Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:44:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: L  (Đọc 6802 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:45:41 pm »


        LỰC LƯỢNG YỂM HỘ, lực lượng làm nhiệm vụ yểm hộ cho lực lượng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ. LLYH có thể được tổ chức thành tổ, đội, phân đội, binh đội, binh đoàn và liên binh đoàn; có thể thực hiện nhiệm vụ yểm hộ ở trên bộ, trên biển và trên không. Ở trên bộ, LLYH có thể triển khai sát biên giới để sẵn sàng đánh trả quân tiến công xâm nhập bất ngờ qua biên giới, tạo điều kiện có lợi cho việc triển khai và thực hành tác chiến chiến lược của lực lượng chủ yếu (thể đội một) hoặc yểm hộ lực lượng đang hành quân, rút lui, hoặc làm nhiệm vụ khác; ở trên không, LLYH có nhiệm vụ bảo vệ, che chờ (gây nhiễu, chế áp bằng hỏa lực, nghi binh...) cho các lực lượng đột kích; ở trên biển, LLYH làm nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vượt biên, các đội đổ bộ và các tàu làm nhiệm vụ khác. Cg lực lượng yểm trợ.

        LỰC LƯỢNG YỂM TRỢ nh LỰC LƯỢNG YỂM HỘ

        LƯỠI LÊ, vũ khí lạnh bằng thép, mũi nhọn, được lấp vào phía đầu nòng súng (súng trường, tiểu liên), sát thương đối phương bằng đâm khi đánh giáp lá cà. Theo hình dáng, có: LL hình dao nhọn có rãnh hai bên để thoát máu, LL hình múi khế nhọn có 3 hoặc 4 mặt lõm thoát máu. Theo phương thức lắp ráp với súng, có: LL lắp sẵn, giương lên khi sử dụng; LL rời, khi dùng mới lắp. LL xuất hiện từ giữa tk 17, hình dao nhọn, cán lắp vào nòng và không bắn được khi dùng lê. Cuối tk 17 có LL cán hình ống lồng vào nòng súng nên vẫn bắn được.


Một số loại lưỡi lê

        LƯỚI KHỐNG CHẾ QUÂN DỤNG, hệ thống các điềm trắc địa với mật độ và tọa độ ở mức chính xác cần thiết, thiết lập trên cơ sở lưới trắc địa quốc gia và phát triển trên một khu vực địa hình, một chiến trường hay trong phạm vi toàn quốc để phục vụ cho mục đích QS. Là cơ sở cho công tác đo vẽ địa hình, lập mạng khống chế, liên kết các mạng địa phương, đo nối đội hình chiến đấu pháo binh - tên lửa, đo đạc công trình quốc phòng...

        LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA. hệ thống các điểm trắc địa có tọa độ và độ cao được xác định trong một hộ thông nhất bằng các phương pháp đo đạc chính xác. LKCTĐ dùng làm cơ sở để đo vẽ bản đồ địa hình, đo đạc công trình, lập mạng khống chế pháo binh...

        LƯỚI NGỤY TRANG, khí tài ngụy trang chế sẵn dạng lưới, dùng để che giấu các trang thiết bị, công trình QS tránh sự quan sát, phát hiện của đối phương. Được làm từ sợi thực vật hoặc sợi tổng hợp, có đính thêm vật liệu ngụy trang (các mảnh vải sợi hoặc ni lông các màu, cành lá...); cấu tạo theo màu sắc của phông nền hoặc các đặc trưng vật lí cần che giấu: chống quan sát bằng khí tài quang học, rađa, hồng ngoại... Các tấm lưới có thể liên kết dễ dàng với nhau thành kích thước tùy ý và sử dụng được nhiều lần.

        LƯỚI NGỤY TRANG CHỐNG RAĐA, lưới ngụy trang có cấu tạo đặc biệt để che giấu trang thiết bị, mục tiêu QS nhằm giảm khả năng trinh sát bằng rađa của đối phương. Có nhiều loại và kích thước khác nhau, được sản xuất từ sợi tổng hợp, tẩm phủ các loại vật liệu có khả năng hấp thụ và tán xạ sóng rađa. Tác dụng ngụy trang của LNTCR dựa trên việc sử dụng  khả năng phân giải hạn chế của hệ thống rađa và sử dụng tính phản xạ sóng rađa của vật thể, tạo ra trên màn hình hệ thống rađa những dấu hiệu không giống dấu hiệu của vật được ngụy trang.

        LƯỚI Ô VUÔNG BẢN ĐỒ, hệ thống các đường thẳng song song với hai trục tọa độ vuông góc trên bản đồ địa hình. LÔVBĐ được dùng để xác định tọa độ vuông góc các điểm hoặc xác định vị trí các điểm trên bản đồ địa hình theo tọa độ vuông góc của chúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:47:45 pm »


        LƯỚI TRẮC ĐỊA TOÀN CẦU (A. International Geodynamics Service, vt: IGS), lưới khống chế trắc địa cao cấp, gồm các điểm có tọa độ xác định theo một hệ tọa độ thống nhất và phân bố trên phạm vi toàn cầu. Thiết lập từ 1991 theo quyết định của Hiệp hội trắc địa quốc tế (IAG) và được hoàn thiện từng bước nhờ sự phát triển của kĩ thuật định vị vệ tinh, đặc biệt là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Gồm 180 điểm, trong đó có 32 điểm trung tâm (châu Mĩ 9, châu Âu 9, châu Á 3, châu Phi 2, châu Đại Dương 6, Thái Bình Dương 3). Độ chính xác định vị tương đối GPS trong các phạm vi 50, 100 và l.000km đạt giá trị tương ứng 10-6, 10-7 và 10-9.

        LƯƠNG KHÔ, 1) thức ăn được chế biến từ một số loại lương thực, thực phẩm làm chín, khô để dự trữ dài ngày, khi ăn không phải đun nấu. LK có các loại như: khoai sắn khô, ngô rang, gạo rang, gạo đồ, cơm sấy, bánh quy, bánh ép, bánh phở khô, xôi đồ sấy, mì ăn liền... Có loại LK ản được ngay, có loại phải cho vào nước sôi để 5-20ph. LK sử dụng thuận tiện cho LLVT khi hành quân dã ngoại và chiến đấu. LK được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh ở VN và ở một sỏ nước khác; 2) X. bánh ép.

        LƯƠNG LONG (7-181), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa của người Việt chống chính quyền đô hộ Đông Hán (TQ). Người Giao Chi. Đầu năm 178, người Tày, Nùng ở vùng biên giới Việt - Trung nổi dậy chống chính quyền đô hộ, LL đã đứng ra tổ chức lực lượng, kêu gọi nhân dân Giao Chỉ vùng lên khởi nghĩa, được thủ lĩnh và nhân dân các quận Cửu Chân. Nhật Nam, Hợp Phố nhiệt thành hưởng ứng. Quân khởi nghĩa lên tới vài vạn người, đánh chiếm được nhiều nơi. khiến thứ sử Giao Chỉ là Chu Ngung phải đóng cửa thành cố thủ và xin viện binh. 181 nhà Đông Hán phải đưa thêm lực lượng lớn sang đàn áp kết hợp với thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc, cuối cùng cô lập và giết được LL (xt khởi nghĩa Lương Long, 178-81).

        LƯƠNG NGỌC QUYẾN (Lương Lập Nham; 1885-1917), người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Thái Nguyên (30.8.1917- 10.1.1918). Quê xã Nhị Khê, h. Thường Tín, t. Hà Tây. Sớm chịu ảnh hường tư tưởng yêu nước, tiến bộ của cha là Lương Văn Can. 1905 là một trong những thanh niên VN đầu tiên sang Nhật du học theo phong trào Đông Du (1905-09). Năm 1911 tốt nghiệp Trường võ bị Chấn Vũ ở Đông Kinh (Nhật), về TQ học trường QS ở Quảng Đông. 1912 tham gia VN Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập, làm ủy viên QS, nhiều lần về nước hoạt động. 1915 bị cảnh sát Anh ở Hương Cảng (TQ) bắt giao cho Pháp đưa về VN. Bị kết án tù khổ sai chung thân, giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn Tây, Phú Thọ, 7.1916 đày lên Thái Nguyên. LNQ tiếp tục hoạt động tuyên truyền CM, vận động binh lính người Việt, cùng Đội Cấn tập hợp lực lượng, chuẩn bị kế hoạch tiến hành khởi nghĩa. Đêm 30.8.1917 cuộc khởi nghĩa bùng nổ, bị Pháp đàn áp, LNQ hi sinh.

        LƯƠNG NGỌC TRÁC (Nguyễn Quê Ngạch: s. 1928), nhạc sĩ, ủy viên thường vụ BCH Hội nhạc sĩ VN khóa I. Quê xã Phú Thụy, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, đại tá (1983); đv ĐCS VN (1947). Năm 1945-46 tham gia giành chính quyền ở Hà Nội và vào tự vệ. 1951-54 đội trưởng văn công Đại đoàn 308. Năm 1954-88 nhiều lần trưởng đoàn ca múa QĐ. Phó chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội khóa I. Năm 1980-83 hiệu trưởng Trường văn hóa nghệ thuật QĐ. Ca khúc tiêu biểu: “Mơ đời chiến sĩ” (1947), “Ngày về” (1947), “Lô Giang” (1948), “Trường chinh ca” (1948) là một trong những hợp xướng đầu tiên của âm nhạc VN. LNT còn viết nhạc múa: ‘Trên đường kéo pháo” (1958), “Anh du kích và sáu cô gái” (1959), vũ kịch “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” (1960, viết cùng Nguyễn Thành, Huy Thục, Nguyên Nhung). Huy chương vàng chỉ đạo nghệ thuật hội diễn toàn quốc 1985. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhì, Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất...



        LƯƠNG TẤN THỊNH (1946-72), Ah LLVTND (1971). Quê xã Hoà Hiệp Trung, h. Tuy Hòa, t. Phú Yên; nhập ngũ 1963; đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là đại đội trường Đại đội đặc công 202, bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên. Trong KCCM, chiến đấu trên 100 trận, chỉ huy đơn vị đánh 24 trận, diệt và làm bị thương trên 1.000 địch, phá hủy 13 kho đạn, 10 khẩu pháo và 15 xe QS (LTT diệt và làm bị thương 225 địch, phá 1 xe QS). Trận Mò O (7.7.1969), chỉ huy tổ đánh vào khu trung tâm, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt 1 đại đội địch. Trận Núi Thơm (9.3.1970), LTT chỉ huy mũi chủ yếu đánh vào trung tâm, tạo thời cơ cho đơn vị diệt 1 đại đội địch. Trận Xuân Phước (28.8.1970), chỉ huy đơn vị luồn qua 18 lớp rào, thọc sâu vào trung tâm, rồi đánh từ trong ra, diệt 1 đại đội và 3 trung đội địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:50:45 pm »


        LƯƠNG VĂN BIÊNG (s. 1944), Ah LLVTND (1976). Dân tộc Mường, quê xã Nam Tiến, h. Quan Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1967; đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng công binh, Đại đội 19, Trung đoàn 33, Quân khu 7. Năm 1968- 74 tham gia chiến đấu và vận chuyển vũ khí, lương thực, đưa đón bộ đội qua sông ở chiến trường Đông Nam Bộ, chở hàng trăm chuyến đò an toàn trong điều kiện địch đánh phá ác liệt. Tham gia đánh nhiều trận, diệt 165 địch, bắn cháy 2 xe tăng, phá hủy 1 kho đạn. Trận đánh sân bay Tánh Linh (Bình Tuy, 6.1970), dẫn đầu tổ đánh vào sân bay, diệt gần 1 đại đội. phá 1 súng cối, 2 đại liên và 1 kho đạn. tạo điều kiện cho mũi khác tiến công tiêu diệt chi khu QS Tánh Linh. 8.1971 chỉ huy tổ đánh đoàn xe vận tải diệt 2 xe, 30 địch (LVB diệt 17). Tháng 6-8.1974 chỉ huy trung đội đánh 4 trận trên đường 1 và khu vực Bảo Ninh, diệt hơn 100 địch (LVB diệt 21, thu 6 súng). Nhiều lần lấy thân mình che bom đạn cho thương binh. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhì, hạng ba), 9 lần Dũng sĩ.



        LƯƠNG VĂN CAN (Ôn Như; 1854-1927), người tham gia sáng lập và lãnh đạo Đông Kinh nghĩa thục (1907). Quê xã Nhị Khê. h. Thường Tín, t. Hà Tây. 1874 đỗ cử nhân, từ chối làm quan, ra ở phố Hàng Đào (Hà Nội) dạy học. LVC có quan hệ rộng trong giới văn thân tiến bộ. Đầu 1907 cùng một số sĩ phu yêu nước (Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ...) mở trường Đông Kinh nghĩa thục dạy học miễn phí, khởi xướng phong trào Duy Tân ở Hà Nội nhằm tuyên truyền tư tưởng tiến bộ, chống thực dân phong kiến, thu hút hàng nghìn người theo học. 12.1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường và tìm cách bắt giữ những người lãnh đạo. 1913 sau vụ nổ ở Hà Nội (26.4.1913), LVC bị Pháp bắt, kết án 10 năm biệt xứ lưu đày tại Phnôm Pênh (Campuchia). 1924; được trả tự do, về sống tại Hà Nội cho tới khi mất.

        LƯƠNG VĂN MƯỚT (s. 1948), Ah LLVTND (1978). Quê xã Hoàng Động, h. Thủy Nguyên, tp Hải Phòng; nhập ngũ 1965, thiếu tá (1989); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là trung úy, chính trị viên Đại đội đặc công 5 thuộc Đoàn 10, Quân khu 7. Trong KCCM. tham gia chiến đấu nhiều trận (có 16 trận đánh lớn) ở miền Đông Nam Bộ. đánh chìm 9 tàu chiến (7 tàu trọng tải 8.000- 13.000t), phá hủy 3 khẩu pháo, đốt cháy 2 kho xăng ở Nhà Bè... Trận đánh tàu ở cảng Nhà Bè đêm 10.11.1969. LVM cùng một chiến sĩ bơi 6km đưa khối thuốc nổ 150kg vượt qua nhiều chốt và tàu tuần tiễu của địch, đánh chìm một tàu trọng tải l0.000t chở vũ khí. 17.10.1970 đánh cảng QS Cát Lái (sát Sài Gòn), nơi địch bố trí phòng thủ dày đặc, trong 10 ngày cùng tổ đánh chìm 2 tàu có trọng tải l0.000t và 12.000t. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba), 12 lần Dũng sĩ.



        LƯƠNG VĂN NHO (Hai Nhã; 1916-84), phó tư lệnh Quân khu 7 (1976-84). Quê xã Thái Hoà, h. Tân Uyên. t. Bình Dương; nhập ngũ 1946. thiếu tướng (1980); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tỉnh đội trường tỉnh Bà Rịa. Trong KCCM, 1964 chiến đấu ở chiến trường B2, phó chủ nhiệm pháo binh QGPMN. 1966-70 sư đoàn phó Sư đoàn 5, tư lệnh kiêm chính ủy Đặc khu Rừng Sác, chỉ huy trường Quân khu 7 (T7, gồm Biên Hòa, Bà Rịa. Long Khánh và h. Thủ Đức). 1971-72 chỉ huy trưởng C20 (Căn cứ 20), C50 (sáp nhập C20 và C30). Tháng 1.1973 tham mưu phó QGPMN VN. 1976-84 phó tư lênh Quân khu 7. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì)...



        LƯƠNG VĂN TRI (Huy Cận; 1910-41). đội trưởng đầu tiên Đội du kích Bắc Sơn. Dân tộc Tày, quê xã Trấn Ninh, h. Văn Quan, t. Lạng Sơn; tham gia CM 1930; đv ĐCS VN. 1940 ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kì, phụ trách lớp quân chính đầu tiên do Đảng tổ chức ở Bắc Giang. Đầu 1941 được Trung ương Đang và Xứ ủy Bắc Kì cử tham gia xây dựng khu căn cứ CM Bắc Sơn - Võ Nhãi. 2.1941 đội trường Đội du kích Bắc Sơn. 6.1941 tham gia thành lập và là chính tri viên Đội cứu quốc quân 1, chiến đấu chống địch khủng bố, bảo vệ khu căn cứ CM. 8.1941 bị thương trong chiến đấu. Hi sinh 20.9.1941.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:52:51 pm »


        LƯỢNG (cổ), đơn vị tổ chức trên ngũ, dưới tốt. Trong biên chế QĐ TQ thời Tây Chu (1066-770tcn), theo đó cứ 5 người là 1 ngũ, 5 ngũ là 1 L (25 người), 4 L là 1 tốt (100 người), 5 tốt là 1 lữ (500 người), 5 lữ là 1 sư (2.500 người), 5 sư là 1 quân (12.500 người).

        LƯỢNG BẮN ĐÓN, độ chênh phần tử bắn giữa điểm đón và điểm bắn khi bắn ngắm trực tiếp vào mục tiêu chuyển động. Khi bắn mục tiêu chuyên động trên mặt đất và mặt nước, LBĐ được tạo ra bằng phương pháp đưa lượng sửa bắn vào máy ngắm, hay dịch chuyển điểm ngắm đi một khoảng bàng số lần thân mục tiêu với giả thiết mục tiêu chuyển động thẳng đều. Khi bắn mục tiêu chuyển động trên không, LBĐ là một véctơ - gọi là véctơ bắn đón và được tự động tính toán nhờ thiết bị chuyên dụng, căn cứ vào vị trí hiện tại, tham số chuyển động của mục tiêu và các điều kiện bắn. Véctơ bắn đón có điểm gốc trùng với vị trí hiện tại của mục tiêu, điểm mút trùng với điểm đạn và mục tiêu gặp nhau sau khoảng thời gian bay của đạn (gọi là điểm bắn đón).

        LƯỢNG CHOÁN NƯỚC nh LƯỢNG GIÃN NƯỚC của tàu

        LƯỢNG CÒN LẠI SAU CHIẾN ĐẤU. số lượng quy định về phương tiện vật chất phải có ở đơn vị sau khi kết thúc trận chiến đấu. LCLSCĐ được nêu trong chỉ lệnh hậu cần, kĩ thuật đủ để đơn vị có thể sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ngay khi chưa được bổ sung thêm. LCLSCĐ ít nhất cũng phải bằng lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu.

        LƯỢNG DỰ TRỮ CHIẾN DỊCH, số lượng quy định về phương tiện vật chất được tích trữ ở kho của cấp quân khu. quân đoàn, quân chủng, binh chủng để sử dụng vào việc bảo đảm cho bộ đội hoạt động thường xuyên, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. LDTCD được chia ra lượng dự trữ thường xuyên và lượng dự trữ bất khả xâm phạm.

        LƯỢNG DỰ TRỮ CHIẾN LƯỢC, sô lượng quy định về phương tiện vật chất được tích trữ trong kho của BQP hoặc gửi ở kho của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và một phần LDTCL còn để ở kho dự trữ quốc gia. LDTCL dùng để bảo đảm cho LLVT trong hoạt động thường xuyên, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

        LƯỢNG DỰ TRỮ KHẨN CẤP, số lượng quy định về phương tiện vật chất tối thiểu giữ lại đẻ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. LDTKC được quy định riêng (nằm trong lượng dự trữ thường xuyên và lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu), chỉ sử dụng khi có lệnh của tiểu đoàn trưởng hoặc đại đội trường đại đội độc lập.

        LƯỢNG DỰ TRỮ SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, số lượng quy định về vũ khí, đạn dược, trang bị kĩ thuật, vật tư, lương thực, thực phẩm... được cất giữ tại các căn cứ. kho tàng của từng cấp và để trực tiếp tại các binh đoàn, binh đội, phân đội, bảo đảm cho bộ đội có thể bắt đầu các hoạt động tác chiến theo thời gian quy định và hoàn thành nhiệm vụ được giao khi không có nguồn cung cấp thường xuyên. Quy mô LDTSSCĐ và quy cách cất giữ, sử dụng, bổ sung do BQP quy định. Có LDTSSCĐ cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Các trang bị kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, vật tư, lương thực, thực phẩm... thuộc LDTSSCĐ phải được kiểm tra để thay thế kịp thời khi sắp hết thời hạn sử dụng. Trong thời bình, LDTSSCĐ phải bảo đảm nhanh chóng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và bảo đảm thực hiện ngay nhiệm vụ tác chiến được giao.

        LƯỢNG DỰ TRỮ THƯỜNG XUYÊN, số lượng quy định về phương tiện vật chất để bảo đảm nhu cầu hoạt động thường xuyên của đơn vị, sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện từng đơn vị, khả năng khai thác ở từng khu vực mà định số lượng dự trữ từng loại phương tiện vật chất. 

        LƯỢNG GIÃN NƯỚC của tàu, khối lượng (đo bằng tấn) hoặc thể tích (đo bằng mét khối) của phần nước bị tàu chiếm chỗ ở trạng thái nổi không chuyển động. LGN phụ thuộc vào tải trọng của tàu và trọng lượng riêng của nước. Có các LGN: tiêu chuẩn; không tải; chở đầy; lớn nhất (LGN chở đầy cộng thêm lượng dự trữ nhận thêm trên mức quy định cho đến khi đầy hết các két và khoang chứa); bình thường (LGN chở đầy trừ đi 50% lượng dự trữ). Đối với tàu chiến, LGN tiêu chuẩn và LGN chờ đầy thường ghi trong các sách tra cứu về tàu. Đối với tàu hàng thường quan tâm đến LGN không tải và LGN chở đầy. Đối với tàu ngầm còn phân biệt LGN nổi và LGN ngầm (bằng LGN nổi cộng với khối lượng nước đưa vào các két dằn khi lặn). Cg lượng choán nước.

        LƯỢNG GIÃN NƯỚC CHỞ ĐẨY (lượng giãn nước toàn phần, lượng giãn nước toàn tải, lượng giãn nước thiết kế), lượng giãn nước của tàu mang đủ tải trọng thiết kế. Đối với tàu chiến. LGNCĐ bằng lượng giãn nước tiêu chuẩn cộng với lượng dự trữ nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt để bảo đảm bán kính hoạt động lí thuyết ở vận tốc lớn nhất hoặc vận tốc kinh tế. Đối với tàu vận tải, LGNCĐ là lượng giãn nước của tàu ở mớn nước lớn nhất cho phép và chiều cao mạn khô nhỏ nhất cho phép do cơ quan đăng kiểm quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:54:17 pm »


        LƯỢNG GIÃN NƯỚC KHÔNG TẢI (trọng lượng tàu không, lượng giãn nước tối thiểu), lượng giãn nước của tàu với đẩy đủ trang thiết bị nhưng chưa có quân số, đạn dược, vật tư, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu dự trữ, dầu nhờn, nước ngọt trong các hầm chứa cũng như trong máy (đối với tàu chiến), hoặc chưa tính đến đoàn thủy thủ, hàng hóa chuyên chở, nhiên liệu, dầu mỡ, nước uống, nước cho nồi hơi và lượng dự trữ tiêu hao (đối với tàu vận tải).

        LƯỢNG GIÃN NƯỚC NGẦM của tàu ngầm. lượng giãn nước của tàu ngầm khi lặn hoàn toàn dưới nước. Có trị số bằng chính thể tích của thân vỏ kín tàu ngầm, hay thể tích (hoặc khối lượng) lượng nước bị tàu ngầm chiếm chỗ khi ngập hoàn toàn trong nước.

        LƯỢNG GIÃN NƯỚC NỔI của tàu ngầm, lượng giãn nước tính bằng chính thể tích phần dưới nước của thân vỏ kín của tàu ngầm tính đến đường mớn nước thực tế. Toàn bộ phần thể tích kín nước nằm ở phía trên đường mớn nước nổi hoặc thể tích của tất cả các két dần gọi là dự trữ nổi của tàu ngầm. Hiệu giữa LGNN và lượng giãn nước ngầm bằng dự trữ nổi của tàu ngẩm (tính theo phần trãm), có thể dao động từ 15 đến 30%.

        LƯỢNG GIÃN NƯỚC THIẾT KẾ X. LƯỢNG GIÃN NƯỚC CHỜ ĐẦY

        LƯỢNG GIÃN NƯỚC TIÊU CHUẨN (lượng choán nước tiêu chuẩn), lượng giãn nước không tải cộng với phần tăng thêm do chở theo quân số đủ biên chế, với đầy đủ trang thiết bị, vũ khí, đạn dược (đối với tàu chiến), hoặc đủ trọng tải quy định (đối với tàu vận tải); lương thực, thực phẩm, nước uống, nhiên liệu, dầu mỡ trong các hệ thống máy móc đủ để sẵn sàng hoạt động (chưa có lượng dự trữ nhiên liệu, dầu nhòm, nước trong các hầm chứa).

        LƯỢNG NỔ. khối lượng thuốc nổ nhất định kèm theo bộ phận gây nổ hoặc cháy dùng trong đạn dược hoặc công tác nổ. Có hai loại: LN thường và lượng nổ hạt nhân. LN thường gồm: LN đẩy (nhồi trong đạn chiếu sáng, đạn cháy, đạn truyền đơn để đẩy vật nhồi ra mà không phá hủy vỏ, đẩy mìn lên độ cao nhất định trong mìn nhảy...); LN phá vỡ (khối thuốc nổ mạnh nhồi trong vỏ bom, mìn, thủy lôi, đạn pháo,... khi nổ phá vỡ vỏ, tạo ra sóng xung kích và mảnh gây sát thương đối phương); LN phá hủy (dùng để phá các công trình của đối phương, tạo cửa mở qua bãi mìn, hàng rào thép gai). LN thường còn được chia ra theo hình dạng: tập trung (trông giống như khối lập phương hoặc cầu), dài, phẳng, lõm, định hình theo mép viền cấu kiện và theo vị trí đặt: tiếp xúc, không tiếp xúc với đối tượng bị phá.

        LƯỢNG NỔ DÀI, lượng nổ mà chiều dài lớn gấp 5 lần (hoặc hơn) kích thước thiết diện ngang nhỏ nhất. Có: LND lõm thường có hốc lõm hình góc nhọn, góc vuông hoặc bán trụ, dùng để cắt thép, bé tông cốt thép hoặc tạo lỗ có đường viền xác định trong các vật liệu đó; LND phá có thể được tạo thành từ các bánh thuốc nổ chế sẵn hoặc từ thuốc bột, thuốc dẻo gói buộc lại dùng để phá rào, mở đường qua bãi vật cản, đào hào... Uy lực của LND phân bố vuông góc với trục. Trong phá rào, mở cửa mở thường dùng loại LND lkg/m.

        LƯỢNG NỔ HẠT NHÂN, lượng nổ gồm nhiên liệu hạt nhân và cơ cấu gây nổ để thực hiện quá trình nổ giải phóng năng lượng hạt nhân. Theo tính chất của phản ứng hạt nhân, có: LNHN nguyên tử, năng lượng nổ do phản ứng phán chia hạt nhân gây ra; LNHN nhiệt hạch (tên cũ là khinh khí), năng lượng nổ do phản ứng tổng hợp hạt nhân và phản ứng phân chia hạt nhân gây ra. Theo cách thức gây nổ, có LNHN: một pha. hai pha, ba pha. Được sử dụng để chế tạo các loại đạn dược hạt nhân.

        LƯỢNG NỔ HẠT NHÂN BA PHA, lượng nổ hạt nhân tạo ra vụ nổ bằng ba phản ứng liên tiếp: phân chia (pha thứ nhất), tổng hợp (pha thứ hai), phân chia (pha thứ ba). Phản ứng phân chia các hạt nhân nặng (pha thứ nhất) tạo ra nhiệt độ hàng triệu độ K làm tiền đề cho phản ứng tổng hợp các hạt nhân nhẹ (pha thứ hai) tạo ra một lượng lớn nơtrôn có năng lượng cao, phản ứng phân chia của các hạt nhân uran 238 (pha thứ ba) ở lớp vỏ ngoài của bom hạt nhân, xảy ra sau khi hấp thụ các nơtrôn dược sinh ra ở pha thứ nhất và thứ hai. làm tăng mức độ nhiễm xạ cả về không gian và thời gian. 1961 LX đã nổ thử loại này với công suất lớn tới 57 Mt.

        LƯỢNG NỔ HẠT NHÂN HAI PHA, lượng nổ hạt nhân tạo ra vụ nổ bằng hai phản ứng liên tiếp: phản ứng phân chia các hạt nhân nặng (pha thứ nhất), tạo ra nhiệt độ hàng triệu độ K (K°), làm tiền đề cho pha tiếp theo và phản ứng tổng hợp các hạt nhân nhẹ (pha thứ hai). Năng lượng của pha thứ nhất tác đòng vào khối nhiên liêu (thường là lithi-6 đêtơri dưới dạng rắn ở nhiệt độ thường) tạo ra các hạt nhân nhẹ đêtơri và triti rồi tổng hợp lại thành hạt nhân hêli nặng hơn sinh ra một năng lượng gấp hàng nghìn lần năng lượng của vụ nổ do lượng nổ hạt nhân một pha gây ra. Các vũ khí dùng loại LNHNHP thường được xếp vào loại vũ khí chiến lược như tên lửa đường đạn, bom khinh khí (bom nhiệt hạch hay còn gọi là bom H). Bom khinh khí đầu tiên do Mĩ thử 1951.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:55:30 pm »


        LƯỢNG NỔ HẠT NHÂN MỘT PHA, lượng nổ hạt nhân dùng để tạo ra vụ nổ theo phản ứng phân chia hạt nhân. Nhiên liệu hạt nhân (vd: uran 235 hay plutôni 239) được chia thành hai hay nhiều phần có khối lượng dưới khối lượng tới hạn. phía sau đặt các lượng nổ thông thường. Khi thuốc nổ thường nổ, những phần nhiên liệu hạt nhân bị đẩy gộp thành một khối, có khối lượng trên hạn, nổ hạt nhân xảy ra tức thời. Dùng trong đạn pháo, tên lửa không đối không, mìn... Một dạng khác của LNHNMP là lượng nổ hạt nhân loại ép, trong đó nhiên liệu hạt nhân có dạng cầu, khối lượng dưới hạn và được bọc bời lớp vỏ phản xạ nơtrôn, lớp ngoài cùng là thuốc nổ thường. Khi lớp ngoài nổ, tạo áp suất nén làm tăng mật độ khối nhiên liệu hạt nhân, đưa khối lượng nhiên liệu hạt nhân vượt ngưỡng tới hạn, tạo nổ hạt nhân tức thời. Dùng trong đạn dược hạt nhân công suất lớn. Hai quả bom hạt nhân (“Little Boy”, dùng uran 235; “Fat Man”, dùng plutôni 239) của Mĩ thả xuông Hirôsima và Nagaxaki ngày 6 và 9.8.1945 đều dùng loại LNHNMP.

        LƯỢNG NỔ TẬP TRUNG, lượng nổ có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao tương đương nhau. Chủ yếu là dạng hình lập phương, hình cầu hoặc chiều dài nhỏ hơn 5 lần kích thước thiết diện ngang nhỏ nhất (nếu là hình dạng khác). Có: LNTT phá và LNTT lõm. LNTT phá dùng để tiến hành các công tác nổ (phá rào, mở đường qua các bãi vật cản...). LNTT lõm là lượng nổ có hốc lõm hình nón, parabôn hoặc bán cầu, lót phễu kim loại hoạt động dựa trên hiệu ứng nổ lõm. Sản phẩm nổ có hướng, mật độ năng lượng cao, để tạo lỗ trong chướng ngại vật. Được ứng dụng để chế tạo lựu đạn chống tăng, lựu phóng, đạn pháo và tên lửa chống tăng...

        LƯỢNG SỬA, giá trị đặc trưng cho sự thay đổi đặc tính chuyển động hoặc các phần từ của đường đạn, tương ứng với độ lệch của các tham số xác định so với điều kiện bắn chuẩn và lấy dấu ngược lại. Có: LS tầm và hướng, LS khí tượng, LS điều kiện đường đạn, LS riêng của pháo, LS kết quả bắn thử, bắn hiệu lực... Xác định LS sẽ góp phần nâng cao độ chính xác bắn.

        LƯỢNG TIÊU THỤ. số lượng quy định về phương tiện vật chất mà các đơn vị (lực lượng) được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến và các nhiệm vụ khác. LTT có thể được thể hiện bằng cơ số, đơn vị thể tích, đơn vị khối lượng và các chỉ số khác... LTT trong tác chiến phụ thuộc chủ yếu vào loại tác chiến, các dạng và cường độ hoạt động chiến đấu; quy mô tác chiến; tình hình địa hình, khí tượng - thủy văn; tiêu chuẩn định mức cho từng đối tượng và khả năng bảo đảm của cấp trên, của đơn vị. Chiến tranh càng hiện đại LTT càng nhiều cả về khối lượng và chủng loại.

        LƯU BÁ THỪA (Liu Bocheng; 1892-1986), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quán giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Khai, t. Tứ Xuyên (TQ); đv ĐCS TQ (1926). Năm 1912 học Trường QS Trùng Khánh. 1923 tham gia quân Tứ Xuyên chống Viên Thế Khải. 1927 tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Nam Xương, tham mưu trưởng Đoàn tham mưu. ủy ban tiền địch ĐCS TQ; ủy viên Quân ủy trung ương ĐCS TQ, bí thư Cục Trường Giang. 1932 hiệu trường kiêm chính ủy Trường Hồng quân công nông TQ; tổng tham mưu trường Hồng quân, chỉ huy chống “vây quét” lần 4. Năm 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh, tư lệnh Đội phái đi trước (tiên trạm). Trong chiến tranh chống Nhật, sư đoàn trưởng, chỉ huy nhiều chiến dịch trong đó có Bách Đoàn. Trong chiến tranh giải phóng, tư lệnh: Dã chiến quân 2, Quân khu Trung Nguyên, Quân khu Tấn - Kí - Lổ - Dự. 1947 cùng Đặng Tiểu Bình dẫn quân đánh vào Trung Nguyên, mở đầu cuộc phân công chiến lược của QGP nhân dân TQ; chỉ huy chiến dịch: Hoài Hải, Tây Nam, giải phóng 4 tỉnh (Vân Nam, Quý Châu. Tứ Xuyên, Tây Khang). 1949 viện trưởng kiêm chính ủy Học viện QS; phó chủ tịch: Hội đồng quốc phòng, ủy ban QSCM nhân dân. Quân ủy trung ương (1966). ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII-XI. ủy viên BCT khóa VIII-XI; phó chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội khóa II-V. Tác phẩm chính: “Tuyển tập quân sự Lưu Bá Thừa”, “Chiến thuật hiệp đồng”.

        LƯU NGHIỆM, biện pháp lưu giữ người, động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm, các vật dụng, hàng hóa, lương thực, thực phẩm... nghi bị ô nhiễm cũng như thức ăn đã chế biến, sử dụng (dưới hình thức lấy mẫu) trong những khoảng thời gian nhất định để kiểm tra. theo dõi tình trạng bệnh hoặc mức độ ô nhiễm, nhằm phát hiện chính xác nguồn bệnh dịch và tác nhân gây bệnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:56:49 pm »


        LƯU NHÂN CHÚ (Lê Nhân Chú; 7-1433), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. Quê Thuận Thượng (nay là xã Văn Yên. h. Đại Từ, t. Thái Nguyên). Tham dự hội thề Lũng Nhai (1416), rồi cùng cha theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. được mang họ vua. 1424 tham gia chỉ huy đánh trận Khả Lưu, Bồ Ải (Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An), giải phóng Nghệ An.. 1425 chỉ huy 200 quân tinh nhuệ đánh chiếm thành Tây Đô (Thanh Hóa), giết 500 địch. 1427 tham gia chỉ huy 10.000 quân và 5 thớt voi, mai phục ở Chi Lăng (Lạng Sơn) đánh bại đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 1427). Được phong nhập nội kiểm hiệu, bình chương quân quốc trọng sự. 1433 bị giết oan. 1484 được Lê Thánh Tông minh oan, truy tặng thái phó, tước Vinh Quốc Công.

        LƯU THIẾU KÌ (Liu Shaoqi; 1898-1969), chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1959-67), phó chủ tịch BCHTƯ ĐCS TQ (1956), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Ninh Hương, t. Hồ Nam (TQ); đv ĐCS TQ (1921). Năm 1921 học Trường đại học Phương Đông, Maxcơva (LX). 1922-27 hoạt động trong phong trào công nhân; phó chủ tịch Tổng công hội toàn quốc Trung Hoa. Tham gia lãnh đạo các cuộc bãi công lớn của công nhân mỏ An Nguyên (t. Giang Tây) và phong trào công nhân Ngũ Tạp, Vũ Hán... 5.1927 ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ (khóa V), công tác bí mật trong vùng Quốc dân đảng kiểm soát. 1.1931 ủy viên dự khuyết BCT (khóa VI). 1934- 36 tham gia Vạn lí trường chinh, đại biểu của BCHTƯ ĐCS TQ ở Quân đoàn 8 và Quân đoàn 5 Hồng quân công nông Trung Quốc; chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 3. Trong chiến tranh chống Nhật, bí thư Trung ương cục: Phương Bắc, Trung Nguyên, Hoa Trung; lãnh đạo chiến tranh du kích ở vùng địch hậu Hoa Bắc, Hoa Trung. 1941 chính ủy Tân tứ quân. 1943-47 bí thư Ban bí thư trung ương ĐCS TQ, ủy viên BCT (khóa VII), phó chủ tịch Quân ủy trung ương. 1949 phó chủ tịch Chính phủ nhân dân trung ương. 1954-56 chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội; ủy viên thường vụ BCT. Trong “đại cách mạng văn hóa”, bị bức hại. 12.11.1969, ốm mất tại Khai hồng (t. Hà Nam). 1980 Hội nghị toàn thể BCHTƯ ĐCS TQ lần thứ 5 (khóa XI) đã ra quyết nghị phục hồi danh dự cho LTK. Tác phẩm chính “Tuyển tập Lưu Thiếu Kì”.

        LƯU THỦ X. TỔNG BINH SỨ .

        LƯU TRỮ HỌC QUÂN SỰ, chuyên ngành khoa học nghiên cứu cơ sở lí luận, phương pháp và những vấn đề thực tiễn của công tác lưu trữ QS; bộ phận của lưu trữ học. Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lí luận, pháp lí và phương pháp thực hiện các khâu nghiệp vụ để tổ chức khoa học trong lưu trữ quốc phòng, bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu QS lưu trữ. LTHQS có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành khác của khoa học lịch sử QS, như: sử liệu học QS. văn kiện học QS...

        LƯU VIẾT THOẢNG (s. 1926), Ah LLVTND (1956). Quê xã Cảnh Thụy, h. Yên Dũng, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1949, đại tá (1988); đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó đại đội thuộc Đoàn 151, Cục công binh. 1949-54 tham gia nhiều chiến dịch. Khi chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phú (1954), phụ trách tổ tháo bom, LVT tự tìm hiểu tháo một số loại bom mới. Trong thời gian ngắn cùng tổ tháo 18 quả, lấy 3.525kg thuốc nổ cung cấp cho đơn vị phá đá mở đường. 4.1954 phụ trách tổ đào đường hầm vào cứ điểm đồi AI. Trong 15 ngày đêm cùng đồng đội vượt mọi khó thăn, kiên trì dũng cảm đào 43m đường hầm (cửa hầm chỉ cách địch hơn 10m) để đưa l.000kg thuốc nổ vào; 21 giờ 5.5.1954 khối thuốc nổ làm rung chuyển đồi AI (đánh sập các ụ súng phòng ngự vòng ngoài, một lô cốt phụ và nửa lô cốt chính), cứ điểm bị tê liệt, tạo thuận lợi cho bộ đội xung phong diệt địch, làm chủ cứ điểm. Huân chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:58:43 pm »


        LƯU VĨNH PHÚC (Uyên Đình; 1837-1916), tướng chỉ huy quân Cờ Đen trong khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851- 64) và chống Pháp ở VN (1867-84). Người động Cổ Sâm, ti Phòng Thành, t. Quảng Tây (TQ). 1857 tham gia khởi nghĩa nông dân ở Quảng Tây, dùng cờ đen làm cờ hiệu nên có biệt hiệu “Hắc Kì tướng quân” (tướng Cờ Đen). 1867 quân Thanh tập trung đánh xuống Quảng Tây, không chống cự nổi, LVP đã đem quân chạy sang VN. Được triều đình Huế thu nạp, giao cho việc dẹp phỉ, trị an vùng biên giới phía bắc và đánh quân Pháp, quân Cờ Trắng, quân Cờ Vàng ở Bắc Kì. Trong các trận giao tranh với quân Pháp ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) đã giết 2 sĩ quan Pháp là Gacniê (1873) và Hăngri Rivie (1883). LVP được triều Nguyễn phong: phó lãnh binh (1873), tam tuyên đề đốc, hàm chánh nhị phẩm (1883). Sau hiệp ước Thiên Tân (1885), về nước làm tổng binh Nam Áo (3.1886), tổng binh Kệ Thạch (1887). Năm 1894 sang Đài Loan làm bang biện quân vụ, lo việc phòng thủ. 1897 từ chức về quê. Khi khởi nghĩa Vũ Xương (10.10.1911) thắng lợi, được cử làm tổng trưởng Dân đoàn Quảng Đỏng. 1912 từ chức về quê.

        LỰU ĐẠN, vũ khí ném tay, được trang bị để đánh gần diệt sinh lực và phương tiện QS. Có: LĐ chống bộ binh (LĐ mảnh), LĐ chống tăng, LĐ đặc biệt (cháy, khói, hóa học, hơi cay...); được chế tạo sẵn hoặc tự tạo. LĐ chống bộ binh gồm: thân (vỏ), thuốc nổ, ngòi nổ (loại chạm nổ - nổ tức thì khi chạm mục tiêu, loại nổ chậm - nổ sau khi ném một khoảng thời gian, thường 3-5s) và cơ cấu an toàn. Khối lượng 0,3- 0,7kg, bán kính sát thương từ vài mét đến vài chục mét, số lượng mảnh khi nổ tới vài nghìn; để tảng số mảnh sát thương, vỏ LĐ được khía rãnh sẵn. Theo hình dáng cấu tạo, có: LĐ chày, LĐ mỏ vịt, LĐ cầu...; theo đặc tính sử dụng, có: LĐ tiến công (khối lượng và bán kính văng mảnh nhỏ), LĐ phòng ngự (khối lượng và bán kính văng mảnh lớn hơn). Xuất hiện từ tk 16. Trong KCCP và KCCM, VN chế tạo và sử dụng LĐ chày, LĐ cầu, LĐ mỏ vịt và các LĐ tự tạo, diệt nhiều sinh lực đối phương (xt thủ pháo).



        LỰU ĐẠN CHỐNG TĂNG, lựu đạn có sức công phá lớn, dùng để tiêu diệt xe tăng thiết giáp và các mục tiêu kiên cố khác. Có hai loại: nổ phá, kết hợp sử dụng các sản phẩm nổ và sóng xung kích để phá hủy các bộ phận tương đối yếu của xe; nổ lõm (loại chủ yếu) sử dụng hiệu ứng nổ lõm để xuyên thủng vỏ giáp hoặc các kết cấu công sự kiên cố. LĐCT nổ lõm có các bộ phận chính: thân (vỏ), lượng nổ lõm, phễu kim loại, bộ phận gây nổ (thường dùng ngòi chạm nổ), tay cầm và bộ phận đuôi ổn định (thường là dải băng băng vải đặt trong tay cầm, được trải ra khi ném) để tăng khả năng trúng đích. Khối lượng toàn bộ khoảng lkg, khả năng xuyên giáp thẳng góc đến 200mm, có thể xuyên phá công sự bê tỏng, cốt thép dày 500mm.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:59:49 pm »

       
        LỰU ĐẠN KHÓI, khí tài tạo khói ngụy trang gọn nhẹ trang bị cho bộ binh. Hình dạng và kích thước giống lựu đạn thường, bên trong thường chứa chất tạo khói antranxen (C14H10)) và kali clorat (KClO3) hoặc các chất tạo khói clo hóa gồm bột kẽm và clorua cacbon ba (C2Cl6). vỏ bằng kim loại mỏng, vừa tạo màn khói, vừa có tác dụng sát thương bằng mảnh văng hoặc bằng cactông, chỉ chứa chất tạo khói mà không sát thương bằng mảnh. Thường dùng tạo màn khói ngụy trang khi bộ binh xung phong. Thời gian xả khói khoảng l-l,5ph, chiều dài màn khói khoảng 30m khi tốc độ gió 3-4m/s.

        LỰU PHÓNG, đạn được bắn từ súng phóng lựu hoặc lắp vào đầu nòng súng trường, tiểu liên, và phóng đi bằng loại đạn riêng nhằm sát thương sinh lực, phá hủy trang bị QS ở cự li gần. LP được phân loại theo: công dụng (chống bộ binh, chống tăng, cháy, khói, hóa học, tín hiệu, chiếu sáng...), cách nạp đạn (nạp liền, nạp rời), cỡ (đúng cỡ, trên cỡ), ngòi nổ (chạm nổ, hẹn giờ, nhảy nổ.„), cách ổn định đường bay (tự quay, có cánh đuôi) và theo các dấu hiệu khác. LP thường có cỡ 30-112mm. khối lượng 0,2-5kg, độ xuyên thép tới 400mm, tầm bắn từ vài chục tới vài trăm mét hoặc lớn hơn (loại có động cơ phản lực). LP chống bộ binh sát thương sinh lực bằng mảnh văng khi nổ hoặc các viên bi (gồm các loại đạn: nổ mảnh, mảnh - phá, mảnh - lõm, ria...). Để tăng tác dụng mảnh còn dùng loại có nhiều lớp vỏ được khía sẵn mảnh hoặc loại nhảy nổ (khi chạm đất ngòi làm việc, đẩy quả đạn lên độ cao l-l,5m mới nổ văng mảnh). LP chống tăng diệt mục tiêu bọc thép bằng hiệu ứng nổ lõm, chúng cũng có thể xuyên bê tông, gạch và các chướng ngại khác. LP chống tăng phóng từ súng trường, tiểu liên còn gọi là đạn AT, có cỡ 40-75mm, khối lượng 0,2-0,8kg, tầm phóng dưới 500m, độ xuyên thép 50-300mm. LP chống tăng bắn từ súng phóng lựu thường gồm: thân, lượng nổ lõm, phễu kim loại, chóp gió, ngòi đáy, bộ phận ổn định và liều phóng. Một số loại có động cơ phản lực để tăng tầm bắn. Trong KCCP và KCCM, VN đã chế tạo và sử dụng nhiều loại LP như: AT, đạn B-40, B-41, M-79.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:00:11 pm »

     
HẾT L
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM