Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:10:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7087 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:27:40 am »


        NIGIÊ**, sông ở Tây Phi. dài 4.180km, diện tích lưu vực 2.092.000kirr, bắt nguồn từ cao nguyên Lêôn - Liberia, chảy qua lãnh thổ Mali, Nigiê, Nigiêria, đổ ra vịnh Ghinê (thuộc Đại Tây Dương), tạo thành châu thổ dt 24.000km2. Những nhánh sông chính: Milo, Bani, Xôcoto, Cađuna, Bênue. Khi sông nhánh Bênue hợp lưu với N, lòng sông rộng tới 3km, sâu tới 20m. Nước lũ vào tháng 6-9. Nước lũ lần hai ở hạ lưu vào tháng 2-4. Có hai đập nước (Bamaco, Xanxanđinga), nhà máy thùy điện. Tàu bè đi lại được từng đoạn với tổng chiều dài 750km.

        NIGIÊRIA (Cộng hòa liên bang Nigiêria; A. Federal Republic of Nigeria), quốc gia ở Tây Phi. Dt 923.768km-; ds 133,88 triệu người (2003); gồm trên 250 dân tộc và bộ tộc khác nhau. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: 50% đạo Hồi dòng Sunni, 35% đạo Thiên Chúa. Thù đô Abugia. Chính thể cộng hòa liên bang; đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng liên bang (quốc hội). Các bang có chính quyền riêng. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên (cao 350-600m), ven biển là đồng bằng rộng 20-200km, bờ biển thấp. Phía đông là núi cao tới 2.000m. Khí hậu cận xích đạo, ẩm, ven biển khí hậu xích đạo; nhiệt độ cao. Hệ thống sông ngòi dày đặc, sông lớn: Nigiê. Rừng nhiệt đới ở phía nam. Giàu khoáng sản: bôxít, sắt, than đá, mănggan, dầu khí... Nước nông nghiệp; công nghiệp: khai khoáng, đánh cá, chế biến thực phẩm phát triển. Tư bản nước ngoài có vai trò lớn trong nền kinh tế. GDP 41,373 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 320 USD. Thành viên LHQ (18.9.1962). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 15.5.1976. LLVT: lực lượng thường trực 78.500 người (lục quân 62.000. hải quân 7.000, không quân 9.500). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 350 xe tăng, 382 xe thiết giáp trinh sát, 457 pháo mặt đất, 330 súng cối, 100 pháo phòng không, 164 tên lửa phòng không, 1 tàu frigat, 3 tàu tên lửa, 2 tàu khu trục, 5 tàu hộ tống, 2 tàu quét mìn, 1 tàu đổ bộ, 91 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 340 triệu USD (2000).



        NIMIT (A. Nimitz), 1) tàu sân bay nguyên tử Mĩ, số hiệu CVN-68, hạ thủy 13.5.1972, đưa vào trang bị 3.5.1975. Lượng choán nước 72.916t (chở đầy 91.487t). Kích thước: 332,9x40,8xll,3m (đường băng: 332,9x76,8m). Thiết bị động lực: hai lò phản ứng hạt nhân, 4 tổ hợp tuabin, tổng công suất 195MW (260.000cv), 4 động cơ điêzen tổng công suất 8.000kW (10.700cv), 4 chân vịt. Tốc độ trên 30 hải lí/h. Quân số 6.054: của tàu 3.184 (203 sĩ quan), của không đoàn 2.800 (366 sĩ quan), SCH 70 (25 sĩ quan). Chở 80-90 máy bay, gồm: 20 F-14, 20 F/A-18, 6 EA-6B, 20 A-6E (có một số KA-6D tiếp dầu), 5 E-2C, 5 đến 10 S-3A/B, 6 đến 8 máy bay trực thăng SH-36 hoặc SH-60F. Trang bị vũ khí: 3 bệ X 8 rãnh phóng tên lửa phòng không Xi Xperâu (tầm bắn 14,6km, tốc độ M 2,5, đầu đạn 30kg, tự dẫn rađa bán chủ động), 4 pháo X 6 nòng Vuncan Phalanxơ cỡ 20mm, tầm bắn l,5km, tốc độ bắn 3.000 phát/ph; 2) lớp tàu sân bay nguyên tử hiện đại nhất của Mĩ, gồm các tàu Nimit (CVN-68), Đoai Đâyvit Aixenhao (CVN-69), Cac Uynxon (CVN-70), Têôđo Rudơven (CVN- 71), Abraham Lincôn (CVN-72), Gioocgiơ Oasinhtơn (CVN- 73), Giôn Xtennit (CVN-74, hạ thủy 3.1994) và Iunaitit Xtêt (CVN-75, hạ thủy 3.1996).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:28:50 am »


        NINH BÌNH, tinh ở nam đồng bằng Bắc Bộ; bắc giáp Hòa Bình. Hà Nam, đông và đồng nam giáp Nam Định, nam giáp Biển Đông, tây và tây nam giáp Thanh Hóa. Dt 1.381,89km2; ds 0,906 triệu người (2003); người Kinh chiếm 98,37%. Nguyên là trấn Ninh Binh, 1831 đổi thành tỉnh. 12.1975 sáp nhập với Nam Hà thành t. Hà Nam Ninh, 12.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Ninh Bình. Địa hình đa dạng: đồng bằng, đồi núi phân bố rải rác xen kẽ, thấp dấn từ tây bắc xuống đông nam, khoảng 80% diện tích tự nhiên là đồng bằng; 20% rừng núi, tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc, các dãy núi cao: Da Ngựa, Tam Điệp. Khu vực giáp Hòa Bình và Thanh Hóa là rừng quốc gia Cúc Phương, dt 25.000ha. Bờ biển dài 18km. Khí hậu nhiệt đới. nhiệt độ trung bình trong năm 23,5°C, lượng mưa 1.500- 2.000mm/năm. Là tỉnh nông nghiệp, có thế mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, trồng các loại cây công nghiệp: lạc, cà phê, cây ăn quả. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 470,8 nghìn tấn (lúa 455,9 nghìn tấn). Công nghiệp: điện năng, cơ khí, vật liệu xây dựng... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 631,8 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, 10, 12A, 12B; đường sắt Bắc - Nam; đường thủy theo Sóng Đáy, Hoàng Long, Sóng Bôi, sông Nho Quan. Sông Đằng, Sông Vác và hệ thống các sông nhỏ khác. 10.2000 LLVTND NB được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND. Di tích lịch sử: cố đô Hoa Lư, chùa Non Nước, đèo Tam Điệp (nơi vua Quang Trung mở tiệc khao quân khi tiến quân ra Bắc lần II, 1788), nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Tam Cốc, Bích Động, Địch Lộng...



        NINH KIỂU (cổ), vùng đất phủ Ứng Thiên thời Lê, có sông Ninh Giang (đoạn Sông Đáy chảy qua h. Chương Mĩ), nay là vùng Ninh Sơn. xã Ngọc Sơn, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây. Một vị trí trọng yếu và hiểm trở nằm trên đường thượng đạo từ Đông Quan qua Thiên Quan vào Thanh Hóa. 9.1426 tại đây đã diễn ra trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn diệt 2.000 quân Minh (xt trận Ninh Kiều, Nhân Mục, 13.9 và 20.10.1426). Tháng 11.1426 nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh ở Tốt Động, Chúc Động, diệt 5 vạn tên. bắt sống hơn 1 vạn, chém đầu tướng giặc Trần Hiệp, Lí Lượng, xác giặc chết rất nhiều làm tắc nghẽn nước sông ở NK. Sự kiện này được Nguyễn Trãi nêu trong “Bình Ngô Đại Cáo”: “Ninh Kiều máu chảy thành sông, trôi tanh muôn dặm”.

        NINH THUẬN, tinh duyên hải Nam Trung Bộ: đơn vị Ah LLVTND. Bắc giáp Khánh Hòa, tây giáp Lâm Đồng, nam giáp Bình Thuận, đông giáp Biển Đông. Dt 3.360,06km2; ds 0,546 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Chàm. Nùng, Cơ Ho, Khơme, Chơ Ro... Thành lập 5.1901 với tên gọi t. Phan Rang. 9.1913-7.1922 sáp nhập vào hai tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. 2.1976 sáp nhập với Bình Thuận, Bình Tuy thành t. Thuận Hải. 4.1992 tái lập. Tổ chức hành chính: 4 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Phan Rang - Tháp Chàm. Rừng núi chiếm 70% diện tích tự nhiên. Địa hình thấp dần từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. Phía tây có Núi Chuân 1.645m. Manai 1.637m, Hòn Diên 1.528m. Phía đông sát biển có Núi Chúa 1.040m, Đá Bạc 644m, Núi Gio 897m. Sông ngắn, hẹp, thường cạn nước về mùa khô. Bờ biển dài 105km có cảng biển Vĩnh Hi; ngoài khơi có một số đảo nhỏ: Hòn Chứng, Hòn Chụt, Hòn Sam, hòn Long Rơi, Hòn Tai... Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm 27,5°C, lượng mưa 705mm/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 157 nghìn tấn (lúa 138,3 nghìn tấn), thủy sản 35,8 nghìn tấn. Công nghiệp: cơ khí, đường, chế biến hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 390,6 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 20; đường sắt Bắc - Nam. Cảng biển: Ninh Chữ. Sân bay: Phan Rang. Địa danh lịch sử QS: làng chiến đấu Bác Ái (1956-60)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:29:46 am »


        NIU DILÂN (Maori: Aotearoa; A. New Zealand), quốc gia ở châu Đại Dương; trên các đảo Bắc, Nam và một số đảo ở tây nam Thái Bình Dương. Dt 270.534km2; ds 3,95 triệu người (2002); 79% người gốc Anh, 21% người Maori và thổ dân. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (81%). Thủ đô: Oenlinhtơn. Chính thể dân chủ nghị viện, thuộc Khối liên hiệp Anh, đúng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh. do một thống đốc đại diện. Cơ quan lập pháp: viện dân biểu (quốc hội). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thú tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên. Đảo Nam núi cao chạy từ bắc xuống nam, đỉnh cao nhất (đỉnh Cúc) 3.764m, quanh năm phủ băng tuyết; bờ biên tây nam lồi lõm, phía đồng là đồng bằng Cantơburi. Đảo Bắc chủ yếu là đồi và các núi độc lập, thường có động đất và núi lửa hoạt động; ven biển là miền đất thấp. Khí hậu cận nhiệt đới biển, phía nam ôn đới; vùng bờ tây của đảo Nam lượng mưa trên 5.000mm/năm. Các sông chính: Oaicatô 435km; Clutha 338km. Khoáng sản không nhiều nhưng đa dạng. Nước nông -  công nghiệp phát triển. Công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất len, các sản phẩm từ sữa, sữa là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Cảng biển: Crixchơt, Phangarây, Oenlingtơn, Ôclen. Sân bay quốc tế: Ôclân, Crixchơt, Oenlingtơn. GDP 50,425 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 13.100 USD. Thành viên LHQ (20.10.1945), ANZUS... Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 19.6.1975. LLVT: lực lượng thường trực 8.710 người (lục quân 4.530. hải quân 1.980, không quân 2.200), lực lượng dự bị 5.870. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 8 xe tăng hạng nhẹ, 41 xe thiết giáp chở quân, 24 tên lửa chống tăng, 24 pháo 105mm, 12 tên lửa phòng không, 3 tàu frigat, 4 tàu tuần tiễu, 5 tàu hộ tống, 6 máy bay chiến đấu... Căn cứ hải quân: Ôclen. Ngân sách quốc phòng 697 triệu USD (2002).



        NIU OOC, thành phố, trung tâm công nghiệp lớn, cảng chính và căn cứ hải quân của Mĩ ở cửa sông Hátxân (đổ ra Đại Tây Dương); ds 7,6 triệu người (2000). Các ngành công nghiệp chính: chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, may mặc, in, thực phẩm, công nghiệp nhẹ. Cảng hàng không quốc tế G. Kennơđi, đường tàu điện ngầm, trường đại học tổng hợp. Càng gồm hơn 1.100 thành bên và cầu cảng với tổng chiều dài 120km. sâu 15m, bảo đảm làm căn cứ và sửa chữa được cho các loại tàu chiến. Lượng vận chuyển hàng 142 triệu tấn/năm (1984). NO do người Hà Lan xây dựng 1626 với tên gọi Niu Amxtecđam. 1664 người Anh xâm chiếm, 1674 đổi thành NO. 1785-90 là thủ đô của Mĩ. Ở NO có trụ sở của LHQ. Những công trình kiến trúc nổi tiếng: tượng thần tự do (1886), trung tâm Rôcphenlơ (1931-40), trung tâm nghệ thuật Lincôn (1960), trung tâm thương mại quốc tế 110 tầng, cao 412m (xây dựng 1971-73, bị phá hủy hoàn toàn trong vụ khủng bố 11.9.2001)...

        NMD (vt từ A. National Missile Defence - Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mĩ), tổ hợp các hệ thống trạm vệ tinh QS, trạm rađa và căn cứ tên lửa mặt đất của Mĩ liên kết với nhau tạo thành hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất, nhằm bảo vệ nước Mĩ trước các cuộc tiến công của đối phương bằng tên lửa đường đạn hạn chế. Ra đời trên cơ sở “Đạo luật 1991 về phòng chống tên lửa” do quốc hội Mĩ thông qua (5.12.1991) và “Đạo luật phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD)”, do Clintơn kí và quốc hội phê chuẩn (21.12.1999); dựa trên nền tảng kĩ thuật của chiến tranh giữa các vì sao (SDI). Gồm ba hệ thống cơ bản: hệ thống phát hiện và giám sát (các vệ tinh địa tĩnh, các trạm theo dõi ở mặt đất bằng rađa dải tần X làm nhiệm vụ phát hiện sớm quỹ đạo cao và đường đi của tên lửa đối phương, xác định chính xác khoảng cách, vị trí của tên lửa cần tiêu diệt, phân biệt đầu đạn thật với đầu đạn giả bằng kĩ thuật sóng điện từ); hệ thống kiểm soát và điều khiển (tiếp nhận và xử lí thông tin từ khâu phát hiện đến ra quyết định đánh chặn); hệ thống đánh chặn (các cản cứ tên lửa đánh chặn bằng lade công suất lớn từ mặt đất, trên biển, trên không với hàng trăm tên lửa đánh chặn có tốc độ và độ chính xác cao, luôn sẵn sàng chiến đấu). Triển khai NMD, Mĩ tham vọng giành ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân. 13.6.2002 Mĩ chính thức đơn phương rút khỏi hiệp ước ABM, phá vỡ thế cân bằng về vũ khí chiến lược, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang mới cả trên đất liền, trên biển và trong vũ trụ, thách thức nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh thế giới; đang gặp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận quốc tế và chính nhân dân Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:31:17 am »


        NỎ, vũ khí lạnh có dạng một cung lấp trên thân vừa là giá đỡ cung, vừa có rãnh dẫn hướng cho tên, có khấc giữ dây ở tư thế giương và lẫy bắn. N có thể giương bằng tay, chân (có loại có cơ cấu giương dây bằng đòn bẩy hoặc tay quay), giương  xong, dây N lọt xuống khấc, người bắn có đủ thời gian để đặt tên, ngắm và bắn vào thời điểm tự chọn. Khi bắn lẫy đẩy dây lên khỏi khấc, dây được giải phóng, đẩy tên trượt trên rãnh của thân bay tới đích. Có loại N có thể bắn đồng thời nhiều tên đặt song song trên thân. N có lực đàn hồi lớn tới 3.000N, bắn xa tới 400m, chính xác hơn cung. Được quân thủy, bộ VN sử dụng từ thời cổ. Trong KCCP và KCCM, nhân dân các dân tộc miền núi (Việt Bác. Tây Nguyên) đã dùng N diệt địch một cách rộng khắp và có hiệu quả.



        NON NƯỚC, núi đá nằm bên bờ Sông Đáy. đông bắc tx Ninh Bình 500m, cao 32m. Là một cao điểm khống chế các tuyến đường quan trọng qua tx Ninh Bình: QL 1, QL 10, đường sắt, đường sông (Sông Đáy). QĐ Pháp đã xây dựng trên NN một cứ điểm vững chắc. 30.5.1951 trong chiến dịch Hà Nam Ninh, sau khi diệt xong cứ điểm NN, tổ chiến đấu ba người của Giáp Văn Khương đã ở lại yểm trợ cho đồng đội rút lui, rồi từ trên vách núi đá cao nhảy xuống sông rút lui an toàn.

        NỔ, quá trình giải phóng nhanh năng lượng của chất nổ trong một thể tích giới hạn. Khi N chất nổ chuyển thành khí có nhiệt độ và áp suất cao, phá vỡ vỏ chứa, gây dãn nở đột ngột thể tích (tạo tiếng N), phát sinh sóng xung kích. Sóng xung kích và mảnh vỡ vỏ là các nhân tố sát thương, hủy diệt của đạn dược (trong QS) hoặc gây tác động cần thiết (trong công tác N dân sự để khai thác mỏ, dọn mặt bằng, phá chướng ngại...). Mức độ tác động của N phụ thuộc vào lượng, loại, dạng của liều N, thời gian kéo dài vụ N, khoảng cách từ điểm N đến đối tượng, tính chất của môi trường tại khu vực N... Có các dạng: nổ định hướng, nổ vi sai, N ngầm, N om, N hạt nhân... (xt hiệu ứng nổ lõm).

        NỔ ĐỊNH HƯỚNG, nổ mà xung lực của sóng xung kích được tập trung theo hướng xác định. NĐH được tạo ra bằng cách phối hợp việc sắp xếp vị trí lượng nổ với sự lựa chọn hợp lí hình dạng của nó hoặc tạo các mặt thoáng bổ trợ trước (bàng nổ vi sai) trên hướng cần thiết (hướng vật chất của môi trường cần di chuyển) và cũng có thể dùng hiệu ứng nổ lõm. NĐH được dùng trong QS (phá hủy các công trình QS của đối phương, vật chướng ngại...), trong công tác xây dựng dân dụng (tạo mặt bằng, đào mương, máng...)...

        NỔ HẠT NHẢN, nổ do phản ứng xảy ra trong lượng nổ hạt nhản, trong đó năng lượng hạt nhân thoát ra cực nhanh (vài phần micro giây). NHN khác hẳn các loại nổ khác bời sự tập trung rất cao năng lượng được giải phóng và sự đa dạng các yếu tố sát thương (sóng xung kích, bức xạ xuyên, bức xạ quang, xung điện từ và sự nhiễm phóng xạ...). Phần lớn năng lượng NHN được giải phóng ở dạng động năng của sản phẩm phản ứng hạt nhân, bức xạ nơtron và bức xạ gamma. Nhiệt độ và áp suất trong vùng phản ứng có thể tới hàng chục triệu độ và hàng trăm triệu MPa (khoảng 1014N/m2). NHN có: trên không (dưới l0km), trên cao (trên 10km), mặt nước, mặt đất, dưới nước và dưới đất. Tất cả các dạng NHN đó đều được ứng dụng trong QS.

        NỔ KHỐI nh NỔ XON KHÍ

        NỔ NHIÊN LIỆU - KHÔNG KHÍ nh NỔ XON KHÍ

        NỔ VI SAI, nổ các lượng nổ (hoặc các nhóm lượng nổ) theo một thứ tự có chủ định và cách nhau một khoảng thời gian được khống chế chặt chẽ (thường vài phần mười giây). NVS dược thực hiện nhờ những đoạn dây nổ có độ dài khác nhau, các kíp nổ điện có thời gian giữ chậm khác nhau (được chế tạo sẵn theo tiêu chuẩn) hoặc thiết bị điện từ chuyên dụng cho phép phát ra xung điện kích nổ ở những thời điểm theo yêu cầu. NVS thường được áp dụng khi thu dọn cầu, công trình kiến trúc, mặt bằng đã bị phá để xây dựng lại. Trong KCCM, còng binh VN đã ứng dụng NVS để thu dọn những nhịp cầu bị phá hoại của cầu Long Biên, Cầu Đuống, cầu Hàm Rồng,... nhanh chóng khôi phục cầu, bảo đảm giao thông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:32:26 am »


        NỔ XON KHÍ. nổ xảy ra trong hỗn hợp chất cháy - chất ôxi hóa dạng xon khí. Chất cháy thường là nhiên liệu cácbuahiđrô (như ôxit êtylen, prôpylen, mêtan, prôpylnitrat...), chất ôxi hóa là ôxi của không khí. Việc kích nổ đám mây xon khí sau khi hình thành được thực hiện bởi trạm nổ hoặc một cơ chế tự kích nổ. Tác dụng phá hoại của NXK do sóng nổ (trong đám mây nổ) và sóng xung kích (ngoài đám mây nổ) gây ra. Được ứng dụng trong đạn dược xon khí. Cg nổ khối hoặc nổ nhiên liệu - không khí.

        NỔI DẬY, sự vùng lên có tính chất tiến bộ, CM, có tổ chức của quần chúng chống lại trật tự xã hội hiện hành nhằm mục đích giành chính quyền hoặc quyền làm chủ ở mức độ khác nhau. Trong KCCM, ND trở thành hình thức cao nhất của đấu tranh chính trị ở các địa phương miền Nam VN, thường được kết hợp với tiến công QS nhằm lật đổ chính quyền địch ở cơ sở, xây dựng chính quyền CM; trong một số trường hợp đồng nghĩa với khởi nghĩa từng phần.

        NỔI DẬY CỦA BINH LÍNH Ở BÌNH LIÊU (11.1918- 6.1919), nổi dậy chống Pháp của binh lính người Việt, người Hoa trong QĐ Pháp ở đồn Bình Liêu (Quảng Ninh) do Đội Sáng (Lò Sáp Giạt) lãnh đạo. 14.11.1918 lực lượng nổi dậy giết sĩ quan Pháp, cướp vũ khí, làm chủ đồn, sau đó đánh chiếm các đồn xung quanh như Chúc Bài Sơn. Đầm Hà; được sự ủng hộ, tham gia của đông đảo binh lính và đồng bào các dân tộc ở Tiên Yên, Hà Cối, Đầm Hà, nhanh chóng phát triển thành phong trào chống Pháp rộng khắp các tỉnh vùng đông bắc, từ Tiên Yên tới các đảo vùng biển đông bắc và biên giới Việt - Trung. Cuộc nổi dậy còn được sự khuyến khích, tài trợ của các thế lực quân phiệt Lưỡng Quảng (TQ) cùng đế quốc Đức lúc đó đang đối địch với Pháp. Pháp phải đưa hàng nghìn quân tới đàn áp. Khoảng 6.1919 sau nhiều trận đánh quyết liệt, lực lượng nổi dậy bị tổn thất nặng, buộc phải rút sang TQ hoặc ra các đảo, chấm dứt hoạt động. Cuộc nổi dậy thể hiện sự phản kháng của binh lính thuộc địa trong QĐ Pháp, đồng thời phản ánh mâu thuẫn giữa Pháp với các thế lực quân phiệt TQ trong vấn đề Đông Dương.

        NỔI DẬY CỦA ĐOÀN THƯỢNG, NGUYỄN NỘN (1212-29), đấu tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến VN thời kì cuối nhà Lí đầu nhà Trần. 1212 nhân lúc nhà Lí suy yếu, Đoàn Thượng chiêu mộ lực lượng chiếm cứ vùng Hồng Châu (nay thuộc Hải Dương), xây đắp thành lũy, tự xưng vương. Trong khi đó ở triều đình, họ Trần tìm cách tiếm quyền, khiến vua Lí Huệ Tông phải dựa vào Đoàn Thượng để chống họ Trần. Khoảng 1220, thuộc tướng của họ Trần là Nguyễn Nộn cũng tự xưng Hoài Đạo Vương, đem quân chiếm giữ Phù Đổng rồi mở rộng lên Bắc Giang, sau đó thôn tính được lực lượng của Đoàn Thượng, trở thành thế lực cát cứ mạnh (x. nổi dậy cuối thời Lí, 1209-26). Từ 1226 nhà Trần thay nhà Lí, nhiều lần đem quân đánh dẹp đều không thành, phải phong tước Hoài Đạo Hiếu Vũ Vưpng và gả còng chúa Ngoan Thiền cho Nguyễn Nộn để mua chuộc. Sau khi Nguyễn Nộn chết (1229), tình trạng phân tán cát cứ chấm dứt, tạo điều kiện cho nhà Trần củng cố vững chắc chế độ phong kiến trung ương tập quyền.

        NỔI DẬY CÙA NÙNG TỒN PHÚC, NÙNG TRÍ CAO (1039-53), nổi dậy của nhân dân các dân tộc thiểu số Cao Bằng , do hai cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao lãnh đạo chống triều Lí thời vua Thái Tông. Năm 1039, tù trường châu Thảng Do là Nùng Tồn Phúc tập hợp lực lượng đánh chiếm các châu Vạn Nhãi, Vũ Lặc, tự xưng Chiêu Thánh hoàng đế. dựng nước Trường Sinh, không nộp cống cho triều đình, bị vua Thái Tông đem quân đánh dẹp, bắt chém đầu. Đến 1041 con là Nùng Trí Cao trở lại nắm quyền châu Thảng Do, lập nước Đại Lịch, tiếp tục chống triều đình; bị bắt đưa về kinh đô, được vua tha tội, cho giữ chức cũ, cấp thêm bốn động Lôi Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang (Cao Bằng ngày nay) để ổn định vùng biên giới. Nùng Trí Cao quy thuận, nhưng 1048 lại nổi dậy chiếm động Vật Ác rồi chuyển sang đánh nhà Tống (TQ), chiếm đất Quảng Đông, Quảng Tây, tự xưng Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Nam (cuối 1053 bị nhà Tống tiêu diệt). Cuộc nổi dậy phản ánh sự bất mãn của tù trưởng các dân tộc thiểu số đối với triều đình trung ương, buộc nhà Lí phải ban hành những chính sách thích hợp, thu phục các tù trưởng để giữ yên biên giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:33:18 am »


        NỔI DẬY CUỐI THỜI LÊ SƠ (1511-27), phong trào nổi dậy của nông dân dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh hoặc quan lại địa phương chống lại chế độ phong kiến VN đang suy tàn, giai đoạn cuối thời Lê Sơ. Nổ ra từ 1511 do sự mục nát của triều đình cùng ách thống trị bóc lột của các tầng lớp quan lại, địa chủ đối với nông dân. Lúc đầu là các cuộc bạo động lè tẻ, sau lan rộng khắp nơi và đạt đến đỉnh cao vào khoảng 1516-17. Tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tống ở Bắc Ninh; Trần Tuân ở Hưng Hóa (Tây Bắc) và Sơn Tây; Lê Huy, Trịnh Hưng, Lê Minh Triệt ở Nghệ An; Phùng Chương, Trần Công Ninh ở Vĩnh Phúc; Đặng Hân, Lê Cật ở Thanh Hóa; Trần Cao ở Đông Triều (Quảng Ninh)... Cuộc nổi dậy lớn nhất là của nghĩa quân Trần Cao, có lần chiếm được kinh thành Thăng Long, buộc vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. 1522 các cuộc nổi dậy lần lượt bị dập tắt nhưng đã làm lung lay tận gốc chế độ quân chủ chuyên chế nhà Lê lúc bấy giờ. Đồng thời với phong trào nòng dân. trong nội bộ triều đình cũng diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái, nổi lên là Mạc Đăng Dung, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoàng Dụ, Trần Châu... 1527 Mạc Đăng Dung thắng thế, giết vua Lê Chiêu Tông, lập ra nhà Mạc nhưng không thống nhất được đất nước, dẫn tới cuộc nội chiến Lê - Mạc (1527-92).

        NỔI DẬY CUỐI THỜI LÍ (1209-26), đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến VN cuối triều Lí. Từ giữa tk 12 nhà Lí bắt đầu suy tàn, khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi, khiến tình hình xã hội càng thêm rối loạn. Các thế lực phong kiến địa phương nhân đó trỗi dậy chống lại chính quyền trung ương và đánh lẫn nhau, trong đó mạnh hơn là họ Trần ở Hải Ấp (Thái Bình), Đoàn Thượng ở Hồng Châu (Hài Dương), Nguyễn Nộn ở Bắc Giang (xt nổi dậy của Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn. 1212-29), Nguyễn Tự ở Quốc Oai (Hà Táy). Nhà Lí bất lực, dựa vào họ Trần (có lúc dựa vào Đoàn Thượng), tạo điều kiện cho họ Trần thâu tóm mọi quyền hành trong triều, trở thành lực lượng mạnh nhất bấy giờ. 1.1226 họ Trần với vai trở của Trần Thú Độ, buộc vua Lí Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông), lập nên nhà Trần, sau đó dẹp yên các thế lực phong kiến khác, khôi phục chế độ trung ương tập quyển, chấm dứt tình trạng phân tán cát cứ.

        NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT X. ĐỔNG KHỞI

        NỔI DẬY Ở BÁC ÁI (7.2-4.1959), nổi dậy của đồng bào các dân tộc huyện Bác Ái (t. Ninh Thuận) phá khu tập trung của Mĩ - Diệm thời kì đầu KCCM. Thực hiện chính sách bình định* của Mĩ ở miền Nam VN, 7.8.1958 chính quyền Ngỏ Đình Diệm dồn 6.000 dân các xã thuộc h. Bác Ái vào 2 trại tập trung Brâu và Tầm Ngân. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy ĐLĐ VN huyện Bác Ái, 7.2 nhân dân ở 2 trại tập trung trên đã nổi dậy đấu tranh, trong 2 tháng đập tan ách kìm kẹp của địch và rút vào rừng núi xây dựng làng chiến đấu. 10.1959 địch mở các cuộc hành quân càn quét, bị đánh trả quyết liệt buộc phải rút lui. NDƠBA đánh dấu bước phát triển của phong trào CM ở miền núi cực Nam Trung Bộ từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, góp phần mở rộng căn cứ kháng chiến của Khu 5.

        NỔI DẬY Ở HUẾ (5.7.1885), nổi dậy chống Pháp nổ ra tại kinh thành Huế do phe “chủ chiến” trong triều Nguyễn tiến hành dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết. Nắm được ý đồ của Pháp bắt Tôn Thất Thuyết cùng phe “chủ chiến”, tiến tới khống chế toàn bộ triều đình Huế, Tôn Thất Thuyết một mặt ra lệnh tăng cường phòng giữ thành, tiếp tục điều đình với Pháp, mặt khác, bí mật, khẩn trương tập trung quân từ các nơi về (sử dụng cả tù nhân) chuẩn bị kế hoạch đánh trước, để “sống chết cũng liều một phen”. 0 giờ 40 phút 5.7 quân triều đình bất ngờ pháo kích dữ đội vào tòa khâm sứ Pháp, khu nhượng địa và đồn Mang Cá, sau đó chia làm hai cánh dùng súng, mã tấu, giáo mác đánh giáp lá cà, gây cho quân Pháp một số thiệt hại. Tuy bị lúng túng lúc đầu, song dựa vào binh hỏa lực mạnh, quân Pháp nhanh chóng tổ chức phản kích, đẩy lùi quân triều đình rồi thừa thắng đánh chiếm kinh thành. Đến gần sáng, thấy tình thế bất lợi, Tốn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi cùng tam cung dời khỏi kinh đô về Quảng Trị. NDƠH thể hiện tinh thần kháng Pháp của một bộ phận quan lại phong kiến triều Nguyễn, mở ra thời kì mới trong phong trào chống Pháp của nhân dân VN: phong trào Cần Vương (1885-95).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:34:28 am »


        NỔI DẬY Ở NHÀ TÙ LAO BẢO (1915), nổi dậy của những người VN yêu nước bị Pháp giam giữ tại nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị). 28.9 khoảng 200 tù nhân dưới sự lãnh đạo của Liêu Thanh. Hồ Bá Kiện (hội viên VN quang phục hội) cùng nhau nổi dậy phá nhà tù, giết lính gác, cai ngục, cướp vũ khí, đốt trạm bưu điện, cắt đứt thông tin liên lạc từ Lao Bảo về tỉnh lị Quảng Trị, rồi rút vào rừng lập căn cứ ở vùng Ban Tạ Cha thuộc t. Xayannakhẹt (Lào) tiếp tục chiến đấu chống Pháp. 25.10 sau trận đánh giao thông cướp lương thực ở đoạn Ban Tạ Cha - Ban Tạ Soi, lực lượng nổi dậy rút về A Xối, bị Pháp đem đại quân bao vây và nhanh chóng đánh bại.

        NỔI DẬY Ở QUÂN KHU ĐÔNG (5-9.1978), nổi dậy của một số đơn vị QĐ và những người Campuchia yêu nước ở Quân khu Đông (Quân khu 203, gồm các tinh Xvay Riêng, Prây Veng, Côngpông Chàm) do Xôphim, bí thư quân khu ủy lãnh đạo, chống chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari. Do những thất bại liên tiếp trong chiến tranh chống VN (x. chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979) và sự chống đối ngày càng tăng trong nước, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari tìm cách đẩy manh cuộc thanh trừng nội bộ và sát hại những người yêu nước. Trước tình hình đó, Xôphim tập hợp các lực lượng CM chân chính trong quân khu, 26.5.1978 phát động cuộc nổi dậy ở nhiều nơi như: Suông, Chúp, Đầm Be. Prây Veng, Côngpỏng Chàm... Chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari phải điều động lực lượng lớn bộ binh, xe tăng, pháo binh, máy bay đến đàn áp khốc liệt, sau hơn 3 tháng dập tắt cuộc nổi dậy, giết Xôphim cùng hàng vạn người gồm binh lính, cán bộ, nhân viên các cơ quan Đảng, chính quyền từ quân khu tới xã, ấp và dân thường. NDƠQKĐ tuy thất bại nhưng đã tác động mạnh đến tinh thần binh lính Khơme Đỏ. góp phần cổ vũ phong trào nổi dậy'ở Rattanakiri, Xiêm Riệp. Battambang, Côngpông Xpư, Cam Pốt,... báo hiệu sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pôn Pốt - lêng Xari.

        NỔI DẬY Ỏ VĨNH THẠNH (6.2-4.1959), nổi dậy của đồng bào dân tộc Bana chống Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm dồn dân vào khu tập trung; diễn ra ở h. Vĩnh Thạnh (phía tây t. Bình Định, gồm 11 xã với 5.320 dân, số đông là người Bana. dt khoảng 140km2). 6.2.1959 nhân dân xã Vĩnh Hảo và 3 làng thuộc xã Vĩnh Hiệp đã nổi dậy diệt ác, phá kìm rồi dời làng vào rừng sâu. Từ 17.2 đến 4.1959 địch liên tục càn quét, đánh phá, dồn ép dân trở lại khu tập trung. Huyện ủy ĐLĐ VN huyện Vĩnh Thạnh chủ trương để xã Vĩnh Hảo trở lại thể dấu tranh hợp pháp. Bị địch khủng bố, nhân dân Vĩnh Hảo nổi dậy lần thứ hai, lôi cuốn hàng chục làng vùng cao cùng nổi dậy; hơn 60 làng trong huyện với 5.000 dân giành được quyền làm chủ, xây dựng căn cứ chống Mĩ - Diệm. NDƠVT góp phần đưa phong trào CM ở Bình Định chuyển từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ.

        NỘI BÀI, cảng hàng không quốc tế lớn nhất Bắc VN, cách trung tâm Hà Nội 30km về phía bắc theo QL Thăng Long -  Nội Bài. Hai đường băng bê tông ximăng 3200x60m. Có đường sắt nối với ga Đa Phúc. Nguyên là sân bay QS, 1977 chuyển thành sân bay dân dụng. Từ 1990 nhiều lần được nâng cấp mở rộng.

        NỘI BÀNG, đồn ải thời Trần ở thôn Bình Nội, h. Lục Ngạn, phủ Lạng Giang, nay thuộc xã Trù Hưu. h. Lục Ngạn, t. Bắc Giang. 1285 NB là nơi đóng bản doanh của Trần Quốc Tuấn, đón đánh quân Nguyên - Mông. 1288 tại NB. Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa phục kích quân Nguyên - Mông rút chạy.

        NỘI BIÊN, khu vực liền kề ở phía trong biên giới quốc gia, dược thiết lập theo một quy chế đặc biệt để bảo vệ biên giới quốc gia. Từng nước căn cứ vào tính chất xã hội, đặc điểm địa hình, dân cư, mối quan hệ với các nước có chung biên giới và yêu cầu của hoạt động bảo vệ biên giới, định ra phạm vi cũng như các quy chế quản lí khu vực NB. Quy chế áp dụng ở NB thường là các quy định riêng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến việc đi đến, cư trú, qua lại, vận chuyển, sử dụng đất đai, tài nguyên trong lòng đất, nước, rừng và các nguồn lợi khác.

        NỘI CHIẾN, chiến tranh giữa các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các dân tộc, sắc tộc đối địch trong một nước hoặc trong nội bộ một giai cấp, tập đoàn xã hội nhằm giành quyền lực chính trị. Tính chất của NC có thể là tiến bộ hoặc phản động tùy thuộc vào mục đích chính trị của mỗi bên tiến hành. Trong thời đại ngày nay, các cuộc NC thường có liên hệ với những thế lực bên ngoài; CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế thường khuyến khích và ủng hộ NC phản CM ở những nước đang phát triển theo xu hướng tiến bộ hoặc đi ngược với lợi ích của họ. Những người CM không coi NC là hình thức duy nhất để giành chính quyền, nhưng thừa nhận sự chính đáng và cần thiết của NC CM khi bị giai cấp bóc lột thống trị, đàn áp bằng vũ trang.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:35:07 am »


        NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC LẦN I (1924-27), nội chiến giữa lực lượng CM TQ với lực lượng quân phiệt Bắc Dương được các nước đế quốc Anh và Nhật giúp sức. Sau khi Tôn Trung Sơn nêu ba chính sách lớn: “liên Nga, liên cộng, phủ trợ công nông”, quân CM quốc dân được thành lập trên cơ sở Quốc - Cộng hợp tác, đã dẹp lực lượng quân phiệt ở Quảng Đông và tiến hành chiến tranh Bắc Phạt (1926-27). Công nhân Hán Khẩu. Cửu Giang đuổi thực dân Anh, thu hồi tô giới. Công nhân Thượng Hải ba lần khởi nghĩa (10.1926, 2.1927, 3.1927), chiếm được thành phố. Phong trào nông dân ở Hồ Nam phát triển. Thế lực CM lan nhanh khắp lưu vực Trường Giang, Hoàng Hà. Trước tình hình đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, các thế lực đế quốc, phong kiến đã lôi kéo tập đoàn Tưởng Giới Thạch - Uông Tinh Vệ làm chính biến, xóa bỏ hợp tác Quốc - Cộng, đàn áp ĐCS và phong trào công nhân. Cuộc nội chiến không thực hiện được mục tiêu, nhưng đã tạo cơ sở cho ĐCS TQ trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh vũ trang sau đó.

        NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC LẦN II (1927-37), nội chiến giữa Hồng quân công nông do ĐCS TQ lãnh đạo với LLVT của chính phủ Quốc dân đảng sau khi Tưởng Giới Thạch làm chính biến (12.4.1927) đàn áp ĐCS. phá vỡ sự hợp tác Quốc - Cộng lần thứ nhất. Để chống đàn áp và giữ vững mục tiêu CM. ĐCS TQ tổ chức khởi nghĩa vũ trang, xây dựng Hồng quân và các khu căn cứ CM. Qua các cuộc khởi nghĩa Nam Xương (1.8.1927-4.1928), khởi nghĩa Vụ gặt mùa thu (9.1927), khởi nghĩa Quảng Châu (12.1927),... Hồng quân rút về các khu căn cứ của trung ương (ở Thụy Kim, Tĩnh Cương Sơn) và các địa phương ở phía nam và đông nam TQ, xây dựng chính quyền Xô viết, tiến hành cải cách ruộng đất. 1930-33 chính phủ Quốc dân đảng 5 lần liên tiếp đem quân vây quét các khu căn cứ. Trong 4 lần đầu, tuy ít quân và trang bị kém. Hồng quân áp dụng phương châm “dụ địch vào sâu”, chia cắt, diệt từng bộ phận, nên đều đánh thắng; quân số phát triển tới 200.000. Lần chống vây quét thứ năm (10.1933) đã phạm những sai lầm (về chính trị không lợi dụng được mâu thuần trong nội bộ Quốc dân đảng; về QS chủ trương giữ đất, ngăn địch từ ngoài cửa) nên Hồng quân bị tổn thất nặng, buộc phải rút lui và di chuyển chiến lược, tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh (1934-36) lên tây bắc TQ, xây dựng khu căn cứ Thiểm - Cam - Ninh. Tnrớc họa xâm lược của đế quốc Nhật và sau sự biến Tây An (12.12.1936), Tưởng Giới Thạch buộc phải hợp tác lại với ĐCS để cùng chống Nhật.

        NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC LẨN III (1946-49), nội chiến giữa lực lượng CM do ĐCS TQ lãnh đạo với QĐ của chính phủ Quốc dân đảng, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Sau thắng lợi của kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc (1937-45), chính phủ Quốc dân đảng được Mĩ ủng hộ, phát động nội chiến nhằm tiêu diệt LLVT của ĐCS TQ. Khởi đầu nội chiến, Quốc dân đảng có 4.500.000 quân, chiếm giữ toàn bộ các thành phố lớn và hệ thống đường sắt với 300 triệu dân. Giai đoạn 1 (6.1946-6.1947), Tưởng Giới Thạch điều quân tiến công vào Trung Nguyên và các vùng giải phóng do ĐCS kiểm soát. QGP không giữ đất mà cơ động lực lượng tiêu diệt từng bộ phận địch; từ 6.1946 đến 2.1947, đánh 160 trận, diệt 710.000 quân Quốc dân đảng. 3.1947 Quốc dân đảng chuyển sang tiến công có trọng điểm vào vùng giải phóng Thiêm - Cam - Ninh và Sơn Đông, nhưng tại Sơn Đông bị QGP tiêu diệt 32.000 quân, buộc phải rút về phía tây. Sau một năm chiến đấu, Quốc dân đảng bị mất 1.120.000 quân, QGP mất 360.000 quân. Giai đoạn 2 (7.1947-6.1948): QGP phản công, vượt sông Hoàng Hà xuống phía nam Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam, An Huy, giải phóng 164 thành phố (gồm cả Diên An), làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng có lợi cho CM. Giai đoạn 3 (7.1948-9.1949), được bắt đầu bằng ba chiến dịch lớn: chiến dịch Liêu - Thẩm (12.9-2.11.1948) tiêu diệt 472.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng hoàn toàn vùng Đông Bắc, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn; chiến dịch Hoài Hải (6.11 1948-1.01.1949) diệt hơn 550.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng vùng rộng lớn bắc Trường Giang, trực tiếp uy hiếp thủ đô Nam Kinh; chiến dịch Bình - Tán (29.11.1948-31.1.1949) tiêu diệt, bắt và thu phục 520.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng cơ bản vùng Hoa Bắc, trong đó có Thiên Tân, Bắc Kinh. 21.4.1949 QGP thực hành tiến công trong cả nước, ồ ạt vượt sông Trường Giang, 23.4 giải phóng Nam Kinh; 6.1949 giải phóng Hàng Châu, Thượng Hải, Vũ Hán... Cuối 1949 toàn bộ đại lục TQ (trừ Tây Tạng) được hoàn toàn giải phóng. 1.10.1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:36:04 am »


        NỘI CHIẾN LÊ - MẠC (1527-92), nội chiến giữa các thế lực phong kiến VN thời Hậu Lê nhằm giành quyền thống trị đất nước. 1527 nhân lúc nhà Lê suy yếu (x. nổi dậy cuối thời Lê Sơ, 1511-27), Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc cai quản đất Bắc (gọi là Bắc triều), dâng biểu thần phục nhà Minh (TQ). Bấy giờ, tướng cũ nhà Lê ở Thanh Hóa là Nguyễn Kim chạy sang Sầm Châu (Lào), tập hợp lực lượng dưới danh nghĩa “phủ Lê”, đưa Lê Duy Ninh lên ngôi vua (Lê Trang Tông), chiếm cứ vùng Thanh Hóa, Nghệ An (gọi là Nam triều), chống lại nhà Mạc. Khi Nguyễn Kim chết (1545), con rể là Trịnh Kiểm lên thay, lập nên chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, tiếp tục đánh nhà Mạc. Nội chiến kéo dài nhiều năm trên cả nước. Cuối 1592 họ Trịnh thắng thế, đánh bại nhà Mạc và chiếm Thăng Long (Hà Nội), cuộc chiến cơ bản chấm dứt. Cg nội chiến Nam - Bắc triều.

        NỘI CHIẾN MUỜI HAI SỨ QUÂN (965-67), nội chiến giữa các thế lực phong kiến VN cát cứ ở các địa phương thời kì cuối triều Ngô. Sau khi Ngô Quyền chết (944), nhà nước phong kiến trung ương tập quyền suy yếu, tình trạng phân tán cát cứ bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển, nhất là từ năm 965 khi Xương Văn (con Ngô Quyển) chết, ngôi vua không còn. Nổi lên trong các lực lượng cát cứ là thế lực của mười hai tướng lĩnh và tù trưởng, mỗi người hùng cứ một phương, gọi là mười hai sứ quân: Kiểu Công Hãn chiếm Phong Châu, Kiều Thuận chiếm Hồi Hồ, Nguyễn Khoan chiếm Tam Đái (nay thuộc Vĩnh Phúc và Phú Thọ); Đỗ Cảnh Thạc chiếm Đỗ Động Giang, Ngô Nhật Khánh chiếm Đường Lâm (nay thuộc Hà Tây); Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (nay thuộc Hà Nội); Lí Khuê chiếm Siêu Loại, Nguyễn Thủ Tiệp chiếm Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh); Lã Đường chiếm Tế Giang. Phạm Bạch Hổ chiếm Đằng Châu (nay thuộc Hưng Yên); Trần Lãm chiếm Bố Hải Khẩu (nay thuộc Thái Bình); Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (nay thuộc Thanh Hóa). Ngoài ra còn có hai tướng có thế lực khá mạnh là Ngô Xứ Bình chiếm Giao Châu và Dương Huy chiếm Vũ Ninh (nay thuộc Bắc Ninh). Các thế lực chống nhau quyết liệt để tranh giành quyền lực gây nội chiến liên miên, bị nhân dân phản đối và chống lại. Một trong những lực lượng mạnh lúc đó là Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình), nhờ liên kết với lực lượng của Trần Lãm và sau khi Trần Lãm chết, trở thành người cầm đầu, lần lượt đánh bại các sứ quân; đến cuối 967 thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh (968-80).

        NỘI CHIẾN NAM - BẮC TRlỂU nh NỘI CHIÊN LÊ - MẠC (1527-92)

        NỘI CHIẾN Ở APGANIXTAN (1978-92), nội chiến giữa các phe phái, sắc tộc ở Apganixtan được nước ngoài hậu thuẫn. 27-30.4.1978 cuộc CM tháng Tư của nhân dân Apganixtan diễn ra thắng lợi, lập nên nước CHDC Apganixtan do Taraki - lãnh tụ ĐDC nhân dân Apganixtan (PDPA) đứng đầu. Nhưng ngay sau đó, nội bộ PDPA bị chia rẽ thành các phe phái, trong đó phái của Amin được các thế lực nước ngoài ủng hộ, dùng mọi thủ đoạn thâu tóm quyền lực, gây ra cuộc đảo chính (9.1979) lật đổ chính quyền Taraki. 12.1979 ĐDC nhân dân được sự giúp đỡ của QĐ LX đánh bại Amin giành lại chính quyền, lập chính phủ mới do Caơnan đứng đầu, sau đó Nagibula lên thay (1986). Tuy nhiên, sự can thiệp của nước ngoài càng làm cho tình trạng khủng hoảng ở Apganixtan thêm nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Từ 1.1980 các lực lượng Hồi giáo Mugiahiđin liên kết thành lập Tổ chức kháng chiến những người Hồi giáo, được Mĩ viện trợ QS, tăng cường hoạt động chống chính phủ, gây ra các cuộc xung đột quyết liệt và kéo dài. 14.4.1988 chính phủ Apganixtan cùng với các nước LX, Pakixtan, Mĩ tiến hành đàm phán tại Giơnevơ (Thụy Sĩ), thỏa thuận việc QĐ LX rút khỏi Apganixtan và thực hiện hòa giải dân tộc. Sau khi LX rút quân (2.1989) NCƠA vẫn tiếp diễn đến 4.1992, lực lượng Hồi giáo Mugiahiđin lên nắm chính quyền. Cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ ở Apganixtan đã gây bất ổn định trong khu vực, đồng thời gây hậu quả nặng nề cho nhân dân Apganixtan (hơn 1 triệu người chết và hơn 5 triệu người phải sống lưu vong).

        NỘI CHIẾN Ở DAIA (1960), nội chiến giữa các lực lượng, phe phái ở Daia (nay là CHDC Cônggô). Bùng nổ ngay sau khi Daia giành độc lập từ tay Bi (6.1960). mở đầu là phong trào đòi li khai ở Catanga do Xômbê khởi xướng, được các thế lực đế quốc lợi dụng chống lại chính sách tiến bộ của thủ tướng Lumumba. 5.9.1960 dưới áp lực của nước ngoài, tổng thống Caxayubu ra lệnh truất quyền thủ tướng Lumumba, đưa Ileo (cựu chủ tịch thượng viện) lên thay và lập chính phủ mới, nhưng nghị viện Daia không chấp nhận, vẫn tín nhiệm và tiếp tục trao quyền cho chính phủ của Lumumba. 14.9.1960 tư lệnh QĐ Môbutu được Bỉ ủng hộ làm đảo chính, vô hiệu hóa tổng thống và thủ tướng, bắt giam và sau đó sát hại Lumumba (1.1961), nhưng những người ủng hộ Lumumba tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời ở Xtenlơvin, tiếp tục đấu tranh chống lại chính quyền Môbutu. Mặc dù chính phủ của Môbutu được quốc tế công nhận và có quyền lực thực sự ở Daia, nhưng các cuộc xung đột vũ trang vẫn diễn ra triền miên giữa các phe phái đối lập, gây tình trạng bất ổn định và hậu quả nặng nề cho đất nước và nhân dân  Daia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:36:54 am »


        “NỘI CHIẾN Ở MĨ”, luận văn QS do Mác* và Ăngglien viết 3.1862, bàn về cuộc nội chiến giữa QĐ miền Bắc (phái liên bang) với QĐ miền Nam (phái chia cắt) ở Mĩ từ 1861- 65. Hai ông đã phân tích và chỉ rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức lực lượng, nghệ thuật QS để chuyển bại thành thắng giữa QĐ miền Bắc với QĐ miền Nam; khẳng định nội chiến ở Mĩ không đơn thuần chi là sự giành giật đất đai, mà là cuộc đấu tranh giành quyển thống trị của lực lượng chính trị mới đối với giai cấp tư sản, địa chủ, chủ nô, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng đó (giai cấp công nhân) từ địa vị “người thừa hành ngoan ngoãn” trở thành một “lực lượng chính trị độc lập”. Bằng những quan sát và phân tích khoa học, Mác và Ăngghen đã dự báo chính xác kết cục cuộc nội chiến đó vào 1865: QĐ miền Bắc thắng QĐ miền Nam. “NCƠM” góp phần phát triển lí luận QS, cổ vũ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột ở các nước TBCN.

        NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861-65), nội chiến giữa tư sản miền Bắc với chủ nô miền Nam nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ đối với người da đen, mở đường cho tư bản công nghiệp phát triển ở Mĩ. 1860 A. Lincôn đại biểu của thế lực công nghiệp miền Bắc, chủ trương giải phóng nô lệ, trúng cử tổng thống liên bang. Giai cấp chủ nô miền Nam đã nổi dậy để bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ và chống lại việc bầu Lincôn. Các bang miền Nam tổ chức chính phủ, bầu tổng thống riêng, thành lập QĐ (100.000 người) chống lại chính quyền liên bang. 12.4.1861 chiến tranh bùng nổ. Giai đoạn 1 (1861-62), ưu thế thuộc về chủ nó miền Nam vì chính phủ liên bang chưa có biện pháp kiên quyết về QS và chưa tuyên bố rõ chủ trương giải phóng nô lệ. Giai đoạn 2 (1863-65), sau khi Lincôn ban hành luật chia ruộng đất và thủ tiêu chế độ nô lệ, tư sản miền Bắc được quần chúng nô lệ ủng hộ, giành lại ưu thế; QĐ được bổ sung 186.000 người da đen. 1864 quân miền Bắc chiếm bang Giêoocgi, cắt đứt các tuyến đường sắt quan trọng ở miền Nam; 3.1865 làm chủ hoàn toàn bang Nam Carôlinơ, bao vây và chiếm Richmơn, thủ phủ của miền Nam (3.4.1865). Một tuần lễ sau, tướng Li tổng chỉ huy QĐ các bang ở miền Nam cùng 28.000 quân đầu hàng. Chiến tranh chấm dứt. Tổn thất của hai miền khoảng 600.000 người, trong đó miền Bắc tuy giành thắng lợi nhưng đã mất 360.000 người. NCƠM thực chất là một cuộc CM tư sản. Cg chiến tranh Nam - Bắc Mĩ.

        NỘI CHIẾN Ở NICARAGOA (1961-79), nội chiến giữa lực lượng CM Nicaragoa do Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô (FSLN) lãnh đạo, với lực lượng chính quyền độc tài thống trị Xômôxa được Mĩ ủng hộ. Chế độ độc tài Xômôxa thiết lập từ 1936 với chính sách thống trị hà khắc, phản động, bị nhân dân Nicaragoa lên án và đấu tranh chống lại. 7.1961 Mặt trận giải phóng dân tộc Nicaragoa ra đời. do C. P. Amađô làm chủ tịch (1963 đổi tên thành Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô) đã tập hợp lực lượng, kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chế độ độc tài, chống CNĐQ. giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Sau gần hai thập kỉ đoàn kết chiến đấu và được nhân dân đồng tình ủng hộ, 19.7.1979 Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô (lúc đó do Đ. Oóctêga lãnh đạo) đã giành thắng lợi và trở thành lực lượng cầm quyền ở Nicaragoa. Sau đó tại cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống (25.2.1990), Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô bị thất bại và trở thành phe đối lập.

        “NỘI CHIẾN Ở PHÁP”, tác phẩm của Mác*, xuất bản lần đầu 13.6.1871 ở Luân Đôn (Anh), luận giải hoạt động và ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari (1871). Tác giả đi sâu phân tích: nguyên nhân sự ra đời của Công xã (do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, và giai cấp công nhân Pháp đã lớn mạnh...); mục đích (giải phóng người lao động); tính chất (vô sản, nhân dân và quốc tế); con đường thực hiện mục tiêu (giành chính quyền, xây dựng xã hội mới với quyển lực thuộc về người lao động); chức năng (đập tan nhà nước cũ, tổ chức xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phổ thông đầu phiếu, thực hiện các chính sách phục vụ người lao động...); ý nghĩa lịch sử (hình ảnh xã hội mới, chứng minh sự tan rã không thể tránh khỏi của xã hội tư sản...). Tác giả còn vạch ra những khuyết điểm của Công xã về sử dụng bạo lực, về hoạt động QS và một số vấn đề. khác... “NCƠP” có tác dụng bảo vệ lịch sử anh dũng của Công xã Pari, kêu gọi giai cấp vô sản thế giới đấu tranh cho mục tiêu lí tưởng của mình, tiếp tục phát triển học thuyết của Mác về nhà nước và CM.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM