Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:33:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: M  (Đọc 5726 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:55:41 pm »


        MỆNH LỆNH, lệnh của cấp trên, bất buộc cấp dưới chấp hành. Thường bằng nói miệng (ở cấp phân đội) hoặc bằng văn bản (ở cấp binh đội trở lên), được soạn thảo, truyền đạt, đăng kí và bảo quản theo quy định của điểu lệnh, điều lệ tương ứng. Thường có: mệnh lệnh tác chiến giao nhiệm vụ tác chiến cho đơn vị thuộc quyền, làm căn cứ để tổ chức hiệp đồng tác chiến, chỉ huy, bảo đảm tác chiến; ML hậu cần (kĩ thuật) quy định việc chuẩn bị và tổ chức bảo đảm hậu cần (kĩ thuật); ML huấn luyện chiến đấu (chiến dịch) quy định nhiệm vụ huấn luyện trong từng thời gian.

        MỆNH LỆNH HÀNH QUÂN, mệnh lệnh giao nhiệm vụ hành quân cho cấp dưới; thuộc văn kiện chỉ huy. Có MLHQ: chung, riêng. Nội dung gồm: tình hình địch, bạn và địa phương có liên quan; nhiệm vụ, ý định hành quân của người chỉ huy: nhiệm vụ các đơn vị thuộc quyền; tổ chức bảo đảm. tổ chức chỉ huy, các mốc thời gian. Do cơ quan tác chiến soạn thảo dưới dạng văn bản, người chỉ huy  kí; đối với cấp phân đội thường hạ lệnh miệng.

        MỆNH LỆNH TÁC CHIẾN, mệnh lệnh giao nhiệm vụ tác chiến cho cấp dưới. Có MLTC ở cấp chiến lược, chiến dịch, chiến đấu. Nội dung thường gồm: kết luận về địch: nhiệm vụ được giao; nhiệm vụ của các lực lượng cấp trên và đơn vị bạn trong khu vực tác chiến; ý định tác chiến; nhiệm vụ giao cho các đơn vị thuộc quyển và lực lượng chi viện; thời hạn hoàn thành chuẩn bị; vị trí và thời gian triển khai SCH. hướng di chuyển. MLTC có thể ra dưới dạng văn kiện hoặc nói miệng, tiến hành trên bản đồ (trên sa bàn) hoặc tại thực địa. MLTC nói miệng được cơ quan tham mưu ghi thành văn kiện.

        Mi, họ máy bay trực thăng của LX do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên tổng công trình sư hàng không M. L. Min (1909-70), thiết kế và chế tạo. Đến 9.1992 đã có hơn 25.000 Mi được sản xuất, chiếm tới 95% số máy bay trực thăng của LX trước đây và các nước SNG hiện nay. Mi đã lập 60 kỉ lục thế giới. Các kiểu Mi: Mi-1 (Mi đầu tiên, bay thử 9.1948, sử dụng 1951, lập 23 kỉ lục thế giới), Mi-4 (bay thử 1952), Mi-6, Mi-22 (bay thử 6.1957), Mi-2 (bay thử 1961), Mi-8 (bay thử 1962), Mi-10 (bay thử 1966), Mi-14 (bay thử 9.1969), Mi-24 (bay thử 1969). Mi-25, Mi-26 (bay thử 1978), Mi 17 (bay thử 1975), Mi-28 (bay thử 11.1982), Mi-34 (bay thử  1986). Dự kiến sẽ nghiên cứu thiết kế các mẫu Mi-38, 40. 46, 54 trong những năm tới. Mi-4, 6, 8, 17, 24 đã và đang được sử dụng ở VN.

        Mi-4. máy bay trực thăng họ Mi (LX) dùng để cứu thương, bay biển, phục vụ nông nghiệp, khảo sát địa chất, vận tải QS. Bay thử lần đầu 1952, đồng thời đưa vào sản xuất hàng loạt. Từ 1952-66 đã sản xuất trên 700 chiếc. Lập 8 kỉ lục thế giới trong các hội chợ hàng không quốc tế. Một số tính năng chính: kíp bay 2 người; 1 động cơ ASh-82V; dài 16,8m; cao 4,4m; đường kính cánh quay 21m; 4 lá cánh quay; đường kính cánh quạt đuôi 3,6m; khối lượng rỗng 4.970kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 7.800kg; tốc độ bay lớn nhất 214km/h; trần bay thực tế 1.250m; tầm bay xa thực tế 455km; sức chở lớn nhất: trong khoang hàng l,67t; khi treo hàng ngoài máy bay: l,3t; kích thước khoang hàng: dài 4,5m; cao l,7m; rộng l,6m. Mi- 4 được sử dụng rộng rãi ở LX và đã xuất khẩu sang 34 nước trên thế giới, có trong trang bị QĐND VN.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:56:57 pm »


        Mi-8. máy bay trực thăng vận tải họ Mi (LX) dùng để vận chuyển hàng hóa và hành khách, phục vụ các công trình xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị; sử dụng trong việc phòng chống cháy rừng, phục vụ các công việc thăm dò và khai thác dầu khí (đặc biệt là ngoài khơi xa), chụp ảnh bản đồ, thăm dò địa chất, vận tải QS... Bay thử lần đầu 1962, sản xuất hàng loạt từ 1965. Là loại máy bay trực thăng cánh quay đơn, dùng cánh quạt đuôi để lái hướng. Bộ cánh quay gồm 5 lá bằng thép. Các lá cánh quạt đuôi bằng hợp kim chất dẻo. Về kết cấu, hệ truyền động của các cánh quạt đuôi là hệ truyền cứng. Kết cấu khung thân ứng dụng công nghệ mới dập hợp kim nhẹ (đura), kích thước lớn và các mối hàn keo. Tổ hợp các thiết bị lái - dẫn đường, tự động lái cho phép máy bay hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày và đêm. Tính năng chiến - kĩ thuật: dài 25,244m (cả cánh quay và cánh quạt đuôi); cao 5,654m (cả cánh quạt đuôi); đường kính cánh quay 21,288m; khối lượng rỗng: 7.070kg; khối lượng cất cánh lớn nhất: 12.000kg; kíp bay 3 người. Gồm 2 động cơ tuabin TB2-117A; tốc độ bay lớn nhất 250km/h; tầm bay 465km: trần bay 4.500m. Khoang vận chuyển có hai loại: loại chở hàng có kích thước dài 6,36m, cao l,7m. rộng 2,49m (sức chở hàng bên trong lớn nhất 4.000kg, thiết bị treo hàng bên ngoài cho phép mang tới 2.500kg); loại chở khách chờ được 28 hành khách. Có thể chuyển thành máy bay cứu thương bố trí 12 cáng thương binh và một bác sĩ. Do có nhiều tính năng vượt trội hơn các máy bay trực thăng khác (đã lập 7 kỉ lục thế giới), Mi-8 được sản xuất với số lượng lớn và được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có VN.



        Mi-24. máy bay trực thăng vũ trang họ Mi do LX thiết kế và chế tạo. Bay thử lần đầu 1969, sản xuất hàng loạt từ 1970. Tính năng chiến - kĩ thuật: thân dài 17,51m (không tính cánh quay và cánh quạt đuôi); cao 3,97m (không tính cánh quạt đuôi); 5 lá cánh quay, chiều dài lá cánh quay 17,3m; khối lượng rỗng 7.900kg: khối lượng cất cánh lớn nhất 11.500kg; kíp bay 2 người; lắp 2 động cơ tuabin khí; tốc độ bay lớn nhất 335km/h; trần bay 5.000m; tầm bay thực tế 450km. Trang bị: 1 súng máy 12.7mm (lắp ở đầu máy bay) với 900 viên đạn, có thể mang 4 tên lửa chống tăng 9M-17M và 4 thùng rôckét (128 quả) hoặc 1.500kg bom các loại. Nhiệm vụ chủ yếu: yểm trợ trực tiếp cho bộ binh, tiêu diệt xe tăng và máy bay trực thăng của đối phương; đổ bộ đường không chiến thuật hoặc hộ tống, yểm trợ các máy bay trực thăng vận tải khi đổ bộ đường không. Các biến thể: Mi-24A. Mi-24B. Mi-24C, Mi-24D, Mi-24 đã lập 7 kỉ lục thế giới, trong đó có kỉ lục về tốc độ là 368,4km/h (1978).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:57:52 pm »


        (Hợp chủng quốc Mĩ, Hoa Kì; A. United States of America), quốc gia ở Bắc Mĩ. Dt 9.629.047km~; ds 290,342 triệu người (2003); 82,2% người gốc châu Âu. 12% da đen. 7% da đỏ và Exkimô, 3% châu Á. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Tin Lành (56%) và Thiên Chúa (25%). Thủ đô: Oasinhtơn. Chính thể cộng hòa liên bang. Gồm 50 bang (48 bang ở giữa lục địa Bắc Mĩ; bang Alaxca trên bán đảo Alaxca ở tây bắc lục địa Bắc Mĩ; bang Haoai ở Thái Bình Dương). Đứng đầu nhà nước liên bang là tổng thống (được bầu theo chế độ đại cử tri), tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp tối cao: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Quyển hành pháp của mỗi bang thuộc thống đốc bang. Địa hình đa dạng. Phía đông là các đồng bằng lớn thuộc lưu vực sông Mixixipi. giáp Đại Tây Dương là dãy núi hẹp Appasơ, độ cao không quá 2.000m, đông bắc có nhiều hồ lớn thông với đại dương. Phía tây là vùng núi cao hiểm trở, gồm các dãy núi đá (Catcađơ, Xiêra. Nevada và dãy núi ven biển Thái Bình Dương chạy về phía bắc đến vùng Alaxca) và cao nguyên; ven biên phía tây và vinh Mêhicô là các vùng đất thấp, có nhiều vịnh thuận lợi cho ngành hàng hải. Bờ biển Thái Bình Dương cao và thẳng. Quần đảo Haoai gồm 24 đảo là các đảo núi lừa, có nhiều núi lửa đang hoạt động. Vùng Alaxca phía tây là núi cao và cao nguyên, đỉnh cao nhất Mãckinlây 6.194m; phía đông và bắc là các vùng đất thấp, đầm lầy, có nhiều sông và hồ lớn. Các sông: Mixixipi (5.970km), Riô Granđê (3.100km), Yucan (3.185km), Acandat (2.333km), Carônađô, Colombia... Khí hậu đa dạng; lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi từ 2.000mm ở các vùng ven biển giảm xuống l00mm ở các vùng cao nguyên, bình nguyên trong nội địa. Cường quốc kinh tế, QS hàng đầu thẻ giới, có trình độ tập trung và phát triển cao; nền kinh tế do các tập đoàn tư bản độc quyền, tư bản tài chính khống chế. Công nghiệp: luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, máy bay, đóng tàu, viễn thông, ô tô, điện tử, hóa chất, cơ điện, vật liệu xây dựng... Công nghiệp QS giữ vai trò rất quan trọng, sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh cho QĐ và xuất khấu, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nông nghiệp: lúa mì. đậu nành, mía, lúa mạch...; chăn nuôi phát triển, cung cấp tới 60% sản phẩm hàng hóa. Bảo hiểm, ngân hàng đóng vai trò quan trọng. GDP 10.065,3 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 35.280 USD. Một trong những nước sáng lập LHQ (24.10.1945), ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, đứng dầu các khối QS: NATO, CEATO, ANZUS. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 12.7.1995. LLVT: lực lượng thường trực 1.374.000 người; gồm: lục quân 471.730, trang bị: 7.620 xe tăng, 110 xe thiết giáp trinh sát, 6.710 xe chiến đấu  bộ binh, 15.200 xe thiết giáp chở quân, 5.836 pháo mặt đất, 22.665 tên lửa chống tăng, 4.667 tên lửa phòng không (trong đó: 785 tên lửa phòng không Avengơ, 485 tên lửa Patriot), 4.715 máy bay trực thăng, 51 tàu đổ bộ... Hải quân 545.240 người (tổ chức thành 5 hạm đội), trang bị 73 tàu ngầm (có 18 tàu ngầm nguyên tử chiến lược, 55 tàu ngầm chiến thuật), 12 tàu sân bay, 27 tàu tuần dương, 25 tàu khu trục, 25 tàu hộ tống, 17 tàu rải, quét mìn, 42 tàu đổ bộ, 360 máy bay chiến đấu, 286 máy bay trực thăng, 403 xe tăng, 1.321 xe thiết giáp lội nước, 586 pháo mặt đất, 2.204 tên lửa chống tăng... Không quân 357.030 người, trang bị 5.323 máy bay chiến đấu (trong đó: 207 máy bay ném bom chiến lược B-52H. B-1B. B-2A), 2.997 máy bay chiến đấu chiến thuật (F-4, F-15, F-16, F-117, A-10A... ), 216 máy bay trực thăng vũ trang, 270 máy bay trinh sát...). Lực lượng chiến lược được trang bị 550 tên lửa đặt trên mặt đất. 432 tên lửa trang bị trên các tàu ngầm chiến lược, máy bay ném bom thuộc biên chế của lực lượng không quân. Tuyển quân trên cơ sớ tình nguyện (xt Lực lượng vũ trang Mĩ). Ngân sách quốc phòng 348 tỉ USD (2003).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:59:02 pm »


        MĨ CAN THIỆP VÀO PANAMA (1989-90), can thiệp QS nhằm áp đặt sự thống trị của Mĩ tại Panama. Lấy cớ bảo vệ kênh đào Panama và tính mạng người Mĩ ở đây, 20.12.1989 Mĩ sử dụng 21.500 quân, có 13.000 quân đang đóng tại Panama, mở chiến dịch “Chính nghĩa” (Just Cause) nhằm chống lại lực lượng của tướng Nôriêga đang cầm quyền. 20- 24.12.1989 lực lượng đặc nhiệm Mĩ đã tiến hành hơn 40 trận đánh trên toàn bộ lãnh thổ Panama, trong đó tập trung chủ yếu vào đại bản doanh của tướng Nôriêga ở gần thủ đô Panama, đồng thời chiến sự cũng diễn ra ác liệt ở Rio - Hato (phía tây Panama). 3.1.1990 tướng Nỏriêga đầu hàng, chiến dịch can thiệp của Mĩ kết thúc. Can thiệp vào Panama, Mĩ bị thương vong 347 người, Panama 471 người.

        MĨ CHIẾM HAOAI (1898), hành động thôn tính và sáp nhập quần đảo Haoai vào lãnh thổ của Mĩ. Từ 1840 do nhu cầu mở rộng buôn bán ra khu vực Viễn Đông và Thái Bình Dương (nhất là với TQ), Mĩ đã có ý định thôn tính Haoai nhưng bị các thương gia châu Âu phản đối. Sau đó Mĩ từng bước tìm cách thực hiện mục đích bằng các thủ đoạn kinh tế. chính trị, QS: 1875 kí hiệp định thương mại cho Haoai xuất khẩu đường miễn thuế vào Mĩ; 1887 kí hiệp định cho phép Mĩ xây dựng căn cứ hải quân ở đảo Samoa thuộc Haoai; 1893 can thiệp lật đổ chế độ quân chủ ở Haoai để thành lập nước Cộng hòa Haoai phụ thuộc Mĩ. Khi chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (24.4-10.12.1898) bùng nổ, cùng với việc đánh chiếm các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Á, châu Mĩ Latinh, Mĩ đưa quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Haoai và tuyên bố là lãnh thổ của Mĩ; 1959 Haoai chính thức là bang thứ 50 của Mĩ.

        MĨ ĐÁNH CHIẾM GRENADA (10.1983), chiến tranh xâm lược do Mĩ phát động dưới thời tổng thống Rigân, nhằm củng cố ảnh hưởng của Mĩ tại vùng biển Caribê. Lợi dụng tình hình nội bộ Grenada không ổn định sau cuộc đảo chính (19.10.1983) của tư lệnh lục quân Aoxtin lật đổ chính phủ của thủ tướng Bisôp, Mĩ lôi kéo sáu nước Đông Caribê (Giamaica, Bacbađốt. Xanh Luxia, Xanh Vinxen, Dominica, Antigoa) tiến công Grenada từ hai hướng: bộ phận chính gồm hai cánh đánh vào sân bay Piêc và thủ đô  Xanh Gioocgiơ; bộ phận đổ bộ đường không từ Bacbađôt đánh vào sân bay Xalin. Với ưu thế tuyệt đối về lực lượng (11 tàu chiến - lúc cao nhất là 15, hơn 200 máy bay và 2.000 quân - lúc cao nhất là 5.000. ngoài ra còn 10.000 lính thủy đánh bộ làm lực lượng dự bị trên các tàu chiến) so với phía Grenada (hơn 1.000 quân mới thành lập. khoảng 10.000 dân binh và 800 quân tình nguyện Cuba), chỉ trong thời gian ngắn (25-28.10.1983) Mĩ đã làm chủ Grenada sau khi chiếm sân bay Piêc (25.10), sân bay Xalin (26.10) và thủ đô  Xanh Gioocgiơ (28.10). Quân Mĩ bị thương vong 37 người, mất 3 máy bay trực thăng; quân Grenada chết hơn 40 người, toàn bộ bị tước vũ khí; quân tình nguyện Cuba bị thương vong 125 người, bị bắt 64.

        MĨ LATINH, khu vực địa lí từ phía nam lục địa Bắc Mĩ đến Trung Mĩ và Nam Mĩ. Gồm 33 quốc gia độc lập (Achentina, Braxin, Vênêxuêla, Colombia, Cuba, Mêhicô...) và một số nước thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan. Dân cư gồm người Âu di cư, người da đỏ, người da đen, người lai. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha (18 nước); tiếng Bồ Đào Nha (Braxin), tiếng Pháp (Haiti), tiếng Hà Lan (Xurinam) và tiếng Anh.

        MĨ THO, tỉnh cũ ở Nam Bộ. Thành lập 12.1889 khi Pháp chia t. Định Tường thành 3 tỉnh: Gò Công, Mĩ Tho và Sa Đéc. 2.1976 sáp nhập với Gò Công thành t. Tiền Giang (trừ một số vùng đã nhập vào t. Kiến Phong, sáp nhập với Sa Đéc thành t. Đồng Tháp).

        MIA, dụng cụ chuyên dùng phối hợp với máy trắc địa để đo khoảng cách và độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất phục vụ cho việc lập bản đồ chi tiết; đo đạc công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông vận tải... Có dạng một thước thẳng bằng gỗ hay hợp kim nhẹ, thường dài 3m, rộng 7-8cm, dày 3cm, mặt sơn màu trắng, thân chia vạch tới centimét (kẻ bằng sơn màu đỏ, đen hoặc xanh để dễ phân biệt khi do ngắm và đọc số);
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 05:00:35 pm »


        MIANMA (Liên bang Mianma; Pyidaungzu Myanma Naingngandaw, A. Union of Myanmar), quốc gia ở Đông Nam Á, trên phần tây bắc bán đảo Trung Ấn. Dt 676.578km2; ds 42,51 triệu người (2003); 68% người Miến, 9% người San. 7% người Karen... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Miến. Tôn giáo: đạo Phật (85%), đạo Hồi (15%) và các tôn giáo khác. Thủ đô: Rănggun. Đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là thủ tướng kiêm chủ tịch Hội đồng hòa bình và phát triển quốc gia, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp cao nhất: quốc hội nhân dân. Phần lớn diện tích lãnh thổ là núi và cao nguyên, đỉnh cao nhất Hacabô Rađi 5.88lm. Ở trung tâm là đồng bằng sông Iraoađi. Các sông chính: Iraoađi, Xaluen. Nước nông nghiệp; công nghiệp: khai thác khoáng sản, dầu mỏ thực phẩm, dệt...; nông nghiệp: lúa, bông, lạc, mía... GDP 391,72 tỉ USD (2000), bình quân đầu người 7.241 USD. Thành viên LHQ (19.4.1948); ASEAN. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại diện 1948, cấp tổng lãnh sự 1957, cấp đại sứ 25.5.1975. LLVT: QĐ thường trực 344.000 người (lục quân 325.000, hải quân 10.000, không quân 9.000), lực lượng bán vũ trang 100.000 (trong đó cành sát 65.000, dân quân 35.000). Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 205 xe tăng, 115 xe thiết giáp trinh sát, 270 xe thiết giáp chở quân, 250 pháo mặt đất, 60 pháo chống tăng, 46 pháo phòng không, 68 tàu tuần tiễu, 11 tàu đổ bộ, 9 tàu hộ tống, 83 máy bay chiến đấu, 29 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 3,2 tỉ USD (2002).



        MICÔIAN (1905-70), tổng công trình sư trường hàng không, hai lần Ah lao động XHCN LX (1956, 1957). Sinh tại Acmênia; thượng tướng (1967), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học LX (1968); đv ĐCS LX (1925). Năm 1936 tốt nghiệp Học viện không quân mang tên Giucôpxki. M đã cùng với M. I. Gurêvich chỉ đạo việc chế tạo các máy bay tiêm kích MiG: từ MiG-1, MiG-3 đến những máy bay tiêm kích phản lực siêu âm sau này. Đại biểu Xô viết tối cao LX (1950-70). Huân chương: 6 huân chương Lênin và nhiều loại khác, giải thưởng Lênin (1962), 6 giải thưởng nhà nước LX (1941-53). Trong KCCM, không quân nhân dân VN đã sử dụng máy bay MiG-17, MiG-19, MiG-21 bắn rơi nhiều máy bay Mĩ.

        MICRÔNÊXIA* (A. Micronesia), vùng đảo ở tây Thái Bình Dương, phía bắc quần đảo Mêlanêxia. Gồm trên 2.100 đảo (khoảng 200 đảo có người ở) thuộc các quốc gia Palau. Kiribati, Nauru, Tuyalu, Quần đảo Macsan, Liên bang Micrônêxia và quần đảo Mariana. Dt 2.370km2; ds 375 nghìn người (2000), chủ yếu là người Micrônêdi. Trên quần đảo Mariana và ở Palau có các cảng QS lớn, sân bay cho không quân chiến lược, kho vũ khí, nhiên liệu. Các đảo san hô của quần đảo Macsan là nơi thử vũ khí hạt nhân và tên lửa.

        MICRÔNÊXIA** (Liên bang Micrônêxia; A. Federated States of Micronesia), quốc gia trong nhóm đảo Carôlin thuộc quần đảo Micrônêxia ở tây Thái Binh Dương. Dt 702 km2; ds 136 nghìn người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: Thiên chúa giáo. Thủ đô: Palikia. Chính thể cộng hòa lập hiến trong liên minh tự do với Mĩ, đứng đầu nhà nước và chính phủ là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Lãnh thổ gồm 600 đảo (phần lớn là các đảo san hô, một số đảo có nguồn gốc núi lứa), trải dài 2.700km từ đông sang tây, kiểm soát khu vực lãnh hải rộng 2,6 triệu km2. Khí hậu đại dương, ẩm, lượng mưa 4.570 mm/năm, thường xuyên có bão. Kinh tế chủ yếu là trang trại tự cung tự cấp, tiềm năng kinh tế biển lớn. GDP 237 triệu USD (2002). bình quân đầu người 1.621 USD. Kinh tế phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mĩ, 1986-2001 khoản viện trợ này khoảng 1,39 tỉ USD. Thành viên LHQ (17.9.1991). Lập quan hệ ngoại giao với VN 22.9.1995.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 05:01:52 pm »


        MIỀN nh B2

        MIỄN GỌI NHẬP NGŨ TRONG THỜI CHIẾN, không gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên đối với những còng dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự đang đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp quan trọng để đảm bảo hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, xã hội, nền kinh tế quốc dân trong thời kì chiến tranh. Danh mục các chức vụ, nghề nghiệp của công dân được MGNNTTC do chính phủ ban hành. Người thuộc diện MGNNTTC được đăng kí nghĩa vụ QS riêng, theo điều lệ đăng kí nghĩa vụ QS và các văn bản pháp quy.

        MIỄN LÀM NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, cho phép công dân không phải phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐ vì bị tàn tật, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật (thông tư 1054/YT-QP ngày 1.8.1983 và thông tư 13/TTLB ngày 13.10.1992) của liên bộ y tế - quốc phòng. Những người được MLNVQS do UBND xã (phường, thị trấn) đề nghị, UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quyết định và công bố danh sách.

        MiG, họ máy bay tiêm kích của LX do Viện thiết kế, thử nghiệm hàng không mang tên A. I. Micôian (1905-70, tổng công trình sư hàng không) và M. I. Gurêvich (1893-1976. nhà toán học) thiết kế và chế thử. Có các kiểu cánh quạt và phản lực. Kiểu cánh quạt: MiG-1 (bắt đầu sản xuất hàng loạt 1940, hoạt động ở độ cao lớn, tốc độ nhanh nhất của máy bay lúc bấy giờ), MiG-3, MiG-7 (thiết kế, chế tạo 1941-43) đã được sử dụng có hiệu quả trong CTTG-II. Kiểu phản lực: MiG-15 (1947), MiG-17 (1949, dưới âm) MiG-19 (1954, vượt âm), MiG-21 (bay thử 1957, tốc độ gấp hai lần tốc độ âm), MiG- 23 (1967, cánh cụp, cánh xoè), MiG-27 (cuối những năm 70 của tk 20), MiG-29 (10.1977, có tính năng chiến thuật - kĩ thuật cao), MiG-31 (9.1975, cải tiến MiG-25), MiG-33 (tương tự MiG-29, có thêm các thiết bị mới). Những năm tới, dự định sẽ thiết kế và chế thử một số loại mới, như: MiG-AT, MiG-SVB để chờ khách. Các kiểu MiG-17, MiG-19, MiG-21 đã và đang được sử dụng ở VN.

        MiG-17, máy bay tiêm kích phản lực họ MiG một chỗ ngồi (LX), làm nhiệm vụ chiến đấu trên không, đánh phá các mục tiêu mặt đất, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh. Bay thử lần đầu 1949. Sản xuất hàng loạt từ 1951. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài ll,26m; cao 3,8m; sải cánh 9,6m: khối lượng rỗng 4.160kg: khối lượng cất cánh lớn nhất 6.069kg; lắp 1 động cơ phản lực VK-1A; tốc độ bay lớn nhất 1.114km/h; tầm bay 1.295km; trần bay 16.000m. Trang bị 1 pháo 37mm và 2 pháo 23mm. Khi làm nhiệm vụ cường kích có thể mang 500kg bom. Các biến thể chính: MiG-17F, MiG-17PF. Từ 6.8.1964. Trung đoàn không quân tiêm kích 921 trang bị máy bay MiG-17 của Quán chủng phòng không - không quân chính thức nhận nhiệm vụ trực han chiến đấu. 3.4.1965 tại Hàm Rồng (Thanh Hóa). MiG-17 của không quân nhân dân VN lần đầu xuất kích đã bắn rơi 2 máy bay F-8U của không quân Mĩ.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 05:03:05 pm »


        MiG-21, máy bay tiêm kích đa năng họ MiG (LX), làm nhiệm vụ chiến đấu trên không, đánh phá các mục tiêu mặt đất, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trong mọi điều kiện thời tiết, ngày và đêm. Chế thử từ 1956. Sản xuất hàng loạt ở LX từ 1959. đã lập nhiều kỉ lục thế giới (hai kỉ lục tốc độ 1959- 60 và kỉ lục tuyệt đối về độ cao 1961). Còn được sản xuất ở TQ (MiG-21F-13 hay J-7) và Ấn Độ. Có 17 biến thể chính và hơn 30 biến thể thử nghiệm. Phổ biến nhất là MiG-21Bis với các tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 15,76m, cao 4,5m, cánh tam giác, sải cánh 7,15m: khối lượng rỗng 6.000kg; khối lượng cất cánh (mang 2 tên lửa K-13) 8.725kg; kíp bay 1 người. Lắp một động cơ tuabin phản lực R25-300. Tốc độ bay lớn nhất 2.200km/h; trần bay thực tế 19.000m; tầm bay (có mang thùng dầu phụ) 1.570km. Trang bị 1 pháo hai nòng 23mm (250 viên đạn); có thế mang 4 tên lửa không đối không, rôckét 57mm... hoặc l.000kg bom các loại. Từ 1989 có biến thể mới MiG-21I, chế tạo trên cơ sở MiG-21 Bis, trang bị đài rađa Côpie (có tính năng vượt hơn rađa AN/APG-68 trên máy bay tiêm kích F-16C của Mĩ) có thể đồng thời bám dẫn 8 mục tiêu và đảm bảo bắn 2 mục tiêu, trinh sát và định vị mục tiêu với tầm phát hiện 45km: có thể mang 2 tên lửa không đối không tầm trung P-27 hoặc 4 tên lửa tầm gần P-739. hoặc tên lửa đối hạm X-35. MiG- 21 được trang bị cho QĐ của hơn 30 nước. 8.1965 loạt MiG- 21PFL đầu tiên được trang bị cho không quân nhân dân VN. 4.3.1966 chiếc MiG-21 mang số 4024 đã thực hiện trận chiến đấu đầu tiên, bắn rơi một máy bay không người lái của Mĩ. Đêm 27.12.1972 Phạm Tuân lái MiG-21 bắn rơi B-52 Xtratơphotri.



        MiG-31, máy bay tiêm kích - đánh chặn họ MiG (LX), thiết kế trên cơ sở máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-25MP để thay thế cho MiG-23 và Su-15. Dùng diệt mục tiêu trên không ở tầm cao và tầm thấp, bán cầu trước và bán cầu sau, trong mọi điều kiện thời tiết, ngày và đêm, cả khi bị gây nhiễu tích cực. Bay thử lần đầu 16.9.1975. Sản xuất hàng loạt từ 1978, trang bị cho không quân LX 1982. Là máy bay tiêm kích đầu tiên trên thế giới bay qua Bắc Cực. Tính năng chiến - kĩ thuật: dài 22,688m; cao 6,15m; cánh dạng hình thang, sải cánh 13,46m: hai đuôi đứng; khối lượng rỗng 21.820kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 46.200kg. Lắp hai động cơ tuabin phân lực D-30F6; tốc độ bay lớn nhất 3.000km/h; trần bay thực tế 20.600m; tầm bay (có mang thùng dầu phụ) 3.300km; tuyến đánh chặn 720km (1.400km khi mang thùng dầu phụ). Kíp bay 2 người. Trang bị: pháo 6 nòng 23mm với 260 viên đạn; có thể mang các tên lửa không đối không: 4 tầm xa, 2 tầm trung, 4 tầm gần. Thiết bị điện tử gồm hệ thống dẫn đường Trôpic với độ chính xác xác định tọa độ 0,13- l,3km ở cự li 2.000km hoặc Maxrut với độ chính xác xác định tọa độ 1,8-3,6km ở cự li 2.000 - 10.000km; đài rađa mạng pha (có cự li phát hiện 300km, bám sát 200km và cho phép đồng thời tiến công 4 mục tiêu) đảm bảo một tốp MiG-31 (4 chiếc) trao đổi thông tin và bám các mục tiêu; kiểm soát bầu trời đến l.000km, phát hiện từ xa và dẫn .các máy bay tiêm kích khác đến mục tiêu. MiG-31 là máy bay duy nhất có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa hành trình bay ở độ cao cực thấp. Được trang bị hệ thống tiếp dầu trên không. Các biến thể: MiG-31M, MiG-31B, MiG- 31BS, MiG-31D. Lực lượng không quân Nga hiện có khoảng 280 MiG-31.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 05:04:34 pm »


        MILAN, thành phố ở bắc Italia, trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất của Italia; ds 1,3 triệu người (2000). Sân bay quốc tế. Đường tàu điện ngầm. Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim, lọc dầu, hóa dầu, hóa chất, luyện kim, dệt, giấy, in, thủy tinh. Trường đại học tổng hợp. Nơi tập trung các hội đồng quản trị các tập đoàn tư bản độc quyền Italia. M được xây dựng từ tk 4tcn, trải qua nhiều biến đổi lịch sử, bị xâm chiếm và tàn phá. Nhiều năm là thủ đô của các vương quốc: Italia (1805), Lombacđi - Vênêxi (1815). Ở M hiện còn nhiều di tích kiến trúc cổ.

        MÌN. vũ khí nổ bố trí trên bộ, dưới nước nhằm diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và xây dựng vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương. Thường có M công binh và M hải quân (x. thủy lôi). M thường có vỏ, thuốc nổ và ngòi nổ. Theo công dụng, có: M chống tăng, M chống cơ giới, M chống bộ binh, M chống đổ bộ. M đặc biệt (chiếu sáng, cháy, hóa học, khói...); theo vật liệu vỏ, có: M kim loại, M phi kim loại: theo mức độ điều khiển, có: M không điều khiển, M có điều khiên, trong đó có loại M tinh khôn...; theo loại chất nổ, có: M thông thường, M hạt nhân: theo loại ngòi nổ, có: M tiếp xúc đè nổ, vướng nổ, nhấc nổ, gạt nổ...), M không tiếp xúc (vô tuyến, từ trường, cảm quang, âm thanh, chấn động...); theo đặc điểm tác dụng, có: M lõm, mìn định hướng, M mảnh, M phá... M còn được gọi theo hình dạng hoặc các cách phân loại khác. M được bố trí từng quả, hoặc thành cụm mìn. bãi mìn bằng các phương pháp: chôn, gài, đật, treo, rải, thả... tùy điều kiện cụ thể. Khi bố trí phải kết hợp với địa hình và ngụy trang, tạo thế bí mật bất ngờ, tăng hiệu quả.


Một số loại mìn công binh

        MÌN BẪY, mìn đặc biệt có vật mồi và nổ khi vật mồi bị xê dịch, va chạm. Vật mồi là những thứ có thể gây tính tò mò, thích dùng và xê dịch; cũng có thể là một lượng nổ khác. MB thường là mìn ứng dụng, nhạy nổ, sát thương đối phương bất ngờ. Thường dùng các loại ngòi nổ như: ngòi bật nổ (M5), ngòi giật nổ (Ml), ngòi kiểu công tắc điện... MB có khả năng chống dò tìm, tháo gỡ, gây khó khăn cho việc vô hiệu hóa mìn. MB được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh ở VN. 

        MÌN CHÁY, mìn đặc biệt dùng chất gây cháy phá hủy nhà cửa, kho tàng, phương tiện KTQS của đổi phương. Có: MC kiểu khối hộp và MC kiểu khối ống. MC nhồi chất cháy dạng keo (gồm ét xăng, cơ rếp, bột nhôm...) có độ bám dính cao và nhiệt năng cháy lớn, chủ yếu sử dụng ngòi nổ hẹn giờ hóa học. Tùy theo yêu cầu chiến thuật, thời gian giữ chậm có thể từ vài phút đến hàng tuần. Thường trang bị cho lực lượng đặc nhiệm sử dụng khi hoạt động trong lòng địch. 

        MÌN CHIẾU SÁNG, mìn dặc biệt dùng để chiếu sáng địa hình, phát hiện mục tiêu đối phương, báo động chiến đấu... MCS nhồi thuốc cháy, có bộ phận bẫy nổ cần dip kiểu lò xo, lắp ngòi nổ tiếp xúc cơ khí kiểu mỏ vịt. Khi dây bẫy nổ bị tác động đủ mạnh, mỏ vịt được giải phóng và kim hỏa đập vào hạt nổ, mìn cháy phát ra ánh sáng mạnh. Thời gian chiếu sáng khoảng vài phút. Được bố trí để bảo vệ cán cứ QS, trận địa phòng ngự, đồn biên phòng... Các loại MCS đã sử dụng ở VN: M49, M49A (Mĩ)...

        MÌN CHỐNG BỘ BINH, mìn dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương. MCBB thông thường có kích thước nhỏ và chứa từ vài chục đến vài trăm gam thuốc nổ. Theo tác dụng sát thương MCBB được phân thành mìn phá và mìn mảnh. Mìn phá (mìn đè nổ) sát thương bằng sản phẩm nổ và áp suất sóng xung kích. Mìn mảnh (thường là mìn vướng nổ hoặc mìn nhảy) sát thương bằng mảnh vỏ; khối lượng mìn 0,45-4,5kg, lượng nổ 20-680g. MCBB sử dụng ngòi đè nổ, ngòi nổ không tiếp xúc hoặc ngòi nổ có điều khiển. MCBB có thể bố trí riêng thành bãi mìn chống bộ binh hoặc bố trí chung với các loại mìn khác tạo thành bãi mìn hỗn hợp; còn được sử dụng làm mìn bẫy. Được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh ở VN. MCBB luôn được cải tiến theo hướng tăng hiệu quả chiến đấu, tăng khả năng sát thương mục tiêu, dễ bố trí, có thể bố trí hàng loạt, nhanh và khó phát hiện...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:44:37 am »


        MÌN CHỐNG TĂNG, mìn để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, xe chiến đấu bộ binh và các loại xe cơ giới khác của đối phương. Theo đặc điểm tác dụng, có: mìn nổ phá và mìn định hướng. Theo chức năng, có: mìn phá xích, mìn phá gầm và mìn phá thành xe. Thông thường dùng mìn phá xích chôn dưới đất, nổ khi xích xe đè lên (khối lượng 9-13kg, lượng thuốc nổ 5,5-l0kg). Mìn phá gầm xe thường là mìn định hướng (khối lượng 3,2-10kg, lượng thuốc nổ l,2-6kg). Mìn phá thành xe có lượng nổ định hướng mạnh, hoặc dạng lựu phóng, phóng ra từ ống phóng hướng vào mục tiêu đang chuyển động. MCT lắp các loại ngòi nổ cơ khí, điện và hóa học; hiện nay đang nghiên cứu và ứng dụng các loại ngòi không tiếp xúc: từ tính, âm thanh, hồng ngoại, cảm quang... MCT được bố trí tạo nên bãi mìn chống tăng hoặc bố trí thành cụm, nút, tuyến nơi dự đoán có phương tiện cơ giới đi qua. Các loại MCT đã sử dụng ở VN: TM-41, TM-46y TM-57 (LX); PT Mi-Ba-III (Tiệp Khắc); M7A2, M19, M15 (Mĩ)... Trong KCCP và KCCM, LLVTND VN đã sử dụng có hiệu quả nhiều loại MCT tự tạo hoặc thu được của đối phương.

        MÌN CLAYMO X. MÌN ĐỊNH HƯỚNG

        MÌN ĐẶC BIỆT, mìn có công dụng và dùng vào các nhiệm vụ đặc biệt, như mìn chiếu sáng, mìn cháy, mìn khói, mìn bẫy...

        MÌN ĐÈ NỔ, mìn có cơ cấu nổ hoạt động khi chịu tác động của một lực nén nhất định. Có: mìn chống tăng, mìn chống bộ binh. Bộ phận cảm biến mục tiêu của ngòi nổ thường làm dưới dạng tấm đè, râu tôm, chạc chữ thập... Ở một số loại mìn chống bộ binh có nhồi thuốc nổ lỏng, vỏ mìn (bằng chất dẻo hay vải) dùng làm bộ cảm biến. Các loại MĐN đã được sử dụng ở VN: MĐ-82B, MN-79 (VN); PMĐ6, PMN (LX); K58, K69 (TQ); Mĩ 14, M116A2 (Mĩ)... và các loại mìn chống tăng.

        MÌN ĐỊNH HƯỚNG, mìn có khối thuốc nổ lõm hình nón hoặc cong hình cánh cung có gắn các mảnh sắt thép, bi,... ở mặt hướng về mục tiêu, khi nổ tạo luồng mảnh tập trung hoặc phân tán theo hướng nhất định. Ở VN, có một số loại MĐH thông dụng như: MĐH-5, 7, 10, 20,... khi bố trí mặt lõm hướng về mục tiêu, loại MĐH C-40 (VN) hoặc M18A1 (Mĩ, thường gọi mìn Clâymo)... mặt lồi hướng về mục tiêu. Trong KCCM, VN đã sử dụng có hiệu quả nhiều loại MĐH tự chế tạo hoặc thu được của đối phương.

        MÌN HẠT NHÂN, đạn dược hạt nhân được bố trí thành các bãi mìn hạt nhân. Cấu tạo gồm: lượng nổ hạt nhân, hệ thống kích nổ, cơ cấu bảo hiểm, hệ thống điều khiển và nguồn cung cấp năng lượng. MHN được đặt dưới đất, dưới nước; có thể bố trí thành bãi mìn độc lập hoặc bãi mìn hỗn hợp; dùng ngòi nổ hẹn giờ hoặc ngòi nổ có điều khiển bằng vô tuyến hoặc hữu tuyến.

        MÌN HẸN GIỜ, mìn có cơ chế nổ được định trước một khoảng thời gian ứng với sự điều chỉnh ngòi nổ khi bố trí (đặt, phóng, thả). MHG có lắp các loại ngòi nổ hẹn giờ kiểu cơ khí (cơ cấu đồng hồ), điện tử, hóa học... MHG thường được các lực lượng đặc nhiệm sử dụng khi hoạt động trong lòng địch.

        MÌN HÓA HỌC, mìn bên trong nhồi các chất độc QS (CS, BZ...) dùng sát thương sinh lực (gây ngạt thở, chảy nước mắt, loét da, tê liệt thần kinh...), làm mất sức chiến đấu đối phương, gây hậu quả lâu dài đối với con người và môi trường. Có hai loại: MHH chôn dưới đất (loại đè nổ hoặc điều khiển nổ) và MHH nổ trên không (mìn nhảy). MHH được bố trí thành bãi mìn độc lập hoặc bãi mìn hỗn hợp với mìn chống tăng và mìn chống bộ binh. Có thể lắp ngòi nổ thông thường hoặc ngòi nổ có điều khiển từ xa bằng vô tuyến hay hữu tuyến.

        MÌN KÉO NỔ nh MÌN VƯỚNG NỔ

        MÌN LÁ, mìn có hình dáng, màu sắc dễ lẫn với lá cáy dùng để sát thương sinh lực và phá vỡ lốp xe hơi đối phương. Các loại ML đã được QĐ Mĩ sử dụng ở VN: mìn tai hồng (BLU- 43), mìn vải (XM41E2). Mìn tai hồng có hình dáng giống cánh dơi, vỏ bằng nhựa nhiều màu (xanh, cỏ úa, vàng, trắng, sữa... hoặc loang lổ); trong cánh mìn chứa 6ml thuốc nổ nước atrơnit; khối lượng toàn bộ mìn 29g, nổ khi có lực đè > 10kg; mìn được xếp trong thùng chứa, mỗi thùng có 1.920 quả. Mìn vải, vỏ bằng vải không thấm nước, có loại hình quạt, kích thước bằng 1/4 hình tròn, bán kính 10cm, dày 2cm và loại hình vuông, mỗi cạnh 5cm, dày 2cm; khối lượng của mìn 50- 80g; mìn được xếp trong thùng kín, có tẩm dung mối dễ bốc hơi, bên trong lớp vỏ vải chứa hỗn hợp nổ phá (hêxôgen, bột nhôm và antimon) và một túi nhựa (đựng clorat kali và bột thủy tinh); mìn bị kích nổ là do ma sát giữa bột thủy tinh và clorat kali khi có lực 2-5kg tác động. ML thường được rải xuống các lối đi, đường mòn, nút giao thông...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 11:45:41 am »

         
        MÌN LĂN. mìn có kết cấu hình cầu, khi sử dụng, giật nụ xòe và lăn mìn đến mục tiêu dùng để sát thương sinh lực và phương tiện QS bằng mảnh. Gồm hai bộ phận: thân và ngòi nổ. Thân đúc bằng gang hay bê tông pha lẫn mảnh sắt vụn, dày 2-5cm, bên trong nhồi thuốc nổ TNT. Ngòi nổ gồm: nụ xòe, dây cháy chậm và kíp. Được dùng trong đánh phục kích hay phòng ngự ở khu vực đồi núi.

        MÌN NHẢY, mìn chống bộ binh, sát thương bằng mảnh. Khi có lực đè (60-90N) hoặc lực kéo dây vướng (14-50N) tác động vào ngòi nổ, mìn bị hất tung khỏi mặt đất và nổ ở độ cao 0,5-l,2m. Bán kính sát thương 5-12m, bán kính nguy hiểm đến 150m. Những loại MN đã được sử dụng ở chiến trường VN: K62 (TQ) M16A2 (Mĩ), OZM-4 (Nga)...

        MÌN PHÓNG, mìn được chế tạo và bố trí theo phương thức rải từ máy bay, phóng từ pháo, thiết bị phóng hay từ một lượng nổ khác... mìn tự đưa vào trạng thái chiến đấu trong quá trình phóng. Có hai loại: MP chống tăng và MP chống bộ binh. Các loại MP đểu lắp ngòi nổ tự hủy hoặc định giờ vô hiệu hóa mìn. Đặc trưng cơ bản MP: tốc độ rải mìn nhanh, thời gian tạo thành các bãi mìn ngắn, bất ngờ, kịp thời ngăn chặn sự truy kích của xe tăng và bộ binh đối phương. Ngoài sử dụng các thiết bị phóng đa dạng, MP còn được phóng ứng dụng, như dùng một lượng nổ khác (lựu đạn, đạn pháo...) đưa đi xa vài trăm mét tới mục tiêu. Trong KCCM, công binh QĐND VN đã sử dụng MP MF1, MF2... đánh nhiều trận có hiệu quả.

        MÌN TREO, mìn chuyên dụng để diệt máy bay trực thăng; được treo trên không bằng một quả bóng nạp khí nhẹ (hêli). Gồm: một ống kim loại hình trụ trong chứa quả bóng chưa nạp khí. liều khí nén, mìn tác dụng mảnh với ngòi nổ không tiếp xúc, dây treo và neo. Theo lệnh điều khiển từ xa hoặc bằng tay, nắp hộp được mờ. liều khí nén nạp vào bóng, bóng bay lên kéo theo mìn và dây neo. Độ cao MT được điều chỉnh bằng độ dài dây neo. Được bố trí ở vùng dự đoán có đổ bộ đường không và trực thăng bay qua...

        MÌN TỪ TRƯỜNG, mìn lắp ngòi nổ hoạt động theo nguyên lí từ tính để diệt mục tiêu có sắt, thép di động gần nó (trên bộ, dưới nước). Ở VN, loại MTT thả từ khí cụ bay xuống quen gọi là bom từ trường. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ thường dùng các MTT MK82 (500 bảng = 226kg), Mĩ 17 AI (750 bảng = 337kg) đánh phá các trục đường giao thông, gây khó khăn tương tự như bom nổ chậm, song nguy hiểm vì khó tiếp cận phá gỡ. Có các tính năng: khối lượng 226-337kg, chứa 86-160kg thuốc nổ, đường kính 0,23-0,4lm, dài 1,17- l,54m, có cánh đuôi cố định hoặc đuôi dù kiểu cánh kim loại giương lên khi thả từ máy bay xuống, lắp hai ngòi nổ: ngòi cảm ứng từ trường MK-42 (Mod 0, 1, 2, 3) lắp giữa đuôi và thân mìn. ngòi nổ MK-30 hoặc MK-32 lắp ở đầu mìn, thời gian mở bảo hiểm từ 15 phút đến vài tháng. Khi mục tiêu có sắt thép đi qua, ngòi MK-42 cảm nhận, tạo tín hiệu điện, phóng qua kíp điện của ngòi MK-30 gây nổ mìn. MTT có thể tự hủy sau 6-8 tháng do nguồn điện bị sụt thế hoặc nguyên nhân khác. Ở VN, đế phá MTT. công binh đã dùng máy phóng từ, nam châm, khung dây điện từ hoặc vật bằng sắt, thép có dây dài kéo lướt qua gây nổ mìn.

        MÌN TỰ TẠO. vũ khí tự tạo sử dụng chất nổ, sát thương hoặc tiêu diệt đối phương bằng năng lượng nổ hay mảnh vỡ của vỏ và các mảnh kim loại đặt trong mìn văng ra khi mìn nổ. Theo công dụng, có: mìn sát thương (mìn hộp gỗ, mìn ống bơ, mìn đạn cối, mìn định hướng), mìn đánh xe cơ giới (mìn hòm gỗ, mìn đạn pháo) và mìn đánh tàu thuyền. Cấu tạo gồm ba bộ phận chính: vỏ mìn, thuốc nổ và ngòi nổ (kíp nổ). Ngoài ra, theo cách bố trí có thể có thêm bộ phận cạm để tạo thành một bẫy sử dụng chất nổ. vỏ mìn có thể bằng kim loại hoặc vật liệu phi kim loại (nhựa, sành, sứ, gỗ...), các đồ phế thải (vỏ đồ hộp, chai lọ...) hoặc đồ gia dụng (xoong nồi, chậu, vò...); kích thước, hình dáng tùy thuộc mục đích sử dụng. Thuốc nổ thường dùng: TNT, C4, thuốc nổ tháo trong bom, đạn... Lượng thuốc nổ nhiều ít tùy loại (mìn sát thương thường chứa từ 100-1.000g. mìn đánh xe cơ giới từ 4-10kg, mìn đánh tàu thuyền từ 20-100kg). Ngòi nổ thường dùng các loại ngòi do công nghiệp quốc phòng sản xuất, như ngòi tiếp xúc, đè nổ, vướng nổ, nhấc nổ và gạt nổ. MTT đã phát huy tác dụng tốt trong hai cuộc KCCP và KCCM của nhân dân VN.

        MÌN VƯỚNG NỔ, mìn chống bộ binh có tác động gây nổ bằng dây. MVN có một hoặc nhiều dây vướng gắn vào thân mìn (mìn BLU-54 có 8 dây vướng) hoặc ngòi nổ (mìn POMZ-2). Khi bố trí mìn các dây vướng được bung ra hoặc được kéo ra xa mìn một khoảng cách nhất định. Trong trạng thái chờ nổ, ngòi nổ sẽ hoạt động nếu có một ngoại lực đủ lớn tác động vào dây vướng (dây bị kéo căng nổ hoặc đứt nổ tùy thuộc vào cấu trúc của mìn). Cg mìn kéo nổ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM