Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:02:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5977 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:04:13 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA LÀO (1945-54). kháng chiến của nhân dân Lào chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ và giải phóng tổ quốc. Khởi nghĩa tháng Tám 1945 do Xứ ủy Ai Lao (thuộc ĐCS Đỏng Dương) lãnh đạo đã giành được chính quyền từ tay Pháp, Nhật, lập chính phủ lâm thời Lào (đại biểu các lực lượng yêu nước), tuyên bố độc lập. Được Mĩ, Anh ủng hộ, 3.1946 Pháp trở lại xâm lược Lào, lập chính phủ vương quốc, đặt dưới quyền của bộ chỉ huy lục quân Pháp ở Lào (FTL). Từ 1947 lực lượng kháng chiến Lào bắt đầu xây dựng các căn cứ du kích ở dọc biên giới Lào với VN, Campuchia, Thái Lan và ở khắp các tỉnh Viêng Chăn. Sầm Nưa, Huội Sài, Xiêng Khoảng, Saynhabuli, Hứa Khoóng..., một số đơn vị vũ trang được tổ chức. 20.1.1949 tại căn cứ Xiềng Khọ (t. Sầm Nưa), đơn vị chính quy đầu tiên của QĐND Lào được thành lập lấy tên Látxayông; sau đó các đội vũ trang trong cả nước hợp nhất thành QĐ Lào Itxala. 6.2.1950 Pháp kí với chính phủ vương quốc thỏa hiệp Pháp -  Lào. thành lập QĐ quốc gia để thực hiện chủ trương “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Lào đánh người Lào”. 8.1950 các lực lượng kháng chiến Lào tiến hành đại hội toàn quốc thành lập Mặt trận Lào tự do (Neo Lào Itxala), bầu chính phủ liên hiệp kháng chiến do hoàng thân Xuphanuyỏng làm thủ tướng, thông qua chương trình, điều lệ của Mặt trận và tuyên ngôn gửi nhân dân Lào và nhân dân thế giới, nêu mục đích cuộc KCCP là giành độc lập, thống nhất, phú cường, ấm no, hạnh phúc. Cũng trong năm 1950 cuộc KCCP của nhân dân Đông Dương có bước phát triển mạnh tạo thuận lợi cho CM Lào. Nhiều căn cứ kháng chiến hình thành rõ rệt từ Bắc Lào đến Nam Lào, LLVT yêu nước được củng cố và phát triển, tác chiến quy mô ngày càng lớn. Đặc biệt hội nghị liên minh nhân dân ba nước Đỏng Dương (11.3.1951) là sự kiện có ý nghĩa chiến lược tăng cường sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Dông Dương, góp phần thúc đẩy sự phối hợp tác chiến giữa QĐ Lào Itxala và quân tình nguyện VN ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả, thông qua các chiến dịch: chiến dịch Thượng Lào (13.4-18.5.1953) giải phóng hoàn toàn 2 tinh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, uy hiếp Thượng Lào; chiến dịch Trung Lào (21.12.1953- 4.1954) giải phóng một vùng rộng lớn ở Trung Lào, trong đó có t. Khâm Muộn gồm tx Thà Khẹt, tiến sát bờ sông Mê Công; chiến dịch Hạ Lào và đông bắc Campuchia (31.1-4.1954) giải phóng tx Attapư, khu vực cao nguyên Bólỏven và vùng Saravan; chiến dịch Thượng Lào (29.1-13.2.1954) giải phóng t. Phongxalì, phòng tuyến Nậm U, cắt đường liên lạc chiến lược với Điện Biên Phủ của quân Pháp, nối liền khu giải phóng Sầm Nưa với vùng Tây Bắc VN. Cùng với thắng lợi của nhân dân VN và Campuchia, thắng lợi của CM Lào dẫn đến kí kết hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào. Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của chính phủ kháng chiến Lào ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì; QĐ Pháp phải rút khỏi Lào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:04:39 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA VIỆT NAM (1945-54), kháng chiến của nhân dân VN chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập mới giành được sau tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cuộc kháng chiến trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (9.1945-12.1947): kháng chiến ở miền Nam. xây dựng và bảo vệ chế độ mới trên cả nước, tiến lên phát động toàn quốc kháng chiến. Được phái bộ Anh che chở, 23.9.1945 quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, sau đó mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nhân dân VN kiên quyết ngàn chặn quân Pháp ở miền Nam, làm thất bại âm mưu can thiệp, lật đổ của quân Tưởng ở miền Bắc, đồng thời ra sức cùng cố chính quyền, xây dựng lực lượng mọi mặt. Với thiện chí hòa bình, chính phủ VN DCCH kí với chính phú Pháp hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946) và tạm ước Việt - Pháp (14.9.1946), nhưng với dã tâm tái chiếm VN, Pháp trắng trợn phá hoại hiệp định, ráo riết tăng cường, mở rộng chiến tranh xâm lược. Khả năng hòa hoãn không còn, 19.12.1946 kháng chiến toàn quốc bắt đầu bằng những đợt tác chiến tiến công tiêu hao, tiêu diệt và giam chân quân Pháp ở thủ đô Hà Nội và một số thành phố, thị xã. Dưới ánh sáng đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh”, nhân dân VN thực hiện tiêu thổ kháng chiến, sơ tán khỏi vùng có chiến sự; gia nhập QĐ, dân quân, xây dựng nếp sống chiến đấu, sản xuất tự túc. Các cơ quan, kho tàng, nhà máy di chuyển về căn cứ an toàn. Cuối 1947 LLVTND VN mở chiến dịch phản công, đánh bại cuộc hành quân lớn của Pháp lên Việt Bắc (x. chiến dịch Việt Bắc, 7.10- 20.12.1947). Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản. Nhân dân VN vượt qua thử thách quyết liệt trong những năm đầu. giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển tiếp theo của cuộc kháng chiến. Giai đoạn 2 (1.1948-Thu Đông 1950): đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển chiến tranh du kích, từng bước tiến lên vận động chiến, tạo thế và lực để tiến tới phản công và tiến công. Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp phải thay đổi chiến lược, chuyển sang đánh kéo dài, thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”; lập chính quyền bù nhìn Bảo Đại; ráo riết phát triển ngụy quân, bình định vùng chiếm đóng, càn quét để mở rộng phạm vi kiểm soát, đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị và lực lượng dự bị của ta. Chủ trương của ta là phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát, đồng thời từng bước đẩy mạnh vận động chiến; củng cố khối đoàn kết toàn dân, phá âm mưu chia rẽ dân tộc, tôn giáo của địch. Thực hiện chủ trương trên, các đại đội độc lập, đội vũ trang tuyên truyền tiến vào vùng sau lưng địch gây cơ sở, phát động chiến tranh du kích, phá tề, trừ gian, chống địch càn quét, bình định. Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, LLVTND ta từ những trận đánh độc lập tiến lèn mở nhiều chiến dịch nhỏ trên các chiến trường tiêu diệt một phần sinh lực dịch, giải phóng một bộ phận đất đai, hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích. Vừa đẩy mạnh kháng chiến ở trong nước, nhân dân VN vừa tăng cường đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, Campuchia, TQ. Để tạo chuyển biến lớn cho cuộc kháng chiến, Thu Đông 1950 ta mở chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950), tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, làm phá sản kế hoạch Rơve, đưa cuộc KCCP bước sang một thời kì mới. Giai đoạn 3 (1.1950-7.1954); giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược, phát triển tiến công và phản công, làm phá sản nỗ lực chiến tranh cao nhất của Pháp và Mĩ. Sau thất bại ở biên giới, được Mĩ tiếp sức, Pháp ráo riết tăng cường lực lượng, tập trung sức giữ đồng bằng Bắc Bộ, đẩy mạnh càn quét, bình định, đồng thời chuẩn bị phản công giành lại quyền chủ động chiến lược. Phát huy thế chủ động tiến công, ta liên tiếp mở 3 chiến dịch đánh vào phòng tuyến địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ: chiến dịch Trần Hưng Đạo (25.12.1950-18.1.1951), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23.3-7.4.1951), chiến dịch Quang Trung (28.5- 20.6.1951), nhưng chưa đạt mục đích chiến lược, chủ yếu do chọn hướng tiến công không phù hợp với so sánh lực lượng địch - ta lúc đó. 11.1951 Pháp mở cuộc tiến công đánh chiếm Hòa Bình, nhằm xoay chuyển tình thế. Ta mở chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951-25.2.1952), đánh địch trên hai mặt trận: Hòa Bình và vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ, giành thắng lợi lớn. Tiếp tục phương hướng chiến lược đánh vào nơi địch yếu, sơ hở, ta mở chiến dịch Tây Bắc (14.10-10.12.1952), phối hợp với LLVT CM Lào mở chiến dịch Thượng Lào (13.4-18.5.1953), đạt kết quả lớn về tiêu diệt địch và giải phóng đất đai, làm chuyển biến mạnh cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Từ giữa 1953. Pháp thực hiện kế hoạch Nava nhằm chuyển bại thành thắng, phát triển nhanh lực lượng cơ động, mở nhiều cuộc hành quân càn quét lớn trong vùng tạm chiếm và tiến công ra vùng tự do của ta. Quân và dân VN phối hợp với LLVT CM Lào và Campuchia mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-54 gồm nhiều chiến dịch trên một số hướng chiến lược (x. chiến cục Đông Xuân 1953-54) mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), đánh bại cố gắng cao nhất của Pháp và Mĩ, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc KCCP. 20.7.1954 hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam được kí kết. một nửa nước VN (từ vĩ tuyến 17 trở ra) hoàn toàn giải phóng. Trong 9 năm chiến tranh xâm lược Đông Dương, Pháp đã phải chi phí 3.000 tỉ phrăng (tương đương 7 tỉ USD) và 2,6 tỉ USD do Mĩ viện trợ, 20 lần thay đổi chính phủ, 7 lần thay cao ủy Pháp ở Đông Dương, 8 lần thay tổng chỉ huy QĐ viễn chinh. Quân và dân VN đã loại khỏi chiến đấu hơn nửa triệu quân Pháp và tay sai. bắn rơi và phá hủy 450 máy bay, phá hủy 9.816 xe QS, thu 225 pháo, 504 xe QS và 130 nghìn súng các loại. Cuộc KCCPCVN do toàn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của ĐLĐ VN (nay là ĐCS VN), đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước Lào, Campuchia, được các nước XHCN tận tình giúp đỡ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng tình ủng hộ. KCCP thắng lợi đã bảo vệ và phát triển thành quả của CM tháng Tám, chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ của thực dân Pháp ở VN; tạo tiền đề cho thắng lợi của KCCM sau này; góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:05:15 pm »

     
        KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP THỜI NGUYỄN (1858-84), kháng chiến của nhân dân VN dưới thời Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lược. Giai đoạn 1 (1858-62): mở đầu bằng cuộc chiến đấu của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng sát cánh cùng quân triều đình đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải thay bằng chiến lược “tằm ăn lá dâu” (x. trận Sơn Trà - Đà Nẵng, 1.9.1858- 2.1859). Sau khi Chí Hoà thất thủ (x. trận Chí Hoà, 24-25.2.1861), quân triều đình liên tiếp thất bại và rút lui, dẫn tới Pháp chiếm ba tỉnh Đông Nam Kì (1861). Triều Nguyễn thỏa hiệp kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862). Giai đoạn 2 (1862-74): bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, nhân dân Nam Kì tiếp tục chiến đấu, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất và gặp nhiều khó khăn trong bình định và mở rộng vùng chiếm đóng. Do lực lượng chênh lệch, một số cuộc khởi nghĩa lần lượt bị dập tắt như khởi nghĩa Trương Định (1861- 64), khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861-68), khởi nghĩa Võ Duy Dương (1865-66)... Năm 1867 Pháp chiếm ba tỉnh Tây Nam Kì, tuyên bố sáu tỉnh Nam Kì là lãnh địa thuộc Pháp và xúc tiến kế hoạch tiến công ra Trung Kì, Bắc Kì. Với việc Pháp đánh chiếm Hà Nội lần 1 (20.11.1873), rồi chiếm Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên (28.11.1873), Hải Dương (4.12.1873), Ninh Bình (5.12.1873), Nam Định (10.12.1873), cuộc chiến tranh lan rộng trên cả nước. Mặc dù quân triều đình thất bại, nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra khắp nơi, đẩy Pháp vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, phải rút quân khỏi Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định. Trong khi đó, triều Nguyễn lại tiếp tục nhượng bộ bằng hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874), thừa nhận sự chiếm đóng của Pháp ở Nam Kì. Giai đoạn 3 (1874-83): triều Nguyễn ngày càng đi ngược lại lợi ích dân tộc, đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Lợi dụng tình hình đó, Pháp triển khai đánh chiếm toàn bộ VN. Bắt đầu bằng việc Pháp đánh chiếm Hà Nội lần II (25.11.1882), chiếm Hòn Gai (12.3.1883), Nam Định (27.3.1883). Triều Nguyễn bất lực, yêu cầu nhà Thanh (TQ) đưa quân sang giúp VN đánh Pháp, làm tình hình thêm phức tạp. 20.8.1883 Pháp tiến công Thuận An (Huế), buộc triều Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi (1883), chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. Giai đoạn 4 (1883-84): nhằm độc chiếm VN, Pháp đưa quân chiếm Ninh Bình (9.1883), cắt đường liên lạc từ Huế ra Bác. Tiếp đó, tiến công các vị trí quân Thanh ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang để gây áp lực, kết hợp với thương lượng, dần tới việc kí kết quy ước Thiên Tân (11.5.1884), trong đó quy định nhà Thanh phải rút quân khỏi Bắc Kì. Trước những hoạt động ráo riết của Pháp, triều Nguyễn hoàn toàn rệu rã và đầu hàng bằng hiệp ước Giáp Thân (6.6.1884), đưa dân tộc VN vào thời kì bị thực dân Pháp đô hộ (x. minh họa giữa trang 1008 và1009).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:06:31 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG TẨN (214-208tcn), kháng chiến của người Âu Việt và Lạc Việt thuộc nước Văn Lang thời Hùng Vương chống quân Tần (TQ) xâm lược. Sau khi thống nhất TQ, năm 218tcn nhà Tần cử Đồ Thư đem 500.000 quân đi thôn tính các bộ tộc Bách Việt ở phía nam Trường Giang, tiến vào Văn Lang 214tcn. Trước thế mạnh lúc đầu của quân Tần, người Âu Việt và Lạc Việt rút vào rừng tổ chức kháng chiến lâu dài, suy tôn Thục Phán (một thủ lĩnh người Âu Việt) làm chủ tướng. Bằng cách đánh nhỏ, đánh đêm, đánh lén trong nhiều năm, gây cho quân Tần nhiều tổn thất, sau đó phản công giết được Đồ Thư, buộc nhà Tần phải rút quân 208tcn. Sau thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, hợp nhất các tộc người Âu Việt và Lạc Việt lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh. Hà Nội), kế tục và phát triển nước Văn Lang của các vua Hùng.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG THANH (1788-89), kháng chiến của quân và dân Đại Việt do Nguyễn Huệ lãnh đạo. chống nhà Thanh (TQ) xâm lược. Mượn cớ giúp Lê Chiêu Thống chống Tây Sơn, 11.1788 vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị (tổng đốc Lưỡng Quảng) đem khoảng 290.000 quân theo bốn hướng tiến đánh Đại Việt. Lực lượng Tây Sơn ở Bắc Hà (khoảng 10.000 quân) do Ngô Văn Sở chỉ huy theo kế của Ngô Thì Nhậm, tổ chức đánh nhỏ chặn bước tiến quân Thanh, thực hiện rút lui chiến lược về phòng thủ tại Tam Điệp - Biện Sơn (nay thuộc Ninh Bình - Thanh Hóa) để bảo toàn lực lượng và cấp báo cho Nguyễn Huệ. Với binh lực lớn, quân Thanh nhanh chóng chiếm Thăng Long (17.12), tiến về phía nam. lập các đồn : Đống Đa (Hà Nội), Ngọc Hồi, Hà Hồi (Hà Tây), Gián Khẩu (Ninh Bình, nơi quân Lê Chiêu Thống đóng giữ). Trên các hướng khác, quân Thanh chiếm Hải Dương. Sơn Tây (Hà Tây). Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng. Tôn Sĩ Nghị chủ quan cho quân sĩ tạm nghỉ ăn tết, chờ sang xuân đánh tiếp. 21.12.1788 tại Phú Xuân (Huế), Nguyễn Huệ nhận tin báo của Ngô Văn Sở, hôm sau lên ngôi hoàng đế. lấy niên hiệu Quang Trung, thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc. 26.12 quân Tây Sơn đến Nghệ An tuyển thêm lực lượng (nâng số quân lên 100.000, vài trăm voi chiến); 15.1.1789 dừng chân ở Tam Điệp chuẩn bị phản công. Sau khi tổ chức ăn tết trước, Nguyễn Huệ chia quân thành năm đạo, hành quân thần tốc về Thăng Long. Trên hướng chủ yếu, đạo quân chủ lực do Nguyễn Huệ chỉ huy, phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo, mở đầu bằng trận diệt đồn Gián Khẩu (25.1), tiếp đó trong 5 ngày đêm, đập tan tuyến phòng thủ của quân Thanh trên hướng nam vào Thăng Long (x. trận Hà Hói, 28.1.1789; trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, 30.1.1789. Trên hướng thứ yếu, đạo quân vu hồi thọc sâu do đô đốc Long (có sách nói là Đặng Tiến Đông) chỉ huy diệt đồn Đống Đa (Khương Thượng), đánh vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long, làm chủ Thăng Long (x. trận Đấng Đa - Thăng Long, 30.1.1789 . Phối hợp với các đạo quân trên, thủy quân do đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển vào sông Lục Đầu, đánh tan quân Thanh ở Hải Dương. Nghe tin thất bại, cánh quân Thanh ở Vân Nam, Quý Châu xuống đến Sơn Tây vội rút lui. Tàn quân Thanh cùng quân Lê Chiêu Thống thua chạy, bị quân đô đốc Lộc và dân binh các địa phương đón lõng, diệt phần lớn ở Phượng Nhãn, Lạng Giang, Yên Thế. Âm mưu xâm lược của nhà Thanh và ý đồ bán nước của Lẽ Chiêu Thống bị đập tan. KCCT kết thúc thắng lợi để lại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc VN nhiều bài học về quyết tâm đánh tiêu diệt, nghệ thuật tạo lập thế trận, tạo nắm thời cơ, tổ chức lực lượng, cơ động thần tốc, táo bạo, bất ngờ, giành giữ quyền chủ động trong chiến tranh.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:07:29 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẨN I (981), kháng chiến của quân và dân Đại Cổ Việt chống nhà Tống (TQ) xâm lược. Từ cuối 980 nhân lúc triều Đinh suy yếu, vua Tống hạ chiếu xuất binh xâm lược, đồng thời đưa thư đe dọa, buộc phái thẩn phục. Trước nguy cơ đó, triều thần nhà Đinh tôn Lê Hoàn lên ngôi vua (mở đầu thời Tiền Lê), gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Đầu năm 981 quân Tống chia thành hai cánh do Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Trấn Khâm Tộ... chỉ huy, từ Khâm Châu (Quảng Đông, TQ) theo ven biển đông bắc Đại Cồ Việt tiến vào sông Bạch Đằng; dự kiến hội quân ở Đại La (nay là Hà Nội), rồi phối hợp tiến công  kinh thành Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình). Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân Đại Cổ Việt đã chuẩn bị sẵn trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng, dùng mưu giết dược Hầu Nhân Bảo (4.981), rồi thừa thắng truy kích các cánh quân địch, diệt và bất nhiều quân, tướng Tống. Bị tổn thất nặng nề, vua Tống buộc phải ra lệnh bãi binh. Kháng chiến thắng lợi, Lê Hoàn thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Tống để củng cố đất nước.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẨN II (1075-77), kháng chiến của quân và dân Đại Việt do Lí Thường Kiệt lãnh dạo. chống nhà Tống (TQ) xâm lược. Nhà Tống lập các căn cứ QS ở Ung Châu (Quảng Tây), Khâm Châu, Liêm Châu (Quàng Đóng) và các trại sát biên giới đông bắc Đại Việt, làm nơi xuất phát cho các đạo quân xâm lược, đồng thời lôi kéo Chiêm Thành, Chân Lạp cùng xâm lấn ở phía nam. Lí Thường Kiệt chủ trương tiến công trước để tự vệ (tiên phát chế nhân), 27.10.1075 huy động hơn 100.000 quân, chia thành hai cánh tiến công sang đất Tống: cánh quân bộ, phối hợp với quân các tù trưởng địa phương, đánh vào các trại biên giới; cánh quân thủy, do Lí Thường Kiệt chỉ huy, vượt biển, đánh chiếm các thành Khâm Châu, Liêm Châu, rồi phối hợp tiến công Ung Châu (3.1076) phá các căn cứ QS, làm thất bại một bước âm mưu xâm lược của nhà Tống (x. trận Ung Khâm Liêm, 10.1075-3.1076). Tháng 4.1076 Lí Thường Kiệt rút quân về nước, gấp rút chuẩn bị kháng chiến, xây dựng chiến tuyến nam Sòng Cầu và bố phòng vùng biển đông bắc cùng biên giới phía nam. Cuối 1076 đầu 1077, quân Tống gồm 100.000   bộ binh và kị binh, 200.000 dân phu và một đạo thủy binh do Quách Quỳ làm tổng chỉ huy theo hai hướng thủy bộ tiến vào Đại Việt. Hướng đường thủy, quân Tống bị chặn ở cửa biển đông bắc. Hướng bộ, bị chặn ở chiến tuyến Sông Cẩu. Sau trận Như Nguyệt, 18.1-2.1077 bị thiệt hại nặng, Quách Quỳ phải tổ chức phòng ngự ở bắc Sông Cầu trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Để sớm chấm dứt chiến tranh có lợi cho dân tộc, Lí Thường Kiệt chủ trương giảng hòa; Quách Quỳ buộc phải chấp thuận và rút quân về nước (3.1077). Ở phía nam, quân Chiêm Thành cũng không dám động binh. Chủ quyền và lãnh thổ đất nước được giữ vững.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:08:35 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG TRIỆU (181-179tcn), kháng chiến của quân và dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo, chống nhà Triệu (TQ) xâm lược. Sau khi lập nước Nam Việt, Triệu Đà bắt đầu mưu đồ mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, khoảng 181 tcn, đánh vào Âu Lạc, tiến quân đến vùng Tiên Du, núi Vũ Ninh, sông Bình Giang (nay thuộc Bắc Ninh). Dựa vào thành cổ Loa kiên cố, có vũ khí lợi hại (truyền thuyết là nỏ thần), An Dương Vương nhiều lần đánh bại Triệu Đà. Không thắng được bằng QS, Triệu Đà dùng mưu giảng hòa, xin cho con là Trọng Thủy cầu hôn với Mị Châu (con gái An Dương Vương), ở rể vài năm để dò xét tình hình, gây chia rẽ nội bộ và đánh cắp bí mật QS của Âu Lạc. Khoảng 179tcn Triệu Đà bất ngờ tiến quân đánh bại An Dương Vương, chiếm Âu Lạc.   '

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG TÙY (602), kháng chiến của quân và dân nước Vạn Xuân triều Tiền Lí do Lí Phật Tử lãnh đạo chống nhà Tùy (TQ) xâm lược. Đầu 602 nhà Tùy cử Lưu Phương thống suất quân 27 doanh (khoảng trên 100.000 quân) từ Vân Nam (TQ) dọc Sông Hồng vào Vạn Xuân. Lí Phật Tử chia quân phòng giữ các thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh), Ô Diên và kinh thành cổ Loa (nay thuộc Hà Nội). Với binh lực lớn hơn nhiều lần, sau khi đánh tan QĐ nhà Lí ở biên giới, Lưu Phương nhanh chóng tiến quân bao vây kinh thành Cổ Loa, dùng thủ đoạn dụ dỗ, đe dọa buộc Lí Phật Tử đầu hàng, bắt về TQ. Một số tướng lĩnh nhà Lí tiếp tục cùng nhân dân chiến đấu, song cuối cùng thất bại; nước Vạn Xuân bị nhà Tùy đô hộ.

        “KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI”, tác phẩm của Trường Chinh, xuất bản 9.1947. Nội dung trình bày đường lối KCCP đã được quyết định tại hội nghị Vạn Phúc (18-19.12.1946), trong đó chỉ rõ: đối tượng kháng chiến là thực dân phản động Pháp; mục đích kháng chiến là kế tục sự nghiệp của CM tháng Tám, giành độc lập và thống nhất đất nước; tính chất cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện; phương châm chung của cuộc kháng chiến là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính và nhiều vấn đề quan trọng khác như xây dựng và tổ chức lực lượng, nghệ thuật QS... Tiếp theo chỉ thị ‘Toàn dân kháng chiến ” (22.12.1946) của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương, “KCNĐTL” có tác dụng chỉ đạo, tổ chức động viên quân và dân VN kháng chiến thắng lợi, đóng góp vào kho tàng lí luận về chiến tranh giải phóng dân tộc của VN.

        KHÁNH HÒA, tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đơn vị Ah LLVTND; bắc giáp Phú Yên, tây giáp Đắk Lắk, Lâm Đồng, tây nam và nam giáp Ninh Thuận, đông giáp Biển Đông. Dt 5.197.45km2, ds 1,09 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh (chiếm phần lớn), Chăm, Êđê, Bana, Giarai... Thành lập 1832. Tháng 2.1976 sáp nhập với Phú Yên thành t. Phú Khánh. 6.1989 tái lập. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tinh lị: tp Nha Trang. Địa hình thấp dần từ tày sang đông; rừng núi chiếm 70% diện tích, chủ yếu phân bố ở phía tây, các dãy núi cao: Tam Phong, Vọng Phu; giữa tình có các dãy núi nằm sát biển, nhiều đỉnh cao trên 1 .000rn: đồng bằng  ven biển hẹp. Các sông ngắn. dốc. Sông lớn: Sông Cái. Bờ biển dài hơn 200km, bị chia cắt mạnh với 8 cửa lạch, trên 200 đảo lớn nhỏ (riêng quần đảo Trường Sa có khoảng 100 đảo, đảo gần bờ nhất cách 210 hải lí), tạo ra nhiều vũng, vịnh (vũng Hòn Khói, vũng Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Văn Phong). Khí hậu nhiệt đới biển, nhiệt độ trung bình trong năm 26°C, lượng mưa 1.600mm/năm. Thế mạnh: kinh tế biển, du lịch và dịch vụ. Công nghiệp: cơ khí, xi măng, đóng và sửa chữa tàu biển, hải sản... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 4.275 tỉ đồng; sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 181,9 nghìn tấn (lúa 176,9 nghìn tấn); khai thác gỗ 34,9 nghìn m2, thủy sản 68,1 nghìn tấn. Giao thông: đường sắt Bắc - Nam, QL 1, QL 26; cảng biển: Nha Trang, Cam Ranh; sân bay: Nha Trang, Cam Ranh. Sự kiện lịch sử QS: chiến thắng đèo cổ Mã - Đèo Cả (1947), đèo Phượng Hoàng (1947), Suối Rua (I960)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:10:17 pm »


        KHẢO CỔ HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của khoa học khảo cổ đồng thời là chuyên ngành khoa học lịch sử QS, nghiên cứu những di sản vật chất của loài người trong lĩnh vực hoạt động QS cổ xưa. KCHQS sử dụng những luận điểm, phương pháp của khoa học khảo cổ, khoa học QS và khoa học lịch sử QS. Việc nghiên cứu, đối chiếu các di chỉ khai quật và khảo sát trong lòng đất và dưới nước vốn được miêu tả trong tư liệu QS cổ hoặc bổ sung những tư liệu không còn trong tư liệu thành văn, cho phép xác minh một cách đáng tin cậy những sự kiện QS đã diễn ra trong lịch sử cổ đại.

        KHẢO SÁT CHIẾN TRƯỜNG, hoạt động điều tra tình hình các mặt ảnh hưởng đến tác chiến trên chiến trường. KSCT bao gồm: xác minh tình hình địch, giao thông (đường sá, sông ngòi...), thông tin liên lạc, thiết bị công trình, tình hình địa phương, khả năng động viên nhân lực, vật lực, các điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn, khả năng hoạt động của địch. KSCT thường do người chỉ huy và cơ quan tham mưu tổ chức thực hiện.

        KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG, tổng thể các biện pháp được tiến hành theo một ý định, kế hoạch thống nhất, chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ, nhằm hạn chế hoặc loại bỏ tác động của các đòn, đợt tập kích đường không do địch gây ra, nhanh chóng khôi phục khả năng chiến đấu, bảo đảm và sản xuất. Để KPHQTKĐK yêu cầu người chỉ huy , cơ quan đơn vị phải có kế hoạch, phương án xử lí theo tình huống cụ thể, phải chuẩn bị, luyện tập ngay từ thời bình, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, thế phòng thủ của khu vực tỉnh (thành phố), kết hợp chặt chẽ phương tiện hiện đại, thô sơ với tinh thần dũng cảm sáng tạo. Tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của đòn tập kích đường không có thể chia ra KPHQTKĐK cho: cơ sở kinh tế, giao thông vận tải, khu dân cư, các mục tiêu QS. Trong KCCM. quân và dân ta đã tiến hành KPHQTKĐK rất hiệu quả.

        KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, tổng thể các biện pháp nhằm khôi phục sức chiến đấu cho bộ đội và các mục tiêu hậu phương sau khi địch tập kích vũ khí hủy diệt lớn. Nội dung cơ bản gồm: trinh sát khu vực bị tập kích; cấp cứu, điều trị cho người; cách li và dập tắt các đám cháy; khôi phục đường cơ động; kiểm tra nhiễm xạ, nhiễm độc, nhiễm trùng cho các đối tượng; sơ tán các lực lượng ra khỏi vùng sát thương phá hoại; tiến hành tiêm chủng khẩn cấp và áp dụng biện pháp cách li khu vực nhiễm trùng; tiến hành tiêu tẩy chuyên môn; khôi phục tinh thần chiến đấu cho bộ đội. KPHQVKHDL do toàn thể bộ đội các đơn vị bị tập kích tiến hành với sự hướng dẫn của bộ đội chuyên môn (hóa học. quân y, công binh...) hoặc đội hỗn hợp KPHQVKHDL.

        KHẮC PHỤC SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC, tổng thể các biện pháp nhằm hạn chế hậu quả, làm sạch môi trường, khôi phục hoạt động bình thường ở khu vực xảy ra sự cố hóa chất độc. Các biện pháp chủ yếu gồm: trinh sát nơi xảy ra sự cố và khu vực bị ảnh hưởng; khoanh vùng, sơ tán và cấp cứu nạn nhân; tiêu độc khu vực bị nhiễm; khắc phục tại chỗ nguyên nhân gây nên sự cố. Tùy theo tính chất, đặc điểm của sự cố mà tổ chức ban chỉ đạo KPSCHCĐ thường gồm các thành phần của UBND địa phương, các đội chuyên trách hỗn hợp gồm: công an, y tế, dân quân tự vệ, bộ đội hóa học... trong đó bộ đội hóa học làm nòng cốt trong việc trinh sát và tiêu độc.

        KHẮC PHỤC VẬT CẢN. toàn bộ các biện pháp nhằm giải quyết những trở ngại do vật cản gây nên, bảo đảm cho bộ đội cơ động. KPVC căn cứ vào: tình hình vật cản; nhiệm vụ được giao: khả năng của ta; quyết tâm của người chỉ huy; hành động của đối phương và các điều kiện khác (địa hình, khí hậu. thời tiết...). Phương pháp KPVC: vòng tránh khi tình huống và địa hình (cầu đường...) cho phép; vượt qua bằng phương tiện (xe cơ giới, máy bay, trực thăng...), hoặc đi bộ nhưng không ảnh hướng lớn đến sức chiến đấu; phá, gỡ khi không thể vòng tránh hoặc vượt qua. Vật cản nổ (mìn, thủy lôi...) và vật cản không nổ (hàng rào, dây thép gai...) có thể phá. gỡ bằng phương tiện kĩ thuật như dùng xe tăng phá mìn, tàu phá thủy lôi, dùng chất nổ (bộc phá, bom mìn, đạn pháo...) hoặc dùng lực lượng phá gỡ với phương tiện thô sơ. Vật cản thiên nhiên (hố, nơi sụt lở, sông, suối...) tùy điều kiện có thể khắc phục bằng phương tiện kĩ thuật, phương tiện thô sơ hay kết hợp.

        KHĂMTÀY XIPHĂNĐON (s. 1924), chủ tịch BCHTU Đảng nhân dân CM Lào (1992), chủ tịch nước CHDC nhân dân  Lào (1998), tổng tư lệnh các lực lượng Pathét Lào (1960), bộ trưởng BQP, đại tướng, tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Lào (1975-91). Sinh tại t. Chămpa xắc (Lào); tham gia CM 1947; đv ĐCS Đông Dương (1954). Năm 1952 ủy viên trung ương Mặt trận Lào Itxala (Mặt trận Lào tự do). 1952-54 chủ tịch ủy ban miền Trung Lào. 1955-57 tham mưu trưởng các lực lượng Pathét Lào. 1956 đv Đảng nhân dân Lào (nay là Đảng nhân dân CM Lào). 1957-59 ủy viên BCHTƯ, chánh văn phòng BCHTƯ Đảng. 1960 phụ trách các vấn đề QS trong BCHTƯ. tổng tư lệnh các lực lượng Pathét Lào. 1975- 91 phó thủ tướng chính phủ CHDC nhân dân Lào. 1991-98 thủ tướng chính phú. ủy viên BCHTƯ Đảng nhân dân CM Lào (1957) khóa II-V, ủy viên BCT khóa II-V, ủy viên thường trực Ban bí thư khóa III-IV. Được nhà nước CHXHCN VN trao tặng huân chương Hồ Chí Minh (1982), huân chương Sao vàng (1993). Tác phẩm: “Những bài chọn lọc về QS”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:11:50 pm »


        KHẨU ĐỘI, phân đội nhỏ nhất, gồm một số ngươi sử dụng một khẩu pháo (súng cối, súng máy hạng nặng, bệ phóng tên lửa...). Biên chế tùy theo loại vũ khí sử dụng: KĐ pháo lựu 105mm: 7 người, KĐ súng cối 60mm: 3 người, KĐ bệ phóng tên lửa phòng không: 5 người... Mỗi KĐ có KĐ trưởng và các pháo thủ (xạ thủ). KĐ thường hành động trong đội hình trung đội, đại đội, cũng có thể độc lập thực hiện một nhiệm vụ hỏa lực nhất định.

        KHẨU LỆNH, lệnh hô ngắn gọn của người chỉ huy để điều khiển cấp dưới thực hiện thống nhất hành động cụ thể ngay sau đó. Thường có dự lệnh (để chuẩn bị) và động lệnh (để hành động) hoặc chỉ có động lệnh. KL được quy định theo điều lệnh, điều lệ, giáo trình bắn... của QĐ.

        KHẨU PHẦN ĂN nh TIÊU CHUẨN ĐỊNH LƯỢNG ĂN

        KHE LAU, khe núi gần ngã ba Sông Gâm và Sông Lô, thuộc h. Yên Sơn, t. Tuyên Quang, bắc tx Tuyên Quang 9km. 10 giờ 10.11.1947, từ trận địa KL Trung đội pháo binh 225 với một khẩu sơn pháo 75mm đã bắn chìm hai và bắn bị thương một tàu chở quân của Pháp từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang, diệt hàng trăm địch. Đây là chiến công đầu của pháo binh VN trong KCCP.

        KHE SANH. thị trấn huyện lỵ Hướng Hóa. t. Quang trị, tây Đông Hà 63km, có đường 9 chạy qua. Nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt biển 400m. 1965-66. M7 và QĐ Sài Gòn đã xây dựng KS thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Một trong ba “mắt thần” (Khe Sanh. Làng Vây, Tà Cơn) của hàng rào điện tử Mac Namara. Tại KS đã diễn ra các hoạt động tác chiến lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971).

        KHÍ CẦU, khí cụ bay nhẹ hơn không khí mà lực nâng được tạo bởi những chất khí có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí (hiđrô, hêli, không khí bị đốt nóng...) chứa trong vỏ bọc (khoang) của nó. Khoang chứa khí gồm khung (mềm, nửa cứng hoặc cứng) và lớp bọc (ni lông, vải nhựa...). Dung tích chứa khí 1.000-200.000m3, tải trọng phụ thuộc độ cao bay (vd: ở 20-25km là 3-4t, 30-35km la 0,8-1t, 40-45km là 0,15t...). Có KC buộc và KC bay tự do. KC buộc được dùng để làm vật cản trên không, sửa bắn pháo hoặc nghiên cứu khí tượng. KC bay tự do gồm: KC có kíp lái, KC tự động (có thiết bị điều khiển bay bằng vô tuyến điện hoặc theo chương trình), KC thăm dò khí tượng (bóng thám không), KC tầng bình lưu... KC tự do được dùng để trinh sát, gây nhiễu phương tiện vô tuyến điện tử, đưa các thiết bị thu, phát và khí tài quan sát lên cao, vận chuyển hàng QS (đạn dược, truyền đơn...), làm bia bay... Đầu tk 20 nhiều KC có động cơ được dùng chuyên chở khách và hàng hóa trên cự li xa (xuyên đại dương, lục địa...), sau không được sử dụng nữa do xảy ra nhiều tai nạn.
       
        KHÍ CẦU LÁI (khí cầu có điều khiển), khí cầu có thiết bị động lực tạo lực đẩy và thiết bị điều khiển thay đổi hướng và độ cao bay. Hình dáng thon dài, bên trong là các khoang kín chứa khí nhẹ như hêli, hiđrô hoặc không khí nóng để tạo lực  nâng khí tĩnh học. Lực đẩy chuyển động được tạo ra nhờ các cánh quạt được truyền chuyển động quay từ động cơ. KCL có thể bay bằng với tốc độ 60-120km/h. Phía sau KCL, có: các đuôi ngang, cánh lái hướng và cánh lái lên xuống. Phía dưới KCL, có: khoang buồng lái, khoang hành khách và tổ bay, khoang chứa nhiên liệu và khoang chứa các thiết bị chuyên dụng khác. Hệ thống động lực của KCL (cùng với các cánh quạt) được bố trí trong thân của KCL hoặc trong khoang riêng ở phía dưới KCL. Theo đạc điểm kết cấu, có: KCL cứng và KCL không cứng (bán cứng, mềm và bán mềm). KCL có thể bay cao 3-6km. Ưu điểm của KCL, là: có khả năng bay xa, bay lâu, có thể lên xuống thẳng đứng, thả trôi tự do trong khí quyển hoặc bay treo lâu tại một điểm và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhược điểm của KCL, là: tốc độ bay và công suất vận chuyển thấp, phải có các công trình ở dưới đất riêng biệt như trạm khí cầu, cột neo khí cầu... KCL thực hiện chuyến bay đầu tiên 1852, có thể tích 2.500m3. Trong CTTG-I, KCL được sử dụng để ném bom, trinh sát tầm xa, hộ tống các đoàn tàu thủy, tìm và diệt các tàu ngầm. Trong CTTG-II (chủ yếu là LX và Mĩ), dùng để chuyên chở các thiết bị có kích thước, khối lượng lớn (50-500t) đi xa hàng ngàn kilômét, làm nhiệm vụ trinh sát trên biển, giám sát các chuyến bay... Sau CTTG-II, KCL ít được sử dụng. Những năm gần đây, nhờ có các công nghệ mới, KCL có xu hướng phát triển trở lại.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:12:49 pm »


        KHÍ CỤ BAY, gọi chung các phương tiện, thiết bị kĩ thuật di chuyển được trong khí quyển Trái Đất hoặc trong khoảng không vũ trụ. Theo tỉ trọng so với không khí, có: KCB nhẹ hơn không khí và KCB nặng hơn không khí. Theo lĩnh vực sử dụng, KCB được chia ra: dân sự, QS, nghiên cứu khoa học. Theo phương thức điều khiển, có: không người lái và có người lái. Theo số lần sử dụng, có: sử dụng một lần và sử dụng nhiều lần... KCB nhẹ hơn không khí gồm bóng bay, khí cầu, có lực nâng được tạo bởi các chất khí có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng không khí (vd: hiđrô, hêli...) chứa trong khoang. Thuộc KCB nặng hơn không khí có: KCB hàng không, KCB vũ trụ, KCB hàng không - vũ trụ và tên lửa. KCB hàng không dùng môi trường không khí để tạo lực nâng và lực đẩy cũng như các lực điều khiển bằng sự tác động tương hỗ của các bề mặt chuyên dụng (của cánh, thân, cánh lái khí động...) và của bộ dẫn tiến với không khí (trừ máy bay phản lực). Theo dạng thiết bị tạo lực nâng và điều khiển, KCB hàng không được chia ra: có cánh (máy bay có cánh, tàu lượn) và cánh quay (máy bay trực tháng, máy bay cánh quay...). KCB hàng không - vũ trụ kết hợp các tính chất, kết cấu của KCB hàng không và KCB vũ trụ (máy bay vũ trụ).

        KHÍ CỤ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI, khí cụ bay mà các hoạt động (điều khiển, duy trì chuyến bay, máy móc...) theo một chương trình đã lập sẵn hoặc được điều khiển từ mặt đất, không có sự tham gia trực tiếp của con người trên đó. Nhiệm vụ chủ yếu: trinh sát, phát hiện và bám mục tiêu, chụp ảnh hàng không, truyền phát thông tin, tác chiến điện tử, phóng (thả) vũ khí, hiệu chỉnh bắn cho pháo binh... Các thiết bị chính: hệ thống động cơ, dẫn đường, tự động lái, máy ngắm: hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống tự động cất hạ cánh... Thông thường có dạng khí động giống máy bay, sử dụng một lần hoặc nhiều lần, được phóng từ máy bay (tàu chiến) hoặc mặt đất. Trong QS, KCBKNL chủ yếu là máy bay không người lái, một trong những loại vũ khí trang bị quan trọng trên chiến trường. Được QĐ Mĩ và các nước đồng minh sử dụng trong cuộc chiến tranh VN (1954-75), Vùng Vịnh (1991), Bôxnia (1996), Nam Tư (1999), Apganixtan (2001).

        KHÍ CỤ BAY TÀNG HÌNH, khí cụ bay có đặc tính ít hoặc không bị phương tiện cảnh giới của đối phương phát hiện. Các biện pháp công nghệ tạo ra khả năng tàng hình của KCBTH gồm: tạo ra các hình dáng, cấu trúc phù hợp; sử dụng vật liệu đặc biệt, các lớp phủ cũng như các thiết bị đặc biệt để làm giảm bề mặt tán xạ hiệu dụng của sóng rađiô, giảm bức xạ nhiệt và bức xạ điện từ... KCBTH có thể đột nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, tạo yếu tố bất ngờ và làm giảm khả năng đánh trả của đối phương trong tác chiến. Các hạn chế của KCBTH: vẫn bị phát hiện bởi các đài rađa có độ nhạy máy thu cao; các trạm quan sát bằng mắt; khả năng hoạt động còn phụ thuộc vào máy bay chỉ huy, trạm rađa dẫn đường...; giá thành cao. Mĩ đã dùng máy bay chiến đấu tàng hình F- 117A trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), F-117 và B-2 trong chiến tranh Nam Tư (1999).

        KHÍ CỤ BAY VŨ TRỤ, khí cụ bay có tỉ trọng nặng hơn không khí, dùng trong khoảng không vũ trụ. Được phân thành các loại: có quỹ đạo quanh Trái Đất (vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, tàu vũ trụ, trạm vũ trụ) và liên hành tinh (trạm tự động giữa các hành tinh...). KCBVT đầu tiên trên thế giới là vệ tinh nhân tạo Trái Đất (LX), được phóng 4.10.1957; tàu vũ trụ Phương Đông có người lái đầu tiên mang theo nhà du hành vũ trụ Gagarin (LX), được phóng 12.4.1961.

        KHÍ CỤ TRÊN ĐỆM KHÍ, phương tiện (hoặc thiết bị) có thể di chuyển phía trên bề mặt tương đối phẳng (mặt nước, mặt băng, mặt đầm lầy...) bàng cách tựa trên lớp không khí bị nén bởi hệ thống quạt gió qua ống dẫn và thiết bị phun đặt dưới thân. Chuyển động tịnh tiến do cánh quạt hoặc ống phụt tạo ra. Công suất tạo đệm khí chiếm khoảng 80% công suất của thiết bị năng lượng; áp suất đệm khí tới L47.103- 3,92.102N/m2 hoặc hơn; trọng tải bằng 25-30% khối lượng của khí cụ; vận tốc đạt tới 150km/h. Hiện nay KCTĐK thông dụng là tàu thủy vận tải cỡ nhỏ (20-300t), đang thiết kế và chế tạo loại lớn hơn. Trong QS tàu (xuồng) đệm khí thường dùng làm tàu tuần tiễu, tàu phóng lôi, tàu đổ bộ hạng nhẹ. Nguyên lí chuyển động trên đệm khí đang được nghiên cứu để tạo ra phương tiện cơ động (xe QS, tàu đổ bộ) tốc độ cao nhưng áp lực riêng lên mặt nước, mặt đất... nhỏ hoặc dùng trong việc cất, hạ cánh máy bay ở các sân bay, bãi đỗ có độ bền của nền thấp. Ý tưởng sử dụng đệm khí để chuyển động và tăng tốc độ của khí cụ có từ hơn 200 năm trước. 1716 E. Cơveđenbơ (Thụy Điển) đề xuất sử dụng quạt nén đặt dưới thân khí cụ. Những người có nhiều cống hiến về lĩnh vực KCTĐK là: K. E. Xiôncôpxki, V. I. Lencôp, T. Cacnô, G. Lôvan, C. Ruxen...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:13:52 pm »


        KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC, phần cơ học nghiên cứu quy luật chuyển động của chất khí và sự tương tác của nó với các vật thể di chuyển trong đó. Có: KĐLH lí thuyết và KĐLH thực nghiệm (nghiên cứu chuyên động của chất khí và tác động tương hỗ của nó với vật thể trên mô hình trong ống khí động hoặc trên khí cụ bay khi bay). Nhiệm vụ chính của KĐLH là xác định lực nâng, lực cản, các loại mô men uốn, xoắn, sự phân bố áp lực và hướng của dòng khí trên các bể mặt vật thể... KĐLH được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không, tên lửa, kĩ thuật vận tải và những ngành kĩ thuật khác. Trong QS, KĐLH được ứng dụng trong tính toán đường đạn, xác định thông số khí động của đầu đạn và khí cụ bay, tính toán tham số của động cơ trên trang bị cơ giới QS. Sự xuất hiện các khí cụ bay hiện đại có tốc độ vượt âm. đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của KĐLH và hình thành các ngành: KĐLH tốc độ lớn, KĐLH từ, siêu KĐLH, KĐLH thực hành, KĐLH bay, KĐLH công nghiệp và KĐLH máy tuabin và động cơ tên lửa... Những người đặt nền móng đầu tiên cho KĐLH là Galilê, Huyghen, Niutơn; sau đó Lômônôxôp, Ơle, Becnuli, Giucôp... đã góp nhiều công lao phát triển.

        KHÍ HẬU, chế độ thời tiết tương đối ổn định nhiều năm của một vùng lãnh thổ (được xác định thông qua các giá trị trung bình), hình thành dưới tác động của bức xạ mặt trời, sự tuần hoàn của khí quyển. KH phụ thuộc vào vĩ độ địa lí, độ cao tuyệt đối, sự phân chia đất liền và biển, đặc trưng của địa hình, các dòng hải lưu. thảm thực vật... KH là một yếu tố thiên nhiên rất quan trọng, ảnh hường đến việc chuẩn bị và tác chiến của bộ đội.

        KHÍ QUYỂN của Trái Đất, lớp khí bao bọc quanh Trái Đất. cùng quay với nó như một thể thống nhất. Khối lượng KQ khoảng 5,15.1015t. Áp suất và mật độ không khí trong KQ giảm dần theo độ cao. 99% khối lượng KQ tập trung trong lớp dày 30-35km gần Trái Đất. Theo tính chất phân bố nhiệt, KQ chia thành các tầng: tầng đối lưu (tầng cơ bản, thấp nhất của KQ. đến độ cao 8-10km ở hai cực, 10-12km ở vĩ độ cao, và 16-18km ở vĩ độ thấp), tầng bình lưu (nằm trên tầng đối lưu. đến độ cao 50-55km), tầng mêzôn (tầng giữa), tầng nhiệt (tầng iỏn) và tầng ngoài. Thành phần KQ gần mặt đất là: 78,1% nitơ, 21% ôxi, 0,9% acgông, và một tỉ lệ không đáng ké khí axit cacbônic, hiđrô, hêli, nêông... Dưới 20km có hơi nước, lượng hơi nước giảm nhanh theo độ cao. Ở độ cao 20- 25km là tầng ôzôn, bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất khỏi các tia bức xạ cực tím của Mặt Trời. Ở độ cao 50-80km một phần các phân từ khí phân rã thành nguyên tử và ion, tạo thành tầng ion. Ngoài 100km tỉ lệ khí nhẹ tăng, trên 600km hêli chiếm ưu thế. Ở độ cao 2.000- 20.000km là hiđrô. Sự nung nóng không đều KQ tạo thành sự lưu thông của nó, làm ảnh hường đến thời tiết và khí hậu trên trái đất. Một trong những quá trình quan trọng nhất do tác động qua lại giữa bề mặt Trái Đất và KQ là chu trình nước; hơi nước nhập vào KQ, đọng lại rơi xuống thành mưa.

        KHÍ TÀI, gọi chung những dụng cụ, thiết bị, máy móc dùng trong QS (để chỉ huy bộ đội, điều khiển phương tiện chiến đấu...), nhưng không có tác dụng trực tiếp tiêu diệt đối phương. KT được sử dụng độc lập hoặc ghép với phương tiện khác thành tổ hợp (hệ thống) KT. Theo công dụng, có: KT đo đạc, KT kiểm tra, KT điều chỉnh, KT tính toán, KT quan sát và trinh sát, KT nhìn đêm, KT ngắm... Theo nguyên lí hoạt động, có: KT cơ khí, khí tài quang học, khí tài điện từ, KT quang - điện tử, KT cơ điện, khí tài lượng tử, khí tài hồng ngoại, khí tài thủy âm... Theo chế độ làm việc, có: KT tự động, KT bán tự động, KT không tự động. Theo mức độ cơ động, có: KT cố định, KT có xe chở, KT mang vác. Theo lĩnh vực sử dụng, có: KT không quân, KT phòng không, KT chỉ huy bắn pháo binh, KT điều khiển phóng ngư lôi, KT trinh sát hóa học, KT trinh sát phóng xạ, KT trinh sát sinh học, KT công binh, KT thông tin...

        KHÍ TÀI ẢNH NHIỆT, khí tài tạo ra những bức ảnh nhìn thấy được dựa trên nguyên tắc nguồn bức xạ nhiệt (nằm trong vùng hồng ngoại không nhìn thấy) từ mục tiêu và sự chênh lệch nhiệt giữa mục tiêu và nền. Có hai loại KTAN chủ yếu: loại hoạt động ở dải sóng 3-5 micrômét, dùng để phát hiện các phương tiện có động cơ nhiệt đang hoạt động; loại hoạt động ở dải sóng 8-13 micrômét, dùng để phát hiện người và phương tiện có mức bức xạ nhiệt thấp hơn. Sau khi đi qua hệ thu và hội tụ bằng germanium (do thủy tinh và các vật liệu trong suốt khác lại không trong suốt với bức xạ hồng ngoại), bức xạ nhiệt quét trên mạng tinh thể, tạo ra các tín hiệu điện liên tục; các tín hiệu này được khuếch đại, tái tạo thành hình ảnh trên màn hình. KTAN thường được sử dụng trong các hệ thống cảnh giới, nhận dạng, điều khiển hỏa lực, dẫn đường cho vũ khí trang bị như máy bay, xe tăng, tàu chiến, tên lửa...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM