Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:59:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: M  (Đọc 5820 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 12:02:55 pm »


        MŨ SẮT, mũ chống đạn chế tạo bằng hợp kim thép -  mănggan chất lượng cao, có tác dụng bảo vệ đầu của người sử dụng, tránh sát thương do mảnh đạn hoặc sự va đập trực tiếp của các vật cứng (đất, đá...). Thường có hình bán cầu hoặc hình nón khum ở đỉnh, xoè nhẹ phần tán. Bề mặt ngoài và trong được sơn phủ màu ngụy trang, bên trong có lớp đệm và bộ cầu - quai đảm bảo thuận tiện và ổn định cho người sử dụng trong các hoạt động chiến đấu và huấn luyện.



        MŨ TAI BÈO, mũ mềm may bằng vải có vành rộng, có quai, màu cỏ úa, trang bị cho QGPMN VN. Là một trong những biểu tượng về “Anh giải phóng quân” trong KCCM ở miền Nam VN.



         MỦ A A PÁO (s. 1928), Ah LLVTND (1967). Dân tộc Mông, quê xã Sà Dề Phin, h. Sìn Hồ, t. Lai Châu: nhập ngũ 1954, đại tá, phó chỉ huy về chính trị Bộ chỉ huy QS t. Lai Châu (1983); đv ĐCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là thượng úy, quân tình nguyện VN tại Lào. 1954-65 tham gia xây dựng cơ sở quần chúng, củng cố vùng biên giới Tây Bắc, tiễu phi. dẹp bạo loạn ở Sìn Hồ. 1966 chiến sĩ quân tình nguyện VN tại Lào, làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân. xây dựng cơ sở CM, đào tạo cán bộ và xây dựng lực lượng du kích ở nhiều địa phương, giác ngộ 3 phỉ mang súng ra đầu thú; cùng đồng đội thuyết phục, ngăn chặn âm mưu nổi loạn của lực lượng phản động ở Phu Cô (3.1966); được bạn Lào tín nhiệm cử vào ban lãnh đạo, vận động dân tộc Mông t. Mường Sài. Huân chương: Quàn công hạng ba, Chiến công hạng nhất...



        MÙA ĐÔNG BINH SĨ. cuộc vận động nhân dân ủng hộ áo ấm cho binh sĩ ngoài mặt trận do ủy ban MĐBS các cấp phát động theo quyết định lập quỹ MĐBS của chính phủ VN DCCH (10.1946). Mở đầu bằng buổi lễ xung phong MĐBS được tổ chức ở nhà hát lớn tp Hà Nội (16.11.1946), chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và tặng chiếc áo ấm của mình. MĐBS được toàn dân hưởng ứng và trở thành phong trào rộng lớn vừa động viên quyết tâm chiến đấu, vừa giảm bớt khó khăn cho bộ đội trong những năm đầu KCCP. Áo trấn thủ ra đời từ cuộc vận động này và được sử dụng rộng rãi trong QĐND VN.

        MỤC DÃ, vùng đất cổ ở phía bắc Sông Vệ, nam kinh đô Triều Ca, nhà Thương, nay thuộc Huyện Kì, tp Hạc Bì, t. Hà Nam, TQ. Năm 1057tcn (có thuyết nói 1027tcn), tại MD đã diễn ra trận đánh lớn của Chu Vũ Vương (trên đường tiến đánh Triều Ca, lị sở Huyện Kì ngày nay) làm quân Thương tan rã, vua Trụ tự thiêu chết, nhà Thương bị diệt. Đây là trận đánh nổi tiếng bằng chiến xa thời cổ, kết hợp QS với chính trị, làm tan rã hàng ngũ địch, có ảnh hường lớn đến sự phát triển tư tưởng QS TQ cổ đại.

        MỤC ĐÍCH CHIẾN DỊCH, kết quả cuối cùng chiến dịch phải đạt được, nhằm thực hiện những nhiệm vụ QS, chính trị cụ thể do cấp chiến lược đề ra. Mỗi loại chiến dịch có mục đích riêng. Mục đích chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công: tiêu diệt, tiêu hao lớn lực lượng địch, khôi phục hoặc đánh chiếm các khu vực, địa bàn quan trọng, làm thay đổi thế và lực trên một hướng chiến lược (khu vực chiến trường) và làm chuyển biến cục diện chiến trường có lợi cho ta. Mục đích chiến dịch phòng ngự: đánh bại tiến công của địch, giữ vững khu vực địa hình trọng yếu, tạo điểu kiện chuyển sang phản công, tiến công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 12:05:10 pm »


        MỤC ĐÍCH CHIẾN LƯỢC, kết quả cuối cùng của hoạt động quân sự, quy mô chiến lược phải đạt được. MĐCL có thể là: tiến hành chiến tranh thắng lợi; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững hòa bình, ổn định...; do các nhà lãnh đạo chính trị, QS quốc gia xác định. Có MĐCL cho từng giai đoạn, từng chiến trường, từng hướng chiến lược, cho cả cuộc chiến tranh.

        MỤC ĐÍCH TÁC CHIẾN, kết quả cuối cùng phải đạt được trong tác chiến. Thường do cấp trên xác định. MĐTC thường là, trong tiến công: tiêu diệt quân địch, đánh chiếm khu vực (mục tiêu) quy định,... trong phòng ngự: đánh bại tiến công của quân địch, giữ vững khu vực (dải, tuyến) phòng ngự, tạo điều kiện chuyển sang tiến công. Để đạt được MĐTC, bộ đội phải hoàn thành các nhiệrn vụ tác chiến được giao.

        MỤC NAM QUAN X HỮƯ NGHỊ QUAN

        MỤC TIÊU ẨN HIỆN, mục tiêu tác chiến xuất hiện không liên tục trong thời gian ngắn ở vị trí không cố định, theo hoặc không theo một quy luật nhất định vế vị trí và thời gian xuất hiện, khó phát hiện và tiêu diệt.

        MỤC TIÊU BẢO VỆ CỦA PHÒNG KHÔNG, đối tượng mà lực lượng phòng không có nhiệm vụ bảo vệ (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, cụm LLVT, trận địa, sân bay, hải cảng, đầu mối giao thông, kho tàng quan trọng...). Có mục tiêu chiến lược, mục tiêu chiến dịch, mục tiêu chiến thuật, mục tiêu điểm, mục tiêu diện (khu vực), mục tiêu cố định, mục tiêu di động...

        MỤC TIÊU BAY BẰNG, mục tiêu trên không bay với tham số đường bay (độ cao, hướng đường bay...) ổn định. MTBB thường là những máy bay đang trên đường bay tới mục tiêu đánh phá, máy bay không người lái, máy bay trinh sát chiến lược (U-2, SR-71...).

        MỤC TIÊU BAY CAO, mục tiêu trên không bay ở độ cao từ 7.000m đến 12.000m, để tránh hỏa lực phòng không tầm thấp của đối phương. Trong chiến tranh VN, không quân Mĩ đã dùng các loại máy bay bay cao để trinh sát như U-2, SR- 71, máy bay không người lái BQM-34A, máy bay ném bom chiến lược B-52...

        MỤC TIÊU BAY THẤP, mục tiêu trên không bay ở độ cao dưới l.000m, để tránh sự phát hiện của rađa đối phương, tạo yếu tố bất ngờ. MTBT thường là các máy bay không người lái như 147J, 147S, tên lửa hành trình và các khí cụ bay ở thời điểm chuẩn bị đánh phá mục tiêu mặt đất, mặt nước...

        MỤC TIÊU BỌC THÉP, mục tiêu tác chiến có vỏ giáp bảo vệ (xe tăng, xe thiết giáp, xe chiến đấu bộ binh, xe trinh sát, tàu bọc thép...). MTBT có khả năng chống được hỏa lực của các loại súng bộ binh.

        MỤC TIÊU CHỦ YẾU, mục tiêu tác chiến cần tập trung nỗ lực chủ yếu để tiêu diệt hoặc bảo vệ. Trong tiến công (phản công), MTCY thường là SCH các cấp, cứ điểm (cụm cứ diểm) quan trọng, cụm xe tăng, xe thiết giáp, các đơn vị chủ yếu trong lực lượng ứng cứu, giải tỏa,... khi bị tiêu diệt sức chiến đấu giảm nhanh, đội hình rối loạn, thế trận sẽ bị phá vỡ... Trong phòng ngự, MTCY thường là các địa hình khống chế, thành phố, thị xã, thị trấn, sân bay, bến cảng, nhà ga... nếu giữ được sẽ ổn định thế trận, tạo điều kiện đánh bại tiến công của địch.

        MỤC TIÊU CÓ NHIỄU, mục tiêu trên không được ngụy trang, che giấu bằng các loại nhiễu (trong đội hình, ngoài đội hình, nhiều tích cực, nhiễu tiêu cực), nhằm gây khó khăn hoặc hạn chế sự phát hiện của rađa đối phương. Để phát hiện MTCN cần tiến hành các biện pháp chiến thuật, kĩ thuật chông nhiễu.

        MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH, mục tiêu tác chiến có vị trí không thay đổi và ở trạng thái không biến động như: hỏa điểm trong công sự, lô cốt, cầu, cống, kho tàng... Cg mục tiêu không động, mục tiêu không vận động.

        MỤC TIÊU CƠ ĐỘNG trên không, mục tiêu trên không bay với tham số đường bay luôn thay đổi đột ngột một hoặc nhiều tham số (cơ động tổng hợp) để tránh hỏa lực phòng không của đối phương. MTCĐtk thường là máy bay đang công kích các mục tiêu mặt đất, mặt nước, các máy bay đang bay trong tầm khống chế của hỏa lực phòng không đối phương.

        MỤC TIÊU CỤM, mục tiêu tác chiến gồm một tập hợp những mục tiêu đơn lẻ, bố trí trên một khu vực hạn chế như: một điểm tựa (trong đó có sinh lực và hỏa khí), một trận địa pháo binh, một cụm xe tăng...

        MỤC TIÊU DI ĐỘNG, mục tiêu tác chiến liên tục chuyển dời vị trí. Vd: bộ binh đang vận động, xe tăng, xe thiết giáp, tàu thủy đang cơ động, máy bay đang bay... Đặc trưng của MTDĐ là tốc độ. Cg mục tiêu vận động.

        MỤC TIÊU ĐƠN LẺ, mục tiêu tác chiến bố trí tách riêng độc lập như: một lô cốt, một xe tăng, một hỏa điểm, một khí cụ bay, một tàu (xuồng)...; có thể sát thương, tiêu diệt bằng một, hoặc một số phương tiện hỏa lực.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 12:07:07 pm »


        MỤC TIÊU GIẢ, công trình hoặc vật thể có hình dáng bên ngoài hoặc dấu hiệu hoạt động tượng trưng giống như thật được tạo ra để đánh lừa đối phương. Có các loại MTG: trên không, trên biển và trên mặt đất. Bao gồm: trận địa giả, xe tăng giả, SCH giả, cầu giả... Trong KCCP và KCCM, LLVTND VN đã làm nhiều MTG đánh lừa địch có hiệu quả.

        MỤC TIÊU GIẢ CHỐNG RAĐA, mục tiêu giả có đặc tính phản xạ giống như mục tiêu thật trên màn hiện sóng rađa. Khi có MTGCR, trên màn hiện sóng rađa các điểm dấu giống các điểm dấu của mục tiêu thật khiến đối phương nhầm lẫn, khó phân biệt mục tiêu thật, giả. MTGCR có thể là góc phản xạ, lưỡng cực phản xạ, tên lửa trên máy bay; có thể được kéo theo hoặc phóng về phía trước, phía sau hoặc hai bên mục tiêu thật. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ thường sử dụng các mục tiêu giả loại ADM-20 phóng từ B-52. Các MTGCR thế hệ mới là SCAD, TALD. Trong các cuộc chiến tranh hiện đại MTGCR được sử dụng rộng rãi cho mọi quân chủng, binh chủng.

        MỤC TIÊU GIAO THÔNG, mục tiêu tác chiến gồm các công trình bảo đảm giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy, đường không như: cầu, cống, đầu mối giao thông, bên cảng, sân bay, ga xe lửa... Khi MTGT bị phá hủy sẽ gây cản trở hành quân, cơ động, vận chuyên của đối phương.

        MỤC TIÊU KHÔNG CÓ NHIỄU, mục tiêu trên không không được ngụy trang, che giấu bằng các loại nhiễu. MTKCN thường là các máy bay trinh sát, máy bay chiến đấu đang trên đường bay nầm ngoài trường rađa của đối phương...

        MỤC TIÊU KHÔNG ĐỘNG X. MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH

        MỤC TIÊU KHÔNG VẬN ĐỘNG X. MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH

        MỤC TIÊU MẶT ĐẤT CỦA KHÔNG QUÂN, mục tiêu tác chiến trên mặt đất, mặt nước ở khu vực tác chiến hoặc hậu phương địch như: SCH các cấp, nơi tập trung quân, kho tàng, phương tiện vận tải, trận địa hỏa lực, tàu thuyền, cầu phà, các trọng điểm, công trình QS, sân bay, bến cảng và các phương tiện chiến tranh.   

        MỤC TIÊU PHÒNG NGỰ THEN CHỐT, hạt nhân khu vực phòng ngự phải giữ vững, nơi địa hình khống chế hoặc khu vực trọng yếu như: đầu mối giao thông, trung tâm chính trị, kinh tế... MTPNTC thường do các đại đội, tiểu đoàn bộ binh phòng ngự.

        MỤC TIÊU TÁC CHIẾN, đối tượng cần tiêu diệt, phá hủy, chiếm giữ trong tác chiến. Theo quy mô, có: MTTC chiến lược, MTTC chiến dịch và mục tiêu chiến thuật; theo môi trường có: mục tiêu trên bộ, mục tiêu trên biển, mục tiêu trên không, mục tiêu trên vũ trụ; theo thành phần tổ chức, có: mục tiêu đơn lẻ (xe tăng, máy bay, tàu, khẩu pháo...), mục tiêu cụm, mục tiêu hỗn hợp; theo phạm vi, có: mục tiêu điểm, mục tiêu diện, mục tiêu tuyến; theo tính chất hoạt động, có: mục tiêu cố định, mục tiêu di động, mục tiêu ẩn hiện; về mức độ bảo vệ, có: mục tiêu lộ, mục tiêu trong công sự, mục tiêu bọc thép; theo điều kiện và khả năng quan sát, có: mục tiêu quan sát được hay không quan sát được; theo vai trò và vị trí, có: mục tiêu chủ yếu, mục tiêu thứ yếu... ngoài ra, có thể phân loại mục tiêu theo cự li, độ cao, tốc độ...

        MỤC TIÊU TÁC CHIẾN đặc công, mục tiêu tác chiến được xác định cho một lực lượng (đơn vị) đặc công như: một cứ điểm, một SCH, một khu vực kho tàng, một bộ phận lực lượng hoặc phương tiện chiến tranh và cũng có thể chỉ là một vật thể đơn lẻ như một chiếc cầu, một xe, một tàu... của địch.

        MỤC TIÊU TRÊN KHÔNG, đối tượng trên không mà lực lượng phòng không, không quân và các lực lượng khác phải phát hiện, theo dõi và xử lí. Gồm các loại máy bay, tên lửa. khinh khí cầu và những khí cụ bay khác. Có mục tiêu địch, mục tiêu ta, mục tiêu đơn, mục tiêu tốp, mục tiêu tốc độ nhanh, mục tiêu bay cao, mục tiêu bay thấp, mục tiêu có người lái, mục tiêu khống người lái, mục tiêu có nhiễu, mục tiêu không có nhiễu, mục tiêu giả, mục tiêu thật... Mục tiêu địch trên không là đối tượng tác chiến chủ yếu của lực lượng phòng không, thường gọi tắt là mục tiêu.

        MỤC TIÊU VẬN ĐỘNG X. MỤC TIÊU DI ĐỘNG

        MŨI ĐẶC CÔNG, phân đội chiến thuật nhỏ của binh chủng đặc công dùng để chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình đội, tiểu đoàn đặc công, trong biên chế đội đặc công. Thường có quân số 15-20 người, tổ chức thành 3-4 tổ, trang bị gọn, mạnh. Thường vận dụng phương pháp hóa trang, tập kích bí mật đánh các mục tiêu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 12:08:12 pm »


        MŨI HẢO VỌNG, mũi đất nhỏ ở gần cực Nam cháu Phi, nam Kep Tao 40km, thuộc Cộng hòa Nam Phi. Đầu tiên có tên mũi Bão Táp, do nhà hàng hải Bồ Đào Nha B. Điaxơ đặt (người đầu tiên đi vòng quanh mũi đất này năm 1488). Vì tầm quan trọng về thương mại của nó đối với việc phát triển các tuyến đường mới về phía đông, vua Bồ Đào Nha Giôn II đổi tên thành MHV.

        MÚI CHIẾU nh DẢI CHIẾU ĐỒ

        MUTXÔLINI (A. Benitô Mussolini; 1883-1945), tội phạm chiến tranh trong CTTG-II, thủ tướng chính phủ độc tài phát xít Ý (1922-43). Sinh tại Rômagna; đv Đảng XHCN, 1914 bị khai trừ vì cổ vũ chính sách dân tộc cực đoan và chủ nghĩa quân phiệt. 1919 M tổ chức các đội phát xít chống phong trào CM do giai cấp vô sản làm nòng cốt. 10.1922 dưới sức ép của lực lượng phát xít và giai cấp đại tư sản, đại địa chủ, nhà vua cử M làm thủ tướng. Lên nắm quyền, M thiết lập chế độ độc tài phát xít và khủng bố; tiến hành chiến tranh xâm lược Êtiôpia (1935-36), Tây Ban Nha (1936-39), Anbani (1939), Hi Lạp (1940) và liên minh với phát xít Đức, quân phiệt Nhật hình thành trục phát xít trong CTTG-II. Tháng 7.1943 trước sự tấn công của QĐ Đồng minh và phong trào chống phát xít ở Y, QĐ của M liên tiếp thua trận, M bị nhà vua cách chức và bắt giam. 9.1943 được QĐ phát xít Đức cứu thoát, M tổ chức lại lực lượng, lập ra chính phủ phát xít ở miền Bắc Ý (Cộng hòa Salô). 4.1945 M bị LLVT kháng chiến bắt ở biên giới trên đường chạy trốn sang Thụy Sĩ, Tòa án QS ủy ban giải phóng dân tộc Bắc Ý xử tử hình (treo cổ).

        MƯA AXIT, mưa ở thời điểm hàm lượng các hợp chất của lưu huynh và nitơ (chủ yếu là SO2 và NO2) trong không khí cao, có phản ứng kết hợp với nước tạo thành các axit hòa tan trong nước mưa và rơi xuống mặt đất. Được coi là MA khi nước mưa có chi số pH<5,6. Thường xảy ra ở các thành phố, khu công nghiệp lớn do không khí bị ô nhiễm bởi một lượng lớn khí thải công nghiệp và khí thải giao thông. MA làm ô nhiễm nguồn nước, biển và đại dương, gây nhiễm độc cho người, động thực vật (một số loài động thực vật bị diệt chủng), làm hư hỏng các công trình xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật (tượng đài...); hiện tượng MA là sự cảnh báo về ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các nước công nghiệp phát triển.

        MƯỜI HAI ĐIỂU KỈ LUẬT QUAN HỆ QUÂN DÂN, mười hai điều quy định làm chuẩn mực mà mọi quân nhân của QĐND VN phải thực hiện khi tiếp xúc, quan hệ với nhân dân, cơ quan, đoàn thể, chính quyền. Được hình thành trên cơ sở mười điều ki luật của Cứu quốc quân, 2.1947 sửa đổi thành MHĐKLQHQD, 1979 bổ sung, hoàn chỉnh và chính thức ghi vào Điều lệnh nội vụ của QĐND VN (1991 là Điều lệnh quản lí bộ đội). Nội dung: không lấy cái kim, sợi chỉ của dân, mua bán sòng phẳng, không phiền nhiễu, dọa nạt dân, tôn trọng tập quân, tín ngưỡng, kính già, yêu trẻ, đứng đắn với phụ nữ; bảo vệ tính mạng, tài sản của dân, tài sản của tập thể và nhà nước; gương mẫu chấp hành và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và giữ gìn bí mật; đoàn kết, tôn trọng, ủng hộ chính quyền, cơ quan, đoàn thể các cấp... MHĐKLQHQD thể hiện bản chất, truyền thống CM của QĐND VN.

        MƯỜI LỜI THỂ DANH DỰ CỦA QUÂN NHÂN, mười điều tâm nguyện thiêng liêng thể hiện phẩm giá của quân nhân trong QĐND VN trước tổ quốc. Nội dung phản ánh mối quan hệ của quân nhân với Đàng, với tổ quốc, với nhân dân và quan hệ quốc tế; cấp dưới với cấp trên; quân nhân với quân nhân; quân nhân với kỉ luật; thái độ của quân nhân đối với vũ khí, phương tiện KTQS và với kẻ thù... Được đọc lần đầu tiên trong lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22.12.1944) với tên gọi “Những quy định của Đội VN tuyên truyền giải phóng quân”; được bổ sung, hoàn chỉnh thành MLTDDCQN và ghi vào Điều lệnh quản lí bộ đội. Được quy định đọc trong lễ tuyên thệ chiến sĩ mới và lễ chào cờ hàng tuần, tháng ở các đơn vị. MLTDDCQN thể hiện bản chất CM, truyền thống tốt đẹp của QĐND VN; nói lên lòng trung thành vô hạn đối với tổ quốc, với Đảng, với nhân dân: tinh thần hi sinh, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp CM. kiên quyết tiêu diệt quân xâm lược, hết lòng phục vụ nhân dân; tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức kỉ luật cao của một QĐ CM; có ý nghĩa tự giáo dục sâu sắc đôi với mọi quân nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 12:09:00 pm »


        MƯỜI NGUYÊN TẮC BĂNGĐUNG, mười nguyên tắc quan hệ và hợp tác quốc tế, được 29 nước thông qua (trong đó có nước VN DCCH) tại hội nghị các nước Á - Phi họp ở Băngđung (Inđônêxia) từ 18-24.4.1955; sự phát triển của năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Nội dung MNTB: tôn trọng quyền con người và những mục đích, nguyên tắc của hiến chương LHQ; tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước; công nhận quyền bình đảng giữa các dân tộc và giữa các nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; tôn trọng quyền tự bảo vệ hoặc bảo vệ tập thể của mỗi nước phù hợp với hiến chương LHQ; không dùng những tổ chức nhằm bảo vệ an ninh tập thể để phục vụ quyền lợi của một nước lớn nào; không nước nào dùng sức ép với nước khác; không sử dụng hay đe dọa sử dụng hành động xâm lược, cũng như vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất cứ nước nào; giải quyết những tranh chấp bàng phương pháp hòa bình; tăng cường hợp tác vì lợi ích chung; tôn trọng công lí và những điều cam kết quốc tế. MNTB đã góp phần tích cực vào việc củng cố sự thống nhất giữa các nước Á - Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tăng cường sự hợp tác quốc tế và bảo vệ hòa bình thế giới.

        MƯỜI TÁM THÔN VƯỜN TRẦU, vùng đất thuộc xã Bà Điểm, h. Hóc Môn, t. Gia Định, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; cách trung tâm thành phố 20km vế phía tây. Tên gọi có nguồn gốc từ 18 thôn có đất chuyên trồng trầu thành những vườn phủ xanh cả vùng rộng lớn. Căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Trương Định (1861-64), Quán Hớn (1885); căn cứ đầu não của khởi nghĩa Nam Kì (11.1940); địa bàn hoạt động của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng trong thời kì bí mật và trong KCCP.

        MƯỜNG PHĂNG, xã thuộc h. Điện Biên, t. Điện Biên, đông tp Điện Biên Phủ 14km, nơi đặt SCH của chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954). MP nằm trên dãy núi cao ở phía đông cánh đồng Mường Thanh, từ đây có thể quan sát toàn bộ khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. 1.1953 SCH chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ Nà Tấu về MP cho đến kết thúc chiến dịch. Tại SCH đã diễn ra các cuộc họp lịch sử, quyết định quá trình tiến công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Khu di tích MP được tôn tạo và bảo tồn.

        MƯỜNG THANH, khu trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, có sở chỉ huy của tướng Đờ Caxtơri, sân bay Mường Thanh, cầu sắt qua sông và đường ô tô hai bên sông Nậm Rốm nối liền với phân khu Nam Hồng Cúm và phân khu Bắc. Trong đợt 3 chiến dịch Điện Biên Phủ (1-7.5.1954), từ 14 đến 22 giờ ngày 7.5, các đơn vị QĐND VN tổng công kích vào khu trung tâm MT, bắt tướng chỉ huy và toàn ban tham mưu tập đoàn cứ điểm, buộc trên 10.000 quân địch còn lại phải đầu hàng, kết thúc hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ.

        MƯU PHẠT TÂM CÔNG (đánh bằng mưu, đánh vào lòng người), tư tưởng QS của Nguyễn Trãi nêu trong “Bình Ngô sách” dâng lên Lê Lợi, được vận dụng thành công trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418- 27). Dựa trên tư tưởng nhân nghĩa và lòng tin vào sức mạnh tất thắng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nghĩa quân Lam Sơn đã nêu cao ngọn cờ “Đại nghĩa, chí nhân”, đánh địch về tư tưởng tinh thần, tâm lí, kết hợp tiến công QS với thương thuyết và địch vận, nhằm “không đánh mà người phải khuất”. Trong hai năm (1426-27), nghĩa quân Lam Sơn vừa tiến công tiêu diệt các đạo quân cứu viện lớn của địch, vây hãm, cô lập các thành, vừa kiên trì thương lượng, thuyết phục quân địch giảng hòa, từ bỏ chiến tranh xâm lược; không đánh mà hạ được 11 (có thành Đông Quan) trong số 13 thành lớn của địch, buộc địch phải kết thúc chiến tranh bằng hội thề Đông Quan (16.12.1427), xin được toàn vẹn rút quân về nước. MPTC trở thành một truyền thống quân sự Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:59:27 pm »

     
HẾT M
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM