Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:55:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7084 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 07:07:15 am »


        NGUYỄN VĂN LÊN (Nguyễn Văn Tới; 1942-71), Ah LLVTND (1967). Quê xã Bình Mĩ, h. Tân Uyên, t. Bình Dương; nhập ngũ 1962; đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng trinh sát đặc công bộ đội địa phương huyện Tân Uyên, t. Bình Dương. Trong KCCM. 1962-67 chiến đấu 66 trận, cùng đồng đội diệt và làm bị thương 760 địch (hơn 400 Mĩ), phá hủy 24 xe QS (18 xe tăng), 3 khẩu pháo 105mm, 1 máy bay trực thăng. 11.1966 đợt chống càn trên đường 16, chỉ huy tổ liên tục bám đánh địch trong 7 ngày đêm, diệt hơn 100 dịch, phá hủy 2 khẩu pháo 105mm, 5 xe tăng và xe bọc thép. 1.1967 địch càn quét vào căn cứ, NVL chỉ huy phân đội liên tục bám đánh địch trong 6 ngày đêm, diệt và làm bị thương 450 quân Mĩ, thu nhiều súng đạn. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì; 4 lần Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú và Dũng sĩ diệt xe cơ giới.



        NGUYỄN VĂN LINH (Mười Cúc; 1915-98), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (1986-91), bí thư Đảng ủy QS trung ương (1987-91). Quê xã Giai Phạm. h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; tham gia CM 1929; đv ĐCS VN 1936. Năm 1929 tham gia học sinh đoàn. 5.1930 bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, đày ra Côn Đào. 1936 được trả tự do, hoạt động tại Hải Phòng. 1939 hoạt động tại Sài Gòn. thành ủy viên. Cuối 1939 lập lại Xứ ủy Trung Kì. Đầu 1941 bị địch bắt, kết án 5 năm tù, đày ra Côn Đảo lần hai. Sau CM tháng Tám (1945), trực tiếp lãnh đạo KCCP ở Sài Gòn - Chợ Lớn. 1945-47 bí thư thành ủy. bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn -  Gia Định. 1947 ủy viên xứ ủy, 1949 thường vụ xứ ủy; 1957 quyền bí thư Xứ ủy Nam Bộ. 1961-75 phó bí thư rồi bí thư Trung ương cục miền Nam. 1976 bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. 1977-80 trường ban Ban cải tạo XHCN của Trung ương, trưởng ban Ban dân vận Mặt trận trung ương, chủ tịch Tổng công đoàn VN. 1981- 85 bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. 6.1986 thường trực Ban bí thư trung ương Đảng. 1986-91 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN, bí thư Đảng ủy QS trung ương (1987-91); có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước, ủy viên BCHTU khóa III-VI; ủy viên BCT khóa IV, V (6.1985), VI. Cố vấn BCHTƯ Đảng (1991-97). Đại biểu Quốc hội khóa VIII. Huân chương: Sao vàng...



        NGUYỄN VĂN LỘC X. ĐÔ ĐỐC LỘC

        NGUYỄN VĂN MINH (s. 1933), Ah LLVTND (1999). Quê t. Hưng Yên; tham gia CM 1953; thượng tá (1996), đv ĐCS VN (1975). Năm 1953 tham gia phong trào công nhân, hoạt động bí mật trong Mặt trận Liên Việt Sài Gòn. 1959 được phái vào hoạt động bí mật trong QĐ Sài Gòn. 1963 làm văn thư cho tướng Nguyễn Hữu Có, rồi cho Cao Văn Viên. Đã cung cấp các tài liệu chiến dịch, chiến lược và nhiều tài liệu nguyên bản khác của địch cho CM. Sau tổng tiến công và nôi dậy Xuân Mậu Thân (1968) và hiệp định Pari 1973 về VN, đã cung cấp nhiều tin tức về ý đồ của Mĩ và chính quyền Sài Gòn; các tài liệu, kế hoạch QS, hoạt động của các đơn vị quân dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, không quân... địch. Sau chiến dịch Đường 14 - Phước Long (13.12.1974-6.1.1975) và chuẩn bị cho tổng tiến công Xuân 1975, NVM đã cung cấp nhiều thông tin chính xác về tình hình QĐ và chính quyền Sài Gòn. ý đồ và phản ứng của Mĩ đối với cuộc chiến tranh xâm lược VN, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của KCCM. Khi quân địch tháo chạy, đã bảo vệ tài liệu tại văn phòng tổng tham mưu trưởng QĐ Sài Gòn, không để địch phá hủy. Huân chương; Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất.



        NGUYỄN VĂN PHIỆT (s. 1938), Ah LLVTND (1973). Quê xã Tân Phúc, h. Ấn Thi, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1960, trung tướng (1999), phó tư lệnh về chính trị Quân chủng phòng không (1992); đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là thượng úy tiểu đoàn trường Tiểu đoàn tên lửa phòng không 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361, BTL phòng không - không quân. 1966-72 tham gia chiến đấu 85 trận, điều khiển tên lửa và chỉ huy tiểu đoàn bắn rơi 19 máy bay Mĩ. 20.10.1966 trận đầu tiên của tiểu đoàn, NVP đã điều khiển tên lửa bắn rơi 1 máy bay F-105. Năm 1972 chỉ huy Tiểu đoàn tên lửa phòng không 57 bảo vệ thủ đô, bắn rơi 8 máy bay trong đó có 4 chiếc B-52. Trận 21.12.1972 chỉ huy tiểu đoàn phóng 2 tên lửa, diệt 2 B-52 trong vòng 5 phút (1 chiếc rơi tại chỗ). Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 07:09:31 am »


        NGUYỄN VĂN PHÙNG (1949-73), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Song Bình, h. Chợ Gạo, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN; khi hi sinh là đại đội phó bộ đội địa phương huyện Chợ Gạo, t. Tiền Giang. Trong KCCM, 1965-73 đánh nhiều trận, diệt 361 địch, bắt 20, thu 46 súng. 1971 huấn luyện cách gỡ mìn, đặt mìn, gài lựu đạn cho 85 du kích các xã Đăng Hưng Phước, Lương Hòa Lạc (Gò Công), đánh địch giữ làng. Trận chống càn 17.7.1972 ở xã Trung Hòa, h. Chợ Gạo, chỉ huy tiểu đội bám trụ chiến đấu dưới bom đạn ác liệt của địch, đồng đội hi sinh nhiều, NVP bị thương nhưng vẫn động viên đồng đội chiến đấu, diệt 52 địch (NVP diệt 30), giữ vững trận địa. 3.1973 cùng tổ tháo bom không nổ của địch làm được 500 quả mìn, lựu đạn diệt 85 địch, buộc địch phải bỏ dở kế hoạch “san bằng địa hình” xã Trung Hòa. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì), 4 lần Dũng sĩ.



        NGUYỄN VĂN QUANG (Nguyễn Văn Sên; s. 1944), Ah LLVTND (1967). Quê xã Phước Lai, h. Long Thành, t. Đồng Nai; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng đại liên thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 445. bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa. Trong KCCM, diệt 180 địch (có 73 Mĩ, 25 quân Ôxtrâylia). phá hủy 1 xe M41, thu 27 súng. Nhiều lần NVQ tự nguyện ở lại một mình đánh trả địch, tạo điều kiện cho đơn vị rút lui an toàn. Trận Đá Giàng (1.1966). khi bị địch chống trả quyết liệt, NVQ vác đại liên (thiếu giá) xông lên trước kê vào cây bắn ứng dụng diệt 15 địch, kịp thời chi viện cho đồng đội diệt địch. Trận chống càn ở vùng Sóng Cầu (5.1966), còn lại một mình, bị 2 vết thương, NVQ vẫn chiến đấu ngoan cường đánh lui 8 đợt tiến công của 2 tiểu đoàn Mĩ. Trận phục kích xe địch ở Cà Mum (4.1967), bắn 1 quả B-40 diệt 1 xe M41 và 1 xe Gip. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng ba; nhiều lần Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt xe cơ giới.



        NGUYỄN VĂN RINH (s. 1942), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 8.1998). Quê xã Văn Tố, h. Tứ Kì, t. Hải Dương; nhập ngũ 1961, trung tướng (1998); đv ĐCS VN (1963). Trong KCCM, 1961-71 trưởng thành từ chiến sĩ đến tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 12, rồi chủ nhiệm pháo binh Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Tháng 6.1971-72 học tại Học viện QS; 1973-5.1975 trợ lí Phòng tác chiến B5, trung đoàn phó Trung đoàn 3, Sư đoàn 324, Quân khu Trị-Thiên. 6.1975-78 tham mưu phó Sư đoàn 325, rồi tham mưu trưởng Sư đoàn 306, Quân đoàn 2. Tháng 8.1979-81 học tại Học viện quán sự cấp cao. 1981-83 phó sư đoàn trưởng - tham mưu trưởng Sư đoàn 325, Quân đoàn 2. Tháng 12.1983-87 sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Tháng 10.1987-94 phó tư lệnh tham mưu trưởng rồi tư lệnh Quân đoàn 2. Tháng 10.1994 phó tổng tham mưu trưởng, 8.1998 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất. 1 hạng nhì. 2 hạng ba). Kháng chiến hạng nhất.



        NGUYỄN VĂN SÁU (Koshừo Iwai; s. 1921), người Nhật, chiến sĩ trong QĐND VN (1945-55); đv ĐCS VN, ĐCS Nhật Bán. 1940 trong hàng ngũ QĐ Nhật sang Đông Dương. Sau CM tháng Tám 1945, NVS rời bỏ hàng ngũ QĐ Nhật, gia nhập LLVTND VN. Trong KCCP, đại đội trưởng trinh sát thuộc Trung đoàn 174. Chiến đấu nhiều trận và lập công xuất sác trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (15.3-30.4.1949) và chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950). Năm 1955 về nước. Để ủng hộ VN trong KCCM, NVS cùng với Minh Ngọc lập Hội hữu nghị Nhật - Việt và là hai thành viên trong ban lãnh đạo đầu tiên của Hội. 1990 thăm VN. 1992 chủ tịch Hội mậu dịch Nhật - Việt. Huân chương VN: Chiến công hạng nhất. Chiến thắng hạng nhì, Hữu nghị.

        NGUYỄN VĂN THÀNH (S. 1922), người Ucraina, chiến sĩ trong QĐND VN (1947-55). Tham gia Hồng quân LX (1941), chiến đấu chống Đức ở Khaccốp. 5.1942 bị quân Đức bắt đưa về phía tây. CTTG-II kết thúc, NVT ở trại tù binh tại Đan Mạch, bị đưa vào đội quân lê dương của Pháp sang chiến trường Đông Dương (4.1946). Nhận thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Pháp tiến hành chống nhân dân VN, 17.8.1947 mang vũ khí chạy sang hàng ngũ QĐND VN, được mang tên NVT. Trong KCCP, NVT chiến đấu hàng chục trận; lúc đầu đóng giả lính Pháp cùng đơn vị chiếm được một số đồn bốt của địch, sau chuyển về đơn vị trợ chiến. Đầu 1953 khẩu đội trường súng cối thuộc Tiểu đoàn 307. Năm 1955 về nước, công tác tại Ban tiếng Việt đài phát thanh Maxcơva cho đến khi vế hưu. Đã dịch sang tiếng Nga tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 07:11:32 am »

       
        NGUYỄN VĂN THẬM (s. 1931), Ah LLVTND (1956). Quê xã An Tây, h. Bến Cát, t. Bình Dương; nhập ngũ 1948, đại úy (1985); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng công binh thuộc Trung đoàn 1, Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. Trong KCCP, 1949-54 chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. đánh 17 trận, dùng mìn đánh sập 10 cầu, phá hủy 4 xe QS, diệt 178 địch. 1949 tham gia đánh sập cầu An Nhơn dài 80m (trên đường Sài Gòn - Thủ Dầu Một), cắt đường giao thông của địch nhiều tháng. Trận đánh cầu Bến Phấn (1950), đặt xong bộc phá, chưa vào tới bờ đã bị lộ, NVT liền chập điện đánh sập cầu và bị sức ép ngất đi, được đồng đội dò theo luồng nước cứu sống. Trận tập, kích cầu Ông Khương, bị lộ, địch bắn dữ dội từ phía hai tháp canh ở đầu cầu, NVT chỉ huy  đồng đội đánh mạnh hai tháp canh và dùng bộc phá đánh sập cầu. 6.1953 NVT dùng bộc phá làm thủy lôi thả chìm ở bến tấm khu vực cầu Lái Thiêu, diệt 75 địch (có 10 lính Pháp). Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì.



        NGUYỄN VĂN THIỆU (1923-2001), tổng thống kiêm tổng tư lệnh Quân lực VN cộng hòa (1967-75). Quê t. Ninh Thuận; trung tướng (1965). Năm 1948 gia nhập QĐ Pháp. 1954 chuyển sang phục vụ chính quyền Ngô Đình Diệm. 1957 tốt nghiệp trường QS Phot Livân Uôt (Fort Leaven Worth) ở Mĩ. 1960-63 sư đoàn trưởng. Tham gia các cuộc đảo chính: lật Ngô Đình Diệm (1963), lật Dương Văn Minh (1964), lật Nguyễn Khánh (1965), lên làm chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia kiêm tổng thống. Phục vụ đắc lực cho Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam. tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc VN. tích cực chống phá cuộc đàm phán Pari và hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. 4.1975 trước sức mạnh tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam VN, NVT buộc phải từ chức, chạy trốn sang Đài Loan, sống lưu vong và chết ở nước ngoài (10.2001).

        NGUYỄN VĂN THÔNG (Nguyễn Trung Kiên; s. 1926), nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh QĐ. Nghệ sĩ nhân dân (1993). Quê h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng: nhập ngũ 1946, trung tá (1979); đv ĐCS VN (1949). Năm 1948 là cán bộ chính trị chuyển sang hoạt động văn hóa, văn nghệ. 1962 biên kịch và đạo diễn phim truyện, phim tài liệu. Tác phẩm tiêu biêu: “Con chim vành khuyên” (1962, giải Bông sen vàng liên hoan phim VN lần thứ hai), “Rừng Xà Nu” (1968), “Bài ca không quên” (giải Bông sen bạc liên hoan phim VN lần thứ sáu, 1983), “Cuộc gặp gỡ bất ngờ” (1984), “Người rừng” (1989); “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” (giải Bông sen bạc liên hoan phim VN lần thứ nhất, 1967), “Chiến thắng Đường 9- Nam Lào” (giải Bông sen vàng liên hoan phim VN lần thứ hai năm 1973 và giải Bổ câu vàng liên hoan phim ngắn Laixich, CHDC Đức 1972), “Thành phố bên Sông Hàn” (1975), “Tùy bút biên giới” (1980). Năm 1981 chuyển ra ngoài QĐ.



        NGUYỄN VĂN THUẦN (1916-79), Ah LLVTND (1955). Quẽ xã Cộng Hoà, h. Yên Hưng, t. Quảng Ninh; nhập ngũ 1945, thượng tá (1965); đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là trung đoàn phó Trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến cán bộ trung đoàn, đánh 30 trận, chỉ huy đơn vị diệt gần 1.000 và bắt sống hàng trăm địch. NVT diệt gần 200, phần lớn là lính Âu - Phi. Trận chống càn ở Lạc Điền (Hải Dương, 1947), dùng trung liên diệt 1 trung đội Pháp (36 lính), tạo thời cơ cho đơn vị đánh bại cuộc càn của địch. Trận Phù Thông (1948) dẫn đầu tổ chiến đấu đánh giáp lá cà với địch. Trận Phố Ràng (1949) dẫn đầu tiểu đội chiếm cửa mở rồi thọc sâu chia cắt địch. Trận đồn Ba Huyên (1.1951), chỉ huy trung đội đánh lui cuộc phản kích của địch, chiếm lại 3 lô cốt quan trọng... Huân chương: Quán công hạng ba, Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì)...

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2019, 08:54:43 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 08:56:42 am »


        NGUYỄN VĂN THỰC (s. 1943), Ah LLVTND (1970). Quê xã Tam Phúc, h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ (1963), thiếu tướng (1994), giám đốc Học viện phòng không (1993); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là trung úy, sĩ quan điều khiển tên lửa thuộc Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, Quân chủng phòng không - không quân. 1965-68 NVT tham gia chiến đấu hơn 100 trận đánh máy bay địch, góp phần bắn rơi 21 máy bay Mĩ các loại. Trận 23.7.1966 trong lúc nhiều máy bay địch Ị khống chế trên cao để phóng tên lửa vào trận địa, NVT đã bình tĩnh điều khiển kíp chiến đấu, phóng một quả đạn bắn rơi 1 F-105. Trận 12.8.1967 máy bay địch vào trinh sát Hà Nội, NVT cùng kíp chiến đấu lần đầu tiên bằng phương pháp 3 điểm điều khiển tên lửa bắn rơi 1 máy bay trinh sát RF-4C, nêu kinh nghiệm đánh địch trong điều kiện địch gây nhiễu tạp. Trận 10.1.1968 máy bay địch sử dụng nhiều loại nhiễu mới với hàng chục tốp đánh vào Hà Nội, NVT phán đoán chính xác mục tiêu phóng 2 quả đạn bắn rơi 1 F-4, nêu kinh nghiệm về cách đánh tập trung dứt điểm. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        NGUYỄN VĂN THƯƠNG (s. 1938), Ah LLVTND (1978). Quê xã Lộc Hưng, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1959, thiếu tá (1993); đv ĐCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là chuẩn úy, tổ trưởng giao liên tình báo, Bộ tham mưu Quân khu 7. Năm 1959-69 hàng nghìn lần chuyển công văn, tài liệu và đưa đón cán bộ tình báo ra vào Sài Gòn an toàn. Nhiều lần địch càn quét và tập kích vào nơi đóng quân của đơn vị, NVT chỉ huy tổ chiến đấu đạt hiệu suất cao, diệt gần 100 địch, phá hủy 12 xe QS, bắn rơi 3 máy bay trực thăng (NVT diệt 50 địch, phá hủy 8 xe tăng). 10.2.1969 trên đường giao liên, bị địch phát hiện, NVT đã chủ động bắn rơi một máy bay trực thăng, diệt 3 địch, bị thương đã kịp giấu tài liệu và tiếp tục chiến đấu, diệt 6 địch, hết đạn nên bị bắt. Địch tra tấn dã man. 4 lần cưa đứt từng đoạn hai chân, bị đánh gãy tay và nhiều cực hình khác, NVT vẫn kiên cường bất khuất, động viên, cổ vũ đồng đội đấu tranh. Được trả tự do (1973). Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng ba); 14 lần Dũng sĩ diệt Mì.



        NGUYỄN VĂN TI (1931-67), Ah LLVTND (1955). Quê xã Ninh Sơn, h. Việt Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1949; đv ĐCS VN  (1951); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng bộ binh, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308. Trong KCCP, chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ. tham gia 7 chiến dịch lớn đánh 35 trận. Trong chiến dịch Biên Giới (16.9- 14.10.1950), khi xung phong lên đánh chiếm điểm cao, bị thương vào chân phải, máu chảy nhiều, đã lấy chân trái giẫm đè lên vết thương cho máu đỡ chảy để tiếp tục chiến đấu, ném lựu đạn diệt 5 địch, sau đó mới băng bó vết thương. Trận Tu Vũ {10.12.1951) (chiến dịch Hòa Bình, 1951), tổ trưởng liên lạc, khi trận đánh gay go ác liệt cả tổ bị thương vong, NVT làm thay nhiệm vụ của 4 người, dũng cảm lên xuống cửa mở 18 lần, dưới làn đạn địch, truyền đạt mệnh lệnh chính xác kịp thời góp phần cùng đơn vị đánh thắng. Trận đồi Độc Lập (15.3.1954), phụ trách tiểu đội đánh bộc phá. trời tối địch tập trung hỏa lực bắn dữ đội về hướng cửa mở, tiểu đội bạn đánh chệch hướng, NVT dẫn tiểu đội vào thay, đánh quả bộc phá đầu, sau đó chỉ huy tiểu đội đánh liên tục 28 quả. phá 7 lớp rào, đến hàng rào cuối cùng, NVT bị thương vào mắt trái vẫn cố dùng tay căng mắt phải để quan sát, chỉ huy tiểu đội phá thông cửa mở để lực lượng đột kích tiêu diệt cứ điểm địch. Trong KCCM. chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. khi hi sinh là trung đoàn trường bộ binh. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 08:59:18 am »


        NGUYỄN VĂN TIỀN (1950-70). Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê h. Mỏ Cày, t. Bến Tre: nhập ngũ 1966; đv ĐCS VN (1969); khi hi sinh là trung đội trường, Đại đội 1, Tiểu đoàn 207, bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang. Trong KCCM. 1966-70 đánh 128 trận, diệt 300 địch, bắn cháy 10 xe bọc thép, 7 xuồng chiến, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. 20.3.1970 NVT chỉ huy đại đội đánh lui nhiều đợt tiến công của 1 trung đoàn địch có máy bay, pháo binh yểm trợ càn quét vào xã Hòa Thuận (h. Giồng Riềng, t. Rạch Giá) diệt 120 địch. Do bị thương quá nặng, NVT đã hi sinh. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba), 10 lần Dũng sĩ.



        NGUYỄN VĂN TÌNH (s. 1945), Ah LLVTND (1969). Quê xã Giao Yến, h. Giao Thúy, t. Nam Định; nhập ngũ 1963, chuẩn đô đốc (từ 2002), phó tư lệnh về chính trị Quân chủng hải quân (1999); đv ĐCS VN (1972); khi tuyên dương Ah là thiếu úy, phân đội trưởng Đội 1, Đoàn đặc công nước 126. Năm 1967-69 làm nhiệm vụ đánh địch ở cảng Cửa Việt (Quảng Trị), một căn cứ hậu cần quan trọng của Mĩ và QĐ Sài Gòn, thường xuyên được bảo vệ nghiêm ngặt. NVT đã mưu trí, táo bạo, đánh chìm, đánh hỏng 5 tàu vận tải QS của địch (có 1 tàu tải trọng 5.000t và 1 tàu cỡ lớn); chỉ huy đơn vị đánh thắng nhiều trận, gây nhiều thiệt hại cho địch về sinh lực và phương tiện chiến tranh. 1995 Phó tư lệnh về chính trị Binh chủng đặc công. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì, 4 hạng ba).



        NGUYỄN VĂN TRỖI (1940-64), Ah LLVTND (truy tặng 1964). Quê xã Điện Thắng, h. Điện Bàn. t. Quảng Nam; nhập ngũ 17.2.1964; khi hi sinh là chiến sĩ Đội biệt động 65 tp Sài Gòn. Bị địch bắt khi đặt mìn trên cầu Công Lí (Sài Gòn, 9.5.1964) nhằm giết bộ trường quốc phòng Mĩ Mac Namara khi sang VN chỉ đạo việc mở rộng chiến tranh xâm lược. Trong hơn 5 tháng bị giam cầm, dụ dỗ, tra tấn, NVT vẫn kiên trung, bất khuất. 15.10.1964 trong 9 phút trước khi bị xử bấn. NVT đã biến pháp trường thành nơi lên án đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn; khẳng định việc làm của mình là chính nghĩa và hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm!” “Việt Nam muôn năm!”. Huân chương: Thành đồng hạng nhất.



        NGUYỄN VĂN TUYẾT X. ĐÔ ĐỐC TUYẾT

        NGUYỄN VĂN TƯ* (s. 1927). Ah LLVTND (1976). Quê xã An Bình, tp Cần Thơ; nhập ngũ 1962, thiếu tá (1984); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là trung úy trợ lí công binh thuộc Bộ chỉ huy QS tỉnh Rạch Giá (nay là t. Kiên Giang). 1968-72 chiến sĩ đặc công tỉnh Kiên Giang, tham gia 35 trận đánh tàu địch trên sông Cầu Đúc và Nhà Ngang, đánh chìm 32 chiếc (NVT đánh chìm 16 chiếc, diệt 200 địch, phá hủy 4 phà, 6 xe QS, thu 16 súng). Trận đánh tàu trên sông Cầu Đúc (23.11.1968), NVT trinh sát đường đi của tàu địch, đặt bom đánh chìm một pháo hạm nhỏ, diệt hơn 100 địch. Huân chương: Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:01:15 am »


        NGUYỄN VĂN TƯ** (Thành Ngọc; 1935-64), Ah LLVT- ND (truy tặng 1965). Quê xã Tàn Thành Bình. h. Mỏ Cày, t. Bến Tre; đv ĐCS VN: khi hi sinh là tiểu đội phó du kích xã Tân Thành Bình. Trong KCCM, 1960- 64 hoạt động trong vùng địch kiểm soát, tham gia chiến đấu hơn 200 trận. Bằng chống mìn. cạm bẫy, lựu đạn,... với nhiều cách đánh mưu trí. sáng tạo, NVT diệt và làm bị thương 159 địch, bắt 1 ác ôn, phá hủy 3 xe QS. Sáng tạo cách đánh bằng ong vò vẽ kết hợp với chông mìn trong 30 trận, diệt và làm bị thương 50 địch, gây cho địch hoang mang lo sợ. 26.10.1964 bị thương gãy một chân. NVT bị địch bắt, tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất và anh dũng hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì.



        NGUYỄN VIẾT KHẢI (Nguyễn Văn Huôi; 1940-63), Ah LLVTND (truy tặng 1965). Quê xã Tân Hưng Tây, h. Cái Nước, t. Cà Mau; khi hi sinh là trung đội phó Trung đội 3, Đại đội Quyết Thắng. Tiểu đoàn U Minh, bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau. 1961-62 tham gia chiến đấu và chỉ huy du kích xã Tân Hưng Tây đánh nhiều trận chống địch đông hơn gấp nhiều lần, đạt hiệu suất chiến đấu cao. 20.12.1962 chỉ huy tổ du kích chiến đấu chống 40 máy bay trực thăng địch đổ quân bao vây, càn quét, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch (NVK bắn rơi 4 trực thăng bằng 8 viên đạn tiểu liên, diệt 60 địch trên máy bay), buộc địch bỏ dở cuộc càn; NVK dẫn đầu phong trào của LLVT toàn khu chiến đấu chống chiến thuật trực thăng vận của Mĩ. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng nhất.



        NGUYỄN VIẾT PHONG (1945-70), Ah LLVTND (1967). Quê xã Thủy Phương, h. Hương Thủy, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia du kích 1961; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng xã Mĩ Thủy. 1961-67 tham gia xây dựng và chỉ huy  du kích xã Mĩ Thủy đánh địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt tề, trừ gian, phá ấp chiến lược; xây dựng chính quyền, đoàn thể quần chúng; vận động nhân dân ủng hộ tiền của cho kháng chiến; tham gia vận chuyển lên căn cứ hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm; chiến đấu 45 trận, diệt 112 địch (có 34 Mĩ). Trận 13.7.1965 NVP chỉ huy tổ du kích (3 người), đánh trả cuộc càn của hai đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ có máy bay yểm trợ vào Ấp 5 xã Mĩ Thủy, diệt nhiều địch (NVP diệt 25 Mĩ). Khởi đầu phong trào “tìm Mĩ mà đánh, gặp Mĩ là diệt”, trong toàn huyện. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).



        NGUYỄN VIẾT XUÂN (1934-64), Ah LLVTND (truy tặng 1967). Quê xã Ngũ Kiên, h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc: nhập ngũ 1952, thiếu úy (1964); đv ĐCS VN (1956); khi hi sinh là thiếu úy, chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn pháo phòng không 14 thuộc Sư đoàn 325; Năm 1954 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với cương vị chiến sĩ trinh sát phòng không. Trong KCCM. phục vụ trong lực lượng phòng không Quân khu 4. Trận đánh máy bay Mĩ ở Cha Lo (Quảng Bình, 18.11.1964), NVX là chính trị viên đại đội pháo phòng không, cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị bắn rơi máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu. Bị thương 3 lần, không rời vị trí chỉ huy. Khi bị gãy đùi bên phải, NVX đề nghị y tá cắt bỏ dùi cho khỏi vướng để tiếp tục chiến đấu, động viên đồng đội “nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Lời động viên đã trở thành khẩu hiệu cổ vũ quyết tâm chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ lực lượng phòng không ba thứ quân. Huân chương: Quân công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:02:53 am »


        NGUYỄN VĨNH THỤY nh BẢO ĐẠI

        NGUYỄN XÍ (Lê Xí; 1397-1465), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, đại thần dưới bốn đời vua nhà Hậu Lê. Quê làng Thượng Xá. h. Chân Phúc (nay là xã Nghi Hợp, h. Nghi Lộc, t. Nghệ An). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. 1418 khi quân Minh đánh úp nghĩa quân ở núi Chí Linh (Lang Chánh. Thanh Hóa), cùng Đinh Lễ bảo vệ Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của địch. 1426 được phong thượng tướng quân, cùng Phạm Văn xào, Đinh Lễ, Lí Triện, chỉ huy nghĩa quân đánh thắng trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426), tiến vây Đông Quan (Hà Nội). 1427 cùng Đinh Lễ đánh Vương Thông ở Mi Động (nay là Hoàng Mai, Hà Nội), bị quân Minh bắt nhưng trốn thoát, lại cầm quân tiếp ứng cho Lê Sát đánh quân Thôi Tụ và Hoàng Phúc ở phía bắc Xương Giang. 1428 dược phong long hổ vệ thượng tướng quân và được ban quốc tích (mang họ vua). 1445 cùng tư đồ Lê Thận dẹp loạn Chiêm Thành ở Châu Hóa (Quảng Trị). 1460 cùng các đại thần Đinh Liệt, Lê Niệm, chủ xướng phế Nghi Dân (người giết Lê Nhân Tông để tiếm ngôi), tôn Tư Thành lên ngôi tức Lê Thánh Tông. 1460 xét công đứng bậc nhất, được phong Quỳ Quận Công, nhập nội tả tướng quốc, thái úy. Sau khi mất (1465), được truy tặng hàm thái phó. Có đền thờ tại quê.

        NGUYỄN XUÂN ĐÀI (s. 1940), Ah LLVTND (1970). Quê xã Nam Thanh, h. Nam Trực, t. Nam Định; nhập ngũ 1960, đại tá (1985); đv ĐCS VN (1962); khi tuyên dương Ah là trung úy sĩ quan điều khiển tên lửa, Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, Quân chủng phòng không - không quân. 1965-68 tham gia chiến đấu hơn 60 trận. Thời kì đầu làm trắc thủ đài điều khiển đã bám sát chính xác mục tiêu, cung cấp phần từ cho đơn vị bắn rơi 16 máy bay Mĩ. 1966 sĩ quan điều khiển, điều khiển 28 quả tên lửa, bắn rơi 12 máy bay. Trận đánh ở Quỳnh Lưu (7.3.1966) và ở Tân Kì (18.3.1966) mỗi trận điều khiển 1 quả tên lửa bắn rơi 2 máy bay. 14.11.1966 bắn rơi 1 máy bay trinh sát RF-101 bay thấp qua vùng trời Hà Nội. 26.10.1967 bắn rơi tại chỗ chiếc A-4 đang bổ nhào định đánh Nhà máy điện Hà Nội. Huân chương: Chiến công hạng ba.



        NGUYỄN XUÂN HOÀNG (Nguyễn Văn Bàn; 1918-87), chính ủy BTL pháo binh (1959-61). Quê xã Minh Tân, h. Kiến Xương, t. Thái Bình; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1946, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1938). Năm 1942-45 bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò và đày đi Côn Đảo. 9.1945 được trả tự do, phụ trách đào tạo cán bộ chính trị ở Khu 9. Tháng 3.1946- 48 tham gia xây dựng khu căn cứ An Liên - Minh Lương: phụ trách báo chí, trưởng phòng chính trị Khu 9. Tháng 6.1950-54 trưởng phòng chính trị, chỉ huy  phó Khu Tây Bắc, tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện VN tại Campuchia. 7.1955 cục phó Cục tuyên huấn TCCT. 7.1956 phó giám đốc Trường chính trị trung cao QĐ. 6.1959 chính ủy BTL pháo binh. 4.1961-66 tổng biên tập tạp chí “Quân đội nhân dân”, cục trưởng Cục xuất bản TCCT; chính ủy: Học viện quân chính, BTL pháo binh; 1966 phó chính ủy Quân khu 4, kiêm chính ủy, bí thư đảng ủy Mặt trận B5 - bắc Quảng Trị. 7.1969-70 viện phó Viện khoa học QS BQP, kiêm phó ban công tác miền Tây (CP-38). Năm 1978 trường ban B68 giúp CM Campuchia. 3.1979 viện phó Học viện QS cấp cao. 8.1981-83 viện trưởng Viện lịch sử QS BQP. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...



        NGUYỄN XUÂN MẬU (Nguyễn Xuân Kế; s. 1922), chính ủy Quân chủng phòng không (1977-79). Quê xã Trường Yên, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây; tham gia CM 1939, nhập ngũ 1946. trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1943). Trước và sau CM tháng Tám 1945 hoạt động trong các đoàn thể nông dân, thanh niên, cán bộ Việt Minh, du kích xã, huyện. 1946-54 chính trị viên: trung đội, đại đội, tiểu đoàn; chính ủy Trung đoàn 681, Đại đoàn 367. Tháng 1.1958 phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 367. Tháng 11.1963-77 chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy BTL phòng không - không quân. 1977-79 chính ủy Quân chủng phòng không; chủ nhiệm chính trị Học viện chính trị - QS. 1980-87 phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy QS trung ương. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhì. Kháng chiến (hạng nhất, hạng nhì)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:03:53 am »

   
        NGUYỄN XUÂN ÔN (Hiến Đình; 1830-89), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ An, thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Ọuê tổng Lương Điền, h. Đông Thành, t. Nghệ An (nay là xã Diễn Thái. h. Diễn Châu, t. Nghệ An). 1871 đỗ tiến sĩ, được bổ chức hàn lâm biên tu. 1874 làm tri phủ Quảng Ninh (Quảng Bình) rồi làm đốc học Bình Định. 1875 về kinh làm giám sát ngự sử, chuyển sang chưởng án lễ khoa làm án sát Bình Định. Quảng Ngãi, Quảng Bình. Sau đó trở vế kinh làm biện lí bộ hình. Do kiên trì tư tưởng chủ chiến trái với ý triều đình nên bị cách chức (1883); về quê tập hợp lực lượng khởi nghĩa, được nhân dân ủng hộ, nhất là giới nho sinh, văn thân. 7.1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương", được phong hiệp đốc quân vụ, trực tiếp tổ chức phong trào chống Pháp ở Nghệ An, Hà Tĩnh (xt khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, 1885-87). Tháng 7.1887 bị bắt giam ở Vinh (Nghệ An), sau bị an trí và mất tại Huế.

        NGƯ LÔI, đạn có điều khiển, tự chuyển động trong nước, dùng để diệt tàu mặt nước, tàu ngầm, phá hủy bến cảng, ụ tàu... NL dạng hình trụ. đầu tù, đuôi thon, có thể được phóng từ tàu mặt nước (tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu phóng lôi...) tàu ngầm hay khí cụ bay hàng không (máy bay chống ngầm...). Gồm: phần đầu (chứa thuốc nổ thường hoặc lượng nổ hạt nhân, ngòi nổ, thiết bị điều khiển...), phần giữa (chứa nguồn năng lượng, nhiên liệu, động cơ...), phần đuôi (chứa bộ dẫn động, máy lái, chân vịt, bộ phận ổn định...). Theo đường kính có các cỡ 254, 324, 400, 460, 482, 533, 550mm; dài 2,3-6,5m; theo công dụng, có: NL chống tàu mặt nước, NL chống ngầm (có thân bền, bảo đảm đánh được tàu ngầm ở độ sâu đến 900m), NL hai tác dụng; theo phương tiện mang, có: NL tàu chiến, NL hàng không (có bộ phận ổn định hoặc dù để bay ổn định trước khi xuống nước); theo thiết bị động lực, có: NL hơi nước - khí, NL khí nén, NL điện (có ưu điểm không để lại dấu vết trên mặt nước), NL nhiệt (có động cơ pittông, tuabin hay phản lực); theo hệ thống điểu khiển, có: NL điều khiển bằng dây, NL tự dẫn, NL điểu khiển theo chương trình, NL có người lái; theo ngòi nổ, có: NL tiếp xúc (lắp ngòi chạm nổ), NL không tiếp xúc (lắp ngòi nổ: thủy âm, điện từ trường...). NL hiện đại có tốc độ tới 102km/h, khối lượng tới 2.000kg. mang tới 400kg thuốc nổ thường hoặc hạt nhân, sử dụng độc lập hoặc làm phần chiến đấu của tên lửa chống ngầm, thủy lôi tự chuyển hay thủy lôi NL. NL đầu tiên trên thế giới (tên cũ là thủy lôi tự hành) do I. Ph. Alêchxanđrôp (người Nga) sáng chế 1865, chạy bằng chân vịt, động cơ khí nén. Dùng lần đầu trong chiến tranh Nga - Thổ (1877-78). Trong CTTG-II, chỉ riêng các hạm đội và không quân Anh, Mĩ đã sử dụng gần 30 nghìn NL (hải quân Đức. Anh. Ý, Nhật còn dùng NL có người lái, vd: loại Caiten của Nhật dài 14,75m, tốc độ 56km/h, tầm hoạt động 74km. mang 550kg thuốc nổ do người lái cảm tử điều khiển, đã dùng ở Mặt trận Thái Bình Dương). NL có trong trang bị của hải quân VN. 2.8.1964 các tàu phóng lôi nhỏ của hải quân VN lần đầu tiên đã dùng NL đánh đuổi tàu khu trục Mađôc của Mĩ xâm phạm hải phận VN ở Vịnh Bắc Bộ (xt sự kiện Vịnh Bắc Bộ, 8.1964).



        NGƯ LÔI PHẢN LỰC, ngư lôi nhiệt có động cơ phản lực dùng để diệt tàu nổi, tàu ngầm. Có thể được sử dụng độc lập hoặc làm đầu đạn cho tên lửa chống ngầm. Vd: NLPL chống ngầm L4 đường kính 533mm của Pháp được trang bị cho không quân, có thể sử dụng cả ở vùng nước nông và nước sâu. Sau khi được phóng từ máy bay, ngư lôi tự sục sạo vòng tròn; khi phát hiện mục tiêu tự lao đến với vận tốc 50 hải lí /h (93km/h).

        NGỪNG BẮN, tạm dừng hoặc chấm dứt nổ súng của một bên hoặc các bên giao chiến vì mục đích nhất định (di tản dân thường khỏi vùng chiến sự, cứu trợ nhân đạo, giải quyết thương binh, tử sĩ, trao đổi tù binh, thương lượng, đàm phán...). Có NB tạm thời và NB hoàn toàn, NB cục bộ và NB toàn bộ. NB có thể đơn phương (do một bên tuyên bố và thực hiện), đối phương có thể hường ứng hoặc không hưởng ứng; có thể có sự giám sát quốc tế hoặc lực lượng trung gian... Ở VN, trong KCCP có NB ở Điện Biên Phù sau chiến thắng 7.5.1954 để QĐ Pháp giải quyết thương binh, tử sĩ; trong KCCM thường có NB trên các chiến trường cả nước trong các ngày lễ và tết...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:05:13 am »


        NGƯỜI CHỈ HUY, người đứng đầu một đơn vị LLVT theo quyết định bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền. Trong LLVTND VN, NCH thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, quyền hạn quy định và chịu trách nhiệm cá nhân trước Đảng, nhà nước, trước cấp trên, cấp ủy đảng cấp mình, trước tập thể cán bộ chiến sĩ thuộc quyền về mọi mặt QS, chính trị, hậu cần, kĩ thuật của đơn vị. Có các chức danh: tư lệnh (cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương); sư đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, trung đoàn trường, tiểu đoàn trường... (cấp sư đoàn trở xuống); chủ nhiệm, cục trưởng, trưởng phòng, trường ban... (các cơ quan); giám đốc học viện, hiệu trưởng các trường QS; chỉ huy trưởng (tỉnh đội, huyện đội).

        NGƯỜI NẤU ĂN X. CẤP DƯỠNG

        NHÀ ÂM, nhà có nền thấp hơn địa hình xung quanh để tránh mảnh bom, đạn (pháo, cối), đạn súng bộ binh của đối phương; nơi ở, làm việc, sinh hoạt dã chiến trong vùng thường bị pháo binh, không quân đối phương bắn phá. Có thể được lắp ráp từ các bộ phận chế tạo sẵn hoặc làm bàng vật liệu tại chỗ. Tùy điều kiện của địa hình/chiều cao mực nước ngầm hoặc độ cứng của chất đất, có: NÂ chìm (gần như toàn bộ nhà thấp hơn địa hình xung quanh), NÂ nửa nổi nửa chìm (phái dùng bao cát hoặc đất đá để che phần nổi). Trong KCCP và KCCM, ở VN NÂ được dùng phổ biến.

        NHÀ BẠT, nhà dã chiến bằng vải bạt được chế tạo theo một quy cách và chuẩn hóa nhất định có thể tháo lắp và di chuyển một cách dễ dàng, phù hợp với yêu cầu dã ngoại và chiến đấu; dùng để trú quân, phẫu thuật và cứu chữa thương binh, bệnh binh, sửa chữa vũ khí, trang bị KTQS, hoặc làm kho (vũ khí, trang bị kĩ thuật, vật chất QS...). Theo kích cỡ, có: NB loại nhỏ (trú quân. SCH...), NB loại vừa (các loại kho vũ khí, trang bị KTQS; trạm phẫu thuật và cứu chữa thương bệnh binh...); NB loại lớn (trạm sửa chữa vũ khí, trang bị KTQS...)

        NHÀ MÁY BA SON, nhà máy sửa chữa, đóng tàu đầu tiên của nước ta, nay là Xí nghiệp liên hiệp sửa chữa và đóng tàu Ba Son trực thuộc BQP. NMBS do Pháp xây dựng 28.4.1863, với tên Xưởng đóng tàu Ba Son. 1.5.1975 BTL hải quân quản lí; 3.3.1989 đổi thành NMBS, thực hiện sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập; 22.7.1991 chuyển thành Xí nghiệp liên hiệp sửa chữa và đóng tàu Ba Son; tổ chức gồm: giám đốc, 1-3 phó giám đốc, kế toán trưởng, một số phòng nghiệp vụ kinh tế, kĩ thuật và chuyên viên trực thuộc giám đốc. Cơ sở sản xuất gồm các xưởng, phân xưởng. NMBS có nhiệm vụ và quyền hạn: sửa chữa và đóng mới tàu QS theo đơn đặt hàng của BTL hải quân và BQP; sửa chữa và đóng mới tàu thuyền theo đơn đặt hàng của các tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài và kinh doanh dịch vụ khác; trực tiếp kí kết các hợp đồng sản xuất, gia công tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, liên kết liên doanh và hợp tác với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; nghiên cứu đổi mới trang thiết bị và công nghệ nâng cao nàng lực đóng mới, sửa chữa tàu QS, chuẩn bị kế hoạch phục vụ thời chiến; mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo đúng cơ chế chính sách, pháp luật, kinh tế hiện hành của Nhà nước, điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (ban hành theo nghị định 50/HĐBT) và quy định của BQP. 1975-97, đã sửa trên 3.000 tàu các loại, đóng mới trên 100 tàu. Huân chương: Quân công hạng ba; 6 Chiến công các loại. Giám đốc đầu tiên: Nông Thanh Ba (1975-78).

        NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI, nhà máy in trong hệ thống tổ chức ngành in của QĐND VN theo loại hình doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế, do TCCT trực tiếp chỉ đạo và quản lí. Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động in phục vụ nhiệm vụ chính trị của QĐ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những doanh nghiệp in hiện đại của ngành in QĐ, bảo đảm in mọi chủng loại ấn phẩm với chất lượng cao. Thành lập 6.1950 trên cơ sở sáp nhập Nhà in vệ quốc quân (ra đời 17.12.1946 theo chỉ đạo trực tiếp của Chính trị cục, BQP) và Nhà in quân du kích. Huân chương: Quân công hạng ba (1986). Trụ sở: thị trấn Cầu Diễn, h. Từ Liêm, tp Hà Nội. Ngày truyền thống 17.12. Giám đốc đầu tiên: Mai Sơn (1950-54).

        NHÀ MÁY Ml, nhà máy sửa chữa, cải tiến, lắp ráp và sản xuất trang bị, thiết bị thông tin thuộc BTL Binh chủng thông tin liên lạc; đơn vị Ah LLVTND (8.1985). Thành lập 21.11.1945 (ngày chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 61/SL. sáp nhập Sở vô tuyến điện VN vào Phòng thông tin liên lạc BQP). Tiền thân là Xưởng sửa chữa vô tuyến điện thuộc Sở vô tuyến điện Bạch Mai (đổi thánh Sở vô tuyến điện Việt Nam, 20.8.1945); Xưởng X82 (1.1951); tách ra 2 xưởng, Xưởng vô tuyến điện và Xưởng quân bưu (cuối 1954), sáp nhập thành Xưởng thông tin (cuối 1958 đầu 1959), phát triển thành NMM1 (4.1965), ngày 8.3.1989 hợp nhất NMM1 và Nhà máy M2 (nhà máy sản xuất, sửa chữa nguồn điện thông tin) thành NMM1. Giám đốc kiêm bí thư đảng ủy đầu tiên: Đỗ Văn Lương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 09:06:23 am »


        NHÀ MÁY Z151, cơ sở đảm bảo kĩ thuật của ngành xe máy QĐ; đơn vị Ah LLVTND (1995). Có nhiệm vụ sửa chữa lớn các loại ô tô, sản xuất vật tư kĩ thuật ngành xe máy... đảm bảo cho toàn quân. Hình thành trên cơ sở sáp nhập xưởng Tiền Phong (1950) và xưởng Chiến Thắng (1955) với phiên hiệu là X1; sau đổi thành Q151 (1967), A151 (1972), Z151 (1975). Theo quyết định số 649/QĐ-TM ngày 13.9.1999 Z151 thành Nhà máy Z551. Trong hệ thống hành chính QS, NMZ151 là đơn vị trực thuộc Cục quản lí xe máy, TCKT.

        NHÀ MÁY Z551 X NHÀ MÁY Z151

        NHÀ NƯỚC, tổ chức quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp; bộ máy để quản lí xã hội và duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền. NN xuất hiện khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp và mất đi khi xã hội không còn giai cấp. Chức năng cơ bản của NN: tổ chức xây dựng, quản lí xã hội, đồng thời trấn áp sự phản kháng của các giai cấp khác nhằm củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917), NN XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời, thay thế NN bóc lột ở nước Nga. NN XHCN là NN kiểu mới, xuất hiện với tính cách là tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; được xây dựng dựa trên cơ sở khối liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhiệm vụ chủ yếu của NN XHCN là: xây dựng chế độ mới XHCN, bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân; thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật, do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phản công, phân cấp phụ trách; bảo đảm thực hiện công bằng, dân chủ XHCN, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của NN XHCN là xây dựng thành công xã hội CSCN.

        “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”, tác phẩm của Lénin viết 1917, xuất bản thành sách 1918, được in trong Lênin toàn tập (tập 33) do Nhà xuất bản Tiến Bộ, Maxcơva phát hành 1976. Nội dung cơ bản: chỉ rõ các quan điểm của Mác và Ăngghen về nhà nước, nhấn mạnh vấn để nhà nước là một trong những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác; phân tích mối quan hệ của nhà nước với tính chất giai cấp của nó; chứng minh tính tất yếu của CM XHCN và chuyên chính vô sản; phát triển chủ nghĩa Mác về CNXH, CNCS; làm sáng tỏ những vấn đề khác như: sự tiêu vong của nhà nước, chứng minh chính quyền Xô viết là hình thức chuyên chính vô sản, lên án chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cơ hội. “NNVCM” trang bị lí luận cho giai cấp công nhân và các chính đáng của nó trong cuộc đấu tranh lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước vô sản, đấu tranh chống trào lưu xét lại hiện đại. bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước.

        NHÀ TÌNH NGHĨA, hoạt động tặng nhà ở cho người có công với CM trong phong trào Đền ơn đáp nghĩa của nhân dân VN. Khời đầu do Công ti sửa chữa nhà tp Hồ Chí Minh xây dựng NTN tặng vợ chồng thương binh nặng Đào Văn Của và Nguyễn Thị Tuyết tại xã Phước Hiệp, h. Củ Chi, nhân Ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1982). Đến cuối những năm 80 trở thành phong trào của cả nước với nội dung: mọi tổ chức và cá nhân phối hợp với chính quyền địa phương sử dụng nguồn vốn phúc lợi hoặc quyên góp để sửa chữa hoặc xây mới nhà ở tặng các đối tượng chính sách có đời sống khó khăn.

        NHÀ TRẮNG, dinh tổng thống Mĩ ở Oasinhtơn (MT). Xây dựng 1792-99 theo kiểu Italia thời Phục hưng; phòng bầu dục giữa của tòa nhà là nơi làm việc của tổng thống và cứ hành các nghi lễ. Có nơi ở cho tổng thống và gia đình, các phòng cho nhân viên, phòng tiệc, phòng hòa nhạc và phòng lễ tân. Nơi ở của tổng thống được mở cửa cho mọi người tới tham quan như một nhà bảo tàng. Tên gọi NT được sử dụng lần đầu tiên vào 1811, sau đó được dùng cho các dinh thự khác của tổng thống như NT nhỏ ở bang Gioocgia nơi tổng thống Rudơven qua đời, NT miền Tây ở bang Caliphoocnia của Nichxơn. Tên gọi NT còn được dùng để chỉ chính phủ Mĩ do tổng thống đứng đầu.

        NHÀ TRUYỀN THỐNG X. PHÒNG (NHÀ) TRUYỀN THỐNG

        NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, cơ quan xuất bản của Đảng ủy quân sự trung ương và BQP, trong hệ thống xuất bản của nước CHXHCN VN; do TCCT chỉ đạo và quản lí. Có nhiệm vụ: xuất bản chủ yếu các loại sách thuộc lĩnh vực QS (lí luận, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, lịch sử - hồi kí. giáo khoa, điều lệnh, điểu lệ, chế độ chính sách, văn học về đề tài LLVT, chiến tranh CM...) và các xuất bản phẩm khác (có loại lưu hành trong nội bộ QĐ, có loại phát hành rộng rãi trong nhân dân), phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện và động viên LLVTND hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Ngày truyền thống 11.7.1950. Đơn vị tiền thân: Nhà xuất bản Vệ quốc quân (1947). Huân chương: Quân công hạng nhất (1982)... Trụ sở: 23 Lí Nam Đế, Hà Nội. Giám đốc đầu tiên: Lê Tất Đắc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM