Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:16:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7080 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:38:05 am »


        NỘI CHIẾN TÂY BAN NHA (1936-39), nội chiến do lực lượng phát xít Tây Ban Nha và phát xít Đức - Ý gây ra nhằm xóa bỏ nền cộng hòa mới được thành lập (2.1936) ở Tây Ban Nha. Mở đầu bằng cuộc binh biến 17-18.6.1936 của các phần tử phát xít trong QĐ Tây Ban Nha trên quần đảo Canari và ở Marốc (thuộc địa của Tây Ban Nha) do tướng Phrăngcô (toàn quyền Canari) cầm đầu rồi mau chóng lan về chính quốc. Lợi dụng chính sách “không can thiệp” của Anh, Pháp, Mĩ, phát xít Đức - Ý đã đưa 300.000 quân can thiệp trực tiếp vào Tây Ban Nha. kết hợp với lực lượng phản CM của đội quân thứ năm. đánh chiếm thành phố cảng Bacxelôna (26.1.1939) và thủ đô Mađrit (28.3.1939). Lực lượng bảo vệ nền cộng hòa tuy được LX và phong trào quốc tế từ 54 nước với 35.000 quân tinh nguyện giúp đỡ, phối hợp chiến đấu, nhưng vẫn bị thất bại. Chế độ phát xít của tướng Phrăngcô được thiết lập ở Tây Ban Nha (3.1939).

        NỘI CHIẾN TRỊNH - NGUYỄN (1627-72), nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến VN thời Hậu Lê (họ Trịnh ở phía bắc với họ Nguyễn ở phía nam). Sau nội chiến Lê - Mạc (1527-92), họ Trịnh lấn át vua Lê, nắm thực quyển triều chính. Trong khi đó ở phía nam họ Nguyễn cũng ngầm tăng cường thế lực, chiếm cứ vùng Thuận - Quảng (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam) chống lại chính quyền Lê -  Trịnh, dẫn tới cuộc xung đột vũ trang kéo dài gần nửa thế kỉ, bắt đầu từ 1627 khi họ Trịnh lấy danh nghĩa triều đình đem quân vào Lũy Thày (Quảng Bình) đánh dẹp họ Nguyễn. Vùng Bô Chính (Hà Tĩnh. Quảng Bình) và nam Nghệ An trở thành chiến trường chủ yếu của cuộc xung đột. Sau bảy đợt giao tranh lớn (1627, 1633, 1643, 1654, 1655, 1661 và 1672) gây nhiều tổn thất cho cả hai bên, không phân thắng bại, đến cuối 1672 nội chiến chấm dứt bằng việc tạm thời chia đôi đất nước, lấy Sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến: phía bắc thuộc họ Trịnh gọi là Đàng Ngoài, phía nam thuộc họ Nguyễn gọi là Đàng Trong. NCT-N phản ánh xu hướng phân tán cát cứ, khi chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở VN đã suy yếu. không còn đủ sức thống nhất và lãnh đạo đất nước.

        NỘI CHIẾN VÀ CHỐNG CAN THIỆP Ở NGA (1918- 20), chiến tranh CM của giai cấp còng nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của ĐCS chống các thế lực thù địch trong nước (tư sản, địa chủ, quan lại, sĩ quan QĐ Nga hoàng, phú nông, dân Côdắc giàu có) và sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (Anh. Pháp, Mĩ. Nhật, Thổ Nhĩ Kì, Ba Lan...). Sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thành công, lực lượng phản CM Nga được các nước đế quốc ủng hộ, giúp đỡ nổi dậy ở nhiều nơi nhằm lật đổ chính quyền Xô viết. Đến hè 1918, Cộng hòa xô viết Nga đã mất 3/4 lãnh thổ và bị quân can thiệp nước ngoài bao vây (4.1918 Nhật đưa quân chiếm Vlađivôxtôc; 6.1918 quân Anh đổ bộ vào Muốcmanxcơ...). Đối phó lại tình hình, ĐCS do Lênin đứng đầu tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp bảo vệ thành quả CM: thành lập hồng quân công nông (1.1918), kí hòa ước Bret - Litôp (3.1918), áp dụng chính sách “cộng sản thời chiến” (11.1918)... Từ cuối 1918 QĐ của chính quyền Xô viết bắt đầu phản công trên khắp các mặt trận và liên tiếp giành thắng lợi: hè 1919 đập tan quân Cônsac ở mặt trận phía Đông (x. chiến dịch Buguruxlan, 28.4-13.5.1919; chiến dịch Bêlêbây, 15-19.5.1919; chiến dịch Upha, 25.5-19.6.1919); cuối 1919 đầu 1920 tiêu diệt quân Đênikin và Iuđênich ở mặt trận phía Bắc và phía Nam; cuối 1920 đánh bại quân Ba Lan và quân Vranghen ở mặt trận phía Tây, buộc QĐ nước ngoài phải rút khỏi lãnh thổ nước Nga Xô viết (riêng Vlađivôxtôc đến 10.1922 mới được giải phóng khỏi tay Nhật). Thắng lợi của NCVCCTCM đã bảo vệ và củng cố nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới; trong thời gian nội chiến, đã xây dựng được QĐ kiểu mới của công nông, thiết lập chế độ lãnh đạo chính trị - QS thống nhất và đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học và nghệ thuật QS Xô viết.

        NỘI CÔNG NGOẠI KÍCH, tác chiến tiến công kết hợp giữa lực lượng đánh từ bên trong với lực lượng tiến công từ bên ngoài. Lực lượng đánh từ bên trong có thể là lực lượng tại chỗ, lực lượng đối phương làm nội ứng cho bén tiến công, cũng có thể là một bộ phận lực lượng tiến công luồn vào trong chiều sâu phòng ngự của địch và hiệp đồng tác chiến theo kế hoạch với lực lượng bên ngoài. Cg nội ngoại giáp công.

        NỘI KHOA DÃ CHIẾN, chuyên ngành y học QS nghiên cứu nguyên nhân bệnh sinh, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh nội khoa và các bệnh nghề nghiệp phát sinh trong môi trường hoạt động luyện tập và chiến đấu của LLVT, đặc biệt là các tổn thương đơn thuần và hỗn hợp do vũ khí hủy diệt lớn gây nên. NKDC nghiên cứu tổ chức việc cứu chữa nội khoa theo tuyến từ tuyến đầu về tới hậu phương và giám định bệnh tật cho thương binh, bệnh binh trong chiến tranh.

        NỘI NGOẠI GIÁP CÔNG nh NỘI CÔNG NGOẠI KÍCH

        NỘI PHAO nh THUẬT PHÓNG TRONG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:39:12 am »


        NỘI THỦY. vùng nước nằm phía trong đường cơ sở (dùng để tính chiều rộng của lãnh hải) của quốc gia ven biển; bộ phận cấu thành lãnh thổ, thuộc chủ quyền của một quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên toàn bộ NT của mình. Chế độ pháp lí của NT do quốc gia có NT quy định; mọi tàu, thuyền, phương tiện bay của nước ngoài đi lại trong NT và vùng trời trên đó đều phải tuân thủ các quy định này. NT của nước CHXHCN VN bao gồm: vùng nước nằm phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa của VN; vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các vùng nước lịch sử, các vùng nước thuộc VN ở khu vực biên giới. Quy chế pháp lí của NT VN tuân theo pháp luật VN và các điều ước quốc tế liên quan mà VN tham gia.

        NÔNG ĐỨC MẠNH (s. 1940), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (từ 4.2001). Dân tộc Tày, quê xã Cường Lợi. h. Na Rì. t. Bắc Kạn; tham gia CM 1958; dv ĐCS VN (1963). Năm 1958- 61 học Trường trung cấp nông - lâm trung ương (Hà Nội). 1962-65 công nhân lâm nghiệp, kĩ thuật viên điểu tra rừng, đội phó đội khai thác gỗ Lâm trường Bạch Thông, Ti lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn. 1966-71 học tại Học viện lâm nghiệp Lêningrat (LX). 1972-74 phó ban thanh tra Ti lâm nghiệp rồi giám đốc Lâm trường Phú Lương, t. Bắc Thái. 1974-76 học tại Trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). 1976-80 tỉnh ủy viên, phó trưởng ti rồi trưởng ti lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. 1980-83 tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tinh Bấc Thái. 1984 phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Thái. 11.1986 bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái. 8.1989 trường ban dân tộc trung ương rồi phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. 1992-2001 chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN VN. 4.2001 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI IX (dự khuyết 1986-2.1989), ủy viên BCT khóa VII-IX (1.1998- 4.2001 ủy viên thường vụ BCT). Đại biểu Quốc hội khóa vIII-XI



        NÔNG TRƯỜNG QUÂN ĐỘI, cơ sở sản xuất nông nghiệp tập trung trên quy mô, diện tích lớn do QĐ quản lí. Có thể chuyên trồng cây lương thực, cây công nghiệp; kết hợp trổng cây lương thực với một số cây công nghiệp hoặc đặc sản lâu năm hay hàng năm như cao su, cà phê, chè, cam, dứa...; hoặc chuyên về chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước ngọt...; nhằm đáp ứng một phần nhu cầu lương thực thực phẩm cho QĐ và thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng. Các NTQĐ đầu tiên được thành lập theo Quyết định số 236/QĐ1 ngày 26.1.1957 của chủ nhiệm TCHC và do Cục nông binh quản lí là Nông trường An Khánh (xã An Khánh, h. Hoài Đức, t. Hà Đông nay là t. Hà Tây), Nông trường Rịa (đường 59, thuộc h. Nho Quan, t. Ninh Binh) và Nông trường Ba Vì (Mỏ Chén, h. Ba Vì, t. Hà Tây). Hiện nay, NTQĐ do các quân khu. binh đoàn quản lí, chỉ đạo sản xuất.

        NỒNG ĐỘ VÀ MẬT ĐỘ NHIẺM ĐỘC, những đại lượng để đánh giá định lượng mức độ nhiễm độc, được xác định bàng lượng chất độc có trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích của khu vực bị nhiễm. Nồng độ nhiễm độc kí hiệu là C, tính bằng mg/1 hoặc g/m3 và dùng đánh giá mức nhiễm độc với không khí hoặc chất lỏng. Phân biệt các loại nồng độ nhiễm độc: nồng độ cho phép (không gây bất kì tổn thương nào khi không sử dụng khí tài đề phòng); nồng độ tối thiểu, kí hiệu Cmin (bắt đầu gây tác hại với người như: hắt hơi, chảy nước mắt, da tấy đỏ, thu nhỏ con ngươi mắt...); nồng độ mất sức chiến đấu, kí hiệu IC (gây tác hại cục bộ với cơ thể người, làm mất sức chiến đấu tạm thời) thường dùng IC100 và IC50 (gây mất sức chiến đấu 100% hoặc 50% số người bị nhiễm); nồng độ tử vong, kí hiệu LC (gây chết người, thường dùng LC100 và LC50); nồng độ cực đại, kí hiệu Cmax (lớn nhất đạt được nhờ bay hơi ở nhiệt độ xác định). Mật độ nhiễm độc kí hiệu là d, tính bằng mg/m2, g/m2, mg/cm2, g/cm2, kg/ha,... dùng đánh giá mức nhiễm độc địa hình, bề mặt bị nhiễm khác. NĐVMĐNĐ cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm đối với sinh lực hoạt động trên khu vực bị nhiễm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:40:07 am »


        NƠ TRANG LONG (Pu Trang Lơng; 1870-1935), thủ lĩnh khởi nghĩa chống Pháp lớn nhất tại cao nguyên Mơ Nông (1912-35). Dân tộc Mơ Nông (gốc bộ lạc Biệt), quê buồn Pu Pan (bắc cao nguyên Mơ Nông, Đắc Lắc); tù trường có uy tín lớn trong vùng. 1909 cùng các tù trường và già làng các dân tộc khác quyết định xây dựng căn cứ chống Pháp tại thung lũng rừng già Bu Siết. 1912 phát động khởi nghĩa với lực lượng ban đầu 150-170 tay súng; được nhân dân trong vùng ủng hộ, lực lượng nghĩa quân lên tới khoảng 5.000 người. Với vũ khí tự tạo và súng đạn lấy được của quân Pháp, nghĩa quân NTL liên tiếp đánh quân Pháp (x. khởi nghĩa Nơ Trang Lơng, 1912-35), gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất buộc quân Pháp phải rút khỏi cao nguyên Mơ Nông. 1930-35 đích thân toàn quyền Pháp Paxkiê và tổng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương Biỏt vạch kế hoạch, huy động lực lượng lớn, có pháo binh và máy bay ném bom yểm hộ, càn quét dài ngày mới đánh bại được nghĩa quân. 5.1935 NTL bị bắt và 23.5.1935 bị thực dân Pháp sát hại.

        NƠI HIỂM YẾU, khu vực mục tiêu hoặc mục tiêu có tầm quan trọng sống còn, ảnh hưởng lớn đến quá trình tác chiến, nếu bị đánh thì toàn bộ thế trận sẽ bị rung chuyển. NHY thường là SCH, khu vực dự trữ phương tiện vật chất, trung tâm thông tin, địa hình khống chế, hoặc khu vực mà từ đó phát triển tiến công cồ điều kiện phá tung thế trận của đối phương. Vd: Đống Đa với tập đoàn lực lượng của Sầm Nghi Đống là NHY của thế trận quân Thanh xâm lược VN 1789, đồi AI là NHY trong thể trận phòng ngự của quân Pháp ở Điện Biên Phủ 1954. Trong tiến công nếu đánh trúng NHY của đối phương thì dễ làm cho đối phương hoang mang, dao động, khả năng chông cự bị suy giảm, tạo điều kiện phát triển tiến công thuận lợi, nhanh chóng đập tan phòng ngự của đối phương ; trong phòng ngự nếu bảo vệ, giữ vững dược NHY thì sẽ bảo đảm được tính vũng chắc của phòng ngự, tạo điều kiện đánh lui cuộc tiến công của đối phương.

        NƠI TIẾP GIÁP, nơi tiếp xúc hoặc khoảng cách ở bên sườn giữa các liên binh đoàn (binh đoàn, binh đội, phân đội) ở cạnh nhau trong bố trí chiến dịch (đội hình chiến đấu). NTG thường là nơi quân địch hay lợi dụng để tiến công. Khi chuẩn bị và thực hành tác chiến, người chỉ huy và cơ quan tham mưu khi xác định giới tuyến chiến đấu, phải quy định rõ đơn vị bảo đảm tiếp giáp, dự kiến những tình huống có thể xảy ra ở NTG để có những biện pháp bảo đảm cần thiết.

        NSA (vt từ A. National Security Agency- Cơ quan an ninh quốc gia Mĩ), cơ quan tình báo điện từ chiến lược trực thuộc BQP (Mĩ), chuyên tiến hành các hoạt động tình báo vô tuyến điện trên quy mô toàn thế giới và điều phối, chỉ đạo, thực hiện các biện pháp mật mã cho chính phủ. Thành lập 4.11.1952. Trụ sờ tại Phot Mit bang Merilan. Có nhiệm vụ: chặn thu và giải mã các thông tin đối phương; soạn thảo mật mã và bảo đảm bí mật, an toàn cho các bộ mã, khóa mã đang sử dụng; bảo mật điện tử, bao đảm an ninh tin học và thông tin; tiến hành phản gián điện từ. Có các cục: tình báo điện đài và kĩ thuật điện đài; cơ yếu; kĩ thuật điện từ - viễn thông; nghiên cứu khoa học và thử nghiệm; lưu trữ; kế hoạch, hành chính. Có nhiều trạm thu phát cố định và lưu động, các trung tâm vô tuyến và định vị ở nhiều nước trên thế giới và trong vũ trụ; chi phí hàng chục tỉ USD một năm. Trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN (1954-75), NSA có trung tâm vô tuyến ở Phú Bài. Plây Cu, Đà Nẵng, núi Bà Đen...

        NỤ XÒE, phương tiện gây cháy chứa hỗn hợp nhạy cháy dưới tác dụng của ma sát tạo tia lửa, đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp nổ. Gồm: vỏ bảo vệ, ống hỗn hợp mồi (nhạy với ma sát) và dây giật, vỏ bảo vệ bằng kim loại, chất dẻo hoặc giấy ép; một đầu lắp dây cháy, đầu kia có lỗ nhỏ luồn dây giật. Ống chứa hỗn hợp mồi đặt trong vỏ bảo vệ (hỗn hợp mồi gồm: thủy ngân phunminát (Hg(ONC)2), kali clorat (KClO3), ăngtimoan sunphua (Sp2S3) và bột thủy tinh). Dây giật làm bằng kim loại (đồng hoặc thép), một đầu được xoắn dạng ruột gà hoặc dạng sóng đặt trong hỗn hợp mồi, đầu kia luồn qua vỏ bảo vệ buộc vào vòng giật hoặc chốt giật.

        NÚI ĐANH (Núi Đinh), dãy núi nhỏ ở bắc tx Vĩnh Yên, t. Vĩnh Phúc 5km, bên đường 23 từ tx Vĩnh Yên đi thị trấn Tam Đảo, nằm giữa xã Kim Long, h. Tam Dương và phường Liên Bào, tx Vĩnh Yên. Dài 2km,/rộng lkm, đỉnh cao nhất 210m, địa hình chủ yếu là núi trọc. Có vị trí quan trọng, án ngữ phía bắc tx Vĩnh Yên. 1.1951 các điểm cao trên NĐ bị Pháp đánh chiếm khi tổ chức cuộc hành quân giải tỏa tx Vĩnh Yên đang bị các lực lượng QĐND VN bao vây trong đợt 2 chiến dịch Trần Hưng Đạo. 16.1.1951 Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 tổ chức nhiều đợt tiến công đánh chiếm NĐ không thành công, diệt nhiều địch, song cũng bị thương vong lớn (xt trận Núi Đanh. 16.1.1951).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:41:16 am »


        NÚI LỬA, kiến tạo địa chất hình thành do hiện tượng vật chất bị nung chảy tạo thành các lò macma sâu trong lòng đất, qua các khe và vết nứt phun lên bể mặt Trái Đất. Theo hình thái cấu tạo, có: NL dạng khe và NL dạng trung tâm. Theo trạng thái hoạt động, có: NL đang hoạt động (thường xuyên hoặc theo chu kì), NL ngừng hoạt động và NL đã tắt. NL thường tồn tại dưới dạng các ngọn núi riêng biệt do dung nham và tro nguội dần hóa rắn tạo thành, trên đỉnh có miệng hình phễu, dung nham phun lên. Tùy theo trạng thái bề mặt địa hình, dung nham tạo thành dòng chảy hay lớp phủ; các dung nham axit quánh khó chảy có thể bít miệng NL, tạo áp suất lớn gây nổ và phun lên cao. NL hoạt động dưới đáy đại dương tạo thành núi ngầm hay đảo núi lửa. NL hoạt động thường gây động đất và nhiều biến đổi môi trường khác. Hiện trên Trái Đất có khoảng 850 NL đang hoạt động, phần lớn (khoảng 400) nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, kéo dài dọc bờ tây châu Mĩ (từ đảo Đất Lửa đến bán đảo Alaxca), qua các quần đảo Alêut, Nhật Bản, Philippin, Xôngđa đến Niu Ailen. Ngoài ra khu vực Địa Trung Hải và trên đảo Aixlen... cũng có nhiều NL đang hoạt động.

        NÚI QUYẾT (Dũng Quyết), núi trên bờ bắc Sông Lam, gần cảng Bến Thủy, thuộc phường Trung Đô, đông nam tp Vinh, t. Nghệ An. Cao 102m, dài 1,200m, là điểm cao hiểm yếu, án ngữ tuyến đường bộ Bắc - Nam, đường thủy từ biển vào theo đường Sông Lam. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Trịnh Ninh đóng quân ở NQ để kháng cự với quân chúa Nguyễn (hiện còn dấu vết thành và hào ở góc tây nam), nhân dân địa phương thường gọi là Rú Quyết hay lũy Ông Ninh. Sườn phía tây bắc còn di tích Phượng Hoàng Trung Đô của vua Quang Trung. Trong phong trào Xó viết Nghệ Tĩnh (1930), lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm được cắm trên đỉnh NQ.

        NÚI SÁNG (Núi Lang), vùng núi bên tả ngạn Sông Lô, thuộc các xã Đồng Quế, Lãng Công, h. Lập Thạch, t. Vĩnh Phúc; nơi nghĩa quân Hoàng Hoa Thám rút về lập căn cứ sau khi bị Pháp tiến công, truy quét mạnh ở Yên Thế. Rộng khoảng 30km, đỉnh cao nhất 664m, cách thị trấn Xuân Hoà, huyện lị h. Lập Thạch 7km về phía tây bắc. Dựa vào địa thế hiểm trở, nghĩa quân đã xây dựng một hệ thống công sự phòng ngự liên hoàn vững chắc (xt trận Núi Sáng, 5.10.1909).

        NÚI THÀNH, núi ở thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa, h. Núi Thành, t. Quảng Nam. Dài 1.250m, rộng 600m, gồm hai mỏm, mỏm phía đông cao 50m, mỏm phía tây cao 49m, cây cối lúp xúp. 26.5.1965 Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam tập kích đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ chốt giữ NT. BỊ đánh bất ngờ, quân Mĩ hoảng loạn chống trả yếu ớt, sau 30 phút, đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ bị diệt gọn. Là trận thí điểm đánh Mĩ đầu tiên do 1 đại đội bộ đội địa phương tiến hành thắng lợi, mở ra khả năng đánh tiêu diệt của QGPMN VN. Khẩu hiệu “tìm Mĩ mà diệt, gặp Mĩ là đánh’’ trong KCCM ra đời từ đây (xt trận Núi Thành, 26.5.1965).

        NÚT VẬT CẢN, khu vực địa hình hiểm yếu trên bộ hoặc dưới nước được bố trí (xây dựng) với số lượng tập trung cao, các loại vật cản nổ kết hợp chặt chẽ với vật cản không nổ và các công trình phá hoại nhằm ngăn chặn cơ động, sát thương sinh lực và phá hủy binh khí kĩ thuật của địch. NVC thường được thiết lập ở các đầu mối giao thông, các đoạn đường hiểm yếu... trong chiều sâu phòng ngự chiến thuật và chiến dịch.

        NỬA THUỘC ĐỊA, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia độc lập trên danh nghĩa, còn trong thực tế phụ thuộc nhiều mặt vào chính quốc, hình thức thuộc địa kiểu mới nửa cuối tk 20. Nguyên nhân hình thành NTĐ: do cách mạng xã hội ở các thuộc địa không triệt để; các cường quốc TBCN chuyển sang thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc, duy trì sự bóc lột và ảnh hưởng của chính quốc đối với thuộc địa.

        NƯỚC NẶNG, một dạng của nước (công thức HDO hoặc D20), trong đó một hoặc cả hai nguyên tử hiđrô trong phân tử được thay thế bằng đồng vị nặng là đơteri. NN có trong tự nhiên và được phát hiện 1932. Tính chất vật lí của NN khác so với nước thường, khối lượng riêng của NN tăng 10,77%, độ nhớt tàng 23,2% (ở 25°C), nhưng độ hòa tan của các chất trong NN giảm, về tính chất hóa học, NN cơ bản không khác nước thường mặc dù quá trình sinh học các cơ thể sống trong NN diễn biến chậm hơn. NN được dùng làm chất giữ chậm nơtrôn trong các lò phản ứng hạt nhân và tải nhiệt cho các phản ứng nhiệt hạch...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:41:57 am »


        NƯỚC NGA KIEP , quốc gia tiền phong kiến ở Đông Âu tk 9 - đầu tk 12, hình thành do sự thống nhất các bộ tộc đông Xlavơ. Lãnh thổ trải rộng từ biển Bantich ở phía bắc đến Biển Đen ở phía nam và từ dãy Cacpat ở phía tây tới lưu vực sông Ôca, thượng lưu sông Vônga ở phía đông; thủ đô: Kiep. Từ tk 10 đến giữa tk 11 hình thành phương thức sản xuất phong kiến, các nghề thủ công, nông nghiệp, chăn nuôi phát triển. Thiết lập quan hệ với các dân tộc tây Xlavơ, nam Xlavơ, với Bidăngtin, Tây Âu, các dân tộc ở Capcadơ và Trung Á. Lực lượng QĐ 40-50 nghìn người, gồm các đội quân của quân vương Kiep, các lãnh chúa, các đội dân binh của nông dân, thợ thủ công. Có hạm đội chiến thuyền hàng nghìn chiếc. Từ tk 11 phát huy mạnh vai trở của kị binh. Trong tác chiến, nguyên tắc bất ngờ được sử dụng rộng rãi, thực hành các cuộc hành binh hỗn hợp từ xa. Đội hình chiến đấu từ dạng dàn hàng ngang thành tường chấn sang đội hình có chính diện và chiều sâu. Cuối tk 11 bị suy yếu dần, 1132 tan rã.

        NƯỚC NGẦM, nước tồn tại trong các lớp đất đá nằm sâu trong lòng đất. Nước trong đất đá xốp còn gọi là NN castơ. Dưới tác dụng của trọng lực, NN chảv từ cao xuống thấp, tạo thành các mạch nước và thường hòa tan các hợp chất (chủ yếu là các muối và khí) có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, làm thay đổi thành phần, tính chất, màu sắc, mùi vị... Khi tỉ lệ các chất hòa tan đáng kể, NN được gọi là nước khoáng. Tùy theo đặc tính chất lượng, NN có thể được sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp, y tế (nước khoáng, nước nóng). NN dùng cho sinh hoạt là loại nước ngọt đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh (chất lượng tốt, không chứa các chất độc và vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người). Tổng khối lượng NN trên Trái Đất hiộn có khoảng 60 triệu km3, là bộ phận quan trọng trong nguồn dự trữ nước và một tài nguyên quý của Trái Đất. Lượng NN tiêu thụ được khôi phục lại trong quá trình tuần hoàn nước của tự nhiên.

        NƯỚC TRUNG LẬP, quốc gia có chủ quyển thực hiện chính sách đối ngoại trung lập (không tham gia các cuộc xung đột vũ trang và các khối hay liên minh QS - chính trị). Đặc trưng của NTL: chỉ tham chiến khi phải tự vệ; không kí hoặc tham gia các điều ước quốc tế dẫn tới xung đột vũ trang; không cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện chiến tranh, cố vấn QS cho các bên tham chiến; không cho phép các bên tham chiến tuyển mộ nhân viên QS, lập các căn cứ QS, hậu cần trên lãnh thổ của mình; không giúp đỡ các bên tham chiến tiến hành chiến tranh dưới bất kì hình thức nào khác. Có nhiều dạng NTL: trung lập vĩnh viễn (Thụy Sĩ, Áo, được hợp thức hóa theo thủ tục quốc tế); trung lập theo hiệp định, trung lập truyền thống (Thụy Điển đã tuân thủ lời tuyên bố trung lập của mình trong một thời gian dài).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:59:03 pm »

     
HẾT N
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM