Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:06:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: M  (Đọc 5723 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


M
« vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 03:52:43 pm »

 
        M X. CHỈ SỐ M

        M1, pháo lựu xe kéo cỡ 155mm do Mĩ chế tạo (mẫu đầu tiên 1939), đã đưa vào trang bị và sử dụng từ CTTG-II. Tính năng chủ yếu: cỡ nòng 155mm, chiều dài thân pháo 3.790mm: khối lượng đầu đạn phá 43kg; tầm bắn 15.100m, có thể bắn đạn hạt nhân (với tầm 14.000m). Góc hướng 48,7°; góc tầm từ -2° đến +63°; khối lượng chiến đấu 5.773kg; tốc độ bắn 1- 3 phát/ph; tốc độ hành quân 55km/h; thời gian chuyển thế 5 phút. Pháp sử dụng M1 trên chiến trường Đông Dương, Mĩ sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN.

        Ml ABRAM (A. Abrams), xe tăng chủ lực do hãng Generơn Đainamic (Mĩ) sản xuất từ 1980 theo thiết kế của Công ti Critxlơ. Khối lượng chiến đấu 54,lt, kíp xe 4 người. Thân xe dài 7,92m (cả pháo quay phía trước 9,77m); rộng 3,65m; cao 2,38m (đến nóc tháp pháo). Động cơ tuabin khí công suất l.l00kW (1.500cv): khả năng leo dốc 30°, vách đứng l,24m, hào rộng 2,77m; lội nước sâu l,22m (không thiết bị lội ngầm) và l,98m (có thiết bị lội ngầm). Tốc độ lớn nhất 72,4km/h, hành trình dự trữ 500km. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 105mm ổn định trong hai mặt phẳng (đạn 55 viên); súng máy song song và súng máy phòng không 7,62mm (đạn 11.400 viên); súng máy phòng không 12,7mm (đạn 1.000 viên). Được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực có máy tính đường đạn, máy đo xa lade, kính ngắm ảnh nhiệt... Biến thể Ml A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng chiến đấu 57,2t; tốc độ lớn nhất 66,77km/h. pháo nòng trơn 120mm (đạn 40 viên), súng máy như trên Ml; dài (cả pháo) 9,83m; rộng 3,66m; cao 2,44m (đến nóc tháp pháo); vỏ được tăng cường (hợp kim có thành phần uran nghèo)... Trên cơ sở Ml, đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng HAB, xe tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90. Các xe M1 (-1 Al) đã được sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991) và đang được xuất khẩu sang nhiều nước khác.

         

        M2 BRETLI (A. Bradley), xe chiến đấu bộ binh do Mĩ chế tạo từ 1976, đưa vào trang bị 1983. Xe dài 6,45m, rộng 3,2m. cao 2,97m. Khối lượng chiến đấu 22,6t, áp suất trên nền 0,54kG/cm2. Kíp xe 3 người và 6 lính bộ binh. Động cơ diezen VTA-903T, 4 xilanh, làm mát bằng nước, công suất 370kW (500cv). Tốc độ lớn nhất 66km/h, tốc độ bơi lớn nhất 7,24km/h. Vượt dốc cao 31°, vách đứng cao 0,9lm, hào rộng 2,54m. Trang bị: 1 pháo 25mm và 1 súng máy song song 7,62mm (M30), 2 bệ phóng tên lửa TOW, 8 ống phóng đạn khói. Góc quay tháp pháo 360°, góc tầm pháo +60°/-10°. Xe có thiết bị nhìn đêm tiên tiến, hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn và chữa cháy tự động. Các biến thể: M2A1, M2A2, M3A1, M3A2. Được đánh giá là xe chiến đấu bộ binh hiện đại nhất nhưng đắt tiền nhất thế giới.

         

        M16, súng trường tự động do Mĩ chế tạo hoạt động theo nguyên lí trích khí thuốc tác động trực tiếp lên khóa nòng không có pittông. Được đưa vào trang bị 1963. Tính năng: cỡ nòng 5,56mm, khối lượng (có dây đeo và băng đạn đã nạp 20 viên) 3,68kg, dài 880mm. sơ tốc đạn 990m/s, tầm ngắm bắn 500m, tốc độ bắn lí thuyết 700-950 phát/phút, tốc độ bắn thực tế phát một 45-65 phát/ phút và liên thanh 150-200 phát/phút, băng đạn chứa 20 hoặc 30 viên. Dưới nòng có thể kẹp ống phóng lựu 40mm kiểu M203. để phóng các loại lựu đạn khác nhau với tầm bắn 400m. Các biến thể: M16A1 (AR- 15), M16A2. M16 là trang bị cơ bản của bộ binh Mĩ và QĐ Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược VN; hiện được sử dụng rộng rãi trong QĐ NATO và nhiều nước khác.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 03:54:36 pm »


        M18A1, mìn định hướng do Mĩ sản xuất, sát thương sinh lực đối phương bằng các viên bi kim loại, vỏ mìn bằng nhựa xanh lá cây, hình khối chữ nhật uốn cong, dài 24cm, rộng 10,5cm, dày 3,4cm. Trong thân mìn phía mặt cong lồi có chứa 722 viên bi bằng hợp kim, đường kính 5mm. Phía sau lớp bi là 0,35kg thuốc nổ mạnh. Cạnh trên của mìn có hai lỗ tra kíp và bộ phận khe ngắm. Mìn có 4 chân, sử dụng hai kíp điện số 10, máy gây nổ bóp tay, dây điện dài 50m và một máy kiểm tra. Toàn bộ mìn nặng l,36kg. Khi bố trí mìn, mặt cong lồi quay về phía mục tiêu. Phạm vi sát thương, theo hình quạt, rộng 43-50m, ở cự li 35-50m. Được QĐ Mĩ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh VN. Cg mìn Cỉâymo.



        M24, xe tăng hạng nhẹ do Mĩ chế tạo từ 1943. Khối lượng chiến đấu 18,37t, kíp xe 4 người. Dài 4,59m (cả pháo quay phía trước 5,028m), rộng 2,95m, cao 2,77m (đến súng 12,7mm), khoảng sáng gầm xe 0,32m. Hai động cơ xăng 4 kì V-8, làm mát bằng nước, công suất 160,6kW (220cv). Dung tích hệ thống nhiên liệu 415 lít, hành trình dự trữ 281km. Tốc độ lớn nhất 55km/h. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 25°, vách đứng cao 0,9lm, hào rộng 2,44m; lội nước sâu l,02m. Trang bị: 1 pháo rãnh xoắn 75mm M6, 1 súng máy phòng không 12,7mm, 2 súng máy 7,62mm (song song và phía trước). Được sử dụng trong CTTG-II. Có trong trang bị của QĐ Pháp trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và QĐ Sài Gòn đến đầu những năm 60 tk 20. Na Uy đã cải tiến bằng cách thay động cơ diezen 6V-53, 2 kì, công suất 153,3kW (210cv), lắp pháo 90mm của Pháp và thiết bị nhìn đêm.



        M41, xe tăng hạng nhẹ do hãng Cađilăc Motơ Ca Đividân thuộc tập đoàn GMC (Mĩ) sản xuất, trang bị cho lục quân Mĩ từ 1953. Khối lượng chiến đấu 23,5t, kíp xe 4 người. Thân xe dài 5,82m (cả pháo quay phía trước 8,21m), rộng 3,2m, cao 2,73m (đến nóc tháp pháo). Động cơ xăng ADS-895-3, công suất 368kW (500cv); khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 17°; vượt vách đứng 0,7lm, hào rộng l,83m. Tốc độ lớn nhất 72km/h, hành trình dự trữ 160km. vỏ thép dày nhất 38mm (tháp pháo), 32mm (mũi xe). Trang bị: pháo 76mm. đạn 65 viên (mẫu đầu tiên 57 viên), tầm bắn 9,9-21,6km tùy theo loại đạn; súng máy song song 7,62mm (đạn 5.000 viên); súng máy phòng không 12,7mm (đạn 2.175 viên). Các biến thể chính: M41A1. M41A2 và M41A3, khác nhau ở mức độ hoàn thiện động cơ (xe M41 nguyên mẫu và M41A1 động cơ chế hòa khí, M41A2 và M41A3 động cơ xăng phun nhiên liệu), hệ thống điều khiển hỏa lực, khí tài nhìn đêm và thiết bị lội nước (độ sâu 2,5m). Các mẫu cải tiến mới M41B và M41GT1 lắp động cơ điêzen, tốc độ lớn nhất 70-75km/h. hành trình dự trữ 600km; M41B lắp pháo 90mm, tăng thêm khả năng chống đạn lõm của vỏ giáp, có hệ thống dập cháy, hệ thống bảo vệ chống vũ khí hủy diệt lớn. M41 hiện vẩn còn trong trang bị của QĐ hơn 20 nước, được Mĩ và QĐ Sài Gòn sử dụng trong chiến tranh VN.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 03:56:24 pm »


        M46. pháo nòng dài 130mm do LX thiết kế chế tạo từ 1953 (TQ chế tạo theo mẫu của LX từ 1959 gọi là K-59). Tính năng chính: chiều dài nòng 6.850mm, khối lượng đầu đạn 33,4kg; tầm bắn 27.150m; khối lượng pháo ở thế chiến đấu 7.700kg và ở thế hành quân 8.450kg; có góc hướng 50° và góc tầm từ -2°30’ đến +45°; tốc độ bắn 6-8 phát/phút. Thời        gian chuyển thế 3-4 phút. Được kéo bằng xe xích hoặc xe bánh hơi. Tốc độ hành quân trên đường tốt đến 50km/h và trên đường xấu 10-20km/h. Được trang bị trong QĐND VN.
 

        M48. xe tăng, hạng trung của Mĩ, chế tạo từ 1951, trang bị cho lục quân Mĩ từ 1953. Mẫu đầu tiên có khối lượng chiến đấu  45t, kíp xe 4 người; thân xe dài 8,686m (pháo quay phía trước), rộng 3,63 lm, cao 3,124m, trang bị pháo 90mm. súng máy song song 7,62mm. súng máy phòng không 12,7mm. Động cơ xăng công suất 595kW (810cv); khả nàng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 17°, vượt vách đứng 0,915m và hào rộng 2.59m; tốc độ lớn nhất 41,8km/h; thân xe và tháp pháo đều đúc liền khối, độ dày lớn nhất 120mm (thân xe) và llOmm (tháp pháo). Các mẫu cải tiến điển hình: M48A2 (1956; 47.2t, động cơ xăng công suất 606kW (825cv), tốc độ lớn nhát 48,2km/h, có hệ thống ổn định pháo trong hai mặt phẳng), M48A3 (1960; động cơ điêzen 550kW (750cv), M48A5 (1970; tháp pháo và pháo 105mm lấy từ xe tăng M60). Có trong trang bị của QĐ CHLB Đức, Ixraen, Tây Ban Nha. Italia. Hàn Quốc... Kiểu M48A3 được đưa vào chiến trường Đông Dương từ đầu những năm 70 tk 20, hiện còn trong trang bị của QĐND VN.



        M72. súng phóng lựu chống tăng sử dụng một lần, bắn vác vai, cỡ 66mm do hãng Hitxơ Ixtơn (Mĩ) sản xuất. Trang bị cho QĐ Mĩ từ 1962. ống phóng gồm hai đoạn lồng vào nhau. Ống ngoài bằng nhựa cốt sợi thủy tinh dùng làm ống phóng, đồng thời là ống bảo quản đạn. Ông trong bằng hợp kim nhỏm, kéo dài ra phía sau khi bắn để phụt khói thuốc. Chiều dài cả bộ ở thể mang vác 635mm, ở thế bắn là 893mm: khối lượng 2,36kg (đạn 1.00kg). Bắn đạn nổ và đạn lõm phản lực chống tăng. Sơ tốc đạn 145m/s. Tốc độ bắn 3-4 phát/phút, tầm bắn 1.000m, tầm bắn hiệu quả đến 300m (mục tiêu cố định). Khả năng xuyên giáp khoảng 200mm. Đã sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN (một lính bộ binh có thể đeo vai 4 khẩu). Hiện đã thay thế bằng các mẫu cải tiến M72A1, M72A2 và M72A3 có khả năng xuyên giáp lớn hơn (đến hơn 300mm). M72 cải tiến được đóng chung 5 khẩu trên một bảng phíp (khối lượng 12,5kg); ba bảng đóng trong một hòm gỗ. tổng khối lượng 54,4kg.



        M72 CẢI TIẾN, súng phóng lựu bắn đạn xuyên lõm và đạn cháy do VN cải tiến từ súng phóng lựu chống tăng M72 của Mĩ. Về cấu tạo giữ nguyên mẫu súng M72, cải tiến ổ chứa hạt lửa từ cố định bắn một lấn cho đạn lõm thành ổ chứa hạt lửa bắn được nhiều lần cho cả đạn lõm và đạn cháy. Trên thước ngắm, phía bên trái có khắc thêm 4 vạch trắng và ghi các số 50, 100, 150, 200 tương ứng với các số 75, 150, 225, 300 phía bên phải để bắn đạn cháy XM-74.. Tính năng chiến – kĩ thuật, khi bắn đạn lõm như M72, khi đạn cháy: khối lượng (cả đạn): 2,5kg; tầm bắn: 700m. tầm bắn hiệu quả đến 200m: bán kính sát thương: 20m; tốc độ bắn: 2 phát/phút (cả thời gian nạp đạn). Từ loại súng sử dụng một lần. sau khi cải tiến súng có tuổi thọ bắn tới 100 phát. M72CT được trang bị cho bộ đội hóa học và sử dụng có hiệu quả trong chiến tranh bảo vệ biên giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 03:58:30 pm »


        M79. súng phóng lựu cỡ 40mm do hãng Côn (Mĩ) sản xuất, dùng diệt mục tiêu ở cự li giữa tầm ném lựu đạn và cự li bắn nhỏ nhất của cối. Khối lượng 2,7kg, dài 0,737m, nòng có 16 rãnh, sơ tốc đạn 76m/s, cự li bắn nhỏ nhất 30m. tầm bắn 400m, tốc độ bắn 6-7 phát/phút. Bắn các loại đạn nổ mảnh (chạm nổ và nhảy nổ) có bán kính sát thương 5-10m, đạn lõm (khả năng xuyên thép lOOmm), đạn bi, đạn hơi độc. đạn chiếu sáng. Có đường đạn cầu vồng, độ chính xác và hiệu quả bắn cao. Trang bị cho QĐ Mĩ từ 1961 và QĐ Sài Gòn trong chiến tranh VN (có loại M79 được ghép với tiểu liên AR-15 thành một súng kết hợp). Từ 1971 ngừng sản xuất. Hãng Đai-U (DAEWOO. Hàn Quốc) tiếp tục sản xuất theo giấy phép. Hiện có trong trang bị của QĐ một số nước châu Á và Nam Mĩ. Cg cối cá nhân.



        M102. pháo lựu xe kéo hạng nhẹ, chuyên trang bị cho quân dù, cỡ 105mm. do Mĩ chế tạo đầu những năm 60 tk 20 và được sử dụng lần đầu tiên ở miền Nam VN (2.1964). Dài 5.182mm (nòng dài 3.382mm), rộng 1.964mm, cao 1.594mm, khối lượng 1.496kg, bắn đạn mảnh, khói, chiếu sáng...; tầm bắn 11.500m (15.100m với đạn phản lực - tích cực M548); góc hướng 360°, góc tầm từ -5° đến +75°, tốc độ bắn 10 phát/phút.


        M106. cối tự hành do Mĩ chế tạo bằng cách lắp cối M30 lên sàn quay khoang chiến đấu của xe thiết giáp M113 và trang bị từ 1962. Có các kiểu MI06 (trên cơ sở M113), M106A1 (M113A1) và M106A2. Dài 4,926m, rộng 2,863m, cao 2,5m, khối lượng chiến đấu 12t (chứa 88-93 viên đạn). Động cơ công suất 158kW (215cv). Vận tốc lớn nhất 67,6km/h. hành trình dự trữ 480km. kip xe 6 người. Cối M30 cỡ 106,7mm, nòng có rãnh xoắn, nạp đạn từ miệng nòng, đạn ổn định trên đường bay bằng quay nhanh quanh trục dọc (do có kết cấu đai dẫn đặc biệt). Bắn nhiều loại đạn (5 loại đạn nổ mảnh, 3 loại đạn khói, 3 loại đạn chiếu sáng, 3 loại đạn hóa học), tầm bắn 5.650-6.800m, cự li bắn gần nhất 770-920m. Tốc độ bắn: phút đầu 18 phát/phút sau đó 9 phát/phút. Có thể tháo ra khỏi xe đặt trên mặt đất để bắn. Vũ khí phụ: súng máy 12,7mm. Đã dùng trong chiến tranh xâm lược VN.



        M107, pháo nòng dài tự hành 175mm kiểu MI07 do hãng PCF Điphensơ Inđaxtry (Mĩ) chế tạo, trang bị cho lục quân Mĩ từ 1962. Khối lượng chiến đấu 28,2t. Dài 11,3m; rộng 3,14m; cao 3,47m. Nòng dài 9,15m. Sơ tốc đạn 914m/s, tầm bắn 32.700m, có máy nâng và nạp đạn bằng thiết bị thủy lực, có thể bắn đạn hạt nhân. Công suất động cơ 298kW (405cv). Tốc độ lớn nhất 55km/h. Hành trình dự trữ 730km. Phần động của pháo có thể tháo rời khỏi xe khi vận chuyển bằng máy bay. Khẩu đội 13 người, trong đó 8 người (kể cả lái xe) được chờ trên một xe vận tải đi kèm kiểu M548. Có trong trang bị của lục quân Mĩ, Anh, CHLB Đức, Hi Lạp, Iran, Italia, Ixraen. Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì... Được đưa vào Nam VN (1968), bị diệt lần đầu tiên trên chiến trường Quảng Trị (1972). Đã được dùng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991). Cg Vua chiến trường (tên gọi do QĐ Sài Gòn đặt).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:00:57 pm »


        M113, xe thiết giáp chở quân do hãng FMC (Mĩ) chế tạo từ 1960. Khối lượng chiến đấu 10,3t, kíp xe 2 người, chờ 11 lính bộ binh. Vỏ bằng hợp kim nhôm dày 12-44mm. Dài 4,863m, rộng 2,686m, cao 2,5m. Động cơ xăng, công suất 154kW (209cv); khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 17°, vượt vách đứng 0,6lm và hào rộng l,68m. Tốc độ lớn nhất 64,4km/h, hành trình dự trữ 320km. bơi bằng xích với vận tốc lớn nhất 5,8km/h. Trang bị súng máy 12,7mm (đạn 2.000 viên). Các mẫu cải tiến cho trong bảng:



M113 và các mẫu cải tiến được dùng làm xe cơ sở cho nhiều loại trang bị KTQS khác như hệ thống phòng không tự hành 20mm M163, các loại cối tự hành 106,7mm M106 (M106A1. M106A2) và 81 mm MI25 (M125A1, M125A2), xe phun lửa MI32 (M132A1), xe tên lửa chống tăng M901, xe yểm trợ hỏa lực M981, xe chỉ huy M577 (M577A1, M577A2)... Các xe thuộc họ M113 và các biến thể của nó có trong biên chế QĐ của trên 50 nước; đã được Mĩ và QĐ Sài Gòn sử dụng nhiều trong chiến tranh VN; đã tham gia trong các cuộc chiến tranh Trung Đông và chiến tranh Vùng Vịnh (1991).



        MA CAO (Áo Môn; A. Macau) khu hành chính đặc biệt của TQ. Nằm ở cửa sông Châu Giang, trên bờ biển phía nam TQ. gồm bán đảo Ma Cao và các đảo phụ cận. Dt 17,3km2; ds 470 nghìn người (2003); 96% là người TQ, 3% người Bồ Đào Nha. Ngôn ngữ chính thức: tiếng TQ. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Trung tâm hành chính: thành phố cảng Ma Cao. Công nghiệp dệt, may mặc, giày, dép, đồ gỗ, thực phẩm, chát dẻo, sứ, giấy. Nơi giao dịch quốc tế về thương mại và tài chính. Du lịch quốc tế. Các sòng bạc. Nguyên thuộc h. Hương Sơn (nay là tp Trung Sơn), t. Quảng Đông. 1557 người Bồ Đào Nha chiếm bán đảo Ma Cao, 1851 và 1864 chiếm thêm các đảo Đãng Tử và Lộ Hoàn. Từ 1850 trở thành đất tô nhượng của Bồ Đào Nha. 1887 chính phủ Bồ Đào Nha gây sức ép buộc nhà Thanh kí “thỏa ước Hội Nghĩa" và “Điều ước Bắc Kinh", nhượng vĩnh viễn quyền quản lí MC cho Bồ Đào Nha. 20.12.1999, theo thỏa thuận 13.4.1987 giữa TQ và Bồ Đào Nha, TQ khôi phục chủ quyền đối với MC, thành lập khu hành chính đặc biệt, duy trì chế độ tự trị về chính trị, kinh tế, xã hội (trừ lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng do chính phủ trung ương thống nhất quản lí) trong thời hạn 50 năm.

        MA THÌ HỒ, đèo ở h. Mường Lay, t. Lai Châu, tây nam tx Lai Châu 31km, trên đường 12 từ biên giới VN - TQ qua Lai Châu, Điện Biên đến Tây Trang (biên giới VN - Lào), dài 31km, từ km 109 đến km 140, độ dốc 10%, quanh co, taluy cao, vực sâu, nhiều đoạn sụt lở. 

        . hệ thống kí hiệu, tín hiệu quy ước dùng để biểu diễn tin tức và truyền tin. Các kí hiệu, tín hiệu thường dùng là các nhóm số, chữ cái, các tổ hợp xung điện, các khoảng nghỉ giữa chúng hoặc dấu hiệu khác tương ứng với nội dung thông tin. Trong QS. M đơn giản nhất là bảng mật ngữ và bảng tín hiệu (xt mật mã).

        MÃ HÓA. quá trình biến đổi thông tin sang dạng mã nhằm bảo đảm tốc độ truyền, tính bí mật và độ chống nhiễu. MH có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy. Quá trình biến đổi ngược lại để chuyển thông tin từ dạng mã về dạng ban đầu phải qua hai bước: giải mã (tìm khóa mã - quy luật thiết lập mã) và dịch mã (phục hồi thông tin).

        MÃ LAI. quần đáo nhiều đảo nhất thế giới (gần 10.000 đảo), ở Thái Bình Dương, giữa lục địa châu Á và Ôxtràylia, tổng dt gần 2.000.000km2. Bao gồm các quần đảo Đại Xôngđơ, Tiêu Xôngđơ, Philippin. Maluca và các nhóm đảo nhỏ khác. Chủ yếu thuộc Indônéxia. Malaixia và Philippin. Địa hình phần lớn là núi, cao tới 4.101m (núi Kinabalu ở đảo Calimantan), hơn 100 núi lửa hoạt động. Khí hậu xích đạo, cận xích đạo. Lượng mưa trung bình 1.000-2.000mm/năm, miền núi tới 5.000mm/năm. Rừng nhiệt đới ẩm thấp, quanh năm xanh tốt. Hệ thống thực vật rất đa dạng. Có các mỏ thiếc rất lớn (ở đảo Banca. Inđônêxia) và các mỏ dầu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:02:22 pm »


        MÃ TẤU, đao to bản, cán ngắn, lưỡi dài và cong, mũi nhọn. Có chiều dài toàn bộ khoảng 60cm. Cán tròn bằng gỗ hoặc thép liền với lưỡi. Được nhân dân VN sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược.

        MÃ THÁM. 1) phương pháp khám phá mật mã, tìm ra khóa mã và lập lại văn bản gốc (bản rõ) từ các văn bản đã được mã hóa nhằm khai thác tin tình báo có độ mật cao; 2) khoa học chuyên nghiên cứu các phương pháp khám phá mật mã và cùng với khoa học mật mã tạo thành bộ môn mật mã học. MT có quan hệ chặt chẽ và vận dụng những thành tựu của nhiều bộ môn khoa học khác như: toán học, tin học, ngôn ngữ học...

        MÃ TRUYỂN TIN. hệ thống các kí hiệu, tín hiệu (hoặc tổ hợp các kí hiệu, tín hiệu riêng) dùng để biến đổi một bức điện (một bản tin) từ ngôn ngữ rõ thành dạng mật theo quy ước, nhằm giữ bí mật nội dung truyền tin. Các quy ước đó có thể là quy ước phổ thông hoặc quy ước bí mật. Việc mã hóa có thể tiến hành bằng thủ công hoặc bằng phương tiện chuyên dùng. Việc nghiên cứu ứng dụng nhiều thành tựu toán học, điện tử học ngôn ngữ học vào MTT, làm cho MTT ngày càng phức tạp, bảo đảm độ mật cao.

        MÃ VIỆN (Ma Yuan; 14tcn-49scn), danh tướng nhà Đông Hán. Người Phù Phong (Thiểm Tây, TQ). Năm 35 thái thú ở Ngỗi Tây, chỉ huy đàn áp người Khương ở Lâm Thao (nay thuộc Cam Túc) và nông dân ở Hoãn Thành (An Huy. TQ). Năm 42 được Quang Vũ Đế phong phục ba tướng quân. Tháng 4.42 đem 20.000 quân và 2.000 xe. thuyền tiến vào Giao Chi. Tại Lãng Bạc (Từ Sơn, Bắc Ninh) và Cấm Khê (Lương Sơn. Hoà Bình), sau những trận chiến đấu ác liệt kéo dài. đến 5.43, MV mới đánh .bại được quân Hai Bà Trưng. Cuối 43 MV đem quân vào Cừu Chân đàn áp dã man số nghĩa quân còn lại tại Thanh Hóa (xt kháng chiến chống Đông Hán. 42-43). Tuy giành được thắng lợi, nhưng đạo quân của MV cũng bị tổn thất gần một nửa. Sau chiến thắng, MV đày 300 thủ lĩnh người Việt sang Linh Lãng (Hồ Nam, TQ), dựng cột đồng xác lập chủ quyền Đông Hán ở Giao Chỉ.

        MÃ YÊN SƠN (núi Yên Ngựa, cổ), núi cao 40m ở xã Mai Sao, Châu Ôn, nay thuộc h. Chi Lăng, t. Lạng Sơn. 20.9.1427 tại MYS nghĩa quân Lam Sơn phục binh chém được tướng Minh là Liễu Thăng.

        MAAG-VN (vt từ A. Military Assistance and Advisory Group in Vietnam - Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mĩ tại VN), tổ chức đặc trách vấn đề viện trợ QS của Mĩ cho Quân đội Sài Gòn. Thành lập 11.1955, thay cho MAAG-Đông Dương (tổ chức đặc trách viện trợ QS của Mĩ cho lực lượng Pháp tham chiến ở Đông Nam Á, thành lập 1950, gồm khoảng 60 nhân viên do một tướng Mĩ chỉ huy). Sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Ham, MAAG-Đông Dương chuyển thành MAAG-VN (1955) và một bộ phận được tách ra thành lập MAAG-Campuchia. Từ 1956 MAAG-VN hoàn toàn thay Pháp xây dựng và huấn luyện QĐ Sài Gòn. 1962 chính phủ Mĩ quyết định thành lập MACV thay thế MAAG-VN.

        MAC CACTƠ (A. Douglas MacArthur; 1880-1964), tướng năm sao Mĩ (1944), người Mĩ hoạt động lâu nhất ở châu Á (1928-30 và 1936-51). Trong CTTG-I là thiếu tướng sư đoàn trưởng (1920). Năm 1930-35 tham mưu trưởng lục quân Mĩ. 1936 cố vấn QS cho chính phủ Philippin. 7.1941 tổng tư lệnh quân Mĩ ở Viễn Đông. Trong CTTG-II chỉ huy quân Đồng minh (gồm lực lượng Mĩ, Anh, Hà Lan) ở Thái Bình Dương, là người ủng hộ Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. 1945 đại diện Mĩ kí hiệp ước đầu hàng của Nhật và làm tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật. 1950-51 chỉ huy quân Mĩ và quân 15 nước chư hầu xâm lược Bắc Triều Tiên; bị cách chức do phản đối kế hoạch hạn chế chiến tranh ở Triều Tiên, không mở rộng chiến tranh sang TQ của Truman. 1964 trước khi chết, MC khuyên Giônxơn không nên dính líu quá sâu vào VN.

        MAC NAMARA (A. Robert Strange McNamara; s. 1916), bộ trường BQP Mĩ (1961-68), người đầu tiên vạch chính sách QS của Mĩ đối với VN (1961-67). Tham gia CTTG-II với cấp trung tá. 1946-61 tham gia rồi làm giám đốc Công ti Pho Motô. Trong những năm làm bộ trường, MN đã sang VN nhiều lần để giám sát và chỉ huy đánh phá VN, có lần bị ám sát hụt (x. Nguyễn Văn Trỗi). 1964 vạch ra kế hoạch Mac Namara, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt. 1967 theo sáng kiến của MN, Mĩ đã xây dựng hệ thống hàng rào chống thâm nhập ở phía nam khu phi QS gồm những cứ điểm, chướng ngại và máy móc điện tử, được gọi là hàng rào điện từ Mac Namara. Là người ủng hộ các chính sách của tổng thống Mĩ, MN đã cùng tổng thống chủ trương leo thang chiến tranh ở VN. MN nhận ra Mĩ không thể thắng VN bằng chiến tranh, đã cho chuẩn bị tài liệu về vai trò của Mĩ ở Đông Dương với tên gọi ‘Tài liệu mật của Lầu Năm Góc” và gửi cho tổng thống bản bị vong lục kiến nghị xuống thang chiến tranh. 1968 Giônxơn cho MN từ chức. Tác giả hồi kí “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” (1995).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:03:28 pm »


        MÁC* (A. Karl Marx: 1818-83), nhà tư tưởng và CM vĩ đại, người sáng lập CNXH khoa học (chủ nghĩa Mác), lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân thế giới. Sinh tại tp Triơ, nước Phổ (Đức). 1835 học đại học luật, sử, triết học tại Bon và Beclin. 1841 tiến sĩ triết học, hoạt động chính trị, làm báo và nghiên cứu triết học. 1847 tham gia Liên minh những người cộng sản, cùng Ăngghen viết ‘Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ” 2.1848. Trong CM tư sản (1848), M tới những vùng trung tâm theo dõi và giúp đỡ phong trào. Sau đó tập trung nghiên cứu kinh tế chính trị học, biên soạn bộ ‘Tư bản” (quyển I xuất bản 1867). Tháng 9.1864 sáng lập Hội liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế I). 1864-76 soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng của Quốc tế thứ nhất, đấu tranh chống các khuynh hướng XHCN phi vô sản của Latxan. Pruđỏng. Bacunin... đưa chủ nghĩa Mác thành hệ tư tưởng CM chủ đạo trong phong trào công nhân quốc tế. Khi Quốc tế thứ nhất giải tán (1876), tích cực lãnh đạo phong trào công nhân các nước, khôi phục lại ĐXHDC Đức, thúc đẩy việc thành lập các đảng công nhân ở Pháp, Anh, Mĩ. Những năm cuối đời, M tập trung viết xong bản thảo quyển II và III bộ ‘Tư bản”, khi M qua đời, Ăngghen đã chỉnh lí và cho xuất bản quyển II (1885), quyển III (1894). Bộ ‘Tư bản” là công trình lí luận chứa đựng những nguyên lí quan trọng của CNCS khoa học, trong đó có học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử là hai phát kiến vĩ đại, chứng minh sự diệt vong tất yếu của CNTB và sự phát triển tất yếu của CNCS. Các tác phẩm nổi tiếng khác: “Gia đình thần thánh” (1844), “Hệ tư tưởng Đức” (1846), “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1849), “Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapac” (1852), “Phê phán chính trị kinh tế” (1859)... Toàn bộ di sản lí luận được in trong “C. Mác và Ph. Ăngghep toàn tập”.



        MÁC**, vũ khí lạnh có lưỡi bằng thép tốt, bản rộng và sắc, đầu nhọn, cán tròn (bằng gỗ, tre), lưỡi và cán có chiều dài tương đương nhau, sát thương đối phương chủ yếu bằng chém hoặc đâm. Chiều dài toàn bộ M trên dưới 1,2m. M được nhân dân  VN sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh chóng xâm lược.

        MẠC ĐĂNG DUNG (1483-1541), vua đầu tiên nhà Mạc (1527-30). Quê cổ Trai, h. Nghi Dương (nay thuộc q. Kiến An. tp Hải Phòng). Hồi nhỏ làm nghề đánh cá. Lớn lên thi đỗ đô lực sĩ, được thăng chức đô chỉ huy sứ, làm quan qua hai triều thời Hậu Lê và lên tới chức thái sư, tước An Hưng Vương. Khi đã nắm toàn bộ quyền bính trong tay, cướp ngôi vua (1527), ở ngôi 3 năm, truyền ngôi cho con, rồi cho cháu, về làm thái thượng hoàng. 1540 vì sợ nhà Minh cho quân sang hỏi tội cướp ngôi vua của nhà Lê. MĐD cùng với cháu Mạc Văn Minh và một số triều thần qua ải Nam Quan, tự trói mình quỳ gối trước phủ tướng quân Minh dâng biểu xin hàng, dâng cho nhà Minh đất các động Ti Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù thuộc trấn Yên Quảng (nay thuộc Quảng Ninh) cùng toàn bộ sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước; sai người mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh (kinh đô nhà Minh) để xin vua Minh tha tội và cho họ Mạc được tiếp tục cai trị đất nước. Nhà Minh đổi nước An Nam thành An Nam đô thống sứ ti thuộc Minh và cho MĐD làm An Nam đô thống sứ.

        MẠC ĐÔN NHƯỢNG (1534-93), danh tướng, đại thần, một trong hai trụ cột của nhà Mạc, tước Ứng Vương, cháu Mạc Đăng Dung. 1546 cùng anh là Mạc Kinh Điển dẹp loạn Mạc Chính Trung tranh ngôi vua với Mạc Phúc Nguyên (còn nhỏ). 1562 được cử làm phụ chính (khi Mạc Mậu Hợp còn nhỏ lên nối ngôi). 1570 cùng Mạc Kinh Điển chỉ huy 10 vạn quân. 700 chiến thuyền đánh bại quân Trịnh Cối ở Hà Trung (Thanh Hóa). Thống lĩnh binh quyền nhà Mạc, tiến đánh quân Trịnh ở Thanh Hóa (1581) và chân núi Tam Điệp (Ninh Bình: 1589). Cả hai lần bị quân Trịnh do Hoàng Đình Ái và Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại, phải rút chạy. Đầu 1593 MĐN lui về ẩn tại An Bác (nay thuộc h. Sơn Động, t. Bắc Giang).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:04:49 pm »


        MẠC THỊ BƯỞI (1927-51), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Quê xã Nam Tân. h. Nam Sách, t. Hài Dương; khi hi sinh là du kích, cán bộ cơ sở. 1946-47 tham gia công tác phụ nữ ở địa phương, sau vào du kích. 1949 địch về đóng ở xã, càn quét, lùng bắt cán bộ. MTB kiên trì bám đất, bám dân hoạt động, giữ vững liên lạc giữa Đảng và quần chúng, giữa chi bộ xã và huyện ủy. Xây dựng 35 cơ sở trong ba thôn, 3 tổ nữ du kích, vận động nhân dân  chống nộp thuế và không đi phu cho địch, đào hầm nuôi giấu cán bộ. phá tề, trừ gian... 11.1950 MTB nhiều lẩn ra vào vị trí địch, làm liên lạc cho bộ đội đánh bốt Thanh Dung. 18.4.1951 bị địch bắt, tra tấn dã man, MTB vẫn kiên cường bất khuất. Không khai thác được gì, địch đưa MTB về giết tại làng. Trước khi chết, MTB hiên ngang vạch mặt kẻ thù. Huân chương: Quân công hạng nhì.



        MACSAN* X. QUẦN ĐẢO MACSAN 

        MACSAN** (A. George Catlett Marshall; 1880-1959), bộ trưởng BQP Mĩ (1950-51). Sinh tại Penxinvania; đại tướng (1944). Năm 1901 tốt nghiệp Trường QS Vơginiơ. Tham gia CTTG-I. Năm 1924-27 phục vụ trong Binh đoàn bộ binh 15 Mĩ đóng tại TQ. 1927-32 phó hiệu trưởng Trường bộ binh. Trước CTTG-II, tham mưu phó lục quân. 1939-45 tham mưu trưởng lục quân. 1945-47 đại diện của tổng thống Mĩ tại TQ, tham gia đàm phán Quốc - Cộng (Quốc dân đảng - ĐCS TQ), ủng hộ chính phủ Quốc dân đảng phát động nội chiến. 1947-49 bộ trường Bộ ngoại giao Mĩ, tác giả của kế hoạch Macsan (khôi phục và phát triển châu Âu sau CTTG-II bằng viện trợ kinh tế của Mĩ). Một trong những người chủ trương chiến tranh lạnh chống LX và các nước XHCN, đề xướng thành lập NATO.

        MACV (vt từ A. Military Assistance Command Vietnam - Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mĩ cho VN), BTL QĐ Mĩ ở miền Nam VN, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động QS của Mĩ ở VN dưới sự điểu khiển của tư lệnh QĐ Mĩ ở Thái Bình Dương. Thành lập 8.2.1962, thay thế MAAG-VN, đảm nhiệm vai trò cố vấn cho QĐ Sài Gòn và trực tiếp chỉ huy đội quân xâm lược Mĩ ở VN gồm: Tập đoàn không quân 7, Lực lượng thủy bộ 3, Cụm lực lượng đặc biệt 5, Lực lượng dã chiến 1 và 2; Quân đoàn 24. lực lượng hỗn hợp thuộc các chương trình bình định và QĐ các nước phụ thuộc Mĩ tham chiến ở VN. Đã có bốn tướng thay nhau chỉ huy MACV: Hakin (2.1962- 6.1964), Oetmoĩen (6.1964-7.1968), Abram (7.1968-6.1972), Uâyen (6.1972-1.1973). Sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, chính phủ Mĩ thành lập DAO thay thế MACV.

        MACXÂY (P. Marseille), thành phố, cảng lớn nhất của Pháp ở gần cửa Sông Rôn bên bờ Địa Trung Hải. Ds khoảng 0,8 triệu người. Lượng vận chuyển hàng trên 100 triệu tấn/năm. Có các ngành công nghiệp hóa dầu, lọc dầu. đóng tàu. Đường ống dẫn dầu sang CHLB Đức. đường tàu điện ngầm. Trường đại học tổng hợp thành lập gần 600 năm tcn.

        MADE (MASER, vt từ A. Microwaye Amplification by Stimulated Emission of Radiation - khuếch đại sóng cực ngắn bằng bức xạ cảm ứng), kĩ thuật tạo bức xạ lượng tử sóng vô tuyến dải sóng centimét (bức xạ M), dựa trên nguyên tắc phát xạ cưỡng bức của các lượng tử (nguyên tử, phân tử, ion...) đã bị kích thích. Bức xạ M có đặc tính kết hợp, đơn sắc, định hướng cao và mật độ năng lượng lớn. Các bộ phận chủ yếu máy phát M (thiết bị tạo bức xạ M): môi trường hoạt tính, buồng cộng hưởng và nguồn kích thích. Theo dạng môi trường hoạt tính, có máy phát M: khí, chất điện môi tinh thể và bán dẫn: theo chế độ phát, có máy phát M: liên tục, xung và xung - điều tần. M được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và kĩ thuật. Trong QS, M được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến điện, thiên văn vô tuyến, định vị vô tuyến... và sử dụng trực tiếp dưới dạng vũ khí vũ trụ. Năm 1955 các nhà khoa học LX: N. G. Baxôp, A. M. Prôkhônôp và các nhà khoa học Mĩ: Taun, D. Godon cùng đồng thời chế tạo thành công M.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:06:13 pm »


        MAĐAGAXCA (Cộng hòa Mađagaxca; Repoblika n’i Madagasikara, p. République de Madagascar, A. Republic of Madagascar), quốc gia trên đảo Madagaxca và một số đảo nhỏ phụ cận ở Ấn Độ Dương, đông nam bờ biển châu Phi. Dt 587.04lkm2; ds 16,979 triệu người (2003); 99% người Mađagaxca. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Malagasi, tiếng Pháp. Tôn giáo: 57% Bái vật giáo, 40% đạo Cơ Đốc... Thủ đỏ: Antananarivo. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống, chủ tịch hội đồng CM tối cao, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: hội nghị nhân dân toàn quốc (quốc hội). Cơ quan hành pháp: chính phủ. Trung tâm và phía đông đảo M là cao nguyên, cao 800- 1.500m; phía đông là vùng thấp, đầm lầy ven biển. Khí hậu nhiệt đới. Nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển. GDP 4,6 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 290 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 19.12.1972. LLVT: lực lượng thường trực 13.500 người (lục quân 12.500, không quân 500, hải quân 500), lực lượng bán vũ trang 8.100 người. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 18 tháng. Trang bị: 12 xe tăng, 73 xe thiết giáp trinh sát, 30 xe thiết giáp chở quân, 29 pháo mặt đất, 70 pháo phòng không, 12 máy bay chiến đấu, 1 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ... Ngân sách quốc phòng 48,9 triệu USD (2002).



        MAĐÔC (A. Maddox), tàu khu trục hạng nhẹ của hải quân Mĩ (số hiệu DD-731), thuộc lớp tàu A. M. Xămnơ. hạ thủy 2.6.1944, trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương. Dài 114.8m, rộng 12,4m, mớn nước 4,8m; lượng choán nước tiêu chuẩn 2.200t (chở đầy 3.320t), tốc độ tối đa 34 hải lí/h (63km/h), công suất máy 44.000kW (60.000cv). Trang bị vũ khí: 6 pháo 127mm, 10 ngư lôi (cỡ 533,4mm), 3 bệ phóng bom chìm. Quân số 274 người (có 14 sĩ quan). Từ 1964 đến 1966 hoạt động ở vùng biển VN để hỗ trợ các tàu sân bay Mĩ và bắn phá bờ biển VN. Bị hải quân VN đánh đuổi trong trận đánh tàu Mađôc (2.8.1964). Ngày 4.8.1964 cùng với tàu TơcnơGioi tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Bấc VN. tạo cớ cho chính quyền Mĩ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964). Năm 1969 bị loại khỏi trang bị. 1972 được bán cho Đài Loan, thay số hiệu là DD-10, lắp thêm pháo 76,2mm và đổi tên là Phàn Dương (Poyang).

        MAĐƠ (A. Marder), xe chiến đấu bộ binh do CHLB Đức chế tạo từ 10.1968. Khối lượng chiến đấu 29,207t. kíp xe 3 người và 6 lính bộ binh. Xe dài 6,79m, rộng 3,24m, cao 2,985m. Động cơđiêzen MTU MB833 Ea-500 4 kì, 6 xi lanh, làm mát bằng nước, công suất 438kW ở 2.000vg/phút. Dung tích hệ thống nhiên liệu 652 lít. hành trình dự trữ 529km. Tốc độ lớn nhất 75km/h. Vượt dốc cao 30°, dốc nghiêng 15°, vách đứng cao l,0m, hào rộng 2,5m; lội nước sâu l,5m. Hệ thống truyền động tự động HSWL 194, có 4 số tiến, 2 số lùi, hệ thống treo trục xoắn. Trang bị: 1 pháo 20mm MK-20 và 1 súng máy song song 7,62mm. 6 ống phóng đạn khói. Góc quay tháp pháo 360°. góc tầm pháo +65/-17°, điều khiển tháp bằng tay và thủy lực. Xe có hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, hệ thống chữa cháy tự động, thiết bị nhìn đêm kiểu ảnh nhiệt. Được cải tiến nhiều lần (các biến thể Mađơ: 1A1, 1A1A1, 1A2...). Có trong trang bị của QĐ Đức, Achentina. Braxin...

        MAGIENLĂNG (TBN. Magellanes), eo biển giữa Nam Mĩ và quần đảo Đất Lửa, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, dài 575km, rộng 2,2-110km, sâu 19-1.180m. Được Magienlăng tìm ra 1520. Phần tây bắc eo biển M hẹp, uốn khúc, sâu, với những vách đá dốc, phần đông bắc rộng và nông. Cảng chính: Punta Arênat (Chi Lè). Hai bờ M thuộc Chi Lê. Theo hiệp ước phòng thủ Tây Bán Cầu 1947, eo biển M trở thành bộ phận của các khu vực cùng bảo đảm an ninh của các nước châu MT.

        MAI HẮC ĐẾ nh MAI THÚC LOAN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 04:07:51 pm »


        MAI NĂNG (Tạ Văn Thiều; s. 1930), Ah LLVTND (1969). Quê xã Ngũ Phúc, h. Kiến Thụy, tp Hải Phòng; nhập ngũ 1950, thiếu tướng, tư lệnh đặc công (1992); khi tuyên dương Ah là đại úy, đội trưởng Đội đặc công nước 1, Đoàn 126; đv ĐCS VN (1950). Trong KCCP. tham gia trận sân bay Cát Bi (7.3.1954). Trong KCCM, tham gia xây dựng đặc công của hải quân, nghiên cứu phát triển cách đánh mới độc đáo, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Chỉ huy Đội đặc công 1 đánh chìm và đánh hỏng 30 tàu địch (3 lần Đội được tuyên dương Ah), tham gia chỉ huy Đoàn đặc công 126 đánh chìm nhiều tàu địch trên tuyến sông Cửa Việt - Đông Hà. 14-28.4.1975 chỉ huy bộ đội đặc công chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba). Chiến công (1 hạng nhất, 1 hạng nhì, 2 hạng ba).

        MAI THÚC LOAN (Mai Hắc Đế; ?-723), Ah dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa chống nhà Đường (TQ). Quê xã Mai Phụ, h. Thạch Hà, t. Hà Tĩnh. 722 được sự hưởng ứng của dân phu, nhân tài và tù trưởng các châu: Ái, Diên, Hoan (nay là Thanh Hóa. Nghệ An). MTL phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường (x. khởi nghĩa Mai Thúc Loan, 722), tự xưng là Mai Hắc Đế: lấy địa thế vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) làm căn cứ, đóng đô ở thành Vạn An. Từ thành Vạn An. MTL tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), quan đô hộ Quang Sở Khách bỏ chạy về TQ, đất nước được giải phóng. Ít lâu sau, trước sức mạnh 10 vạn quân Đường do tướng Dương Tư Húc. Quang Sở Khách chỉ huy, nghĩa quân thất trận. MTL rút quân về đóng giữ ở Núi Vệ (Nam Đàn. Nghệ An), lâm bệnh, mất 723. Hiện còn di tích thành Vạn An, đền thờ MTL ở Núi Vệ và ở thung lũng Hùng Sơn.

        MAI VĂN CƯƠNG (s. 1941), Ah LLVTND (1969). Quê xã Hoằng Đạo, h. Hoằng Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 3.1959, thiếu tướng (1998), phó tư lệnh Quân chủng không quân (1997), phó tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân (từ 1999), đv ĐCS VN (1964); khi tuyên dương Ah là thượng úy, đại đội phó Đại đội 1, Trung đoàn không quân 921, Quân chủng phòng không - không quân. Là phi công lái MiG-21, đã 98 lần cất cánh, 21 lần gặp địch, bắn rơi 8 máy bay Mĩ (7 chiếc rơi tại chỗ); 2 F-4C; 3 F-105, 3 máy bay không người lái; cùng biên đội bắn rơi 2 chiếc khác; người đầu tiên lái MiG-21 ở độ cao thấp dùng tên lửa bắn rơi máy bay không người lái. Trận 8.10.1966. biên đội xuất kích về hướng Hà Hội. số 2 bị 2 F-105 bám theo. MVC lao thẳng vào đội hình địch bắn yểm trợ cho số 2. địch bỏ chạy, MVC bị lạc đội hình, khi phát hiện 1 tốp 4 F-105. MVC bám đuổi bắn rơi tại chỗ 1 chiếc trên vùng trời Tam Đảo. Trận 28.4.1967 biên đội chặn địch ở vùng trời Nghĩa Lộ, MVC yểm hộ số 1 công kích, máy bay dịch lao xuông tránh đạn. MVC dùng kĩ thuật bổ nhào bắn rơi 1 F-105. Trận 7.10.1967. biên đội đánh địch trên vùng trời Sơn Tây. MVC phóng 1 tên lửa diệt 1 F-4, phát hiện số 1 bị 4 F-4 bám đuổi phóng 2 tên lửa. MVC lệnh cho đồng đội cơ động tránh đạn rồi lao vào đội hình địch bắn rơi tại chỗ 1 chiếc. Huân chương: Quân cỏng hạng ba. Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng ba).



        MAI VĂN HIÊN (s. 1923), họa sĩ, trưởng ban hội họa Cục tuyên huấn TCCT. Quê xã Điển Hoà, h. Châu Thành, t. Tiền Giang; tham gia CM 1945, nhập ngũ 1947. đại úy (1965); đv ĐCS VN (1949). Năm 1957-83 ủy viên thường trực BCH Hội nghệ sĩ tạo hình VN. MVH vẽ nhiều tranh về đề tài chiến tranh CM và người lính; minh họa, ưình bày báo “Vệ quốc quân", “Quân đội nhân dân”, Tạp chí ‘Văn nghệ quân đội', vẽ tranh cổ động, phục vụ các chiến dịch Điện Biên Phủ. Đông Bắc, Thượng Lào. Tác phẩm tiêu biểu: “Gặp nhau” (giải nhất triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1954). “Trước giờ ra thao trường” (1956), “Những lời dạy bảo” (giải nhì triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1958), “Bướm dọc đường" (1984), “Hoa doanh trại” (1986), “Du kích Đông Bắc 1949" (giải thưởng triển lãm mĩ thuật đề tài LLVT 1989), .“Sương tan” (1992)... Huân chương: Độc lập hạng ba, Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM