Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:48:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


K
« vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:13:41 pm »

 
        K-13, tên lửa tự dẫn hổng ngoại của họ R-3. Ở VN, K-13 hạ máy bay Mĩ đầu tiên (không người lái) 4.7.1966 và nhiều chiếc khác trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN của Mĩ.

        K-44. súng trường không tự động của LX do N. X. Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X. I. Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐ LX (2.1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) l.000rn, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).



        K-50. tiểu liên được TQ chế tạo theo mẫu PPS-41 (LX) do G. s. Spaghin thiết kế (1940); cũng là tên VN gọi kiểu súng trên do LX chế tạo và trang bị cho QĐ LX từ 21.12.1940. Cỡ nòng 7,62mm. súng dài 810mm, khối lượng cả đạn 3kg, hộp đạn (dài chứa 35 viên, hoặc tròn chứa 71 viên); sơ tốc đạn 460m/s; tầm bắn (trên thước ngắm) 500m, tầm bắn 800m, tầm bán hiệu quả 200m; tốc độ bắn lí thuyết 1.100 phát/ph (tốc độ bắn liên thanh thực tế đến 100 phát/ph). tự động theo nguyên lí khóa nòng lùi tự do. Có thể bắn phát một. K-50 được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II. Được đưa vào VN đầu những năm 50 tk 20, sử dụng hiệu quả trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Quân giới VN cải tiến thành K-50M (thay báng gấp bằng báng trượt, vỏ bọc nòng làm ngắn và tóp lại, bỏ bộ phận giảm giật miệng nòng, hộp nòng phía dưới được làm lại và lắp thêm tay cầm, đầu ruồi đặt trên nòng).



        K63, xe thiết giúp chở quân do Tổ hợp công nghiệp Hoa Bắc (TQ) chế tạo vào cuối những năm 60 tk 20, với tên gọi chính thức “xe thiết giáp vận tải kiểu 63”, kí hiệu YW 531. Khối lượng chiến đấu 12,5t, kíp xe 4 người, chờ 10 lính bộ binh. Thân xe dài 5,45m, rộng 2,96m, cao 2,61m. Động cơ điêzen. công suất 133kW (18lev); tốc độ lớn nhất trên bộ 50km/h. bơi được bằng xích với vận tốc 5,7km/h; hành trình dự trữ 400km. Mẫu cải tiến YW 531C có các thông số tương ứng: 12,6t, 2 người, 13 lính bộ binh; 5,476m, 2,978m, 2,58m: 235kW (320cv); 65km/h. 6km/h; 500km và trang bị một súng máy 12,7mm. Trên cơ sở K63, đã chế tạo pháo lựu tự hành 122mm kiểu 54-1, cối tự hành 82mm YW 304, cối tự hành 120mm YW 381, xe mang tên lửa chống tăng kiểu 531, xe phóng tên lửa 130mm kiểu 70, xe chỉ huy YW 701. K63 có trong trang bị của QĐND VN và đã được sử dụng trong KCCM.

        K8-60. rađa ngắm bắn sóng đềximét và centimét dùng cho pháo phòng không, do TQ chế tạo trên cơ sở đài rađa SON- 9 A của LX, dùng để phát hiện, xác định tọa độ (phương vị, cự li, độ cao) mục tiêu trên không và đưa vào máy chỉ huy tính toán phần tử bắn cho pháo. Tính năng chính: có hai băng sóng đềximét và centimét; vùng phát hiện theo phương vị 360°; theo góc tà từ -3° đến +84°; cự li phát hiện 55.000m (độ cao mục tiêu 4.000m); khả năng phân biệt cự li 200m; độ rộng cánh sóng băng I: 5°, băng II: 1,4°. Chống nhiễu tích cực bằng cách sử dụng hai băng sóng có tần số làm việc xa nhau; chống nhiễu xung trả lời bằng cách dùng mạch cộng, trừ và quét hình nón. Thời gian mở máy 3ph 30s, triển khai 25ph. K8-60 thường trang bị cho đại đội pháo phòng không 57mm đi cùng máy chỉ huy (PUAZO). Trong KCCM. bộ đội rađa còn dùng K8-60 chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không bắn rơi máy bay B-52.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:15:30 pm »


        KẺ ĐỊCH nh ĐỊCH

        KẺ XÂM NHẬP nh A-6 INTRUĐƠ

        KENNƠĐI (A. John Fitzgerald Kennedy; 1917-63), tổng thống Mĩ thứ 35 (1961-63). Sinh tại Bruclin, bang Matxachuxet; thuộc ĐDC Mĩ. CTTG-II phục vụ trong hải quân. 1947-53 hạ nghị sĩ. 1953-60 thượng nghị sĩ. 1961-63 tổng thống Mĩ. Từ những năm 50 đã khuyên tổng thống Aixenhao chống lại “sự bành trướng của cộng sản” ở Đông Dương và ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi làm tổng thống, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình ở các nước XHCN. 3.1961 thành lập các đoàn hòa bình. 4.1961-62 chịu trách nhiệm trước thất bại của cuộc đổ bộ QS vào vùng Vịnh Con Lợn (Cuba), tổ chức phong tỏa biển Caribê. Tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt ở VN, tăng số cố vấn và nhân viên QS Mĩ từ 600 người (1961) lên 16.000 người (1963), cho phép các cố vấn Mĩ tham gia hoạt động tác chiến, ra lệnh cho không quân Mĩ rải chất độc màu da cam ở miền Nam VN (1961), tiến hành các hoạt động bí mật (gián điệp, biệt kích) chống phá VN DCCH, công khai tuyên bố về việc Mĩ cam kết duy trì miền Nam VN phi cộng sản. 22.11.1963 bị ám sát chết tại Đơlat, bang Têchdat.

        KẾ HOẠCH 34A, kế hoạch hoạt động QS không công khai của Mĩ chống VN DCCH do bộ trưởng quốc phòng Mac Namara và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề xướng, tổng thống Mĩ Giônxơn ra lệnh thi hành từ 1.2.1964. Nội dung gồm: các chuyến bay do thám bằng máy bay trinh sát chiến lược U-2, các đội biệt kích nhảy dù hoặc đột nhập từ biển vào nhằm phá hoại cơ sở kinh tế, bắt cóc công dân ta để khai thác tin tình báo; tiến hành chiến tranh tâm lí, kết hợp với các cuộc tuần tra bằng tàu khu trục mang mật danh Đêsôtô trong Vịnh Bắc Bộ nhằm hoạt động phá hoại, khiêu khích và phô trương sức mạnh của Mĩ. KH34A được thực hiện trong 1964 là sự tiếp nối các hoạt động phá hoại của CIA ở miền Bắc VN những năm 1961-63, phục vụ cho chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam VN và là bước chuẩn bị cho chiến tranh phá hoại bàng không quân và hải quản đối với miền Bắc.

        KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM HẬU CẦN, văn kiện hậu cần cụ thể hóa quyết tâm của người chỉ huy về bảo đảm hậu cần, do cơ quan hậu cần các cấp soạn thảo. KHBĐHC phải căn cứ vào quyết tâm tác chiến, ý định của người chỉ huy, chỉ lệnh của cấp trên, khả năng và điều kiện tiến hành công tác hậu cần. Nội dung của KHBĐHC thường gồm: nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, lực lượng, phương tiện được sử dụng, bố trí và di chuyển lực lượng, phương tiện, phương thức bảo đảm hậu cần trong chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ, việc khai thác và sử dụng lực lượng hậu cần địa phương, phòng vệ hậu cần, chỉ huy hậu cần, thời gian hoàn thành chuẩn bị hậu cần. KHBĐHC được thể hiện trên bản đồ kèm theo thuyết minh. Có KHBĐHC: thường xuyên (dài hạn, ngấn hạn), cho tác chiến, cho động viên, chuyên đề.

        KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM HÓA HỌC. văn kiện tác chiến cụ thể hóa quyết tâm của người chỉ huy về bảo đảm hóa học trong chiến đấu (chiến dịch), do cơ quan hóa học các cấp soạn thảo; được thể hiện trên bản đồ kèm theo thuyết minh. Nội dung thường gồm: hình thái chung địch, ta liên quan đến bảo đảm hóa học; khu vực, mục tiêu đã bị tập kích và dự đoán có thể bị tập kích vũ khí hủy diệt lớn; tình hình nhiễm độc, nhiễm xạ, nhiễm trùng trong khu vực tác chiến; nhiệm vụ, lực lượng và các biện pháp bảo đảm hóa học; vị trí, nhiệm vụ và hướng di chuyển của các phân đội hóa học; bổ sung trang bị phòng hóa; mạng thông tin chỉ huy và tín hiệu thông báo. báo động hóa học, những yếu tố khí tượng cần thiết.

        KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM QUÂN Y, văn kiện hậu cần cụ thể hóa nhiệm vụ và trình tự tổ chức bảo đảm quân V cho các hoạt động chuẩn bị và thực hành tác chiến. Do chủ nhiệm quân y tổ chức soạn thảo và kí, chủ nhiệm hậu cần phê duyệt. Cơ sở để xây dựng KHBĐQY là quyết tâm tác chiến của chỉ huy, mệnh lệnh của chủ nhiệm hậu cần, chỉ lệnh của chủ nhiệm quân y cấp trên và kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình, khả năng, điều kiện tiến hành công tác quân y. Nội dung gồm: nhiệm vụ bảo đảm quân y; dự kiến tỉ lệ và cơ cấu thương binh, bệnh binh theo loại vũ khí, giai đoạn, hướng chiến đấu, ngày trung bình và ngày cao nhất; biện pháp tổ chức cứu chữa và vận chuyển thương binh, bệnh binh; tổ chức bảo đảm vệ sinh phòng dịch; biện pháp bảo đảm phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; tổ chức tiếp tế quân y và tổ chức chỉ huy quân y. KHBĐQY được thể hiện trên bản đồ kèm thuyết minh. Bản đồ thể hiện hình thái chung địch, ta liên quan đến bảo đảm quân y; vị trí các phân đội, cơ sở quân y, tuyến và đường vận chuyển thương binh, bệnh binh; các bảng tính toán thương binh, bệnh binh, nhu cầu phương tiện vận chuyển. Có KHBĐQY cho các loại hình tác chiến và KHBĐQY động viên, KHBĐQY chuyên đề.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:16:34 pm »


        KẾ HOẠCH BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA. văn kiện tác chiến cụ thể hóa quyết tâm bảo vệ biên giới của người chỉ huy bộ đội biên phòng, được trình bày trên bản đồ kèm theo thuyết minh và bảng kẻ, do cơ quan tham mưu biên phòng tỉnh, tiểu khu, ban chỉ huy đồn soạn thảo; được cấp có thẩm quyển phê chuẩn. Nội dung gồm: tình hình địa hình, địa vật, địch, ta; bố trí lực lượng để xử lí các tình huống; hướng, đường cơ động; phương án bảo vệ và hiệp đồng; các biện pháp bảo đảm...

        KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, văn kiện tác chiến cụ thể hóa nội dung và biện pháp thực hiện quyết tâm chiến lược. Nội dung chủ yếu gồm: xác định các hướng (địa bàn) chiến lược; bố trí lực lượng, xác định nguyên tắc và phương pháp tác chiến, kết hợp các mặt đấu tranh khác trên các hướng chiến lược; phân chia các giai đoạn chiến lược, xác định mục tiêu của từng giai đoạn, dự kiến số lượng và trình tự tiến hành các chiến dịch, chiến cục trong mỗi giai đoạn, trên từng hướng chiến lược; các biện pháp hiệp đồng tác chiến giữa các hướng chiến lược và bảo đảm mọi mặt cho từng hướng chiến lược. KHCL được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của bối cảnh chiến lược. Cg kế hoạch tác chiến chiến lược.

        KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC GIẢI PHÓNG MlỀN NAM (1975-76), kế hoạch thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam VN, kết thúc thắng lợi cuộc KCCM, do BTTM QĐND VN soạn thảo sau khi có nghị quyết hội nghị Trung ương XXI (7.1973) và nghị quyết của Quân ủy trung ương (3.1974). Sau nhiều lần nghiên cứu. bổ sung, chỉnh lí, 26.8.1974 bản dự thảo (lần thứ 7) hoàn thành, gồm kế hoạch chiến lược hai năm (1975-76) và kế hoạch chiến lược 1975. Kế hoạch chiến lược hai năm với quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975-76 gồm hai bước. Bước 1 (1975): tiến công lớn rộng khắp, làm thay đổi so sánh lực lượng có ý nghĩa chiến lược; đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch, giải phóng phần lớn nông thôn đồng bằng; mở thông các hành lang chiến lược, áp sát các thành phố, thị xã, căn cứ trọng yếu; thúc đẩy phong trào đô thị. Bước 2 (1976): tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam. Kế hoạch chiến lược 1975 gồm ba đợt. Đợt 1 (12.1974- 2.1975): tiến công có mức độ, chủ yếu ở đồng bằng sông cửu Long và Đông Nam Bộ. Đợt 2 (3-6.1975), đợt chủ yếu: mở chiến dịch quy mô lớn ở Nam Tây Nguyên; các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công và nổi dậy để phối hợp. Đợt 3 (8-10.1975): phát triển thắng lợi, hoạt động mạnh ở Trị-Thiên, Khu 5, chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng thực hiện phương án thời cơ, giành thắng lợi lớn nhất. KHCLGPMN được BCT BCHTƯ ĐLĐ VN thông qua trong hội nghị Bộ chính trị 30.9-8.10.1974 và hội nghị Bộ chính trị 18.12.1974-8.1.1975 là sự kết tinh trí tuệ các cơ quan chiến lược cao nhất, bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của ĐLĐ VN, đưa đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc KCCM.

        KẾ HOẠCH COLIN, kế hoạch xâm lược đầu tiên của Mĩ nhằm độc chiếm miền Nam VN, phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, do Côlin đại diện đặc biệt của Mĩ tại Sài Gòn soạn thảo 11.1954. Nội dung chính: bảo trợ và hợp pháp hóa chính quyền Ngô Đình Diệm do Mĩ viện trợ trực tiếp và giúp đào tạo nhân viên hành chính; xây dựng QĐ Sài Gòn (150.000 quân) do Mĩ huấn luyện, trang bị; định cư giáo dân miền Bắc di cư vào Nam, vạch kế hoạch cải cách điền địa; thay đổi chế độ thuế khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mĩ thâm nhập vào miền Nam. Cùng với KHC, 13.12.1954 Mĩ ép Pháp kí hiệp định rút quân và chuyển giao cho Mĩ trách nhiệm huấn luyện, trang bị và cải tổ QĐ Sài Gòn. KHC đánh dấu sự mở đầu hành động xâm lược của Mĩ ở VN bằng chủ nghĩa thực dân mới.

        KẾ HOẠCH CÔNG TÁC KĨ THUẬT, văn kiện quân sự mang tính pháp lệnh, cơ sở để chỉ huy, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật của đơn vị. Có KHCTKT: thường xuyên, trong động viên, trong tác chiến (sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu). KHCTKT thường xuyên gồm: kế hoạch theo thời gian (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn); kế hoạch từng mặt công tác kĩ thuật (bảo đảm trang bị, bảo đảm kĩ thuật, huấn luyện kĩ thuật...); kế hoạch theo nhiệm vụ công tác kĩ thuật (thường xuyên, đột xuất). KHCTKT trong động viên gồm: kế hoạch động viên; kế hoạch huấn luyện động viên; kế hoạch thực hành động viên. KHCTKT trong tác chiến (thể hiện trên bản đồ , bảng kẻ và thuyết minh) gồm: nhiệm vụ tác chiến của đơn vị và nhiệm vụ cụ thể của ngành kĩ thuật; dự kiến tình huống địch - ta và cách đánh; bảo đảm trang bị, bảo đảm kĩ thuật, tổ chức bố trí và sử dụng lực lượng kĩ thuật theo từng phương án tác chiến; tổ chức chỉ huy kĩ thuật; phương án - hiệp đồng: những biện pháp chủ yếu để thực hiện KHCTKT và dự kiến xử trí các tình huống khi tác chiến; quy định kiêm tra, báo cáo. Chủ nhiệm và cơ quan kĩ thuật có trách nhiệm lập KHC- TKT và triển khai thực hiện sau khi người chỉ huy phê chuẩn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:17:54 pm »


        KẾ HOẠCH DIỄN TẬP, văn kiện quân sự dùng để tổ chức và tiến hành diễn tập. Lập KHDT căn cứ vào mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, kế hoạch huấn luyện, tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ. Thường gồm: đề mục diễn tập. mục đích yêu cầu, ý định diễn tập, lực lượng tham gia, thời gian, địa điểm, bảo đảm vật chất diễn tập, cơ quan chỉ đạo diễn tập và dạo diễn diễn tập. KHDT được thể hiện trên bản đồ, kèm theo các phụ lục cần thiết.

        KẾ HOẠCH DlỂU HÂU (P. Vautour, 4.1954), kế hoạch can thiệp QS do Ratpho, tham mưu trưởng lục quân Mĩ dề xướng nhằm cứu nguy cho quân Pháp đang sa lầy ở Điện Biên Phủ. Theo kế hoạch, Mĩ dự kiến sử dụng 60-90 máy bay ném bom chiến lược B-29 xuất phát từ căn cứ Clac (Philippin) và 150 máy bay chiến đấu trên 2 tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 của Mĩ, tiến hành ném bom ồ ạt xung quanh Điện Biên Phủ; giới QS Mĩ cũng nghiên cứu khả năng dùng bom nguyên từ chiến thuật ở Điện Biên Phủ. Để chuẩn bị thực hiện, Mĩ đã đưa 2 tàu sân bay vào Vịnh Bắc Bộ và cử một số sĩ quan đến nghiên cứu thực địa. Do không được quốc hội Mĩ tán thành, các nước đồng minh của Mĩ không ủng hộ, đồng thời Pháp cũng không dám chấp nhận vì bộ đội VN đã áp sát trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phù nên kế hoạch không được thực hiện.

        KẾ HOẠCH ĐỘNG VIÊN, văn kiện quân sự thể hiện nhiệm vụ, biện pháp, trình tự và thời hạn thực hiện động viên. KHĐV được soạn thảo từ thời bình, định kì soát xét nội dung để bổ sung hoặc điều chỉnh, sẵn sàng triển khai khi có lệnh động viên. Có KHĐV: nền kinh tế quốc dân, QĐ, từng ngành kinh tế... Nội dung, phương pháp soạn thảo, phê chuẩn... do chính phủ quy định. Đối với động viên QĐ, mỗi cấp có nhiệm vụ xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên hoặc nhiệm vụ bảo đảm cho việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, ngoài việc lập kế hoạch của cấp mình còn phải chỉ đạo cấp dưới thuộc quyền lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. Trong QĐND VN, tên gọi KHĐV của tùng cấp, nội dung, cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch... thực hiện theo quy định của BTTM.

        KẾ HOẠCH ĐỜ LATUA, kế hoạch bình định vùng đồng bằng Nam Bộ trong chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương, do Đờ Latua - tư lệnh quân Pháp ở Nam Bộ vạch ra đầu 1948. Nội dung chủ yếu: thiết lập hệ thống đồn bốt, tháp canh dày đặc, bảo vệ các tuyến giao thông và vùng kinh tế quan trọng, kết hợp với hành quân càn quét triệt phá cơ sở kháng chiến, tập trung lực lượng tiến công căn cứ Đồng Tháp Mười nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và lực lượng chủ lực của VN; lôi kéo các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, sử dụng LLVT Thiên chúa giáo chống CM; phá hoại kinh tế kháng chiến, vơ vét người và của vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chiến tranh xâm lược. Thực hiện KHĐL, đến 9.1949 Pháp đã lập được gần 3.000 đồn bốt, tháp canh, với hơn 70.000 quân, mở hàng trăm cuộc càn lớn, nhỏ vào các căn cứ kháng chiến, nhưng đều vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân Nam Bộ.

        KẾ HOẠCH HÀNG HẢI, văn kiện quân sự thể hiện trình tự điều khiển tàu từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc một lần đi biển. Nội dung chủ yếu gồm: hướng và chiều dài các đoạn đường hành trình đã chọn; tốc độ và thời gian cơ động của tàu trên từng đoạn; thời điểm và tọa độ (vị trí) của điểm bắt đầu và kết thúc (điểm chuyển hướng) mỗi đoạn; các biện pháp bảo đảm an toàn; cấp báo động chiến đấu ở từng khu vực biển khác nhau, trong những thời gian khác nhau. Thông thường căn cứ vào nhiệm vụ, tình hình địch, tình hình trên biển, tình hình khí tượng-thủy văn để lập KHHH và được trình bày trên hải đồ, bảng kẻ.

        KẾ HOẠCH HÀNH QUÂN, văn kiện quân sự cụ thế hóa ý định hành quân của người chỉ huy, cơ sở để giao nhiệm vụ và chỉ huy hành quân; thuộc văn kiện chỉ huy. KHHQ được thể hiện trên bản đồ, sơ đồ hoặc bảng kẻ kèm theo thuyết minh. Nội dung gồm: tình hình địch, ta có liên quan; đội hình hành quân, các khu vực trú quân (trước khi hành quân, tạm dừng, tập kết); phương tiện cơ động, đường cơ động, tuyên xuất phát, trạm điều chỉnh giao thông, tổ chỉ đường; thời gian qua các tuyến xuất phát, trạm điều chỉnh, khu vực tạm dừng, tập kết; biện pháp bảo đảm, tổ chức chỉ huy, dự kiến tình huống và xử trí... KHHQ do cơ quan tác chiến soạn thảo có sự tham gia của các quân chúng, binh chủng, ngành chuyên môn và phải dược người chỉ huy có thẩm quyền phê duyệt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:18:48 pm »


        KẾ HOẠCH HÓA LỰC PHÁO BINH, văn kiện tác chiến để chỉ huy hỏa lực pháo binh: một nội dung quan trọng của kế hoạch tác chiến pháo binh. KHHLPB được thể hiện bằng bảng kẻ trên bản đồ kế hoạch tác chiến pháo binh hay bằng sơ đồ, bản đồ riêng. KHHLPB do chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh soạn thảo, nội dung gồm: nhiệm vụ, thời gian và phương pháp hoàn thành từng nhiệm vụ; phân chia mục tiêu bắn và lượng đạn tiêu thụ cho từng đơn vị thuộc quyền; theo từng giai đoạn hỏa lực tương ứng với hành động của bộ đội binh chủng hợp thành trong trận chiến đấu (chiến dịch).

        KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN, văn kiện quân sự để điều hành huấn luyện gồm: mục đích yêu cầu, nội dung, thời gian, tổ chức, phương pháp, địa điểm, người thực hiện cùng các biện pháp bảo đảm (giảng đường, thao trường, bãi tập, vật chất - kĩ thuật). Có KHHL: chiến đấu, chiến dịch, cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ; có KHHL ở đơn vị và KHHL ở nhà trường. Tùy từng cấp, KHHL được soạn thảo theo năm, quý, tháng... dựa trên cơ sở mệnh lệnh, chỉ thị, KHHL của cấp trên, chương trình giáo dục chính trị và huấn luyện QS của nhà trường và đơn vị, tình hình thực tế của đơn vị. KHHL do cơ quan tham mưu (kế hoạch) soạn thảo và được người chỉ huy phê chuẩn.

        KẾ HOẠCH KINH TỂ QUÂN SỰ, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ kinh tế QS và các giải pháp tổ chức thực hiện chúng cho một giai đoạn nhất định nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển tiềm lực kinh tế quân sự của quốc gia. Các nhiệm vụ và giải pháp được sắp xếp theo một trình tự nhất định về vai trò quan trọng, thứ tự ưu tiên, tiến độ thời gian và đối tượng thực hiện. KHKTQS của một quốc gia có thể được xây dựng chuyên biệt hoặc được lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. KHKTQS được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp cao nhất thông qua và có hiệu lực pháp lí đối với mọi đôi tượng liên quan. Nội dung KHKTQS trong thời bình thường bao gồm các chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện các kế hoạch và dự án đầu tư cụ thể nhằm thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong mọi lĩnh vực hoạt động của quốc gia, trong đó nổi bật nhất là các khoản chi tiêu thường xuyên cho quốc phòng - an ninh (ngân sách quốc phòng - an ninh), các dự án đầu tư cho công nghiệp quốc phòng, dự trữ chiến lược để đề phòng chiến tranh, các công trình hạ tầng lưỡng dụng... KHKTQS thời chiến còn bao gồm các biện pháp huy động để tập trung trong tay nhà nước những nguồn lực cần thiết, các giải pháp phòng thủ kinh tế và duy trì nền kinh tê trong điều kiện chiến tranh... Ở VN, các nội dung KHKTQS thường được lồng ghép trong các chương trình - mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm các chiến lược phát triển cho một chu kì dài hạn 10-20 năm, các kế hoạch trung hạn 5 năm và kế hoạch ngắn hạn 1 năm). Nội dung KHKTQS cũng được thể hiện trong các kế hoạch của BQP như kế hoạch tác chiến chiến lược, kế hoạch bảo đảm kinh tế cho quốc phòng, kế hoạch nhu cầu thời bình của QĐ...

        KẾ HOẠCH LÍ THƯỜNG KIỆT (1973), kế hoạch do Mĩ và chính quyền Sài Gòn vạch ra nhằm phá hoại hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, tiếp tục thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh sau khi Mĩ rút quân khỏi miền Nam VN. Nội dung cơ bản: tăng cường lực lượng QĐ Sài Gòn, thực hiện âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” bằng các cuộc hành quân lấn chiếm; đẩy mạnh chiến tranh tâm lí và hoạt động bình định, kìm kẹp nhân dân trong vùng kiểm soát; tiến hành khiêu khích, tạo cớ cho Mĩ đưa quân trở lại VN... Để thực hiện kế hoạch. 28.1.1973 Mĩ xúc tiến thành lập cơ quan tùy viên QS (DAO) tại miền Nam VN, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu gần 2 tỉ USD/năm (chủ yếu là viện trợ QS), giúp xây dựng QĐ Sài Gòn phát triển lên hơn 1 triệu quân... Được sự ủng hộ của Mĩ, trong 1973 QĐ Sài Gòn đã mở hàng nghìn cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng, bước đầu gây một số khó khãn cho CM miền Nam, nhất là ở vùng đồng bằng Khu 5, nhưng sau đó bị quân dần miền Nam kiên quyết đánh trả bằng ba mũi giáp công, tiến lên phản công và tiến công, thu hồi và mở rộng vùng giải phóng, từng bước làm thất bại KHLTK của địch.

        KẾ HOẠCH LƠCLEC, kế hoạch chiến lược đầu tiên của Pháp trong âm mưu trở lại xâm lược VN và Đông Dương, do tướng Lơclec* vạch ra (1945). Nội dung gồm 5 điểm: dựa vào quân Anh để chiếm toàn bộ vùng lãnh thổ nam vĩ tuyến 16; thả dù các nhân viên dân sự và lực lượng QS xuống Bắc Bộ; tranh thủ mọi cơ hội khẳng định chủ quyền của Pháp ở VN và Đông Dương; từng bước giành lại các vùng do quân Tưởng kiểm soát theo khả năng tăng viện; về chính trị, tùy hoàn cảnh mà thương thuyết với các nhân vật bản xứ. Đầu 9.1945 do việc tổ chức lực lượng và chuyển quân sang Đông Dương gặp nhiều khó khăn, Lơclec* phải điều chỉnh kế hoạch, nhằm mục tiêu trước mắt là đánh chiếm và đứng vững ở Nam Bộ VN, làm bàn đạp để chiếm nốt phần còn lại của Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:20:01 pm »


        KẾ HOẠCH MAC NAMARA, kế hoạch QS của Mĩ đẩy mạnh thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam VN do bộ trưởng quốc phòng Mac Namara vạch ra, tổng thống Mĩ Giônxơn thông qua 17.3.1964. Nội dung gồm: tăng cố vấn và nhân viên QS Mĩ lên 25.000, lập bộ chỉ huy liên hợp Việt - Mĩ, tăng QĐ Sài Gòn lên 550.000, tiến hành bình định có trọng điểm, tiêu diệt các tổ chức QS và chính trị của CM, kiểm soát toàn bộ lãnh thổ miền Nam VN; phá hoại miền Bắc VN và Lào, tăng cường gây sức ép buộc miền Bắc phải ngừng chi viện cho miền Nam. KHMN bị thất bại, dẫn đến sự phá sản hoàn toàn của chiến lược chiến tranh đặc biệt, buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ.

        KẾ HOẠCH NAVA, kế hoạch chiến lược của Pháp giai đoạn cuối chiến tranh xâm lược Đông Dương, do tướng Nava tổng chỉ huy QĐ viễn chinh Pháp ở Đồng Dương vạch ra, được chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua (24.7.1953). Nội dung chính: dựa vào viện trợ Mĩ, trong 2 năm (1953-54) phát triển quân ngụy lên 168 tiểu đoàn bộ binh (gần 300.000 người); gấp rút tổ chức một lực lượng cơ động chiến lược mạnh gồm các binh đoàn cơ động (đến đầu 1954 chỉ tổ chức được 18) để thoát khỏi thế phòng ngự bị động, tiến tới giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Dự kiến thực hiện trong 18 tháng, gồm hai bước. Bước 1 (Thu Đông 1953 và Xuân 1954): giữ thế phòng ngự chiến lược ở bắc vĩ tuyến 18 (giữ vững đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ Thượng Lào), tránh giao chiến với lực lượng chủ lực đối phương; tiến công  chiến lược ở phía nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến, trước hết là vùng tự do Liên khu 5 và Khu 9; mở rộng QĐ ngụy, tập trung xây dựng khối chủ lực tác chiến. Bước 2 (từ Thu Đông 1954), dồn toàn lực ra miền Bắc thực hiện các đòn tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định, buộc phía VN phải chấp nhận kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra. KHN bị quân và dân VN làm phá sản trong chiến cục Đông Xuân 1953-54.

        KẾ HOẠCH OETMOLEN, kếhoạch QScủa Mĩ nhằm thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam VN, do tướng Oetmolen đề ra, được tổng thống Giônxơn và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mĩ thông qua 7.1965. Gồm 3 nội dung (tảo thanh, bảo đảm an ninh, tìm và diệt) và 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (7-12.1965), đưa nhanh quân Mĩ và quân các nước phụ thuộc Mĩ vào miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc VN, gấp rút triển khai lực lượng chuẩn bị phản công giành quyển chủ động chiến trường, ngăn chặn chiều hướng sụp đổ của chế độ Sài Gòn. Giai đoạn 2 (1-6.1966), dùng quân Mĩ làm lực lượng chủ yếu mở các cuộc hành quân tìm diệt vào những khu vực trọng yếu để tiêu diệt lực lượng chủ lực QGP. đánh gẫy xương sống “Việt cộng”, phá các căn cứ du kích, đẩy mạnh bình định ở nông thôn. Giai đoạn 3 (7.1966-1967), phối hợp các lực lượng tiến công tiêu diệt các lực lượng còn lại của QGP và các khu căn cứ du kích, hoàn thành về cơ bản chương trình bình định. Với KHO Mĩ hi vọng giành thắng lợi, sau giai đoạn 3 sẽ rút quân về nước, nhưng trên thực tế Mĩ đã phải tăng quân ngoài dự kiến (lúc cao nhất lên tới 542.000 quân Mĩ. hơn 70.000 quân các nước phụ thuộc Mĩ) mà không thực hiện được mục tiêu, các cuộc phản công chiến lược mùa khỏ 1965-66 và 1966-67 đểu bị đánh bại; đặc biệt cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn KHO và chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

        KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HÚY DIỆT LỚN, văn kiện tác chiến cụ thể hóa quyết tâm của người chỉ huy  về tổ chức phòng chống vũ khí hủy diệt lớn trong trận chiến đấu (chiến dịch). Nội dung thường gồm: tình hình chuẩn bị và khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn của dịch: những điểm chính về bố trí đội hình (bố trí chiến dịch) và nhiệm vụ chiến đấu (chiến dịch) của bộ đội; lực lượng, nhiệm vụ và các biện pháp phòng chống; kế hoạch hiệp đồng; tín hiệu thông báo. báo động. KHPCVKHDL do cơ quan tham mưu chủ trì soạn thảo với sự tham gia của các chủ nhiệm quân chủng, binh chủng, ngành có liên quan; được thể hiện trên bản đồ kèm theo thuyết minh.

        KẾ HOẠCH RƠVE, kế hoạch chiến lược của Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, do tướng Rơve - tổng tham mưu trưởng QĐ Pháp vạch ra 6.1949 nhằm tiếp tục sự chuyển hướng chiến lược đề ra từ đầu 1948. đối phó với lực lượng kháng chiến VN đang phát triển mạnh, ngăn chặn ảnh hưởng của CM TQ. Nội dung chính: về chính trị, củng cỏ chính quyền tay sai, lợi dụng tốn giáo, chia rẽ dân tộc, lập các xứ tự trị, thi hành chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, đặt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương trong kế hoạch chống cộng chung của phương Tây, tích cực tranh thủ viện trợ Mĩ; về QS, tăng quân cho chiến trường chính Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du, tăng cường phòng thủ khu tứ giác Lạng Sơn - Tiên Yên - Hải Phòng- Hà Nội, rút ngắn phòng tuyến biên giới Việt - Trung, tập trung vào tuyến Thất Khê - Móng Cái, phát triển QĐ bản xứ làm nhiệm vụ chiếm đóng, tập trung quản Âu - Phi xây dựng lực lượng cơ động, tăng cường càn quét, đánh phá phong trào chiến tranh du kích, chuẩn bị điều kiện mở những cuộc tiến công lớn nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực VN. KHR được Mĩ ủng hộ, đánh dấu sự can thiệp công khai của Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:21:08 pm »


        KẾ HOẠCH TÁC CHIÊN, văn kiện tác chiến cụ thể hóa quyết tâm tác chiến của người chỉ huy, KHTC được thể hiện trên bản đồ kèm theo thuyết minh. Nội dung chủ yếu gồm: hình thái địch ta và dự kiến hành động của địch; đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch); nhiệm vụ và hoạt động cụ thể của các đơn vị; các phương án tác chiến; nội dung và thứ tự hiệp đồng tác chiến; các biện pháp bảo đảm... KHTC do cơ quan tham mưu tác chiến soạn thảo có các chủ nhiệm binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành nghiệp vụ có liên quan tham gia dưới sự chủ trì của tham mưu trưởng. KHTC ở cấp chiến lược gọi là KHTC chiến lược, ở cấp chiến dịch gọi là KHTC chiến dịch, ở cấp chiến thuật gọi là kế hoạch chiến đấu.

        KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ, văn kiện tác chiến thể hiện việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tác chiến điện tử. KHTCĐT gồm phần vẽ và phần viết trên bản đồ. Phần vẽ thường có: thành phần, bố trí lực lượng của ta và đối phương, các mục tiêu tác chiến điện tử, các phương tiện tác chiến điện từ. giới tuyến phân chia nhiệm vụ các hướng tác chiến. Phần viết thường có: kết luận đánh giá tình hình điện từ trong khu vực tác chiến, nhiệm vụ của các lực lượng tác chiến điện từ và bộ đội binh chủng hợp thành (trinh sát, chế áp mục tiêu, phương tiện điện tử và phòng chống tác chiến điện từ của địch); dung hòa trường điện tử, tổ chức chỉ huy, bảo đảm. hiệp đồng giữa lực lượng tác chiến điện từ và bộ đội binh chủng  hợp thành.

        KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN pháo binh, kế hoạch tác chiến cụ thể hóa quyết tâm của người chỉ huy binh chủng hợp thành (hoặc người chỉ huy pháo binh) về sử dụng pháo binh trong chiến dịch (trận chiến đấu); do chủ nhiệm pháo binh soạn thảo. KHTCpb trình bày trên bản đồ, biểu đồ, bảng kẻ; gồm: hình thái địch - ta, đội hình chiến đấu pháo binh, nhiệm vụ pháo binh, tổ chức phân chia pháo binh, cơ động, chiếm lĩnh và di chuyển pháo binh, kế hoạch hỏa lực, mật danh và tín hiệu hiệp đồng...

        KẾ HOẠCH THÔNG TIN LIÊN LẠC, văn kiện tác chiến bảo đảm thông tin liên lạc; do cơ quan, chủ nhiệm thông tin soạn thảo. Gồm: sơ đồ tổ chức thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, cáp quang, vô tuyến điện tiếp sức (vi ba), đối lưu, vệ tinh; quân bưu, tín hiệu và bản thuyết minh. KHTTLL được thể hiện trên bản đồ hoặc sơ đồ, trên cơ sở quyết tâm tác chiến của người chỉ huy, chỉ thị bảo đảm thông tin liên lạc của tham mưu trưởng, chỉ lệnh thông tin liên lạc của cấp trên, lực lượng thông tin liên lạc, tình hình đối phương, địa hình, thời tiết...

        KẾ HOẠCH TRINH SÁT, văn kiện tác chiến thể hiện việc tổ chức trinh sát của binh đội, binh đoàn (liên binh đoàn); do cơ quan quân báo (trinh sát) soạn thảo. KHTS được thể hiện trên bản đồ kèm theo bảng thuyết minh. Phần vẽ gồm: tình hình lực lượng trinh sát (lực lượng cấp trên, cấp dưới, cấp minh và đơn vị bạn) và bộ đội binh chủng hợp thành (hành động của bộ đội và LLVT địa phương có liên quan), tình hình dịch đã phát hiện, dự kiến và còn nghi ngờ. Phần thuyết minh gồm: bảng kẻ, ghi chú. nhiệm vụ, ý định tổ chức trinh sát, sử dụng lực lượng, biện pháp trinh sát, bảo đảm, tổ chức thông tin liên lạc, các mốc thời gian quy định.

        KẾ HOẠCH XTALÂY - TAYLƠ, kế hoạch tổng hợp của Mĩ mở đầu việc thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam VN do Xtalây soạn thảo, Taylơ bổ sung phần QS, dược tổng thống Kennơđi và Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ thông qua 11.1961. Mục tiêu đề ra là bình định miền Nam VN trong 18 tháng (7.1961-12.1962) với 3 biện pháp chiến lược: phát triển QĐ Sài Gòn về số quân và trang bị vũ khí, tăng cường hệ thống cố vấn và lực lượng yểm trợ Mĩ, mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt LLVT CM; giữ vững các thành thị, bình định nông thôn đồng bằng, gom dân lập ấp chiến lược (dự định tập trung 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp chiến lược); đưa lực lượng đặc nhiệm Mĩ (khoảng 6.000- 8.000 quân) vào miền Nam, đồng thời phong tỏa biên giới, vùng biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, ném bom miền Bắc VN làm áp lực khi cần thiết. Mĩ dự tính chi phí khoảng 273,5 triệu USD và 18.625 triệu tiền miền Nam; sau khi hoàn thành kế hoạch vào cuối 1962, sẽ chuyển sang bước khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Nam VN. KHX-T tuy gây cho CM một số khó khăn nhưng đã nhanh chóng phá sản, báo hiệu thát bại không thể tránh khỏi của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

        KÊNH ĐÀO PANAMA, kênh nối liền Đại Táy Dương với Thái Bình Dương, cắt lãnh thổ Panama ở chỗ hẹp nhất. Dài 81,6km (65,2km trong đất liền, 16,4km trên vịnh), rộng 150m, sâu 12,5m, tàu 40.000t qua được. 6 âu tàu bảo đảm trong một ngày đêm 48 tàu qua lại, thời gian qua kênh hết 13- 14 giờ. 1879 các công ti của Pháp bắt đầu đào kênh (lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Anh và Mĩ). 1901 bị khủng hoảng nên các công ti Mĩ nắm quyền đào KĐP. 1914 chiếc tàu đầu tiên đi qua KĐP, nhưng đến 1920 KĐP mới hoàn thành. Khu vực KĐP rộng 16km2, với nhiều căn cứ, cơ quan và trung tâm huấn luyện dọc theo hai bờ kênh do Mĩ quản lí. 1979 theo hiệp ước giữa Mĩ và Panama kí 1977, khu vực KĐP chuyển giao cho Panama, các căn cứ của Mĩ ở khu vực này tồn tại đến 2000.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:22:20 pm »


        KÊNH ĐÀO XUYÊ, kênh biển ở tây bắc Ai Cập, nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hài, không có âu thuyền, dài 161 km, rộng 120m, sâu 16,2m. Đảm bảo tàu 150.000t qua được. Tàu đi lại suốt ngày đêm với tốc độ 13-14km/h. Đường thủy từ châu Âu đi châu Á qua KĐX là đường ngắn nhất (giảm 50% quãng đường). Việc đào KĐX bắt đầu từ 4.1859, bị đình trệ từ 1863-66, đến 1869 hoàn thành. Trong CTTG-I. KĐX có vị trí chiến lược đặc biệt. Trong CTTG-II, KĐX được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, lực lượng và phương tiện, KTQS cho QĐ Anh, Mĩ và đồng minh. 1956 Ai Cập quốc hữu hóa. Giữa 1967 do Ixraen xâm lược Ai Cập, KĐX bị đóng cửa, đến 5.6.1975   mới khai thông lại.

        KÊNH THÔNG TIN LIÊN LẠC, tổ hợp thiết bị và môi trường vật lí để phát, truyền và thu thông tin một cách độc lập. Theo dạng tín hiệu ở đầu và cuối kênh, có: kênh điện thoại, kênh điện báo, kênh truyền thanh, kênh truyền hình, kênh mật mã...; theo môi trường truyền, có: kênh hữu tuyến, kênh vô tuyến, kênh tổ hợp... KIT'LL có thể là đơn công (thu phát lần lượt) hoặc song công (thu phát đồng thời).

        KÊNIA (Cộng hòa Kênia; Jamhuriya Kenya, A. Republic of Kenya), quốc gia ở Đỏng Phi. bắc giáp Êtiôpia và Xuđăng, đông giáp Xômali, đông nam giáp Ấn Độ Dương, nam và tây nam giáp Tandania, tây giáp Uganda. Dt 580.367km2; ds 31,6 triệu người (2003); 98% người Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Xoahili. Tôn giáo: Bái vật giáo, Thiên chúa giáo. Thủ đô: Nairobi. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội (một viện) và tổng thống. Địa hình cao nguyên và núi, cao dần từ đông sang tây, đỉnh cao nhất 5.199m. Đồng bằng ven biển rộng 50-200km. Khí hậu cận xích đạo. Nước nông nghiệp. Xuất khẩu cà phê, chè, cao su... GDP 11,396 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 370 USD. Thành viên: LHQ (16.12.1963), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN 21.12.1995. LLVT: lực lượng thường trực 24.400 người (lục quân 20.000, không quân 3,000 hải quân 1.400), lực lượng bán vũ trang 5.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 78 xe tăng, 92 xe thiết giáp trinh sát, 62 xe thiết giáp chở quân, 40 pháo mặt đất, 94 pháo phòng không, 106 máy bay, 4 tàu tên lửa, 1 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ, 29 máy bay chiến đấu, 34 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 268 triệu USD (2002).



        KÊRENXKI (1881-1970), thủ tướng (7-11.1917) kiêm tổng tư lệnh QĐ (9- 11.1917) chính phủ làm thời Nga (chính phủ tư sản được thành lập sau CM tháng Hai và bị lật đổ trong CM tháng Mười). Đv ĐXH-CM. Trước CM tháng Mười, hoạt động chính trị, thủ lĩnh phái lao động trong Duma quốc gia khóa IV. Tháng 3.1917 tham gia chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Nga, giữ các chức: bộ trường Bộ tư pháp (3-5.1917), bộ trưởng  Bộ chiến tranh và hải quân (5-9.1917), K chủ trương tiếp tục tham gia chiến tranh đế quốc, khùng bố những người CM trong nước. CM tháng Mười thắng lợi (7.11.1917), chạy trốn và tổ chức bạo loạn chống chính quyền Xô viết. 1918 ra nước ngoài tiếp tục hoạt động chống LX.

        KẾT HỢP ĐẤU TRANH QUÂN SỰ VỚI ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN trong chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm động viên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Mỗi hình thức đấu tranh (chính trị, QS, ngoại giao) giữ vị trí, vai trò khác nhau trong mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ nhau với những biện pháp phong phú cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. Phải xuất phát từ thế và lực, nhiệm vụ CM trong từng thời kì để xác định hình thức đấu tranh cho phù hợp: khi chưa đủ điều kiện để tiến hành đấu tranh QS thì đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao là hình thức chủ yếu, đấu tranh QS giữ vai trò hỗ trợ; khi so sánh lực lượng có lợi cho CM thì đấu tranh QS là hình thức chủ yếu và làm chỗ dựa cho quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tạo thế và lực cho đấu tranh ngoại giao; đấu tranh ngoại giao tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh QS và đấu tranh chính ưị giành thắng lợi lớn hơn. Thắng lợi của cuộc KCCP và KCCM là kết quả điển hình của nghệ thuật KHĐTQSVĐTCTVĐTNG, trong đó đấu tranh QS giữ vai trò quyết định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:23:14 pm »


        KẾT HỢP ĐẤU TRANH VŨ TRANG VỚI ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, phương châm chiến lược chỉ đạo vận dụng hai hình thức đấu tranh cơ bản trong khởi nghĩa vì chiến tranh CM của ĐCS VN. Đó là phải nắm vững và coi trọng sử dụng cả hai hình thức đấu tranh trong mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng, hỗ trợ, tác động lẫn nhau cả về không gian, thời gian, quy mô và trình độ phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể để tạo thành sức mạnh tổng hợp lớn nhất, thúc đấy CM phát triển thắng lợi. Khi chưa đủ điều kiện để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang thì lấy đấu tranh chính trị là hình thức chủ yếu, để phát triển lực lượng CM (bao gồm cả LLVT CM), đưa phong trào CM từ thấp lên cao, đấu tranh vũ trang giữ vai trò hỗ trợ; khi điều kiện cho phép đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, thì đấu tranh vũ trang trở thành hình thức chủ yếu với nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng QS địch, bảo vệ dân, giữ dân, giành dân, làm chỗ dựa cho quần chúng CM đấu tranh chính trị và nổi dậy giành quyền làm chủ. CM tháng Tám 1945 là kết quả của một quá trình kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với dấu tranh vũ trang, trong đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị giữ vai trò chủ yếu, có LLVT và đấu tranh vũ trang làm chỗ dựa, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Trong KCCP và nhất là trong KCCM ở miền Nam, sự KHĐTVTVĐTCT đã phát triển đến trình độ cao với nhiều phương thức và biện pháp phong phú cả trên phạm vi chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

        KẾT HỢP HAI CHÂN BA MŨI BA VÙNG, phương châm chiến lược của chiến tranh CM ở miền Nam VN trong KCCM, chỉ đạo sự liên kết, phối hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị (hai chân); tiến công QS, chính trị và binh vận (ba mũi) trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), nhầm khai thác triệt để thế mạnh của chiến tranh nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp, giành thế chủ động tiến công địch toàn diện, đồng thời và rộng khắp, đẩy quân địch vào thế bị động đối phó, khoét sâu những chỗ yếu cơ bản cua chiến tranh xâm lược. Mọi cuộc đấu tranh, tiến công địch bằng bất kì hình thức nào (QS, chính trị...), trên từng vùng cũng như trên toàn chiến trường miền Nam đều được xem xét, quyết định và tiến hành trong mối quan hệ kết hợp đó một cách linh hoạt tùy theo so sánh lực lượng địch, ta và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Phương châm KHHCBMBV thể hiện sự vận dụng cụ thể đựờng lối chiến tranh nhân dân của ĐCS VN và là sự kế thừa, phát triển một cách sáng tạo kinh nghiệm của cuộc KCCP trong điều kiện, hoàn cảnh của cuộc KCCM ở miền Nam.

        KẾT HỢP KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VỚI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG, phương pháp CM đồng thời là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong CM giải phóng dân tộc ở VN do ĐCS VN lãnh đạo, dựa trên cơ sở vận dụng những quy luật chung của CM và quy luật riêng của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh CM ở VN. Sự kết hợp diễn ra dưới nhiều hình thức, bằng nhiều cách, tuần tự hoặc đồng thời. Từ đấu tranh chính trị phát triển thành đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang; từ khởi nghĩa vũ trang chuyển thành chiến tranh CM; trong chiến tranh CM, vừa tiến công QS vừa phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. kết hợp công kích QS với khởi nghĩa của quần chúng (tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công), công kích và khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng công kích (tổng tiến công) và nổi dậy đồng loạt... để vừa mở rộng địa bàn, vừa tăng thêm lực lượng cho chiến tranh CM. CM giải phóng dân tộc ở VN do ĐCS VN lãnh đạo, đã bắt đầu từ sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa thắng lợi trong CM tháng Tám 1945. Trong KCCP và nhất là trong KCCM ở miền Nam, KHKN- VTVCTCM đã được vận dụng sáng tạo và phát triển ngày càng cao, đạt hiệu quả lớn.

        KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG - AN NINH, QUỐC PHÒNG - AN NINH VỚI KINH TẾ, nội dung quan trọng của đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cùng cố quốc phòng - an ninh của ĐCS VN. Nội dung cơ bản: gắn kết chặt chẽ các hoạt động trên hai lĩnh vực kinh tế và quốc phòng - an ninh trong một thể thống nhất, bằng sự chủ động tự gắn kết và sự điều hành, quản lí của nhà nước, làm cho hai lĩnh vực này bổ sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển; nhằm tạo ra và phát huy nguồn lực tổng hợp của quốc gia để đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước, đảm bảo cho chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, lợi ích dân tộc luôn luôn ở trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc. KHK- TVQP-AN.QP-ANVKT có tính quy luật phổ biến trong các xã hội có đối kháng giai cấp, một truyền thống của dân tộc VN trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:24:13 pm »

     
        KẾT HỢP QUÂN DÂN Y, kết hợp chặt chẽ giữa quân y và dàn y nhằm sử dụng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng y tế, đảm bảo sức khỏe và cứu chữa cho nhân dân và QĐ trong thời bình và thời chiến. KHQDY là sự kết hợp toàn diện, cả về tổ chức và các mặt bảo đảm y tế; một truyền thống của y tế nhân dân và y tế QĐ được hình thành từ sau CM tháng Tám (1945), phát triển trong chiến tranh và từng bước được thể chế hóa bằng các văn bản dưới luật của chính phủ và liên bộ y tế - quốc phòng.

        KẾT HỢP QUỐC PHÒNG VỚI AN NINH, tư tưởng chỉ đạo  thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của ĐCS VN. Nội dung cơ bản: chủ động kết hợp hai mặt của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN (xây dựng tiềm lực quốc phòng gắn với xây dựng tiềm lực an ninh; xây dựng lực lượng quốc phòng gắn với xây dựng lực lượng an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân; đấu tranh quốc phòng gắn với đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia). Mục tiêu: tạo sức mạnh tổng hợp để giữ vững chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị - xã hội và lợi ích dân tộc; sẵn sàng chống lại có hiệu quả các âm mưu và thủ đoạn xâm lược, phá hoại, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tạo môi trường hòa bình ổn định lâu dài để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

        KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI. phương châm thực hiện đường lối chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ĐCS VN nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc, đất nước (truyền thống, văn hóa dân tộc, những thành tựu CM, mọi tiềm năng kinh tế, xã hội, chính trị...) và khai thác có hiệu quả sức mạnh của thời đại, của nhân dân thế giới (xu thế thời đại, quy luật vận động lịch sử, nền văn minh nhân loại, cuộc CM khoa học kĩ thuật thế giới...) tạo thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. Nội dung KHSMDTVSMTĐ: nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế; kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, nội lực với ngoại lực, truyền thống với hiện đại, lợi ích dân tộc với lợi ích chung của nhân dân thế giới.

        KẾT HỢP TIẾN CÔNG QUÂN SỰ VỚI NỔI DẬY CÚA QUẦN CHÚNG, nội dung cơ bản của phương châm chỉ đạo chiến lược trong khởi nghĩa và chiến tranh CM giải phóng dân tộc ở VN trong thời đại mới. KHTCQSVNDCQC được thực hiện trên cả quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, trong phạm vi cả nước và từng chiến trường, từng khu vực, từng địa phương, cả trong thời gian dài và trong từng đợt nhất định theo mục tiêu cụ thể. Tiến cống QS phải biết dựa vào lực lượng chính trị quần chúng và kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng, hỗ trợ cho quần chúng diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ở cơ sở hoặc từng địa phương. Nổi dậy của quần chúng dựa vào tiến công QS và gắn với tiến công QS, hỗ trợ đắc lực cho tiến công QS. Tiến công QS giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt lực lượng QS của địch, tạo điều kiện để quần chúng nổi dậy giành và mở rộng quyền làm chủ. Ngược lại, quần chúng nổi dậy càng mạnh mẽ càng tạo thế và lực cho tiến công QS, thúc đẩy tiến công QS phát triển. KHTCQSVNDCQC được thực hiện trong KCCP phát triển đạt đến trình độ cao trong KCCM ở miền Nam, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, khoét sâu chỗ yếu chí tử của địch, làm nổi bật nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân VN.

        KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU, thành quả đạt được trong chiến đấu. Bao gồm: số lượng vũ khí. trang bị (xe tăng, xe thiết giáp, máy bay, tàu chiến, pháo...), vật chất thu được hoặc phá hủy, số lượng quân địch bị giết, bị bắt làm tù binh và bị thương hoặc khu vực (mục tiêu) đánh chiếm được. KQCĐ là những số liệu cụ thể để đánh giá khả năng chiến đấu của bộ đội, để so sánh với mục đích và nhiệm vụ chiến đấu đã đề ra, là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả tác chiến.

        KẾT THÚC CHIẾN DỊCH, bước cuối cùng của giai đoạn thực hành tác chiến, gồm các hành động tác chiến nhằm chấm dứt chiến dịch. Phải căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch, so sánh tương quan địch, ta, phán đoán tình hình để hạ quyết tâm KTCD cho chính xác. Có: KTCD trong trường hợp thuận lợi, khi ta hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch tiến công (phản công) hoặc đánh bại cuộc tiến công của địch trong chiến dịch phòng ngự; KTCD trong trường hợp khó khăn, khi ta mới thực hiện được một phần nhiệm vụ chiến dịch. KTCD phải đảm bảo: chủ động kết thúc đúng thời cơ, giữ bí mật, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo và chiến tranh nhân dân địa phương phát triển. Khi KTCD phải tiến hành đồng bộ các biện pháp như tổ chức đánh địch, nghi binh lừa địch, khắc phục hậu quả, sẵn sàng chiến đấu cao...

        KẾT THÚC CHIẾN TRANH, trạng thái của cuộc chiến tranh khi một bên hoặc các bên tham chiến tuyên bố ngừng mọi hoạt động QS, chấm dứt chiến tranh; thời điểm để các bên tiến hành các hoạt động chuyển trạng thái đất nước từ thời chiến sang thời bình, khắc phục hậu quả chiến tranh. Được thể hiện bằng các văn kiện đầu hàng của một bên hoặc hiệp định đình chiến, hiệp ước hòa bình giữa các bên.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM