Thateng, t. Xarayan (Nam Lào). 1901 ÔK tập hợp những người yêu nước với trang bị vũ khí thô sơ, xây dưng căn cứ ở Bản Toọc (h. Sê Công). 1901-05 chỉ huy nghĩa quân liên tục chiến đấu gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Các trận Thateng (4.1901), đồn Côngcơtu (5.1901), Noọng Núc Khiêu (11.1905) đã gây tiếng vang lớn, đưa phong trào đấu tranh lan rộng ra các tỉnh Nam Lào. Thực dân Pháp phải điều hàng nghìn quân, có pháo binh và máy bay yểm trợ, càn quét nhiều lần, không dập tắt được cuộc khởi nghĩa, phải lập mưu thương lượng nhằm ám sát thủ lĩnh của nghĩa quân. 13.10.1907 ÔK bị công sứ Pháp Phenle dùng súng ngắn bắn chết khi đang thương lượng. Sự nghiệp của ÔK được Commađam kế tục (xt khởi nghĩa Ông Kẹo - Commadam, 1901-37).

        ỐNG DẪN LỬA, bộ phận của ngòi và đạn dùng để truyền tia lửa từ hạt lửa hoặc liều thuốc cháy đến kíp nổ hay các liều thuốc cháy khác. Có dạng hình ống, bằng kim loại, thân có nhiều lỗ thoát lửa, chứa thuốc cháy hoặc không chứa thuốc cháy. Được sử dụng trong các loại ngòi (truyền tia lửa từ hạt lửa đến kíp nổ hoặc các liều giữ chậm, liều tăng lửa, liều tự hủy...) và trong các loại đạn (truyền tia lửa từ hạt lửa hoặc bộ lừa đến các liều phóng).

        ỐNG NHÒM, dụng cụ quang học cầm tay hoặc đặt trên giá (loại có độ phóng đại lớn) để quan sát các vật ở xa. ÔN thường có hai loại: loại một ống kính (sử dụng rộng rãi vào tk 17-19) và phổ biến là loại hai ống kính ghép song song, có thể điều chỉnh khoảng cách nhờ khớp bản lể. ÔN QS thường là loại có độ phóng đại trung bình (6-15 lần), có vạch chia để đo góc (chính xác đến 2-3 li giác) và đo cự li (khi biết trước kích thước của mục tiêu). Có loại ÔN có thể thay đổi độ phóng đại trong một giới hạn rộng (4-20 lần hoặc hơn). Gần đây còn có ÔN hồng ngoại và ÔN vi quang (khuếch đại ánh sáng mờ) để quan sát ban đêm (xt khí tài hồng ngoại và khí tài khuếch đại ánh sáng mờ). Để nâng cao khả năng quan sát từ trên các phương tiện cơ động nhanh, có loại ÔN ổn định (nhờ hệ thống con quay).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:50:19 am »


        ÔXACA, thành phố lớn thứ hai (sau Tôkiô), cảng, căn cứ hải quân Nhật Bản ở đông nam đảo Hônsu. Ds hơn 2,62 triệu người (2003). Công nghiệp luyện kim đen và màu, chế tạo máy, hóa chất, thủy tinh, công nghiệp nhẹ. Hai trường đại học tổng hợp. Diện tích vùng nước của cảng và căn cứ hải quân hơn 5km2, chiều dài toàn bộ các cầu cảng hơn 25km, sâu 10-12m. Có xưởng sửa chữa tàu, đảm bảo sửa chữa được tàu các loại. Lượng vận chuyển hàng 84,9 triệu tấn/năm. Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Mĩ thường ghé vào căn cứ Ô.

        ÔXÔVET, thành phố ở đông bắc Ba Lan, nơi có hệ thống công trình phòng thủ, lớn nhất là pháo đài trên cửa sông Bôbrơ, được xây dựng 1882-87 để bảo vệ đầu mối đường sắt Bêlôxki và hướng tác chiến Bret - Litôp. Đầu CTTG-II, tuyến phòng thủ Ô được củng cố và tăng cường hệ thống công sự kiên cố và dã chiến trên chính diện 60km, sâu 15km. Dựa vào các công trình phòng thủ, 12.2-22.8.1915 các đơn vị đồn trú bảo vệ pháo đài và Sư đoàn bộ binh 57 Nga đánh bại nhiều đợt tiến công của Tập đoàn quân 8 Đức. Hệ thống công trình phòng ngự Ô được các nước châu Âu lúc đó coi là hệ thống công trình phòng thủ khu vực vững chắc và mẫu mực, được tiếp tục sử dụng trong những năm 1920-40.

        ÔXTRÂYLIA (Liên bang Ồxtrâylia; A. Commonwealth of Australia), quốc gia ở Nam Bán Cầu, gồm đại lục Ồxtrâylia và một số đảo nhỏ. Dt 7.741.220km2 (dt đại lục 7.682.000km2); ds 19,73 triệu người (2003); 95% người da trắng, 5% người châu Á và thổ dân. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Canbera. Nhà nước liên bang thuộc Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ, đứng đầu là thủ tướng do toàn quyền bổ nhiệm. Lãnh thổ dài 4.100km (đông tây), rộng 3.200km (bắc nam). Bờ biển phía bắc và đông giáp Thái Bình Dương; phía tây và nam giáp Ấn Độ Dương. Phía đông là vùng núi, đỉnh cao nhất (Côxiuxcơ) 2.228m, dọc bờ biển đỏng bắc là dải đá ngầm dài 2.300km: trung tâm là đồng bằng, sa mạc và thảo nguyên; phía tây là cao nguyên, độ cao 400-600m. Khí hậu cận xích đạo ở phía bấc, cận nhiệt đới ở phía nam, nhiệt đới ở miền trung; lượng mưa không đáng kể, sông ngòi ít nước. Các sông chính: Mơrây (2.589km), Đaling (2.739km), Lachlan (2.388km), Phlinđơ (837km). Nước cổng nông nghiệp phát triển. Công nghiệp: khai khoáng, điện tử, luyện kim, chế tạo máy, lọc dầu... Xuất khẩu than, dầu mỏ, khí đốt,... chiếm 30% GDP. Khoảng 2/3 sản phẩm nông nghiệp do chăn nuôi. Thương mại, du lịch phát triển. GDP 368,726 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 19.020 USD. Thành viên LHQ (1.11.1945), Khối liên hiệp Anh, ANZUS (Liên minh Ôxtrâylia, Niu Diỉân và Mĩ)... Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 26.2.1973. LLVT: lực lượng thường trực 50.920 người (lục quân 25.150. hải quân 12.570, không quân 13.200), lực lượng dự bị 20.300. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 71 xe tăng, 364 xe thiết giáp chở quân. 385 pháo mặt đất, 18 tên lửa phòng không, 17 tên lửa phòng không vác vai. 6 tàu ngầm, 9 tàu frigat. 3 tàu đổ bộ. 11 tàu hộ tống, 15 tàu tuần tiễu, 5 tàu quét mìn, 156 máy bay chiến đấu (F-111, A/F-18A, PC-9A), 104 máy bay trực thăng vũ trang... Căn cứ hải quân: Xitni. Kem. Đacuyn. Ađêlaiđơ... Ngân sách quốc phòng 7,6 tỉ USD (2002).

 
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:58:39 pm »

     
HẾT O Ô
Logged

Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM