Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:06:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7233 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:16:55 pm »


        NGÔ GIA KHẢM (1912-90), Ah lao động (1952). Quê xã Tam Sơn. h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh; tham gia CM 1928, nhập ngũ 1944; đv ĐCS VN (1936); khi tuyên dương Ah là quản đốc đầu tiên phân xưởng quân giới. 1941 bị Pháp bắt giam ở nhà tù Sơn La, tham gia tuyệt thực 11 ngày. 1944 được trả tự do, là người đầu tiên tham gia xây dựng xưởng quân giới của QGP tại Chiến khu Việt Bắc. Dưới sự chi đạo của NGK, xưởng quân giới đã khắc phục khó khãn, thiếu thốn, sản xuất thành công quả lựu đạn đầu tiên được QGP dùng diệt 11 quân Nhật ở Chiến khu Hoàng Hoa Thám (1945). Trong KCCP, bằng phương tiện thủ công, NGK đã chế tạo thành công thuốc nổ làm vũ khí, có nhiều sáng kiến cải tiến đưa năng suất dập mồi nổ từ 600 lên 140.000 chiếc/ ngày, đưa năng suất dập xẻng lên 800%. NGK luôn nhận những việc khó khăn, nguy hiểm về mình, ba lần bị thương nặng vẫn hăng hái làm nhiệm vụ. Đào tạo được nhiều công nhân quân giới có tay nghề giỏi. Sau KCCP. giám đốc kiêm bí thư đảng ủy Nhà máy xe lửa Gia Lâm. cục trường Cục đầu máy toa xe, ủy viên thường vụ đáng ủy Tổng cục đường sắt, trường ban thanh tra Bộ giao thông vận tải. Huân chương: Hồ Chí Minh, Lao động hạng nhì, Kháng chiến (hạng nhất, hạng nhì), Chiến thắng hạng nhất...



        NGÔ GIA TỰ (1908-35), người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (3.1929). Quê làng Tam Sơn, phú Từ Sơn (nay là xã Tam Sơn. h. Từ Sơn), t. Bắc Ninh. 1925 học sinh Trường Bưởi (Hà Nội), tham gia phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh. 1926 gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), dự lớp huân luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu (TQ). 1927 về nước hoạt động gây dựng cơ sở CM ở Bắc Ninh. Bắc Giang, Sài Gòn; một trong những người đề xướng chủ trương “vô sản hóa”. 3.1929 cùng Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu... lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. 6.1929 tham gia thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, ủy viên BCHTƯ lâm thời. Sau hội nghị thành lập Đảng (3-7.2.1930), bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Kì, 31.5.1930 bị Pháp bắt tại Sài Gòn, kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo. 1.1935 hi sinh khi vượt ngục trở về đất liền bằng thuyền tự đóng.



        NGÔ LÊ TÂN (Hầu Sĩ Đô; 1933-68), Ah LLVTND (1967). Quê xã Cát Khánh, h. Phù Cát, t. Bình Định; nhập ngũ 1950; đv ĐCS VN (1957); khi tuyên dương Ah là xưởng trưởng thông tin Quân khu 5. Trong KCCP và KCCM, phụ trách sửa chữa máy vô tuyến điện, tận tụy với công việc, nghiên cứu, sáng tạo. bảo đảm công tác thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo, chỉ huy trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. 1960 dùng những vật liệu thu nhặt được, làm ra máy phát sóng vô tuyến điện đầu tiên mang tên “Giải phóng”. 1962 tìm ra phương pháp điều chỉnh sóng máy bộ đàm PRC10 (Mĩ) nhanh và chính xác, giúp các đơn vị sử dụng thuận lợi. Sửa chữa và cải tiến máy phát điện, phát sóng, làm động cơ thủy điện, ống đo bức xạ anten, bộ phận tăng âm trong máy điện thoại... Huân chương: Quân công hạng nhì, 2 Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:18:49 pm »


        NGÔ MÂY (1929-47), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Quê xã Cát Chánh, h. Phù Cát, t. Bình Định; nhập ngũ 1947; khi hi sinh là đội viên Đại đội quyết tử, Trung đoàn 120, Sư đoàn 305, Liên khu 5. Năm 1947 NM tình nguyện vào đội cảm tử để diệt xe tăng, xe cơ giới địch. Trận phục kích quân Pháp ở đầu cầu Suối Vối (An Khê, 12.11.1947), cầu bị phá, quân địch ùn lại, NM ôm bom lao thẳng vào đội hình địch. Bom nổ, hơn 1 trung đội lính Âu-Phi bị diệt, NM hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì.



        NGÔ QUANG TẢO (Ngô Văn Nhẫn; s. 1932), Ah LLVT- ND (1998). Quê xã Vĩnh Hưng, h. Hồng Dân, t. Bạc Liêu; nhập ngũ 1948, thiếu tướng (1988), tỉnh đội trưởng tỉnh Hậu Giang (1976); đv ĐCS VN (1949k 1948-54 cán bộ tiểu đội và trung đội du kích tập trung huyện, chỉ huy đánh hơn 50 trận, diệt và làm bị thương 120 địch, thu 19 súng. 1954-57 đội trường bảo vệ mật. hoạt động xây dựng cơ sở và đấu tranh chống địch đàn áp. 1957-62 phụ trách công tác binh vận, trường ban đấu tranh xã, đã kiên trì bám địa bàn, bám dân, xây dựng LLVT tại chỗ, cùng chi bộ lãnh đạo tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh chính trị. 10.2.1960 cùng chi bộ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giải phóng xã Vĩnh Hưng. 1962-68 phó ban QS tỉnh phụ trách hậu cần và phong trào dân quân du kích chiến tranh, rồi chính trị viên kiêm tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 368, chỉ huy LLVT địa phương đánh địch càn quét trên 30 trận, phá 15 đồn, diệt và làm bị thương hơn 400 địch. 1969-74 tỉnh đội trường, chỉ huy LLVT tỉnh hoạt động rộng khắp, kết hợp tác chiến lớn và nhỏ. 1970 chỉ đạo đánh địch diệt và làm bị thương 4.830 địch (có 156 Mĩ), bắt 782, thu 1.000 súng. 1972-74 diệt 6 tiểu đoàn, 22 đại đội, 43 trung đội, phá hủy 6 pháo 105mm, đánh chìm và hỏng 15 tàu, thu 2 tàu trọng tải 300t... Năm 1977-91 phó tư lệnh mặt trận bảo vệ tuyến biên giới An Giang, Châu Đốc, Tịnh Biên rồi tổng lãnh sự quán, tùy viên QS VN tại Campuchia. Huân chương: 3 Quân công hạng nhì. Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất, Bảo vệ tổ quốc hạng nhất (nhà nước Campuchia tặng).



        NGÔ QUYỂN (897-944), người khởi nghiệp nhà Ngô, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước. Quê q. Đường Lâm, Châu Giao (nay thuộc xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, t. Hà Tây), thuộc tầng lớp hào trưởng, từng theo họ Khúc dựng nghiệp. Khi Dương Đình Nghệ dấy binh, NQ đem gia thuộc vào Làng Ràng tụ nghĩa, được Dương Đình Nghệ gả con gái và cho làm tướng. 931 theo Dương Đình Nghệ đánh bại cuộc xâm lược lần I của quân Nam Hán (x. kháng chiến chống Nam Hán lấn I, 930-31), được cử cai quản Châu Ái (Thanh Hóa). 938 NQ kéo quân ra Bắc hạ thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn phản nghịch. Cuối năm đó NQ chỉ huy tiêu diệt quân Nam Hán sang xâm lược lần II (x. kháng chiến chống Nam Hán lần II, 938) trong trận Bạch Đằng 938, giết tướng địch Hoằng Thao tại trận, đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán. 939 NQ xưng vương, bãi bỏ chức tiết độ sứ, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở cổ Loa (Hà Nội), đặt quan chế, nghi lễ riêng, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chú lâu dài cho đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Hiện có lăng và đền thờ ở quê.

        NGÔ THẤT SƠN (Trịnh Ngọc Ảnh; 1919-52), Ah LLVT- ND (truy tặng 1994), chỉ huy trưởng bộ đội Sivôtha tại đông băc Campuchia, thuộc BTL Nam Bộ. Quê xã Vĩnh Gia, h. Tri Tồn, t. An Giang; nhập ngũ 8.1945; đv ĐCS VN (1945). Trước CM tháng Tám (1945) dạy học tại Campuchia. 25.8.1945 tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn, đội phó Đội bảo vệ ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Cuối 1945 học Trường QS Trần Quốc Tuấn. 1946 sang Thái Lan mua sắm vũ khí, thành lập và làm chỉ huy phó Chi đội Hai Ngoại (số 1), tháng 10.1946 chỉ huy trường và đưa chi đội về  nước tham gia KCCP ở Nam Bộ. 8.1948 trung đoàn phó rồi trung đoàn trường Trung đoàn 305 làm nhiệm vụ tại vùng biên giới VN - Campuchia (đổi thành bỏ đội Sivôtha), giúp xây dựng phong trào CM (phong trào Itxarắc) chống âm mưu “chia để trị” của thực dân Pháp. 2.6.1949 chiến đấu bị thương, bị địch bắt giam tại nhà lao Đức Hoà, t. Long An và bí mặt thủ tiêu (10.11.1952).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:20:33 pm »


        NGÔ THÌ NHẬM (Hi Doãn; 1746-1803), nhà chính trị - QS mưu lược thời Tây Sơn. Quê Làng Tó (nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, h. Thanh Trì, tp Hà Nội). Đỗ tiến sĩ (1775) đời vua Lê Hiển Tông, được bổ làm hộ khoa cấp sự trung rồi lần lượt thăng chức giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, đốc đồng trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên (1776), đỏng các hiệu thư, hàn lâm viện hiệu thảo (1779)... Năm 1782 do nội tình phú chúa Trịnh rối ren, NTN bỏ quan lánh về Sơn Nam dạy học, viết sách. Sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc lật đổ họ Trịnh, lập triều Tây Sơn, NTN được mời giữ chức tả thị lang Bộ lại, cùng Ngô Văn Sở cai quản Bắc Hà. Cuối 1788 nhà Thanh (TQ) đưa quân sang xám lược, NTN là người vạch kế hoạch rút lui chiến lược khỏi Thăng Long về phòng tuyến Tam Điệp -  Biện Sơn (nay thuộc Ninh Bình, Thanh Hóa), tạo thời cơ cho Nguyễn Huệ đem đại binh thần tốc đánh bại quân Thanh (1789), được thăng chức thượng thư Bộ binh (1790), có công lớn trong quan hệ bang giao với nhà Thanh và phát triển đất nước. 1802 triều Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại, NTN bị bắt và bị tra tấn đến chết. Để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

        NGÔ VĂN LŨI (s. 1950), Ah LLVTND (1973). Quê xã Thái Sơn, h. Thái Thụy, t. Thái Bình; nhập ngũ 1968, trung tá (1993); đv ĐCS VN (1971); khi tuyên dương Ah là đại đội phó Đại đội 3, Tiểu đoàn 25, Đoàn 367, BTL đặc công. 1971-73 chiến đấu tại Campuchia, cùng đồng đội đánh thắng 10 trận, diệt hơn 1.000 địch, phá hủy hàng chục kho bom đạn, xăng dầu và phương tiện chiến tranh của địch (NVL phá hủy 8 máy bay, 1 đài phát thanh, một số kho bom đạn và diệt trên 100 địch). 10.1971 cùng đại đội đánh sân bay Pôchentông; NVL bị thương, đã tự băng bó và chiến đấu. phá hủy 8 máy bay, 1 ô tô, diệt 30 địch. 30.10.1972 và 6.1973, NVL cùng đồng đội đánh tổng kho Mon Duôn, vừa chỉ huy đơn vị vừa trực tiếp đánh ở vòng trong, diệt và làm bị thương hơn 800 địch, phá hủy 15 nhà kho và hàng vạn tấn vũ khí, bom đạn. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 4 hạng ba).



        NGÔ VĂN NHẠC (1931-69), Ah LLVTND (truy tặng 1970). Quê xã Mĩ Lợi, h. Cái Bè, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1960; đv ĐCS VN (1960); khi hi sinh là chính trị viên xã đội Mĩ Lợi. 1960 trung đội trường bộ đội địa phương huyện, ba lần bị thương, cụt một chân. 1967 chính trị viên xã đội Mĩ Lợi, NVN chỉ huy du kích xã diệt và làm bị thương trên 400 địch, phá hủy 55 xe QS. NVN bằng chông, mìn diệt và làm bị thương 9 địch. 1968 tổ du kích thương binh (gồm hai bố con NVN và một thương binh cụt hai chân) đã thu nhặt các loại đạn pháo, lựu đạn hỏng lấy được của địch chế tạo mìn. làm chông,... chiến đấu diệt 85 địch, thúc đẩy phong trào toàn xã tự tạo vũ khí đánh địch. Huân chương: Quàn công hạng ba.



        NGÔ VĂN SỞ (?-1795), danh tướng thời Tây Sơn. Quê h. Bình Khê, phủ Quy Nhơn (nay là h. Tây Sơn, t. Bình Định). Tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu. 1787 được Nguyên Huệ cử làm tham tán quân vụ, cùng Vũ Văn Nhậm đưa quân ra Bắc Hà diệt Nguyễn Hữu Chinh. Đầu 1788 đánh bại quân Lê Chiêu Thống ở Sông Hoàng, Sơn Nam (nay thuộc Nam Định) và ở Kinh Bắc, được phong đại tư mã. Cuối 1788 khi nhà Thanh đưa 29 vạn quân sang xâm lược, NVS cùng Ngỏ Thì Nhậm tổ chức cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long, về đứng chân ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình - Thanh Hóa). Khi Quang Trung tiến công quân Thanh, NVS làm tướng tiên phong lập nên chiến công Ngọc Hồi - Đông Đa đầu Xuân Kì Dậu (1789). Năm 1790 dẫn đầu đoàn “giả vương” sang nhà Thanh nhận sắc phong, nhằm xây dựng mối bang giao giữa hai nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:22:35 pm »


        NGÔ VĂN TÁC (s. 1939), Ah LLVTND (1969). Quê xã Định Hoà, h. Yên Định, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1959, đại tá (1983); trưởng phòng chính trị Bộ tham mưu Quân chùng phòng không - không quân; đv ĐCS VN (1964); khi tuyên dương Ah là trung úy, trường xe kiêm sĩ quan điều khiển tên lửa  Tiểu đoàn 71, Trung đoàn tên lửa phòng không 285, Sư đoàn 369, Quân chủng phòng không - không quân. Trong KCCM, tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, đánh 44 trận, cùng kíp trắc thủ điều khiển tên lửa bắn rơi 22 máy bay. 3.3.1966 bắn rơi 2 máy bay F-105 trên vùng trời Hoà Bình, phá âm mưu của địch đánh vào Hà Nội. 25.7.1966 bắn rơi 1 F-105 ở Bắc Thái. 29.8.1966 tại Quảng Ninh bắn 3 quả tên lửa rơi 2 máy bay A-4. Đêm 9.9.1966 bắn rơi 1 máy bay F-4 tại Quảng Yên. 16.11.1967 tại Hải Phòng, bắn rơi tại chỗ 1 F-4. Ngày 24-26.4.1967 vừa đánh máy bay địch (bắn rơi 4 chiếc) vừa bình tĩnh xử trí vô hiệu hóa tên lửa Sơrai từ máy bay địch phóng xuống, bảo đảm an toàn trận địa. Huân chương: Chiến công hạng ba.



        NGÔ XUÂN ĐỆ (s. 1942), Ah LLVTND (1972). Quê xã Nguyễn Úy, h. Kim Bảng, t. Hà Nam; nhập ngũ 1961, trung tá (1987); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó Tiểu đoàn đặc công 810 thuộc Quân khu 6. Trong KCCM, chiến đấu tại chiến trường Lào (1961-62 đánh 2 trận); Khu 5 (1966-72 đánh 31 trận), chỉ huy trung đội, đại đội diệt hàng nghìn địch, NXĐ diệt 270. Trận đánh sân bay Liên Khương (7.1969), cùng một chiến sĩ bí mật cắt 5 lớp rào thép gai, dẫn đầu đơn vị thọc sâu chia cắt địch, sau 7 phút chiến đấu đơn vị diệt 150 địch, thu hàng chục súng, làm chủ trận địa. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba)...   



        NGÔ XUÂN THU (1949-71), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Nguyễn úy, h. Kim Bảng, t. Hà Nam: nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1968); khi hi sinh là trung đội phó công binh. Đại đội 1 bộ đội địa phương tinh Quảng Nam. 1968-71 dùng mìn đánh phá giao thông trên QL 1 (đoạn từ Đà Nẵng di đèo Hải Vân), lật đổ 17 đoàn tàu, 7 xe QS. phá hủy 1 máy bay trực thăng, diệt gần 200 địch. 1969 có sáng kiến điểm hỏa bằng lẫy tự động, đánh thử trận đầu, lật đoàn tàu 9 toa của địch chờ lính và hàng QS. Khi địch dùng 2 toa chờ đá đi trước để làm mìn nổ nhằm bảo vệ đoàn tàu, NXT tìm ra cách đánh mới lật 2 đoàn tàu chở vũ khí, diệt hàng trăm địch. 4.1971 dùng mìn phá sập 1 cầu dài 27m, lật 1 đoàn tàu 12 toa chở vũ khí và phá hủy 1 máy bay trực thăng. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, 4 lần Dũng sĩ.



        NGÔ XƯƠNG NGẬP (?-954), danh tướng lập công lớn trong trận Bạch Đảng 938, con cả của Ngô Quyền. Cuối 938 khi quân Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy vượt biển sang xâm lược Giao Châu, được Ngô Quyền giao trọng trách cùng Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đạo quân mai phục ở hữu ngạn Sông Cấm. Lợi dụng địa hình, NXN sử dụng cả thủy binh và bộ binh chặn đoàn thuyền của Hoằng Thao ở cửa Nam Triệu, không cho thuyền địch tiến theo đường Sông Cấm, dồn chúng vào hàng cọc trên sông Bạch Đằng, tạo điều kiện để Ngô Quyền dùng đại quân đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Nam Hán. 944 bị Dương Tam Kha cướp ngôi, phải về sống ẩn dật ở nhà Phạm Lệnh Công (Trà Hương, h. Kim Thành, t. Hải Dương). 951 được em là Ngô Xương Văn (sau khi lật đổ Dương Tam Kha) đón về kinh cùng trông coi việc nước. NXN xưng là Thiên Sách Vương. Hiện còn đền thờ NXN ở Quang Đàm (An Hải, Hải Phòng).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:23:58 pm »


        NGỘT LƯƠNG HỢP THAI (H. Wulianggetai, Wulianggotai; 1200-72), danh tướng Mỏng cổ. 1253-56 chinh phục nước Đại Lí (Vân Nam, TQ). Cuối 1257 cùng con là ATruật (Aju) đem quân Mông cổ và quân địa phương người Thoán từ Vân Nam theo đường bộ tiến đánh Đại Việt. Sau khi đánh lui quân Trần ở Bình Lệ Nguyên (nay thuộc Bình Xuyên, t. Vĩnh Phúc), tiến vào chiếm kinh thành Thăng Long bỏ trống. Cuối 1.1258 bị tổn thất lớn trước sự phản công mạnh của quân Đại Việt (x. kháng chiến chống Nguyên - Mông lần I, 1258), NLHT phải dẫn quân rút chạy về Vân Nam. 1260 theo Hốt Tất Liệt trở về Mông cổ. Chết tại Thượng Đô (TQ).

        NGŨ (cổ), đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong bộ binh của QĐ một số triều đại phong kiến VN và TQ. Thường gồm 5-10 người (thời Đinh: 5 người; thời Trần: 5-10 người; thời Nguyễn: 5 người...), do ngũ trường hay đầu ngũ (thời Lê Sơ là tổng kì) chỉ huy. Ở TQ, từ thời Chu đến Tần, Hán về sau, N gồm 5 người: 5 N thành 1 lượng (25 người). Việc lấy số 5 làm cơ số tổ chức QĐ cổ của VN và TQ là dựa vào ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và ý nghĩa của nó trong QS.

        NGŨ HÀNH SƠN, gọi chung năm núi đá: Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và Hỏa Sơn, nằm tách biệt nhau ở phường Hòa Hải, q. Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng (dông nam trung tâm thành phố 8km). Có nhiều hang động: Lãng Thư, Linh Nham. Thiên Phúc, Thiên Long, Huyền Không...; các chùa: Trang Nghiêm, Linh Ứng, Chân Ứng... Trên núi còn có Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài. Đá cẩm thạch ở NHS có nhiều màu sắc, làm vật liệu tốt để tạc tượng, làm đổ trang sức. Tại NHS, đêm 22.8.1968 Tiểu đoàn 1 (R20) Mặt trận Quảng Đà tập kích tiêu diệt tiểu đoàn biệt kích Nùng (phiên hiệu 776 Xi Xi Lôi Hổ), đại đội trường Phan Hành Sơn (Phan Hiệp) lập công xuất sắc, được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND; đêm 15.4.1972, phân đội nữ pháo binh Hoà Vang dùng cối 82mm diệt 19 máy bay Mĩ. NHS là di tích văn hóa, thắng cảnh được xếp hạng.

        NGỤ BINH Ư NÔNG, chính sách tổ chức và xây dựng LLVT phòng thủ đất nước của các triều đại Lí, Trần, Lê (Sơ) ở VN (tk 11-15). Nội dung: thực hiện chế độ binh dịch đối với đinh tráng (nam) tuổi 18-60, làm cơ sở để tuyển quân thường xuyên và động viên lực lượng khi có chiến tranh và chế độ quân lính chia phiên về nhà sản xuất tự túc khi không có chiến tranh. Trong điều kiện một nước nông nghiệp, dân số không đông, lại thường xuyên bị giặc ngoại xâm đe dọa, NBƯN làm cho nhân dân ai cũng là binh, giảm được số người thoát li sản xuất và chi phí nuôi quân của nhà nước, góp phần tăng cường cả sức mạnh kinh tế và quốc phòng; trở thành một nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng LLVT trong truyền thống quân sự Việt Nam.

        NGUỒN BẢO ĐẢM HẬU CẨN, tổng hợp tiềm lực vật chất, trang bị phương tiện hậu cần có khả năng cung cấp cho LLVT cả trong thời bình và thời chiến. Bao gồm: nguồn bảo đảm của hậu phương đất nước, nguồn tự sản xuất của QĐ. nguồn khai thác từ nước ngoài và nguồn thu được của địch (trong chiến tranh).

        NGUỒN ĐỘNG VIÊN, lực lượng dự bị động viên và phương tiện vật chất có thể huy động được để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. NĐV được đăng kí, quản lí chặt chẽ theo quy định của pháp lệnh để làm cơ sở lập kế hoạch động viên. NĐV có số đã xếp vào đơn vị dự bị động viên (thường chia ra: NĐV tăng cường đầu tiên và NĐV bổ sung cơ bản) và số nguồn dự trữ theo tỉ lệ phần trăm quy định.

        NGUỔN GỐC CHIẾN TRANH, cơ sở kinh tế, xã hội sản sinh ra chiến tranh: chế độ tư hữu, giai cấp đối kháng và nhà nước. NGCT không làm nảy sinh chiến tranh một cách tự phát và trực tiếp mà thông qua hình thức biểu hiện là nguyên nhân chiến tranh. Để loại trừ vĩnh viễn chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội, phải xóa bỏ cơ sở kinh tế, xã hội sản sinh ra nó.

        NGUY CƠ CHIẾN TRANH, trạng thái chiến tranh sắp nổ ra do hội tụ đầy đủ các nguyên nhân chiến tranh. Những biểu hiện của NCCT: mâu thuẫn giữa các bên đối lập không thể điều hòa bằng các giải pháp chính trị; LLVT của bên (các bên) chủ chiến ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao; nhà cầm quyền các bên đối lập có thái độ cứng rắn, theo đuổi chính sách chiến tranh hoặc giải quyết vấn đề tranh chấp, bất đồng bằng vũ lực. Có NCCT tiềm ẩn lâu dài như sư tồn tại của CNĐQ, chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hủy diệt... Để đẩy lùi NCCT, nhân dân thế giới đang đẩy mạnh phong trào đấu tranh vì hòa bình, chống các thể lực hiếu chiến, chống chạy đua vũ trang, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:25:12 pm »


        NGỤY QUÂN. QĐ của ngụy quyền, do chính quyền của bọn phản loạn hoặc chính quyền bản xứ lập ra được thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, trang bị và chỉ huy để thực hiện chính sách “dùng người bàn xứ đánh người bản xứ” trong các cuộc chiến tranh xâm lược. Trong chiến tranh xâm lược VN (1945-75), thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tổ chức NQ (quân số có lúc tới hàng triệu với hệ thống tổ chức hoàn chinh, trang bị hiện đại) mang nhãn hiệu “QĐ quốc gia”, "QĐ cộng hòa” làm công cụ tiến hành chiến tranh xâm lược. Cg quân ngụy.

        NGỤY QUYỀN, 1) chính quyền do bọn phản loạn trong nước lập ra bất hợp pháp, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc nhưng giả danh “hợp pháp”, “dân chủ”, “chính nghĩa”, “quốc gia”; 2) chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ thực hiện chính sách xâm lược, nô dịch của họ. Ở VN, chính quyền Bảo Đại (1948-54) và chính quyền Sài Gòn (1954-75) đều là NQ.

        NGỤY TRANG, loại bảo đảm tác chiến gồm tổng thể các biện pháp về kĩ thuật và tổ chức nhằm che giấu lực lượng, mục tiêu QS và hoạt động tác chiến để tránh đối phương phát hiện, hoặc đánh lừa chúng, giữ bí mật, giảm bớt thiệt hại và tạo bất ngờ trong tác chiến. Các biện pháp NT cơ bản: che giấu mục tiêu và hành động, tạo mục tiêu giả, nghi binh, tung tin giả, lợi dụng thuộc tính che khuất của địa hình và tầm nhìn hạn chế (đêm tối, sương mù..., gây nhiễu phương tiện trinh sát kĩ thuật của đối phương. Theo quy mô và tính chất nhiệm vụ. có: NT chiến lược, NT chiến dịch và NT chiến thuật. Để chống phương tiện trinh sát, có: NT điện tử (NT rada. NT vô tuyến điện, NT âm thanh...), NT bằng sơn vẽ... NT phải được thực hiện theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với ý định và kế hoạch tác chiến. NT có hiệu quả là phải chống được tất cả các lực lượng và phương tiện trinh sát của đối phương. Mọi lực lượng tham gia chiến đấu đều phải tiến hành NT và phải chấp hành nghiêm kỉ luật NT.

        NGỤY TRANG BẰNG MÀN KHÓI, ngụy trang bằng cách tạo thành màn khói, để hạn chế khả năng quan sát bàng mắt, bằng khí tài quang học, hồng ngoại,... chụp ảnh, hạn chế độ chính xác của các loại vũ khí điều khiển bằng lade, hồng ngoại... Để NTBMK thường dùng: đạn khói, lựu đạn khói, hộp khói, thùng khói chế sẵn, xe tạo khói, các khí tài phát khói khác và tạo khói bằng ứng dụng. NTBMK có thể tiến hành ban ngày, ban đêm, nòng cốt là phân đội thả khói của bộ đội hóa học.

        NGỤY TRANG CHIẾN DỊCH, ngụy trang được tiến hành ở quy mô chiến dịch để giữ bí mật, che giấu và đánh lạc hướng đối phương về ý định, quy mô, lực lượng, thời gian, hướng (khu vực) tiến hành chiến dịch. Các biện pháp NTCD chủ yếu gồm: lợi dụng điều kiện tự nhiên thực hiện ngụy trang công trình, che giấu vị trí và cơ động bộ đội, bảo đảm mục tiêu quan trọng không bị đối phương phát hiện và phá hoại; làm trận địa giả, mục tiêu giả, phát tình huống giả, tạo tình huống giả. tiến hành hoạt động nghi binh chiến dịch... Trong điều kiện hiện đại, NTCD còn phải coi trọng ngụy trang điện tử. Do cơ quan tham mưu chiến dịch lập kế hoạch và thực hiện, trên cơ sở quyết tâm của tư lệnh chiến dịch.

        NGỤY TRANG CHIẾN LƯỢC, ngụy trang được tiến hành ở quy mô chiến lược nhằm giữ bí mật, che giấu ý đồ và các mục tiêu chiến lược. Bao gồm: tiến hành tổng hợp các thủ đoạn  QS, chính trị, ngoại giao, khoa học kĩ thuật; giấu thật, lộ giả, thực hư lẩn lộn làm cho quân địch phán đoán sai ý đồ thật của mình. Trong tác chiến chiến lược: giữ bí mật và đánh lạc hướng đối phương về chuẩn bị tác chiến chiến lược, về tính chất, thực trạng và ý định của các tập đoàn LLVT, các mục tiêu chiến lược, được thực hiện theo quyết tâm của bộ tổng tư lệnh. Do cơ quan tham mưu cấp chiến lược lập kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo.

        NGỤY TRANG CHIẾN THUẬT, ngụy trang được tiến hành ở quy mô chiến thuật để giữ bí mật, che giấu ý định chiến đấu, lực lượng, vị trí bố trí, hướng (khu vực) tác chiến và những mục tiêu khác. Các biện pháp NTCT chủ yếu gồm: lợi dụng địa hình, điều kiện đêm tối, tầm nhìn hạn chế để giấu hành động và bố trí của bộ đội, sử dụng kĩ thuật kết hợp cấu trúc trận địa giả, làm mục tiêu giả, thay đổi đặc tính bên ngoài của mục tiêu, áp dụng hoạt động nghi binh, phát tình huống giả, giữ bí mật tin tức, sử dụng lưới ngụy trang, các loại sơn phủ ngụy trang... Do phân đội, binh đội, binh đoàn thực hiện theo quyết tâm của người chỉ huy và kế hoạch của cơ quan tham mưu.

        NGỤY TRANG đặc công, ngụy trang do bộ đội đặc công thực hiện bằng các biện pháp kĩ thuật và tổ chức nhằm giữ bí mật khi tiếp cận mục tiêu. Gồm: bôi vẽ và buộc cỏ vào người, cài trang, hóa trang, nghi trang, xóa dấu vết...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:26:19 pm »


        NGỤY TRANG ĐIỆN TỬ, ngụy trang nhầm loại trừ hoặc hạn chế hiệu quả trinh sát điện từ của đối phương; bộ phận của chống trinh sát điện tử. NTĐT gồm: ngụy trang vô tuyến điện và kĩ thuật vô tuyến điện, ngụy trang rađa. ngụy trang âm thanh và thủy âm, ngụy trang lade, ngụy trang hồng ngoại, ngụy trang quang điện tử. Các biện pháp NTĐT: im lặng vô tuyến điện, giữ bí mật dải tần sô công tác, giảm công suất và thời gian phát, dùng các tín hiệu ngắn gọn, các thiết bị phát tốc độ cao, lập các cụm đài vô tuyến điện giả, nghi binh vô tuyến điện, dùng lưới ngụy trang, các góc phản xạ, gây nhiễu... Trong chiến tranh xâm lược VN, không quân Mĩ dùng các loại nhiễu: trong đội hình, ngoài đội hình, tiêu cực, tích cực... Cg ngụy trang vô tuyến điện.

        NGỤY TRANG RAĐA, ngụy trang nhằm cản trở đối phương dùng rađa trinh sát và điều khiển hỏa lực bắn phá các phương tiện KTQS và các mục tiêu khác của ta; bộ phận của ngụy trang điện tử. Các biện pháp NTR: lợi dụng địa hình, cấu trúc công sự, sử dụng vật liệu ngụy trang, sơn hấp thụ sóng điện từ, làm mục tiêu giả, sử dụng các góc phản xạ, dùng máy gây nhiễu rađa đối phương, dùng lưới ngụy trang. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, không quân Mĩ đã tiến hành NTR bằng gây nhiễu rađa (cả nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực, nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu xung trả lời, làm giả mục tiêu...), dùng tên lừa chống rađa. Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991 và chiến tranh Côxôvô 1999, không quân Mĩ và liên quân còn dùng máy bay tàng hình F-117A để chống rađa trinh sát của đối phương.

        NGỤY TRANG VÔ TUYẾN ĐIỆN, ngụy trang nhằm hạn chế hiệu quả trinh sát vô tuyến diện của đối phương: bộ phận của ngụy trang điện tử. Các biện pháp NTVTĐ: im lặng vô tuyến diện, rút ngắn thời gian phát tin, giảm công suất phát, thay đổi tần số phát, sử dụng anten có tính định hướng cao, tổ chức cụm, trạm, đài, mạng liên lạc giả và sử dụng thiết bị phát có tốc độ cao. NTVTĐ ở VN được thực hiện từ chiến dịch Biên giới (1950) trong KCCP và được tiến hành rộng rãi trong KCCM. Trong chiến dịch Tây Nguyên (1975), khi Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 đã chuyển sang chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột, vẫn duy trì mạng liên lạc và phát các bức điện giả ở vị trí cũ, làm cho đối phương tưởng ta chuẩn bị đánh Plây Cu và Kon Tum. Trong chiến tranh Côxôvô (1999), QĐ Nam Tư vận dụng rộng rãi im lặng vô tuyến điện nên đã hạn chế được hiệu quả trinh sát của Mĩ và liên quân.

        NGUYÊN CỚ CHIẾN TRANH, những nhân tố (lí do) tác động bên ngoài, ngẫu nhiên hoặc chủ ý tạo dựng, xuất hiện cùng với nguyên nhân chiến tranh mà các bên đối địch mượn cớ để tuyên chiến hoặc tiến hành chiến tranh. 1856 Anh mượn cớ tàu Êrâu bị bắt giữ ở Quảng Châu và Pháp mượn cớ một giáo sĩ bị giết ở Quảng Tây để tiến hành chiến tranh nha phiến lần II (1856-60) xâm lược TQ; 1964 đế quốc Mĩ tạo dựng NCCT từ sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc VN (1965-72).

        NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH, nhân tố làm bùng nổ chiến tranh; hình thức biểu hiện của nguồn gốc chiến tranh. Có nhiều NNCT: chủ quan, khách quan; cơ bản, không cơ bản; chủ yếu, thứ yếu; trực tiếp, gián tiếp... Các NNCT tác động tổng hợp với nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản là quyết định. Phân tích NNCT nhằm hiểu rõ bản chất chiến tranh để có thái độ đúng đối với chiến tranh. Có nguy cơ chiến tranh khi NNCT còn tồn tại.

        NGUYÊN SOÁI, quân hàm cao nhất trong LLVT nhiều nước (tương đương với thống chế ở các nước phương Tây). Ở LX, NS là quân hàm của sĩ quan cấp cao, chia thành: NS LX (1935), chánh nguyên soái (1943), NS không quân, NS pháo binh, NS công binh, NS thông tin, NS tăng thiết giáp (1943, tương đương đại tướng lục quân; riêng quân hàm NS tăng thiết giáp bị bãi bỏ từ 1984).

        NGUYÊN TẮC CHỈ HUY, quy định buộc người chỉ huy phải tuân theo để chỉ huy bộ đội trong tác chiến; nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. NTCH chủ yếu: biết địch biết ta, chỉ đạo tác chiến phải phù hợp thực tế khách quan; hạ quyết tâm chính xác, kế hoạch tổ chức chu đáo, bí mật, trọng điểm; chỉ huy tập trung thống nhất; tích cực, quyết đoán; liên tục, nhanh chóng, kiên định; chủ động, linh hoạt, khôn khéo; hiệp đồng chặt chẽ, bảo đảm toàn diện.

        NGUYÊN TẮC HUẤN LUYỆN, quy định chuẩn mực để chỉ đạo và thực hành huấn luyện. NTHL là cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch, phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện. Những NTHL của LLVTND VN là: thực sự thực tế, huấn luyện sát với yêu cầu chiến đấu; huấn luyện từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp; cấp trên dạy cấp dưới, chỉ huy dạy đơn vị; bảo đảm thường xuyên sẵn sàng chiến đấu...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:27:42 pm »


        NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI, quy định cơ bản nhất vế sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với QĐND VN. Nội dung: ĐCS VN lãnh đạo QĐND VN tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt theo cương lĩnh chính trị. điều lệ Đảng và quy định của BCHTƯ. Lãnh đạo tuyệt đối: BCHTƯ (thường xuyên là BCT) lãnh đạo QĐ chặt chẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, không chia quyền lãnh đạo QĐ cho tổ chức, lực lượng khác; Đảng căn cứ vào đường lối chính trị, định ra đường lối QS, nguyên tắc tổ chức, chế độ lãnh đạo, mục tiêu chiến đấu, chức năng nhiệm vụ, chế độ chính sách... của QĐ. Lãnh đạo trực tiếp: Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với QĐ thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và tổ chức quần chúng trong QĐ. không qua trung gian (đảng, đoàn, ban cán sự...). Lãnh đạo mọi mặt: mọi tổ chức và cá nhân, mọi lĩnh vực hoạt động (chính trị, QS, hậu cần, khoa học và công nghệ, tài chính, sản xuất kinh tế...) trong QĐ đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. NTLĐCĐĐVQĐ đã bảo đảm cho QĐND VN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với tổ quốc và chế độ XHCN, đoàn kết nội bộ, gắn bó với nhân dân, ki luật nghiêm minh; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BỘ ĐỘI CÔNG BINH, quy định cơ bản để chỉ đạo hành động của bộ đội công binh. Gồm: tập trung bộ đội công binh ưẻn hướng chủ yếu, vào nhiệm vụ chủ yếu và thời gian có lợi nhất, sử dụng lực lượng phù hợp với chuyên môn và trang bị, có tính đến điều kiện cụ thể trong tác chiến; tổ chức lực lượng công binh thành các phân đội, đủ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trong toàn bộ chiều sâu đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch); thường xuyên có lực lượng công binh dự bị; hiệp đồng chặt chẽ giữa công binh với các đơn vị được bảo đảm và giữa các đơn vị công binh với nhau.

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BỘ ĐỘI HÓA HỌC, quy định cơ bản để chỉ đạo hành động của bộ đội hóa học. Các NTSDBĐHH: sử dụng tập trung có trọng điểm, đúng thời cơ; ưu tiên cho lực lượng chiến đấu trước, lực lượng bảo đảm sau, có lực lượng dự bị; kết hợp lực lượng chuyên môn với lực lượng kiêm nhiệm, phương tiện chế sẵn với ứng dụng tạo sức mạnh tổng hợp. Trong chiến đấu, thường sử dụng bộ đội hóa học bảo đảm hóa học ở SCH. trận địa hỏa lực, hướng và khu vực tác chiến chủ yếu, căn cứ hậu cần kĩ thuật...

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CHIẾN ĐÂU PHÁO BINH, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của pháo binh. Các NTSDCĐPB là: tập trung trên hướng chủ yếu, vào thời cơ và nhiệm vụ quan trọng nhất; hiệp đồng chặt chẽ, chủ động, liên tục với bộ binh, xe tăng, không quân, hải quân và các lực lượng khác; liên tục chi viện cho bộ binh, xe tăng tác chiến; cơ động hỏa lực và cơ động phắo kịp thời; hỏa lực phải chính xác, kịp thời, bất ngờ, mãnh liệt. NTSDCĐPB được rút ra từ nghệ thuật sử dụng pháo binh VN; được nghiên cứu, phát triển trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu pháo binh trong KCCP và KCCM.

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CHIẾN ĐẤU TĂNG THIẾT GIÁP, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của bộ đội tăng thiết giáp. Theo điều lệnh chiến đấu binh chủng thiết giáp, NTSDCĐTTG là: tích cực tiêu diệt địch; tiến công kiên quyết, liên tục; phòng ngự tích cực, ngoan cường; sử dụng lực lượng tập trung vào thời cơ và địa điểm có ý nghĩa quyết định; đánh có chuẩn bị, đánh chắc thắng; chủ động hiệp đồng chặt chẽ, liên tục; hành động bất ngờ, mưu trí, sáng tạo; nắm vững lực lượng dự bị. NTSDCĐTTG được đề ra căn cứ vào nguyên tắc tác chiến binh chủng hợp thành và những kinh nghiệm tác chiến của bộ đội tăng thiết giáp trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN, quy định chuẩn mực chỉ đạo hoạt động tác chiến. NTTC phản ánh những quy luật của đấu tranh vũ trang, được quán triệt trong chuẩn bị và thực hành tác chiến. Có NTTC chung và NTTC riêng. NTTC chung là những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật QS, như: nguyên tắc tập trung nỗ lực tạo ưu thế sức mạnh, nguyên tắc bí mật bất ngờ, nguyên tắc hiệp đồng, nguyên tắc phát huy nhân tố chính trị tinh thần... NTTC riêng là các nguyên tắc của chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch, chiến lược; NTTC tiến công, phòng ngự; NTTC của từng quân chủng và binh chủng. Nguyên tấc của chiến thuật chỉ đạo hành động chiến đấu, thường gồm: chuẩn bị chiến đấu nhanh chóng, sẵn sàng chiến đấu cao. bảo đảm toàn diện, xác định rõ mục tiêu, ngụy trang, nghi binh, phát huy hỏa lực, bí mật bất ngờ, tác chiến liên tục, dũng cảm ngoan cường, hiệp đồng chặt chẽ, tập trung lực lượng tiêu diệt địch, bảo vệ mình, chủ động, linh hoạt, triệt để lợi dụng địa hình, khí tượng - thủy văn... Nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch chỉ đạo hành động tác chiến chiến dịch thường là những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến hiệp đồng quân chủng , binh chủng. Nội dung chủ yếu gồm: nguyên tắc về công tác chỉ đạo chiến dịch, chọn mục tiêu (hướng - chiến dịch), vận dụng hình thức tác chiến, giành và giữ quyền chủ động, chuẩn bị chiến dịch, bố trí và sử dụng lực lượng, hiệp đồng, chỉ huy, bảo đảm chiến dịch. Nguyên tắc của chiến lược là căn cứ để xác định nguyên tắc chiến thuật, chiến dịch. Nội dung chủ yếu gồm: tập trung lực lượng ưu thế, tiêu diệt toàn bộ quân địch; ra sức giành chủ động, tránh bị động, chỉ huy thống nhất, coi trọng trận đầu; hiệp đồng chặt chẽ, kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị, ngoại giao,... kết hợp chặt chẽ các hình thức tác chiến: đánh trận địa, đánh vận động, đánh du kích...; tạo thời, tạo thế. Các quân chủng, binh chủng  phải tuân theo những NTTC chung và căn cứ nhiệm vụ, biên chế tổ chức, trang bị của mình và của đối phương, các điều kiện tác chiến cụ thể,... để đề ra NTTC riêng cho phù hợp . Vận dụng mưu trí, linh hoạt, sáng tạo các NTTC là một yếu tố quan trọng bảo đảm giành thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:28:53 pm »


        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN ĐẶC CÔNG, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của đặc công. Các NTTCĐC là: lấy ít thắng nhiều; bí mật bất ngờ luồn sâu đánh hiểm; tiến công kiên quyết, liên tục, mưu trí, táo bạo; sử dụng lực lượng tập trung thích hợp; chuẩn bị chu đáo khẩn trương kịp thời; chỉ huy kiên quyết dũng cảm, quyết đoán. Các nguyên tấc trên là một thể thống nhất, mỗi nguyên tắc có vị trí chỉ đạo từng mặt, trong đó nguyên tắc lấy ít địch nhiều là cơ bản nhất để thực hiện mục đích của tác chiến đặc công.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN HẢI QUÂN, những quy định cơ bản phải tuân theo để chỉ đạo hoạt động tác chiến của hải quân. Được xác định trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm và quy luật phát triển của tác chiến trên biển. Có: nguyên tấc chung và nguyên tắc sử dụng từng lực lượng binh chủng hải quân. Nguyên tắc tác chiến chung gồm: duy trì khả nâng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng; nhiệm vụ chiến thuật phù hợp với mục đích của chiến dịch; xây dựng đội hình hành quân và chiến đấu của các phân đội, biên đội, binh đoàn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu cao, bền bỉ trong hành quân và trong chiến đấu; tập trung sức mạnh chủ yếu trên hướng (khu vực) chủ yếu, tiêu diệt từng bộ phận đối phương; có lực lượng dự bị hợp lí; giữ bí mật, tạo bất ngờ, giành chủ động; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ; bảo đảm mọi mặt cho hoạt động của các lực lượng; chỉ huy các lực lượng liên tục hiệu quả. Các nguyên tắc tác chiến của từng binh chủng hải quân phải căn cứ các nguyên tắc chung và đặc điểm hoạt động chiến đấu từng binh chủng.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN KHÔNG QUÂN, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của không quân. Bao gồm: sẵn sàng chiến đấu, tổ chức lực lượng đánh địch, thời gian chuẩn bị ngắn; coi trọng nhân tố con người, chuẩn bị thế trận và bố trí lực lượng phù hợp, sử dụng hợp lí; cơ động, điều chỉnh lực lượng kịp thời trên các hướng, các nhiệm vụ và thời điểm quyết định; chỉ huy tập trung, kiên quyết, liên tục, vững chắc, phân cấp chỉ huy hợp lí; hiệp đồng chặt chẽ, bảo đảm đầy đủ, kịp thời; vừa chiến đấu, xây dựng và giữ gìn lực lượng đánh lâu dài. NTTCKQ được rút ra từ nghệ thuật sử dụng không quân của nhiều nước, được nghiên cứu, phát triển trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu của không quân nhân dân VN trong KCCM.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của các lực lượng phòng không. Bao gồm: thường xuyên sắn sàng chiến đấu cao, không bị bất ngờ, lỡ thời cơ đánh thắng trận đầu; bồi dưỡng và phát huy ưu thế chính trị, tinh thần, làm chủ khoa học kĩ thuật, sử dụng tốt vũ khí, trang bị kĩ thuật, quyết đánh và quyết thắng địch; tích cực chủ động tiêu diệt địch, bảo vệ vững chắc mục tiêu; phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quản, hiệp đồng chặt chẽ với không quân, hải quân và các LLVT khác; tập trung lực lượng hợp lí và kịp thời vào khu vực chủ yếu, hướng chủ yếu, đối tượng chủ yếu, thời cơ quyết định; sử dụng hợp lí lực lượng dự bị; chủ động chuyển hóa thế trận, cơ động kịp thời, bí mật tạo thế trận hiểm để đánh địch, vận dụng linh hoạt và kết hợp các hình thức và phương pháp tác chiến, kết hợp sáng tạo các biện pháp kĩ thuật và chiến thuật; chủ động đánh trả và phòng tránh bảo toàn lực lượng; chuẩn bị chu đáo, toàn diện, đồng bộ, đáp ứng mọi tình huống, bảo đảm đánh địch liên tục và lâu dài; chỉ huy kiên quyết, tập trung, hiệp đồng thống nhất, kết hợp chặt chẽ các biện pháp chỉ huy tập trung và không tập trung; vừa chiến đấu vừa khẩn trương xây dựng, càng đánh càng nhanh chóng trưởng thành.

        NGUYÊN TẮC TRINH SÁT. quy định chuẩn mực để chỉ đạo hoạt động tác chiến của lực lượng trinh sát. Nội dung chủ yếu gồm: kịp thời thu thập tình báo chính xác; bố trí mạng lưới trinh sát có trọng điểm; tiến hành trinh sát liên tục, tích cực và chủ động; kết hợp trinh sát chuyên nghiệp với trinh sát nhân dân. nắm vững và xử lí tình báo tập trung; phát huy tác dụng của các lực lượng trinh sát; vận dụng kết hợp nhiều thủ đoạn trinh sát...

        NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM, gọi chung các nguyên tố kim loại thuộc nhóm III trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menđêlêép, gồm: scanđi (Sc, nguyên tử số 21), ytri (Y, nguyên tứ số 39), lantan (La, nguyên tử số 57) và dãy (14 nguyên tố) lantanoit (nguyên tử số từ 58-71). Được chia thành 2 nhóm; nhóm xeri (La, Ce, Pr. Nd, Pm, Sm, Eu, Sc) và nhóm ytri (Y, Gd. Tb, Py, Ho, Er, Tm, Yđ. Lu). Đặc điểm NTĐH: có trong tự nhiên (vỏ Trái Đất) ở trạng thái rất phân tán (thường gặp ở dạng tạp chất của các loại khoáng, khó khai thác); tính chất hóa học gần như nhau, có các kim loại màu trắng bạc, bị mờ đục trong không khí do tạo thành màng ôxít. Được sử dụng trong kì thuật năng lượng hạt nhân; sản xuất các hợp kim, các loại thủy tinh chuyên dụng, chất phát quang, lade; làm chất xúc tác...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:30:43 pm »


        NGUYÊN TRẠNG, trạng thái hoặc tình trạng vốn có của một sự vật, hiện tượng trong khoảng thời gian xác định. Giữ NT là giữ nguyên trạng thái vốn có của sự vật, hiện tượng. Khỏi phục NT là làm trở lại trạng thái của sự vật, hiện tượng trước khi biến đổi. Trở lại NT trước chiến tranh (hoặc xung đột) là phải xóa bỏ những biến đổi về lãnh thổ, chính trị và những biến đổi khác do chiến tranh (hoặc xung đột) gáy ra. Thuật ngữ NT thường được dùng với những giá trị pháp lí nhất định.

        NGUYÊN TRẠNG BIÊN GIỚI, trạng thái biên giới vốn có trong lịch sử đã được xác định bằng các hiệp ước, hiệp định về biên giới do hai nhà nước kí kết; một mốc lịch sử phải được tôn trọng. Ngày nay, CNĐQ và các thế lực thù dịch thường phủ nhận NTBG và đặt ra hiện trạng biên giới nhằm che giấu âm mưu lấn chiếm. Đối với hiện trạng thì nguyên trạng là thực tế lịch sử gần nhất.

        NGUYỄN ÁI QUỐC nh HỒ CHÍ MINH

        NGUYỄN ANH BẢO (Nguyễn Viết Tiến; 1924-65), cục trưởng Cục thông tin liên lạc (1962-65). Quê xã Xuân Phương, h. Từ Liêm, tp Hà Nội; tham gia CM 1943, nhập ngũ 1945, thượng tá (1958); đv ĐCS VN (1944). Trước CM tháng Tám (1945), làm liên lạc giữa học sinh Trường Bưởi với Việt Minh (1943), tham gia Thanh niên cứu quốc (1944), đại biểu tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu đi dự quốc dân đại hội ở Tân Trào (8.1945). Trong CM tháng Tám, chính trị viên đại đội tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu. Trong KCCP. 1946-49 thành ủy viên Hà Nội kiêm bí thư các khu ủy: 2 và 3; trưởng ban chính trị chiến dịch Sông Thao; trưởng phòng chính trị, thường vụ khu ủy Khu 10, chính ủy Trung đoàn Sơn La; 1950-53 chánh văn phòng TCCT; phái viên TCCT trong các chiến dịch: Trung Du, Đường 18, Hà - Nam -  Ninh, Tây Bắc, Thượng Lào, Hòa Bình và Điện Biên Phù; chính ủy Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, chính ủy các trung đoàn: 48 và 52, rồi chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 320. Trong KCCM, 1954-61 chính ủy Sư đoàn 312; cục phó Cục thông tin liên lạc. 1962-65 cục trưởng, bí thư đảng ủy Cục thông tin liên lạc. 12.8.1965 hi sinh trong khi làm nhiệm vụ tại Quân khu 4. Huân chương: Độc lập hạng ba, Chiến thắng hạng nhất.



        NGUYỄN ANH ĐỆ (Nguyễn Văn Tí; 1925-85), tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh (4.1979). Quê xã Tiên Phương, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây; nhập ngũ 4.1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Năm 1942 tham gia Việt Minh ở Sơn Tây, Hà Nội. Trong KCCP, 1946-54 trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường. Trong KCCM, 1955 trưởng ban tác chiến Khu 3 (sau là Quân khu Hữu Ngạn). 1963-68 tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn, tham mưu phó, rồi tham mưu trướng Quân khu 3. Tháng 4.1969 phó tư lệnh Mặt trận B5 (Quảng Trị). 4.1970-71 tham mưu trường Quân khu 4; tư lệnh Mặt trận B5, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận B5 (khi mở rộng). 12.1972 phó tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. 3.1974 cục trưởng Cục quân lực BTTM. 1.1977 phó tư lệnh Quân khu 3; phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân khu 1. Tháng 4.1979 tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh. 5.1983 tư lệnh Binh chủng đặc công. Huân chương; Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì)...



        NGUYỄN ÁNH (Gia Long; 1762-1820), vua mở đầu triều Nguyễn (1802-19), niên hiệu Gia Long, con thứ ba thái tử Nguyễn Phúc Luân (Chương). 1775 nghĩa quân Tây Sơn chiếm Thuận Hóa, NÁ chạy vào Gia Định, được tôn làm thủ lĩnh chống Tây Sơn. 1783-84 bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, phải chạy ra đảo Phú Quốc rồi trốn sang Xiêm (Thái Lan). Để chống lại phong trào Tây Sơn, NÁ đã cầu cứu quân Xiêm xâm lược ở phía Nam, ủng hộ quân Mãn Thanh (TQ) xâm lược ở phía Bắc, câu kết và kí với Pháp hiệp ước Vecxây (1787) mở đường cho sự can thiệp và xâm lược của thực dân Pháp vào VN. 1797 NÁ chiếm Quy Nhơn. Khánh Hòa. 1801 đem quân đánh úp thành Phú Xuân (Huế), rồi chiếm Thăng Long, thống nhất đất nước. Lên ngôi vua 1802. Trả thù nhà Tây Sơn. đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp xâm lược, xây dựng hệ thống cai trị trong toàn quốc, cùng cố chế độ phong kiến, ban hành Bộ luật Gia Long (1815), không quan tâm cách tân đất nước. Truyền ngôi cho Minh Mạng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM