Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:49:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:15:23 pm »


        KHÍ TÀI CHỈ HUY BẮN PHÁO BINH, khí tài dùng để xác định các phần từ bắn và sửa bắn của phân đội pháo binh. Theo cấu tạo và nguyên lí hoạt động, KTCHBPB chia ra: loại cơ khí (bàn đạc, bàn tính, thước sửa bắn hoạt động theo nguyên lí toán đồ hoặc lôgarit); loại cơ - điện (x. máy chỉ huy), loại cơ - điện - vố tuyến điện tử. loại hoàn toàn tự động hóa...

        KHÍ TÀI ĐIỆN TỬ, khí tài có các phần tử chức năng chính được xây dựng từ các dụng cụ và linh kiện điện tử. KTĐT được sử dụng rộng rãi trong trinh sát, điều khiển vũ khí, tự động hóa chỉ huy, thông tin liên lạc, kĩ thuật tính toán, thiên văn học, vật lí, y học và các lĩnh vực khoa học kĩ thuật khác.

        KHÍ TÀI ĐIỂU KHIỂN BẮN, khí tài gồm tổ hợp các khí tài quang học, điện, cơ, vô tuyến điện... dùng để giải các bài toán bấn các mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và trên không. KTĐKB hoạt động một cách tự động theo các dữ liệu do các khí tài đo đạc và trinh sát cung cấp, có tính đến lượng sửa khí tượng và thuật phóng. Theo cấu tạo và nguyên lí hoạt động, KTĐKB chia ra: khí tài cơ khí (bàn đạc, thước sửa bắn...); khí tài cơ - điện (K-40, M7, K6-19M, K6-60, K59-03...); khí tài cơ - điện - vô tuyến điện... Theo tác dụng, có: KTĐKB pháo binh, KTĐKB pháo phòng không, KTĐKB trên tàu, KTĐKB tên lửa, KTĐKB ngư lôi...

        KHÍ TÀI ĐIỂU KHIỂN PHÁO PHÒNG KHÔNG, khí tài gồm tổ hợp thiết bị dùng để xác định các thông số ban đầu và giải bài toán bắn đón (bài toán gặp giữa đạn và mục tiêu) khi bắn mục tiêu chuyển động trên không. Trong quá trình bắn, KTĐKPPK sẽ đảm bảo cơ khí hóa hay tự động hóa việc phát hiện, nhận dạng và bám sát những mục tiêu cần diệt, xác định tọa độ hiện tại, tiến hành giải bài toán bấn đón và xác định các phần tử bắn cho pháo (phương vị, góc bắn. ngòi nổ), xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc bắn, xác định lượng tiêu hao đạn... và tự động truyền các phần tử bắn sang các bộ phận thu tin của pháo hoặc truyền trực tiếp tới bộ phận điều khiển pháo từ xa. Thành phần của KTĐKPPK gồm: thiết bị phát hiện, bám sát và xác định các tọa độ hiện tại của mục tiêu (rađa, máy đo xa); máy tính để giải bài toán bắn đón; các thiết bị thu tin của pháo; mạng truyền đồng bộ; hệ thống dẫn động điều khiển; nguồn cung cấp điện năng. Theo phương thức bố trí, KTĐKPPK có hai loại: loại đặt trên bệ cố định (trên mặt đất) và loại đặt trên các phương tiện chiến đấu cơ động (hạm tàu, pháo phòng không tự hành). Hiện nay, KTĐKPPK thường được bố trí kết hợp với nhau tạo thành tổ hợp KTĐKPPK.

        KHÍ TÀI ĐIỂU KHIỂN PHÓNG NGƯ LÔI. khí tài gồm tổ hợp thiết bị cơ - điện, cơ - quang, con quay, điện tử... đặt trên tàu chiến có trang bị ngư lôi để xác định phần tử chuyển động của mục tiêu, dữ liệu để đưa tàu chiếm lĩnh vị trí phóng ngư lôi, tính toán loạt ngư lôi, tính toán và đưa dữ liệu vào cơ cấu chấp hành của ống phóng và ngư lôi để tiến hành phóng.

        KHÍ TÀI ĐO, khí tài dùng để đánh giá định lượng một hay nhiều loại thông số (đại lượng vật lí) dưới dạng số (biểu thị trực tiếp giá trị), hoặc dưới dạng màu sắc hay tín hiệu (biểu thị một giới hạn nào đó). Bộ phận chính của KTĐ là bộ cảm biến. Các loại KTĐ: chỉ thị, ghi, tự ghi, in, tích phân, cộng, tương tự, số, tác dụng trực tiếp, so sánh... Trong thực tế sử dụng (dân sự cũng như QS), KTĐ thường được chia thành KTĐ vạn năng và KTĐ chuyên dụng (đặc chủng).

        KHÍ TÀI HỔNG NGOẠI, khí tài hoạt động dựa trên những đặc tính của bức xạ hồng ngoại. Theo công dụng, có: KTHN quan sát và chụp ảnh, KTHN thông tin liên lạc, KTHN đo xa, KTHN tự dẫn, KTHN phát hiện mục tiêu có phát nhiệt...; theo nguyên lí hoạt động, có: KTHN chủ động (có nguồn phát tia hồng ngoại để chiếu xạ mục tiêu và máy thu nhận tia phản xạ về), KTHN thụ động (chỉ thu tia hồng ngoại do mục tiêu phát xạ ra), KTHN chủ động - thụ động (kết hợp hai chế độ).

        KHÍ TÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, khí tài xác đinh những yếu tố khí tượng, thủy văn để đánh giá các quá trình và hiện tượng xẩy ra trong khí quyển và môi trường nước, nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo đảm khí tượng thủy văn cho các đơn vị chiến đấu. Gồm: thiết bị đo đạc, ghi nhận, xử lí, truyền và thể hiện thông tin khí tượng thủy văn (thường có loại chi số và tự ghi). KTKTTV được đặt tại các trạm khí tượng thúy văn cố định hoặc cơ động (trên tàu, xe, máy bay...). Theo công dụng, có: khí tài khí tượng, khí tài khí tượng khí quyển, khí tài thủy văn; theo yếu tố khí tượng thủy văn cần đo, có: nhiệt kế, ẩm kế, áp kế, máy đo gió, bức xạ kế, máy đo lưu lượng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:16:47 pm »


        KHÍ TÀI KHUẾCH ĐẠI ÁNH SÁNG MỜ, khí tài để quan sát, trinh sát, ngắm bắn ban đêm trong điều kiện ánh sáng yếu (ánh trăng, sao). Phần từ quan trọng nhất của KTKĐASM là bộ biến đổi quang - điện, làm nhiệm vụ thu nhận hình ảnh của đối tượng trong ánh sáng tự nhiên ban đêm rất yếu và khuếch đại nó để nhìn được bằng mắt thường. KTKĐASM hiện đại có độ nhạy cao, hệ số khuếch đại lớn, khỏi lượng nhỏ, cự li hoạt động xa, tiêu tốn ít năng lượng. Trong chiến tranh xâm lược VN, quân Mĩ đã sử dụng KTKĐASM có khỏi lượng 2,6-17,2kg, cự li quan sát đêm trăng 400-1.200m. đêm sao 300-1.000m, có thể lắp trên vũ khí (súng, pháo), ô tô, xe tăng, máy bay trinh sát...

        KHÍ TÀI LADE, khí tài lượng tử hoạt động dựa trên hiện tượng khuếch đại lượng tử ánh sáng trong dải sóng quang học. Được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học. Trong QS. KTL dùng trong các hệ thống thông tin liên lạc cáp quang, điều khiển vũ khí. trinh sát, dẫn đường, vũ khí chùm tia...

        KHÍ TÀI LƯỢNG TỬ, khí tài hoạt động dựa trên các hiện tượng lượng tử trong dải sóng quang học và vô tuyến. Gồm: khí tài made (máy khuếch đại lượng từ dải sóng siêu cao tần); khí tài lade; con quay lượng tử; từ kế lượng tử... Trong QS. KTLT được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thống tin liên lạc quang học, điều khiển vũ khí, trinh sát, dẫn đường, trong vũ khí chùm tia...

        KHÍ TÀI NGỤY TRANG, khí tài gồm các trang bị kĩ thuật chế thức và ứng dụng, dùng để che giấu hoặc tạo giả các mục tiêu QS và các hoạt động của bộ đội, nhằm làm giảm hiệu quá trình  sát và ngắm bắn của đối phương. Bao gồm các loại: quần áo, mặt nạ ngụy trang, mô hình phương tiện KTQS. dụng cụ phản xạ sóng vô tuyến, các phương tiện ngụy trang ánh sáng, thiết bị tạo màn nhiệt, tạo khói, các tấm hấp thụ. phương tiện sơn phủ... Theo loại khí tài trinh sát cần chống và giải pháp kĩ thuật được áp dụng, KTNT được chia ra: thủy âm, hồng ngoại, ánh sáng, quang - điện từ, vô tuyến điện...

        KHÍ TÀI NHÌN ĐÊM, khí tài dùng để thu nhận hình ảnh nhìn thấy được của đối tượng (mục tiêu) hay địa hình... trong đêm tối hoặc ánh sáng yếu (ánh trăng, sao). Các bộ phận chính: kính vật, kính mắt, bộ cảm biến quang - điện từ và bộ nguồn. KTNĐ có kết cấu kiểu nhìn ngầm (dùng cho xe tăng, xe thiết giáp) hoặc không nhìn ngắm (cho súng bộ binh, pháo...). KTNĐ gồm các loại: khí tài hồng ngoại, khí tài khuếch đại ánh sáng mờ, khí tài ảnh nhiệt... Theo nguyên tắc làm việc có KTNĐ chủ động. KTNĐ thụ động, KTNĐ thụ -  chủ động (kèm đèn chiếu hồng ngoại hay đèn chiếu lade). KTNĐ được ứng dụng để quan sát, trinh sát, ngắm bắn, lái xe ban đêm, điều khiển tự động...

        KHÍ TÀI PHÁT KHÓI, khí tài gồm các phương tiện dùng để tạo màn khói ngụy trang, nghi trang, chỉ thị mục tiêu... Bao gồm: xe thả khói, máy phát khói, bom khói, đạn khói, lựu đạn khói, hộp khói, thùng khói... được nạp các chất tạo khói thể rắn hoặc thể lỏng như phôtpho trắng, antraxen, titanclorua. SO3 trong axit closunphonic, các loại dầu tạo khói S-l, SGF-1, SGF-2... Theo phương pháp tạo khói, KTPK có: tạo khói do lực nổ (bom, đạn khói); phun rải chất tạo khói thế lỏng (xe, máy thả khói); tạo khói bằng nhiệt năng (xe TDA-M. TMS-65, M1059), tạo khói kiểu thiêu đốt (hộp, thùng phát khói). KTPK có trong trang bị của hầu hết các quân - binh chủng  của QĐ các nước. Trong KCCM. Binh chủng hóa học QĐND VN đã sử dụng KTPK để bảo vệ các mục tiêu QS, công nghiệp và giao thông vận tải. Cg khí tài tạo khói.

        KHÍ TÀI PHÒNG DA. khí tài phòng hóa bảo vệ da người khói tác hại của chất độc, bụi phóng xạ, chất cháy và vi trùng gây bệnh. Theo nguyên lí làm việc, có: kiểu cách li (làm từ các loại vật liệu không thấm khí như vải cao su, cao su. màng chất dẻo tổng hợp...), kiểu lọc (làm từ các loại vật liệu thấm khí có tấm hóa chất như chất tiêu độc, chất hấp phụ, chất phản quang, chất chống cháy...). Theo công dụng, có: KTPD cho binh chủng hợp thành và KTPD dùng riêng cho binh chủng chuyên môn. Theo phương thức chế tạo, có các kiểu: chế sẵn, ứng dụng. Thành phần chính của KTPD là: áo choàng, áo, quần, găng tay. ủng, mũ. Trong QĐND VN hiện thường dùng bộ KTPD LI và OZK. KTPD ứng dụng như: áo, tấm ni lông; nón, mũ lá, mũ cứng, giày da, giày vải, ủng đi mưa...

        KHÍ TÀI PHÒNG HÓA, khí tài để phòng tránh vũ khí hóa học, vũ khí phóng xạ, vũ khí sinh học cho người, trang bị, lương thực... Theo quy mô đối tượng, có: khí tài phòng hóa cá nhân. KTPH tập thể (x. phương tiện để phòng tập thể). Theo công dụng, có: khí tài phòng da, khí tài phòng hô hấp... Ngoài ra còn có khí tài để phòng ứng dụng (x. khí tài phòng hóa ứng dụng).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:18:18 pm »


        KHÍ TÀI PHÒNG HÓA CÁ NHẢN, khí tài phòng hóa trang bị cho từng người để phòng tránh chất độc, chất phóng xạ, vi trùng thâm nhập vào cơ thể, bám dính trên quần áo và trang bị. đồng thời hạn chế tác hại của tia bức xạ của vụ nổ hạt nhân . Gồm: mặt nạ phòng độc, áo choàng hoặc bộ quần áo phòng độc, ủng (giày)... Có thể dùng áo mưa, mảnh nilông, nón, mũ, áo tơi, khẩu trang, khăn mặt làm KTPHCN ứng dụng. Có KTPHCN phù hợp với từng binh chủng, quân chủng.

        KHÍ TÀI PHÒNG HÓA ÚNG DỤNG, gọi chung những loại phương tiện, dụng cụ. đồ dùng thông thường hoặc tự tạo có thể sử dụng như khí tài để phòng chống vũ khí hóa học hoặc vũ khí phóng xạ. Gồm: các phương tiện, dụng cụ dân dụng như bình phun thuốc, máy hút bụi, xe phun nước, xe cứu hỏa, xe gạt ủi, nồi hấp, xô, gầu, xẻng, cuốc để tiêu độc và tẩy xạ; tấm nilông, áo mưa, vải bạt. găng tay cao su, mũ, nón lá,... để phòng độc cho da; băng miệng bằng vải màn. khăn mặt, gấp thành nhiều lớp (thấm nước, lót bông ẩm, tẩm hóa chất) trùm kín cả mũi và miệng, mặt nạ phòng độc công nghiệp để phòng độc cho cơ quan hô hấp; các loại hầm, hố kín, hầm chữ A, hầm có bình lọc độc, hố lọc độc (dùng than hoạt tính, đất bột...) và quạt thông gió tự tạo; kính mắt, kính bảo hộ lao động,... để bảo vệ mắt. Trong KCCM. VN đã sử dụng có hiệu quả KTPHƯD.

        KHÍ TÀI QUAN TRẮC PHÁO BINH, gọi chung các loại khí tài vừa có công dụng quan sát - trinh sát, vừa có công dụng đo đạc của pháo binh. Theo nguyên lí hoạt động, KTQTPB có các loại: quang học (ống nhòm, pháo đội kính, phương hướng bàn. máy kinh vĩ...); điện tử, quang lượng tử (máy đo xa lade. rađa...); âm thanh (bộ trinh sát âm thanh...). Nhờ ứng dụng kĩ thuật điện từ tin học. KTQTPB trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống tự động hóa điều khiển và chỉ huy  hỏa lực pháo binh.

        KHÍ TÀI QUANG HỌC. khí tài hoạt động dựa trên tính chất của bức xạ điện từ ở dải quang học. Dùng để quan sát, đo đạc (cự li, góc...), ngắm bắn (pháo, súng...), chụp ảnh... Những chỉ tiêu chính của KTQH: độ phóng đại, trường nhìn (thị giới), độ chính xác, độ phân giải, độ sáng, khả năng nhìn ngầm... KTQH gồm nhiều chủng loại, được dùng phổ biến trong QS (trong pháo binh thường gặp: pháo đội kính, phương hướng bàn, ống nhòm...).

        KHÍ TÀI TẠO KHÓI nh KHÍ TÀI PHÁT KHÓI

        KHÍ TÀI THỦY ÂM. khí tài hoạt động dựa trên sự phát, thu sóng âm lan truyền trong môi trường nước. Được dùng để: tìm kiếm, phát hiện, xác định vị trí và những tham số chuyển động của mục tiêu dưới nước (tàu mặt nước, tàu ngầm, ngư lôi, thủy lôi, đàn cá...), nhận biết và chỉ mục tiêu cho vũ khí; làm phương tiện thông tin liên lạc thủy âm; bảo đảm an toàn hàng hải... KTTÂ gồm: các tổ hợp thủy âm, máy định vị (sôna) và định hướng thủy âm, máy đo độ sáu thủy âm, phao tiêu thủy âm, phương tiện đối phó thủy âm... KTTÂ có thể đặt cố định trên bờ, trên tàu, trên máy bay, nhưng anten thủy âm của chúng đều phải đặt, neo hoặc kéo dưới nước. Thông tin về mục tiêu có thể truyền về các thiết bị thu đặt trên bờ (tàu, khí cụ bay) theo kênh vô tuyến hoặc hữu tuyến. KTTÂ có công suất phát từ vài chục oát tới vài trăm kilôoát, làm việc ở dải tần hạ âm, âm và siêu âm (từ một tới vài chục kHz).

        KHÍ TÀI TIÊU TẨY, khí tài dùng để tiêu độc, tẩy xạ, khử trùng cho đối tượng bị nhiễm (địa hình, trang bị, lương thực, thực phẩm, nguồn nước, công trình QS...) và xử lí vệ sinh cho người. Theo quy mô, có: loại nhỏ, vừa và lớn. Loại nhỏ trang bị phổ cập và cá nhân sử dụng như bao tiêu độc cá nhản (vd: bao IPP-8 dùng để tiêu độc cho da, quân trang bị nhiễm chất độc thần kinh và loét da), hộp tiêu độc vũ khí (vd: hộp IDPS có thể tiêu độc như bao IPP-8 và khử trùng cho trang bị). Loại vừa như bộ tiêu tẩy cho vũ khí - trang bị (vd: ĐKV-1), bình tiêu độc đeo lưng. Loại lớn trang bị cho phân đội phòng hóa như xe tiêu tẩy (vd: AĐM-48-D. ARS-14U), bộ xe tiêu độc (vd: AGV-3M), xe tắm (vd: ĐĐA-66). Ngoài ra còn có KTTT ứng dụng (khi không có hoặc không đủ KTTT chuyên dụng) như xe phun nước, xe cứu hỏa, bình phun thuốc trừ sâu. thiết bị lọc nước, xe ủi, xô, thùng, xẻng...

        KHÍ TÀI TRINH SÁT ÂM THANH, khí tài hoạt động dựa trên nguyên tắc thu sóng âm để phát hiện, xác định vị trí và các tham số mục tiêu phát ra âm thanh. Gồm: các máy thu âm, máy phân tích âm thanh và các thiết bị khác. Được sử dụng trong pháo binh đê phát hiện vị trí tiếng nổ đầu nòng và xác định số lượng, cỡ pháo (cối, giàn phóng pháo phản lực...) của đối phương; phục vụ chỉ huy bắn (xác định độ lệch điểm nổ so với mục tiêu, tọa độ điểm nổ, hiệu chỉnh bắn...) cho các trận địa pháo của ta. Trong hải quân, dùng để phát hiện vị trí gặp nạn của khí cụ bay và tàu thuyền trên đại dương (biển) theo kênh truyền âm dưới nước. Trong phòng không – không quân dùng để phát hiện khí cụ bay, định hướng cho đèn pha chiếu vào mục tiêu bảo đảm bắn cho pháo phòng không và tác chiến của máy bay tiêm kích; từ những năm 50 tk 20 đã được thay thế bằng các rađa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:19:42 pm »


        KHÍ TÀI TRINH SÁT HÓA HỌC, khí tài sử dụng nguyên lí hóa học, điện hóa để phát hiện chất độc, xác định mức độ nhiễm độc hoặc tiêu độc cho người, môi trường, vũ khí, quân trang, địa hình... Chú yếu gồm; hộp dò độc, bộ lấy mẫu. bột và giấy chỉ thị, máy báo độc tự động hoặc bán tự động, máy phân tích chất độc tự động hoặc bán tự động, hòm hóa nghiệm dã chiến, xe hóa nghiệm... KTTSHH có thể do cá nhân sử dụng (trinh sát khu vực nhỏ) hoặc lắp đặt trên máy bay, xe thiết giáp, ô tô... (trinh sát khu vực lớn hoặc có mức độ nhiễm độc cao). Hiện nay đang phát triển mạnh các loại KTTSHH dùng quang phổ hồng ngoại, lade, có thể tự động phát hiện, báo động chất độc từ xa.

        KHÍ TÀI TRINH SÁT HÓA SINH, khí tài dùng để phát hiện các tác nhân hóa sinh (tôcxin) và mức độ gây hại của chúng đối với người, vũ khí, trang bị, môi trường. Được sử dụng phổ biến nhất là khối phổ kế nhiệt độ cao hoạt động theo phương pháp nhiệt phân; gồm các bộ phận: lấy mẫu, xử lí thô, nhiệt phân, ion hóa, khối phân tích phát hiện ion, xử lí tín hiệu và màn hình dữ liệu. Tác nhân hóa sinh được nhiệt phân trong một thiết bị chuyên dùng, kết quả nhiệt phân đưa ra các tín hiệu đặc trưng. So sánh các tín hiệu này với tín hiệu chuẩn, có thể dễ dàng phát hiện các tác nhân hóa sinh đã sử dụng. Có các khối phổ kế dã ngoại xách tay hoặc đặt trên xe trinh sát phóng xạ và hóa học.

        KHÍ TÀI TRINH SÁT PHÓNG XẠ, khí tài để phát hiện, xác định và thông báo nhanh loại phóng xạ, liều lượng bức xạ, độ nhiễm xạ (có thể cả mức độ thiệt hại) do đạn dược hạt nhân, chất phóng xạ, sự cố hạt nhân gây ra. Gồm các loại: trang bị cho cá nhân (vd: máy đo liều chiếu xạ cá nhân, liều lượng kế cầm tay); trang bị cho phân đội trinh sát hóa học (vd: các liều lượng kế đặt trên phương tiện cơ động như xe, máy bay...); trang bị cho các trạm độc lập (các thiết bị đo phóng xạ tự động hoặc bán tự động). KTTSPX chủ yếu trang bị cho QĐ. nhưng cũng được dùng cho mục đích dân sự, vd: trong sự cố nhà máy điện nguyên tử, trong các ngành kinh tế, y tế, nghiên cứu khoa học có liên quan đến chất phóng xạ. Các loại KTTSPX thường dùng: liều lượng kế cá nhân MĐ-1, máy đo phóng xạ ĐP-5A, ĐP-5V, ĐP-63A. Xe trinh sát hóa học - phóng xạ GAZ-69RKH và UAZ-469 RKH. xe hóa nghiệm AL-4...

        KHÍ TÀI TRINH SÁT SINH HỌC. khí tài dùng để phát hiện các tác nhân gây bệnh cho người và động, thực vật khi đối phương sử dụng vũ khí sinh học (vi trùng). Hiện có các loại KTTSSH : khối phổ kế, gồm các bộ phận: lấy mẫu, xử lí thô, ion hóa phát hiện ion. xử lí tín hiệu và màn hình dữ liệu, hoạt động liên tục 24-72 giờ, nặng 18kg; đêtectơ sinh hóa, gồm các bộ phận: lấy và xử lí mẫu. cảm biến và xử lí tín hiệu... có thể phân biệt được loại tác nhân sinh học (biological agents) và nồng độ của chúng, phát tín hiệu báo động bằng còi hoặc đèn màu; rađa lade, sử dụng phát huỳnh quang cảm ứng lade để phát hiện các đám mây sinh học. Ngoài ra còn có thể sử dụng các dụng cụ đếm hạt (kính hiển vi) hoặc đêtectơ prôtêin.

        KHÍ TÀI XĂNG DẦU, khí tài để dùng trong tiếp nhận, vận chuyển, cấp phát, tra nạp, chứa đựng, bảo quản, xác định số lượng và chất lượng xăng dầu. Được phân chia thành các nhóm: khí tài chứa đựng (bể chứa xăng dầu, phuy, can. xô...), khí tài vận chuyển (xe ô tô xitec, tàu và xà lan chờ dầu, đường ống, máy bơm...), khí tài tra nạp (xe tra nạp, máy bơm, ống dẫn, cột tra, súng tra, can, xô, phễu...), khí tài xác định chất lượng xăng dầu (các thiết bị, dụng cụ phân tích chất lượng xăng dầu, dụng cụ lấy mẫu xăng dầu), khí tài đo lường (đồng hồ lưu lượng, thước dây...) và khí tài bảo đảm an toàn (xe cứu hỏa. các dụng cụ cứu hỏa, thiết bị và dụng cụ phòng chống sét...).

        KHÍ TƯỢNG HỌC (khí quyển học), ngành khoa học nghiên cứu thành phần cấu tạo, tính chất vật lí, các quá trình tự nhiên (chế độ nhiệt, chu trình nước, chuyển động của không khí, các hiện tượng điện, quang, âm..) diễn ra trong khi quyển của Trái Đất, tác động của chúng đối với mặt đất, đại dương và đời sống xã hội. Bao gồm các chuyên ngành: KTH cơ bản (bức xạ học, vật lí khí quyển, hóa học khí quyển, khí tượng động lực học, quang học khí quyển, điện học khí quyển, khí tượng cao không, khí hậu học...) và KTH ứng dụng (công nghiệp, hàng không, hàng hải và khí tượng học quân sự...).

        KHÍ TƯỢNG QUÂN SỰ, bộ môn khí tượng học nghiên cứu và dự báo ảnh hưởng của khí tượng đối với các hoạt động QS và việc sử dụng vũ khí, trang bị KTQS; đặc điểm khí tượng, khí hậu của các chiến trường, khu vực tác chiến, căn cứ QS; đề xuất các biện pháp, phương tiện bảo đảm khí tượng cho các hoạt động tác chiến. Gồm các chuyên ngành: khí tượng không quân, khí tượng pháo binh, khí tượng hải quân, khí tượng phòng hóa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:21:32 pm »


        KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HỌC, bộ môn khoa học tổng hợp các số liệu về lớp thủy quyển và khí quyển của Trái Đát. Trong QS, để đảm bảo tác chiến phải nghiên cứu mọi tình huống khí tượng thủy văn; việc bảo đảm khí tượng thủy văn do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.

        KHIÊN, trang bị phòng hộ cầm tay dùng để che đỡ khỏi bị tên, gươm, giáo,... sát thương. K có dạng hình tròn, chữ nhật, trái xoan... và khum lòng chảo hoặc lòng máng. Thời cổ, K thường làm bằng tre (cành cây, dây) đan, da thú cứng hoặc kim loại mỏng, trang bị cho bộ binh và kị binh. Hiện nay K được trang bị cho cảnh sát đặc nhiệm, làm bằng kim loại, chất dẻo hoặc vật liệu tổng hợp; có loại được gắn thiết bị phóng điện cao áp (hàng nghìn von) để có thêm tác dụng đàn áp.


        KHIỂN TRÁCH, hình thức xử phạt thấp nhất đối với người vi phạm kỉ luật quân đội và các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong QĐ. Thẩm quyền KT thực hiện theo quy định của điều lệnh QĐ. pháp luật nhà nước và điều lệ Đảng, đoàn thể.

        KHIÊU KHÍCH VŨ TRANG, hành động bạo lực vũ trang với quy mô hạn chế nhằm kích động đối phương có hành động chống trả để tạo cớ thực hiện những mục đích nhất định. KKVT thường được tiến hành dưới nhiều hình thức (đột nhập, đột kích thị uy, tiến công cướp đoạt...) và được phối hợp với hoạt động tuyên truyền, ngoại giao để tranh thủ dư luận quốc tế. QĐ Pháp gây hấn ở Hà Nội, Hải Phòng (12.1946) và sự kiện vịnh Bắc Bộ (8.1964) do Mĩ gây ra là những hành động KKVT của CNĐQ chống nhân dân VN.

        KHINH BINH, bộ binh được trang bị gọn, nhẹ, tiện tác chiến cơ động. Thường tổ chức thành đơn vị cấp phân đội. KB có trong QĐ nhiều nước, ở VN, trong QĐ Khối liên hiệp Pháp và Vệ binh quốc gia của chính quyền Bảo Đại (1946- 54), tổ chức tới cấp tiểu đoàn; trong QĐ Sài Gòn, tổ chức thành các đại đội (được coi là đơn vị tác chiến cơ bản của tiểu đoàn bộ binh với các tên gọi: đại đội KB bộ binh, đại đội KB cơ giới, đại đội KB nhảy dù); trong QĐND VN, tổ chức tới cấp đại đội trong KCCP.

        KHO QUÂN NHU, cơ sở tiếp tế quân nhu có chức năng tiếp nhận, cất giữ, bảo quân, quản lí và cấp phát các vật phẩm quân nhu phục vụ cho hoạt động bảo đảm quân nhu của LLVT. Theo cấp quản lí, có KQN: cấp chiến lược, cấp chiến dịch, cấp chiến thuật; KQN: quân khu, quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn... KQN được xây dựng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, khối lượng vật phẩm quân nhu cần bao quản, nhằm duy trì công tác bảo đảm quân nhu kịp thời trong mọi tình huống.

        KHO QUÂN Y. cơ sở tiếp tế quân y có chức năng tiếp nhận, dự trữ, bảo quản, đóng gói và cấp phát vật tư quân y. Kho cũng có thể được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển vật tư quân y cấp phát tới đơn vị; tổ chức thực hiện việc kiểm nghiệm chất lượng thuốc, bảo dưỡng và sửa chữa trang bị quân y (tại kho hoặc lưu động đến đơn vị); thu chiến lợi phẩm quân y. Trong KCCM, do khối lượng dự trữ chiến lược vật tư quân y rất lớn, KQY thường được tổ chức thành các kho chuyên trách (kho vật tư, kho thuốc, hóa chất, bông băng và kho dụng cụ, máy - trang bị) và kho chuyên nhiệm (kho tiếp nhận và dự trữ, kho cấp phát, kho trung chuyển). KQY chiến dịch, KQY các tuyến quân y quân khu, quân chủng, binh chủng và tương dương có thể tổ chức thành phân đội độc lập (nếu khối lượng vật tư quân y quản lí lớn), hoặc là một bộ phận trong tổ chức kho hậu cần chung (nếu khối lượng ít). KQY chiến dịch thường là kho dã chiến, có tổ chức tổ kho lưu động với các phương tiện vận tải và vật tư quân y luôn sẵn sàng đưa lên tuyến trước cấp phát khi có lệnh. Chức năng KQY phục vụ nội bộ tại các bệnh viện, đội điều trị, cơ quan, nhà trường,... do các khoa, ban dược đảm nhiệm. Các tổ chức dược trong đại đội quân y trung đoàn, tiểu đoàn quân y sư đoàn là KQY phục vụ cho các đơn vị trong trung đoàn, sư đoàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:22:21 pm »


        KHO XĂNG DẨU CỐ ĐỊNH, kho xăng dầu quân sự được tổ chức cố định tại một địa điểm, làm nhiệm vụ tiếp nhận, dự trữ, cấp phát xăng dầu, khí tài xăng dầu, bảo đảm có tính chất tương đối thường xuyên, ổn định cho các đơn vị trên những hướng, khu vực và địa bàn nhất định. Thường sử dụng các bể chứa xăng dầu kiểu trụ đứng, dung tích lớn (tới hàng nghìn mét khối), hoặc kiểu trụ nằm dung tích 25m3, được chôn chìm hoặc đặt trong nhà có mái che. Các trạm cấp phát, tiếp nhận xăng dầu, hệ thống đường ống công nghệ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy được xây dựng chắc chắn, cố định, đảm bảo độ an toàn cao khi khai thác, sử dụng.

        KHO XĂNG DẨU DÃ CHIẾN, kho xăng dầu quân sự được tổ chức lâm thời làm nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, cấp phát xăng dầu, khí tài xăng dầu để đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành những nhiệm vụ có tính chất đột xuất, ngắn hạn. trên những hướng, khu vực và địa bàn không có các kho xăng dầu cố định, hoặc có nhưng công tác bảo đảm gặp khó khăn. Thường sử dụng các loại khí tài gọn, nhẹ, dễ tháo lấp, có thể vận chuyển bằng phương tiện vận tải ô tô, dễ cơ động, di chuyển vị trí khi cần thiết. Các bể chứa xăng dầu thường là bể kim loại, kiểu trụ nằm, dung tích nhỏ (4m3, 10m3, 25m3) hoặc bể cao su loại 4m3, 6m3, 25m3. Các trạm cấp phát, tiếp nhận xăng dầu, hệ thống đường ống công nghệ thường sử dụng loại máy bơm nhỏ (hoặc xe bơm) đấu nối với các đường ống dã chiến bằng các phụ kiện gioăng, ngàm... Trong tác chiến, các KXDDC thường được triển khai để đảm bảo xăng dầu cho một hướng chiến dịch hoặc một số trận đánh nhất định.

        KHO XĂNG DẤU QUÂN SỰ, tổ chức chuyên môn của ngành xãng dầu QĐ. có chức năng tiếp nhận, dự trữ, bảo quản, cấp phát xăng dầu và khí tài xăng dầu để đảm bảo cho các đơn vị theo những kế hoạch hoặc tình huống được dự kiến từ trước. Những công trình, trang bị chủ yếu của KXDQS gồm: các nhà kho, bãi bảo quản, bể chứa xăng dầu, các trạm máy bơm, trạm cấp phát, tiếp nhận xăng dầu; hệ thống đường ống công nghệ, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng chống sét, chống tĩnh điện... Tùy theo nhiệm vụ, khả năng cơ động, tính chất các công trình của kho, có: kho xăng dầu cố định và kho xăng dầu dã chiến. Theo quy mô, cấp quản lí, KXDQS chia thành: cấp chiến lược, cấp chiến dịch và cấp chiến thuật.

        KHOA HỌC DU HÀNH VŨ TRỤ, các ngành khoa học và kĩ thuật nghiên cứu chinh phục không gian vũ trụ và những đối tượng ngoài Trái Đất bằng cách dùng các loại khí cụ bay vũ trụ điều khiển từ Trái Đất hoặc có người lái nhằm phục vụ nhu cầu của con người. KHDHVT gồm: lí thuyết các chuyến bay vũ trụ (động lực học bay, lí thuyết điều khiển và dẫn đường, tính toán quỹ đạo...); khoa học - kĩ thuật (thiết kế, chế tạo tên lửa vũ trụ, khí cụ vũ trụ, thiết bị phóng và đổ bộ, máy móc khoa học, phương tiện thông tin liên lạc...); y - sinh học (đảm bảo cuộc sống con người trong điều kiện quá tải, không trọng lượng, bức xạ...); luật quốc tế (về khai thác không gian vũ trụ). KHDHVT phục vụ cho việc nghiên cứu khoảng không vũ trụ và các thiên thể trong hệ Mặt Trời, các đối tượng trong và ngoài Thiên Hà; từ vũ trụ nghiên cứu Trái Đất, bầu khí quyển và môi trường thiên nhiên của nó; sử dụng khí cụ bay vũ trụ để liên lạc, truyền hình, điều ưa khí tượng, dẫn đường, trắc địa. tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên... KHDHVT thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ và sản xuất, phục vụ kinh tế quốc dân. KHDHVT cũng được dùng vào mục đích QS (vũ khí tiến công và phòng thủ đặt trong vũ trụ. vệ tinh QS, phương tiện trinh sát, điều khiển từ vũ trụ...). Cơ sở lí thuyết dầu tiên của KHDHVT được K. E. Xiôncôpxki (Nga) đề xuất cuối tk 19 đầu tk 20. Mở đầu cho sự phát triển thực sự của KHDHVT là việc LX phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (4.10.1957). Người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ (12.4.1961) là Iu. A. Gagarin (Nga). Những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng (24.7.1969) là N. Amxtrong, E. Anđrin và M. Côlin (Mĩ). 7.1975 chuyến bay đồng thời đầu tiên của các tàu vũ trụ Apôlô (Mĩ) và Liên Hợp (LX) được thực hiện. Từ 1981 Mĩ và LX đã phóng các tàu con thoi (Columbia, Chalengiơ, Atlantic, Buran...). Trong khuôn khổ chương trình Intơeôxmôt. Intersat từ 1978-84 đã thực hiện những chuyến bay vũ trụ phối hợp của các nhà du hành vũ trụ LX, Tiệp Khắc, Ba Lan. Hunggari, Bungari. CHDC Đức, Cuba, Mông cổ, Xiri, VN, Ấn Độ... (nhà du hành vũ trụ VN đầu tiên là Phạm Tuân) trên các tàu vũ trụ và trạm vũ trụ Chào Mừng của LX. 15.10.2003 TQ đã phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 5. Tới nay con người đã tiến hành nghiên cứu Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Kim. Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương, Sao Diêm Vương,... bằng khí cụ vũ trụ tự động.

        KHOA HỌC KĨ THUẬT QUÂN SỰ, lĩnh vực khoa học kĩ thuật nghiên cứu các phương tiện kĩ thuật quân sự và các giải pháp KTQS dùng để chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. KHKTQS bao gồm: lí luận về tính toán, thiết kế, chế tạo phương tiện KTQS mới hoặc cải biên, cải tiến trang bị KTQS đã có; lí luận về khai thác và bảo đảm kĩ thuật với phương tiện KTQS đã có trong biên chế... Lí luận về tính toán, thiết kế, chế tạo, trang bị kĩ thuật, nghiên cứu để tạo ra những mẫu phương tiện KTQS mới, đáp ứng yêu cầu chiến - kĩ thuật đề ra hoặc cải biên, cải tiến phương tiện KTQS hiện có để đáp ứng yêu cầu chiến - kĩ thuật mới. Thông thường những thành tựu khoa học, công nghệ mới nhất được nghiên cứu vận dụng vào QS để tạo ra các phương tiện KTQS có ưu thế trong đấu tranh vũ trang. Lí luận về khai thác và bảo đảm kĩ thuật nghiên cứu khai thác có hiệu quả phương tiện KTQS, duy trì tính năng chiến - kĩ thuật, độ tin cậy, tuổi thọ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, phương tiện KTQS. Một số yếu tố của KHKTQS xuất hiện từ khi có đấu tranh vũ trang trong lịch sử loài người. Sự phát triển của KHKTQS gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ nói chung, các cuộc cách mạng kĩ thuật quân sự và khoa học QS nói riêng.

        KHOA HỌC KINH TẾ QUÂN SỰ, khoa học nghiên cứu lí luận chung về kinh tế quân sự, mối quan hệ giữa QS và kinh tế, quy luật hoạt động của kinh tế QS trong thời bình, các vấn đề kinh tế nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, đánh giá tiềm lực kinh tế QS của các nước và các liên minh đối địch, các vấn để chuẩn bị động viên và chuyển nền kinh tế từ trạng thái thời bình sang thời chiến, bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế trong chiến tranh, xây dựng các khu vực kinh tế QS..„
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:25:59 pm »


        KHOA HỌC QUÂN SỰ. khoa học về chiến tranh, nghiên cứu tính chất, các quy luật của chiến tranh, việc chuẩn bị LLVT, xây dựng quốc phòng, chuẩn bị đất nước cho chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh chủ yếu là đấu tranh vũ trang và các hoạt động QS khác của LLVT và nhân dân trong thời chiến cũng như thời bình. Nội dung và phương hướng phát triển của KHQS phụ thuộc vào đường lối, chính sách, học thuyết QS, đồng thời những thành quả của KHQS lại được sử dụng khi xây dựng đường lối, chính sách, học thuyết QS. KHQS có quan hệ chặt chẽ và vận dụng rộng rãi những thành tựu của nhiều khoa học. Những quan điểm lí luận KHQS đầu tiên được hình thành cùng với sự ra đời của chiến tranh. Những công trình lí luận KHQS đầu tiên xuất hiện vào cuối thời chiếm hữu nô lộ. “Binh pháp Tôn Từ là binh thư cổ nhất thế giới. Ở thời cổ Hi Lạp, những vấn đề cơ bản về lí luận KHQS được trình bày trong các tác phẩm dưới dạng lịch sử QS của Hôrôđôtôt và Xenôphôn (khoảng 425 và 354tcn). Một giai đoạn quan trọng trong việc phát triển tri thức KHQS là việc tổng kết kinh nghiệm chiến tranh trong thời cổ La Mã. Trong thời đại phong kiến ở châu Âu cho đến tk 16 các cuộc chiến tranh thường hạn chế về mục đích và quy mô, lí luận KHQS chưa có phát triển đáng kể. Từ tk 18. khi CNTB đã hình thành ở hàng loạt nước Tây Âu, cũng hình thành KHQS tư sản. Xuất hiện nhiều tác phẩm lí luận KHQS như: “Lịch sử chiến tranh 100 năm” (H. Lôiđơ). “Hai hệ thống  QS mới” (Buylôp); ở tk 19 xuất hiện những nhà lí luận QS tư sản, nổi bật là Xuyôrôp, Cutudôp, Napôlêông I, Claodơvit... KHQS vô sản (XHCN) bắt đầu hình thành vào nửa sau tk 19. Những người sáng lập CNCS khoa học, Các Mác và F. Ăngghen, là những nhà tư tưởng đầu tiên đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích sự ra đời và phát triển của ngành KHQS. Di sản lí luận của hai ông là cơ sở vững chắc cho việc nhận thức sâu sắc ban chất của chiến tranh và QĐ, là cơ sở của sự xuất hiện và phái triển của nền KHQS XHCN. Đi đầu trong việc hình thành và phát triển nền KHQS XHCN là KHQS Xô viết mà người đặt nền móng cho nó là V. I. Lénin. KHQS VN nghiên cứu quy luật của chiến tranh và khởi nghĩa vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chuẩn bị LLVT và đất nước cho chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, khởi nghĩa vũ trang, chủ yếu là đấu tranh vũ trang. KHQS VN trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Những cơ sở của lí luận KHQS đã từng bước hình thành qua các cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước của dân tộc VN trong mấy ngàn năm lịch sử, từ tổng kết kinh nghiệm các cuộc khới nghĩa và chiến tranh ở VN và tiếp thu những tinh hoa KHQS của nhân loại. Những tri thức về chiến tranh và khởi nghĩa ở VN được đúc kết trong các binh thư cổ, tiêu biểu là “Binh thư yếu lược Ngoài ra còn được phản ánh trong một số tác phẩm khác như “Bình Ngô đại cáo ”, “Quân trung từ mệnh tập ”, “Hổ trướng khu cơ". Dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN. KHQS VN được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở truyền thống đánh giặc của dân tộc, học thuyết Mác - Lênin. biểu hiện tập trung ở tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - người đạt nền móng cho nền KHQS VN hiện đại và đường lối QS của ĐCS VN qua các giai đoạn lịch sử. Đặc điểm của KHQS VN là nền KHQS phục vụ cho mục đích giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, nền KHQS của một nước tương đối nhỏ đã liên tiếp đánh thắng những nước xâm lược lớn mạnh; KHQS toàn dân đánh giặc có LLVT ba thứ quân làm nòng cốt. thực hiện phương châm càng đánh càng mạnh; vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân và đấu tranh vũ trang phù hợp với đặc điểm VN; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh CM, nổi dậy với tiến công; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, phát huy cao độ tinh thần CM tiến công, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, tiến hành chiến tranh trong thế xen kẽ cài răng lược, đánh địch ở trước mặt và ở cả sau lưng ! chúng, kết hợp thế với lực tạo thành sức mạnh lớn để chiến thắng. Những bộ phận quan trọng của KHQS VN là: lí luận chung KHQS; lí luận nghệ thuật QS; lí luận tổ chức, xây dựng LLVT; lí luận giáo dục và huấn luyện QS; lí luận kinh tế QS và hậu cần LLVT; lí luận chỉ huy LLVT và các chuyên ngành ; trong các khoa học có liên quan, phục vụ cho QS như lí luận trang bị, địa lí QS, sư phạm QS, tâm lí học QS, một số chuyên ngành lịch sử QS... Lí luận chung KHQS, nghiên cứu những nguyên lí cơ bản của KHQS, làm cơ sở cho việc phát triển ị đồng bộ nội dung của KHQS và liên kết các nội dung đó thành một thể thống nhất; nghiên cứu hệ thống những quy luật đấu tranh vũ trang trong mối quan hệ với các quy luật chung của chiến tranh, đối tượng, cơ cấu, phạm vi và phương pháp của KHQS, vai trò và vị trí của KHQS trong hệ thống các tri thức chung vé chiến tranh và QĐ. Lí luận nghệ thuật QS là bộ phận quan trọng nhất của KHQS, nghiên cứu quy luật và tính chất, đăc điểm của chiến tranh, xác định những nguyên tác và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang, những vấn đề lí luận cơ bàn về lập kế hoạch, chuẩn bị, thực hành và bảo đảm mọi mật cho hoạt động tác chiến, sử dụng LLVT phối hợp với các lực lượng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc thời bình và thời chiến. Lí luận nghệ thuật QS bao gồm lí luận chiến lược QS, lí luận nghệ thuật chiến dịch và lí luận chiến thuật. Lí luận tổ chức, xây dựng LLVT, nghiên cứu phương hướng, nhiệm vụ, tính chất, thành phần, cơ cấu tổ chức và trang bị cho LLVT, việc cân đối giữa ba thứ quân, các quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn, giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, duy trì LLVT luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu: nghiên cứu hệ thống tổ chức, huấn luyện quân dự bị, chế độ phục vụ trong LLVT và các vấn đề khác. Lí luận giáo dục và huấn luyện QS. nghiên cứu các hình thức và phương pháp giáo dục và huấn luyện chiến sĩ, đào tạo (bổ túc) sĩ quan có phẩm chất chính trị tinh thần cao, kĩ năng QS và bản lĩnh chiến đấu vững vàng, hợp luyện các phân đội, binh đội. binh đoàn, bảo đảm cho bộ đội luôn sẵn sàng chiến đấu và có khả năng chiến đấu cao. Lí luận kinh tế QS và hậu cần LLVT, nghiên cứu những yêu cầu đối với kinh tế QS xuất phát từ tính chất, đặc điểm của chiến tranh; các mối quan hệ giữa kinh tế QS, hậu cần đối với nền kinh tế đất nước, những biện pháp chuyển nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến; tính chất, quy luật, phương thức, hình thức bảo đảm hậu cần cho LLVT và toàn dân đánh giặc trong thời chiến, bảo đảm cho LLVT hoạt động trong thời bình. Lí luận chỉ huy LLVT. nghiên cứu tính quy luật, nguyên tắc và phương pháp công tác của người chỉ huy và cơ quan về chỉ huy LLVT trong chuẩn bị và thực hành tác chiến, trong huấn luyện QS và các hoạt động khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:27:28 pm »


        KHOA MỤC HUẤN LUYỆN, môn học được phân loại theo tính chất, nội dung trong chương trình huấn luyện quân sự. gồm các khoa mục: chiến thuật, kĩ thuật, điều lệnh, xạ kích, ném lựu đạn, đâm lê... KMHL được chia thành đề mục huấn luyện (hoặc vấn đề huấn luyện) để tổ chức và thực hành huấn luyện theo trình tự.

        KHÓA MÃ, tổ hợp kí hiệu, tín hiệu (chữ số, chữ cái...) được sắp xếp theo quy ước và thống nhất để mã hóa hoặc giải mã tin tức trong quá trình bảo đảm thống tin liên lạc. Để giữ bí mật tin tức. KM thường được thay đổi theo thời gian hoặc yêu cầu nghiệp vụ.

        KHOAN THƯ SỨC DÂN, kế sách giữ nước của Hưng Đạo Vương Trấn Quốc Tuấn trước khi mất (1300) khuyên vua Trần Anh Tông. Nội dung chính: dân là gốc, sức mạnh của đất nước nằm ở sức mạnh nhân dân, phải nới rộng sức dân, không để dân căng thẳng, mệt mỏi, kiệt quệ, bất bình, phải chăm lo lợi ích của dân, bổi dưỡng nâng cao sức dân, dựa vào dân để giữ nước. KTSD là kế rễ sâu, gốc vững; một thượng sách để giữ nước.

        KHOẢNG CÁCH AN TOÀN, khoảng cách nhỏ nhất từ tàm nổ đến các mục tiêu gần nhất đảm bảo không bị sát thương. KCAT phụ thuộc vào bán kính sát thương của đạn bom; độ sai lệch của đạn. bom; tính chất bảo vệ của địa hình và những yếu tố khác. KCAT được vận dụng trong bố trí đội hình chiến đấu , huấn luyện cũng như bố trí nhà máy sản xuất, kho tàng, nơi tiếp nhận và cấp phát đạn dược.

        KHOẢNG CAO ĐỂU ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ, khoảng cách giữa hai mặt cắt nằm ngang chạy qua hai đường bình độ kề nhau. Để lựa chọn KCĐĐBĐ thích hợp phải căn cứ vào tỉ lệ bản đồ, độ dốc của địa hình và nhu cầu sử dụng bản đồ.

        KHOẢNG SÁNG GẤM XE. khoảng cách từ mặt đất (mặt tựa) bằng phẳng đến điểm thấp nhất của kết cấu gầm xe (không kể các bộ phận chuyển động như xích, bánh xe); một trong các tham số đánh giá khả năng thông qua của xe. Một số kiểu xe chiến đấu (xe tăng T-74 của Nhật Bản, Strv-103 của Thụy Điển...) có KSGX thay đổi được nhờ sử dụng hệ thống treo điều chỉnh.

        KHÓI ĐỘC. hệ xon khí chứa chất độc quân sự. được tạo ra theo phương pháp nhiệt thăng hoa hỗn hợp chất tạo khói. Trong QS, thường sử dụng KĐ chứa chất độc kích thích (CN, CN-DM, CS) hoặc chất độc tâm thần (BZ...) làm mất sức chiến đấu, rối loạn đội hình, xua đuổi đối phương ra khỏi các công sự kín khi không có khí tài đề phòng. KĐ còn được dùng để trấn áp, dẹp bạo loạn, kiểm tra độ kín mặt nạ phòng độc và huấn luyện phòng hóa. KĐ cloaxetophenon được quân Nhật sử dụng trong chiến tranh chống TQ (1937-45). Khói CS được QĐ Mĩ sử dụng với quy mô lớn trong chiến tranh VN (1965-73).

        KHÓI MÀU. hệ xon khí được tạo từ hỗn hợp các chất tạo khói và chất tạo màu. Trong QS, thường dùng để phát tín hiệu chỉ huy hiệp đồng, chí thị mục tiêu vào ban ngày. Có các loại KM đỏ, vàng, da cam. xanh lục và tím: đôi khi sử dụng khói đen. Hiệu quả sử dụng KM phụ thuộc vào hình dáng và kích thước đám khói, độ sáng và màu nền trời, phương tiện tạo khói, vị trí người quan sát, tốc độ gió và các điều kiện thời tiết khác.

        KHÓI MÙ. hệ xon khí tạo bời chất tạo khói, dùng để hạn chế khả năng quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc bằng các khí tài quang học, quang - điện tử của đối phương; gây trở ngại cho việc ngắm bắn từ các trận địa hỏa lực. KM được tạo ngay tại trận địa đối phương như: đài quan sát, trận địa pháo binh, từng đoạn chiến hào hoặc từng hỏa điểm, bằng các phương tiện tạo khói của không quân và pháo binh (bom, rôckét, đạn pháo, cối nhồi phôtpho trắng...). Bộ đội hóa học QĐND VN được trang bị phương tiện tạo KM tầm xa H21 (tầm phóng 6km).

        KHÓI TRUNG TÍNH, hệ xon khí không chứa chất độc, được tạo bởi các chất tạo khói như phôtpho trắng. amoni clorua, titan clorua, hexacloetan, antraxen và một số sản phẩm dầu mỏ; thường có màu trắng đục. Trong QS, KTT được dùng để ngụy trang, nghi trang, “làm mù” chống lại các loại vũ khí có điều khiển, gây trở ngại cho việc quan sát từ trên không và dưới mặt đất, giảm hiệu quả sát thương do bức xạ quang của các vụ nổ hạt nhân, xác định hướng gió.

        KHÔI PHỤC CHỈ HUY. thực hiện các biện pháp nhằm làm cho người chỉ huy, cơ quan chỉ huy, các phương tiện của SCH bị địch đánh phá, không hoạt động được, trở lại hoạt động bảo đảm chỉ huy bộ đội có hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và điều kiện cụ thể để KPCH có thể tiến hành các biện pháp sau: khôi phục thông tin liên lạc, bổ sung người và phương tiện chỉ huy, chuyển chỉ huy đến SCH không bị đánh phá hoặc sang SCH dự bị hoặc tạm thời chuyển chỉ huy đến SCH của cấp dưới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:29:11 pm »


        KHỐI LIÊN HIỆP PHÁP, tổ chức liên kết giữa nước Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc Pháp (Đông Dương, Tôgô, Trung Cônggô, Trung Phi...) từ sau CTTG-II đến cuối những năm 50 tk 20; một cơ cấu của nền cộng hòa Pháp, do tổng thống Pháp đứng đầu. Sự hình thành KLHP, về thực chất nhằm duy trì sự thống trị thực dân của Pháp đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ra đời trên cơ sở tuyên bố 24.3.1945 tại Bradayin (Cộng hòa Cônggô) của tướng Đờ Gôn, chủ tịch chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Pháp “Về quy chế mới cho các thuộc địa cũ của Pháp”. Theo quy chế này, các nước trong KLHP được hưởng quyền tự trị (có nghị viện, chính phủ, tài chính,... riêng), quyền đối ngoại do Pháp đại diện, đứng đầu là một tổng đại diện quốc tịch Pháp, do chính phủ Pháp bổ nhiệm gọi là cao ủy (thay cho tên gọi toàn quyền trước đây). KLHP phản ánh tham vọng thực dân của giới cầm quyền Pháp, đi ngược lại phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG- II. KLHP tan vỡ vào cuối những năm 50 (tk 20) khi các nước thành viên lần lượt đấu tranh giành độc lập dân tộc, hoặc tuyên bỏ rút khỏi KLHP.

        KHỐI LƯỢNG CHIẾN ĐẤU của xe tăng thiết giáp, khối lượng của xe tăng, xe thiết giáp khi có đủ kíp xe và cơ số trang bị vật chất (cơ số đạn, nhiên liệu, dầu mỡ, nước làm mát và khí tài theo xe) theo tiêu chuẩn quy định, thường được tính bằng tấn. Là đặc trưng đầy đủ nhất cho các tính chất của xe chiến đấu vì trang bị hỏa lực, khả năng bảo vệ, khả năng cơ động và khả năng thông qua đều liên quan trực tiếp đến KLCĐ của xe. KLCĐ cũng quyết định khả năng vận chuyển xe bằng các phương tiện vận tải khác nhau, khả năng thông qua của chúng khi cơ động trên các loại đường, qua cầu, phà hoặc chạy trên các loại địa hình. Trước đây, KLCĐ còn được sử dụng làm tiêu chí chủ yếu để phân loại xe tăng, thiết giáp.

        KHỐI QUÂN SỰ, tổ chức QS của một liên minh chính trị - QS giữa hai hay nhiều nước, được hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế nhằm cùng nhau thực hiện những mục đích chung về chính trị, kinh tế, QS,... cả trong thời bình và thời chiến. LLVT của các nước thành viên KQS thường có sự thống nhất về biên chế tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy ; ngoài ra, còn có LLVT hợp nhất. Bản chất của KQS tùy thuộc mục đích chính trị, có thể mang tính chất CM, phản CM, tiến bộ hay phản động. Từ sau CTTG-II, trên thế giới đã từng tồn tại các KQS: SEATO, NATO, Tổ chức hiệp ước Vacsava, ANZUS, ANZUK...

        KHÔNG CHIẾN X. TRẬN CHIÊN ĐẤU CỦA KHÔNG QUÂN

        KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO, luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân VN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tố quốc. Tư tưởng KCGQHĐL,TD đã được thể hiện trong “Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945”, và được khẳng định trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (20.12.1946) và nêu nguyên văn trong “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (17.7.1966) khi đế quốc Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam bầng việc tăng cường đánh phá miền Bắc: "... Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân VN quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do...”. KCGQHĐL,TD đã trở thành một chân lí lớn của thời đại ngày nay.

        KHÔNG GIAN CHIẾN DỊCH, khu vực tác chiến có chiểu rộng, chiều sâu nhất định, được tính toán theo mục đích và nhiệm vụ chiến dịch, đặc điểm địch và chiến trường, tình hình và khả năng của ta, ý định tác chiến của cấp chiến lược. Tùy theo quy mô chiến dịch (nhỏ, vừa, lớn), KGCD có thể diễn ra ở phạm vi hẹp (một vài huyện), hoặc diễn ra ở phạm vi rộng (một vài tỉnh hoặc hơn).

        KHÔNG QUÂN, bộ phận của QĐ (LLVT) nhiều nước, được trang bị máy bay các loại để tác chiến trên không, đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước, làm nhiệm vụ trinh sát, đổ bộ đường không, vận tải đường không và các nhiệm vụ khác. KQ có khả nâng độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác. Theo chức năng nhiệm vụ, có KQ: tiêm kích, tiêm kích - bom, ném bom, cường kích, trinh sát, vận tải... Trong QĐ một số nước, KQ chia thành: KQ chiến lược, KQ chiến thuật; KQ mặt trận (KQ quân khu), KQ hải quân và thường tổ chức thành quân chủng (xt Quân chủng không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam).

        KHÔNG QUÂN CHỐNG NGẨM, thành phần của không quân hải quản (ở một số nước là binh chủng của không quân); một trong những thành phần chủ yếu của lực lượng chống ngầm, dùng để chống tàu ngầm đối phương trên chiến trường biển (đại dương). KQCN gồm các phân đội, binh đội máy bay và máy bay trực thăng có căn cứ trên bờ hoặc trên tàu, được trang bị những phương tiện chuyên dùng để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Có thể hoạt động trong khu vực rộng lớn, cơ động nhanh, bí mật bám sát và tiến công mục tiêu. Cũng có thể làm nhiệm vụ cảnh giới chống ngầm cho tàu (nhóm tàu) mặt nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:30:39 pm »


        KHÔNG QUÂN CƯỜNG KÍCH, binh chủng của không quân, chuyên tiêu diệt mục tiêu di động, kích thước nhỏ trên mặt đất, mặt nước, từ độ cao thấp và cực thấp, chủ yếu là trong chiều sâu chiến thuật và chiều sâu chiến dịch gần của đối phương. Nhiệm vụ cơ bản của KQCK: chi viện trực tiếp cho lục quân và hải quân trong tác chiến, có thể tiêu diệt không quân địch trên sân bay và trên không, tiến hành trinh sát đường không. Trong không quân một số nước, KQCK thường nằm trong biên chế của không quân lục quân (Mĩ, Anh, Pháp), của không quân mặt trận (LX) và không quân hải quân.

        KHÔNG QUÂN HẢI QUÂN, binh chủng của hái quân, được trang bị máy bay, để tiêu diệt lực lượng chiến đấu và lực lượng vận tải trên biển, đánh phá các mục tiêu trên đất liền gần biển của đối phương, trinh sát đường không và thực hiện các nhiệm vụ khác. Tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với lực lượng khác của hải quân và quân chủng khác. Ờ những nước có hải quân phát triển, KQHQ là một trong những lực lượng dột kích của hải quân; thường có; không quân tiêm kích, không quân cường kích, không quân tên lửa, không quân chống ngấm, không quân trinh sát, không quân vận tải, không quân tìm cứu... KQHQ trú đóng trên sân bay, tàu sân bay và tàu mặt nước khác.

        KHÔNG QUÂN LỤC QUÂN, binh chủng của lục quân một số nước, dược trang bị máy bay, máy bay trực thăng, để trực tiếp chi viện cho bộ đội tác chiến trên mặt đất. Nhiệm vụ chủ yếu: chi viện hỏa lực không quân theo kế hoạch tác chiến của bộ đội lục quân (bộ đội binh chủng hợp thành), trinh sát đường không chiến thuật, đổ bố đường không chiến thuật, chi viện hỏa lực cho hoạt động của quân đổ bộ, tiến hành tác chiến diện tử, rải mìn trên mặt đất... KQLQ gồm: không quân cường kích, không quân vận tải, không quân trinh sát, không quân đặc nhiệm. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ thường sử dụng KQLQ trong tác chiến.

        KHÔNG QUÂN MẶT TRẬN (ngoại), lực lượng của không quân LX và một số nước khác, thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong các chiến dịch (hoạt động tác chiến) của lục quân, hải quân và không quân. Gồm: không quân tiêm kích, không quân ném bom, không quân tiêm kích - bom, không quân vận tải , không quân trinh sát và các phân đội máy bay lên thẳng phục vụ, bảo đảm... Trong thời bình, KQMT nằm trong biên chế của quân khu và cụm lực lượng. KQMT được trang bị máy bay siêu âm mang tên lửa, súng máy, bom đạn, các thiết bị, hệ thống rađa và vô tuyến điện có thể hoạt động trong mọi thời tiết, ngày và đêm, tiến hành huấn luyện, trinh sát, chặn đánh và tiêu diệt mục tiêu trên không, mặt đất (các cụm tên lửa, không quân và cụm lực lượng lục quân), tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ, mục tiêu di động... Trong các nước tư bản, được gọi là không quân chiến thuật.

        KHÔNG QUÂN NÉM BOM, binh chủng của không quân, được trang bị máy bay ném bom các loại để đánh phá, tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất, mặt biển bằng bom, tên lửa...; tác chiến độc lập hoặc hợp đồng với lực lượng quân chủng, binh chủng khác. Ở một số nước lớn, có KQNB chiến lược và KQNB chiến thuật.

        KHÔNG QUÂN TIÊM KÍCH, binh chủng của không quản, được trang bị máy bay tiêm kích các loại để tiêu diệt khí cụ bay (có hoặc không có người lái) của đối phương ở trên không. Có thể được dùng để đánh phá các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước và trinh sát đường không. Còn có trong thành phần của không quân hài quân và quân chủng phòng không (trong QĐ một số nước). Trong QĐND VN, KQTK có từ 1964 (đơn vị đầu tiên là Trung đoàn không quân 921), trực thuộc Quân chủng phòng không - không quân (1964-77) và từ 1999 Quân chủng không quân (1977-99). Trong KCCM tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc, bắn rơi nhiều máy bay Mĩ.

        KHÔNG QUÂN TIÊM KÍCH - BOM, binh chủng của không quân, được trang bị máy bay tiêm kích - bom (máy bay tiêm kích chiến thuật) để đánh phá các mục tiêu nhỏ, di động trên mặt đất (mặt nước) trong chiều sâu chiến thuật và chiều sâu chiến dịch gần, tiêu diệt mục tiêu trên không của đối phương và trinh sát đường không. Thường nằm trong không quân chiến thuật (không quân mặt trận, LX).

        KHÔNG QUÂN TRINH SÁT, binh chủng của không quận, được trang bị máy bay trinh sát các loại (có người lái hoặc không người lái) mang thiết bị trinh sát (điện tử, quang học...) để thu thập tin tức cần thiết về đối phương, địa hình, thời tiết...; cũng có thể tập kích mục tiêu đặc biệt quan trọng ngay sau khi phát hiện được. KQTS hoạt động độc lập hoặc hiệp đồng với lực lượng không quân khác.

        KHÔNG QUÂN VẬN TẢI, thành phần của không quân, được trang bị máy bay vận tải QS chuyên dụng các loại, dùng để cơ động bộ đội, chở, thả (đổ) lực lượng đổ bộ đường không, phương tiện chiến đấu, vật chất, kĩ thuật và chuyển thương binh, bệnh binh,... bằng đường không.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM