Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: L  (Đọc 6805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:13:54 am »


        LÊ MINH TRUNG (s. 1946), Ah LLVTND (1975). Quê xã Điện Tiến, h. Điện Bàn. t. Quảng Nam; nhập ngũ 1964, trung tá (1988); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là huyện đội phó huyện Điện Bàn. Tham gia du kích lúc 16 tuổi. 1964-75 chiến sĩ công binh, cán bộ tiểu đội, trung đội, huyện đội, tham gia đánh 76 trận, diệt 312 địch, 20 xe tăng, xe bọc thép và 5 xe tải. Trận điểm cao Bồ Bồ (8.1965), cùng một chiến sĩ dùng quả bom 200kg cải tiến thành mìn. diệt 97 địch, phá hủy 1 súng ĐKZ, 1 cối 81mm. 12.1965 cùng ba đồng đội độn thổ giữa bãi cát (đoạn từ Hầm xẻ đi cầu Bầu Sấu), dùng mìn đánh đổ đoàn tàu 7 toa, phá vòng vây của 1 đại đội bào an. diệt 7 địch, trở về an toàn. 7.1966 cài 2 quả mìn ở đồn địch, diệt 2 xe GMC và 21 địch. Tổ chức xây dựng và huấn luyện công binh cho du kích các xã (thuộc h. Điện Bàn), tháo gỡ các loại bom, mìn, tự tạo vũ khí diệt địch, các đội du kích gỡ được 3.000 quả mìn, LMT tháo 100 quả bom, 250 đạn pháo. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba), 4 lần Dũng sĩ.



        LÊ NAM PHONG (Lê Hoàng Thống; s. 1927), hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân 2 (1987). Quê xã Quỳnh Hoa, h. Quỳnh Lưu, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945, trung tướng (1988); đv ĐCS VN (1948). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến chính trị viên đại đội. Trong KCCM, cán bộ thuộc Sư đoàn 7, chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. 1967-75 trung đoàn trường, tham mưu trướng, sư đoàn phó rồi sư đoàn trưởng, tham gia nhiều chiến dịch: Nguyễn Huệ (1972), Hồ Chí Minh (1975)... Tháng 5.1978-79 tham mưu trường, phó tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 1.1981 tư lệnh Quân đoàn 1. Tháng 10.1983 phó tham mưu trưởng BTL Quân tình nguyện VN tại Campuchia. 1987 hiệu trương Trường sĩ quan lục quân 2. Huân chương; Quân công hạng nhất...



        LÊ NGỌC HIỀN (Nguyễn Ngọc Thiện: s. 1928), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (4.1974 và 8.1988). Quê xã Đức Thượng, h. Hoài Đức, t. Hà Tây: tham gia CM 1944, nhập ngũ 5.1945, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1945). Tháng 10.1944 công tác in và phát hành báo “Độc lập” ở Hà Nội: hoạt động trong Hội thanh niên cứu quốc tinh Sơn Tây. 1945 tham gia khởi nghĩa ở Sơn Táy. 8.1946-53 tiểu đoàn phó, trung đoàn trường, tham mưu trưởng Đại đoàn 320. Tháng 3.1955-66 cục phó. cục trường các cục: quân huấn, tác chiến BTTM. 1967 phó tư lệnh Mặt trận B5. Tháng 8.1970 phái viên của BTTM ở chiến trường Nam Bộ, tham mưu phó QGPMN. 4.1974 phó tổng tham mưu trường; tham mưu trưởng chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Năm 1987 tư lệnh Mặt trận 719 (Quân tình nguyện VN tại Campuchia), phó đại diện BQP CHXHCN VN giúp Campuchia. 8.1988 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khoa V, VI (dự khuyết khóa IV). Đại biểu Quốc hội khóa VIII. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...



        LÊ NGỌC QUANG (Lê Văn Tăng; s. 1921), chính ủy đầu tiên BTL tăng thiết giáp. Quê xã Hiệp Cường, h. Kim Động, t. Hưng Yên; tham gia CM 1940, nhập ngũ 1946, đại tá (1973); đv ĐCS VN (1941). Năm 1940-44 tham gia Đoàn thanh niên phản đế. rồi Đoàn thanh niên cứu quốc ở xã; tham gia Ban cán sự tỉnh Hưng Yên, xây dựng phong trào CM ở ba huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ (Hưng Yên), Hưng Nhân (Thái Bình). Hai lần bị Pháp, Nhật bắt giam (7.1942 và 4.1945). Tháng 8.1945 tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Hưng Yên. tỉnh ủy viên phụ trách h. Khoái Châu. 5.1946 phụ trách công tác đàng ở Tiểu đoàn 56, rồi phụ trách công tác chính trị ở Trung đoàn 44. Trung đoàn 2 Tiên Yên. 1948 ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Sơn Tây. 1950 chính ủy Đội 71 (thủy binh), chính trị viên Trung đoàn 12 Hoà Bình. 1951 chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 351. tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Cuối 1954 chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy Sư đoàn pháo binh 349. Cuối 1958 chính ủy Trường sĩ quan pháo binh. 1961 tùy viên QS VN tại LX. 1965-72 chính ủy BTL tăng thiết giáp. 1968 trực tiếp chỉ đạo Tiểu đoàn tăng 128 đánh thắng trận đầu ở Làng Vây (Khe Sanh). 1972 tham gia đảng ủy Mặt trận Quảng Trị. 1973-76 cán bộ kiểm tra của TCCT. 1976-79 tùy viên QS VN tại Cuba. 1980-83 cục phó Cục liên lạc đối ngoại BQP. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:15:27 am »


        LÊ NINH (Bang Ninh; 1857-87), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Hà Tĩnh, hưởng ứng phong trào Cần Vương (1885-95). Quê xã Trung Lễ, h. Đức Thọ, t. Hà Tĩnh. Từ nhỏ đã say mê nghiên cứu binh pháp và luyện tập võ nghệ. 7.1885 khi vua Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương", LN tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ kháng chiến ở Trung Lễ. chỉ huy  nghĩa quân đánh chiếm thành Hà Tĩnh và nhiều đồn binh của Pháp, được vua Hàm Nghi phong chức bang biện quân vụ Hà Tĩnh. Nghĩa quân của LN phối hợp với nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hương Khê, tạo thành phong trào kháng chiến rộng khắp tỉnh Hà Tĩnh. Thực dân Pháp đem quân đàn áp, thiêu hủy căn cứ Trung Lễ, LN phải rút về vùng Bạch Sơn (h. Hương Sơn) lập căn cứ mới, tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu. Cuối 1887 bị bệnh mất (xt khởi nghĩa Lê Ninh, 7.1885-87).

        LÊ NÔ (Doãn Nỗ; 1393-?), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, thượng tướng quân, bậc khai quốc công thần. Quê Cổ Na (Cổ Định, t. Thanh Hóa). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. 8.1425 cùng Trần Nguyên Hãn, Lê Đa Bồ đem hơn 1.000 quân, một thớt voi tiến đánh các thành Tân Bình (Quàng Bình), Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên). Khi đến sông Bố Chính (Sông Gianh) gập quân Minh do Nhậm Năng chỉ huy , LN được lệnh chỉ huy quân mai phục ở Hà Khương, bát ngờ tiến công, diệt hơn 1.000 địch: được các cánh quân thủy bộ chi viện, nghĩa quân thừa thắng tiến lên giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Được phong: trụ quốc thượng tướng quân, tước Quang Phục Hầu, quân quản đạo Sơn Nam và ban quốc tính (mang họ vua). Hiện có miếu thờ LN ở thôn Phương Trung, xã Phương Chiểu, h. Tiên Lữ, t. Hưng Yên.

        LÊ PHỤ TRẦN nh. LÊ TẦN

        LÊ PHỤNG HIỂU (?-?), danh tướng thời Lí. Quê Băng Sơn. Châu Ái (nay là xã Hoằng Sơn, h. Hoằng Hóa, t. Thanh Hóa). Thời trẻ nổi tiếng có sức khỏe, được Lí Thái Tổ nhận làm võ vệ tướng quán. 1028 có công dẹp “loạn ba vương”, phò thái từ Lí Phật Mã lên ngôi (niên hiệu Lí Thái Tông). Được Lí Thái Tông thăng đô thống thượng tướng quân, tước Hầu. 1044 làm tướng tiên phong cùng Lí Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, lập công lớn. được thưởng lộc điền bằng cách ném dao từ núi cao xuống để định giới hạn. mở đầu lệ “thác đao điền” (mộng ném đao). Sau khi mất, được vua truy phong là Phúc Thần.

        LÊ QUANG BỬU (s. 1931), Nhà giáo nhân dân (1988). Quê xã Hương Sơ, tp Huế, t. Thừa Thiên - Huế; nhập ngũ (1950), dại tá (1984); dv ĐCS VN (1954). Trong KCCP tham gia chiến đấu ở Việt Bắc. 5.3.1952 là khẩu đội trưởng (pháo phòng không 37mm đầu tiên của QĐND VN), thuộc Đại đội 612, bảo vệ cầu Tà Lùng (Cao Bằng), bắn rơi 1 máy bay Pháp. 1957 giáo viên binh khí pháo phòng không Trường sĩ quan pháo binh. 1965 đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 9, Trường sĩ quan phòng không chiến đấu ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, chỉ huy đơn vị bắn rơi 10 máy bay Mĩ. 1980 hiệu phó rồi quyển hiệu trường Trường sĩ quan pháo phòng không (1987). LQB có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng trong chiến đấu và huấn luyện ở nhà trường và đơn vị: mô hình mô phỏng hoạt động của các bộ phận pháo phòng không (1957-65); thiết kế hướng dẫn thi công phòng luyện tập chỉ huy bắn của pháo (1960-65); lập bảng bắn cho pháo phòng không 90mm. được Đại đội 138, Trung đoàn 280 vận dụng bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực Mĩ ở Vinh (5.8.1964); chủ biên nhiều bài giảng, tài liệu: phương pháp bắn kẹp nòng mục tiêu trên không dùng mô hình mục tiêu bay có điều khiển (1966-70); chiến thuật phần đội pháo phòng không (1980); điều lệnh chiến đấu đại đội pháo phòng không (1988)... Huản chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:17:23 am »


        LÊ QUANG ĐẠO (Nguyễn Đức Nguyện; 1921-99), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1955-76). Quê xã Đình Bảng, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh; tham gia CM 1940, nhập ngũ 1945, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1940). Năm 1941-42 bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh; ủy viên Xứ úy Bắc Kì. 1943-45 bí thư ban cán sự Đảng thành phố Hà Nội, ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kì, biên tập viên các báo “Cứu quốc”, “Cờ giải phóng”, phụ trách báo “Quyết thắng” và các lớp đào tạo cán bộ Việt Minh ở Chiến khu Hoàng Hoa Thám. 8.1945-46 chính trị viên Chi đội giải phóng quân tỉnh Bác Giang; bí thư Thành ủy Hải Phòng. 1946-49 ủy viên Xứ ủy Băc Kì. bí thư Thành ủy Hà Nội, phó bí thư Khu ủy đặc biệt Hà Nội, liên khu ủy viên Liên khu 3, bí thư liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông. 1949 phó ban tuyên huấn trung ương ĐCS VN . 1950-54 phụ trách công tác tuyên huấn chiến dịch Biên Giới, cục trường Cục tuyên huấn TCCT, ủy viên Ban liên hiệp đình chiến trung ương. 1968-72 chính ủy các chiến dịch: Đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào và Trị Thiên. 1955- 76 phó chủ nhiệm TCCT, ủy viên thường trực Quân ủy trung ương (1965-76). Tháng 6.1978 phó bí thư thành ủy, kiêm chính ủy bộ chỉ huy QS thành phố Hà Nội. 1987-92 chủ tịch quốc hội nước CHXHCN VN; phó chủ tịch HĐNN. 8.1994 chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa III-VI, ủy viên ban bí thư các khóa IV, V. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        LÊ QUANG HÒA (Lê Thành Kim; 1914-93), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1980). Quê xã Xuân Dục. h. Mĩ Hào, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1939). Nam 1938 tham gia Đoàn thanh niên dân chủ Hà Nội. 12.1939 bị thực dân Pháp bắt. kết án 5 năm tù và đày đi Sơn La. 3.1945 vượt ngục, tham gia Ban cán sự tỉnh Sơn Tây, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn Tây. 11.1945-49 chính trị ủy viên Chiến khu 3, sau là chính ủy Liên khu 3, bí thư quân khu ủy, ủy viên thường vụ liên khu ủy. 1949 chính ủy, bí thư đáng ủy Mặt trận Trung Du. 1950-55 cục phó, cục trưởng Cục quân huấn BTTM. 1955-56 hiệu trưởng kiêm chính ủy Trường văn hóa QĐ. kiêm cục trưởng Cục văn hóa. 1957-60 chính ủy, bí thư đảng ủy Trường sĩ quan lục quân. 1960-63 chính úy BTL pháo binh. 1963-67 phó chủ nhiệm TCCT. 1967-73 chính úy, bí thư đảng ủy Quân khu 4. Năm 1973 trưởng đoàn QS miền Bắc trong Ban liên hiệp QS bốn bên. 1973 phó chủ nhiệm TCCT. kiêm chính ủy, bí thư đảng ủy đầu tiên của Quân đoàn 1. Năm 1975 phái viên của ban thường vụ Quân ủy trung ương ở Huế; phó chính ủy, ủy viên thường trực Quân ủy QGPMN, phó chính ủy chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy cánh quân hướng đông. 1976 phó chủ nhiệm TCCT. 1977 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 4. Năm 1980 thứ trưởng BQP kiêm tổng thanh tra QĐ. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV. Huân chương; Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất...



        LÊ QUẢNG BA (Đàm Văn Mông; 1914-88), tư lệnh đầu tiên Quân khu Việt Bắc. Dân tộc Tày, quê xã Sóc Hà, h. Hà Quảng, t. Cao Bằng; tham gia CM 1935, nhập ngũ 1944. thiếu tướng (1958): đv ĐCS VN (1936). Năm 1941 phụ trách đội du kích đầu tiên ở Cao Bằng. Cuối 1944-45 ủy viên QS và phái viên kì bộ Việt Minh ở Cao-Bắc-Lạng. 11.1945-47 khu phó Khu 1, khu trưởng Khu Hà Nội, rồi khu trường Khu 12. Năm 1948-49 chỉ huy phó Mặt trận 2 (Đỏng Bắc), rồi chỉ huy trường Mặt trận Duyên Hải Đông Bắc và Thập Vạn Đại Sơn. 12.1949 tư lệnh Liên khu Việt Bắc. 5.1951 đại đoàn trưởng đầu tiên Đại đoàn 316. Năm 1957-59 tư lệnh Quân khu Việt Bắc. 1960 chuyển ngành, trướng ban dân tộc trung ương rồi phó chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa UI. Đại biểu Quốc hội khóa II-VI. Huân chương: Hồ Chí Minh. Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:19:08 am »


        LÊ QUỐC SẢN (Tám Phương; 1920-2000), tư lệnh Quân khu 8 (1974-75). Quê xã Hải Anh, h. Hải Hậu, t. Nam Định; nhập ngũ 4.1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1945). Tháng 8.1945 chỉ huy QGP của Việt kiều ở Xavannakhẹt (Lào). 12.1946 chi đội phó Chi dội Trần Phú (từ Thái Lan về). 1947-54 trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, liên trung đoàn trưởng, rồi tỉnh đội trưởng Vĩnh Trà. 1954 tập kết ra miền Bắc, trường phòng bờ biển; trung đoàn trường Trung đoàn 50, Quân khu Tả Ngạn. 1961 chỉ huy trường Quân khu 8. Năm 1972-75 phó tư lệnh, tư lệnh Quân khu 8. Tháng 5.1976-80 phó tư lệnh Quân khu 9. Năm 1980-87 chuyển sang công tác tổng kết chiến tranh. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...



        LÊ SÁT (7-1437). danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. đại thần nhà Hậu Lê. Quê thôn Bi Ngũ, h. Thụy Nguyên (nay thuộc h. Thiệu Hóa, t. Thanh Hóa). Theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa từ đầu. 1420 cùng Lê Hào đánh thắng quân Minh do Tạ Phượng chỉ huy ở trại Quan Du (Quan Hóa, Thanh Hóa) giết hơn nghìn địch. 1424 tham gia chỉ huy đánh trận phục kích ở Khả Lưu. Bổ Ải (Nghệ An), buộc quân Minh phải chuyển sang thế phòng ngự. Tham gia chỉ huy trận Xương Giang (9.1427). Một trong những người chỉ huy chú chốt trận Chi Lăng - Xương Giang (8.10-3.11.1427), đánh bại đạo viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Sau thắng lợi (1428), được khắc biển ghi công, đứng thứ 2 trong 53 công thần, được thăng đến đại tư đồ. trực tiếp giúp Lê Thái Tông (còn nhỏ). 1434 thừa tướng. 1437 tự tử do bị vu là chuyên quyền. 1484 được Lê Thánh Tông minh oan, truy tặng thái bảo. Cảnh Quốc Công.

        LÊ TẨN (Lê Phụ Trần; ?-?), danh tướng triều Trần Thái Tông. Quê h. Thanh Liêm, t. Hà Nam. Xuất thân thuộc dòng dõi Lê Đại Hành. 1258 tướng Mông cổ là Ngột Lương Hợp Thai đánh đến Bình Lệ Nguyên (nay thuộc h. Bình Xuyên, t. Vĩnh Phúc), LT một mình một ngựa xông pha trận mạc. Thấy thế giặc mạnh, LT khuyên vua lui quân để bảo toàn lực lượng, được vua nghe, lui quân về đóng ở Sông Lô, LT che đỡ phía sau, quân giặc bắn tới tấp đã lấy ván thuyền che cho vua thoát nạn. Thế giặc mạnh, lại phải lui về đóng ở Thiên Mạc, theo vua bàn việc cơ mật. Có công đầu trong cuộc kháng chiến, được vua phong làm ngự sử đại phu, rồi sai đi sứ sang Mông Cổ. 1259 được thăng thủy quân đại tướng. 1274 phong thiếu sư kiêm trừ cung giáo thụ (thầy dạy thái tử).

        LÊ THÁI TỔ nh. LÊ LỢI

        LÊ THẾ TRUNG (s. 1928), Ah LLVTND (1978). Quê phường Lĩnh Nam. q. Hoàng Mai, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946. thiếu tướng (1988), giáo sư, tiến sĩ khoa học, giám đốc Học viện quân y (1986-95), Thầy thuốc nhân dân; đv ĐCS VN (1948); khi tuyên dương Ah là trung tá, phó tiến sĩ y khoa, viên phó Viện quân y 103. Trong KCCP và KCCM, nhiều lần đi chiến trường, mổ cứu sống hơn trăm trường hợp vết thương hiểm nghèo; hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị cứu chữa được hàng trăm trường hợp khác; kết hợp đông y với tây y chữa thành công cho 80 thương binh bị suy mòn do bỏng gây ra; nghiên cứu hơn 50 đề tài y học có giá trị. phổ biến kịp thời phục vụ chiến đấu, giảm tỉ lệ tử vong; đào tạo và bồi dưỡng 32 bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu về bỏng và xây dựng được chuyên khoa bỏng ở tuyến điều trị cao nhất của QĐ. Nghiên cứu trên 50 loại cây thuốc chữa bỏng có giá trị, thuốc chữa bỏng B76 được tặng huy chương trong nước và quốc tế. Tác giả 18 tập sách (giáo khoa bỏng, từ điển ngoại khoa, sổ tay bác sĩ...). Huân chương Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:20:57 am »


        LÊ THỊ HỒNG GẤM (1951-70), Ah LLVTND (truy tặng 1971). Quê xã Long Hưng, h. Châu Thành, t. Tiền Giang nhập ngũ 1970; đv ĐCS VN (1970); khi hi sinh là trung đội phó bộ đội địa phương huyện Cháu Thành. Trong KCCM. 1967-68 giao lién xã. nhiều lần gặp địch trên đường, bình tĩnh khôn khéo đối phó. chuyển hàng trăm công văn tài liệu an toàn. Cuối 1968-70 xã đội phó, trung đội phó du kích rồi trung đội phó bộ đội địa phương huyện, tham gia xây dựng 5 trung đội tự vệ, 5 tổ du kích, cùng đồng đội chiến đấu 59 trận, diệt và làm bị thương 280 địch (có 22 Mĩ và nhiều ác ôn), bắn rơi 1 máy bay trực thăng. Trận đánh 18.4.1970, trong khi làm nhiệm vụ, tổ chiến đấu bị máy ba; trực thăng địch phát hiện, LTHG tìm cách thu hút hỏa lực địch để đồng đội thoát khỏi nguy hiểm, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, diệt một số địch và hi sinh. Huân chương: Quán công hạng ba, Chiến công hạng nhì, 4 lần Dũng sĩ.



        LÊ THỊ NHIỄM (1902-95), Ah LLVTND (1978). Quê ở Tam Hiệp, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; nhập ngũ 1945. thiếu tá (1993); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng giao liên tình báo thuộc Đoàn 22, Bộ tham mưu B2**. Năm 1945-75 chiến sĩ giao liên, cơ sở của các đầu mối tình báo quan trọng trong tp Sài Gòn. Mưu trí, sáng tạo vượt qua nhiều khó khăn nguy hiểm; trong hoàn cảnh địch lùng sục, kiểm soát gắt gao, hàng trăm lần chuyển công văn. tài liệu, đưa đón cán bộ tình báo ra vào thành phố an toàn. 7.1969-2.1970 bị địch bắt, tra tấn dã man. vẫn giữ vững ý chí CM, động viên những người trong tù không khai báo, tích cực đấu tranh với địch. Được trả tự do, lại hăng hái tham gia công tác cho tới ngày thắng lợi (1975). Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        LÊ THỊ THANH (Nguyễn Thị Lan; s. 1932), Ah LLVTND (1967). Quê xã Điện Hoà, h. Điện Bàn. t. Quảng Nam; đv ĐCS VN (1964); khi tuyên dương Ah là xã đội phó xã Điện Hoà. Trong KCCP và KCCM, tham gia du kích, 1955-67 trong hoàn cảnh dịch kìm kẹp và khủng bố ác liệt, LTT vẫn nuôi giấu cán bộ tại nhà, xây dựng cơ sở kháng chiến, lập đội nữ du kích, tổ chức và chỉ đạo thắng lợi 200 cuộc đấu tranh chính trị, chống địch bắt lính, dồn dân lập ấp chiến lược. LTT vừa chiến đấu vừa làm công tác binh vận, đánh phá hệ thống kìm kẹp của địch, chiến đấu 37 trận, diệt 69 địch (có 54 Mĩ), xây dựng xã thành đơn vị cơ sở xuất sắc về tiến hành chiến tranh nhân dân tại Quân khu 5. Huân chương: Quân công hạng nhì. Chiến công (hạng nhất, hạng ba), 2 lần Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú.



        LÊ THIẾT HÙNG (Lê Văn Nghiệm; 1908-86). tư lệnh đầu tiên BTL pháo binh. Quê xã Hưng Thông, h. Hưng Nguyên, t. Nghệ An; tham gia CM 1925, nhập ngũ 1944. thiếu tướng (1946); đv ĐCS VN (1930). Năm 1925 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 1940-45 tốt nghiệp Trường QS Hoàng Phố (TQ), về nước hoạt động ở Chiến khu Cao -  Bắc - Lạng, tổ chức và làm chính trị viên Đội vũ trang đặc biệt; giám đốc đầu tiên Trường QS Cao Bằng. 8.1945 chỉ huy LLVT giành chính quyền ở Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm. Cuối 1945 khu trường Khu 4. Tháng 3.1946 tổng chỉ huy Quân tiếp phòng. 1948-50 tổng thanh tra QĐ; chỉ huy Mặt trận Bắc Cạn, Tuyên Quang; hiệu trưởng Trường bổ túc quân chính trung cấp. 1950-54 hiệu trưởng Trường lục quân; cục trường Cục quân huấn BTTM. 1956-63 tư lệnh BTL pháo binh. 1963 đại sứ VN DCCH tại CHDC nhân dân Triều Tiên. 5.1970 phó ban Ban đối ngoại trung ương. Huân chương: Hồ Chí Minh, Chiến công hạng nhất. Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:23:46 am »


        LÊ THÙY (Lẽ Văn Lộc; 1922-99), tư lệnh Quàn khu Tây Bắc (1970-74). Dân tộc Tày, quê xã Dân Chủ, h. Hoà An, t. Cao Băng; tham gia CM 1940, nhập ngũ 3.1945, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1941). Năm 1940- 44 hoạt động xây dựng cơ sở CM ở Bắc Kạn. Tuyên Quang, Yên Bái. 1945 chính trị viên Giải phóng quân ở Chiêm Hoá. 1946-54 trung đoàn trưởng và chính ủy trung đoàn một số đơn vị. 1956-66 sư đoàn trường sư đoàn: 335 và 316, tham mưu trưởng Quân khu Tây Bắc. 1967-74 phó tư lệnh, tư lệnh Quân khu Tây Bắc. 6.1974-78 phó tư lệnh Quân khu Việt Bắc. 1976 phó tư lệnh Quân khu 1. Năm 1978 phó tư lệnh Quân khu 2. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công (1 hạng nhất, 2 hạng ba)...



        LÊ TRỌNG TẤN (Lê Trọng Tố; 1914-86), thứ trưởng BQP kiêm tổng tham mưu trường QĐND VN (1980-86). Quê xã Yên Nghĩa, h. Hoài Đức, t. Hà Tây; tham gia CM 1944, nhập ngũ 8.1945. đại tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Tháng 8.1945 ủy viên QS trong ban lãnh đạo khởi nghĩa tỉnh Hà Đông. Cuối 1945-50 giữ các chức vụ: trung đoàn phó. trung đoàn trưởng, quyền khu trường Khu 14, phó tư lệnh Liên khu 10, trung đoàn trường kiêm chính ủy Trung đoàn 209, phó chỉ huy trận Đông Khê và chỉ huy đánh Binh đoàn Sactông trong chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950). Tháng 12.1950-54 đại đoàn trường đầu tiên Đại đoàn 312, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tháng 12.1954- 60 hiệu trường Trường sĩ quan lục quân VN. 3.1961-69 phó tổng tham mưu trường; phó tư lệnh, ủy viên Quân ủy QGPMN. 1970-79 phó tổng tham mưu trường kiêm: tư lệnh Mặt trận Đường 9, đặc phái viên Bộ tổng tư lệnh QĐND VN bên cạnh bộ chỉ huy QGP nhân dân Lào, tham gia chỉ đạo chiến dịch Cánh Đồng Chum, tư lệnh chiến dịch Trị Thiên, tư lệnh đầu tiên của Quàn đoàn 1, viện trưởng Viện khoa học QS BQP, tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng, phó tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh (1975). Năm 1976-77 phó tổng tham mưu trường, kiêm viện trưởng Học viện QS cấp cao. 12.1978-79 tư lệnh Mặt trận Tây Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam. 1980-86 thứ trưởng BQP. kiêm tổng tham mưu trưởng QĐND VN, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV, V. Đại biêu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng ba). Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        LÊ TRUNG ĐÌNH (1863-85), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại tỉnh Quảng Ngãi (1885) hưởng ứng phong trào Cần Vương (1885-95). Quê xã Phú Nhơn (nay là xã Tịnh An), h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi. 1882 đỗ cử nhân nhưng không làm quan, cùng một số sĩ phu yêu nước bí mật tổ chức nghĩa hội, chuẩn bị lực lượng chống Pháp, được cử làm chánh quản hương binh. 13.7.1885 khi vua Hàm Nghi hạ "Chiếu Cần Vương ”, LTĐ cùng Nguyễn Tri Tấn dấy binh hưởng ứng, chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ thành Quảng Ngãi; sau đó tiếp tục đánh trả lực lượng lớn quân sơn phòng do Nguyễn Thân chỉ huy đến đàn áp. 23.7.1885 bị bắt và bị sát hại.

        LÊ TỰ ĐỒNG (Lê Tự Đắc; s. 1920), tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Trị - Thiên (1974-75). Quê phường Kim Long, tp Huế, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1945. trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1940). Năm 1937-39 tham gia phong trào thanh niên dân chủ thành phô Huế. 1940 bị thực dân Pháp bắt, đày đi Buôn Ma Thuột. 3.1945 được trả tự do, ủy viên Việt Minh tỉnh Thừa Thiên. 8.1945 ủy viên ủy ban khởi nghĩa thành phố Huế. 1948-52 chính trị viên: Phân khu Bình - Trị - Thiên Liên khu 4, Tỉnh đội Thừa Thiên. 7.1953 phó chính ủy Đại đoàn 325. Tháng 1.1955 chính ủy Đại đoàn 316. Năm 1961-67 chủ nhiệm khoa của Học viện quân chính; chính ủy Trường sĩ quan lục quân. 9.1968-69 phó chính ủy: Quàn khu Hữu Ngạn, Quân khu 4 kiêm chính ủy Mặt trận B5. Tháng 12.1972 chính ủy, bí thư Quân khu ủy Trị - Thiên. 1974-75 tư lệnh kiêm chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu Trị - Thiên; bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. 1976 chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu 4. Tháng 2.1977 phó giám đốc chính trị Học viện QS cao cấp. Đại biểu Quốc hội khóa VI. Huân chương; Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:25:57 am »


        LÊ VĂN AN (7-1437), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, đại thần nhà Hậu Lê. Quê Mục Sơn. h. Thụy Nguyên (nay là xã Xuân Bái. h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Tham dự hội thề Lũng Nhai (J4I6), đánh hơn 100 trận lớn nhỏ, lập nhiều công. 1424 tham gia chỉ huy đánh bại quân Minh ở Khả Lưu - Bồ Ải. 1425 cùng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân, Lê Nỗ, Lê Bôi chỉ huy giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. 1426-27 tham gia chỉ huy bao vây và bức địch hàng ở thành Nghệ An. 1427 cùng Lê Lí, Lê Sát, Lưu Nhân Chú chỉ huy đánh trận mai phục ở Cần Trạm, sau đó tham gia chỉ huy bao vây, tiến công tiêu diệt hoàn toàn quân Minh ở Xương Giang (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427). Sau thắng lợi (1428) được giữ chức nhập nội tư mã. 1434 được cử làm tư mã bắc đạo, dẹp loạn Hoàng Nguyên Ý ở Lạng Sơn, lập công được phong nhập nội đại tư mã.

        LÊ VĂN BẢNG (s. 1930), Ah LLVTND (1967). Quê Tịnh Khê, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1948, thượng úy (1975); đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng đặc công bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận. Trong KCCP tham gia chiến đầu gần 100 trận. Trong KCCM, 1955- 57 hoạt động ở Bình Thuận, làm giao liên trong vùng địch tạm chiếm. 1961-67 chiến đấu trên 30 trận, diệt 40 địch, bắt 16, thu 40 súng các loại, nhiều lần bị thương vẫn không rời trận địa. Các trận Đồng Kho (2.1962), Tam Tân (8.1962), Ma Lâm (1.1964), LVB dẫn đầu phân đội nhỏ thọc sâu, diệt các hỏa điểm, SCH địch, tạo điều kiện cho đơn vị nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Trận đánh trên đường 8 (2.1967), LVB đã chỉ huy bộ phận khóa đuôi địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn chi đoàn xe M113. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng ba.



        LÊ VĂN DŨNG (Nguyễn Văn Nới; s. 1945), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (từ 5.2001). Quê xã Phong Mĩ, h. Giồng Trôm, t. Bến Tre; nhập ngũ 1963, thượng tướng (6.2003); đv ĐCS VN (1965). Trong KCCM, 1963-75 chiến đấu liên tục ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, trường thành từ chiến sĩ đến phó chính ủy Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4; tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (4.1975) và giải phóng Campuchia (1979). Năm 1983-87 phó sư đoàn trường, tham mưu trưởng, rồi sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.- 5.1988 phó tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 3.1990 phó tư lệnh tham mưu trưởng Quân khu 7. Tháng 9.1991 tư lệnh Quân đoàn 4. Tháng 8.1995 tư lệnh Quân khu 7. Tháng 12.1997 phó chủ nhiệm TCCT. 9.1998-4.2001 thứ trưởng BQP, tổng tham mưu trường QĐND VN, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương. 5.2001 chủ nhiệm TCCT. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX, bí thư trung ương Đảng khóa IX. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Huân chương: Quân công, 5 Chiến công hạng nhất. Bảo vệ tổ quốc (nhà nước Campuchia tặng).



        LÊ VĂN KHÔI (Nguyễn Hữu Khôi; 7-1834), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Nam Bộ chống triều Nguyễn thời vua Minh Mạng. Quê Cao Bằng. LVK thuộc dòng dõi họ Nguyễn, sau đổi thành họ Bế. Được Lê Vãn Duyệt nhận làm con nuôi, cho mang họ Lê và cho giữ chức phó vệ úy, khi Lẽ Văn Duyệt chết, LVK và các thuộc hạ của Lê Văn Duyệt bị truy nã theo mật dụ của Minh Mạng (vì cho là có ý đồ chống lại triều đình). 6.1833 LVK dấy binh chống lại triều đình, giết tổng đốc Nguyễn Văn Quế và bố chính Bạch Xuân Nguyên, tự xưng là Bình Nam đại nguyên soái. Trong vòng một tháng, nghĩa quân LVK chiếm được 6 tỉnh Nam Bộ (x. khởi nghĩa Lê Văn Khôi, 1833-35). Do Thái Công Triều (thủ lĩnh của nghĩa quân) phản bội, nội bộ tan rã. Đầu 1834 LVK lâm bệnh mất tại thành Phiên An. Nghĩa quân LVK tiếp tục chiến đấu đến 7.1835.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:28:52 am »

       
        LÊ VĂN PHÍCH (s. 1949), Ah LLVTND (1970). Quê xà Tân Thành Bình, h. Mỏ Cày, t. Bến Tre; nhập ngũ 1968, đại tá (1990); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là trung đội phó đặc công, Đại đội A, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre. 9.1968 chỉ huy tổ đặc công đánh chìm 1 tàu chiến Mĩ dậu ở kênh Chẹt Sậy. 11.1968 đánh chìm 1 tàu chiến và 14 tàu xuồng QS trên sông Hàm Luông. 1969 diệt hàng trăm địch, đánh sập cầu Bình Chánh (dài 100m) trên đường Bến Tre đi Giồng Trôm, làm gián đoạn giao thông địch 2 tháng. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng ba, 9 lần Dũng sĩ diệt Mĩ.



        LÊ VĂN THỌ (1931 -71), Ah LLVTND (1955). Quê phường Tân Thới Hiệp, q. 12, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1947, thượng úy (1971); đv ĐCS VN (1949); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng đặc công miền Đông Nam Bộ. Trong KCCP và KCCM, chiến đấu ở chiến trường Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ, cùng đơn vị phá hủy nhiều cầu cống, kho bom, đồn bốt dịch, LVT diệt 160 địch. Trận đánh cầu Lái Thiêu trên đường 13 (1949), LVT trinh sát, dẫn đầu đơn vị, đánh sập cầu. 1.6.1954 cùng một chiến sĩ đột nhập kho bom Tân An Hội (Gò Vấp), đặt thuốc nổ vào giữa kho và các nơi xung yếu, phá hủy 700 quả bom, 1 đại bác, đánh 3 tháp canh, 1 dãy nhà lính, 15 dãy nhà kho, diệt hơn 180 địch. Hi sinh trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971). Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.


        LÊ VĂN TRI (Hồng Lĩnh; s. 1920), tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân (1969-77). Quê xã Hạ Trạch, h. Bố Trạch, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1945, trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường. 1955 tham mưu trưởng Sư đoàn 367. Năm 1961 tham mưu phó Binh chủng pháo binh phụ trách pháo phòng không. 11.1963 phó tư lệnh Quân chủng phòng không -  không quân. 9.1964 cục phó Cục tác chiến BTTM. 12.1967 phó tư lệnh, 1969-77 tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân. 3.1977 chủ nhiệm, bí thư đảng ủy TCKT. ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa IV. Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...



        LÊ VĂN TRUNG (s. 1952), Ah LLVTND (1973). Quê xã Linh Sơn, h. Anh Sơn, t. Nghệ An; nhập ngũ 1970, thượng tá (2001); dv ĐCS VN (1973); khi tuyên dương Ah là trung sĩ, tiểu đội trưởng tên lửa chống tăng (B- 72), Đại đội 6, Tiểu đoàn 371, BTL pháo binh. 1972 tham gia chiến dịch Quảng Trị, chỉ huy tiểu đội đánh 9 trận diệt 21 xe tăng, xe bọc thép, LVT bắn 24 quả đạn B-72 diệt 17 chiếc, đạt hiệu suất chiến đấu cao, bị thương vẫn không rời trận địa. Trận Ái Tử (28.4.1972), điều khiển 6 quả B-72 diệt 6 xe tăng, phá vỡ tuyến phòng ngự bằng xe tăng của địch. 20-25.5.1972 cùng bộ binh giữ chốt ở phía bắc cầu Mĩ Chánh, đánh lui hàng chục đợt tiến công của bộ binh, xe tăng địch, bắn 7 quả đạn, diệt 6 xe tăng địch. Trận Cầu Nhi (6.7.1972), bắn 1 quả đạn diệt 1 xe M113. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).


« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:39:39 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:44:05 am »


        LÊ VĂN TƯỞNG (Lê Chân; s. 1919), phó chính ủy QGPMN (1972). Quê xã Thạch Lợi, h. Bến Lức, t. Long An; tham gia CM 1936, nhập ngũ 8.1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1940). Tháng 8.1945 huyện ủy viên, phụ trách QS huyện Thủ Thừa. 12.1945 chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Tân An; chỉ huy trưởng bộ đội liên quân Chợ Lớn - Tân An. 1946-54 chi đội phó, tiểu đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng Tân An và Đồng Tháp. 10.1955-60 chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 330. Tháng 5.1961 chủ nhiệm chính trị QGPMN VN. 11.1964 chính ủy chiến dịch Bình Giã. 1965-67 chính ủy Sư đoàn 9. Tháng 12.1967 chủ nhiêm chính trị, ủy viên Quân ủy Miền. 1972 phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị QGPMN VN, thường trực Quân ủy Miền. 4.1975 chính ủy cánh quân Tây Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh. 5.1976 chính ủy Quân khu 9. Tháng 6.1978-87 ủy viên thường trực ủy ban kiểm tra Đảng ủy QS trung ương. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất...



        LÊ VÂN (Phạm Vấn; 7-1435), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, đại thần nhà Hậu Lê. Quê làng Nguyên Xá, h. Lương Giang (nay là h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. 1420 quân Minh do Lí Bân, Phương Chính chỉ huy tiến đánh Lê Lợi ở Mường Thôi (Thanh Hóa), LV cùng Lí Triện chỉ huy nghĩa quân mai phục ở Bồ Mộng, đánh bại và diệt hơn 3.000 quân Minh. Đầu 1423 quân Minh vây chặt Lê Lợi ở Sách Khối, LV cùng các danh tướng khác xông lên trước phá vây, giết tướng Phùng Quý, diệt hơn 1.000 quân, buộc địch bỏ chạy về thành Đông Quan. 1424 tham gia chỉ huy nghĩa quân đánh bại quân Minh ở núi Bồ Đằng, Khả Lưu, Bồ Ải (Nghệ An). 1427 tham gia chỉ huy đại quân đánh trận Xương Giang (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427). Năm 1428 được xếp vào hàng khai quốc công thần bậc nhất, tước Huyện Thượng Hầu, làm tể tướng. 1433 Lê Thái Tổ mất, cùng Lê Sát nhận di chiếu lập Lê Nguyên Long lên ngôi vua (Lê Thái Tông) và phụ chính.

        LÊ XUÂN LỰU (s. 1925), giám đốc Học viện chính trị QS (1981-91). Quê xã Sơn Lễ, h. Hương Sơn, t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1947, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1945). Năm 1947-48 chính trị viên tiểu đoàn. 2.1950-53 phái viên của BQP vào chiến trường miền Nam, chính trị viên Trung đoàn Đồng Nai (Nam Bộ), tỉnh đội trưởng Long Châu Sa. 1954 tập kết ra miền Bắc, chính ủy trung đoàn, phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn pháo binh 349. Tháng 8.1962 chủ nhiệm khoa công tác chính trị Học viện quân chính. 1964 phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị chiến dịch Bình Giã. 9.1965-68 chính ủy Sư đoàn 5, tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968); phó chính ủy Quân khu 7; chính ủy Trường quân chính QGPMN. 4.1975 phó chính ủy Đoàn 232, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh; chính ủy Đoàn 500 (giáo dục cải tạo sĩ quan QĐ Sài Gòn). 8.1976 chủ nhiệm khoa giáo viên chính trị Học viện QS cao cấp. 7.1978 phó giám đốc Học viện chính trị. 1981-91 giám đốc bí thư đảng ủy Học viện chính trị - QS. 1.1992-93 chuyên viên nghiên cứu lí luận, TCCT. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quàn công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng nhì...



        LÊ XUÂN TẤU (s. 1944), Ah LLVTND (1972). Quê xã Đôn Nhân, h. Lập Thạch, t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ 1963, thiếu tướng (2003), tư lệnh Binh chủng tăng thiết giáp (từ 2002); đv ĐCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 198, Trung đoàn 203, BTL tăng thiết giáp. 1968-72 chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào. 24.1.1968 đánh trận Tà Mây (Lào), chỉ huy xe đi đầu, bắn sập nhiều lô cốt, ụ súng, chia cắt, diệt 1 tiểu đoàn địch. Trận Làng Váy (6-7.2.1968), chỉ huy trung đội chi viện cho các đơn vị bộ binh diệt địch góp phần giải phóng khu vực đường 9. Trận Y Tu, Bản Nhích (10.6.1971), chỉ huy đại đội cùng bộ binh diệt và bắt sống hơn 2 tiểu đoàn quân Viêng Chân (Lào) góp phần giải phóng cao nguyên Bôlôven. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:45:52 am »


        LÊGIÔNG (cổ), 1) quân, QĐ La Mã nói chung, từ tk 8tcn trở về trước; 2) đơn vị tổ chức và đơn vị chiến thuật cơ bản trong QĐ La Mã cổ đại. Có từ cuối tk 4tcn, gồm 10 manipun và 10 tuốcmơ (đơn vị tổ chức của kị binh, có 30 người), quân số khoảng 4.500 người (3.000 bộ binh nặng, 1.200 bộ binh nhẹ, 300 kị binh). Trong chiến đấu, L được tổ chức thành 2- 3 tuyến manipun, mỗi tuyến cách nhau 15-25m, đi đầu là bộ binh nhẹ, hai bên sườn có kị binh. Các manipun được bố trí theo đội hình bàn cờ, cách nhau 15-20m. Đến tk ltcn, đời Xê da, L được tổ chức lại, gồm 10 côhoocxơ (mỗi côhoocxơ có 3 manipun, mỗi manipun có 100-120 người), bộ phận phương tiện công thành và bộ phận xe ngựa vận tải; quân số khoảng 3.000-4.500; trong đội hình chiến đấu có đội dự bị; 3) đội quân đánh thuê nước ngoài trong LLVT một số nước (Anh. Pháp. Đức...) tk 16-20. L thường có thành phần không ổn định.

        LÊNA, sông ở đông Xibiri (Nga), dài 4.400km, diện tích lưu vực 2.490.000km2. Bắt nguồn từ sườn phía tây dãy núi Baican. đổ ra biển Laptep (thuộc Bắc Băng Dương), tạo thành châu thổ dt 30.000km2. Nước sông bắt đầu đóng băng vào tháng 10-11 và băng tan vào tháng 5-6. Tàu đi lại được 4.190km cách cửa sông. Các sông nhánh chính: Vilui, Kirenga, Vitim. Ôleơna, Anđan. Các cảng chính: Ôxetrôvô, Kirenxcơ, Iacutxcơ, Xangarư.

        LỆNH ĐỘNG VIÊN, lệnh chuyển LLVT, nền kinh tế quốc dân, thể chế nhà nước, sinh hoạt xã hội sang thời chiến. Có lệnh tổng động viên, LĐV cục bộ: LĐV do chủ tịch nước công bố, căn cứ vào nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội: trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên tăng cường cho lực lượng thường trực của QĐ do chính phủ quy định. Căn cứ lệnh của chủ tịch nước, chính phủ quyết định huy động số lượng nguồn động viên; bộ trưởng BQP căn cứ quyết định của chính phủ lệnh huy động các đơn vị dự bị động viên: lệnh gọi nhập ngũ của quân nhân dự bị, lệnh điều động phương tiện kĩ thuật do cấp có thẩm quyền kí. Việc thông báo LĐV được tiến hành đồng thời theo hệ thống hành chính từ trung ương tới cơ sở; từ BQP tới cơ quan QS địa phương, đơn vị QĐ (với BQP thường kết hợp thông báo LĐV với lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu).

        LỆNH GIỚI NGHIÊM. lệnh do chính quyền trung ương hoặc địa phương ban hành về việc nghiêm cấm (hoặc hạn chế) hoạt động đi lại, tụ họp... của dân chúng khi có tình huống đặc biệt liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại những khu vực và thời gian nhất định. Việc thực hiện LGN được kiểm soát chặt chẽ bàng LLVT. Địa điểm, quy mô khu vực giới nghiêm, thời gian giới nghiêm căn cứ tình hình cụ thể và có thể thay đổi trong quá trình thực hiện LGN.

        LỆNH GỌI NHẬP NGŨ. lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền gọi công dân và quân nhân dự bị vào phục vụ QĐ. LGNN được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. UBND xã. phường, thị trấn; cơ quan Nhà nước và các tổ chức cơ sở khác có trách nhiệm chuyển LGNN tới từng người theo thời gian quy định và bảo đảm cho công dân và quân nhân dự bị được gọi nhập ngũ có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM