Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:03:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: M  (Đọc 5725 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:47:06 am »


        MINH (H. Ming), lớp tàu ngầm điêzen mang ngư lôi do TQ thiết kế và chế tạo. 3 chiếc đầu tiên được đóng 1971-79. Từ 1987 xưởng đóng tàu Vũ Hán đã đóng 1 chiếc/năm theo mẫu ES5E. Đến 1993 đóng 2 chiếc/năm. Tính năng chiến - kĩ thuật: lượng giãn nước nổi 1.584t, lượng giãn nước ngầm 2.113t); kích thước: 76 X 7,6 X 5,lm. Máy chính: 2 động cơ điêzen công suất 3,82 MW (5.200cv), 2 trục chân vịt. Tốc độ: 15 hải lí /h (đi nổi); 18 hải lí /h (đi ngầm); 10 hải lí /h (độ sâu kính tiềm vọng). Tầm đi xa: 8.000 hải lí ở độ sâu kính tiềm vọng với tốc độ 8 hải lí /h; 330 hải lí khi đi ngầm với tốc độ 4 hải lí /h. Quân số: 57 (10 sĩ quan). Vũ khí: 8 ống phóng lôi 533mm, ngư lôi Yu-4 (SAET), hoặc 32 thủy lôi. Đến 1998 TQ có 13 tàu M, chủ yếu trang bị cho Hạm đội Bắc Hải, 3 chiếc mới hạ thủy được trang bị cho Hạm đội Nam Hải.

        MINH HẢI, tỉnh cũ ở Tây Nam Bộ, trên bán đảo Cà Mau. Tinh lị: tx Cà Mau. Thành lập 1976 do sáp nhập hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. 11.1996 chia lại thành hai tỉnh.

        MINH NGỌC (Mitsuboni Nakahara; s. 1923), chiến sĩ người Nhật trong QĐND VN (1945-54); đv ĐCS VN (1947). Là sĩ quan trong QĐ Nhật, 1944 bị điều sang Đông Dương làm việc tại Bộ tham mưu của tướng Icaoa, tư lệnh QĐ Nhật ở miền Trung VN và Lào. Sau CM tháng Tám (1945), cùng với một số sĩ quan, binh sĩ Nhật tình nguyện tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập của nhân dân VN tại Huế. MN lấy được nhiều súng đạn, quân trang, lương thực của Nhật còn để lại và huấn luyện QS cho thanh niên. Đầu 1946 được điều vào Nam Trung Bộ. tham gia xây dựng kế hoạch bố phòng chống quân Pháp từ Nha Trang ra. từ Tây Nguyên xuống. 5.1946 giáo viên Trường lục quân Quảng Ngãi. 11.1946 phái viên đốc chiến tại Nam Định. 1947-49 giáo viên QS Trường lục quân Trần Quốc Tuấn. Đầu 1950 công tác ở Cục quân huấn BTTM đến kết thúc KCCP. 11.1954 về nước, tham gia phong trào nhân dân Nhật Bản ủng hộ VN, chủ tịch Hội hữu nghị Nhật - Việt (1960), hội trưởng Hội phát triển mậu dịch Nhật - Việt (1992). Huân chương: Chiến công hạng nhì.

        MINH TIẾN (Đỗ Minh Tiến; s. 1932), biên đạo múa. trưởng đoàn ca múa QĐ (1979-83), Nghệ sĩ nhân dân. Quê xã Đình Bảng, h. Từ Sơn. t. Bắc Ninh; nhập ngũ 1945. đại tá (1993); đv ĐCS VN (1960). MT là một trong những nghệ sĩ múa và biên đạo múa đầu tiên của QĐ và ngành múa VN. từng chí đạo nghệ thuật nhiều chương trình ca múa nhạc trong nước và đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như: múa “Nón Tây Bắc” (huy chương bạc tại Festivan thanh niên và sinh viên thế giới ở Maxcơva 1957, là tác phẩm múa đầu tiên của VN được ghi vào Từ điển bách khoa nghệ thuật sân khấu thế giới của LX 1964 và Từ điển bách khoa nghệ thuật múa thế giới của LX 1972); múa “Xòe hoa”, kịch múa “Mùa xuân bão táp” và ca múa “Tinh đoàn kết ba nước Việt - Miên - Lào” đều được huy chương vàng tại Festivan thanh niên và sinh viên thế giới ở Beclin (1973); thơ múa “Bão lửa Thăng Long” (1973), kịch múa “Cánh chim biên giới”... Giải thưởng BQP về đề tài LLVT và chiến tranh CM. Huân chương: Độc lập hạng ba. Quân công hạng ba. Kháng chiến hạng nhất. Chiến thắng hạng ba...



        MINH TRỊ (Meiji, Mutsuhito; 1852-1912), hoàng đế Nhật Bàn (1867-1912), người tiến hành cuộc duy tân, mở đầu thời kì chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN ở nước Nhật. Là con của hoàng đế Cômây, được lập làm thái tử (1860). Tháng 2.1867 lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là MT. 1868 được sự ủng hộ của các đại quý tộc địa phương và giai cấp tư sản, giành lại chính quyền từ tay phái Mạc Phù. Từng bước thực hiện những cải cách về chính trị, kinh tế, QS, văn hóa. xã hội, ngoại giao (xt cách mạng tư sàn Nhật). Chuyển kinh dô từ Kiôđô về Edô (nay là Tôkiô), ban hành hiến pháp mới, lập nội các và cơ quan lập pháp hai viện, bãi bỏ phân chia đảng cấp trong xã hội thời kì phong kiến... Những cải cách trên nhằm xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, đưa nước Nhật từ một nước phong kiến thành một nước TBCN. thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài. Trong thời gian trị vì, đã phát động cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), đánh chiếm Đài Loan (TQ, 1895), chiến tranh Nga - Nhật (1905), thôn tính Triều Tiên (1910).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:48:35 am »


        MIRAGIƠ (P. Mirage), máy bay chiến đấu vượt âm do hãng Macxen Đatxôn Bơrơgiô của Pháp chế tạo. Có nhiều loại: M III, M IV, M 5/50, M-F1. M 2000, M 4000... Mỗi kiểu M có nhiều mẫu. như: M 2000 có các mẫu: A. B, C, D. E, ED. N, K, 3, 4, 5, s. R... Loại M 2000 có các tính năng: dài 14,36- 14,55m, cao 5,15-5,20m. sải cánh 9,13m; khối lượng rỗng 7,5-7.6t, khối lượng cất cánh tối đa 17,96t, tốc độ lớn nhất M 2,2, trần bay thực tế 18.000m, tầm hoạt động lớn nhất 600- 1.385km. Có thể mang: pháo 30mm, tên lửa không đối không Matra Xiupơ 530, Matra 550 Magic, Xaiuynđơ AIM-9; tên lửa  chống rađa ARMAT, tên lửa AS.30L hoặc tên lửa đối tàu Exocet AM-39, bom phá, bom xuyên, bom 400kg điều khiển bằng lade... với tổng khối lượng vũ khí tối đa 6.300kg. M được trang bị phương tiện điện tử hiện đại, cho phép thực hiện nhiều chức năng trong điều kiện thời tiết phức tạp, cả ngày và đêm. M có trong trang bị của không quân Pháp (từ 1973), Hi Lạp. Irắc, Côoet, Libi, Marốc, Gioocđani, Nam Phi. Ấn Độ... Đã được dùng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91).



        MITUÂY*. đảo san hô ở trung tâm Thái Bình Dương, tây bắc quần đảo Haoai. Dt 5,2km2. Mĩ chiếm từ 1867. Là vị trí chiến lược quan trọng ở vùng bắc Thái Bình Dương. Có căn cứ hải quân, không quân, trạm truyền tin cáp ngầm xuyên đại dương, sân bay quốc tế. Trong CTTG-II, gần M diễn ra trận hải chiến lớn giữa các hạm đội Mĩ và Nhật (4-6.6.1942).

        MITUÂY** (A. Midway), 1) tàu sân bay Mĩ, số hiệu CVA- 41, đã tham gia chiến tranh xâm lược VN. Hạ thủy 20.5.1945, đưa vào trang bị 10.9.1945. Lượng choán nước 51.000t (chở đầy 64.000t). Kích thước: 274,3x36,9x10,8m (đường băng 274,3x72,5m). 4 tổ hợp tuabin. tổng công suất 159MW (212.000 CV), tốc độ: 33 hải lí/h (61 km/h). Quân số 4.415: của tàu 2.615 (140 sĩ quan), của không đoàn 1.800. Trong chiến tranh VN, M được trang bị: 75 máy bay (24 tiêm kích-bom F-4B. 24-28 cường kích A-7E, 10-12 cường kích A-6A, 3-4 trinh sát RF-8G, 3-4 cảnh giới tầm xa E-1B. 3 tiếp dầu KA-3B hoặc gây nhiễu EKA-3B. 2-4 trực thăng SH-3D); 18 pháo 127mm, 84 pháo 40mm, 28 pháo 20mm. Từ 1975 M được cải tạo thành tàu sân bay đa năng, số hiệu CV-41, trang bị máy bay, tên lửa, pháo và các khí tài hiện đại. Từ 10.1973 M đóng tại cảng Yôcôxuca (Nhật). Bị thay thế bởi tàu Indepenđơn (1991); 2) lớp tàu sân bay đa năng của Mĩ gồm các tàu Coran Xì (CVA-43), Mituây (CVA-41), Phranklin D. Rudơven (CVA-42).



        MIXAOA, căn cứ không quân Nhật Bản trên đảo Hônsu; bắc Tôkiô 500km. Đường băng dài hơn 3.000m. Một phần căn cứ này thuộc Mĩ, từ 1985 là căn cứ của phi đội máy bay F-16 của Mĩ.

        MIXIXIPI, sông ở Mĩ, một trong những sông lớn nhất thế giới, dài 5.970km, diện tích lưu vực 3.268.000km2, đổ ra vịnh Mêhicô tạo thành châu thổ dt 32.000km2. Những sông nhánh chính: Mixuri, Acandat, Ret, Ilinoi, Ôhaiô, Tennisi. Sông ở thượng nguồn rộng 80-150m, ở trung lưu và hạ lưu rộng 700- 1.500m, tốc độ dòng chảy 0,5-2m/s. Mưa thường gây ra lụt lớn. Có nhiều hồ nước lớn. Sông M là đường thủy quan trọng dài khoảng 3.000km. được nối với các hồ lớn bằng các kênh đào. Các thành phố lớn dọc theo M: Minniapôlit, Xanh Pao, Xanh Luit, Memphit, Niu Oliơn, Batơn Rugiơ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:50:17 am »


        MÓC CÂU CHÙM, phương tiện chiến đấu cổ, gồm nhiều móc câu thép dài, nhọn, sắc, chìa ra các phía, buộc vào xích sắt hoặc dây chão, dùng trong bảo vệ thành, đánh thành hoặc trong thủy chiến để kìm giữ thuyền hay kéo ngã binh lính đối phương. Khi giữ thành, nếu quân đối phương dày đặc dưới chân thành thì có thể tung MCC xuống, móc vào giáp, mũ, vũ khí,... rồi kéo gấp lên để bắt sống hoặc sát thương người, ngựa. Khi đánh thành, tung MCC lên móc vào thành để đu, trèo lên. Cg phi câu (móc bay).



        MOOCCHIÊ nh cối

        MÔ HÌNH, dạng mô phỏng thực hay trừu tượng một đối tượng (quá trình) đang được nghiên cứu theo một số tính chất, đặc trưng hoặc tiêu chuẩn nhất định. Theo bản chất, có: mô hình toán học, MH vật lí, MH bán tự nhiên. MH được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, kinh tế, xã hội... Trong QS, ngoài MH toán học còn sử dụng các dạng MH: MH công nghệ, MH thử nghiệm, MH học tập và nghiên cứu, MH tạo giả, MH địa hình (sa bàn), MH các hoạt động QS (diễn tập, chiến thuật, chiến dịch...). Thời chiến, người ta sử dụng MH để tạo ra các mục tiêu giả (trận địa, mẫu vũ khí, trang bị kĩ thuật...) đánh lừa đối phương và nghi binh.

        MÔ HÌNH HÓA X MÔ PHỎNG

        MÔ HÌNH TOÁN HỌC, hệ thống các hệ thức toán học dùng để mô tả các tính chất, đặc trưng hoặc thông số của một đối tượng (quá trình) được nghiên cứu. Bản chất của việc sử dụng MHTH là nghiên cứu đối tượng (quá trình) bằng phương pháp đồng dạng: nghiên cứu bằng thực nghiệm một đối tượng (quá trình) vật lí khác đối tượng (quá trình) đang xét về chất, nhưng được mô tả dưới dạng các phương trình toán học cùng một dạng. Trong QS, được sử dụng rộng rãi để giải các bài toán tối ưu trong quá trình thiết kế, chế tạo, khai thác vũ khí trang bị kĩ thuật và các hoạt động QS (trận đánh, chiến dịch, bảo đảm hậu cần, kĩ thuật...).

        MÔ PHỎNG, phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, hoạt động, quá trình bằng cách xây dựng các mô hình tương ứng và nghiên cứu chúng ngay trên các mô hình đó. Các dạng mô hình thường dùng: toán học, vật lí, hỗn hợp... Quá trình xây dựng và nghiên cứu mô hình trên máy tính điện từ gồm các công đoạn: đặt bài toán, khởi thảo mô tả mô hình; hình thức hóa quá trình đã MP và khởi thảo thuật toán giải; kiểm tra sự tương ứng của mô hình với quá trình thực; chỉnh lí chương trình; mõ tả đầy đủ mô hình sau khi đã có kết quả xử lí và hướng dẫn sử dụng nó. Trong QS. phương pháp MP được ứng dụng rộng rãi để nghiên cứu các hoạt động tác chiến (trận chiến đấu, chiến dịch, hoạt động đảm bảo hậu cần, kĩ thuật...) và quá trình thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sử dụng vũ khí. trang bị kĩ thuật mới. Nó cho phép tái hiện nhiều lần hoạt động QS sẽ xảy ra; nghiên cứu các điều kiện tiến hành nó và rút ra các kết luận về khả năng, quyết tâm chiến đấu của cả hai bên tham chiến, chọn phương án giải quyết tối ưu...

        MÔ PHỎNG TÁC CHIẾN, dùng phương pháp mô hình hóa để biểu hiện quá trình tác chiến, nhằm tìm ra phương án tác chiến tối ưu hoặc để giải quyết những vấn đề QS khác (nghiên cứu khoa học QS, KTQS, huấn luyện chỉ huy và cơ quan). Mô hình hóa có thể bằng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp toán học và phương pháp vật lí được vận dụng phổ biến. Phương pháp vật lí có: tác nghiệp trên bản đồ, trên sa bàn, diễn tập thực binh. Phương pháp toán học: dùng kĩ thuật máy tính điện tử để mô phỏng quy trình tác chiến, ngày càng được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi. MPTC phương pháp toán học có thể nghiên cứu khoa học QS, đánh giá tác dụng của hệ thống vũ khí, xây dựng kế hoạch và phương án tác chiến... ngay trong phòng thực nghiệm.

        MỐC BA, mốc quốc giới gồm ba cột được cắm gần nhau ở hai bên của đường biên giới quốc gia. MB thường ở những nơi có địa hình phức tạp, không cho phép hoặc không đảm bảo chắc chắn để cố định và đánh dấu đường biên giới quốc gia khi cắm mốc đơn hay mốc đôi như: nơi đường biên giới giao nhau với sông, suối, đường giao thông, nơi có biến động về địa chất... hoặc nơi địa hình tiếp giáp ba nước có chung biên giới. Cột mốc trong MB được cắm đối xứng nhau qua đường biên giới, qua sông suối và so le nhau tạo thành hình tam giác; trên đất quốc gia nào thì kí hiệu, chữ viết được thể hiện trên mặt cột mốc hướng về quốc gia đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:51:41 am »


        MỐC BA MẶT, mốc quốc giới được cắm ở điểm gặp nhau của ba đường biên giới quốc gia giáp nhau. MBM có kí hiệu, chữ viết được thể hiện trên ba mặt, mặt cột mốc hướng về quốc gia nào thì kí hiệu, chữ viết ghi bằng ngôn ngữ của quốc gia đó. MBM có hình lãng trụ đứng, đáy tam giác; kích thước lớn hơn mốc chính và mốc đoạn; có kí hiệu riêng chỉ rõ vai trò vị trí của nó trên đường biên giới quốc gia. Khi cắm MBM phải có sự thống nhất của ba quốc gia có chung đường biên giới gặp nhau, thông qua hiệp ước, hiệp định về hoạch định và cắm mốc quốc giới giữa các quốc gia.

        MỐC ĐOẠN, mốc quốc giới được cắm ở những điểm bắt đầu của mỗi đoạn biên giới chính. MĐ có vai trò phân đoạn biên giới để thuận tiện cho việc quản lí và bảo vệ sự nguyên vẹn đường biên giới quốc gia. Thông thường. MĐ có kích thước lớn hơn mốc chính, mang kí hiệu riêng, chỉ rõ từng đoạn biên giới quốc gia; hệ thống kí hiệu trên MĐ là chữ cái.

        MỐC ĐÔI, mốc quốc giới gồm hai cột được cắm gần nhau đối diện hoặc so le ở hai bên đường biên giới quốc gia. MĐ thường cắm ở những nơi không cho phép cắm mốc chính trên đường biên giới quốc gia như: trên sông, suối; nơi có cầu công giao nhau với đường giao thông hay bắc qua sông, suối hoặc vì yêu cầu cô định đánh dấu đường biên giới quốc gia. Cột cắm trên lãnh thổ quốc gia nào thì kí hiệu, chữ viết (bằng ngôn ngữ quốc gia) được thể hiện trên mặt cột mốc hướng về quốc gia đó.

        MỐC ĐƠN, mốc quốc giới có một cột được cắm trên chính đường biên giới quốc gia. MĐ thường là mốc đoạn, mốc chính và mốc ba mặt, kí hiệu, chữ viết được thể hiện trên các mặt cột mốc hướng về mỗi quốc gia. MĐ có kích thước lớn hơn mốc đôi, mốc ba.

        MỐC QUỐC GIỚI, vật thể nhân tạo được đặt cố định ở một điểm do hiệp ước hoạch định biên giới đã kí kết giũa hai hay ba nước quy định dùng để đánh dấu vị trí hoặc hướng của đường biên giới quốc gia đi qua và làm dấu hiệu cho mọi người nhận biết. MQG có: mốc đoạn, mốc đơn, mốc đôi, mốc ba, mốc ba mật. Trên đất liền. MQG thường làm bằng bê tông cốt thép, đá hoặc bằng các vật liệu bền vững khác, có hình dáng, kích thước và màu sắc nhất định (hình lăng trụ đứng, đáy tứ giác hoặc tam giác), trên các mặt có chữ viết, kí hiệu của các nước có chung đường biên giới. Trên mặt nước (biển, sông, suối, hồ). MQG thường là các phao tiêu phù hợp. Quy cách, tính chất, chất liệu, kí hiệu MQG do các nước tiếp giáp thông nhất quy định. Tài liệu về MQG được lập thành hồ sơ lưu trữ ở cơ quan nhà nước chức năng của quốc gia có chung đường biên giới (bao gồm nghị định thư về biên giới, biên bản cắm mốc bản đồ, ảnh, thuyết minh cho mỗi nước).



        MỘC (cổ), trang bị phòng hộ cầm tay, làm bàng tấm gỗ dày, dùng để che đỡ khỏi bị tên, gươm, giáo,... sát thương. Thường trang bị cho bộ binh thời cổ.

        MỘC CHÂU, thị trấn, huyện lị h. Mộc Châu, đông nam t. Sơn La. Nằm ở trung tâm cao nguyên MC, tại ngã ba QL 6 Hà Nội - Lai Châu và QL 43. Trong KCCP, cứ điểm MC do Pháp xây dựng trên núi đá hiểm trở, án ngữ QL 6, giữ vai trò vị trí tiền tiêu bảo vệ vòng ngoài phòng tuyến nam Sơn La bị Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 tiến công trong đợt 2 chiến dịch Tây Bắc (14.10-10.12.1952), buộc Pháp rút khỏi nhiều vị trí ven Sông Đà. phá vỡ phòng tuyến nam Sơn La.

        MỘC HÓA, huyện thuộc t. Long An, giáp biên giới VN - Campuchia; dt 553km2, huyện lị: thị trấn Mộc Hóa bên sông Vàm Cỏ Tây. Cửa khẩu Mộc Hóa nằm trên đường đi t. Xvây Riêng, Campuchia. Trong KCCP và KCCM. MH thuộc căn cứ Đồng Tháp Mười, tập trung cơ quan đầu não của Xứ ủy Nam Kì, Khu 8 Sài Gòn - Gia Định, là hành lang quan trọng bị địch tập trung đánh phá ác liệt. Quân và dân MH tổ chức nhiều trận chiến đấu, diệt nhiều sinh lực địch, bắn chìm 30 tàu địch trên sông Vàm Cỏ Tây, bắn cháy 124 xe tăng và xe thiết giáp, 58 máy bay... Nhân dân và LLVT MH được tặng danh hiệu Ah LLVTND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:52:59 am »


        MỘC THẠNH (Mu Sheng; ?-?), tướng nhà Minh (TQ), người ba lần đưa quân xâm lược Đại Ngu (Đại Việt). Lần thứ nhất (1406), cùng Lí Bân chỉ huy cánh quân ở hướng Hà Giang gồm 400.000 người phối hợp với cánh quân ở hướng Lạng Sơn do Trương Phụ chỉ huy tiến đánh Đại Ngu, đánh bại nhà Hồ và bắt cha con Hổ Quý Li đưa sang TQ. Lần thứ hai (1408), MT đem 50.000 quân từ Vân Nam tiến vào Bô Cô (vùng đất thuộc Ý Yên, Nam Định), bị nghĩa quân Trần Ngỗi do danh tướng Đặng Tất chỉ huy đánh bại, MT chạy thoát về thành Cổ Lộng (nay thuộc xã Yên Thọ, Ý Yên, Nam Định) và được quân Minh từ Đỏng Quan đến cứu (x. trận Bô Cô, 30.12.1408). Năm 1412-14 cùng Trương Phụ đánh nhiều trận mới đàn áp cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng (1407-13). Lần thứ ba (1427), chỉ huy 50.000 quân và 10.000 ngựa từ Vân Nam đánh xuống, phối hợp với cánh quân của Liễu Thăng từ Quảng Tây đánh sang. Được tin cánh quân của Liễu Thăng bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại. Liễu Thăng bị giết, MT cho quân rút chạy và bị tiêu diệt gần hết. MT chạy thoát về Vân Nam.

        MÔDĂMBÍCH (Cộng hòa Môdămbích; República de Moẹambique, A. Republic of Mozambique), quốc gia ở đông nam châu Phi. Dt 799.380km2; ds 18,64 triệu người (2003); chủ yếu người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo: 70% theo tín ngưỡng truyền thống địa phương, 20% đạo Thiên Chúa. 10% đạo Hồi. Thủ đô: Maputo. Chính thể cộng hòa. đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh tối cao các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Địa hình phía bắc là cao nguyên cao 500-1.800m; đông và nam là vùng đất thấp; tây là vùng núi cao (đỉnh Binga cao 2.436m). Bờ biển dài 2.470km. phía bắc bị chia cắt. phía nam thấp, thoải. Khí hậu xích đạo ở phía bắc, nhiệt đới ở phía nam; nhiệt độ cao, lượng mưa 750-1.500mm/năm. Mạng sông ngòi dày đặc. Các sông chính: Limpôpô, Dămbedi. Khoáng sản: quặng sắt, than đá, bôxít... Nước nông nghiệp (70% số dân), kinh tế chậm phát triển... GDP 3,607 tỉ USD (2002). bình quân đầu người 200 USD. Thành viên LHQ (16.9.197,5), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 25.6.1975. LLVT: lực lượng thường trực 10.000-11.000 người (lục quân 9.000-10.000. hải quân 150. không quân 1.000). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 80 xe tăng. 40 xe chiến đấu bộ binh. 30 xe thiết giáp trinh sát, 235 xe thiết giáp chở quân. 120 pháo mặt đất. 12 pháo phản lực BM-21. một số tên lửa phòng không SA-7, 3 tàu tuần tiễu, 19 máy bay vận tải, 9 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 69 triệu USD (2002).



        MODE (Đ. Mauser), gọi chung các loại súng bộ binh, do hai anh em người Đức Vinhem và Pôn Môde thiết kế chế tạo. Nổi tiếng là súng trường và súng ngắn. Loại súng trường đầu tiên có khóa nòng, hộp đạn kim loại do Pôn Môde phát minh 1868. Trong chiến tranh VN, Pháp đã sử dụng các loại súng ngắn tự động 7,63mm kiểu 1895, 7,65mm kiểu 1910; các loại súng trường 7,92mm kiểu 98, 7,92mm kiểu 98K và llmm kiểu 1871.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:54:32 am »


        MODEM (A. modem, vt từ A. Modulator - Demodulator), thiết bị điều biến và giải điểu biến tín hiệu tương tự (analog) thành tín hiệu số (digital) hoặc ngược lại để bảo đảm liên lạc giữa các máy tính qua phương tiện thông tin hữu tuyến điện hoặc vô tuyến điện. M có thể gắn trong máy tính ( M trong. Internal Modem) hoặc ngoài máy tính (M ngoài. External Modem). Theo tính năng, có: M vô tuyến điện và M hữu tuyến điện. Tham số cơ bản của M là vận tốc truyền tính bằng đơn vị bps (bít/giây). Vận tốc truyền của các M thông dụng thường từ 300-2.400bps. Ngoài ra những M có vận tốc truyền cao, có thể đạt tới 38.000bps. Các M phức tạp, ngoài việc truyền và nhặn tín hiệu, còn có khả năng thực hiện các chức năng khác như chọn số tự động, trả lời và chọn số lại... Cg bộ giải điều.

        MÔI TRƯỜNG, toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội tác động đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người (đất, nước, khí quyên, lòng đất, khí hậu, thực vật, động vật...). Thuật ngữ MT thường dược hiểu là MT tự nhiên xung quanh con người, nhiều khi bao gồm cả các yếu tố MT do con người tạo nên (các công trình xây dựng thành phố, xí nghiệp công nghiệp, kênh đào, hồ chứa nước, khai thác tài nguyên, đốt phá rừng, săn bắn bừa bãi, chiến tranh...). Theo quy mô phát triển sản xuất của xã hội, MT hoạt động của con người ngày càng mở rộng, chiếm gần hết lớp vỏ địa lí của Trái Đất và đang bị phá hoại nghiêm trọng, đòi hỏi phải có những biện pháp tổng thể thiết thực để bảo vệ (x. bảo vệ môi trường).

        MÔNACÔ (Công quốc Mônacô; Principaulité de Monaco, A. Principality of Monaco), quốc gia ở Nam Âu, đông nam nước Pháp, bên bờ Địa Trung Hải. Dt l,95km2; ds 32 nghìn người (2003); 49% người Pháp, 28% người Italia, 23% người Mônêgat. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Mônacô. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc chủ. Cơ quan lập pháp: hội đồng dân tộc (quốc hội). Cơ quan hành pháp: hội đồng chính phủ, đứng đầu là thủ tướng. Lãnh thổ gồm ba thành phố Mônacô, Môntê Cáclô và La Cônđamin nằm trên sườn dãy Anpơ ven bờ Địa Trung Hải. Khí hậu cận nhiệt đới Địa Trung Hải, nhiệt độ trung bình tháng 1: 10,3°C, tháng 7: 24°C. Nơi nghỉ mát nổi tiếng, ngành du lịch và dịch vụ du lịch phát triển, đem lại lợi nhuận lớn. GDP 558 triệu USD (2002). Thành viên LHQ (28.5.1993). LLVT: một đại đội cảnh vệ và cảnh sát.



        MÔNCAĐA, trại lính ở tp Xantiagô để Cuba (Cuba, trước 1959). Ngày 26.7.1953 nhóm các chiến sĩ yêu nước do Phiđen Caxtrô chỉ huy đã tiến công M, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta. Cuộc đấu tranh tuy không giành được thắng lợi, nhưng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào CM Cuba và châu MT Latinh. Ở Cuba, 26.7 được kỉ niệm là ngày khởi nghĩa dân tộc.

        MÔNĐÔVA (Cộng hòa Mônđôva; Republica Moldova, A. Republic of Moldova), quốc gia ở Đông Âu; bắc, đông, nam giáp Ucraina, tây giáp Rumani. Dt 33.700km2; ds 4,44 triệu người (2003); 65% người Mônđôva, 14% người Ucraina, 13% người Nga, 8% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mônđôva. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Kisinhôp. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: bình nguyên xen lẫn gò đồi, điểm cao nhất 429m. Khí hậu ôn đới lục địa. Các sông chính: Đnextrơ, Prut. Các ngành công nghiệp chính: chế tạo máy, chế biến thực phẩm. GDP 14,79 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 350 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 11.6.1992. LLVT: lực lượng thường trực 7.210 người (lục quân 5.560, khống quân 1.400, Bộ chỉ huy trung tâm 250), lực lượng dự bị 66.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời hạn phục vụ 12 tháng. Trang bị: 53 xe chiến đấu bộ binh. 305 xe thiết giáp chở quân, 217 pháo mặt đất, 113 súng cối, 78 pháo phòng không, 6 máy bay vận tải, 10 máy bay trực thăng, 25 tên lửa phòng không SA-3, SA-7. Ngân sách quốc phòng 6,9 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:55:32 am »


        MÔNG CỔ (A. Mongolia), quốc gia ở trung tâm châu Á. Dt 1.566.500km2; ds 2,71 triệu người (2003); 92% người Mông cổ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mông cổ. Tôn giáo: đạo Phật. Thủ đô: Ulan Bato. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: đại hội đồng nhà nước. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình chủ yếu là cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. Phía tây và tây nam là các dãy núi Antai Mông cổ (đỉnh cao nhất 4.362m), An tai Gôbi; phía nam và đóng nam là cao nguyên Gôbi cao 1.000-2.000m. Khí hậu lục địa ôn đới, thay đổi rõ rệt theo mùa; nhiệt độ trung bình tháng 1 từ -35 đến -10°C, tháng 7 từ 15-26°C; lượng mưa ít. Các sông chính: Xêlenga, Kêrulen, Côpđô, Giapkhan...; hồ lớn: Upxu - Nurơ, Hupxugun... Nước công - nông nghiệp. Chăn nuôi: cừu, dê, lạc đà, ngựa cung cấp 70% sản phẩm nông nghiệp. Công nghiệp: nhiệt điện, khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, thực phẩm... GDP 1,049 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 430 USD. Thành viên LHQ (27.10.1961). Lập quan hộ ngoại giao với VN cấp đại sứ 17.11.1954. LLVT: lực lượng thường trực 9.100 người (lục quân 7.500, không quân 800, các lực lượng khác 800), lực lượng dự bị 137.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 370 xe tăng, 310 xe chiến đấu bộ binh, 120 xe thiết giáp trinh sát, 150 xe thiết giáp chở quân, 300 pháo mặt đất, 130 pháo phản lực BM-21, 140 súng cối, 200 pháo chống tăng, 8 máy bay chiến đấu, 1 máy bay vận tải, 12 máy bay trực thăng. Ngân sách quốc phòng 24,6 triệu USD (2002).



        MÔNG KHA (H. Mengke, Mongke; 1209-59), đại hãn thứ tư đế quốc Mông cổ (1251-59), cháu Thành Cát Tư Hãn. 1231 theo Oa Khoát Đài, đánh nước Kim, lập nhiều chiến công. 1251 được Hội nghị quý tộc thị tộc Curuntai bầu làm khan lớn (vua), tiếp tục tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: cử em trai thứ 3 là Hulagu dẫn đại quân tiến vào vùng Tây Á, đánh chiếm Iran, Irắc và Xiri, 1258 sau khi chiếm thành Batđa, giết vua Arập Hồi giáo Apbatxit, Hulagu trở thành vua Mông cổ đầu tiên của Iran (1258-65). Năm 1252 cử em trai thứ 2 là Hốt Tất Liệt chỉ huy 10 vạn quân đánh Đại Lí (nay là Vân Nam, TQ), đánh Cao Li (Triều Tiên), sau đó rút quân ở Đại Lí, đánh Ấn Độ, chiếm vùng Casơmia. 1257 quân Mông cổ chia làm 3 đường tiến đánh Nam Tống: cánh thứ nhất do Hốt Tất Liệt chỉ huy chiếm Thổ Phồn. Đại Lí, bao vây Vũ Xương (Hồ Bắc, Vũ Hán); cánh thứ 2 do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đánh Đại Việt, bị quân dân Đại Việt đánh bại, phải rút quân (x. kháng chiến chông Nguyên - Mông lấn I. 1258); cánh thứ 3 do MK chỉ huy 40.000 quân tiến vào Tứ Xuyên (TQ), mở cuộc tiến công lớn vào Nam Tống nhưng sau 5 tháng không hạ được thành. 7.1259 nhân tiết ười nóng bức, quân MK đánh thành, MK bị thương chết trận (có thuyết cho là ốm chết) tại Hợp Châu. Được tin MK chết, Hốt Tất Liệt vội rút quân về Bắc giành ngôi vua, lập ra triều Nguyên, thụy phong MK là Hoàn Túc hoàng đế, miếu hiệu Hiến Tông.

        MONRÊAN, thành phố, trung tâm công nghiệp, thương mại. một trong những cảng lớn nhất của Canada trên Sông Xân Lôrânxơ (chảy ra vịnh cùng tên thuộc Đại Tây Dương). Có hai không cảng quốc tế, đường tàu điện ngầm. Công nghiệp chế tạo máy, hóa chất, hóa dầu, thực phẩm, dệt, luyện kim màu. Ba trường đại học tổng hợp. Chiều dài toàn bộ các cầu cảng 22km, sâu 10,7m, có âu tàu, 2 đốc nổi đảm bảo mọi sửa chữa của tàu. Lượng vận chuyển hàng 25 triệu tấn/năm. M được xây dựng từ tk 17 đến tk 18. Khu trung tâm văn hóa và thương mại xây dựng vào những năm 60, khu triển lãm quốc tế 1967 và khu Ôlimpic 1976.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:57:01 am »


        MÔTƠGOMƠRI (A. Bernard Law Montgomery; 1887- 1976), tướng chỉ huy lục quân Anh ở chiến trường Bắc Phi rồi Bắc Âu trong CTTG-II. Thống soái (1944). Tham gia CTTG-I, thiếu tá (1918). Trong CTTG-II chỉ huy sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân, cụm tập đoàn quân. Tại Bắc Phi. M chỉ huy Tập đoàn quân 8 của Anh đánh bại quân Đức - Italia trong chiến dịch En Alamen (23.10-4.11.1942). Năm 1943-44 chỉ huy Cụm tập đoàn quân 21 đánh vào lục địa châu Âu. 1945 tiếp nhận sự đầu hàng của quân Đức ở Bắc Âu. 1946-48 tổng tham mưu trưởng QĐ đế chế Anh. 1948-51 chủ tịch ủy ban các tổng tư lệnh của Hội đồng phòng thủ liên minh phương Tây. 1951-58 phó tổng tư lệnh tối cao thứ nhất lực lượng NATO ở châu Âu. 1958 về hưu. Được LX tặng huân chương Chiến thắng (1945).

        MORITANI (Cộng hòa hồi giáo Môritani; al-Jumhuriya al- Islamiya al-Muritaniya, p. République Islamique de Mauritanie, A. Islamic Republic of Mauritania), quốc gia ở Bắc Phi; bắc giáp Tây Xahara và Marốc, đông bắc giáp Angiêri, đông và đông nam giáp Mali, nam giáp Xênêgan, tây giáp Đại Tây Dương. Dt 1.025.520km2; ds 2,91 triệu người (2003); 75% người Arập và Môrơ, 25% người gốc châu Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập, tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Nuacsôt. Chính thể cộng hòa, tổng thống đứng đầu nhà nước. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Sa mạc Xahara chiếm phần lớn lãnh thổ. Bờ biển thấp, ven bờ có các đảo. Sòng lớn: Xênêgan. Khí hậu nhiệt đới hoang mạc, lượng mưa 100-400mm/năm. Kinh tế chậm phát triển; đánh cá và khai thác quặng là các ngành kinh tế chủ yếu. GDP 1,007 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 350 USD. Thành viên LHQ (27.10.1961). Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Liên đoàn các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 10.3.1965. LLVT: lực lượng thường trực 15.650 người (lục quân 15.000, không quân 150, hải quân 500), lực lượng bán vũ trang 5.000 người. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 35 xe tãng, 105 xe thiết giáp, 75 pháo mặt đất, 100 cối, 50 pháo phòng không, 10 máy bay... Ngân sách quốc phòng 23,6 triệu USD (2000).



        MÔRIXƠ (Cộng hòa Môrixơ; A. Republic of Mauritius), quốc gia trên đảo Môrixơ và các đảo nhỏ ở tây Ấn Độ Dương, phía đông Mađagaxca khoảng 900km. Dt 2.040km-; ds 1,21 triệu người (2003); chủ yếu là người gốc Ấn Độ, Pakixtan. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: 52,5% đạo Hindu, 25,7% đạo Thiên Chúa, 21,8% các tôn giáo khác. Thủ đô: Pot Lui. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng lập pháp (quốc hội một viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Các đai của M có nguồn gốc núi lửa. Trung tâm và tây nam đảo M là cao nguyên (độ cao 500-600m); có đỉnh cao nhất 826m. Bờ biển thấp, ven bờ có các dải san hô. Khí hậu cận nhiệt đới biển. Nước nông nghiệp, du lịch phát triển. Sản xuất mía đường là ngành kinh tế chủ yếu. GDP 4,5 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.750 USD. Thành viên LHQ (24.4.1968), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phị. Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 4.5.1994. Không có LLVT, lực lượng bán vũ trang 1.500 người (lực lượng đặc biệt 1.000, lực lượng bảo vệ bờ biển 500). Trang bị: 10 xe thiết giáp, 2 cối 81mm... Ngân sách quốc phòng 9 triệu USD (2000).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:58:25 am »


        MÔRÔDOP (1904-79), công trình sư chế tạo xe tăng LX; hai lần Ah lao động XHCN (1942 và 1974). Thiếu tướng, kĩ sư (1945), tiến sĩ khoa học kĩ thuật (1972); đv ĐCS LX. 1930 tốt nghiệp Trường trung cấp cơ khí. 1931-38 phụ trách các nhóm thiết kế của nhà máy, phó trưởng phòng, rồi trưởng phòng thiết kế và phó tổng công trình sư của nhà máy. 1940 tổng công trình sư, tham gia thiết kế xe tăng hạng trung T-24 và các xe tăng hạng nhẹ BT-2, BT-5, BT-7 và BT-7M. Cùng với M. Côskin và N. A. Cucherencô chỉ đạo thiết kế xe tăng hạng trung T- 34. Trong chiến tranh giữ nước (1941-45), chỉ đạo cải tiến xe tăng T-34 trở thành loại xe tăng tốt nhất trong CTTG-II. Sau chiến tranh, chỉ đạo chế tạo nhiều kiểu xe tăng và xe bọc thép mới. Giải thưởng nhà nước LX (1942, 1946 và 1948), giải thưởng Lênin (1967), 3 huân chương Lênin...

        MỞ CỬA. hành động tác chiến tạo cửa mở bằng cách phá, gỡ vật cản để bộ đội và phương tiện chiến đấu vượt qua. MC dược tiến hành khi không thể vòng tránh vật cản. Thời gian MC do người chỉ huy trận chiến đấu quy định. Theo mục đích, có MC cho: xe tăng (thiết giáp), bộ binh; theo phương pháp mở, có MC bằng: phá nổ (dùng mìn, bộc phá...), phá gỡ bí mật (bằng tay với các phương tiện giản đơn), xe cơ giới có gắn phương tiện chuyên dùng.

        MỞ CỬA đặc còng, toàn bộ các động tác kĩ thuật do bộ đội đặc công tiến hành nhằm tạo ra cửa mở để đưa lực lượng vào mục tiêu. Hướng, kích thước, phương pháp, thời gian bắt đầu và hoàn thành MC do người chỉ huy trận đánh quy định. MC có thể do 1, 2 hoặc 3 người thực hiện. Mũi trưởng đặc công thường là người trực tiếp chỉ huy tổ MC.

        MỞ MẢNG GIÀNH DÂN, hoạt động tác chiến độc lập hoặc phối hợp với chiến trường chính của lực lượng vũ trang nhân dân địa phương miền Nam trong KCCM. vận dụng rộng rãi các hình thức chiến thuật, thủ đoạn tác chiến, thực hiện tác chiến nhỏ lẻ, tiêu hao địch rộng khắp; kết hợp với một số trận đánh tập trung, đấu tranh chính trị, binh vận và nổi dậy của quần chúng nhân dân để tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng từng khu vực, mở rộng vùng giải phóng, giành quyền làm chủ.

        MỞ NIÊM, tổng thể hoạt động tổ chức và kĩ thuật để đưa phương tiện kĩ thuật quân sự đang được niêm cất về trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nội dung và trình tự MN được quy định trong “quy trình công nghệ niêm cất dài hạn” và “quy trình công nghệ niêm cất ngắn hạn” đối với từng loại phương tiện KTQS. Cũng như niêm cất, thời cơ MN được quy định trong điều lệ công tác kĩ thuật QĐND VN và các điều lệ công tác kĩ thuật chuyên ngành trong QĐ.

        MỞ RỘNG CỬA ĐỘT PHÁ, hành động chiến đấu tiến công nhằm mở rộng và tăng chiều sâu cửa đột phá, nhanh chóng đưa lực lượng phát triển vào chiều sâu phòng ngự của đối phương. Biện pháp MRCĐP: dùng hỏa lực tiêu diệt hoặc kiềm chế các hỏa lực nguy hại, các mục tiêu cản trở ở chính diện và hai bên sườn cửa đột phá; nhanh chóng đánh chiếm chính diện và phát triển sang hai bên sườn; phát hiện nơi yếu, sơ hở, hoặc khoảng trống, táo bạo thọc sâu, vu hồi ngắn, đánh chiếm mục tiêu quan trọng, đưa lực lượng vào phát triển tiến công.

        MỞ RỘNG DÂN CHỦ, ĐỂ CAO KỈ LUẬT, cuộc vận động chính trị rộng lớn trong LLVTND VN nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức CM và ý thức tổ chức kỉ luật của cán bộ, chiến sĩ, do Bộ tổng tư lệnh phát động 5.1949. MRDC.ĐCKL được triển khai thực hiện thông qua các đợt: “sinh hoạt dân chủ về QS, chính trị, kinh tế” để chiến sĩ góp ý kiến cho công tác huấn luyện, tác chiến, công tác chính trị, công tác hậu cần; sinh hoạt tự phê bình và phê bình đấu tranh chống tư tưởng tự do vô kỉ luật, thái độ hách dịch đối với dân, coi thường chính quyền và đoàn thể địa phương; sinh hoạt “bình cán” để phê phán các thói quan liêu, gia trưởng, thô bạo, tham ô, hủ hóa của cán bộ. MRDC.ĐCKL đã góp phần nâng cao ý thức dân chủ, tính kỉ luật cho cán bộ, chiến sĩ, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân.

        MỚN NƯỚC, khoảng cách từ mặt phẳng ngang đi qua điểm thấp nhất ở giữa chiều dài thân (vỏ) tàu (không tính các phần nhô ra) tới mặt nước phảng lặng, được đo bằng mét (m). MN phụ thuộc vào lượng hàng trên tàu và tỉ trọng nước biển. Có các MN (tương ứng với lượng giãn nước) tiêu chuẩn, bình thường, toàn phần và lớn nhất. Đối với tàu nghiêng dọc, áp dụng các khái niệm MN mũi, MN lái và MN trung bình (của MN mũi và MN lái).

        MRF X. LỰC LƯỢNG cơ ĐỘNG ĐƯỜNG SÔNG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 12:00:59 pm »


        MŨ CỨNG, mũ đội đầu bằng vật liệu cứng, có tác dụng che nắng, che mưa và chống sự va đập nhẹ trực tiếp của một số loại vật cứng (đất, đá...), trang bị cho quân nhân sử dụng trong chiến đấu và huấn luyện dã ngoại. Có hình dáng gọn, quả mũ có hình bán cầu, xòe ra ở phần tán. Trong KCCP, mũ được làm bằng phương pháp thủ công, đan bằng nan tre, ngoài lợp vải dù, quai mũ bằng sợi dâv dù (mũ nan). Hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), xưởng sản xuất MC được thành lập, cốt mũ được làm bằng các loại gỗ xốp nhẹ hoặc bằng bột giấy ép định hình trên khuôn nhôm, bên ngoài cốt lợp vải chéo, trong lòng được sơn và gắn cố định vành cầu bằng cót tre đan (may lớp nilon bọc ngoài), quai mũ bằng da hoặc vải giả da. Trong KCCM, MC được nghiên cứu, cải tiến và sản xuất hàng loạt với công nghệ tiên tiến, phù hợp với yêu cầu người sử dụng. Cốt mũ được làm từ bột gỗ~(xenluylô), có keo tổng hợp liên kết, ép định hình và cuốn mép vành để tăng cường độ cứng. Bên ngoài cốt lợp vải, trong lòng sơn trang trí chống thấm và có bộ quai cầu tăng giảm vừa vòng đầu, giữ được tư thế ổn định trong các hoạt động chiến đấu, huấn luyện. MC được sử dụng với quân hiệu to không đặt trên nền cành tùng kép.



        MŨ KÊPI, mũ thường dùng bằng vải, trang bị cho quân nhân sử dụng trong sinh hoạt và huấn luyện. Có lưỡi trai cứng, màu đen; thành đứng, phía trước có tạo 1 lỗ để gắn quân hiệu; vành mũ rộng ra ở phía trên, quai đeo nằm trong lòng mũ và quai tết màu vàng phía trước mũ. MK được sử dụng với quân hiệu có đường kính 36mm đặt trên nền cành tùng kép. Vành và thành mũ có màu sắc theo màu sắc của từng quân chủng và loại trang phục.


1. mũ képi 1950-70; 2. mũ képi thường ngày của sĩ quan;
3. mũ kêpi chiến sĩ; 4. mũ kêpi lễ phục sĩ quan.

        MŨ MÊM, mũ thường dùng bằng vải, có lưỡi trai, thành đứng, phía trước có dây quai giả đính khuy bọc vải ở hai đầu, mỗi bên có 3 lỗ nhỏ thoát khí. Màu mũ theo màu của từng quân chủng, trang bị cho quân nhân sử dụng trong sinh hoạt, huấn luyện và chiến đấu. MM được sử dụng với quân hiệu có đường kính 26mm. Được sử dụng trong QĐND VN từ KCCM đến 1994 với một số thay đổi về kết cấu. Năm 2004 được trang bị lại.


1. mũ trong KCCM; 2. mũ dã ngoại trước 2004:
3. mũ thường ngày trước 1985; 4. mũ thường ngày từ 2004.

        MŨ NAN, mũ đan bằng nan tre, lợp vải, do bộ đội tự làm. Được sử dụng trong KCCP từ 2.1947. Là một trong những biểu tượng về “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong KCCP (1945-54).


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM