Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:33:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7095 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:07:25 am »


        NHÂN CÁCH QUÂN NHÂN, tổng hợp các đặc điểm tâm sinh lí, các phẩm chất và thuộc tính tâm lí biểu thị giá trị xã hội của quản nhân được cộng đồng thừa nhận. NCQN được hình thành bởi: nhân tố xã hội (quá trình sống, tham gia các hoạt động xã hội và chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội); nhân tố sinh vật (thể tạng, cấu tạo thần kinh, kiểu loại hoạt động thần kinh, tố chất...); nhân tố tâm lí (khả năng nhận thức, cảm xúc, tình cảm. tính cách, tính khí, năng lực...). Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là biểu thị giá trị xã hội của NCQN QĐND VN, được bắt nguồn từ bản chất của quân đội kiểu mới và nhân cách truyền thống của dân tộc VN.

        NHÂN DÂN TỰ VỆ, thành phần đông nhất trong lực lượng an ninh địa phương của chính quyền Sài Gòn. Hình thành từ 1964, có tên gọi “phòng vệ dân sự”, với mục đích lôi kéo nhân dân miền Nam VN về phía chính quyền, chống lại phong trào CM và chiến tranh du kích CM ở cơ sở (xã, ấp, phường); đổi thành NDTV (1968). Cơ quan quản lí, chỉ huy cao nhất là Tổng nha NDTV thuộc Bộ nội vụ. NDTV được tổ chức rộng khắp ở các vùng nông thôn, đô thị; chia thành lực lượng chiến đấu và lực lượng phục vụ chiến đấu. Số đoàn viên từ 1.481.000 người (1968) lên tới 4.420.000 người (1971); việc phục vụ trong lực lượng NDTV được coi là nghĩa vụ bắt buộc đối với nam công dân lứa tuổi 16-17 và 37-50 (phụ nữ có thể tình nguyện tham gia). Cấp tổ chức ở cơ sở: tổ (3 người), toán (3 tổ, 11 người), liên toán (3 toán, 35 người) và đoàn (3 liên toán, 107 người). Được trang bị vũ khí bộ binh nhẹ (khoảng 1/5 lực lượng) để tác chiến hoặc yểm trợ tác chiến (cứu thương, trinh sát, tiếp tế...) và thay thế dần lực lượng lãnh thổ. Sau 1972, NDTV gồm các đoàn viên lứa tuổi từ 16-50 (trừ quân nhân hiện dịch), chia thành: túc trực 1(17- 38 tuổi), túc trực 2 (39-43 tuổi), túc trực 3 (16 tuổi và 44-50 tuổi), để xây dựng lực lượng trù bị cho Quân lực Việt Nam cộng hòa. Tan rã hoàn toàn 4.1975.

        NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CHIẾN TRANH, yếu tố (nguyên nhân, điều kiện) định đoạt tiến trình và kết cục chiến tranh. Gồm các nhân tố cơ bản: kinh tế, chính trị - tinh thần, khoa học và công nghệ, QS. Mỗi nhân tố có những chỉ số về số lượng và chất lượng; có vị trí, vai trò chi phối thắng lợi hoặc thất bại của chiến tranh. Nhân tố kinh tế quyết định trình độ phát triển của lĩnh vực QS (vũ khí, phương tiện kĩ thuật quân sự, tổ chức LLVT và phương thức tác chiến...). Nhân tố chính trị - tinh thần (do tính chất quan hệ kinh tế, chế độ chính trị - xã hội, thể chế nhà nước, hệ tư tưởng, mục đích chiến tranh, truyền thống lịch sử và văn hóa... quy định) là nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nhân tố khoa học và công nghệ (tự nhiên, kĩ thuật, xã hội - nhân văn, QS...) ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh QS của đất nước và sức mạnh chiến đấu của các LLVT. Nhân tố QS trực tiếp quyết định thắng lợi trên chiến trường.

        NHÂN XUYÊN (Inchon), thành phố cảng, căn cứ hải quân trọng yếu của Hàn Quốc trên bờ Hoàng Hải. Nằm trên bờ vịnh Canghua, cách Xơun gần 40km về phía tây. Dt khoảng 200km2; ds khoảng 2,3 triệu người. Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim. dệt, phân bón... phát triển. Tổng chiều dài cầu cảng 800m, các vũng tàu trong và ngoài trú đậu được 40 tàu trọng tải 50.000t. Thuận tiện cho đổ bộ lực lượng lớn. 8.9.1945 và 15.9.1950, quân Mĩ hai lần đổ bộ lên NX.

        NHẬN BIẾT MỤC TIÊU, 1) xác định đối tượng (mục tiêu) được phát hiện như máy bay, tàu chiến, phương tiện và lực lượng mặt đất... thuộc quốc gia hay tổ chức (lực lượng) nào. Có thể thực hiện nhờ quan sát (bằng mắt thường hoặc khí tài quang học) các dấu hiệu phân biệt mang trên mục tiêu hay nhờ phương tiện trinh sát vô tuyến điện từ đặc biệt (hệ thống “hỏi” - “đáp” sử dụng các tín hiệu vô tuyến điện hoặc bức xạ lade...) đặt trên các đài trinh sát, chỉ huy, trên máy bay, tàu chiến, xe tăng, xe thiết giáp.... hay mang theo các phân đội bộ binh...; 2) quá trình tự động thu thập và xử lí những thông tin về mục tiêu để xác định đặc điểm, kiểu, loại mục tiêu, chọn mục tiêu cần đánh; một đặc tính để phân biệt vũ khí tinh khôn với các loại vũ khí khác.

        NHẬN DẠNG MỤC TIÊU X. NHẬN BIẾT MỤC TIÊU

        NHẤT BINH (cổ), loại binh lính tuyển ở ngoài địa phương Thanh - Nghệ, thuộc bốn trấn và hai phủ, trong quân đội Hậu Lê từ 1722. để phân biệt với ưu binh. Binh lính NB là người quê ở các trấn Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và các phủ Trường Yên, Thiên Quan, thường được biên chế xen kẽ với binh lính ưu binh trong binh thị hậu theo ti lệ 1/5 đến 1/3. Vì không phải là người Thanh - Nghệ có công lao với vua Lê, chúa Trịnh, nên NB không được ưu đãi bằng ưu binh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:08:32 am »


        NHẤT TỰ TRẬN (cổ), đội hình chiến đấu xếp thành một hàng ngang (chữ nhất). Thường được áp dụng khi vượt qua địa hình trống trải dưới hỏa lực địch để tiếp cận mục tiêu hoặc khi xung phong. Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi (mồng 5 Tết Ki Dậu. 30.1.1789), vua Quang Trung đã tổ chức đội quân cảm từ dàn thành NTT đột phá mở đường cho chủ lực xông vào tiêu diệt quân Thanh.

        NHẬT BẢN (Nippon, Nihon, A. Japan), quốc gia quần đảo ở Đông Á. Dt 377.829km2; ds 127,21 triệu người (2003); hơn 99% người Nhật. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Nhật. Tôn giáo: đạo Phật, Sintô... Thủ đô: Tôkiô. Chính thể quân chủ lập hiến; đứng đầu nhà nước (không nắm quyền hành pháp) là Nhật Hoàng. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm khoảng 4.000 đảo trải dài khoảng 2.500km theo hướng đông bắc - tây nam, cách bờ biển Đông Á 200-300km. Đảo lớn nhất Hônsu chiếm 61% diện tích và 80% dân số. 3/4 lãnh thổ là núi, đỉnh cao nhất Phú Sĩ (Fujiyama) 3.776m. Dân cư tập trung chủ yếu ở các dải đồng bằng hẹp ven biển. Khí hậu ôn hòa; mùa hè thường có mưa, bão lớn, lượng mưa 1.800-3.000mm/năm. Nằm trong vành đai núi lứa Thái Bình Dương, thường xuyên có động đất, sóng thần mạnh. Nước công nghiệp phát triển, cường quốc kinh tế thứ hai sau Mĩ; đứng đầu thế giới về đóng tàu, kĩ thuật điện, điện tử, ô tô, xi măng, thép cán... Giao thông phát triển. Càng biển chính: Côbê, Nagôia, Caoaxaki. Ôxaca, Niigata. Sân bay: Narita (Tôkiô), Ồxaca, Niigata. Một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. GDP 4.141,43 ti USD (2002), bình quân đầu người 32.600 USD. Thành viên LHQ (18.12.1956), IMF, GATT, OECD. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.9.1973. LLVT: lực lượng thường trực 239.900 người (trong đó lục quân 148.200, hải quân 44.400, không quân 45.600), lực lượng dự bị 49.200. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 1.040 xe tăng, 60 xe chiến đấu bộ binh, 90 xe thiết giáp trinh sát, 830 xe thiết giáp chờ quân, 480 pháo mặt đất, 280 pháo tự hành, 800 tên lửa  phòng không, 16 tàu ngầm, 44 tàu khu trục, 10 tàu frigat, 3 tàu tên lửa, 31 tàu quét mìn, 8 tàu đổ bộ, 28 tàu hộ tống, 287 máy bay chiến đấu, 90 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 42,6 tỉ USD (2002).



        NHẬT BẢN THỔN TÍNH TRIỀU TIÊN (1910), quá trình gây sức ép về chính trị, QS nhằm thôn tính và biến Triều Tiên thành thuộc địa của Nhật Bàn. Sau khi giành thắng lợi trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-05), ảnh hưởng của Nhật ở Triều Tiên ngày càng tăng, Nhật sử dụng nhiều thủ đoạn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Triều Tiên. 30.5.1910 Nhật đưa hơn 2.000 hiến binh sang chiếm đóng các vị trí xung yếu ở Triều Tiên và phái hàng chục tàu chiến đến uy hiếp các cửa biến Nhân Xuyên. Hải Sơn... Dưới áp lực của Nhật, 29.8.1910 Triều Tiên phải kí hiệp ước “Nhật - Hàn hợp nhất”, theo đó vua Triều Tiên phải thoái vị, quyền thống trị của Nhật Bản đối với Triều Tiên chính thức được xác lập.

        NHẬT CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG (6.1940-3.1945), quá trình Nhật dùng các biện pháp QS, chính trị, ngoại giao nhằm thay thế Pháp, độc chiếm Đông Dương, tạo bàn đạp xâm lược Đông Nam Á - Thái Bình Dương trong CTTG-II. 19.6.1940 Nhật đòi Pháp đóng cửa biên giới Việt - Trung tại các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và cảng biển Hải Phòng. Sau khi Pháp đầu hàng Đức ở chính quốc (22.6.1940), Nhật ép Pháp kí hiệp ước Pháp - Nhật (1940) và thỏa ước QS (22.9.1940) thừa nhận vai trò bá chủ của Nhật ở Viễn Đông, để QĐ Nhật vào Đông Dương và được hưởng những đặc quyền về QS ở Bắc Bộ. Chiều 22.9.1940 quân Nhật từ Quảng Tây (TQ) vượt biên giới đánh chiếm Lạng Sơn. đổ bộ lên Đồ Sơn, đánh chiếm Hải Phòng (26.9), sau đó lần lượt vào đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh. Phú Thọ... Trước thái độ khuất phục của chính phủ Pêtanh (Pháp), Nhật tiếp tục buộc Pháp kí hiệp ước phòng thủ chung (29.7.1941), cho Nhật đóng quân trên toàn Đông Dương với số quân không hạn định; dựa vào đó quân Nhật đổ bộ vào Nam Kì, chiếm đóng Sài Gòn và nhiều nơi khác. Chính quyền và QĐ Pháp ở Đông Dương tuy còn tồn tại, nhưng thực chất đã trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích của Nhật, câu kết với Nhật để áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Những mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật phát triển ngày càng gay gắt. do đó 9.3.1945 Nhật nổ súng đánh Pháp tại Hà Nội và trên toàn Đông Dương; chính quyền và QĐ thuộc địa Pháp nhanh chóng tan rã, đầu hàng (xt Nhật đảo chính Pháp, 9.3.1945). NCĐD đặt nhân dân Đỏng Dương dưới ách thống trị của phát xít Nhật, song cũng khơi sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, tạo điều kiện cho tình thế CM ở Đỏng Dương phát triển đến chỗ chín muồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:09:28 am »


        NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP (9.3.1945), đảo chính QS do QĐ Nhật tiến hành nhằm lật đổ Pháp, hoàn tất quá trình Nhật chiếm Đông Dương (6.1940-3.1945). Từ 21 giờ ngày 9.3 quân Nhật bất ngờ mở cuộc tiến công (mang tên chiến dịch Meigo) vào các cơ sở hành chính, QS của Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố, tỉnh lị khác trên toàn Đông Dương. Quân Pháp không kịp kháng cự và nhanh chóng tan rã. Chiều 10.3 chính quyền và QĐ Pháp ở Đông Dương đầu hàng, hơn 30.000 nhân viên dân sự. QS (cả toàn quyền Đơcu, đô đốc Bêrănggiê, các tướng Moocđăng, Aimê...) bị Nhật bắt giam; chỉ có gần 5.000 quân Pháp của Alêchxăngđri chạy thoát sang TQ. Sau đảo chính, Nhật trở thành kẻ thù chủ yếu trước mắt của CM VN, những điều kiện mới giúp cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân VN mau chín muồi đã xuất hiện (xt chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", 12.3.1945). Cg Đảo chính của Nhật ở Đông Dương.

        NHẬT KÍ BIÊN PHÒNG, ghi chép tình hình hàng ngày về quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia của đồn biên phòng. Nội dung gồm: các sự kiện, vụ việc (thời gian, địa điểm, nguồn tin. nội dung, kết quả xử lí ban đầu); trách nhiệm xử lí nội dung hoạt động bảo vệ biên giới (lực lượng, địa điểm, phương pháp tiến hành, kết quả, người chỉ huy); tình hình đơn vị (sinh hoạt, chính trị. tinh thần). NKBP phải ghi chính xác, đầy đủ, rõ ràng và ngắn gọn trên cơ sở tổng hợp và chọn lọc từ các nguồn thông tin, các báo cáo và những thông báo, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; do trợ lí tổng hợp hoặc trực ban đồn biên phòng thực hiện, đồn trưởng đồn biên phòng kí chịu trách nhiệm; một cơ sở pháp lí để kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của đồn trưởng và kiểm tra việc chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và chấp hành pháp luật.

        NHẬT KÍ HÀNG HẢI. ghi chép hành trình của tàu gồm toàn bộ các thông số tác nghiệp hàng hải, sai số máy móc, kết quả quan sát, đo đạc và tính toán đặc trưng về sự chuyển động của tàu (thời gian, vị trí, hướng đi, vận tốc...), các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về tình hình, độ chính xác và an toàn hàng hải của hành trình trên biển. NKHH do sĩ quan hàng hải hoặc người thay thế ghi chép đồng thời với việc tác nghiệp hàng hải trên hải đồ từ thời điểm nhổ neo (rời bến, rời phao) tới khi thả neo (cập bên, cập phao). Nội dung ghi chép trong NKHH phải đầy đủ, cho phép tạo dựng lại toàn bộ tuyến hành trình trên hải đồ. Văn kiện chính thức để xem xét các trường hợp tai nạn trên biển.

        NHẬT KÍ TÁC CHIẾN, văn kiện tác chiến ghi chép tình hình hàng ngày trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến nhằm phục vụ cho tổng kết kinh nghiệm tác chiến, nghiên cứu khoa học QS. NKTC cần ghi chép liên tục, đầy đủ, đi sâu vào những nội dung thiết yếu như: thời gian diễn ra các sự kiện; tình hình chung trước khi chiến đấu; tình hình địch, ta, bạn, hậu cần. kĩ thuật... nhiệm vụ của đơn vị; quyết tàm của người chỉ huy; diễn biến tác chiến và xử trí tình huống trong quá trình tác chiến, những vấn đề đột xuất quan trọng; tình hình chính trị, tư tưởng, những gương chiến đấu; những chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của người chỉ huy và cơ quan cho các đơn vị; nhiệm vụ mới và quyết tâm của người chỉ huy; kết quả tác chiến...

        NHẬT KÍ TRINH SÁT, ghi chép các tin trinh sát hàng ngày của cơ quan quân báo (trinh sát) các cấp làm tài liệu để theo dõi diễn biến về địch, hoạt động của các lực lượng trinh sát và để lưu trữ. NKTS thường do sĩ quan tham mưu quân báo (trinh sát) làm nhiệm vụ trực ban ghi chép. Nội dung ghi NKTS gồm: thời gian nhận tin (giờ, phút, ngày, tháng, năm); nơi báo tin (cơ quan hoặc đơn vị thông báo hoặc báo cáo); nguồn tin (nơi đầu tiên phát tin); nội dung tin (ghi phiên hiệu, tọa độ, địa danh, thời gian xảy ra sự việc đó), cách xử lí... Các tư liệu trong NKTS được báo cáo lên trên, thông báo cho dưới và các đơn vị bạn liên quan (hiệp đồng tác chiến).

        NHẬT LỆNH, mệnh lệnh của tổng tư lệnh (bộ trưởng BQP) cho LLVT nhân ngày lễ long trọng hoặc trong tình hình đặc biệt của đất nước.

        NHẬT NAM, quận do nhà Hán (TQ) phân chia để cai trị (ngày nay là vùng Trung Trung Bộ, VN). 111ten sau khi nhà Hán chiếm nước Nam Việt, NN trở thành một trong chín quận thuộc bộ Giao Chỉ. Quận NN chia thành 5 huyện: Tây Quyển, Tỉ Cảnh (Quảng Bình), Chu Ngô (Quảng Trị), Lô Dung (Thừa Thiên), Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Thời nhà Tùy (603-617), q. NN gồm 8 huyện (Cừu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Cốc, An Viễn, Quảng An). Đời Đường Cao Tông (650-655), nước ta chia thành 12 châu, trong đó q. NN bị chia cắt và sáp nhập vào một số châu khác. Tên NN không tổn tại từ đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:10:31 am »


        NHẬT TẢO, làng bên sông Vàm Cỏ Đông thuộc xã Bình Trinh Đông, h. Tân Trụ, t. Long An. 10.12.1861 nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tập kích pháo hạm Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận làng NT. Nguyễn Trung Trực chỉ huy đội cảm tử, phân tán trên các thuyền nhỏ, áp sát pháo hạm Experanxơ đang tuần tra trên sông, bất thần nhảy lên chiếm tàu, diệt 37 quân địch, đốt cháy tàu. Để trả thù, Pháp đem quân tàn phá, đốt cháy làng NT (xt trận Nhật Tảo 10.12.1861).

        NHIỄM TRÙNG, hiện tượng ô nhiễm địa hình và lớp không khí gần mặt đất bởi các vi khuẩn gây bệnh do đối phương sử dụng vũ khí sinh học nhằm mục đích truyền bệnh cho người, động vật và thực vật ở quy mô lớn. Phạm vi khu vực NT phụ thuộc vào số lượng, tính chất, phương pháp sử dụng các tác nhân sinh học và các yếu tố thời tiết. Việc xác định các khu vực NT được thực hiện bằng các biện pháp trinh sát sinh học.

        NHIỄM XẠ, hiện tượng xuất hiện các chất phóng xạ trên mặt đất, trong khống khí, nước, lương thực, thực phẩm hoặc trên bề mặt vũ khí trang bị và cơ thể người. Nguyên nhân của NX là sự chuyển động, sa lắng bụi phóng xạ từ các đám mây phóng xạ của các vụ nổ hạt nhân hoặc sự hình thành các chất phóng xạ bởi NX cảm ứng. Nguồn gây NX lớn nhất là các vụ nổ hạt nhân xảy ra trên mặt đất. Trong nấm mây phóng xạ có tới 200 đồng vị phóng xạ của 36 nguyên tố hóa học từ kẽm (Zn) đến gađôlin (Gd). Ngoài ra còn có một số nhiên liệu hạt nhân không phân hạch và khí phóng xạ. NX là 1 trong 5 nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân. Hiện tượng NX cũng xẩy ra khi đối phương sử dụng vũ khí phóng xạ hoặc khi có sự cố hạt nhân.

        NHIỆM VỤ BẮN của pháo binh, nhiệm vụ được giải quyết bằng hỏa lực pháo binh với các chỉ tiêu hiệu quả bắn cụ thể. Căn cứ vào tính chất và tầm quan trọng của mục tiêu, khả năng hỏa lực pháo binh, điều kiện, tình huống cụ thể, NVB có thể là: tiêu diệt, phá hoại, chế áp, kiềm chế, chiếu sáng, tạo khói, rải truyền đơn... Bắn tiêu diệt làm cho mục tiêu hoàn toàn mất sức chiến đấu. Bắn phá hoại nhằm phá hủy các công trình QS tới mức không sử dụng được. Bắn chế áp làm cho mục tiêu tạm thời mất sức chiến đấu, hạn chế cơ động hoặc rối loạn chỉ huy. Bắn kiềm chế nhằm tác động vào tâm lí và tinh thần quân địch, hạn chế hoạt động chiến đấu của chúng trong một thời gian.

        NHIỆM VỤ CHIẾN DỊCH, nhiệm vụ do lực lượng tiến hành chiến dịch thực hiện nhằm đạt mục đích tác chiến. NVCD được xác định căn cứ vào: chủ trương (ý định) và kế hoạch tác chiến chiến lược, phương pháp tác chiến chiến lược, loại chiến dịch và thành phần lực lượng tham gia chiến dịch, khả năng tác chiến của hai bên đối địch, điều kiện địa hình, thời tiết và các tình hình khác có liên quan. NVCD tiến công, phản công thường là: tiêu diệt lực lượng địch, đánh chiếm khu vực (tuyến) quy định; được chia thành nhiệm vụ các đợt (bước) 1, 2... hoặc nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ tiếp sau và hướng phát triển; NVCD phòng ngự thường là đánh thiệt hại nặng quân địch, ngăn chặn hoặc đánh bại cuộc tiến công của chúng, giữ vững các khu vực (tuyến) phòng ngự, tạo điều kiện để chuyển sang tiến công, phản công...; thường được chia thành các nhiệm vụ: đánh quân địch chuẩn bị tiến công và tiến công vào khu vực tác chiến vòng ngoài, đánh quân địch tiến công vào khu vực phòng ngự, đánh quân địch đột nhập phòng ngự, đánh quân dịch vu hồi bằng đường bộ, đường thủy, đường không, thực hành phản đột kích...

        NHIỆM VỤ CHIẾN ĐẤU, nhiệm vụ do đơn vị (phân đội, binh đội, binh đoàn) hoặc cá nhân thực hiện trong trận chiến đấu. Đối với đơn vị bộ đội binh chủng hợp thành, NVCĐ trong tiến công thường là tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, đánh chiếm khu vực (tuyến), mục tiêu quy định trong thời gian nhất định; nhiệm vụ đó được thực hiện thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể: nhiệm vụ tiến công địch trong công sự, ngoài công sự; đánh địch đổ bộ đường không... hoặc nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ tiếp sau và nhiệm vụ trong ngày; trong phòng ngự là ngăn chặn, sát thương lớn và đánh bại đối phương tiến công, giữ vững mục tiêu, khu vực phòng ngự...; được thực hiện thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ: đánh địch chuẩn bị tiến công và tiến công vào khu vực tác chiến vòng ngoài, đánh địch tiến công tiền duyên phòng ngự và trận địa phòng ngự, đánh địch đột nhập phòng ngự và vu hồi đường bộ, đường thủy, đường không và phản kích khôi phục  trận địa phòng ngự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:12:29 am »


        NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC, nhiệm vụ đấu tranh vũ trang do tập đoàn (cụm) lực lượng lớn của LLVT thực hiện trong từng thời kì hay trong một cuộc chiến tranh. NVCL phụ thuộc vào mục đích chiến lược trong chiến tranh, tình hình chiến lược, so sánh lực lượng và khả năng tác chiến của hai bên, điều kiện địa lí tự nhiên... NVCL có thể là: tiêu diệt các tập đoàn (cụm) lực lượng chiến lược (chiến dịch) của quân địch; chiếm vùng (khu vực) lãnh thổ quan trọng, phá hủy các mục tiêu công nghiệp, QS lớn, phá rối việc quản lí nhà nước và chỉ đạo QS, đánh trả cuộc tiến công đường không, đường bộ, đường biển của địch, giữ vững các tuyến (khu vực) quan trọng của đất nước. Trong chiến tranh nhân dân VN, NVCL còn là nhiệm vụ đấu tranh vũ trang do các LLVT địa phương cùng toàn dân tiến hành nhằm tiêu hao, tiêu diệt rộng rãi; phân tán và kìm chân địch, tạo điều kiện cho quân chủ lực ta tiến công, tiêu diệt từng tập đoàn lực lượng lớn quân địch. Hoàn thành NVCL sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trên chiến trường, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến lược.

        “NHIỆM VỤ NGƯỜI TƯỚNG”, nội dung chính trong bài nói về nhiệm vụ và công tác của người tướng trong QĐ quốc gia VN (QĐND VN) của chủ tịch Hồ Chí Minh tại hội nghị QS lần thứ 5 (8.1948). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: người tướng phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung. Trí: có óc sáng suốt nhìn mọi việc, suy xét địch cho đúng. Dũng: can đảm. dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh. Nhân: thương yêu cấp dưới, đồng cam cộng khổ, địch hàng thì khoan dung. Tín: tự tin. làm cho mọi người tin, không tự mãn, tự cao. Liêm: không tham của. tham sắc. tham danh vọng, tham sông. Trung: tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, CM, Đảng. Đồng thời đối với kỉ luật và mệnh lệnh, người tướng phải: giáo dục cho thấm tới từng đội viên; báo cáo trung thực, nhanh chóng, thiết thực; thường phạt công minh; đối với binh sĩ phải: chăm nom và sâu sát, hiểu rõ từ lời ăn tiếng nói, niềm vui nỗi buồn, đời sống... của mọi người, có vậy trên dưới mới gắn bó, hết lòng vì nhiệm vụ; bộ đội ta tuy còn trẻ mà tiến bộ rất nhanh, nếu người tướng không chịu học hỏi, cứ đứng một chỗ thì nhất định bị lạc hậu; đối với dân: phải làm cho dân yêu, dân tin. dân phục thì nhất định thắng lợi; đối với địch: phải hiểu địch, không khinh địch, hết sức giữ bí mật. không để địch biết rõ ta.

        NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN. gọi chung nhiệm vụ do đơn vị hoặc cá nhân thực hiện để đạt mục đích tác chiến nhất định trong điều kiện và thời gian quy định. Để xác định NVTC phải căn cứ vào loại tác chiến, chức năng, thành phần lực lượng (trong biên chế và tăng cường), khả năng chiến đấu của các phân đội, binh đội. binh đoàn, liên binh đoàn; tình hình địch và điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn... NVTC có: nhiệm vụ chiến lược, nhiệm'vụ chiến dịch và nhiệm vụ chiến đấu.

        NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN ĐẶC CÔNG, nhiệm vụ tác chiến do đơn vị hoặc chiến sĩ đặc công thuộc quyền thực hiện nhằm đạt mục đích chiến lược, chiến dịch hoặc trận chiến đấu . Căn cứ xác định NVTCĐC: ý định, kế hoạch tác chiến; khả năng chiến đấu của đơn vị, chiến sĩ đặc công; điều kiện địa hình, thời tiết và các tình hình khác có liên quan. NVTCĐC thường là: tiêu diệt hoặc phá hủy các mục tiêu trọng yếu, chiếm giữ một sô mục tiêu tạo điểu kiện cho bộ đội binh chủng hợp thành phát triển chiến đấu.

        NHIÊN LIỆU, gọi chung các chất dùng làm nguồn cung cấp nhiệt năng thông qua phản ứng ôxi hóa (chất cháy) hoặc phản ứng hạt nhân (nhiên liệu hạt nhân). Theo trạng thái có: NL rắn, NL lỏng, NL khí. Theo nguồn gốc, có: NL tự nhiên (than, dầu mỏ, khí đốt, gỗ, phế thải, nguyên tố uran u235, Ư23**...), NL nhân tạo (xăng, điêzen, khí, đồng vị của uran như U233...). NL có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong lĩnh vực QS, NL là nguồn động lực của các phương tiện cơ động (ô tô, xe tăng, máy bay, tàu...). Đặc tính chung của hầu hết các NL là dễ cháy nổ. độc hại nên trong quá trình sử dụng, tàng trữ, bảo quản cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kĩ thuật và an toàn.

        NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN, nhiên liệu dùng cho các phản ứng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Có NLHN phân chia mà uran là nguồn chủ yếu (trong phản ứng phân chia hạt nhân) và nhiên liệu nhiệt hạt nhân (trong phản ứng tổng hợp hạt nhân). NLHN phân chia được sử dụng trong nhà máy điện nguyên tử. tàu (nổi. ngầm), bom nguyên tứ... Nhiên liệu nhiệt hạt nhân gồm đơteri (2H), triti (3H) và liti (6Li). Hiện nay chỉ sử dụng đơteri và litihiđrua trong vũ khí nhiệt hạch (bom khinh khí). NLHN cho lượng nhiệt lớn gấp hàng triệu lần nhiên liệu thông thường (vd: lkg uran cho 8.1013J và lkg hỗn hợp đơteri và triti cho 32.1013J).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:15:54 am »

   
        NHIÊN LIỆU HỖN HỢP, dạng nhiên liệu rắn gồm hỗn hợp cơ học của chất ôxi hóa nghiền nhỏ và chất cháy hữu cơ. NLHH khắc phục được các nhược điểm của thuốc phóng balistit (x. thuốc phóng không khói). Đặc tính của NLHH là có xung đơn vị cao. đám bảo cháy ổn định (ít phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ đầu), dải thay đổi tốc độ cháy rộng, chế tạo được các liều đẩy có kích thước bất kì bằng phương pháp đúc rót, tính ổn định lí học cao. Thành phần gồm: chất ôxi hóa (60-80% amoni peclorat. kali peclorat, amoni nitrat...); chất cháy - kết dính (15-25% các chất polime: hiđrô cacbon atfan, nhựa fomaldehit, cao su...); bột kim loại (5-20% bột nhôm); phụ gia điều chỉnh tốc độ và quá trình cháy (0,5-5%). phụ gia công nghệ. Người Đức sáng chế ra NLHH trong CTTG-II để giải quyết nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu. Người Mĩ nghiên cứu NLHH sớm hơn. nhưng đến những năm 50 của tk 20 mới đưa vào sử dụng.

        NHIÊN LIỆU KIM LOẠI, nhiên liệu có thành phần chính là kim loại như liti, berili. nhôm, magiê,... ở pha rắn hoặc pha lỏng. Công dụng chính là tạo ra lực đẩy riêng lớn cho các động cơ phản lực, động cơ tên lửa (vd: NLKL dạng huyền phủ trong dầu hỏa có hàm lượng pha rắn 50% cho lực đẩy riêng lớn hơn của dầu hỏa tới 50%). Mặt khác lượng ôxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn NLKL dạng huyền phủ chỉ bằng 20% so với nhiên liệu bình thường. Do đó, các máy bay sử dụng loại nhiên liệu này có trần bay và tầm bay lớn. Những trở ngại trong việc sử dụng NLKL là độ ổn định vật lí của huyền phủ chưa đạt yêu cầu, bơm chuyển khó khăn, nhiệt độ khi cháy nhiên liệu rất cao đòi hỏi phải làm mát tốt và các chi tiết phải có tính chịu nhiệt cao.

        NHIÊN LIỆU LỎNG, nhiên liệu được sản xuất từ hỗn hợp hiđrô với ôxit cacbon lấy từ dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu cho tất cả các loại động cơ đốt trong, để đốt nồi hơi, đốt lò... Hỗn hợp các hiđrô cacbon (dầu hỏa, hidrazin, đimetin...) với các chất ỏxi hóa lỏng (ôxi lỏng, axít nitơric lỏng...) được dùng làm nhiên liệu tên lửa. NLL là nguồn năng lượng hóa học và tạo vật sinh công, chưa sẵn sàng cho phản ứng cháy (để cháy được phải qua các bước chuẩn bị, tạo hỗn hợp cháy). Trong lĩnh vực QS, NLL là nguồn động lực của các phương tiện cơ động (ô tô, xe tăng, máy bay, tàu...) và là nguồn năng lượng, chất công tác của động cơ tên lửa.

        NHIÊN LIỆU RẮN, nhiên liệu đa thành phần thể rắn, cháy dưới áp suất cao, tỏa nhiệt lớn, tạo nhiều sản phẩm dạng khí, dùng làm nguồn năng lượng chuyển động của các loại đạn, đạn phản lực và tên lửa. Có: NLR đồng tính, NLR hỗn hợp và NLR hỏa thuật. NLR đồng tính chứa hai chất chính là chất cháy và chất ôxi hóa. NLR hỗn hợp là hỗn hợp cơ học của ba chất cơ bản: chất cháy, chất ôxi hóa và chất kết dính: ngoài ra còn được bổ sung những chất phụ vào các thành phần cơ bản để tăng hoặc giảm tốc độ cháy. NLR hỏa thuật là hỗn hợp cơ học của các chất ôxi hóa, chất cháy và các chất phụ để tạo tính chất riêng (nhuộm màu ngọn lửa, tạo khói, giảm độ nhạy, tăng độ bền cơ học...). So với nhiên liệu lỏng, NLR có mật độ cao hơn và có thể bảo quản trong thời gian dài ở trạng thái đã nạp, nhưng nhiệt lượng cháy thấp và khó điều khiển quá trình cháy hơn.

        NHIÊN LIỆU TÊN LỬA, nhiên liệu dùng làm nguồn năng lượng và chất công tác của động cơ tên lửa. Có các đặc trưng: tạo lực đẩy riêng lớn. tỉ trọng lớn, tính ổn định cao, an toàn khi sử dụng. Có: nhiên liệu hóa học và nhiên liệu hạt nhân. NLTL hóa học có các loại: lỏng, rắn và hỗn hợp. NLTL lỏng chứa một hoặc nhiều chất ở trạng thái lỏng, được chia thành một, hai hoặc nhiều thành phần. NLTL lỏng một thành phần thường là các chất lỏng có khả năng phân hủy dưới tác dụng của chất xúc tác để sinh nhiệt và tạo chất công tác cho động cơ. NLTL lỏng hai thành phần gồm chất cháy và chất ôxi hóa, được dùng nhiều nhất; lượng tiêu hao chất cháy nhỏ hơn nhiều so với chất ôxi hóa. Các thành phần của NLTL lỏng hai hoặc nhiều thành phần được chứa và đưa vào động cơ tên lửa một cách riêng rẽ; hỗn hợp của chúng tự cháy ở mọi áp suất và nhiệt độ làm việc của động cơ tên lửa. Chất cháy của NLTL lỏng gồm: cácbua hiđrô, rượu, hiđrô lỏng, amoniac lỏng... Các chất ôxi hóa có: ôxi lỏng, ôdôn lỏng, flo lỏng, nitơđiôxit (N2O4) lỏng... NLTL rắn chứa chất cháy và chất ôxi hóa đểu ở thể rắn; ưu điểm so với NLTL lỏng là mật độ cao và có thể bảo quản lâu ở trạng thái đã nạp vào tên lửa; nhược điểm là khó điều khiển quá trình cháy và nhiệt cháy thấp. Có NLTL rắn đồng tính (chỉ có chất cháy và chất ôxi hóa) và NLTL rắn hỗn hợp (ngoài chất cháy và chất ôxi hóa còn có chất phụ gia như kim loại để tăng nhiệt cháy, pôlime để tăng kết dính và đảm bảo các tính chất cơ học của nhiên liệu...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:17:59 am »


        NHIẾP VINH TRĂN (Nie Rongzhen; 1899-1992), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Giang Tân, t. Tứ Xuyên (TQ); đv ĐCS TQ (1922). Tham gia phong trào Ngũ Tứ. 1919-24 học ở Pháp, Bi. Trường đại học Phương Đông và Trường QS Hồng quân LX. 1925 về nước giữ chức bí thư Phòng chính trị, Trường QS Hoàng Phố. Tham gia chiến tranh Bắc Phạt (1926-27), đại biểu ĐCS ở Quân đoàn 11 quân khởi nghĩa Nam Xương; tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Quảng Châu (12.1927). Năm 1931 phó chủ nhiệm TCCT Hồng quân, chính ủy Quân đoàn 1, chỉ huy chiến dịch Chương Châu. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh. Đến Thiểm Bắc, chỉ huy các chiến dịch Đông Chinh. Tây Chinh và Sơn Thành Bảo. Trong chiến tranh chống Nhật, chính ủy Sư đoàn 115 Bát lộ quân, tham gia chỉ huy  “đại chiến bách đoàn” (đánh lớn 100 trung đoàn). Trong chiến tranh giải phóng, tư lệnh Quàn khu Hoa Bắc; thị trường Bắc Kinh; quyền tổng tham mưu trường QGP nhân dân TQ. 1954 phó chủ tịch Hội đồng QS CM nhân dân. 1956 phó thủ tướng Quốc vụ viện, kiêm chủ nhiệm ủy ban khoa học kĩ thuật quốc gia, ủy ban khoa học kĩ thuật quốc phòng. 1959-87 phó chủ tịch: Quân ủy trung ương ĐCSTQ, Hội đồng quốc phòng khóa I-III. ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII-XII, ủy viên BCT khóa VIII, XI và XII, phó chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội khóa IV, V. 1983 phó chủ tịch ủy ban QS trung ương. Tác phẩm chính: “Tập hồi kí của Nhiếp Vinh Trăn”.

        NHIỄU ĐIỆN TỬ nh NHIỀU VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ

        NHIỄU HỔNG NGOẠI. nhiễu vô tuyến điện tử dùng để chế áp các thiết bị điện tử làm việc trong dải sóng hồng ngoại (10'3-0,77.10'6m), nhằm bảo vệ máy bay, tàu chiến, xe tăng,... chống các vũ khí tự dẫn bằng hồng ngoại. Bao gồm: NHN tích cực (nhiễu xung hồng ngoại điều chế được phát ra để phá sự bám sát của vũ khí tự dẫn bằng hồng ngoại), mồi bẫy hồng ngoại (phát ra không gian bức xạ hồng ngoại mạnh để đánh lừa vũ khí tự dẫn hồng ngoại, gây sai lệch cự li, mất bám).

        NHIỄU NGOÀI ĐỘI HÌNH, thủ đoạn gây nhiễu rađa do các máy bay (tàu) chuyên dụng có trang bị các thiết bị gây nhiễu tiến hành ở ngoài đội hình chiến đấu nhằm chế áp các phương tiện trinh sát, điều khiển hỏa lực của đối phương, bảo vệ các máy bay (tàu chiến) trong đội hình chiến đấu. NNĐH có ưu điểm: máy bay (tàu) gây nhiễu ở khoảng cách an toàn, có thể mang nhiều máy gây nhiễu chế áp nhiều loại rađa cùng một lúc, vừa gây nhiễu vừa trinh sát. Nhược điểm: cường độ không mạnh, dễ lộ ý đồ và khu vực đánh phá.

        NHIỄU RAĐA, nhiễu vô tuyến điện tử dùng để loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động của rađa đối phương. Theo nguồn gốc xuất hiện, có: nhiễu tự nhiên và nhiễu cố ý; theo phương pháp thực hiện có: nhiễu tích cực (chủ động) và nhiễu tiêu cực (thụ động); theo dải tần số của rađa có nhiễu ngắm và nhiều chặn; theo mức độ tác động vào rađa, có: nhiễu cường độ yếu, vừa, mạnh (1,2, 3); theo thủ đoạn gây nhiễu, có: nhiễu trong đội hình, nhiều ngoài đội hình .. Trong chiến tranh xâm lược VN, chiến tranh chống Irắc, Côxôvô,... Mĩ đã sử dụng rộng rãi các loại NR.

        NHIỄU THỤ ĐỘNG. nhiễu vô tuyến diện tử được tạo ra bởi sự tán xạ (bức xạ thứ cấp hoặc phản xạ) năng lượng sóng điện từ từ những vật phản xạ tự nhiên và nhân tạo. Được dùng gây nhiễu phương tiện điện tử. hoạt động trên nguyên lí thu sóng phản xạ (vd: rađa). Khi tác động, NTĐ sẽ tạo ra nền nhiễu che lấp tín hiệu mục tiêu trên màn hình, hoặc tạo ra vết giả... Để tạo NTĐ, thường dùng vật phản xạ dưới dạng băng, dải, sợi dây kim loại, ngẫu cực, vật phân xạ góc, thấu kính điện môi, mạng anten bức xạ lại... Những vật phản xạ này được phóng ra từ các phương tiện gây nhiễu hoặc được bố trí theo ý định ở những nơi nhất định. NTĐ đơn giản, dễ tạo, giá thành rẻ. Trong một số trường hợp không hiệu quả bằng nhiễu tích cực. Cg nhiều tiêu cực.

        NHIỄU TÍCH CỰC, nhiễu vô tuyến điện tử chủ định, được tạo ra bằng cách dùng phương tiện gây nhiễu phát bức xạ điện từ nhằm cản phá hoạt động của các phương tiện điện tử của đối phương. Theo cấu trúc tín hiệu, có: nhiễu điều biến và không điều biến, nhiễu liên tục và nhiễu xung. NTC không điều biến là những dao động điện từ điều hòa, bức xạ ở tần số của phương tiện điện tứ bị chế áp hoặc trong một dải tần số đã cho. NTC điều biến được tạo bời sự thay đổi một hoặc vài tham số của tín hiệu và có thể là liên tục hoặc xung. Nhiễu liên tục gồm: điều biên, điều tần, điểu pha, điều biến bằng điện áp tạp âm (cg nhiễu tạp, được dùng phổ biến nhất). NTC xung là dãy xung cao tần không điều biến hoặc điều biến theo biên độ, độ rộng, khoảng nghỉ giữa các xung hoặc đồng thời vài tham số của xung. NTC là một bộ phận chủ yếu của nhiễu điện tử. Khi tác động vào phương tiện điện tử, NTC có thể gây ra sự làm việc quá tải của thiết bị thu và xử lí tín hiệu, gây sai số lớn trong việc phát hiện, xác định tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu, làm gián đoạn việc tự động bám mục tiêu, gây sai số điều khiển các phương tiện chiến đấu... NTC được sử dụng rộng rãi trong tác chiến điện tử và có hiệu quả lớn trong chiến tranh hiện đại. Cg nhiễu chủ động.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:19:30 am »


        NHIỄU TIÊU CỰC nh NHIÊU THỤ ĐỘNG

        NHIỄU TRONG ĐỘI HÌNH, thủ đoạn gây nhiễu rađa do các máy gây nhiễu trên máy bay (tàu) trong đội hình chiến đấu tiến hành, nhằm chế áp các phương tiên trinh sát điện tử, điều khiển hỏa lực của đối phương, bảo vệ các máy bay (tàu chiến) trong đội hình chiến đấu. NTĐH có ưu điểm: đội hình càng vào gần mục tiêu, cường độ nhiễu càng tăng (thường ở cự li xạ kích của tên lửa, pháo phòng không); các máy bay (tàu) mang nhiều loại máy gây nhiều tạo nên dải tần rộng, có thể gây nhiễu nhiều loại rađa. Nhược điểm: máy bay mang được ít bom đạn; khi cơ động cường độ nhiễu giảm: dải nhiễu chính là mục tiêu nên tên lửa có thể bắn bằng phương pháp ba điểm.

        NHIỄU VÔ TUYẾN ĐIỆN, bức xạ sóng điện từ có tần số nằm trong dải tần số công tác của máy vô tuyến điện, làm ảnh hưởng đến liên lạc vô tuyến điện; bộ phận của nhiễu vô tuyến điện tử. NVTĐ thường có: nhiễu do đối phương gây ra, nhiễu do bức xạ tương hỗ, nhiễu công nghiệp và nhiễu sinh ra do sấm sét, bão từ...

        NHIỄU VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ, gọi chung những tác động của bức xạ điện từ làm sai lạc hoặc phá hủy thông tin trong các phương tiện điện tử. Theo nguồn gốc phát sinh, có: nhiễu tự nhiên, nhiễu nhân tạo; theo ý định sử dụng, có: nhiễu chủ định và nhiễu không chủ định; theo phương pháp tạo, có: nhiễu tích cực và nhiễu thụ động, theo đặc trưng của sóng, có: nhiễu vô tuyến điện, nhiễu lade, nhiễu hồng ngoại... NVTĐT còn được phân loại theo nhiều cách khác. NVTĐT có khả năng tác động vào mọi khâu của hệ thống chỉ huy - điều khiển - thông tin - tình báo (C3I) và là một yếu tố rất quan trọng của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại.

        NHÓM CẤP CỨU SỰ CỐ trên biển của hài quân, phần đội (đội) trên tàu của căn cứ trên bờ hoặc căn cứ nổi được trang bị các phương tiện cấp cứu cần thiết để sẵn sàng cấp cứu trên tàu hoặc cơ động đến các vị trí khác ứng cứu kịp thời khi sự cố xẩy ra. Có nhiệm vụ: cấp cứu. giải quyết các sự cố như chống chìm, chống cháy, lai kéo,... bảo vệ sức sống tàu thuyền gặp nạn. NCCSC phải hành động theo lệnh của người chỉ huy đơn vị tàu (thuyền trưởng) gặp nạn.

        NHÓM CHIẾN THUẬT HẢI QUÂN, tổ chức lâm thời gồm một số tàu (máy bay, máy bay trực thăng) đặt dưới sự chỉ huy thống nhất dê giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật. Tùy theo nhiệm vụ và phương tiện sử dụng, có thể thành lập các nhóm chiến thuật của không quân hải quân, của tàu ngầm, tàu mặt nước (có thể có các nhóm trinh sát, tiến công, quét mìn. săn ngầm, cảnh giới, tác chiến điện tử...). NCTHQ của các tàu mặt nước thường là một thành phần trong đội hình hành quân hoặc đội hình chiến đấu của binh đoàn hải quân.

        NHÓM TÀU BẢO ĐẢM. nhóm tàu trong thành phần đội hình hành quân và đội hình chiến đấu của binh đoàn tàu để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hoạt động tác chiến. Có thể có các NTBĐ: trinh sát chiến thuật, cảnh giới rađa, phòng không, chống ngầm, tác chiến điện tử, nghi binh... NTBĐ còn được tổ chức khi phòng thủ căn cứ hải quân, bảo vệ các khu trú đậu và các mục tiêu khác trên bờ.

        NHÓM TÀU ĐỘT KÍCH, tổ chức lâm thời của hải quân, thành phần đội hình chiến đấu của binh đoàn tàu mặt nước thường là 2-4 tàu có tính năng tương tự. Cản cứ vào nhiệm vụ và lực lượng chiến đấu có thể tổ chức một hoặc một số NTĐK. trong đó có NTĐK chủ yếu và NTĐK bổ trợ. Hải quân VN thường tổ chức các NTĐK: ngư lôi, tên lửa, tàu pháo để tiện tổ chức chỉ huy và tăng hiệu quả trong tiến công tiêu diệt địch.

        NHÓM TÀU TÌM DIỆT, tổ chức lâm thời của hải quân, gồm các tàu mặt nước chống ngầm chuyên dụng, tàu khu trục, tàu hộ vệ. tàu tuần tiễu, có khi có cả tàu sân bay, hoạt động trong một đội hình có chỉ huy thống nhất, để săn tìm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trong hoạt động, NTTD thường hiệp đồng với các máy bay (máy bay trực thăng) chống ngầm (được chở trên tàu hoặc có căn cứ trên đất liền) và tàu ngầm chống ngầm.

        NHU CẨU VẬT CHẤT CHIẾN DỊCH (TRẬN CHIẾN ĐẤU), lượng phương tiện vật chất cần có để hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch (trận chiến đấu). Gồm lượng vật chất tiêu thụ, tổn thất và lượng vật chất còn lại sau chiến dịch (chiến đấu). NCVCCD(TCĐ) do cấp trên quy định căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến, biên chế trang bị, lực lượng tham gia chiến dịch (trận chiến đấu), tiêu chuẩn chế độ hiện hành, khả năng bảo đảm của cấp trên và các yếu tố khác... Trong chiến tranh hiện đại, NCVCCD(TCĐ) ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:20:50 am »


        “NHƯ CÓ BÁC HỔ TRONG NGÀY VUI ĐẠI THẮNG”, ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào thời điểm Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cắm cờ chiến thắng trên dinh Độc Lập, được phổ biến trên Đài tiếng nói VN chiều 30.4.1975. Lời ca cô đọng ca ngợi chiến thắng toàn vẹn của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, của nhân dân VN trong thời đại Hồ Chi Minh. Trở thành bài ca được đông đảo nhân dân VN và bạn bè quốc tế hát trong những ngày hội lớn.



        NHƯ NGƯYỆT (cổ), làng thuộc xã Tam Giang, h. Yên Phong, t. Bắc Ninh, cũng là tèn gọi xưa đoạn Sông Cầu từ ngã ba Sông Cầu - Cà Lổ cháy qua làng này đến Phả Lại (Hải Dương), nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến Sông Cầu do Lí Thường Kiệt chỉ huy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1075-77). Bằng phòng tuyến Sông Cầu, Lí Thường Kiệt với 60.000 quân đã đánh bại hai cuộc tiến công của quân Tống, buộc chúng phải lui về bờ bắc phòng ngự, hình thành 2 cụm quân: cụm ở Thị Cầu (50.000 quân) do Quách Quỳ chỉ huy và cụm ở NN (30.000 quân) do Triệu Tiết chỉ huy. Cuối 2.1077 Lí Thường Kiệt tổ chức phản công, đánh thẳng vào cụm quân ở Thị Cầu, NN, diệt hơn nửa quân Tống, buộc chúng phải rút quân về nước. Nhà Tông từ bỏ hẳn âm mưu xâm lược Đại Việt (xt trận Như Nguyệt 18.1- 2.1077).

        NICARAGOA (Cộng hòa Nicaragoa; República de Nicaragua. A. Republic of Nicaragua), quốc gia ở Trung Mĩ. Dt 129.494km2; ds 5,13 triệu người (2003); 69% người lai, 17% người da trắng... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: 90% đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Managoa. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Ven bờ Đại Tây Dương là đồng bằng màu mỡ. Phía bắc và vùng trung tâm là núi và cao nguyên. Đỉnh cao nhất: Môgôtôn (trên biên giới Nicaragoa - Hôđurat) 2.107m. Ven bờ Thái Bình Dương là rừng nhiệt đới. Có núi lửa và thường có động đất. Nhiều hồ lớn. Nước nông nghiệp, chuyên trồng mía, bông, cà phê, ngố, chuối. Xuất khẩu cà phê, bông, đường. Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là các xí nghiệp chế biến nông sản. GDP 2,396 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 470 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ, Tổ chức các nước Trung Mĩ. Lập quan hộ ngoại giao với VN cấp đại sứ 3.9.1979. LLVT: lực lượng thường trực 14.000 người (lục quân 12.000, hải quân 800, không quân 1.200). Tuyển quân theo chế độ tình nguyên. Trang bị: 127 xe tăng, 10 xe tăng hạng nhẹ, 20 xe thiết giáp trinh sát, 166 xe thiết giáp chở quân, 42 pháo mặt đất, 151 pháo phản lực, 607 súng cối, 461 pháo chống tăng, 461 pháo phòng không, 200 tên lửa phòng không, 5 tàu tuần tiểu, 2 tàu quét mìn, 15 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 23 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:26:16 am »


        NICHXƠN (A. Richard Milhous Nixon; 1913-94), tổng thống Mĩ thứ 37 (1969-74), nhà chiến lược hàng đầu của Mĩ. Sinh tại Caliphoocnia; thành viên ĐCH Mĩ. Bước vào sự nghiệp hoạt động chính trị, N đã nổi tiếng là một người chống cộng cứng rắn, chủ trương chiến tranh lạnh và đã nhanh chóng thành đạt: hạ nghị sĩ (1946), thượng nghị sĩ (1950), phó tổng thống (1952). Với cương vị phó tổng thống, N đã sang VN (1952) tìm hiểu tình hình và giúp Pháp. 1954 N chủ trương Mĩ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. 1962 khuyến khích Kennơđi tăng cường sự có mặt của Mĩ ở VN. Khi trở thành tổng thống, N đã đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên Học thuyết Nichxơn và chiến lược ngăn đe thực tế thay cho chiến lược phản ứng linh hoạt. Đối với VN, N thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thay cho chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh. Bất chấp phong trào phản đối chiến tranh ngày càng mạnh trong nhân dân và Quốc hội Mĩ, N vừa thực hiện rút quân Mĩ từng bước, vừa ráo riết tăng cường độ chiến tranh: tăng cường đánh phá và phong tỏa miền Bắc và bình định miền Nam VN; cho quân Mĩ và QĐ Sài Gòn đánh sang Campuchia (1970); lệnh cho QĐ Sài Gòn được Mĩ yểm trợ đánh sang Lào (1971); cho máy bay B-52 ném bom ồ ạt xuống Hà Nội, Hải Phòng... (12.1972) để gây sức ép với VN trong cuộc hội đàm Pari; tranh thủ TQ và LX (1972) nhằm ép VN chấp nhận những điểu kiện đình chiến có lợi cho Mĩ. Sau khi kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam liên tục vi phạm và khuyến khích Nguyễn Văn Thiệu chống phá hiệp định. Do thất bại ở VN và vụ bê bối Oatơghêt, N phải từ chức tổng thống (1974). Tác giả một số sách và hồi kí: “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh” và “Chớp lấy thời cơ - thách thức đổi với Mĩ trong thế giới một siêu cường"...

        NIÊM CẤT, chế độ cất giữ trang bị kĩ thuật quân sự trong khoảng thời gian nhất định bằng cách cách li hoặc hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chia ra: NC ngắn hạn và NC dài hạn. Những biện pháp chủ yếu dùng trong NC: bao gói kín, phủ các lớp bảo vệ bề mặt (mạ, bôi dầu, mỡ có phụ gia ức chế tác động phá hoại), để trong môi trường khí trơ... Yêu cầu quan trọng của NC trang bị KTQS là thời gian đưa trang bị trở về trạng thái hoạt động (mở NC) ngắn nhất để đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu. NC và mở NC trang bị KTQS được quy định trong Điều lệ công tác kĩ thuật QĐND VN và điều lệ của các chuyên ngành kĩ thuật.

        NIÊN HẠN ĐỘ BỂN DOANH TRẠI, đại lượng đặc trưng cho độ bền cơ sở vật chất doanh trại từ thời điểm bắt đầu đưa vào khai thác đến thời điểm tới hạn (không bảo đảm chất lượng hoặc loại bỏ). Được tính bằng số năm sử dụng cho một tài sản doanh trại. Có NHĐBDT toàn bộ (từ thời điểm sử dụng đầu tiên đến thời điểm loại bỏ) và NHĐBDT giữa hai kì sửa chữa.

        NIÊN KỈ. làng thuộc xã Thiết úng, châu Quan Hóa, nay là xã Thiết Ống, h. Bá Thước, t. Thanh Hóa, một trong các căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Tống Duy Tân trong khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-92). Khu căn cứ rộng khoảng 12km2, nằm trên vùng núi cao 500-900m. Ngày 18.5.1892 nghĩa quân Tống Duy Tân phối hợp với nghĩa quân Đốc Ngữ (rút khỏi vùng Sông Đà sau thắng lợi trong trận Yên Lãng, 5.2.1892) đánh bại cuộc tiến công lớn của quân Pháp vào căn cứ (x. trận Niên Kỉ, 18.5.1892). Sau khi Tống Duy Tân bị giết và khởi nghĩa Hùng Lĩnh do ông lãnh đạo suy yếu dần, Đốc Ngữ đưa quân trở lại vùng Sông Đà tiếp tục chống Pháp.

        NIGIÊ* (Cộng hòa Nigiê; République du Niger, A. Republic of Niger), quốc gia ở Tây Phi: bắc giáp Angiêri và Libi, đông giáp Sát, nam và đông nam giáp Nigiêria, Bénanh. Buốckina Phaxô. Dt 1.267.000km2; ds 11,06 triệu người (2003); phần lớn là người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: 98,6% đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Niamây. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc cát, cao 200-500m; trung tâm là cao nguyên, cao 1.000- 1.500m. Khí hậu nhiệt đới ở bắc và đông bắc, cận xích đạo ở nam và tây nam. Sông lớn: Nigiê. Nước nông nghiệp chậm phát triển. GDP 1,954 tỉ USD (2002). bình quân đầu người 170 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 17.3.1975. LLVT: lực lượng thường trực 5.300 người (lục quân 5.200, không quân 100, lực lượng bán vũ trang 5.400 người. Tuyển quan theo chế độ động viên. Thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 133 xe thiết giáp trinh sát, 20 xe thiết giáp chở quân, 40 cối 82 và 120mm. pháo chống tăng, 39 pháo phòng không, 7 máy bay các loại... Ngân sách quốc phòng 33 triệu USD (2002).


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM