Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: L  (Đọc 6804 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:11:30 am »


        LIÊN LẠC CÔNG VỤ, liên lạc dành riêng cho các đơn vị thông tin để điều hành việc triển khai, khai thác, thu hồi tổng trạm, đài (trạm) thông tin nhằm giải quyết các vấn đề nghiệp vụ đảm bảo cho thông tin luôn thông suốt. LLCV thường được tiến hành trên kênh (đường dây) riêng, có thể thực hiện trên kênh (đường dây) chung, nhưng ưu tiên bảo đảm liên lạc cho nhiệm vụ chính.

        LIÊN LẠC ĐIỆP BÁO, bí mật chuyển giao tin tức, tài liệu, trang bị tình báo và giữ mối liên hệ về tổ chức giữa cơ quan chỉ đạo với các thành viên trong lực lượng hoạt động nhằm giải quyết các nhiệm vụ điệp báo.

        LIÊN LẠC ĐƠN CÔNG, phương pháp tổ chức liên lạc phát và thu tin được tiến hành lần lượt trên một kênh thông tin. Việc thay đổi đối tượng liên lạc hoặc chuyển từ thu sang phát chỉ có thể thực hiện sau khi đối tượng liên lạc đã kết thúc việc phát: hình thức của phương pháp liên lạc hai chiều. LLĐC được áp dụng rộng rãi ở các cấp trong QĐ, chủ yếu trên phương tiện thông tin vô tuyến điện.

        LIÊN LẠC ĐƠN XEN NGẮT. liên lạc cho phép đối tượng đang thu tin khi cần có thể phát ngắt đài bạn. để hỏi hoặc yêu cầu phát lại: một hình thức của liên lạc hai chiều. LLĐXN được thực hiện trên phương tiện thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện và thông tin tín hiệu. LLĐXN đảm bảo hiệu suất cao, nhưng đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và phải bố trí hai tần số thu, phát khác nhau khi liên lạc vô tuyến điện.

        LIÊN LẠC HAI CHIỂU, phương pháp tổ chức liên lạc vô tuyến điện giữa hai bèn đều phát và thu tin bằng hình thức liên lạc song công, đơn công và đơn xen ngắt. LLHC được vận dụng rộng rãi ở các cấp trong QĐ. So với liên lạc một chiều, LLHC đảm bảo kịp thời, chính xác, nhưng tính bí mật không cao do địch dễ phát hiện tổ chức liên lạc.

        LIÊN LẠC HƯỚNG, phương pháp tổ chức liên lạc giữa hai đối tượng (giữa hai SCH, hai người, hai cơ quan chỉ huy...) trên một đường truyền tin. LLH có thể tổ chức bằng phương tiện thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, vận động (quân bưu). Đôi với thông tin vô tuyến điện. Cg liên lạc tay đôi.

        LIÊN LẠC HƯỚNG VÔ TUYÊN ĐIỆN nh LIÊN LẠC TAY ĐÔI VÔ TUYẾN ĐIỆN

        LIÊN LẠC MẠNG VÔ TUYẾN ĐIỆN, phương pháp tổ chức liên lạc giữa ba đài vô tuyến điện trở lên trên một hoặc hai tần số thu, phát khác nhau. Có LLMVTĐ: chỉ huy, hiệp đồng, thông báo, báo động... Đài trường mạng có thể liên lạc đồng thời với tất cả các đài trong mạng hoặc lần lượt với từng đài theo thứ tự ưu tiên và các đài trong mạng có thể liên lạc ngang với nhau khi được sự đồng ý của đài trưởng mạng. LLMVTĐ tiết kiệm được lực lượng thông tin, nhưng dễ lộ bí mật vì thời gian thiết lập liên lạc và làm việc lâu.

        LIÊN LẠC MỘT CHIỀU, phương pháp tổ chức liên lạc trong đó một bên chỉ phát, một bên chỉ thu. LLMC thường dùng để phát các mệnh lệnh, chỉ thị, báo cáo...; được quy định trước như: thông báo báo động, lệnh nổ súng, yêu cầu chi viện hỏa lực, chỉ huy các mũi luồn sâu, toán (tổ) trinh sát và tín hiệu cấp cứu (SOS) khi gặp nạn,... bằng phương tiện vô tuyến điện, thông tin tín hiệu. So với liên lạc hai chiều, LLMC bảo đảm bí mật. nhanh (không cần thủ tục bất liên lạc), nhưng độ tin cậy không cao, vì không báo nhận kịp thời.

        LIÊN LẠC SONG CÔNG, phương pháp tổ chức liên lạc phát và thu tin được tiến hành đồng thời trên một kênh thông tin; một hình thức của liên lạc hai chiều. LLSC thực hiện chủ yếu trên phương tiện thông tin vô tuyến điện. Khi tổ chức LLSC phải chọn tần số thu, phát thích hợp để không gây nhiễu lẫn nhau.

        LIÊN LẠC TAY ĐÔI nh LIÊN LẠC HƯỚNG

        LIÊN LẠC TAY ĐÔI VÔ TUYÊN ĐIỆN, phương pháp tổ chức liên lạc giữa hai đài vô tuyến điện trên một hoặc hai tần số thu, phát khác nhau. Có LLTĐVTĐ một hướng (chuyên hướng) và nhiều hướng. Liên lạc một hướng: sử dụng hai đài chuyên trách liên lạc liên tục hoặc định giờ với nhau. Liên lạc nhiều hướng: sử dụng một đài liên lạc với nhiều đài theo định giờ. So với liên lạc mạng vô tuyến điện, khi tổ chức LLTĐVTĐ phải đảm bảo nhanh, vững chắc và cơ động, bí mật. nhưng cần nhiều nhân viên và khí tài. Cg liên lạc hướng vô tuyến điện.

        LIÊN LẠC VƯỢT CẤP VÔ TUYẾN ĐIỆN, phương pháp tổ chức liên lạc vô tuyến điện giữa người (cơ quan) chỉ huy cấp trên với người (cơ quan) chỉ huy cấp dưới cách một hay nhiều cấp, để trực tiếp chỉ huy đơn vị khi làm nhiệm vụ đặc biệt. Có hai hình thức LLVCVTĐ là lâm thời và thường xuyên. Liên lạc lâm thời: khi đài cấp trên phát tín hiệu liên lạc vượt cấp vào mạng hoặc tay đôi, các đài trong mạng, tay đôi của cấp dưới phải ưu tiên đài vượt cấp làm việc. Liên lạc thường xuyên: đài của cấp trên liên lạc với đài cấp dưới theo thời gian quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:16:20 am »


        LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU, liên kết giữa các lực lượng (quốc gia, dân tộc, tập đoàn chính trị - xã hội) nhằm phối hợp hành động đấu tranh vũ trang vì những mục đích nhất định. Theo mục đích chính trị, có LMCĐ: chính nghĩa, tiến bộ hoặc phi nghĩa, phản động; theo hình thức và thời gian, có LMCĐ: lâu dài hoặc tạm thời. Trong nhiều thập kỉ qua, trên thế giới đã xuất hiện những LMCĐ tiến bộ, chính nghĩa như liên minh chống chủ nghĩa phát xít (1940-45), liên minh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương (1945-75); đồng thời cũng xuất hiện  LMCĐ giữa CNĐQ với các thế lực phản động nhằm tiến hành xâm lược vũ trang hoặc diễn biến hòa bình, bạo loạn, lật đổ chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc hoặc những quốc gia không chịu khuất phục và lệ thuộc.

        LIÊN MINH QUÂN SỰ, liên kết hoạt động QS giữa hai hoặc nhiều nước (hay tập đoàn chính trị) trên cơ sở thống nhất về mục đích và lợi ích. LMQS có thể tổ chức ra khối quân sự hoặc chỉ lập thành đơn vị chiến đấu chung (quân đoàn châu Âu của Pháp. Đức. Tây Ban Nha...). Tùy thuộc vào mục đích chính trị, LMQS có thể là tiến bộ hay phản động, tự vệ hay xâm lược.

        LIÊN MINH TÂY ÂU (A. Western European Union, vt: WEU), tổ chức hợp tác khu vực Tây Âu. Gồm 7 nước (Anh, Pháp, CHLB Đức, Bỉ. Luyxembua, Italia, Hà Lan). Thành lập 6.5.1955 trên cơ sở hiệp ước Brucxen (1948). Trụ sở: Luân Đón. Về tổ chức có: Hội đồng liên minh (cơ quan hoạch định các chính sách gồm các bộ trưởng ngoại giao, đại sứ các nước thành viên ở Anh và thứ trưởng ngoại giao Anh, do tổng thư kí điều hành): Ban thư kí (gồm: tổng thư kí, phó tổng thư ký trợ lí tổng thư kí, cố vấn pháp luật); Đại hội đồng (cơ quan quyết định chính sách phòng thủ và các vấn đề có liên quan đến liên minh và các thành viên, đề xuất ý kiến lên hội đồng liên minh, quốc hội, chính phủ các nước và các tổ chức thế giới, gồm các đại biểu từ các nước thành viên tham gia Đại hội đồng tư vấn của Hội đồng châu Âu). Ngoài ra còn có các cơ quan giúp việc: cơ quan kiểm soát vũ khí trang bị; ủy ban thường trực về vũ khí trang bị; ủy ban về các vấn đề phòng thủ  và vũ khí trang bị; ủy ban về các vấn đề chung; ủy ban về các vấn đề ngân sách và hành chính; ủy ban về nguyên tắc các thủ tục và đặc quyền. LMTÂ đã tạo ra cơ sở cho việc “phòng thủ tập thể” giữa các nước thành viên.

        LIÊN TOÁN NHÂN DÂN TỰ VỆ CHIẾN ĐẤU, phân đội chiến đấu của lực lượng nhân dân tự vệ ở khóm, ấp của chính quyền Sài Gòn. Ra đời theo luật số 003/68 ngày 19.6.1968. Mỗi LTNDTVCĐ thường gồm 3 toán, quân số 35-44 người (có cả nữ đoàn viên), thuộc biên chế của đoàn, hoặc độc lập; trang bị một số vũ khí thông thường. Liên toán trường do đoàn viên nhân dân tự vệ bầu. LTNDTVCĐ đặt dưới quyền chỉ huy, sử dụng, yểm trợ và huấn luyện của ban chỉ huy phân chi khu.

        LIÊN XÔ (Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô viết,  CCCP, A. Union of Soviet Socialist Republics, Soviet Union, USSR), quốc gia liên bang tồn tại 1922-91 trên đại bộ phận lãnh thổ đế chế Nga cũ. Thủ đô: Maxcơva. Khi thành lập (31.12.1922) gồm 4 nước Cộng hòa XHCN xô viết: Liên bang Nga, Bêlôrutxia (Bêlarut), Ucraina và Liên bang Dacapcadia. Sau khi các nước cộng hòa tự trị Udơbêkixtan, Tuôcmênia (Tuôcménixtan) (1925), Tatgikixtan (1929), Cadắcxtan, Kiêcghidia (Cưrơgưxtan), Mônđavia (Môndôva) (1936) chuyến thành cộng hòa xô viết liên bang; Liên bang Dacapcadia giải thể thành các nước cộng hòa xô viết liên bang Adecbaigian, Acménia và Grudia (1936); các nước Latvia, Litva và Extônia gia nhập liên bang (1940), LX gồm 15 nước CHLB, trong đó có 20 nước cộng hòa, 8 tỉnh và 10 khu tự trị. Dt 22.400.000km2 (chiếm 1/6 diện tích lục địa Trái Đất); ds (1990): 291 triệu người: gồm trên 100 dân tộc và bộ tộc, trong đó 52% người Nga, 16% Ucraina, 32% người các dân tộc khác. Ngoài ngôn ngữ chính thức chung là tiếng Nga, các nước CHLB và cộng hòa tự trị đều có quyền sử dụng ngôn ngữ riêng. Cơ quan quyền lực cao nhất: Xô viết tối cao LX gồm hai viện: Viện liên bang và Viện dân tộc. Cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất: Hội đồng bộ trường LX. Mỗi nước CHLB và cộng hòa tự trị đều có hiến pháp, xô viết tối cao và chính phủ riêng. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS LX. nhân dân LX đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là trong chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941- 45), góp phần quan trọng vào việc đánh bại chủ nghĩa phát xít. giải phóng nhiều nước ở châu Âu, châu Á, hình thành hệ thống các nước XHCN sau CTTG-II, tích cực ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nước đi dầu trong nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Trong công cuộc xây dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc và thống nhất đất nước, nhân dân VN thường xuyên nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của nhà nước và nhân dân LX. Những biến động kinh tế - xã hội cuối thập kỉ 1980 đã dẫn đến việc nhiều nước cộng hòa thuộc LX tuyên bố độc lập. 18.12.1991 tại Minxcơ (thủ đô Bélarut), ba nước Nga, Bêlarut và Ucraina và kí hiệp ước thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). 21.12.1991 tại Anmatư (Anma-Ata, thủ đô Cadăcxtan), các nước Adecbaigian, Acmênia, Bêlarut, Cadăcxtan, Tuôcmênixtan, Udơbêkixtan, và Ucraina kí tuyên bố chung công nhặn các nguyên tắc của hiệp định thành lập SNG, chính thức chấm dứt sự tồn tại của LX.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 06:42:06 pm »


        LIỆT SĨ, 1) người hi sinh vẻ vang vì sự nghiệp cao cả của nhà nước, cộng đồng... nói chung; 2) người hi sinh (hoặc chết do vết thương cũ tái phát) vì làm nhiệm vụ CM, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Danh hiệu LS do cấp có thẩm quyền của nhà nước xác định theo tiêu chuẩn quy định tại nghị định 980TTg 27.7.1956 của thủ tướng chính phủ, hướng dẫn 274NC ngày 7.4.1970 của Phủ thủ tướng, quyết định 110CP ngày 13.4.1977 193CP ngày 2.8.1978 và 301CP ngày 20.9.1980 của Hội đồng chính phủ. Gia đình LS được chính phủ tặng bằng Tô quốc ghi công, được hưởng quyền lợi theo chế độ, chính sách quy định.

        LIỀU ĐỘC, đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng sát thương của chất độc quân sự và hóa chất độc tính cao đối với người và động vật. LĐ phụ thuộc vào độc tính của chất độc và cách xâm nhập vào cơ thể. Khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp. LĐ được xác định bằng tích số giữa nồng độ chất độc trong không khí với thời gian hít thở và kí hiệu là Ct (đơn vị do là mg.ph/1). Khi bị nhiễm độc qua da hoặc đường tiêu hóa. LĐ là lượng chất độc xâm nhập vào cơ thể tính bình quân cho một kilôgam trọng lượng cơ thể và kí hiệu là D (đơn vị đo là mg/kg). Trị số của LĐ càng nhỏ thì độc tính của chất độc càng mạnh. Có 4 mức LĐ đối với người: LĐ tử vong, LĐ mất sức chiến đấu, LĐ ngưỡng, LĐ cho phép. LĐ tử vong là lượng chất độc gây chết người với xác suất nhất định, khi xâm nhập vào cơ thể, kí hiệu là LCt và LD. Có LĐ tử vong tuyệt đối (gây chết 100%), kí hiệu là LCtl00 và LD100 hoặc LĐ tử vong trung bình (gây chết 50%), kí hiệu là LQ50 và LD50. LĐ mất sức chiến đấu là lượng chất độc gây sát thương 50% (tạm thời mất sức chiến đấu), kí hiệu là IQ50 và ID50; thường được dùng đẽ đánh giá hiệu quả của vũ khí hóa học. LĐ ngưỡng (hay LĐ tối thiêu) là lượng chất độc bắt đầu có tác dụng sát thương với cơ thể, kí hiệu là PCt và PD: thường sử dụng LĐ ngưỡng trung bình PQ50 và PD50 (gây sát thương 50%). LĐ cho phép là lượng chất độc không gây nên tổn thương nào cho cơ thể, cả khi không sử dụng khí tài đề phòng.

        LIÊU LƯỢNG BỨC XẠ, đại lượng đặc trưng cho tác dụng ion hóa của một loại bức xạ với môi trường nào đó. Được xác định chủ yếu bằng liều lượng kế. LLBX được phân ra: liều lượng chiếu xạ được tính bằng độ ion hóa của bức xạ tia rơnghen và tia gamma trong không khí, đơn vị đo theo hệ SI là C/kg. ngoài hệ SI là rơnghen R (1R = 2,58.10'4C/kg); liều lượng hấp thụ là năng lượng của bất kì một loại bức xạ được hấp thụ bởi một đơn vị khối lượng của mới trường nào đó, đơn vị đo theo hệ SI là grây Gy (lGy = lJ/kg), ngoài hệ SI là rad (lrad = 10'2J/kg); liều lượng tương đương là số đo tác động sinh học của bức xạ lên cơ thể sinh vật, đặc trưng cho mức độ nguy hiểm của bức xạ. đơn vị đo là Gy hoặc sivơ (Sv) (lSv =lGy=100rad); liều lượng hiệu dụng là số đo tác dụng sinh học của bức xạ lên từng bộ phận cơ thể. đơn vị đo là grây (Gy) hoặc sivơ (Sv); liều lượng giới hạn (hay liều cho phép) là liều lượng tương đương mà trong giới hạn của nó, bức xạ tác động một cách hệ thống, trong thời gian không hạn chế vẫn không gây ra cho cơ thể những thay đổi bệnh lí nào.

        LIỄU THĂNG (Liu Sheng; 7-1427), tướng nhà Minh (TQ), người chỉ huy cánh quân chủ yếu gồm 100.000 người và 20.000 ngựa cứu nguy cho Vương Thông bị vây hãm ở thành Đông Quan. Trước khi xuất quân được vua Minh phong làm chinh lỗ tướng quân, tước thái tử tổng quản An Viễn Hầu. Cậy quân đông, tướng nhiều, LT chủ quan, coi thường nghĩa quân Lam Sơn. Sau khi vượt qua dễ dàng ải Pha Lũy (Mục Nam Quan), Ải Lưu (bắc Chi Lăng), 10.10.1427 dẫn đầu đội quân tiên phong gồm 10.000 lính kị, bộ đuổi theo quân Lê Lưu tới Chi Lăng, bị mai phục (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.Ỉ0-3.11.1427), LT bị giết tại núi Mã Yên, đội quân tiên phong bị tiêu diệt. Chiến thắng ở Chi Lăng tạo thời cơ cho nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân viện, buộc Vương Thông phải đầu hàng.

        LINCÔN (A. Abraham Lincoln; 1809-65), tổng thống Mĩ thứ 16 (1861-65), người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước Mĩ. một trong những người sáng lập ĐCH Mĩ (1856). Sinh tại hạt Hađin (nay là Lanơ). bang Kentơcki. 1834-46 làm việc trong cơ quan lập pháp. 1846 nghị sĩ quốc hội. Đã đọc nhiều bài diễn văn hùng Biện chống lại chế độ nô lệ. 1856 thù lĩnh ĐCH tại Ilinoi. 1861 các chủ nô miền Nam nước Mĩ phát động cuộc nội chiến, L đã lãnh đạo chính phủ và QĐ vừa chiến đấu, vừa thực hiện một số cải cách dân chủ. tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ ở tất cả các vùng do chính phù kiểm soát, giành thắng lợi trong chiến tranh, cứu đất nước khỏi tan rã (x. nội chiến ở Mĩ, 1861-65). Bị ám sát chết (15.4.1865). Được đánh giá là một trong những tổng thống vĩ đại của nước Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 06:43:28 pm »


        LÍNH CƠ (cổ), lính thuộc lực lượng chính quy của quân đội Nguyễn, dưới quyền quản lí trực tiếp của quan tỉnh (trấn), huyện (phủ, châu). Có trong bộ binh, tượng binh, thủy binh, pháo binh. Được tuyển chủ yếu ở Đàng Ngoài, một số ở Đàng Trong; tổ chức thành cơ, liên cơ, doanh (nhiều liên cơ), đóng tại các tỉnh (trấn). LC bị giải thể sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược VN (1884); được thành lập lại ở Bắc Kì theo nghị định của toàn quyển Đông Dương với quân số ấn định 4.000 người (1891), do quan lại VN ở địa phương sử dụng dưới sự giám sát của công sứ Pháp. Đến 1895 giảm còn 2.600 người. Từ 1911 quy định: tỉnh 30, huyện (phủ, châu) 10, để sai phái và bảo vệ; từ 1915 thuộc Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương. LC là lực lượng bổ sung cho QĐ thuộc địa. Sau CM tháng Tám 1945, LC không còn tồn tại.

        LÍNH ĐÁNH THUÊ, lính chuyên nghiệp người nước ngoài, được tuyển mộ, trả lương (và quyền lợi khác) theo hợp đồng để phục vụ trong đội quân đánh thuê hay QĐ nước khác. Xuất hiện từ chế độ chiếm hữu nô lệ và tồn tại trong QĐ của nhiều nhà nước phong kiến, tư bản. LĐT được Pháp sử dụng trong chiến tranh xâm lược và chiếm đóng VN (1858-1954) (xt đội quân lê dương).

        LÍNH HẦU nh LÍNH LỆ

        LÍNH KHỐ ĐỎ. lính người VN, phục vụ trong QĐ thuộc địa trước 1945, do thực dân Pháp tuyển mộ và chỉ huy để đàn áp phong trào yêu nước, CM ở VN và đưa đi chiến đấu ở Pháp, ở các nước thuộc địa của Pháp và một số nước khác (đến 2.1916 đã có trên 50.000 LKĐ bị đưa sang chiến trường châu Âu). Tổ chức thành đơn vị cấp đại đội (1858), tiểu đoàn (1862), trung đoàn (1879) và được coi là lực lượng chính quy theo luật tổ chức QĐ thuộc địa (7.7.1900); trang phục có đai vải màu đỏ, bản rộng khoảng 20cm, bao quanh bụng, bên trong thắt lưng da. Nhiều LKĐ yêu nước đã tham gia các hoạt động chống thực dân Pháp (xt quản đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương).

        LÍNH KHỐ VÀNG (cổ), lính thuộc lực lượng thân binh của quân đội Nguyễn, quấn xà cạp màu vàng, chuyên canh gác cấm thành và bảo vệ, phục dịch nhà vua. Gồm các loại: thị vệ (lính bảo vệ nhà vua và cấm thành), cẩm y thị vệ (lính chầu hầu và nghi lễ), loan giá vệ (lính khiêng kiệu) và vũ lãm. Có khoảng 2.000 người (trước 1945). LKV bị Nhật chuyển một phần (cùng lính khố xanh) thành bảo an binh sau khi đảo chính Pháp (9.3.1945). Tan rã hoàn toàn trong tháng Tám 1945.

        LÍNH KHỐ XANH, lính thuộc lực lượng vệ binh bản xứ ở Đông Dương và Quảng Châu Loan (TQ), do thực dân Pháp tổ chức, chỉ huy để đàn áp phong trào yêu nước, CM; duy trì trật tự trị an; canh giữ công sở của Pháp, các tuyến giao thông, trại giam; áp tải phạm nhân, hàng hóa; ở VN, xuất hiện từ cuối tk 19; trang phục có xà cạp và tấm vải che bụng màu xanh. Chính thức thành lập theo sắc lệnh tổ chức Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương do tổng thống Pháp kí 30.6.1915. Thống đốc (ở Nam Kì), thống sứ (ở Bắc Kì) và khâm sứ (ở Trung Kì) chỉ huy và quy định số quân cho từng tỉnh. LKX được coi là quân địa phương, đóng đồn ở tinh được tuyển mộ như lính chính quy và có thể bị đưa đi chiến đấu ở tỉnh khác hoặc chuyển sang lực lượng chính quy (xt lính khố đỏ) của QĐ thuộc địa khi cần thiết. Ở Nam Kì gọi là lính thủ bộ hay dân vệ. Ở VN (1931), có trên 10.000 LKX Sau đảo chính 9.3.1945, Nhật giữ nguyên tổ chức LKX. gọi là bảo an binh và trao quyền chỉ huy cho chính phủ Trần Trọng Kim. Nhiều LKX yêu nước đã tham gia các hoạt động chống thực dân Pháp.

        LÍNH LỆ (cổ), lính chuyên phục dịch quan lại thời phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945), do triều đình quy định theo hệ thống  bộ máy hành chính (tỉnh, trấn, phủ, huyện, châu...) và cho một số chức quan từ triều đình trung ương đến địa phương. Vd: đời vua Tự Đức, 1864 quy định số LL cho quan cấp tỉnh: tổng đốc 30; tuần phủ 20; để đốc 20; bố chính lữ, án sát 10; chánh lãnh binh 5...

        LÍNH MŨ NỒI XANH nh LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT MĨ

        LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ nh HẢI QUÂN ĐÁNH BỘ
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 06:46:06 pm »


        LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ MĨ, quân chủng của QĐ Mĩ có chức năng làm lực lượng xung kích đổ bộ đường biên vào lãnh thổ đối phương trong các hoạt động can thiệp hoặc chiến tranh xâm lược. Có từ 1775. Lúc đầu gồm 2 tiểu đoàn, làm lực lượng đổ bộ cho hạm đội và lần đầu tham gia cuộc viễn chinh xâm lược nước Bahama (1776). Đến 11.7.1798 LTĐBM được thành lập với tư cách là một quân chủng. Trong tk 19, LTĐBM đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh: chống Pháp trên biển (1798-1801), chống Anh (1812), Xeminon I (1836-37) và Xeminon II (1840-42), Mêhicô (1846-48), Tây Ban Nha (1898)... Từ 1898 LTĐBM phát triển mạnh và mở rộng phạm vi hoạt động. Từ 1921 bắt đầu phát triển khả năng tác chiến đổ bộ hiện đại kết hợp với hải quân mà trong CTTG-n họ đã áp dụng khi đánh chiếm các đảo, quần đảo ở Thái Bình Dương và đổ bộ lên Nhật. Đến 1945 LTĐBM có 6 sư đoàn, 4 liên đội không quân và các đơn vị yểm trợ; quân số lúc cao nhất trong CTTG-II là 485.113 người, trong đó 98% dùng để tác chiến ở nước ngoài. Do vị trí đặc biệt, LTĐBM là quân chủng duy nhất được đạo luật an ninh quốc gia (ban hành 1947, bổ sung 1952) xác định cơ cấu lực lượng cơ bản, theo đó số quân thường trục không quá 400.000 người, nhưng không quy định mức tối thiểu. Trong chiến tranh xâm lược VN, LTĐBM có mặt từ đầu cho tới khi kết thúc (30.4.1975). Lữ đoàn viễn chinh 9 là đơn vị LTĐBM đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng (7.3.1965). Ngày 6.5.1965 SCH Lực lượng viễn chinh 3 đến thay thế SCH Lữ đoàn viễn chinh 9 và đổi thành Lực lượng thủy bộ 3. Sau chiến tranh VN, LTĐBM còn tham gia nhiều cuộc viễn chinh ở Libăng, Grenada, Panama, chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Irắc (3.2003). LTĐBM đang củng cố và tăng cường khả năng tác chiến để phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mĩ trong giai đoạn mới.

        LÍNH VỆ (cổ), lính thuộc lực lượng chính quy của quân đội Nguyễn, dưới quyển quản lí trực tiếp của triều đình. Có trong bộ binh, tượng binh, thủy binh, pháo binh và kị binh. Được tuyên ở Đàng Trong; thường tổ chức thành vệ, doanh và đóng tại kinh dô (Huế). Còn dùng để gọi lính thuộc lực lượng chính quy ở Đàng Trong. LV tan rã từ 1885 thời Đồng Khánh, chỉ còn lại một số thân binh (lính hầu cận vua).

        LITVA (Cộng hòa Litva; Lietuya, Lietuyos Respublika; A. Republic of Lithuania), quốc gia thuộc vùng Pribantich ở Bắc Âu; bắc giáp Latvia, đông và đông nam giáp Bêlarut, nam và tây nam giáp Nga, Ba Lan. Dt 65.300km2; ds 3,59 triệu người (2003); 80% người Litva, 20% người Nga, Ba Lan... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Litva. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Vinniut. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình tương đối bằng phẳng, đông và tây là gò đồi. Rừng chiếm 25% diện tích. Có khoáng 3.000 hồ. Nước công nghiệp. Các ngành chế tạo máy, năng lượng, hóa dầu, điện tử, đóng tàu... phát triển. GDP 11,992 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.440 USD. Thành viên LHQ (17.9.1991), Liên minh châu Âu (EU, 2004), NATO (4.2004). Lập quan hệ ngoại giao với VN 18.3.1998. LLVT: lực lượng thường trực 13.510 người (lục quân 8.100, hải quân 650, không quân 1.000, lực lượng biên phòng 3.760), lực lượng dự bị 309.200. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời gian phục vụ 12 tháng. Trang bị: 97 xe thiết giáp chở quân, 62 pháo mặt đất, 56 súng cối, 2 tàu khu trục, 3 tàu tuần tiễu, 2 tàu quét mìn, 33 máy bay vận tải QS, 13 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 230 triệu USD (2002).



        LOẠI NGŨ, buộc phải rời khỏi QĐ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm ki luật nghiêm trọng; hình thức xử phạt theo Điều lệnh quản lí bộ đội của QĐND VN. Người bị LN không được hường các quyền lợi như xuất ngũ.

        LOẠI TÁC CHIẾN. tác chiến được phân chia theo những đặc trung nhất định. Cố hai LTC cơ bản là tiến công (dạng đặc biệt là phản công) và phòng ngự, tiến công (phản công) là quyết định, phòng ngự là rất quan trọng (x. tiến công, phòng ngự).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 06:47:37 pm »


        LOẠN AN - SỬ (755-63), cuộc phiến loạn do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh gây ra chống lại triều Đường (TQ). Cuối đời Đường Huyên Tông (712-56), triều chính đổ nát, các tiết độ sứ được trao quyền rộng, làm chủ các địa phương. An Lộc Sơn kiêm chức tiết độ sứ ba vùng: Bình Lư (nay là Triều Dương, Liêu Ninh), Phạm Dương (nay là Bắc Kinh), Hà Đông (nay là tây nam Thái Nguyên) âm mưu chiếm ngôi vua. Tháng 11.755 An Lộc Sơn đem 150.000 quân đánh chiếm hai kinh đô Lạc Dương và Trường An. Cuộc chiến giữa hai bên kéo dài 8 năm trên khắp địa bàn bắc và nam TQ. Nhiều trận đánh lớn như Đồng Quan, Tuy Dương, Hương Tích Tự, Thái Quân Miếu, làm tổn thất của mỗi bên tới hàng chục vạn người. Sau do mâu thuẫn nội bộ làm suy yếu phe phiến loạn: An Khánh Tự giết bố là An Lộc Sơn (757), Sử Tư Minh giết An Khánh Tự (759), Sử Triều Nghĩa giết bố là Sử Tư Minh (761). Năm 762 triều Đường được sự giúp đỡ của viện binh Hồi Hột (Hung Nô) lấy lại kinh đô Lạc Dương. 763 Sử Triều Nghĩa tự sát. LA-S chấm dứt, nhưng lực lượng phe phiến loạn vẫn duy trì, tệ phiên trấn cát cứ vẫn tồn tại làm nhà Đường suy yếu dần.

        LOẠN GIẶC LÙN NĂM NHÂM THÌN nh KHÁNG CHIẾN CHỐNG NHẬT CỦA TRIỀU TIÊN (1592-98)

        LOẠN KIÊU BINH (1782-86), nổi loạn của lực lượng ưu binh ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội) đời Lê Trung Hưng (vua Lê chúa Trịnh). Từ nửa cuối tk 18, chế độ phong kiến VN ở Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng do việc tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình, làm rối loạn kỉ cương xã hội. 1782 khi Trịnh Sâm chết, con trưởng là Trịnh Khải dựa vào ưu binh giết quận công Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán (con cung phi Đặng Thị Huệ, được Trịnh Sâm lập thế tử), chiếm ngôi chúa. Từ đó lực lượng ưu binh cậy công làm loạn, coi thường cả vua chúa bằng những hành động đập phá nhà cửa, cướp phá tài sản của nhân dân và nhiều đại quan họ hàng chúa Trịnh, thậm chí còn bao vây phủ chúa... (vì thế người đương thời gọi là LKB). Trước tình hình đó, chính quyền họ Trịnh định kế hoạch hợp quân bốn trấn về dẹp loạn, nhưng không nổi, khiến ưu binh càng hoành hành dữ đội, làm tăng thêm sự mục nát, suy yếu của chế độ phong kiến Đàng Ngoài. 7.1786 quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Bắc lật đổ họ Trịnh, chấm dứt LKB.

        LON NON (A. Lon Nol; 1913-85), người cầm đầu cuộc đảo chính QS lật đổ quốc vương Xihanuc và chế độ quân chủ ở Campuchia (18.3.1970). Đã học tại hệ thống trường thuộc địa Pháp. 1935-54 giữ nhiều chức vụ quan trọng trong QĐ và chính quyền thuộc Pháp, dưới sự đỡ đầu của Xihanuc. 10.1966 thủ tướng chính phủ Vương quốc Campuchia, chủ trương thân Mĩ, chống chính sách trung lập. 7.1969 lập nội các mới, làm thủ tướng kiểm bộ trưởng BQP, liên kết với lực lượng Khơme tự do và lực lượng cực hữu từ Thái Lan trở về, xây dựng cơ sở chính trị trong hệ thống chính quyền trung ương và LLVT hoàng gia. 18.3.1970 được sự hỗ trợ của Mĩ, làm đảo chính QS, lật đổ Xihanuc và chế độ quân chủ ở Campuchia, thành lập Cộng hòa Khơme. Trong thời gian cầm quyền, đã ban hành hiến pháp (1972), kích động tâm lí dân tộc cực đoan, chống cộng sản, lệ thuộc Mĩ. 3.1973 giải tán quốc hội, tự phong tổng thống, kiêm thủ tướng và tổng tư lệnh QĐ. 18.3.1975 trước sức tiến công của lực lượng Khơme Đỏ, bỏ chạy sang Haoai (Mĩ). 

        LONG AN, tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long; bắc giáp Campuchia, đường biên giới 142km, cửa khẩu Mộc Hóa, đông và đông bắc giáp Tây Ninh và tp Hồ Chí Minh, tây và tây nam giáp Đổng Tháp, Tiền Giang. Dt 4.491.87km2: ds 1,39 triệu người (2003); đa số là người Kinh, một phần người Khơme. Thành lập 10.1956 do sáp nhập hai tinh Chợ Lớn và Tân An. 2.1976 sáp nhập t. LA cũ với t. Kiến Tường thành t. LA mới. Tổ chức hành chính: 13 huyện, 1 thị xã; tinh lị: tx Tân An. Địa hình bàng phảng, nằm trong lưu vực của hai sông Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây; phía bắc có một số gò đồi, tây nam là vùng trũng Đồng Tháp Mười. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hệ thống sông ngòi dày đặc; các sông lớn: Vàm cỏ Đông, Vàm Cỏ Tày và sông Sài Gòn. Tỉnh nông nghiệp; sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 1,743 triệu tấn (lúa 1,738 triệu tấn); thủy sản 25.539t, khai thác gỗ 70 nghìn m3. Công nghiệp: dệt may xuất khẩu, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đạt 3.998 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1 và các tỉnh lộ: 6, 29, 31, 49, 50; theo các tuyến đường sông Vàm cỏ và hệ thống kênh rạch. Là căn cứ của nghĩa quân Trương Định, Thủ Khoa Huân. Các chiến thắng: Vườn Thơm (1946), Mộc Hóa (1948), Đức Lập, Gò Hòn (1960), Kinh Bùi (1962)... 11.1978, LLVTND Long An được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 06:49:12 pm »


        LONG BIÊN, huyện thời bắc thuộc. Thành lập từ thời Tây Hán. Địa bàn thuộc vùng đồng bằng và trung du đông bắc Bắc Bộ ngày nay, phạm vi có nhiều thay đổi qua các thời kì. Từ thời Đông Hán đến Nam Triều là trị sở Giao Châu và Giao Chi. Huyện trị ở khu vực tx Bắc Ninh ngày nay.

        LONG BÌNH, căn cứ hậu cần tổng hợp lớn nhất của ỌĐ Mĩ ở Nam VN, đông bắc Sài Gòn 30km, cạnh xa lộ Biên Hoà. Xây dựng 1965-70, tổng dt khoảng 24km2. Gồm hệ thống nhà kho lớn chứa bom đạn, xăng dầu, chất nổ và nhiều phương tiện vật tư khác. Còn là trạm tiếp nhận và thay quân của Mĩ ở Nam VN. Do khoảng 2.000 quân Mĩ bảo vệ và quân lí, được phòng thủ đặc biệt kiên cố. Bị QGPMN VN đánh nhiều lần. Từ 1.1972 Mĩ đã bàn giao lại cho QĐ Sài Gòn. QGPMN VN đánh chiếm 29.4.1975.

        LONG CHÂU, quần đảo ở Vịnh Bắc Bộ, thuộc Hải Phòng, đông nam tp Hài Phòng 48km, gồm 27 đảo nhỏ là núi đá tai mèo. Đảo lớn nhất là LC, dt 0,35km2; có ngọn đèn biển cao 120m. dẫn đường cho tàu ra vào cảng Hải Phòng. Trong KCCM không quân Mĩ đánh phá 258 lần. Đơn vị Ah lao động XHCN (1974), 4 huân chương Chiến công.

        LONG CHÂU HÀ. tỉnh cũ ở Nam Bộ trong KCCP và KCCM. Thành lập 10.1950 với tên gọi Long Châu Hậu do sáp nhập một phần các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và t. Hà Tiên. 10.1951 đổi thành LCH, tồn tại đến 1954. Thành lập lại 5.1974.

        LONG CHÂU HẬU x. LONG CHÂU HÀ

        LONG CHÂU SA, tỉnh cũ ở Nam Bộ trong KCCP. Thành lập 6.1951 do sáp nhập một phần các tỉnh Long Xuyên. Châu Đốc và t. Sa Đéc.

        LONG CHÂU TlỀN, tỉnh cũ ở Nam Bộ trong KCCM. Thành lập 5.1974, gồm các huyện An Phú, Tân Châu. Phú Tân, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông thuộc các tỉnh Long Xuyèn. Châu Đốc. Tồn tại đến 2.1976.

        LONG XUYÊN, tỉnh cũ ở tây Nam Bộ, nay thuộc địa phận t. An Giang. Thành lập 1899 trên cơ sở tiểu khu Long Xuyên của t. An Giang. Trong KCCP, sáp nhập một phần với Châu Đốc và Hà Tiên thành t. Long Cháu Hà, một phần với Châu Đốc và Sa Đéc thành Long Châu Sa. Trong KCCM, sáp nhập với một phần Châu Đốc thành t. Long Châu Tiền.

        LÒNG TÀU, đoạn sông ở h. Cần Giờ, đông nam tp Hồ Chí Minh. Dài 35km, rộng 300-600m, sâu 9-29m; chảy qua vùng Rừng Sác, nối sông Nhà Bè ở phía tây bắc với sông Ngã Bày ở phía đông nam. Là một đoạn đường thủy từ cảng Sài Gòn ra biển qua cửa Cần Giờ; đường vận chuyển tiếp tế quan trọng của quân viễn chinh Pháp và Mĩ trong thời kì chiến tranh xâm lược VN (1945-75). Tại đây, nhiều tàu Pháp và Mĩ bị đánh chìm, bắn cháy.

        LÓT Ổ, giấu sẵn lực lượng ở gần hoặc trong khu vực mục tiêu để đánh bất ngờ, tiêu diệt địch. Trong KCCP và KCCM, du kích và bộ đội đặc công đã vận dụng LÔ đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao.

        LÓT SẴN, bí mật đưa bộ đội, vũ khí. đạn dược, phương tiện vật chất, kĩ thuật,... vào hậu phương của địch và bí mật triển khai bố trí trước ở những khu vực theo yêu cầu tác chiến. Theo quy mô và tính chất nhiệm vụ, có: LS chiến thuật, LS chiến dịch, LS chiến lược; LS phải phù hợp với ý định tác chiến, thường dựa vào lực lượng tại chỗ và nhân dân địa phương. Mục đích của LS: góp phần tạo thế có lợi trong tác chiến; tạo bất ngờ lớn đối với quân địch; kết hợp chặt chẽ tiến công từ ngoài và đánh địch từ trong sào huyệt của chúng, phá thế trận và làm rối loạn hàng ngũ quân địch; thực hiện cơ động được kịp thời để công kích vào mục tiêu quan trọng của quân địch trong chiều sâu bố trí của chúng; tạo điều kiện nâng cao tốc độ tiến công; thực hiện đảm bảo kịp thời nhu cầu vật chất kĩ thuật cho bộ đội trong quá trình tiến công. Chiến tranh nhân dân chống xâm lược ở VN thường diễn ra trong hình thái xen kẽ, cài răng lược, nhân dân và LLVT ta đã thực hiện LS có hiệu quả trên các quy mô chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. Điển hình về LS thể hiện trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 trong KCCM.

        LÔ CỐT. công sự chiến đấu lâu bền xây bằng gạch đá hoặc bê tông nguyên khối, vừa làm hỏa điểm vừa để cố thủ vị trí quan trọng. LC có thể được xây dựng nổi, nửa nổi nứa chìm hoặc chìm, có khe bắn (lỗ châu mai), có loại trên nóc đặt một tháp pháo cố định hoặc xoay tròn. Trong chiến tranh xâm lược VN. QĐ Pháp, Mĩ đã xây nhiều LC trên các tuyến giao thông để báo vệ cầu, đường, ở những vị trí quan trọng trong các thị trấn, thành phố, sân bay, bên cảng hay trong các cứ điểm, căn cứ, có khi liên kết với nhau thành một vành đai bảo vệ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 06:50:49 pm »


        LỘ TIÊU HÀNH QUÂN X. TIÊU CHÍ ĐƯỜNG HÀNH QUÂN

        LOGIC MỜ (A. Fuzzy logic), lí thuyết lôgic nghiên cứu các hệ thống mà giá trị, tính chất của các phần tử trong đó cũng như môi trường hoạt động của hệ không thể xác định chính xác, chắc chắn hoặc đơn nhất như yêu cầu của lôgic cổ điển. Cơ sở của LM là khái niệm tập mờ (fuzzy set) do nhà điều khiển học Mĩ gốc Adecbaigian Dađê (L. Zadeh) nghiên cứu từ 1965. Một tập mờ được cho bởi một hàm xác định trên tập các đối tượng nhận giá trị là một số thực bất kì trong khoảng từ 0 (phú định) đến 1 (khẳng định), chỉ “độ thuộc” của đối tượng đó vào tập mờ. Các khái niệm thuộc tính, quan hệ được cho bời các tập mờ và các suy luận, phán đoán được thực hiện theo các quy tắc biến đổi các tập mờ đó. LM được ứng dụng rộng rãi trong các bài toán nhận dạng, ra quyết định, các hệ dạy học. hệ điều khiển, trí tuệ nhân tạo...

        LỐT ANGIƠLET*. thành phố, cảng, trung tâm công nghiệp lớn ở miền Tây nước Mĩ, trên bờ Thái Bình Dương (bang Caliphoocnia); ds 3,7 triệu người (2000). LA trải dài từ bắc xuống nam hơn 80km. là trung tâm kinh tế chính ở miền Tây nước Mĩ. Có công nghiệp hàng không vũ trụ. điện tử, chế tạo máy, QS. hóa chất, thực phẩm, khai thác dầu mỏ; điện ảnh. trung tâm nghiên cứu khoa học lớn. Cảng có diện tích vùng nước gần 25km2, tổng chiều dài các cầu cảng 25km, sâu 15.2m. Có các xí nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu (tàu chiến và tàu thường có lượng choán nước trung bình), lượng vận chuyển hàng 30,9 triệu tấn/năm. Có sân bay quốc tế. LA do người Tây Ban Nha lập 1781, năm 1821 thuộc Mêhicô. 1846 Mĩ chiếm.

        LỐT ANGIƠLET**, lớp tàu ngầm nguyên tử Mĩ gồm 62 chiếc, số hiệu từ SSN 688 đến SSN 725 và từ SSN 750 đến SSN 773. Có 52 tàu hạ thủy 1974-91 và 10 chiếc hạ thủy 1992-95; hiện còn 51 chiếc đang hoạt động (2001). Lượng choán nước tiêu chuẩn: 6.080t (khi lận 6.927t). Kích thước: 109.7x10,lx9,9m. Một lò phản ứng hạt nhân. 2 tuabin, tổng công suất 26MW (35.000cv), 1 chân vịt, tốc độ đi ngầm 32 hài lí/h (59km/h). Quân số 133 (13 sĩ quan). Trang bị vũ khí: 8 tên lửa Tômahôc, 4 tên lửa Hapun (tầm phóng 130km. tự dẫn rađa chủ động, tốc độ M0,9. đầu đạn 227kg), 14 ngư lôi Mk48 cỡ 533mm (dẫn bằng cáp quang hoặc tự dẫn chủ động, tầm hoạt động 50km, tốc độ 40 hải lí/h (74km/h); tự dẫn thụ động, tầm hoạt động 38km, tốc độ 55 hải lí/h (102km/h): đầu đạn 267kg; độ sâu hoạt động 900m), có thể có thủy lôi Mk60 và Mk67. Trang bị điện tử: các rađa báo động, phát hiện, nghe trộm, quan sát mặt biển, dẫn đường, điều khiển; sôna quan sát, tấn công, phát hiện thủy lôi và tảng băng; máy tính điện tử xử lí các số liệu cho chiến đấu; các thiết bị và ngư lôi mồi bẫy... Từ tàu số 719 được trang bị 12 ống phóng tên lửa kiểu thẳng đứng.



        LƠCLEC* (P. Philippe Marie de Hauteclocque Leclerc: 1902-47), tổng chỉ huy đầu tiên Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (1945-46). L có dòng dõi quý tộc, tốt nghiệp các trường Xanh Xia, Xômuya và Trường chiến tranh của Pháp; đại tướng. Trong CTTG-II, tham gia kháng chiến chống phát xít Đức ở Pháp, ở châu Phi, chỉ huy sư đoàn thiết giáp đổ bộ lên Noocmăngđi, giải phóng Pari, đại diện cho nước Pháp nhận sự đầu hàng của nước Nhật (1945), được người Pháp đánh giá là nhà chỉ huy QS tài giỏi nhất của Pháp trong CTTG-11. 8.1945 đến Đông Dương, cùng với Đacgiăngliơ đề ra kế hoạch năm điểm (x. kế hoạch Lơclec) nhằm chiếm lại Đông Dương. Sau hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946), L đưa quân ra miền Bắc VN, thay thế quân Tưởng. Giữ quan điểm VN phái nằm trong Liên bang Đỏng Dương thuộc Pháp, L biết không thể thắng VN thuần túy bằng QS nên đã chủ trương thương thuyết trên thế mạnh. Tự xin về Pháp (7.1946) do mâu thuẫn với cao ủy Đacgiăngliơ. 12.1946 sang thị sát tình hình Đông Dương nhưng vẫn giữ chủ trương trước đó. Chết do tai nạn máy bay (1947), được truy phong thống chế (1952).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:17:26 pm »


        LƠCLEC** (P. Leclerc), xe tăng chủ lực do Tổ hợp công nghiệp Giát (Pháp) chế tạo từ 1991. Khối lượng chiến đấu 54,5t, kíp xe 3 người. Xe dài 6,88m (cả pháo quay phía trước: 9,87m), rộng 3,7 lm, cao 2,53m (đến nóc tháp pháo), khoảng sáng gầm xe 0,50m, chiều dài xích chạm đất 4,318m, áp suất trên nền 0,90kG/cm2. vỏ giáp thiết kế theo kiểu môđun để dễ thay thế, cải tiến; có lớp giáp bổ trợ. Động cơ điêzen 4 kì Wantsila V8X-1500, công suất 1.095kW (1.500cv), công suất đơn vị 27,52cv/t. Hệ thống truyền động tự động SESM-500 có 5 số tiến, 2 số lùi. Hệ thống treo thủy khí. Tốc độ lớn nhất 71 km/h, tốc độ lùi lớn nhất 38km/h. Dung tích hệ thống nhiên liệu 1.300 lít, hành trình dự trữ 550km (khi mang thùng dự trữ: 650km). Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 17°, vách đứng cao l,25m, hào rộng 3m; lội nước sâu lm (có thiết bị đi ngầm: 4m). Trang bị 1 pháo nòng trơn 120mm CN120-26 (có hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 10 phát/ph) hoặc F1 và 1 súng máy song song 12,7mm: 1 súng máy phòng không 7,62mm. Mỗi bên tháp pháo có 9 ống phóng, có thể phóng đạn khói, đạn chống bộ binh, đạn gây nhiễu hồng ngoại. Góc quay tháp pháo 360°, góc tầm pháo +15%8°. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm camera ảnh nhiệt, máy đo xa lade, kính ngắm ổn định cho trưởng xe và pháo thủ. Ngoài ra xe còn lắp động cơ tuabin khí TM-307 làm nguồn động lực phụ khi động cơ chính ngừng làm việc để tiết kiệm nhiên liệu. Hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, chữa cháy tự động, thiết bị nhìn đêm tiên tiến. Có trong trang bị của lục quân Pháp và QĐ Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.



        “LỜI KÊU GỌI ĐỔNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ CẢ NƯỚC” (17.7.1966), lời kêu gọi nhân dân VN của chủ tịch Hồ Chí Minh khi đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó khẳng định: Mĩ “có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Mĩ có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc... Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội. Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”. “LKGĐBVCSCN” thể hiện ý chí sắt đá, quyết tâm kháng chiến đến cùng vì độc lập tự do của dân tộc VN trước hành động chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mĩ. “LKGĐBVC- SCN” đã gây tiếng vang lớn trên thế giới và cổ vũ mạnh mẽ nhân dân VN vượt qua thử thách quyết liệt, tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi hoàn toàn.

        “LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 1969”, lời kêu gọi nhân dân VN của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Mĩ chuyển hướng chiến lược: chấm dứt ném bom miền Bắc, thực hiện chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh (sau đó là chiến lược Việt Ham hóa chiến tranh) ở miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương quân và dân cả nước đã đoàn kết một lòng, vượt mọi hi sinh gian khổ, chiến đấu anh dũng và giành thắng lợi vẻ vang; nghiêm khắc lên án tội ác và âm mưu của Mĩ; chỉ rõ mục tiêu cụ thể để kết thúc thắng lợi cuộc KCCM. Lời kêu gọi đã trở thành nguồn động viên cổ vũ rất lớn đối với quân và dân cả nước, đặc biệt là đối với quân và dân miền Nam VN trong hoàn cảnh khó khăn và cực kì phức tạp cuối 1969.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 07:19:12 pm »


        “LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN”, lời kêu gọi do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc 20.12.1946 qua Đài phát thanh tiêng nói VN, phát động toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. “LKGTQKC” đã vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, nêu lên ý chí sắt đá, quyết tâm kháng chiến đến cùng của dân tộc VN vì độc lập tự do của tổ quốc; đồng thời nêu khái quát những nội dung cơ bản về đường lối của cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện; khẳng định dù gian lao, cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi: “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”... “bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già. người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dần Pháp cứu nước” ... “dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”... Hưởng ứng “LKGTQKC” cả dân tộc VN nhất tề đứng lên tiến hành cuộc KCCP.

        “LỜI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH" (22.12.1964), bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi chiêu đãi nhân ki niệm 20 năm ngày thành lập QĐND VN. Sau khi biểu dương thành tích của QĐND VN, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sè bùi. Quân với dân như cá với nước, đoàn kết một lòng, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Quân đội ta có tinh thần yêu nước chân chính, lại có tinh thần quốc tế vô sản cao cả... quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì là một Quân đội nhân dần do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục...”. Cuối cùng chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ và chiến sĩ phải luôn luôn khiêm tốn, luôn luôn cố gắng hơn nữa, phải phát huy bản chất và truyền thống CM, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

        LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, triệt để khai thác lợi thế địa hình tự nhiên để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và bảo đảm công binh, giảm thời gian, công sức và vật liệu, tạo điều kiện ngụy trang lừa địch làm tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, giảm thương vong. Trong nhiệm vụ bảo đảm công binh có thể LDĐH để giảm khối lượng công trình: làm đường, bắc cầu, làm công sự, ngụy trang và cất giấu phương tiện, bố trí vật cản...

        LOVISIT (2-Clorovinyl dicloasin), chất độc hại da có công thức hóa học: C1CH=CHASCl2- L tinh khiết là chất lỏng sánh như dầu, không màu, mùi hoa hướng dương, nhiệt độ sỏi 169,8°C, nhiệt độ nóng chảy 18°C, nhiệt độ phân hủy <196°C, ít tan trong nước (0,5g/l), tan tốt trong các dung môi hữu cơ, mỡ và dầu thực vật, nồng độ hơi bão hòa 4,5mg/l (ở 20°C). L công nghiệp có màu nâu sẫm, mùi hắc, là hỗn hợp của ba dạng: a-L, p-L, y-L. L thấm qua da nhanh hơn ypérit, hầu như không có thời gian ủ bệnh, chỉ 5ph sau khi rơi lên da đã xuất hiện triệu chứng trúng độc. Liều độc 0,2mg/kg  gây rộp bỏng da, liều độc gây tử vong trung bình LD50=20mg/kg. Lcòn gây trúng độc toàn thân, hơi L gây tác hại mắt và đường hô hấp, kích thích niêm mạc mũi, họng, phế quản. L được sử dụng ở trạng thái giọt, hơi hoặc sương. Do Lơvit (người Mĩ) tìm ra (1917). Để phòng tránh L, dùng mặt nạ phòng độc và khí tài phòng da; để tiêu độc L, dùng các chất tiêu độc có tác dụng clo hóa hoặc ôxi hóa.

        LSD-25 (dietylamid axit lisecgic), chất độc tâm thần, công thức cấu tạo:



        Cấu trúc tinh thể không màu, không mùi, ít hòa tan trong nước; nhiệt độ nóng chảy 83°c, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Được tìm ra 1938. Trạng thái chiến đấu chủ yếu: xon khí (khói độc), gây trúng độc qua đường hô hấp. Triệu chứng trúng dộc điển hình: giãn đồng tử, ảo thị, ảo giác, mất khái niệm về thời gian, buồn nôn, mạch nhanh. Trúng độc liều cao có thể gây tử vong do liệt cơ. Với người khỏe mạnh chi cần 10-30 micrôgam/kg đủ để gây ra các triệu chứng tâm thần, nhất là ảo giác. LSD-25 còn dùng làm chất dầu độc nguồn nước và lương thực, thực phẩm. Khí tài đề phòng: mặt nạ phòng độc. Từ 1953 đến cuối thập kỉ 60 tk 20, Mĩ đã triển khai và hoàn thiện nghiên cứu chất độc tâm thần trong đó cho LSD-25 (chương trình “MKULTRA”).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM