Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:48:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5865 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:56:32 pm »


        KHU TẬP TRUNG VŨ KHÍ, TRANG BỊ KĨ THUẬT HỎNG, khu vực địa hình có giới hạn để triển khai, thu gom vũ khí trang bị kĩ thuật hỏng hóc trong chiến đấu chưa kịp chuyển về những vị trí có triển khai các phương tiện sửa chữa hoặc chuyển giao cho cấp trên. Được bố trí ở vị trí thuận lợi cho thu gom, chuyển giao, có địa hình che chắn, được ngụy trang , canh giữ; có bố trí thợ sửa chữa để phân loại, chuyển giao cho lực lượng sửa chữa của đơn vị theo phân cấp và lực lượng sửa chữa của cấp trên. Vị trí, thời gian triển khai và bố trí lực lượng do chủ nhiệm kĩ thuật đề nghị, người chỉ huy phê duyệt.

        KHU TIẾP DẦU TRÊN KHÔNG, khu vực quy định trên đường bay của máy bay đi làm nhiệm vụ ở cự li vượt quá bán kính hoạt động và tầm bay, để thực hiện tiếp dầu trên không bảo đảm cho máy bay thực hiện nhiệm vụ và trở về căn cứ an toàn. KTDTK phải bảo đảm độ an toàn và ổn định cao cho máy bay tiếp dầu và nhận tiếp dầu. Tùy loại máy bay tiếp dầu và nhận tiếp dầu mà quy định KTDTK và thời gian tiếp dầu cho một máy bay, một tốp máy bay.

        KHU TRÙ MẬT. khu định cư tập trung bắt buộc ở nông thôn và vùng ven đô ở miền Nam VN, do chính quyền Ngô Đình Diệm lập ra bằng các biện pháp cưỡng bức và bạo lực (dồn dân, khủng bố, cào nhà, triệt phá thôn xóm cũ...), nhằm thực hiện chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam Việt Nam khi CM miền Nam đang phát triển mạnh (giữa 1959). Được áp dụng phổ biến ở cả miền núi và đồng bằng, chủ yếu là các vùng đông dân và các địa bàn chiến lược trọng yếu. Mỗi KTM có hàng rào bao quanh và tháp canh; tập trung từ 2.000- 3.000 dân được bố trí thành nhiều khóm: khóm nông dân, khóm công thương, tiểu khu hành chính quản trị dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền và QĐ. Về kinh tế và xã hội, chú trọng sử dụng các thủ đoạn mị dân như tổ chức sản xuất, xây dựng trường học, bệnh viện, nhà thờ, câu lạc bộ, cung cấp điện... 5.1959 tiến hành thí điểm ở Vị Thanh (Cần Thơ), Mỏ Cày (Bến Tre). 7.1959 thực hiện rộng rãi khắp miền Nam VN. 1961 vì nông dân chống phá quyết liệt nên chính quyền Ngô Đình Diệm phải thay bằng ấp chiến lược để khống chế dân mạnh mẽ, tàn bạo hơn.

        KHU TRỤC HẠM nh TÀU KHU TRỤC

        KHU VỰC BIÊN GIỚI, vùng lãnh thổ tiếp giáp đường biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc biệt do chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới. Căn cứ đặc điểm địa lí và tình hình cụ thể để xác định chiều sâu KVBG. KVBG đất liền bao gồm các xã và đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới quốc gia. Trong KVBG trên đất liền có quy định vành đai biên giới; ở những nơi cần thiết hoặc từng thời điểm liên quan đến an ninh - quốc phòng, kinh tế có thể thiết lập vùng cấm. KVBG được cắm biển báo để thông báo giới hạn phạm vi. Biển báo KVBG được dùng thống nhất trên các tuyến biên giới, được làm theo mẫu thống nhất, bằng các vật liệu bền vững, các chữ trên biển báo được ghi bàng ngôn ngữ nước sở tại, ngôn ngữ nước tiếp giáp, tiếng Anh và đặt ở những nơi dễ nhận biết.

        KHU VỰC BỐC XẾP, khu vực địa hình có giới hạn (vùng đất, mặt nước) được tổ chức bốc xếp trang thiết bị QS, vật chất hậu cần, kĩ thuật từ bãi lên phương tiện, hoặc ngược lại và chuyển tải (sang mạn) giữa các loại phương tiện vận tải, KVBX được bố trí ở vị trí thuận lợi, gần đường giao thông, kho tàng, bến bãi...; có đủ diện tích để các phương tiện vận tải ra vào, triển khai phương tiện và lực lượng bốc xếp. Vị trí, thời hạn hoạt động cũng như thời gian triển khai phương tiện và lực lượng bốc xếp do chủ nhiệm hậu cần đề nghị, người chỉ huy phê duyệt.

        KHU VỰC CHE KHUẤT, khu vực địa hình không quan sát được từ một vị trí nhất định, do bị che chắn bởi khu dân cư, lớp phủ thực vật, địa hình nhấp nhô... Trong QS, KVCK thường được lợi dụng để ngụy trang; khi quan sát KVCK cần có đài quan sát bổ trợ.

        KHU VỰC CHIẾN TRANH, vùng lãnh thổ quốc gia của một hay nhiều nước đang diễn ra chiến tranh. KVCT có thể được chuẩn bị trước. Không gian KVCT phụ thuộc đường lối chính trị, mục đích chiến tranh, trình độ tác chiến, phương thức tiến hành chiến tranh... của các bên tham chiến. Sau chiến tranh, KVCT thường chịu hậu quả nặng nề về xã hội và môi trường sinh thái.

        KHU VỰC CHỐNG TĂNG (ngoại), khu vực địa hình được thiết bị công sự và bố trí lực lượng chống tăng của các phân đội (binh đội) pháo binh chống tăng hoặc các lực lượng chống tăng khác trên các hướng xe tăng địch uy hiếp, có hệ thống hỏa lực và chỉ huy chặt chẽ; thành phần của tuyến phòng thủ chống tăng. Được tổ chức ở cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn... trong chiến tranh giữ nước vĩ đại của QĐ LX. Diện tích KVCT tùy thuộc vào khả năng, thành phần các phương tiện hỏa lực chống tăng tham gia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:57:55 pm »


        KHU VỰC CHỜ ĐỢI TIẾN CÔNG, khu vực địa hình (mặt nước) bộ đội chiếm lĩnh trước khi chuyển vào trận địa (khu vực) xuất phát tiến công hoặc tuyến xuất phát xung phong. Có thể có KVCĐTC của: bộ binh, bộ binh cơ giới, xe tăng và hải quân. KVCĐTC phải là nơi địa hình có lợi, bí mật và an toàn cho bộ đội; ở cách trận địa (khu vực) xuất phát tiến công một cự li thích hợp và có đường cơ động thuận tiện để tiến đến trận địa xuất phát tiến công. Ở KVCĐTC bộ đội phải bố trí phân tán, làm công sự ẩn nấp, tiếp tục làm công tác chuẩn bị tiến công. Tùy tình hình, bộ đội có thể từ khu vực tập kết chiến đấu tiến thẳng vào trận địa xuất phát tiến công, không dừng ở KVCĐTC. Cg khu vực tạm dừng.

        KHU VỰC CHUYỂN TẢI ĐỔ BỘ. phần mặt biển của khu vực đổ bộ dùng để chuyển quân đổ bộ từ các tàu vận tải sang các phương tiện đổ bộ chuyên dùng để hình thành đội hình đổ bộ. KVCTĐB thường nằm ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo bờ biển đối phương. Cg khu đổi tàu.

        KHU VỰC ĐÓNG QUÂN, khu vực địa hình có giới hạn theo quy định riêng của chính phủ và các địa phương dùng để bố trí LLVT, các căn cứ, công trình, phương tiện và hoạt động QS. Có KVĐQ cố định và KVĐQ dã chiến. KVĐQ cố định gồm: doanh trại, khu kĩ thuật, công trình QS... thường nằm trên địa hình bằng phẳng, đường sá thuận lợi, bảo đảm nguồn điện, nước, có các công trình lâu bền. KVĐQ dã chiến tùy theo nhiệm vụ, địa hình, địa vật, có thể bố trí phân tán hay tập trung. Thường sử dụng các phương tiện cơ động (các loại xe tác chiến, xe phục vụ...) và các kết cấu tạm, dã chiến (tăng, lều, bạt...). Trong KVĐQ có nội quy, quy định chặt chẽ về sử dụng, quân lí, bí mật và an toàn (phòng gian, phòng chống cháy nổ...).

        KHU VỰC ĐỔ BỘ đường biển, khu vực bờ biển và vùng nước tiếp giáp được lựa chọn làm nơi đổ bộ của quân đổ bộ và hoạt động tác chiến của các tàu bảo đảm đổ bộ. KVĐB bao gồm một hoặc một số đoạn đổ bộ, khu vực cơ động của các tàu yểm trợ hỏa lực; khu vực triển khai chiến thuật của lực lượng đổ bộ; khu vực chuyển tải đổ bộ, khí tài QS và phương tiện kĩ thuật từ các tàu vận tải sang các phương tiện đổ bộ, khu vực hình thành các đợt sóng đổ bộ đê tiến vào các điểm đổ bộ, khu vực trực ban trên không của máy bay tiêm kích.

        KHU VỰC ĐÔNG VIÊN, khu vực tiếp nhân lực lượng động viên bổ sung cơ bản của đơn vị dự bị động viên khi có lệnh động viên, để ổn định tổ chức biên chế, cấp phát trang bị, hợp luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. KVĐV thường được chuẩn bị từ thời bình (xây dựng và thiết bị SCH, công trình trú ẩn, trạm tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, bảo vệ...), bảo đảm bí mật và an toàn. Cg khu vực tập trung lực lượng dự bị động viên.

        KHU VỰC HẬU CẨN, khu vực địa hình bố trí lực lượng, phương tiện hậu cần do người chỉ huy quy định. Có KVHC: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

        KHU VỰC HẬU PHƯƠNG, khu vực địa hình tiếp sau khu vực tác chiến dùng để bố trí lực lượng, phương tiện vật chất và huy động nhân lực, vật lực của địa phương bảo đảm cho tác chiến. Giới hạn của KVHP do cấp trên xác định.

        KHU VỰC HỎA LỰC DÀY ĐẶC, khu vực địa hình do các lực lượng phòng ngự chuẩn bị trước hoặc trong quá trình tác chiến, nhằm tiêu diệt lực lượng tiến công của đối phương bằng mật độ hỏa lực cao của các loại vũ khí. KVHLDĐ thường ở trước tiền duyên, trong chiều sâu phòng ngự. nơi tiếp giáp; các mũi vu hồi. bãi đổ bộ đường không của địch.

        KHU VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒN BIÊN PHÒNG. khu vực địa hình thuộc trách nhiệm của một đồn biên phòng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia. Thường gồm: một số xã biên giới hoặc đơn vị hành chính tương đương do chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh xác định. Chính diện KVHĐCĐBP khoảng 20-30km. quy định rõ địa danh, tọa độ của thôn, xã thuộc phạm vi đồn phụ trách. Chiều sâu KVHĐCĐBP là chiều sâu của xã biên giới, bờ biển, hải đảo. Tùy theo địa hình và tính chất phức tạp của địa bàn để xác định phạm vi KVHĐCĐBP cho phù hợp.

        KHU VỰC LÊN TÀU CỦA QUÂN ĐỔ BỘ. khu vực bờ biển và vùng nước tiếp giáp được lựa chọn để đưa quân đổ bộ từ bờ lên các tàu đổ bộ, tàu vận tải và tiến hành công tác chuẩn bị cuối cùng trước khi vượt biển thực hành tác chiến đổ bộ đường biển. KVLTCQĐB gồm: các vị trí lên tàu chính và dự bị, mỗi vị trí có thể có một số điểm (có trang bị hoặc không trang có bị) để đưa quân đổ bộ lên tàu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:00:13 pm »


        KHU VỰC PHONG TỎA, bộ phận lãnh thổ quốc gia của một bên tham chiến đang diễn ra hoạt động phong tỏa, chủ yếu là phong tỏa quân sự của đối phương. Phạm vi KVPT tùy thuộc mục đích và ưu thế QS của bên phong tỏa, có thể gồm: toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ, căn cứ QS, đặc khu kinh tế, thành phố lớn, hải cảng quan trọng, đảo, quần đảo, các vịnh, biển và cửa sông... có vị trí chiến lược. KVPT phần lớn trong tình trạng nửa thời chiến, các hoạt động QS và dân sự đéu bị đối phương cản trở, bao vây, cô lập, gây khó khăn cho việc tổ chức chống phong tỏa. Trong CTTG-II, tp Lêningrat (LX) là KVPT của phát xít Đức (872 ngày đêm); trong chiến tranh phá hoại miển Bắc VN của Mĩ (1965-72), Vịnh Bắc Bộ là KVPT của không quân và hải quân Mĩ; trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), toàn bộ khu vực tác chiến ở Vùng Vịnh là KVPT của QĐ Mĩ và lực lượng đa quốc gia.

        KHU VỰC PHÒNG NGỰ, khu vực địa hình do binh đội, binh đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới), xe tăng phòng ngự. Phạm vi KVPN phụ thuộc vào: khả năng và vị trí của binh đội, binh đoàn trong chiến dịch (trận chiến đấu) phòng ngự. đặc điểm địch, đặc điểm địa hình: và các tình hình khác... KVPN được tổ chức gồm các cụm điểm tựa và điểm tựa phòng ngự. kết hợp với khu vực phòng thủ địa phương, khu vực bố trí lực lượng cơ động tiến công, khu vực bố trí lực lượng dự bị; các trận địa pháo mặt đất, pháo phòng không; trận địa chéo, trận địa dự bị, trận địa giả, các tuyến triển khai lực lượng phản kích (phản đột kích), đội cơ động vật cản và đội dự bị chống tăng; khu vực bố trí lực lượng bảo đảm; vị trí bố trí SCH: đường cơ động...

        KHU VỰC PHÒNG NGỰ CHỦ YẾU, khu vực phòng ngự vững chắc, quyết định sự mất còn và tính ổn định thế trận phòng ngự của chiến dịch (trận chiến đấu). Mỗi chiến dịch (trận chiến đấu) có một KVPNCY thường xác định trên hướng phòng ngự chủ yếu, nơi địa hình có tác dụng khống chế, có điều kiện giữ và tiến công thuận lợi. KVPNCY bao gồm cả mục tiêu phòng ngự then chốt.

        KHU VỰC PHÒNG THỦ THEN CHỐT, khu vực địa hình có ý nghĩa chiến thuật hoặc chiến dịch; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; mục tiêu quan trọng cần phải kiên quyết giữ vững, bảo đảm thế ổn định vững chắc của khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố). KVPTTC phải kết hợp chặt chẽ bộ đội địa phương với dân quân tự vệ ở các làng xã (phường) chiến đấu. đánh địch rộng khắp; tiêu diệt bộ phận quân địch, làm giảm sức chiến đấu và buộc địch ở vào thế bất lợi; tạo điều kiện và thời cơ tập trung lực lượng tiến công, phản công đánh bật địch ra khỏi địa phương. KVPTTC thường được xác định theo kế hoạch tác chiến chung của quân khu và BQP.

        KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH (THÀNH PHỐ), tổ chức quốc phòng - an ninh theo địa bàn hành chính của tỉnh (thành phố) ở VN; tạo thành thế trận quốc phòng an ninh cả nước. KVPTT(TP) được xây dựng vững mạnh về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, QS, an ninh, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của cấp tỉnh (thành phố) tạo thành sức mạnh tổng hợp, tập trung chủ yếu vào những khu vực phòng thủ then chốt để phòng thủ địa phương, chống mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược của kẻ thù. KVPTT(TP) giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

        KHU VỰC SƠ TÁN XE TĂNG, khu vực địa hình được chọn làm nơi tập kết bộ đội xe tăng khi di chuyển ra khỏi khu vực đã, đang hoặc sẽ bị địch đánh phá để tránh thiệt hại và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Có KVSTXT: chính, dự bị và giả. KVSTXT thường được chọn ở gần nơi đóng quân, dễ che giấu lực lượng và hạn chế được các phương tiện trinh sát hiện đại của dịch. Kế hoạch sơ tán xe tăng trong thời bình thường nằm trong kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị bộ đội xe tăng, được giữ bí mật theo quy định của QĐ.

        KHU VỰC TÁC CHIẾN, gọi chung khu vực (trên mặt đất. vùng biển, vùng trời) có giới hạn nhất định dùng cho binh đoàn, binh đội, phân đội lục quân (hải quân, phòng không, không quân) tiến hành tác chiến. KVTC thường được xác định bằng ba điểm trở lên.

        KHU VỰC TÁC CHIẾN VÒNG NGOÀI, khu vực địa hình trước tiền duyên của dải phòng ngự chủ yếu được lập ra khi phòng ngự không trực tiếp tiếp xúc với địch nhằm sớm phát hiện lực lượng, ý định và hành động tiến công, ngăn chặn (cản trở) địch tiếp cận khu vực (trận địa) phòng ngự. tranh thủ thời gian chuẩn bị phòng ngự, buộc địch triển khai sớm lực lượng chủ yếu, gây thiệt hại cho dịch trước khi tiến đến khu vực (trận địa) phòng ngự chủ yếu. KVTCVN thường gồm một số điểm tựa, cụm điểm tựa và các vật cản, có chính diện và chiều sâu thích hợp trên từng hướng, do LLVT địa phương (ở biên giới có bộ đội biên phòng), có thể có một bộ phận chủ lực phòng ngự đảm nhiệm. Trong quá trình tác chiến thường được pháo binh (không quân) chi viện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:01:57 pm »


        KHU VỰC TẠM DỪNG nh KHU VỰC CHỜ ĐỢI TIẾN CÔNG

        KHU VỰC TẬP KẾT XE TẢNG, khu vực địa hình để tập kết và chuẩn bị chiến đấu của xe táng. Được chọn ở nơi có địa hình thích hợp cho xe tăng có thể lợi dụng để bố trí và ngụy trang, tiện cơ động vào, ra và trên hướng thực hiện nhiệm vụ. Trong KVTKXT, các phân đội (binh đội) xe tăng phải bố trí thành đội hình phù hợp, sẵn sàng chiến đấu hoặc cơ động, có lực lượng cảnh giới chiến đấu, có công sự cho người, xe, khí tài và hầm bảo đảm sinh hoạt. Sau khi vào KVTKXT. phải xóa sạch các dấu vết và có các biện pháp ngụy trang chống trinh sát của địch.

        KHU VỰC TẬP TRUNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN X. KHU VỰC ĐỘNG VIÊN

        KHU VỰC TRANH CHẤP, bộ phận lãnh thổ (vùng đất, nội thủy, lãnh hải...) mà vì nó, hai hoặc nhiều nước đang diễn ra các hoạt động đấu tranh (chính trị, ngoại giao, QS...) để giành chủ quyền tại đó. Nguyên nhân hình thành KVTC thường do các yếu tố lịch sử còn tồn tại về chủ quyền quốc gia giữa các nước như biên giới quốc gia chưa phân định rõ ràng, sự áp đặt phân chia lãnh thổ sau chiến tranh; do mưu đồ bành trướng, lấn chiếm lãnh thổ của nước này đối với nước khác; do sự sáp nhập, chia tách hoặc đòi li khai... của các lực lượng thù địch, phản động, chủ nghĩa dân tộc cực đoan... KVTC thường là những vùng lãnh thổ trên khu vực biên giới, mà ở đó đường biên giới quốc gia chưa hoạch định rõ ràng hoặc có vị trí quan trọng về QS. kinh tế; vùng đất mới phát triển chưa phân định rõ chủ quyền...

        KHU VỰC TRẬN ĐỊA pháo binh, khu vực địa hình được bố trí. xây dựng trận địa bắn. SCH, các phương tiện chiến đấu khác và đường cơ động của các phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh. KVTĐ có các loại; chính, dự bị, lâm thời.

        KHU VỰC TRIỂN KHAI TĂNG THIẾT GIÁP, khu vực địa hình các phân đội (binh đội) tăng, thiết giáp triển khai đội hình theo một ý định để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Có KVTKTTG: chuẩn bị chiến đấu, vượt sông, tiến công và phòng ngự. Trong tiến công, có KVTKTTG: để triển khai từ đội hình hành quân thành đội hình trước chiến đấu và chiến đấu. vào các tuyến (vị trí) điều chỉnh, tuyến triển khai xung phong, trận địa bắn ngắm trực tiếp, khu vực xuất phát tiến công... Trong phòng ngự, có KVTKTTG: đê triển khai vào các điểm tựa (cụm điểm tựa) của các phân đội, tuyến (trận địa) phản kích, trận địa ngắm bắn trực tiếp, khu vực bố trí lực lượng dự bị, tuyến (khu vực) đánh địch đổ bộ đường không, vu hồi đường bộ, đường sông, đường biển. Tùy theo số lượng xe tăng, xe thiết giáp của các phân đội (binh đội), KVTKTTG được chọn nơi đủ bố trí lực lượng, cơ động thuận lợi, giữ được bí mật, thích hợp với nhiệm vụ được giao.

        KHU VỰC TRUNG LẬP, vùng lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia hoặc khu vực công quản quốc tế được pháp lí quy định cấm tiến hành chiến tranh (hoặc xung đột vũ trang) và thường được áp dụng phi QS hóa. KVTL được thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế. Theo quy mô, có các loại KVTL: quy mô nhỏ (khoảng đất giữa biên giới hai nước, kênh đào...); quy mô lớn (một lục địa...); toàn bộ (châu Nam Cực, kênh đào Xuyẻ, Panama...); từng phần (khu vực không có vũ khí hạt nhân...). Ngày nay việc đấu tranh nhằm thiết lập nhiều KVTL trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

        KHU VỰC VƯỢT SÔNG, khu vực địa hình trên mặt đất, mặt nước, trên không của đoạn sông được chuẩn bị để tiến hành vượt sông. KVVS gồm: khu vực xuất phát vượt sông, các bến vượt trên sông (kể cả bến vượt giả, cầu giả) đến hết khu vực đánh chiếm đầu cầu bên bờ đối phương (nếu có). Chọn KVVS phải căn cứ vào tính chất sông (ngòi, hồ, ao), tình hình đối phương, đội hình và trang thiết bị vượt sông. Tùy theo quy mô lực lượng, KVVS có chiều sâu từ 5-7km, chính diện 2-3km hoặc lớn hơn.

        KHU VỰC XUẤT PHÁT TIẾN CÔNG, khu vực địa hình được thiết bị công trình do binh đội, binh đoàn chiếm lĩnh trước khi tiến công. KVXPTC phải đảm bảo: điều kiện thuận lợi cho triển khai và chuyển bộ đội vào tiến công; bố trí các đơn vị kín đáo và phân tán; phòng không và phòng hỏa lực pháo binh của đối phương. Chuẩn bị KVXPTC phải căn cứ vào nhiệm vụ, ý định chiến đấu của đơn vị. Việc xây dựng công trình có thể được tiến hành trước hoặc do đơn vị đến chiếm lĩnh đảm nhiệm. Bố trí thiết bị công trình KVXPTC phải đảm bảo chuyển sang tiến công được nhanh chóng và nếu quân địch chuyển sang tiến công trước thì đảm bảo tiến hành chiến đấu đánh trả thắng lợi. Khi tiến công trong hành tiến, KVXPTC được chọn ở cự li và địa điểm có điều kiện giảm đến mức tối đa thiệt hại do pháo binh địch gây ra. Khi chuyển sang tiến công từ vị trí trực tiếp tiếp xúc với quân địch, nội dung chuẩn bị gồm: KVXPTC tuyến và trận địa cho đơn vị yểm trợ và lực lượng tiến công; trận địa chờ đợi cho xe tăng; khu vực bố trí của lực lượng dự bị; khu vực trận địa của lực lượng pháo binh, lực lượng phòng không, đường vận động cho lực lượng dự bị; khu vực triển khai SCH và hậu cần.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:03:13 pm »


        KHU VỰC XUẤT PHÁT VƯỢT SÔNG, khu vực địa hình có thiết bị công trình mà phân đội (binh đội, binh đoàn) chiếm lĩnh trước khi vượt sông. Được chọn ở nơi có điều kiện ngụy trang tự nhiên, gần đường tiến ra bến vượt và có khoảng cách phù hợp để nhanh chóng đến được bến vượt. KVXPVS phải đảm bảo triển khai bộ đội nhanh, bí mật; đủ bố trí các phản đội (binh đội, binh đoàn) và được bảo vệ chặt chẽ.

        KHUẤT PHỤC, từ bỏ ý chí "đấu tranh, chấp nhận sự phụ thuộc vào một thế lực nào đó. Trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, các giai cấp thống trị, các thế lực xâm lược và bành trướng thường dùng mọi âm mưu, thủ đoạn buộc các giai cấp bị thống trị và các dân tộc khác phải KP.

        KHÚC THỪA DỤ (7-907), người mở đầu thời kì tự chủ của dân tộc VN. Quê Hồng Châu (nay gồm h. Bình Giang và h. Ninh Giang, t. Hải Dương), thuộc gia đình hào trường. 905 lúc nhà Đường (TQ) đang suy vong, quan tiết độ sứ cuối cùng của nhà Đường là Độc Cô Tổn phải về TQ, chính quyền đô hộ không có người cầm đầu. KTD được dân chúng ủng hộ chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), tự xưng là tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận; 7.2.906 phải phong tước Đồng Bình Chương Sự cho KTD. Khéo lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của chế độ đô hộ cũ, bề ngoài “xin mệnh nhà Đường”, nhưng bên trong KTD từng bước xây dựng nền tự chủ của dân tộc. Hiện còn đình thờ họ Khúc ở làng Cúc Bổ (h. Ninh Giang, t. Hải Dương).

        KHỦNG BỐ. hành động bạo tực tàn ác của cá nhân, của một tổ chức, một nhà nước hoặc liên minh nhà nước nhằm phá hoại, đe dọa, gây sợ hãi hoặc cưỡng bức, buộc đối phương khuất phục hay thực hiện những yêu sách nhất định; một loại tội phạm quốc tế. Hình thức KB : bắt cóc, ám sát, đánh bom, tàn sát man rợ... KB được một số nước và thế lực phản động, các phần tử cực đoan, lực lượng li khai trên thế giới sử dụng như một quốc sách hoặc một chiến lược để thực hiện những mục đích nhất định. KB đã bị nhân dân thế giới lên án. Đấu tranh chống KB đã trở thành mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế.

        KHỦNG BỐ TRẮNG, khủng bố có tính chất hủy diệt của một tổ chức, một nhà nước hoặc liên minh các nước. Thường được các thế lực phản động và xâm lược sử dụng để đàn áp phong trào CM hoặc kháng chiến (xt tam quang), ở VN, những cuộc đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-31), khởi nghĩa Nam Kì ( 11.1940) là điển hình của KBT.

        KÌ TẬP X. TẬP KÍCH

        KỈ LUẬT QUÂN ĐỘI, tổng thể những điều quy định buộc mọi quân nhân phải triệt để chấp hành nhằm tạo sự thống nhất cao trong hành động, đảm bảo cho QĐ phát huy được sức mạnh, hoàn thành chức năng và nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Nội dung cụ thể của KLQĐ được nêu rõ trong hiến pháp, pháp luật của nhà nước; điều lệnh, điều lệ. chế độ, quy tấc, mệnh lệnh, chỉ thị của QĐ. Kỉ luật của QĐ CM là kỉ luật tự giác nghiêm minh; được xây dựng và duy trì trên cơ sở giác ngộ về lí tưởng và mục tiêu chiến đấu, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự nghiệp CM; bản lĩnh và năng lực hoàn thành nhiệm vụ của mỗi quân nhân, cùng với sự giáo dục, tổ chức, quản lí chặt chẽ và thưởng phạt nghiêm minh.

        KỈ LUẬT TÀI CHÍNH, tổng thể những quy định phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong các hoạt động tài chính như: thu. chi, quyết toán của các cơ quan, đơn vị; một bảo đảm quan trọng của trình tự công tác tài chính cho việc quán triệt, chấp hành mọi phương châm, chính sách, chế độ và thực hiện thuận lợi dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính. Trong QĐND VN, KLTC được quy định có tính nguyên tắc tại Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy đối với từng mặt công tác tài chính như: các cơ quan, đơn vị phải thực hiện các khoản giao nộp cho nhà nước đúng thời hạn và định mức theo chế độ tài chính: các khoản chi ngân sách phải đúng chế độ, đúng mục đích, có trong dự toán được duyệt, được người có thẩm quyền chuẩn chi; các quỹ chuyên dùng phải tách riêng, không được tự ý lưu chuyển; không được tự ý mở rộng phạm vi chi vào giá thành doanh nghiệp, nâng cao mức chi kinh phí của đơn vị dự toán; không được phép biến quỹ trong ngân sách thành quỹ đơn vị, biến của công lớn thành nhỏ; mọi khoản thu, chi tài chính đều phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được ghi chép, phản ánh trên sổ kế toán; phải chấp hành nghiêm chế độ báo cáo và quyết toán tài chính... Việc vi phạm KLTC sẽ bị xử lí bằng các hình thức kỉ luật: bắt bồi thường, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Chấp hành KLTC là yêu cầu bên trong bảo đảm quy luật phân phối tài chính được quán triệt một cách cụ thể trong thực tiễn công tác tài chính.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:06:11 pm »


        KĨ THUẬT ĐẶC CÔNG, hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành các động tác chiến đấu đặc công và sử dụng phương tiện KTQS để tác chiến của bộ đội đặc công. Gồm: kĩ thuật ngụy trang, kĩ thuật vận động, kĩ thuật khắc phục vật cản, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ (mìn), kĩ thuật bắn súng...

        KĨ THUẬT QUÂN SỰ, gọi chung những phương tiện, tư liệu, phương pháp, phương thức hoạt động,... để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, khai thác,... các phương tiện kĩ thuật quân sự. KTQS phát triển dựa trên những thành tựu của khoa học, công nghệ nói chung và phản ánh những đỉnh cao của trình độ phát triển khoa học, công nghệ đương đại.

        KĨ THUẬT TÀNG HÌNH, biện pháp kĩ thuật áp dụng trên trang bị KTQS nhằm làm mất hoặc giảm khả năng bị phát hiện bời các thiết bị cảnh giới của đối phương. Các biện pháp thường dùng : tạo hình dáng, cấu trúc thích hợp, sử dụng các vật liệu, các lớp phủ đặc biệt có khả năng hấp thụ các bức xạ điện tử, âm thanh... để làm giảm bề mặt phản xạ hiệu dụng, giảm bức xạ và phản xạ nhiệt, điện từ, âm thanh... KTTH đang được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng trong kĩ thuật chế tạo khí cụ bay tàng hình (máy bay, tên lửa...), tàu chiến... Cg công nghệ tàng hình (xt máy bay tàng hình, F-117A, B-2).

        KĨ THUẬT XENXƠ. kĩ thuật ứng dụng các bộ cảm biến (cg xenxơ hay đattrich)... vào các hệ thống tự động điều khiển, chi báo và đo đạc từ xa. Sự phát triển và ứng dụng KTX dựa trên các thành tựu vật lí và liên hệ mật thiết với các ngành kĩ thuật, công nghệ khác, đặc biệt là kĩ thuật vô tuyến điện tử, công nghệ thông tin. Trong QS, KTX ứng dụng trong trinh sát xuất hiện đầu tiên trong CTTG-II, hiện được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống trinh sát, tìm kiếm mục tiêu (QĐ Mĩ sử dụng ở Nam VN lần đầu tiên từ những năm 60 của tk 20), hệ thống điều khiển hỏa lực các tổ hợp vũ khí, phương tiện chiến đấu... KTX cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc rôbôt hóa (tự động hóa bằng người máy) các hệ thống vũ khí, trang bị KTQS (dùng để trao đổi thông tin giữa rôbôt và môi trường).

        KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, hệ thống kí hiệu được quy ước bằng hình vẽ, màu sắc, kết hợp với chữ và chữ số ghi chú để biểu thị, giải thích các yếu tố địa hình, địa vật có trên mặt đất, lên bản đồ địa hình. Kí hiệu thường mô phỏng theo hình dạng, vị trí thật, các đặc trưng định tính, định lượng của địa vật, dáng đất. KHBĐĐH thường có các loại: vẽ theo tỉ lệ, vẽ không theo tỉ lệ và vẽ tượng trưng.

        KÍ HIỆU HÀNG HẢI TRÊN BỜ, kí hiệu được thể hiện trên cột tiêu, biển báo, cờ hiệu... lắp đặt trên bờ dọc theo các tuyến vận tải nội thủy, trên các còng trình kĩ thuật thủy và trên các cầu... để xác định vị trí và chi dẫn cho tàu thuyền hoạt động an toàn. KHHHTB gồm: tiêu báo tuyến vận chuyển tàu thuyền qua lại giao nhau, tiêu báo hành trình đánh dấu tuyến đi của phương tiện dọc theo bờ biển, tiêu treo chỉ báo các bờ gặp nước, tiêu định vị (định hướng) chỉ báo các vị trí (khu vực) đặc biệt của bờ biển; các tiêu chỉ trục tâm tàu thuyền khi cơ động dưới cầu.

        KÍ HIỆU QUÂN SỰ, hệ thống kí hiệu được quy ước bằng hình vẽ, màu sắc, chữ, số và chữ tắt kết hợp với ghi chú để chỉ: đơn vị, cơ quan, chức vụ, vị trí chỉ huy, vũ khí. trang bị kĩ thuật của các quân chủng, binh chủng, ngành chuyên môn; công sự trận địa, vật cản và hành động QS ta, địch... KHQS được dùng trong một số văn kiện quân sự, được vẽ, viết đúng quy định, có tỉ lệ thích hợp với từng loại bản đồ, sơ đồ...

        KÍ LỤC (cổ), chức quan thời Hậu Lê, có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép về tư cách và hành vi của các võ tướng trong tác chiến để tâu lên vua. Được đặt ra 1479 (đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 10). Đầu thời Trung Hưng, chức KL còn được đặt ở ngự doanh (doanh quân do vua đích thân chỉ huy). Đời vua Lê Thế Tông, những năm Quang Hưng (1578-99), sau khi đánh dẹp nhà Mạc, đã bãi bỏ KL, về sau trong các cuộc hành binh lớn, lại phục hồi KL.

        KỊ BINH, binh chủng thuộc lục quân, chiến đấu trên lưng ngựa hoặc chiến đấu như bộ binh. KB có khả năng cơ động cao, ít bị ảnh hưởng của địa hình và thời tiết; trang bị chủ yếu: ngựa, súng bộ binh, mã tấu, pháo và súng máy hạng nhẹ. Trong nhiều giai đoạn lịch sử, KB là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường. Đầu tk 20, KB giảm dần số lượng và mất dần vai trò và tác dụng trong tác chiến. Ngày nay, một số nước chi giữ lại số ít, dùng để tuần tra, canh gác biên phòng. Ỏ một số nước, bộ đội cưỡi voi, lạc đà làm nhiệm vụ tác chiến cũng gọi là KB. QĐ Mĩ có tổ chức (phân đội, binh đội, binh đoàn) dùng máy bay trực thăng hoặc xe thiết giáp để làm nhiệm vụ gọi là KB bay hoặc thiết kị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:07:25 pm »


        KÍCH (cổ), vũ khí lạnh có cán dài, đầu kim loại nhọn và có ngạnh để sát thương đối phương bằng đâm, móc. Cán bằng gỗ hoặc tre, độ ngắn dài phụ thuộc vào loại dùng cho bộ binh, kị binh hay lính trên xe; đầu bằng đồng (thời đại đồ đồng) hoặc thép. Khi kị binh phát triển, K dần dần bị thay thế bằng các loại khác. Sau chi dùng trong nghi lễ.



        KIEP , 1) tàu sán bay của LX, hạ thủy 27.12.1972, đưa vào trang bị 5.1975. Lượng choán nước chở đầy 40.500t. Kích thước: 274x47,2xl0m (đường băng 189x20,7m). Có 4 tuabin, tổng công suất 147MW (200.000cv), 4 chân vịt. Tốc độ 32 hải lí/h (60km/h), tầm hoạt động 13.500 hải lí (25.000km) với tốc độ 18 hải lí/h. Quân số: 1.200 (chưa kể phi đoàn). Trang bị: 12 máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Iak- 36A, 1 máy bay huấn luyện Iak-36B, 19 máy bay trực thăng chống ngầm Ka-25A hoặc Ka-27, 2 máy bay trực thăng Ka- 25B; 8 bệ X 4 ống phóng tên lửa tàu đối tàu SS-N-12 (tầm 550km, tốc độ Ml,7, đầu đạn hạt nhân 350kt hoặc đầu đạn 1.000kg thuốc nổ thường); 2 bệ X 2 rãnh phóng tên lửa phòng không SS-N-3B (tầm 55km, tốc độ M2,5, đầu đạn 80kg, độ cao bắn 91,4-22.860m, 72 tên lửa); 2 bệ X 2 rãnh phóng tên lửa  phòng không SS-N-4 (tầm 15km, tốc độ M2,5, đầu đạn 50kg, độ cao bắn 9,l-3.048m, 40 tên lửa); 4 bệ X 6 rãnh phóng tên lửa phòng không SA-N-9 (tầm 12km, tốc độ M2, đầu đạn 15kg, độ cao bắn 3,4-12.192m, 96 tên lửa); một bệ 2 ống phóng tên lửa - ngư lôi chống ngầm SUW-N-1, tầm 16 hải lí (29km), đầu đạn hạt nhân 5kt; 3 pháo 76mm, 8 pháo X 6 nòng 30mm: ngư lôi và trang bị chống ngầm khác. K thuộc Hạm đội Biển Bắc. Loại bỏ (1993) làm phụ tùng thay thế cho tàu Goocsơcôp; 2) lớp tàu sân bay LX, gồm các tàu: K. Minxcơ (bị bán làm phế liệu 1992) và Nôvôrôxixcơ.

        KIỂM CHẾ. hoạt động tác chiến được tiến hành bằng một bộ phận binh lực, hỏa lực để hạn chế, ngăn cản địch tự do hành động, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chủ yếu của ta tiến hành tác chiến. Có KC chiến lược, KC chiến dịch và KC chiến thuật. KC thường được tiến hành bằng công kích, bao vây, chế áp, quấy rối, nghi binh... KC được vận dụng trong tác chiến trên bộ, trên không, trên biển.

        KIẾM DỊCH. biện pháp của ngành y tế và thú y nhằm kiểm soát không cho bệnh tối nguy hiểm lan tràn giữa các khu vực trong một quốc gia (KD nội địa), hay giữa các quốc gia (KD quốc tế). Trong thời chiến, hoạt động KD nhằm kiểm soát không để bệnh tối nguy hiểm lan từ mặt trận về hậu phương và ngược lại. Các biện pháp KD: nghiêm cấm người ra, vào ổ dịch, phát hiện và cách li người ốm, tiến hành các biện pháp vệ sinh, tiêm phòng dịch, khử trùng...

        KIỂM KÊ. biện pháp kiểm tra thực tế trên hiện vật nhằm xác định số thực có về tài sản, vật tư. hàng hóa, tiền vốn và kinh phí của một đơn vị hoặc trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tại một thời điểm nhất định. Có thể tiến hành định kì, (thường là hàng năm) hay đột xuất (khi giải thể, bàn giao, sáp nhập, phân chia đơn vị hoặc trong những trường hợp bất thường khác) theo quy định của chế độ KK tài sản; đối với toàn bộ hay một bộ phận tài sản. Đối tượng KK bao gồm mọi loại tài sản: tài sản cố định, công trình đang xây dựng, công cụ lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm và hàng hóa. bao bì, súc vật, vốn bằng tiền, các giấy tờ và tín phiếu có giá trị như tiền, chi phí chờ phân bổ, công nợ... Vũ khí, trang bị kĩ thuật và các tài sản chuyên dùng khác cho quốc phòng, an ninh được KK nhưng theo những quy định riêng. Qua KK có thể phát hiện tình trạng thừa thiếu tài sản do các nguyên nhân khác nhau và những sai sót trong việc ghi chép trên sổ sách, trên cơ sở đó có biện pháp tăng cường quân lí tài sản, chấn chỉnh nền nếp và nâng cao tính chính xác trong công tác thông kê, kế toán.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:08:46 pm »


        KIỂM SÁT VIÊN viện kiểm sát quân sự, chức vụ của người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong QĐ. Tiêu chuẩn KSV: sĩ quan QĐND VN tại ngũ, trung thành với tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lí và nghiệp vụ kiểm sát, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Khi thực hiện nhiệm vụ, người có chức vụ KSV phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của viện trưởng viện kiểm sát QS cấp mình, sự lãnh đạo thông nhất của viện trưởng Viện kiểm sát QS trung ương.

        KIỂM SOÁT CHI. hoạt động nghiệp vụ tài chính của các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xem xét các hồ sơ. chứng từ chi tiêu để bảo đảm các khoản chi ngân sách có đủ các điều kiện chi theo quy định của pháp luật và phát hiện, ngăn chặn những trường hợp chi trái quy định. Được tiến hành trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Đặc biệt khi cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách, kho bạc nhà nước chi cấp phát, thanh toán cho đơn vị sau khi tiến hành kiểm soát tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ chi tiêu, bảo đảm các khoản chi có trong dự toán được duyệt, đứng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, được người có thẩm quyền chuẩn chi. Trường hợp không đủ các điều kiện này có quyền hạn chế, tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả. Đối với các khoản chi trong lĩnh vực quốc phòng có yêu cầu bảo mật cao, kho bạc nhà nước không kiểm soát các điều kiện chi, các đơn vị QĐ phải tổ chức việc kiểm soát này và chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các khoản chi.

        KIỂM SOÁT LƯU THÔNG BIÊN GIỚI, thực hiện các biện pháp để duy trì đúng thủ tục, quy định của pháp luật, các hiệp định, hiệp nghị với nước ngoài, đảm bảo cho việc qua lại biên giới quốc gia có trật tự kỉ cương, đúng thù tục pháp luật phù hợp với hiệp định, hiệp nghị và các điều ước quốc tế: bảo đảm an toàn và thuận lợi cho những người có đủ giấy tờ hợp pháp qua lại biên giới cũng như các phương tiện vận chuyên, hàng hóa, văn hóa phẩm, bưu kiện và sự an toàn về an ninh và vệ sinh dịch tễ. KSLTBG do lực lượng chuyên trách từng lĩnh vực thực hiện theo pháp luật của từng nước, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan.

        KIỂM SOÁT QUÂN NHÂN X. KlỂM SOÁT QUÂN SỰ

        KIỂM SOÁT QUÂN SỰ, lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra đối với quân nhân và các phương tiện giao thông QS ở ngoài doanh trại để giúp người chỉ huy duy trì kỉ luật QĐ. pháp luật của nhà nước, quy tắc trật tự xã hội. Có: KSQS chuyên nghiệp (ở một số bộ chỉ huy QS tỉnh, thành phố); KSQS không chuyên nghiệp (ở cấp lữ đoàn, trung đoàn và tương dương trở lên). Được tổ chức thành trạm KSQS cố định (nơi có nhiều quân nhân và phương tiện vận chuyển QS qua lại), tổ (đội) KSQS lưu động (trên các trục đường), do sĩ quan chỉ huy. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng nhiệm vụ. quyền hạn, trang bị và trang phục của KSQS được quy định trong điều lệnh, điều lệ của QĐND VN và văn bản pháp quy khác của BQP.

        KIỂM TOÁN, hoạt động kiểm tra đặc biệt nhầm xác minh tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, báo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ công tác tài chính. Do cơ quan chuyên môn gồm các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ thích hợp được pháp luật thừa nhận thực hiện. Theo giá trị pháp lí, có: KT nhà nước, KT độc lập. KT nội bộ : theo tính chất nghiệp vụ, có: KT tài chính. KT hoạt động. KT tuân thủ, KT đặc biệt. Đối với các cơ quan, đơn vị QĐ, hoạt động KT được thực hiện theo quy tắc: KT nhà nước thực hiện KT theo quyết định của chính phủ; cơ quan KT QĐ thực hiện KT theo kế hoạch năm được duyệt hoặc theo quyết định của cục trường Cục tài chính: các doanh nghiệp nếu có yêu cầu mời KT độc lập, thì KT vẫn được thực hiện theo quy định của nhà nước và của BQP.

        KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU, hoạt động kĩ thuật - nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng xăng dấu so với các chi tiêu chuẩn quốc gia bằng các phương pháp phân tích, hóa nghiệm xăng dầu theo quy định. Việc KTCLXD phải được làm thường xuyên trong quá trình bào quản, cất giữ cũng như khi tiếp nhận, cấp phát xăng dầu, nhăm đề ra kế hoạch bảo quản, cấp phát, sử dụng hợp lí, đúng tính năng, chủng loại, chất lượng hoặc có biện pháp xử lí kịp thời, bào đám cho các phương tiện, thiết bị sử dụng xăng dầu hoạt động tốt. không bị hỏng hóc, kéo dài tuổi thọ. Tùy theo yêu cầu kiểm tra, có thể tiến hành KTCLXD theo các hình thức: phân tích kiểm tra, phân tích toàn bộ, phân tích trọng tải.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:09:56 pm »


        KIỂM TRA CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai lệch của các đơn vị trong công tác chuẩn bị tác chiến, đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời, bảo đảm tác chiến thắng lợi. Được thực hiện sau khi giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền, tập trung vào việc hiểu rõ nhiệm vụ tác chiến và những biện pháp tổ chức thực hiện của đơn vị. Người chỉ huy (tư lệnh) cần trực tiếp kiểm tra giúp đỡ các đơn vị làm nhiệm vụ trên hướng (khu vực) chủ yếu, đảm nhiệm trận đầu, các trận thời chốt và các nhiệm vụ quan trọng khác.

        KIỂM TRA ĐỘNG VIÊN, biện pháp thực hiện công tác động viên của lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp (địa phương, bộ, ngành và đơn vị QĐ): nhằm nắm thực trạng việc tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động viên và thực hiện công tác chuẩn bị khác cho động viên; có chủ trương, biện pháp kịp thời giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. KTĐV phải có kế hoạch và xây dựng thành nền nếp. Thủ trưởng hoặc cơ quan chức năng cấp trên kiểm tra cấp dưới thuộc quyền: nội dung, hình thức và thời gian KTĐV có thể báo trước hoặc đột xuất.

        KlỂM TRA KĨ THUẬT, 1) tổng thể các hoạt động và biện pháp tổ chức, kĩ thuật nhầm xác định, đánh giá tình trạng kĩ thuật của trang bị (tổ hợp trang bị). Do các cán bộ, nhân viên kĩ thuật chuyên trách thực hiện; được tiến hành trước và sau khi sửa chữa, khi bàn giao trang bị, khi xuất xưởng... Nội dung và trình tự tiến hành KTKT đối với từng loại trang bị kĩ thuật và trong từng trường hợp được quy định trong các tài liệu kĩ thuật tương ứng; 2) dạng bảo dưỡng kĩ thuật không định kì, do người trực tiếp điều khiển, sử dụng trang bị kĩ thuật (kíp xe, kíp trắc thủ, khẩu đội...) tiến hành tại nơi sử dụng. Gồm: kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc của các cụm, hệ thống; bổ sung nhiên liệu, dầu mỡ. nước làm mát...

        KIỂM TRA LIỀU CHIẾU XẠ CÁ NHÂN, xác định liều chiếu xạ ở từng người trong quá trình hoạt động trong vùng nhiễm xạ hoặc sau khi ra khỏi vùng nhiễm xạ. nhẳm cung cấp những số liệu cần thiết cho người chỉ huy và cơ quan tham mưu các cấp để đánh giá, xử lí và sử dụng đúng sức chiến đấu của từng quân nhân, từng đơn vị đã bị chiếu xạ. KTLCXCN là cơ sở để tổ chức và thực hiện các biện pháp điều trị. KTLCXCN do người chỉ huy và cơ quan tham mưu các cấp tổ chức, phân đội kiểm tra phóng xạ thuộc phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ hướng dẫn thực hiện.

        KIỂM TRA NHIỄM ĐỘC, NHIỄM XẠ, NHIỄM TRÙNG, xác định mức độ nhiễm độc, nhiễm xạ, nhiễm trùng trên người, vũ khí, trang bị kĩ thuật, địa hình và các đối tượng khác sau khi đã tiến hành tiêu tẩy toàn bộ hoặc khi bộ đội đã ra khỏi vùng nhiễm, nhằm đánh giá kết quả tiêu tẩy chuyên môn hoặc xác định nhu cầu tổ chức tiêu tẩy toàn bộ, sử dụng khí tài phòng hóa. Kiểm tra nhiễm độc và nhiễm xạ do phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ và chiến sĩ được huấn luyện chuyên môn tiến hành. Kiểm tra nhiễm độc, nhiễm xạ nước, lương thực thực phẩm do chiến sĩ trinh sát hóa học - phóng xạ và nhân viên quân y kết hợp tiến hành. Kiểm tra nhiễm trùng cho các đối tượng khác nhau do nhân viên quân y tiến hành.

        KIỂM TRA TÀI CHÍNH. hoạt động kiểm tra nhằm xác minh tính đúng đắn, tính mục đích trong việc phân phối các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ và tính hiệu quả, tiết kiệm trong việc sử dụng. Đặc trưng cơ bản của KTTC là: kiểm tra bằng đồng tiền thống qua các chỉ tiêu tài chính, trong đó phải xem xét tình hình thực tế thu, chi tài chính, chấp hành các chính sách, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức; so sánh, đối chiếu tình hình thực tế với các chuẩn mực; xác định và tìm những nguyên nhân sai lệch giữa chúng; đề ra yêu cầu chấn chỉnh những sai phạm; kiến nghị các biện pháp để sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực tài chính... KTTC được tiến hành khi lập và xét duyệt dự toán ngân sách, kế hoạch tài chính; cấp phát chi tiêu; thu nộp tài chính và trích lập các quỹ; quản lí và sử dụng vật tư, tài sản; thanh toán, quyết toán tài chính. Các cơ quan, đơn vị phải tiến hành KTTC đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền; Cục tài chính tiến hành KTTC thường xuyên hoặc đột xuất tại các cơ quan, đơn vị trong toàn quân theo quy định của “Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ". Thanh tra tài chính là một hình thức KTTC.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:11:33 pm »


        KIẾM, vũ khí lạnh, có lưỡi dài và sắc, đầu nhọn, dùng để sát thương đối phương bằng đâm. chém. Thân dài 0,6-1,0m. có một bên hoặc hai bên lưỡi sắc (hai bên thân), được làm bằng đồng (ở thời đại đổ đồng) hoặc thép tốt (phổ biến). Cán ngắn bằng gỗ hoặc kim loại, có ốp che tay. K thường có bao và được đeo bên người, trang bị chủ yếu cho kị binh và cho bộ binh từ thời đại đồ đồng đến CTTG-II. Sau đó chỉ dùng làm vật trang trí hoặc trong nghi lễ duyệt, diễu binh.



        KIÊN GIANG, tỉnh ở tây nam Nam Bộ; bắc giáp Campuchia, đường biên giới 54km, cửa khẩu Xà Xía, đông bắc giáp An Giang*, Cần Thơ, đông nam giáp Hậu Giang**, Bạc Liêu, nam giáp Cà Mau, tây giáp vịnh Thái Lan. Dt 6.269,04 km2; ds 1,6 triệu người (2003); người Kinh chiếm 84%, còn lại là người Khơme, Hoa... Thành lập 10.1956 do sáp nhập hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Tổ chức hành chính: 11 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Rạch Giá. Địa hình đa dạng phong phú, có đồng bằng, rừng, núi và hải đảo. Rừng tập trung ở U Minh Thượng, Hà Tiên, Hòn Đất và quần đảo Thổ Chu. Bờ biển đất liền dài 200km. Vùng biển và hải đảo rộng gần 100.000 km2 với khoảng 105 hòn đảo (70 đảo có người ở); đảo Phú Quốc lớn nhất, dt 567 km2. Hộ thống sông ngòi dày đặc. Tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế công, nông nghiệp và kinh tế biển. Năm 2002 đứng thứ hai cả nước về sản lượng lương thực có hạt (2.578 nghìn tấn lúa) và hải sản, thủy sản (285,5 nghìn tấn) khai thác gỗ 125,4 nghìn mét khối. Công nghiệp: cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, hải sản, đóng tàu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 3.374,7 tỉ đồng. Giao thông: QL 80 và các tinh lộ. Hai sân bay: Rạch Sỏi, Dương Đông (Phú Quốc). Cảng: Hòn Chông, Tắc Câu, Nam Du. An Thới. Di tích lịch sử CM: rừng u Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc. Quê hương của Nguyễn Trung Trực, chị Tư Phùng... 10.2000, LLVTND Kiên Giang được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        KIÊN HẢI, huyện đảo thuộc t. Kiên Giang. Nằm trong vịnh Thái Lan; gồm các đảo Hòn Tre (xã Hòn Tre), Hòn Rái (xã Lại Sơn) và quần đảo Nam Du (xã An Sơn), cách nhau khoảng 30km chạy dọc theo hướng đông bắc - tây nam. Tổng dt 38,7 km2; ds 24,8 nghìn người (2002). Địa hình chủ yếu là núi; đỉnh cao nhất (trên đảo Hòn Rái) 405m. Khí hậu hai mùa, tháng 2-8 gió đông nam, tháng 9-1 gió tây bắc. Dân cư tập trung chủ yếu trên các đảo Hòn Tre, Hòn Rái và đảo Nam Du thuộc quần đảo Nam Du. Nghề nghiệp chủ yếu: đánh bắt và chế biến hải sản, trồng cây ăn quả và dược liệu, khai thác làm thổ sản.

        KIẾN AN. tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Nguyên là t. Hải Phòng, thành lập 1.1898 cùng với tp Hải Phòng trên cơ sở nha Hải Phòng tách ra từ t. Hải Dương (9.1887). Ngày 8.1902 đổi tên thành t. Phù Liễn, 2.1906 thành t. KA. 11.1946 hợp nhất với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải - Kiến. 12.1948 tách riêng như cũ. 10.1962 lại sáp nhập vào tp Hải Phòng.

        KIẾN NGHỊ HẬU CẨN, đề đạt ý kiến của chủ nhiệm hậu cần với người chỉ huy về bảo đảm hậu cần. Nội dung gồm: tổ chức lực lượng, bố trí và di chuyển hậu cần, đường vận tải, một số chỉ tiêu và biện pháp chính về bảo đảm vật chất, bảo dàm sinh hoạt, quân y, công tác vận tải, kết luận chung về mức độ bảo đảm các mặt hậu cần và đề nghị. KNHC được người chỉ huy  thông qua là căn cứ để làm các kế hoạch bảo đảm hậu cần.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM