Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:37:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7227 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:45:59 am »

   
       NGUYỄN THÀNH TRUNG (Đinh Khắc Trung; s. 1947), Ah LLVTND (1994). Quê xã An Khánh, h. Châu Thành, t. Bến Tre; tham gia CM 1968, nhập ngũ 1975, đại tá (1988); đv ĐCS VN (1969). Trong KCCM, 1968 cán bộ giao liên Ban binh vận T2 (Khu Cool. Năm 1969 công tác ở Ban binh vận Trung ương cục miền Nam, nhận nhiệm vụ làm cơ sở nội tuyến trong không quân QĐ Sài Gòn. NTT đã dũng cảm, mưu trí thoát khỏi sự theo dõi của địch; sau 4 năm học (3 năm học ở Mĩ) đã lái được máy bay phản lực hiện đại F-5E của Mĩ trang bị cho QĐ Sài Gòn. Trong cuộc tổng tiến công Xuân 1975, nắm thời cơ hành động, 8.4.1975 NTT đã khôn khéo, chủ động lái máy bay F-5E, cất cánh từ căn cứ không quân Biên Hòa đến ném bom dinh Độc Lập, kho xăng Nhà Bè, làm cho địch hoang mang, hoảng loạn rồi hạ cánh an toàn tại sân bay vùng mới giải phóng tình Phước Long. 16 giờ 25 phút ngày 28.4.1975, dẫn đầu Phi đội Quyết Thắng cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) đến ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 24 máy bay, diệt hàng trăm địch, phá hỏng nhiều đường băng, làm tê liệt hoạt động trên sân bay. 12.1990 chuyển ngành sang Cục hàng không dân dụng VN. 2003 phó tổng giám đốc Tổng công ti hàng không VN (Vietnam Airlines).



        NGUYỄN THÂN (Thạch Từ; 1853-1914), quan đại thần triều Nguyễn thân Pháp. Quê h. Mộ Đức, t. Quảng Ngãi. Con một võ quan triều Tự Đức. 1885 làm tiễu phú sứ (trấn áp các dân tộc miền núi) ở ba tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bình Định. 1886 cùng Trần Bá Lộc đàn áp nghĩa quân do Mai Xuân Thưởng chỉ huy ở Bình Định và Quảng Ngãi. 1887 khâm sai triều đình Huế cùng quân Pháp đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Duy Hiệu tại Quảng Nam. 1888 tổng đốc Bình Định. 7.1895 khâm mạng tiết chế quân vụ, đem 3.000 quân cùng quân Pháp đàn áp nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh. 1896 phụ chính đại thần ở Huế. 1901 cần chánh điện đại học sĩ. 1902 cầm đầu phái đoàn triều đình Huế sang Pháp. 1903 tước Diên Lộc Quận Công, sau đó về hưu ở làng Thu Xà, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi. Ba lần được thực dân Pháp thưởng huân chương Bắc Đẩu bội tinh.

        NGUYỄN THẾ BÔN (Thế Hoan; s. 1927), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (8-11.1981 và 4.1982-96). Quê phường Dư Hàng Kênh, q. Lê Chân, tp Hải Phòng; nhập ngũ 1946, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1948). Năm 1945 chiến sĩ tự vệ Hải Phòng. Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tham mưu trưởng trung đoàn. 1955-61 tham mưu phó, tham mưu trưởng Sư đoàn 304. tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn. Trong KCCM, 1962-65 cán bộ đốc chiến Bộ tham mưu QGPMN; tham mưu phó BTL tiền phương chiến dịch Đồng Xoài (Đông Nam Bộ). 1965-69 tham mưu trưởng Sư đoàn 9; tham mưu trưởng, rồi sư đoàn trường Sư đoàn 7. Năm 1970-71 cục trưởng: Cục nhà trường, Cục quân huấn BTTM. 12.1972-74 sư đoàn trưởng Sư đoàn 308, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân đoàn 1. Năm 1976-77 hiệu phó Trường sĩ quan lục quân, phó tư lệnh Quân đoàn 4. Năm 1979 tư lệnh Quân đoàn 7, kiêm phó tư lệnh tham mưu trường Quân khu 4. Tháng 8-11.1981 phó tổng tham mưu trưởng, tư lệnh Quân khu 4. Tháng 4.1982-96 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa V. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì)...



        NGUYỄN THẾ LÂM (Nguyễn Kèn; s. 1918), tư lệnh Binh chủng thiết giáp (1970-74). Quê xã Tân Xuân. h. Hàm Tân, t. Bình Thuận; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945 ủy viên BCH Mặt trận Việt Minh và ủy viên QS tỉnh Thừa Thiên. 10.1945 đại đội trưởng Bộ đội Nam tiến. 1946-47 chi đội phó, trung đoàn trưởng Trung đoàn 81, Liên khu 5. Năm 1948-50 khu phó. khu trưởng Khu 6, quyền tư lệnh, rồi tư lệnh Liên khu 5. Năm 1952 đại đoàn phó, đại đoàn trưởng Đại đoàn 320. Tháng 11.1954 tham mưu phó Bộ chỉ huy pháo binh. 1964 tư lệnh Binh chủng pháo binh. 1968 phó tư lệnh kiêm tham mưu trường Quân khu Trị - Thiên. 1970-74 tư lệnh Binh chủng thiết giáp. 1974 ủy viên Hội đồng khoa học BQP. 1979-81 công tác tại Học viện QS cấp cao. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công (hạng nhất, hạng nhì).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:48:22 am »


        NGUYỄN THẾ LỘC (Nguyễn Lộc; ?-?), tướng nhà Trần, có công trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lấn II (1285). Hào trường dân tộc Tày, được cử làm quản quân. 1285 khi quân Nguyên - Mông xâm lược, NTL chỉ huy dân binh Tày, Nùng phối hợp cùng một bộ phận quân triều đình trấn giữ vùng châu Thất Nguyên (Tràng Định. Lạng Sơn). Khi quân địch tiến xuống Thăng Long, NTL chỉ huy đánh du kích vùng sau lưng địch khắp xứ Lạng, liên tục tập kích bất ngờ vào các đồn, trại địch, gây cho địch nhiều tổn thất. 5.1285 khi quân Nguyên - Mông đưa Trần Kiện về TQ; NTL tham gia chỉ huy vây đánh liên tục cả ngày lẫn đêm ở trại Ma Lục (Chi Lăng. Lạng Sơn), tiêu diệt Trần Kiện và gần một nửa đội quân hộ tống do Minh Lí Tích Ban chỉ huy.

        NGUYỄN THI (Nguyễn Hoàng Ca; 1928-68), nhà văn, liệt sĩ. Quê xã Hải Anh. h. Hải Hậu, t. Nam Định; tham gia CM 1945; đv ĐCS VN. 1945-55 làm công tác tuyên huấn, sau là đội trưởng Đội nghệ thuật Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. 1955 tập kết ra miền Bắc làm đội trưởng Đội nghệ thuật Sư đoàn 330. Năm 1956-62 công tác tại tạp chí “Văn nghệ quán đội”. 1962 trở lại chiến trường miền Nam, tham gia sáng lập tờ “Văn nghệ quân giải phóng”, có mặt ở những nơi gian khổ nhất của chiến tranh, làm báo, vẽ tranh, soạn nhạc, viết diễn ca tuyên truyền cổ vũ chiến sĩ, đồng bào trong cuộc KCCM. Hi sinh trong cuộc tổng tiến công Sài Gòn - Gia Định (Mậu Thân 1968). Tác phẩm: “Hương đồng nội” (thơ, 1950), ‘Trăng sáng” (truyện ngắn, 1960), “Đôi bạn” (tập truyện, 1962). “Người mẹ cầm súng” (truyện kí, 1966, giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu), “Những sự tích đất thép”, “Chuyện xóm tôi”, “Mẹ vắng nhà”, “Những đứa con trong gia đình”... Giải thưởng Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương; Quân công hạng ba. Đường Minh Phụng (tp Hồ Chí Minh), nơi NT hi sinh, nay mang tên đường Nguyễn Thi.



        NGUYỄN THỊ BA (s. 1917), Ah LLVTND (1976). Quê xã Hưu Thạnh, h. Đức Hoà, t. Long An; tham gia CM 1932, nhập ngũ 1961; đv ĐCS VN (1936); khi tuyên dương Ah là thượng úy, cán bộ tình báo thuộc Bộ tham mưu Miền. 1936 làm liên lạc và vận động quần chúng tham gia khởi nghĩa Nam Kì (1940). Năm 1940-45 liên lạc cho cơ quan bí mật của Đảng tại Sài Gòn - Chợ Lớn. 1945-54 nhân viên tài chính, cán bộ phụ vận tỉnh Long An. 1954-61 liên lạc cho Xứ ủy Nam Bộ tuyến Cà Mau - Sài Gòn. 1961-75 giao liên tình báo, liên lạc với một cán bộ tình báo nội thành Sài Gòn. Trong điều kiện địch kiểm soát gắt gao, NTB khôn khéo, mưu trí, giữ vững liên lạc thông suốt giữa nội thành với căn cứ kháng chiến, bảo đảm liên lạc hàng chục đầu mối an toàn, kịp thời. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        NGUYỄN THỊ CHIÊN (s. 1924), Ah LLVTND (1952). Quê xã Tán Thuật, h. Kiến Xương, t. Thái Bình; tham gia du kích 1946, nhập ngũ 1952, trung tá (1984); đv ĐCS VN (1948); khi tuyên dương Ah là trung đội trường Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật. Trong KCCP. 1946-52 tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy đội du kích xã Tán Thuật đánh địch, chống càn, phá giao thông (đường 39), phá tề, diệt và bắt nhiều địch; NTC diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. 4.1950 khi đưa cán bộ về hoạt động, bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn (trong 3 tháng rưỡi) vẫn kiên trung bất khuất. 10.1951 trận phục kích địch trên đường 39, NTC bắn bị thương 1, bắt sống 6 địch, thu 4 súng. 12.1951 chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch (có 1 trung úy), khi địch đang lùng sục vào làng. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất. 2 Kháng chiến hạng nhất... 1952 được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng khẩu súng ngắn của Người.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:50:27 am »


        NGUYỄN THỊ ĐỊNH (1920-92). phó tư lệnh QGPMN VN (1965-69), Ah LLVTND (1995). Quê xã Lương Hoà, h. Giồng Trôm, t. Bến Tre: tham gia CM 1936, nhập ngũ 1965, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1938). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt, giam ở trại Bà Rá (t. Bình Phước). 1943 được trả tự do, hoạt động ở huyện Châu Thành. 8.1945 tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre, ủy viên BCH rồi hội trưởng Hội phụ nữ cứu quốc tỉnh. 1946 phái viên trong đoàn cán bố của Khu 8 vươt biển ra báo cáo với Đảng và nhà nước về tình hình kháng chiến ở Nam Bộ. 10.1946 phụ trách chuyển vũ khí vào Khu 8. Năm 1947 ủy viên BCH phụ nữ cứu quốc Nam Bộ, tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. 1954 ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Trong KCCM. 1959-60 khởi xướng và lãnh đạo chủ chốt phong trào đồng khởi Bến Tre (17.1-20.4.I960), bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. 1961 ủy viên Khu ủy Khu 8. Năm 1964 ủy viên Đoàn chú tịch ủy ban trung ương MTDTGPMN VN. 1965-69 phó tư lệnh QGPMN VN, ủy viên Quân ủy QGPMN, phụ trách phong trào chiến tranh du kích, hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam VN. 1969-75 phụ trách công tác vận động phong trào phụ nữ miển Nam VN. 1976 phó chủ tịch thứ nhất Hội liên hiệp phụ nữ VN. thứ trường Bộ thương binh và xã hội. 1987-92 phó chủ tịch HĐNN, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ VN (1980-92). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa IV-VI. Đại biểu Quốc hội khóa VI-VIII, ủy viên HĐNN (1981-87). Huân chương: Hồ Chí Minh, giải thường hòa bình quốc tê Lênin (1968)...



        NGUYỄN THỊ LÀI (Nguyễn Thị Quyến; s. 1945), Ah LLVTND (1969). Quê xã Thủy Phương, h. Hương Thủy, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia du kích 1964; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trướng xã Mĩ Thủy. 1964-69 vận động nhân dân đấu tranh chống chính sách bình định của địch, xây dựng 15 tổ du kích diệt ác, trừ gian, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, thương binh; xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến ở thị trấn Hương Thủy, làm bàn đạp cho bộ đội chủ lực đánh vào Huế (1968); vận động 455 thanh niên tham gia QGP; chỉ huy du kích bao vây, bức địch phải rút khỏi đồn Dạ Lệ (1968) và đánh địch càn quét, bình định. NTL diệt hơn 200 địch (có 19 Mĩ). Huân chương: Chiến công hạng nhì, Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú.



        NGUYỄN THỊ MINH KHAI (1910-41), bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1937-40). Quê phường Đông Vịnh, tp Vinh, t. Nghệ An. 1927 tham gia Hội Hưng Nam (tiền thân của Tân Việt CM đảng); đv ĐCS VN (1930), được cử sang Hồng Công (TQ) làm việc tại văn phòng chi nhánh Ban phương Đông của Quốc tế cộng sản. 1931 bị mật thám Anh bắt, giao cho chính quyền Tưởng Giới Thạch (TQ) giam giữ tại các nhà tù Quảng Châu, Thượng Hải. 1934 được trả tự do. 7.1935 thành viên đoàn đại biểu ĐCS Đông Dương dự đại hội VII Quốc tế cộng sản họp tại Maxcơva (LX), đọc tham luận về vai trò của phụ nữ Đỏng Dương trong đấu tranh CM, sau đó học Trường đại học Phương Đông. 1937 về nước hoạt động ở Sài Gòn, ủy viên Xứ ủy Nam Kì, bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, đề xuất vấn đề giải phóng phụ nữ trên báo chí. 30.7.1940 bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình. 26.8.1941 bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).



        NGUYỄN THỊ PHÚC (s. 1952), Ah LLVTND (1973). Quẽ xã Mĩ Lợi, h. Phù Mĩ, t. Bình Định; nhập ngũ 1968; đv ĐCS VN (1970); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó Đại đội đặc công 3 bộ đội địa phương huyện Phù Mĩ. Trong KCCM, 1967 tham gia du kích ở xã, bị địch bắt giam 6 tháng, tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất. 1968-72 chiến đấu 58 trận, cùng đơn vị diệt hàng trăm địch; NTP diệt 127 địch, thu 16 súng, phá hủy 1 xe QS. Trận Phù Mĩ (2.9.1969), cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt, NTP vượt qua hỏa lực, diệt 6 địch trong lô cốt. dùng trung liên vừa thu được bắn mãnh liệt vào các hỏa điểm địch, tạo thời cơ cho đồng đội đánh vào trung tâm. 29.10.1972 NTP cải trang, giá đi thăm người nhà trong đồn Mĩ Quang (Phù Mĩ, Bình Định), đặt mìn hẹn giờ phá hủy 1 kho đạn, 1 xe QS, diệt 19 địch. Sau KCCM chuyên ngành, công tác tại hội liên hiệp phụ nữ tỉnh. Huân chương: 2 Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:52:05 am »


        NGUYỄN THỊ RÀNH (1900-79), Ah LLVTND (1978). Quê xã Phước Hiệp, h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh; khi tuyên dương Ah là du kích xã Phước Hiệp. Trong KCCM, cơ sở bí mật của CM, mặc dù địch càn quét, lùng sục gắt gao, NTR vẫn kiên cường bám trụ ở Củ Chi, đào hầm nuôi giấu hàng trăm cán bộ, cất giấu vũ khí, tiếp tế cho du kích, động viên con cháu vào bộ đội, du kích, tham gia đấu tranh chính trị trực diện với địch. Bị địch bắt. tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất. NTR có 8 con trai và 2 cháu nội là liệt sĩ. 1994 được phong Bà mẹ VN Ah. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Chiến công hạng nhất.



        NGUYỄN THỊ THU TRANG (s. 1951), Ah LLVTND (1976). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bàng. t. Tây Ninh: nhập ngũ 1967, thiếu úy (1978); đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, chiến sĩ Đội biệt động 4 Thành đội Sài Gòn. 1968-71 xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến ở h. Tràng Bàng (Tây Ninh) và tp Sài Gòn; vận động một số bạn cùng tham gia hoạt động; chỉ huy tổ biệt động đánh 8 trận, diệt nhiều sĩ quan Mĩ và cảnh sát ác ôn. NTTT diệt 150 địch (hầu hết là sĩ quan Mĩ và ngụy). 8.4.1971 dùng thuốc nổ đánh khách sạn Mĩ Phụng (trên đường Bạch Đằng, Sài Gòn), diệt 40 địch. 9.1971 trinh sát, lập kế hoạch và đánh khách sạn Tự Do, diệt hơn 90 sĩ quan địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba), 3 lần Dũng sĩ.



        NGUYỄN THỊ ÚT (út Tích; 1920-69), Ah LLVTND (1965). Quê xã Tam Ngãi, h. Cầu Kè, t. Trà Vinh; tham gia CM 1945; khi tuyên dương Ah là du kích xã Tam Ngãi. 1945- 65 cùng đội du kích kiên cường, mưu trí, sáng tạo đánh 23 trận (có 8 trận trong KCCP), diệt và làm bị thương 200 địch, thu 70 súng, làm thất bại nhiều cuộc càn quét của địch; tuyên truyền vận động nhiều binh lính địch bỏ ngũ; nhiều lần dẫn bộ đội vào diệt bốt địch, thu vũ khí không phải nổ súng; nuôi dưỡng 6 con nhỏ, đánh giặc giữ làng và làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị ở địa phương. Huân chương: Quân công hạng nhì.



        NGUYỄN THIỆN THUẬT (Tán, Thuật; 1844-1926), người lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-92. Quê xã Xuân Dục, h. Mĩ Hào, t. Hưng Yên. 1871 làm tri phủ Từ Sơn (Bắc Ninh). Do có công dẹp giặc được cử làm chánh sứ 16 châu vùng biên giới. 1883 làm tán lí quân vụ tỉnh Sơn Tây, không chịu bãi binh theo lệnh của triều đình, cùng với đề đốc Tạ Hiện, Cai Kinh. Lưu Vĩnh Phúc... đánh Pháp tại các tinh Tuyên Quang. Thái Nguyên, Lạng Sơn... 1885 khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương ”, phong cho NTT làm Bắc Kì hiệp thống quân vụ đại thần, chiêu mộ lực lượng cùng hai em là Nguyễn Thiện Kế và Nguyễn Thiện Dương (Lãnh Giang) lập căn cứ chống Pháp ở Bãi Sậy (Hưng Yên). Được nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ủng hộ, lực lượng nghĩa quân lên tới hàng ngàn người, đánh phục kích, tập kích địch ở nhiều nơi, gây cho địch nhiều thiệt hại. Cuối 1888 Pháp phải huy động hàng ngàn quân, trong đó có 3 binh đoàn cơ động do Nêgiơrie (Negzierie), Đônie (Donnier), và Gôđa (Godar) chỉ huy, cùng với quân của Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, bao vây càn quét trong nhiều ngày mới phá vỡ được căn cứ của nghĩa quân. 7.1889 NTT sang lánh nạn ở TQ và mất tại đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:53:51 am »


        NGUYỄN THỚI BƯNG (út Thới; s. 1927), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1992-96). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bảng, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1945, trung tướng (1988); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP. 1946-54 chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. trưởng thành từ chiến sĩ đến tiểu đoàn phó. Trong KCCM. 1963-66 tham mưu phó, trung đoàn trưởng, tham mưu phó Sư đoàn 5. Năm 1966-73 tham mưu trường, sư đoàn phó, sư đoàn trường Sư đoàn 9. Năm 1973-75 trường phòng tác chiến Bộ tham mưu QGPMN, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 6.1975 phó tư lệnh BTL thành phố Hồ Chí Minh. 4.1976-78 tham mưu trưởng, phó tư lệnh Quân khu 7. Tháng 5.1979-87 phó tư lệnh quân khu, kiêm tư lệnh Mặt trận 979; tư lệnh Quân khu 9. Tháng 1.1988 tư lệnh Quân khu 7. Tháng 10.1989 phó tổng tham mưu trường QĐND VN. 1992-96 thứ trưởng BQP. ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa VI. vII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII. Huân chương: Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì. 2 hạng ba), Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng nhì)...



        NGUYỄN TIẾN PHÁT (s. 1929), tư lệnh Binh chủng hóa học (1986-93). Quê xã Ước Lễ, h. Thanh Oai, t. Hà Tây; tham gia CM (8.1945). nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1989); đv ĐCS VN (1947). Tháng 8.1945 liên lạc viên Huyện bộ Việt Minh h. Ninh Giang, t. Hải Dương. Trong KCCP, chính trị viên trung đội, đội trưởng tuyên truyền xung kích Tỉnh đội Hải Dương, giáo viên Trường quân chính Nguyễn Huệ, Khu 3, chính trị viên trung đội, Đại đội 47, Tiểu đoàn 738, Trung đoàn 64, Đại đoàn 320. Tháng 3- 11.1953 phái viên tiếp vận Phòng cung cấp, phái viên tuyên huấn, cán bộ tổ chức Trung đoàn 64, trợ lí tuyên huấn Đại đoàn 320. tham gia chống càn mặt trận tây nam Ninh Bình trong chiến dịch Đông Xuân (1953-54). Trong KCCM, 1957-66 trợ lí tuyên huấn Quân khu Tả Ngạn; giáo viên, phó phòng hóa học Học viên QS. 9.1967 trưởng phòng hóa học Quân khu Tây Bắc, tham gia chiến dịch Bắc Lào, giải phóng Pha Thí (1968). Tháng 2.1974-78 trưởng phòng tham mưu Cục hóa học BTTM; phó tư lệnh tham mưu trưởng Binh chủng hóa học. 1986-93 tư lệnh Binh chùng hóa học. Huân chương: Quân công hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng ba.



        NGUYỄN TRÃI (1380-1442), Ah dân tộc, nhà chính trị -  QS, danh nhàn văn hóa VN và thế giới. Quê gốc Chí Linh (Hải Dương), sinh tại làng Nhị Khê (nay thuộc h. Thường Tín. t. Hà Tây). Đỗ thái học sinh (tiến sĩ, 1400). làm quan nhà Hồ (1400-07). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27), dâng uBình Ngô sách” (kế sách đánh giặc), trở thành quân sư nổi tiếng, giúp Lê Lợi xây dựng đường lối chính trị, QS đúng đắn cho khởi nghĩa và chiến tranh, coi dân như nước “nước có thể chở thuyền mà cũng có thể lật thuyền...”, kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc (“lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay cường bạo”), chủ trương thu phục lòng người (“tâm công”), góp phần quan trọng dụ hàng nhiều tướng giặc (Phương Chính, Sơn Thọ, Thái Phúc, Trần Trí...). Sau thắng lợi, được phong tước Phục Hầu và được ban quốc tính (mang họ vua), chức nhập nội hành khiển kiêm thượng thư Bộ lại. Do gian thần gièm pha nên bị bắt giam (1430), sau được tha (1432). Cuối những năm 30 về ẩn dật ở Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương). Được phục hồi chức tước (1439). Bị giết cùng với 3 họ (19.9.1442) do bị nghi oan có liên quan đến cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông. 1464 được Lê Thánh Tông minh oan và truy phong tước Tế Văn Hầu. Tác giả nhiều tác phẩm: “Bình Ngô sách”, “Quân trung từ mệnh tập’’, “Bình Ngô đại cáo”, “Lam sơn thực lục”, “Dư địa chí”, “Quốc âm thi tập”, “Luật thư”... 1980 được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

        NGUYỄN TRI PHƯƠNG (Nguyễn Văn Chương; 1800-73), danh tướng bậc nhất dưới triều Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức. Quê xã Phong Chương, h. Phong Điền, t. Thừa Thiên - Huế. Xuất thân nông dân. thông minh học rộng, giỏi cả văn võ. 1823 được vua giao chức thừa chỉ ở nội các. 1823-48 lập nhiều cống lớn, được ghi công trạng vào bia đá ở Võ Miếu (Huế) và được cử làm phụ chính đại thần, tước Tráng Liệt Bá. 10.1858 NTP chỉ huy quân dân Đà Nẵng đắp phòng tuyến Liên Trì chiến đấu quyết liệt ngay từ đầu chống lại quân Pháp xâm lược do Ri gô Đờ Giơnui chỉ huy (x. trận Sơn Trà - Đà Nẵng, 1.9.1858-2.1859), bắn chìm 1 tàu chiến, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, buộc địch phải rút khỏi Đà Nẵng. Sau đó được cử vào miền Nam chỉ huy chống Pháp, NTP cho xây đại đồn Kì Hòa (Chí Hòa). 2.1861 trong khi chỉ huy chiến đấu chống cuộc tấn công của quân Pháp vào đại đồn. NTP bị thương, đại đồn thất thủ. 2.1862 được cử ra Bắc dẹp loạn quân TQ quấy phá ở Tuyên Quang, Cao Bằng, tiêu diệt lực lượng phản động Tạ Văn Phụng (6.1865). Tháng 11.1873 quân Pháp đánh thành Hà Nội, NTP chỉ huy chống trả quyết liệt, bị thương nặng và bị bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của quân Pháp. NTP tuyệt thực đến chết. Có đền Trung Nghĩa ở quẽ nhà thờ NTP cùng em và con.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:56:00 am »


        NGUYỄN TRINH TIẾP (1924-67), người chủ trì nghiên cứu, thiết kế và chế tạo súng SKZ (súng không giật) thời kì đầu KCCP. Quê xã Nông Trường, h. Triệu Sơn, t. Thanh Hóa. 1946 tốt nghiệp khóa kĩ sư công chính đầu tiên của nước VN DCCH. 4.1947 trường phòng xạ thuật của Nha nghiên cứu kĩ thuật (Cục quân giới). 1948-4.1949, trưởng ban SKZ, chủ trì việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công loại súng SKZ 60mm, đưa vào sản xuất hàng loạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu chiến trường; tiếp theo là một số loại SKZ cỡ: 50,8mm. 80mm, 120mm... Năm 1950-53 viện trưởng Viện nghiên cứu quân giới. 3.1953-67 chuyển ngành sang Bộ giao thông vận tải, giữ các chức vụ: cục phó Cục đường thủy kiêm giám đốc Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, viện phó: Viện thiết kế thủy lợi, Viện thiết kế giao thông; phó ban bảo đảm giao thông; cục phó Cục quản lí đường bộ. Hi sinh khi làm nhiệm vụ tại Thanh Hóa (24.6.1967). Giải thường Hồ Chí Minh đợt đầu (1996) “Về công trình nghiên cứu, chế tạo súng SKZ’\ Huân chương: 3 Lao động hạng nhì.



        NGUYỄN TRỌNG NGHĨA (Nguyễn Trọng Dân; 1946- 72), Ah LLVTND (1969). Quê xã Điện Quang, h. Điện Bàn, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là đại đội phó Đại đội 3, Tiểu đoàn 840 thuộc Quân khu 6. Trong KCCM, 1965-68 tham gia chiến đấu trên 30 trận ở Ninh Thuận, Bình Thuận, diệt 180 địch (có hơn 30 Mĩ), thu 9 súng. 2-8.1968 chỉ huy trung đội liên tục đánh địch ở tx Phan Thiết và trên trục đường Phan Rang - Phan Thiết; cùng tiểu đoàn đánh bại nhiều cuộc càn quét, diệt hàng nghìn địch, bắn rơi 2 máy bay trực thăng, bắn hỏng 33 xe QS (có 21 xe tăng), giải thoát hơn 800 đồng bào bị địch giam giữ tại nhà lao Phan Thiết. Khi hi sinh là chính trị viên phó tiểu đoàn. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        NGUYỄN TRỌNG VĨNH (s. 1916), chính ủy Quân khu 4 (1958-61). Quê xã Vĩnh Tiến, h. Vĩnh Lộc, t. Thanh Hóa; tham gia CM 1937. nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1959); đv ĐCS VN (1939). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt giam. 2-8.1945 được trả tự do, bí thư huyện ủy, kiêm phó chủ tịch huyện Đòng Anh. 11.1945 bí thư Tinh ủy Phúc Yên. 10.1946 bí thư tinh ủy, kiêm phó chủ tịch tỉnh Thái Bình. 2.1947 chính ủy, thường vụ Khu ủy Khu 1. Tháng 2.1948-50 trường phòng cán bộ và đảng vụ, cục phó Cục chính trị QĐ quốc gia và dân quán VN; cục trường Cục tổ chức TCCT. 1958 chính ủy Quân khu 4. 6.1961 phó tổng thanh tra Ban thanh tra chính phú. 8.1961 bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. 3.1964-74 bí thư Đoàn ủy 959, kiêm phó ban công tác miền Tây (CP-38). Năm 1974-89 đại sứ VN tại TQ. ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa III. 1993 phó chủ tịch Hội cựu chiến binh VN. Huân chương: Hồ Chí Minh. Quân công hạng nhất...



        NGUYỄN TRỌNG XUYÊN (s. 1926), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1988-99) kiêm chủ nhiệm TCHC (1988-93). Quê xã Chính Nghĩa, h. Kim Động, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1992); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945-54 giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng. 9.1954-60 tham mưu trưởng trung đoàn, trung đoàn phó, tham mưu phó rồi tham mưu trưởng Sư đoàn 305. Năm 1961-75 tham mưu trưởng Quân khu 6, phó ban QS Khu 10, phó tư lệnh, tư lệnh, đảng ủy viên Quân khu 6. Tháng 12.1975-76 chỉ huy trường Bộ chỉ huy QS tỉnh Thuận Hải, thường vụ tỉnh ủy. 3.1979-85 phó tư lệnh Quân khu 3. Tháng 5.1985 trường đoàn chuyên gia QS VN tại Cuba (Đoàn 385). Tháng 4.1986 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 3. Năm 1988-99 thứ trưởng BQP kiêm chủ nhiệm TCHC (1988-93). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa VI, VII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:57:52 am »


        NGUYỄN TRUNG TRỰC (Nguyễn Văn Lịch; 1837-68), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Đông Nam Bộ (1861-68). Quê phủ Tân An, t. Gia Định (nay thuộc tx Tân An, t. Long An). Xuất thân ngư dân trên sông Vàm Cỏ Đông. 1861 chiêu mộ nông dân và ngư dân vào nghĩa quân, hoạt động du kích trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. 10.12.1861 chỉ huy phục kích đốt tàu Experanxơ trên sông Vàm Cỏ Đông, diệt toàn bộ 37 địch (có 17 lính Pháp) (xt trận Nhật Tảo, 10.12.1861). Ngày 16.6.1868 chỉ huy đánh úp đồn Rạch Giá (Kiên Giang), tiêu diệt hầu hết quân địch (có 30 lính Pháp), 1 lính chạy thoát, thu gần 100 súng các loại và chiếm đồn trong 6 ngày. 10.1868 bị quân Pháp vây chặt ở đảo Phú Quốc, để cứu sinh mạng nghĩa quân, NTT tự nộp mình cho địch. Trước sự hăm dọa của địch, NTT đã nói câu bất hủ: “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. 27.10.1868 bị hành hình tại chợ Rạch Giá.

        NGUYỄN TUẤN VIỆT (1950-75), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Phú An, h. Cai Lậy, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1968, thượng úy (1975); đv ĐCS VN (1969); khi hi sinh là chính trị viên Đại đội trinh sát Bộ tham mưu Quân khu 8. Trong KCCM, 1968- 75 tham gia 40 trận, diệt và làm bị thương 271 địch, bắn hỏng 9 xe QS (có 3 xe tăng), đưa đón gần 1.500 lượt cán bộ đi lại trong địa bàn quân khu an toàn. 1971 NTV bị thương, tay trái cụt đến cùi chỏ, bàn tay phải chỉ còn hai ngón, vẫn tiếp tục chiến đấu. 1972 NTV chi huy đơn vị kết hợp với du kích bao vây tiến công địch nhiều ngày, bức rút 7 đồn, diệt và làm bị thương 40 địch, bắn hỏng 3 xe M113. Ngày 6.1.1975 sau khi cùng tổ đưa cán bộ qua đường 4 an toàn, trên đường về gặp địch, NTV đã chiến đấu và hi sinh tại xã Điềm Hi, h. Châu Thành. Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        NGUYỄN TUYỂN (7-1741), thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống chúa Trịnh tk 18. Quê Ninh Xá, h. Chí Linh, trấn Hải Dương (nay là t. Hải Dương). 1739 cùng với em là Nguyễn Cừ và Võ Trác Oánh phát động khởi nghĩa ở Ninh Xá, tự xưng là minh chủ. 1740 đánh bại quân triều đình và giết thống lĩnh Nguyễn Trọng Uông ở Bình Ngô (Bắc Ninh). Dân các xứ Từ Sơn. Thuận Thành, Hạ Hồng, Nam Sách nổi dậy hưởng ứng, lực lượng nghĩa quân lên tới hàng vạn. Giữa 1740 bị quân Trịnh do Hoàng Nghĩa Bá chỉ huy đánh bại ở thành Phao Sơn (Chí Linh). Khi quân Trịnh tiến sang Ninh Xá, để hở kinh đô, NT bất ngờ tiến đánh Thăng Long, chiếm được Bổ Đề (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). 1741 nghĩa quân hoạt động mạnh tại Hải Dương, Hưng Yên, giết tướng triều đình là Trần Viêm ở Khoái Châu, bắt sống quận công Đặng Đình Luận, bảng nhãn Nhữ Trọng Thai và hầu tước Trần Trọng Liêu ở Thanh Hà, Gia Lộc, Nam Sách. Giữa 1741 bị quân triều đình đánh bại ở Ninh Xá, Phao Sơn. NT phải rút về Cao Bằng và mất ở đó.

        NGUYỄN VĂN BẢY (s. 1936), Ah LLVTND (1967). Quê xã Hòa Thành, h. Lai Vung, t. Đồng Tháp; nhập ngũ 1954, đại tá (1981); đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là thượng úy, đại đội phó Đại đội 1, Trung đoàn không quân 923, BTL phòng không - không quân. Trong KCCM, lái MiG-17 bắn rơi 7 máy bay Mĩ trong những trận chiến đấu không cân sức (máy bay địch hiện đại và có số lượng đông gấp nhiều lần). 26.6.1966 cùng đồng đội bắn rơi 2 F-105 (NVB bắn rơi 1 chiếc) trên vùng trời tỉnh Thái Nguyên. 24.4.1967 cùng đồng đội bắn rơi 3 F-4 (NVB bắn rơi 1 chiếc) trên vùng trời tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh. 25.4.1967 chỉ huy biên đội MiG-17 bắn rơi 2 A-4 và 1 F-8 trên vùng trời Hải Phòng. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 07:01:11 am »


        NGUYỄN VĂN BỨA (Nguyễn Hồng Lâm; 1922-86), phó tư lệnh Quân khu 7 (1976). Quê xã Bình MT, h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tỉnh đội phó tinh Bà Rịa. Trong KCCM, 1961-63 phó tư lệnh kiêm tham mưu ưưởng Quàn khu 7. Năm 1963-67 quyền tư lệnh Quân khu 7. Năm 1967-71 chỉ huy trường: Phân khu 4, Phân khu 5, phó bí thư phân khu ủy; tham gia các chiến dịch: Bình Giã (1964), Đồng Xoài (1965) và cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Tháng 8.1971 tham mưu phó QGPMN. 8.1972 tư lệnh Quân khu 7. Năm 1973-75 công tác ở BQP. 6.1975 phó ban thanh tra QGPMN. 1976 phó tư lệnh Quân khu 7. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công hạng nhì...



        NGUYỄN VĂN CHÊ (1941-71), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Phú An, h. Bến Cát, t. Bình Dương; đv ĐCS VN; khi hi sinh là xã đội trưởng xã Phú An. Trong KCCM xây dựng và chỉ huy đội du kích xã Phú An chống càn thắng lợi, gây cho địch nhiều tổn thất; ngăn cản chính quyền Sài Gòn lập bộ máy kìm kẹp ở xã, riêng NVC diệt 150 địch (70 Mĩ), phá hủy 10 xe tăng, bắn rơi 5 máy bay trực thăng; mở đầu phong trào bắn rơi máy bay trực thăng địch bằng súng bộ binh ở địa phương. Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        NGUYỄN VĂN CHỒN (s. 1941), Ah LLVTND (1976). Quê xã Tân Hào, h. Giồng Trôm, t. Bến Tre: nhập ngũ 1960, chuẩn úy (1977); đv ĐCS VN (1964); khi tuvên dương Ah là thượng sĩ, xưởng phó Xưởng sản xuất vũ khí bộ đội địa phương huyện Giồng Trôm. 1964-75 thu nhặt được 3.5t thuốc nổ (từ bom đạn không nổ của địch), sản xuất 8.000 quả lựu đạn. 1.200 quả thù pháo, 200 mìn định hướng cho LLVT huyện. Những lần địch đánh vào xưởng, NVC cùng đơn vị kiên cường chiến đấu, NVC diệt 92 địch, bắn rơi 1 máy bay trực thăng. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        NGUYỄN VĂN CỐC (s. 1943), Ah LLVTND (1969). Quê xã Bích Sơn, h. Việt Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1961, trung tướng; chánh thanh tra BQP (1999-2002); đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là đại úy phi công thuộc Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng phòng không -  không quân. Trong KCCM, lái máy bay MiG-21, bắn rơi 9 máy bay Mĩ, yểm hộ đồng đội và chỉ huy biên dội bắn rơi 9 chiếc; là phi công VN bắn rơi nhiều máy bay nhất. Trận 23.8.1967 (Tuyên Quang). NVC cùng Nguvễn Nhật Chiêu trong đội hình biên đội MiG-21 (2 chiếc) chiến đấu với 36 máy bay Mĩ, bắn rơi 2 chiếc và trở về an toàn. NVC đã áp dụng thành công chiến thuật người bay ở vị trí số 2 công kích đồng thời với người bay ở vị trí số 1. Huân chương: 2 Quân công hạng ba. Chiến công (1 hạng nhì, 3 hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 07:03:18 am »


        NGUYỄN VĂN CỪ (Bảy Phùng; 1912-41), tổng bí thư ĐCS Đông Dương (3.1938-1.1940). Quê xã Phù Khè, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh. 1927 học Trường Bưởi (Hà Nội), tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 6.1929 đảng viên thuộc chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội, sau đó hoạt động chi đạo phong trào công nhân vùng mỏ, bí thư khu ủy đầu tiên của Đặc khu Hòn Gai - Uông Bí. 6.1930 thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai, đày ra Côn Đảo. 1936 được trả tự do, về Hà Nội tiếp tục xây dựng cơ sở CM, tham gia khôi phục Xứ ủy Bắc Kì (sau thời gian bị địch khủng bố trắng). 9.1937 ủy viên Ban thường vụ trung ương Đảng. 3.1938 tổng bí thư ĐCS Đông Dương. 1939 viết tác phẩm “Tự chỉ trích” và nhiều bài trên báo “Dân chúng” chỉ đạo đấu tranh chống lại những khuynh hướng lệch lạc trong Đảng. Cuối 1939 hoạt động tại Sài Gòn. chủ trì hội nghị trung ương VI (11.1939), đề ra chương trình hành động mới của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 6.1940 bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và xử bắn (26.8.1941) tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).



        NGUYỄN VĂN ĐỆ (s. 1932), Ah LLVTND (1985). Quê xã Phượng Cách. h. Quốc Oai, t. Hà Tây; nhập ngũ 1946, đại tá (1990), viện trưởng Viện kĩ thuật vũ khí (1989-92); đv ĐCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là trung tá, kĩ sư, phó viện trường Phán viện tên lửa  thuộc Viện KTQS. Trong KCCP, nghiên cứu chế tạo thành công hạt nổ của nhiều loại đạn, tham gia tháo gỡ, khảo sát làm tài liệu hướng dẫn cho bộ đội sử dụng các loại vũ khí lấy được của địch. Trong KCCM, nghiên cứu chế tạo thành công các dụng cụ tháo gỡ an toàn nhiều loại tên lửa, bom, mìn, thủy lôi, khí tài thu được của địch, phổ biến cho các đơn vị áp dụng có kết quả, hạn chế thương vong. Tham gia cải tiến đạn rốckét không đối đất thu được của địch thành đạn đất đối đất sử dụng trong chiến đấu đạt kết quả tốt. Trong quá trình nghiên cứu, ba lần bị thương vẫn không nản chí, có lần vết thương chưa lành đã xin ra viện tiếp tục làm nhiệm vụ. 1989-92 viện trường Viện kĩ thuật vũ khí. 10.1992 chuyên viên Viện KTQS. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất...



        NGUYỄN VĂN ĐỪNG (1938-63), Ah LLVTND (truy tặng 1965). Quê xã Phong Mĩ, h. Cao Lãnh, t. Đồng Tháp; nhập ngũ 1959; đv ĐCS VN; khi hi sinh là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 261, Quân khu 8. Trong KCCM, tham gia chiến đấu trên 30 trận. Trận Ấp Bắc (2.1.1963) chỉ huy tiểu đội phòng ngự trên hướng chủ yếu, trụ vững nhiều giờ trong bom đạn ác liệt, 5 lần đánh lui các đợt tiến công của bộ binh địch. Khi 2 xe M113 tiến sâu vào phía sườn trận địa của tiểu đội, trước nguy cơ tuyến phòng ngự bị chọc thùng, NVĐ cùng 2 chiến sĩ cơ động tiếp cận, dùng bộc phá, lựu đạn diệt 1 xe M113; NVĐ hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất.



        NGUYỄN VĂN ĐƯỢC (s. 1946), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 2002), Ah LLVTND (1976). Quê xã Hành Tín Tây, h. Nghĩa Hành, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1961, trung tướng (1999); đv ĐCS VN (1966). Trong KCCM. 1961-67 chiến đấu ở chiến trường Khu 5 (Quảng Ngãi - Bình Định). 10.1967 học viên Trường sĩ quan lục quân. 6.1968 trợ lí tác chiến Trung đoàn 141, đại đội trường Đại đội 6, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 141. Sư đoàn 312. Năm 1971 tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2, tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 1, rồi tham mưu phó Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. Tháng 12.1972 học viên Học viện QS. 7.1974 trung đoàn phó Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 7.1975 học viên Trường văn hóa BQP. 8.1979 trung đoàn trưởng Trung đoàn 141, rồi sư đoàn phó Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Tháng 2.1982 học viên Học viện QS cao cấp. 7.1984 sư đoàn phó Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Tháng 6.1985 sư đoàn trưởng Sư đoàn 356, Quân khu 2. Tháng 5.1989 chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy  QS tỉnh Quảng Ngãi, Quân khu 5. Tháng 11.1993 phó tư lệnh Quân khu 5. Tháng 9.1996 tư lệnh Quân khu 5. Tháng 10.2002 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX. Đại biểu Quốc hội khóa IX. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 07:04:51 am »


        NGUYỄN VĂN GIAI (1940-68), Ah LLVTND (truy tặng 1998). Quê xã Song Liễu, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh; nhập ngũ 1960, xuất ngũ (1964), tái ngũ (1965); đv ĐCS VN; khi hi sinh là chuẩn úy, tổ trưởng Tổ cơ yếu B49/J22 tình báo Miền. 1965 tỉnh ủy Hà Bắc cử đi học cơ yếu. 3.1965 vào QĐ. được điều về Cục tình báo BTTM. 12.1965 vào chiến trường miền Nam, tổ trưởng cơ yếu Cụm tình báo V4/B49 (Trung ương cục miền Nam), phục vụ trực tiếp việc chỉ đạo mạng lưới tình báo hoạt động trong BTTM QĐ Sài Gòn. 12.1968 cụm cơ động về ven đô Sài Gòn - Gia Định. Tối 26.12.1968 tại ấp An Bình, xã An Phú, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh, cụm đang tổ chức liên lạc, địch bất ngờ tập kích vào đội hình, NVG vừa chỉ huy chiến đấu, thu hút hỏa lực địch, vừa hủy tài liệu, giải thoát cán bộ, NVG hi sinh, bảo đảm an toàn cho mạng lưới tình báo và cơ sở CM. Huân chương: Chiến công hạng nhì.



        NGUYỄN VĂN GIÁP (Bố Giáp; 7-1887), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc (VN), thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Quê thôn Tả Thanh Oai, h. Thanh Oai, t. Hà Đông (nay thuộc xã Tả Thanh Oai, h. Thanh Trì, tp Hà Nội). Làm bố chánh ở Sơn Tây, khi thành Sơn Tây thất thủ (16.12.1883), NVG bỏ quan đứng ra tập hợp lực lượng chống Pháp. 1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương”, được phong hiệp đốc quân đại thần, chức tuần phủ Sơn Tây, lập căn cứ và tổ chức đánh Pháp tại vùng Việt Trì - Phú Thọ. 1886-87 mở rộng địa bàn hoạt động lên Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sa Pa..., phối hợp với các lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích, Đèo Văn Trì,... tạo thành phong trào kháng chiến rộng khắp miền Tây Bắc. khiến Pháp phải đưa nhiều binh đoàn lên đàn áp (xt khởi nghĩa Nguyễn Văn Giáp. 1885-87).

        NGUYỄN VĂN HIỆU (1932-72), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Bình Hải, h. Thăng Bình, t. Quảng Nam: nhập ngũ 1951; đv ĐCS VN (1956); khi hi sinh là thiếu úy, chính trị viên tàu thuộc Đoàn 125, BTL hải quân. 1962-72 tham gia vận chuyển 13 chuyến hàng (gần 600t vũ khí) bằng đường biển từ miền Bắc vào chiến trường Khu 5 và Nam Bộ. 24.4.1972 trong chuyến vận chuyển vũ khí cho chiến trường Khu 9 trên tàu 645, bị tàu chiến của địch dùng đại bác bắn kiềm chế và kêu gọi đầu hàng. Sau khi cho đồng đội rời tàu, NVH một mình lái tàu lao vào tàu địch, điểm hỏa thuốc nổ cho tàu nổ, diệt địch và hi sinh. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        NGUYỄN VĂN HINH (s. 1916), tổng tham mưu trường QĐ của chính phủ Bảo Đại (1951-54). Quốc tịch Pháp: trung tướng (1953); tốt nghiệp Trường cao đẳng không quân, trở thành sĩ quan, phục vụ trong QĐ Pháp. 1951 trung tá không quân QĐ Pháp, được Bảo Đại mời về phục vụ trong QĐ quốc gia VN, đặc cách phong quân hàm thiếu tướng, giữ chức tổng tham mưu trưởng. Do mâu thuẫn với Ngô Đình Diệm trong việc giành chức thủ tướng chính phủ VN cộng hòa (chính quyền Sài Gòn), bị cách chức tổng tham mưu trường (10.1954). Sau đó sang Pháp, tiếp tục phục vụ trong QĐ Pháp.

        NGUYỄN VĂN LẬP (Kostas Sarantidis; s. 1927). người Hi Lạp. chiến sĩ trong QĐND VN (1946-56). Trung úy (1958); đv ĐCS Hi Lạp. Trước 1946 lính thuộc Trung đoàn lê dương số 2 của Pháp. 6.1946 tại Ninh Bình NVL chạy sang hàng ngũ kháng chiến VN. Tham gia chiến đấu chống Pháp ở chiến trường Khu 5 (các trận Đà Nẵng, Hội An), trung đội trường (1951), giám thị Trại tù binh số 3 (Quáng Ngãi, 1952- 54). Năm 1954 tập kết ra miền Bắc VN, công tác ở Trung đoàn 354. Năm 1956 công tác biệt phái tại Bộ văn hóa. 1965 về nước, nhưng luôn hướng về VN, tuyên truyền, ủng hộ cuộc KCCM cứu nước của nhân dân VN. Tác giả sách “Hồi ức về một trại tù binh ở Quảng Ngãi VN” (1987), nội dung ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa và chính sách nhân đạo của VN đối với tù binh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM