Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:35:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: L  (Đọc 6879 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


L
« vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 06:41:04 pm »

        
        L-39, máy bay phân lực huấn luyện do Tiệp Khắc thiết kế và sản xuất; dùng để huấn luyện giai đoạn đầu cho học viên các trường đào tạo phi công QS, huấn luyện kĩ thuật bay và huấn luyện chiến thuật ở các đơn vị không quân chiến đấu. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 12,13m; cao 4.47m; cánh dạng hình thang, sải cánh 9.12m: khối lượng rỗng 3.395kg: khối lượng cất cánh lớn nhất 4.600kg: tốc độ bay lớn nhất 760km/h: trần bay thực tế 11.500m; tầm bay l.l00km. Kíp bay 2 người với hai buồng lái (buồng lái trước của học viên, buồng lái sau của giáo viên). L-39 được lắp một động cơ tuabin phản lực AI-25TL do Ucraina chế tạo: các hệ thống, thiết bị bảo đảm cho máy bay có khả năng thực hiện các chuyến bay trong mọi điều kiện thời tiết ngày và đêm: hệ thống máy ngắm, máy chụp ảnh kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống vũ khí. L-39 có thể mang 1.100kg vũ khí gồm: pháo 23mm (150 viên đạn), bom, rôckét 57mm và các loại tên lửa có điều khiển và không đối không, không đối đất trên 4 giá treo. Bay thứ lần đầu 4.11.1968. Năm 1971 sản xuất loạt đầu 10 chiếc. Từ 1972 bắt đầu đưa vào sử dụng trong các lực lượng không quân LX. Tiệp Khắc và CHDC Đức. Được xuất khẩu sang VN, Cuba, Bungari, Thái Lan, Mĩ. Angiêri. Irắc, Libi. Xiri...

        LA BÀN. thiết bị định hướng chuẩn dùng để xác định phương hướng của đối tượng so với hướng chuẩn. Theo nguyên lí làm việc, có: la bàn từ. LB điện, LB từ hồi chuyển. la bàn con quay hồi chuyển, LB nửa con quay, la bàn vô tuyến, LB định vị. LB được ứng dụng trong việc lái dẫn đường tàu nổi. tàu ngầm, máy bay, vệ tinh, tàu vũ trụ. tên lửa. ngư lôi; lập bản đồ; trắc đạc pháo binh; hành quân (cơ giới, bộ binh); lập các tuyến đường bộ, đường ống, đường hầm,. hành lang ngầm...

        LA BÀN CON QUAY HỒI CHUYỂN, la bàn hoạt động trên nguyên lí: trục của con quay có trọng tâm nằm dưới điểm treo luôn có xu hướng trùng với mặt phẳng kinh tuyến địa lí dưới tác động của chuyển động tự quay của Trái Đất. Được sử dụng rộng rãi trong hàng hái. hàng không để định hướng cho các tàu. thuyền và khí cụ bay. Trong QS, LBCQHC được sử dụng trong nhiều loại vũ khí, trang bị KTQS của binh chủng pháo binh, tên lửa, phòng không...

        LA BÀN TỪ (la bàn từ tính), la bàn hoạt động trên nguyên lí tác động của từ trường Trái Đất lên kim nam chàm quay tự do trên một điểm tựa trung tâm, làm cho nó luôn nằm dọc theo kinh tuyến từ của Trái Đất và chỉ hướng bắc - nam theo phương vị từ. Được sử dụng rộng rãi trong QS, hàng hải, hàng không để dẫn đường, hành quân, đo đạc trắc địa, đồ bản, khảo sát địa hình và xây dựng công trình... Do độ lệch hướng của kinh tuyến từ so với kinh tuyến địa lí thay đổi theo vị trí địa lí và theo thời gian, khi sử dụng LBT cần hiệu chính độ sai lệch này để xác định chính xác phương hướng. Ở các vĩ độ cao, độ sai lệch thường rất lớn nên việc sử dụng LBT kém chính xác. Ngoài ra, độ chính xác và tin cậy của LBT còn bị giảm do ánh hướng của từ trường và điện từ trường của trang bị kĩ thuật và môi trường.



        LA BAN VÔ TUYÊN trên máy bay (máy vô tuyến tìm phương), thiết bị tự động xác định hướng bay bằng cách đo góc giữa đường trục dọc của máy bay và hướng tới đài phát vô tuyến hoặc mốc vô tuyên phát đi các tín hiệu định vị. Được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không - vũ trụ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 06:43:13 pm »

       
        LA GRĂNGĐIÊ (P. Pierre Paul Marie De La Grandière; 1807-76). phó đô đốc Pháp, tổng chỉ huy quân Pháp xâm lược VN kiêm thống đốc Nam Kì (gồm 6 tỉnh) do Pháp chiếm (1863-65 và 11.1865-68). Năm 1849 đại tá hải quân. Trong chiến tranh Crưm (1853-56). LG chỉ huy hải đội. 1863-64 đại diện Pháp kí hiệp ước Pháp - Campuchia: 1864 bổ nhiệm các sĩ quan Pháp thay các quan phủ, huyện người VN ở ba tỉnh Đông Nam Kì do Pháp chiếm, lập Nha nội vụ ở Sài Gòn để điều hành việc cai trị. 1865 phó đô đốc. 1866 chỉ huy quân tiến công Đồng Tháp Mười và 1867 đánh chiếm thêm ba tỉnh Châu Đốc. Hà Tiên, Vĩnh Long. LG là người đặt nền móng cho việc thiết lập nền đô hộ của Pháp ở Nam Kì.

        LA NGÀ, nhánh sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, t. Lâm Đồng, đổ vào hồ Trị An (nơi hợp lưu với sông Đồng Nai trước đây) tại h. Định Quán. t. Đồng Nai. 1.3.1948 trên QL 20 đoạn từ cầu LN (bắc qua sông LN tại km 35 QL 20 ngã ba Dầu Giây đi Đà Lạt, giữa địa phận hai xã LN và Phú Ngọc, h. Định Quán) đến thị trấn Định Quán. LLVTND địa phương tinh Biên Hoà giành thắng lợi lớn trong trận La Ngà. trận đánh giao thông lớn nhất của LLVT Đồng Nai, một trong những trận đánh giao thông đạt hiệu quả cao ở miền Đỏng Nam Bộ trong KCCP. Cụm di tích chiến thắng LN được xếp hạng di tích lịch sử.

        LA THÀNH, vòng thành phía ngoài để bảo vệ thành chính thời cổ. LT đầu tiên ở VN được kinh lược sứ nhà Đường Trương Bá Nghi cho đắp năm 767 quanh phủ trị ở Tống Bình (Hà Nội ngày nay), các chính quyền đô hộ tiếp sau đều tiếp tục tu bổ. Từ đầu tk 9, ngôi thành này thường được gọi là thành Đại La, về sau Đại La hay LT được dùng như tên riêng.

        LA VĂN CẦU (s. 1932), Ah LLVTND (1952). Dân tộc Tày, quê xã Khâm Thành, h. Trùng Khánh, t. Cao Bằng; nhập ngũ 1948. đại tá (1985); đv ĐCS VN (1950); khi tuyên dương Ah là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Trong KCCP. 1948-52 tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy (Cao Bằng, 1949), LVC bắn chết địch trên xe tăng rồi nhảy lên xe dùng súng địch diệt 10 địch. Trận Đông Khê (chiến dịch Biên Giới, 1950) khi đang chỉ huy tổ bộc phá phá rào, LVC bị thương gẫy nát cánh tay, đã dũng cảm nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng tay trái ôm bộc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất.



        LA VINH HOÀN (Luo Ronghuan; 1902-63), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quán giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Hoành Đông. t. Hồ Nam (TQ); đv ĐCS TQ (1927). Tham gia khởi nghĩa Thu Thu, ủy viên tiền ủy rồi chính ủy Quân đoàn 4. Hồng quân công nông Trung Quốc. 1932 chủ nhiệm chính trị các quân đoàn: 1, 8, Quân khu Giang Tây; ủy viên thanh tra, trướng ban động viên TCCT; tham gia đấu tranh chống “vây quét”. Tham gia Vạn lí trường chinh (1934- 36). Trong chiến tranh chống Nhật, chủ nhiệm chính trị hậu phương Hồng quân, Liên binh đoàn 1. Cuối 1938 chính ủy Sư đoàn 115 Bát lộ quân. 1939 cùng ban chỉ huy Sư đoàn 115 và một bộ phận lực lượng chủ lực tiến vào giải phóng Sơn Đông; bí thư ủy ban quân chính Sơn Đồng, lãnh đạo quân dân Sơn Đông tiêu diệt 50.000 quân Nhật và tay sai ở Nghi Mông. 1943 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Sơn Đông, bí thư Phân cục Sơn Đông. 1945 ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ, chi huy 60.000 quân chủ lực Quân khu Sơn Đông tiến vào Đông Bắc. Trong chiến tranh giải phóng, phó chính ủy Liên quân dân chủ Đông Bắc. Quân khu Đỏng Bắc; chính ủy: Dã chiến quân Đông Bắc, Dã chiến quân 4, Quân khu Trung Nam; bí thư thú hai Cục Hoa Trung. 1949 viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ nhiệm TCCT kiêm tổng cục trưởng Tổng cục cán bộ; phó chủ tịch Hội đồng QS CM nhân dân. ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII-VIII, ủy viên BCT khóa VIII.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2019, 06:53:44 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 06:55:20 pm »


        LADE (A. Laser, vt từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation - khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cảm ứng), kĩ thuật tạo bức xạ lượng tử dải quang học (bức xạ L). dựa trên nguyên tắc phát xạ cưỡng bức của các lượng từ (nguyên tử, phân tử, ion...) đã bị kích thích. Bức xạ L (tia L) có đặc tính kết hợp, đơn sắc. định hướng cao và mật độ năng lượng lớn. Thiết bị tạo bức xạ L (máy phát L) gồm 3 bộ phận chính: môi trường hoạt tính, buồng cộng hưởng và nguồn kích thích. Theo dạng môi trường hoạt tính có: thiết bị L khí, thiết bị L rắn, thiết bị L lỏng và thiết bị L bán dẫn. Theo chế độ phát, có: thiết bị L liên tục, thiết bị L xung và thiết bị L xung - điều tần. Theo phương pháp “bơm” (đưa năng lượng từ bên ngoài vào để kích thích các lượng tử), có: các loại thiết bị L: “bơm” quang học, “bơm” bằng vụ nổ hạt nhân, kích thích điện tử, phản ứng hóa học. Ngoài ra thiết bị L còn được chia theo cỡ công suất, cấu tạo buồng cộng hường... L được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học (vật lí, hóa học, sinh học...), trong y học thực hành (cắt mổ ngoại khoa), trong các ngành kĩ thuật (gia công chính xác và siêu chính xác). Trong QS, L được dùng cho định vị, thông tin, dẫn đường máy bay, vũ khí có điều khiển (vd: tên lửa, bom có điều khiển); thăm dò, trinh sát, đo đạc...; cho huấn luyện bắn, gia công vật liệu đặc biệt và cho vũ khí lade. Trong chiến tranh VN, Mĩ đã dùng bom L. L được nghiên cứu và thử nghiệm vào cuối những năm 50 tk 20 với tên tuổi của các nhà khoa học LX: N. G. Baxôp và A. M. Prôkhônỏp (giải thưởng Lênin năm 1959). Năm 1964 nhà vật lí Mĩ s. Tômxơ đưa L vào kĩ thuật điện từ học lượng từ và được nhận giải thưởng Nôben.

        LAI CHÂU*, tỉnh cũ ở tây bắc Bắc Bộ. Thành lập 1909 do tách hai châu Quỳnh Nhãi và Lai Châu của t. Sơn La. Từ 4.1955 thuộc Khu tự trị Thái Mèo (10.1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). 12.1975 trở lại đơn vị hành chính độc lập. 2.2002. LLVTND Lai Châu được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND. 1.2004 tách thành hai tỉnh Lai Châu** và Điện Biên.

        LAI CHÂU**, tỉnh miền núi tây bắc Bắc Bộ; bắc giáp TQ. tây nam giáp Điện Biên, đồng giáp Lào Cai, Yên Bái, nam giáp Sơn La. Dt 9.065.12km2, ds 313,5 nghìn người (2004): các dân tộc: Kinh, Thái, Dao, Khơmú, La Hú, Giáy, Tày, Nùng, Mường, Lô Lò, Kháng... Thành lập 1.2004, tách từ t. Lai Châu cũ, sáp nhập thêm h. Than Uyên, t. Lào Cai. Tổ chức hành chính: 5 huyện; tình lị: thị trấn Phong Thổ (h. Tam Đường)... Địa hình: núi cao chiếm phần lớn diện tích tụ nhiên, xen kẽ là các thung lũng Sòng Đá, Nậm Na. Phía đóng bắc là dãy Hoàng Liên Sơn* dài 50km chạy theo hướng tây bắc - đông nam, ranh giới tự nhiên với t. Lào Cai; đinh cao nhất: Phanxipăng 3.143m. Cao nguyên: Tà Phình (Sìn Hồ). Sông suối hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, có tiềm năng thủy điện lớn. Khí hậu nhiệt đới núi cao, lượng mưa 1.600mm/năm. Tinh nông - lâm nghiệp. Rừng chiếm 70% diện tích tự nhiên, nhiều gỗ và lâm sản quý. Giao thông đường bộ: các QL 6, 12, 32.279 và các tuyến đường liên tinh. Đường thủy: Sông Đà. Nậm Na.



        LAM SƠN, căn cứ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân đô hộ nhà Minh (1418-27). Là vùng rừng núi (nay thuộc xã Xuân Lam. h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa), tây tx Thanh Hóa 50km. Nơi đây có làng LS là sinh quân của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Làng LS nằm bên bờ Sông Chu, xung quanh là rừng núi hiểm trở. 1416 tại đây, Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất, tiến hành hội thề Lũng Nhai (tuyên thệ đuổi giặc cứu nước), đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa. 7.2.1418 Lê Lợi phát động khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 06:55:52 pm »

     
        “LAM SƠN THỰC LỤC”, sách ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giòi phóng chống Minh (1418-27). Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ. Tuy người đời sau có sửa chữa, thêm bớt, “LSTL” vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử  chân thực.

        LAM THÀNH, thành của quân Minh trên núi Hùng Lĩnh, bên Sông Lam. thuộc xã Hưng Lam, h. Hưng Nguyên, t. Nghệ An. Thành bàng đá xếp, giữa có ụ đá cao, dấu vết của cột cờ. Cg thành Triều Khẩu (vì núi Hùng Lĩnh còn có tên gọi là núi Triều Khẩu). 1424 Lê Lợi đưa nghĩa quân Lam Sơn từ Lâm Hà tới bao vây, đánh chiếm LT.

        LÀM CHỦ TRÊN BIỂN, ưu thế quyết định của một bên giành được so với đối phương trên chiến trường biển hoặc một khu vực biển, kể cả vùng trời trên khu vực biển đó. LCTB phải đảm bảo: lực lượng hải quân kiểm soát được tinh hình mặt biển (cả dưới mặt nước), ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các hoạt động của đối phương, làm cho lực lượng mình có những điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tác chiến mà không gặp phải sự chống trả đáng kể của đối phương. LCTB có các quy mô: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

        LÀM CHỦ TRÊN KHÔNG, ưu thế quyết định của một bên tham chiến giành được so với đối phương ở vùng trời phía trên khu vực (địa bàn) tác chiến hoặc trên chiến trường tác chiến, đảm bảo cho các lực lượng của mình thực hiện nhiệm vụ mà không gặp phải sự đánh trả đáng kể của không quân và lực lượng phòng không đối phương. Để giành và giữ quyền LCTK. phải sử dụng tổng hợp khả năng của tất cả các quân chủng, binh chủng, các lực lượng, trong đó lực lượng phòng không, không quân giữ vai trò chính. Hoạt động để giành và giữ quyền LCTK bao gồm cả tác chiến tìm diệt máy bay địch ở trên không và ở mặt đất, tập kích các trận địa phòng không, sân bay. trung tâm chỉ huy, kho nhiên liệu... của đối phương. LCTK có các quy mô chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.

        LÀNG (BẢN) CHIẾN ĐẦU BIÊN GIỚI. làng (bản) trong khu vực biên giới, được xây dựng và chuẩn bị để nhân dân và LLVT địa phương, sẵn sàng bám trụ đánh địch, bảo vệ làng (bản) biên giới. L(B)CĐBG nằm trong khu vực phòng thủ của địa phương, tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân địa phương, làm chỗ dựa cho các LLVT địa phương trong chiến đấu; là phòng tuyến an ninh nhân dân bảo vệ biên giới quốc gia. L(B)CĐBG có lực lượng dân quân, công an được huấn luyện QS, nghiệp vụ an ninh và sẵn sàng chiến đấu; được bố trí hầm hào, chông, cạm bẫy bảo vệ tương đối vững chắc; nhân dân được giác ngộ, có quy chế về sinh hoạt; có nguồn dự trữ và khả năng tự túc đảm bảo chiến đấu lâu dài. L(B)CĐBG được tổ chức xây dựng liên hoàn với các làng (bản) trong cụm xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ biên giới.

        LÀNG CHIẾN ĐẤU, làng xã được xây dựng và chuẩn bị mọi mặt để nhân dân và LLVT địa phương vừa sinh sống vừa bám trụ đánh địch và đấu tranh chống địch. Trong KCCP và KCCM, LCĐ được xây dựng vững mạnh toàn diện: tổ chức đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể nhân dân được tổ chức và giáo dục chu đáo; thế trận. công sự, vật cản và các cơ sở vật chất khác được chuẩn bị trước và trong quá trình chống địch. Đã phát huy tốt vai trò cơ sở của chiến tranh nhân dân.

        LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DUƠNG, làng chiến đấu do nhân dân xã Cảnh Dương (h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình) xây dựng trong KCCP Từ 7.1947 dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, dân quân du kích và nhân dân Cảnh Dương tiến hành rào làng, xây dựng hàng nghìn công sự và hầm hố chiến đấu, hào giao thông nối liền các ngõ xóm. Dựa vào làng chiến đấu, du kích và nhân dân kiên cường bám trụ, đánh bại nhiều cuộc càn quét của quân Pháp, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích ở vùng giáp ranh. Làng chiến đấu tiêu biểu của t. Quảng Bình và Liên khu 4. Cảnh Dương được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1976).

        LÀNG CHIẾN ĐÂU CỔ ĐÔ, làng chiến đấu do nhân dân thôn Cổ Đô (xã Cổ Sắt. h. Quảng Oai, t. Sơn Tây), nay là xã Cổ Đô (h. Ba Vì, t. Hà Tây) xây dựng trong KCCP. Hình thành từ những ngày đầu kháng chiến toàn quốc (12.1946). Lực lượng du kích và nhân dân Cổ Đô tận dụng địa hình đào hàng trăm hầm các loại cùng hệ thống hào giao thông và công sự chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh, huyện đánh 45 trận, diệt, bắt và gọi hàng hơn 200 địch. Đặc biệt trong những năm 1949-53 Cổ Đô nằm trong vành đai trắng của địch nhưng du kích vẫn kiên cường bám trụ đánh giặc tại chỗ, góp phần đẩy mạnh phong trào kháng chiến ở địa phương, Cổ Đô được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1996) và huân chương Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 06:58:43 pm »


        LÀNG CHIẾN ĐẤU CỰ NẪM, làng chiến đấu do nhân dân xã Cự Nẫm (h. Bố Trạch, t. Quảng Bình) xây dựng trong KCCP. Được các cơ quan đảng và chính quyền của tỉnh, huyện chỉ đạo, giúp đỡ, từ cuối 1946 dân quân du kích và nhân dân Cự Nẫm chặt tre rào làng, lập thành ba tuyến phòng thủ, bên trong có hệ thống hào giao thông và hàng nghìn hầm hố các loại; 4.1947-3.1948, bằng vũ khí thô sơ và cách đánh du kích, đánh bại 26 cuộc càn quét của quân Pháp, diệt hơn 150 địch, bào vệ làng, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích vùng sau lưng địch. Làng chiến đấu tiêu biểu của Quảng Bình và Liên khu 4, được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bằng khen; trong KCCM, Cự Nẫm được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1996).

        LÀNG CHIẾN ĐẤU ĐIỆN TIẾN, làng chiến đấu do nhân dân xã Điện Tiến (h. Điện Bàn. t. Quảng Nam) xây dựng trong KCCP. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã, nhân dân địa phương tiến hành củng cố địa hình có sẵn, làm thêm công sự, bãi mìn, hào giao thông,... xây dựng các tuyến bố phòng đánh địch bảo vệ xóm làng. Tiêu biểu là 2.5.1951 du kích và nhân dân xã Điện Tiến phối hợp cùng Đại đội 61 bộ đội huyện đánh thắng trận càn lớn của quân Pháp tại thôn Tứ Sơn, diệt và bắt 60 địch. Điện Tiến được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1978).

        LÀNG CHIẾN ĐẤU NGUYÊN XÁ, làng chiến đấu do nhân dân xã Nguyên Xá (h. Tiên Hưng, nay là Đông Hưng, t. Thái Bình) xây dựng trong KCCP, theo nghị quyết và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tỉnh Thái Bình. Đầu 1947 dựa vào địa hình, địa vật và các cấu trúc sẵn có, nhân dân và du kích xã rào làng, đào hào đắp lũy, hình thành các tuyến phòng thủ liên hoàn gồm hàng chục nghìn hầm hố chiến đấu, hệ thống hào giao thông nối liền các ngõ xóm, đặt các loại chông mìn, cạm bẫy... Dựa vào làng chiến đấu, du kích và nhân dân Nguyên Xá bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của quân Pháp, đồng thời tổ chức quấy rối, đánh giao thông, gây cho địch nhiều thiệt hại, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở đồng bằng Bắc Bộ. Được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Nguyên Xá làng kiểu mẫu” (1952).

        LÀNG CHIẾN ĐẤU PHỔ MINH, làng chiến đấu do nhân dân xã Phố Minh (h. Đức Phổ, t. Quảng Ngãi) xây dựng trong KCCM. Đầu 1967 đối phó với âm mưu bình định, lập ấp chiến lược của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, chi bộ Đảng và Ban chỉ huy xã đội vận động nhân dân kiên quyết bám trụ, tận dụng địa hình rào làng chiến đấu. Trong thời gian ngắn (10-25.1.1967) đã làm được hàng trăm công sự chiến đấu. hàng ngàn hầm ẩn nấp, hầm bí mật, hầm cất giấu lương thực, xây dựng các bãi chướng ngại vật với trên 300 quả mìn, hàng vạn mũi chông, tu sửa trên 6.000m hào, bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc liên thôn, liên xã... Dựa vào làng chiến đấu, lực lượng du kích và nhân dân địa phương đã bẻ gẫy nhiều cuộc càn của địch, tiêu biểu từ 28.1 đến 2.2.1967 cùng bộ đội địa phương đánh bại 2 tiểu đoàn, diệt hơn 200 địch, thu 30 súng. Phổ Minh được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1994).

        LÀNG CHIẾN ĐẤU SƠN MĨ, làng chiến đấu do nhân dân xã Sơn Mĩ (nay là xã Tịnh Khê, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi) xây dựng trong KCCM. Sau khi đập tan ách kìm kẹp của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, từ 10.1964 đến 5.1965, chi bộ Đảng và chính quyền CM đã lãnh đạo nhân dân xây dựng xã thành làng chiến đấu liên hoàn, gồm 9.000m rào gai, 15.000m địa đạo, hầm chống xe tăng, bãi mìn tự tạo, hệ thống hào giao thông (13.000m) nối liền các xóm, thôn. Bằng vũ khí thô sơ, vũ khí thu được của địch, lực lượng du kích và nhân dân địa phương đã đánh bại các cuộc càn quét, giữ vững vùng giải phóng. Tiêu biểu là trận chống càn tại thôn Trường Thọ 18.5.1965, đánh lui 2 tiểu đoàn, diệt 74 địch. Sơn Mĩ được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1969)

        LÀNG CHIẾN ĐẤU VẬT LẠI, làng chiến đấu do nhân dân  thôn Vật Lại, xã Phú Mĩ, h. Quảng Oai, t. Sơn Tây (nay là xã Vật Lại, h. Ba Vì, t. Hà Tây) xây dựng trong KCCP. Hình thành đầu 1947, hoàn chỉnh 10.1948. Dưới sự lãnh dạo của chi bộ Đảng địa phương, nhân dân đã đóng góp hàng vạn ngày công, tận dụng địa hình và phương tiện có sẵn, xây dựng làng chiến đấu liên hoàn gồm 5.000m rào bao quanh làng, 3.500m hào giao thông nối liền các xóm ngõ, nhiều hầm hố, ụ đất và công sự chiến đấu... Lực lượng du kích được tuyển chọn và tổ chức thành 1 trung đội tập trung, mỗi xóm có 1 tiểu đội, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc; trang bị súng trường, súng kíp và các loại chông mìn, lựu đạn. giáo mác... Từ 11.1948 đến 2.1949, quân và dân Vật Lại phối hợp với bộ đội huyện đã đánh bại 4 cuộc hành quân càn quét lớn của địch, diệt và bắt hơn 400 quân. Đặc biệt trong đợt chống càn Vật Lại (19.1-23.2.1949). địch phải huy động hơn 2.000 quân cùng nhiều xe tăng, máy bay, pháo binh liên tục càn quét, sau đó phá hủy LCĐVL nhưng không tiêu diệt được lực lượng và phong trào kháng chiến ở đây. Một trong những làng chiến đấu đầu tiên, tiêu biểu của Liên khu 3 thời kì đầu KCCP. Vật Lại được nhà nước tặng danh hiệu Ah LLVTND (1995).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 07:00:24 pm »


        LÀNG CHIẾN ĐẤU XI TƠ, làng chiến đấu tiêu biểu của các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, do nhân dân làng Xi Tơ (xã Nam nay là xã Tơ Tung, h. Kbang, t. Gia Lai) xây dựng trong KCCP. Làng có 18 gia đình người dân tộc Bana với 52 nhân khẩu sống du canh ven đường 19; những năm 1947-49. mặc dù mất liên lạc với CM, bị địch bao vây, 5 lần thay đổi chỗ ở, vẫn một lòng theo CM, tự thành lập đội du kích do Đinh Núp chỉ huy. Du kích và nhân dân Xi Tơ tổ chức rào làng, đắp luỹ, làm bẫy đá, hầm chông, tự chế cung nỏ và nhiều loại vũ khí thô sơ khác; dùng cách đánh du kích làm thất bại mọi cuộc tiến công của quân Pháp, trở thành “pháo đài” bất khả xâm phạm, làm ngừng trệ giao thông của địch trên đường 19.

        LÀNG NGUYỄN nh LÀNG CHIẾN ĐẤU NGUYÊN XÁ

        LÀNG RỪNG, làng kháng chiến do nhân dân Nam Bộ lập ra ở vùng sâu trong rừng tràm U Minh và rừng đước Năm Căn (t. Cà Mau) thời kì 1958-59, khi phong trào CM ở miền Nam VN còn nhiều khó khăn, nhằm tránh sự tàn sát, khủng bố kìm kẹp của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong quá trình phát triển, LR được tổ chức thành làng xã chiến đấu, có chi bộ Đảng, ban quản lí, các đoàn thể... đảm bảo duy trì đời sống, sản xuất và chiến đấu. Sự hình thành các LR thể hiện ý chí đáu tranh bất khuất của nhân dân miền Nam VN chống ách thống trị của Mĩ - Diệm, góp phần bảo vệ và tích lũy lực lượng CM trong những năm đầu cuộc KCCM.

        LÀNG VÂY, điểm dân cư thuộc xã Tân Long, h. Hướng Hóa, t. Quảng Trị, phía tây Khe Sanh 8km, cách biên giới Lào - Việt 2,5km. Tại LV, Mĩ và QĐ Sài Gòn xây dựng cứ điểm trên các điểm cao 320, 230, nằm trong tuyến phòng thủ đường 9 (Khe Sanh, LV, Tà Cơn) của hàng rào điện tử Mac Namara, bị Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 (được tăng cường 2 đại đội đặc công, 16 xe tăng PT-76) tiến công tiêu diệt trong trận Làng Váy (6-7.2.1968), trận hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng tham gia, trận đầu ra quân đánh thắng của bộ đội tăng thiết giáp QĐND VN trong KCCM.

        LẠNG SƠN, tỉnh miền núi ở đông bắc Bắc Bộ; bắc giáp Cao Bằng, đông và đông bắc giáp TQ, đường biên giới 253km, cửa khẩu quốc tế: Bình Nghi và Chi Ma, nam và đông nam giáp Bắc Giang, Quảng Ninh, tây giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn. Dt 8.305,21km2; ds 0,72 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao. Hoa, Mông, Ngái... Thành lập 1831. Từ 7.1956 thuộc Khu tự trị Việt Bắc. 12.1975 sáp nhập với Cao Bằng thành t. Cao Lạng. 12.1978 tái lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Lạng Sơn. Địa hình chủ yếu là rừng núi (chiếm hơn 80% diện tích), đông có núi Mẫu Sơn (1.541m), tây là núi đá vôi với nhiều hang động. Rừng nhiều gỗ và lâm sản quý. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa l.000mm/năm. Khoáng sản: vàng, bạc, chỉ, đồng, kẽm, sắt, than đá... Tỉnh nông - lâm nghiệp, có thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 235,5 nghìn tấn (lúa 178,1 nghìn tấn); khai thác gỗ 67,9 nghìn m3. công nghiệp: khai khoáng (than Na Dương, phốt phát Vĩnh Thinh, đá Đồng Mỏ), chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng... Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 259,1 tỉ đồng. Giao thông đường sắt Hà Nội - LS - TQ; đường bộ: các QL 1, 1B, 4A, 4B. 279 và các tuyến đường tỉnh lộ; đường thủy theo sông Kì Cùng và Sông Thương. Nhiều địa danh lịch sử: Chi Lăng, Bắc Sơn, đèo Bông Lau...; chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, chiến thắng Biên Giới, đường 4. Tháng 2.2002, LLVT- ND Lạng Sơn được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        LÃNH BINH (cổ), chức quan võ chỉ huy LLVT một tỉnh ở một số triều đại phong kiến VN và TQ. Ở VN, triều Nguyễn (1802-1945), gồm: LB, LB thủy sư (phẩm trật ở hàng chánh tam phẩm), phó LB, phó LB thủy sư (tòng tam phẩm). Ở những tỉnh lớn, quân đông có thêm phó LB chuyên coi một số đơn vị. Những tỉnh có lực lượng thủy binh, thường có thêm LB thủy sư hoặc phó LB thủy sư chuyên phụ trách lực lượng này. Ở những tỉnh nhỏ, quân không đông, thường chỉ có LB hoặc phó LB phụ trách chung. Cg lãnh binh quan.

        LÃNH BINH QUAN nh LÃNH BINH
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 07:02:03 pm »


        LÃNH HẢI, bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền của một quốc gia, là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng đất quốc gia, với nội thủy của quốc gia ven biển (đối với quốc gia quần đảo là vùng biển bên ngoài vùng nước quần đảo); là nơi chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài vùng đất quốc gia và nội thủy. Chủ quyền này mở rộng đến vùng trời trên LH cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của LH. Theo công ước của Liền hợp quốc vé luật biển (1982) chiều rộng LH được quy định không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Quốc gia ven biển quy định chế độ pháp lí của LH phù hợp với luật pháp và tập quân quốc tế. LH của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của chính phủ 12.5.1977: “LH của nước CHXHCN VN rộng 12 hải lí, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của VN tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra...”, “nước CHXHCN VN thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với LH của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của LH”. Luật biên giới quốc gia quy định: “LH của VN rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. LH của VN bao gồm LH của đất liền, LH của đảo, LH của quần đảo”.

        LÃNH KHÔNG nh VÙNG TRỜI QUỐC GIA

        LÃNH THỔ BỔ SUNG nh LÃNH THỔ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

        LÃNH THỔ QUỐC GIA, phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia, trong đó quốc gia có thể áp đặt một chế độ pháp lí cho việc quản lí các hoạt động. LTQG bao gồm: vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo), vùng trời quốc gia, nội thủy và lãnh hải. Theo luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế, LTQG còn bao gồm phần lãnh thổ quốc gia đặc biệt. Chủ quyền đối với LTQG là tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Riêng đối với lãnh thổ đặc biệt, các quốc gia sở hữu thực hiện chủ quyền của mình, nhưng phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại và luật pháp quốc tế cũng như các điểu ước quốc tê liên quan đã kí kết và các quy chế chung được áp dụng đối với lãnh thổ đặc biệt.

        LÃNH THỔ ĐẤT nh VÙNG ĐẤT QUỐC GIA

        LÃNH THỔ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT, loại lãnh thổ quốc gia đặc thù của một nước tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ quốc gia một nước khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Theo luật pháp quốc tế LTQGĐB gồm: trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao, phương tiện giao thông (ô tô, tàu biển, máy bay) của một nước được phép hoạt động hoặc neo đậu tại sân ga, bến cảng nước sở tại; tàu biển, phương tiện bay mang quốc kì đi trên vùng biển, vùng trời quốc tế; dây cáp, ống dẫn ngầm nằm trên lãnh thổ một nước khác hoặc nằm ngoài lãnh thổ của bất cứ một nước nào; lãnh thổ cho mượn hay nhượng lại có thời hạn. LTQGĐB được hưởng quyền bất khả xâm phạm nhưng phải phục tùng luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế. Cg lãnh thổ bổ sung.

        LAO, vũ khí lạnh, thô sơ, có cán dài, một đầu có mũi nhọn, dùng để sát thương đối phương bằng phóng. Cán L được làm bằng tre. thân cây, cành cây gỗ cứng, đồng, sắt. Dài trên dưới l,5m. Mũi lao bằng kim loại (phổ biến nhất) hoặc đá. xương thú..., có chuôi, họng để tra cán. Được phóng đi do sức người hoặc sức đàn hồi của vật khác. L được trang bị cho bộ binh thời cổ nhưng không phổ biến như các loại vũ khí lạnh khác. Trong KCCP, du kích Tây Nguyên do Đinh Núp chỉ huy đã sử dụng L rất hiệu quả.



        LAO BẢO, thị trấn cửa khẩu thuộc h. Hướng Hóa, t. Quàng Trị; nằm trên QL 9, tây tx Đồng Hà 81km, cách đèo Lao Bào trên biên giới Việt - Lào 2km. Đầu tk 20, thực dân Pháp xây dựng tại đáy (thuộc địa phận thôn Duy Tân, xã Tân Phước cũ) 1 trong 5 nhà tù lớn nhất Đông Dương, làm nơi giam cầm các nhà yêu nước VN và Lào. Lúc đầu nhà tù có hai khu: Lao A, Lao B. 28.9.1915 tại đây nổ ra cuộc nổi dậy của khoảng 200 tù nhân phá nhà tù, giết lính gác và cai ngục, cắt thông tin liên lạc, cướp vũ khí rút vào rừng lập căn cứ chống Pháp. 1931-32 Pháp xây thêm Lao C và Lao D. Dưới Lao C có hầm riêng để giam những tù nhàn chính trị được coi là đặc biệt nguy hiểm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 07:03:44 pm »


        LAO ĐỘNG QUÂN SỰ, lao động diễn ra trong lĩnh vực QS như: chiến đấu, huấn luyện, nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa và bảo quản vũ khí, trang bị... Thuộc loại lao động đặc biệt, gắn liền sự hao tổn về sức khỏe với sự nguy hiểm và tổn thất về sinh mạng của người tham gia LĐQS.

        LÀO (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Sathalanalat Paxathipatay Paxaxôn Lao, A. Laos People’s Democratic Republic), quốc gia ở Đông Nam Á, trên bán đảo Đóng Dương. Dt 236.800km2; ds 5,92 triệu người (2003); 68% Lào Lum, 22% Lào Thơng, 9% Lào Sủng. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Lào. Tôn giáo 90% đạo Phật. Thủ đô: Viêng Chăn. Chính thể CHDC nhân dân, đứng đầu nhà nước là chủ tịch nước, đồng thời là chủ tịch HĐND tối cao (cơ quan lập pháp cao nhất). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đỉnh cao nhất (Phu Bia) 2.820m. Dọc sông Mê Công có các dải đồng bằng hẹp. Sông chính: Mê Công. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa 1.500-1.700mm/năm ở đồng bằng, 3.000mm ở vùng núi. Rừng nhiệt đới chiếm 2/3 lãnh thổ. Nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, giàu tài nguyên thiên nhiên: nhiều khoáng sản, gỗ và lâm sản quý. Nông nghiệp: lúa, ngô, sắn... GDP 1.761 triệu USD (2002), bình quân đầu người 330 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Phong trào không liên kết. ASEAN. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 5.9.1962. LLVT: lực lượng thường trực 29.700 người (lục quân 25.600. hải quân đánh bộ 600, không quân 3.500). Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 35 xe tăng (T-54, T-55, T-34), 50 xe thiết giáp chở quân. 82 pháo mặt đất, một số súng cối, pháo phòng không, tên lửa phòng không, 26 máy bay chiến đấu. Ngân sách quốc phòng 15 triệu USD (2003).



        LÀO CAI. tỉnh miền núi ở tây bắc Bắc Bộ; bắc giáp TQ, đường biên giới dài 203,8km, cửa khẩu quốc tế: Hà Khẩu. Bát Xát. Mường Khương, đông giáp Hà Giang, nam giáp Yên Bái. tây nam giáp Sơn La. tây giáp Lai Châu. Dt 6.357,08 km2; ds 0.64 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh 33%, Tày 20%, Dao 12%* Thái 8%, Giáy 5% Thành lập 5.1886 do tách từ các tinh Hưng Hóa và Tuyên Quang. 12.1975 sáp nhập với Yên Bái và một phần Nghĩa Lộ thành t. Hoàng Liên Sơn**. 8.1991 tái lập (1.2004 cắt h. Than Uyên về t. Lai Cháu**). Tổ chức hành chính: 8 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Lào Cai. Địa hình: núi cao hiểm trở phân bố chu yếu ở các huyện Bát Xát. Sa Pa. Bắc Hà, Mường Khương, Xi Ma Cai; dọc theo ranh giới phía tây giáp t. Lai Châu là dãy Hoàng Liên Sơn* với các đỉnh cao Phanxipãng 3.143m, Phu Luống 2.985m, Lang Cung 2.918m; phía đông và đông nam là vùng núi thấp. Sông lớn: Sông Hồng, Sông Chảy, có tiềm năng thủy điện lớn. Sông Hồng từ TQ chảy vào LC theo hướng tây bắc - đông nam, hai bên là núi cao, trên các triền núi là những dải rùng rộng lớn, nhiều gỗ, dược liệu quý. Khoáng sản: apatít, đóng, antimoan, graphít... Khí hậu đa dạng, vùng thấp khí hậu nhiệt đới, vùng cao khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 177 nghìn tấn (lúa 125,1 nghìn tấn); khai thác gỗ 30,2 nghìn m3. Công nghiệp: khai khoáng (mỏ apatít Lào Cai), khai thác lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 316,9 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 70, QL 32, QL 279, QL4D. QL4E; đường sắt LC - Hà Nội; đường thủy dọc theo Sông Hồng. Nơi diễn ra các chiến dịch Lao Hà (1949), chiến dịch Lê Hồng Phong ỉ (1950). Đơn vị Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 07:04:53 pm »


        LÃO HÓA, sự biến đổi một chiều có quy luật, làm giảm dần theo thời gian những tính chất có giá trị của sản phẩm tự nhiên và nhân tạo. Tốc độ LH phụ thuộc vào điều kiện và môi trường hoạt động. Có: LH vật lí và LH lạc hậu. LH vật lí gồm: sụ hao mòn của chi tiết, bộ phận; sự giảm tuổi thọ do bị ăn mòn; sự mất dần các tính chất lí - hóa ưu việt của vật liệu do nhiệt độ, độ ẩm, áp lực, tải trọng... LH lạc hậu là sự không phù hợp với yêu cầu hiệu quả chiến đấu của trang bị, đòi hỏi phái thay đổi mẫu trang bị mới. LH trang bị QS làm giảm hiệu quả chiến đấu trong quá trình khai thác chúng. Ở VN, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, trang bị QS bị LH (cả LH vật lí và LH lạc hậu) với tốc độ nhanh. Biện pháp chủ yếu hiện nay để chống LH là nhiệt đới hóa các chi tiết; bảo quản, bảo vệ bằng dầu mỡ có phụ gia; cải thiện điều kiện cất giữ...

        LATVIA (Cộng hòa Latvia; Latvija, Latvijas Republika, A. Republic of Latvia), quốc gia ở Bắc Âu; phía tây và bắc giáp biển Bantich và Extônia, đòng bắc giáp Nga, đông nam giáp Bêlarut, nam giáp Litva. Dt 63.700km2; ds 2,35 triệu người (2003); 54% người Latvia, 33% người Nga, 17% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Latvia. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Riga. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng tối cao (quốc hội) một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: đồng bằng thấp, tây và đông là vùng gò đổi. Nhiều hồ, đầm lầy. 38% lãnh thổ là rừng. Khí hậu ôn đới. Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, năng lượng. GDP 7,55 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.200 USD. Thành viên LHQ (17.9.1991), Liên minh châu Âu (EU, 2004), NATO (4.2004). Lập quan hệ ngoại giao với VN 12.2.1992. LLVT: lực lượng thường trực 5.500 người (lục quân 4.300, hải quân 930, không quân 270), lực lượng dự bị 14.050. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời gian phục vụ 12 tháng. Trang bị: 3 xe tăng, 13 xe thiết giáp. 26 pháo mặt đất, 30 pháo phòng không, 4 tàu tuần tiễu, 3 tàu quét mìn, 3 tàu hộ tống, 19 máy bay các loại, 5 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 116 triệu USD (2002).



        LÂM BƯU (Lin Biao; 1907-71), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Hoàng Cương, t. Hồ Bắc; đv ĐCS TQ (1925). Tham gia chiến tranh Bắc Phạt (1926-27), khởi nghĩa Nam Xương (1.8.1927- 4.1928), khởi nghĩa Hồ Nam. 1930 quân đoàn trường Hồng quân công nông TQ. Tham gia Vạn lí trường chinh (1934- 36). Tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch lớn: giải phóng Đông Bắc, Bình Tân (1948), Hoa Nam. Tư lệnh Quân khu Hoa Trung kiêm bí thư thứ nhất Hoa Trung cục (1949), phó chủ tịch ủy ban QS CM nhân dân thuộc chính phủ trung ương (1951). LB giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ĐCS TQ; phó chủ tịch Quân ủy trung ương; ủy vịên BCHTƯ(1945). Năm 1954 phó thủ tướng Quốc vụ viện, phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng (khóa I-III); ủy viên BCT (1955), ủy viên thường vụ BCT rồi phó chủ tịch BCHTƯĐCS TQ (1958). Năm 1959 bộ trưởng BQP TQ. LB ủng hộ CM văn hóa, được Mao Trạch Đông chi định làm người kế vị. 9.1971 chết do tai nạn máy bay trên vùng trời Mông cổ. Bị ĐCS TQ khai trừ khỏi đảng (1973) và bị quy tội là chủ phạm vụ án tập đoàn phản CM tại phiên tòa đặc biệt của tòa án nhân dân tối cao (1981).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 07:06:54 pm »


        LÂM ĐỒNG, tỉnh ở Tây Nguyên; bắc giáp Đắk Lắk. Đắk Nông, đông giáp Ninh Thuận. Khánh Hoà, nam giáp Bình Thuận, tây nam giáp Đồng Nai, tây giáp Bình Phước. Dt 9.674,79km2; ds 1,12 triệu người (2003); gồm 69,5% người Kinh, 16,4% Cơ Ho, 4.1% Mạ... Nguyên là các tỉnh Lâm Viên (tách từ t. Bình Thuận, 1916) và Đồng Nai Thượng (thành lập 11.1899). Tháng 6.1957 chính quyền Sài Gòn đổi tên Đồng Nai Thượng thành t. LĐ sau khi tách một phần sáp nhập với tp Đà Lạt, thành lập t. Tuyên Đức. Chính quyền CM sáp nhập Lâm Viên với Đồng Nai Thượng thành t. LĐ. 2.1976 sáp nhập hai tỉnh LĐ cũ và Tuyên Đức thành t. LĐ mới. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Đà Lạt. LĐ nằm trên ba cao nguyên: Lâm Viên, Đơn Dương - Liên Khương và Bảo Lộc - Di Linh. Phía bắc có đinh Chư Yang Sin 2.405m. Yang Bòng 1.749m; nam có đinh Đan Sẽ Na 1.950m, Lang Biang 2.163m, Hòn Nga 1.948m. Sông lớn: Đồng Nai, Đa Dung, Đa Nhím, nhiều thác ghềnh; hồ: Dạ Hàm, Proh, Tây Di Linh, Đạ Bỏ. Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 19°C, lượng mưa 2.000mm/năm. Diện tích rừng 618.537ha (chiếm 70% diện tích tự nhiên). Khoáng sản: bôxít. than, cao lanh... Tỉnh nông - lâm nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, hồ tiêu), cung cấp rau, quả cho tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 141,8 nghìn tấn (lúa 101,8 nghìn tấn); khai thác gỗ 180,2 nghìn m3. Công nghiệp: điện lực, cơ khí, vật liệu xây dựng, khai khoáng, chế biến lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 963,6 tỉ đồng. Đà Lạt là thành phố nghỉ mát và du lịch nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.500m. Trong KCCM gắn liền với các chiến thắng: Liên Khương, Cam Li, tiểu khu Liên Đức... Đơn vị Ah LLVTND.



        LÂM KÍNH (Lâm cẩm Như; 1920-79), đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải *phóng quân ngày đầu thành lập (22.12.1944). Dân tộc Tày, quê thị trấn Đông Khê, h. Thạch An. t. Cao Bằng; nhập ngũ 1944, đại tá (1973); đv ĐCS VN (1946). Năm 1944 một trong những người đầu tiên tham gia Đội VN tuyên truyền giải phóng quân: trưởng thành từ đội viên, chính trị viên trung đội, trung đội trưởng. 1945 đội trưởng du kích Chợ Chu, chi đội trường Chi đội 4 giải phóng quân, chủ tịch ủy ban bảo vệ Hà Nội. Trong KCCP. 1946 tham mưu trường: ủy ban kháng chiến Nam Trung Bộ. Khu 4, Khu 2; tham mưu chủ nhiệm Quân ủy hội quyền khu trưởng Khu 2. Năm 1947 đại đoàn phó Đại đoàn Độc Lập kiêm trung đoàn trường Trung đoàn 17, trung đoàn trưởng Trung đoàn 308. Năm 1949-53 tham mưu trường Đại đoàn 308, bí thư Bộ tổng tu lệnh, tham mưu trưởng Đại đoàn 312, đại đoàn phó Đại đoàn 304. Trong KCCM, 1955-63 hiệu phó rồi hiệu trường Trường văn hóa Bộ tổng tư lệnh, 1964 hiệu phó Trường cán bộ chính trị QĐ. 1966-79 phó giám đốc kiêm cục trường Cục QS Học viện chính trị-QS. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất.



        LÂM TƯƠNG (s. 1942), Ah LLVTND (1970). Dân tộc Khơme, quê xã Vĩnh Châu, h. Vĩnh Châu, t. Sóc Trăng; nhập ngũ 1962, đại úy (1984); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là trung đội phó công binh, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng. 1968- 69 chỉ huy tổ công binh chiến đấu 28 trận, đánh sập 2 cầu sắt, 15 cống, phá hủy 12 xe QS, 1 pháo 105mm, diệt và làm bị thương 220 địch. Trận đánh cầu Vĩnh Châu (cầu lớn, canh phòng cẩn mật), LT cùng tổ bí mật đưa khối bộc phá 500kg trên quãng đường 4km. phá sập cầu. 1968 chỉ huy tổ công binh cắt đứt đường 38, làm chủ đoạn đường lkm trong 2 tháng, đẩy lui hàng chục đợt phản kích, diệt 31 địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).


Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM