Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:56:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7085 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:22:30 am »


        NGUYỀN HUY CHƯƠNG (Nguyễn Văn Nho; 1926- 2004), phó tư lệnh chính trị Quân khu 5 (1979-91). Quê xã Quê Xuân, h. Quế Sơn, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1947, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến chính trị viên tiểu đoàn. Trong KCCM, 1965-67 chính trị viên tinh đội tỉnh Quảng Ngãi. 1968-75 chính ủy Sư đoàn 2. Tháng 12.1975-79 chính ủy Bộ chỉ huy QS tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng. 1979-91 phó tư lệnh chính trị, bí thư đảng ủy Quân khu 5. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).



        NGUYỄN HUY HIỆU (Nguyễn Văn Hiệu; s. 1947), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 8.1998), Ah LLVTND (1973). Quê xã Hải Long, h. Hải Hậu, t. Nam Định; nhập ngũ 1965, thượng tướng (2003); đv ĐCS VN (1967); tiến sĩ QS (1994). Trong KCCM, 1965-6.1972 chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, chỉ huy từ tiểu đội đến trung đoàn phó (Trung đoàn 27, Quân khu 4). Tháng 7.1972 học viên, 1.1973 giáo viên Học viện QS. 8.1974 trung đoàn phó, 3.1975 trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, Sư đoàn 320, Quân đoàn 1. Tháng 7.1978 học viên Học viện QS cấp cao. 7.1980 sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Tháng 9.1983 học viên Học viện Phrunde (LX). 8.1987 phó tư lệnh thứ nhất, rồi tư lệnh Quàn đoàn 1 (6.1988). Tháng 9.1989 học viên Học viện chính trị - QS. 10.1994 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 8.1998 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương (2001). Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì, 3 hạng ba).



        NGUYỄN HUY PHAN (1928-97), Thầy thuốc nhân dân (1988), giáo sư (1984), tiến sĩ khoa học (1983). Quê xã Dương Xá, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; tham gia CM (9.1946), nhập ngũ 1949, thiếu tướng (1988); đv ĐCS VN (1960) Năm 1949-54 y sĩ phòng quân y BQP. phân viện phó Phân viện 4 Khu 10, trợ giáo Trường quân y sĩ, đội phó Đội điều trị 1 Cục quân y, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. 1955-78 phụ giảng Trường sĩ quan quân y, phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm Khoa răng hàm mặt Bệnh viện trung ương QĐ 108. Năm 1972 phụ trách đội phẫu thuật chuyên khoa của bệnh viện tham gia chiến dịch bắc Quảng Trị. 6.1978 phó viện trưởng Bệnh viện trung ương QĐ 108. Tháng 6.1996 chuyên viên phẫu thuật tạo hình. Người đầu tiên xây dựng chuyên ngành phẫu thuật tạo hình VN. Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (1993), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Niu Ooc (Mĩ, 1995), ủy viên Hội đồng khoa học y học QS, BQP (1993), phó chủ tịch Hội răng hàm mặt VN (1975), phó chủ tịch Tổng hội y dược học VN (1986), chủ tịch Hội phẫu thuật nụ cười VN (1991), chủ tịch Hội hữu nghị Việt -  Mĩ (1994)... Đã công bố 118 tài liệu và công trình khoa học về phẫu thuật tạo hình và vi phẫu thuật, 110 bài viết và báo cáo khoa học về lĩnh vực phẫu thuật chung, 23 tài liệu bằng tiếng nước ngoài, 59 công trình nghiên cứu cấp ngành và BQP; chủ nhiệm 2 đề tài cấp nhà nước: “ úng dụng và phát triển vi phẫu trong ngoại khoa” (1986-92), “úng dụng kĩ thuật lade trong y tế”. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất, Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì, 2 hạng ba).



        NGUYỄN HƯNG PHÚC (s. 1927), Nhà giáo nhân dân (1990), giáo sư (1984), tiến sĩ khoa học (1986). Quê thị trấn Ninh Giang, h. Ninh Giang, t. Hải Dương; nhập ngũ 9.1949, thiếu tướng (1990); đv ĐCS VN (1952). Từ 1950 đến 1954, giáo viên Trường quân dược trung cấp, trường ban dược chính Phòng quân y Sư đoàn 320. Năm 1954-63 trợ lí kế hoạch Cục quân y, trưởng ban bào chế Viện quân y 12, giáo viên Trường quân y sĩ. 5.1963-97 phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm Bộ môn độc học. 5.1982 phó viện trưởng kiêm chủ nhiệm Bộ môn độc học Học viện quân y. 1992-97 Chủ tịch Hội đồng khoa học bào quản thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh, phó giám đốc Học viện quân y (1992-95), ủy viên Hội đồng học hàm nhà nước, chuyên viên đầu ngành hóa độc học BQP. Chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước và BQP như: “Tổn thương do vũ khí C và phòng chống cho người”, “Nhiệm vụ công tác quân y khi địch dùng NBC"... Chủ biên 5 sách giáo khoa, hướng dẫn 10 nghiên cứu sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng ba, Kháng chiến hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:23:54 am »


        NGUYỄN HỮU AN (1926-95), giám đốc Học viện QS cấp cao (8.1991-95). Quê xã Trường Yên, h. Hoa Lư. t. Ninh Bình: nhập ngũ 8.1945, thượng tướng (1986); phó giáo sư; đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng. 1955-64 tham mưu phó Sư đoàn 316, tham mưu phó Quân khu Tây Bắc. 1964-67 phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên; sư đoàn trưởng các sư đoàn: 6 và 1. Năm 1968-74 tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn; sư đoàn trưởng Sư đoàn 308\ phó tư lệnh các mặt trận: 31, Đường 9 và Quân khu Trị - Thiên. 1975-79 tư lệnh Quân đoàn 2, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1981-84 phó tổng thanh tra QĐ. 1984-87 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, quyền tư lệnh Quân khu 2. Năm 1988-91 giám đốc Học viện lục quân. 1991-95 giám đốc Học viện QS cấp cao (nay là Học viện quốc phòng). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất. 1 hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba)...



        NGUYỄN HỮU CẨU (Quận He; 7-1751). người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ chống chúa Trịnh (1741-51). Quê làng Lôi Động, h. Thanh Hà, trấn Hải Dương (nay thuộc h. Thanh Hà, t. Hải Dương). Xuất thân nông dân. mồ côi cha, tự kiếm sống từ nhỏ, giỏi võ nghệ và bơi lội. 1739 tham gia khởi nghĩa Nguyễn Tuyển. Sau khi Nguyễn Tuyển bị thất bại (1741), NHC lập căn cứ tại Đồ Sơn (Hải Phòng), giương cờ “Đông đạo tổng quốc bảo dân đại tướng quân”, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, được hàng vạn dân nghèo từ Đồ Sơn đến Hải Dương, Yên Quảng, Kinh Bắc ủng hộ. 1742-43 mưu trí đánh bại cuộc đàn áp của quân Trịnh do Trịnh Bàng và Đặng Đình Mật chỉ huy ở bến Cát Bạc (Hải Phòng): đánh chiếm huyện Thanh Hà. 1744 chiếm thành Kinh Bắc; các tướng giữ thành là Trần Đình Cẩm, Vũ Phương Để bỏ cả ấn tín chạy thoát thân; dùng kế mai phục đánh bại quân Trịnh do Trương Khuông, Hoàng Ngũ Phúc, Vũ Tá Liễn chỉ huy. 1748 phối hợp với thủ lĩnh Lân đánh huyện Duyên Hà (Thái Bình), thành Sơn Nam, rồi bất ngờ tiến đến bến Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) để tập kích thành Thăng Long, nhưng bị thất bại. 1751 bị Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đánh bại ở Mã Não (Hà Nam), Quang Dục (Hải Dương) và Lộng Khẽ (Thái Bình). Bị bắt ở Hoàng Mai (Nghệ An) và bị xử chém tại Thăng Long.

        NGUYỄN HỮU DẬT (1604-81), danh tướng, một trong ba nhân vật trụ cột của chúa Nguyễn. Quê làng Gia Miêu (thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). Hậu duệ của Nguyễn Trãi, giỏi văn chương, am hiểu binh pháp. 1619 được chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) bổ làm văn chức, sau làm quan võ. 1627 chỉ huy  chống quân Trịnh Tráng ở phía nam sông Linh Giang (Sông Gianh), bày kế phao tin sắp có loạn ngoài Bắc, khiến Trịnh Tráng phải rút đại quân về. 1633 lại đánh bại quân Trịnh do Trịnh Tráng chỉ huy ở cửa Nhật Lệ (t. Quảng Bình). 1655 cùng Nguyễn Hữu Tiến đem quân vượt Sông Gianh, đánh chiếm 7 huyện ở Nghệ An. 1656 chỉ huy đánh bại quân Trịnh ở núi Hồng Lĩnh (Nghệ An). 1661 chỉ huy đánh bại quân Trịnh Tạc vào xâm lấn. 1672 Trịnh Tạc đem đại quân vào đánh, NHD cùng nguyên súy Hiệp chỉ huy quân Nguyễn đánh lui. Từ đó Nam, Bắc ngừng chiến. NHD cùng với Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến giúp chúa Nguyễn giữ vững bờ cõi và mở mang lãnh thổ vào phía Nam. Tác giả sách: “Hoa Văn, Cáo Thị”. Hiện còn đền thờ NHD ở làng Thạch Xá (t. Quảng Bình).

        NGUYỄN HỮU KÍNH (Nguyễn Hữu Cảnh; 1650-1700), danh tướng của chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), con thứ của Nguyễn Hữu Dật. NHK nổi tiếng là tướng tài, được phong tước Lễ Thành Hầu, chức chưởng cơ. 1692 khi vua Chămpa lấn chiếm Diên Khánh (t. Khánh Hòa), NHK chỉ huy quân chinh phạt Chămpa, bắt được vua Chămpa là Bà Tranh. 1693 chỉ huy dẹp loạn A Ban câu kết với Ốc Nha Thát tại Phan Rí, Phan Rang. 1698 được cử vào kinh lược vùng Đông Phố (nay là Biên Hoà, Gia Định), NHK lập dinh Trấn Biên (Biên Hoà), Phiên Trấn (Gia Định) cùng các xã, thôn, phường, ấp và xây dựng chính quyền tại những nơi này. 1699 Nặc Ông Thu (vua Chân Lạp) đem quân chống lại chúa Nguyễn, bị NHK chỉ huy quàn đánh bại. Nặc Ông Thu phải xin hàng. 5.1700 NHK lâm bệnh và mất tại Rạch Gầm (Tiền Giang). Tại h. Chợ Mới, t. An Giang có một cù lao được nhân dân đặt tên là “cù lao Ông Chướng”. Ở Nam Bộ nhiều địa phương lập đền thờ, chúa Nguyễn cho thờ NHK tại Thái Miếu (Huế).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:27:39 am »


        NGUYỄN HỮU THỌ (Ba Nghĩa; 1910-96), chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1962-76). Quê xã Long Phú, h. Bên Lức, t. Long An; tham gia CM 1947; đv ĐCS VN  (1949). Năm 1947-48 tham gia phong trào yêu nước của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn. 1950-52 tham gia thành lập Phái đoàn đại biểu các giới ở Sài Gòn, bị địch bắt đưa đi quản thúc tại Lai Châu. 8.1954 tham gia phong trào hòa bình Sài Gòn - Chạ Lớn, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đưa đi quản thúc tại Tuy Hòa (Phú Yên). 30.10.1961 LLVT CM giải thoát ra vùng giải phóng. 1962-76 chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương MTDTGPMN VN. Chủ tịch Hội đồng cố vấn chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN (1969-75). Năm 1976- 94 phó chủ tịch nước CHXHCN VN; quyền chủ tịch nước (1980-81). Chủ tịch Quốc hội (khóa VII). 1977-96 ủy viên rồi chủ tịch, chủ tịch danh dự Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN. Đại biểu Quốc hội khóa VI-VIII. Huân chương: Sao vàng...



        NGUYỄN HỮU XUYẾN (Tám Kiến Quốc; s. 1917), phó tư lệnh QGPMN VN (1965-74). Quê xã Đình Bàng, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1945, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1940). Năm 1937 làm liên lạc giữa BCHTƯ ĐCS Đông Dương và Nam Bộ. 1941 bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo. 2.1945 được trả tự do, chỉ huy trưởng Cộng hòa vệ binh Sa Đéc. 1946-51 chi đội trường, trung đoàn trường, chỉ huy trưởng liên trung đoàn chiến đấu ở Trà Vinh, Vĩnh Long. 1951-54 tham mưu trường Phân liên khu miền Tây; ủy viên QS Xứ ủy Nam Bộ. Cuối 1957 trường ban QS, rồi tư lệnh LLVT miền Đông Nam Bộ. 1963 học ở Học viện QS Bắc Kinh (TQ). 1965-74 phó tư lệnh QGPMN VN. 6.1974 công tác tại BQP. 2.1977 phó tư lệnh Quân khu 9. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...



        NGUYỄN KHAI (Nguyễn Đình Tiêu; 1921-86), tư lệnh Khu Tả Ngạn (1952-54). Quê xã Ngọc Long, h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; tham gia CM (1942), nhập ngũ 1949, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1945). Tháng 8.1943 bị thực dân Pháp bắt và đày đi Sơn La. 2.1945 vượt ngục, tham gia Ban cán sự Bãi Sậy. Sau CM tháng Tám (1945), bí thư Huyện bộ Việt Minh và bí thư Ban cán sự Đảng huyện Yên Mĩ; ủy viên dự khuyết tỉnh ủy phụ trách thị xã Hưng Yên. 2-10.1946 thường vụ tỉnh ủy, bí thư Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Hưng Yên. 11.1946-48, chủ tịch ủy ban kháng chiến, rồi bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên; 1949 trưởng phòng chính trị Liên khu 3. Tháng 5.1951 chính ủy Mặt trận Đường 5. Tháng 5.1952-54, tư lệnh Khu Tả Ngạn, ủy viên thường vụ khu ủy. 1955 chánh văn phòng Ban liên hiệp đình chiến trung ương. 1957 bí thư Quân khu ủy Quán khu Tả Ngạn. 1959 phó văn phòng, rồi chánh văn phòng trung ương Đảng. 1962-83 phó trưởng ban Ban tổ chức trung ương Đảng, ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐLĐ VN khóa III (1960-76). Huân chương: Hồ Chí Minh, Độc lập hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        NGUYỄN KHẢI (Nguyễn Mạnh Khải: s. 1930), nhà văn. Quê phường Vị Hoàng, tp Nam Định, t. Nam Định; nhập ngũ 1947. đại tá (1987); đv ĐCS VN (1948). Là nhà văn trưởng thành trong QĐ, trên 30 năm sáng tác hơn 20 tác phẩm phản ánh cuộc sông và chiến đấu của quân và dân VN, các tác phẩm tiêu biểu: “Xây dựng” (truyện, 2 tập, giải thưởng Hội văn nghệ VN, 1951-52), “Gặp gỡ cuối năm” (tiểu thuyết, giải thường Hội nhà văn VN, 1983); các tập kí sự: “Họ sống và chiến đấu” (1966), “Hòa Vang” (1967), “Tháng ba ở Tây Nguyên” (1976); các tập truyện dài: “Đường trong mây” (1970), “Ra đảo” (1970), “Chiến sĩ” (1973) và “Xung đột” (truyện, 2 tập, 1959, 1962), “Mùa lạc” (truyện ngắn, 1960), “Hãy đi xa hơn nữa” (1963), “Chủ tịch huyện” (truyện, 1972), “Cha và con, và...” (truyện, 1979), “Điều tra về một cái chết” (tiểu thuyết, 1986)... Năm 1989 chuyển ngành ra Hội nhà văn VN, ủy viên BCH Hội nhà văn VN khóa II-IV (phó tổng thư kí Hội khóa III). Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quàn công hạng ba, Kháng chiến hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:29:34 am »


        NGUYỄN KHÁNH (s. 1927), chủ tịch VN cộng hòa kiêm tổng tư lệnh Quân lực VN cộng hòa. đại tướng (tự phong 1964). Quê t. Trà Vinh. 1945 đi lính cho Pháp, được đào tạo thành sĩ quan. 1953-55 chỉ huy trưởng Liên đoàn bộ binh 11, Phân khu Cần Thơ. 1962-63 thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 2, tham gia đảo chính lật Ngô Đình Diệm. 12.1963 trung tướng tư lệnh Quân đoàn 1, phó thủ tướng VN cộng hòa. 1.1964 được Mĩ giúp, làm đảo chính lật đổ tổng thống Dương Văn Minh, lên làm chủ tịch Hội đồng quân nhân, tổng tư lệnh QĐ Sài Gòn kiêm thủ tướng VN cộng hòa. 13.2.1964 ra sắc luật 93 đặt những người cộng sản và trung lập ra ngoài vòng pháp luật, hô hào “Bắc tiến”. 16.8.1964 họp Hội đồng QS ở Vũng Tàu thông qua “Hiến chương Vũng Tàu” nhằm đàn áp mọi lực lượng chống đối và những xu hướng hòa bình, trung lập. Bị nhân dân khắp nơi biểu tình phản đối, đòi phải từ chức và hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”. 2.1965 bị Nguyễn Cao Kì và Nguyễn Văn Thiệu lật đổ. phải sống lưu vong ở nước ngoài.

        NGUYỄN KHẮC NHU (1881-1930), người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (9-18.2.1930). Quê làng Song Khê, tổng Cần Dinh, phủ Lạng Giang, t. Bắc Giang (nay thuộc xã Song Khê, h. Yên Dũng, t. Bắc Giang). Xuất thân trong gia đình nho học, 1912 thi khảo hạch đứng đầu xứ Bắc Ninh (được gọi là Xứ Nhu), sau đó sang Quảng Tây (TQ) tham gia hoạt động cứu nước, rồi về nước mở trường dạy học và tập hợp lực lượng, lập ra “Hội VN dân quốc”, tiến hành một số trận đánh đồn Pháp ở Bắc Ninh. Đáp Cầu. Phả Lại. Đầu 1928 gia nhập VN Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học sáng lập. giữ chức trưởng ban lập pháp, chủ trương bạo động vũ trang. Sau vụ ám sát Bađanh (9.2.1929), bị thực dân Pháp kết án tù vắng mặt và truy lùng ráo riết, phải lui vào hoạt động bí mật. Đầu 1930, ban lãnh đạo VN quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa, NKN trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa khu vực Lâm Thao, Hưng Hóa, Việt Trì. Đêm 9 rạng 10.2.1930, nghĩa quân đánh chiếm được phủ Lâm Thao, nhưng sau đó bị lực lượng quân Pháp từ Phú Thọ phản công đánh bại. NKN bị thương, bị bắt giam ở Hưng Hóa, tự sát trong tù (11.2.1930).

        NGUYỄN KHOÁI (?-?), danh tướng thời Trần lập công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II và III. Tháng 5.1285 tham gia chỉ huy phục binh góp phần đánh bại quân Nguyên - Mông trong trận Tây Kết (5.1285). Tháng 6.1285 cùng Phạm Ngũ Lão chỉ huy 3 vạn quân mai phục ở Vạn Kiếp, đánh quân Thoát Hoan trên đường tháo chạy. 4.1288 chỉ huy quân Thánh Dực dũng nghĩa (bộ phận cảm tử của quân Thánh Dực) (x. quân đội Trần) góp sức đánh bại quân Nguyên - Mông trong trận Bạch Đằng 4.1288. Sau thắng lợi, được phong tước Liệt Hầu và được thường lộc điền vùng Lộ Khoái, sau đổi thành h. Khoái Châu (t. Hưng Yên).

        NGUYỄN KIM (Nguyễn Hoằng Kim; 1467-1545), danh tướng triều Lê, người phất cờ phù Lê, diệt Mạc. Quê làng Gia Miêu (thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. NK dựa vào đất Ai Lao (Lào) xây dựng lực lượng chống lại họ Mạc. 1533 đưa con của Lê Chiêu Tông là Duy Ninh lên làm vua (tức Lê Trang Tông), NK làm thượng phụ thái sư Hưng Quốc Công, phụ chính. 1540 cùng với con rể là Trịnh Kiểm khởi binh đánh chiếm Nghệ An. 1543 thu phục Tây Đô (Thanh Hóa), rước vua Lê về đóng ở đây (sử gọi là Nam Triều). 1545 khi tiến quân ra đánh trấn Sơn Nam, bị hàng tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết tại Yên Mô, Ninh Bình. Sau khi mất, NK được vua Lê truy tặng Chiêu Huân Tĩnh Công, con trai là Nguyễn Hoàng được phong tước Hạ Khê Hầu.

        NGUYỄN MẠNH QUÂN (Nguyễn Văn Minh; 1923-88), phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (1973). Quê xã Ninh Khang, h. Hoa Lư, t. Ninh Bình; nhập ngũ 1945, đại tá (1975); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến trung đoàn trường. 10.1954 tham mưu trưởng Liên khu 3. Tháng 10.1963 phó chủ nhiệm Hệ giáo dục QS Học viện quân chính. 3.1964 hiệu phó Trường sĩ quan lục quân. 5.1969 cục trưởng Cục quân huấn BTTM. 4.1970- 72 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận (B3); sư đoàn trường Sư đoàn 10 (Mặt trận B3). Năm 1973 phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. 5.1976-77 hiệu trường Trường sĩ quan lục quân 2. Huân chương: Quân công hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:32:11 am »


        NGUYỄN MINH CHÂU* (Năm Ngà; 1921-99), tư lệnh Quân khu 7 (6.1982-87). Quê xã Thái Bình, h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP. chiến đấu ở chiến trường Khu 5, trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng. Trong KCCM, 1957 sư đoàn phó Sư đoàn 305. Tháng 2.1963 tư lệnh Quân khu 6. Tháng 9.1969-75 tham mưu phó, tham mưu trưởng QGPMN. 2.1975 tư lệnh Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 2.1976 phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1986-87 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 7. Tháng 1.1988 phó tổng thanh tra QĐND VN; trưởng đại diện BQP nước CHXHCN VN giúp Campuchia. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa V, VI. Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (1 hạng nhất, 2 hạng ba)...



        NGUYỄN MINH CHÂU** (1930-89), nhà văn. Quê xã Quỳnh Hải, h. Quỳnh Lưu, t. Nghệ An: nhập ngũ 1950, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1968). Năm 1950-59 phục vụ tại Sư đoàn 320. Từ 1960 làm công tác văn hóa văn nghệ trong QĐ. Tác phẩm tiêu biểu: “Cửa sông” (1966), “Những vùng trời khác nhau” (1970), “Dấu chân người lính” (1972), được đánh giá là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi thời kì chống Mĩ. Sau chiến tranh có: “Miền cháy” (1977), “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), “Những người đi từ trong rừng ra” (1982), “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), “Bên quê” (1986), “Chiếc thuyền ngoài xa” (1988) và “Cỏ lau” (giải thưởng Hội nhà văn VN 1988). NMC là người đầu tiên được BQP trao giải thướng đặc biệt 5 năm (1984-89) cho tiểu thuyết “Mảnh đất tình yêu” (1977) và chùm truyện ngắn về đề tài chiến tranh và QĐ, ủy viên BCH Hội nhà văn VN khóa III. Giải thường Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương: Quân công hạng ba...



        NGUYỄN MINH CHỮ(s. 1946), Ah LLVTND (1972). Quê xã Thới Lai, h. Ô Môn, t. Cần Thơ; nhập ngũ 1964, thiếu tướng, phó tư lệnh về chính trị Quân đoàn 4 (1998); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó Tiểu đoàn bộ binh 6, bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. 10.1963 du kích xã, 5.1964 bộ đội địa phương tỉnh. 5.1965 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. 10.1969 y tá Đại đội 12, Tiểu đoàn 6, bộ đội miền Đông Nam Bộ. tham gia chiến đấu 19 trận, hoàn thành tốt nhiệm vụ băng bó, cấp cứu vận chuyển thương binh, nhiều trận còn trực tiếp tham gia chiên đấu. 3.1970 trong trận Ta Xết, khi đơn vị chiếm lĩnh trận địa thì bị lộ. địch bắn dữ dội, 2 trung đội bị lạc, NMC (trung đội trưởng kiêm y tá đại đội) băng qua hỏa lực địch, tìm đưa bộ phận bị lạc về đội hình chiến đấu. Trong chiến đấu, NMC chỉ huy mưu trí, dũng cảm, vừa đánh địch vừa băng bó, cấp cứu đồng đội bị thương. Trận đánh kết thúc, địch bắn pháo vào trận địa. NMC ở lại tìm kiếm, băng bó cứu chữa và đưa 4 thương binh về đơn vị. 6.1970 chính trị viên phó, rồi chính trị viên đại đội, tham gia chỉ huy đánh nhiều trận diệt hàng trăm địch, bị thương nặng vẫn không rời trận địa (riêng NMC diệt 70 địch, bắt sống 9, phá hủy 3 xe QS, thu 11 súng). Huân chương: 3 Chiến công hạng ba, 2 lần Dũng sĩ.



        NGUYỄN NAM KHÁNH (s. 1925), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (4.1979 96). Quê xã Tây Phú, h. Tây Sơn, t. Bình Định; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1988); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến chủ nhiệm chính trị trung đoàn. 9.1954 chính ủy trung đoàn. 4.1961-65 chính ủy Lữ đoàn 305, phó chính ủy Sư đoàn 304. Năm 1967-75 chính ủy Sư đoàn 3; phó chú nhiệm, rồi chủ nhiệm chính trị. phó chính ủy Quân khu 5. Tháng 6.1978 giám đốc Học viện chính trị - QS. 1979-96 phó chủ nhiệm TCCT. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa V-VII. Huân chương: 2 Quân công hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:34:14 am »


        NGUYỄN NĂNG (Nguyễn Văn Năng; s. 1927), phó tư lệnh Quân khu 2 (1979-80). Quê xã Hà Lâm, h. Hà Trung, t. Thanh Hóa; tham gia CM 1941, nhập ngũ 1947, trung tướng (1989); đv ĐCS VN (1948). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến trung đoàn phó, tham gia các chiến dịch: Lê Lợi, Điện Biên Phủ... Trong KCCM. 6.1965 sư đoàn phó, sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, tham gia các chiến dịch: Hiệp Đức - Quế Sơn, Quảng Nam (1965), Tây Quảng Nam (1966), tiến công Quảng Ngãi (1967)... Tháng 12.1967-71 sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, tham gia chiến đấu ở Lào. 9.1972 tham mưu phó Quân khu 5. Tháng 10.1974 phó tư lệnh: Mặt trận B3 (Tây Nguyên), Quân đoàn 3; tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1979-80 phó tư lệnh Quân khu 2, kiêm tư lệnh Quân đoàn 29, kiêm chỉ huy trưởng QS tỉnh Hoàng Liên Sơn (8.1979). Tháng 2.1981-93 viện phó Học viện QS cấp cao. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba). Kháng chiến (hạng nhất, hạng nhì)...



        NGUYỄN NGỌC BẢO (1927-54), Ah LLVTND (truy tặng 1995). Quê xã Yên Mạo, h. Yên Mô, t. Ninh Bình; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN; khi hi sinh là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn trinh sát 426, trực thuộc BTTM. 3.1949 chỉ huy đại đội phục kích đánh giao thông ở Điền Xá diệt 4 xe, bắt 4 địch. 8.1949 trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn (Quảng Tây, TQ), chỉ huy đại đội tập kích vào đội hình quân Tưởng Giới Thạch, bắt 50 địch (có một tiểu đoàn trường). 5.1950 trong trận đánh quân tiếp viện của địch từ Thất Khê lên Đông Khê, chỉ huy đại đội chặn đánh các cuộc tiến công của địch buộc chúng phải rút về Thất Khê. 9.1951 chỉ huy đại đội cùng tiểu đoàn Hoà Sở tiêu diệt đại đội Commăngđô 14 của Pháp tại Kim Anh (Vĩnh Phúc), sau đó chỉ huy đại đội tiến đánh vùng địch hậu tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nhiều tù binh, tề điệp, ngụy quyền phản động và tham gia chiến dịch Tây Bắc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), tiểu đoàn phó, trực tiếp chỉ huy Đại đội trinh sát 62 tiềm nhập vị trí đóng quân của địch thu một hòm tài liệu, trong đó có tập bản đồ 1/25.000 toàn bộ khu vực Điện Biên Phù, phục vụ kịp thời cho chiến dịch. Đêm 30.3.1954 NNB dẫn đầu một tổ trinh sát tiềm nhập xác định vị trí hầm ngầm địch cố thủ đồi AI để công binh đào đường hầm, đặt l.000kg thuốc nổ tiêu diệt cứ điểm đồi AI. Huân chương: Quân công hạng ba.



        NGUYỄN NGỌC DOÃN (1914-87), Ah LLVTND (1985). Quê phường Hàng Bông, q. Hoàn Kiếm, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1985); giáo sư, chuyên viên đầu ngành về điều trị nội khoa trong QĐ, tốt nghiệp bác sĩ y khoa (1939); khi tuyên dương Ah là thiếu tướng, viện phó Viện quân y 108. Trong KCCP, cứu chữa thành công nhiều trường hợp thương binh hiểm nghèo. 1955-87 tác giả trên 70 công trình y học, dược học có giá trị, dược xuất bản và áp dụng rộng rãi trong QĐ, nổi bật là các đề tài: gan, thận, dược lí, dược liệu VN. Tham gia đào tạo nhiều bác sĩ, y sĩ trong và ngoài QĐ. Đảm nhận nhiều chức vụ: trưởng ban quân y Trung đoàn 115 kiêm viện trưởng Bệnh viện Yên Bái; viện trưởng Viện quân y 6; chủ nhiệm Khoa nội 2 Viện quân y 108; chủ nhiệm bộ mòn dược lí Đại học y khoa Hà Nội; phó chủ tịch Hội đồng dược liệu VN; ủy viên Hội đồng dược lí VN; phó chủ tịch Hội đồng nội khoa Tổng hội y học VN. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng ba...



        NGUYỄN NGỌC ĐỘ (s. 1934), Ah LLVTND (1970). Quê xã Thanh Bình, h. Thanh Chương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1953, thiếu tướng (1985), giáo sư (2002), trưởng khoa không quân, Học viện quốc phòng; đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là đại úy, lái máy bay chiến đấu MiG-21 Trung đoàn không quân 921, Quân chủng phòng không - không quân. 1965-2.1968 tham gia chiến đấu 6 trận, bắn rơi 6 máy bay Mĩ: 2 F-105; 3 F-4; 1 F-101, chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác. Trận 18.9.1967 trên vùng trời Sơn La. cùng biên đội mưu trí tiến công diệt cả tốp 2 máy bay trinh sát RF-101. Trận 27.9.1967 tại vùng trời Vĩnh Phú, được sự yểm trợ của đồng đội, NNĐ cho máy bay lao thẳng vào đội hình 4 chiếc F-4 bắn rơi 1 chiếc. Trận 5.2.1968 khi biên đội bay tới vùng trời Thanh Hóa, phát hiện địch từ xa với lực lượng đông hơn, NNĐ nhanh chóng tổ chức chiến đấu, chọn thế bất ngờ, chủ động tiến công, bắn 1 tên lửa rơi 1 F-4. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:37:15 am »


        NGUYỄN NGỌC NẠI (1924-47), Ah LLVTND (truy tặng 1997). Quê xã Ngọc Thụy, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; tham gia CM 1947; khi hi sinh là đội trường Đội liên lạc đặc biệt thuộc Tự vệ khu Phúc Xá, Liên khu 1. Trong những ngày đầu cuộc KCCP ở thủ đô Hà Nội, NNN đã cùng các chiến sĩ trong đội chốt giữ trên bãi Sông Hồng, vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm nhiệm vụ dẫn đường và vận chuyển vũ khí cho Trung đoàn Thủ Đô kìm chân địch trong lòng thành phố. Đêm 17.2.1947 chỉ huy đội liên lạc dẫn đường cho Trung đoàn Thủ Đô bí mật vượt vòng vây của địch qua Sông Hồng để bảo toàn lực lượng; khi địch phát hiện, tập trung lực lượng truy kích, NNN cùng đội liên lạc bám trận địa chiến đấu chặn địch để các chiến sĩ vượt sông an toàn và đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân Pháp đống gấp nhiều lần, diệt 17 địch. Khi bị bao vây, NNN bình tĩnh chờ địch tới gần cho nổ quả lựu đạn cuối cùng diệt địch và hi sinh.



        NGUYỄN NHẠC (Nguyễn Văn Nhạc; 7-1793), người khới xướng và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89), vua đầu tiên của triều Tây Sơn. Quế gốc Nghệ An, sinh tại Kiên Mĩ, phủ Quy Nhơn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). 1771 cùng hai em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phát động khởi nghĩa Tây Sơn. 1773 lập kế tự chui vào xe cũi nộp cho tướng giữ thành Quy Nhơn. Đến đêm phá cũi chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm thành. Sau đó sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh chiếm Bình Khang, Diên Khánh (nay là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Bình Thuận). 1774 xin giảng hòa với chúa Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn. 1776 đánh chiếm Quảng Nam. xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Bình Định). 1778 lên ngôi vua đặt niên hiệu là Thái Đức. 1782 cùng Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại Nguyễn Ánh ở Ngã Bày, Gia Định (nay thuộc tp Hồ Chí Minh). Lên ngôi vua, NN trở nên cầu an hưởng lạc dẫn đến bất hòa với Nguyễn Huệ, từ đó uy tín và lực lượng ngày một suy giảm. 1793 khi thành Quy Nhơn bị Nguyễn Ánh bao vây, NN xin cháu là Quang Toản đem quân cứu viện, nhưng sau đó quân cứu viện chiếm luôn thành. NN uất ức rồi chết.

        NGUYỄN NHƯ HOẠT (s. 1950), Ah LLVTND (1970). Quê xã An Thịnh, h. Lương Tài, t. Bắc Ninh; nhập ngũ 1967, trung tướng (2003), tư lệnh Quân khu Thủ Đô (từ 2002); đv ĐCS VN (1972); khi tuyên dương Ah là chiến sĩ liên lạc Đại đội 9, Tiêu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Năm 1968 NNH tham gia chiến đấu ở chiến trường bắc Quảng Trị, làm nhiệm vụ liên lạc cho đại đội. Trong các trận chiến đấu tại Gio Cam (1-5.5.1968), NNH đã nhiều lần xông pha dưới hỏa lực địch truyền đạt mệnh lệnh đến từng tiểu đội nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ cho chỉ huy chiến đấu thắng lợi tham gia chiến đấu cùng đồng đội. NNH dùng tiểu liên, lựu đạn trực tiếp diệt 17 lính Mĩ, thu 2 súng và giúp quân y băng bó, vận chuyển thương binh. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì, 2 hạng ba). Kháng chiến hạng ba.



        NGUYỄN NHƯ THIẾT (1917-91), tư lệnh Quân khu Tả Ngạn (1967). Quê tp Thanh Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, 1946-54 hoạt động ở vùng địch hậu Khu 3, Đóng Bắc; giữ các chức vụ từ trung đội đến chính trị viên trung đoàn. 10.1954-55 trường đoàn tiếp quản Hải Dương, chủ tịch ủy ban quân chính tỉnh Hải Dương; tham mưu trưởng BTL tiếp quản khu vực 300 ngày (Hải Phòng, Duyên Hải. Đông Bắc). 10.1955 quyền tham mưu trưởng Quân khu Tả Ngạn. 8.1963 cục phó Cục tác chiến BTTM. 11.1963 tư lệnh Quân khu Đông Bắc. 1967 tư lệnh Quân khu Tả Ngạn. 1968 phó tư lệnh Quân khu Trị - Thiên, kiêm sư đoàn trưởng Sư đoàn 169. Tháng 5.1969 phó giám đốc Học viện QS. 1977 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân 2. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quân công (hạng nhất, hạng ba)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:39:38 am »


        NGUYỄN PHAN VINH (1933-68), Ah LLVTND (truy tặng 1970). Quê xã Điện Nam. h. Điện Bàn. t. Quảng Nam: nhập ngũ (1954); đv ĐCS VN (1950); khi hi sinh là trung úy, thuyền trưởng tàu 235. Đoàn 125, BTL hải quân. 1963-68 thuyền trường, chỉ huy tàu vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, vận chuyển 11 chuyến với 500t vũ khí vào Khu 5 và Nam Bộ. Đêm 29.2.1968 chỉ huy tàu 235 tiếp tế vũ khí cho mặt trận tinh Khánh Hòa, bị máy bay, tàu chiến địch ngăn chặn. NPV mưu trí chỉ huy tàu lách qua đội hình địch, xả khói mù, tăng tốc độ chạy đến đích an toàn. Khi quay ra bị 8 tàu địch bao vây, NPV chỉ huy tàu bắn chìm hai tàu tuần tiễu của địch. Khi tàu 235 bị trúng đạn. một số thủy thủ bị thương vong, NPV đã tổ chức đưa đồng đội lên bờ. cùng với thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại phá hủy tàu và lên bờ giữa vòng vây của địch, NPV đã cùng đồng đội ngoan cường chiến đấu diệt 10 địch và anh dũng hi sinh. Huân chương; Quân công hạng ba. Chiến công hạng nhất. Nhân dân xã Ninh Vân (h. Ninh Hoà, t. Khánh Hoà) dựng bia kỉ niệm: đào Hòn Sập (thuộc quần đảo Trường Sa) mang tên Nguyễn Phan Vinh.



        NGUYỄN PHÚ VỊ (s. 1924), Ah LLVTND (1955). Quê phường Ngọc Thụy, q. Long Biên, tp Hà Nội; nhập ngũ 1945, đại tá (1981); đv ĐCS VN (1948); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng, Trung đoàn 48. Sư đoàn 320. Trong KCCP. 1945 tham gia Bộ đội Nam tiến chiến đấu ở Nam Bộ. 1946-54 chiến đấu ở thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ. chỉ huy trung đội đánh 30 trận, diệt 500 địch, thu và phá hủy nhiều xe, pháo của địch, NPV diệt 60, bắt sống 5 địch, thu 10 súng các loại. Trận đánh giải vây cho 1 đại đội bị 2 đại đội địch bao vây ở làng Trung Thứ (Hà Nam, 1951), NPV chỉ huy trung đội tiến công vị trí chỉ huy, diệt 1 trung đội, bắt 18 địch, tạo thời cơ cho tiểu đoàn diệt 2 đại đội địch. Trận tiến công thị trấn Phát Diệm (1951), chỉ huy trung đội đánh chiếm SCH, khu thông tin, trạm phát điện, diệt 34, bắt 6, cùng trung đoàn diệt 7 đại đội địch, làm chủ thị trấn trong một ngày đêm. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba).



        NGUYỄN PHÚC ÁNH nh NGUYỄN ÁNH

        NGUYỄN PHÚC HỒNG NHẬM nh TỰ ĐỨC

        NGUYỄN QUANG BÍCH (Ngô Quang Bích; 1832-90), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Tây Bắc, thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Quê làng Trình Phố, h. Chân Định, phủ Kiến Xương (nay là xã An Ninh, h. Tiên Hải, t. Thái Bình). Làm giáo thụ tại phủ Trường Khánh (Ninh Bình). 1869 thi đỏ hoàng giáp, được bổ làm tri phủ Diên Khánh (Khánh Hòa) rồi làm án sát tại Bình Định. Sơn Tây, chánh sứ sơn phòng kiêm tuần phủ Hưng Hóa. Khi tỉnh thành Hưng Hóa thất thú (1884), NQB không chấp hành lệnh bãi binh và lệnh điều về kinh đô của triều đình, tiếp tục ở lại mộ quân lập căn cứ chống Pháp. 1885 hưởng ứng “Chiếu Cấn Vương ”, được phong hiệp thống quân vụ Bắc Kì, hàm lễ bộ thượng thư, được giao mang quốc thư sang cầu viện nhà Thanh (TQ) và trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở vùng Tây Bắc. Dựa vào các căn cứ Nghĩa Lộ (Lai Châu), Phù Yên (Sơn La), Yên Lập (Phú Thọ),... cùng với các lực lượng khởi nghĩa khác, NQB đã kiên trì tổ chức, chỉ huy đánh Pháp gần 6 năm (xt khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, 1885-89).

        NGUYỀN QUỐC TRỊ (1921-67), Ah LLVTND (1952). Quê xã Đa Sơn. h. Đô Lương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945, thượng tá (1966): đv ĐCS VN (1946); khi tuyên dương Ah là đại đội trường thuộc Trung đoàn 102, Đại đoàn 308;. Trước CM tháng Tám (1945) vào đội tự vệ tiền phong chống Nhật, cùng đồng đội diệt 10 lính Nhật (NQT diệt 2), đốt cháy 5 xe QS. Trong KCCP. 1945-54 trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng, tham gia nhiều chiến dịch lớn, diệt gần 100 địch (phần lớn là lính Âu - Phi). NQT giàu kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu công kiên và vận động, cùng đồng đội sáng tạo nhiều cách đánh: dẫn đơn vị chạy băng rừng theo địa bàn để chặn đánh quân Lơ Pagiơ và dẫn đầu tổ trung liên xung phong đánh áp đảo địch (trận Cốc Xá, 5-8.10.1950); chỉ huy trung đội đánh địch từ trên nóc nhà (trận Thằn Lằn, 12.1950); kết hợp kì tập với đòn tâm lí (trận Gối Hạc, 1951). Năm 1954 trung đoàn trường Trung đoàn Thủ Đô vào tiếp quản Hà Nội. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:41:16 am »


        NGUYỄN QUYẾT (Nguyễn Tiến Văn; s. 1922), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1987-91). Quê xã Chính Nghĩa, h. Kim Động, t. Hưng Yên; tham gia CM 1939. nhập ngũ 8.1945, đại tướng (1990): đv ĐCS VN (1940). Năm 1942 ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Hưng Yên. 1943-45 ủy viên Ban cán sự Đảng, bí thư Thành ủy Hà Nội, ủy viên QS trong ủy ban khởi nghĩa Hà Nội, ủy viên chính trị ủy ban QS Hà Nội, chính trị viên Chi đội 2 Vệ quốc quân. Trong KCCP. 1946 chính trị viên Chi đội 1 (chi đội chủ lực của ủy ban kháng chiến miền Nam); trưởng phòng chính trị. chính ủy, bí thư đảng ủy Đại đoàn 31. Năm 1947-52 chính ủy Mặt trận Quảng Nam -  Đà Nẵng, ủy viên QS trong ủy ban kháng chiến liên tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng; chính ủy các trung đoàn: 108 và 803. Năm 1953-55 chủ nhiệm chính trị Liên khu 5; phó chính ủy, chính ủy Đại đoàn 305. Trong KCCM, 1955-63 quyền chính ủy rồi chính ủy Quân khu Tả Ngạn. 1964-68 phó chính ủy, chính ủy Quân khu 3; chính ủy Quân khu Tả Ngạn; phó chính ủy Quân khu Trị - Thiên, kiêm chính ủy Mạt trận B8 (Quân khu Trị-Thiên). 1969-76 chính ủy: Quân khu Tả Ngạn. Học viện QS, Quân khu 3. Năm 1977-80 chính ủy, kiêm tư lệnh Quân khu 3. Năm 1981-86 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 3. Tháng 4.1986-87 phó chủ nhiệm TCCT. 1987-91 chủ nhiệm TCCT, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương. 1992 phó chủ tịch HĐNN, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV-VI (ủy viên Ban bí thư khóa VI). Đại biểu Quốc hội khóa IV, VII, VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        NGUYỄN QUYẾT CHIẾN (s. 1942), Ah LLVTND (1969). Quê xã Phú Hữu, h. Nhơn Trạch, t. Đồng Nai; nhập ngũ 1968, thượng tá, chỉ huy trưởng Huyện đội Long Thành (1993); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng xã Phú Hữu. Trong KCCM, xây dựng lực lượng du kích địa phương, chỉ huy nhiều trận chiến đấu thắng lợi. hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, tạo địa bàn đứng chân cho bộ đội chủ lực. 5.6.1967 đặt mìn định hướng giữa đội hình trú quân của 1 đại đội Mĩ. diệt gần 1 trung đội. 18.12.1967 đột nhập vào nơi đóng quân dã ngoại của địch, dùng mìn diệt hơn 20 địch. 20.8.1968 chỉ huy một tổ du kích tập kích vào đội hình địch trú quân, diệt 40 Mĩ. thu 1 đại liên. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba).



        NGUYỄN SƠN (Vũ Nguyên Bác; 1908-56), tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4 (1948-49). Quê xã Kiêu Kị, h. Gia Lâm. tp Hà Nội; tham gia CM 1925, thiếu tướng (1948): đv ĐCS VN. 1925 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học Trường QS Hoàng Phố (TQ). 8.1927 gia nhập ĐCS TQ: tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. 1929 tham gia Hồng quàn công nông (TQ), chính trị viên đại đội. chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34. Quân đoàn 12. Tháng 1.1934 ủy viên BCHTƯ ĐCS nước Cộng hòa xô viết Trung Hoa ủy viên Chính phủ dân chủ công nông Xô viết trung ương. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh; tổng biên tập báo “Kháng địch” của Biên khu Tấn - Sát - Kí. 1938 giáo viên chính trị Trường cán bộ quân chính kháng Nhật, Biên khu Tấn - Sát - Kí. 1945 về nước, chủ tịch ủy ban kháng Chiến hành chính Nam Bộ. 1946-47 hiệu trưởng Trường lục quân trung học Quảng Ngãi: tham mưu trưởng BQP; cục trưởng Cục quân huấn BTTM; khu trưởng Khu 4. Năm 1948- 49 tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4. Năm 1950 được cử trở lại TQ. 1954 cục phó Cục điều lệnh QGP nhân dân TQ; giám đốc tòa soạn tạp chí “Huấn luyện chiến đấu”, thiếu tướng QGP nhân dân TQ. 1956 về VN. Tác giả một số tác phẩm và bài viết về QS và văn học bằng tiếng Việt và tiếng TQ. Huân chương: Quân công hạng nhì.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:43:01 am »


        NGUYỄN THÁI HỌC (1902-30), lãnh tụ Việt Nam quốc dân dàng. Quê làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, t. Vĩnh Yên (nay là h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc). Tham gia hoạt động chính trị (1926) khi đang theo học Trường cao đảng thương mại Đông Dương tại Hà Nội. 1927 tham gia nhóm Nam Đồng thư xã (tổ chức yêu nước của sinh viên, trí thức tiến bộ lúc bấy giờ). 12.1927 sau khi Nam Đồng thư xã bị đóng cửa. NTH vận động những người cùng chí hướng lập ra VN quốc dân đảng và được bầu làm chủ tịch đảng, chủ trương cứu nước bằng con đường bạo lực và tiến hành các vụ ám sát cá nhân. 1929 nhiều cơ sở của VN quốc dân đảng bị khủng bố trắng có nguy cơ tan rã, NTH bị Hội đồng đề hình Pháp xử án vắng mặt 20 năm cầm cố. Trước tình thế đó, NTH và một số lãnh tụ thuộc phái bạo động trong đảng (Nguyễn Khắc Nhu. Phó Đức Chính. Đoàn Trần Nghiệp...) quyết định dốc toàn lực khởi nghĩa. NTH được phân công trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa ở Hải Dương. Thái Bình. Kiến An, Hải Phòng (xt khởi nghĩa Yên Bái. 9-18.2.1930). Ngày 20.2.1930 NTH bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh. Hải Dương) và bị thực dân Pháp xử chém tại Yên Bái (17.6.1930).

        NGUYỄN THANH BẢNH (Nguyễn Thanh Út; s. 1952). Ah LLVTND (1976). Quê xã Long Trị, h. Long Mĩ, t. Cần Thơ; tham gia du kích 1968, nhập ngũ 1974, thiếu tá (1990); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là huyện đội phó huyện đội Long Mĩ. Trong KCCM, xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến trong huyện, vận động 28 thanh niên vào du kích, chỉ huy du kích đánh hàng trăm trận, diệt và làm bị thương hơn 800 địch (NTB diệt và làm bị thương 323 địch, bắt 53, phá hủy 6 xe QS, đánh sập 3 cầu, thu 15 súng). Huân chương: 2 Chiến công hạng nhì.



        NGUYỄN THANH ĐẢNG (Đội; 1942-71), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Hòa Long, tx Bà Rịa, t. Bà Rịa -  Vũng Tàu; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN; khi hi sinh là đại đội trưởng, Đại đội 41, bộ đội địa phương huyện Châu Đức. Trong KCCM, 1964- 71 tham gia đánh 146 trận, diệt 200 địch, 3 xe tăng, 3 khẩu đại liên, thu 15 súng. Trận chống càn ở Hoà Long, Long Phước, h. Châu Thành (3-8.4.1968), chỉ huy trung đội chốt giữ một hướng, đánh bại các đợt tiến công, diệt nhiều địch, giữ vững căn cứ (NTĐ diệt 37 Mĩ thuộc Sư đoàn Anh cả đỏ). 14.7.1969 chỉ huy đơn vị đột nhập ấp chiến lược, diệt một số ác ôn, vận động quần chúng nổi dậy đấu tranh chống địch; trên đường rút lui, đánh địch phục kích, diệt 21 địch, thu 4 súng, 1 máy thống tin. Huân chương: Chiến công hạng nhì; 2 lần Dũng sĩ diệt Mĩ.



        NGUYỄN THANH TÙNG (s. 1933), Ah LLVTND (1978). Quê xã Hảo Đước, h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1948, thiếu tướng (1989), chỉ huy trường Bộ chỉ huy QS tinh Đổng Nai (1989); dv ĐCS VN (1950); khi tuyên dương Ah là trung tá, chỉ huy phó Đoàn đặc công 429, Quân khu 7. Năm 1961-75 chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn địch, phá hủy hơn 100 máy bay, hàng trăm xe QS (có 64 xe tăng), hàng vạn tấn vũ khí. Hai trận đánh căn cứ Têchnich (Bình Phước, 15.5 và 10.6.1969), chỉ huy tiểu đoàn phá hủy 10 máy bay, 137 xe QS (có 64 xe tăng), 28 khẩu pháo, 11 kho vũ khí, đánh sập 200 hầm ngầm, lô cốt, nhà lính, diệt hơn 1.300 Mĩ. 1972 chỉ huy đơn vị đánh 3 trận: căn cứ Bà Dơn, diệt 240 địch; tổng kho Long Bình phá hủy 15.000t bom đạn; sân bay Biên Hoà phá hủy 90 máy bay. 4.1975 chỉ huy đánh chiếm căn cứ rađa Phú Lâm và Chi khu Tân Tạo. Huân chương: 5 Chiến công, 3 lần Dũng sĩ.


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM