Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:59:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: M  (Đọc 5722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:42:04 pm »


        MÁY THỦY CHUẨN, dụng cụ trắc địa dùng để xác định độ chênh cao của hai điểm trên mặt đất bằng phương pháp đo thủy chuẩn hình học. Cấu tạo gồm ống kính nhìn quay trong mặt phẳng nằm ngang và một bọt nước nhạy cảm, có nguyên lí làm việc cơ - quang học, trong đó việc xác định độ chênh cao được tiến hành bằng đường ngắm nằm ngang đến hai mía đặt thẳng đứng ở hai điểm cần đo. MTC được sử dụng rộng rãi trong dân sự (khảo sát, thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng, thủy lợi, đường sá...) và QS (khảo sát, thiết kế và xây dựng các công trình QS).

        MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ, tổ hợp các thiết bị điện tử, cơ điện, quang điện có điều khiển chung, để tự động hóa quá trình tính toán, xử lí thông tin theo chương trình; công cụ chính của tin học ứng dụng. Theo tính năng, có: vạn năng và chuyên dụng; theo dạng biểu thị thông tin (thường được sử dụng), có: tương tự, số và kết hợp; theo tốc độ xử lí thông tin, có: nhỏ, trung bình, lớn, cực lớn; theo hệ thống xử lí, có: đơn xử lí, đa xử lí. MTĐT được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành khoa học kĩ thuật, kinh tế, QS, xã hội... Trong QS, MTĐT dùng cho hệ thống chỉ huy tự động hóa, hệ thống dẫn đường (máy bay, tên lửa, tàu...), hệ thống điều khiển tự động vũ khí, khí tài... MTĐT đầu tiên mang tên ENIAC dược thiết kế (1942) và đưa vào sử dụng (1946) tại Đại học tổng hợp Penxinvania (Mĩ). Từ 1970 xuất hiện máy vi tính. Ở VN MTĐT bắt dầu được sử dụng từ 1966 vào cả mục đích dân sự và QS. Xu hướng phát triển: tăng tốc độ xử lí thông tin, có trí tuệ nhân tạo và tạo khả năng đàm thoại trực tiếp người - máy.

        MÁY TÍNH ĐƯỜNG ĐẠN, thiết bị tính toán dùng trong hệ thống  điều khiên hỏa lực của vũ khí (pháo, tên lửa. ngư lôi...) để tự động giải các bài toán xạ kích (xác định phần từ bắn. lượng sửa, chọn thời điểm bắn, phóng...) theo những điểu kiện bắn thực tế. Số liệu đầu vào của MTĐĐ là thông tin về mục tiêu, khí tượng, địa hình... nhận được từ khí tài trinh sát, đo đạc và những đặc tính kĩ thuật của vũ khí, đạn, phương tiện mang... Trong QS đã sử dụng các loại MTĐĐ: cơ khí (trong những năm 30 của tk 20), cơ - điện (trong CTTG-II), điện tử (từ những năm 50 của tk 20) một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với một số khí tài khác thành một tổ hợp tính toán -  điều khiên vũ khí (vd: máy chỉ huy).

        MÁY TÍNH SỐ, máy tính điện từ để tính những đại lượng biểu diễn dưới dạng số. Thành phần chính MTS: thiết bị điều khiển trung tâm, bộ số học, bộ nhớ, thiết bị vào ra, bàn điều khiển, các thiết bị ngoài để chuẩn bị số liệu ban đầu và chinh lí kết qua tính toán. Có thể nối thiết bị liên hợp của MTS với các kênh liên lạc và các thiết bị phản ánh thòng tin. Quá trình làm việc MTS sử dụng hai dạng thông tin: chương trình giải và số liệu ban đầu. Giải bài toán là thực hiện liên tiếp những phép tính riêng biệt, mỗi phép tính được tiến hành theo một lệnh xác định, thường là một nhịp làm việc của MTS. Các vật mang tin ban đầu thường là bìa đục lỗ và băng đục lỗ. MTS được sử dụng rộng rãi cho các tính toán khoa học và kĩ thuật. Trong QS, MTS dùng cho hệ thống lưu trữ, xứ lí và tìm tin ở các trung tâm tính toán; trong tính toán thiết kế trang bị KTQS...

        MÁY TÍNH TƯƠNG TỰ, máy tính điện tử thực hiện các phép tính toán trên các giá trị thay đổi liên tục, mỗi giá trị tức thời của đại lượng vào tương ứng với một giá trị tức thời của đại lượng máy. Đại lượng máy thường khác với đại lượng vào về bản chất vật lí và hệ số tỉ lệ, nhưng biến đổi theo cùng một quy luật với đại lượng vào. Những bài toán chủ yếu được giải trên MTTT: phân tích động học hệ thống điều khiển hay điều chỉnh; nghiên cứu thực nghiệm hiện trạng hệ thống có thiết bị điều khiển và điểu chỉnh; tổng hợp hệ thống điều khiến và điều chỉnh; kiểm tra và điều khiển quá trình sản xuất. MTTT được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học, kinh tế, xã hội... Trong QS, dùng cho hệ thống chỉ huy tự động hóa; hệ thống  điều khiển tự động vũ khí, khí tài; hệ thống dẫn đường (tàu, máy bay, tên lửa...).

        MÁY TOÀN ĐẠC, dụng cụ trắc địa chuyên dụng để xác định nhanh khoảng cách nằm ngang và độ cao địa hình. Có thể đồng thời xác định được góc phương vị, góc tà. Có các loại: tự động, bán tự động. MTĐ được dùng phổ biến trong công tác lập bản đồ dân sự cũng như QS (đặt đường toàn đạc, đo vẽ đường toàn đạc...). Cg takeomet.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:43:37 pm »


        MÁY TRINH SÁT ÁP SUẤT X. MÁY TỰ ĐỘNG TRINH SÁT MẶT ĐẤT

        MÁY TRINH SÁT CHẤN ĐỘNG, máy tự động trinh sát mặt đất dựa vào chấn động của đất do sự cơ động của các phương tiện cơ giới (ô tô, xe tăng, thiết giáp...) và người (đoàn người) gây ra, dùng để phát hiện sự di chuyển hoặc xâm nhập của đối phương vào khu vực đóng quân. Có hai loại chính: thả bằng máy bay và đặt bằng tay. Trong chiến tranh VN, QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn đã dùng một số loại MTSCĐ thả bằng máy bay (ADSID - cự li phát hiện người 30m, ô tô 300- 400m, ACOUSID - tương ứng là 25-30m, 300-400m). thả bằng tay (PSID. MINISID. lClAGID. MICROSID, DSID...).

        MÁY TỰ ĐỘNG TRINH SÁT MẶT ĐẤT, khí tài trinh sát được rải, đặt trên (hoặc gần) mặt đất và làm việc theo nguyên lí tự động thu và phát tín hiệu về trung tâm, dùng để cung cấp tin tức khẩn cấp về sự di chuyển hoặc thâm nhập của đối phương. Các loại chính: máy trinh sát chấn động, máy trinh sát tiếng động, máy trinh sát điện từ, máy trinh sát từ tính, máy trinh sát áp suất... Các bộ phận chu yếu: bộ cảm biến (xenxơ) để thu và biến các đại lượng không điện như chấn động, âm thanh, biến thiên từ trường, biến thiên áp suất,... thành các tín hiệu điện: bộ khuếch đại (các tín hiệu điện); bộ lọc tín hiệu; máy phát VTĐ và anten phát. MTĐTSMĐ gọn nhẹ. dễ ngụy trang, dễ bố trí, bí mật nhưng không phân biệt được mục tiêu QS hay dân sự hoặc tự nhiên, không thu hồi được, tuổi thọ thấp, khi bị phát hiện dễ bị vô hiệu hóa... Mĩ đã dùng phổ biến các loại MTĐTSMĐ trong chiến tranh xâm lược VN (vd cây nhiệt đới).

        MÁY VẼ HÀNH TRÌNH, thiết bị chuyên dụng tự động vạch lên bản đồ (hoặc hải đồ) hành trình của xe đo (hoặc tàu biển). MVHT có bộ phận tính toán để xác định tọa độ tức thời của các phương tiện trên dựa vào số liệu nhận được liên tục, tức thời từ bộ chi thị hành trình kiểu con quay và bộ cảm biến dò đường (đối với tàu biển). MVHT được sử dụng rộng rãi trong dân sự (chủ yếu là ngành hàng hải) và QS.

        MÁY VI TÍNH. máy tính diện tử được thiết kế trên cơ sở sử dụng các bộ vi xử lí, có kích cỡ nhỏ, gọn nhẹ cho phép dịch chuyển dễ dàng (cg máy tính cá nhân). MVT đầu tiên có tên gọi ALTA1R xuất hiện 1974. đến 1981 MVT IBM-PC ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong phát triển MVT. Việc sử dụng  rộng rãi các MVT hiện nay không chi gắn liền với sự phát triển vượt bậc của các MVT về mặt tính năng và tốc độ, mà còn gắn liền với sự tiện dụng của các MVT, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng giao diện đồ họa (điều khiển máy tính bằng các hình ảnh biểu tượng) trong các hé điều hành MVT. Được sử dụng rộng rãi trong QS: chỉ huy điều hành các hoạt động tác chiến; nghiên cứu khoa học QS (thiết kế chế tạo vũ khí. trang bị kĩ thuật, các công trình quốc phòng, doanh trại QĐ...); thòng kê, lưu trữ, soạn thảo các văn bản QS...

        MÁY VÔ TUYẾN ĐIỆN, thiết bị (hoặc tổ hợp thiết bị) dùng để thu, phát tín hiệu trong thông tin liên lạc vô tuyến điện. Theo công dụng, có: máy phát vô tuyến điện (thường gọi là máy phát), máy thu vô tuyến điện (máy thu), máy thu -  phát vô tuyến điện (máy thu - phát). Máy phát vô tuyến điện là thiết bị biến đổi tín hiệu thông tin thành các dao động diện cao tần bị điều chế rồi phát các dao động này vào không gian dưới dạng sóng điện từ qua anten phát. Máy thu vô tuyến điện là thiết bị biến đổi năng lượng sóng điện từ do anten thu nhận được thành tín hiệu. Máy thu - phát vô tuyến điện là tổ hợp thiết bị thu và thiết bị phát vô tuyến điện. MVTĐ hiện đại có tính năng ưu việt như: tự động điều chỉnh công suất, tự động nhảy tần để chọn tần số làm việc tốt nhất, thu - phát cả tín hiệu thoại và phi thoại (số liệu, fax...). Một trong những người chế tạo ra MVTĐ đầu tiên là A. C. Pôpôp (Nga).

        MÀNG ĐA (s. 1948), Ah LLVTND (1978). Dân tộc Ra Giai, quê xã Phan Sơn, h. Bắc Bình, t. Bình Thuận; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trường xã Cà Lon (nay là Phan Sơn). Trong KCCM, 1963-75 tham gia và trở thành nòng cốt phong trào du kích của xã Cà Lon, chiến đấu và chỉ huy nhiều trận; MĐ bắn rơi 15 máy bay, diệt 7 địch, bắt 6, thu 157 súng. 20.2.1969 một mình đánh máy bay trực thăng Mĩ. bị thương vào chân vẫn ngoan cường chiến đấu, bắn rơi 4 chiếc. 5.11.1970 chỉ huy tổ du kích, chiến đấu suốt ngày với máy bay trực thăng vũ trang địch, bắn rơi 8 chiếc (MĐ bắn rơi 4 chiếc, cứu 2 cán bộ huyện và 10 người dân). Cuối 12.1970 chỉ huy tổ du kích, đánh trả 2 tiểu đoàn địch có 20 máy bay và pháo binh yểm trợ càn vào xã, diệt 30 địch, bắn rơi 1 máy bay (MĐ diệt 5 địch, bắn rơi 1 máy bay trực thăng). 1975 chỉ huy du kích phối hợp với bộ đội, đánh địch ở căn cứ Na Ho, MĐ thu 150 súng các loại. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), 4 lần Dũng sĩ diệt máy bay.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:45:19 pm »


        MĂNGSƠ. eo biển giữa bờ biển bắc nước Pháp và bờ biển nam nước Anh. cùng với eo biển Cale nối Biển Bắc với Đại Tây Dương. Dài 578km. rộng 32-250km, sâu 30-110m. Gió tây. mùa thu và mùa đông có sương mù. Hải lưu từ tây sang đông với tốc độ 3km/h. thủy triều nửa ngày đêm 15m. Các cảng và căn cứ hải quân chính: Lơ Hayrơ, Secbua (Pháp), Plimao, Poocxmao. Saothemtơn (Anh).

        MẶT NẠ CÁCH LI, mặt nạ phòng độc để bảo vệ cơ quan hô hấp và mặt khỏi tác hại của các loại chất độc, theo nguyên tắc cách li với chất độc có trong không khí (không phụ thuộc vào tính chất và nồng độ của chúng); chống ngạt khi hoạt động trong môi trường không khí có hàm lượng ôxi dưới 18% bằng cách cung cấp ôxi hoặc tái sinh không khí. Các bộ phận chính: mặt trùm, túi thở, hộp tái sinh không khí (hoặc bình ôxi). Nguyên lí hoạt động: không khí do người thờ ra được loại trừ khí cacbonic và làm giàu ôxi trong hộp tái sinh không khí. Lượng ôxi dự trữ trong hộp tái sinh đảm bảo thời gian làm việc với cường độ lao động: nặng 45 phút, vừa 70 phút, nhẹ 3 giờ. Một số MNCL tiêu biểu: KIP-8 (loại cung cấp ôxi); IP-4, IP-5, IP-46M (loại tái sinh). Trong QĐND VN có trang bị MNCL loại tái sinh IP-4.



        MẶT NẠ CÔNG NGHIỆP, mặt nạ phòng độc dùng để bảo vệ cơ quan hô hấp, mắt và mặt người khỏi tác động của hơi -  khí độc trong các ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu, khai khoáng... Theo nguyên lí hoạt động, MNCN được chia ra: mặt nạ kiểu lọc và mặt nạ cách li. Hộp lọc của MNCN kiếu lọc có hình dáng giống nhau, nhưng khác nhau về thành phần chất hấp phụ ứng với khí độc công nghiệp cần phòng chống (Cl2, CO2, H2S. SO2, benzen...).

        MẶT NẠ KIỂU LỌC, mặt nạ phòng độc dùng để bảo vệ cơ quan hô hấp, mặt, mắt khỏi tác động của hơi - khí độc, bụi phóng xạ và các tác nhân vi sinh vật theo nguyên tắc lọc độc. Các bộ phận chính: hộp lọc độc và mặt trùm. Nguyên lí hoạt động: không khí bị ô nhiễm được lọc sạch khi đi qua hộp lọc độc có chứa phin lọc bụi độc và chất hấp phụ hơi - khí độc. Theo mục đích sử dụng, có MNKL: dùng trong QS, dân sự và công nghiệp. Các kiểu MNKL thông dụng trong QS: MO-4, EO 16 (Nga), M85 (TQ), S10 (Anh), M17A9, MF-11 (Mĩ)... MNKL đầu tiên do nhà bác học Nga Delinxki sáng chế 1915.

        MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC, khí tài phòng hóa cá nhân dùng để bảo vệ cơ quan hô hấp, mắt và mặt khỏi tác động của chất độc, chất phóng xạ và vi trùng gây bệnh có trong không khí dưới dạng khí, hơi hoặc xon khí. Có: mặt nạ cách li, mặt nạ kiểu lọc và mặt nạ công nghiệp. MNPĐ xuất hiện đầu tiên 1915, hiện nay QĐ các nước được trang bị nhiều loại MNPĐ khác nhau. Vd: MO-4, PMG (Nga); MI7, M40, M42, MF-11 (Mĩ); M65, M85 (TQ); ARF (Pháp); S-10 (Anh).



        MẶT TRẬN, 1) nơi diễn ra các hoạt động tác chiến ở quy mô chiến lược hoặc chiến dịch. Thường là một bộ phận của chiến trường tác chiến, có khi bao gồm cả một chiến trường như MT Tây Nguyên. MT được đặt tên theo địa bàn tác chiến (MT Tây Nguyên, MT Tây Nam), theo tên của hai bên đối địch (MT Xô - Đức trong CTTG-II); trong chiến tranh nhân dân VN còn có MT địch hậu; 2) liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến lược gồm một số binh đoàn, binh đội và các lực lượng khác được thành lập để thực hiện nhiệm vụ chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến lược (MT 579, MT 959, MT B5...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:46:26 pm »


        MẶT TRẬN 379, đơn vị quân tình nguyện VN làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Thành lập 30.3.1979, trực thuộc Binh đoàn 678 (1979-83), BQP (1984-88), Quân khu 2 (từ 1988). MT379 nhiều lần thay đổi về tổ chức và tên gọi: chuyển thành Sư đoàn bộ binh 379 (1981), MT379 (1983 khi giải thể Binh đoàn 678), Sư đoàn bộ binh 379 (1988). Tham gia chiến đấu, truy quét phỉ, xây dựng, củng cố LLVT CM Lào ở khu vực bắc Lào. Hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước 1988.

        MẬT TRẬN 479. liên binh đoàn quân tình nguyện VN làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Thành lập 1979, gồm một số sư đoàn bộ binh, trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng, đoàn QS tỉnh; hệ thống cơ quan và bộ phận chuyên gia QS. Do BTL Quân tình nguyện VN ở Campuchia chỉ huy, chỉ đạo tác chiến (BTL Quân khu 7 chỉ huy, chỉ đạo các mặt khác). Khu vực đảm nhiệm gồm các tỉnh: Xiêm Riệp, Batđomboong (phía tây và tây bắc Campuchia). Hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước 9.1989. Tư lệnh đầu tiên: Nguyễn Văn Thanh.

        MẶT TRẬN 579. liên binh đoàn quân tình nguyện VN làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Thành lập 1979, gồm một số sư đoàn bộ binh, trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng, đoàn QS tỉnh; hệ thống cơ quan và bộ phận chuyên gia QS. Do BTL Quân tình nguyện VN ở Campuchia chỉ huy, chỉ đạo tác chiến và hoạt động giúp bạn, BTL Quân khu 5 chỉ huy, chỉ đạo  các mặt khác. Khu vực đảm nhiệm gồm bốn tỉnh Mônđunkiri, Rattanakiri, Xtưng Treng, Prêt Vihia (phía bắc và đông bắc Campuchia). Hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước 9.1989. Tư lệnh đầu tiên: Huỳnh Hữu Anh.

        MẶT TRẬN 779. đơn vị quân tình nguyện VN làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Thành lập 1981, gồm một số trung đoàn bộ binh, tiểu đoàn binh chủng, đoàn QS tỉnh, hệ thống cơ quan và bộ phận chuyên gia QS. Do BTL Quân tình nguyện VN ở Campuchia chỉ huy, chỉ đạo tác chiến, BTL Quân khu 7 chỉ huy, chỉ đạo các mặt khác. Khu vực đảm nhiệm gồm 5 tỉnh: Côngpông Thơm, Côngpông Chàm, Xvây Riêng, Prây Veng, Crachiê (phía đông và đông nam Campuchia). Hoàn thành tốt nhiệm vụ và trở về nước 9.1989. Tư lệnh đầu tiên: Nguyễn Minh Cháu*.

        MẬT TRẬN 959. liên binh đoàn quân tình nguyện VN làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Tổ chức đầu tiên là Đoàn 959, thành lập 12.9.1959 theo quyết định 446/QĐ của BQP để chỉ đạo công tác chuyên gia QS ở Lào, sau giải thể. Thành lập lại theo quyết định số 119/QĐ-QP 15.7.1970 của bộ trường BQP với tên gọi MT959. Trực thuộc Bộ tổng tư lệnh. Lực lượng ban đầu gồm: Sư đoàn 316, Sư đoàn bố binh 31, một số trung đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng, bộ đội chuyên môn. BTL của MT959 còn kiêm nhiệm công tác chuyên gia QS VN bên cạnh Bộ chỉ huy tối cao QĐND Lào. Đã phối hợp cùng QĐND Lào chiến đấu và góp phần xây dựng, củng cố chính quyền và LLVT CM Lào trong giai đoạn 1970-75. Giải thể 1975. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên (1970): Vũ Lập, Huỳnh Đắc Hương.

        MẶT TRẬN 979, liên binh đoàn quân tình nguyện VN làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Thành lập 1981, gồm một số sư đoàn bộ binh, trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng, đoàn QS tỉnh, hệ thống cơ quan và bộ phận chuyên gia QS. Do BTL Quân tình nguyện VN ở Campuchia chỉ huy, chỉ đạo tác chiến và hoạt động giúp bạn, BTL Quân khu 9 chỉ huy, chỉ đạo  các mặt khác. Khu vực đảm nhiệm gồm các tỉnh Côngpông Xpư, Côngpông Chơnăng, Pô Xát, Cam Pốt, Ta Keo, Cang Đan, Cô Công (phía nam và tây nam Campuchia). Hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước 9.1989. Tư lệnh đầu tiên: Nguyễn Đệ.

        MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MlỂN NAM VIỆT NAM, tổ chức đoàn kết dân tộc trong KCCM ở miền Nam VN. Được thành lập 20.12.1960. tại đại hội đại biểu nhân dân miền Nam VN họp ở căn cứ CM thuộc xã Tân Lập, h. Châu Thành, t. Tây Ninh. Với chương trình hành động 10 điểm, MTDTGPMNVN chủ trương đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, đoàn thể, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn; thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ; thực hiện chế độ dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng QĐND bảo vệ tổ quốc; thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập, hòa bình thống nhất tổ quốc. MTDTGPMNVN đã giương cao ngọn cờ đoàn kết chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau khi miền Nam VN được hoàn toàn giải phóng (30.4.1975), đất nước thống nhất. Chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương MTDTGPMNVN: luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:47:21 pm »


        MẶT TRẬN ĐƯỜNG 3, mặt trận được tổ chức để tiến hành các hoạt động tác chiến trong KCCP. địa bàn chủ yếu là trục QL 3 (từ Phúc Yên đi Cao Bằng) và t. Bắc Cạn. Thành lập 10.1947 theo quyết định của Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân  Việt Nam, do tổng tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy. Nhiệm vụ: tiêu hao, tiêu diệt địch cơ động trên đường 3 và các vị trí lân cận, triệt tiếp tế, buộc địch rút khỏi Bắc Cạn, bảo đảm an toàn cho các cơ quan trung ương trong khu vực căn cứ địa. Lực lượng gồm trung đoàn: 72, 121 và 165 và các tiểu đoàn: 19, 160 cùng các đơn vị dân quân du kích địa phương. Đến 12.1947 đã đánh 106 trận, loại khỏi chiến đấu 917 tên, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Xuân 1948 mở đợt hoạt động trên đường 3 và 3b. Tháng 7.1948 mở chiến dịch đường 3, cuối 3.1949 mở chiến dịch Cao Bắc Lạng gây rất nhiều khó khăn cho việc tiếp tế đường bộ của địch, buộc địch phải rút khỏi Bắc Cạn, bảo đảm an toàn các cơ quan, cơ sở của trung ương... Chỉ huy, lãnh đạo đầu tiên: Thanh Phong, Xuân Tuy.

        MẶT TRẬN ĐƯỜNG 4. mặt trận được tổ chức để tiến hành các hoạt động tác chiến trong KCCP, địa bàn chủ yếu là trục QL 4 (từ Lạng Sơn đến Cao Bằng) thuộc Liên khu 1. Thành lập 10.1947 theo quyết định của Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ: tiêu hao, tiêu diệt địch cơ động trên đường và các vị trí lân cận; ngăn chặn việc tiếp tế, tăng viện từ Lạng Sơn đến Cao Bằng, bẻ gãy gọng kìm phía đông của địch. Lực lượng gồm trung đoàn: 28, 74, các tiểu đoàn: 517, 212, 48 và 80 cùng dân quân du kích địa phương. Đến 12.1947 đã loại khỏi vòng chiến đấu 412 địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Từ 1948 đến 10.1950 giải phóng Lạng Sơn; liên khu liên tiếp mờ các chiến dịch trên khu vực QL 4 như: chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (1949), chiến dịch Phan Đình Phùng (1950), đặc biệt là chiến dịch Biên Giới (1950); với các trận đánh điển hình như: trận phục kích Bản Sao - Bông Lau, Bố Củng - Lũng Vài, Cạm Ngần - Nà Keng, Bông Lau - Lũng Phầy và các trận tập kích Đông Khê. Thất Khê... góp phần quan trọng buộc địch rút khỏi Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đào Văn Trường.

        MẶT TRẬN ĐƯỜNG 5, mặt trận được tổ chức để tiến hành các hoạt động tác chiến trong KCCP, ở địa bàn đường 5 từ Hà Nội đến Hải Phòng. Thành lập 2.1948 theo quyết định của Liên khu 3. Nhiệm vụ: đánh hậu cứ của địch, đánh phá giao thông, xây dựng cơ sở, phá tề trừ gian, chống càn, mở rộng chiến tranh du kích. Lực lượng gồm trung đoàn 42, 64 bộ đội chủ lực của liên khu và bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân. Từ đầu 1948 đến 5.1954, quân và dân MTĐ5 liên tục chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc; đánh hàng trăm trận lớn, nhỏ (hàng chục trận chống các đơn vị tinh nhuệ Âu - Phi được trang bị hiện đại đi càn); phá hàng chục kilômét đường sắt, đường bộ, lật đổ hàng chục đầu máy, hàng trăm toa xe lửa... Cùng với nhân dân địa phương phá tề, trừ gian, xây dựng cơ sở bảo vệ vùng giải phóng, vừa chiến đấu, vừa xây dựng LLVT và phối hợp với các chiến trường, kìm chân địch, hạn chế sự chi viện của chúng, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc KCCP. Chi huy trưởng và chính ủy đầu tiên: Dương Hữu Miên và Nguyễn Năng Hách.

        MẶT TRẬN LÀO TỰ DO. mặt trận dân tộc thống nhất của nhân dân Lào nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Từ phong trào chống Pháp 1945, các hội Lào Ítxala và đơn vị vũ trang Ítxala ra đời. đến giữa 1950 đã phát triển gần khắp đất nước. Trên cơ sở đó, đại hội quốc dân Lào (13-15.8.1950) với gần 200 đại biểu các dân tộc, các địa phương và tầng lớp xã hội tham gia, đã quyết định chính thức thành lập MTLTD, bầu BCHTƯ do hoàng thân Xuphanuyông làm chủ tịch. MTLTD ra đời đánh dấu bước ngoặt của CM Lào, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi. tập hợp và xây dựng lực lượng, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh kháng chiến và thực hiện liên minh chiến đấu giữa CM ba nước Đông Dương, góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, giành độc lập dân tộc (xt kháng chiến chống Pháp của Lào, 1945-54). Từ 6.1.1956 MTLTD đổi tên thành Mặt trận Lào yêu nước. Cg Neo Lào Itxala.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:48:23 pm »

       
        MẶT TRẬN LÀO YÊU NƯỚC, mặt trận dân tộc thông nhất của nhân dân Lào nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Sau KCCP thắng lợi, Mặt trận Lào tự do tiến hành đại hội lần 2 (6.1.1956) quyết định đổi tên thành MTLYN, chủ trương đoàn kết mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, xây dựng nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa hợp dân tộc, trên cơ sở hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân CM Lào, với đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn MTLYN đã giành được sự ủng hộ to lớn ở trong nước và quốc tế, thực hiện liên minh chiến đấu giữa CM ba nước Đông Dương, từng bước đưa CM Lào tiến lên, buộc Mĩ và chính quyền Viêng Chăn phải chấp nhận thành lập chính phủ liên hiệp lần thứ nhất (11.1957), lần thứ hai (6.1962) và kí hiệp định Giơnevơ 1962 về Lào. Trước việc Mĩ tăng cường ca thiệp và mở rộng chiến tranh. 10.1965 MTLYN và các lực lượng trung lập yêu nước đã tiến hành thắng lợi hội nghị chính trị hiệp thương, đẩy mạnh kháng chiến, đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt tăng cường của Mĩ ở Lào. 21.2.1973 Mĩ và chính quyền Viêng Chăn kí với MTLY hiệp định lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào và thành lập chính phủ liên hiệp lần thứ ba, tạo đà cho CM Lào tiếp tục phát triển và giành thắng lợi hoàn toàn 1975, Với sự ra đời của nước CHDC nhân dân Lào (xt kháng chiến chống Mĩ của Lào, 1954-75). Cg Neo Lào Hắcxạt.

        MẶT TRẬN TRỊ - THIÊN, mặt trận được tổ chức và tiến hành các hoạt động tác chiến trong KCCM ở t. Quảng Trị,  Thừa Thiên; có nhiệm vụ: đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định* của dịch, tạo ra một tình thế mới chuẩn bị giành thắng lợi khi thời cơ đến và giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế Lực lượng tham gia: sư đoàn 324, 325 (Quân đoàn 2); trung đoàn bộ binh 4, 46 và 271 Trung đoàn pháo binh 6 cùng một số tiểu đoàn, đại đội trực thuộc (Quân khu Trị - Thiên); các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương tinh, huyện và các đội công tác vũ trang. MTT-T hình thành hai mật trận (Đồng Bằng và Giáp Ranh) và phân chia thành năm khu vực chiến trường (Quảng Trị. bắc Thừa Thiên, tp Huế, nam tp Huế và tây nam Huế). Xuân 1975 tổ chức nhiều trận đánh như: tiến công khu vực Mỏ Tàu, cao điểm 303, sân bay Phú Bài, Trung tâm huấn luyện Đống Đa. điểm cao 224, 367, Dốc Dâu, Núi Bông, Núi Nghệ... Sau 22 ngày đêm chiến đấu (kết hợp giữa tiến công và nổi dậy) đã giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên -  Huế; diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền; thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh... góp phần quan trọng vào giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chỉ huy và lãnh đạo đầu tiên: Lê Tự Đồng.

        MẶT TRẬN VIỆT MINH, mặt trận dân tộc thống nhất VN thành lập 19.5.1945, theo chủ trương của hội nghị Trung ương VIII (10-19.5.1941) ĐCS Đông Dương, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đề nghị. MTVM chủ trương tập hợp mọi tầng lớp nhân dân VN, dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương đấu tranh đánh đuổi phát xít Nhật và thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc VN. MTVM tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ thành một hệ thống từ cơ sở (làng, xã, nhà máy, đường phố) đến tổng, huyện (phủ, châu, quận), tỉnh, thành và trung ương (tổng bộ); có các đoàn thể thành viên cho mọi đối tượng (gọi là các hội cứu quốc). Hoạt động thống nhất theo tuyên ngôn, chương trình, điều lệ. Hình thức đấu tranh bằng cả chính trị và QS. Từ khi ra đời, MTVM đã thực sự trở thành cơ sở chính trị để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vai trò chủ yếu quyết định thắng lợi của tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1945), giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước VN DCCH. 3.1951 MTVM sáp nhập với Hội liên hiệp quốc dân VN (Liên Việt) thành Mặt trận Liên Việt nhằm cùng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân đáp ứng yêu cầu mới của cuộc KCCP. Cg Việt Nơm độc lập đồng minh; Việt Minh.

        MẶT TRẬN XYZ nh CHIẾN DỊCH NẬM THÀ (2-8.5.1962)

        MẤT SỨC, chế độ đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng vì ốm đau, tai nạn mất sức lao động từ 61% trở lên. được hội đồng giám định y khoa kết luận, hoặc đã hết tuổi lao động (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu. được hưởng chế độ trợ cấp MS do nhà nước quy định. Từ 1995 theo điều lệ bảo hiểm xã hội, không còn chế độ MS; có chế độ trợ cấp ốm đau. chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

        MẤT TÍCH, việc quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng đi làm nhiệm vụ (chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, nghĩa vụ quốc tế...) đã quá thời hạn không trở lại đơn vị, không có tin tức mà lí do không trở lại chưa được xác minh. Gia đình người MT được hưởng quyền lợi theo quy định của nhà nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:50:56 pm »


        MẬT DANH, tên quy ước (thay cho tên thật) của cá nhân, tổ chức QS, vũ khí trang bị, phương tiện kĩ thuật chiến đấu, chiến dịch, trận chiến đấu, địa danh, địa điểm... do cấp có thẩm quyền quy định, thể hiện bằng chữ cái, từ ngữ, số, nhóm số hoặc tập hợp chữ và số... đe giữ bí mật trong thông tin liên lạc và chỉ huy.

        MẬT ĐỘ BOM, khối lượng bom được ném xuống một đơn vị diện tích mục tiêu, tính bằng t/km2. Được xác định căn cứ vào tính chất mục tiêu (sinh lực lộ, sinh lực trong công sự), loại bom sử dụng và mức độ cần sát thương. MĐB là cơ sở để tính số lán chiếc máy bay cần xuất kích, số lượng và loại bom cần sử dụng khi lập kế hoạch tác chiến.

        MẬT ĐỘ CÔNG SỰ, số lượng trung bình các loại công sự bố trí trên một đơn vị diện tích (hécta) khu vực trận địa, một yếu tố để đánh giá hiệu quả thiết bị công sự. Trên cơ sở nghiên cứu thủ đoạn và khả năng đánh phá của địch, yêu cầu tác chiến của ta bố trí công sự với mật độ hợp lí nhằm bảo toàn lực lượng, phát huy hiệu quả binh lực, hỏa lực... Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 công sự không bị phá hoại cùng một lúc bởi một phương tiện sát thương (bom, đạn) thông thường của địch từ 30 đến 50m. MĐCS được tính theo công thức:



        MẬT ĐỘ HỎA LỰC, lượng đạn bắn trong một phút trên một đơn vị diện tích hoặc độ dài chính diện của mục tiêu, đặc trưng cho cường độ hỏa lực. MĐHL phụ thuộc vào số lượng, loại, tốc độ (chế độ) bắn của vũ khí, diện tích hoặc chiều dài của đoạn bán. MĐHL càng cao, hiệu quả hỏa lực càng lớn. MĐHL pháo binh được xác định bằng số lượng đạn (quy về một cỡ pháo) bắn trong l phút trên l ha diện tích hoặc trên 100m chính diện của mục tiêu. MĐHL bộ binh là số lượng đạn bắn từ tất cả các loại vũ khí bộ binh trong 1 phút trên l km chính diện.

        MẬT ĐỘ HỎA LỰC PHÁO BINH X MẬT ĐỘ HỎA LỰC

        MẬT ĐỘ LỰC LƯỢNG, mức phân phối lực lượng trên một khu vực (hướng, mục tiêu) tác chiến được tính bằng số lượng trung bình lực lượng trên l km chính diện. MĐLL có: mật độ bộ binh (bộ binh cơ giới), tính bằng số lượng các tiểu đoàn; mật độ pháo binh tính bằng số lượng khẩu pháo (súng cối, xe pháo phản lực); mật độ xe chiến đấu bộ binh tính bằng số lượng xe. MĐLL biểu hiện mức độ tập trung lực lượng phản ánh ý định tác chiến của người chỉ huy, được tính toán khi lập kế hoạch tác chiến. Tính MĐLL để xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến.

        MẬT ĐỘ LƯU THÔNG XE, số lượng xe (bao gồm cả cơ giới và thô sơ) di chuyển thống suốt trên lkm mặt đường hoặc trên 1 km trục đường giao thông theo tuyến tại một thời điểm nhất định. MĐLTX biểu hiện mức độ tập trung phương tiện vận tải, một trong các tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động vận tải trên một tuyến đường cụ thể.

        MẬT ĐỘ MÌN. số lượng mìn cùng loại được bố trí theo quy cách trên lkm chính diện bãi mìn, được tính theo yêu cầu xác xuất tiêu diệt địch; chỉ tiêu để tính nhu cầu mìn trong chiến đấu. Vd: MĐM chống tăng có thể là 750-1.000 quả/lkm. mìn chống bộ binh đè nổ là 2.000 quả/lkm, mìn vướng là 400 quả/km.

        MẬT ĐỘ MỤC TIÊU TRÊN KHÔNG, số lượng mục tiêu trên không trong một đơn vị thời gian (thường là lph) trên tuyến (giới hạn) đã xác định (như: tuyến tiêu diệt mục tiêu trên không, giới hạn vùng sát thương của tên lửa (pháo, súng máy) phòng không; giới hạn vùng phát hiện của rađa; giới hạn mục tiêu phải bảo vệ).

        MẬT ĐỘ PHÁO BINH, số lượng trung bình pháo (cối) trên một đơn vị chiều dài chính diện. MĐPB biểu thị mức độ tập trung pháo binh trong chiến đấu (chiến dịch), là đại lượng tính toán chiến dịch - chiến thuật khi lập kế hoạch tác chiến pháo binh, được xác định tùy theo tính chất nhiệm vụ, yêu cầu của cách đánh và khả năng của pháo binh. Ở QĐ một số nước, MĐPB thường tính trên 1 km chính diện đoạn đột phá.

        MẬT ĐỘ SÁT THƯƠNG của pháo binh, lượng đạn thực tế bắn vào một mục tiêu hoặc lha diện tích hay 100m chiều rộng của mục tiêu trong quá trình bắn hiệu lực, để đạt dược mức độ sát thương quy định. Được biểu thị bằng số phần tiêu chuẩn (định mức) đạn tiêu thụ để tiêu diệt, chế áp mục tiêu trong điều kiện bắn nhất định. Khi lập kế hoạch hỏa lực pháo binh chế áp (tiêu diệt) các mục tiêu trong trận chiến đấu (chiến dịch) người chỉ huy pháo binh (binh chủng hợp thành) phải căn cứ vào khả năng pháo đạn hiện có, tính chất mục tiêu, bảng tiêu chuẩn (định mức) tiêu thụ đạn cho các mục tiêu điển hình,... để quyết định MĐSTcpb cho phù hợp. Vd: để chế áp một đại đội pháo binh với mật độ toàn phần (100%) trong điều kiện bắn nhất định (cự li, tính chất mục tiêu, phương pháp chuẩn bị phần từ...) thì định mức đạn pháo 122mm là 300 viên; khi đạn bắn thực tế vào mục tiêu là 150 viên thì đại đội pháo binh bị chế áp với mật độ 50%; khi bắn 450 viên thì mật độ chế áp là 150%.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:52:17 pm »


        MẬT ĐỘ TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG, số lần chiếc máy bay của đối phương lọt vào vùng trời do binh đoàn phòng không quản lí hoặc vào vùng trời trên khu vực bố trí của bộ đội binh chủng hợp thành trong một đơn vị thời gian. MĐTKĐK được áp dụng trong tính toán chống địch tập kích đường không.

        MẬT ĐỘ VẬT CẢN, tỉ số giữa tổng chiều dài bố trí vật càn cùng loại (tính bằng kilômét) với chiều dài chính diện của khu vực (hướng) mà xe tăng và bộ binh địch có thể vượt qua. Có MĐVC: chống tăng, chống bộ binh, vd: chính diện phòng ngự của một đơn vị là 20km. trong đó 8km xe tăng địch có thể đi được; ta bố trí các bãi mìn chống tăng có chiều dài 10km (MĐVC chống tăng là 10/8=1.25), các bãi mìn chống bộ binh có chiều dài 15km (MĐVC chống bộ binh là 15/20 = 0.75). Trong cùng một điều kiện, MĐVC càng lớn, xác suất tiêu diệt địch càng lớn. Dựa vào MĐVC người chỉ huy xác định quyết tâm chiến đấu, chủ nhiệm công binh lập kế hoạch bố trí vật cản, kế hoạch cung cấp mìn (các loại) cho các đơn vị làm nhiệm vụ bố trí hệ thống vật cản.

        MẬT ĐỘ XE TĂNG, số lượng xe tăng trung bình trên lkm chính diện tiến công (phòng ngự). MĐXT dùng để đánh giá mức độ tập trung xe tăng và so sánh lực lượng xe tăng của hai bên tham chiến.

        MẬT HIỆU. dấu hiệu quy ước bí mật chỉ người cùng một tố chức biết để nhận nhau hoặc thông tin cho nhau, do cấp có thẩm quyền quy định. MH dược thay đổi thường xuyên để giữ bí mật, an toàn. Thường dùng trong hoạt động QS và an ninh, phổ biến ở dạng: mật khẩu (lời hỏi, đáp), kí hiệu, tín hiệu nhận nhau... (trong canh phòng, trinh sát, hiệp đồng chiến đấu...); mật danh, mật ngữ, mật mã... (trong thông tin liên lạc, chỉ huy...).

        MẬT MÃ. hệ thống (hoặc tổ hợp) kí hiệu, tín hiệu được quy ước riêng (khóa mã) để truyền các văn kiện quân sự có độ mật cao qua các phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến điện, hữu tuyến diện. Thường có các phương pháp thiết lập MM: chuyển vị (các kí tự của văn bản gốc bị xáo trộn vị trí); thay thế (các kí tự của văn bản gốc được thay bằng một hoặc một nhóm kí hiệu, tín hiệu); kết hợp (dùng đồng thời cả hai phương pháp trên). Để khôi phục văn bản gốc, phải dùng khóa mã. Để giữ bí mật khóa mã thường thay đổi liên tục. MM xuất hiện đầu tk 20, kĩ thuật MM phát triển nhanh, ngày càng hoàn thiện. Ngày nay việc lập và giải MM được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp tự động hóa nhờ toán học, tin học và phương tiện chuyên dụng.

        MẬT NGỮ CHỈ HUY, tiếng lóng hoặc kí hiệu, tín hiệu được quy ước riêng để truyền các nội dung chỉ huy cần giữ bí mật trong hạn thời gian theo lịch sử dụng MNCH. qua các phương tiện chỉ huy, do người chỉ huy và cơ quan chỉ huy trực tiếp sử dụng. MNCH có thể là từ, ngữ, chữ cái hoặc chữ số được truyền bằng lời, kí hiệu, tín hiệu hoặc trên các phương tiện thông tin. MNCH được phân loại theo phạm vi sử dụng từng cấp, quân chủng, binh chủng, ngành.

        MẬT TẬP. tập trung lực lượng hoặc hỏa lực dày đặc ở hướng (khu vực, mục tiêu) chủ yếu để tạo được ưu thế bảo đảm chắc chắn tiêu diệt mục tiêu và thực hiện được mục đích của chiến dịch (trận chiến đấu). Chỉ số MT là số lượng lực lượng hoặc phương tiện hỏa lực trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị độ dài chính diện trên hướng đột kích trong tiến công và trên hướng quan trọng trong phòng ngự. Trong lịch sử phát triển nghệ thuật QS, MT được thực hiện phụ thuộc vào trình độ phát triển các phương tiện và phương thức đấu tranh vũ trang.

        MÂU, vũ khí lạnh thời cổ. có cán dài, mũi nhọn bàng kim loại, dùng đế sát thương sinh lực đối phương bằng đâm, xọc. Cán bằng gỗ dài 2-4,5m tùy theo M dùng cho bộ binh, kị binh hay lính trên xe (có loại bên ngoài ốp thêm hai lớp thanh tre ghép sít, bó chặt và sơn để tăng độ bền và tính đàn hồi). Đầu nhọn bằng đồng, sắt,... dài 0,32-0,38m có lỗ để lắp cán, lỗ ngang để chốt chặt vào cán, phía sau mũi nhọn có thể có một sô gút nút hoặc uốn lượn dích dắc để tăng hiệu quả sát thương. Loại M có mũi nhọn hình thoi, có thể có gân như múi khê gọi là thương. Loại M đầu có sống dày, hai bên vát mỏng thành lưỡi sắc, mũi nhọn, cán và mũi đều dài. gọi là giáo. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông tk 13. quân VN đã thu được nhiều giáo này của đối phương.

        MẪU SƠN. núi đất nằm giữa hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình. t. Lạng Sơn, đông tx Lạng Sơn 27km. Cao 1.569m, là điểm cao quan trọng gần biên giới Việt - Trung. Nơi nghỉ mát của Lạng Sơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:53:24 pm »


        “MẢY VẤN ĐỂ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM”, tác phẩm tập hợp các bài nói và viết của Văn Tiến Dũng về nghệ thuật QS VN, xuất bản 1968. Nội dung chủ yếu: phân tích sự hình thành, phát triển và đặc điểm của nghệ thuật QS VN dựa trên cơ sở lí luận QS của chủ nghĩa Mác -  Lénin và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đó là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc của một nước nhỏ luôn phải đương đầu với các đội quân xâm lược của những nước lớn có ưu thế hơn hẳn cả về tiềm lực kinh tế và tiềm lực QS; nghệ thuật kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng; nghệ thuật đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, buộc địch phải đánh theo cách đánh của VN để hạn chế những ưu thế của địch, khắc phục những điểm yếu của ta. “MVĐNTQSVN” đã góp phần nâng cao trình độ tư tưởng, khoa học và nghệ thuật QS của LLVTND VN, trước hết là cán bộ trong QĐND VN.

        MECLANH (P. Martial Henri Merlin; I860-?), toàn quyền Pháp ở Đông Dương (1923-25). Năm 1880-85 tham gia QĐ Pháp. 1897 thống đốc Cônggô thuộc Pháp. 1899 tổng thư kí các thuộc địa Pháp. 1901 thống đốc Goađưlup (Guadeloup). 1902 phó toàn quyền Tây Phi; 1908-18 toàn quyền Tây Phi; 1917 kiêm toàn quyền Mađagaxca. 1923 toàn quyền Đông Dương, đã áp dụng chính sách cai trị dã man ở châu Phi đối với VN và Đông Dương. 6.1924 sang Nhật yêu cầu chính phủ Nhật trục xuất các nhà yêu nước VN, trên đường về bị Phạm Hổng Thái ám sát nhưng không chết (xt vụ nổ ở Sa Diện, 19.6.1924). Tháng 4.1925 bị triệu hồi về Pháp. 27.7.1925 thôi giữ chức toàn quyền Đông Dương.

        MENBUÔC, thành phố cảng, thù phủ bang Vichtoria, trung tâm công nghiệp, thương mại lớn ở đông nam Ôxtrâylia. Được xây dựng từ 1835. Những năm 1901-27 là thủ đô lâm thời của Liên bang Ôxtrâylia. Công nghiệp chế tạo máy, hóa chất, chế biến dầu mỏ, dệt, giấy, thực phẩm. Thị trường len lớn. Được xây dựng rất hiện đại, đường phố lớn vuông góc với nhau, có nhiều nhà cao tầng. Sân bay quốc tế. Cảng Philip mới với lượng vận chuyển 15 triệu tấn/năm.

        MECCAVA (Merkava), xe tăng chủ lực do Ixraen chế tạo từ 1974. Kiểu Mkl trang bị cho QĐ Ixraen từ 1979. Khối lượng chiến đấu 63t, kíp xe 4 người. Dài 7,45m (cả pháo quay phía trước 8,63m), rộng 3,7m, cao đến nóc tháp pháo 2,64m (đến nóc tháp chỉ huy 2,75m). Khoảng sáng gầm xe 0,47m. Động cơ điêzen AVDS-1790-6A VI2, công suất 670kW (900cv). Dung tích hệ thống nhiên liệu 900 lít. Hành trình dự trữ 400km. Tốc độ lớn nhất 46 km/h. Vượt dốc cao 34°, dốc nghiêng 21°, vách đứng cao 0,95m, hào rộng 3m; lội nước sâu không chuẩn bị l,38m, có chuẩn bị 2m. Hệ thống truyền lực CD-850-6B bán tự động. Trang bị: 1 pháo105mm và 1 súng máy song song 7,62mm, 2 súng máy phòng không 7,62mm, 1 cối 60mm. Góc quay tháp pháo 360°, góc tầm +20°/-8,5°. Có hệ thống điều khiển hỏa lực được máy tính hóa kiểu Matađo, hệ thống ổn định vũ khí trong hai mặt phẳng; hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, thiết bị chữa cháy tự động, thiết bị nhìn đêm tiên tiến. 1982 được sử dụng trong cuộc xung đột ở Libăng. Các biến thể: Mk2 (trang bị từ 10.1983, hệ thống truyền lực Asot (Ashot) tự động hoàn toàn; cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống treo); Mk3 (từ 1990 khối lượng chiến đấu 62t; trang bị pháo nòng trơn 120mm; xe dài 7,6m (cả pháo quay phía trước 8,78m); động cơ AVDS-1790 9AR công suất 890kW (1.200cv); hành trình dự trữ 500km, vận tốc lớn nhất 55km/h; vượt bậc đứng lm, hào rộng 3,5m. lội nước có chuẩn bị 2,4m.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:54:37 pm »


        MÊ CÔNG, sông ở Đông Nam Á, bắt nguồn từ phía đông cao nguyên Tây Tạng, chảy qua các nước: TQ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, VN, đổ ra Biển Đông. Dài 4.200km, diện tích lưu vực 795.000km2. Ở thượng lưu và trung lưu nhiều thác ghềnh (hai thác lớn nhất: Khôn, Khomarát). Các sông nhánh chính: Mênam Mun, Tônglêxáp, Nậm Ư, Nậm Thơm, Xê Xan. Từ Phnôm Pênh chia thành hai chi lưu, chảy qua VN, hai chi lưu này gọi là Sông Tiền và Sông Hậu, đổ ra Biển Đông bằng chín cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc, Tranh Đề (vì vậy ở VN gọi là sông Cửu Long). Nước lớn vào mùa hạ - thu, được sông Tônglêxáp điều hòa đưa ngược lên Biển Hồ. Biên độ nước hàng năm ở trung lưu 10-15m. Tàu thuyền đi lại được đến Xtưng Treng, tàu lớn đến được Phnôm Pênh.

        MÊ LINH (Mi Linh), huyện thuộc q. Giao Chỉ thời thuộc Hán. Địa bàn bao gồm phần phía nam t. Vĩnh Phúc và phía bắc t. Hà Tây ngày nay. Nơi khởi phát và căn cứ chủ yếu của khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40) chống chính quyền  đô hộ Đông Hán, được Hai Bà chọn làm nơi đóng đô sau khi khởi nghĩa thắng lợi. Ngày nay tên ML được đặt cho một huyện của t. Vĩnh Phúc (thành lập 7.1977 do hợp nhất hai huyên Yên Lãng và Bình Xuyên, 12.1978 sáp nhập vào tp Hà Nội sau khi cắt phần Bình Xuyên cũ về h. Tam Đảo, 8.1991 cắt trở lại t. Vĩnh Phúc) và một xã của huyện này, nơi có đền thờ và dấu vết thành đất của Hai Bà ở làng Hạ Lôi.

        MÊHICÔ (Liên bang Mêhicô; México, Estados Unidos Mexicanos; A. Mexico, United Mexican States), quốc gia ở phía nam lục địa Bắc Mĩ. Dt 1.964.382km2; ds 104,91 triệu người (2003); 75% người lai, 15% người da đỏ, 9% người da trắng, 1% người các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: 91% đạo Thiên Chúa. Thú đô: Mêhicô. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và viện dân biểu). Phần lớn diện tích lãnh thổ là cao nguyên Mêhicô nằm giữa các dãy núi Xiêra Mađrê Đông, Xiêra Mađrê Tây và Xiêra Núi Lửa (có các núi lửa Ôrixaba cao 5.700m, Pôpôcatêpet cao 5.452m,... đang hoạt động). Ven biển phía đông giáp vịnh Mêhicô là dải đồng bằng hẹp. Sông chính: Riô Granđê (biên giới với Mĩ) dài 3.100km. Khí hậu nhiệt đới (cận nhiệt đới ở phía bắc); lượng mưa 100-200mm ở phía bắc, 2.000- 3.000mm/năm ở phía nam; rừng nhiệt đới chiếm 1/5 diện tích lãnh thổ. Nước công - nông nghiệp phát triển ở khu vực Mĩ Latinh. Công nghiệp: khai thác dầu mỏ và khí đốt, bạc (sản lượng khai thác đứng đầu thế giới), than đá, chì, kẽm, chế tạo ô tố, điện máy, luyện kim màu và đen... Nông nghiệp: ngô, lúa mì, đậu, cà phê, bông...; các cảng biển chính: Tampicô, Vêracrut; sân bay quốc tế: Mêhicô. GDP 617,82 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 6.210 USD. Thành viên LHQ (7.11.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 19.5.1975. LLVT: lực lượng thường trực 192.770 người (lục quân 144.000, hải quân 37.000, không quân 11.770), lực lượng dự bị 300.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 264 xe thiết giáp trinh sát, 1.489 xe thiết giáp chở quân, 199 pháo mặt đất, 1.575 súng cối, 80 pháo phòng không, một số tên lửa phòng không, 3 tàu khu trục, 8 tàu frigat, 109 tàu tuần tiễu, 3 tàu đổ bộ, 19 tàu hộ tống, 115 máy bay chiến đấu, 34 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 3 tỉ USD (2000).



        MÊLANÊXIA, vùng đảo lớn của châu Đại Dương, ở tây nam Thái Bình Dương, trải dài từ tây bắc đến đông nam 5.000km. diện tích khu vực: l.000.000km2. Các đảo và quần đảo chính: Niu Ghinê, Bixmăc, Xôlômông, Niu Êbrit, Niu Caledonia, Phigi. Các đảo lớn đều là núi (cao nhất 5.029m ở Niu Ghinê) phủ rừng nhiệt đới ẩm thấp, khí hậu xích đạo và nhiệt đới, lượng mưa trung bình 7.000-9.000mm/năm (ở phía nam 1.000- 2.000mm/năm). Hệ thống sông ngòi dày đặc. Có các mỏ niken, crôm, đồng, vàng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM