Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:18:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:45:22 pm »


        KHỞI NGHĨA NGUYỀN XUÂN ÔN (1885-87), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Nghệ An do Nguyễn Xuân Ôn lãnh đạo. 7.1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương”, Nguyễn Xuân Ôn chiêu mộ nghĩa binh, lập căn cứ ở Đồng Thông (phủ Diễn Châu, Nghệ An), được đông đảo nhân dân, đặc biệt là các nho sinh tham gia. Hoạt động của nghĩa quân lan rộng tới tây bắc tp Vinh và vùng lưu vực Sòng Cả (Nghệ An), gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp. Đầu 1887 nghĩa quân có thêm lực lượng của Trần Xuân Soạn cùng tham gia chiến đấu. Nhiều trận đánh diễn ra ở tây bắc Vinh (1.1887), Đô Lương (4.1887). Ngày 25.5.1887 Nguyễn Xuân Ôn bị bắt do nội phản, nhưng không chịu hàng, sau ốm nặng và qua đời tại Huế (5.1888). Quân khởi nghĩa rút vào rừng hoạt động thêm ít lâu rồi tan rã.

        KHỞI NGHĨA NÔ LỆ, khởi nghĩa do giai cấp (tầng lớp) nô lệ tiến hành chống lại sự áp bức, thống trị của giai cấp quý tộc, chủ nô nhằm giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ. KNNL thường nổ ra tự phát, chưa có cương lĩnh đấu tranh nhằm tiêu diệt chế độ chiếm hữu nô lệ, phần lớn chỉ đập phá dinh thự, nhà cửa, tìm giết bọn chủ nỏ. Trong chế độ chiếm hữu nô lộ đã có nhiều cuộc KNNL nổ ra. Tiêu biểu như cuộc khới nghĩa Xpactacut (73-71 ten) - cuộc KNNL thời cổ La Mã.

        KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN, khởi nghĩa do giai cấp nông dân tiến hành nhằm lật đổ ách thống trị của các tập đoàn phong kiến lỗi thời; hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất, quyết liệt nhất của nông dân chống phong kiến. Do hạn chế bời địa vị lịch sử của giai cấp nông dân, KNND dù lật đổ được chính quyền phong kiến, nhưng không thiết lập được chế độ mới, không đưa xã hội vượt ra khỏi chế độ phong kiến, chỉ tạo điều kiện cho chế độ tư bản ra đời. Ở VN, KNND nổ ra manh mẽ nhất vào tk 18, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89) lật đổ hai tập đoàn phong kiến phản động Trịnh - Nguyễn, lập nên triều đại Tây Sơn.

        KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN THẾ KỈ 18, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống ách áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến thời Lê - Trịnh - Nguyễn. Bắt đầu từ những năm cuối tk 17 đầu tk 18, ở Đàng Ngoài đã diễn ra những cuộc bạo động của nông dân cướp phá nhà giàu, chống quân triều đình tại Hải Dương, Sơn Tây, Tuyên Quang, Bắc Ninh. Bắc Giang, Lai Châu. Hoà Bình... mà sử sách thời đó ghi là “trộm cướp, giặc giã nổi lên như ong”. Phong trào đạt tới đỉnh cao vào những năm 1740-50, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng (1737), Lê Duy Mật (1738-69), Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ (1739-41), Hoàng Công Chất (1739-69), Nguyễn Danh Phương (1740-51), Nguyễn Hữu Cầu (1741-51), khiến chính quyền Lê - Trịnh điêu đứng. Trong khi đó ở Đàng Trong, từ giữa tk 18 cũng nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống chính quyền Nguyễn, đáng chú ý là khởi nghĩa của Lía ở Quy Nhơn, của người Chăm ở Thuận Thành (Nam Trung Bộ), người Chămrê ở miền núi Quảng Ngãi... Do thiếu tổ chức, đến khoảng 1770 hầu hết các cuộc khởi nghĩa trên cả nước đều lần lượt bị dập tất. KNNDTK18 thất bại nhưng đã làm suy yếu các chính quyền phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn, tạo điều kiện cho phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ và giành thắng lợi (x. khởi nghĩa Tây Sơn, 1771-89).

        KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN (1833-35), khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc ít người vùng núi Việt Bắc do Nông Văn Vân (tri châu Bảo Lạc, Tuyên Quang) lãnh đạo, chống lại triều Nguyễn thời vua Minh Mạng. Nổ ra 8.1833 tại Tuyên Quang, sau lan rộng hầu khắp các tỉnh Việt Bắc, được đông đảo nhân dân và các tù trưởng tham gia. Nghĩa quân đánh chiếm được các tỉnh thành Tuyên Quang, Cao Bằng, uy hiếp các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên, trừng trị nhiều quan lại tham những, ngoài ra còn liên kết với các thủ lĩnh nghĩa quân ở Sơn Tây tiến đánh Hà Nội, Bắc Ninh. Triều đình phải điều quân các tỉnh Bắc Kì và Bắc Trung Kì do các tổng đốc Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Phạm Đình Phổ, Tạ Quang Cự chỉ huy cùng phối hợp đàn áp. Mặc dù phải đối phó vất và và chịu nhiều tổn thất, nhưng với binh lực lớn, quân triều đình đã đánh bại nghĩa quân ở nhiều nơi, giết được Nông Văn Vân. Đến 4.1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

        KHỞI NGHĨA NƠ TRANG LƠNG (1912-35), khởi nghĩa của đồng bào dân tộc Mơ Nông ở Tây Nguyên do Nơ Trang Lơng lãnh đạo chống chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp. Nổ ra 1912, bắt đầu từ một bộ lạc người Mơ Nông ở vùng tiếp giáp biên giới VN - Lào - Campuchia, sau lan rộng ra nhiều bộ lạc Mơ Nông ở tây nam Đắk Lắk. bắc Biên Hoà, Thủ Dầu Một và thượng du Crachiê (Campuchia), thu hút cả các bộ lạc người Xtiêng, Mạ... cùng tham gia. Dựa vào các căn cứ trong rừng, nghĩa quân tiến hành nhiều trận tập kích vào quân đồn trú và các đoàn khảo sát vũ trang của Pháp đang xâm nhập, mở rộng khai thác Tây Nguyên, gây cho địch nhiều thiệt hại. Từ 1916 Pháp tăng cường các hoạt động bình định, và từ 1930-35. liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn dưới sự chỉ huy trực tiếp của toàn quyền Đông Dương Paxkiẻ. Nghĩa quân chống trả quyết liệt, giành một số thắng lợi nhưng cuối cùng chịu thất bại sau khi Nơ Trang Lơng bị bắt và bị giết (23.5.1935). KNNTL là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp lớn nhất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong lịch sử VN thời cận đại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:47:13 pm »


        KHỎI NGHĨA ÔNG KẸO - COMMAĐAM (1901-37), khởi nghĩa của nhân dân bộ tộc Lào Thơng do Ông Kẹo và Commadam lãnh đạo, chống ách thống trị của thực dân Pháp ở Nam Lào. Mở đầu là hành động giết một số đồn trường ở Sẽ Piên, Capu... phản đôi Pháp khai thác tài nguyên, bóc lột. đàn áp nhân dân ở cao nguyên Bôlôven. Nghĩa quân chiếm chùa Tha Teng, đánh quân ứng cứu do công sứ Pháp chỉ huy (12.4.1901). Sau đó khi chuyển căn cứ về Xarayan. nghĩa quân phân tán lực lượng, tiêu hao địch; 30.11.1905 tập kích diệt quân phản động ở Noọng Núc Khiêu. Pháp phải đưa lực lượng từ Bắc Kì (VN) sang đàn áp, kết hợp các biện pháp bao vây kinh tế, tiến công QS, mua chuộc tù trường...; 13.10.1907 lập mưu đàm phán và sát hại Ông Kẹo ngay tại bàn đàm phán. Commađam thay Ông Kẹo duy trì cuộc khởi nghĩa, mở rộng đoàn kết trong bộ tộc Lào Thơng và giữa bộ tộc Lào Thơng với Lào Lùm, thiết lập căn cứ du kích ở nhiều nơi (dọc sông Xecatãng, núi Phù Luổng ở đòng bắc cao nguyên Bỏlôven), chế tạo vũ khí (súng kíp), sản xuất tự túc lương thực, thực phẩm, củng cố lực lượng, đánh thắng nhiều trận trên địa bàn các tinh Xarayan, Chămpa Xắc. Sau nhiều năm liền cho quân bao vây căn cứ trung tâm Phù Luổng. tàn sát nhân dân quanh vùng nhằm làm mất chỗ dựa của nghĩa quân, đầu 1936 Pháp huy động 5 tiểu đoàn bộ binh, 200 tượng binh, nhiều đơn vị kị binh, có không quân chi viện, tiến công lớn vào căn cứ. Cuối 9.1936 Commađam hi sinh; người con thứ ba tiếp tục cùng nghĩa quân chiến đấu, đến 7.1937 bị dịch bắt. KNÔK-C chấm dứt, để lại nhiều bài học quý cho CM Lào và là niềm tự hào của các bộ tộc Lào.

        KHỞI NGHĨA PHAN BÁ VÀNH (1821-27), khởi nghĩa của nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ do Phan Bá Vành lãnh đạo, chống lại triều Nguyễn thời vua Minh Mạng. Nổ ra khoảng đầu 1821, thu hút hàng nghìn nông dân nghèo và một số nho sĩ, thổ hào tham gia, trong đó có cả phụ nữ. Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), nhanh chóng mở rộng hoạt động ra khắp các tinh ven biển từ Quảng Yên đến Thái Bình, Nam Định, có lúc lan tới Sơn Tây, Hoà Bình. Thanh Hóa; tiến hành bao vây đánh phá các phủ, huyện, đồn luỹ, giết quan quân triều đình, lấy của nhà giàu phân phát cho dân nghèo... Trước thanh thể của nghĩa quân, triều Nguyễn phái điểu động hầu hết lực lượng QĐ ở Bắc Thành. Nghệ An. Thanh Hóa và một phần lực lượng vệ quân ở kinh đồ Huế tới đàn áp. Dựa vào binh lực lớn. quân triều đình chia thành nhiều đạo tiến công nghĩa quân từ khắp các mặt và bao vây căn cứ Trà Lũ. 3.1827 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt sau khi Phan Bá Vành cùng hàng trăm nghĩa quân bị bắt và bị tàn sát dã man. KNPBV là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện sự phản kháng của nông dân đối với chế độ thống trị triều Nguyễn.

        KHỞI NGHĨA PHAN ĐÌNH PHÙNG nh KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885-95)

        KHỚI NGHĨA PHÒ CÀ ĐUỘT (1901-03), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân bộ tộc Lào Lùm ở t. Xayannakhẹt (Nam Lào) do Phò Cà Đuột lãnh đạo. Nổ ra 3.1901, lúc đầu là phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột, sau đó nhân dân tự trang bị giáo mác, gươm, nỏ, cung tên vũ trang khởi nghĩa. Phò Cà Đuột vận động nhân dân đấu tranh bàng các hình thức tòn giáo, văn hóa phù hợp; được hưởng ứng rộng khắp lưu vực sông Sê Đôn và sông Bắc sắc, đồng thời còn dược bộ tộc Lào Thơng ở vùng sông Mê Công nhiệt tình tham gia. 4.1902 nghĩa quân phối hợp với nhân dân thị xã Xavannakhẹt đánh chiếm bưu điện Xoỏng Khon và Khê Ma Rạt, bao vây tiến công tòa công sứ Pháp (19.4.1902). Pháp phải huy động lực lượng chính quy tới đàn áp, làm chết và bị thương 300 người. Nghĩa quân tạm rút về Sê Pôn, xây dựng căn cứ Keeng Coọc. Huội Loòng Coòng. Tại đây thực dân Pháp tiếp tục truy lùng, càn quét, sát hại Phò Cà Đuột cùng hơn 100 nghĩa quân (1903). Cuộc khởi nghĩa lắng dần và kết thúc, nhưng đã nêu tấm gương yêu nước, quyết tâm chiến đấu chống thực dân của nhân dân các bộ tộc Lào. Cg khởi nghĩa Phumi Bun.

        KHÓI NGHĨA PHUMI BUN nh KHỞI NGHĨA PHÒ CÀ ĐUỘT (1901-03)

        KHỎI NGHĨA PHÙNG HƯNG (7667-79), khởi nghĩa của nhân dân châu Đường Lâm (nay thuộc tx Sơn Tây, t. Hà Tây), do hào trường Phùng Hưng lãnh đạo, chống ách đô hộ của nhà Đường (TQ). Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-79) Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải tập hợp nghĩa binh, phát động nhân dân nổi dậy, nhanh chóng chiếm giữ châu Đường Lâm và các địa phương quanh vùng xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng được tôn là đô quân, Phùng Hải là đô bảo. Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, nghĩa quân tiến hành tổng công kích, đánh tan quân Đường ở nhiều nơi, vây hãm thành Tống Bình (nay là Hà Nội). Quan đô hộ Cao Chính Bình dưa quân ra ngoài thành chống đỡ, bị thua, sau mang bệnh rồi chết. Phùng Hưng vào thành, thiết lập chính quyền tự chủ trên toàn bờ cõi. Sau khi Phùng Hưng chết (được nhân dần suy tôn là Bố Cái Đại Vương, lập đền thờ ở nhiều nơi).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:48:16 pm »


        KHỞI NGHĨA PUCOM BÔ (1866-67), khởi nghĩa của nhân dân vùng đông nam Campuchia do Pucom Bô lãnh đạo chóng ách đô hộ của Pháp. Thời gian đầu, nghĩa quân Pucom Bò liên kết với nghĩa quân Trương Quyền (VN) lập căn cứ ở vùng biên giới Campuchia - VN thuộc t. Tây Ninh, đánh nhiều trận ở tx Tây Ninh. Thuận Kiều. Truông Mít... diệt một số quân Pháp. 7.1866 nghĩa quân chuyển về Campuchia, tiến đánh Xvây Riêng, kinh đô U Đông, uy hiếp Phnôm Pênh. Quân Pháp huy động lực lượng lớn đàn áp. Do lực lượng ít, thương vong nhiều, nghĩa quân rút về căn cứ. Khi Pháp chiếm ba tình Tây Nam Kì (6.1867), nghĩa quân càng khó khăn hơn. Để giành quyền chủ động, cuối 1867 nghĩa quân đột nhập Côngpông Xoài nhưng do địch mạnh hơn. Pucom Bô bị thương và bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng có ảnh hưởng lớn, cổ vũ phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Campuchia, xây dựng tình đoàn kết chiến đấu Campuchia - VN.

        KHỞI NGHĨA QUẢNG CHÂU (12.1927), khởi nghĩa vũ trang của binh sĩ Quốc dân đảng TQ và công nhân Quảng Châu do ĐCS TQ lãnh đạo chống lại tập đoàn Tưởng Giới Thạch. Chủ lực của khởi nghĩa là trung đoàn huấn luyện với sự tham gia của công nhân có vũ trang (khoảng 60.000 người). Sáng 11.12 khởi nghĩa bùng nổ, sau hai giờ chiến đấu tiêu diệt hơn 1.000 địch, làm chủ thành phố, tuyên bố thành lập chính quyền xô viết Quàng Châu tức công xã Quảng Châu. Tưởng Giới Thạch điều 50.000 quân tiến đánh. Quàn khởi nghĩa anh dũng chống lại, nhưng do lực lượng chênh lệch, 13.12 phải rút khỏi thành phố. Người lãnh đạo là Trương Thái Lôi hi sinh, khoảng 8.000 nghĩa quân bị sát hại. Khởi nghĩa thất bại vì nổ ra lúc CM thoái trào, địch có ưu thế về quân số và trang bị.

        KHỞI NGHĨA SIVÔTHA (1861-92). khởi nghĩa của nhân dân  Campuchia do hoàng thân Sivôtha lãnh đạo chống Pháp và triều đình Khơme. Nổ ra khoảng cuối 1861 ở tỉnh Côngpông Xoài và bắc Biển Hồ, được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia nên phát triển nhanh chóng. Nghĩa quân đánh chiếm tỉnh lị Côngpông Chàm, Xvây Riêng, tiến đánh kinh đô U Đông và Phnôm Pênh. khiến triều đình Nôrôđôm phải cầu cứu vua Xiêm và thực dân Pháp. Do không biết phát huy thắng lợi và bỏ lỡ thời cơ giành chính quyền, lực lượng khởi nghĩa dần bị đánh bại ở nhiều nơi, đến cuối 1862 phong trào tạm lắng. Sivôtha phải lánh ra nước ngoài củng cố xây dựng lực lượng. Cuối 1876 Sivôtha trở về nước tiếp tục hoạt động, gây cho quân Pháp và triều đình nhiều tổn thất. Pháp và triều đình huy động lực lượng lớn đàn áp, kết hợp dụ dỗ, mua chuộc nhưng không đạt kết quả. Sau khi Sivôtha chết (10.1892), khởi nghĩa chấm dứt. KNS là phong trào đấu tranh lớn và bền bỉ nhất, thể hiện lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Campuchia.

        KHỞI NGHĨA TẠ HIỆN (1883-87), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Bắc Kì do Tạ Hiện lãnh đạo. Sau khi Pháp chiếm Nam Định (27.3.1883), Tạ Hiện lúc đó là đề đốc Nam Định đã chiêu mộ hàng nghìn hương dũng (dân binh) đánh lại quân Pháp. 9.1883 trước thái độ đầu hàng của triều Nguyễn, Tạ Hiện chống lệnh bãi binh, trả ấn đề đốc, về phủ Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình) tập hợp lực lượng tiếp tục chiến đấu. Nghĩa quân hoạt động chủ yếu ở Đông Triều, Quảng Yên, Bãi Sậy, phối hợp với các lực lượng nghĩa quân khác đánh bại nhiều đợt tiến công của quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại. 2.2.1887 Tạ Hiện bị bắt trong một trận đánh quyết liệt ở vùng Phả Lại. Cuộc khởi nghĩa đến đây chấm dứt.

        KHỎI NGHĨA TÂY SƠN (1771-89), khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo chống các tập đoàn phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, thống nhất đất nước. Tiếp sau các cuộc khởi nghĩa nông dân thế ki 18, Xuân 1771 ba anh em họ Nguyễn tập hợp dân nghèo ấp Tây Sơn (vùng giữa Bình Định và Kon Tum) dựng cờ khởi nghĩa. Cuối 1773 thế lực nghĩa quân ngày càng mạnh, kiểm soát từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận, cắt đôi địa phận của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Cuối 1774 quân Trịnh từ Đàng Ngoài vào chiếm Phú Xuân (Huế), đuổi chúa Nguyễn về Gia Định, đánh Tây Sơn ở Quáng Nam. Nhằm tránh thế bị đánh từ hai phía, nghĩa quân Tây Sơn thực hiện sách lược “tạm hòa với Trịnh, tập trung đánh Nguyễn”: 5 lần tiến công Gia Định (1776, 1777, 1778, 1782 và 1783) đánh bại quân Nguyễn (x. TâySơn đánh chiếm Gia Định, 1776-83), sau đó, đập tan quân Xiêm xâm lược bằng trận Rạch Gầm - Xoài Mút (19.1.1785). Giữa 1786 Nguyễn Huệ đưa quân ra Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế), diệt quân Trịnh, chiếm Phú Xuân (x. trận Phú Xuân, 1786), mở đầu cuộc hành quân ra Bắc lần I của Nguyễn Huệ (1786), lật đổ chúa Trịnh, khôi phục nhà Lê ở Đàng Ngoài. Từ đây KNTS chủ yếu do Nguyễn Huệ lãnh đạo (vì mâu thuẫn nội bộ và Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ không còn khả năng). 1787 và 1788, Nguyễn Huệ hai lần tiến quân ra Bắc diệt lực lượng phản nghịch Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm cùng các thế lực muốn phục hồi họ Trịnh. Vua Lê phải cầu cứu nhà Thanh chống Tây Sơn. Cuối 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hành quân thần tốc ra Bắc lần 4, trong vòng 1 tháng đập tan quân Thanh xâm lược (x. kháng chiến chống Thanh, 1788-89), giải phóng hoàn toàn Đàng Ngoài. Phong trào nông dân lớn nhất tk 18 đánh tan các thế lực phong kiến phản động, khôi phục sự thống nhất đất nước, nhanh chóng tiêu diệt quân xâm lược từ hai phía bắc, nam; để lại nhiều bài học trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:49:35 pm »


        KHỞI NGHĨA TÂY VU VƯƠNG (111tcn), khởi nghĩa của người Việt ở Giao Chỉ chống ách đô hộ của nhà Triệu (TQ). Khoảng cuối 111tcn, nhân lúc nhà Triệu suy yếu, bị nhà Tây Hán (TQ) thôn tính, một thủ lĩnh người Việt (gọi là Tây Vu Vương, thuộc dòng dõi Thục An Dương Vương) ở vùng Tây Vu (trung tâm là Cổ Loa. Hà Nội ngày nay) đã lãnh đạo dân chúng nổi dậy đấu tranh khôi phục lại quyền độc lập tự chủ. Do lực lượng yếu hơn, cuộc khởi nghĩa bị tả tướng nhà Triệu ở Giao Chỉ là Hoàng Đồng đem quân dập tắt, giết Tây Vu Vương, dâng đất Giao Chỉ cho Tây Hán. KNTVV là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc VN chống kẻ thù xâm lược mà sử cũ còn ghi lại.

        KHỞI NGHĨA THÁI BÌNH THIÊN QUỐC (1851-64), khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử TQ chống phong kiến nhà Thanh và địa chủ Mãn - Hán. 1843 Hồng Tú Toàn lập “Hội thờ thượng đế” để tập hợp lực lượng; 11.1.1851 khởi nghĩa vũ trang ở Kim Điền (thuộc t. Quảng Tây), thành lập Thái Bình Thiên Quốc (10.1851), chủ trương người cày có ruộng, bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, một vợ một chồng. Được sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân, quân khởi nghĩa tiến chiếm Hán Dương, Hán Khẩu (12.1852), Vũ Xương (1.1853), Nam Kinh (3.1853), đổi làm Thiên Kinh và định đô ở đây. Từ 5.1853 tiến hành Bắc phạt và Tây chinh. Triều Thanh chống cự kịch liệt nên Bắc phạt thất bại, còn Tây chinh chiếm được toàn tình Giang Tây. Triều Thanh thành lập hai đại doanh Giang Bắc và Giang Nam tiến công Thiên Kinh, đều bị quân khởi nghĩa đánh tan. 1856 do nội bộ chia rẽ, giết hại lẫn nhau nên lực lượng nghĩa quân suy yếu. Triều Thanh hợp tác với quân Anh - Pháp đánh nghĩa quân ở Thượng Hải. Hàng Châu, Tô Châu. 1864 Thiên Kinh thất thủ. Hồng Tú Toàn ốm chết (x. trận bảo vệ Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc, 1862-64). Một bộ phận tàn quân Thái Bình Thiên Quốc chạy sang VN, đã phân hóa thành quân Cờ Đen. quân Cờ Trắng, quân Cờ Vàng. Do phạm nhiều sai lầm về chính trị, QS, nội bộ bè phái, hưởng lạc và bảo thủ nên khởi nghĩa thất bại. Ý nghĩa lớn của KNTBTQ là lần đầu tiên trong lịch sử TQ đã đề ra phong trào đòi bốn quyền lợi về chính trị, kinh tế, dân tộc, bình đẳng nam nữ, mở màn cho cuộc CM dân chủ của TQ; cùng với phong trào Ngũ Tứ (1919) là hai sự kiện lớn trong 100 năm thời cận đại TQ.

        KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN (30.8.1917-10.1.1918), khởi nghĩa chống Pháp của binh lính người Việt trong QĐ Pháp ở Thái Nguyên, do Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn) cùng Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Được giác ngộ theo chủ trương đấu tranh vũ trang của VN Quang phục hội, 23 giờ 30.8.1917 Đội Cấn chỉ huy 131 lính khố xanh nổi dậy giết giám binh Pháp, phá trại giam, giải phóng tù chính trị, đánh chiếm các công sở, bao vây trại lính Pháp và nhanh chóng làm chủ tinh lị Thái Nguyên, trương cờ “Nam binh phục quốc”. Hàng trăm tù chính trị vừa được giải thoát cùng đông đảo nông dàn ngoại thị, công nhân mỏ than Phấn Mễ và công chức tình nguyện tham gia lực lượng khởi nghĩa, đào công sự, phòng thủ  tinh lị. 31.8 Pháp điều 2.000 quân, có pháo binh, tàu chiến yểm trợ từ Hà Nội và nhiều nơi khác tới đàn áp. Bằng vũ khí cướp được, nghĩa quân đánh lui nhiều đợt tiến công của Pháp, diệt hàng trăm quân. Do lực lượng quá chênh lệch và Lương Ngọc Quyến hi sinh, Đội Cấn rút quân khỏi tinh lị (5.9), phân tán thành nhiều bộ phận tiếp tục hoạt động ở vùng Thái Nguyên, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phúc Yên... Từ 21.12 tại căn cứ Núi Pháo (Thái Nguyên), Đội Cấn chi còn khoảng vài chục tay súng. Quân Pháp được tăng viện, tiếp tục bao vây, tiến công. 10.1.1918 sau trận đánh cuối cùng, không còn lực lượng, lại bị thương, Đội Cấn tự sát. KNTN kết thúc.

        KHỞI NGHĨA TOÀN DÂN, khởi nghĩa với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Sự tham gia của nhân dân đông đảo đến mức nào phụ thuộc vào mục tiêu, đường lối khởi nghĩa đúng đắn và tài thao lược của lực lượng lãnh đạo khởi nghĩa. Ở VN, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40) do Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo là cuộc KNTD đầu tiên; tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 do ĐCS VN lãnh đạo là cuộc KNTD điển hình nhất trong lịch sử dân tộc VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:50:30 pm »


        KHỞI NGHĨA TRÀ BỒNG (8.1959), khởi nghĩa của nhân dân  Trà Bồng do tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi trực tiếp lãnh đạo. 10.1954 chính quyền Ngỏ Đình Diệm đánh phá quyết liệt phong trào CM, nhân dân Trà Bồng đấu tranh không khuất phục. Tỉnh ủy Quảng Ngãi sớm có chủ trương xây dựng căn cứ Trà Bồng và các huyện miền Tây, phát động rộng rãi phong trào diệt ác ôn, bảo vệ CM; đến mùa Thu 1959 đã thành lập được 5 đơn vị vũ trang tập trung (mỗi đơn vị khoảng 30-50 người) và các tổ chức quần chúng. 8.1959, thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương XV (1.1959), Tỉnh ủy Quảng Ngãi lãnh đạo nhân dân Trà Bồng đấu tranh chống khùng bố, tẩy chay bầu cử quốc hội của chính quyền Diệm. Sáng 28.8 binh lính địch vào các thôn xóm lùng sục, cưỡng ép dân đi bỏ phiếu, nhân dân huyện Trà Bồng đã đồng loạt nổi dậy, cùng với các đội vũ trang bao vây, tiến công các đồn cảnh sát, bảo an và trụ sở ngụy quyền. Từ 29 đến 31.8 diệt và bức rút 5 đồn, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội địch đến ứng cứu, bắt hơn 100 quân, thu hàng trăm súng các loại, xóa bỏ chính quyền địch, lập chính quyền CM. 1.9 Trà Bổng được giải phóng (trừ huyện lị). Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển sang các huyện Sơn Hà, Minh Long và gần hết huyện Ba Tơ. KNTB đã thể nghiệm thành công phương châm kết hợp đấu tranh chính trị với dấu tranh vũ trang, góp phần vào cao trào đồng khởi (1959-60) của nhân dân miền Nam VN.

        KHỞI NGHĨA TRẤN NGỖI, TRẦN QUÝ KHOÁNG (1407-13), khởi nghĩa của một bộ phận quý tộc và nhân dân Đại Việt (VN). do Trần Ngỗi và Tràn Quý Khoáng (con cháu vua Trần Nghệ Tông) lãnh đạo chống ách đố hộ nhà Minh (TQ), giành độc lập, khôi phục vương triều Trần. Khoảng 10.1407 Trần Ngỗi được nghĩa quân Trần Thiện Cơ ở Thiên Trường (Nam Định) tôn làm minh chủ, tự xưng là Giản Định hoàng đế (mở đầu thời kì Hậu Trần), tập hợp những quý tộc yêu nước và nhân dân một số địa phương tổ chức chống quân Minh, được sự tham gia của nhiều quan lại và nghĩa quân của các thủ lĩnh cũ của nhà Hồ. Thế lực nghĩa quân phát triển nhanh chóng, đến 11.1408 đã giải phóng khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào và thu được thắng lợi lớn khi tiến công ra Bắc, trong đó có trận Bô Cô (30.12.1408), buộc vua Minh phải nhiều lần cử Mộc Thạnh, Trương Phụ đem viện binh sang đối phó. Do nội bộ bất hòa. đặc biệt sau khi Trần Ngỗi sát hại hai tướng giỏi là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân (3.1409), lực lượng nghĩa quân suy yếu, một bộ phận bỏ vào Nghệ An suy tôn Trần Quý Khoáng lên ngôi vua (2.4.1409). Sau đó Trần Quý Khoáng thống nhất với lực lượng Trần Ngồi tiếp tục dẩy mạnh khởi nghĩa, mở rộng hoạt động ra nhiều vùng, có lúc tới thành Đông Quan (nay là Hà Nội), khiến nhà Minh phải tiếp tục tăng thêm viện binh chống đỡ. Do không liên kết được các phong trào yêu nước khác, cuộc khởi nghĩa bị quân Minh đánh bại khoảng cuối 1413, kết thúc thời kì Hậu Trán.

        KHỎI NGHĨA TRẦN THẮNG - NGÔ QUẢNG (209tcn), khởi nghĩa nông dân quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử TQ cuối triều Tần. Năm 209tcn, Trần Thắng - Ngô Quảng dẫn 900 lính thú nổi dậy ở làng Đại Trạch, Huyện Kì (nay thuộc An Huy), chống chính sách bạo ngược, hình phạt hà khắc của vương triều Tần. Quân khởi nghĩa nhanh chóng phát triển tới hàng vạn người, lập chính quyền “Trương Sở” ở Huyện Trấn (nay thuộc Hà Nam) thu hút được các nho sĩ, quan lại và quý tộc sáu nước (Sờ, Yên, Hàn. Triệu, Ngụy, Tề). Trong quá trình khởi nghĩa, do mâu thuẫn nội bộ các cánh quân không phối hợp được với nhau, quý tộc sáu nước lại giữ quân cát cứ hòng mưu lợi riêng nên quân khởi nghĩa bị quân Tần đánh bại. Ngô Quảng, Trần Thắng lần lượt bị giết. Cuộc khởi nghĩa không thành còng, nhưng đã giáng một đòn mạnh vào nền thống trị Tần, tạo điều kiện cho Hạng Vũ - Lưu Bang diệt Tần sau này.

        KHỞI NGHĨA TRƯƠNG ĐỊNH (1861-64), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Nam Kì do Trương Định lãnh đạo. Sau khi Chí Hoà thất thủ (x. trận Chí Hoà, 24-25.2.1861), Trương Định tập hợp nghĩa binh về Gò Công (Tiền Giang), liên hệ với nhiều sĩ phu yêu nước, mộ thêm nghĩa binh, lập căn cứ kháng Pháp. Lực lượng nghĩa quân lên tới 6.000 người, hoạt động rộng khắp từ Gò Công, Mĩ Tho, Tân An. Chợ Lớn, Gia Định, lên tới biên giới VN - Campuchia. Bằng tác chiến phục kích là chính, nghĩa quân tiến hành nhiều trận chiến đấu, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, tiêu biểu là trận Cần Giuộc (16.12.1861), trận Rạch Tra, Thuộc Nhiêu (17- 18.12.1862). Sau hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862), triều Nguyễn ra lệnh bãi binh. Trương Định chống lệnh, bị cách chức, được nhân dân và nghĩa sĩ tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái” tiếp tục chỉ huy đánh Pháp. Không dụ hàng được Trương Định, 25.2.1863 Pháp phải điều hàng nghìn quân cùng tàu chiến, đại bác, mở cuộc tiến công lớn vào căn cứ Tân Hoà (Gò Công). Sau 3 ngày chiến đấu, nghĩa quân bị tổn thất, phải lui về ven biển, vàm sông Soài Rạp, lập căn cứ mới. 20.8.1864 quân Pháp được chi điểm, bất ngờ đánh vào căn cứ nghĩa quân ở Kiểng Phước. Trương Định hi sinh. Nghĩa quân phải chia thành nhiều bộ phận, trong đó Trương Quyền (con Trương Định) chỉ huy một bộ phận lên Tây Ninh liên kết với nghĩa quân Pucom Bô (Campuchia) chiến đấu tới 1867. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, trung tâm của phong trào kháng chiến chống Pháp thời Nguyễn (1858-84), thể hiện ý chí chống xâm lược của nhân dân VN, bất chấp sự thỏa hiệp của triều Nguyễn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:51:27 pm »


        KHỞI NGHĨA TỪNG PHẨN, khởi nghĩa diễn ra ở từng địa phương, từng vùng, giành chính quyền ở cơ sở. Ở VN trước CM tháng Tám 1945. KNTP kết hợp với chiến tranh du kích đã phát triển thành tổng khởi nghĩa. Trong KCCM ở miền Nam VN, KNTP được thực hiện bằng hình thức kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công QS để giành quyền làm chủ của nhân dân ở từng địa phương. Khi KNTP diễn ra cùng một lúc trên nhiều địa phương (xã. huyện, tỉnh) được gọi là phong trào đồng khởi.

        KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN CUỐI ĐỜI TÙY (611-24), khởi nghĩa và chiến tranh nông dân quy mô lớn ở TQ, lật đổ nền thống trị của vương triều Tùy (581- 618). Dưới triều Tùy, nhân dân bị bóc lột và lao dịch nặng nề, chiến tranh liên miên. Năm 611 khởi nghĩa bùng nổ khi vua Tùy Dạng Đế ra lệnh bắt lính, chuẩn bị đi đánh Cao Li (Triều Tiên ngày nay). Bắt đầu từ Trường Bạch Sơn (nam Trần Bình, Sơn Đỏng) sau lan rộng khắp nước có tới 120 đội quân khởi nghĩa, mỗi đội quân phát triển tới hàng vạn người. Sau năm 616 lực lượng khởi nghĩa hình thành ba cánh quân: quân Ngõa Cương (ở Hà Nam), quân Đậu Kiến Đức (ở Hà Bắc) và quân Đỗ Phục Uy (ở Giang Hoài). Quân khởi nghĩa đánh nhiều trận lớn. diệt nhiều đạo quân Tùy tinh nhuệ, chiếm nhiều kho tàng, làm cho triều Tùy kiệt quệ, các quan lại, địa chủ thừa cơ nổi dậy cát cứ. Năm 617 địa chủ Lí Uyên chiếm Trường An; tháng 3.618 tướng Tùy là Vũ Văn Hóa Cập làm binh biến, giết chết Tùy Dạng Đế. Tháng 5.618 Lí Uyên xưng đế, lập nên nhà Đường: đến 624 dẹp yên các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân kết thúc. KNVCTNDCĐT đã đánh đổ nền thống trị của triều Tùy, nhưng thời kì sau do mơ hồ về phương hướng đấu tranh, trong chỉ đạo chiến lược và tác chiến có nhiều sai lầm. lại thêm nội bộ mất đoàn kết nên bị đàn áp và thất bại.

        KHỞI NGHĨA VỎ DUY DƯƠNG (1865-66), khởi nghĩa của nhân dân Nam Kì (VN) do Võ Duy Dương (tức Thiên Hộ Dương) lãnh đạo, chống Pháp xâm lược, chống lệnh bãi binh của triều đình Huế. Kế tiếp cuộc khởi nghĩa Trương Định (1861-64), đầu 1865 Võ Duy Dương tập hợp nghĩa binh về Đồng Tháp Mười lập căn cứ kháng Pháp. Bằng cách đánh du kích (phục kích, dùng ong vò vẽ, chóng, bẫy, kết bè tre trên sông rạch chặn tàu, thuyền) nghĩa quân làm thất bại nhiều đợt tiến công của quân Pháp vào căn cứ, đồng thời dùng mĩ nhân kế trá hàng, diệt nhiều đồn binh Pháp. Võ Duy Dương còn phối hợp với nghĩa quân Achơ Xoa (Campuchia) đánh Pháp ở Táy Ninh, mờ rộng địa bàn hoạt động khắp Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (Kiên Giang). 7.1865 nghĩa quân tiến công các đồn Mĩ Trà, Cái Bè, Mĩ Quý, đến 3.1866 đánh chiếm Cái Nứa. chọc thủng phòng tuyến của Pháp. Sau khi dụ bắt Võ Duy Dương không được, 4.1866 quân Pháp mở cuộc đánh lớn vào căn cứ Đồng Tháp Mười. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, hai bên đều bị tổn thất, nghĩa quân phải rút sang Cao Lãnh (Đổng Tháp) và ngừng hoạt động sau khi Võ Duy Dương chết (10.1866). KNVDD để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng căn cứ và cách đánh du kích sau này.

        KHỞI NGHĨA VŨ TRANG, khởi nghĩa chủ yếu bằng bạo lực vũ trang. KNVT diễn ra trong trường hợp các giai cấp phản động dùng bạo lực vũ trang để đàn áp quần chúng khởi nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (7.11.1917) là KNVT lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết toàn Nga. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở VN là cuộc khởi nghĩa toàn dân, dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với LLVTND lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước VN DCCH.

        KHỞI NGHĨA VŨ XƯƠNG (10.1911). khởi nghĩa của Tân quân. Văn học xã và Công tiến hội (chi nhánh của TQ đồng minh hội) chống lại chính quyền phong kiến nhà Thanh, mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911-13). Năm 1911 nhân dân các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên nổi dậy phản đối triều đình nhà Thanh mượn cớ quốc hữu hóa những đoạn đường sắt Xuyên Hán, Việt Hán, nhượng quyền xây dựng đường sắt cho Anh, Pháp, Đức, Mĩ để vay nợ. Lợi dụng cơ hội nhà Thanh điều động QĐ từ Vũ Xương đến đàn áp phong trào ở Tứ Xuyên, 10.10 những binh lính được TQ đồng minh hội giác ngộ CM ở Vũ Xương đã nổi dậy chiếm kho vũ khí và dinh tổng đốc. 11.10 quân CM làm chủ Vũ Xương, hai ngày sau chiếm được Hán Khẩu, Hán Dương... Thắng lợi của KNVX đã đưa đến việc thành lập chính phủ cộng hòa ở Vũ Xương, thúc đẩy phong trào CM bùng nổ ở các tình khác (14/22 tỉnh) hợp thành cao trào CM dân chủ tư sản rộng lớn ở TQ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:52:30 pm »


        KHỞI NGHĨA VỤ GẶT MÙA THU (9.1927), khởi nghĩa của công nhân, nông dân các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây (TQ) dưới sự lãnh đạo của ĐCS TQ chống lại tập đoàn Tưởng Giới Thạch, nổ ra ở vùng giáp giới Hồ Nam - Giang Tây. Do hàng ngũ nghĩa quân không thuần nhất, lại có nội phản, không có sự phối hợp với các địa phương khác nên khởi nghĩa bị đàn áp, thiệt hại nặng. Số còn lại rút về Tỉnh Cương Sơn. hợp nhất với quân khởi nghĩa Nam Xương (x. khởi nghĩa Nam Xương, 1.8.1927-4.1928), xây dựng căn cứ địa CM đầu tiên của ĐCS TQ (10.1927).

        KHỞI NGHĨA VƯƠNG QUỐC CHÍNH (1898), khởi nghĩa chống Pháp ở Bắc Kì do nhà sư Vương Quốc Chính lãnh đạo. Dưới hình thức thành lập hội “Thương Chí”, chủ trương đoàn kết lương giáo, Vương Quốc Chính đã tập hợp được đông đảo các văn hào, thân sĩ, công nhân, nông dân tham gia, có cơ sở ở Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương. Bắc Ninh, Hà Nam và một số tỉnh trung du Bắc Kì. Khởi nghĩa nổ ra đêm 5.12.1898, mục tiêu chính là đánh chiếm thành Hà Nội. Theo kế hoạch, một số nghĩa quân bí mật trà trộn vào dân. phối hợp với công nhân nhà máy điện Hà Nội phá hủy nhà máy, làm hiệu lệnh tiến công cho lực lượng chính bố trí ở ngoại ô. Không thực hiện được kế hoạch, nghĩa quân phái rút lui. Ở một số nơi. do không nắm được tình hình ở Hà Nội. vẫn tiến hành khởi nghĩa theo kế hoạch nên bị thực dân Pháp đàn áp và dập tắt nhanh chóng.

        KHỞI NGHĨA XPACTACUT (73-71 tcn), khởi nghĩa của nô lệ thời cổ đại La Mã do Xpactacut lãnh đạo, chống lại giai cấp chủ nô. Năm 73tcn cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Capu (nam Italia), sau lan rộng ra cả nước. Quân khởi nghĩa phát triển tới hơn 100.000 người. Năm 72tcn sau khi đã đánh thắng quân La Mã nhiều trận, Xpactacut đưa quân lên phía bắc, gần đến núi Anpơ, lại quyết định đưa quân xuống phía nam, định vượt biển sang đảo Xixin. Do thuyền bè bị bão quét sạch. Xpactacut dẫn quân vượt vòng vây tiến về quân cảng Bơrundisium ở đông nam Italia. Tại đây, trong hàng ngũ nghĩa quân nảy sinh mâu thuẫn trầm trọng. Năm 71 tcn trong trận kịch chiến với quân quý tộc La Mã, Xpactacut hi sinh: hơn 6.000 quân khởi nghĩa bị bắt làm tù binh và bị tàn sát dã man. Cuộc khởi nghĩa còn kéo dài tới năm 63tcn mới bị dập tắt hẳn. KNX thất bại. nhưng đã nêu một tấm gương đấu tranh chòng áp bức thời cổ đại.

        KHỞI NGHĨA YÊN BÁI (9-18.2.1930), khởi nghĩa chống Pháp ở Bắc Kì do VN Quốc dân đảng tiến hành. Bị quân Pháp khủng bố. VN Quốc dân đảng quyết định bạo động. Theo kế hoạch, lực lượng khởi nghĩa và bộ phận đảng viên Quốc dân đảng là binh lính người Việt trong QĐ Pháp làm nòng cốt sẽ đồng loạt nổi dậy ở nhiều tỉnh Bắc Kì, dự định bắt đầu 10.2.1930, sau hoãn đến 15.2. Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều khó khăn, việc chỉ đạo thiếu thống nhất, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra rời rạc giữa các địa phương và không theo đúng kế hoạch. Đêm 9 rạng 10.2, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái. Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Sơn Tây, trong đó Yên Bái là nơi có tiếng vang nhất. Nghĩa quân chiếm được một số vị trí ở thị xã Yên Bái, phủ Lâm Thao, treo cờ và phát truyền đơn hô hào quần chúng nổi dậy nhưng bị quân Pháp phân công và dập tắt trong 10.2. Tại Hà Nội, chiều 10.2 quân khởi nghĩa đánh mìn vào sở mật thám, sờ sen đầm, bốt cảnh sát nhằm kiềm chế quân Pháp, phối hợp với Yên Bái, song ít kết quả. Từ 15 đến 18.2, ở Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình. Phả Lại, Bắc Giang, nghĩa quân tiến công các phủ, huyện, gây cho quân Pháp một số thiệt hại, nhưng cũng bị đàn áp đẫm máu. Do điều kiện chưa chín muồi, thiếu cơ sở vững chắc trong nhân dân nên khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại. Hàng ngàn chiến sĩ cùng những người lãnh đạo chủ chốt như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Đoàn Trần Nghiệp bị bắt, bị giết. Sau KNYB, tuy VN Quốc dân dàng tan rã, nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước, ý chí chống Pháp của nhân dân VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:53:06 pm »


        KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913), khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh ở Bắc Kì chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Giai đoạn 1884-92: nghĩa quân gồm nhiều nhóm hoạt động nhỏ, lẻ. dưới sự lãnh đạo của các thù lĩnh nông dân địa phương như Đề Nắm, Bá Phức, Đề Công. Thống Luận, Tuần Văn... trong đó nổi bật vai trò của Đề Nắm. Dựa vào căn cứ ở rừng núi Yên Thế, được nhân dân che chở, bằng tác chiến du kích, nghĩa quân đánh bại nhiều đợt càn quét của Pháp, đồng thời tổ chức các trận phục kích, tập kích đồn binh lẻ, đánh giao thông, gây cho địch nhiều thiệt hại. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng trên các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Thái Nguyên và một phần Lạng Sơn. Cuối 1890 đầu 1891 Pháp bốn lần đem quân đánh vào Yên Thế, đều thất bại (x. trận Hố Chuối, 9.12.1890-10.1.1891). Năm 1892 do lực lượng phân tán. thiếu sự chỉ đạo thống nhất, các nhóm nghĩa quân có nguy cơ tan rã trước cuộc tiến công lớn và thủ đoạn chia rẽ của quân Pháp, đặc biệt sau khi Đề Nắm bị ám hại (4.1892), một số thủ lĩnh đầu hàng (Bá Phức, Đề Tuân. Đề Kiều, Đề Sát. Tổng Chế...). Giai đoạn 1893-1913: với vai trò lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), các lực lượng nghĩa quân dược hợp nhất và phát triển. Pháp dùng tổng đốc Bắc Ninh là Lê Hoan và Bá Phức nhiều lần dụ hàng và mưu hại Đề Thám, nhưng không thành, bị Đề Thám tương kế tựu kế đánh trả (x. trận Hố Chuối, 19.5.1894). Tháng 9.1894 Pháp buộc phải giảng hòa, giao bốn tổng Yên Lễ, Hữu Thượng, Mục Sơn. Nhã Nam cho nghĩa quân để chuộc lại hai con tin người Pháp. Từ 1.1895 đến 10.1897 quân Pháp lại mở các cuộc tiến công nhưng không có kết quả buộc phải giảng hòa lần hai (1897- 1908). Trong thời gian này, căn cứ Yên Thế được củng cố, trở thành nơi gặp gỡ của nhiều nhà yêu nước có uy tín lúc đó như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... tạo điều kiện cho nghĩa quân mở rộng hoạt động xuống trung du, đồng bằng và Hà Nội (x. Hà Thành đầu độc, 27.6.1908). Tháng 1.1909 Pháp tập trung 15.000 quân, cùng quân của Lê Hoan mở cuộc tiến công lớn, khủng bố nhân dân, cô lập nghĩa quân. Nhiều trận đánh diễn ra ở Chợ Gò, Bố Hạ, đặc biệt là trận Núi Súng (5.10.1909), gây thiệt hại lớn cho quân Pháp, nhưng do lực lượng chênh lệch, nghĩa quân cũng tổn thất nặng, nhiều thù lĩnh hi sinh hoặc bị bắt như Cả Trọng, Cả Huỳnh. Đặng Thị Nho... Tuy vậy, Đề Thám vẫn cùng một số ít nghĩa quân còn lại tiếp tục chiến đấu cho tới khi bị ám hại (10.2.1913). Một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, bền bỉ nhất trong phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân VN cuối tk 19, đầu tk 20. Cg khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám.

        KHƠME ĐỎ, tổ chức đảng và các đơn vị vũ trang phản CM tiếm quyền trong Đảng nhân dân Campuchia. Từ đại hội Đảng nhân dân Campuchia (1963), nhóm theo chủ nghĩa cực đoan năm được các chức vụ chủ chốt (Pôn Pốt là tổng bí thư, Nuôn Chia. Iêng Xari là ủy viên thường vụ...). Sau khi giành được chính quyền (1975) KĐ thi hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia; gây xung đột biên giới với Thái Lan và gây chiến chống VN. '21.1 và 3.2.1978, Ban bí thư trung ương Đảng của KĐ họp phiên bất thường và quyết định đánh VN trên tất cả các phương diện; vế QS, huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn áp sát biên giới VN. 22.12.1978, ba sư đoàn (340. 730 và 221) vượt biên đánh chiếm vùng Bến Sỏi, Bến Cầu để làm bàn đạp tiến công tx Tây Ninh, nhưng bị QĐND VN tiêu diệt một bộ phận quan trọng. 7.1.1979 QĐND Campuchia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN đã đánh tan đại bộ phận lực lượng KĐ và xóa bỏ chính quyền các cấp của chúng từ trung ương đến cơ sở. Những người cầm đầu KĐ tụ tập tàn quân, lập căn cứ ở vùng biên giới Tây Bắc tiếp tục chống phá CM. Nhưng bị cô lập và liên tục thất bại, KĐ ngày một suy yếu, nhiều đơn vị li khai, rã ngũ, nhiều lãnh đạo cao cấp ra hàng Chính phủ Hoàng gia Campuchia. 8.8.1996 Iêng Xari cùng một số sư đoàn đã li khai KĐ ra hàng. 1998 Khiêu Xămphon và Nuôn Chia cùng 4 sư đoàn ra hàng, nội bộ KĐ lục đục, giết hại lẫn nhau (thủ tiêu Sonsen, bắt Pôn Pốt...). Sau khi Pôn Pốt chết, tàn quân KĐ liên tục bị tiêu diệt và ra hàng. 6.3.1999 Tà Mốc bị bắt. KĐ tan rã hoàn toàn.

        KHƠRUSÔP (1894- 1971), bí thư thứ nhất ủy ban trung ương ĐCS LX (1953-64), chủ tịch HĐBT LX (1958-64). Sinh tại Cuôcxcơ; trung tướng (1943); đv ĐCS LX (1918). Năm 1931 làm công tác đảng ở Maxcơva. 1935 bí thư thứ nhất tỉnh ủy và Thành ủy Maxcơva. 1938-47 bí thư thứ nhất ủy ban trung ương ĐCS Ucraina, chủ tịch Hội đồng dân ủy Ucraina (1944-47). Trong chiến tranh giữ nước (1941-45), ủy viên Hội đồng QS Phương diện quân Tây Nam, Xtalingrat, Đông Nam... 1949-53 bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX và bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Maxcơva. Người phát động phong trào chống tệ sùng bái cá nhân Xtalin tại đại hội XX ĐCS LX và để ra cương lĩnh xây dựng CNCS ở LX tại đại hội XXII. Do có nhiều sai lầm trong chính sách đối nội và đối ngoại, hội nghị ủy ban trung ương ĐCS LX. (14.10.1964) đã cách chức bí thư thứ nhất ủy ban trung ương và ủy viên BCT ĐCS LX của K.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:54:15 pm »


        KHU. đơn vị hành chính - QS, thường gồm một số tỉnh, thành phố tiếp giáp nhau thuận lợi cho chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và xây dựng LLVT trong thời kì đầu KCCP (cuối 1946). Cả nước có 14 K: Bắc Bộ 7 K (1, 2, 3, 10, 11, 12, 14), Trung Bộ 4 K (4, 5, 6, 15), Nam Bộ 3 K (7, 8, 9). Mỗi K có ủy ban kháng chiến phụ trách hành chính, bộ chỉ huy K phụ trách QS. Từ 25.1.1948 theo sắc lệnh 120-SL của chủ tịch nước VN DCCH, nhiều K được hợp nhất thành liên khu.

        KHU 7, khu miền Đống Nam Bộ trong KCCP. trực thuộc BTL Nam Bộ (Ban chỉ huy QS Nam Bộ. trước 10.1948). Thành lập 10.12.1945, gồm các tỉnh: Thủ Dầu Một, Biên Hoà. Bà Rịa. Chợ Lớn, Tây Ninh, Gia Định và tp Sài Gòn -  Chợ Lớn. Đông bắc giáp các tỉnh Nam Trung Bộ. bắc và tây bắc giáp Campuchia, tây nam giáp các tinh Khu 8, nam giáp biển. Có Chiến khu Đ, Chiến khu Rừng Sác. Từ 1.1948 các tỉnh Tây Ninh. Gia Định. Chợ Lớn và tp Sài Gòn tách khỏi K7 để thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn (tư lệnh Tô Kí, chính ủy Phan Trọng Tuệ): đến 5.1950 sáp nhập trở lại K7 (tư lệnh kiêm chính ủy Trấn Văn Trà), Sài Gòn và các huyện Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Chánh tách ra thành lập Đặc khu Sài Gòn (tư lệnh Nguyễn Văn Thi, chính ủy Nguyễn Văn Linh). Lực lượng chủ lực: từ 18 chi đội (1946 có 7 chi đội Bình Xuyên) tổ chức thành 10 trung đoàn và 1 tiểu đoàn cơ động (3.1948); đến 4.1949 tổ chức lại thành 4 trung đoàn chủ lực thuộc khu. 5.1951 giải thể, thành lập Phân liên khu Miền Đông, Đặc khu Sài Gòn. Khu trưởng, chính trị ủy viên đầu tiên: Nguyễn Bình, Trần Xuân Đô.

        KHU 8, khu miền Trung Nam Bộ trong KCCP, trực thuộc BTL Nam Bộ (Ban chỉ huy QS Nam Bộ, trước 10.1948). Thành lập 10.12.1945, gồm các tỉnh: Bến Tre, Gò Công, Tân An. Mĩ Tho, Sa Đéc, đến 10.1946 thêm Vĩnh Long và Trà Vinh; phía đông bắc giáp các tỉnh Khu 7, bắc và tây bắc giáp Campuchia, tây nam giáp các tỉnh Khu 9, đông và đông nam giáp biển. Có căn cứ địa Đồng Tháp Mười nổi tiếng. Lực lượng chủ lực K8 gồm 5 chi đội (1946), được tổ chức lại thành 6 trung đoàn (1947); đến 1948 xây dựng thành 1 tiểu đoàn chủ lực cơ động (x. Tiểu đoàn 307) và 2 liên trung đoàn (thực chất, các đại đội của liên trung đoàn phân tán về địa phương để tác chiến du kích). K8 (cùng Khu 7, Khu 9) giải thể 5.1951 để thành lập Phân liên khu Miền Đông và Phân liên khu Miền Tây. Khu bộ trưởng và chính trị bộ chủ nhiệm đầu tiên: Đào Văn Trường, Võ Sĩ.

        KHU 9, khu miền Tây Nam Bộ trong KCCP; trực thuộc BTL Nam Bộ (Ban chỉ huy QS Nam Bộ, trước 10.1948). Thành lập 10.12.1945, gồm các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Bạc Liêu, Rạch Giá, Vĩnh Long và Trà Vinh. Bắc và đông bắc giáp các tỉnh Khu 8; tây bắc giáp Campuchia; nam, đông nam và tây giáp biển. Lực lượng chủ lực K9 gồm 5 chi đội (1946), tổ chức thành 7 tiểu đoàn chiến đấu (lấy phiên hiệu cấp trung đoàn), đến 1949 xây dựng thành 1 tiểu đoàn chủ lực cơ động và 2 liên trung đoàn (thực chất, các đại đội của liên trung đoàn phân tán về địa phương để tác chiến du kích). Giải thể 5.1951 để thành lập Phân liên khu Miền Tây. Khu trường, chính trị ủy viên đầu tiên: Hoàng Đình Giong (Vũ Đức), Phan Trọng Tuệ.

        KHU CHỜ CỦA XE TĂNG, khu vực địa hình các phân đội (binh đội) xe tăng chiếm lĩnh trước khi chiếm lĩnh trận địa (khu vực) phòng ngự hoặc tuyến triển khai tiến công; khi đang cơ động phải dừng lại để chuyển sang làm nhiệm vụ khác; trước (sau) khi lên (xuống) phương tiện vận chuyển hành quân (tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, xe chở tăng); trước (sau) khi bơi (lội) qua sông, vượt đèo, dốc cao. KCCXT phải kín đáo, tiện bố trí và cơ động, có công sự (khi cần thiết), và có kế hoạch chiến đấu phòng vệ.

        KHU DINH ĐIỂN, khu định cư do chính quyền Ngô Đình Diệm lập ra (1957) dành cho một bộ phận dân cư dân tộc thiểu số Tây Nguyên và phần lớn dân di cư (1954) từ miền Bắc vào miền Nam VN. Được xây dựng ở những khu vực biên giới xung yếu và vùng đệm giữa miền núi và đồng bằng theo kế hoạch của chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm tạo thành tuyến ngăn chặn lực lượng CM xâm nhập đồng bằng và đô thị; bố trí và phát triển những lực lượng của chính quyền Sài Gòn; tổ chức các hoạt động tình báo, thu thập tin tức; xây dựng thành những địa bàn xuất phát của những cuộc hành quân tảo thanh ở miền núi. Mặc dù chính quyền Ngỏ Đình Diệm đã cố gắng về nhiều mặt, nhưng đến 1959 chỉ xây dựng được 84 KDĐ với 120 nghìn dân và kế hoạch bị bỏ dở.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:55:09 pm »


        KHU DU KÍCH, khu vực dân cư trong vùng địch tạm chiếm. ở đó có chiến tranh du kích của lực lượng kháng chiến và thường xuyên diễn ra tranh chấp giằng co với đối phương để giành quyền làm chủ. Ở VN trong KCCP và KCCM, KDK có đặc điểm: chính quyền CM chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng hoạt động bí mật hoặc nửa công khai, các LLVT CM chưa đủ mạnh; chính quyền của đối phương còn tồn tại nhưng không có khả năng kiểm soát, khống chế nhân dân và lực lượng kháng chiến; các đơn vị nhỏ của đối phương không dám tự do đi lại, các tổ chức phản CM và gián điệp hoạt động nửa công khai; nhân dân được CM bảo vệ nhưng chưa thoát khỏi sự uy hiếp của đối phương, vừa lo giúp đỡ CM vừa phải cống nạp cho đối phương. So với căn cứ du kích, KDK rộng lớn hơn về địa lí nhưng đời sống chính ưị - xã hội của nhân dân chưa an toàn, ổn định.

        KHU KĨ THUẬT, khu vực của đơn vị thường dùng để cất giữ trang bị và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm kĩ thuật. Có: KKT cố định (ở vị trí đóng quân cố định) và KKT tạm thời (ở nơi tác chiến, diễn tập hoặc dã ngoại). KKT cố định gồm: khu cất giữ trang bị (súng, pháo, máy bay, tên lửa, xe..v), khu bào dưỡng và sửa chữa trang bị, khu bổ trợ - phục vụ (kiểm tra kĩ thuật, rửa - làm sạch, cấp phát vật tư, cấp phát nhiên liệu...). KKT cố định thường nằm trong doanh trại đơn vị, ở nơi địa hình tương đối bằng phẳng, đường sá thuận lợi, đảm bảo nguồn điện, nước, có các công trình lâu bền. KKT tạm thời tùy theo nhiệm vụ, địa hình, địa vật, có thể bố trí phân tán hay tập trung, không chia riêng biệt từng khu vực như KKT cố định, thường dùng các phương tiện cơ động (xe sửa chữa, xe bảo dưỡng, máy phát điện di động...) và các kết cấu tạm. dã chiến (tảng, lều, bạt...). Trong KKT có các nội quy, quy định chặt chẽ về kĩ thuật, quản lí, bí mật và an toàn (phòng gian, phòng hỏa...); phương án phòng thủ; thực hiện chế độ trực ban, canh gác và bảo vệ.

        KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG, vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh theo quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31.3.2000 của thủ tướng chính phủ; do QĐ đảm nhiệm, lấy đơn vị kinh tế- quốc phòng làm nòng cốt. KKT-QP có nhiệm vụ: xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; khai thác tối đa tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất, từng bước chuyển sang kinh tế hàng hóa với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; bố trí lại dân cư trên địa bàn theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng bền vững, hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc, nhầm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh, hình thành các cụm làng xã biên giới tạo nên vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc. Đến 2003 đã hình thành các KKT-QP: Bắc Hải Sơn. Bình Liêu - Quảng Hà - Móng Cái (Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bảo Lạc (Cao Bằng), Vị Xuyên, Xín Mần (Hà Giang), Bát Xát (Lào Cai), Mường Chà (Lai Châu), Kì Sơn (Nghệ An), Khe Sanh (Quảng Trị), A So - A Lưới (Thừa Thiên), Sa Thầy (Kon Tum), nam Đắc Lắc - Bình Phước, Bù Gia Phúc (Long An), Tần Hồng (Đồng Tháp).

        KHU NEO ĐẬU TÀU, vùng nước có những điều kiện thích hợp về chất đáy, độ sâu, cường độ sóng gió và có thể có thiết bị để neo, buộc tàu khi sơ tán chiến thuật, tránh gió bão, tạm dừng để sửa chữa, bảo quản trang bị vũ khí... KNĐT thường được chọn ở trong vũng, vịnh nhỏ và có ghi trên hải đồ.

        KHU PHI QUÂN SỰ, vùng lãnh thổ không bố trí LLVT, không có các căn cứ QS, công trình quốc phòng, phương tiện và hoạt động QS, do điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận của các bên tham chiến quy định. Có KPQS toàn phần và KPQS từng phần. KPQS toàn phần được áp dụng ở những vùng mang tính quốc tế hóa (vùng Nam Cực, các thiên thể...) hoặc được thiết lập ở hai bên giới tuyến quân sự để loại bỏ xung đợt có thể gây ra chiến sự. KPQS từng phần là vùng thường thực hiện những cam kết quốc tế về việc cấm sử dụng những vũ khí, phương tiện QS nào đó (khu vực không có vũ khí hạt nhân, khu vực cấm bay...). Ở VN sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, KPQS toàn phần được lập ở hai bên giới tuyến QS tạm thời (dải địa hình gần trùng với vĩ tuyến 17, từ Cửa Tùng dọc theo sóng Bến Hải, mỗi bên rộng 5km đo từ mép nước trở vào, phía đông đến hết hải phận VN, phía tây tới biên giới Việt - Lào) làm khu đệm để tách lực lượng QĐ của hai bên tham chiến (QĐND VN tập kết ở phía Bắc, QĐ Liên hiệp Pháp tập kết ở phía Nam), tất cả lực lượng, vật liệu và dụng cụ QS đều phải rút khỏi KPQS, không một ai được vào KPQS nếu không được phép của Ban liên hợp quân sự hai bên.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM