Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:58:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: L  (Đọc 6884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 07:08:51 pm »


        LÂM ÚY (1927-50), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Quê xã Quảng Hoà, h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN (1946); khi hi sinh là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 18, bộ đội chủ lực Mặt trận Bình -  Trị - Thiên. Trong KCCP, 1947-50 tham gia phá tề ở Sào Nam (Lệ Thủy), xây dựng cơ sờ, tổ chức du kích ở Cảnh Dương - Tú Loan; chiến đấu trên 30 trận, diệt hơn 100 địch (hầu hết là quân Pháp), bắt 3, thu 15 súng. Trận đánh ở mỏm đổi cao (gần Minh Lễ, cuối 1948). LU dùng lê diệt 6 địch, cùng trung dội phá vỡ vòng vây địch. Trận chống càn ở Bang Sơn (Quảng Bình, 1.1950), LU dùng trung liên diệt gần một trung đội địch, cùng đại đội đánh lui cuộc càn của một tiểu đoàn địch có máy bay yểm hộ. Trận Xuân Bồ (Quảng Bình, 5.1950). cùng đại đội đánh lui hơn 10 đợt tiến công của địch, khi phản kích. LU dùng lưỡi lê diệt 4 địch, lưỡi lê gãy, LU lao vào vật lộn với một sĩ quan Pháp ôm địch lăn xuống sông diệt dịch và hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhì.



        LÂM VIÊN, tỉnh cũ ở Trung Bộ. Thành lập 1.1916 do tách từ t. Bình Thuận. Tinh lị: Đà Lạt. Trong KCCM sáp nhập với Đổng Nai Thượng thành t. Lâm Đổng.

        LẦN BAY MÁY BAY. lần cất cánh của một máy bay đi làm nhiệm vụ; đơn vị để tính toán lượng sử dụng không quân trong một thời gian nhất định (ngày đêm, tuần, tháng, mặt trận chiến đấu hay một chiến dịch) khi lập kế hoạch tác chiến. LBMB được dùng để: xác định cường độ chiến đấu cho tổ bay, phân đội, binh đội, binh đoàn không quân, phân chia lực lượng không quân theo thời gian và nhiệm vụ, tính lượng máy bay cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu; xác định người phục vụ và lượng vật chất (nhiên liệu, đạn, xe...) cần có. Cg lần chiếc máy bay.

        LẦN BAY PHI ĐỘI, lần cất cánh của cả phi đội thực hiện nhiệm vụ cùng một lúc hay tuần tự từng biên đội, từng chiếc trong khoảng thời gian xác định. LBPĐ là đơn vị để tính định mức sử dụng trữ lượng bay của không quân khi lập kế hoạch tác chiến, phân chia lực lượng không quân theo thời gian (ngày, đêm. một ngày đêm, giai đoạn, trận chiến đấu, chiến dịch), cũng như xác định về nhu cầu vật chất. LBPĐ gồm bao nhiêu lần bay máy bay phụ thuộc vào số máy bay có trong phi đội được đưa vào sử dụng cho nhiệm vụ chiến đấu.

        LẨN BẮN PHÁO BINH, lần bắn từ một hay nhiều pháo với một số đạn, trong một thời gian để thực hiện một nhiệm vụ bắn nhất định trong chiến đấu, thử nghiệm, học tập... Thời gian, số lượng pháo, số đạn bắn của LBPB nhiều hay ít... tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu và điều kiện thực tế của nhiệm vụ bắn. Trong chiến đấu có thể bắn một lần hoặc bắn nhiều lẩn vào một mục tiêu quan trọng, kiên cố... Đánh giá kết quả một LBPB bằng chỉ tiêu hiệu quả bắn.

        LẨN BẮN PHÒNG KHÔNG, lần bắn vào mục tiêu trên không từ một vũ khí phòng không (tên lửa, pháo và súng máy phòng không...). Lần bắn của tên lửa phòng không có thể là một số quả tên lửa, tùy theo số rãnh điều khiển cho phép của bộ khí tài và theo giãn cách thời gian đã định; lần bắn của pháo và súng máy phòng không là một điểm xạ với một số đạn nhất định. LBPK có xác suất trúng đích càng cao và thời gian càng ngắn thì hiệu lực của vũ khí phòng không càng lớn.

        LẤN CHIẾC MÁY BAY nh LẦN BAY MÁY BAY

        LẤN CHIẾM LÃNH THỔ, hành động chiếm dần đất đai thuộc chủ quyền của nước khác (thường bắt đầu từ biên giới), nhằm thay đổi nguyên trạng, mở rộng chủ quyền lãnh thổ của nước mình. Được thực hiện bằng hai phương thức cơ bản: vũ trang lấn chiếm (đóng chốt, xây dựng các công trình QS trên đường biên giới, tiến công qua biên giới...) và phi vũ trang (sử dụng pháp lí và ngoại giao kết hợp răn đe QS). đơn phương xóa bỏ các điều ước biên giới, xê dịch hoặc phá hủy mốc biên giới, tự ý xây kè đắp đập làm thay đổi dòng chảy sông suối biên giới, xâm canh, xâm cư trên biên giới...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 09:42:04 am »


        LẬP KẾ HOẠCH hoạt động tác chiến, quá trình nghiên cứu và soạn thảo một cách chi tiết nội dung và trình tự thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Gồm việc làm các kế hoạch: tác chiến; sử dụng lực lượng; CTĐ.CTCT; hiệp đồng; bảo đảm hậu cần, kĩ thuật...; chỉ huy bộ đội. Do cơ quan chỉ huy thực hiện dưới sự chỉ đạo của người chỉ huy trên cơ sở quyết tâm tác chiến, chỉ thị của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy cấp trên, sự đánh giá tình hình mọi mặt, dự kiến diễn biến tình huống và các tính toán khác. Tham gia LKH có thủ trường các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật, các quân chủng, binh chủng. Để đảm bảo bí mật. việc chi định người tham gia LKH phải rất hạn chế. Tùy theo tình huống và điều kiện, việc LKH có thể được tiến hành theo các phương pháp: tuần tự, song song hoặc kết hợp giữa song song và tuần tự. Theo phương pháp tuần tự thì cấp dưới bắt đầu lập kế hoạch sau khi cấp trên lập xong kế hoạch; theo phương pháp song song thì cấp dưới bắt đầu lập kế hoạch ngay sau khi người chỉ huy cấp trên hạ quyết tâm và truyền đạt nhiệm vụ cho cấp dưới, khi có ít thời gian thì tiến hành ngay sau khi có ý định tác chiến. Phương pháp song song giúp rút ngắn thời gian lập kế hoạch, tạo điều kiện cho bộ đội có nhiều thời gian để chuẩn bị tác chiến. Để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng LKH, cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của sĩ quan và cơ quan chỉ huy, sử dụng rộng rãi máy tính và phương tiện tự động hóa chỉ huy. Kết quả của LKH được thể hiện trong các văn kiện kế hoạch hoạt động tác chiến.

        LÂU THUYÊN (cổ), chiến thuyền có nhiều tầng lầu (lâu) dùng trong các trận thủy chiến lớn. LT có lợi thế về chiểu cao (có chiếc đến 27m), phát huy được hiệu quả quan sát, chỉ huy và vũ khí tầm xa. LT có cấu trúc và trang trí đẹp. Xuất hiện khá sớm ở TQ (219tcn). Ở VN, 1205 (thời Lí) Đàm Dĩ Mông đã chế tạo LT, sau đó các vua Trần cũng đã dùng LT làm tướng phủ (SCH) trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.



        LẦU NĂM GÓC, trụ sở BQP và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mĩ (tòa nhà lớn hình ngũ giác ở gần thủ đô Oasinhtơn), một biểu tượng của cơ quan QS tối cao Mĩ (người phát ngôn LNG, kếhoạch của LNG...), cơ quan đề xuất, soạn thảo và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch chiến tranh và chạy đua vũ trang, cơ quan có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các chính sách đối nội, đối ngoại, chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ. 11.9.2001 bị lực lượng của tổ chức An Quâyđa tiến công bằng cách cướp máy bay dân dụng rồi điều khiển lao vào tòa nhà, gây thiệt hại nghiêm trọng.

        LẤY CHIẾN TRANH NUÔI CHIẾN TRANH, DÙNG NGƯỜI BẢN XỨ ĐÁNH NGƯỜI BẢN XỨ, chính sách của nước đi xâm lược nhằm khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực của nước bị xâm lược để tiến hành chiến tranh tại chỗ, khắc phục mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu to lớn của chiến tranh với khả năng đáp ứng có hạn của hậu phương chính quốc, hạn chế thấp nhất những tổn thất về người của bên xâm lược, đồng thời che giấu tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh và gây mơ hồ giữa chiến tranh xâm lược với nội chiến. Trong những cuộc chiến tranh xâm lược VN, các triều đại phong kiến nước ngoài, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ đều đã sử dụng chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” với mức độ và biện pháp khác nhau.

        LẤY ĐỘ CAO BAY, cơ động máy bay lên độ cao bay cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu (huấn luyện). Để LĐCB phải thực hiện vòng máy bay về hướng quy định, tăng tốc độ cần thiết để lấy tốc độ quy định và đưa máy bay vào lấy độ cao. LĐCB phụ thuộc vào tính năng của máy bay, kĩ thuật thao tác của phi công (tổ lái) nhằm đạt độ cao cần thiết trong thời gian quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 09:51:10 am »


        LẨY ÍT ĐÁNH NHIỀU nh LẤY ÍT ĐỊCH NHlỀU

        LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, tư tưởng chỉ đạo tác chiến dùng lực lượng ít hơn địch, tạo thế lợi hơn địch, bằng phương pháp tác chiến hiệu quả hơn địch, đánh thắng kẻ địch có lực lượng lớn hơn mình. Được các nhà QS kiệt xuất như Lí Thường Kiệt, Trấn Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ vận dụng rất thành công. LIĐN còn là dùng lực lượng nhỏ mà tinh để giành thắng lợi lớn (bộ đội đặc công, dân quân du kích) và dùng cách đánh dựa chủ yếu vào nhân tố bí mật bất ngờ. Nghệ thuật QS VN quán triệt tư tưởng LIĐN về chiến lược, còn trong chiến dịch và chiến đấu thì biết LIĐN đồng thời khi cần thì tập trung lực lượng nhiều hơn địch để tiêu diệt chúng. Cg lấy ít đánh nhiều.

        LẤY MẪU XĂNG DẦU, thao tác kĩ thuật - nghiệp vụ sử dụng các dụng cụ chuyên dùng lấy một lượng nhỏ xăng dầu từ khí tài chứa đựng (bể chứa, thùng, phuy...) hoặc phương tiện vận chuyển (tàu. xà lan, xe xitéc...) theo đúng quy định và yêu cầu phân tích để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng xăng dầu. Thường tiến hành khi tiếp nhận, cấp phát, vận chuyển và bảo quản xăng dầu. Vị trí. nội dung lấy mẫu tùy thuộc vào yêu cầu phân tích, đánh giá chất lượng xăng dầu (phân tích kiểm tra. phân tích toàn bộ hoặc phân tích trọng tải).

        LẤY YẾU ĐÁNH MẠNH, 1) tư tưởng chỉ đạo trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ tổ quốc của VN chống kẻ thù xâm lược và đô hộ mạnh hơn. Biện pháp cơ bản thường là: dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, phát động toàn dân đánh giặc khôn khéo lập mưu kế, vận dụng thế trận và thời cơ, tạo và phát huy sức mạnh, giành thắng lợi từng bước chuyển thế yếu thành thế mạnh đánh bại kẻ thù; 2) tư tưởng chỉ đạo tác chiến của LLVTND VN có nội dung gần với tư tưởng lấy ít địch nhiều.

        LÊNXĐÊN (A. Edward Geary Lansdale; s. 1908), đại tá tình báo Mĩ, cố vấn cho Ngô Đình Diệm (1954-56) củng cố chính quyền  thực dân mới của Mĩ ở miền Nam VN. Đầu những năm 50 tk 20, cố vấn cho bộ trưởng quốc phòng Macxayxay ở Philippin chống du kích và chống nổi dậy thành công và đưa Macxayxay lên làm tổng thống. 1954 được cử sang VN. L tổ chức và thực hiện chiến tranh tâm lí chống nhà nước VN DCCH. lôi kéo giáo dân miền Bấc di cư vào miền Nam VN. L và Cục tình báo trung ương Mĩ hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, đàn áp các giáo phái, ngăn chặn đảo chính QS (1954) để lên làm thủ tướng rồi tổng thống (1955). L trở thành người giữ mối quan hệ chính trị giữa Ngô Đình Diệm và chính quyền của hai đời tổng thống Mĩ Aixenhao và Kennơđi. 1959 giúp tướng Đáp Chuốn (Campuchia) trong âm mưu đảo chính lật đổ Xihanuc, nhưng bị thất bại. Đầu những năm 60 chỉ đạo xây dựng lực lượng phỉ người Mẹo (Bắc Lào) do Vàng Pao chỉ huy để chống phá CM Lào. Về Mĩ, được phong tướng hai sao. 1965-68 đặc trách về bình định* của Mĩ tại miền Nam VN. 1968 nghỉ hưu.

        LEO THANG CHIẾN TRANH, tăng dần từng bước quy mô, cường độ chiến tranh; phương thức tiến hành chiến tranh của Mĩ trong chiến lược phản ứng linh hoạt nhằm đối phó, ngăn chặn sự tiến công của các lực lượng CM thế giới giữa tk 20. Có: LTCT hình thức yếu (leo thang dần, tùy theo phản ứng của đối phương để có đối sách) và LTCT hình thức mạnh (đặt điều kiện trừng phạt, buộc đối phương thực hiện). LTCT được Mĩ sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN (1954-75), nhưng thất bại (x. leo thang chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam).

        LEO THANG CHIẾN TRANH CỦA MĨ Ở VIỆT NAM leo thang chiến tranh của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (1954-75). Được thực hiện từng bước từ thấp đến cao: từ chiến tranh một phía đến chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ; từ hạn chế phạm vi chiến tranh ở miền Nam VN đến mờ rộng quy mô chiến tranh ra miền Bắc VN (bằng chiến tranh phá hoại do lực lượng không quân và hải quân tiến hành; lúc đầu đánh phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, sau đó lan ra toàn miền Bắc kể cả thủ đô Hà Nội) và sang cả Lào, Campuchia. Mĩ càng LTCT, càng bị thất bại nặng hơn, cuối cùng buộc phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán hòa bình ở Pari (1968-73).

        LÊ CHÂN (?-43), nữ tướng của Trưng Trắc. Quê làng An Biên, h. Đông Triều, trấn Hải Dương (nay thuộc t. Quảng Ninh). Nợ nước, thù nhà với quân đô hộ nhà Hán (cha mẹ bị thái thú Tô Định sát hại), năm 40 cùng hơn 100 dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40). được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều công. Được Trưng Vương phong “Thánh Chân công chúa”, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ. Có công tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. LC chỉ huy nhiều trận quyết chiến ác liệt chống quân Mã Viện, khi thất thủ, đã nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn. Hiện được thờ ở Đền Nghè. q. Lê Chân, tp Hài Phòng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 09:53:16 am »


        LÊ CHIÊU THỐNG (Lê Duy Khiêm; 1766-93), vua cuối cùng thời Hậu Lê (1786-89), cháu đích tôn và kế vị vua Lê Hiển Tông. Do bất tài và nhu nhược lại không có thực lực, LCT phải dựa vào Nguyễn Hữu Chỉnh (tướng nhà Hậu Lê theo Tây Sơn) và Nguyễn Huệ để dẹp chúa Trịnh. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh phản bội, bị quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy đánh bại; LCT phải chạy trốn lên phía bắc, cho người sang cầu cứu nhà Thanh, được nhà Thanh phong làm An Nam quốc vương. 1788 khi quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy xâm lược Đại Việt, LCT theo địch về Thăng Long, trả thù dã man những người theo Tây Sơn, hạ mình luồn cúi tướng địch. 1789 khi Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, LCT chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang TQ xin nhà Thanh cứu viện nhưng không thành, sống lưu vong, bị bạc đãi, LCT buồn phiền, lâm bệnh và chết tại Yên Kinh.

        LÊ CHƯỞNG (1914-73), chính ủy Quân khu Trị - Thiên (1966-71). Quê xã Triệu Thành, h. Triệu Phong, t. Quảng Trị; nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1959); đv ĐCS VN (1931). Năm 1940-45 bị thực dân Pháp bất giam 5 lần, có lần bị kết án 20 năm tù và đày đi Buôn Ma Thuột. 5.1945 được trả tự do, xảy dựng cơ sờ CM và lãnh đạo giành chính quyền ở tinh Bình Thuận: chủ bút báo “Quyết thắng” của Việt Minh ở Trung Bộ. 3.1946 chủ nhiệm Việt Minh ở Thuận Hóa, bí thư thị ủy. 1947-48 chính ủy: Mặt trận Đường 9, Trung đoàn 95, tham gia khu ủy (Khu 4), trực tiếp làm bí thư tỉnh ủy Quảng Trị. 1949 chính ủy, thường vụ liên khu ủy Liên khu 4. Năm 1951 chính ủy Đại đoàn 304. Năm 1955 cục trưởng Cục tuyên huấn TCCT. 1959-61 chính ủy: Đoàn 959, Học viện quân chính. 1966-71 chính ủy, phó bí thư quân khu ủy Quân khu Trị - Thiên. 1971 chuyển ngành, thứ trường Bộ giáo dục. Đại biểu Quốc hội khóa III. Huân chương: Chiến công hạng nhất, Chiên thắng hạng nhất...



        LÊ DOÃN NHẠ (1837-87), người lãnh đạo khởi nghĩa Lê Doãn Nhạ (7.1885). Quê xã Quan Trung, h. Đông Thành (nay thuộc h. Diễn Châu), t. Nghệ An. 1871 đỗ phó bảng, làm chánh sứ sơn phòng Nghệ An. 7.1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương"của vua Hàm Nghi, LDN tập hợp các sĩ phu yêu nước và đông đảo đồng bào miền núi tây Nghệ An, lập căn cứ chống Pháp ở Đồn Vàng (h. Anh Sơn, t. Nghệ An), phối hợp với các lực lượng khởi nghĩa trong vùng tiến hành nhiều trận đánh đồn Pháp (Đồn Kiều, Bảo Nham, Cầu Đạo, Đồn Dừa...), có lúc mở rộng hoạt động sát tp Vinh, gây cho địch nhiều thiệt hại. Địch tập trung lực lượng đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. LDN hi sinh.

        LÊ DUẨN (Ba; 1907-86), bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐLĐ VN (1960-76), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (1976-86). Quê xã Triệu Thành, h. Triệu Phong, t. Quảng Trị; tham gia CM 1928; dv ĐCS VN (1930). Nam 1928 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 1931 ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kì; bị địch bắt, kết án 20 năm tù
cấm cố, giam ở các nhà lao Hà Nội, Sơn La, Côn Đáo. 1936-39 được trả tự do, hoạt động ở các tỉnh miền Trung; bí thư Xứ ủy Trung Kì; ủy viên Ban thường vụ trung ương Đảng. 1940 lại bị địch bắt, kết án 10 năm tù, đày ra Côn Đào lần hai. Sau CM tháng Tám (1945), trở về đất liền, tham gia lãnh đạo KCCP ở Nam Bộ. 1946-54 bí thư Xứ ủy Nam Bộ. bí thư Trung ương cục miền Nam. Sau hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954), ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào CM. 1957 ra miền Bắc, chủ trì công việc chung của Đảng. 1960-76 bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐLĐ VN, cùng BCHTƯ Đảng và BCT kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, lãnh đạo nhân dân và LLVTND VN đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. 1976-86 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN, bí thư Quân ủy trung ương (1978-84), cùng BCHTƯ Đảng đề ra đường lối chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc VN XHCN. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (1939) và khóa II-V; ủy viên BCT khóa II-V. Đại biểu Quốc hội khóa II-VII. Tác giả nhiều tác phẩm lí luận về CM VN: "Đề cương cách mạng miền Nam ”, ‘Thư vào Nam ”, ‘Về chiến tranh nhân dân Việt Nam ”... Huân chương: Sao vàng...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 09:55:22 am »

 
        LÊ DUY MẬT (7-1769), thủ lĩnh khởi nghĩa chống chúa Trịnh vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Con vua Dụ Tông. 1738 cùng một số thân vương và tướng sĩ khởi nghĩa lật đổ chúa Trịnh lộng quyền. Việc không thành. LDM vào Ngọc Lâu Thành (Thạch Thành. Thanh Hóa), tự xưng là “Thiên Nam Đế Tử”. 1740 chúa Trịnh sai tham nghị Nghệ An là Nguyễn Mậu Dinh mang sắc thư của vua Hiển Tông (là cháu ruột của LDM) đến dụ hàng, LDM khước từ. 1769 nghĩa quân chiếm giữ châu Lang Chánh và một số xã thuộc h. cẩm Thủy (t. Thanh Hóa). 1769 nghĩa quân bị đại quân triều đình do Bùi Thế Đạt, Nguyễn Phan. Hoàng Đình Thể chỉ huy vây chặt ở Trình Quang (phía tây Nghệ An), buộc nghĩa quân các đồn Chiêm Phiệt và Bồ Chông ra hàng. Bị con rể là Lại Thế Chiêu phản bội, mở cửa lũy cho quân Trịnh vào, LDM đã tự thiêu cùng gia quyến.

        LÊ DƯƠNG X. ĐỘI QUÂN LÊ DƯƠNG

        LÊ ĐẠI HÀNH nh LÊ HOÀN

        LÊ ĐÌNH CHINH (1960-78), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Hoàng Quang, h. Hoàng Hóa. t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1977; đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; khi hi sinh là thượng sĩ, tiểu đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, BTL công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng). Đã tham gia nhiều trận chiến đấu ở biên giới Tây Nam. diệt và làm bị thương nhiều địch. 26.8.1978 tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), hàng trăm côn đồ TQ vượt biên sang gây rối, hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương, bằng tay không, LĐC đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu, cùng đơn vị và nhân dân đuổi bọn côn đồ về bên kia biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở khu vực của khẩu. Gương hi sinh của LĐC dấy lên phong trào “Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lé Đình Chinh”.



        LÊ ĐÓA (Lê Hữu Đóa; s. 1922), nhạc trưởng dàn hợp xướng giao hưởng đầu tiên của Đoàn văn công QĐ, Nghệ sĩ nhân dân (1993). Quê xã Xuân Giang, h. Nghi Xuân, t. Hà Tĩnh: tham gia CM 1945, nhập ngũ 1950, thiếu tá (1980); đv ĐCS VN. 1951 tốt nghiệp Trường lục quân VN, làm chỉ huy phó dàn nhạc của trường, phó chỉ huy dàn nhạc Đoàn văn công I (TCCT). 1957-60 dựng và chỉ huy biểu diễn thành công nhiều bản hợp xướng như: “Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy” của Tô Hải, “Du kích Sông Thao” của Đỗ Nhuận, “Sóng Cửa Tùng” của Doãn Nho, “Trường chinh ca” của Lương Ngọc Trác, “Lửa rực cháy” của Hồng Đãng, “Thành đồng tổ quốc” của Hoàng Vân và một số bản nhạc của nước ngoài. 1964 tham gia viết nhạc cho vũ kịch “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” và chỉ huy dàn nhạc. 1965 đoàn trường Đoàn văn công công an nhân dân vũ trang, tham gia dựng thành công các kịch múa “Rừng thương núi nhớ”, kịch hát “Người con bản Mèo” và “Mảnh đất con người”. 1982 phụ trách Đoàn văn công Quân khu 9. Huân chương: Lao động hạng ba...



        LÊ ĐỨC ANH (s. 1920), chủ tịch nước CHXHCN VN (1992-97). Quê xã Lộc An, h. Phú Lộc, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia CM 1937, nhập ngũ 8.1945, đại tướng (1984); đv ĐCS VN (1938). Năm 1944 tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Trong KCCP, 8.1945-48 giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến chính trị viên tiểu đoàn, Chi đội 1 và Trung đoàn 301. Tháng 10.1948-50 tham mưu trường các khu: 7, 8 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ lớn. 1951-54 tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng BTL Nam Bộ. Trong KCCM, 5.1955-63 cục phó Cục tác chiến, cục trường Cục quân lực BTTM. 8.1963-64 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 2.1964-68 tham mưu trưởng, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng QGPMN. 1969-74 tư lệnh Quân khu 9. Năm 1974-75 phó tư lệnh QGPMN, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn. 5.1976 tư lệnh Quân khu 9. Tháng 6.1978 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 7; chỉ huy trường cơ quan tiền phương BQP ở mật trận Tây Nam. 1981 tư lệnh Quân khu 7; thứ trường BQP kiêm tư lệnh Quân tình nguyện VN tại Campuchia; phó trưởng ban, rồi trường ban lãnh đạo chuyên gia VN tại Campuchia. 12.1986 tổng tham mưu trường QĐND VN. 2.1987-91 bộ trường BQP, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy QS trung ương. 1992-97 chủ tịch nước CHXHCN VN, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV-VUI, ủy viên BCT khóa V-VIII, ủy viên thường vụ BCT khóa VIII. Cố vấn BCHTƯ Đảng (12.1997-4.2001). Đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 09:59:13 am »


        LÊ ĐỨC THỌ (Phan Đình Khải; 1911-90), cố vấn đặc biệt Đoàn đại biểu chính phủ nước VN DCCH tại hội nghị Pari (1968-73). Quê xã Nam Vân. tp Nam Định, t. Nam Định; tham gia CM 1926; đv ĐCS VN (1930). Tháng 11.1930 bị địch bắt, kết án 10 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo. 1936 được trả tự do, phụ trách công tác báo chí công khai và xây dựng cơ sở bí mật tại t. Nam Định. 1939 lại bị địch bắt. kết án 5 năm tù, giam ở các nhà lao Hà Nội. Sơn La, Hoà Bình. 9.1944 được trả tự do, phụ trách Khu an toàn của trung ương, công tác tổ chức và huấn luyện cán bộ, phụ trách Xứ ủy Bắc Kì. 1945 ủy viên Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương, phụ trách công tác tổ chức của Đảng. 1949-55 phó bí thư Xứ ủy Nam Bộ, kiêm trường ban tổ chức Trung ương cục miền Nam; trưởng ban thống nhất trung ương. 1956-61 trưởng ban tổ chức trung ương, kiêm giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc trung ương. 1967-73 ủy viên Quân ủy trung ương; phó bí thư Trung ương cục miền Nam, trưởng ban miền Nam của trung ương Đảng. 1968 cố vấn đặc biệt đoàn đại biểu Chính phủ nước VN DCCH tại Hội nghị Pari về VN. 1975 thay mặt BCT chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Năm 1975-76 phó ban đại diện Đảng, Chính phủ tại miền Nam. 1976-86 trưởng ban tổ chức Trung ương: bí thư thường trực Ban bí thư, phụ trách công tác tổ chức, tu tưởng, nội chính, ngoại giao; phó chủ tịch ủy ban quốc phòng của Đảng, ủy viên BCHTƯ (1944) và khóa II-V; ủy viên Ban thường vụ trung ương (1945-51), ủy viên BCT (1955) và khóa III-V. Cố vấn BCHTƯ Đảng (1986-90). Huân chương: Sao vàng.



        LÊ GIA ĐỊNH (1920-46), Ah LLVTND (truy tặng 2000). Quê xã Hoàng Diệu, h. Gia Lộc, t. Hải Dương; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN; khi hi sinh là chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 101, Liên khu 1 (Hà Nội), làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực Bắc Bộ Phủ trong những ngày đầu KCCP tại Hà Nội. Đêm 19.12.1946 quân Pháp tập trung hơn 300 lính bộ binh, 8 xe tăng. 10 xe thiết giáp, 2 pháo 75mm và một số xe Gip gắn đại liên... tiến công vào Bắc Bộ Phủ, LGĐ cùng đại đội trường Mộng Hùng chỉ huy đại đội đánh lui 5 đợt tiến công của địch. Trưa 20.12.1946, địch tổ chức tiến công đợt 6, lúc này đạn của đại đội đã gần hết, để bảo toàn lực lượng, LGĐ lệnh cho bộ đội rút theo đường hầm sang cụm chốt Bưu điện Bờ Hồ, còn mình ở lại chặn địch, LGĐ bình tĩnh đợi địch đến gần, xông lên đập kíp bom diệt địch và hi sinh. LGĐ cùng đại đội đã diệt và làm bị thương gần 150 địch, phá hủy 4 xe tăng, 3 xe thiết giáp, 1 xe Gip... Liên khu 1 truy tặng LGĐ danh hiệu “Người quyết tử quân số một của Liên khu” (x. trận Bắc Bộ Phủ, 19-20.12.1946).



        LÊ HAI (Lê Văn Hai; s.,1927), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1977-98). Quê xã Mĩ Hưng, h. Thanh Oai, t. Hà Tây; nhập ngũ 7.1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Tháng 6.1945 tham gia du kích đánh chiếm dồn huyện Chí Linh (Hải Dương). Trong CM tháng Tám (1945), tham gia khởi nghĩa ở Hải Phòng. Trong KCCP, trường thành từ tiểu đội phó đến trưởng ban tuyên huấn Đại đoàn 320. Năm 1956-60 giáo viên, chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm Hệ giáo dục chính trị Học viện quân chính. 9.1964-70 phó tổng biên tập, tổng biên tập tạp chí “Quân đội nhân dân 1977 phó chủ nhiệm TCCT; phụ trách cơ quan tiền phương TCCT trong chiến tranh biên giới Tây Nam và ở chiến trường Campuchia (7.1978); thành viên cơ quan tiền phương BQP (2.1979). Tháng 3.1981 phó tư lệnh về chính trị Quân tình nguyện VN tại Campuchia, phó bí thư rồi bí thư Ban cán sự, ủy viên Ban lãnh đạo chuyên gia VN tại Campuchia. 1988 phó đại diện BQP CHXHCN VN giúp Campuchia. 1990-98 phó chủ nhiệm TCCT. Huân chương: Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:01:15 am »


        LÊ HIÊN MAI (Dương Quốc Chính; 1918-92), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1967-76). Quê xã Trạch Mĩ Lộc, h. Phúc Thọ, t. Hà Tây; tham gia CM 1939, nhập ngũ 1945, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1940). Năm 1940 thư kí BCH Đoàn thanh niên phản đế tỉnh Sơn Tây. 1941 bị thực dân Pháp bắt giam ở nhiều nơi. 8.1944-45 vượt ngục, tham gia Cứu quốc quân; ủy viên Phân khu ủy Phân khu Tuyên - Thái; phái viên chính trị Giải phóng quân phụ trách mặt trận Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Lào); chính trị viên, bí thư trung đoàn ủy. 3.1946 chính ủy, kiêm tham mưu trưởng, bí thư Quân khu ủy Chiến khu 2, kiêm chính ủy Trường bổ túc QS ủy viên hội. 2.1947-49 chính ủy: Mặt trận Tây Tiến, Liên khu 1, BTL Nam Bộ, kiêm phó bí thư xứ ủy. 1950-52 phó tư lệnh; BTL Nam Bộ, kiêm Phân liên khu miền Đòng Nam Bộ. 1953 tư lệnh, bí thư Quân khu ủy Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. 1958 chính ủy, bí thư đảng ủy BTL pháo binh. 7.1960 bộ trường: Bộ thủy lợi và điện lực, Bộ nông nghiệp. 4.1965 chính ủy, bí thư đảng ủy Quân khu 4, ủy viên Quân ủy trung ương. 1967 phó chủ nhiệm TCCT, ủy viên thường trực Quân ủy trung ương, kiêm giám đốc Học viện chính trị; 6.1971 kiêm bộ trưởng, bí thư đảng đoàn Bộ nội vụ (sau là Bộ thương binh và xã hội). 1976 bộ trưởng Bộ thương binh và xã hội. kiêm chủ nhiệm ủy ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. 1982 chủ nhiệm ủy ban y tế xã hội của Quốc hội, kiêm chủ nhiệm ủy ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III, IV. Đại biểu Quốc hội khóa III, V-VII. Huân chương Hồ Chí Minh...



        LÊ HOAN (Lê Tôn; 1856-1915), thượng thư Bộ binh triều Nguyễn thân Pháp (1905-06), khâm sai đại thần Bắc Kì (1909-10), chỉ huy quân triều đình cùng quân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Quê thôn Cự Lộc (làng Mọc), xã Nhân Mục, tổng Khương Đình, h. Thanh Trì, t. Hà Đông (nay là phường Nhân Chính, q. Thanh Xuân, tp Hà Nội). 1873 lập nhóm Bồ Đề chống Pháp tại quê. 1881 đi lính thuộc quân thứ Sơn Tây do Hoàng Kế Viêm chỉ huy, phối hợp với quân Cờ Đen đánh Pháp. 1884 vi phạm quân lệnh, bị kết án tử hình, sau dược giảm án, đuổi khỏi quân ngũ. 1886 đầu hàng Pháp, làm thông phán ở Lạng Sơn và Hưng Yên. 1892 bố chánh Sơn Tây, tuần phủ Hưng Hóa (Phú Thọ) kiêm tam tuyên tiễu phủ sứ (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang). 1894 tổng đốc Bắc Ninh, được Pháp phái đi thương lượng với Hoàng Hoa Thám. 1903 tổng đốc Hải Dương. 1905 thượng thư Bộ binh kiêm hữu đô ngự sử Viện đô sát, tổng đốc Ninh - Thái - Hải - Yên, tước Phú Hoàn Nam. 1906 tổng đốc Bắc Ninh kiêm đồng lí Quân vụ đại thần. 1908 tổng đốc Hải Dương. 7.1909 khâm sai đại thần Bắc Kì, dẫn 400 quân cùng quân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Năm 1910 tổng đốc Hải Dương. 1915 bị bệnh chết.

        LÊ HOÀN (Lê Đại Hành; 941-1005), người mở nghiệp nhà Tiền Lê, nguyên là thập đạo tướng quân thời Đinh. Quê làng Bào Thái, h. Thanh Liêm, t. Hà Nam. LH theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965-67), được phong đến thập đạo tướng quân. 7.980 được suy tôn lên ngôi, đóng đô ở Hoa Lư. 10.980 LH sai Giang Cự Vọng sang Tống lập kế hoãn binh, để chuẩn bị thế trận giữ nước. 4.981 nhà Tống cử nhiều tướng cùng 30.000 quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. LH cho xây dựng trận địa cọc ngầm ở khu vực cửa sông Bạch Đằng, dùng mưu trá hàng dụ địch vào trận địa mai phục, đồng loạt tiến công giết hàng vạn quân Tống, chém đầu tướng chỉ huy Hầu Nhân Bảo. Thừa thắng bao vây tiêu diệt đội kì binh địch ở Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên), bắt sống một số tướng địch, buộc nhà Tống bãi binh. 982 nhân vua Chiêm Thành bắt giam sứ thần nước Đại Cổ Việt là Từ Mục và Ngô Tử Canh, LH xuất quân đánh, buộc Chiêm Thành phải thần phục. Hiện có đền thờ ở Hoa Lư (Ninh Bình).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:04:21 am »


        LÊ HOÀNG SƯƠNG (út Sương; s. 1943). Ah LLVTND (1978). Quê xã Hoà Tú, h. Mĩ Xuyên, t. Sóc Trăng; nhập ngũ 1961, thiếu tướng, chỉ huy trường Bộ chỉ huy QS tỉnh Sóc Trăng (1994); đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là đại úy, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 bộ binh (Tây Đô), bộ đội địa phương tỉnh Cần Thơ. Cuối 1961-4.1975, liên tục hoạt động ở chiến trường Cần Thơ. nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt, tham gia chiến đấu hơn 200 trận, chỉ huy đơn vị diệt và làm bị thương 12.000 địch (diệt gọn 4 tiểu đoàn); riêng LHS diệt 300 địch, thu 60 súng. Trận 21.5.1965 ở Tân Hiệp, chỉ huy trung đội chiến đấu đánh lui 10 đợt tiến công của 1 tiểu đoàn bộ binh địch có xe tăng, xe bọc thép yểm trợ, diệt hơn 100 địch, giữ vững trận địa. 25.4.1973 trong trận tiến công tiêu diệt chi khu Quang Phong (Cần Thơ), chỉ huy đơn vị bí mật tiếp cận, đồng loạt nổ súng, diệt 1 đại đội và 2 trung đội địch, thu 50 súng. Trận 24-25.12.1973, đánh địch lấn chiếm ở Vĩnh Tường (Vị Thanh), chỉ huy đơn vị diệt 5 đồn, bốt địch, góp phần đánh bại kế hoạch lấn chiếm của địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).



        LÊ HỔNG PHONG (Lê Huy Doãn; 1902-42), tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương (3.1935-6.1936). Quê xã Hưng Thông, h. Hưng Nguyên, t. Nghệ An. Làm công nhân ở Vinh (Nghệ An). 1924 sang Quảng Châu (TQ), cùng một số thanh niên yêu nước VN lập ra Tâm tâm xã. hoạt động chống Pháp. 1925 dự lớp huấn luyện CM do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, học Trường QS Hoàng Phố (TQ). 1926 sang LX học trường không quân, trở thành sĩ quan không quân của Hồng quân LX. 1928 học Trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản tại Maxcơva. 1932 về TQ hoạt động, 1934 tham gia thành lập Ban chi huy ở ngoài nước (Ban lãnh đạo hải ngoại) của ĐCS Đông Dương, dẫn đầu đoàn đại biểu ĐCS Đông Dương dự đại hội 7 Quốc tế cộng sản, được bầu ủy viên chính thức BCH Quốc tế cộng sản. 3.1935 tại đại hội lần thứ nhất ĐCS Đông Dương, được bầu làm tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Đầu 1936 về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào CM, tích cực đấu tranh chống lại các khuynh hướng lệch lạc trong Đảng, vận động khôi phục và phát triển phong trào CM. 6.1938 bị thực dân Pháp bắt, kết án 6 tháng tù, quản thúc tại quê. 9.1939 lại bị bắt đày ra Côn Đảo. 6.9.1942 hi sinh tại nhà tù Côn Đảo.



        LÊ HỮU THỜI (s. 1932), Ah LLVTND (1978). Quê xã Sơn Phú. h. Giồng Trôm. t. Bên Tre: nhập ngũ 1949. đại tá (1985); đv ĐCS VN (1960); khi tuyên dương Ah là trung tá. trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, Quân khu 9. Trong KCCM. chiến đấu ở Nam Bộ. chỉ huy đại đội, tiểu đoàn đánh 200 trận, diệt hàng ngàn địch. LHT diệt hơn 300, thu 55 súng. 6.1963 chỉ huy đại đội đánh bại cuộc càn của 2 tiểu đoàn địch ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), diệt và làm bị thương 180 địch, bắn cháy 3 xe M113. Trận tấn công chi khu Vĩnh Kim (Mĩ Tho, 4.1972), chỉ huy tiểu đoàn thọc sâu vào căn cứ địch, diệt 2 tiểu đoàn (hơn 700 địch), bắt 70, thu 200 súng, 30 máy thông tin. 4.1975 chỉ huy tiểu đoàn đánh thọc sâu vào khu Cần Đước, Cần Giuộc (Long An), diệt 10 đồn bốt và 400 địch, mở đường cho các đơn vị bạn tiến công vào Sài Gòn. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, 2 hạng ba).



        LÊ HỮU TỰU (1944-72), Ah LLVTND (1970). Quê xã Nguvên Khê, h. Đông Anh, tp Hà Nội; nhập ngũ 1965, đại úy (1972); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là đại đội phó Đại đội phòng không 3, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 2, Quân khu 5. Trong KCCM, xạ thủ súng máy phòng không 12,7mm. chiến đấu trên 50 trận, bắn rơi 31 máy bay trực thăng Mĩ (lập ki lục bắn rơi nhiều máy bay ở chiến trường Tây Nguvên), diệt 64 địch (phần lớn là kíp lái). Nhiều lần bị thương và nhiễm chất độc hóa học, không rời vị trí chiến đấu. Hai trận chiến đấu cuối 1967, bắn rơi 13 máy bay địch: sử dụng súng 12,7mm diệt một số bộ binh Mĩ định lên chiếm chốt sau khi rải chất độc hóa học xuống trận địa. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:06:36 am »


        LÊ KHẢ PHIÊU (s. 1931), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (12.1997-4.2001). Quê xã Đông Khê. h. Đông Sơn, t. Thanh Hóa: nhập ngũ 1950, thượng tướng (1992); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP. 1950-54 trường thành từ chiến sĩ đến chính trị viên đại đội. 9.1954-58 chính trị viên phó, chính trị viên tiểu đoàn, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn. 6.1961-66 phó ban, trưởng ban cán bộ, tổ chức Sư đoàn 304: phó chính ủy, chính ủy kiêm trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Năm 1967-70 chính ủy trung đoàn, trường phòng tổ chức, phó chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị - Thiên. 5.1974 chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2. Năm 1978 chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị, phó tư lệnh về chính trị Quân khu 9. Tháng 4.1984-88 chủ nhiệm chính trị, phó tư lệnh về chính trị kiêm chủ nhiệm chính trị, phó bí thư ban cán sự BTL quân tình nguyện VN tại Campuchia. 8.1988 phó chủ nhiệm, chủ nhiệm TCCT, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương (1991). 12.1997-4.2001 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN, bí thư Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa VII, VIII, ủy viên BCT khóa VII, VIII, bí thư BCHTƯ ĐCS VN khóa VII, ủy viên thường vụ, thường trực BCT (1996-97). Đại biểu Quốc hội khóa IX, X. Huân chương: Quân công hạng nhì...



        LÊ KHẮC (1916-90), cục trưởng Cục công binh BTTM (1947-51). Quê xã Đông Mĩ, h. Thanh Trì, tp Hà Nội: nhập ngũ 1946. đv ĐCS VN (1947). Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường (1944). Sau CM tháng Tám (1945), giám đốc Nha giao thông công chính tp Huế, phụ trách Sở hỏa xa Hà Nội (1946). KCCP vào QĐ, công tác tại Cục quân giới. 1947 cục trường Cục giao thông công binh (sau đổi thành Cục công binh). 1951 chính ủy, bí thư đảng ủy Trung đoàn 151, trực thuộc. BQP (trung đoàn công binh đầu tiên của QĐND VN). 1953-58 chuyển ngành làm phó giám đốc Nha giao thông, Bộ giao thông công chính, rồi phó chủ nhiệm, chủ nhiệm Tổng cục đường sắt VN. 1958-85 ủy viên, phó chủ nhiệm, bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban khoa học và kĩ thuật nhà nước, thành viên HĐBT (1981), phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật VN (1982-85). Đại biểu Quốc hội khóa VII, ủy viên ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN khóa II. Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô khóa II và III. Huân chương: Độc lập hạng nhì. Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        LÊ KHÔI (7-1446), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, đại thần nhà Hậu Lê. Quê Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Cháu ruột Lê Lợi. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. 1424 góp công đánh trận Khả Lưu. Bồ Ải (Nghệ An), tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn quân Minh. 1427 cùng Lê Vấn chỉ huy 3.000 quân thiết đột và 4 thớt voi góp sức đánh thắng trận Xương Giang. 1430 trọng thần trấn thủ Thuận Hóa. 1431 dẹp loạn Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái ở Thạch Lâm (Thái Nguyên). 1443 làm đốc trấn ở Nghệ An. được vua Lê tin dùng và phong: kì lân hổ vệ thượng tướng quân, nhập nội thiếu úy, nhập nội tư mã, rồi nhập nội đô đốc, tham dự triều chính. Khi Thái Tông lên ngôi. LK là người giúp vua cai trị đất nước. Khi vào trấn thủ Thuận Hóa và làm đốc trấn Nghệ An, là người gần dân, được dân tin yêu, mến phục. 1446 tham gia đánh bại quân Chiêm Thành, trên đường về bị bệnh chết ở dưới núi Long Ngâm. Nhân dân Hoan Châu (Nghệ An) lập miếu thờ tại đó.

        LÊ KIM HÀ (s. 1944). Ah LLVTND thời kì đổi mới (1994). Quê phường Phú Cường, tx Thủ Dầu Một, t. Bình Dương; nhập ngũ 1962, đại tá (2002); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là thượng tá. phó chủ nhiệm Khoa hồi sức cấp cứu Viện quân y 175. Năm 1962 chiến sĩ nuôi quân cơ quan tỉnh đội Phước Thành. 1963 y tá đại đội đặc công tỉnh. 1966 y sĩ Viện quân y K71A. 1970 y sĩ Bệnh viện D27 thuộc Đoàn hậu cần 500. Năm 1973 học bác sĩ chuyên tu (khóa III, Trường quân y Miền). 1975 bác sĩ Khoa hồi sức cấp cứu Viện quân y 175. LKH tận tụy với công việc, thời gian có nhiều thương binh từ mặt trận chuyển về, ngày làm việc từ 14 đến 16 giờ, liên tục theo dõi bệnh nhân, cứu chữa kịp thời nhiều ca bệnh hiểm nghèo. LKH kiên trì bền bỉ trong học tập. nghiên cứu. hoàn thành 8 đề tài khoa học. 2 thông báo chuyên môn được áp dụng đạt kết quả tốt, tham gia giảng dạy các lớp y tá, y sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức cho các đơn vị phía Nam. Cùng tập thể xây dựng khoa trở thành đơn vị Ah LLVTND (1985), LKH 16 năm là chiến sĩ thi đua và chiến sĩ quyết thắng. Huân chương: Kháng chiến hạng nhì.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2019, 10:08:23 am »


        LÊ LAI (7-1419). tướng nghĩa quân Lam Sơn. người cứu Lê Lợi. Quê Dựng Tú. h. Lương Giang (nay thuộc h. Ngọc Lạc, t. Thanh Hóa). Xuất thân từ gia đình nhiều đời làm quan phụ đạo. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, một trong 19 người dự hội thề Lũng Nhai (1416). Năm 1419 nghĩa quân Lam Sơn bị quân Minh vây chặt lần thứ hai ở núi Chí Linh (h. Lang Chánh, t. Thanh Hóa), LL mặc áo bào cải trang làm Lê Lợi. dẫn 500 quân cảm tử phá vây đánh lạc hướng quân Minh và hi sinh. Lê Lợi cùng các tướng lĩnh khác thoát nạn. Được truy phong đệ nhất công thần, hàm thái úy (1429).

        LÊ LÍ (Nguyễn Lí; 7-1443). danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. đại thần nhà Hậu Lê. Quê Dao Xá. Thụy Nguyên (nay là xã Xuân Lam, h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Tham dự hội thề Lũng Nhãi (1416). Đầu 1418 khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. LL cùng các danh tướng khác chỉ huy nghĩa quân mai phục ở Lạc Thủy (Cẩm Thủy) đánh thắng trận mở đầu, giết hơn 3.000 quân Minh do Mã Kì chỉ huy đại binh đến đàn áp. 1427 cùng Trấn Nguyên Hãn, Lê Sát đánh chiếm thành Xương Giang (Bắc Giang) trước khi quân Minh sang ứng cứu. 1427 cùng Lê Văn An chỉ huy 3 vạn quân đánh thắng trận mai phục ở Cần Trạm (Bắc Giang), giết tổng binh Lương Minh (người thay thế Liễu Thăng) cùng khoảng 2 vạn quân; bao vây quân Minh ở Xương Giang, rồi cùng những danh tướng khác chỉ huy đại quân tiến công tiêu diệt quân Minh (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427). Sau thắng lợi (1428), được phong nhập nội tư mã, tước Hương Thượng Hầu, tham dự triều chính.

        LÊ LINH (Nguyễn Trung Hoài; 1925-98), chính ủy đầu tiên Quân đoàn 2.. Quê xã Hải Bắc, h. Hải Hậu. t. Nam Định: nhập ngũ 1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Tháng 10.1944-45 tham gia Đoàn thanh niên cứu quốc, tiểu đội trường tự vệ thành phố Hà Nội. Trong KCCP. trưởng thành từ chính trị viên trung đội đến chính ủy trung đoàn... 11.1955 phó chủ nhiệm chính trị Quân khu 4. Tháng 9.1959 chính ủy Sư đoàn 308. Tháng 11.1964 chủ nhiệm chính trị Quân khu 3. Trong KCCM. 1966-70 chủ nhiệm chính trị Mặt trận B3, chủ nhiệm chính trị Quân khu Tây Bắc. 4.1970-73 phó chính ủy Quân tình nguyện VN ở Lào, phó chính ủy BTL 959, phó chính ủy rồi chính ủy Mặt trận 31 Thượng Lào. 4.1974 chính ủy, bí thư đảng ủy Quân đoàn 2, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Tháng 1.1981 viện phó chính trị Học viện QS cấp cao. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất. 1 hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        LÊ LỢI (Lê Thái Tổ; 1385-1433), Ah giải phóng dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập nhà Hậu Lê. Quê Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Xuất thân là hào trường, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng. Quân Minh nhiều lần dụ ra làm quan, nhưng đều từ chối. Cùng 18 người bạn thân tín mở hội thề Lũng Nhai (1416). Năm 1418 dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Dưới sự lãnh đạo và tài cầm quân của LL, nghĩa quân ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành đội quân tinh nhuệ có tổ chức, ki luật nghiêm, gắn bó mật thiết với dân. Trong 10 năm chiến đấu. đánh hàng trăm trận, giải phóng đất nước (x. khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh. 1418-27). Năm 1428 lên ngôi vua. đặt lại tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Quan (1430 đổi là Đông Kinh), lập lại quan hệ bình thường với nhà Minh, ban phép ‘‘ngụ binh ư nông ”, tổ chức việc học tập, thi cử tuyển lựa nhân tài cho đất nước. Mất 1433. Nguyễn Trãi viết văn bia Vĩnh Lãng (Lam Sơn, Thanh Hóa) ghi lại công lao, sự nghiệp vĩ đại của LL.

        LÊ LỰU (Trần Lựu; ?-?), danh tướng khới nghĩa Lam Sơn, đại thần nhà Hậu Lê. Quê xã Lỗ Tự, h. Thụy Nguyên (nay thuộc h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Tham dự hội thề Lũng Nhai (1416). Năm 1427 cùng Lê Bôi chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm thành Khâu Ôn (Lạng Sơn); đánh bại 5 vạn viện binh của nhà Minh do Cố Hưng Tổ chỉ huy tại ải Phà Lũy (Hữu Nghị Quan), giết 3.000 quân, số còn lại phải tháo chạy; chặn đánh viện binh do tổng binh Liễu Thăng chỉ huy, khôn khéo nhử địch vào trận địa mai phục của đại quân ở Chi Lăng, giết Liễu Thăng và tiêu diệt trên một vạn quân Minh. Trận Xương Giang, trấn giữ thành Thị Cầu (Bắc Ninh), bao vây chia cắt quân địch giữa thành Đông Quan và Xương Giang, góp phần vào chiến thắng Xương Giang (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427). Năm 1428 được phong trấn viễn đại tướng quân, tước Thượng Trí Tự, sau thăng thái phó. Hiện có đền thờ LL tại quê.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM