Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:11:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7094 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:33:09 pm »


        NGUYỄN BÁ PHÁT (1921-93), tư lệnh Quân chủng hải quân (12.1967-74). Quê xã Hoà Liên, h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng, nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ chi đội phó đến tham mưu phó, rồi tham mưu trường Liên khu 5. Tháng 10.1954 sư đoàn phó Sư đoàn 308. Năm 1955-59 cục trương Cục phòng thủ bờ biển (sau là Cục hải quân). 3.1964 phó tư lệnh BTL hải quân. 12.1967-74 tư lệnh Quân chủng hải quân, tư lệnh BTL hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc (sau khi hợp nhất, 1967-70). Năm 1976 chuyển ngành, thứ trường Bộ hải sản. Đại biểu Quốc hội khóa III-VI. Huân chương: Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba). Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        NGUYỄN BÁ TÒNG (s. 1944), Ah LLVTND (1973). Quê xã Trịnh Xá, h. Bình Lục, t. Hà Nam; nhập ngũ 1965, thiếu tướng (2002), phó tư lệnh về chính trị Binh đoàn 12 (phó tổng giám đốc Tổng công ti xây dựng Trường Sơn, từ 1999); đv ĐCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Đoàn 559. Năm 1966-68, pháo thủ ở đại đội pháo phòng không 37mm (bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn), tham gia chiến đấu 20 trận, bắn rơi 1 F-105. Năm 1969-70 cán bộ tiểu dội. trung đội rồi chính trị viên phó Đại đội 6 công binh, mở đường bảo đảm giao thông vùng nam Sông Bạc (có đợt NBT bám mặt đường liên tục hàng trăm ngày đêm). Đợt 11.1969- 2.1970, địch đánh phá ác liệt, khi đơn vị thiếu bộc phá, NBT đến trọng điểm tìm tháo được 7 quả bom, lấy thuốc nổ cho đơn vị. Đêm 13.3.1970, NBT gùi 40kg thuốc nổ chạy 3km đến ứng cứu tại km 83, khi thấy đoàn xe bị ùn tắc do xe đi đầu bị đánh hỏng. NBT xung phong ôm bộc phá lên đánh bật chiếc xe sang rìa đường giải tỏa cả đoàn xe. Đêm 17.3.1970 một xe chở xăng bị đánh cháy, NBT để cho xe chạy rồi nhảy lên xe, đạp từng thùng xăng xuống đường cứu xe giữa lúc địch đang đánh phá. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        NGUYỄN BẶC (?-980), danh tướng, đại thần nhà Đinh. Quê Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay thuộc h. Hoa Lư, t. Ninh Bình). Thuở nhỏ là bạn thân của Đinh Bộ Lĩnh, sau kết nghĩa anh em. Theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965-67). Được vua Đinh phong tước Định Quốc Công. NB bắt giết gian thần Đỗ Thích (kẻ đã ám hại Đinh Tiên Hoàng) rồi cùng Đinh Điền, Phạm Hạp dấy binh chống Lê Hoàn, nhằm bảo vệ nhà Đinh. Việc không thành, bị Lê Hoàn giết. Đến đời Lí được truy phong phúc thần.

        NGUYỄN BI (1950-69), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Bình Phú, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1967; khi hi sinh là thượng sĩ, trung đội trường bộ đội địa phương huyện Bình Sơn, t. Quảng Ngãi. 1967-69 chiến đấu 38 trận, diệt 42 địch (có 23 Mĩ). 25.9.1968 chỉ huy tổ thọc sâu đánh vào SCH đồn Sơn Trà (Bình Sơn), bị thương nhiều lần vẫn chiến đấu cho đến khi bị ngất trong hào giao thông; tỉnh dậy mang theo 3 súng (có 1 AR-15 chiến lợi phẩm), trong ba ngày đêm bò về đơn vị, NB diệt 20 địch (14 Mĩ). Trận tiến công doanh trại địch tại quận lị Bình Sơn (27.9.1969), khi các mũi tiến công gặp khó khăn, NB đã dẫn đầu tổ dự bị đánh mục tiêu chủ yếu, diệt ban chỉ huy đại đội và 1 trung đội bảo an, tạo thời cơ cho đơn vị diệt địch. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì), Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:34:44 pm »


        NGUYỄN BÌNH (Nguyễn Phương Thảo; 1909-51), tư lệnh Bộ đội Nam Bộ (1948-51). Quê xã Yên Phú, h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; tham gia CM 1926, nhập ngũ 3.1945, trung tướng (1948); đv ĐCS VN (1946). Năm 1926 lãnh đạo học sinh Trường kĩ nghệ Hải Phòng truy điệu Phan Chu Trinh. 1927 hoạt động ở Sài Gòn, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam (lần đầu 1929. đày ra Côn Đảo). 1936 tham gia phong trào bình dân. 1944 phụ trách công tác binh vận và mua sắm vũ khí cho CM ở Hà Nội, Hải Phòng. 5.1945 chỉ huy LLVT tập trung đầu tiên ở Quảng Ninh, đánh trại Bạch Thái Tông (trại huấn luyện QS của Nhật ở Bắc Bộ). 8.6.1945 ủy viên ủy ban QS CM tỉnh Hải Dương; tham gia chỉ huy diệt 4 đồn Đông Triều, Chí Linh, Tràng Bạch và Mạo Khê, giải phóng 2 huyện Đông Triều, Chí Linh; thành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo. 7.1945 chỉ huy quân khởi nghĩa đánh chiếm đồn Uông Bí và Bí Chợ, giải phóng tx Quảng Yên. Trong CM tháng Tám (1945) tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố Hải Phòng, Đồ Sơn, Kiến An, Hải Dương. 12.1945 khu trưởng Khu 7 Nam Bộ. 1946-48 tổ chức thống nhất các LLVT Nam Bộ, ủy viên QS Nam Bộ. 1948-51 tư lệnh Bộ đội Nam Bộ, kiêm phó chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. 9.1951 hi sinh trên đường đi công tác. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        NGUYỄN CẢNH CHÂN (7-1409), danh tướng nhà Hậu Trần tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-09). Quê làng Ngọc Sơn (h. Nam Đàn, t. Nghệ An). 1402 dưới triều Hồ, giữ chức an phủ sứ lộ Thăng Hoa (Quảng Nam). 1407 theo giúp Trần Ngỗi khởi nghĩa chống Minh, làm đồng tri khu mật tham mưu QS. Cuối 1408 cùng Đặng Tất chỉ huy nghĩa quân đánh thắng quân Minh do tổng binh Mộc Thạnh chỉ huy ở Bô Cô (h. Ý Yên, t. Nam Định), chém thượng thư Lưu Tuấn, đô ti Lữ Nghị, đánh bại 50 nghìn quân của Mộc Thạnh. 1409 do gian thần gièm pha, bị Trần Ngỗi giết cùng Đặng Tất.

        NGUYỄN CẢNH DỊ (7-1413), danh tướng thời Hậu Trần, tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng (1407- 13). Quê làng Ngọc Sơn (nay thuộc h. Nam Đàn, t. Nghệ An). 1407 theo cha là Nguyễn Cảnh Chân giúp Trần Ngồi khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (TQ). 1409 thấy cha bị Trần Ngỗi giết oan, NCD (lúc đó chỉ huy quân Thuận Hóa) đã cùng Đặng Dung suy tôn Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, tiếp tục khởi nghĩa và được phong chức thái bảo, chỉ huy một cánh quân tiến ra Bắc chống quân Minh. 1410 đánh bại đạo quân của đô đốc Giang Hạo tại Hạ Hồng, Bình Than (nay thuộc Hải Dương). 1412 quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy đánh vào Nghệ An. NCD cùng các tướng Nguyễn Súy, Đặng Dung đem quân chống lại nhưng bị thua ở Mộ Độ (Yên Mô, Ninh Bình), tiếp đó lại thất bại ở Ái Tử (Quảng Trị), cuối 1413 NCD bị Trương Phụ bắt và sát hại.

        NGUYỄN CAO KÌ (s. 1930), phó tổng thống VN cộng hòa (1965-71) kiêm thủ tướng (1965-67), tư lệnh không lực VN cộng hòa (1964-75), trung tướng. Quê Sơn Tây. 1950 đi lính QĐ quốc gia VN do Pháp thành lập, được phong trung úy. 1953-54 học lái máy bay QS ở Pháp và Angiêri. 1964 đại tá, chuẩn tướng rồi thiếu tướng tư lệnh không quân. 2.1965 cùng Nguyễn Văn Thiệu lật đổ Nguyên Khánh, lên nắm chính quyền, phục vụ Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược VN. 8.2.1965 dẫn đầu tốp máy bay AD-6 của không lực VN cộng hòa đánh phá thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh), bị bắn gãy tay khi chưa kịp gây tội ác. 1966 đàn áp dã man phong trào Phật giáo và các phe phái chính trị khác ở miền Nam VN. Trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc, NCK đã lái máy bay chạy trốn (29.4.1975), sống lưu vong ở Mĩ.

        NGUYỄN CHÁNH* (Chí Thuần; 1914-57), phó tổng tham mưu trường QĐND VN (1957). Quê xã Tịnh Hà, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội, 1929); đv ĐCS VN (1931). Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1936-39 tham gia phong trào Mặt trận dân chủ. 1945 bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bí thư Liên tỉnh úy Quảng Ngãi - Bình Định, tham gia lãnh đạo Đội du kích Ba Tơ, lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi. Sau CM tháng Tám, 1945-48 ủy viên trưởng quốc phòng ủy ban kháng chiến Trung Bộ, phó bí thư khu ủy, chính ủy Khu 5, chính ủy liên khu ủy (1948). Năm 1951-54 phó chủ nhiệm TCCT, tham gia đảng ủy chiến dịch: Đường 18, Trung Du; chính ủy kiêm tư lệnh, bí thư Liên khu ủy Liên khu 5, chỉ huy chiến dịch bắc Tây Nguyên (1954). Năm 1954-56 lãnh đạo và tổ chức bộ đội Liên khu 5 tập kết ra miền Bấc. 1957 phó tổng tham mưu trường QĐND VN; chủ nhiệm đầu tiên Tổng cục cán bộ BQP. ủy viên dự khuyết rồi chính thức BCHTƯĐCS VN khóa II. Huân chương: Hồ Chí Minh, Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:36:28 pm »


        NGUYỄN CHÁNH** (1917-2001), thứ trưởng BQP Cộng hòa miền Nam VN (1969). Quê phường Nhơn Bình, tp Quy Nhơn, t. Bình Định; nhập ngũ 7.1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1946). Tháng 7.1945-46 trung đội trưởng, đại đội trưởng, chỉ huy trướng Việt kiều giải phóng quân và Liên quân Việt - Lào ở Mặt trận Thà Khẹt, Chiến khu Um Kê Noọng (Lào); chỉ huy trường Chi đội Trần Phú về chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. 1947-48 trung đoàn trường Trung đoàn 109, tham mưu trưởng Khu 8. Năm 1949-54 tham mưu trưởng BTL Nam Bộ; tư lệnh Khu 9; phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. 7.1954 phái viên của Bộ tổng tư lệnh phụ trách liên hiệp đình chiến và tập kết. 1955-63 tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn. 1964 cục phó Cục tác chiến BTTM. 6.1964 phó tư lệnh Quân khu 5, kiêm tư lệnh Mặt trận Quảng Đà. 1969 thứ trưởng BQP Cộng hòa miền Nam VN. 6.1978 tư lệnh Quân khu 9. Tháng 4.1979-85 phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm TCHC. Đại biểu Quốc hội khóa VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhát...



        NGUYỄN CHÍ ĐIỀM (Nghiêm Nghị; 1920-76), tư lệnh đầu tiên Binh chủng đặc công. Quê xã Đức Yên, h. Đức Thọ, t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1945, đại tá (1973); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường, tỉnh đội trưởng tỉnh Bình Thuận. 9.1960 lữ đoàn trường Lữ đoàn 305. Năm 1967 tư lệnh binh chủng đặc công. Trên cương vị tư lệnh Binh chủng đặc công, chỉ đạo, chỉ huy bộ đội đặc công trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971) và một số chiến dịch khác; tham gia cơ quan tham mưu chiến dịch Trị Thiên (1972), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Huân chương; Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).



        NGUYỄN CHÍ THANH (1914-67), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1950-61). Quê xã Quảng Thọ, h. Quảng Điền, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia CM 1934, nhập ngũ 1950, đại tướng (1959); đv ĐCS VN (1937). Năm 1938 bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. 1938-43 nhiều lần bị thực dân Pháp bắt cầm tù. 8.1945-47 ủy viên BCHTƯ ĐCS VN, phụ trách Xứ ủy Trung Bộ, được cử vào Tổng bộ Việt Minh, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên rồi bí thư Phân khu úy Bình - Trị - Thiên. 1948-50 bí thư Khu ủy Khu 4. Năm 1950-61 chủ nhiệm TCCT QĐND VN, phó bí thư Tổng quân ủy. 1961-64 được BCHTƯ cử phụ trách công tác nông nghiệp. 1965-67 bí thư Trung ương cục miền Nam, chính ủy QGPMN, tham gia lãnh đạo và chỉ đạo CM miền Nam và cuộc KCCM. Tác giả nhiều tác phẩm chính trị - QS. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa I-III, ủy viên BCT khóa II, III. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        NGUYỄN CHÍCH (Lê Chích; 1382-1448), lãnh tụ khởi nghĩa Nguyễn Chích (1417-20), danh tướng nghĩa quân Lam Sơn. Quê thôn Mạc (nay là làng Vạn Lộc, xã Đông Minh, h. Đông Sơn, t. Thanh Hóa). Xuất thân nông dân, mồ cỏi cha mẹ từ nhỏ. Đầu tk 15 xây dựng lực lượng, lập căn cứ chống quân Minh tại quê, hoạt động khắp vùng nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An. đánh thắng quân Lương Nhữ Hốt ở Cổ Vo. Cuối 1420 đưa toàn bộ lực lượng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. 1424 hiến kế chuyển căn cứ từ Lam Sơn vào Nghệ An, “nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông”. 1427 tham gia chỉ huy cánh quân phía Nam vây thành Đông Quan. Sau giải phóng, tham gia dẹp loạn Đèo Cát Hãn. Cầm Quý. 1444-46 làm tổng quản ở Tân Bình, Thuận Hóa; hai lần đánh bại các cuộc xâm nhập của quân Chiêm Thành, được thăng nhập nội đô đốc, tham dự triều chính. Được ban quốc tính (mang họ vua).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:38:27 pm »


        NGUYỄN CHƠN (s. 1927), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1994-99), Ah LLVTND (1970). Quê xã Hòa Minh. h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng; nhập ngũ 1946, thượng tướng (1988); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP và KCCM chiến đấu ở chiến trường Khu 5, Trị - Thiên, giữ các chức vụ từ đại đội trường đến sư đoàn trưởng. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) chỉ huy trung đoàn. 1971 chỉ huy sư đoàn trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào. 1975 chỉ huy sư đoàn đánh chiếm Tam Kì và tham gia giải phóng Đà Nẵng. 1979-85 tư lệnh Quân đoàn 2. Năm 1985-87 tư lệnh Quân khu 5. Năm 1987-94 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 1994-99 thứ trưởng BQP. ủy viên BCHTU ĐCS VN khóa VI, VII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì)...



        NGUYỄN CÔNG TIẾN (Kim Tuấn; 1927-79), Ah LLVT- ND (truy tặng 1979). Quê xã Phúc Lâm, h. Thanh Oai, t. Hà Tây; nhập ngũ 1946; đv ĐCS VN (1948); khi hi sinh là thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 3. Liên tục hơn 30 năm (1946-79), tham gia đánh Pháp, Mĩ và quân Pôn Pốt, trưởng thành từ chỉ huy trung đội đến quân đoàn. 1977-3.1979 chỉ huy quân đoàn bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. 17.3.1979 hi sinh trong chiến đấu tại Campuchia. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công (hạng nhì, hạng ba)...



        NGUYỄN CÔNG TRỨ (1778-1858), danh thần triều Nguyễn. Quê làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang), h. Nghi Xuân. t. Hà Tĩnh. 1819 đỗ giải nguyên. 1820-48 làm quan dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị, được thăng tới chức thượng thư. tổng đốc, nhưng cũng nhiều lần bị giáng chức, cách chức (có lúc làm lính); tham gia cầm quân dẹp yên một số cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Nam Kì; cùng với Nguyễn Tri Phương, Phạm Văn Điển đánh bại quân Xiêm (Thái Lan) xâm lấn biên giới phía Nam; có công tổ chức khẩn hoang lấn biển lập nên các huyện: Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), 2 tổng Hoành Thu, Ninh Nhất thuộc các huyện Giao Thủy, Hải Hậu (Nam Định) và đào kênh Vĩnh Tế (An Giang). 1848 về hưu và mất tại quê. Để lại gần 150 bài thơ, văn đặc sắc (phần lớn bằng chữ nôm) nhất là thể ca trù (hát nói).

        NGUYỄN CỤ (Nguyễn Tư Cường; 1929-2003), Ah LLVT- ND (1956). Quê xã Ninh Đa, h. Ninh Hòa, t. Khánh Hòa; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1985); tư lệnh Binh chủng đặc công (1986-92); đv ĐCS VN (1946); khi tuyên dương Ah là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn đặc công 323, Sư đoàn 324. Trong KCCP. chiến đấu ở chiến trường Liên khu 5, trưởng thành từ chiến sĩ đến cán bộ tiểu đoàn, tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 101 trận, diệt 605 địch (NC diệt 294), 7 lần bị thương không rời trận địa, một số trận đạt hiệu suất cao: phục kích địch ở đèo Phượng Hoàng trên đường 21 (1947), diệt đồn Hòn Khói (Ninh Hòa, Khánh Hòa; 1948), diệt đồn Đại Mĩ, đột nhập nhà lao Ninh Hoà, giải thoát hơn 600 cán bộ đang bị giam giữ (1953), diệt cứ điểm Cầu Đúc - Vạn Giã (Khánh Hòa; 1954)... Trong KCCM, trung đoàn trưởng trinh sát đặc công (1966), phó từ lệnh đặc công Miền (1969), chỉ huy đánh nhiều trận ở miền Đông và miền Tày Nam Bộ. 25-26.2.1969 chỉ huy 2 tiểu đoàn đặc công có pháo binh phối hợp, tập kích căn cứ Đồng Dù (cách Sài Gòn 30km), do Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới Mĩ đóng giữ, diệt hơn 1.000 Mĩ, phá hủy 50 máy bay, 12 khẩu pháo, 176 xe QS, 29 hầm ngầm, 1 kho xăng, 1 kho bom đạn... (xt trận Đồng Dù 26.2.1969). Huân chương: Quán công hạng nhì, Chiến công (2 hạng nhất. 5 hạng nhì, 5 hạng ba), Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:40:25 pm »


        NGUYỄN DANH PHƯƠNG (Quận Hẻo; ?-1751), thủ lĩnh cuộc khới nghĩa nông dân chống chúa Trịnh ở trung du Bắc Bộ (1740-51). Quê Tiên Sơn. h. Yên Lạc (nay là xã Hợp Thịnh, h. Tam Dương, t. Vĩnh Phúc), xuất thân nhà nho nghèo. 1739-40 tham gia khởi nghĩa nông dân ở Yên Lạc (Vĩnh Phúc) do Đồ Tế lãnh đạo. 1740 khi cuộc khới nghĩa bị đàn áp, NDP rút về vùng Đình Chu. Cao Phong (Vĩnh Phúc) xây dựng lực lượng. 1744 chỉ huy 10 nghìn quân chiếm giữ Việt Trì, đánh sang Bạch Hạc, sau đó đưa quân về lập căn cứ ở Thái Nguyên, xây đại đồn ở Ngọc Bội (nay thuộc h. Yên Lạc, t. Vĩnh Phúc), đồn giữa ở Hương Canh, đồn ngoài ở úc Kì (nay thuộc h. Phú Bình. t. Thái Nguyên) và tự xưng là “Thuận thiên khải vận đại nhân” (người vĩ đại thuận theo lòng trời mở vận hội cho dân), đặt ra hệ thống quan lại, thu thuế ở Tuyên Quang. 12.1750-2.1751 chúa Trịnh đem đại quân đánh căn cứ của nghĩa quân. Sau khi các đồn Úc Kì, Hương Canh và đại đồn Ngọc Bội thất thủ, NDP bị bắt tại làng Tinh Luyện, h. Lập Thạch, t. Vĩnh Phúc và bị xử chém tại Thăng Long.

        NGUYỄN DÂN (Hồ Chí Dân. Ecnet Phrây, p. Ernest Frey; 1914-94), chiến sĩ quốc tế hoạt động trong QĐND VN thời kì đầu KCCP (1945-50). Người Áo, gốc Do Thái; đv ĐCS Pháp; đại tá (1948). 1934 gia nhập Liên đoàn Thanh niên cộng sản. chiến đấu trong đội quân tình nguyện quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha. 1938 sang Pháp, vào lính lê dương khi chính phủ Pêtanh đầu hàng phát xít Đức. 7.1941 bị điều sang Đông Dương. Cùng Ecuyn Bôsê (Chiến Sĩ) và một số người khác lập nhóm binh sĩ chống phát xít và tiểu tổ cộng sản trong Tiểu đoàn 3, Trung đoàn lê dương 5 (5è REI) đóng tại Việt Trì (Phú Thọ). 12.1944 tham dự cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Việt Minh với nhóm đại diện ĐXH Pháp ở Đông Dương và một số sĩ quan Pháp. Sau vụ Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945) bị Nhật giam giữ ở Xuân Mai. 16.9.1945 được trao trả cho Pháp, sau đó cùng những người trong nhóm trốn sang hàng ngũ Việt Minh, lấy tên Việt Nam là ND. được giao làm công tác binh vận. Cuối 1945 tham gia Bộ đội Nam tiến, hoạt động ở chiến trường Nam Trung Bộ. Cuối 1946 làm công tác huấn luyện QS ở BTTM. 1947 được nhập quốc tịch VN, mang tên ND (thường gọi Hồ Chí Dân). 1948 trung đoàn trưởng Trung đoàn 15 bảo vệ các cơ quan trung ương ở Chiến khu Việt Bắc. 1949 chỉ huy phó chiến trường Liên khu 4. Tháng 8.1950 được trở về Áo theo nguyện vọng riêng.

        NGUYỄN DUY (Nhữ Hiền; 1810-61), danh tướng triều Nguyễn thời vua Tự Đức. Quê xã Phong Chương, h. Phong Điền, t. Thừa Thiên - Huế. 1842 đỗ tiến sĩ, làm quan biên tu, tu soạn (1843-44), tri phú (1845-47), tri huyện (1848)... Năm 1852 đi sứ sang TQ. 1856 về nước, làm biện lí Bộ lại kiêm nội các tại triều đình, được phái vào giúp Đào Trí (tổng đốc Quảng Nam) chống các hoạt động khiêu khích và xâm lược của quân Pháp ở Đà Nẵng. 1860 làm tán lí quân vụ, theo anh ruột là Nguyễn Tri Phương vào Gia Định cùng cố đồn luỹ và tổ chức lực lượng chống Pháp. Tham gia chiến đấu và hi sinh trong trận Chí Hoà (24-25.2.186/).

        NGUYỄN DUY THÁI (1914-95), phó chủ nhiệm TCHC (1968). Quê xã An Bài, h. Quvnh Phụ, t. Thái Bình; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1985); đv ĐCS VN (1945). Tháng 6.1945, tham gia Việt Minh ở Hải Phòng, phó chú tịch ủy ban công xưởng thành phố Hải Phòng. 8.1945 tổng giám đốc các xưởng quân giới. 1951-60 cục phó rồi cục trưởng Cục quân giới. 1964 cục trường Cục quản lí công nghiệp TCHC. 1968 phó chủ nhiệm TCHC. 10.1969 chuyển ngành, thứ trưởng Bộ cơ khí luyện kim, thứ trưởng Bộ lao động. 4.1978 trở lại QĐ, phó chủ nhiệm TCKT. Đại biểu Quốc hội khóa III. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:42:42 pm »


        NGUYỀN ĐỆ (Ba Trung; 1928-98), Ah LLVTND (1998). Quê xã Bàn Thạch, h. Thanh Chương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945. trung tướng, tư lệnh Quân khu 9 (1988); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP và KCCM. chiến đấu ở chiến trường miền Nam, trưởng thành từ đội trường cảm tử Bà Rịa đến chỉ huy trường Mặt trận Trà Vinh, trực tiếp chỉ huy hơn 600 chiến dịch và trận đánh trên cương vị từ đại dội trường đến tư lệnh Tiền phương quân khu. NĐ đã mưu trí, dũng cảm. bám sát chiến trường, nắm chắc đơn vị, chỉ huy đánh địch có hiệu quả. Trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306, phó chỉ huy mặt trận Trà Vinh, NĐ đã chỉ huy lực lượng đánh chiếm và làm chủ tx Vĩnh Long. 1970-75 trên chiến trường Trà Vinh địch tập trung đánh phá ác liệt, NĐ chỉ huy Trung đoàn 3, phối hợp cùng LLVT địa phương vừa đánh địch vừa xây dụng lực lượng, mờ rộng vùng giải phóng, tạo đà cho quân khu đánh địch. Sau 30.4.1975 sư đoàn trường rồi tư lệnh Mặt trận 979, NĐ đã chỉ huy chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia xây dựng lực lượng. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), Chiến công (6 hạng nhất, 1 hạng nhì, 2 hạng ba), Kháng chiến (2 hạng nhất), Chiến thắng hạng nhì, Bảo vệ tổ quốc hạng nhất (nhà nước Campuchia tặng).



        NGUYỄN ĐỊA LÔ (?-?). gia tướng của Trần Quốc Tuấn, người có công trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 11 (1285). Đầu 1285 quân Nguyên - Mông sang xâm lược Đại Việt. NĐL tham gia cùng dạo dân binh Tày, Nùng của Nguyễn Thế Lộc trấn giữ vùng châu Thất Nguyên (Tràng Định. Lạng Sơn), sau đó hoạt động ở vùng sau lưng địch. 5.1285 tại vùng Chi Lăng, NĐL phối hợp với dân binh do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy dã đánh bại quân Nguyên - Mông do Minh Lí Tích Ban chỉ huy. khi chúng đưa bọn phản bội Trần Kiện sang TQ. NĐL đã bắn chết Trần Kiện ngay trên mình ngựa. Sau thắng lợi, được vua ban lộc.

        NGUYỄN ĐÌNH KIỆP (s. 1943). Ah LLVTND (1975). Quê xã Nghi Thu, tx Cửa Lò, t. Nghệ An; nhập ngũ 1963, đại tá (1982), trường ban thanh ưa Quân khu 4: đv ĐCS VN (1962); khi tuyên dương Ah là thiếu tá, trung đoàn trướng Trung đoàn 66, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3. Trong KCCM, 1965-75 chiến đấu ở Tây Nguyên, trưởng thành từ chiến sĩ đến cán bộ trung đoàn, chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận, có trận tiến công diệt 1 đại đội địch; 4 trận chỉ huy tiểu đoàn, mỗi trận diệt 1 tiểu đoàn địch; hai lần bị thương không rời trận địa, chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi. 1975 chỉ huy trung đoàn đánh thắng 10 trận, diệt 2.000, bắt hơn 400 địch. Tham gia xây dựng 3 đại đội, 1 trung đoàn trở thành đơn vị Ah. Huân chương: Chiên công (2 hạng nhất, 2 hạng ba), 4 lần Dũng sĩ.



        NGUYỄN ĐÌNH QUÂN (1950-73). Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Mường, quê xã Thành Công, h. Thạch Thành, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1969; khi hi sinh là thượng sĩ. tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 742, bộ đội địa phương huyện Di Linh, t. Lâm Đồng. 1969-73 xạ thủ B-40, đánh 47 trận, diệt 9 xe QS (có 1 xe bọc thép), 93 địch, đánh sập 2 lô cốt. Trận phục kích trên đường 20 (10.10.1970), bắn 2 quả B-40 diệt 2 xe QS chờ lính, tạo điều kiện cho đơn vị diệt 4 chiếc. Đêm 31.1.1973 chỉ huy tổ (4 người) tập kích trụ sở địch ở xã Chân Trinh (Đinh Trang Thượng, h. Di Linh), bắn 2 quả B-40, sập 2 nhà lính, diệt 20 địch. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 4 hạng ba), 5 lần Dũng sĩ.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:14:56 am »


        NGUYỄN ĐÌNH ƯU (1918-2002), nghệ sĩ nhiếp ảnh, ủy viên BCH Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh khóa I. Quê xã Hòa Hy, h. Cát Hải, tp Hải Phòng: nhập ngũ 1946, thiếu tá (1978); đv ĐCS VN (1949). Năm 1948-78 NĐƯ đã ghi lại nhiều hình ảnh về chiến tranh CM và người lính có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Nữ dân quân” (huy chương vàng ảnh nghệ thuật quốc tế, Hunggari 1961), “Điện Biên hôm nay”, “Quân viễn chinh Pháp rút khói đồn cảnh sát Hàng Đậu” (huy chương vàng ảnh nghệ thuật quốc tế 1972), “Bộ đội về làng”, “Trâu kéo xe ô tô trên đường ra tiền tuyến”, “Du kích Bắc Sơn”, “Đánh cá đêm”... NĐƯ là nhà nhiếp ảnh VN đầu tiên đoạt huy chương vàng ảnh nghệ thuật quốc tế. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng ba, Lao động hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.



        NGUYỄN ĐÔN (s. 1918), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1968-73). Quê xã Tịnh Bình. h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; tham gia CM 1938, nhập ngũ 1945, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1938). Năm 1939-45 bị thực dan Pháp bắt giam, đưa đi an trí ở Ba Tơ. Tham gia tổ chức ủy ban cứu quốc và thành lập Tỉnh ủy làm thời tình Quảng Ngãi. 11.3.1945 chính trị ủy viên, lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ, chính trị viên Đội du kích Ba Tơ. 14.8.1945 ủy viên thường vụ tính ủy, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Quáng Ngãi. 9.1945 ủy viên thường vụ, phó chỉ huy Ban quân chính Nam phần Trung Bộ, lãnh đạo KCCP ở bảy tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận. 1946-48 chính trị viên: Chi đội 2 Quảng Ngãi, các trung đoàn 94 và 68; trường phòng tổ chức và kiểm tra Khu 5, kiêm chính trị viên Ban quân giới Khu 5. Năm 1950 chính ủy Trung đoàn 210 (sau là Trung đoàn 108), tham gia chỉ huy mặt trận Quảng Nam; chính ủy kiêm chỉ huy trưởng Mật trận nam Tây Nguyên. 1951-54 tham mưu trưởng, phó tư lệnh Liên khu 5, tham gia chỉ huy chiến dịch An Khê (1953), chiến dịch chống cuộc hành quân Át lăng (1954). Năm 1954 sư đoàn trưởng kiêm chính ủy Sư đoàn 324. Năm 1955-60 tư lệnh Quân khu 4. Năm 1961-67 bí thư Liên khu 5, tư lệnh Quân khu 5. Năm 1968-72 thứ trường BQP, phó tổng tham mưu trưởng, ủy viên Quân ủy trung ương, kiêm chủ nhiệm ủy ban thanh tra QĐ (1971). Năm 1973-77 trưởng ban công tác miền Tây (CP-38). Năm 1978-82 phó chủ nhiệm ủy ban thanh tra chính phủ, ủy viên dự khuyết BCHTU ĐCS VN khóa III. Đại biểu Quốc hội khóa IV. IX. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất. 1 hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        NGUYỄN ĐỨC CẢNH (1908-32), người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (3.1929). Quê xã Thụy Hà, h. Thụy Anh (nay là h. Thái Thụy), t. Thái Bình. 1926 học trung học ở tp Nam Định, tham gia phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh, bị đuổi học; lên Hà Nội hoạt động trong Việt Nam quốc dân đảng. 9.1927 dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu (TQ) và gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 1928 vế nước, ủy viên Kì bộ Bắc Kì (Hội VN CM thanh niên). 3.1929 cùng Ngô Gia Tự. Trịnh Đình Cửu,... lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. 6.1929 tham gia thành lập Đông Dương cộng sản đảng, ủy viên BCHTƯ lâm thời, phụ trách công tác vận động công nhân. 7.1929 đứng đầu BCHTƯ lâm thời Tổng công hội đỏ Bắc Kì. 2.1930 đại biểu Đông Dương cộng sản đảng dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (TQ), sau đó vào Trung Kì hoạt động, ủy viên thường vụ Xứ ủy Trung Kì, phụ trách công tác tuyên huấn. 4.1931 bị thực dân Pháp bắt ở Vinh (Nghệ An), 31.7.1932 xử chém tại Hải Phòng. Tác phẩm: “Công nhân vận động”.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:16:53 am »


        NGUYỄN ĐỨC SOÁT (s. 1946), Ah LLVTND (1973). Quê xã Nam Phong, h. Phú Xuyên, t. Hà Tây; nhập ngũ 1965, trung tướng (1999). phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (từ 2002); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là thượng úy, đại đội phó Đại đội 3 máy bay tiêm kích MiG-21, Trung đoàn 927; Sư đoàn 371, Quân chùng phòng không – không quân. Trong KCCM (1969-72) đánh 7 trận, bắn rơi 6 máy bay Mĩ, chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác. Trận 13.3.1969   lần đầu tiên xuất kích, rơi 1 máy bay không người lái ở độ cao 300m. Trận 24.6.1972 trên vùng Thái Nguyên, chỉ huy biên đội, đánh thọc sâu vào đội hình 20 máy bay bắn rơi 2 chiếc F-4. bảo vệ an toàn mục tiêu. Trận 27.6.1972 trên vùng trời Sơn La, chỉ huy biên đội đánh vào đội hình máy bay địch, khiến địch bỏ chạy, chớp thời cơ, NĐS cùng biên đội bắn rơi 2 chiếc và tạo điều kiện cho biên đội bạn diệt gọn 1 tốp 2 F-4. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 5 hạng ba). Kháng chiến hạng ba.



        NGUYỄN ĐỨC TOÀN* (s. 1929), nhạc sĩ, ủy viên BCH Hội nhạc sĩ VN khóa II, III. Quê phường Phố Huế, q. Hoàn Kiếm, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, đại tá (1985); đv ĐCS VN (1951). Năm 1945-46 hoạt động văn nghệ tuyên truyền trong Vệ quốc đoàn. 1946-48 đội phó Đội kịch Sao Vàng thuộc Phòng tuyên truyền, Cục chính trị. 1951-54 đội trưởng văn công Liên khu Việt Bắc. 1954-62 trưởng đoàn ca múa I QĐ. 1964 chỉ đạo nghệ thuật bộ phận sáng tác Cục tuyên huấn, chuyên viên nghệ thuật phòng văn hóa văn nghệ. NĐT có nhiều bài hát về chiến tranh CM và người lính, tiêu biểu là: “Quê em” (1948), “Mời anh đến thăm quê tôi” (1953), “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (1958), “Bài ca người lái xe” (1965), “Đào công sự” (1965), “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương” (1968), “Hà Nội một trái tim hồng"... NĐT còn có các tác phẩm hội họa; tranh sơn mài được giải thưởng quốc tế (Ecphuôc - CHLB Đức, 1978). Giải thưởng Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất, Chiến công hạng ba...



        NGUYỄN ĐỨC TOÀN** (s. 1949), Ah LLVTND (1976) Quê xã Vân Hội, h. Tam Dương, t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ 1968; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn ô tô vận tải 71 trung đoàn 536. Sư đoàn 471, đoàn 559. Trong KCCM. lái ô tô vận tải QS trên đường Trường Sơn. 35 lần máy bay địch đánh trúng đội hình xe của đơn vị, NĐT dũng cảm xông vào lửa đạn cứu đồng đội bị thương, cứu xe, cứu hàng, bảo vệ an toàn đoàn xe 200 chiếc, giữ bí mật khu vực kho. Xe NĐT vận chuyển 1.680t hàng vào chiến trường an toàn. 1973-74 dẫn đầu sư đoàn về số chuyến vận chuyên trên cung đường dài. Xuân 1975 vận chuyên bộ đội liên tục 20 ngày đêm để kịp triển khai chiến đấu ở hướng tây bắc Sài Gòn. Huân chương : 3 Chiến công hạng ba.



        NGUYỄN ĐỨC VIỆT (Đ. Siegfried Idlefeld. Schuize ?- 1969), chiến sĩ người Đức trong QĐND VN (1946-54), đv  ĐCS VN (1950). Là binh sĩ chuyên môn kì thuật trong QĐ Đức quốc xã, sau CTTG-II bị bắt vào đội quân lê dương Pháp và bị đưa sang VN (1945). Do chán ghét chiến tranh xâm lược, đã bỏ sang hàng ngũ QĐ Việt Minh ở mặt trận Nam Trung Bộ (1946). Đầu 1947-48 được BQP điều ra Bắc làm việc tại Nha nghiên cứu kĩ thuật, đã góp phần chế tạo thành công đạn AT chống tăng bằng công nghệ dập và được nhập quốc tịch VN, mang tên NĐV. 1949 chuyển sang Ban nghiên cứu không quân, làm giáo viên lớp đào tạo hoa tiêu khóa 1 và 2. tình nguyện lái thử chiếc máv bay thể thao Taigơ Mút (Tiger Mooth) của không quân VN trên vùng trời h. Chiêm Hóa. t. Tuyên Quang. 1954 trở về CHDC Đức làm giám đốc một sân bay. Chết trong một tai nạn máy bay (1969).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:18:59 am »


        NGUYỄN HIÊM (1917-76). họa sĩ. Quê tx Châu Đốc, t. An Giang; nhập ngũ 1946, thiếu tá (1974); đv ĐCS VN (1948). Từ cán bộ tuyên truyền ở đơn vị cơ sở, NH phấn đấu trở thành họa sĩ sáng tác về chiến tranh CM và người lính. Tác phẩm tiêu biểu: “Trận Tầm Vu” (1948, giải nhất triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1956), “Hành quán đêm” (1958), “Qua cầu khi” (1964, đoạt giải quốc tế), “Gà gáy sáng”, “Đi nhanh lên chứ”... 1955 ủy viên Ban trù bị đại hội liên hoan
họa sĩ sáng tác về chiến tranh CM và người lính. Tác phẩm tiêu biểu: “Trận Tầm Vu” (1948, giải nhất triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1956), “Hành quán đêm” (1958), “Qua cầu khi” (1964, đoạt giải quốc tế), “Gà gáy sáng”, “Đi nhanh lên chứ”... 1955 ủy viên Ban trù bị đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên quốc tế Vacsava. Huân chương: Kháng chiến hạng ba. Chiến thắng hạng ba...



        NGUYỄN HOA THỊNH (s. 1940), Nhà giáo nhân dân (1990), giáo sư (1991), tiến sĩ khoa học (1986). Quê thị trấn Ba Đồn, h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1966, trung tướng (1999); đv ĐCS VN (1967). Năm 1968-86 giáo viên, chủ nhiệm Bộ môn cơ kĩ thuật, phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm Khoa cơ bản, trưởng phòng nghiên cứu khoa học Học viện KTQS. 6.1987 phó giám đốc Học viện KTQS. 1988 phó chủ nhiệm kĩ thuật Quân khu 1. Tháng 2.1989 giám đốc, bí thư đảng ủy Học viện KTQS. 12.1997 chủ nhiệm TCKT. 2002 giám đốc Trung tâm khoa học kĩ thuật và công nghệ QS, ủy viên Hội đồng khoa học BQP, phó chủ tịch Hội đồng khoa học kĩ thuật và công nghệ QS BQP. Hội cơ học VN; ủy viên Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước và BQP như: “Luận chứng khoa học kĩ thuật cho một số vấn đề cấp bách về xây dựng công trình và cải tạo môi sinh vùng quần đảo Trường Sa” (1995), “Tương tác cơ học giữa kết cấu công trình và môi trường” (1995), “Cơ sở khoa học cho một số vấn đề tính toán, thiết kế thẩm định và chẩn đoán kĩ thuật các công trình biển, đảo xa bờ (2000)”... Có gần 40 bài báo, báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí lí luận và khoa học; gần 10 sách tham khảo và chuyên khảo được xuất bản; hướng dẫn 10 nghiên cứu sinh. Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        NGUYỄN HÒA* (1923-2000), trưởng đoàn chuyên gia QS VN tại Lào (1963). Quê xã Quảng Hòa, h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình: nhập ngũ 1945. trung tướng (1989); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường; chỉ huy trưởng mặt trận Tây Lào. 1955 chính ủy Trung đoàn 83, tham mưu trường Sư đoàn 335. Năm 1959 tham mưu trưởng Đoàn 959. Từ 1963 trường đoàn chuyên gia QS VN tại Lào (5 lần). 1970 phó tư lệnh BTL 959. Tháng 6.1978 phó tư lệnh Binh đoàn 678. ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa V. VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...



        NGUYỄN HÒA** (Trần Doanh: s. 1927), tư lệnh Quân đoàn 1 (1974). Quê xã Trưng Trắc. h. Văn Lâm, t. Hưng Yên; nhập ngũ 8.1945, trung tướng (1980); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ đại đội trưởng đến trung đoàn trưởng. Trong KCCM, 1955-62 giáo viên Trường QS trung cao; tham mưu trường các sư đoàn: 304, 320. Năm 1964-67 sư đoàn trưởng các sư đoàn: 9, 5 và 7: phó tư lệnh Quân khu 4, kiêm phó tư lệnh Mặt trận B5. Tháng 1.1969 sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Tháng 5.1970-72 phó tư lệnh: Đoàn 559. Mặt trận B3, Quân khu 5. Tháng 11.1973-74 phó tư lệnh, tư lệnh Quân đoàn 1. tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Năm 1980 chuyển ngành, tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa V. Đại biểu Quốc hội khóa VIII (phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội). Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì). Chiến thắng hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2019, 06:20:27 am »


        NGUYỄN HOÀNG (1525-1613), người gây dựng cơ nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Quê làng Gia Miêu (nay thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1524), NH cùng cha là Nguyễn Kim phù tá vua Lê chống Mạc, được phong tước Hạ Khê Hầu, sau lĩnh chức thái úy, tước Đoan Quận Công. 1558 NH xin vào làm trấn thủ Thuận Hóa. 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam, ngầm xây dựng lực lượng, mộ dân khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi thành giang sơn riêng của họ Nguyễn. 1572 diệt tướng Mạc là Lập Bạo và đem quân đánh cướp Thuận Hóa. 1593 đem quân ra Bắc góp sức dẹp dư đảng họ Mạc, đánh thắng nhiều trận ở Sơn Nam, Hải Dương... sau tìm cách trở về nam. tiếp tục củng cố thực lực nhằm đối phó với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Được nhân dân Đàng Trong tôn thờ gọi là Chúa Tiên.

        NGUYỀN HỔNG NHỊ (s. 1936), Ah LLVTND (1969). Quê xã Hoài Sơn, h. Hoài Nhơn. t. Bình Định; nhập ngũ 1952, thiếu tướng (1985); tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng VN (1989); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là đại úy phi công, Phi đội 2, Trung đoàn 921, Quân chủng phòng không - không quân. Trong KCCM, lái máy bay MiG-21 bắn rơi 8 máy bay Mĩ (3 F-4, 3 F-105, 1 F-8, 1 máy bay không người lái), chỉ huy biên đội bắn rơi 2 chiếc. NHN là phi cống đầu tiên của VN bắn rơi máy bay không người lái. Trận đánh chặn trên vùng trời tỉnh Tuyên Quang (7.11.1967), tốp 2 máy bay của NHN và Nguyễn Đăng Kính chiến đấu với 20 máy bay F-105 và F-4 đã bắn rơi 1 F-105 và 1 F-4, các máy bay còn lại của địch vứt bom tháo chạy; là trận đánh thành công đầu tiên của MiG-21 áp dụng chiến thuật “đánh nhanh, thọc sâu”. Huân chương: Quân công (hạng nhì. hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).



        NGUYỄN HUỆ (Quang Trung; 1753-92), Ah dân tộc, nhà QS kiệt xuất, danh tướng bách chiến bách tháng, hoàng đế (1788). Quê gốc Nghệ An, sinh tại Kiên Mĩ, phủ Quy Nhơn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). Cuối tk 18 chính quyền chúa Nguyễn suy tàn, nhân dân lầm than, NH cùng với anh là Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89). Từ một thủ lĩnh chiến đấu dưới cờ của Nguyễn Nhạc, NH đã trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, chăm lo xây dựng quân đội Tây Sơn thành đội quân tinh nhuệ, thiện chiến. 21 năm chiến đấu, NH lập nên những kì tích oanh liệt: chiến thắng Phú Yên (1775), ba lần đánh tan quân Nguyễn ở Gia Định (1777, 1782 và 1783), thắng trận Rạch Gầm - Xoài Mút (19.1.1785); đánh đổ các tập đoàn phong kiến: chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt trên 200 năm; quét sạch hơn 29 vạn quân Thanh (1789) (xt kháng chiến chống Thanh, 1788-89). Sau thắng lợi. NH chủ trương lập lại quan hệ bang giao với nhà Thanh để tranh thủ xây dựng lại đất nước, ban hành “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học”, “Chiếu cầu hiền”. NH đã có nhiều cống hiến về nghệ thuật QS VN. Tác giả “Dụ tướng sĩ”.

        NGUYỄN HÙNG LỄ (1942-68), Ah LLVTND (truy tặng 1971). Quê xã Quảng Trường, h. Quảng Xương, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1961; đv ĐCS VN (1964); khi hi sinh là thiếu úy, phân đội trưởng Phân đội đặc công nước 1, Đoàn 126, BTL hải quân. 1964-66 chiến sĩ hải quân, chiến đấu nhiều trận chống máy bay, tàu chiến địch ở miền Bắc. 1966-68 chiến sĩ đặc công nước, đánh chìm 3 tàu địch và chỉ huy tổ đánh chìm 10 chiếc, đánh sập 1 cầu ở Quảng Trị. 2.9.1967 chỉ huy tổ 3 người, dùng kĩ thuật bơi nhái, đưa 300kg thuốc nổ vào đánh cụm tàu QS ở Cửa Việt, đánh chìm 5. hỏng 2 chiếc khác. Trận chỉ huy tổ đánh cầu Đông Hà (5.2.1968), khi cách cầu 30m bị địch phát hiện, ném lựu đạn và bắn dữ đội, NHL đã dẫn đầu tổ đưa nhanh khối thuốc nổ vào chân cầu và điểm hòa, cầu sập, NHL cùng cả tổ anh dũng hi sinh. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba).


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM