Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:27:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: M  (Đọc 5841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:09:30 pm »


        MAI XUÂN THƯỞNG (1860-87), người lãnh đạo phong trào Cần Vương (1885-95) chống Pháp ở Bình Định. Quê xã Bình Thành, h. Tây Sơn, t. Bình Định. 1885 đỗ cử nhân, sau khi nổ ra cuộc nổi dậy ở Huế(5.7.1885), vua Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương”. MXT tập hợp một số nghĩa binh, tham gia lực lượng khởi nghĩa của Đào Doãn Địch (tổng đốc Bình Định), làm tán tương quân vụ. Đào Doãn Địch chết, MXT lên thay, chỉ huy  nghĩa quân đánh thắng nhiều trận, thanh thế ngày càng mở rộng. Thực dân Pháp nhiều lần dụ hàng, sai Trấn Bá Lộc và Nguyễn Thân đem đại quần bao vây, đàn áp đều thất bại. 4.1887 địch dùng thủ đoạn bắt dân làng và mẹ của MXT về giam giữ, tra tấn, buộc MXT phải nộp mình để cứu mẹ cùng dân làng. MXT bị xử chém tại Bình Định (6.6.1887).

        MAKÊĐÔNIA (Cộng hòa Makêđônia; A. Republic of Macedonia), quốc gia ở bán đảo Bancăng, trong lưu vực sông Vacđa; bắc giáp Xecbia. đông giáp Bungari, nam giáp Hi Lạp, tây giáp Anbani. Dt 25.713km2; ds 2,06 triệu người (2003); 63% người Makêđônia, 22% người Anbani, 15% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Makêđônia. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi. Thủ đô: Xcôpie. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. Khí hậu ôn đới lục địa. Công nghiệp luyện kim đen, chế biến nông sản. GDP 3,426 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.680 USD. Thành viên LHQ (8.4.1993). LLVT: lực lượng thường trực (lục quân) 16.000 người, lực lượng dự bị 60.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS. thời hạn phục vụ 9 tháng. Trang bị 98 xe tăng, 163 xe thiết giáp. 14 máy bay các loại, 30 tổ hợp tên lửa phòng không... Ngân sách quốc phòng 77 triệu USD (2000).



        MALAIXIA (A. Malaysia), quốc gia ở Đông Nam Á, trên phần nam bán đảo Malacca và phần bắc đảo Calimantan. Dt 329.758km2; ds 23,09 triệu người (2003); 64% người Mã Lai, 27% người TQ, 9% người Ấn Độ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bahasa Malaixia. Tôn giáo: 54% đạo Hồi dòng Sunni, người TQ đa số theo đạo Phật, người Ấn Độ theo đạo Hindu. Thủ đô: Cuala Lămpơ. Nhà nước liên bang theo chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương, do hội nghị các tiểu vương Hồi giáo bầu ra. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi. độ cao 1.000- 2.190m, đỉnh cao nhất trên đảo Calimantan 4.101m... Dọc bờ biển là các dải đồng bằng. Khí hậu cận xích đạo và xích đạo, độ ẩm cao; nhiệt độ trung bình trong năm 25°-28°C; lượng mưa 2.000-2.500mm/năm, ở vùng núi tới 5.000mm. Mạng sông ngòi dày đặc, nhiều nước. Rừng nhiệt đới che phủ 71% diện tích lãnh thổ. Nguồn tài nguyên phong phú: thiếc, uran dầu mỏ, bôxít, cao su... Nước nông nghiệp: ngành khai khoáng, đánh cá phát triển; một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su, thiếc, dầu cọ. GDP 88,04 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.700 USD. Thành viên LHQ (17.9.1957), ASEAN, Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 30.3.1973. LLVT: lực lượng thường trực 100.000 người (lục quân 80.000. hải quân 12.000, không quân 8.000), lực lượng dự bị 41.600. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 26 xe tăng hạng nhẹ, 393 xe thiết giáp trinh sát, 816 xe thiết giáp chờ quân, 204 pháo mặt đất, 300 súng cối, 60 pháo phòng không, 48 tên lửa phòng không cơ động, 4 tàu frigat, 8 tàu tên lửa. 6 tàu khu trục, 25 tàu tuần tiễu, 4 tàu quét mìn. 1 tàu đổ bộ, 4 tàu hộ tống, 95 máy bay chiến đấu (F-5E, MiG-29), 64 máy bay trực thăng các loại... Ngân sách quốc phòng 2,9 tỉ USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:11:06 pm »


        MALAUY (Cộng hòa Malauy; A. Republic of Malawi), quốc gia ở Đông Phi; bắc giáp Tandania, tây giáp Dămbia, nam và đông nam giáp Môdămbich. Dt 118.484km2; ds 11,65 triệu người (2003); phần lớn là người Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Chicheva. Tôn giáo: 50% Bái vật giáo, 40% đạo Cơ Đốc. 10% đạo Hồi. Thủ đô: Lilônguê. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Lãnh thổ chạy dọc ven bờ tây hồ Malauy từ bắc xuống nam. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn lãnh thổ, cao 1.000- 1.500m, đỉnh Xapitva 3.000m. Khí hậu xích đạo gió mùa. Rừng nhiệt đới ở phía bắc. Nước nông nghiệp chậm phát triển. Xuất khẩu: thuốc lá, chè, lạc. GDP 1,749 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 170 USD. Thành viên LHQ (1.12.1964). Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. LLVT: lực lượng thường trực 5.300 người, lực lượng bán vũ trang 1.500. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 41 xe thiết giáp trinh sát, 9 pháo 105mm, 8 súng cối, 40 pháo phòng không, 2 tàu tuần tiễu, 6 máy bay vận tải, 5 máy bay trực thărig. Ngân sách quốc phòng 5,9 triệu USD (2002).



        MALACCA, eo biển giữa bán đảo Malacca và đảo Xumatra, nối liền biển Ađaman của Ần Độ Dương với Biển Đông của Thái Bình Dương. Dài 937km, chỗ hẹp nhất 15km, sâu 12-1.514m. Bờ biển phía đông thấp, bờ phía tây bị chia cắt bởi các cửa sông tạo thành các vũng, vịnh. Hải lưu theo hướng tây bắc, tốc độ 0,9km/h. Thủy triều lên xuống tới tốc độ 5,6km/h. Tàu thuyền qua M để ra Biển Đông phải qua thành phố cảng Xingapo.

        MALI (Cộng hòa Mali; République du Mali, A. Republic of Mali), quốc gia ở Tây Phi; tây giáp Môritania, bắc và đông bắc giáp Angiêri, đông và đông nam giáp Nigiê, nam và tây nam giáp Buôckina - Phaxô, Gvinia, Xênêgan. Dt 1.240.192 km2; ds 11,63 triệu người (2003); dân tộc Bambara, Phunbe, Xênuphô... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp, Bambara. Tôn giáo: 65% đạo Hồi, 40% Bái vật giáo. Thủ đô: Bamacô. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. 90% lãnh thổ M là bình nguyên, cao 50-500m; phía bắc, nam và đông có một số dãy núi cao 1.155m. Khí hậu nhiệt đới, phía nam cận xích đạo. Sông chính: Nigiê, Xênêgan. Nước nông nghiệp. GDP 2.65 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 240 USD. Thành viên LHQ (28.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 31.10.1960. LLVT: lực lượng thường trực 7.800 người (lục quân 7.350 người, không quân 400, hải quân 50 người), lực lượng bán vũ trang 4.800. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 24 tháng. Nguồn động viên 1,9 triệu người. Trang bị: 51 xe tăng, 50 xe thiết giáp chở quân, 20 xe thiết giáp trinh sát, 12 pháo phòng không, một số tên lửa phòng không, 34 máy bay các loại... Ngân sách quốc phòng 69 triệu USD (2002).



        MÀN CHẮN NGỤY TRANG, tổng thể các khí tài ngụy trang, thiết bị chuyên dùng hoặc yếu tố địa hình, địa vật tự nhiên được sử dụng để tạo thành màn chắn che khuất các mục tiêu, trang bị KTQS và hoạt động của bộ đội chống các phương tiện trinh sát (quang học, điện tử...) của đối phương. Có thể gồm nhiều thành phần với các công dụng khác nhau nhằm làm thay đổi màu sắc của mục tiêu; ngăn cản quang thông của bức xạ quang từ mục tiêu tới thiết bị quan sát; hấp thụ, tán xạ sóng rađa và bức xạ nhiệt... Các vật chấn nhân tạo thường được chế tạo thành các kết cấu lắp ghép để dễ bố trí, di chuyển.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:12:34 pm »


        MÀN KHÓI, đám khói dày đặc được tạo ra bởi các điểm khói, cụm khói, tuyến khói, theo một kế hoạch thống nhất phù hợp với ý định và kế hoạch tác chiến. Dùng để hạn chế quan sát và trinh sát kĩ thuật của đối phương, che giấu lực lượng và các hoạt động của bộ đội, gây nhiễu các phương tiện điện tử điều khiển vũ khí của địch, nghi binh lừa địch. Trong KCCM, MK đã được nhân dân và LLVT VN sử dụng có hiệu quả trên chiến trường miền Nam và chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở miền Bắc.

        MÃN CHÂU, vùng đất lịch sử ở đông bắc Trung Quốc; gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh và một phần khu tự trị Nội Mông ngày nay. Nguyên là địa bàn cư trú của các bộ tộc Khiết Đan và Nữ Chân. Từng tồn tại các nước nhỏ: Yên (tk 9-3tcn), Liêu (Khiết Đan, Thủy Kiến, tk 10- 13), Kim (tk 12-13). Năm 1616 người Mãn (hậu duệ bộ tộc Nữ Chân) lập nhà Hậu Kim. sau đó chinh phục toàn bộ lãnh thổ TQ, lập ra triều Thanh tồn tại đến 1911, bị CM Tân Hợi lật đổ. Từ cuối tk 19, MC là đối tượng tranh giành quyền kiểm soát giữa TQ, Nga và Nhật Bản. Sau thất bại của TQ trong chiến tranh Trung - Nhật (1894-95), Nhật Bản kiểm soát bán đảo Liêu Đông. Từ 1900 Nga chiếm toàn bộ MC đến khi thất bại trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-05). Năm 1931-33 Nhật chiếm MC, lập nhà nước bù nhìn MC tách khỏi TQ. 8.1945 MC được QĐ LX giải phóng, 1946 trao trả lại cho TQ. Sau thắng lợi của CM TQ và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, một phần MC được sáp nhập vào khu tự trị Nội Mông.

        MANĐIVƠ (Cộng hòa Manđivơ; Dhivehi Raaje, Dhivehi Raajeyge Jumhuriya; A. Republic of Maldives), quốc gia trên quần đảo Manđivơ ở Ấn Độ Dương. Dt 298 km2; ds 400 nghìn người (2003); chủ yếu là người Manđivơ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Đivêhi (Manđivơ). Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Malê. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng dân tộc (quốc hội một viện). Lãnh thổ gồm 1.190 đảo san hô nhỏ, độ cao 1,5-1,8m. Khí hậu xích đạo, gió mùa. Nước ngọt hạn chế. Cơ sờ của nền kinh tế là đánh cá. Nông nghiệp kém phát triển. Du lịch đang phát triển, là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Cảng biển: Malê. Các sân bay chính trên đảo Huhulê và đảo Gan. GDP 584 triệu USD (2002), bình quân đầu người 2.080 USD. Thành viên LHQ 21.9.1965, Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 18.6.1975. Lực lượng an ninh 600 người.



        MANG CÁ (Trấn Bình Đài), thành nhỏ ở góc đông bắc của Thành Huế hình lục giác chu vi gần l.000m. tường cao 5- 5.8m. có cửa thông với Thành Huế. Đường chân thành, hào ngoài, đường ngoài hào, sông Hộ Thành... là một hệ thống vành đai chướng ngại bảo vệ thành; một pháo đài lớn bảo vệ kinh thành Huế. Sau hòa ước Giáp Thân (6.6.1884), quân Pháp chiếm MC (sau thường gọi là MC nhỏ) cùng với khu “nhượng địa” (thường gọi là MC lớn) ở góc kinh thành giáp với MC làm nơi đóng quân, gọi chung là khu MC. Trong cuộc nổi dậy ở Huế(5.7.1885), quân Nam triều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tôn Thất Thuyết đã tổ chức đánh úp khu MC và Toà khâm sứ Pháp, quân Pháp phản công gây thiệt hại nặng về người và vũ khí, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi trốn ra Tân Sở.

        MẠNG LƯỚI KHỔNG CHẾ TRẮC ĐỊA, hệ thống các điểm trắc địa có tọa độ và độ cao được xác định trong một hệ thống nhất bằng các phương pháp đo đạc chính xác. Được dùng làm cơ sở để do vẽ bản đồ địa hình, đo đạc công trình, lập mạng khống chế pháo binh...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:14:07 pm »


        MẠNG MÁY TÍNH, hệ thống nhiều máy tính được kết nối với nhau bằng các đường truyền vật lí theo một cấu trúc nhất định nhờ các dây dẫn (cáp nối), các thiết bị đặc biệt (card mạng, modem...) và các phần mềm để trao đổi thông tin hoặc để dùng chung hay chia xẻ các tài nguyên thông tin, dữ liệu, phần cứng và các chương trình... của các máy tính tham gia mạng. Các MMT quy mô phổ dụng nhất; các mạng cục bộ (LAN), các máy tính và thiết bị truyền thông mạng kết nối trong một khu vực địa lí hạn chế; các mạng đô thị (MAN), kết nối trong khu vực cấp thành phố; các mạng diện rộng (WAN), kết nối các LAN hoặc MAN, có thể trên toàn quốc hoặc toàn cầu. Tất cả các mạng đều có các yếu tố sau: dịch vụ mạng (một nội dung nào đó để chia sẻ); vật tải truyền (đường truyền vật lí); giao thức (các quy tắc truyển thông).

        MẠNG SÂN BAY, toàn bộ các sân bay trong cả nước, trong một vùng lãnh thổ, một quân khu hoặc một chiến trường, nằm trong thế bố trí chiến lược chung của không quân để bảo đảm cho lực lượng không quân đóng quân, cơ động và thực hiện nhiệm vụ.

        MẠNG THÔNG BÁO PHÒNG KHÔNG, tổ hợp các trạm phát tình báo về các loại mục tiêu trên không và các trạm thu tin của các cơ quan chỉ huy, bộ đội và nhân dân để kịp thời đánh trả địch trên không, phòng tránh hoặc hiệp đồng chiến đấu . Có mạng thông báo tập trung, mạng thông báo phân tán (thông báo khu vực), mạng thông báo máy bay địch, mạng thòng báo máy bay ta.

        MẠNG VÙNG CỤC BỘ (A. Local Area Network, vt: LAN), tổ hợp về tổ chức, kĩ thuật máy tính và các trang bị đồng bộ (máy in, modem...) được nối với nhau bằng cáp (đồng trục, quang...) riêng hay công cộng hoặc vỏ tuyến điện trên một vùng địa lí nhỏ (trong một tòa nhà, một cơ quan...). Để liên lạc với nhau, các máy tính trong MVCB phải sử dụng chung một chương trình phần mềm và cùng một dịch vụ đầu cuối. Ưu điểm cơ bản: có thể sử dụng chung một máy in và các cơ sở dữ liệu.

        MẠNG VÙNG RỘNG (A. Wide Area Network, vt: WAN), tổ hợp về tổ chức, kĩ thuật máy tính và các trang bị đồng bộ (máy in, modem...) được nối với nhau bằng đường điện thoại (riêng, công cộng, kết hợp) hoặc sóng vô tuyến điện trên một vùng địa lí rộng cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn kilômét... MVR có các cấu trúc: mạng sao, nơi một nút ở trung tâm được nối với một số nút xung quanh; mạng vòng, mỗi nút được nối với các nút kế cận bằng một đường liên tục tạo thành vòng khép kín; mạng Bus, tất cả các nút xuất hiện trong một dãy tuyến tính từ dầu, cuối tuyến này đến tuyến kia; mạng mắt lưới, nơi nhiều nút khác nhau được nối bên trong với nhau bằng những đường trực tiếp; mạng vệ tinh và vô tuyến điện, không tồn tại bất kì nút nào, mạng hỗn hợp, thể hiện bằng cách nối một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản trên.

        MANIPUN (cổ), phân đội chiến thuật của bộ binh trong QĐ La Mã cổ đại. Xuất hiện từ tk 5tcn, khi có sự cần thiết phải phân chia phalăng thành các đơn vị nhỏ, dễ cơ động và tác chiến. Sự ra đời của M đánh dấu bước phát triển lớn trong lịch sử chiến thuật và đội hình chiến đấu. Tk 4tcn, M liền dưới lêgiông, trên xenturi (M gồm 2 xenturi; mỗi xenturi có 210 người), quân số 420 người. Đến tk 1, M liền dưới côhoocxơ (3M hợp thành 1 côhoocxơ), trên xenturi (M gồm 2 xenturi; mỗi xenturi có 50-60 người), quân số 100-120 người; trong chiến đấu, triển khai thành đội hình 10 hàng ngang, mỗi hàng 10-12 người.

        MANTA (Cộng hòa Manta; Repubblika Ta ‘Malta, A. Republic of Malta), quốc gia ở Nam Âu, trên quần đảo Manta biển (Địa Trung Hải). Dt 316km2; ds 400,4 nghìn người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Manta, Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Valetta. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm các đảo chính: Manta (246km2), Gôdô (67km2)... Địa hình cao nguyên, độ cao 240m. Bờ biển phía nam và tây nam dốc, ở phía bắc và đông bắc thấp, nhiều vụng thuận lợi cho tàu neo đậu. Khí hậu Địa Trung Hải, ôn hòa. Kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tư bản Anh. Xuất khẩu hàng may mặc. Du lịch là ngành quan trọng. GDP 3,623 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 9.170 USD. Thành viên LHQ (1.12.1964), Liên minh châu Âu (EU, 2004), Cộng đồng kinh tế châu Âu. Lập quan hệ ngoại giao với VN 14.1.1974. LLVT: lực lượng thường trực 2.140 người. Ngân sách quốc phòng 27,6 triệu USD (2000).



        MANVINAT nh PHOOCLEN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:14:58 pm »


        MAO TRẠCH ĐÔNG (Mao Zedong, 1893-1976), chủ tịch Hội đồng quốc phòng và chủ tịch Quân ủy trung ương của ĐCS TQ (1954-76), chủ tịch nướe Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1954-59), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Tương Đàm, t. Hồ Nam (TQ). 1921 tham gia đại hội I ĐCS TQ. Giữ nhiều chức vụ trong Đảng, ủy viên BCHTU ĐCS TQ (1923), ủy viên BCT (1933). Tại hội nghị Tuân Nghĩa (15-17.1.1935), được bầu vào thường vụ BCT và nắm trọn quyền chỉ huy Hổng quân công nông Trung Quốc và lãnh đạo cuộc đấu tranh CM của TQ. 1945 đại hội VII ĐCS TQ quyết định lấy tư tưởng MTĐ làm kim chỉ nam cho mọi công tác của ĐCS TQ. Chủ tịch BCHTUĐCS TQ (khóa VII-X). Về QS, MTĐ giữ nhiều trọng trách: bí thư Quân ủy trung ương (1928), lãnh đạo Vạn lí trường chinh (1934-36), tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch lớn; đề ra nguyên tắc cơ bản của chiến tranh du kích ở TQ “địch tiến ta lui, địch trú ta nhiễu, địch một ta đánh, địch lui ta đuổi”; đề ra nguyên tắc tác chiến của Hồng quân “Về chiến lược thì lấy yếu đánh mạnh, về chiến thuật thì lấy nhiều đánh ít”; đề ra đường lối CM TQ “lấy nông thôn bao vây thành thị”. 1957 đề ra chủ trương “đại nhảy vọt” về kinh tế nhưng bị thất bại; 1966 khởi xướng “cuộc đại CM văn hóa vô sản”, kết thúc khi MTĐ mất (1976). Tác phẩm: “Vấn đề chiến lược của chiến tranh CM TQ”, “Vấn đề chiến lược của chiến tranh du kích chống Nhật”. “Luận trì cửu chiến"...

        MAOBETTƠN (A. Louis Mountbatten; 1900-79), đô đốc hải quân Anh (1956), chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng QĐ Anh (1959-65). Tham gia CTTG-II, chỉ huy tàu khu trục và tàu sân bay (1941). Năm 1942-45 chỉ huy một số chiến dịch hiệp đồng không quân và hải quân; tổng tư lệnh các lực lượng đồng minh ở Đông Nam Á; chỉ huy chiến dịch đánh Nhật ở Ấn Độ Dương, chiếm lại Mianma; được coi là sĩ quan hải quân ưu tú nhất của Anh trong CTTG-II. Sau CTTG-II, M khuyến khích Pháp trở lại Đông Dương (trái với tinh thần hiệp ước Pốtxđam), dung túng cho tướng Anh Grexi chống phá phong trào CM VN. 1946-48 phó vương, toàn quyền Anh cuối cùng ở Ấn Độ; tác giả của kế hoạch chia cắt Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ và Pakixtan (8.1947). Năm 1952-59 tư lệnh Hạm đội Địa Trung Hải; bộ trưởng hải quân Anh, 1965 toàn quyền Anh trên đảo Oaitơ.

        MAPHIA (Italia: Mafia), tổ chức tội phạm bí mật quốc tế chuyên hoạt động phi pháp nhằm tranh giành quyền lợi và thao túng đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nhiều nước trên thếgiới. Xuất hiện đầu tiên ở đảo Xixin (Italia) cuối tk 18 đầu tk 19, được tổ chức theo quan hệ gia tộc với những quy ước không thành văn gọi là “luật chết”, biện pháp chính là sử dụng bạo lực để bảo vệ quyền lợi dòng họ và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của một bộ phận tầng lớp trung lưu trong xã hội. Từ đầu tk 20 đến nay, M chuyển dần hoạt động vào thành phố, có xu hướng câu kết với các loại tội phạm khác, thậm chí móc nối với một số quan chức chính phủ, luôn tìm cách thanh toán lẫn nhau để tranh giành lợi nhuận và độc quyền trên thị trường buôn lậu ma túy, vũ khí, kinh doanh bất động sản, sòng bạc, mại đảm... Đặc biệt, M còn được các thể lực phản động ở một số nước sử dụng vào mục đích chính trị để lũng đoạn chính quyền, nhất là các nước TBCN phát triển và các nước sản xuất, cung cấp ma túy lớn trên thế giới. Luật pháp quốc tế, các tổ chức quốc tế, chính quyền các nước và dư luận tiến bộ trên thế giới đều lên án và có nhiều biện pháp hợp tác đấu tranh chống lại M nhằm xóa bỏ loại tội phạm nguy hiểm này.

        MARATÔNG, làng cổ ở Hi Lạp. nay là thị trấn M, trên bờ đông vùng Attica, đỏng bắc Aten gần 40km. Nằm giữa vùng đồng bằng, xung quanh là núi, đầm lầy và biển. 13.9.490tcn, 11.000 quân Hi Lạp của Mintiat đã đánh bại 72.000 quân Ba Tư của Đariuyt trong chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư (x. trận Maratông, 13.9.490tcn). Hiện ở M vẫn còn gò đất lớn, mộ các chiến binh Aten tử trận.

        MARIANA, quần đảo thuộc vùng đảo Micrônêxia ở tây Thái Bình Dương, gồm 15 đảo lớn và một số đảo nhỏ tạo thành hai chuỗi đảo: Bắc và Nam. Tổng dt l.l00km2; ds khoảng 153.000 người. Đảo Guam thuộc Mĩ, các đảo còn lại là lãnh thổ bảo trợ của LHQ do Mĩ quản lí. Chuỗi đảo Bắc có nguồn gốc núi lửa (cao tới 965m), chuỗi đảo Nam là các đảo san hô và núi lửa. Khí hậu nhiệt đới, gió mậu dịch. Lượng mưa 1.800-2.l00mm/năm. Rừng nhiệt đới. Có nhiều căn cứ hải quân và không quân của Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:16:06 pm »


        MARỐC (Vương quốc Marốc; Al-Maghrib, Al-Mamlakah al-Maghribiyah; A. Kingdom of Morocco), quốc gia ở tây Bắc Phi. Dt 453.730km2; ds 31,689 triệu người (2003); 97% người Marốc. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: 99% đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Rabat. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình phần lớn là núi cao và vừa, thuộc hệ thống núi Atlat; tây, đông là đồng bằng và cao nguyên; nam, đông nam là sa mạc Xahara. Ven bờ Đại Tây Dương là dải đồng bằng  hẹp. Khí hậu cận nhiệt đới. phía bắc khí hậu Địa Trung Hải; lượng mưa l.000mm/năm ở phía bắc và vùng núi. dưới l00mm/năm ở phía nam. Nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa mì, ngũ cốc, rau quả...; công nghiệp khai khoáng tương đối phát triển, đứng đầu thế giới về xuất khẩu phốt phát. GDP 34,219 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.170 USD. Thành viên LHQ (12.11.1956), Liên đoàn các nước Arập. LLVT: lực lượng thường trực 196.300 người (lục quân 175.000. hải quân 7.800, không quân 13.500), lực lượng dự bị 150.000. Tuyến quân theo chế độ động viên. Trang bị: 744 xe tăng chủ lực, 100 xe tăng hạng nhẹ, 115 xe chiến đấu bộ binh, 324 xe thiết giáp trinh sát, 740 xe thiết giáp chở quân, 378 pháo mặt đất, 40 pháo phản lực BM-21, 1.470 súng cối, 720 tên lửa chống tàng, 370 pháo phòng không, 107 tên lửa phòng không, 2 tàu frigat, 4 tàu tên lửa. 23 tàu tuẫn tiễu. 4 tàu hộ tống, 4 tàu đổ bộ. 95 máy bay chiến đấu (F-5A, B. E, F, Miragiơ F, - 1EH). 24 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 1,7 tỉ USD (2002).



        MATIN (A. Martin Graham Anderson; s. 1912), đại sứ cuối cùng của Mĩ tại miền Nam VN (1973-75), người Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam VN (30.4.1975). Sinh tại Mac Hin, bắc Carơlainơ. 1932 tốt nghiệp đại học. 1933 làm việc trong một số cơ quan chính quyền và QĐ Mĩ. 1947 làm công tác ngoại giao. 1963-67 đại sứ Mĩ ở Thái Lan. 1969-73 đại sứ Mĩ ở Italia. Sau khi hiệp định Pari về VN được kí kết (1973). Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam VN, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đang bị phá sản, chính quyền Sài Gòn ngày càng suy yếu và đứng trước nguy cơ sụp đổ. M đã cung cấp những báo cáo lạc quan với các quan chức Mĩ ở Oasinhtơn để kêu gọi sự viện trợ của quốc hội Mĩ cho chính quyền Sài Gòn. Nhưng trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân VN và chiến dịch Hồ Chí Minh, sáng 30.4.1975 M đã cuốn cờ Mĩ, lên máy bay trực thăng rút khỏi miền Nam VN ngay trước lúc Sài Gòn được giải phóng. Trở về Mĩ, làm phụ tá đặc biệt cho bộ trường ngoại giao Kitxinhgơ. 1977 nghỉ hưu.

        MATIN LUTHƠ KINH (A. Martin Luther King, Jr.; 1929- 68), mục sư Mĩ da đen, một trong những người tổ chức và lãnh đạo phong trào đòi dân quyền và chống chiến tranh xâm lược VN (1965-68). Sinh tại bang Gioocgiơ (Mĩ). 1955 tiến sĩ thần học. 1957 sáng lập và làm chủ tịch đầu tiên của hội nghị lãnh đạo đạo Cơ Đốc ở miền Nam nước Mĩ. 1960 tham gia sáng lập ủy ban phối hợp không bạo lực của sinh viên ở Mĩ. 1965 khi Mĩ leo thang chiến tranh ở VN, MLK nhiều lần phát biểu chống chiến tranh, bị chính quyền cảnh cáo và Cục điều tra liên bang theo dõi. 1967 công khai lên án cuộc chiến tranh của Mĩ ở VN, liên kết các phong trào dân quyền và chống chiến tranh làm một. Chính quyền Mĩ đã dùng báo chí để hạ uy tín của MLK, nhưng không thành công. 4.4.1968 MLK bị ám sát. Giải thưởng Noben về hòa bình (1964).

        MAXCƠVA. tàu sân bay trực thăng chống ngầm của LX, do xưởng đóng tàu Nam Nicôlaiep đóng, khởi công 1963, hạ thủy 1965. đưa vào biên chế 5.1967. Tính năng kĩ - chiến thuật chủ yếu: lượng giãn nước tiêu chuẩn 14.500t, chờ đầy 19.300t: kích thước: 190,5x34x8,7m; sân bay: 81x34m; động cơ tuabin khí. còng suất 73,3MW (l00.000cv); tốc độ 30 hải lí/h. Quân số: 840 người. Chở 14 máy bay trực thăng chống ngầm Ka-25. Vũ khí trang bị chính: tên lửa phòng không (2 bệ phóng đôi SA-N-3 với 48 tên lửa) pháo: 4x57mm (2 nòng); ngư lôi và vũ khí chống ngầm (2 ống phóng ngư lôi, 2 bệ phóng RBU-6.000 chống ngầm); khí tài tác chiến điện tử, rađa đối không, đối hải, điều khiển bắn, sôna... 1973 tàu được cải tiến để chở máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:17:59 pm »

    
        MÁY BAY, khí cụ bay nặng hơn không khí, có thiết bị động lực để tạo lực kéo hoặc đẩy và thiết bị tạo lực nâng khi chuyển động trong khí quyển. Theo nguyên lí và kết cấu thiết bị tạo lực nâng, phân biệt MB có cánh và máy bay trực thăng. Ngoài ra còn có các loại MB kết hợp hai nguyên lí trên như MB trực thăng có cánh, một số kiểu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng... Theo công dụng, có: MB dân dụng (chở khách, vận tải, thể thao, nghiên cứu khoa học, phục vụ nống nghiệp...) và MB QS (máy hay chiến đấu, máy hay trinh sát, máy bay vận tải...); MB có cánh là loại khí cụ hay phổ biến nhất hiện nay, có tốc độ, sức mang lớn. độ tin cậy cao, khai thác, sử dụng thuận tiện. Được phân loại theo tầm bay, tốc độ bay, loại thiết bị động lực, đặc điểm của cánh và các dấu hiệu khác. Theo tầm bay, có: MB đường dài (6.000-10.000km), MB đường trung bình (3.000-6.000km) và MB đường ngắn (< 3.000km); theo tốc độ bay có: MB dưới âm, MB vượt âm, MB siêu vượt âm; theo thiết bị động lực, có: MB cánh quạt, MB phản lực; theo đặc điểm của cánh, có: MB cánh đơn, MB cánh kép (đều, không đều). Tính chất và khả năng tác chiến của máy bay QS được xác định bằng tốc độ, tầm bay, trần bay, tốc độ lên cao, tính cơ động, tải trọng, vũ khí trang bị... Cuối tk 19, đầu tk 20. nhà bác học Nga N. E. Giucôpxki bắt đầu phát triển lí thuyết bay. Chuyến bay thành công đầu tiên của MB có cánh do hai anh em người Mĩ U. Rait và O. Rait thực hiện 17.12.1903. Sau đó MB có cánh được chế tạo ở châu Âu, có tốc độ 90-120km/h. Trong CTTG-I, xuất hiện máy bay tiêm kích (tốc độ tới 200-220km/h, trần bay đến 7km). máy bay ném bom, máy bay trinh sát. Giữa những năm 30 (tk 20), xuất hiện máy bay cánh đơn, nâng tốc độ lên 560- 580km/h. Sau CTTG-II, hàng không phản lực phát triển. Từ đầu những năm 50 (tk 20) MB phản lực được sử dụng cả trong QS và hàng không dân dụng (vd: Tu-104 của LX, 1955). Những năm 70 (tk 20), tốc độ MB phản lực đã đạt được 3.000-3.500km/h, trần bay 21km, tầm bay 10.000km. LX và Mĩ đã chế tạo tàu con thoi, một loại máy bay vũ trụ vào những năm 80 (tk 20).


1. Raphan (Pháp); 2. Z-39 (LX); 3. P-47 (Mĩ); 4. F-106 (Mĩ); 5. Laining (Anh); 6. SAAB-37 (Thuỵ Điển); 7. JAS-39 (Thuỵ Sĩ); 8.1-16 (LX); 9. SE-3160 (Pháp)..

        MÁY BAY An nh An

        MÁY BAY BIA, máy bay không người lái được sử dụng làm mục tiêu trên không, cho pháo phòng không, tên lửa. không quân trong huấn luyện và bắn đạn thật. Có thể chế tạo MBB từ các máy bay cũ được cải tiến và thay đổi các thiết bị để sử dụng một hoặc nhiều lần. MBB chuyên dụng có thể thực hiện cơ động trong khi bay. Để sử dụng MBB cần phải có các trang bị kĩ thuật bổ trợ khác, cùng với MBB tạo thành tổ hợp bia.

        MÁY BAY CÁNH CỤP, CÁNH XOÈ nh MÁY BAY CÓ GÓC CÁNH THAY ĐỔI

        MÁY BAY CÁNH QUẠT, máy bay mà lực đẩy (kéo) được tạo ra bằng các bộ cánh quạt, có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn. Tốc độ bay dưới âm (M 0,7-0,8). Động cơ (píttông hoặc tuabin khí) truyền chuyển động tới bộ cánh quạt, tạo lực đẩy. Từ những năm 80 tk 20, MBCQ được chế tạo và lắp đặt các bộ cánh quạt có nhiều lá cánh, mỏng, nhẹ và chịu tải cao bằng vật liệu compozit, cho phép tạo lực đẩy cần thiết và bảo đảm hệ số hiệu dụng khi bay với tóc độ dưới âm. Hiện nay sử dụng chủ yếu làm máy bay vận tải. Các loại MBCQ dùng trong QS: C-47, C-130, C-123, C-160 (Mĩ), An- 12, An-24, An-26, An-22, An-124 (LX)...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:20:01 pm »


        MÁY BAY CÁNH VỖ, khí cụ bay nặng hơn không khí, có cánh hoạt động mô phỏng theo chuyển động của cánh chim hoặc cánh côn trùng. Lực nâng được tạo ra nhờ phản lực không khí tác dụng lên mặt dưới cánh máy bay khi vẫy xuống dưới. Hiệu suất của cánh vẫy có thể đạt tới 0.8-0.9 (gần bằng hiệu suất của cánh quạt). Ý tưởng đầu tiên về việc chế tạo các MBCV dùng sức người được Lêôna dơ Vanhxi (Italia) đưa ra từ 1475, song đến tk 20 chúng mới xuất hiện trong thực tế. Những người có cống hiến lớn về lí thuyết trong việc nghiên cứu chế tạo MBCV là các nhà bác học I. N. Vinôgrađỏp và M. K. Tikhônrayô (LX). Phán lớn MBCV đã được chế tạo là loại dùng sức người, như các máy bay của A.v. Xiukôp (Nga, 1908) , Harri la Vơn Thoaining (Harri la Vem Twaining, Mĩ 1909) , A. Lipisơ (Lippish, Đức 1930), V. E. Tatlin (LX, 1931), B. I. Cheranôpxki (LX, các máy bay BICh-16, 1934 và BlCh- 18, 1937), M. G. Liakhôp (1956, 1978), s. A. Tôptưgin (Nga, Ika, 1958-72), V. M. Tôpôrôp (LX, Ixtina, 1987). MBCV dùng động cơ cũng được M. Đ. Xmưnôp (Nga) chế tạo từ 1913, song sau này mới được chú ý trở lại, với các sản phẩm của Đ. V. Ilin (1958) và A. V. Xiukôp (1963)... Năm 1986 xuất hiện MBCV điều khiển từ xa do Pôn Mac - Criđi (Mĩ) thiết kế. Từ cuối những năm 80 tk 20. nhiều chuyến bay trên MBCV lắp các loại động cơ khác nhau đã được thực hiện.

        MÁY BAY CẤT HẠ CÁNH ĐƯỜNG BĂNG NGẮN, loại máy bay có đường chạy đà cất cánh và hãm đà hạ cánh ngắn hơn nhiều so với các loại máy bay bình thường. Việc rút ngắn đường chạy đà cất cánh được thực hiện nhờ: tạo thêm lực nâng bằng cách xoay véctơ lực đẩy của động cơ, sử dụng thêm động cơ đẩy (động cơ chuyên dụng làm việc khi máy bay cất cánh); hệ thống thổi lớp khí trên bề mặt cánh và cánh tà sau của máy bay; các cơ cấu chuyên dụng trên cánh máy bay như các cánh tà trước, sau... Việc rút ngắn đường chạy hãm đà hạ cánh được thực hiện nhờ: sử dụng dù hãm; tạo lực đẩy “âm” (đảo chiều lực đẩy của động cơ)... MBCHCĐBN thường được sử dụng trên tàu sân bay hoặc ở các sân bay dã chiến. Các MBCHCĐBN: An-72 (LX); YC-14 và YC-15 (Mĩ) .

        MÁY BAY CẤT HẠ CÁNH THẲNG ĐỨNG, máy bay có cánh có khả năng cất (hạ) cánh không phải chạy lấy đà (chạy hãm đà). Hiện có ba kiểu. Kiểu thứ nhất, ngoài các bộ phận của máy bay còn có thêm các cánh quạt lắp ở cuối các cánh có thể cụp, xoè được và trục của chúng quay được trong mặt phẳng vuông góc với cánh máy bay. Khi cất (hạ) cánh thẳng đứng, trục các cánh quạt này quay đến vị trí vuông góc với mặt đất, các cánh quạt xoè ra, nằm phía trên cánh và được dẫn động bằng động cơ máy bay để tạo lực nâng. Khi bay trên không, trục các cánh quạt quay về vị trí nằm trong mặt phẳng cánh (hoặc song song với trục dọc máy bay), các cánh quạt cụp lại phía sau cánh, làm giảm bớt lực cản. MBCHCTĐ kiểu này có tốc độ tới 700-800km/h. Kiểu thứ hai, khi cất (hạ) cánh trục dọc của máy bay đặt theo phương thẳng đứng. Chiếc đầu tiên trên thế giới là XFY-1 (Mĩ, chế tạo 1954), tiêm kích hải quân, tốc độ tối đa 800km/h. Hiện nay kiểu này không phát triển vì điểu khiển phức tạp và không an toàn. Kiểu thứ ba. khi cất (hạ) cánh, trục dọc máy bay nằm ngang, chi thay đổi phương tác dụng của lực đẩy do động cơ sinh ra (bằng cách xoay cả động cơ hoặc thay đổi hướng của ống phụt phản lực, hoặc ngoài động cơ chính có động cơ đặt thẳng đứng dùng riêng cho việc cất hạ cánh). Kiểu này được dùng nhiều nhất cho máy bay chiến đấu phản lực cất (hạ) cánh thẳng đứng, tốc độ cao. Nhìn chung, ba kiểu máy bay này cất (hạ) cánh nhanh, không cần đường băng, nhưng cấu tạo phức tạp, điều khiển khó khăn và phải tăng thêm trọng lượng do các thiết bị tạo lực khi cất (hạ) cánh. Thường là máy bay cường kích, (vd: Hariơ (Anh), Iak-36,38,41 (LX), XV-15, V-22 (Mĩ)...). Cũng có thể cất (hạ) cánh trên đường băng ngắn.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:21:32 pm »


        MÁY BAY CẤT HẠ CÁNH TRÊN MẶT NƯỚC nh THỦY PHI CƠ

        MÁY BAY CHỈ HUY BÁO ĐỘNG SỚM, máy bay được trang bị đặc biệt (rađa nhiều chức năng, hệ thống tự động xử lí và truyền thông tin...) để thực hiện các chức năng: trinh sát (cả trên không, mặt đất, mặt biển), thông báo lệnh chỉ huy, dẫn đường máy bay, tên lửa tới mục tiêu... Có khả năng phát hiện, bám đồng thời một hoặc nhiều mục tiêu, đôi tượng trong vùng có bán kính 300-450km khi bay ở mọi độ cao và với các tốc độ khác nhau. Các MBCHBĐS tiêu biểu: E-3A, E-2C (đưa vào sử dụng 1966) do Mĩ chế tạo; Tu-126 (sử dụng từ 1970), Il-76 của LX. Ngoài QĐ Nga và Mĩ, QĐ một số nước như Anh. Pháp, Arập Xêut, Ixraen đã được trang bị MBCHBĐS.



        MÁY BAY CHIẾN ĐẤU, máy bay QS dùng diệt mục tiêu trên không (đất, biển) của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác. Theo nhiệm vụ, MBCĐ được phân ra: tiêm kích, tiêm kích - bom, cường kích, ném bom. chống ngầm, trinh sát... Theo nguồn động lực, có: MBCĐ phản lực (động cơ phản lực) và MBCĐ cánh quạt (động cơ píttông hoặc động cơ tuabin). Sự ra đời và phát triển của MBCĐ gắn liền với quá trình phát triển của kĩ thuật hàng không. MBCĐ hiện đại được ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới nhất (trong các lĩnh vực điều khiển, dẫn đường vô tuyến, vi xử lí, lade...) và có các ưu thế: tính cơ động cao, tốc độ lớn (thường vượt âm hoặc siêu vượt âm), có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết...

        MÁY BAY CÓ GÓC CÁNH THAY ĐỔI (máy bay cánh cụp, cánh xoè), máy bay có kết cấu cánh có thể thay đổi góc cánh (góc tạo bởi mép trước cánh và đường vuông góc với hướng chuyển động của luồng khí) trong khi bay. Cánh của máy bay được làm thành hai phần: phần cố định liền với thần và phần quay; trụ xoay cánh nằm ở phần cố định, báo đảm khi góc cánh thay đổi làm thay đổi tiêu điểm khí động không ảnh hường tới sự cân bằng, tính ổn định và điều khiển của máy bay. Ưu điểm MBCGCTĐ: nâng cao tính năng cất hạ cánh; tăng hiệu quả sử dụng các cánh tà sau và cánh lái liệng; tăng chất lượng khí động: giảm tốc độ bay nhỏ nhất; bảo đảm an toàn bay ở chế độ cất và hạ cánh... Tuy nhiên hệ thống xoay cánh sẽ làm tăng trọng lượng, hạn chế tầm bay xa và tính cơ động của máy bay. Các MBCGCTĐ: F-111 (A, B, C, D, E, F. G) F-14, B-1B (Mĩ): MiG-23. Su-22M. Tu-160 (Nga)...

        MÁY BAY CƯỜNG KÍCH, máy bay chiến đấu dùng để diệt mục tiêu kích thước nhỏ và cơ động trên mặt đất (mặt biển) của đối phương từ độ cao bay thấp hoặc rất thấp. Thường có vỏ giáp bảo vệ những vị trí quan trọng của máy bay. Vũ khí: bom, tên lửa. pháo, súng máy. Thường dùng để yểm trợ trực tiếp cho lục quân, hải quân trong chiến đấu. MBCK ra đời vào đầu những năm 30 tk 20 (LX thử nghiệm kiểu LS, TS-1, -2, -3... vào 1931-32). Được sử dụng nhiều trong CTTG-II (LX có Il-2, Il-10, Đức có Henxen-129...), với tốc độ lớn nhất trên 400km/h, tầm bay gần 800km, vũ khí có: pháo, súng máy, đạn phản lực và bom (400-600kg). Cuối những năm 70 tk 20, MBCK hiện đại còn được trang bị tên lửa có và không điều khiển; có tốc độ lớn nhất 800-1.000km/h. bán kính hoạt động 400-630km; được đưa vào biên chế của QĐ nhiều nước, vd: A-4 Xcaihôc, A-6 Intruđơ, A-7G Côcarơ II, A-10 (Mĩ); Anpha Giet (Đức, Pháp), Hốc (Anh). Hiện nay một số máy bay tiêm kích - bom và máy bay trực thăng chi viện hỏa lực cũng thực hiện nhiệm vụ của MBCK.

        MÁY BAY CỨU HỘ nh MÁY BAY CỨU THƯƠNG

        MÁY BAY CỨU THƯƠNG, máy bay vận tải có các thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men để cấp cứu và chuyên chờ thương, bệnh binh hoặc nạn nhân dân sự. MBCT thuộc biên chế của lực lượng không quân cứu thương. Đa số các nước chỉ thành lập lực lượng này trong thời chiến, một số nước khác vẫn duy trì nó cả trong thời bình. Trong hàng không dân dụng, MBCT thực hiện nhiệm vụ cấp cứu y tế và cứu hộ khi có tai nạn. Cg máy bay cứu hộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:23:12 pm »


        MÁY BAY GÂY NHIỄU, máy bay có các thiết bị chuyên dụng để trinh sát và tạo nhiễu, làm rối loạn hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện đối phương. MBGN được trang bị các thiết bị tạo nhiễu tiêu cực bằng cách thả các vật phản xạ ngẫu cực (các băng kim loại nhỏ), che lấp tín hiệu thực về mục tiêu hoặc các thiết bị gây nhiễu tích cực, tạo tín hiệu giả trên màn hiện sóng, làm giảm hiệu quả hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện (đặc biệt là các đài rađa) của đối phương. Sóng vô tuyến điện gây nhiễu có thể được điều chế hoặc không điều chế; phát liên tục hoặc phát dưới dạng xung. MBGN tích cực thường hoạt động ở vùng ven biển, biên giới, ngoài tầm hỏa lực phòng không của đối phương đế gây nhiễu, ngụy trang che giấu đội hình bay của các tốp máy bay cường kích trên đường bay đến mục tiêu. Trong chiến tranh VN, Mĩ đã dùng các loại MBGN và trinh sát điện tử như EB-66. EC- 121, EA-6B... 

        MÁY BAY HUẤN LUYỆN, máy bay được chế tạo chuyên dụng để huấn luyện phi công, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Là loại máy bay có hai chỗ ngồi (hai buồng lái): phía trước dành cho học viên, phía sau dành cho phi công huấn luyện (giáo viên). Thường trang bị hai hệ thống điều khiên máy bay và điểu khiển động cơ (hai cần lái và hai tay dầu cho học viên và giáo viên). Yêu cầu chính đối với MBHL là độ tin cậy cao và đơn giản khi điều khiển. Trong các câu lạc bộ hàng không, MBHL thường là các máy bay thể thao. Ở các trường đào tạo phi công. MBHL có tính năng gần giống các máy bay hiện đại. Ở các trung đoàn không quân chiến đấu, thường sử dụng máy bay chiến đấu làm MBHL.

        MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI, máy bay không cần có sự tham gia của phi công trực tiếp vào việc điều khiển, duy trì chuyến bay và tiến hành những nhiệm vụ khác. Có hai loại: MBKNL bay theo chương trình lập sẵn và chi được điều khiển từ xa khi cần thiết (chinh hướng bay đột ngột hoặc hạ cánh ngoài dự kiến...); điều khiển liên tục từ xa (từ trung tâm) và có thể bay theo chương trình hoặc ở chế độ lái tự động khi ra khỏi tầm điều khiển, ưu điểm: không cần người lái, đơn giản trong sử dụng, có thể hoạt động trong vùng nguy hiểm (hỏa lực phòng không mạnh, vùng nhiễm xạ, nhiễm độc cao, nhiệt độ cao...) hoặc vùng có lưới rađa dày đặc, giá thành thấp (khoảng 1/10 giá máy bay trinh sát có người lái). MBKNL hiện nay chủ yếu dùng cho mục đích QS (toàn bộ 200 kiểu đều thiết kế cho QS). MBKNL có lịch sử từ đầu tk 20 (LX, MT, Anh, Đức... đã nghiên cứu và thử nghiệm về MBKNL từ trước CTTG-I). Sự xuất hiện bom bay V-l của Đức trong CTTG-II đánh dấu một bước phát triển của MBKNL. Ngày nay MBKNL được hoàn thiện với các công nghệ mới nhất để có thể hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp như trinh sát, chế áp điện tử, tấn công các mục tiêu dưới đất, trên không... Một vài loại MBKNL tiêu biểu: AQM-34, BGM-34 QH-50C. 147H/S, MQM-34, BQM-34, YQM- 98A (Mĩ); Scut, Maxtip (Ixraen); Smen (Shmel, LX). Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, Mĩ đã dùng MBKNL để trinh sát.



        MÁY BAY LAI. máy bay hạng nặng, tầm bay xa, có thể mang theo các máy bay hạng nhẹ và tách chúng ra ở trên không để thực hiện các chuyến bay độc lập. Những năm 30 tk 20, MBL được sử dụng để chở máy bay (vd: LX sử dụng MBL TB-3 để chuyên chở các máy bay tiêm kích). Trong thập ki 50 của tk 20 Mĩ đã sử dụng các máy bay ném bom B- 29 và B-52 để phóng máy bay thử nghiệm X-1 “Xcairôkét” và các máy bay khác từ trên không khi đã đạt độ cao và tốc độ bay lớn nhất.
       
        MÁY BAY LÊN THẲNG nh MÁY BAY TRỰC THĂNG

        MÁY BAY MANG, 1) máy bay chiến đấu chờ các loại đạn dược (bom. mìn, tên lửa. ngư lôi) đầu đạn hạt nhân, đến khu vực tác chiến và thực hiện việc phóng, rải chúng xuống mục tiêu; 2) (cũ) nh máy bay lai.

        MÁY BAY Mi nh Mi

        MÁY BAY MiG nh MiG
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM