Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:21:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: N  (Đọc 7081 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:04:53 pm »


        NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN (23.9.1945), ngày mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-54), diễn ra tại tp Sài Gòn** (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Được quân Anh, Nhật tiếp sức, với binh lực lớn (Pháp 6.000, Anh 10.000, Nhật 40.000), trang bị hơn hẳn, Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công và tin chắc trong 48 giờ sẽ làm chủ Sài Gòn. sau bốn tuần lễ sẽ bình định xong Nam Bộ rồi đánh chiếm toàn bộ VN và Đông Dương. Các LLVT tập trung của ta rút ra ngoài thành phố để tránh bị khiêu khích, đồng thời chuẩn bị đối phó. Đêm 22 rạng 23.9.1945, quân Pháp có xe tăng yểm trợ bắt đầu tiến công một số mục tiêu trong thành phố: trụ sở UBND Nam Bộ, tự vệ quốc gia, đài phát thanh, bưu điện, một số đồn cảnh sát ở trung tâm... Thực hiện nghị quyết của hội nghị Cây Mai (23.9.1945), nhân dân Sài Gòn triệt để bãi công, bãi thị. không hợp tác với địch, dựng chiến luỹ, chướng ngại vật ở khắp nơi, kết hợp với các đội tự vệ, vũ trang công đoàn, công an xung phong anh dũng chống trả, gây cho địch nhiều thiệt hại và bước đầu làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung được đồng bào, chiến sĩ cả nước ùng hộ về mọi mặt, thể hiện ý chí của dân tộc VN quyết tâm bảo vệ chính quyền và nền độc lập mới giành được. 23.9 trở thành NNBKC.

        NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22.12.1944), ngày kỉ niệm hàng năm (lấy ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân trực tiếp, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND VN) để ôn lại lịch sử ra đời, quá trình xây dựng và trướng thành của QĐND VN. Được tổ chức rộng rãi và trọng thể trong các LLVTND VN và cả nước nhầm cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy bản chất, truyền thông tốt đẹp của QĐ CM, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục ý thức xây dựng QĐ ngày càng vững mạnh; tăng cường đoàn kết quân dân, thực hiện tốt chính sách hậu phương QĐ... Hình thức hoạt động phong phú: mít tinh, tuyên truyền cổ động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục - thể thao, thăm hỏi, tặng quà động viên bộ đội và gia đình quân nhân... Từ 1989 NTLQĐNDVN còn được lấy làm Ngày hội quốc phòng toàn dân.

        NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27.7), ngày toàn dân VN tỏ lòng hiếu nghĩa, tưởng nhớ, ghi CM công lao của liệt sĩ, thương hình và gia đình họ bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Được thực hiện theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1947 (gọi là Ngày thương binh toàn quốc, từ 1955 đổi thành NTBLS). Hàng năm đến NTBLS, đồng bào và chiến sĩ cả nước, chính quyền và đoàn thể các cấp tổ chức lễ viếng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ (hoặc đài tưởng niệm), thăm hỏi, tặng quà, nhận chăm sóc, phụng dưỡng, tặng sổ tiết kiệm, tặng nhà tình nghĩa thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với CM... NTBLS đầu tiên (27.7.1947) được tổ chức bằng cuộc mít tinh của khoảng 300 người tại xã Hùng Sơn (h. Đại Từ, t. Thái Nguyên), trong đó đọc thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban tổ chức Ngày thương binh toàn quốc. NTBLS thể hiện truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc VN.

        NGÀY TOÀN QUỐC CHỐNG MĨ (19.3.1950), ngày mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân VN chống sự can thiệp của Mĩ vào VN, diễn ra tại tp Sài Gòn**. 17.3.1950 Mĩ đưa 2 tàu chiến Anđecxơn và Xticken cập cảng Sài Gòn, nhằm phô trương sức mạnh, uy hiếp nhân dân VN, nâng đỡ tinh thần cho quân Pháp. 19.3 hơn 30 vạn dân Sài Gòn - Chợ Lớn xuống đường biểu tình, giương cao cờ đỏ sao vàng, hô khẩu hiệu chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, diễu hành qua các phố tiến về phía cảng. Cảnh sát chính quyền Sài Gòn dùng hơi cay đàn áp: đoàn biểu tình xiết chặt hàng ngũ và hành động quyết liệt hơn: hạ cờ Mĩ, cờ Pháp, xé ảnh Bào Đại trước tòa thị chính, đốt cháy xe QS Pháp gần chợ Bến Thành, đuổi lính Mĩ ở bến cảng... Phối hợp với mũi đấu tranh chính trị, đêm 18.3 các đội cảm tử, dân quân, công an xung phong bắn súng cối vào tàu chiến Mĩ. tiến công nhiều vị trí địch trong thành phố. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn, đêm 19.3 tàu chiến Mĩ phải rút lui. Sự kiện 19.3.1950 biểu thị quyết tâm và sức mạnh của nhân dân VN chống xâm lược Mĩ. Ngày 19.3 trở thành NTQCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:05:59 pm »


        NGĂN CHẶN, chính sách đối ngoại toàn cầu của Mĩ từ sau CTTG-II đến cuối những năm 80 của tk 20, do Gioocgiơ Kennon nguyên đại sứ Mĩ tại LX và Nam Tư để xướng (1947) nhằm kiềm chế, làm suy yếu LX, ngăn chặn sự phát triển của CNXH, thực hiện vai trò bá chủ thế giới của Mĩ. Nội dung chính: “chống trả người Nga bằng sức mạnh thường xuyên ở bất cứ nơi nào họ mưu toan xâm phạm lợi ích của ổn định và hòa bình”, giữ sự kiểm soát của họ trong các đường biên giới QS năm 1945, với hi vọng đến một lúc nào đó “mâu thuẫn bên trong sẽ phá vỡ chế độ Xô viết”. Thực thi NC, Mĩ đã đẩy mạnh can thiệp vào nội bộ các nước XHCN, chống phá toàn diện LX, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, duy trì các chế độ chính trị phản động ở nhiều nước trên thể giới. NC được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào QS thông qua các chiến lược trả đũa ồ ạt, chiến lược phản ứng linh hoạt, chiến lược ngăn đe thực tế,... và bằng nhiều kế hoạch phi QS kết hợp với QS như: kế hoạch Macsan, kế hoạch tái thiết nền kinh tế châu Âu (1948), cấm vận, tổ chức bao vây LX, TQ và các nước XHCN khác bằng một hệ thống các căn cứ QS và các liên minh QS (NATO, CENTO, SEATO...), can thiệp vũ trang và tiến hành chiến tranh Triều Tiên (1950-53), bao vây và đe dọa Cuba, can thiệp QS vào Đôminica (1961), đưa quân vào lật đổ chính phủ Grenada (1983), tiến hành chiến tranh xâm lược VN (1954-75)... Từ 1989 để thích ứng với những diễn biến chính trị - xã hội và tương quan lực lượng thay đổi trên thể giới có lợi cho Mĩ, Mĩ đã chuyển từ NC sang vượt trên ngăn chặn nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH.

        NGẦM, đoạn đường qua sông, suối làm trên nền đáy, chủ yếu cho các phương tiện cơ giới cơ động. N thường được làm ở đoạn nông (sâu không vượt quá độ cao cho phép ngập nước của phương tiện vượt N) và nền đáy cứng của sóng, suối. Nếu không có những điều kiện đó thì phải tôn cao và gia cố đáy bằng đá, sỏi, bao cát, gỗ, vật liệu tại chỗ. N dễ làm, bí mật, đối phương khó đánh phá.

        NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI. tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể của các cổ đông, hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật, phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp QĐ tham gia làm kinh tế trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các hoạt động nghiệp vụ của NHTMCPQĐ: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và dài hạn bằng tiền VN và ngoại tệ mạnh; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của Ngân hàng nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài theo quy định của Ngân hàng nhà nước. NHTM- CPQĐ thành lập 14.9.1994, trụ sở chính ở Hà Nội, các chi nhánh tp Hồ Chí Minh, tp Hải Phòng. Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên: Trần Đức Việt.

        NGHỆ AN, tỉnh ở Bắc Trung Bộ; bắc giáp Thanh Hóa, đông giáp Biển Đông, nam giáp Hà Tĩnh, tây giáp Lào, đường biên giới 419,5km. cửa khẩu Mường Xén. Dt 16.487,28km2; ds 2,977 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh. Thái, Thổ, Khơmú, Mông... Thành lập 1831; tháng 12.1975 sáp nhập với Hà Tĩnh thành t. Nghệ Tĩnh; 8.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 17 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Vinh. Địa hình đa dạng, thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Đồi núi chiếm 83,6% diện tích tự nhiên, núi cao chủ yếu tập trung ở khu vực phía tây; các đinh cao: Phu Lai Leng (2.711 m). Phù Hoạt (2.453m); ven biển là đồng bằng. Rừng chiếm 70% diện tích, nhiều gỗ quý (lim, gụ, lát, đinh, hương...). Sông lớn: sông Lam (sông Cả). Bờ biển dài 92km, các cửa biển: Cửa Trập, Cửa Quyền, Cửa Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội; ven biển có các đảo: Hòn Ngư, Hòn Mắt. Khoáng sản: sắt, thiếc, mănggan... Tỉnh nống nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 937 nghìn tấn (lúa 836,5 nghìn tấn); khai thác gỗ 85 nghìn m3, thủy sản 48,26 nghìn tấn. Cây công nghiệp: lạc, mía, cà phê, chè, dứa. cao su. Công nghiệp: cụm công nghiệp tp Vinh với 50 xí nghiệp quốc doanh, gồm các nhà máy sửa chữa xe lửa, cơ khí thủy lợi, vật liệu xây dựng, sửa chữa tàu thuyền... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.690,7 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 7, QL 15; đường sắt Bắc - Nam. Các cảng biển: Bến Thủy, Cửa Lò, Cửa Hội. Sân bay Vinh. NA là tinh có truyền thống đấu tranh CM, quê hương của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930. Ngày 6.11.1978, LLVTND Nghệ An được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:06:40 pm »


        NGHỆ THUẬT BẢO ĐẢM CÔNG BINH, lí luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành bảo đảm công binh, chủ yếu là bảo đảm  công binh chiến dịch. Nội dung gồm: nhận thức và hiểu biết về nghệ thuật QS, lợi dụng có hiệu quả các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo đảm công binh trong mọi tình huống; vận dụng linh hoạt, khéo léo các nguyên tắc, biện pháp, kĩ thuật công binh trong các loại tác chiến (phòng ngự, tiến công...); kết hợp giữa thô sơ và hiện đại, giữa tại chỗ và cơ động, giữa kĩ thuật và chiến thuật trong bảo đảm công binh; biết huy động, tổ chức sử dụng hợp lí và hiệp đồng chặt chẽ tất cả các lực lượng tham gia tác chiến vào làm nhiệm vụ bảo đảm công binh, lấy lực lượng công binh làm nòng cốt, phát huy được khả năng tiềm tàng, to lớn của nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ tạo nên sức mạnh tổng hợp.

        NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH, tổng thể hoạt động nhận thức và vận dụng quy luật chiến tranh trong việc giải quyết các vấn đề: chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, tổ chức LLVT, huy động và sử dụng tiềm lực chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, phương châm tác chiến, thời cơ và các phương pháp tác chiến để đạt mục đích chiến tranh, kết thúc chiến tranh: một nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. NTCĐCT phụ thuộc: địa vị lịch sử, tài năng của những người lãnh đạo, mục đích và tính chất chiến tranh, so sánh lực lượng, lịch sử dân tộc, truyền thống QS... mỗi nước. NTCĐCT ở VN mang tính sáng tạo độc đáo, được hình thành và phát triển cùng với nền nghệ thuật QS VN trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Từ khi ĐCS VN ra đời, NTCĐCT được phát triển lên một trình độ mới, dựa trên lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, truyền thống quân sự Việt Nam mà cốt lõi là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân VN.

        NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tương đương: bộ phận hợp thành của nghệ thuật QS, khâu nối liền chiến lược QS với chiến thuật. Lí luận NTCD nghiên cứu các quy luật, nội dung và tính chất của loại chiến dịch (hoạt động tác chiến tương đương); xác định các nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch: cách thức và phương pháp tổ chức hiệp đồng, bảo đảm cho chiến dịch và chỉ huy bộ đội trong chiến dịch; đề ra những yêu cầu về tổ chức chuẩn bị chiến trường; nghiên cứu đối tượng tác chiến... Thực tiễn NTCD là mọi hoạt động chuẩn bị và thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến khác của liên binh đoàn chiến dịch và tương đương, của tư lệnh, các cơ quan và lực lượng tác chiến. NTCD chia ra: NTCD của bộ đội binh chủng hợp thành (chuyên nghiên cứu các loại chiến dịch binh chủng hợp thành, chiến dịch liên quân chúng) và NTCD của từng quân chủng. NTCD phòng không, nghiên cứu và xác định phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch phòng không và các hoạt động tác chiến tương đương, xác định các nguyên tắc, phương pháp sử dụng bộ đội phòng không trong chiến dịch phòng không độc lập, chiến dịch binh chủng hợp thành. NTCD không quân, nghiên cứu và xác định phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch và hoạt động tác chiến tương đương của không quân, xác định nguyên tắc sử dụng lực lượng không quân trong chiến dịch độc lập. cũng như hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác. NTCD hải quân, nghiên cứu và xác định phương pháp chuẩn bị và thực hành các chiến dịch và hoạt động tác chiến tương đương của hải quân, xác định nguyên tắc sử dụng lực lượng hải quân trong tác chiến chiến dịch độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác và LLVT địa phương. Những yếu tố của NTCD xuất hiện trong các cuộc chiến tranh ở các nước Tây Âu vào đầu tk 19 khi tác chiến được tiến hành dưới dạng chiến dịch, được phát triển mạnh trong CTTG-I, CTTG- II và thời kì sau chiến tranh, nhất là khi QĐ được trang bị tên lửa, vũ khí hạt nhân. Ở VN, những hiện tượng chiến dịch xuất hiện trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước. NTCD được hình thành rõ nét trong KCCP (các chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ); những năm 60 tk 20 đã tổng kết, biên soạn thành tài liệu NTCD VN. Trong KCCM (1954-75), NTCD có những phát triển mới với thực tiễn của hàng loạt các chiến dịch: tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không... NTCD đang được nghiên cứu. phát triển trong tình hình mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:07:17 pm »


        NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ, lí luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Gồm chiến lược quản sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Lí luận NTQS là bộ phận chủ yếu của khoa học quân sự, nghiên cứu các quy luật và tính chất, đặc điểm chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Thực tiễn NTQS chỉ đạo và thực hành đấu tranh vũ trang ở mọi quy mô. Sự phát triển của NTQS phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học và cỏng nghệ, trực tiếp là việc sản xuất và hoàn thiện các phương tiện đấu tranh vũ trang, quy mó và trình độ bảo đảm nguồn nhân lực và vật chất kĩ thuật cho chiến tranh, phụ thuộc tính chất của chế độ xã hội, đặc điểm dân tộc và lịch sử của từng nước, nhân tố con người, điều kiện địa lí và các điều kiện khác. NTQS ra đời cùng với sự ra đời của QĐ và sự xuất hiện của chiến tranh. Thời kì nô lệ, QĐ các nước chỉ có bộ binh, số lượng ít, trang bị vũ khí lạnh, ở các nước phương Đông có kị binh. Việc giao chiến thường chi là các cuộc xung đột chính diện của bộ binh với đội hình đơn giản. Từng bước có những phát triển NTQS quan trọng như: đề ra nguyên tắc tập trung lực lượng, giáng đòn đột kích chủ yếu ở đoạn quyết định (tk 4tcn), đột kích đồng thời hai bên sườn (tk 3tcn), cơ động lực lượng trên địa bàn tác chiến, lập lực lượng dự bị (tk ltcn). Từ thời kì phong kiến đến tk 16, NTQS châu Âu không có sự phát triển đáng kể. Trong khi đó NTQS phương Đông và VN phát triển phong phú và sáng tạo (tk 10-15). Ở châu Âu, từ khi thành lập các nhà nước tập quyền vào nửa sau tk 16 thì bắt đầu có QĐ thường trực đánh thuê. Sự phát triển của NTQS chịu ảnh hưởng lớn của việc trang bị hỏa khí rộng rãi cho QĐ. Kết cục của giao chiến được quyết định không những bằng binh lực, mà còn bằng sức mạnh của hỏa lực. Từ tk 17 đến đầu tk 19, NTQS đi từ việc giải quyết chiến tranh bằng một trận tổng giao chiến đến giải quyết chiến tranh bằng hàng loạt trận giao chiến, với việc cơ động nhanh lực lượng trên địa bàn tác chiến rộng lớn. Tk 19, đường sắt được xây dựng, điện báo và thuốc súng không khói được phát minh, đại bác và súng bộ binh nòng rãnh xoắn được chế tạo và trang bị rộng rãi làm tăng sức mạnh chiến đấu của QĐ và thúc đẩy NTQS phát triển. Tk 20, do việc sản xuất và trang bị hàng loạt các phương tiện chiến tranh hiện đại, có uy lực lớn như xe tăng, máy bay, tàu chiến, tên lửa hạt nhân,... tổ chức ra các ỌĐ hàng triệu người, với các đơn vị lớn như quân đoàn, tập đoàn quân, phương diện quân,... sức cơ động cao, hỏa lực mạnh: sức đột kích lớn. chiến tranh đã diễn ra trên nhiều chiến trường lục địa và đại dương, NTQS có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng có, giải quyết những vấn đề về tiến hành các cuộc chiến tranh giữa các nước và giữa các liên minh nhiều nước bằng vũ khí thông thường ngày càng tinh xảo (như CTTG-I, CTTG-II, chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Côxôvô 1999, Apganixtan 2001, Irăc 2003...), đang giải quyết tiếp các vấn đề về tiến hành chiến tranh lớn bằng vũ khí thông thượng, vũ khí hạt nhân, vũ khí công nghệ cao hoặc hỗn hợp. NTQS VN ra đời và phát triển trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, chống kẻ thù xâm lược thường lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Khởi đầu là nghệ thuật toàn dân đánh giặc bằng hình thức phôi thai đánh du kích trong chiến tranh chống quân xàm lược nhà Tần 214-208tcn. phòng ngự bằng thành lũy của An Dương Vương ở tk 2tcn, các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40), Lí Bí (541-44) rồi đến cuộc chiến tranh du kích do Triệu Quang Phục lãnh đạo chống quân Lương toàn thắng (545-50), đem lại cho đất nước 52 năm độc lập. Cuộc chiến tranh của Ngô Quyền chống quân Nam Hán chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. Thời Bắc thuộc, NTQS trải qua bước phát triển chậm, chủ yếu là NTQS của khởi nghĩa. Từ tk 10 VN trở thành quốc gia độc lập có QĐ hàng vạn người. NTQS bắt đầu có bước phát triển mới, đặc biệt là Lí Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-77) với nghệ thuật giành chủ động, bất ngờ tiến còng tiêu diệt địch ngay tại căn cứ chuẩn bị tiến công xâm lược trên đất địch, tạo điều kiện giành thắng lợi cho trận “quyết chiến chiến lược” bằng phòng ngự quy mô lớn trên sòng Như Nguyệt, bẻ gãy cuộc tiến công của địch rồi chuyển sang phản công quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Ở thời Trần với ba lần chống Nguyên - Mòng (1258, 1285 và 1287-88).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:07:33 pm »

NTQS VN có bước phát triển lớn với tính chất toàn dân đánh giặc, với nghệ thuật “lấy đoản binh chống trường trận”, với tổ chức LLVT ba thứ quân: quân triều đình, quân các lộ, hương binh và thổ binh, giải quyết chiến tranh bằng hàng loạt trận đánh qua các giai đoạn rút lui chiến lược, phân công và tiến công tiêu diệt quân xâm lược. Trong cuộc kháng chiến do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chống Minh (1418-27), NTQS VN giải quyết thành công vấn đề to lớn của chiến tranh nhân dân là xây dựng và phát triển lực lượng từ nhỏ đến lớn, phát động cuộc chiến tranh toàn dân, vừa kháng chiến vừa xây dụng đất nước, kết hợp tác chiến với địch vận, tư tưởng chỉ đạo chiến thuật trong chiến tranh là “yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, ít địch nhiều thường dùng mai phục”. Tk 13-15 là thời kì phát triển mạnh của NTQS VN. Vấn đề quan trọng hàng đầu mà NTQS VN thời đó giải quyết thành công là chiến tranh nhân dân lấy yếu chống mạnh, trong đó hai quan điểm lớn là quan điểm về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, quan điểm về vai trò của nhân dân trong chiến tranh. Trong thực hành chiến tranh, NTQS VN thường phải xác định nguy cơ chủ yếu của đất nước, hướng chủ yếu và địa bàn tác chiến để tập trung nỗ lực đánh bại quân xâm lược; trong phương pháp tiến hành chiến tranh nhân dân phải quyết định giai đoạn tránh quyết chiến (hòa hoãn, rút lui...) để tạo thế, chuyển thế, làm suy yếu quân xâm lược rồi phản công và tiến công, cách đánh về chiến thuật là phục kích, tập kích...; tổ chức lực lượng phù hợp với hai phương thức tác chiến là vừa đánh tập trung vừa đánh phán tán. ở tk 18, gắn với tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Huệ, NTQS VN lại có bước phát triển mới. Tổ chức LLVT thay đổi cả chất lượng và số lượng. Các binh chủng pháo binh và tượng binh đóng vai trở ngày càng lớn trong tác chiến, từng trận đánh đã có hàng trăm voi chiến, hàng trăm đại bác thần công tham chiến; hải quân với những đội thuyền chiến lớn đã trở thành một lực lượng tác chiến mạnh trên biển, trên sông, phối hợp tác chiến có hiệu quả với lục quân. Những trận đánh lớn như Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), Phú Xuân (1786), Thăng Long diệt Trịnh (1786) và Thăng Long diệt Thanh (1789)... đã làm nổi bật tính chất tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, vận động tiến còng nhanh, công thành bằng sức mạnh áp đảo của tác chiến hiệp đồng bộ binh, tượng binh... Trong tk 20,-VN phải tiến hành chiến tranh giải phóng chống kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần và không cùng ở chế độ phong kiến và trình độ phát triển kinh tế ngang với VN như ở các thể ki trước, mà là những cường quốc TBCN hơn hẳn VN về trình độ phát triển kinh tế, có ưu thế tuyệt đối về vũ khí trang bị. Điều kiện cơ bản của chiến tranh là ta yếu chống kẻ thù xâm lược mạnh, đòi hỏi NTQS VN phái giải quyết hàng loạt vấn đề trước hết là “ít thắng được nhiều, yếu trị được mạnh” xét trên quan hệ giữa VN và nước thù địch xâm lược. NTQS VN đã dựa vào lòng yêu nước của dân, phát huy sức mạnh trong khối đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh vật chất, tinh thần và trí tuệ của toàn dân, tổ chức cho toàn dân đánh giặc lấy LLVTND ba thứ quân làm nòng cốt; phải đánh lâu dài, đề cao mưu trí, chỉ chấp nhận giao chiến trong thế có lợi, cách đánh có lợi, phát huy được cái mạnh của ta, hạn chế được cái mạnh của địch, để tạo lực, tạo thế, chuyển yếu thành mạnh giành thắng lợi. Trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược mạnh, NTQS VN luôn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. NTQS VN là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, lấy LLVTND làm nòng cốt; quán triệt tư tưởng tiến công; giành và giữ quyền chủ động; phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, nhỏ đánh lớn. đồng thời biết tập trung lực lượng khi cần thiết, luôn đánh địch trên thế mạnh; dùng sức mạnh của cả thế và lực, phát huy cao nhất khả năng của thế trong việc kết hợp với lực tạo sức mạnh lớn; kế thừa truyền thống QS dân tộc và tiếp thu tinh hoa của QS thế giới. Nét đặc trưng của NTQS VN trong thực hành đấu tranh vũ trang là chỉ đạo hoạt động QS của cả LLVT, cả quần chúng nhân dân vũ trang đánh giặc; kết hợp đấu tranh QS, chính trị, binh vận; tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ; kết hợp ba thứ quân; kết hợp tác chiến phân tán và tác chiến tập trung; kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, tiêu diệt tiêu hao địch, giành thắng lợi từng bước, đánh bại ý chí xâm lược của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày nay, NTQS VN tiếp tục hoàn thiện các phương pháp đấu tranh vũ trang truyền thống của mình, trên cơ sở đó đề ra những vấn đề chuẩn bị đất nước, chuẩn bị LLVT bảo vệ tổ quốc VN XHCN trong điều kiện mới (trong đó có sử dụng LLVT chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:08:43 pm »


        NGHỆ TĨNH, tỉnh cũ ở Bắc Trung Bộ. Thành lập 12.1975 do sáp nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. 8.1991 chia lại thành hai tỉnh.

        NGHI BINH, hoạt động tác chiến và các hoạt động khác nhằm đánh lừa đối phương về lực lượng, vị trí bố trí. khả năng tác chiến, phương pháp tác chiến, ý định và kế hoạch tác chiến, thu hút lực lượng chúng sang hướng (khu vực, mục tiêu) khác, hoặc làm cho đối phương phán đoán sai tình hình tạo bất ngờ trong tác chiến; một biện pháp của ngụy trang. Theo quy mô sử dụng lực lượng và tính chất nhiệm vụ, có: NB chiến lược, NB chiến dịch và NB chiến thuật. NB được xác định trong ý định và kế hoạch tác chiến của người chỉ huy , được thực hiện bằng các biện pháp: che giấu cái thật, tạo cái giả và tung tin giả. Trong các cuộc kháng chiến của nhân dân VN, NB được LLVT và nhân dân vận dụng hiệu qua.

        NGHI BINH ĐƯỜNG BIỂN, nghi binh do lực lượng hải quân độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác tiến hành, nhằm đánh lừa đối phương về mục đích, tính chất, hướng (khu vực) tập trung nỗ lực chủ yếu của ta trong các hoạt động tác chiến sắp tới; thu hút sự chú ý và lực lượng đối phương về hướng (khu vực) giả. Thường kết hợp với các biện pháp ngụy trang theo một kế hoạch thống nhất.

        NGHI BINH ĐƯỜNG KHÔNG, nghi binh do không quân tổ chức và thực hiện theo một ý định, kế hoạch thống nhất của người chỉ huy nhằm làm cho đối phương phán đoán sai về: lực lượng, khả năng tác chiến, bố trí đội hình, hướng, khu vực, thời cơ, mục tiêu tiến công và các hoạt động khác của không quân (hoặc lực lượng khác), tạo bất ngờ trong tác chiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo quy mô lực lượng, tính chất nhiệm vụ, có NBĐK: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Theo phương tiện tham gia, có NBĐK: bằng vô tuyến điện đối không, bằng các tốp máy bay (thuật bay), bằng các mục tiêu bay, bằng nhiễu, bằng kế hoạch giả... 3.4.1965 không quân nhân dân VN đã vận dụng NBĐK để đánh địch, bảo vệ cầu Hàm Rồng thắng lợi.

        NGHI LỄ QUÂN ĐỘI. các nghi thức trang nghiêm tiến hành trong những buổi lễ thể hiện kỉ luật và biểu dương sức mạnh của QĐ. Trong QĐND VN, NLQĐ gồm; lễ chào cờ (nêu cao tinh thần yêu nước, tưởng nhớ các bậc tiền bối đã hi sinh vì tổ quốc), lễ duyệt binh (biểu dương sức mạnh QS), lễ tuyên dương công trạng (nêu cao vinh dự của quân nhân), lễ tang (tỏ lòng thương tiếc đối với những quân nhân từ trần)... NLQĐ được quy định lần đầu tiên trong sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Tiến hành theo các quy định trong điều lệnh, hoặc mệnh lệnh tương ứng.

        NGHỈ TRONG HÀNH QUÂN, dừng hành quân để bộ đội nghi ngơi, nhận lương thực, thực phẩm, kiểm tra trang bị vật chất, bảo dưỡng kĩ thuật. Thời gian dừng nghỉ và khoảng cách thời gian giữa các đợt nghỉ được xác định căn cứ vào tính chất hành quân và các điều kiện cụ thể khác. Thường sau một giờ hành quân bộ nghỉ 10-15 phút, các loại xe cơ giới sau 2-3 giờ hành quân nghỉ 20-30 phút, sau nửa ngày hoặc nửa đêm hành quân nghỉ 1-2 giờ, sau một cung đường 3-5 ngày hành quân có thể nghỉ 1-2 ngày. Địa điểm dừng nghỉ được chọn trên cơ sở  yêu cầu của hành quân và thời gian dừng nghỉ, nếu nghỉ dài ngày thì xác định theo nguyên tắc trú quân. Khi dừng nghi trên đường hành quân, bộ đội, xe, pháo dừng ở lề đường bên phải, khoảng cách từng người, xe pháo do người chỉ huy quy định.

        NGHỊ QUYẾT VỂ ĐỘI TỰ VỆ, nghị quyết của đại hội I ĐCS Đông Dương (3.1935) tổng kết kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của tự vệ công nông trong phong trào CM 1930- 31, đề ra nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đội tự vệ. Nghị quyết nêu rõ sự cần thiết phải tổ chức đội tự vệ, những nguyên tắc xây dựng đội tự vệ về chính trị, về dân chủ và kỉ luật, về quan hệ giữa đội tự vệ với quần chúng và nhiệm vụ vận động binh lính dịch, về tổ chức biên chế, trang bị và huấn luyện đội tự vệ... NQVĐTV thể hiện những quan điểm đầu tiên nhưng rất cơ bán của ĐCS Đông Dương về xây dựng LLVT CM, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng  QS của Đảng trong thời kì mới thành lập.

        NGHĨA BÌNH, tỉnh cũ ở duyên hải Trung Trung Bộ. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. 6.1989 chia lại thành hai tỉnh.

        NGHĨA QUÂN*, đội quân tự nguyện chiến đấu vì mục đích chính nghĩa, thường được lập ra trong phong trào nổi dậy hoặc khởi nghĩa của quần chúng. Thành viên của NQ được tuyển chọn từ quần chúng vũ trang hoặc trong bộ phận QĐ của đối phương đã giác ngộ, ủng hộ chính nghĩa. Xu hướng phát triển của NQ do mục tiêu của phong trào nổi dậy hoặc khởi nghĩa quyết định. Trong lịch sử dân tộc VN, NQ Lam Sơn, NQ Tây Sơn... đã phát triển thành QĐ quốc gia hùng mạnh, chiến thắng các thế lực phản động trong nước và giặc ngoại xâm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:11:09 pm »


        NGHĨA QUÂN**, bộ phận của Quân lực Việt Nam cộng hòa’, thuộc lực lượng lãnh thổ, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở cơ sở (xã, ấp); cùng địa phương quân tác chiến chống chiến tranh du kích CM và phối hợp với hoạt động của chủ lực quân. Được tổ chức 12.5.1964 trên cơ sở dân vệ đoàn. Tổ chức cao nhất tới cấp trung đội (ở xã, ấp, trước 1970) và đại đội cơ động (ở liên xã, từ 1970). NQ có hệ thống chỉ huy, điều hành từ trung ương đến cơ sở. Cơ quan chỉ huy cao nhất là BTL NQ; 12.1964 sáp nhập vào cơ cấu chỉ huy của địa phương quân, gọi là BTL địa phương quân (đổi thành Bộ chỉ huy trung ương địa phương quân và NQ 8.1965); từ 1970 sáp nhập vào cơ cấu chỉ huy của chủ lực quân và là lực lượng trong binh chủng bộ binh (1970) và được ưu tiên phát triển; có quy chế riêng. Quân số 231.000 (1972) người. Chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh: tan rã hoàn toàn 4.1975.

        NGHĨA TRANG LIỆT SĨ, nơi an táng các liệt sĩ. Có NTLS xã, huyện (quận), tỉnh (thành phố). NTLS được xây dựng trang nghiêm, ở trung tâm có đài Tổ quốc ghi công; trên mộ liệt sĩ có bia ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quân, đơn vị, cấp bậc, chức vụ, thời gian hi sinh, nơi hi sinh...; nếu liệt sĩ chưa xác định được họ tên thì ghi “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ”. NTLS có sơ đồ mộ chí và được lưu giữ tại cơ quan quản lí. Hàng năm, vào Ngày thương binh liệt sĩ (27.7), các ngày lễ, tết, đại diện đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị LLVTND và nhân dân địa phương đến NTLS dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh vì dân vì nước.

        NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN, nghĩa trang liệt sĩ quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn trong KCCM; được xây dựng tại xã Gio An. h. Gio Linh, t. Quảng Trị (1975-77) NTLSTS có dt 140.000m2, với hơn 10 nghìn phần mộ; được chia thành 10 khu theo địa phương (tỉnh) nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho các liệt sĩ vô danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được tổ chức trông nom, giữ gìn chu đáo; thường xuyên có các gia đình liệt sĩ, các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm viếng. NSLSTS, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, thể hiện lòng biết CM của nhân dân VN đối với cácdiệt sĩ.

        NGHIÊN CỨU TIN TÌNH BÁO. phương thức chủ yếu của hoạt động tình báo để xử lí tin tình báo thu được, thể hiện kết quả nghiên cứu thành báo cáo, công trình nghiên cứu chiến lược (âm mưu, ý đồ, chủ trương, kế hoạch và hoạt động của địch có liên quan đến quốc phòng - an ninh, đối ngoại, chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội...); giúp cho lãnh đạo quốc gia và QĐ hoạch định đường lối chiến lược, sách lược đối nội và đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia, đối phó với các hoạt động chống phá trong thời bình và các tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch; bào vệ Đảng, chế độ, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; nghiên cứu các vấn đề khoa học QS, chiến lược QS, chiến dịch, chiến thuật, vũ khí, trang bị, công nghiệp quốc phòng... của những đối tượng liên quan phục vụ trực tiếp cho xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các LLVT.

        NGHIÊN CỨU TIN TÌNH BÁO VÔ TUYẾN ĐIỆN, phân tích, tổng hợp tin tình báo thu được từ các đài phát vô tuyến điện của đối phương. Tin tình báo vô tuyến điện được phát bằng vô tuyến diện thoại hoặc điện báo gồm: các bức điện mặt đã được mã hóa, các diện chỉ huy, báo cáo, thông báo bằng mật ngữ... Để NCTTBVTĐ, trước hết phải giải mã các bức điện thu được. Thông qua việc thu và NCTTBVTĐ có thể biết được quy luật thông tin liên lạc, vị trí đài phát vô tuyến điện, vị trí SCH, bố trí, điều động lực lượng, ý đồ tác chiến và các tình báo quan trọng khác.

        NGOẠI BIÊN, khu vực liền kề ở phía ngoài biên giới quốc gia (gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải của các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo). NB có ảnh hưởng đặc biệt tới an ninh, quốc phòng của các quốc gia có chung đường biên giới quốc gia. nên các quốc gia đó thường áp dụng các quy chế riêng để bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Mọi hoạt động bảo vệ an ninh biên giới quốc gia có liên quan đến NB giữa các nước có chung biên giới phải có sự thỏa thuận của những nước đó (đối với các khu vực biên giới quốc gia trên đất liền, hoặc các khu vực biên giới quốc gia trên biển mà các quốc gia có vị trí đối diện, tiếp giáp, chồng lấn nhau). Trường hợp NB trùng với vùng tiếp giáp lãnh hải thì NB được quản lí theo quy chế của vùng tiếp giáp lãnh hải.

        NGOẠI GIAO ĐÔ LA, chính sách đối ngoại của Mĩ dựa vào sức mạnh kinh tế và các công cụ tài chính để bành trướng thế lực, thực hiện can thiệp và nô dịch các nước khác. Do tổng thống Mĩ thứ 27 (1909-13) Taptơ (A. W.H. Taft) đề ra 1912, sau khi chính sách Chiếc gậy lớn bị lên án. Nội dung cơ bản: dùng viện trợ, đầu tư hoặc cho vay với những điều kiện áp đặt, buộc các nước nhận viện trợ hoặc vay nợ lệ thuộc vào Mĩ, tạo lợi thế cho các công ti tư bản độc quyền Mĩ hoạt động ở nước ngoài. Ngày nay, cùng với việc sử dụng sức mạnh QS, NGĐL vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:12:42 pm »


        NGOẠI GIAO NGUYÊN TỬ, chính sách ngoại giao dựa trên sức mạnh độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ sau CTTG-II nhằm đe dọa, khống chế các nước khác. Bị phá sản khi LX (1949) và một số nước khác có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Mĩ vẫn tiếp tục dùng “Chiếc ô hạt nhân’’ khống chế và chi phối những nước còn lệ thuộc vào sức mạnh hạt nhân của Mĩ và đe dọa những nước không có vũ khí hạt nhân. Trong chiến tranh xâm lược VN, giới hiếu chiến Mĩ đã có lúc định dùng NGNT để buộc nhân dân VN phải khuất phục: trong KCCP khi QĐ Pháp đang bị thất bại ở Điện Biên Phủ (1954), trong KCCM khi QĐ Mĩ đang bị thất bại ở Khe Sanh (1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (giữa 1972).

        NGOẠI GIAO PHÁO HẠM. chính sách ngoại giao của một nước (liên minh) dựa vào sức mạnh QS, buộc đối phương chấp nhận những điều kiện do mình áp đặt nhằm thực hiện mục đích nhất định. NGPH xuất hiện từ tk 19, khi các nước đế quốc sử dụng pháo hạm làm phương tiện chinh phục thuộc địa. Trong quá trình xâm lược VN và Đông Dương, thực dân Pháp đã sử dụng NGPH như một chính sách chủ yếu. Ngày nay, CNĐQ tiếp tục sử dụng NGPH trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với những nước chậm phát triển, bằng cách đưa hạm đội đến vùng biển gần những nước đó... để uy hiếp, tổ chức tập trận với mọi quy mô hoặc đánh chiếm một bộ phận lãnh thổ của những nước mà CNĐQ muốn gây sức ép.

        NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH. chuyên ngành y học QS nghiên cứu công tác tổ chức và triển khai các biện pháp kĩ thuật cấp cứu điều trị thương binh trong chiến tranh nhằm nâng cao tỉ lộ cứu sống, dự phòng và chữa các biến chứng của vết thương chiến tranh, giảm tỉ lệ di chứng xuống mức thấp nhất, điều trị thương binh nhanh chóng bình phục để bổ sung quân số cho đơn vị. NKCT nghiên cứu cơ cấu và bệnh lí vết thương, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ cùng những kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đã qua để xây dựng lí luận và nghệ thuật điều trị các vết thương.

        NGOẠI PHAO nh THUẬT PHÓNG NGOÀI

        NGOẠN MỤC, đèo ở h. Ninh Sơn, t. Ninh Thuận, tây bắc ga Tháp Chàm 44km. trên đường 20, dài 18,5km (từ km 49 đến km 68), độ dốc 9%, dốc liên tục, quanh co nguy hiểm, vách taluy cao. vực sâu. Mùa mưa thường bị sụt lở, đi lại khó khăn. Cg đèo Sông Pha.

        NGỌC HỒI, làng ven QL 1, nam Hà Nội 14km. thuộc xã Ngọc Hồi, h. Thanh Trì, tp Hà Nội. Tại đây, 12.1788 quân xâm lược nhà Thanh xây dựng một tiền đồn mạnh để bảo vệ phía nam thành Thăng Long (tập trung tới 30.000 quân, do Hứa Thế Hanh phó tướng của Tôn Sĩ Nghị chỉ huy). 30.1.1789 trên đường tiến ra Thăng Long, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã tiêu diệt đồn Ngọc Hồi (x. trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, 30.1.1789). Dấu vết đồn Ngọc Hồi ngày nay không còn, nhưng trên cánh đồng nam làng NH còn một số tên đất liên quan đến đồn: cánh đồng Đồn, cây đa Đồn, Nền Đồn... Ở NH có nhóm tượng đài kỉ niệm chiến thắng NH - Đống Đa.

        NGỌC VỪNG, đảo ở đông nam Vịnh Hạ Long, thuộc xã Ngọc Vừng, huyện đảo Vân Đồn. t. Quảng Ninh; dt 12km2, có điểm cao 227m. Đồn Ngọc Vừng xây 1840 trên mỏm phía đông bãi cát đảo NV. Đồn hình vuông, mỗi cạnh 130m, xây bằng đá dày 3,8m, có tường bắn (nữ tường) dày l,3m, cao 0,8m. Bốn góc có xây pháo đài góc nhô ra ngoài. Đồn NV là đồn lớn trong hệ thống đồn bảo ven biển, có một nhà quan, 2 nhà quân và 4 đại bác.

        NGÒI, cơ cấu (thiết bị) tạo ra xung nổ (cháy) ban đầu để kích nổ (cháy) liều thuốc nhồi trong đạn dược hoặc để kích hoạt đạn dược công dụng đặc biệt. Theo tính chất của xung ban đầu được tạo ra, có: ngòi nổ, ngòi cháy, theo loại đạn dược, có: N đạn. N bom, N mìn. N thủy lôi...; theo vị trí lắp vào đạn dược, có: N đầu. N đáy (đuôi), N đầu - đáy, N bên (ngang thân); theo dạng năng lượng làm N hoạt động, có: N cơ khí, N điện, N diện tử...; theo nguyên tắc hoạt động, có: ngòi tiếp xúc, ngòi không tiếp xúc, ngòi theo chương trình, ngòi theo lệnh, N nhiều chức năng... Yêu cầu quan trọng nhất đối với N là bảo đảm kích hoạt đạn dược ở thời điểm (hoặc vị trí) thích hợp nhằm đạt hiệu quả tác dụng cao nhất đối với mục tiêu, đồng thời phải an toàn trong bảo quản, vận chuyên, sử dụng và tin cậy khi hoạt động. Việc chuyển N từ trạng thái an toàn sang trạng thái sẵn sàng hoạt động gọi là mở bảo hiểm (dự kích). N xuất hiện từ tk 16.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:14:11 pm »


        NGÒI CHẠM NỔ X. NGÒI TIẾP xúc

        NGÒI CHÁY, ngòi tạo ra xung ban đầu là xung nhiệt (tia lửa) để đốt cháy liều thuốc đẩy (thuốc đen) hoặc làm nổ bộ phận kích nổ nằm trong đạn dược. Có: NC va đập, NC hẹn giờ (thuốc cháy hoặc đồng hồ), NC hai chức năng (hẹn giờ và va đập). Thường dùng cho đạn dược công dụng đặc biệt (chiếu sáng, cháy, truyền đơn, catxét...), cũng có thể dùng cho đạn mảnh - phá, nhưng đầu đạn phải có bộ phận kích nổ. Cg ngòi châm lửa. Hiện có xu hướng gọi là ngòi nổ.

        NGỜI CHÂM LỬA nh NGÒI CHÁY

        NGÒI CHẤP HÀNH nh NGÒI THEO LỆNH

        NGÒI ĐIỂU KHIỂN TỪ XA nh NGÒI THEO LỆNH

        NGÒI GIỮ CHẬM, 1) ngòi chạm nổ có thời gian kích nổ trên 5.10-3S sau khi chạm mục tiêu. Gồm hai loại: NGC cố định - thời gian giữ chậm khống phụ thuộc tính chất mục tiêu; NGC tự điều chình - thời gian giữ chậm được tự điều chỉnh  tùy thuộc vào tính chất cơ lí (chiều dày, độ bển...) của mục tiêu; 2) nh ngòi theo chương trình.

        NGÒI KHÔNG TIẾP XÚC, ngòi làm việc do sự tương tác giữa ngòi với mục tiêu thông qua trường vật lí phát xạ hoặc phản xạ từ mục tiêu mà không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng, thường kích hoạt đạn dược ở một khoảng cách thích hợp, gần mục tiêu. Theo nơi đặt nguồn phát năng lượng, có: ngòi chủ động (tự phát năng lượng chiếu xạ mục tiêu và làm việc do năng lượng phản xạ từ mục tiêu), ngòi bán chủ động (làm việc do năng lượng phản xạ từ mục tiêu, nhưng nguồn phát đặt trên đối tượng khác, không đặt trên ngòi), ngòi thụ động (làm việc do năng lượng của mục tiêu phát ra); theo dạng năng lượng được sử dụng, có: ngòi tĩnh điện, ngòi điện dung, ngòi từ trường, ngòi âm thanh, ngòi vô tuyến, ngòi hồng ngoại, ngòi thủy động, ngòi chấn động, ngòi lade,... hoặc kết hợp các loại ngòi đó như: ngòi từ trường - âm thanh, ngòi thủy động - từ trường, ngòi xenxơ rađa - hồng ngoại... Đối với đạn pháo, tên lửa, bom, NKTX được dùng rộng rãi nhất là ngòi nổ vô tuyến, làm việc do năng lượng sóng điện từ phát xạ hoặc phản xạ từ mục tiêu. NKTX được nghiên cứu từ cuối những năm 30 của tk 20 ở Thụy Điển, Anh, Mĩ. 6.1943 NKTX lần đầu tiên được quân Mĩ bắn từ pháo Helena vào máy bay của Nhật ở Thái Bình Dương. Sau CTTG-II, NKTX được phát triển mạnh và sử dụng trong hầu hết các loại đạn dược của lục quân, không quân, hải quân. Hiện nay kích thước của NKTX tương tự ngòi cơ khí và cỡ đạn nhỏ nhất có thể lắp NKTX là 30mm. Có xu thế dùng ngòi nhiều chức năng (cả không tiếp xúc, chạm nổ, hẹn giờ) để thay thế tất cả các loại ngòi khác. Cg ngòi cận đích hay ngòi cận nổ.

        NGÒI NHIỂU THẾ NỔ, ngồi nổ có các cơ cấu đặc biệt và bộ phận điều chỉnh, cho phép nhận được các thế nổ khác nhau: tức thì, quân tính, giữ chậm hoặc hẹn giờ... Việc chọn thế nổ phụ thuộc vào loại đạn và phương pháp bắn. Vd: khi bắn đạn phá thường chọn thế nổ giữ chậm để đạn chui sâu vào chướng ngại mới nổ; khi bắn đạn mảnh thường dùng thế nổ tức thì để giảm số mảnh đạn bị ghim trong lòng đất; khi bắn thia lia thường dùng thể nổ quân tính hoặc giữ chậm để đạn nảy lên nổ ở trên không... Cg ngòi nhiều tác dụng.

        NGÒI NỔ, ngòi tạo ra xung ban đầu là xung nổ. Gồm các bộ phận chính: mạch nổ (gồm hạt lửa hay hạt lửa điện, liều giữ chậm hoặc liều tầng lửa, kíp nổ hay kíp nổ điện, liều dẫn nổ, trạm nổ), cơ cấu va đập (chạm nổ), cơ cấu phát hỏa, cơ cấu bảo hiểm, cơ cấu ngăn cách, cơ cấu tự hủy, bộ phận điều chỉnh  tác dụng... NN được phân loại: theo năng lượng dùng để kích động mạch nổ (cơ khí, điện); theo tính chất ngăn cách (không ngăn cách, ngăn cách hạt lừa, ngăn cách kíp nổ); theo tính chất hoạt động (chạm nổ tức thì, hẹn giờ, giữ chậm, nhiều thế nổ...); theo nguyên tắc hoạt động (tiếp xúc, không tiếp xúc, theo chương trình, theo lệnh, nhiều chức năng) và theo những dấu hiệu khác. NN xuất hiện tk 16 cùng với sự ra đời của đạn nổ phá. NN hiện dùng trong hầu hết các loại đạn dược. Hiện có xu hướng dùng thuật ngữ NN để gọi cả ngòi cháy.

        NGÒI NỔ VÔ TUYẾN. ngòi nổ không tiếp xúc hoạt động theo nguyên lí sử dụng bức xạ điện từ phát xạ (phản xạ) từ mục tiêu ở dải sóng vô tuyến. Tùy theo nguồn bức xạ được sử dụng, có: NNVT chủ động được sử dụng nhiều nhất trong đạn pháo và tên lửa và NNVT thụ động. Các bộ phận chủ yếu: bộ phận thu phát tín hiệu vô tuyến, anten (thân đạn), bộ khuếch đại tín hiệu, nguồn điện và mạch kíp nổ điện. Nguyên lí hoạt động của NNVT chủ động là phát các tín hiệu cao tần trên quỹ đạo và thu các tốt hiệu phản xạ từ mục tiêu, tạo phách và từ đó tạo ra điện áp tần số thấp khi các tín hiệu này tương tác với nhau. Khi đạn tiếp cận mục tiêu đến một cự li nhất định, điện áp này đạt tới giá trị ngưỡng làm đóng mạch nguồn với kíp nổ điện, gây nổ. Theo đặc điểm kết cấu, phân biệt các loại NNVT xung, điều tần, đôple, xung - đôple, điều tần - đỏple. Theo tần số sử dụng, có NNVT sóng mét, đềximét. centimét.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:15:16 pm »


        NGÒI THEO CHƯƠNG TRÌNH, ngòi làm việc theo một chương trình định trước, không phụ thuộc vào mục tiêu. Theo cách đặt chương trình, có: ngòi hẹn giờ (đặt theo thời gian), ngòi khí áp (đặt theo áp suất không khí), ngòi thủy tĩnh (đặt theo áp suất thủy tĩnh)... Ngòi hẹn giờ làm việc sau một khoảng thời gian hẹn trước ứng với sự điều chỉnh ngòi trước khi bắn (phóng, thả, đặt). Có các ngòi hẹn giờ: bằng thuốc cháy, bằng cơ cấu đồng hồ (cơ khí hoặc điện), bằng hóa chất ăn mòn. bằng điện hóa, bằng điện cơ... Trong đạn pháo và tên lửa  thường dùng ngòi hẹn giờ bằng thuốc cháy và cơ cấu đồng hồ. Trong mìn thường dùng ngòi hẹn giờ bằng đồng hồ, hóa chất ăn mòn. điện. Ngòi khí áp làm việc khi áp suất khí quyển đạt tới một giá trị định trước (ứng với một độ cao nhất định). Thường dùng cho đạn diệt mục tiêu trên không. Ngòi thủy tĩnh làm việc khi áp suất thủy tĩnh đạt tới một giá trị định trước (ứng với một độ sâu nhất định). Thường dùng cho bom chìm, thủy lôi.

        NGÒI THEO LỆNH, ngòi làm việc khi nhận được tín hiệu (lệnh) do người sử dụng phát ra. Việc truyền lệnh tới ngòi có thể thực hiện bằng dây dẫn, sóng điện từ, tia lade... NTL thường dùng cho tên lửa phòng không, tên lửa chiến dịch -  chiến thuật, mìn... Cg ngòi chấp hành hay ngòi điều khiển từ xa.

        NGÒI TIẾP XÚC, ngòi làm việc do tác động của mục tiêu khi nó tiếp xúc với ngòi. NTX được dùng rộng rãi nhất cho các loại đạn dược. Theo đặc tính tác động, có: ngòi va đập, ngòi nén. ngòi kéo, ngòi bỏ tải, ngòi hỗn hợp: theo cơ chế kích nổ (cháy), có: ngòi cơ khí, ngòi điện, ngòi áp điện, ngòi tụ điện... Ngòi va đập (cg ngòi chạm nổ) - thường dùng cho đạn pháo, bom, tên lửa, ngư lôi,... và có các loại: tức thì (nổ ngay) có thời gian làm việc dưới 10-3S, quán tính (nổ chậm vừa) có thời gian làm việc 10-3- 5.10-3S, giữ chậm (nổ chậm) có thời gian làm việc trên 5.10-2s, nhiều thế nổ (2-3 tác dụng). Ngòi nén, ngòi kéo, ngòi hỗn hợp thường dùng trong mìn. thời gian giữ chậm của ngòi mìn. ngòi bom có thể vài giờ, thậm chí vài ngày đêm. Ngòi áp điện có thời gian làm việc nhanh, thường dùng cho đạn lõm.

        NGÔ BỆ (7-1360), lãnh tụ khởi nghĩa nông dân lớn nhất thời Trần. Quê Trà Hương (nay thuộc h. Kim Thành, t. Hải Dương). 1343-44 nông dân khổ cực vì đới kém. NB tụ họp dân ở núi Yên Phụ (nay thuộc h. Kim Thành, t. Hải Dương), dựng cờ lớn trên đỉnh núi, yết bảng “phát chẩn cứu dân nghèo”, chống quan lại, địa chủ. 1358 chỉ huy đánh chiếm cả một vùng đất rộng lớn từ xã Thiên Liêu đến h. Chí Linh. Quàn triều đình đến đàn áp, nghĩa quân tan rồi lại hợp, tiếp tục hoạt động. 1360 NB bị bắt và bị hành hình.

        NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901-63), tổng thống VN cộng hòa (1955-63). Quê xã Đại Phong, h. Lệ Thủy, t. Quảng Bình. Con thứ ba Ngô Đình Khả, quan đại thần triều Nguyễn. Lúc nhỏ học tại trường dòng ở Huế, sau theo học trường của Pháp ở Hà Nội. 1920 làm quan tại Thừa Thiên, Quảng Trị. 1930 quản đạo Ninh Thuận, rồi tuần phủ Bình Định. 1933 thượng thư Bộ lại (bộ trường nội vụ) triều đình Huế. 1934 từ chức về ở tòa giám mục Vĩnh Long. 8.1945 bị lực lượng CM quản thúc tại Thái Nguyên. 6.1946 được trả tự do, về sống ở Đà Lạt. 1950-54 sang Mĩ (được hồng y giáo chủ Xpenman đỡ đầu) nghiên cứu, diễn giảng ở một số chủng viện lớn và Trường đại học Misigân chuẩn bị uy tín chính trị. 1954 được Mĩ đưa về làm thủ tướng chính phủ Bảo Đại. 1955 được Mĩ ủng hộ, phế truất Bảo Đại, tự xưng tổng thống VN cộng hoà. Thiết lập ở miền Nam VN chế độ độc tài, gia đình trị, thân Mĩ, phá hoại hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, lập Đảng cần lao nhân vị, ban hành Luật 10.59, khùng bố những người kháng chiến và phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. 2.11.1963 bị lực lượng đảo chính QS do Mĩ dàn dựng giết chết cùng với Ngô Đình Nhu (x. đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, 11.1963).

        NGÔ ĐÌNH NHU (1911-63), cố vấn chính trị của Ngô Đình Diệm (1955-63). Quê xã Đại Phong, h. Lệ Thủy, t. Quảng Bình. Con thứ tư của Ngô Đình Khả, quan đại thần triều Nguyễn; em ruột Ngô Đình Diệm. Lúc nhỏ học tại Huế, sau du học ở Pháp. 1930 về nước làm việc ở Văn khố, Phủ toàn quyền Đông Dương, rồi làm giám đốc Sở lưu trữ văn thư Huế. Sau CM tháng Tám (1945), được chính phủ VN DCCH giao phụ trách Nha thư viện và lưu trữ văn thư trung ương tại Hà Nội, sau đó bỏ trốn sang Lào. 1948 về sống tại Đà Lạt. 1955 Ngô Đình Diệm lên nắm quyền. NĐN được giao giữ chức cố vấn chính trị của tổng thống, khởi thảo mọi chủ trương, chính sách; thành lập ‘‘phong trào CM quốc gia”; đứng đầu Đảng cần lao nhân vị. Cùng với Ngô Đình Diệm thiết lập chế độ độc tài, gia đình trị, thân Mĩ chống phá quyết liệt CM miền Nam. 2.11.1963 bị lực lượng đảo chính QS do Mĩ dàn dựng giết chết cùng với Ngỏ Đình Diệm (x. đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, 11.1963).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM