Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5864 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:26:01 pm »


        KẾT THÚC TRẬN CHIẾN ĐẤU, bước cuối cùng của giai đoạn thực hành tác chiến, gồm các hành động tác chiến nhằm chấm dứt trận chiến đấu. Có KTTCĐ của bộ đội binh chủng hợp thành, LLVT địa phương và các quân chủng, binh chủng. KTTCĐ có thể trong trường hợp thuận lợi (hoàn thành nhiệm vụ trên giao), hoặc trong trường hợp không thuận lợi. nhưng đều phải giữ bí mật, chủ động, đúng thời cơ, giảm thương vong. KTTCĐ tiến công (phản công) người chỉ huy phải tổ chức nắm tình hình địch, ta, điều chỉnh đội hình, tổ chức các bộ phận cảnh giới, lùng sục, luôn sẵn sàng chiến đấu; tổ chức thu dọn chiến trường: nhanh chóng vận chuyển thương binh, từ sĩ, giải quyết tù hàng binh và thu chiến lợi phẩm; tổ chức cho đơn vị lui quân về nơi quy định khôi phục sức chiến đấu (bổ sung người, vũ khí...) hoặc thực hiện nhiệm vụ khác. Trong phòng ngự, sau mỗi đợt đánh bại tiến công của địch, phải củng cố khu vực phòng ngự, cùng cố công sự trận địa, giải quyết hậu quả, kiện toàn tổ chức và bổ sung người, vũ khí đạn dược, hậu cần, duy trì khả năng chiến đấu, sẵn sàng đánh bại các đợt tiến công của địch.

        KGB nh ỦY BAN AN NINH QUỐC GIA LIÊN XÔ

        KHẢ NĂNG BẢO VỆ của xe tăng thiết giáp, khả năng chống đỡ của xe tăng thiết giáp đối với tác động phá hủy của đạn dược và các nhân tố sát thương của vũ khí hủy diệt lớn, bảo toàn khả năng hoạt động của xe, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị, vũ khí trong xe. KNBV phụ thuộc vào độ dày và các góc nghiêng của vỏ giáp, chất lượng và kết cấu vỏ giáp cũng như độ bền vững của các mối liên kết. KNBV còn phụ thuộc vào mức độ làm kín thân xe, các hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn và tự động chống cháy, khả năng hạn chế hư hỏng, tai nạn và sự hoàn thiện của hệ thống ngụy trang. Một trong các xu hướng tăng cường KNBV là sử dụng loại giáp bổ trợ (giáp chủ động và giáp thụ động).

        KHẢ NĂNG BẢO VỆ MỤC TIÊU phòng không, khả năng của phân đội, binh đội, binh đoàn, cụm phòng không khi đã triển khai trong đội hình chiến đấu, tạo nên vùng hỏa lực kín với hệ số chồng khác nhau của các vùng sát thương để tiêu diệt địch trên không, bảo vệ mục tiêu được giao. KNBVMTpk phụ thuộc vào đội hình chiến đấu, số lượng và chất lượng thành phần tham gia bảo vệ, được đánh giá bằng các chỉ số: giá trị cực đại của góc bảo vệ đến tuyến hoàn thành nhiệm vụ (trong bảo vệ mục tiêu điểm) và bằng độ dài tuyến bảo vệ (trong bảo vệ các khu vực mục tiêu hoặc tuyến mục tiêu).

        KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU, khối lượng nhiệm vụ chiến đấu mà từng đơn vị LLVT có thể thực hiện được trong khoảng thời gian, không gian nhất định trong tình hình cụ thể. KNCĐ phụ thuộc vào: cơ cấu biên chế tổ chức, số lượng người, trình độ huấn luyện chiến đấu, trình độ giác ngộ chính trị và trạng thái tinh thần của bộ đội, số lượng và tình trạng vũ khí, phương tiện kĩ thuật, năng lực chỉ huy và các mặt bảo đảm. KNCĐ chịu tác động của các nhân tố như đối phương, điều kiện địa hình, khí tượng - thủy văn... KNCĐ có thể tính chung dưới dạng tổng quát theo phân đội, binh đội, binh đoàn bằng số lượng quân địch (mục tiêu) mà đơn vị đó đủ sức tiêu diệt hoặc đánh bại, chiếm giữ khu vực địa hình, cũng có thể tính riêng từng mặt (như: khả năng hỏa lực, khả năng đột kích, khả năng cơ động, khả năng phòng không...). KNCĐ của từng loại đơn vị thuộc các quân chủng, binh chủng khác nhau được biểu thị bằng những chỉ số khác nhau. KNCĐ của các đơn vị thuộc quyền là căn cứ cơ bản để người chỉ huy ha quyết tâm và giao nhiệm vụ chiến đấu. KNCĐ của lục quân, được xác định bằng số lượng, quy mô và tính chất mục tiêu của đối phương có thể tiêu diệt (sát thương) và phá hủy, đánh chiếm trong tiến công và chiếm giữ trong phòng ngự; chiều sâu nhiệm vụ tác chiến và tốc độ tiến công; chiểu sâu tiêu diệt (sát thương) mục tiêu của địch trong bố trí của chúng bằng hỏa lực và lực lượng khác; thời gian chuẩn bị bộ đội để tiến hành nhiệm vụ. Có thể xem xét KNCĐ theo từng mặt như: khả năng tiêu diệt xe tăng, bắn máy bay, tạo mật độ lực lượng, phương tiện trên hướng đột kích chủ yếu... KNCĐ của không quân, được xác định bởi số lượng mục tiêu của đối phương  bị không quân tiêu diệt hoặc đánh phá; khối lượng và chất lượng tin tức trinh sát thu được; cự li hoạt động tác chiến; phương pháp và khả năng hoạt động trong những điều kiện thời tiết khác nhau và khắc phục phòng không của đối phương; số lượng bộ đội và phương tiện có thể chuyên chở, thời gian cần để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và thời gian cần để chuẩn bị cất cánh lại; cường độ xuất kích. KNCĐ của bộ đội phòng không là tổng thể những KNCĐ của các đơn vị tên lửa phòng không, pháo phòng không; không quân tiêm kích (nếu có); bộ đội rađa và bộ đội tác chiến điện từ phòng không; số lượng hệ thống điều khiển tự động hóa, bảo đảm kĩ thuật và khả năng hiệp đồng. Được xác định bời khả năng phát hiện, thông báo về mục tiêu trên không; số lượng mục tiêu có thể sát thương bằng hỏa lực (tên lửa, pháo phòng không) để bảo vệ mục tiêu. KNCĐ của bộ đội tên lửa. thể hiện bằng số lượng và mức độ sát thương mục tiêu của đối phương  bằng tên lửa; chiều sâu sát thương (tầm bay của tên lửa), cơ động đòn đột kích của các đơn vị tên lửa; thời gian chuẩn bị kĩ thuật và chuẩn bị phóng tên lửa. KNCĐ của hài quân là khả năng tiêu diệt (sát thương) số lượng mục tiêu của đối phương trên biển, trên không và ven bờ cũng như những khả năng khác như trinh sát, chế áp điện tử.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:27:02 pm »


        KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA ĐƠN VỊ CÔNG BINH. khả năng chiến đấu được xác định bằng khối lượng nhiệm vụ chiến đấu mà đơn vị công binh có thể hoàn thành trong điều kiện cụ thể và thời gian nhất định. KNCĐCĐVCB phụ thuộc vào quân số và trình độ huấn luyện, chất lượng chính trị. ý chí chiến đấu; số lượng và chất lượng vũ khí, trang bị công binh, mức độ bảo đảm vật chất; hoạt động của địch trong khu vực. địa hình, thời tiết, thủy văn; trình độ của cán bộ chỉ huy, tình trạng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị bạn và công tác tổ chức hiệp đồng với các đơn vị hoặc địa phương có liên quan. Cơ sở để người chỉ huy hạ quyết tâm. giao nhiệm vụ cho cấp dưới.

        KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, khả năng chiến đấu được xác định bằng số lượng và mức độ sát thương (phá hủy) mục tiêu do một đơn vị pháo binh có thể đạt được khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện cụ thể; một căn cứ để người chỉ huy hạ quyết tâm và giao nhiệm vụ chiến đấu. KNCĐPB phụ thuộc vào: quân số; trạng thái tinh thần, trình độ và kinh nghiệm chiến đấu của bộ đội; trình độ người chỉ huy  và cơ quan; số lượng, chất lượng của vũ khí, trang bị kĩ thuật, khả năng đề kháng của đối phương; điều kiện địa hình, thời tiết... KNCĐPB thể hiện bằng chiều sâu (không gian) đánh địch bằng hỏa lực, cự li bắn được, khả năng sát thương địch bằng đạn pháo (cối, tên lửa), khả năng cơ động, khả năng kĩ thuật về chuẩn bị tên lửa và đầu đạn.

        KHẢ NĂNG CƠ ĐỘNG lực lượng, năng lực di chuyển của các đơn vị LLVT trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến. KNCĐ phụ thuộc vào trình độ chỉ huy, trình độ huấn luyện bộ đội, phương tiện cơ động, địa hình, thời tiết, ngày đêm và hoạt động của đối phương...; tiêu chí đặc trưng cho KNCĐ là thời gian thực hiện di chuyển theo nhiệm vụ được giao.

        KHẢ NĂNG CƠ ĐỘNG của xe, khả năng của các phương tiện chiến đáu và vận chuyển cơ động (xe tăng thiết giáp, ô tô QS...) di chuyển an toàn trên địa hình trong các điều kiện hoạt động khác nhau (hành quân, chuẩn bị và thực hành chiến đấu...), với mức tiêu tốn thấp nhất về thời gian và vật liệu khai thác. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá KNCĐ: vận tốc lớn nhất, vận tốc trung bình và khả năng nhanh chóng thay đổi vận tốc trong những điều kiện chuyển động khác nhau; khả năng vượt các chướng ngại tự nhiên và nhân tạo; độ ổn định và êm dịu chuyển động; hành trình dự trữ. KNCĐ phụ thuộc vào: mức độ hợp lí của kết cấu chung; mức độ hoàn thiện và các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của thiết bị động lực. hệ thống truyền lực và vận hành của xe; nhu cầu về bảo đảm kĩ thuật (chăm sóc, bảo dưỡng, bổ sung nhiên liệu, dầu mỡ, khắc phục sự cố kĩ thuật...). Trong hoạt động thực tiễn, KNCĐ còn phụ thuộc vào quy mô nhiệm vụ; trình độ tổ chức, sử dụng và bảo đảm của người chỉ huy, lực lượng sử dụng và bảo đảm kĩ thuật.

        KHÁ NĂNG ĐỘNG VIÊN CỦA QUỐC GIA, toàn bộ nguồn lực (vật chất, tinh thần) mà nhà nước có thể động viên được để đảm bảo cho chiến tranh. Đó là nguồn nhân lực, vật lực bổ sung, tăng cường cho LLVT; năng lực sản xuất của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, bưu điện...); nguồn dự trữ của quốc gia (vật chất, tài chính...) và chính trị, tinh thần của nhà nước. Mức độ hiện thực hóa của KNĐVCQG phụ thuộc vào chế độ chính trị. kinh tế, xã hội, địa lí QS, đối ngoại... và mục tiêu chính trị mà nhà nước theo đuổi trong chiến tranh. KNĐVCQG được tính toán làm cơ sở để lập kế hoạch động viên từ thời bình và thường xuyên chuẩn bị để sẵn sàng động viên.

        KHẢ NĂNG HỎA LỰC, khối lượng nhiệm vụ hỏa lực mà các phương tiện hỏa lực của một phân đội, binh đội, binh đoàn hay liên binh đoàn có thể hoàn thành trong một thời gian quy định hoặc bằng số lượng đạn dược nhất định; một chỉ tiêu của khả năng chiến đấu. KNHL phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của phương tiện hỏa lực; số lượng và chất lượng đạn dược; tính chất nhiệm vụ hỏa lực; kĩ năng của người sử dụng phương tiện hỏa lực và trình độ chỉ huy; thời gian để hoàn thành nhiệm vụ và những điều kiện khác... KNHL được biểu thị bằng số lượng mục tiêu có thể sát thương (phá hoại), diện tích khu vực bắn phá...; được tính theo từng loại phương tiện hỏa lực (KNHL của pháo binh, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, của bộ binh...) hoặc tính tổng hợp các loại phương tiện hỏa lực của một đơn vị (KNHL của sư đoàn, quân đoàn, binh chủng hợp thành của đơn vị bộ đội phòng không, hải quân, không quân...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 03:42:30 pm »


        KHẢ NĂNG HỎA LỰC PHÒNG KHÔNG, khối lượng nhiệm vụ hỏa lực mà các phương tiện hỏa lực của các phân đội, binh đội, cụm, binh đoàn phòng không đã triển khai và chuẩn bị chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu trên không trong những điều kiện và tình huống khác nhau. KNHLPK được đặc trưng bằng kì vọng toán học số mục tiêu trên không bị tiêu diệt trong đợt tập kích với khoảng thời gian nhất định hay khi tiêu thụ lượng cơ số đạn nhất định. KNHLPK được tính riêng cho từng phân đội (binh đội) phòng không hoặc tính chung cho cụm phòng không khi làm kế hoạch và chỉ huy hỏa lực. Có KNHL của tên lửa phòng không, KNHL của pháo và súng máy phòng không, KNHL của khỏng quân tiêm kích phòng không.

        KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP CỦA TÀU nh SỨC ĐI LIÊN TỤC CỦA TÀU

        KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN MỤC TIÊU TRÊN KHÔNG. khả năng tìm ra và xác định tọa độ mục tiêu trên không với xác suất và độ chính xác theo tính năng của các phương tiện (khí tài) trinh sát (rađa, quang học, hồng ngoại, lade...) trong những điều kiện và tình huống khác nhau, theo các giới hạn độ cao cần phát hiện mục tiêu đã được giao (giới hạn dưới và giới hạn trên). KNPHMTTK phụ thuộc tính năng kĩ - chiến thuật, số lượng và chất lượng kĩ thuật của phương tiện (khí tài) trinh sát, điều kiện môi trường, địa hình, trình độ xử trí chỉ huy và người sử dụng, kiểu loại và tính chất hoạt động của mục tiêu.

        KHẢ NĂNG THÔNG QUA của xe, khả năng của các phương tiện chiến đấu và vận chuyển cơ động (xe tăng thiết giáp, ô tô QS...) chuyển động trong những điều kiện hạn chế về đường sá và địa hình khác nhau. Bao gồm: khá năng chuyển động trên các nền đất yếu. khả năng vượt các chướng ngại tự nhiên và nhân tạo. KNTQ phụ thuộc vào công suất đơn vị, áp suất trên nền. kết cấu phần vận hành, khoáng sáng gầm xe... Yêu cầu về KNTQ được đề ra khi thiết kế tùy thuộc vào công dụng của xe. Các xe QS thường là xe có KNTQ nâng cao và KNTQ cao. Trong thực tiễn sử dụng, KNTQ còn phụ thuộc vào trình độ người lái.

        KHẢ NĂNG TIÊU DIỆT MỤC TIÊU TRÊN KHÔNG, khả năng của phân đội, binh đội, binh đoàn, cụm phòng không đã triển khai chiến đấu tiêu diệt số lượng mục tiêu địch trên không trong điều kiện, tình huống và khoảng thời gian nhất định. KNTDMTTK được biểu thị bằng kì vọng toán học (số lượng trung bình) số mục tiêu bị diệt. Nó phụ thuộc: tính năng chiến - kĩ thuật, số lượng và chất lượng vũ khí phòng không, tổ chức chỉ huy, trình độ kĩ năng thao tác của trắc thù, pháo thủ...

        KHAI THÁC NƯỚC, tìm nguồn nước và đưa nước về khu vực xử lí. Trong chiến đấu có thể KTN mặt (sóng, hồ, ao...), nước mưa hoặc nước ngầm. Thiết bị KTN gồm: phương tiện tìm (tạo) nguồn nước, phương tiện lấy nước (máy bơm...), hệ thống ống dẫn, bể chứa nước... Trong chiến tranh hiện đại, KTN gắn liền với xử lí nước (khừ trùng, khử độc...), bảo đảm nước dùng đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn cho bộ đội và trang bị kĩ thuật.

        KHAI THÁC TRANG BỊ KĨ THUẬT QUÂN SỰ, gọi chung những hoạt động kĩ thuật có tổ chức tác động trực tiếp vào trang bị KTQS nhằm phục vụ cho chiến đấu, huấn luyện, sinh hoạt của QĐ và duy trì khả năng sẵn sàng hoạt động của chúng. Quá trình KTTBKTQS được tính từ lúc xuất xưởng đến khi loại khỏi trang bị và gồm những nội dung chính: sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, cất giữ. vận chuyển... KTTBKTQS phái tuân thủ theo các văn bản về định mức khai thác trang bị kĩ thuật quân sự, tiêu chuẩn kĩ thuật của trang bị cũng như các chỉ lệnh kĩ thuật các cấp; phải do cá nhân hoặc tập thể đã qua huấn luyện kĩ thuật về trang bị đó thực hiện. Tùy thuộc vào trạng thái, có KTTBKTQS thời bình và KTTBKTQS thời chiến.

        KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, hoạt động tố tụng đồng thời là biện pháp nghiệp vụ cấp bách do cơ quan điều tra trực tiếp điều tra, nghiên cứu tại hiện trường nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, làm cơ sở để xác định tính chất vụ việc và quyết định khởi tố vụ án; một trong những tài liệu tin cậy để cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án nghiên cứu, đánh giá vụ án trong quá trình điều ưa. truy tố và xét xử. Nhiệm vụ KNHT: nghiên cứu quang cảnh hiện trường; phát hiện; ghi nhận; thu lượm; bảo quản và khai thác các dấu vết, vật chứng, tiên hành các biện pháp cấp bách để truy tìm người phạm tội và vật chứng theo dấu vết nóng, thu thập các tài liệu có liên quan đến hiện trường. KNHT có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự và phải có người chứng kiến (có thể cho người tình nghi phạm tội, người bị hại, người làm chứng) và mời nhà chuyên môn tham gia khám nghiệm. Điều tra viên tiến hành các hoạt động: chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, phát hiện ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự việc đã xảy ra, lập và hoàn chinh các văn bản hồ sơ KNHT (biên bản KNHT, bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường và báo cáo khám nghiệm), phát hiện những sơ hở, thiếu sót mà bọn tội phạm thường lợi dụng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tích cực. Trong quá trình khám nghiệm phải có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chật chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ, sử dụng các phương tiện kĩ thuật và áp dụng các phương pháp khám nghiệm cho phù hợp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 03:49:40 pm »

       
        KHÁM NGHIỆM PHÁP Y, thao tác chuyên môn nghiệp vụ trong giám định pháp y nhằm tìm kiếm các dấu vết thương tích, bệnh lí và dấu vết pháp y hình sự khác trên một đối tượng khám nghiệm, làm căn cứ cho việc kết luận, giải đáp các yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định đề ra. Do các giám định viên pháp y thực hiện. Đối tượng khám nghiệm có thể là người sống, tử thi, dấu vết sinh học, tang vật pháp y và các tài liệu vụ án. Với từng đối tượng có những quy tắc khám nghiệm riêng, song đều phải thực hiện toàn diện, khách quan, mô tả và ghi chép tỉ mỉ các dấu vết, không kèm theo các ý kiến chẩn đoán hoặc nhận định chủ quan. Việc chẩn đoán và nhận định đã có phần riêng ở cuối biên bản giám định. Riêng đối với các khám nghiệm tử thi, thương tích, các tang vật sinh học phải làm kịp thời và chính xác ngay từ đầu, vì các dấu vết sẽ bị biến dạng hoặc mất đi theo thời gian; việc cố gắng tái giám định để tìm ra một số kết quả nào đó phải mất nhiều công sức, thời gian, nhiều khi không kết quả.

        KHÁNG CHIẾN, chiến tranh chống xâm lược của nhân dân các dân tộc nhằm giành và giữ độc lập. Nhân dân VN đã tiến hành thắng lợi nhiều cuộc KC, tiêu biểu như: KC chống quân Tống (981); ba lần KC chống quân Nguyên - Mông (1258. 1285 và 1287-88); KC chống quân Thanh (1788-89); KCCP (1945-54); KCCM (1954-75)...

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐÔNG HÁN (42-43), kháng chiến của người Việt ở Giao Chỉ (nay là Bắc Bộ) do Hai Bà Trưng lãnh đạo, chống quân Đông Hán (TQ) xâm lược. Sau khi đánh đuổi chính quyền đô hộ (x. khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 3.40), Trưng Trắc lên ngôi vua, tiến hành nhiều biện pháp củng cố nền độc lập vừa giành được. 4.42 vua Đông Hán cử tướng Mã Viện đem 20.000 quân và 2.000 xe, thuyền, theo hai đường thủy, bộ sang đàn áp, đóng quân ở Lãng Bạc (nay thuộc h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh). Hai Bà Trưng đưa quân từ Mê Linh lên chặn đánh, bị thua nhiều trận, phải lui về Cấm Khê (nay là vùng Suối Vàng, h. Lương Sơn, t. Hoà Bình). Tại đây 5.43 đã diễn ra trận đánh lớn giữa hai bên, Hai Bà Trưng hi sinh, một bộ phận nghĩa quân do Đô Dương, Chu Bá chỉ huy  rút vào Cừu Chân (nay là Bắc Trung Bộ) tiếp tục chiến đấu (x. đâu tranh của Đô Dương, Chu Bá, 43-44).

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐƯỜNG (791), kháng chiến của người Việt ở Giao Châu do Phùng An lãnh đạo chống nhà Đường (TQ) xâm lược. Sau khi Phùng Hưng chết, con là Phùng An lên nối ngôi, tiếp tục củng cố chính quyền tự chủ mới giành được. Mùa Thu 791, nhà Đường cừ Triệu Xương, tướng có nhiều kinh nghiệm chỉ huy một đạo quân lớn sang chinh phục. Triệu Xương vừa uy hiếp bằng QS, vừa dụ dỗ mua chuộc. Do lực lượng yếu hơn nên Phùng An không chống cự nổi và đến cuối 791 phải xin hàng. Đất Giao Châu lại bị nhà Đường đô hộ.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG LƯƠNG (545-50), kháng chiến của quân và dân nước Vạn Xuân triều Tiền Lí, do Lí Nam Đế và Triệu Quang Phục lãnh đạo, chống nhà Lương (TQ) xâm lược. Khoảng giữa 545, vua Lương cứ Dương Phiêu làm thứ sử, Trần Bá Tiên làm tư mã, thống lĩnh hai đạo quân thủy bộ sang xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế tổ chức lực lượng chống cự, bị thất bại ở Chu Diên (Hải Dương), Tỏ Lịch (Hà Nội), Gia Ninh và Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc), mất thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh), cuối 546 phải lui về ẩn náu ở động Khuất Lão (nay thuộc Phú Thọ), giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Trước thế giặc còn mạnh, Triệu Quang Phục rút quân về Đấm Dạ Trạch (nay thuộc Hưng Yên), lập căn cứ kháng chiến lâu dài, dùng cách đánh nhỏ, đánh đêm, bí mật tập kích các đồn trại, cướp lương thực, gây cho quân Lương nhiều thiệt hại. Sau khi Lí Nam Đế mất (4.548), Triệu Quang Phục được tôn làm vua (Triệu Việt Vương), tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành nhiều thắng lợi. Đến 550 nhà Lương có loạn. Trần Bá Tiên phải đưa quân về nước dối phó, giao quyền lại cho Dương Sàn. Triệu Quang Phục tổ chức phản công, nhanh chóng đánh tan quân Lương, giết Dương Sàn, giải phóng thành Long Biên, giành lại độc lập cho đất nước.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỦA CAMPUCHIA (1970-75), kháng chiến của nhân dân Campuchia chống đế quốc Mĩ xâm lược. Từ những năm 1950 Mĩ đã từng bước xúc tiến âm mưu xâm lược Campuchia. 18.3.1970 Mĩ dàn dựng cuộc đảo chính lật đổ quốc trưởng Xihanuc, nhằm đưa Campuchia vào quỹ đạo của Mĩ (x. đảo chính Lon Non -  Xirich Matăc, 18.3.1970). Để chống âm mưu và hành động xâm lược của Mĩ, xây dựng nước Campuchia độc lập, hòa. bình, trung lập, dân chủ và phồn vinh, Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia, chính phủ vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia và QĐ giải phóng dân tộc Campuchia được thành lập (1970). Cuộc chiến đấu của nhân dân Campuchia được sự ủng hộ. giúp đỡ mạnh mẽ của nhân dân VN và Lào. Tinh đoàn kết chiến đấu đó được khẳng định tại hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đỏng Dương (24-25.4.1970). Với sự phối hợp của bộ đội VN, LLVT CM Campuchia liên tục giành thắng lợi ngày càng lớn trong các chiến dịch: chiến dịch đông bắc Campuchia 29.4-30.6.1970, chiến dịch đông bắc Campuchia 4.2-31.5.1971, chiến dịch Đường 6 (27.10-4.12.1971)...: đánh bại các cuộc hành quân (Chenla II, ‘Toàn Thắng 1-71”...) của địch, giải phóng nhiều tình vùng đông bắc. xây dựng các căn cứ du kích ở vùng tây nam. bắc và tây bắc Campuchia. Từ giữa 1972 Mĩ - Lon Non phải co về giữ thủ đô Phnôm Pênh và các thị xã, thị trấn. Sau hội nghị Pari (1968-73), cùng với việc rút quân ở VN, Mĩ cũng phải rút quân ở Campuchia, nhưng vẫn tiếp tục ủng hộ và viện trợ QS cho chế độ Lon Non. 6-8.1973 LLVT CM Campuchia có sự phối hợp của bộ đội tình nguyện VN đã giải phóng hoàn toàn vùng đông bắc, đến cuối 1973 giải phóng 90% đất nước với 5 triệu dân; mùa mưa 1974 lần lượt bẻ gãy các cuộc hành quân Menben Rum Chây, Đenta 28, Rôlut Xiêm Rlệp của dịch và sau đó bao vây Phnôm Pênh. 18.3.1975 tập đoàn Lon Non chạy ra nước ngoài. 17.4.1975 thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Lon Non. Cuộc KCCMCC thắng lợi đã góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở Đông Dương, thể hiện lòng yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân Campuchia và tình đoàn kết chiến đấu Campuchia - VN - Lào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 03:51:22 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỦA LÀO (1954-75), kháng chiến của nhân dân Lào do Đảng nhân dân CM Lào lãnh dạo chống đế quốc Mĩ xâm lược, bảo vệ và giải phóng tổ quốc. Từ cuối 1950 Mĩ đã xúc tiến việc thay thế Pháp độc chiếm Đông Dương. Sau khi cố tình không kí vào bản tuyên bố cuối cùng ở hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954), ngày 24.11.1954 Mĩ lật đổ Xuyana Phuma. đưa Cà Tày lên làm thủ tướng chính phủ vương quốc, dùng viện trợ QS, kinh tế và đưa cố vấn Mĩ vào Lào, mở rộng căn cứ QS; 1955 tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công LLVT Itxala (LLVT của chính phủ kháng chiến Lào) tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì, nhưng bị đánh bại. 6.1.1956 Mặt trận Lào tự do (Neo Lào Itxala) mở đại hội lần 2 đổi tên thành Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắcxạt), ra cương lĩnh chính trị: xâv dựng nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập, phồn vinh, hòa hợp dân tộc, thống nhất quốc gia. tôn trọng ngôi vua, tôn giáo và các quyền tự do của nhân dân. 4.7.1956 do chính sách cực đoan thân Mĩ, Cà Tày không được quốc hội ủng hộ, phải từ chức. Hoàng thân Xuyana Phuma lên thay, tuyên bố tôn trọng hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào, thực hiện hòa hợp dân tộc; 19.11.1957 thành lập chính phủ liên hiệp lần thứ 1, có hai lãnh tụ Mặt trận Lào yêu nước tham gia. 16.8.1958 Mĩ gây sức ép lật đổ chính phủ Xuyana Phuma, đưa Phủi Xananicon lên thay, đàn áp các lực lượng chủ trương hòa hợp dân tộc và những người kháng chiến, bao vây, đòi tước vũ khí QĐ Pathét Lào, trắng trợn bắt giam một số cán bộ lãnh đạo của Mặt trận Lào yêu nước. Trước tình hình đó, 5.1959 QĐ Pathét Lào quyết định rút về căn cứ địa để bảo toàn lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Cuộc đấu tranh của CM Lào chuyển sang giai đoạn mới, từ đấu tranh công khai hợp pháp sang đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. 24.4.1960 nhóm cực hữu Xômxanit - Phumi Nôxavẳn thân Mĩ lên nắm chính quyền, gây lại nội chiến, bị phản đối mạnh mẽ, dẫn đến đảo chính Coong Le (9.8.1960), hình thành chính phủ trung lập do Xuyana Phuma làm thủ tướng (18.8.1960). Lực lượng trung lập liên hiệp với Pathét Lào đẩy mạnh đấu tranh, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, đến 4.1961 kiểm soát 60% lãnh thổ với hơn 1 triệu dân, buộc Mĩ và lực lượng phái hữu phải chấp nhận thương lượng, tiến tới kí kết hiệp định Giơnevơ 1962 vế Lào, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc lần thứ 2 (6.1962), do Xuyana Phuma làm thủ tướng. 4.1964 Mĩ lại tiến hành đảo chính, lập “chính phủ mở rộng”, thay thành viên Mặt trận Lào yêu nước bằng phái hữu, tăng cường viện trợ QS, mở rộng chiến tranh đặc biệt, phát triển Lực lượng đặc biệt Vàng Pao\ từ 1969 đưa QĐ Sài Gòn và quân Thái Lan vào tham chiến, có không quân Mĩ yểm trợ, liên tiếp mở các cuộc hành binh lớn nhằm đánh chiếm vùng giải phóng, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường (x. chiến lược chiến tranh đặc biệt tăng cường của Mĩ ở Lào). Trước tình hình đó, Mặt trận Lào yêu nước và các lực lượng trung lập đã tiến hành thắng lợi hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc (10.1965), tạo cơ sở tập trung lực lượng, đẩy mạnh kháng chiến trong quan hệ đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Được sự phối hợp. giúp đỡ của bộ đội tình nguyện VN, QGP nhân dân Lào không ngừng trưởng thành, lớn mạnh trong chiến đấu qua các chiến dịch: Nậm Bạc (1968), Mường Sủi (1969), Toàn Thắng (1969-70), Đường 9 - Nam Lào (1971), Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972)...,. góp phần đánh bại âm mưu của Mĩ, mở rộng và giữ vững vùng giải phóng. Sau khi hiệp định Pari 1973 về Việt Nam được kí kết, 21.2.1973 chính phủ Viêng Chăn phải cùng với Mặt trận Lào yêu nước kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc lần thứ ba; buộc Thái Lan phải rút quân khỏi Lào (5.1974). Cùng với chiến thắng của nhân dân VN trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, nhân dân các bộ tộc Lào phát huy thắng lợi nổi dậy giành chính quyền, mở đầu là cuộc biểu tình của 20.000 dân Viêng Chăn (1.5.1975). Ngày 5.5.1975 QGP nhân dân Lào chiếm Salaphukhun, tiếp đó đánh chiếm các thị trấn, thị xã ở Nam Lào. Vàng Pao bỏ chạy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân CM Lào, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, hoạt động của LLVT CM. phong trào binh biến, li khai trong QĐ phái hữu, đấu tranh trong chính phủ liên hiệp hợp thành những đòn tiến công mạnh làm cho QĐ và chính quyền phái hữu sụp đổ nhanh chóng. 29.11.1975 vua Lào Xayang Vátthana tuyên bố thoái vị. 1.12.1975 Hội đồng quốc gia chính trị và chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời tuyên bố giải tán. 2.12.1975 đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước CHDC nhân dân Lào, xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 03:51:58 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỦA VIỆT NAM (1954 75), kháng chiến của nhân dân VN chống đế quốc Mĩ xâm lược tiếp sau thắng lợi của KCCP (1945-54) để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, hoàn thành CM DTDC nhân dân trên cả nước. Cuộc kháng chiến trái qua 5 giai đoạn chiến lược. Giai đoạn 1 (7.1954-12.1960): miền Bắc ra sức cùng cố, xây dựng theo hướng XHCN làm căn cứ địa vững chắc cho CM cả nước; miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, đánh bại cuộc chiến tranh một phía của Mĩ. Với âm mưu chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ QS của Mĩ, chính quyền Ngô Đình Diệm do Mĩ dựng lên ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu người yêu nước, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ và thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước cùng các quyền dân sinh, dân chủ (x. vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh, 7.9.1954; vụ thám sát Phú Lợi, 1.12.1958). CM miền Nam phải chịu những tổn thất nặng nề và lâm vào tình thế rất hiểm nghèo. Thực hiện chủ trương đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, nhân dân miền Nam từng bước khôi phục, phát triển các đội vũ trang, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá tề, tổ chức những trận phục kích nhỏ, chống càn. bảo vệ căn cứ. Dưới ánh sáng nghị quyết hội nghị Trung ương XV (1.1959), năm 1959-60 các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở vùng núi miền Trung và đồng bằng Nam Bộ, giành quyền làm chủ về tay nhân dân ở hàng nghìn xã, ấp. đẩy địch vào4thế bị động, khủng hoảng (x. nổi dậy ở Vĩnh Thạnh, 6.2-4.1959; nổi dậy ở Bác Ái, 7.2-4.1959; khởi nghĩa Trà Bồng, 8.1959; đồng khởi Bến Tre, 17.1-20.4.1960). Từ cao trào đồng khởi của nhân dân. LLVT CM miền Nam phát triển nhanh chóng; MTDTGPMN ra đời (20.12.1960). Từ miền Bắc. tuyến vận tải chiến lược vào miền Nam bằng đường bộ, đường biển hình thành và phát triển; CM miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công. Giai đoạn 2 (1.1961-6.1965): CM miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh CM, đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai, Mĩ phải đối phó bằng chiến lược, chiến tranh đặc biệt, ra sức củng cố và phát triển QĐ Sài Gòn, tăng cường viện trợ, cố vấn và lực lượng yểm trợ Mĩ; mở các cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược theo kế hoạch Xtalây - Taylơ. CM miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh CM, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên ba vùng chiến lược; đẩy mạnh chiến tranh du kích tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh bại các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mĩ và QĐ Sài Gòn. hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chống càn quét và phá ấp chiến lược, tiêu biểu là trận Ấp Bắc (2.1.1963). Được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, QGPMN VN phát triển lớn mạnh, từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến tập trung, mở các chiến dịch tiến công: chiến dịch Bình Giã (2.12.1964- 3.1.1965), chiến dịch Ba Gia (28.5-20.7.1965), chiến dịch Đồng Xoài (10.5-22.7.1965), tiêu diệt nhiều tiểu đoàn, chiến đoàn QĐ Sài Gòn, góp phần cùng với cao trào đấu tranh chính trị, nổi dậy của nhân dân đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ. Ở miền Bắc, khi Mĩ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) để tạo cớ dùng không quân đánh phá một số nơi, quân và dân ta đã đánh thắng ngay từ trận đầu (x. trận chiến đấu phòng không 5.8.1964) và kiên quyết đánh trả hoạt động phá hoại tiếp theo của không quân Mĩ (từ 2.1965). Giai đoạn 3 (7.1965-12.1968): phát triển thế tiến công chiến lược. đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968) của Mĩ ở miền Bắc. Sau thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt. Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mĩ vào miền Nam VN (từ 184.300 lên 536.000 quân, lúc cao nhất tới 542.000), cùng với quân các nước phụ thuộc Mĩ (57.800 quân, lúc cao nhất tới 70.300) và QĐ Sài Gòn (650.000 quản, lúc cao nhất gần một triệu) hợp thành hai lực lượng chiến lược với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (trừ vũ khí nguyên tử); liên tục mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-66 và 1966-67 với ý đồ tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực QGPMN VN. Quân và dân miền Nam giữ vững và phát triển thể tiến công, từ những trận đầu thắng Mĩ (trận Núi Thành, 26.5.1965; trận Vạn Tường, 18-19.8.1965; trận Đất Cuốc, 8.11.1965...) tiến lên mở các chiến dịch tiến công và phản công (chiến dịch Plây Me, 19.10-26.11.1965; chiến dịch Bàu Bàng - Dầu Tiếng, 12-27.11.1965; chiến dịch Tây Sơn Tịnh, 20.2- 20.4.1966; chiến dịch Sa Thầy, 18.10-6.12.1966; chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti, 22.2-15.4.1967; chiến dịch Đắc Tô I, 3-22.11.1967...), làm thất bại một bước quan trọng chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. Nám vững thời cơ có lợi, quân và dân miền Nam mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thán (1968), đồng loạt tiên công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn; vây hãm. tiến công quân Mĩ trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20.1-15.7.1968, giành thắng lợi lớn, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc KCCM. Quân và dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ, ra sức chi viện cho miền Nam. Bị thất bại nặng nề ở VN, trước phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, 1.11.1968 chính phủ Mĩ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bấc, thực hiện đàm phán ở hội nghị Pari (1968-73). Giai đoạn 4 (1.1969-1.1973): đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973) của Mĩ ở miền Bắc, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mĩ về nước. Chiến lược chiến tranh cục bộ bị phá sản, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược VN hóa chiến tranh, ra sức phát triển và hiện đại hóa QĐ Sài Gòn để từng bước thay thế quân Mĩ rút dần về nước; đẩy mạnh bình định* ở miền Nam VN và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 03:52:08 pm »

Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Xihanuc (x. dào chính Lon Non - Xirich Matăc, 18.3.1970), Mĩ và QĐ Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân xâm lược Campuchia. QGPMN VN phối hợp với LLVT CM Campuchia tổ chức các chiến dịch phản công đánh bại các cuộc tiến công lớn của địch (x. chiến dịch đông bắc Campuchia, 29.4-30.6.1970; chiến dịch đông bắc Campuchia, 4.2-31.5.1971; chiến dịch Đường 6, 27.10-4.12.1971), mở rộng vùng giải phóng của CM Campuchia trên 5 tỉnh. Đầu 1971 QĐ Sài Gòn được sự yểm trợ, chi viện hỏa lực của Mĩ và sự phối hợp của QĐ phái hữu Lào mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh ra đường 9 - Nam Lào, nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam của ta, chia cắt ba nước Đông Dương. QGPMN VN phối hợp với LLVT CM Lào mở chiến dịch phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch (x. chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 30.1-23.3.1971). Phát huy quyền chủ động tiến công, từ 3.1972   ta mờ cuộc tiến công chiến lược vào hệ thống phòng ngự của địch trên ba hướng, gồm các chiến dịch; chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972); chiến dịch bắc Tây Nguyên 30.3-5.6.1972và chiến dịch Nguyễn Huệ 1.4.1972-19.1.1973; tiếp đó, mở các chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở đồng bằng Khu 5. Khu 8 (x. chiến dịch Bắc Bình Định, 9.4- 3.5.1972; chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long, 10.6-10.9.1972); phối hợp với LLVT CM Lào mở chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum và đánh bại các cuộc phản kích, lấn chiếm của địch (x. chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, 18.12.1971-6.4.1972; chiến dịch phòng ngự Cánh Đỏng Chum - Xiêng Khoảng, 21.5-15.11.1972)... Trước thất bại nặng nề của QĐ Sài Gòn, Mĩ cho không quân và hải quân trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bấc. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối 12.1972 bị đập tan (x. chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, 18-29.12.1972), chiến lược VN hóa chiến tranh bị thất bại về cơ bản. buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973, rút hết quân Mĩ và quân các nước phụ thuộc Mĩ ra khỏi miền Nam VN, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của VN. Giai đoạn 5 (12.1973-30.4.1975): tạo thế, tạo lực, nắm vững thời cơ chiến lược, tổ chức và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. kết thúc thắng lợi cuộc KCCM. Được Mĩ tiếp sức, chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Pari. liên tiếp mờ các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”. Quân và dân ta đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, khẩn trương tạo thế, tạo lực, mở rộng vùng giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Đường 14 - Phước Long (13.12.1974-6.1.1975) đặt cơ sở cho hội nghị BCT họp cuối 1974 đầu 1975 thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam (1975-76), quyết định nắm vững thời cơ chiến lược, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với ba đòn tiến công chiến lược. Đòn thứ nhất; chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975) mở màn bằng trận Buôn Ma Thuật (10-11.3.1975), tiếp đó đánh tan địch phản kích và đánh địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2 của địch, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ. Đòn thứ hai: chiến dịch Trị Thiên - Huế (5-26.3.1975) và chiến dịch Đà Nẵng (28-29.3.1975) cùng với hoạt động tiến công và nổi dậy của quân và dân Khu 5 giải phóng các tinh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và hai thành phố Huế, Đà Nẵng. loại khỏi chiến đấu Quân đoàn 1 - Quân khu 1 của địch. Đòn thứ ba: chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975ị, đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn - Gia Định, sáng 30.4 thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu trong nội đô, kết hợp với nổi dậy của nhân dân, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 3 -  Quân khu 3 của địch, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện; đồng thời phát triển tiến công và nổi dậy tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 4 - Quân khu 4 của địch, giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo do QĐ Sài Gòn đóng giữ, kết thúc toàn thắng cuộc KCCM. Nhân dân VN đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau CTTG-II. Xâm lược VN, Mĩ đã qua năm đời tổng thống, huy động 6 triệu lượt binh sĩ Mĩ, chi phí 352 tỉ USD. ném xuống VN 7.850.000t bom, hàng chục triệu lít chất độc diệt cây, sử dụng  những loại vũ khí, kĩ thuật mới nhất (chỉ trừ vũ khí hạt nhân), nhưng đã chịu thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ. Tiếp sau KCCP, KCCM đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn một trăm năm, mở ra một ki nguyên mới - cà nước VN hoàn toàn độc lập, thống nhất và đi lên CNXH; đồng thời tạo điều kiện cho CM Lào và CM Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 03:55:11 pm »

         
        KHÁNG CHIẾN CHỐNG MINH (1406-07), kháng chiến của quân và dân VN thời nhà Hồ do Hồ Quý Li lãnh đạo, chống quân Minh (TQ) xâm lược. 5.1406 lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh sai Hàn Quan đem 100.000 quân hộ tống Trần Thiêm Bình về làm vua Đại Việt, bị quân nhà Hồ phục kích, đánh bại ở ải Lãnh Kinh (nay thuộc Bắc Ninh), Hàn Quan phải giảng hòa, nộp Trần Thiêm Bình cho nhà Hồ để được rút quân. Sau thắng lợi. nhà Hồ tăng cường QĐ, xây dựng các tuyến phòng thủ quy mô lớn ở phía bắc dài khoảng 400km trong đó thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây) là cứ điểm thời chốt; các cửa sông, cửa biển hiểm yếu đều được cắm cọc gỗ và chăng lưới sắt. 11.1406 nhà Minh đem hơn 200.000 bộ binh và kị binh, hàng chục vạn dân phu, chia hai hướng tiến đánh: hướng đông bấc, do Trương Phụ chỉ huy, từ Quảng Tây (TQ) vào Lạng Sơn; hướng tây bắc do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam (TQ) tiến dọc theo Sông Hổng. Nhà Minh còn lôi kéo quân Chiêm Thành đánh phía nam. 12.1406 quân Minh hội quân ở Bạch Hạc (Phú Thọ), phá vỡ các tuyến phòng thủ, chiếm thành Đa Bang (20.1.1407) và Đông Đô (nay là Hà Nội, 22.1). Quân nhà Hồ lui về phòng thủ mạn hạ lưu Sông Hồng, tiến hành một số trận phản công nhưng đều thất bại. 5.1407 Hồ Quý Li cùng triều đình rút vào Thanh Hóa giữ vùng đất phía nam, bị quân Minh truy đuổi, đánh bại ở Lỗi Giang (Thanh Hóa), cửa biển Kì La (Hà Tĩnh). KCCM chấm dứt sau khi cha con Hồ Quý Li bị bắt (6.1407).
        
       KHÁNG CHIẾN CHỐNG NAM HÁN LẨN I (930-31), kháng chiến của người Việt ở Giao Châu, chống quân xâm lược Nam Hán (TQ). Tháng 10.930 quân Nam Hán do Lí Thù Dung và Lương Khắc Trinh cầm đầu, theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Giao Châu từ hướng đông bắc. Khúc Thừa Mĩ tổ chức kháng chiến không thành công và bị bắt. Vua Nam Hán cử Lí Tiến làm thứ sử, cùng Lương Khắc Trinh giữ thành Đại La (nay là Hà Nội). Quyền thống trị của Nam Hán chi xác lập được ở một số vùng thuộc đồng bằng Sông Hồng, các nơi khác vẫn do quan lại cũ triều Khúc nắm quyển và chuẩn bị lực lượng kháng chiến, trong đó lò võ Làng Ràng ở Dương Xá (Châu Ái nay thuộc Thanh Hóa) là một trung tâm lớn do Dương Đình Nghệ tổ chức, có 3.000 quân, thu hút được nhiều hào kiệt và sự ủng hộ của nhân dân. 3.931 Dương Đình Nghệ từ Châu Ái đưa quân vây thành Đại La. Vua Nam Hán sai Trình Bảo đem quân cứu viện. Viện quân chưa đến, thành đã bị hạ, Lương Khắc Trinh bị giết, Lí Tiến trốn về TQ. Tiếp đó, Dương Đình Nghệ đưa quân ra ngoài thành đánh tan quân viện, giết Trình Bảo. Sau chiến thăng, Dương Đình Nghệ xưng tiết độ sứ, tiếp tục sự nghiệp họ Khúc làm chủ đất nước.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG NAM HÁN LẨN II (938), kháng chiến của người Việt ở Giao Châu do Ngô Quyền lãnh đạo chống quân Nam Hán (TQ) xâm lược. Cuối 938 lấy cớ giúp Kiểu Công Tiễn chống Ngô Quyền, vua Nam Hán là Lưu Cung sai con là Lưu Hoằng Thao chỉ huy thủy binh theo đường biển vào xâm lược, đồng thời tự mình dẫn một đạo quân khác đóng ở Hải Môn (Quảng Đông, TQ), sẵn sàng tiếp ứng. 12.938 từ Châu Ái (nay là Thanh Hóa), Ngô Quyền gấp rút tiến quân ra bắc, giết Kiều Công Tiễn. Tiếp đó, bằng trận địa cọc ngầm cùng quân thủy, bộ mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, diệt cánh quân thủy, giết Lưu Hoằng Thao (x. trận Bạch Đằng, 938). Vua Nam Hán không kịp chi viện, phải rút quân. Sau thắng lợi, Ngô Quyền xưng vương, lập triều Ngô (939-968), mở đầu kỉ nguyên độc lập dân tộc sau hơn nghìn năm bị các triều đại phong kiến TQ đô hộ.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG LẦN I(1258), kháng chiến của quân và dân Đại Việt triều Trần Thái Tông, chống quân Mông Cổ mưu chiếm Đại Việt làm bàn đạp đánh Nam Tống (TQ). Sau nhiều lần dụ hàng vua Trần không được, cuối 1257 khoảng 30.000 kị binh Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, chia làm hai đạo từ Vân Nam (TQ), theo lưu vực Sông Thao tiến vào Đại Việt. Vua Trần thần chinh cầm quân lên phía Bắc chặn giặc. Các trận giao tranh lớn đã diễn ra ở vùng Bạch Hạc (Phú Thọ), Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Trước thế giặc còn mạnh, nhằm làm thất bại ý đồ đánh nhanh thắng nhanh và cướp lương thực của quân Mông Cổ, vua Trần và tướng Lê Tần phải vừa đánh, vừa rút để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công; thực hiện kế “vườn không nhà trống”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, đưa triều đình về Thiên Mạc (Hưng Yên); quân Mông Cổ chiếm thành Thăng Long để trống, thiếu lương thực, lực lượng bị tiêu hao. 29.1 quân Trần phản công bằng trận Đông Bộ Đầu (29.1.1258), buộc quân Mông cỏ phải rút chạy. Âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Mông Cổ bước đầu bị thất bại.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:00:50 pm »

      
        KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG LẦN II (1285), kháng chiến của quân dân Đại Việt triều Trần Nhân Tông, chống quân Nguyên - Mông (TQ) xâm lược. Sau thất bại trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 (1258), đầu 1285 lấy cớ vua Trần không cho mượn đường và cấp lương đánh Chiêm Thành, nhà Nguyên - Mông đem 500.000 quân sang xâm lược, theo ba hướng: hướng chính, Thoát Hoan chỉ huy  từ Quảng Tây (TQ) vào đường Lạng Sơn; hướng 2, Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy, vào đường Sông Chảy; hướng 3, Toa Đô chỉ huy từ bắc Chiêm Thành đánh lên. Để chuẩn bị kháng chiến, vua Trần mở hội nghị Bình Than (10.1282), hội nghị Diên Hồng (1285). Ngày 27.1.1285 quân Nguyên - Mông bắt đầu tiến công. Trước thể mạnh lúc đầu của địch, sau một số trận đánh chặn ở các cửa ải phía bắc, quân Trần lui dần về Vạn Kiếp (Hải Dương), sau đó rút về phòng thủ bắc Sông Hổng (x. trận Vạn Kiếp, 2.1285); triều đình cũng dời khỏi Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định), Trường Yên (Ninh Bình), theo đường thủy đến Hải Đông (Quảng Ninh). 19.2 Thoát Hoan chiếm thành Thăng Long bỏ trống, thiếu lương thực, bị đánh sau lưng, phải dừng để củng cố các vùng đã chiếm, chờ tăng viện. Quân Toa Đô đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, đến Thiên Trường, không bắt được vua Trần, quay về Thanh Hóa. Trong hơn 3 tháng đầu kháng chiến gian khổ, có một số vương hầu phản bội (Trấn Kiện, Trần ích Tắc...), nhà Trần đã khéo rút lui, bảo toàn lực lượng, phá vỡ ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh của quân địch. 4.1285 vua Trần rút quân vào Thanh Hóa; từ 5.1285 tiến ra phản công, đập tan tuyến phòng thủ của quân Nguyên - Mỏng ở A Lỗ (vùng ngã ba Sông Hồng - Sông Luộc), Tây Kết, Hàm Tử (x. trận Hàm Tử, 5.1285), Chương Dương (x. trận Chương Dương, 6.1285) và bao vây Thăng Long. Bị tổn thất nặng và không hội quân được với cánh quân Toa Đô ở Nghệ An, Thoát Hoan buộc phải tháo chạy, bị truy kích thiệt hại nặng tại trận Như Nguyệt - Vạn Kiếp - Vĩnh Bình (6.1285). Quân Nạp Tốc Lạt Đinh bị đánh tan trên đường về Vân Nam. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, quân Toa Đô từ Thanh Hóa ra Thăng Long bị diệt ở trận Tây Kết (6.1285), Toa Đô bị chém đầu. 9.7 vua Trẩn trở về Thăng Long. KCCN-MLII kết thúc thắng lợi.


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG LẨN III (1287-88), kháng chiến của quân dân Đại Việt triều Trần Nhân Tông, chống quân Nguyên - Mông (TQ) xâm lược. Sau hai lần thất bại (1258, 1285), cuối 1287 nhà Nguyên - Mông lại huy động hàng chục vạn quân cùng hàng nghìn chiến thuyền tiến đánh Đại Việt, theo ba hướng: hướng chính do Thoát Hoan chỉ huy từ Quảng Tây (TQ) vào đường Lạng Sơn; hướng 2 do Ái Lỗ chỉ huy từ Vân Nam (TQ) vào đường Sông Hồng; hướng 3, thủy quân do ô Mã Nhi chỉ huy, hộ tống thuyền lương của Trương Văn Hổ, từ Quảng Đông (TQ) vượt biển vào sông Bạch Đằng. Vua Nguyên - Mông lập chính quyền tay sai do Trần Ích Tắc đứng đầu, đưa về Đại Việt. 25.12.1287 quân Thoát Hoan vượt biên giới, 23.1.1288 chiếm Vạn Kiếp (Hải Dương), đóng căn cứ tại đây. Thủy quân Ô Mã Nhi, 17.12.1287 xuất phát từ Khâm Châu vào cửa biển Vạn Ninh (Quảng Ninh), thắng quân Trần trên sông Bạch Đằng, vượt trước thuyền lương, về Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Quân Ái Lỗ, 11.12.1287 đánh Bạch Hạc (Phú Thọ), vượt ải Phú Lương (Thái Nguyên), tiến về Thăng Long. Nhà Trần sau một số trận đánh chặn đã chủ động rút khỏi Thăng Long về hạ lưu Sông Hồng, thực hiên “vườn không nhà trống” ở những nơi quân Nguyên - Mông sẽ chiếm; diệt thuyền lương Trương Văn Hổ trên biển đông bắc (x. trận Vân Đốn - cửa Lục, 1.1288), chặn hậu cần đường bộ và quân hộ tống Trần ích Tắc ở Nội Bàng (Chũ, Bắc Giang), đồng thời tổ chức các đội dân binh phối hợp với lực lượng phân tán của quân triều đình đánh vào sau lưng địch. 2.2.1288 Thoát Hoan chiếm thành Thăng Long bỏ trống, chia quân truy kích vua Trần không được, phải quay về Vạn Kiếp. 3.1288 Ô Mã Nhi đi đón thuyền lương, bị đánh thiệt hại nặng ở Đại Bàng (Hải Phòng). Không đạt được ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh, bị tiêu hao binh lực, mất nguồn tiếp tế lương thực, 4.1288 Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước. Nắm thời cơ, quân nhà Trần tổ chức phản công, diệt thủy quân Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng 9.4.1288, kết hợp truy kích và mai phục, đánh thiệt hại nặng quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp tới Lạng Sơn. Ý chí xâm lược của nhà Nguyên - Mông bị đập tan. 28.4.1288, vua Trần trở về Thăng Long, KCCN-MLIII kết thúc thắng lợi.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:03:22 pm »


        KHÁNG CHIẾN CHỐNG NHẬT CỦA TRIỀU TIÊN (1592-98), kháng chiến cua Triều Tiên được sự giúp đỡ của TQ chống quân xâm lược bành trướng Nhật. 4.1592 với 150.000 quân, Nhật tiến đánh Triều Tiên, chiếm nhiều thành phố quan trọng: Khai Thành, Hán Thành, Bình Nhưỡng... Theo yêu cầu của Triều Tiên, nhà Minh (TQ) cử 50.000 quân sang giúp Triều Tiên chống Nhật. 1593 liên quân Triều - Trung đã giải phóng Bình Nhưỡng, Khai Thành, cắt đứt đường tiếp tế của Nhật, đồng thời tiến hành phản công cả trên bộ và trên biển. Quân Nhật phải co cụm ở Phú Sơn (miền Nam Triều Tiên) chờ viện quân, đến 8.1593 buộc phải nhận hòa đàm, nhưng thực tế vẫn tiếp tục chiến tranh. Cuộc đàm phán kéo dài ba năm không có kết quả. 2.1597 Nhật lại phái 140.000 quân sang đánh Triều Tiên từ hai phía đông tây, chiếm nhiều nơi quan trọng. TQ tiếp tục đưa quân thủy, quân bộ sang chi viện. 9.1597 quân Nhật bị liên quân đánh bại, phải rút về cố thủ ở ba cứ điểm miền Nam, sau đó buộc phải rút quân. 10.1598 hơn 10.000 quân Nhật và 500 chiến thuyền đi đường thủy xuống Phú Sơn, bị liên quân phục kích tiêu diệt trong trận hải chiến quyết định ở vùng biển Lộ Lương, kết thúc cuộc KCCNCTT kéo dài gần 7 năm.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG NHẬT CỦA TRUNG QUỐC (1937-45), chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân TQ chống quân phiệt Nhật xâm lược. Giai đoạn 1(7.7.1937-10.1938), sau vụ Lư Câu Kiều (7.7.1937), Nhật tiến công ồ ạt, lần lượt chiếm nhiều thành phố lớn, kể cả thủ đô  Nam Kinh (12.1937), thảm sát 300.000 dân, buộc chính phủ Quốc dân đảng của TQ chạy về Trùng Khánh. Để ngăn cản Nhật tiến đánh Trường Sa và Vũ Hán, chính quyền Quốc dân đảng ra lệnh phá đê, làm ngập nhiều huyện thuộc ba tình Hà Nam, An Huy, Giang Tô, khiến mấy chục vạn dân chết đuối, hơn một triệu người lưu lạc. Do sự nỗ lực của ĐCS TQ và nhân dân toàn quốc, Quốc dân đảng phải hợp tác với ĐCS, hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật, đánh địch cả phía trước và vùng sau lưng. Giai đoạn 2 (10.1938- 4.1944), quân Nhật phải dừng lại củng cố, bình định vùng chiếm đóng đã quá rộng, đối phó với phong trào chiến tranh du kích do ĐCS phát động. Sau thắng lợi trận Bình Hình Quan (25.9.1937), Bát lộ quân phân tán đi vào vùng địch, lập các căn cứ kháng chiến, sau mở rộng thành các vùng giải phóng, cuối 1940 mở chiến dịch Bách đoàn đại chiến (20.8- 5.12.1940) phá giao thông, diệt đồn bốt, chống càn quét ở Hoa Bắc khiến Nhật phải tăng quân ở vùng này. Trong khi đó quân chính phủ Quốc dân đảng tập trung về vùng tây nam và tây bắc, lấy Trùng Khánh và Tây An làm trung tâm để chờ thời cơ, đồng thời gây ra ba cao trào chống cộng, điển hình là sự biến nam An Huy (6-13.1.1941), gây chia rẽ nội bộ lực lượng kháng chiến. Giai đoạn 3 (4.1944-8.1945), trước tình hình LX đang phản công phát xít Đức, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật cố gắng mở hành lang từ đông bắc TQ xuống Đông Dương, tập trung lực lượng tiến đánh Hồ Nam, Quảng Tây, Quý Châu. Quân chính phủ Quốc dân đảng tổn thất sáu bảy chục vạn người. Trong khi đó quân dân ở các khu giải phóng của ĐCS TQ phản công cục bộ, giải phóng nhiều thị trấn nhỏ. 8.1945 cùng với việc LX tuyên chiến với Nhật và tiến hành chiến dịch Mãn Châu (9.8-2.9.1945) đánh tan đạo quân Quan Đông thiện chiến của Nhật ở đông bắc TQ, lực lượng kháng chiến TQ chuyển sang tổng phản công giành thắng lợi. 2.9.1945 Nhật kí văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945), riêng văn kiện Nhật đầu hàng TQ kí 9.9 tại Nam Kinh.

        KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA CAMPUCHIA (1945-54), kháng chiến của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh (8.1945), được Mĩ, Anh ủng hộ, 9.1945 Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia liên tục đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập ở đông nam (1947), đông bắc và tây nam (1948) Campuchia; tập hợp được hàng vạn người trong Mặt trận Khơme Itxarắc (đv ĐCS là nòng cốt), tiến hành chiến tranh du kích, có sự phối hợp của quân tình nguyện VN. Cuối 1949 lực lượng kháng chiến đã có vùng giải phóng gồm 418 phum thuộc 40 sóc trong 10 tỉnh với 10 vạn người. 4.1950 những người yêu nước thành lập ủy ban mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc và ủy ban dân tộc giải phóng trung ương lâm thời (tức chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh - một lãnh tụ cộng sản làm chủ tịch). 19.4.1950   Sơn Ngọc Minh đọc tuyên ngôn độc lập. 3.1951 hội nghị liên minh nhân dân ba nước Đông Dương (11.3.1951) khẳng định đoàn kết chiến đấu đến toàn thắng. 28.6.1951 Đảng nhân dân CM Campuchia ra đời, phát huy vai trò nòng cốt lãnh đạo nhân dân đấu tranh, buộc Pháp phải chuyển vào phòng ngự (1952) và tuyên bố Campuchia độc lập nằm trong Khối liên hiệp Pháp (1953). Tại hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954), Pháp phải chấp nhận thất bại trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút quân khỏi Campuchia, tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Tuy nhiên Campuchia vẫn là thành viên trong Khối liên hiệp Pháp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM