Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:23:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: L  (Đọc 6868 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:47:13 am »


        LÊNIN (1870-1924), lãnh tụ CM vô sản vĩ đại của tk 20, người kế tục học thuyết CM của Mác* và Ăngghen trong thời đại ĐQCN. phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin và sáng lập Quốc tế cộng sản: lãnh tụ cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (25.10.1917) và sáng lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, người tổ chức ĐCS LX. Sinh trong một gia đình nhà giáo tiến bộ ở Ximbiêc (nay là Ulianốp), có người anh bị tử hình do mưu sát Nga hoàng. 1887 tham gia phong trào sinh viên. 1893 hoạt động trong phong trào công nhân Pêtecbua (Pêtrôgrat). 1895 thành lập Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. 1897 bị đày đi Xibêri 3 năm. 1900 ra nước ngoài, xuất bản báo “Tia lửa”. 1903 thành lập Đảng bônsêvich (Nga). 1905 về Pêtecbua lãnh đạo CM. 1907 bị truy nã, phải lánh ra nước ngoài. Trong CTTG-I, nêu khẩu hiệu “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến CM". 1916- 17 khởi thảo “Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản”; về Pêtecbua trình bày bản “Luận cương tháng Tư”, bị truy nã và phải ra nước ngoài (7.1917); tháng 10.1917 bí mật trở về Pêtecbua lãnh đạo CM tháng Mười. CM thành công, giữ chức chủ tịch Hội đồng dân ủy, kí sắc lệnh đầu tiên về hòa bình và ruộng đất, lãnh đạo đấu tranh chống can thiệp QS của nước ngoài và lực lượng phản CM trong nước, đề xuất nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, xây dựng Hồng quản công nông, tiến hành cải tạo XHCN. Từ 1920 khởi thảo kế hoạch xây dựng CNXH, kế hoạch điện khí hóa (GOELRO); chính sách kinh tế mới (NEP)... Toàn bộ di sản lí luận đồ sộ được in trong “Lênin toàn tập”; trong đó về lí luận QS đã phát triển các luận điểm quan trọng nhất của Mác và Ăngghen về chiến tranh và QĐ, về khoa học QĐ, xây dựng học thuyết bảo vệ tổ quốc XHCN, học thuyết về bản chất chiến tranh, đặc điểm của chiến tranh thời đại ĐQCN. tính chất của chiến tranh, những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh, vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh hiện đại...



        LÊÔPAT (Đ. Leopard - Con báo), xe tăng chủ lực của CHLB Đức. Hiện có Lêôpat-1 và Lêôpat-2. Lêôpat-1 do hãng Crauxơ Maphai chế tạo. Các mẫu cải tiến (chủ yếu hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống truyền lực, khí tài quan sát): Lêôpat -lAl, -1A2, -1A3, -1A4, -1A5. Khối lượng chiến đấu 40 - 42,4t, kíp xe 4 người. Thân xe dài 7.09m (cả pháo quay phía trước 9,54m), rộng 3,25m, cao 2.6lm (đến nóc tháp pháo). Động cơ điêzen đa nhiên liệu, công suất 619kW (830cv). Tốc độ lớn nhất 65km/h; hành trình dự trữ 600km, lội ngầm sâu 4m (khi có thiết bị lội). Vũ khí: pháo rãnh xoắn 105mm (đạn 55 viên); súng máy song song và súng máy phòng không 7,62mm (đạn 5.500 viên). Lêôpat-2 do các hãng Crauxơ Maphai và Crup Mac cùng sản xuất. Các mẫu cải tiến: Lêôpat-2A1, -2A3, -2A4. Khối lượng chiến đấu 55.15t, kíp xe 4 người. Thân dài 7,72m (cả pháo quay phía trước 9,67m), rộng 3,7m, cao 2,48m (đến nóc tháp pháo). Động cơđiêzen đa nhiên liệu, công suất l.l00kW (1.500cv). Tốc độ lớn nhất 72km/h; hành trình dự trữ 550km. vỏ giáp nhiều lớp. Vũ khí: pháo nòng trơn 120mm bắn đạn nhiều tác dụng (đạn 42 viên); súng máy song song và súng máy phòng không 7,62mm (đạn 4.750 viên); 8 súng phóng lựu và 8 ống phóng khói. Cũng được sản xuất tại Thụy Sĩ. Lêôpat-1 (và các mẫu cải tiến) có trong trang bị của QĐ nhiều nước: Ôxtrâylia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, CHLB Đức (từ 1965), Hi Lạp, Italia, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kì... Lêôpat-2 (và các mẫu cải tiến) được trang bị QĐ CHLB Đức (từ 1979), Hà Lan, Thụy Sĩ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:54:56 am »


        LÊXÔTHÔ (Vương quốc Lêxôthô; A. Kingdom of Lesotho), quốc gia năm phía nam trong lãnh thổ Nam Phi. Dt 30.355km2; ds 1.86 triệu người (2003); 99,5% người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Xutô. Tôn giáo: 70% đạo Cơ Đốc, 30% Bái vật giáo. Thủ đô: Maxêru. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương, chủ tịch hội đồng QS, tổng tu lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ. Địa hình: núi đá, đi lại khó khăn, độ cao 2.300-3.000m. Khí hậu cận nhiệt đới lục địa. Nơi bắt nguồn của 200 con sông. Kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào Nam Phi. GDP 797 triệu USD (2002), bình quân đầu người 390 USD. Thành viên LHQ (17.10.1969), Phong trào không liên kết. Liên minh châu Phi. Lập quan hệ với VN 6.1.1998. LLVT: lực lượng thường trực 2.000 người. Trang bị: 18 xe thiết giáp trinh sát, 2 pháo mặt đất, 10 súng cối, 4 máy bay vận tải, 6 máy bay trực thăng. Ngân sách quốc phòng 22 triệu USD (2002).



        LI GIÁC, đơn vị đo góc, dùng phổ biến trong pháo binh. Một LG là góc bàng 1/1.000 radian (một góc 360° có 6.283 LG). Để tiện sử dụng, thường quy chẩn một góc đầy có 6.000 hoặc 6.400 LG.

        LÍ BÍ (Lí Nam Đế; ?-548), người gây dựng nhà Tiền Lí, lãnh tụ khởi nghĩa chống nhà Lương (TQ) (x. khởi nghĩa Lí Bí, 54ì -44). Quê Long Hưng (nay là h. Đông Hưng, t. Thái Bình), thuộc gia đình hào trưởng, từng làm quan cho nhà Lương, có tài văn võ. Đầu 542 LB nổi dậy khởi nghĩa thắng lợi. 1.543 nghĩa quân của LB đánh bại quân Lương, thanh thế càng lớn, cuối năm, nghĩa quân lại đánh bại quân Lương ở Hợp Phố. Xuân 544 LB lên ngôi vua, xưng là Nam Việt Đế, đật tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu Thiên Đức. Đầu 545 trước đại quân thủy bộ xâm lược của nhà Lương, LB thất thủ tại cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và ở thành Gia Ninh (Việt Trì), lui quân vào động Khuất Lão (Tam Nông. t. Phú Thọ) rồi làm bệnh mất.

        LÍ CÔNG UẨN nh LÍ THÁI TỔ

        LÍ HẰNG (Li Heng; 1235-85), tướng người Hán (TQ) trong đạo quân Nguyên - Mông xâm lược Đại Việt (1285). Trước 1285 tham gia đánh Tống (trận Nhãi Sơn) và đánh Chiêm Thành, được phong trung thư tả thừa. Đầu 1285 sau khi chiếm Thăng Long, theo lệnh của Thoát Hoan, LH và một số tướng Nguyên - Mông đem quân đuổi bắt vua tôi nhà Trần nhưng không kịp. Sau các trận phản công của quân Trần ở A Lỗ, Hàm Tử, Chương Dương và các trận phục kích ở Như Nguyệt (Sông Cầu) và Vạn Kiếp, quân Nguyên - Mỏng rút chạy hỗn loạn. LH phải chỉ huy hậu quân yểm hộ cho Thoát Hoan. Tại Vĩnh Bình. LH trúng tên độc, về đến Tư Minh (TQ) thì chết.

        LÍ LUẬN, hệ thống quan điểm, tư tưởng được khái quát bằng tư duy khoa học từ kinh nghiệm thực tiễn; hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của tri thức khoa học về các mối liên hệ phổ biến và các quy luật phát triển của hiện thực khách quan nhằm giải thích và chỉ đạo thực tiễn. Hình thức tồn tại của LL rất đa dạng và phong phú, gồm: LL khoa học xã hội và nhân văn, lí thuyết khoa học tự nhiên, LL chung, LL riêng, LL cơ bản, LL chuyên ngành... LL CM có vai trò to lớn đối với phong trào CM, “không có lí luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” (Lénin).

        LÍ LUẬN QUÂN SỰ, hệ thống tri thức về quân sự được khái quát từ thực tiễn hoạt động QS trên cơ sở một thế giới quan và phương pháp luận nhất định; có tác dụng chỉ đạo trở lại đối với hoạt động thực tiễn QS của một giai cấp, nhà nước, tập đoàn xã hội, trong những thời kì lịch sử nhất định. LLQS VN hiện đại hình thành từ khi ĐCS VN ra đời (1930), được phát triển và hoàn thiện qua các thời kì CM và chiến tranh cách mạng do ĐCS VN lãnh đạo, đặc biệt là trong cuộc KCCP và KCCM, tiêu biểu là lí luận về khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh nhân dân. xây dựng lực lượtĩg vũ trang nhản dán, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. LLQS VN hiện đại dựa trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo LLQS của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, kế thừa và phát triển truyền thống QS của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa tri thức QS của nhân loại trong quá trình tiến hành CM và chiến tranh CM ở VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:58:01 am »


        LÍ NAM ĐẾ nh LÍ BÍ

        LÍ SƠN, huyện đảo thuộc t. Quảng Ngãi, đông bắc mũi Ba Làng An 23km. Dt 10km2; ds 18.100 người (2001). Gồm đảo LS (Cù Lao Ré, chia thành hai xã: An Hải, An Vĩnh) và cù lao Bờ Bãi (xã An Bình). Đảo LS dài 5km, rộng 2,5km, có đinh cao 180m, phía đông bằng phảng, có sân bay nhỏ. Cù lao Bờ Bãi ở tây bắc đảo LS 4km, dt 0,69km2, có đình cao 26m. Dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản và làm nông nghiệp.

        LÍ THÁI TỔ (Lí Công Uẩn; 974-1028), vua khởi đầu triều Lí. Quê châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh). Không rõ họ cha, lúc nhỏ làm con nuôi sư Lí Khánh Vân nên mang họ Lí. Có tài văn võ, làm quan tới chức tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ triều Tiền Lê. 1009 vua Lê Long Đĩnh mất, ông được giới Phật giáo ủng hộ và triều thần suy tôn làm vua. 1010 chính thức lên ngôi và quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (sau đổi là Thăng Long, nay là Hà Nội). Ở ngôi 18 năm (1010-28), có nhiều công chăm lo việc nội trị, củng cố chính quyền, phát triển đạo Phật, mở rộng quan hệ bang giao với các nước láng giềng, giữ gìn toàn vẹn bờ cõi, tạo cơ sở xây dựng quốc gia độc lập, thống nhất.

        LÍ THÁI TÔNG (Lí Phật Mã; 1000-54), vua thứ hai triều Lí (1028-54), danh tướng, con cả của Lí Thái TỔ. Quê châu cổ Pháp, lộ Bấc Giang (nay là xã Đình Bảng, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh). 1020 được phong nguyên soái đi đánh Chiêm Thành ở Bố Chính (nay là Quảng Bình), bắt được tướng địch. Từ khi lên ngôi, LTT tự mình cầm quân đánh dẹp các vụ nổi loạn ở Châu Hoan (1031), châu Định Nguyên (1033), Châu Ái (1035), châu Quảng Nguyên (1039). Năm 1044 đem quân đánh lại Chiêm Thành, đại thắng ở bờ nam sông Ngũ Bổ (hạ lưu sông Thu Bổn), diệt và bắt sống 35.000 địch, giết vua Chiêm Thành là Sạ Đẩu, tiến vào thành Phật Thệ (thành Chà Bàn, Quy Nhơn). LTT là vị vua giỏi chinh chiến, đánh đâu được đấy, giữ yên bờ cõi và trị vì đất nước (khuyên dân làm ăn. tự mình cày ruộng để làm gương).

        LÍ THUYỂT BAY, bộ môn khoa học nghiên cứu quy luật chuyên động của khí cụ bay, chủ yếu là loại có điểu khiển. Việc nghiên cứu chuyển động của phương tiện bay được tiến hành bằng thực nghiệm hoặc bằng mô hình toán học. LTB gồm: động lực học bay, lái máy bay và khí động lực học thực hành.

        LÍ THUYỂT BẮN, bộ môn khoa học nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí thuyết và thực hành bắn của vũ khí; các quy tắc bắn, chỉ huy bắn và đánh giá hiệu quả bắn cho từng loại vũ khí khi bắn các loại mục tiêu khác nhau. Nhiệm vụ cơ bản của LTB là: đề ra các phương pháp chuẩn bị phấn tử bắn-, xác định ảnh hưởng của các điều kiện bắn tới độ chính xác bắn; các phương pháp tính toán chỉ tiêu hiệu quả bắn; các phương pháp điều khiển hỏa lực tối ưu; các định mức tiêu hao đạn dược... Cơ sở của LTB là thuật phóng ngoài, lí thuyết xác suất và lí thuyết sai số.

        LÍ THUYẾT HỖN ĐỘN, bộ môn toán học nghiên cứu những trật tự trong các hoạt động bất quy tắc nhằm hiểu rõ quy luật và tìm giải pháp tổ chức có lợi nhất cho hệ thống hỗn độn. Những nghiên cứu đầu tiên về hệ thống hỗn độn được nhà toán học người Pháp Hăngri Poăngcarê (Henri Poincaré) đưa ra vào cuối tk 19 khi nghiên cứu quỹ đạo chuyển động của các hành tinh. LTHĐ được phát triển mạnh từ 1960 gắn liền với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lí, cơ học...

        LÍ THUYẾT PHỤC VỤ ĐÁM ĐÔNG, bộ môn toán học nghiên cứu những quy luật trong các hoạt động có nhiều đối tượng tham gia, bao gồm một số lớn các hoạt động cơ bàn cùng loại nhằm hiểu rõ tính chất và tìm ra phương pháp tổ chức có lợi nhất. Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật. Trong QS, LTPVĐĐ dùng cho chọn các phương án tổ chức, chỉ huy chiến đấu; phân tích hiệu quá các đòn đánh tên lửa, không quân, pháo binh, các hành động QS khác...

        LÍ THUYẾT TRÒ CHƠI, bộ môn toán học nghiên cứu các mô hình phản ánh những tình huống chơi có hai hay nhiều bên đối kháng hoặc có lợi ích khác nhau cùng tham gia. Nội dung chính là định nghĩa các khái niệm tối ưu và tình thế cân bằng, tìm ra những cách ứng xử (gọi là chiến lược) để cố gắng đạt được các tình thế này. Các lớp cơ bản của LTTC: trở chơi đối kháng, trò chơi nhiều bên không liên minh, trò chơi hợp tác, trò chơi động và trò chơi vi phân. Mỗi bên chơi thường có một tập chiến lược. Kết cục chơi phụ thuộc vào từng lớp mô hình cụ thể, quy tắc chơi và các thông tin nhận được trong khi chơi. Trong QS, LTTC có thể được áp dụng khi huấn luyện và diễn tập chiến thuật, chiến dịch, tiến hành chuẩn bị chiến dịch hay trận đánh, lựa chọn hệ vũ khí mới và những vấn đề khác hoặc giúp vào việc phân tích và thiết kế những mô hình mô phỏng các trận đánh trên máy tính điện tử. LTTC bắt nguồn từ việc mô phỏng các trò chơi thực hàng ngày và các hiện tượng cạnh tranh trong QS, xã hội, kinh tế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:00:03 am »


        LÍ THUYẾT XÁC SUẤT, bộ môn toán học nghiên cứu tính quy luật của những hiện tượng ngẫu nhiên. Những khái niệm cơ bản của LTXS: phép thử - quan sát hiện tượng ngẫu nhiên (kết quả của nó phụ thuộc vào các yếu tố ngẫu nhiên); biến cố ngẫu nhiên (kết quả của những phép thử - quan sát hiện tượng ngẫu nhiên); xác suất của biến cố ngẫu nhiên (số đo khả năng xuất hiện của mỗi biến cố); đại lượng ngẫu nhiên (giá trị của nó phụ thuộc vào kết quả của phép thử - quan sát hiện tượng ngẫu nhiên); quy luật phân bố xác suất (đặc trưng đầy đủ tính quy luật của đại lượng ngẫu nhiên), trong đó quy luật quan trọng và thường gặp nhất là quy luật phân bố chuẩn. Công cụ quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, đặc biệt trong một số ngành mũi nhọn như vật lí hạt nhân, khoa học vũ trụ, tự động hóa sản xuất... Trong QS, LTXS là cơ sở của vận trù học quân sự, lí thuyết tính toán đường đạn. hiệu quả bắn. dẫn đường, tự động hóa chỉ huy... Sự phát triển của LTXS gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học: Becnuli (Thụy Sĩ). Laplat, Poatsông (Pháp), Gauxơ (Đức), Trêbưsep, Maccôp, Liapunôp, Khinsin, Cônmagôrôp (LX)...

        LÍ THƯỜNG KIỆT (Ngô Tuấn; 1019-1105), Ah dân tộc, tể tướng, nhà QS kiệt xuất, thống lĩnh QĐ thời Lí. Quê phường Thái Hoà, h. Thọ Xương, Thăng Long (nay thuộc tp Hà Nôi). Người giỏi văn võ, được Lí Thánh Tông coi như em ruột. 1069 được cử làm tướng tiên phong cùng Lí Thánh Tông đánh lại Chiêm Thành, bất Chế Củ (vua Chiêm Thành). 1074 có công đưa Lí Đạo Thành về làm thái phó, ổn định triều chính. 1075 cùng Tông Đản đánh sang Châu Khâm. Châu Ung, Châu Liêm, phá kế hoạch chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tông. Cùng năm, vẽ bản đồ các châu: Bố Chính, Ma Linh. Địa Lí, xác định chủ quyền của Đại Việt, được phong làm thái úy. 1077 đánh bại quân Tống xâm lược do Quách Quỳ. Triệu Tiết chỉ huy ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (x. trận Như Nguyệt 18.1-2.1077). 1103 dẹp loạn Lí Giác ở Diễn Châu (Nghệ An). 1104 đánh bại vua Chiêm Thành là Chế Ma Na ở Quảng Bình. Nhà QS đầu tiên thực hiện thắng lợi tư tưởng  chủ động tiến công “ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của chúng”, nhà cải cách QĐ (x. quán đội Lí). Tương truyền là tác giả bài thơ “Nam quốc sơn hà" và “Phạt Tống lộ bố văn ”, Hiện có đền thờ ở h. Hà Trung, t. Thanh Hóa và nhiều nơi trong cả nước.

        LÍ TRIỆN (Lé Triện; 7-1427), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. Quê làng Bái Đô. h. Lôi Dương (nay là xã Xuân Bái, h. Thọ Xuân. t. Thanh Hóa). Cùng cha tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. 1423 khi quân Minh vây chặt Lê Lợi tại Sách Khôi (giữa Nho Quan, Ninh Bình và Thạch Thành, Thanh Hóa), LT cùng các tướng Lê Lĩnh. Lê Vấn, Lê Hào xông lên trước phá vây, giết tướng Minh là Phùng Quý và hơn 1.000 quàn, buộc dịch phải rút chạy về Đông Quan. 1425 cùng Lê Sát, Đinh Lễ, Lưu Nhân Chú, Đỗ Bí chỉ huy 200 quân tinh nhuệ, đánh úp thành Tây Đô (Thanh Hóa) giết 500 địch, thanh thế nghĩa quân lên cao, LT phủ dụ, dân Thanh Hóa hăng hái tham gia nghĩa quân. 1426 cùng Trịnh Khá, Đỗ Bí, Đinh Lễ chỉ huy đánh thăng các trận: Ninh Kiều (Chương Mĩ, Hà Tây); cầu Nhân Mục (Cống Mọc, Nhân Chính, Từ Liêm. Hà Nội); cầu Tam La (Ba La Bông Đỏ, Hà Đông) và trận Tốt Dộng - Chúc Động, 5-7.11.1426. Năm 1427 khi vây thành Đông Quan, bị Phương Chính đánh úp ở Cảo Động (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) và bị chết trận.

        LÍ VĂN LÂM (Lí Ngọc Báu; 1938-69), Ah LLVTND (1967). Quê xã Tân Thành, tp Cà Mau, t. Cà Mau; đv ĐCS VN  (1961); khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng Xã Mới. Trong KCCM, 1959-61 chiến đấu 56 trận, diệt và làm bị thương 101, bắt sống 4 địch, thu nhiều vũ khí và tài liệu; tổ chức và chỉ đạo 180 cuộc đấu tranh chính trị ở xã, ấp chống địch bắt người, đòi bồi thường tài sản cho nhân dân; vận động được 60 lính QĐ Sài Gòn không đi càn, xây dựng một số binh lính làm nội ứng cho CM. 11.1961-3.1967 tuy bị thương cụt bàn tay phải và ngón giữa bàn tay trái, hai mắt bị mờ, LVL vẫn tiếp tục chiến đấu 21 trận, diệt 55 địch (hầu hết là ác ôn). Huân chương: Quân công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:01:42 am »


        LIBĂNG (Cộng hòa Libăng; Lubnan, al-Jumhuria al- Lubnaniyạ, A. Republic of Lebanon), quốc gia ở Tây Á, trên bờ đông Địa Trung Hải. Dt 10.400km2; ds 3,73 triệu người (2003); 93% người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: 70% đạo Hồi (các dòng Siai, Sunni và Đrudê), 30% đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Bâyrut. Chính thể cộng hòa độc lập, đứng dầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội do dân bầu theo nguyên tắc đại diện cho các khối tôn giáo. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Núi chiếm phần lớn lãnh thổ, đinh cao nhất 3.088m; giữa hai dãy núi Libăng và Anti Libăng là thung lũng Bêke màu mỡ. Ven biển là các dải đồng bằng rộng l,5-25km. Bờ biển thấp. Nước công - nông nghiệp phát triển chậm; công nghiệp: vật liệu xây dựng, chế biến dầu mỏ...; nông nghiệp: làm vườn, trồng thuốc lá chiếm 80% thu nhập nông nghiệp. Hệ thống ngân hàng, tài chính, dịch vụ vận chuyển, quá cảnh tương đối phát triển. GDP 16,71 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.810 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Phong trào không liên kết, Liên đoàn các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 12.2.1981. LLVT: lực lượng thường trực 71.830 người (lục quân 70.000, hải quân 830, không quân 1.000). Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 363 xe tăng. 89 xe thiết giáp trinh sát, 1.164 xe thiết giáp chở quân, 160 pháo mặt đất, 23 pháo phản lực BM-21, 7 tàu HHI tuần tiễu, 2 tàu đổ bộ, 30 máy bay chiến đấu, 30 máy bay trực thăng, 3 máy bay vận tải... Ngân sách quốc phòng 536 triệu USD (2002).



        LIBÊRIA (Cộng hòa Liberia; A. Republic of Liberia), quốc gia ở Tây Phi; tây bác giáp Xiêra Lêôn, bắc giáp Ghinê, đông bắc giáp Côt Đivoa, nam và đông nam giáp Đại Tây Dương. Dt 99.067km2; ds 3,32 triệu người (2003); hơn 90% người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: 70% Bái vật giáo, 14% Cơ đốc giáo, 16% đạo Hồi. Thủ đô: Monrovia. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng và hạ nghị viện). Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng. Bắc và đông bắc là vùng núi thấp (400-600m). Bờ biển thấp. Khí hậu xích đạo. Nước nông nghiệp, có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển. Xuất khẩu: quặng sắt, gỗ, cà phê, kim cương. GDP 523 triệu USD (2002), bình quân đầu người 160 USD. Thành viên LHQ (2.11.1945), Phong trào không liên kết. LLVT đang được thành lập, quân số dự kiến 11.000-15.000 người. Ngân sách quốc phòng 15 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:02:45 am »


        LIBI (Đại Giamahiria Arập Libi nhân dân xã hội chủ nghĩa; al-Jamahiriya al-Arabiya al-Libya al-Shabiya al-Ishtirakiya al-Uzma. A. Libya, Great Socialist People’s Libyan Arab Jamahiriya), quốc gia ở Bắc Phi. Dt 1.759.540km-; ds 5,5 triệu người (2003); 92% người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: 97% đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Tripoli. Cơ quan quyền lực cao nhất: đại hội nhân dân toàn quốc (quốc hội). Cơ quan hành pháp: UBND toàn quốc (chính phú) do thư kí ủy ban đứng đầu. Trên thực tế, đất nước đặt dưới sự lãnh đạo của “Hội đồng cách mạng” (về danh nghĩa không thuộc hệ thống nhà nước) do lãnh tụ CM đứng đầu. Địa hình: cao nguyên đá, cao 200-600m; phía đông là hoang mạc Libi; phía nam là các triền núi thuộc hệ thống núi Tibeti; đông bắc là đồng bằng ven biển; tây bắc là các ốc đảo ven biển và đồng bằng thấp. Khí hậu nhiệt đới hoang mạc, lượng mưa không đáng kể. Nước nông nghiệp; khai thác dầu mỏ chiếm trên 50% GDP và trên 99% giá trị xuất khẩu; nông nghiệp: chăn nuôi là ngành chủ đạo. GDP 34,137 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 6.450 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Liên đoàn các nước Arập, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 15.3.1975. LLVT: lực lượng thường trực 76.000 người (lục quân 45.000, hải quân 8.000. không quân 23.000), lực lượng dự bị 40.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 2.210 xe tăng, 1.000 xe chiến đấu bộ binh, 438 xe thiết giáp trinh sát, 945 xe thiết giáp chở quân, 1.294 pháo mặt đất, 888 pháo tự hành. 3.000 tên lửa chống tăng, 40 tên lửa hành trình, 80 tên lửa Scut. 600 pháo phòng không, một số tên lửa phòng không, 1 tàu ngầm, 1 tàu frigat, 8 tàu tên lửa, 9 tàu tuần tiễu, 6 tàu quét mìn, 3 tàu đổ bộ, 9 tàu hộ tống, 400 máy bay chiến đấu, 48 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 1,2 tỉ USD (2002).



        LIC X HỌC THUYẾT XUNG ĐỘT CƯỜNG ĐỘ THẤP

        LỊCH SỬ KĨ THUẬT QUÂN SỰ, bộ phận của lịch sử quân sự (nghĩa 2), nghiên cứu sự ra đời và phát triển KTQS, các giải pháp kĩ thuật đã áp đụng có ảnh hưởng tới hoạt động QS và các tổ chức QS qua các thời kì lịch sử xã hội. LSKTQS gắn với lịch sử phát triển của trình độ sản xuất xã hội và được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí, giữa trang bị và tổ chức QS, giữa kĩ thuật và chiến thuật, giữa cơ sở  vật chất kĩ thuật và nghệ thuật QS. Nghiên cứu LSKTQS có tác dụng góp phần định ra hướng phát triển KTQS và nghệ thuật QS.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:03:58 am »


        “LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH VIỆT NAM TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH CHỐNG PHÁP, CHỐNG MĨ (1945-1975)”, công trình nghiên cứu, tổng kết lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật chiến dịch VN trong 30 năm tiến hành chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, do tập thể tác giả Viện lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn: xuất bản 1994 (3 tập) và tái bản 1995 (1 tập). Gồm ba phần: lịch sử nghệ thuật chiến dịch VN trong KCCP, lịch sử nghệ thuật chiến dịch VN trong KCCM và tổng luận. Nội dung chủ yếu: trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của gần 100 chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến, khẳng định nghệ thuật chiến dịch VN là nghệ thuật của chiến tranh nhân dân, được hình thành và phát triển trên nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân. do ĐCS VN tổ chức và lãnh đạo; là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của LLVT ba thứ quân, kết hợp sức mạnh QS và chính trị; quán triệt sâu sắc tư tưởng tích cực, chủ động, kiên quyết, liên tục tiến công; phát triển từ thấp đến cao theo yêu cầu của chiến lược và sự phát triển lực lượng, từ quy mô nhỏ đến lớn. từ tuấn tự đến nhảy vọt, kết hợp chặt chẽ phương thức tác chiến tập trung chính quy với tác chiến du kích và đấu tranh chính trị. nổi dậy của quần chúng; hình thành và phát triển cách đánh chiến dịch sáng tạo, trong đó đặc biệt coi trọng việc tạo thế ta, phá thế địch, tạo tình huống và thời cơ có lợi để đánh tiêu diệt bằng các trận thời chốt và thời chốt quyết định... Là công trình chính trong hệ thống công trình nghiên cứu. tổng kết lịch sử nghệ thuật chiến dịch của LLVTND VN qua hai cuộc kháng chiến, có giá trị khoa học trong việc tổng kết các bài học kinh nghiệm, góp phần làm rõ thêm những vấn đề có tính quy luật của nghệ thuật QS VN trong thời kì hiện đại.

        LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ, bộ phận của lịch sử quân sự (nghĩa 2), nghiên cứu sự hình thành, phát triển của những phương thức và hình thức đấu tranh vũ trang trên cả ba lĩnh vực chiến lược QS, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trong từng cuộc đấu tranh của từng dân tộc, ở từng thời đại và ở mọi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong lịch sử. LSNTQS dựa vào thực tế các cuộc chiến tranh, rút ra những kinh nghiệm có tính nguyên tắc về tiến trình của nghệ thuật QS, góp phần xem xét và giải quyết những vấn đề phát triển lí luận QS nói chung, nghệ thuật QS nói riêng của hiện tại và tương lai.

        “LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”, tác phẩm nghiên cứu, tổng kết lịch sử QĐND VN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước do ĐCS VN lãnh đạo. Gồm 2 tập: tập 1 do Ban nghiên cứu lịch sử QĐ trực thuộc TCCT biên soạn, xuất bản 1974 và tái bản 1976, 1977. 1994, 1999; tập 2 do Viện lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn, xuất bản lần đầu gồm 2 quyển vào các năm 1989. 1990 và tái bản thành 1 quyển vào các năm 1994. 1999. Nội dung cơ bản: trình bày những quan điểm QS đầu tiên của Đảng: sự hình thành và phát triển các tổ chức vũ trang CM qua các thời kì vận động và xây dựng lực lượng CM (1930-39), thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và tiến hành tổng khới nghĩa giành chính quyền (1939-45); quá trình chiến đấu. xây dựng và trường thành của QĐND VN cùng với toàn dân đấu tranh bảo vệ chính quyền CM, chống thù trong giặc ngoài: làm nghĩa vụ quốc tế và thực hiện liên minh chiến dâu với CM các nước Lào. Campuchia; lần lượt đánh bại àm mưu. thủ đoạn, chiến lược chiến tranh của kẻ thù, đưa KCCP (1945-54) và KCCM (1954-75) đến thắng lợi hoàn toàn. “LSQĐNDVN” góp phần làm rõ bản chất CM và vai trò của QĐND VN trong lịch sử hiện đại của dân tộc, được sử dụng rộng rãi làm tài liệu giáo dục cho các LLVTND, có giá trị tham khảo đối với các cơ quan, cán bộ nghiên cứu. giảng dạy trong và ngoài QĐ.

        LỊCH SỬ QUÂN SỰ, 1) lịch sử về quá trình phát sinh, phát triển các hoạt động QS trong lịch sử xã hội loài người; 2) bộ phận của khoa học lịch sử nghiên cứu các hoạt động QS trong quá khứ. chủ yếu là các quy luật của chiến tranh, đấu tranh vũ trang, nhằm rút ra những bài học thiết thực cho việc tổ chức, tiến hành chiến tranh, xây dựng và sử dụng LLVT. Các bộ phận hợp thành: lịch sử chiến tranh, lịch sử nghệ thuật quân sự, lịch sử tổ chức quân sự, lịch sử tư tưởng quân sự, lịch sử kĩ thuật quân sự và những chuyên ngành bổ trợ: sử liệu học quân sự, lịch sử sử học quân sự, cổ thư học quân sự, khảo cổ học quân sự. thống kê học quân sự. Phương pháp luận và cơ sở lí luận của khoa học LSQS mácxit là chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp là học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và QĐ. Khoa học LSQS quan hệ hữu cơ với khoa học quân sự. Khoa học LSQS VN hiện đại được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa tinh hoa truyền thống QS của dân tộc và của thế giới. Cg sử học quân sự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:05:49 am »


        LỊCH SỬ SỬ HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của lịch sử sử học đóng thời là chuyên ngành của khoa học lịch sử quân sự (nghĩa 2). nghiên cứu lịch sử của khoa học lịch sử QS. Đối tượng nghiên cứu là sự hình thành, phát triển các tri thức lịch sử QS theo thời gian, từ những tri thức riêng lẻ, những hiện tượng bề ngoài, từng mặt đến một hệ thống tri thức và phương pháp nhận thức để trở thành một khoa học. LSSHQS có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành khác của khoa học lịch sử QS.

        LỊCH SỬ TỔ CHỨC QUÂN SỰ. bộ phận của lịch sử quân sự (nghĩa 2). nghiên cứu sự hình thành và phát triển của LLVT, của QĐ (các quân chủng, binh chủng, đơn vị, nhà trường, cơ quan chỉ huy, ngành nghiệp vụ...) trong các thời đại và thời kì lịch sử khác nhau. LSTCQS tìm ra những quy luật tổ chức QS của các quốc gia, mối liên hệ giữa hình thức tổ chức lực lượng trực tiếp chiến đấu. tổ chức chỉ huy và bảo đảm  chiến đấu; giữa các quân chủng, binh chủng; giữa nền kinh tế đất nước với khả năng tổ chức trang bị KTQS: vạch ra vai trò của QĐ. những đặc điểm về cơ cấu tổ chức, hệ thống giáo dục, huấn luyện, tổ chức chỉ huy các cấp và những hoạt động của nó trong thời chiến và thời bình; phân chia và tổ chức thiết bị chiến trường, địa bàn QS, cơ sở hậu phương và bảo đảm hậu cần. Trên cơ sở đó hoạch định việc tổ chức, xây dựng LLVT cả về chính trị. QS, biên chế, trang bị kĩ thuật, rút những bài học thiết thực cho việc nghiên cứu tổ chức QS hiện tại và tương lai.

        LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ, bộ phận của lịch sử quân sự (nghĩa 2), chuyên nghiên cứu sự hình thành và phát triển hệ thống quan điểm về QS và các vấn đề liên quan đến QS của các cá nhàn, giai cấp, chính đảng nhất định. LSTTQS VN hình thành trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, chống CNĐQ thực dân, đặc biệt được phát triển phong phú từ khi ĐCS VN ra đời lãnh đạo CM VN.

        LICHTENXTÊN (Công quốc Lichtenxtên; Furstentum Liechtenstein, A. Principality of Liechtenstein) quốc gia ở Trung Âu, nằm giữa Thụy Sĩ và Áo. Dt 160km2; ds 33 nghìn người (2003); gồm: người Áo, Đức, Thụy Sĩ... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thù đô: Vađudơ. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ. 75% lãnh thổ là núi, thuộc dãy Anpơ. độ cao 2.000m, phía tây là đồng bằng thượng lưu Sông Ranh. Khí hậu ôn hòa. Rừng chiếm 25% diện tích. Ngân hàng và du lịch là các ngành quan trọng của nền kinh tế. Thành viên LHQ (18.9.1990). Không có QĐ.



        LIĐA (LIDAR. vt từ A. Light Detection And Ranging), máy định vị quang học dùng lade làm nguồn bức xạ thăm dò. Các bộ phận chủ yếu: lade xung phát ra bức xạ điện từ trong dải quang học, hệ thống quang học làm nhiệm vụ anten thu phát, đầu thu bức xạ và bộ xử lí. Nguyên lí hoạt động tương tự như rađa. So với rađa. L xác định tọa độ góc mục tiêu với mức chính xác cao (nhỏ hơn l ph) và độ phân giải về cự li tốt hơn (tới vài cm). L được dùng trong QS để đo cự li, theo dõi khí cầu. phát hiện các vùng không khí nhiễm độc...

        LIÊN BINH ĐOÀN, đơn vị lực lượng vũ trang, gồm một số binh đoàn và binh đội, phân đội trực thuộc và cơ quan chỉ huy. Thường thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch, chiến dịch -  chiến lược hoặc chiến dịch - chiến thuật. Cơ cấu tổ chức, quân số, trang bị của LBĐ phụ thuộc vào nhiệm vụ tác chiến và tính chất chiến trường. Thuộc loại LBĐ có quân đoàn, tập đoàn quản, phương diện quân, cụm bộ độix) nước ngoài.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:07:14 am »


        LIÊN ĐOÀN, đơn vị tổ chức có biên chế không cố định của một số quân chủng, binh chủng trong QĐ Sài Gòn. Trong không quân thuộc BTL không quân, có: LĐ kiểm báo (kiểm soát không lưu và báo động), gồm một số đài và trung tâm kiểm báo với quân số khoảng 1.000 người; thuộc biên chế sư đoàn không quân, có: LĐ trợ lực (bảo đảm kĩ thuật), 700- 1.400 người và LĐ phòng thủ (bảo vệ sân bay), 500-900 người. Trong lực lượng giang phòng của hải quân, LĐ thường gồm một số giang đoàn và đơn vị độc lập; có: LĐ thủy bộ, LĐ tuần thám, LĐ ngăn chặn, LĐ người nhái... Trong biệt động quân, LĐ là đơn vị chiến thuật, được tổ chức thống nhất, gồm 3 tiểu đoàn và một số đơn vị độc lập với quân số khoảng 2.000 người. Trong lực lượng tiếp vận, có: LĐ yểm trợ trực tiếp (về hậu cần), 900-1.100 người; LĐ đạn dược (gồm một số kho và phân đội), 660 người; LĐ công binh chiến đấu (gồm 3 tiểu đoàn), 2.300 người; LĐ công binh kiến tạo (gồm 4 tiểu đoàn), 3.100 người; LĐ truyển tin (gồm 2-3 tiểu đoàn và đại đội độc lập), 3.000 người.

        LIÊN ĐOÀN CỰU CHIẾN BINH THẾ GIỚI, tổ chức quốc tế tự nguyện, phi chính phủ, phi đảng phái tập hợp các hội (liên đoàn) quốc gia và quốc tế của cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh. Mục đích hoạt động; phối hợp hành động của cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh các nước, góp phần duy trì hòa bình và an ninh thế giới phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc; phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, tôn trọng nhân quyền; bảo vệ quyển lợi của cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh, về tổ chức gồm: Đại hội đại biểu các thành viên (cơ quan quyền lực cao nhất); Hội đồng liên đoàn (mỗi thành viên một đại diện) do đại hội phê chuẩn; các chủ tịch danh dự và BCH liên đoàn (gồm chủ tịch, tổng thư kí, tổng thủ quỹ và bốn phó chủ tịch) do đại hội bầu; ủy ban kiểm tra tài chính (gồm ba thành viên ngoài hội đồng và BCH). Trụ sở tại Pari (Pháp).

        LIÊN ĐOÀN LƯU ĐỘNG nh BINH ĐOÀN CƠ ĐỘNG

        LIÊN ĐỘI ĐẶC CÔNG, phân đội chiến thuật cao nhất của Binh chủng đặc công. Thường gồm 3 đội đặc công. LĐĐC thường được tổ chức trong đoàn đặc công hoặc trong quân khu, quân đoàn, bộ chỉ huy QS tỉnh. LĐĐC có thể chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình cấp trên, hiệp đồng binh chủng.

        LIÊN HỢP (N. Coio3), 1) loạt tàu vũ trụ của LX (nhiều chỗ ngồi, có thể ghép nối với các trạm vũ trụ hoặc các tàu vũ trụ tương tự), để bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Dài 7,5m, đường kính 2,72m. khối lượng 6,6-7,07t; gồm: khoang quỹ đạo với thiết bị lắp ghép có thể tích 10m3 để kíp bay làm việc và nghi ngơi, khoang máy móc thiết bị có động cơ hiệu chỉnh và hãm, khoang hạ cánh (sau khi tách khỏi khoang quỹ đạo và xuyên qua lớp khí quyển dày đặc sẽ tiếp đất cùng tổ bay bằng dù và hệ thống tiếp đất nhẹ nhàng). LH phóng lần đầu 23.4.1967. Các loại cải tiến là LH-T (phóng lần đầu 5.6.1980), LH-TM (phóng lần đầu 5.2.1987); 2) chương trình chế tạo và phóng tàu vũ trụ LH; gồm: tiến hành nghiên cứu khoa học, y sinh học, các thử nghiệm kĩ thuật, đưa người ra ngoài khoảng không vũ trụ, sử dụng tàu để đưa các tổ bay, hàng hóa lên trạm quỹ đạo và trở về Trái Đất. Đến 1998 đã 76 lần phóng tàu LH có người lái (37 LH, 14 LH-T, 25 LH-TM, trong đó tàu LH-19 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm ghép nối với tàu vũ trụ Apôlô của Mĩ, 7.1975). Nhà du hành vũ trụ VN Phạm Tuân cũng bay trên loại tàu này.

        LIÊN HỢP QUỐC (A. United Nations, vt: UN), tổ chức quốc tế tự nguyện của các quốc gia có chủ quyền vì mục đích gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc. Thành lập theo sáng kiến của LX, Mĩ, Anh, TQ tại hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ), gồm đại diện của 50 nước tham gia kí kết Hiến chương Liên hợp quốc, có hiệu lực từ 24.10.1945. Đến 2003 có 192 quốc gia thành viên trong đó có VN (1977); trụ sở ở Niu Ooc (Mĩ). Nguyên tắc hoạt động: bình đẳng về quyền lợi và quyền tự quyết dân tộc; tôn trọng nhân quyền, không phân biệt chùng tộc, tín ngưỡng; nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương LHQ; giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, không dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tạo điều kiện để các quốc gia không phải là thành viên hoạt động phù hợp Hiến chương LHQ. Tổ chức gồm: Đại hội đồng (cơ quan lãnh đạo cao nhất), Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế -  xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế Liên hợp quốc và Ban thư kí do tổng thư kí điều hành; ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên trách khác. LHQ ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp tích cực, trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các quốc gia và diễn đàn quốc tế lớn thu hút nhiều nước và tổ chức quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, LHQ đang tiến hành các biện pháp cải tổ nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phù hợp với trật tự thế giới mới vì hòa bình, hợp tác, bình đảng, tiến bộ và phát triển. 24.10 được lấy làm Ngày LHQ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 11:08:48 am »


        LIÊN KHU, đơn vị hành chính - QS, thường gồm một số khu có liên quan về vị trí địa lí, về QS... được hợp nhất lại theo yêu cầu chỉ huy, chỉ đạo tác chiến, xây dựng LLVT và xây dựng chính quyền nhân dân. Thành lập theo sắc lệnh 120-SL ngày 25.1.1948 của chủ tịch nước VN DCCH, gồm: LK 1, LK 3, LK 10 (ở Bắc Bộ), LK 4, LK 5 (ở Trung Bộ). Mỗi LK có ủy ban kháng chiến hành chính LK và BTL LK. Từ 1957 gọi là quân khu, có điểu chỉnh địa giới và nhiệm vụ.

        LIÊN KHU 1, liên khu ở Bắc Bộ trong KCCP. Thành lập theo sắc lệnh 120-SL ngày 25.1.1948 của chủ tịch nước VN DCCH, trên cơ sở hợp nhất Khu 1, Khu 12 và điều chỉnh lại địa giới; gồm 10 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Quảng Yên, Hòn Gai và Hải Ninh. Bắc có đường biên giới với TQ, nam giáp Liên khu 3, tây giáp Liên khu 10, đông giáp biển. Lực lượng (đầu 1948) có 7 trung đoàn (72, 74, 121, 28, 36, 98, 59) và 3 tiểu đoàn (19, 43, 517) bộ binh. LK1 sáp nhập với Liên khu 10 (4.11.1949) thành Liên khu Việt Bắc. Tư lệnh và chính ủy đầu tiên: Chu Văn Tấn, Lê Hiến Mai.

        LIÊN KHU 3, liên khu đồng bằng Bắc Bộ trong KCCP. Thành lập theo sắc lệnh 120-SL ngày 25.1.1948 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở hợp nhất Khu 2, Khu 3 và Khu 11; gồm: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hoà Bình. Bấc và tây giáp Liên khu Việt Bắc, tây nam giáp Liên khu 4, đông và đông nam giáp biển. Được điều chỉnh địa giới: tách Hà Nội để thành lập Mặt trận Hà Nội (11.1948); tách Hải Phòng. Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình để thành lập Khu Tả Ngạn (5.1952). Trong KCCP, LK3 tiến hành chiến tranh nhân dân, đánh phá giao thông, căn cứ địch trong vùng tạm chiếm, chống địch khủng bố, càn quét. 4.1954 LK3 (kể cả Khu Tả Ngạn) có 4 trung đoàn, 9 tiểu đoàn, 58 đại đội và 15 trung đội chiến đấu, với quân số khoảng 34.300 người. Giải thể (6.1957) để thành lập Quân khu  Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Sâm, Lê Quang Hòa.

        LIÊN KHU 4, liên khu ở Bắc Trung Bộ trong KCCP. Thành lập theo sắc lệnh 120-SL ngày 25.1.1948 của chủ tịch nước VN DCCH: gồm các tỉnh thuộc Khu 4: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Bắc giáp Liên khu Việt Bắc và Liên khu 3, nam giáp Liên khu 5, đông giáp biển, tây có đường biên giới với Lào. Từ 1950 Quảng Bình. Quảng Trị, Thừa Thiên tổ chức thành phân khu (cg Mặt trận Bình - Trị - Thiên; có bộ chỉ huy riêng trực thuộc Bộ tổng tư lệnh về tác chiến). Trong KCCP, LK4 tiến hành chiến tranh nhân dân trong vùng địch tạm chiếm, bảo vệ vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, chi viện cho chiến trường Bình - Trị - Thiên và giúp đỡ CM Lào; lực lượng thuộc LK4 (đầu 1948) gồm 6 trung đoàn và một tiểu đoàn; đến 4.1954, có: 11 tiểu đoàn, 39 đại đội và 10 trung đội, quân số khoảng 18.200 người. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Sơn, Trần Văn Quang.

        LIÊN KHU 5, liên khu ở Nam Trung Bộ trong KCCP. Thành lập 20.10.1948 trên cơ sở hợp nhất Khu 5, Khu 6 và Khu 15; gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận. Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng (Lâm Đồng). Bắc giáp Liên khu 4, nam giáp Đồng Nai, Sông Bé (Nam Bộ), dông giáp biển, tây có đường biên giới với Lào và Campuchia. Trong KCCP, LK5 đã tiến hành chiến tranh nhân dân trong vùng địch tạm chiếm; chống càn quét, khủng bố và giúp CM Lào và Campuchia. Lực lượng LK5 (4.1948) có: 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn làm nòng cốt, thường phân tán cùng LLVT các địa phương đấu tranh vũ trang; đến 4.1954 có: 3 trung đoàn và 8 tiểu đoàn thuộc liên khu, 7 tiểu đoàn thuộc tỉnh, 85 đại đội và 62 trung đội thuộc huyện; quân số trên 31.000 người. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Thế Lâm, Nguyễn Chánh.

        LIÊN KHU 10, liên khu ở Bắc Bộ trong KCCP. Thành lập theo sắc lệnh 120-SL ngày 25.1.1948 của chủ tịch nước VN DCCH, trên cơ sở hợp nhất Khu 10 và Khu 14 và điều chỉnh địa giới; gồm 8 tỉnh: Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu và châu Mai Đà (thuộc t. Hoà Bình). Tây và tây nam có đường biên giới với Lào, đông giáp Liên khu I, nam và đông nam giáp Liên khu 3 và Liên khu 4. Lực lượng (đầu 1948) có 4 trung đoàn (209, 165, 115, 148), 4 tiểu đoàn (696, 450, 410, 718) bộ binh và một đơn vị pháo binh. Sáp nhập với Liên khu 1 (4.11.1949) thành Liên khu Việt Bắc. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Bằng Giang, Song Hào.

        LIÊN KHU VIỆT BẮC. liên khu ở phía bắc Bắc Bộ. Thành lập theo sắc Iệnh l27-SL ngày 4.11.1949 của chủ tịch nước VN DCCH, trên cơ sở hợp nhất Liên khu 10 và Liên khu 1. Bắc giáp TQ. nam giáp Liên khu 3, đông giáp biển, tây giáp Lào. Có căn cứ địa Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc. Từ 7.1952 các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu được tách ra để thành lập Khu Tây Bắc. Đến 4.1954. LKVB có 1 trung đoàn. 15 tiểu đoàn, 81 đại đội, 32 trung đội chiến đấu với quân số khoảng 32.900 người. Giải thể (6.1957) để thành lập Quân khu Tây Bắc, Quân khu Việt Bắc, Quân khu Đông Bắc. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Quảng Ba, Chu Văn Tấn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM